VAI TRÒ CỦA BẢO TÀNG
TRONG VIỆC ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY MÔN LỊCH SỬ
TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG HIỆN NAY
Nguyễn Thị Bích Thúy
TĨM TẮT
Thực trạng học sinh khơng hứng thú khi học môn Lịch sử trong nhà trường phổ
thông đã phản ánh phần nào sự bất ổn trong dạy và học mơn học quan trọng này.
Có rất nhiều ngun nhân được đưa ra như chương trình sách giáo khoa nặng, tâm
lý chọn ngành nghề của cha mẹ và học sinh, phương pháp giảng dạy khơ khan…
Do đó, chúng ta cần những giải pháp khắc phục tình trạng này. Qua bài viết, tác
giả muốn trình bày về việc tổ chức các buổi học thực tế tại bảo tàng như một giải
pháp đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm tạo hứng thú cho người học.
Từ khóa: bảo tàng, lịch sử, phương pháp giảng dạy, phổ thông
1. Thực trạng dạy và học môn Lịch sử trong nhà trường phổ thông hiện nay
Trong những năm gần đây, có một thực tế là điểm thi tốt nghiệp phổ thông và thi đại học
môn Lịch sử rất thấp; rất ít học sinh phổ thơng đăng ký thi tốt nghiệp môn Lịch sử. Ðiều này
đã làm dư luận ngày càng quan tâm việc dạy và học môn Lịch sử ở các trường phổ thông.
Qua theo dõi các phương tiện truyền thông đại chúng, người viết xin trích ra một số thơng
tin về thực trạng dạy và học môn Lịch sử trong nhà trường phổ thông thời gian qua. Cụ thể,
theo một khảo sát nhỏ với một nhóm 210 học sinh ở Hà Nội do các giảng viên trường Đại
học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội thực hiện, hầu hết học sinh không hứng thú với
mơn sử, trong đó hơn 1/3 trả lời là khơng thích . Thậm chí, tại Trường THPT Lương Thế
Vinh (Hà Nội), tỉ lệ học sinh chọn môn Lịch sử làm môn thi tốt nghiệp THPT là 0%. Đây là
trường đầu tiên của Hà Nội công bố tỉ lệ học sinh tự chọn môn thi tốt nghiệp, không lâu sau
ThS., Học viện Chính trị khu vực IV, Cần Thơ.
/>
khi Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) chốt phương án thi tốt nghiệp với hai môn bắt buộc và
hai môn tự chọn. Lý giải nguyên nhân, nhà giáo Văn Như Cương cho hay: “ Môn lịch sử là
môn tự luận, việc học thi môn này so với các môn trắc nghiệm khác rõ ràng mất nhiều
thời gian ôn thi hơn. Đây cũng là một trong những lý do khiến học sinh không mặn mà
với việc lựa chọn thi môn học này".
Theo đánh giá của PGS-TS Đỗ Ngọc Thống - Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học, Bộ GDĐT, tỉ lệ thi tốt nghiệp mơn Lịch sử sẽ có nhiều khả năng thấp nhất trong số các môn thi: "Xu
hướng của thi đại học là ngày càng tăng tỉ lệ thi môn khoa học tự nhiên và giảm các môn
khoa học xã hội. Học sinh thi ĐH, CĐ khối C trong những năm gần đây giảm rất nhiều,
thay vào đó là các khối tự nhiên như A, B, D... Đây không chỉ là xu hướng của học sinh
Việt Nam, tôi đã đi thực tế tại nhiều quốc gia phát triển và thấy rằng đây cũng là xu
hướng chung của học sinh thế giới" - ơng Đỗ Ngọc Thống nói.
Cịn theo GS Nguyễn Minh Thuyết - nguyên Phó Chủ nhiệm UB Văn hóa, giáo dục, thanh
niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội, đừng vội "quy kết" rằng học sinh không quan tâm
đến lịch sử nước nhà, không xem việc học môn Lịch sử là trách nhiệm đối với môn học có
tính căn bản. Ơng chia sẻ: "Nhiều học sinh khơng lựa chọn thi mơn lịch sử khơng hẳn vì
ghét, các em có tính tốn nhất định và điều đó là hồn tồn bình thường. Các mơn tự
nhiên dễ kiểm sốt, tính định lượng cao, trong khi với các mơn xã hội, kết quả thi dễ phụ
thuộc vào chủ quan, hay đúng hơn là "gu" của người chấm. Nếu thi lịch sử theo kiểu trắc
nghiệm, có lẽ tỉ lệ thi không đến nỗi "bi đát" như thế". Tuy nhiên, ông Thuyết cho rằng quả
tình nhiều học sinh cũng khơng hứng thú với mơn lịch sử vì nội dung học thể hiện trong sách
giáo khoa (SGK) quá khô khan và phương thức dạy học chưa sống động.
Tại sao học sinh lại "lạnh nhạt" với môn Sử, trong khi đây là một trong những môn khoa
học xã hội căn bản của chương trình giáo dục phổ thơng? Có rất nhiều ngun nhân được đặt
ra như:
Xu hướng tâm lý cha mẹ và học sinh: Nhiều bậc cha mẹ chỉ chăm chăm hướng con mình
vào Đại học với những nghề nào sau khi ra trường dễ kiếm tiền nhất, lương cao nhất mà
không quan tâm đến sở trường, năng lực thực sự của con. Trong lúc đó, rất nhiều học sinh
/>
hiện nay học Sử theo kiểu cực chẳng đã; miễn sao đủ điểm để qua, để lên lớp hay vượt qua
các kỳ thi mà khơng có chút hứng thú.
Thiếuphương pháp, kỹ năng: Một thực tế của việc dạy Sử là cảm xúc của người dạy khô
cứng, thiếu phương pháp kỹ năng, thậm chí thiếu cả kiến thức thực tế. Phương pháp truyền
thụ theo tinh thần đổi mới đòi hỏi giáo viên phải linh hoạt, phối hợp nhiều hình thức khác
nhau chứ không chỉ dừng lại việc thuyết giảng. Chẳng hạn, cho học sinh đóng vai, trao đổi,
tranh luận… để tự tìm ra những thơng điệp mà sự kiện muốn gửi gắm. Từ đó rút ra bài học
chứ khơng phải giáo viên làm thay, học sinh chỉ ngồi nghe rồi ghi chép lại những gì giáo viên
thể hiện. Như thế, người học khơng thể tự mình chủ động tiếp cận vấn đề được.
Kỹ năng được đề cập ở đây là kỹ năng tổ chức giờ học. Hoạt động này cần được chuẩn bị
kỹ lưỡng từ khâu thiết kế bài giảng đến xác định phương pháp, xây dựng hệ thống câu hỏi
trong thiết kế hoạt động dạy học phù hợp cho từng giai đoạn lịch sử. Khơng có mẫu số
chung cho khâu này. Việc đồng bộ hóa phương pháp dạy học hay sao chép giáo án của nhau
không chỉ khiến việc dạy học sa vào tình trạng hời hợt, khn sáo, chiếu lệ mà cịn dễ dẫn
đến sự chán ngán, khơng thích học Sử của học sinh.
Lười biếng, thụ động: Thói quen lười biếng, thụ động của người học, thậm chí của cả
người dạy, đang thực sự làm cùn mòn, thủ tiêu niềm thích thú học Sử. Phần đơng người học
ngày càng xa rời thói quen đọc sách, để cho văn hóa nghe - nhìn lấn lướt là một thực trạng
đáng báo động. Một bộ phận không nhỏ những giáo viên dạy Sử cũng ngày càng ít đọc,
khơng chịu cập nhật thơng tin, xa lạ với việc tham khảo những tư liệu liên quan, chỉ “cày
xới”, lặp lại những gì có trong sách giáo khoa.Lâu dần thành quen, dẫn đến tình trạng tiếp
thu một chiều mà khơng có thói quen phản biện khiến học sinh “ngán” học Sử.
Theo đó, quan niệm học Lịch sử phải có sự thay đổi: Học Lịch sử khơng phải là sự
học thuộc, nạp vào trí nhớ của người học theo lối thầy giảng trò nghe, chỉ học trong
sách giáo khoa mà là học sinh thông qua quá trình làm việc với các nguồn sử liệu, tự
tạo cho mình các hình ảnh lịch sử, tự hình dung về lịch sử đã diễn ra trong quá khứ. Vì
vậy, một trong những phương pháp giảng dạy Lịch sử tích cực mà nhiều nhà trường
đang thực hiện và cần được nhân rộng, đó là hình thức tổ chức các buổi học ngoại khóa
tại bảo tàng.
2. Phát huy vai trò của Bảo tàng trong việc giảng dạy và học tập môn Lịch sử trong
nhà trường phổ thông
Bảo tàng không chỉ là một địa chỉ quen thuộc với mọi lứa tuổi, mà còn là nơi hội ngộ của
đơng đảo du khách trong và ngồi nước; là người bạn đồng hành với khách tham quan trong
việc tìm hiểu lịch sử nước nhà. Nơi đây còn là một môi trường dành cho việc học tập thực tế
và hỗ trợ cho công tác giáo dục cộng đồng, đặc biệt là đối với những người làm công tác sư
phạm tại các trường phổ thơng. Tại đây, bảo tàng có các nhiệm vụ chính là: sưu tầm cũng
như bảo quản và trưng bày các hiện vật (kể cả giá trị vật thể và phi vật thể) trong nhiều lĩnh
vực nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu, giáo dục và chiêm ngưỡng. Từ đó cũng thấy được
một trong những chức năng mà Bảo tàng đảm nhiệm đó là “giáo dục”, tuy nhiên, bản thân
Bảo tàng không thể “giáo dục” hay “chấm điểm” cho người thưởng lãm mà những giá trị của
hiện vật đã tự nói lên điều đó. Vì vậy, nhìn từ hai phía Bảo tàng và nhà trường rất cần sự phối
hợp lẫn nhau nhằm phát huy những giá trị lịch sử và văn hóa của nhân loại nói chung và dân
tộc Việt Nam nói riêng. Nếu đứng ở góc độ giáo dục thì bảo tàng có một vai trị khá quan
trọng, thể hiện cụ thể như:
Thứ nhất, xuất phát từ chức năng sưu tầm, bảo quản và trưng bày các hiện vật từng tồn tại
theo dòng lịch sử thời gian, nên đây là nơi lý tưởng để thực hiện việc giảng dạy các môn
khoa học xã hội tại nhà trường phổ thông, đặc biệt là môn Sử.
Thứ hai, tham quan học tập tại bảo tàng giúp học sinh có những cái nhìn thực tế sự kiện
lịch sử qua các hiện vật trưng bày hoặc đồ phục chế về quá khứ. Từ đó, làm giàu cho các em
những biểu tượng lịch sử cụ thể và làm chỗ dựa để hình thành các kết luận khái quát. Quan
trọng hơn là việc tham quan học tập tại bảo tàng giúp liên hệ tốt kiến thức giữa lý luận và
thực tiễn, cũng như giúp nhà trường phổ thông xây dựng mối quan hệ tốt với xã hội. Như
Lênin đã từng chỉ ra rằng: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, và từ tư duy trừu
tượng đến thực tiễn – đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý”, theo đó rõ ràng
phía bảo tàng có lợi thế hơn trong việc hình thành các chân lý khoa học cho học sinh.
Thứ ba, tham quan và học tập tại bảo tàng có ý nghĩa lớn đối với việc giáo dục tư tưởng,
tình cảm và bồi dưỡng thẫm mỹ cho học sinh. Bởi vì chính ở đây học sinh được nhìn thấy tận
mắt những gì đã đi vào quá khứ; được hiểu một cách có hệ thống dựa trên bố cục trưng bày
của bảo tàng từ đó các em sẽ hiểu hơn về sự phát triển của nhân loại, của dân tộc.
Thứ tư, trong công cuộc đổi mới nền giáo dục và phương pháp dạy học ở trường phổ
thơng, thì việc học tập và tham quan tại bảo tàng là một sự đổi mới thích hợp về cả phương
pháp dạy học và hình thức tổ chức dạy học. Giúp cho người giáo viên có điều kiện “Chuyển
từ việc truyền đạt tri thức thụ động, thầy giảng, trò ghi sang hướng dẫn người học chủ động
tư duy trong quá trình tiếp cận tri thức; dạy cho người học phương pháp tự học; tự thu nhận
thơng tin một cách hệ thống và có tư duy phân tích, tổng hợp; phát triển được năng lực của
mỗi cá nhân; tăng cường tính chủ động; tính tự chủ của học sinh, sinh viên” như mục tiêu
của Chiến lược phát triển giáo dụcđã đề ra.
Chính thực tiễn hoạt động của các bảo tàng ở nước ta nói chung và các bảo tàng trên thế
giới đều khẳng định khơng có con đường nào tiếp cận với lịch sử, văn hóa, văn minh của mỗi
dân tộc nhanh hơn, đầy đủ hơn, chính xác hơn con đường bảo tàng. Bảo tàng được khẳng
định là cơ quan giáo dục, có vị trí và vai trị quan trọng trong sự nghiệp giáo dục. Có thể
thấy, bảo tàng và nhà trường có những điểm tương đồng: cùng góp phần giáo dục truyền
thống dân tộc, giáo dục cách nhìn nhận lịch sử một cách khách quan và khoa học... Tuy nhiên
bảo tàng cũng khác nhà trường ở một số điểm: với phương pháp giáo dục trực quan sinh
động thông qua những di vật, tư liệu, hình ảnh, hiện vật gốc cùng với sự tương tác bằng thiết
bị cơng nghệ, tồn bộ chương trình giáo dục này được lựa chọn tự nguyện và khơng mang
tính bắt buộc, hay phải thi cử hoặc kiểm tra như trong chương trình giáo dục nhà trường...
Do vậy, mơi trường giáo dục ở đây rất cởi mở và thân thiện. Ngồi ra, bảo tàng cịn là nơi lưu
giữ, trưng bày những tài liệu hiện vật gốc, các sưu tập hiện vật gốc của lịch sử tự nhiên – xã
hội, chúng chứa đựng nội dung thông tin khoa học, lịch sử, văn hóa, nghệ thuật, là bằng
chứng ghi nhận các chặng đường trong lịch sử phát triển của nhân loại. Giới trẻ đến bảo tàng
sẽ được sống, được giáo dục trong một mơi trường văn hóa đặc biệt…
Trước những lợi thế kể trên, địi hỏi người giáo viên dạy các mơn khoa học xã hội, đặc
biệt là môn Sử không thể nào không quan tâm đến việc học tập và nghiên cứu tại bảo tàng để
phục vụ cho giảng dạy. Trở lại với vai trị của người giáo viên, ngồi tâm huyết và trách
nhiệm của người thầy cũng với những kiến thức đã được đào tạo từ ghế nhà trường (chủ yếu
học từ sách vở), những chuyến tham quan thực tế, thực tập điền dã hay được thực tập giảng
dạy… tất cả những điều này cũng chưa đủ. Nghiên cứu về lịch sử là cả một q trình, trong
đó có rất nhiều khía cạnh cần đề cập. Khi người giáo viên thuyết giảng về một giai đoạn lịch
sử Việt Nam, buộc họ phải tự liên hệ nghiên cứu nhiều vấn đề khác có liên quan như kinh tế,
văn hóa, chính trị, xã hội… mà thời kỳ ấy đã đạt được, để làm tốt công tác này, giáo viên
phải am hiểu về những ngành học xã hội khác (thể hiện khả năng tự học, tự nghiên cứu). Để
thực hiện được những việc làm đó, rõ ràng bảo tàng cũng góp phần khơng nhỏ:
Một là, khi đến với bảo tàng người giáo viên có thể tiếp xúc với các hiện vật (vốn là
những thành quả nghiên cứu khoa học chun mơn) được trình bày hệ thống theo thời gian
và chủ đề cụ thể. Chính trong q trình thiết kế và thực hiện các bài dạy tại bảo tàng người
giáo viên phổ thông cũng đã được cập nhật nhiều thông tin có liên quan và mang tính hệ
thống, tính khoa học…
Hai là, do tính mới của bảo tàng và cơng tác phục vụ công chúng nên người giáo viên dễ
dàng và thuận tiện tự học và nghiên cứu tại bảo tàng, bên cạnh đó có thể liên hệ với các
chuyên gia của bảo tàng để tìm hiểu thêm về những giá trị hiện vật được trưng bày.
Ba là, chính việc học tập và giảng dạy tại bảo tàng giúp cho người giáo viên có thêm động
lực và sự tự tin trong công tác khoa học, mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy học và giảng
dạy cũng như học tập tại bảo tàng cũng là một cách mới dễ nhân rộng ra nhiều nơi.
Nhận thấy tầm quan trọng đặc biệt của bảo tàng đối với dạy và học môn Lịch sử, Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Thông tư số 18/2010 về quy định tổ chức và
hoạt động của bảo tàng, trong đó nêu rõ một trong những nhiệm vụ chính của hoạt động
bảo tàng là tổ chức các chương trình giáo dục. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng phối hợp với
Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch ký ban hành văn bản “Hướng dẫn sử dụng di sản văn hoá
trong dạy học ở trường phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên”. Trong văn bản này ghi
rõ: “Xây dựng kế hoạch tổ chức dạy học di sản văn hoá tại bảo tàng” (Văn bản số 73/HDBGĐT-BVHTTDL ngày 16/1/2013). Đây là tín hiệu đáng mừng, tiến tới sẽ có những chương
trình hấp dẫn phong phú nhằm khai thác hiệu quả hoạt động giáo dục của bảo tàng.
3. Giới thiệu một số mơ hình học tập môn Lịch sử bậc phổ thông tại bảo tàng
Thời gian gần đây, công tác đưa học sinh đến bảo tàng học Sử đã có nhiều biến
chuyển, bước đầu tạo được sự gắn kết giữa nhà trường và bảo tàng, giúp việc dạy Sử ở
các trường phổ thông đạt hiệu quả hơn.Một số bảo tàng đã tổ chức và hưởng ứng các đợt
vận động “Hành trình đến với Bảo tàng”, “Dân ta phải biết sử ta” của các Sở Giáo dục và
Đào tạo; “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” của Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ
chức. Đồng thời, nhằm tăng cường mối quan hệ chặt chẽ giữa nhà trường và bảo tàng trong
sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ, góp phần bảo tồn, phát huy di sản văn hóa truyền thống của
dân tộc bằng việc phối hợp thực hiện tổ chức chương trình “Giờ học sử tại Bảo tàng” với các
trường Trung học cơ sở (THCS). Qua việc học Lịch sử thực tế ngay tại bảo tàng đã giúp cho
học sinh nắm được kiến thức cơ bản của chương trình Sử đang học tại nhà trường. Qua hiện
vật, hình ảnh, tư liệu, tài liệu khoa học phụ trưng bày trong bảo tàng, những câu chuyện kể
về các danh nhân, danh tướng qua các thời kỳ, những chiến thắng vẻ vang trong lịch sử dân
tộc… đã tạo cho các em u thích mơn Lịch sử, thêm yêu dân tộc, yêu giống nòi để phấn đấu
trở thành học sinh giỏi, công dân tốt của đất nước trong tương lai.
Một số mơ hình cụ thể:
- Ở Bảo tàng Chứng tích chiến tranh Thành phố Hồ Chí Minh: bảo tàng đã tổ chức giao
lưu giữa học sinh các trường THCS trên địa bàn Thành phố với nhà giáo ưu tú Nguyễn Ngọc
Ký đã tạo thêm một hình thức học tập vô cùng mới mẻ, thoải mái đối với học sinh. Những
giờ học mang tính giao lưu như thế đã nhận được phản hồi rất tốt từ phía phụ huynh.
Đặc biệt, bảo tàng tổ chức chuyên đề “Trẻ em thời chiến”, trong đó có việc tìm hiểu, tiếp
cận và chụp ảnh với các hiện vật “người thật, việc thật” trong thời chiến đã thu hút được sự
quan tâm rất nhiệt tình của các em. Trong năm 2013, bảo tàng cịn đưa triển lãm “Trẻ em thời
chiến” đến các trường tiểu học vùng sâu, vùng xa trên địa bàn huyện Hóc Mơn và xã đảo
Thạnh An, huyện Cần Giờ.
Bảo tàng cịn lập ra phịng “Bồ câu trắng”. Đây là khơng gian được thiết kế riêng với cỡ
chữ lớn, ít từ ngữ, nhiều hình ảnh minh họa lịch sử dành cho học sinh tiểu học. Sau khi nghe
hướng dẫn viên thuyết trình về các hiện vật trưng bày liên quan đến chủ đề bài học trong
sách giáo khoa, các em được hướng dẫn tham gia các trò chơi mang ý nghĩa giáo dục, như thi
vẽ tranh chủ đề hịa bình, nặn tượng chim bồ câu bằng đất sét, đố vui về các nhân vật lịch
sử…
- Ở Bảo tàng thành phố Hồ Chí Minh tổ chức một số hoạt động vui chơi, giải trí theo kiểu
“học mà chơi, chơi mà học” như đố vui theo chủ đề “Nam Bắc một nhà”, nhận diện nhân vật
lịch sử hay giải ô chữ liên quan đến các sự kiện lịch sử, thu hút rất đông sự tham gia của học
sinh.
- Ở Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, chi nhánh tại TPHCM có câu lạc bộ “Em yêu lịch sử”
dành cho học sinh các trường THPT trên địa bàn Thành phố. Riêng ở bậc tiểu học và THCS
có hội thi vẽ với chủ đề “Kinh đơ Thăng Long qua trí tưởng tượng của tuổi thơ”. Đặc biệt,
với học sinh hai khối 6, 7 của Trường THCS Võ Trường Toản (quận 1), các em được trực
tiếp học sử ngay tại bảo tàng. Thông qua việc hợp tác soạn giáo án giữa giáo viên bộ môn và
cán bộ thuyết minh tại bảo tàng, một tiết học sử 45 phút thay vì học 100% lý thuyết trên lớp
sẽ được rút ngắn còn 30 - 35 phút. Trong khoảng 10 - 15 phút còn lại, học sinh được chính
nhân viên của bảo tàng minh họa bài giảng trên cơ sở các tư liệu, hiện vật tại phòng trưng
bày giúp các kiến thức lịch sử trở nên gần gũi, dễ nhớ, dễ hiểu hơn.
- Tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia, mơ hình Câu lạc bộ “Em yêu lịch sử” hoạt động rất hiệu
quả. Câu lạc bộ này ra đời và nhanh chóng trở thành sân chơi bổ ích, lý thú, lơi cuốn học sinh
phổ thông trên địa bàn Hà Nội thêm một lần khẳng định tính hấp dẫn từ những di sản. Chỉ có
điều chúng ta có biết cách khai thác những hấp dẫn đó hay khơng. Với hình thức hoạt động
mang tính “tương tác” của Câu lạc bộ, lại được tổ chức theo từng chun đề, kích thích học
sinh chủ động tìm hiểu vấn đề dựa vào sự gợi mở của giáo viên từ những hiện vật di sản cụ
thể sinh động.
Có thể nói rằng đây là sự sáng tạo và thể nghiệm trong việc học Sử, để vực dậy niềm tin
nơi các em, học Lịch sử rất thú vị và không đơn điệu. Các mơ hình này ra đời bước đầu
mang lại hiệu quả cao đã tạo nên sự thích thú, hứng khởi cho cả phía nhà trường, giáo viên
trong việc giảng dạy và học tập bằng những hiện vật “trực quan sinh động”, học sinh có điều
kiện tiếp cận với hiện vật, tài liệu khoa học, học theo cách “hiểu”, nắm bắt chứ khơng phải là
học “thuộc bài”.
Qua đó cho thấy, để môn Sử bớt khô khan, nhàm chán, những tiết học trực quan, sinh
động như thế là lựa chọn khôn ngoan của những người làm công tác giáo dục. Dù với hình
thức tiếp cận trực tiếp hay gián tiếp, việc đưa học sinh đến với không gian học môn Sử tại
bảo tàng đã gặt hái nhiều hiệu quả tích cực, góp phần vào việc đổi mới lâu dài phương pháp
dạy và học môn Lịch sử. Tuy nhiên hiện nay, những sự phối hợp như thế chưa nhiều, mới chỉ
mang tính cục bộ và manh mún giữa một số đơn vị. Về lâu dài, cần nhiều hơn nữa sự quan
tâm, đầu tư từ các cấp lãnh đạo để hoạt động dạy và học môn Sử ở các bậc học trở nên đồng
đều, thành công và mang lại nhiều hiệu quả hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo 2002, Ngành giáo dục và đào tạo thực hiện Nghị quyết Trung
ương 2 (Khóa VIII) và Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX, NXB Giáo dục, HN
2. Phan Ngọc Liên (chủ biên) 2009, Phương pháp dạy học lịch sử, tập II, NXB ĐHSP HN
3. Nguyễn Thị Kim Thành (chủ biên)2014, Bảo tàng, di tích – nơi khơi nguồn cảm hứng
dạy và học lịch sử cho học sinh phổ thông, Nxb Giáo dục, Hà Nội
4. Học sử ở bảo tàng - Mơ hình cần nhân rộng
5. Học sử ở bảo tàng