Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

bài thu hoạch MÔN tâm lý học sư phạm đại học phân tích những thiếu hụt về năng lực và phẩm chất so với kỳ vọng trở thành 1 giảng viên giỏi? xây dựng kế hoạch hoàn thiện nhân cách của bản thân?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.08 KB, 12 trang )

BÀI THU HOẠCH
Môn: Tâm lý học sư phạm đại học
Câu hỏi: hãy phân tích những thiếu hụt về năng lực và phẩm chất so với
kỳ vọng trở thành 1 giảng viên giỏi? xây dựng kế hoạch hoàn thiện nhân cách
của bản thân?
Tâm lý học là khoa học về các hiện tượng tâm lý diễn ra trong đầu óc con
người. Tâm lý học có đối tượng nghiên cứu là các hiện tuợng tâm lý với tư cách là
một hiện tượng tinh thần do thế giới khách quan tác động vào não con người sinh
ra, gọi chung là các hoạt động tâm lý. Trải qua quá trình lịch sử phát triển, tâm lý
học đã hình thành các trường phái, lý thuyết khác nhau như tâm lý học hành vi,
tâm lý học cấu trúc, phân tâm học, tâm lý học nhận thức…và đặc biệt, trường phái
tâm lý học hoạt động lấy chủ nghĩa Mác – Lênin làm nền tảng tư tưởng đã tạo ra
bước ngoặt trong lịch sử tâm lý học. Từ đó, các ngành khác nhau về tâm lý học ra
đời, như tâm lý học lứa tuổi, tâm lý học sư phạm, tâm lý học giao tiếp…
Nghiên cứu về các hiện tượng tâm lý, tâm lý học nói chung, tâm lý học sư
phạm nói riêng có đề cập đến một vấn đề mang tính chất trung tâm của tâm lý học,
mệnh danh là “mắt lưới” của cả hệ thống khoa học về tâm lý, đó là vấn đề Nhân
cách.
Ở đây đề cập đến cấu trúc nhân cách của người cán bộ giảng dạy ở bậc đại
học, với tư cách là một đối tượng nghiên cứu của tâm lý học sư phạm, mà cụ thể là
tâm lý học giáo dục đại học
1. Khái niệm, tiêu chí đánh giá GV
1.1 khái niệm
Giảng viên đại học là những người đã chạm vào cuộc đời những học trị của
mình bằng nghệ thuật dạy học và nghệ thuật thắp lên, ni dưỡng những ngọn lửa
tìm tịi, sáng tạo, ý chí vươn lên trong tâm hồn lớp lớp học trò
Giảng viên đại học trong xã hội hiện đại là người thực hiện hoạt động về dạy
học, giáo dục và phát triển tiềm năng của sinh viên, hướng đạo trong hoạt động
nghiên cứu khoa học, tham gia vào quản lý khoa và các hoạt động của các tổ chức
trong nhà trường.



1.2. tiêu chí đánh giá
Sinh viên cần ở người giảng viên có uy tín cá nhân, chín muồi về chính trị,
năng lực tổ chức phát triển, văn hóa hành vi cao, có kiến thức chun mơn un
thâm và biết cách làm giàu kiến thức của mình.
“Mỗi người đều có chính kiến của mình và khơng ai có thể làm hài lịng hết
tất cả mọi người. Thật khó để mơ tả rõ ràng chân dung của một giáo viên giỏi là
như thế nào. Tôi nghĩ rằng giáo viên giỏi là người có khả năng dạy cho tất cả mọi
dạng học sinh khác nhau, giúp cho người học ham thích việc học và làm sao để học
sinh dễ hiểu bài. Giáo viên giỏi là một giáo viên dễ mến, là người làm cho học sinh
luôn muốn được đến trường và trên hết là người có khả năng kiểm sốt học sinh”
(theo Kukubo Barasa, Nairobi, Kenya).
Còn theo Syanne Helly, East Java, Indonesia
“Một giáo viên giỏi nên có 3 điều kiện sau:
Thứ nhất là trình độ kiến thức
Thứ hai là kỹ năng nghề nghiệp
Thứ ba là phẩm chất cá nhân
Có một câu nói rằng: "Nếu cho tơi con cá và tơi sẽ có cá ăn trong một ngày, nếu
dạy tôi cách câu cá, tôi sẽ có cá ăn suốt đời". Đây chính là triết lý dành cho một
người thầy giỏi. Người thầy cần kiên nhẫn và dễ mến, linh hoạt và uyên bác; có
khả năng chịu đựng, thống trong tư duy và có khả năng hài hước. Nhiệt tình và
thích thú giảng dạy; là người chân thật, giàu trí tưởng tượng và sáng tạo; có khả
năng tổ chức, khiêm tốn, nguyên tắc và hữu ích”
Như vậy, giảng viên giỏi là người có đầy đủ những phẩm chất, năng lực của một
cơng dân; có trình độ chun mơn; có kỹ năng nghề nghiệp; có hứng thứ, nhiệt
huyết trong giảng dạy; có khả năng tổ chức; biết cách thu hút người học; biết lấy
người học làm trung tâm… có người đã từng nói “Một người thầy tốt đưa chân lý


đến người học; Một người thầy giỏi đưa người học đi tìm chân lý; Một người thầy

vĩ đại làm cho người học say mê tìm ra chân lý”
Bởi vậy, những cống hiến của đội ngũ giảng viên luôn là sự đóng góp to lớn cho sự
phát triển của đất nước.
2. Những phẩm chất, năng lực cần có ở một giảng viên giỏi
Cán bộ giảng dạy ở bậc đại học là những người giảng dạy và nghiên cứu tại
các trường cao đẳng, đại học, nắm vững các phương pháp khoa học về giảng dạy
và giáo dục, biết sử dụng thành thạo các phương tiện kỹ thuật trong giảng dạy,
thường xuyên rèn luyện để nâng cao trình độ nghiệp vụ của mình, tham gia tích
cực vào cơng tác nghiên cứu khoa học và đời sống xã hội.
Hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy là một trong những yêu cầu hàng đầu về
phẩm chất và năng lực của người giảng viên, giảng viên cần phải có trình độ sâu
sắc, nhuần nhuyễn tri thức về mơn khoa học chun ngành mà mình giảng dạy.
Bên cạnh việc thường xuyên làm giàu tri thức chuyên môn, giảng viên còn cần phải
nắm vững lý luận dạy học, phương pháp dạy học nói chung, đồng thời vận dụng
thành thạo các phương pháp giảng dạy trong môi trường cao đẳng, đại học
Nhiệm vụ của công tác giảng dạy là phát triển tư duy sáng tạo của học viên
theo hướng “lấy người học làm trung tâm” và luôn gắn liền lý luận với thực tiễn. Vì
vậy, giảng viên trường chính trị trong quá trình giảng dạy phải thực sự quan tâm làm
sáng tỏ giá trị thực tiễn của từng vấn đề lý luận đối với đời sống xã hội, chỉ ra mối
liên hệ giữa mơn chun ngành mà mình giảng dạy với các ngành khoa học khác,
không chỉ với các môn khoa học xã hội mà cả với khoa học kỹ thuật.
Nhân cách của người cán bộ giảng dạy cũng được xem xét một cách thống
nhất gồm hai mặt phẩm chất và năng lực
2.1 Phẩm chất của người cán bộ giảng dạy đại học
Phẩm chất của người cán bộ giảng dạy cũng cần và phải có đầy đủ các phẩm
chất của một công dân, một nhà giáo và một cán bộ viên chức Nhà nước. Điều đó
thể hiện đầy đủ trên các mặt chính trị, đạo đức và trí tuệ


2.1.1. Lịng u nghề: ln tìm tịi nội dung, phương pháp để giáo dục sát

đối tượng, đảm bảo hiệu quả của các hoạt động giáo dục, biết lo lắng, thông cảm,
chủ động tìm ra các phương pháp dạy học phù hợp, tình yêu đối với học sinh
là động lực mạnh mẽ giúp người giáo viên vượt qua khó khăn, thử thách để thực
hiện chức năng “ người kĩ sư tâm hồn” với tinh thần trách nhiệm cao và niềm say
mê sáng tạo, ý chí khơng ngừng vươn lên hồn thiện mình để cống hiến cho sự
nghiệp “ trồng người”.
2.1.2.Phải có thế giới quan khoa học: người giảng viên là người giác ngộ
XHCN gắn liền với lý tưởng nghề nghệp trong sáng,luôn say sưa học tập không
ngừng nâng cao kiến thức trình độ cách mạng, có năng lực trình độ tổ chức thực
hiện thành cơng q trình dạy học và giáo dục.
2.1.3. Phẩm chất chính trị của người cán bộ giảng dạy đại học thể hiện ở sự
trung thành với mục đích, lý tưởng của chế độ. Có bản lĩnh chính trị vững vàng,
kiên định con đường, mục tiêu đề ra. Phẩm chất chính trị cịn thể hiện ở tinh thần
chấp hành tốt chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, hoàn thành
tốt nhiệm vụ được giao với vai trò là một viên chức Nhà nước, chỉ làm những gì
pháp luật quy định. Phẩm chất chính trị cần được hun đúc, trau dồi và thể hiện
trong việc tuyên truyền, giáo dục các thế hệ sinh viên lòng yêu tổ quốc, phần đấu
cho sự nghiệp tương lai.
2.1.4. Phẩm chất đạo đức của người cán bộ giảng dạy đại học: Với vai trị,
vị trí là giáo viên, giảng viên, trước hết người cán bộ giảng dạy đại học phải trau
dồi và đảm bảo các quy tắc về đạo đức nghề nghiệp. Có ý chí đạo đức khơng
ngừng phấn đấu vươn lên trong sự nghiệp giảng dạy, hoàn thành tốt nhiệm vụ
giảng dạy và nghiên cứu trong nhà trường Đại học. Phẩm chất đạo đức của người
giảng viên còn thể hiện ở tình u, lịng thương đối với học trị, có sự nhạy cảm và
khả năng thấu cảm đối với học trị. Từ đó, hình thành nên lương tâm và trách
nhiệm nghề nghiệp.
2.1.5. Phẩm chất trí tuệ: Là một nhà nghiên cứu khoa học, một người truyền
thụ chân lý, người giảng viên cần phải có q trình tự học, tự sáng tạo khơng
ngừng, đồng thời khơng được phép để cho trí tuệ của mình bị lạc hậu so với kiến
thức chung cũng xã hội, thậm chí cịn cần phải là những người phát minh, phát



hiện, sáng chế ra những tri thức, những giải pháp kỹ thuật mới so với xã hội. Cần
phải là lực lượng tiến bộ của xã hội.
Nhà sư phạm lỗi lạc Nga V.A. Slastionin, trong tham luận tại Hội thảo quốc
tế “Sư phạm giáo dục: tiếng gọi của thế kỷ XXI, tổ chức tại Moskva ngày 16-17
tháng 9 năm 2010, đề xuất 6 phẩm chất và đặc điểm của nhà sư phạm ngày nay, đó
là:
- Tính tích cực cơng dân và trách nhiệm xã hội cao của nhà sư phạm. Theo ông,
một người thầy như thế này không bao giò thờ ơ, vô cảm với trẻ em, với số phận
của trẻ;. Định hướng quan trọng nhất hoạt động của họ - trách nhiệm nghề nghiệp
cao cả.
- Tình yêu đối với trẻ, có nhu cầu và khả năng hiến dâng trái tim cho trẻ
- Trí tuệ, văn hóa tinh thần, mong muốn và biết làm việc với người khác
- Tay nghề cao, phong cách sáng tạo tư duy khoa học sư phạm
- Có nhu cầu thường xuyên tự đào tạo và sẵn sàng đối với việc này
- Có sức khỏe tâm lý và tinh thần, năng lực nghề nghiệp.
2.2 Năng lực của người cán bộ giảng dạy ở bậc đại học
Năng lực của người cán bộ giảng dạy ở bậc đại học nói chung tập trung vào
các bốn năng lực cốt lõi dưới đây:
Năng lực dạy học là khả năng thực hành nghề nghiệp của mình. Đã là một
giảng viên thì nhiệm vụ trung tâm phải là giảng dạy, trao và truyền tri thức cùng
cách thức, phương pháp để tạo ra chân lý đó. Năng lực dạy học cần thể hiện thơng
qua hoạt động thực tiễn dạy học và được đánh giá ở nhiều tiêu chí, khía cạnh khác
nhau. Muốn đạt được năng lực này, trước hết người cán bộ giảng dạy phải nắm
vững chun mơn của mình, sau đó khơng ngừng hun đúc, trau dồi thông qua con
đường nghiên cứu, sáng tạo và tự học.
2.2.1. Nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn: nắm vững, trang bị và cập
nhật những kiến thức cơ bản, kiến thức chuyên ngành theo chiều sâu, đồng thời
trang bị những kiến thức liên ngành để có tầm hiểu biết rộng, đủ sức luận giải



những vấn đề lý luận và thực tiễn đang đặt ra. Mặt khác, mỗi cán bộ, giảng viên
cịn phải khơng ngừng nâng cao bản lĩnh nghề nghiệp, phải thực sự tâm huyết
trong việc nghiên cứu, giảng dạy, phải tự vươn lên để khẳng định vị thế của mình,
khắc phục mọi biểu hiện thoả mãn, tự kiêu, thiếu tích cực, thiếu nhạy bén...
2.2.2 Năng lực giáo dục: Bên cạnh năng lực dạy học, tức là khả năng truyền
thụ tri thức, người cán bộ giảng dạy cịn cần có năng lực giáo dục phẩm chất, đạo
đức cho sinh viên, giúp họ phân biệt đúng sai và trở nên người hơn. Năng lực này
có thể thơng qua các bài học giáo dục được thuyết giảng, nhưng cũng có khi cần
phải thơng qua hành động thực tiễn và tâm gương của người thầy, người cơ.
2.2.3 Năng lực chẩn đốn, đánh giá, tư vấn: Đây là năng lực cần thiết giúp
người giáo viên hiểu được tâm tư, tình cảm của người khác, đặc biệt là sinh viên,
từ đó có chính kiến, quan điểm lập trường về vấn đề, thậm chí đưa ra các cách thức
giúp người khác giải quyết vấn đề. Muốn đạt được điều đó, cần phải có khả năng
tự đặt mình vào vị trí của người khác, đóng các vai trị khác nhau trong suy nghĩ và
hành động của người khác.
2.2.4. Năng lực phát triển nghề nghiệp (riêng)và phát triển trường học: Đây
là việc cá nhân người giáo viên nỗ lực không ngừng trong việc gây dựng sự nghiệp
của mình. Việc phát triển nghề nghiệp đồng nghĩa với việc anh không ngừng rèn
luyện khả năng chuyên môn, phẩm chất và năng lực để hồn thiện chính bản thân
và nghề nghiệp. Khả năng phát triển trường học được hiểu là sự quảng bá, giới
thiệu
hình
ảnh
của
Nhà
trường
đối
với


hội.
2.2.5. Năng lực nghiên cứu khoa học
Năng lực nghiên cứu khoa học của giảng viên là khả năng thực hiện có kết
quả các hoạt động nghiên cứu khoa học nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra. Năng
lực nghiên cứu khoa học gồm nhiều thành tố tạo thành như: Năng lực xác định vấn
đề nghiên cứu, năng lực xây dựng kế hoạch, lập đề cương nghiên cứu; năng lực tổ
chức nghiên cứu; năng lực tổng kết quá trình nghiên cứu, thông tin các kết quả
nghiên cứu…
2.2.6. Năng lực sử dụng tiếng Anh, tiếng nước ngoài và hội nhập quốc tế
Tiêu chuẩn 1: Năng lực sử dụng tiếng Anh


Cụ thể, giảng viên sư phạm phải đạt trình độ tiếng Anh theo các quy định
hiện hành. Trong đó, quy định mức đạt được về trình độ ngoại ngữ đối với các loại
hình giảng viên như sau: Giảng viên cao cấp (hạng I): Có trình độ ngoại ngữ bậc 4
(B2); Giảng viên chính (hạng II): Có trình độ ngoại ngữ bậc 3 (B1); Giảng viên
(hạng III): Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 (A2).
Tiêu chuẩn 2: Năng lực hội nhập quốc tế.
Với tiêu chuẩn này, Giảng viên sư phạm cần đạt được các yếu tố sau:
Khai thác mạng thông tin toàn cầu để tiếp cận và cập nhật tri thức: Phân tích
các mơ hình đào tạo giáo viên trên thế giới, so sánh với Việt Nam, nghiên cứu ứng
dụng những kinh nghiệm tiên tiến. Tiếp cận các chương trình đào tạo tiên tiến, các
tri thức hiện đại.
Hợp tác với đồng nghiệp nước ngồi: Nâng cao chất lượng các chương trình
đào tạo và nghiên cứu khoa học thu hút sự tham gia của các đồng nghiệp hoặc
người học ngoài nước.
Hoạt động quốc tế: Tổ chức, tham gia các hoạt động quốc tế trong lĩnh vực
nghiên cứu khoa học và đào tạo giáo viên.
2.2.7. Năng lực sử dụng cơng nghệ thơng tin

Có trình độ tin học đạt chuẩn kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin theo quy
định. Cụ thể là, đối với cả 3 loại hình giảng viên: cao cấp, giảng viên chính, giảng
viên đều cần có 6 mơđun: (1) Hiểu biết về công nghệ thông tin cơ bản; (2) Sử dụng
máy tính cơ bản; (3) Xử lý văn bản cơ bản; (4) Sử dụng bảng tính cơ bản; (5) Sử
dụng trình chiếu cơ bản; (6) Sử dụng Internet cơ bản.
Do đặc thù của hoạt động nghề nghiệp, giảng viên sư phạm trước hết phải có
phẩm chất, năng lực của một nhà giáo với các tiêu chuẩn nổi bật về tận tụy, tâm
huyết với nghề nghiệp, có kiến thức chun mơn sâu và rộng, ham hiểu biết tri


thức mới và khơng ngừng nâng cao trình độ, có nghiệp vụ sư phạm vững vàng và
ảnh hưởng mạnh mẽ tới người học.
=>Tóm lại, nhân cách của người cán bộ giảng dạy đại học cần được
xem xét một cách thấu đáo trên hai mặt thống nhất là phẩm chất và năng lực. Nghề
nghiệp giảng viên sẽ là thước đo quy chuẩn những điều nằm trong phẩm chất và
năng lực mà người đảm nhiệm phải có. Từ đó, hình thành nên một mẫu số chung
cho bất cứ ai muốn trở thành một con người có nhân cách trong nghề nghiệp này.
Trong bất kỳ xã hội nào, bất kỳ giai đoạn phát triển nào của nhân loại, đội ngũ
giáo viên đều đóng vai trị vơ cùng quan trọng, bởi vì họ là những người trực tiếp
làm công tác giáo dục - đào tạo thế hệ tương lai. Ở nước ta, trong suốt cuộc đấu
tranh trường kỳ giữ nước và dựng nước, nhân dân ta, Đảng và nhà nước ta luôn
luôn tôn vinh nghề dạy học và vị trí cao cả của người thầy. Đội ngũ giáo viên đã
khơng quản khó khăn gian khổ, vượt qua mọi thiếu thốn có mặt trên khắp mọi
miền đất nước, cống hiến toàn bộ tài năng cho sự nghiệp “ trồng người”, góp phần
vào sự nghiệp chung.
3. Những thiếu hụt của bản thân
Thông qua phẩm chất và năng lực của người giảng viên như đã đề cập ở trên
cho ta thấy được vai trò của người giảng viên là vô cùng quan trọng, không thể
thiếu. đặc biệt là trong thời đại ngày nay giáo dục được coi là vấn đề quan trọng
hàng đầu, chính vì thế vai trò của người giảng viên ngày càng được đề cao.

Qua đó bản thân tơi nhận ra mình cịn rất nhiều thiếu hụt so với mục tiêu chung của
nền giáo dục về những phẩm chất và năng lực để trở thành một giảng viên giỏi
3.1 Về phẩm chất
Thứ nhất, trong quá trình tìm tịi nội dung, phương pháp giảng dạy của một số mơn
học tơi nhận thấy bản thân mình chưa thật sự cố gắng
Thứ hai, do chưa có kinh nghiệm thực tiễn về giảng dạy nên sự thấu hiểu đối với
người học còn hạn chế


Thứ ba, vì là đang trong q trình hồn thành cử nhân quản lý kinh tế nên vốn kiến
thức và các quy tắc đạo đức nghề nghiệp còn chưa cao
Thứ tư, với tư cách là một gảng viên trong tương lai việc tự học, sự năng động
sáng tạo, là vô cùng quan trọng và cần thiết, tuy nhiên bản thân tôi thật sự chưa
được tự giác…
Theo nghiên cứu của TSKH C.D.Reznik (Nga), toàn bộ những phẩm chất
cần thiết của giảng viên đại học được thể hiện mơ hình khái qt, gồm 5 yếu tố:
Tinh thông nghề nghiệp;
Phẩm chất đạo đức;
Năng lực tổ chức
Sự năng động
Kỹ năng điều chỉnh bản thân.
3.2 Về năng lực
Thứ nhất, bản thân tôi tự nhận thấy khả năng nói trươc đám đơng của mình cịn rất
kém, khơng có sự tự tin, cũng một phần là do kiến thức của mình cịn hạn chế
Thứ hai, năng lực nghiên cứu chưa được hiệu quả ví dụ như năng lục xây dựng kế
hoạch, năng lực xác định vấn đề nghiên cứu…
Thứ ba, năng lực sử dụng tiếng anh và hội nhập quốc tế còn kém, chưa tiếp cận và
cập nhật mơ hình đào tạo giảng viên trên thế giới từ đó, chưa so sánh với mơ hình
đào tạo ở Việt Nam, chưa tiếp cận được chương trình đào tạo tiên tiến, các tri thức
tiên tiến

Thứ tư, về công nghệ thông tin: mặc dù đã hiểu biết về thông tin cơ bản, sử dụng
máy tính cơ bản, sử lý trình chiếu cơ bản… nhưng mức độ sử dụng chưa nhiều
Thứ năm, về năng lực chuyên môn: mặc dù đã nắm được những kiến thức cơ bản
nhưng kiến thức chuyên sâu còn hạn chế…


4. Kế hoạch hoàn thiện nhân cách của bản thân
4.1 Mục tiêu
Hiện đang la sinh viên khoa kinh tế của trường HVBC&TT mục tiêu của tôi
là khi ra trường sẽ được cầm trong tay tầm bằng cử nhân Kinh tế loại khá giỏi,
cùng với lượng kiến thức đã đc học, từ những tri thức cơ bản đến những tri thức cơ
sơ ngành, tri thức chuyên ngành và tri thức công cụ; những kỹ năng học tâp, kỹ
năng nghiên cứu khoa học, kỹ năng nghiên cứu, phân tích,đánh giá các biểu hiện
của thanh niên- sinh viên, và hình thành những năng lực và phẩm chất cần thiết của
người giảng viên; và một mục tiêu khơng thể thiếu đó là thái độ đúng đắn tích cực,
biết cách ứng xử phù hợp, coi trọng việc hình thành và hồn thiện nhân các giảng
viên.
“Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, nghề sáng tạo
nhất trong các nghề sáng tạo...” là nghề cao quý bởi lẽ những người GV không chỉ
truyền thụ cho họ kien thức mà còn truyền thụ cho họ cách sống, làm thế nào để có
phẩm chất đạo đức tốt… ; là nghề sáng tạo bởi lẽ GV cần thích ứng với nhiều tình
huống sư phạm khác nhau, mục tiêu ca nhất của dạy học đó là “dạy tư duy”, dạy
sáng tạo để người học chủ động, tự khám phá…. chính vì vậy, dù vẫn đang trong
q trình học tập nhưng tơi ln mong muốn rằng sau khi ra trường sẽ trở thành
một “người lái đò” trong vai trị là người giảng viên.
4.2 Nội dung hồn thiện nhân cách của bản thân
Ngày nay, trước xu thế đổi mới của thế giới- thời đại của khoa học- công
nghệ hiện đại. Đất nước Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển mới- một
xã hội công nghiệp, hiện đại, văn minh, cơng bằng, thì vai trị, chức năng, nhiệm
vụ của nhà trường, của người giáo viên đã có sự thay đổi cơ bản. Người giáo viên

của thế kỷ XXI phải được đào tạo ở trình độ cao về học vấn cả về khoa học tự
nhiên, khoa học xã hội – nhân văn và khoa học giáo dục; phải nắm vững phương
pháp dạy học theo xu thế dạy học lấy học sinh làm trung tâm; phải được trang bị
những tri thức cơ bản về công nghệ thông tin và ứng dụng vào trong quá trình dạy


học. Người giáo viên không chỉ thực hiện chức năng dạy học, giáo dục mà còn là
một nhà khoa học, nhà văn hoá, nhà đạo đức, nhà hoạt động xã hội....
Do yêu cầu của xã hội với người giảng viên về năng lực, nhân cách và phẩm
chất ngày càng cao. Bản thân tơi ln có ý thức nâng cao trình độ, tiếp cận với
khoa học và công nghệ hiện đại để nâng cao trình độ hiểu biết
Tự biết rèn luyện , tu dưỡng phẩm chất trị, chấp hành đường lối, chủ trương
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
Trong q trình học phải ln chủ động tìm tịi, sáng tạo, mỗi GV sẽ có
những phương pháp giảng dạy khác nhau cho nên cần tiếp thu các phương pháp và
cách thức giảng dạy của mỗi GV đề từ đó nắm được các phương pháp giảng dạy 1
cách phong phú hơn
Luôn có ý chí khơng ngừng vươn lên, ln say sưa học tập, khơng ngừng
nâng cao kiến thức, trình độ cách mạng,khơng ngừng học hỏi, tiếp thu 1 cách tích
cực nhất thơng qua các giờ học khi cịn đang ngồi trên giảng đường ĐH nhằm hoàn
thiện bản bản thân, cống hiến cho sự nghiệp trồng người trong tương lai
Luôn tự giác trong việc tự học, luôn tự trau dồi kiến thức cho bản thân đặc
biệt là về ngoại ngữ, và CNTT để am hiểu về chun mơn.
Tích cực tham gia các hoạt động tập thể, tham gia các hoạt động chính trị xã
hội, để hoàn thiện bản thân, làm tăng thêm sự tự tin khi đứng trước đám đông…
Thông qua mô hình nhân cách của người giảng viên, bản thân tơi tự nhận thấy
mình cịn rất nhiều thiếu hụt so với kỳ vọng để trở thành 1 giảng viên giỏi, và trên
đây là một số giải pháp mà bản thân tự vạch ra nhằm tự hồn thiện nhân cách của
mình so với kỳ vọng để trở thành 1 GV giỏi
KẾT LUẬN:

Qua môn học TLHĐHSP bản thân tôi đã học được những vấn đề cơ bản về tâm lý,
đặc điểm tâm lý lứa tuổi thanh niên-sinh viên, cơ sở tâm lý của hoạt động dạy học
và giáo dục đại học, nhân cách người GV, giao tiếp sư phạm.


Trên đây là bài thu hoạch môn TLHSPĐH sau khi sau khi đã kết thúc môn. Nội
dung của bài th hoạch là nói về phẩm chất và nhân cách của GV, từ đó nhận ra
những thiếu hụt của bản thân và tự xây dựng kế hoạch hoàn thiện nhân cách của
bản thân. Em nhận thấy bản thân mình cịn rất nhiều thiếu hụt cho nên em đã đăng
ký vào học lớp NVSP khóa3/2016 với mục đích là nắm được những kiến thức, kỹ
năng cơ bản nhất về giảng dạy, và thái độ tình cảm với nghề dạy học, coi trọng việc
hình thành và hồn thiện nhân cách của bản thân.
Bài thu hoạch của em sẽ cịn nhiều thiếu sót, e mong nhận được những lời nhận xét
sâu sắc nhất từ cơ để từ đó e có thể hồn thiện hơn kỹ năng làm bài của mình qua
các mơn học sau. Em xin chân thành cảm ơn



×