Tải bản đầy đủ (.docx) (145 trang)

Tác động của một số nhân tố vĩ mô đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (967.68 KB, 145 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TR
ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC
ƯDÂN

N
G

NGÔ KHÁNH
HUYỀN

TÁC ĐỘNG CỦA MỘT
SỐ NHÂN TỐ VĨ MÔ
ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG CỦA
CÁC NGÂN
HÀNG
THƯƠNG
MẠI VIỆT
NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ


NGÀNH TÀI CHÍNH –
NGÂN HÀNG


Nội
202


1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TR
ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC
ƯDÂN

N
G

NGÔ KHÁNH
HUYỀN

TÁC ĐỘNG CỦA MỘT
SỐ NHÂN TỐ VĨ MÔ
ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
CỦA CÁC NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI
VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 8340201

LUẬN ÁN
TIẾN SĨ



Người hướng
dẫn khoa học:
PGS.TS.
NGUYỄN THỊ
BẤT


Nội 2021


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và
không vi phạm quy định liêm chính học thuật trong nghiên cứu khoa học của Trường
Đại học Kinh tế Quốc dân.
Hà Nội, ngày tháng năm 2021
Nghiên cứu sinh

Ngô Khánh Huyền


ii

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt q trình học tập và hồn thành luận án này, tôi đã nhận được sự hướng
dẫn, giúp đỡ quý báu của các thầy cô giáo, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp. Với tấm lịng
trân trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin bày tỏ sự cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu,

Ban Lãnh đạo và các giảng viên của Viện Ngân hàng – Tài chính, Viện Sau đại học,
Trường đại học Kinh tế Quốc dân. Xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn, PGS.TS.
Nguyễn Thị Bất, đã trực tiếp chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong q trình nghiên cứu và hồn
thành luận án.
Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, tạo
điều kiện thuận lợi giúp đỡ tơi trong q trình học tập, làm việc và hồn thành luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 01

tháng 11

Nghiên cứu sinh

Ngô Khánh Huyền

năm 2021


1

LỜI NĨI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hệ thống ngân hàng chính là mạch máu lưu thơng của nền kinh tế. Điều đó đủ thể
hiện rõ vai trị quan trọng của ngân hàng đối với đối với một quốc gia. Nền kinh tế chỉ
vững mạnh khi có một hệ thống ngân hàng hoạt động hiệu quả, minh bạch. Hơn 30 năm
kể từ khi Việt Nam thực hiện cải cách kinh tế, hệ thống ngân hàng đã đóng góp đáng kể
vào sự phát triển và đổi mới đó. Để có được kết quả đáng ghi nhận như hiện tại, các
ngân hàng phải vượt qua nhiều khó khăn để vừa có thể bắt kịp xu hướng phát triển
chung của hoạt động ngân hàng trên thế giới, vừa đối mặt với những thách thức, những

tác động của kinh tế quốc tế cũng như kinh tế trong nước. Sự kiện Việt Nam lần lượt ký
kết Hiệp ước thương mại song phương (Bilateral Trade Agreement - BTA) với Mỹ vào
tháng 12 năm 2001 và sau đó chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức
thương mại thế giới (WTO) vào tháng 11 năm 2006 đã đặt ra những dấu mốc quan trọng
cho ngành dịch vụ tài chính ngân hàng của Việt Nam. Từ đây, các tổ chức tài chính tín
dụng trong nước bắt đầu làm quen với sự xuất hiện và sự cạnh tranh trực tiếp từ các định
chế tài chính nước ngồi trên thị trường nội địa. Thêm vào đó, các cam kết mở cửa của
Việt Nam với tư cách là thành viên của khối Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình
Dương (APEC) với lộ trình cụ thể cho việc mở cửa từng lĩnh vực vừa tạo ra cơ hội để
ngành tài chính ngân hàng Việt Nam phát triển và mở rộng thị trường, nhưng đồng thời
cũng đặt ra những thách thức rất rõ ràng. Đổi mới gắn liền với mở cửa cũng tạo cơ hội
cho Việt Nam nhận được rất nhiều các luồng vốn đầu tư trực tiếp vào các khu vực kinh
tế, kể cả lĩnh vực ngân hàng dù được Chính phủ thận trọng bảo vệ. Trong thời gian qua,
trải qua mỗi giai đoạn thăng trầm của nền kinh tế, đã có rất nhiều chính sách được ban
hành để bảo vệ hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam, bảo vệ tỷ lệ sở hữu, thị
phần, uy tín… trước sức mạnh tài chính, cơng nghệ… từ nước ngoài. Việc khống chế
này bước đầu giống như cách trì hỗn để các ngân hàng Việt Nam có thời gian học hỏi,
chuẩn bị cho cạnh tranh trên sân nhà cũng như tương lai sẽ vươn ra biển lớn.
Để đánh giá hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hoạt động có hiệu quả ở
mức độ nào, bị tác động ra sao khi môi trường thay đổi và thực sự đóng góp những gì
vào q trình phát triển của một nền kinh tế thị trường trở thành vấn đề cấp thiết cần
phải giải quyết. Ba thập kỷ qua, dù đã có sự phát triển vượt bậc cả về chất và lượng
nhưng theo đánh giá của các tổ chức trong khu vực và quốc tế như ADB, WB hay IMF
và các tổ chức đánh giá hệ số tín nhiệm nổi tiếng là Fitch Rating hay Moody’s thì hoạt
động của các ngân hàng Việt Nam còn yếu. Những năm qua, hoạt động của các ngân
hàng ln gặp nhiều khó khăn, một số ngân hàng quá nhiều nợ xấu được sắp xếp sáp


2


nhập với các ngân hàng khác theo chỉ đạo của ngân hàng Nhà nước. So sánh với thời
gian trước 2007, môi trường hoạt động của các ngân hàng hiện phức tạp hơn. Cùng với
q trình phát triển nhanh chóng trong thời gian qua cả về quy mô hoạt động lẫn cơ cấu
sở hữu, theo đó sự tham gia của các cổ đơng là các định chế tài chính nước ngồi ngày
càng mở rộng.
Hiệu quả hoạt động của ngân hàng trong luận án xem xét bao gồm hiệu quả kỹ
thuật, hiệu quả quy mô và hiệu quả quản lý. Đây là những chỉ tiêu gộp để đánh giá hiệu
quả của ngân hàng. Các chỉ tiêu này được xây dựng dựa trên nghiệm của bài toán tối ưu
phụ thuộc vào 1 tập hợp các đầu vào và các đầu ra của ngân hàng. Những chỉ tiêu hiệu
quả này bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố trong đó các nhân tố vĩ mơ có vai trị quan trọng
trong việc tồn vong và thịnh vượng của ngân hàng nếu đánh giá được mức độ ảnh hưởng
của chúng sẽ giúp cho các nhà quản lý có những chính sách phù hợp.
Dựa theo số liệu của Ngân hàng nhà nước công bố ngày 30/06/2019, Việt Nam có
49 ngân hàng; trong đó 4 ngân hàng 100% vốn nhà nước, 31 ngân hàng thương mại, 9
ngân hàng 100% vốn nước ngồi, 2 ngân hàng chính sách, 1 ngân hàng hợp tác xã và
2 ngân hàng liên doanh. Việc đánh giá hiệu quả cũng như các nhân tố vĩ mô tác động tới

hiệu quả hoạt động của các ngân hàng là đặc biệt quan trọng. Trong luận án này, tác giả
lựa chọn đánh giá hiệu quả hoạt động (hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả quy mô, hiệu quả
quản lý) của một số ngân hàng thương mại bao gồm 23 ngân hàng. Từ việc sử dụng mơ
hình kinh tế lượng để tăng tính thuyết phục cho nghiên cứu, tác giả phân tích hiệu quả
và một số nhân tố vĩ mơ như FDI, GDP hay lạm phát tác động tới hiệu quả hoạt động
của các ngân hàng này. Qua đó, tác giả đưa ra bức tranh tổng quan về hoạt động của hệ
thống ngân hàng tại Việt Nam và khuyến nghị một số chính sách cho ngành ngân hàng
nói chung và các ngân hàng thương mại nói riêng, đặc biệt là các chính sách đối phó với
các kịch bản của kinh tế vĩ mô.
Trên đây là các lý do tác giả lựa chọn đề tài “Tác động của một số nhân tố vĩ mô
đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam” làm đề tài luận án của
mình.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của luận án là đo lường hiệu quả hoạt động của các ngân hàng và tác
động của một số nhân tố vĩ mô như FDI, GDP và lạm phát tới hiệu quả hoạt động của
các ngân hàng thương mại Việt Nam. Từ đó, luận án đề xuất một số khuyến nghị


3

nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời
gian tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu nêu trên, luận án đề ra bốn nhiệm vụ nghiên cứu
như sau:
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương

mại, đặc biệt là tìm hiểu các mơ hình đo lường hiệu quả và mơ hình đánh giá tác động
của các yếu tố vĩ mô tới hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại.
- Đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt

Nam.
- Đánh giá tác động của các yếu tố vĩ mô là FDI, GDP và lạm phát tới hiệu quả

hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam.
- Dựa vào kết quả nghiên cứu, luận án đưa ra các khuyến nghị nhằm nâng cao

hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam, đặc biệt là có thể làm giảm
tác động tiêu cực của các nhân tố bên ngoài tới hoạt động của ngân hàng.
3.

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu


3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương
mại và tác động của các yếu tố vĩ mô là FDI, GDP và lạm phát tới hiệu quả hoạt động
của các ngân hàng thương mại.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Luận án chỉ đánh giá tác động của các yếu tố vĩ mô là FDI,

GDP và lạm phát tới hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam.
Mặc dù hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam hiện nay gồm Ngân hàng
thương mại Nhà nước Việt Nam, ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh,
chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam và ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại
Việt Nam; tuy nhiên, việc đánh giá hiệu quả của tất cả các ngân hàng này gặp nhiều khó
khăn do mục đích hoạt động và cách thức hoạt động rất khác nhau, nên luận án chỉ tập
trung vào đánh giá hiệu quả và các nhân tố tác động tới hiệu quả hoạt động của ngân
hàng thương mại Việt Nam.
- Phạm vi không gian: Luận án nghiên cứu với 23 ngân hàng thương mại Việt Nam

do có đầy đủ số liệu sử dụng cho mơ hình phân tích.


4

- Phạm vi thời gian: Thời kỳ nghiên cứu là 13 năm từ năm 2008 đến năm 2020
4.

Phương pháp nghiên cứu

4.1. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp định tính kết hợp với định lượng để thực hiện

nhiệm vụ nghiên cứu, từ đó, đạt được mục tiêu nghiên cứu. Phương pháp định lượng sẽ
được thực hiện qua mô hình DEA, và mơ hình hồi quy Tobit.
Sau khi lựa chọn mơ hình và các biến đầu vào – đầu ra, tác giả tiến hành phân tích
dữ liệu và chạy mơ hình. Từ kết quả của mơ hình, tác giả đưa ra một số nhận xét về thực
trạng hiệu quả hoạt động và các nhân tố vĩ mô như FDI, GDP và lạm phát ảnh hưởng
đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam.
Các biến đầu vào của mơ hình gồm có: chi phí lương (x1); tổng tài sản (x2) bao
gồm các tài sản cố định như trụ sở làm việc, thiết bị, đầu tư công nghệ … được ngân
hàng sử dụng trong việc cung cấp dịch vụ ngân hàng (không kể các khoản cho vay);
tổng tiền gửi (x3); lao động (x4) và các biến đầu ra bao gồm: thu nhập từ lãi cho vay
(y1); thu nhập từ hoạt động khác (y2); tổng dư nợ (y3).
Với tập hợp các đầu vào và đầu ra như vậy, nghiên cứu sinh ước lượng hiệu quả
của từng ngân hàng theo năm. Sau đó ước lượng mơ hình hồi quy để xem xét ảnh hưởng
của các nhân tố vĩ mô đến hiệu quả này.
4.2. Thông tin và dữ liệu được sử dụng trong mơ hình nghiên cứu
Dữ liệu được sử dụng trong luận án:
Nghiên cứu này sử dụng số liệu thu thập từ báo cáo thường niên của 23 ngân
hàng từ năm 2008-2020 và gồm các chỉ tiêu sau: tổng tiền gửi, chứng khoán, thu nhập từ
hoạt động, tài sản cố định, chi phí hoạt động, lao động. Trong đó chứng khốn bao gồm:
chứng khốn đầu tư sẵn sàng để bán cộng với chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn
- dự phịng giảm giá chứng khốn đầu tư và một số chỉ tiêu khác… Do khơng có đủ các
chỉ tiêu cho các cách tiếp cận nên luận án chỉ tập trung vào cách tiếp cận mà có thể thu
thập đủ được các chỉ tiêu.
Ngoài ra, các số liệu về FDI, GDP và lạm phát được thu thập từ nguồn dữ liệu
của GSO (Tổng Cục thống kê) giai đoạn 2008 – 2020.
5. Những đóng góp mới của luận án
Thứ nhất, luận án sử dụng phương pháp định lượng hiện đại và đáng tin cậy để
đánh giá hiệu quả và đánh giá tác động của các nhân tố vĩ mô đến hiệu quả hoạt động



5

của ngân hàng. Về điểm này, khơng có nhiều nghiên cứu ở Việt Nam làm được. Hầu hết
các nghiên cứu đánh giá/ đo lường hiệu quả hoạt động bằng các phương pháp truyền
thống, từ đó các kết quả có thể mang ít tính thuyết phục hơn.
Thứ hai, luận án có điểm mới trong việc sử dụng cách tiếp cận trung gian để đánh
giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Việc sử dụng các chỉ tiêu đơn như trong các
nghiên cứu trước đây chưa phản ánh toàn diện hoạt động của ngân hàng. Do các chỉ tiêu
phản ánh còn đơn điệu và chung chung, nên khó giúp cho các nhà quản lý có thể đưa ra
được các quyết định đúng thời điểm. Các chỉ tiêu này chủ yếu nghiêng về mục tiêu báo
cáo tài chính hơn là đi sâu phân tích kết quả hoạt động của ngân hàng. Các chỉ tiêu được
đánh giá bằng cách tiếp cận trung gian thể hiện một đánh giá tồn diện và có tính chính
xác cao hơn so với các cách tiếp cận cũ.
Thứ ba, luận án lựa chọn giai đoạn nghiên cứu có sự cập nhật dữ liệu và phản ánh
được tính biến động của ngành ngân hàng nói riêng và chu kì kinh tế nói chung. Giai
đoạn nghiên cứu 2008 - 2020 là giai đoạn ghi nhận nhiều biến động tái cấu trúc trong hệ
thống ngân hàng như sáp nhập, thâu tóm nên các khuyến nghị đề xuất có ý nghĩa đặc
biệt.
6. Kết cấu luận án
Luận án bao gồm 5 chương:
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 2. LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG VÀ ĐÁNH GIÁ TÁC
ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ VĨ MÔ TỚI HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI
CHƯƠNG 3. MƠ TẢ VÀ LỰA CHỌN MƠ HÌNH ĐỂ ĐO LƯỜNG HIỆU QUẢ
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ TỪ ĐO LƯỜNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG VÀ
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ VĨ MÔ ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.
CHƯƠNG 5. KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH



6

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.1.

Tổng quan các cơng trình nghiên cứu
Trong quá trình chuyển đổi kinh tế, ngân hàng đóng vai trị hết sức quan trọng.

Ở Việt Nam, trong thời gian qua đã chứng kiến những thay đổi vô cùng to lớn trong hệ

thống ngân hàng. Chỉ tính riêng về tổ chức thì việc thơn tính, sáp nhập diễn ra rất sôi
động. Về thay đổi công nghệ trong khu vực ngân hàng, khơng riêng gì Việt Nam mà cả
trên thế giới đã trải qua những biến động sâu sắc. Những ứng dụng tiên tiến của cách
mangh công nghiệp 4.0 và truyền thông cùng với việc xuất hiện các công cụ tài chính
mới đã làm thay đổi cách thức thực hiện nghiệp vụ ngân hàng. Những chuyển biến như
vậy làm thay đổi đáng kể công nghệ sản xuất của ngân hàng, khi người ta vẫn luôn coi
ngân hàng là một ngành sản xuất dịch vụ. Về mặt này, một câu hỏi có thể đặt ra ở đây là
tác động của những thay đổi này lên hiệu quả hoạt động của các ngân hàng diễn ra như
thế nào? Berger và Humphrey (1997) đã có một tổng quan khá đầy đủ trong việc trả lời
câu hỏi này bằng việc đề xuất các phương pháp mới để đo hiệu quả của khu vực ngân
hàng. Các phương pháp tính hiệu quả được sử dụng rộng rãi nhất là phân tích phi tham
số và phương pháp tham số (tiếp cận đường biên ngẫu nhiên). Dưới đây luận án trình
bày vắn tắt một số những vấn đề chủ yếu của các nghiên cứu về năng suất và hiệu quả,
tập trung vào phương pháp luận được sử dụng trong bài này.
Mục tiêu của nghiên cứu này là sử dụng mơ hình (các mơ hình phi tham số) cũng
như các cách lựa chọn đầu vào và đầu ra trong nghiên cứu của luận án để tính tốn hiệu
quả, tiến bộ công nghệ, tăng trưởng năng suất của các ngân hàng thương mại Việt Nam
từ năm 2008-2020, thời kỳ diễn ra q trình thâu tóm, sáp nhập mạnh mẽ trong hệ thống

ngân hàng thương mại Việt Nam.

1.1.1. Các nghiên cứu về hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại
Các nghiên cứu về hiệu quả hoặc năng suất trong khu vực ngân hàng thường phân
tích dựa trên cơ sở so sánh những hệ số tài chính. Có một nhóm hệ số thường xuyên được sử
dụng và mỗi hệ số đó đề cập đến một khía cạnh riêng của hoạt động ngân hàng. Vì ngành
ngân hàng sử dụng nhiều đầu vào để sản xuất nhiều đầu ra, điều này đã đưa đến nghiên cứu
về phép gộp thích hợp (Kim, 1986). Một số nghiên cứu đã cố gắng ước lượng các hàm chi
phí thực hành trung bình. Trong khi các tiếp cận này thành công trong việc xác định sự tăng
năng suất thực hành trung bình thì chúng lại khơng tính đến năng suất của các ngân hàng
thực hành tốt nhất. Những vấn đề này gắn với cách tiếp cận "cổ


7

điển" đối với năng suất đã dẫn đến các cách tiếp cận khác có đưa vào nhiều đầu vào/đầu
ra và xét đến hiệu quả hoạt động tương đối của các ngân hàng.
Một loạt nghiên cứu sử dụng phân tích đường biên để phân tách các đơn vị ngân
hàng hoạt động hiệu quả với các đơn vị kém hiệu quả, theo một bộ tiêu chuẩn được chỉ
định. Tiêu điểm của những nghiên cứu này là những thay đổi của đường biên hiệu quả
và các ngân hàng hoạt động gần đường biên hiệu quả như thế nào. Phương pháp thứ
nhất đòi hỏi xác định các đơn vị sản xuất hiệu quả và xây dựng một đường biên hiệu quả
tuyến tính từng khúc sử dụng các đơn vị hiệu quả này. Phương pháp này được thực hiện
đầu tiên bởi Charnes, Cooper và Rhodes (1978), các tác giả này sử dụng các phương
pháp quy hoạch tuyến tính để xác định các đơn vị hiệu quả và đặt ra tên gọi Phân tích
bao dữ liệu (DEA).
Tác giả có những nghiên cứu nổi bật trong hiệu quả, năng suất và điều tiết hệ thống
ngân hàng phải kể đến nghiên cứu của Humphrey, D.B. (1990). Bên cạnh đó, đã có rất nhiều
nghiên cứu đã sử dụng phân tích bao dữ liệu vào các lĩnh vực khác nhau, đặc biệt lĩnh vực
ngân hàng ở nhiều quốc gia khác nhau. Ở các nước phát triển có rất nhiều nghiên cứu, chẳng

hạn Berg et al. (1991) nghiên cứu cho các ngân hàng Na Uy. Lang và Welzel (1996) nghiên
cứu cho các ngân hàng Đức. Resti (1997) nghiên cứu cho các ngân hàng Ý. Altunbus et al.
(1999) và Drake và Hall (2000) nghiên cứu cho các ngân hàng Nhật Bản. Rebelo và Mendes
(2000) cho các ngân hàng Bồ Đào Nha. Gilbert và Wilson (1998) nghiên cho các ngân hàng
Hàn Quốc. Leong (2002) cho ngân hàng Singapore và các nước đang phát triển, như
Leightner và Lovell (1998) nghiên cứu cho các ngân hàng Thái Lan. Hay các nghiên cứu
cho ngân hàng Việt Nam như Hùng (2008), Minh và cộng sự (2013). Có thể chi tiết một vài
nghiên cứu chẳng hạn như Leong (2002) và cộng sự sử dụng dữ liệu về ngân hàng
Singapore trong giai đoạn 1993-1999 để phát triển điểm hiệu quả và xếp hạng cho các ngân
hàng Singapore. Sau đó, họ sử dụng năm điều kiện vững được Bauer và cộng sự (1997) phát
triển để kiểm tra những điểm số này và bảng xếp hạng. Cách tiếp cận của họ cho phép các
nhà nghiên cứu thử nghiệm với các mô hình khác nhau và lựa chọn mơ hình thích hợp nhất
cho các mục đích chính sách. Trong nghiên cứu “Banking Efficiency in the Nordic
Countries: A four – country Malmquist Index Analysis”, nhóm tác giả Bukh và cộng sự
(1995) quan tâm đến sự tác động của các yếu tố cạnh tranh đến hiệu quả hoạt động kinh
doanh của các ngân hàng thương mại và thực hiện nghiên cứu vấn đề này tại các ngân hàng
khu vực Bắc Âu. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phi tham số DEA với các biến đầu vào:
giá trị máy móc thiết bị, lao động (tính theo số giờ làm việc), chi phí hoạt động và các biến
đầu ra: tiền gửi từ các tổ chức tài chính, cho vay đối với các tổ chức tài chính, số lượng chi


8

nhánh, bảo lãnh cho khách hàng. Kết quả cho thấy các ngân hàng lớn nhất ở Đan Mạch
và Thụy Điển có mức hiệu quả cao nhất, có nhiều khả năng phát triển ra thị trường ngoài
khu vực Bắc Âu.
Sathye (2001) đã nghiên cứu sự thay đổi năng suất trong ngân hàng Úc trong
giai đoạn 1995–1999 bằng cách sử dụng chỉ số Malmquist, và nhận thấy rằng tổng năng
suất nhân tố trung bình trong ngân hàng Úc là 1,013. Pastor J.M., F. Perez, and J.
Quesada, (1997) nghiên cứu hiệu quả của các ngân hàng trong so sánh quốc tế. Barr R.

S., L.M. Seiford, and T.F. Siems, (1994) đã dự báo đổ vỡ trong ngân hàng bằng tiếp cận
phi tham số.
Ngoài ra, các nhóm tác giả Lawrence M. Seiford, Joe Zhu (1999) và Richard S.
Barr, Kory A. Killgo Thomas F. Siems and Sheri Zimmel (1999) đều sử dụng mơ hình
phân tích màng bao dữ liệu để đánh giá hiệu suất làm việc của các ngân hàng thương
mại. Trong đó nhóm tác giả Lawrence M. Seiford, Joe Zhu (1999) sử dụng những phát
triển gần đây trong phân tích màng bao dữ liệu để xem xét hiệu suất của 55 ngân hàng
thương mại hàng đầu của Mỹ thông qua: Khả năng sinh lợi (tỷ suất lợi nhuận, mức sinh
lợi) và tính thương mại (tính thị trường, khả năng lưu thông). Hiệu suất không đáng kể
được phát hiện ở cả hai chiều. Các ngân hàng tương đối lớn thể hiện hiệu suất tốt hơn về
lợi nhuận, trong khi các ngân hàng nhỏ hơn có xu hướng hoạt động tốt hơn đối với tính
thương mại. Cịn Richard S. Barr, Kory A. Killgo Thomas F. Siems and Sheri Zimmel
(1999) sử dụng hệ số nhân bị ràng buộc, định hướng đầu vào, mơ hình phân tích màng
bao dữ liệu (DEA) để đánh giá hiệu quả năng suất và hoạt động của các ngân hàng
thương mại Hoa Kỳ từ năm 1984 đến 1998. Kết quả cho thấy mối quan hệ bền vững và
nhất quán giữa hiệu quả với đầu vào và đầu ra. Thêm vào đó, kết quả cũng cho thấy tác
động của các điều kiện kinh tế khác nhau ở một mức độ nào đó tương quan với hiệu suất
tương đối của các ngân hàng.
David Grigorian and Vlad Manole (2002) nghiên cứu ước tính các chỉ số về hiệu
quả của ngân hàng thương mại bằng cách áp dụng một phiên bản Phân tích màng bao dữ
liệu (DEA) cho dữ liệu cấp ngân hàng từ một loạt các quốc gia đang phát triển bằng
cách nhấn mạnh tối đa hóa lợi nhuận và cung cấp dịch vụ giao dịch làm mục tiêu chính
của ngân hàng. Ngồi việc nhấn mạnh tầm quan trọng của một số biến số cụ thể của
ngân hàng, phân tích Tobit được kiểm duyệt cho thấy rằng (1) sở hữu nước ngồi với
quyền lực kiểm sốt và tái cấu trúc doanh nghiệp giúp nâng cao hiệu quả của ngân hàng
thương mại; (2) ảnh hưởng của thắt chặt thận trọng (prudential tightening) đến hiệu quả
của các ngân hàng khác nhau giữa các chuẩn mực thận trọng (prudential norms) khác
nhau; và (3) hợp nhất có khả năng cải thiện hiệu quả của hoạt động ngân hàng. Nhìn



9

chung, kết quả nghiên cứu xác nhận tính hữu ích của DEA khi dùng để đánh giá hệ thống
ngân hàng ở các quốc gia đang phát triển và làm sáng tỏ câu hỏi về kiến trúc tối ưu của hệ
thống ngân hàng. Những tác động tích cực của vốn hóa và sự tập trung thị trường lên các chỉ
số DEA đề xuất rằng các lĩnh vực ngân hàng với một vài ngân hàng lớn, có vốn hóa tốt có
khả năng tạo ra hiệu quả tốt hơn và tỷ lệ thâm nhập thị trường cao hơn.

Nakhun, Necmi K. Avkiran (2009) nghiên cứu mối quan hệ giữa tái cấu trúc ngân
hàng sau khủng hoảng, điều kiện cụ thể của quốc gia và hiệu quả ngân hàng ở các nước
châu Á từ 1997 đến 2001 bằng cách sử dụng phương pháp tích hợp phân tích mơ hình
màng bao dữ liệu DEA và phân tích biên ngẫu nhiên SFA. Bài viết tập trung vào các
biện pháp tái cấu trúc liên quan đến sở hữu ngân hàng. Kết quả chỉ ra rằng mặc dù sáp
nhập trong nước tạo ra các ngân hàng hiệu quả hơn, nhưng về tổng thể, tái cấu trúc
không dẫn đến việc các hệ thống ngân hàng hiệu quả hơn. Sự thiếu hiệu quả của hệ
thống ngân hàng chủ yếu là do các điều kiện cụ thể của từng quốc gia, đặc biệt là lãi suất
cao, sự tập trung thị trường và sự phát triển kinh tế.
Fethi và Pasiouras (2010) cho thấy trong cuộc khảo sát của họ rằng phần lớn các
nghiên cứu thực nghiệm về hiệu quả ngân hàng sử dụng khuôn khổ DEA tập trung vào
hiệu quả kỹ thuật ngân hàng, ở một mức độ nào đó là hiệu quả chi phí và có một lỗ hổng
nghiên cứu trong các nghiên cứu kiểm tra hiệu quả lợi nhuận / doanh thu với DEA. Lý
do đằng sau những điều được liệt kê này là do thiếu chất lượng tốt của giá đầu ra.
Có thể thấy rõ rằng, các nghiên cứu về hoạt động đánh giá hiệu quả của hoạt
động hệ thống ngân hàng thương mại khá đa dạng, các nghiên cứu này hầu hết đều sử
dụng mơ hình kỹ thuật phi tham số DEA kết hợp cùng với một số phương pháp khác để
đánh giá một cách toàn diện nhất.
Tại Việt Nam, DEA là một phương pháp khá phổ biến trong nghiên cứu đánh giá
hiệu quả hoạt động của các ngân hàng. Nguyễn (2007) đã thực hiện một nghiên cứu về
13 ngân hàng thương mại ở Việt Nam trong giai đoạn 2001-2003. Nghiên cứu này tập


trung vào hiệu quả hoạt động của 13 ngân hàng thương mại Việt Nam trên các khía cạnh
thay đổi hiệu quả, tăng năng suất và thay đổi công nghệ. Kết quả, tác giả nhận thấy rằng
các ngân hàng này hoạt động kém hiệu quả trong cả vấn đề phân bổ (điều tiết) và kỹ
thuật (năng lực quản lý), trong đó sự kém hiệu quả về mặt kỹ thuật nghiêm trọng hơn.
Nghiên cứu này cho rằng hiệu quả chi phí trung bình của mẫu ngân hàng của họ là
khoảng 60,6%, và mức tăng trưởng trung bình hàng năm của chỉ số Malmquist là âm
tính, là –2,2% trong suốt thời gian nghiên cứu. Ngược lại, năng suất các nhân tố tổng
hợp tăng 5,7% trong giai đoạn 2001-2003, trong khi năng suất các nhân tố tổng hợp năm
2003 cao hơn 15,1% so với năm 2002. Sự cải thiện năng suất các nhân tố tổng hợp này


10

là đạt được chủ yếu nhờ hiệu quả kỹ thuật cao hơn và ở một mức độ nào đó, nhờ tiến bộ
cơng nghệ. Ơng cũng cho rằng hiệu quả kỹ thuật của hệ thống ngân hàng Việt Nam giảm
từ 0,912 năm 2001 xuống 0,895 năm 2002.
Nguyen và De Borger (2008) nhận thấy rằng năng suất của các ngân hàng Việt
Nam có xu hướng giảm trong khoảng thời gian lấy mẫu (nhỏ) của họ, ngoại trừ năm
2005 - mặc dù kết quả khởi động cho thấy sự thay đổi năng suất giữa năm 2004 và 2005
là không đáng kể. Nguyễn và DeBorger (2008) cũng có một tài liệu thảo luận được trình
bày tại “Hội nghị Năng suất Châu Á - Thái Bình Dương 2008” về hiệu quả và năng suất
của 15 ngân hàng thương mại tại Việt Nam (trong đó có bao gồm 4 trong 5 ngân hàng
thương mại Nhà nước.
Hùng (2008) là một trong những tác giả có nghiên cứu về hiệu quả và tăng
trưởng năng suất của các ngân hàng thương mại Việt Nam bằng cả phương pháp phi
tham số (DEA) và phương pháp biên ngẫu nhiên (SFA). Các kết quả về phân tích hiệu
quả, tăng trưởng năng suất và các mơ hình đánh giá tác động rất có ý nghĩa đối với cải
thiện hiệu quả chung của ngành ngân hàng.
Minh và cộng sự (2008) ước lượng hiệu quả của 32 ngân hàng thương mại tại
Việt Nam trong giai đoạn 2001-2005 và xếp hạng hiệu quả cho các ngân hàng này để

tìm ra những ngân hàng hiệu quả nhất và kém nhất. Hiệu quả được đo lường bằng mơ
hình phân tích bao dữ liệu (DEA) và đo lường hiệu quả bằng mơ hình siêu hiệu quả
thơng qua biến yếu của Tone (2002), trong đó sử dụng giả thiết về hiệu quả thay đổi theo
quy mô (VRS). Họ tiến hành một phân tích nhạy trong đó dữ liệu của các ngân hàng
được phép thay đổi đồng thời trên các tập con đầu vào và đầu ra khác nhau. Hơn nữa, họ
sử dụng tương quan hạng Spearman và tau-b của Keldall để kiểm tra việc xếp hạng dựa
trên biến yếu của Tone và phương pháp xếp hạng Anderson-Peterson, kết quả chỉ ra rằng
xếp hạng các ngân hàng dựa trên phương pháp của Tone và phương pháp AndersonPeterson có mối tương quan cao.
Hạnh và cộng sự (2013) đánh giá hoạt động kinh doanh của 21 ngân hàng thương
mại Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2007 – 2011. Mẫu nghiên cứu gồm 5 ngân
hàng thương mại nhà nước và 16 ngân hàng thương mại cổ phần, mang tính đại diện cho
các ngân hàng thương mại Việt Nam. Nhóm tác giả đã kết hợp phương pháp phân tích
định tính bằng các chỉ số thể hiện qua các bảng số liệu, đồ thị với phương pháp phân
tích định lượng. Nghiên cứu xác định các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của
các ngân hàng thương mại bằng mơ hình phân tích màng bao dữ liệu - DEA để ước tính
hiệu quả cho từng ngân hàng thương mại. Các tác giả phân tích định lượng bằng phương
pháp kiểm định hồi quy Tobit.


11

Thương (2017) ứng dụng phương pháp phân tích màng bao dữ liệu (Data
Envelopment Analysis – DEA) để đánh giá hiệu quả hoạt động của 21 ngân hàng thương
mại (NHTM) trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2011- 2015. Kết quả cho thấy các
NHTM sử dụng tương đối hiệu quả các nguồn lực đầu vào với chỉ số hiệu quả kỹ thuật
trung bình đạt 94%. Chỉ số Malmquist cũng được sử dụng để phân tích sự thay đổi năng
suất của các NHTM theo thời gian. Nghiên cứu cho thấy, tiến bộ cơng nghệ là ngun
nhân chính dẫn đến sự thay đổi Chỉ số Malmquist. Bài viết cũng sử dụng mô hình Tobit
để ước lượng tác động của các nhân tố đến hiệu quả hoạt động của các NHTM trên địa
bàn tỉnh Thái Nguyên.

Thanh và cộng sự (2018) sử dụng phương pháp DEA để đánh giá hiệu quả hoạt
động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam cho giai đoạn 2011 -2016. Tác giả
đã sử dụng dữ liệu thứ cấp được tổng hợp từ báo cáo thường niên của 23 ngân hàng
thương mại cổ phần giai đoạn 2011 -2016 để ước lượng hiệu quả hoạt động của hệ thống
ngân hàng bao gồm hiệu quả kỹ thuật theo cả hai phương pháp DEA-CRS (hiệu quả kỹ
thuật không đổi theo quy mô) và DEA-VRS (hiệu quả kỹ thuật thay đổi theo quy mô),
hiệu quả quy mô (Scale Efficiency), hiệu quả phân bổ (Allocation Efficiency) và hiệu
quả hoạt động chung (hiệu quả chi phí). Kết quả ước lượng cho thấy trong giai đoạn
nghiên cứu, hiệu quả kỹ thuật trung bình hệ thống đạt 81,7%, trong đó hiệu quả kỹ thuật
thuần túy của ngân hàng đóng góp vào hiệu quả kỹ thuật của ngân hàng lớn hơn so với
các nhân tố phản ánh quy mơ hoạt động. Chỉ số hiệu quả chi phí (Cost Efficiency - CE)
trong nghiên cứu có kết quả tăng dần qua giai đoạn 5 năm, từ 52,84% năm 2011 lên
70,61% năm 2016. Hiệu quả chi phí tăng được đánh giá là nhờ các ngân hàng có hiệu
quả phân bổ tăng dần trong các năm và tăng nhanh hơn so với hiệu quả kỹ thuật. Tuy
nhiên, chỉ số CE trung bình toàn giai đoạn là 64,41% cho thấy mặc dù các ngân hàng đã
ngày càng tối thiểu hóa được các chi phí đầu vào để tạo ra một đơn vị đầu ra nhưng việc
sử dụng các nguồn lực đầu vào lại chưa thực sự hiệu quả và do đó, chỉ số hiệu quả chi
phí này chỉ đạt được ở mức trung bình.
Thạnh (2019) tổng hợp lại các phương pháp đo lường hiệu quả hoạt động ngân
hàng. Đồng thời, ứng dụng cách tiếp cận cấu trúc phi tham số với phương pháp phân
tích màng bao dữ liệu để đánh giá hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả chi phí trong hoạt động
của các ngân hàng thương mại Việt Nam, giai đoạn 2007- 2018, có tham khảo hiệu quả
hoạt động 9 tháng của năm 2019. Kết quả cho thấy, hiệu quả kỹ thuật theo DEA của các
NHTM thấp nhất vào năm 2008 đạt 80% và cao nhất vào năm 2007 đạt 92%. Hiệu quả
kỹ thuật theo DEA trung bình giai đoạn 2007-2018 đạt 86%. Tính khơng hiệu quả về kỹ
thuật phản ánh sự chệch hướng về quản lý so với ngân hàng có hiệu quả tốt nhất. Kết


12


quả phân tích kỹ thuật theo DEA cho thấy Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Việt Nam - AGR, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam - VCB, Ngân hàng Thương
mại Cổ phần Quân đội - MBB, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong - TPB,
Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Á - NAB là những ngân hàng có mức hiệu quả kỹ
thuật trung bình cao nhất (100%). Hiệu quả kỹ thuật trung bình được duy trì ở mức khá
cao cho thấy các NHTM Việt Nam đã chú trọng gia tăng năng lực quản lý và sử dụng
hiệu quả các nguồn lực của mình để đạt mức hiệu quả kỹ thuật tối ưu. Các ngân hàng
thương mại trong mẫu nghiên cứu giai đoạn 2007-2018 có hiệu quả kỹ thuật đạt trung
bình 86%, ngun nhân chính là việc sử dụng chưa hợp lý các nhân tố đầu vào.
Nguyễn (2019) tập trung phân tích tác động của mức độ cạnh tranh trên thị
trường đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2005 – 2017.
Cụ thể, nghiên cứu xem xét mối quan hệ giữa cạnh tranh và HQHĐ của các NH là quan
hệ tuyến tính hay phi tuyến tính. Đồng thời, tác động của cạnh tranh đến hiệu quả NH sẽ
được đánh giá theo loại hình sở hữu NH, tình trạng M&A, sự ổn định của hệ thống tài
chính và sự thay đổi cấu trúc của hệ thống NH. Kết quả nghiên cứu hàm ý những chính
sách quan trọng giúp các NHTM có thể tăng cường HQHĐ kinh doanh trong điều kiện
cạnh tranh mới. Hơn nữa, các yếu tố khác có tác động đến HQHĐ của NH cũng được
kiểm sốt, từ đó đề xuất những khuyến nghị cần thiết cho các nhà quản trị NH và hoạch
định chính sách có thể tham chiếu khi tiến hành dự báo và ứng phó với những cú sốc tài
chính có thể xảy ra.
Như vậy, trong những thập kỷ qua, hiệu quả ngân hàng đã được kiểm tra bằng
cách sử dụng các kỹ thuật biên hiệu quả tham số hoặc phi tham số. Trong số các kỹ thuật
tham số, nổi bật là Phương pháp tiếp cận biên SFA, trong khi kỹ thuật phi tham số thì
nổi lên phương pháp màng bao dữ liệu (DEA). Sự khác biệt chính của hai cách tiếp cận
là các kỹ thuật phi tham số không yêu cầu một dạng chức năng cụ thể để ước tính biên
giới, so với các kỹ thuật tham số (Bhatia và cộng sự, 2018). SFA là kỹ thuật tham số phổ
biến nhất nhưng đòi hỏi các giả định rất nghiêm ngặt về dạng biên hiệu quả (Biener và
cộng sự, 2016). Mặt khác, DEA là kỹ thuật phi tham số được sử dụng thường xuyên nhất
để điều tra ngân hàng hiệu quả ở hầu hết các quốc gia.



13

Bảng 1.1: Một số nghiên cứu về hiệu quả hoạt động các ngân hàng thương mại

STT

1

Tác giả

Richard
Barr,
A.
Thomas
Siems
Sheri
Zimmel
(1999)

2

Leong
(2002),
Bauer
cộng
(1997)

3


Sathye

4

Barr
L.M.
Seiford, and
T.F. Siems

5

Lawrence
M. Seiford,
Joe
(1999)


14

STT

6

Tác giả

Nakhun,
Necmi
Avkiran
(2009)


7

David
Grigorian
and
Manole
(2002)

8

Pasiouras
(2008)

9

Fethi
Pasiouras

10

Fukuyama
và Weber
(2010),
Fukuyama
và Matousek
(2011)
Holod
Lewis
(2011)


11

Andreas
Dietrich


15

STT

Tác giả

Gabrielle
(2014)
Arellano
Bover
(1995)

12

Nguyễn
(2007)

13

Nguyen
De Borger
(2008)

14


Hùng (2008)

15

Minh
cộng
sự(2008)

16

Hạnh
cộng
sự(2013)


16

STT

17

Tác giả

Thương
cộng
sự(2017)

18


Thanh
cộng
(2018)

19

Thanh
cộng
(2019)

1.1.2. Những nghiên cứu về tác động của các nhân tố tới hiệu quả hoạt động
của các ngân hàng thương mại
Tác động của một số nhân tố vĩ mô tới hoạt động của ngân hàng thương mại
Demirguc-Kunt và Huizinga (2000) và Bikker và Hu (2002) đã xác định các
chuyển động chu kỳ có thể có trong khả năng sinh lời của ngân hàng - mức độ mà lợi
nhuận ngân hàng có tương quan với chu kỳ kinh doanh. Phát hiện của họ cho thấy rằng
có mối tương quan như vậy tồn tại, mặc dù các biến được sử dụng không phải là thước
đo trực tiếp của chu kỳ kinh doanh. Demirguc-Kunt và Huizinga (2000) đã sử dụng tốc
độ tăng trưởng hàng năm của GDP và GNP trên đầu người để xác định mối quan hệ như
vậy, trong khi Bikker và Hu (2002) sử dụng một số biến số kinh tế vĩ mô (chẳng hạn như
GDP, tỷ lệ thất nghiệp và chênh lệch lãi suất). Trong một đóng góp quan trọng,
Eichengreen và Gibson (2001) phân tích các yếu tố quyết định khả năng sinh lời của
từng ngân hàng và thị trường cụ thể trong giai đoạn 1993-1998, sử dụng bảng phân tích
khơng giới hạn đối với các ngân hàng thương mại. Nghiên cứu của họ đại diện cho một


17

trong số ít nỗ lực để giải thích lợi nhuận bền vững trong ngân hàng, các kết quả thực
nghiệm cho thấy khu vực ngân hàng Hy Lạp có tính cạnh tranh khơng hồn hảo. Các

biến số như tỷ lệ tập trung và thị phần được phát hiện có ảnh hưởng tích cực nhưng
khơng đáng kể đến các chỉ số thể hiện khả năng sinh lời. Ảnh hưởng của quy mô là phi
tuyến tính, với lợi nhuận ban đầu tăng theo quy mơ và sau đó giảm dần. Phát triển
nghiên cứu của Eichengreen và Gibson (2001) tại các ngân hàng Hy Lạp, Ch. Spathis K.
Kosmidou M. Doumpose (2002) sử dụng phương pháp đa tiêu chí để nghiên cứu về lợi
nhuận và hiệu suất giữa các ngân hàng Hy Lạp quy mô nhỏ và lớn, cũng như các nhân tố
lợi nhuận và hiệu suất liên quan đến quy mô của các ngân hàng. Sự cạnh tranh ngày
càng tăng trên thị trường ngân hàng quốc gia và quốc tế, sự thay đổi liên minh tiền tệ và
đổi mới công nghệ mới báo trước những thay đổi lớn trong môi trường ngân hàng và
thách thức tất cả các ngân hàng, đòi hỏi sự chuẩn bị kịp thời để tham gia vào mơi trường
tài chính mới đầy cạnh tranh. Hiệu suất của các ngân hàng Hy Lạp càng cao thì khả
năng cạnh tranh trên thị trường tài chính càng cao và ngược lại. Dựa trên tài sản của các
ngân hàng, tác giả đã phân loại thành các ngân hàng có quy mơ nhỏ và lớn. Việc tìm
kiếm các nhân tố tạo ra sự khác biệt về hiệu suất có thể giải thích lợi thế hiệu suất của
hai loại tổ chức tài chính này và giúp hiểu rõ hơn về ngành cơng nghiệp 'trung gian tài
chính' ở Hy Lạp. Trong khi phân loại các ngân hàng Hy Lạp dựa trên quy mô của chúng,
và nghiên cứu trong một môi trường đa biến vào những năm 1990, kết quả của bài viết
này có thể giúp xác định các nhân tố thành cơng (hoặc thất bại) chính của hai loại ngân
hàng quy mô lớn và quy mô nhỏ tại Hy Lạp.
Andreas Dietrich Gabrielle (2014) sử dụng bộ dữ liệu lớn của ngân hàng và kỹ thuật
ước tính GMM được mô tả bởi Arellano và Bover (1995). Bài viết phân tích cách mà các
đặc điểm của ngân hàng, các biến số kinh tế vĩ mô và các nhân tố đặc thù của ngành ảnh
hưởng đến khả năng sinh lời (hay tỷ suất lợi nhuận, mức sinh lợi) của 10.165 ngân hàng
thương mại trên 118 quốc gia trong giai đoạn từ 1998 đến 2012. Khi phân nhóm các quốc
gia theo ba mức thu nhập, nghiên cứu cho thấy các nhân tố quyết định khả năng sinh lợi của
các ngân hàng trong mơ hình có thể giải thích sự khác biệt về khả năng sinh lợi hiện có giữa
các ngân hàng thương mại ở các nước thu nhập thấp, trung bình và cao. Các nhân tố quyết
định khả năng sinh lời biến động khá lớn giữa các mức thu nhập khác nhau về tầm quan
trọng, dấu hiệu và quy mô của hiệu ứng. Do đó, mức thu nhập có tác động quan trọng đến
các nhân tố quyết định khả năng sinh lời của ngân hàng.


Mohammed Umar, Danjuma Maijama, Mohammad Adamu (2014) nghiên cứu
ảnh hưởng của lạm phát đến hiệu suất ngân hàng. Để thực hiện mục tiêu này, bài báo
đánh giá một số lý thuyết và cơng trình thực nghiệm về ảnh hưởng của lạm phát đến


18

hiệu suất của ngành tài chính. Bài báo tìm thấy hai quan điểm khác nhau. Theo đó, lạm
phát có ảnh hưởng xấu đến hoạt động của ngành ngân hàng và hiệu ứng lan tỏa của nó
có hại cho tồn bộ nền kinh tế. Lạm phát ảnh hưởng đến sức mua và chế độ tỷ giá hối
đối, chi phí cơ hội nắm giữ tiền tệ trong tương lai, làm xấu đi các khoản vay chính
sách, phá vỡ kế hoạch kinh doanh và hiệu quả nắm giữ vốn chủ sở hữu của các ngân
hàng. Trong khi chiều hướng ý kiến ngược lại lại tranh luận rằng, lạm phát dẫn đến tăng
hiệu suất ngân hàng, miễn là các ngân hàng có thể dự đoán lạm phát trong tương lai, và
điều chỉnh lãi suất tỷ lệ để tạo doanh thu cao hơn chi phí, dẫn đến lợi nhuận và hiệu suất
cao hơn nhờ điều chỉnh tỷ lệ lãi suất.
Tác động của hệ số CAR đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng
Hệ số an toàn vốn (CAR) là một chỉ tiêu kinh tế phản ánh mối quan hệ giữa vốn
tự có với tài sản có điều chỉnh rủi ro của ngân hàng thương mại. Hệ số này là thước đo
quan trọng để đo mức độ an tồn hoạt động của ngân hàng, nó cho thấy khả năng duy trì
đủ vốn của các ngân hàng. Hoạt động chính của ngân hàng là nhận tiền gửi và sử dụng
vốn huy động được qua hình thức cho vay. Nếu một ngân hàng có đủ vốn và đáp ứng
các tiêu chuẩn quy định, nó có thể hoạt động để tạo ra lợi nhuận. Phần lớn các nghiên
cứu về khả năng sinh lời của ngân hàng, chẳng hạn như Short (1979), Bourke (1989),
Molyneux và Thornton (1992), Demirguc-Kunt và Huizinga (2000) và Goddard
(2004) đều sử dụng mơ hình tuyến tính để ước tính tác động mức độ quan trọng của các
yếu tố khác nhau trong việc giải thích lợi nhuận.
Ngồi ra, ngân hàng có thể cung cấp các khoản vay lớn khi có đủ tài sản thế
chấp từ nguồn là những các khoản tiền của khách hàng mang đến gửi vào ngân hàng. Hệ

số CAR càng cao thì hiệu quả hoạt động của ngân hàng càng tốt. Điều này được hỗ trợ
bởi Saeed (2014), Myktybekovich (2013), Obamuyi (2013), Abera (2012). Raharjo và
cộng sự (2014) đã chỉ ra rằng CAR có tác động tích cực đáng kể đến các ngân hàng tư
nhân và khơng có tác động đáng kể đến các ngân hàng nhà nước ở Indonesia. Nhưng
Frederick (2014), Gul, et al (2011), Dawood (2014) đã chỉ ra rằng CAR không có ảnh
hưởng đáng kể đến hiệu quả hoạt động. Trong khi Curak và cộng sự (2011) đã chứng
minh rằng CAR có ảnh hưởng tiêu cực đáng kể đến hiệu quả hoạt động. Vì vậy giả
thuyết 1 là CAR có tác động tích cực đáng kể đến hoạt động của ngân hàng.
Tác động của hiệu quả hoạt động đến hoạt động của ngân hàng
Hiệu quả hoạt động cho biết ngân hàng có sử dụng tất cả các yếu tố sản xuất một
cách tối ưu hay hiệu quả hay không. Như vậy, hiệu quả hoạt động của ngân hàng sẽ ảnh
hưởng rất lớn đến hoạt động của ngân hàng. Abera (2012) cho biết chi phí hoạt động thể


19

hiện tổng chi phí hoặc chi phí vận hành ngân hàng, bao gồm cả tiền lương và phúc lợi của
nhân viên, chi phí th phịng và các chi phí khác như đồ dùng văn phịng, tính theo phần
trăm thu nhập. Tỷ lệ này cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng về cơ bản,
chủ yếu là các khoản cho vay, cho đến nay thu nhập của các ngân hàng vẫn bị chi phối bởi
thu nhập từ lãi cho vay. Tỷ lệ hiệu quả các hoạt động khác nhỏ hơn cho thấy ngân hàng ít
hiệu quả hơn trong việc thực hiện các hoạt động kinh doanh khác của nó.

Almazari (2014), Dawood (2014),Obamuyi (2013), Abera (2012), Sastrosuwito
& Suzuki (2011), Curak, et al (2011), Pasiouras & Kosmidou (2007) nhận thấy rằng các

ngân hàng có hiệu quả hoạt động tốt hơn có liên quan đến lợi nhuận cao hơn. Nhưng
Saunders dan Schumacher (2000); Brock và Suarez (2000); Maudos và Guvera (2003);
Lieberg và Schwaiger (2006) đã chứng minh rằng hiệu quả hoạt động có ảnh hưởng tích
cực đáng kể đến lợi nhuận. Vì vậy giả thuyết 2 là hiệu quả hoạt động có tác động tiêu

cực đáng kể đến hoạt động của ngân hàng.
Tác động của NIM đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng
Hệ số NIM ( biên lãi ròng - Net Interest Margin) là sự chênh lệch phần trăm giữa
thu nhập lãi và chi phí lãi phải trả của ngân hàng, nó cho biết hiện các ngân hàng đang
thực sự hưởng chênh lệch lãi suất giữa hoạt động huy động và hoạt động đầu tư tín dụng
là bao nhiêu. Cũng giống như mọi loại hình doanh nghiệp bình thường, ngân hàng là
một công ty kinh doanh trong lĩnh vực tài chính, cung cấp những dịch vụ liên quan cho
các đối tượng khác nhau trong nền kinh tế. Như vậy lợi thế của ngân hàng sẽ được quyết
định bởi thu nhập lãi thu được. Năng lực quản lý của ban điều hànhngân hàng trong việc
kiểm sốt số lượng chi phí lãi vay và quản lý các tài sản sản xuất để tạo ra lãi sẽ ảnh
hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng. Saunders và Schumacher (2000); Brock và Suarez
(2000) đã chứng minh rằng biên lãi rịng có ảnh hưởng tích cực đến lợi nhuận. Trong khi
Raharjo và cộng sự (2014) chỉ ra rằng biên lãi rịng khơng có ảnh hưởng đáng kể đến
các ngân hàng chính phủ nhưng lại có tác động tiêu cực đáng kể đến các ngân hàng tư
nhân ở Ấn Độ. Vì vậy giả thuyết 3 là NIM có tác động tích cực đáng kể đến hiệu suất
ngân hàng.
Tác động của NPL đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng
Nợ xấu (Nonperforming loan, NPL) là các khoản nợ dưới chuẩn, có thể quá hạn và
bị nghi ngờ về khả năng thanh toán nợ lẫn khả năng thu hồi vốn của người cho vay. Tỷ lệ nợ
xấu của một ngân hàng phản ánh khả năng rủi ro của ngân hàng trong việc hồn trả khoản
vay của con nợ có khó khăn. Sau khi các khoản tín dụng được cấp, các ngân hàng cần giám
sát việc sử dụng các khoản tín dụng cũng như năng lực trả nợ của con


×