Tải bản đầy đủ (.docx) (92 trang)

Lỗi chính tả của học sinh dân tộc chăm và bahnar trường phổ thông dân tộc nội trú vân canh tỉnh bình định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (779.47 KB, 92 trang )

5

Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Chữ Quốc ngữ và chính tả tiếng Việt
1.1.1. Chữ Quốc ngữ
Chữ Quốc ngữ mà chúng ta đang sử dụng được được các cố đạo phương
Tây xây dựng khoảng thế kỉ 17, trên cơ sở chữ cái Latin, ổn định và phát triển
từ cuối thế kỉ 19.
Chữ Quốc ngữ là chữ ghi âm vị, phản ánh khá sát hệ thống ngữ âm
chuẩn tiếng Việt. Tuy nhiên, về mối quan hệ giữa âm và chữ, chữ Quốc ngữ
vẫn tồn tại một số bất hợp lí. Ví dụ, một âm vị được ghi bằng nhiều con chữ
hay tổ hợp con chữ: /k/ k, c, q; /ŋ/ ngh, ng; /ɣ/ gh, g; /ia/ ia, ya, iê, yê; /uo/ ua,
uô; ... Một con chữ được dùng để ghi nhiều âm vị khác nhau: /ă/ (ay, au); /εε̌/
(anh, ach); o: /ɔ/, /ɔε̌/ (ong oc); /-ṷ-/ (oe, oa); /-ṷ/ (eo, ao); …
Sự bất hợp lí này do nhiều nguyên nhân: chưa được xây dựng trên cơ sở
nghiên cứu đầy đủ và chính xác về tiếng Việt; sự biến đổi lịch sử của hệ thống
ngữ âm tiếng Việt: /z/ d, /j/ gi → /z/ d/gi; quấc → quốc; ...
Những bất hợp lí của chữ Quốc ngữ là một trong những nguyên nhân
dẫn tới lỗi chính tả của học sinh.
1.1.2. Chính tả
a. Khái niệm
Theo nghĩa từ ngun, “chính” có nghĩa là đúng, “tả” là viết. “Chính tả”
là “phép viết đúng”; là sự chuẩn hóa hình thức chữ viết của ngơn ngữ.
Chính tả là hệ thống những quy tắc về cách viết các âm vị, âm tiết, từ;
cách dùng dấu câu, viết hoa, viết tắt, phiên âm, chuyển tự.
Chính tả có tính bắt buộc đối với mọi người viết thứ chữ nào đó, song
cũng có những biến đổi trong lịch sử ngơn ngữ dân tộc.


6


b. Nguyên tắc chính tả
Nguyên tắc chính tả là những quy định có tính chất xã hội về việc sử
dụng ngơn ngữ viết. Các nhà ngơn ngữ học thường nói đến ba nguyên tắc cơ
bản khi xây dựng chuẩn mực chính tả: ngun tắc hình thái học, ngun tắc
ngữ âm học và nguyên tắc lịch sử
b1. Nguyên tắc hình thái học: viết đúng hình thái chữ viết của từ mặc dù
phát âm khác hoặc không được phát âm. Nguyên tắc này áp dụng cho các ngơn
ngữ biến hình.
Ví dụ, tiếng Anh: hats [s], pens [z].
b2. Nguyên tắc ngữ âm học: phát âm thế nào thì viết thế ấy.
Ví dụ, tiếng Việt: [nat]6 nạt, [nak]6 nạc; [ȶa]2 trà, [ca]2 chà.
Đây là nguyên tắc chủ yếu của chính tả tiếng Việt. Theo nguyên tắc này,
muốn viết đúng chính tả cần phát âm chuẩn. Tuy nhiên, phát âm địa phương
ảnh hưởng nhiều đến viết chính tả.
b3. Ngun tắc lịch sử: viết đúng hình thức của từ như trong lịch sử.
Ví dụ trong tiếng Việt, /k/ viết k khi đứng trước các nguyên âm i, e, ê:
kim chỉ, kìm nén, kèn sáo, hạt kê, kênh kiệu...; viết là q trước âm đệm /ṷ/ (u):
qua, quanh, quê, quyết, ...; viết c khi đứng trước các nguyên âm khác: con cá,
cơm canh, cung cấp, cầu cạnh...
Chính tả chữ Quốc ngữ tuân thủ nguyên tắc (b2) và (b3).
1.1.3. Nội dung của chính tả tiếng Việt
Chính tả tiếng Việt bao gồm nhiều nội dung, nhưng trọng tâm là một số
vấn đề sau:
- Xác định cách viết đúng các từ ngữ theo quy tắc của hệ thống chữ viết

tiếng Việt; đặc biệt là việc xác định cách viết thống nhất cho các từ có những


7


cách phát âm giống nhau nhưng lại có cách viết khác nhau (da/gia, dì/gì,
cuốc/quốc, …).
- Xác định các nguyên tắc viết hoa, viết tắt, phiên âm, chuyển tự.
- Xác định cách viết tên riêng nước ngoài, nhất là tên riêng thuộc các

ngôn ngữ Ấn – Âu, các dân tộc thiểu số ở Việt Nam.
- Xác định việc viết đúng dấu câu.

1.2. Chính tả trong nhà trường phổ thơng
1.2.1. Bậc Tiểu học
Ở bậc Tiểu học, Chính tả là một trong những phân môn thuộc bộ môn

Tiếng Việt, bên cạnh các phân môn khác là: Học vần, Tập viết, Tập đọc, Tập
làm văn, Kể chuyện, Luyện từ và câu.
Phân mơn Chính tả được thực hiện từ học kì II lớp 1 đến lớp 5; rèn
luyện cho học sinh kĩ năng và thói quen viết đúng chữ Việt chuẩn, với ba
nhiệm vụ cơ bản.
a. Rèn luyện kĩ năng viết, nghe cho học sinh.
b. Kết hợp luyện tập chính tả với rèn luyện tập phát âm, củng cố nghĩa
của từ, trau dồi ngữ pháp; góp phần phát triển một số thao tác tư duy cho học
sinh.
c. Bồi dưỡng cho các em một số đức tính tốt như tính cẩn thận, thói
quen làm việc chính xác, óc thẩm mĩ.
1.2.2. Bậc Trung học
Lên bậc Trung học, chương trình và sách giáo khoa mơn Ngữ văn được
xây dựng theo hướng tích hợp. Biểu hiện rõ nhất là việc sáp nhập ba phần lâu
nay vẫn thường được gọi là ba phân môn (Văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn)
vào một chỉnh thể là Ngữ văn. Mục Kết quả cần đạt ở phần Mục tiêu mà học



8

sinh cần đạt tới ở mỗi bài, nói chung gồm đủ ba phần ứng với ba phân môn,
riêng phần Tiếng Việt cung cấp kiến thức về ngữ pháp, phát triển vốn từ, rèn
luyện cho học sinh kĩ năng diễn đạt và nâng cao ý thức giữ gìn sự trong sáng
tiếng Việt, cụ thể:
- Lớp 6: kiến thức cơ bản về: cấu tạo từ, từ mượn, nghĩa và hiện tượng

chuyển nghĩa của từ, các từ loại, cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ; quan
tâm đến lỗi dùng từ, diễn đạt, từ và cấu tạo từ tiếng Việt.
- Lớp 7: nhận diện được từ ghép, từ láy, đại từ, từ Hán Việt, quan hệ từ,

từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, thành ngữ và các biện pháp điệp ngữ,
chơi chữ. Biết vận dụng các kiến thức tiếng Việt khi nói, viết và khi đọc
– hiểu các văn bản chung ở phần Văn học.
- Lớp 8: hình thành kĩ năng và phát hiện, chỉnh sửa lỗi diễn đạt, hiểu và

sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội phù hợp với tình huống giao
tiếp; hiểu, nhận biết và biết cách sử dụng các từ loại trong nói và viết; hiểu và
biết cách chữa các lỗi diễn đạt.
- Lớp 9: giúp học sinh hiểu phương thức cấu tạo từ, biết cách trau dồi

vốn từ, phát triển từ vựng và biết cách sửa chữa lỗi dùng từ trong nói và viết.
- Lớp 10: hình thành một số kiến thức về ngơn ngữ nói chung và tiếng

Việt nói riêng. Trên cơ sở những kiến thức đã có ở THCS, hình thành và nâng
cao những kiến thức về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, về sản phẩm của
học sinh giao tiếp là văn bản; đặc điểm của ngơn ngữ nói và ngôn ngữ viết,
phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và nghệ thuật. Củng cố kiến thức và kĩ năng
mà học sinh đã được học ở các lớp dưới, hoặc có thể biết sơ giản, nắm vững

các phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ, các phép tu từ điệp và đối; yêu cầu chung về
sử dụng tiếng Việt.


9

- Lớp 11: mỗi bài học yêu cầu học sinh tìm hiểu ngữ liệu thực tế theo

các câu hỏi, từ đó rút ra những nhận xét kết luận; sau đó tiến hành luyện tập để
mở rộng, củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng và nâng cao kiến thức đã học
ở THCS. Giúp học sinh hiểu và vận dụng: đặc điểm loại hình của tiếng Việt,
nghĩa của câu, phong cách ngơn ngữ báo chí và chính luận, từ ngơn ngữ chung
đến lời nói cá nhân, ngữ cảnh.
- Lớp 12: yêu cầu học sinh biết và viết được một văn bản phù hợp với

phong cách ngôn ngữ khoa học và hành chính; vận dụng các phương thức biểu
đạt, các biện pháp tu từ, luật thơ tiếng Việt, ý thức giữ gìn sự trong sáng của
tiếng Việt.
Chương trình Tiếng Việt bậc Trung học khơng có phân mơn Chính tả,
cũng có nghĩa là khơng có thời lượng riêng cho luyện tập chính tả. Nội dung
chương trình, thể hiện trong sách Ngữ văn, rất ít đề cập đến chính tả.
Giáo viên cũng ít quan tâm đến chính tả trong bài viết của học sinh, mặc
dù trên thực tế, học sinh bậc Trung học vẫn viết sai chính tả khá nhiều.
1.3. Đặc điểm ngữ âm tiếng Việt liên quan tới chính tả
1.3.1. Âm tiết tiếng Việt
a. Về cấu trúc
Ở dạng đầy đủ, âm tiết tiếng Việt có 5 thành phần cấu tạo: thanh điệu,

phụ âm đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối. Mỗi thành phần do một âm vị đảm
nhiệm.

Âm chính và thanh điệu là 2 thành phần ln có mặt trong cấu tạo âm
tiết.


10

Thanh điệu
Vần
Âm đầu
Âm đệm Âm chính Âm cuối
Âm tiết tiếng Việt có tính độc lập cao, khơng bị biến hình trong lời nói.
Trên văn tự, mỗi âm tiết được viết tách rời thành từng chữ.
b. Chức năng
Âm tiết là đơn vị phát âm nhỏ nhất, tự nhiên nhất trên dòng lời nói. Phần
lớn âm tiết tiếng Việt có chức năng làm vỏ âm thanh cho đơn vị ngôn ngữ nhỏ
nhất có nghĩa (hình vị). Ranh giới giữa đơn vị phát âm thường trùng ranh giới
nghĩa. Vì vậy, hình vị tiếng Việt thường được gọi là tiếng.
c. Phân loại
Dựa vào cách kết thúc âm tiết có thể chia thành 4 loại:
- Âm tiết mở: vắng âm cuối
- Âm tiết nửa mở: kết thúc bằng bán nguyên âm (bai, bay; báo, báu)
- Âm tiết khép: kết thúc bởi phụ âm /p/ p; /k/ c, ch; /t/ t.
- Âm tiết nửa khép: kết thúc bởi các phụ âm mũi /m/ m; /n/ n; /ŋ/ ng,

nh.
1.3.2. Hệ thống âm vị tiếng Việt phổ thông
a. Thanh điệu
Tiếng Việt có sáu thanh điệu: thanh ngang (khơng được biểu hiện trên
chữ viết), thành huyền (`), thanh ngã (~), thanh hỏi (ˀ), thanh sắc (ʹ), thanh
nặng (•).



11

Các thanh khu biệt với nhau bởi ba đặc trưng cơ bản (âm điệu, âm vực,
đường nét) được thể hiện qua bảng sau:

Thanh


hiệu

điệu
âm vị

Ngang

1

Huyền

2

Ngã

3

Hỏi

4


Sắc

5

Nặng

6

b. Phụ âm đầu
Hệ thống phụ âm đầu gồm 22 đơn vị (kể cả âm tắc họng) với các thế đối
lập có giá trị khu biệt như sau:
Bộ phận cấu âm

Phương thức phát âm


Tắc Ồn Bật hơi


12

Không
bật
hơi

Vang mũi
Xát Ồn Vô thanh
Hữu thanh
Vang bên


Sự thể hiện của phụ âm đầu trên chữ viết:
STT

Âm
vị

1

/Ɂ/

2

/b/

3

/t’/

4

/t/

5

/d/

6

/ȶ/


7

/c/

8

/k/


13

9

/m/

10

/n/

11

/ɲ/

c. Âm đệm
Âm đệm là bán nguyên âm /ṷ/. Đến nay, trong giới Việt ngữ học có hai
quan điểm về âm đệm: chỉ có một âm đệm /ṷ/ hoặc có hai âm đệm /ṷ/ và /zero/
(không biểu hiện trên chữ viết).
Âm vị


Chữ

Ghi chú
- Viết u trước nguyên âm hẹp và hơi hẹp: uy, uêch, uênh,

uya, uyên; ươ, uâc, uân, uât, uây, ….
u
/ṷ/

- Viết u ghi trong âm tiết có âm đầu /k/ viết q: qua,
quác, quắc, que, …
Viết o trước nguyên âm hơi rông và rộng: oe, oa, oăn,

o

… (trừ trường hợp âm đầu /k/ viết q: que, qua, quăn, …).


14

d. Âm chính
Tiếng Việt có 16 ngun âm, gồm 13 âm đơn và 3 âm đơi. Theo các tiêu
chí khu biệt về mặt phẩm chất, sự đối lập của các âm vị nguyên âm đảm nhận
chức năng âm chính được thể hiện như sau:
Âm sắc

Âm lượng
Nhỏ
Lớn vừa
Lớn


Sự thể hiện của âm chính trên chữ viết:
STT

Âm

Chữ

Ghi chú

vị

1

/i/

i

y

Viết trong các âm tiết vắng âm đệm.
Viết trong các âm tiết có âm đệm hoặc một mình ghi
âm tiết (từ Hán Việt) : y, uy, huy, quỳnh…
2

/e/

3

/ε/


4

/εε̌/

5

/ie/
͜


15

6
7

/ɯ/
/ɤ/

8

9
ă

/ɤε̌/

/a/

Trong các âm tiết có âm cuối: ăm, ăn, ăng, ăp, ăt, ăc
10


11

/ă/

/ɯɤ/

͜

12
13
14
ao

Trong vần oong, ooc: cải xoong, kính coong, voọc,


15

/ɔε̌/

Trong các âm tiết có phụ âm cuối là ng và c: ong,
oc…


16

16 /uo/
͜


e. Âm cuối
Số lượng âm cuối trong tiếng Việt gồm : 6 phụ âm / m, n, n, ŋ p, t, k/ và
hai bán nguyên âm /ṷ, ii/.
Sự thể hiện của âm cuối trên chữ viết:
STT

Âm vị

1

/p/

2

/t/

3

/m/

4

/n/

5

/k/

6


/ŋ/

7

/ṷ/


17

8

/ii/

Hệ thống chữ viết âm vị chuẩn ở trên là cơ sở để đánh khảo sát lỗi chính
tả và luyện tập chính tả cho học sinh.
1.3.3. Biến thể ngữ âm tiếng Việt trong phương ngữ
Trong giới ngơn ngữ học có nhiều quan niệm về phân vùng phương ngữ
tiếng Việt [9]. Tuy nhiên, quan niệm được nhiều người chấp nhận là phân chia
tiếng Việt thành ba vùng phương ngữ: phương ngữ Bắc, từ bắc đến Ninh Bình;
phương ngữ Trung, từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên; phương ngữ Nam, từ Đà
Nẵng trở vào.
Lấy hệ thống ngữ âm chuẩn thể hiện trên chữ viết làm mốc so sánh, có
thể nhận thấy sự khác biệt ngữ âm với mức độ không đồng đều giữa các vùng
phương ngữ, tạo nên những biến thể phát âm theo từng vùng.
Dựa vào mơ hình cấu trúc tổng qt của âm tiết tiếng Việt có thể phân
biến thể phát âm thành các loại: biến thể phát âm phụ âm đầu, biến thể phát âm
phần vần, biến thể phát âm thanh điệu.
a. Phương ngữ Bắc
Nhìn chung, phương ngữ Bắc có đủ 6 thanh điệu, trừ một số vùng Sơn
Tây.

Khơng có các phụ âm quặt lưỡi: tr, s, r. Nhiều vùng lẫn lộn l/n.
Các vần ưu, ươu phát âm thành iu, iêu.


18

Bảng vần trong phương ngữ Bắc:
1
m
i

im



iêm

ê

êm

e/a

em

ư
ươ

ươm


ơ

ơm

â

âm

a

am

ă

ăm

u

um



uôm

ô

ôm

o


om

b. Phương ngữ Trung
Từ Thanh Hóa trở vào, hệ thống thanh điệu khơng đủ 6 đơn vị. Trong
tiếng Thanh Hóa có 5 thanh điệu, thanh hỏi được phát âm như như ngã. Từ
Nghệ An đến Thừa Thiên, thanh điệu khá phức tạp.


19

Hệ thống phụ âm đầu trong phương ngữ Trung có sự phân biệt các cặp
phụ âm quặt lưỡi: tr/ch; s/x; r/d, gi..
Hệ thống vần trong phương ngữ Trung còn giữ lại nhiều nét tương đối
cổ như: êng, êc; eng, ec; ôông, ôôc; oong, ooc tương ứng với những vần trong
phương ngữ Bắc là ênh, êch; anh, ach; ông, ôc; ong, oc. Tuy nhiên biến thể
phát âm cổ này ít ảnh hưởng tiêu cực đến chính tả.
Hệ thống vần trong phương ngữ Trung:
1
m
i

im



iêm

ê

êm


e/a

em

ư
ươ

ươm

ơ

ơm

â

âm

a

am

ă

ăm

u

um




uôm

ô

ôm


20

ơơng
o

om

on/oong ong/oong op

oc/ooc ot/ooc oi/oai

c. Phương ngữ Nam
Có thể nói, những biến thể ngữ âm của vùng phương ngữ Nam rất phức
tạp.
- Hệ thống thanh điệu: có 5 thanh.
Hệ thống thanh điệu phương ngữ Nam mà tiêu biểu là thanh điệu Đà
Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh lưỡng phân về âm vực khá rõ ràng: thanh
không và thanh sắc nằm hẳn ở âm vực cao của lời nói, thanh huyền và thanh
nặng thuộc hẳn âm vực thấp.
Thanh điệu tương ứng với thanh hỏi và thanh ngã ở Hà Nội mang tính
chất trung gian: nửa đầu nằm ở âm vực thấp, nửa cuối nằm ở âm vực cao, tức

là một âm pha lẫn giữa thanh hỏi và thanh ngã về cả âm vực lẫn âm điệu. Ở
nửa đầu, thanh điệu thoai thoải đi xuống gần trùng với các thanh huyền, thanh
nặng. Nhưng bắt đầu từ khoảng giữa thì vươn lên cao vút như thanh ngã Hà
Nội.
Thanh nặng của phương ngữ Nam cũng khác với thanh nặng Hà Nội ở
chỗ thanh điệu hơi võng xuống ở khoảng giữa, cho nên nó lại giống với thanh
hỏi Hà Nội. Càng đi về phía nam thì càng nghe rõ phần âm điệu hơi đi lên ở
cuối.
Ngoài hai thanh này ra, các thanh khác đều tương ứng với thanh điệu
chuẩn.
- Hệ thống phụ âm đầu
+ Có 3 phụ âm quặt lưỡi: s, tr, r.


21

+ Các âm v, d/gi được phát âm thành mặt lưỡi j. Vùng Nam Bộ, r > g.
+ h trước âm đệm > g, w; kh trước âm đệm > ph.
+ Âm r được phát âm tuỳ tiện từ âm r rung đến âm cong lưỡi rồi đến r

xát, sau đó giữ lại phương thức xát hữu thanh và biến đổi một lần nữa thành j
như tất cả các âm bắt đầu từ z thậm chí có lúc biến thành g trong thổ ngữ vùng
cực nam Nam Bộ.
Ví dụ : rực rỡ > jực jỡ, rổ rá > [jỗ já] > gổ gá
Phụ âm ngoại lai [p] được phát âm giống như [b].
Ví dụ: Sa Pa > Sa Ba; đèn pin > đèn bin; Singapo > Singabo
Trong tiếng Nam Bộ xuất hiện một phụ âm đầu /j/ thay thế cho các phụ
âm /v/, /z/.
Ví dụ: dần dà > jần jà; giặc giã > jặc jã; vỗ về > jỗ jề; vui vẻ > jui jẻ
Do sự tác động của âm đệm tới các phụ âm mạc và hầu trước nó tạo nên

hiện tượng hữu thanh hoá phụ âm đầu để trở thành /w/, /ɣ /.
Ví dụ: Hoa huệ > goa guệ; huân chương > guâng chương; cái quần >
cái guầng; quên mất > guêng mấc.
Các âm quặt lưỡi tr, s biến thành âm ngạc hoá hoặc âm đầu lưỡi bẹt.
* Theo Huỳnh Cơng Tín [49], phương ngữ Nam Bộ:
v; d, gi > /j/

s > /ʂ/, /s/

r > /ʐ/, / ɣ/

ho, hu > /w/

qu > /w/

/-ṷ-/ > /zerô/

- Hệ thống vần
Vần trong phương ngữ Nam khá phức tạp.


22

1
m
i

im




iêm

ê

êm

e

em

ư
ươ

ươm

ơ

ơm/
om

â

âm/
ưm

a

ỉm


ă

ỉm

u

ưm



ưm

ơ

ơm

o

om

Trong vần, các biến thể âm chính khơng nhất loạt, còn tuỳ thuộc chúng
đứng trước âm cuối nào. Với các âm tiết mở, ít có sự biến đổi âm chính (Nam


23

Trung Bộ: vần ê > ơ , ví dụ đề > đờ, cà phê > cà phơ, kế > cớ, ...). Vì vậy, các
biến thể âm chính được xét chung trong cả khối vấn. Biến thể ở âm đệm cũng
không nhất loạt: hoặc là mất âm đệm trong phạm vi thổ ngữ (hoa huệ > ha hệ),
hoặc âm đệm làm biến đổi phụ âm đầu (hoa huệ > goa guệ). Vì vậy cũng

khơng thể xét các âm đệm tách rời mà phải đặt trong cả khối vần. Chỉ có một
số biến thể âm cuối có thể xét độc lập.
Phụ âm cuối -n, -t sau nguyên âm dòng giữa và nguyên âm đôi đều biến
thành -ng, -c:
luôn luôn > luông luông; buồn bã > buồng bã; ngạt mũi > ngạc mũi;
chất lượng > chấc lượng; ...
-n, -t còn bị biến đổi thành -ng, -c khi đứng sau các nguyên âm tròn mơi
và ngun âm dịng trước e và làm biến đổi chúng:
con > coong; chén men > chéng meng...
Trong các từ mít chín, trên hết... có hai dạng biến đổi:
+ Âm cuối -n, -t bị biến thành -ng, -c như trên.
+ -n, -t được giữ nguyên dạng nhưng nguyên âm trước chúng lại được

biến đổi: mứt chứn, trơn hớt...
Trong phương ngữ Nam bộ ă (a ngắn) trở thành a dài nếu đi sau a là
những bán nguyên âm.
chau mày > chao mài; máy bay > mái bai; đau tay > đao tai; giàu có >
giào có;...
Có sự thay đổi độ mở của miệng trong phát âm từ hơi rộng sang hơi hẹp
đối với ngun sau trịn mơi: o, ơ chỉ trong trường hợp đứng trước ng.
quả bóng > gỏa bống; cong cong > công công


24

Phụ âm cuối [-m, -p] là phụ âm môi không tự thân biến đổi mà tác động
tới nguyên âm trước chúng khử mất cấu âm môi môi của các nguyên âm sau
đồng tính với chúng.
um tùm > ưm từm; lúp xúp > lứp xứp; luộm thuộm > lựm thựm
Và cả ba từ họp, hộp, họp trở thành từ đồng âm hợp.

Trường hợp nguyên âm đôi trở thành nguyên âm đơn:
+ Tất cả các vần iu, êu, iêu, ưu, ươu đều được phát âm bằng một vần

duy nhất: iu
kĩu kịt > kĩu kịc; kiêu ngạo > kiu ngạo; kêu la > kiu la; cưu mang > kiu
mang; con hươu > coong hiu...
+ Hai vần ươu, ưu còn được phát âm là u nhưng không phổ biến.
+ Các vần uôi, ươi trở thành đồng âm ưi hay ư: tươi cười > tưi cừi, tư

cừ...
+ Các vần ui, ôi phát âm giống nhau: chuối > chúi; muối > múi...
+ Ba vần im, êm, iêm phát âm đồng nhất thành im: quả tim > quả tim;

tiêm thuốc > tim thuốc; têm trầu > tim trầu...
+ Hai vần ươm và uôm phát âm thành ưm: lượm lặt > lựm lặc; luộm

thuộm > lựm thựm...
1.4. Đặc điểm ngữ âm tiếng Chăm Hroi và Bahnar Bình Định
1.4.1. Hệ thống âm vị tiếng Chăm Hroi
Ở huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định có 9595 người Chăm Hroi [1].

Tiếng Chăm thuộc nhóm các ngơn ngữ Malay-Polynesia như Jrai, Êđê, …
Theo tài liệu Khăp Chăm Hơrâi [37], hệ thống âm vị tiếng Chăm Hroi
có các đơn vị như sau:


25

a. Nguyên âm:
Có 30 nguyên âm đơn và 6 nguyên âm đôi.

+ i ^ e e\ê ê# ư ư\ơ â a ă u u\ô ô# o \oè ề ừ ư\ờ

ầ à ằ ù u\ồ


+ iê ea ề oa ồ
b. Phụ âm
Có 23 phụ âm đơn và 14 phụ âm kép.
+ p b m ph w th t đ n l r ch s x nh j y /j/ k ng kh –q /Ɂ/)

h

–c
+ pl bl br ml tl tr kl kr hm hn hl hw hnh hr
c. Tiếng Chăm khơng có thanh điệu
1.4.2. Hệ thống âm vị tiếng Bahnar
Trên địa bàn huyện Vân Canh, Bình Định có 5267 người Bahnar sinh
sống [1]. Tiếng Bahnar thuộc nhóm ngơn ngữ Mơn – Khmer với thống âm vị
như sau:
a. Nguyên âm
Có 18 nguyên âm đơn và 9 nguyên âm đôi.
+ i ^ e e\ê ê# ư ư\ơ ơ\ a ă u u\ ô ô# o o\
+ iê ia iô io ươ uơ\ ua ua\

b. Phụ âm
Có 26 phụ âm đơn và 7 phụ âm kép.
+ p ph b ‘b w m ‘m th t d đ n ’n l ‘l ch j s nh ‘nh k kh g ng ‘ng h


26


+ hl hm hn hng hnh hr hy
c. Tiếng Bahnar khơng có thanh điệu [36].
1.5. Sơ lược về Trường PTDTNT Vân Canh
Trường PTDTNT Vân Canh nằm trên trục lộ ĐT 638 (nay là quốc lộ
19C), nối liền huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định với huyện Đồng Xuân, tỉnh
Phú Yên. Trường toạ lạc tại thôn Tân Thuận, Thị trấn Vân Canh, huyện Vân
Canh, tỉnh Bình Định.
Tiền thân của Trường PTDTNT Vân Canh là Trường PTDTNT liên
huyện, hình thành trước giải phóng, đặt tại căn cứ An Tồn, huyện An Lão, sau
đó chuyển về huyện Vân Canh năm học 1976 – 1977 dạy cho học sinh Tiểu
học.
Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước về sự phát triển của sự nghiệp
giáo dục đối với đồng bào các dân tộc thiểu số, Trường PTDTNT Vân Canh
được thành lập theo Quyết định số 1330/QĐ-UB, ngày 05/07/1984 của UBND
tỉnh Nghĩa Bình. Năm học đầu tiên khai giảng chỉ có 4 lớp Tiểu học với số
lượng 100 học sinh và 4 giáo viên.
Đáp ứng nguyện vọng của nhân dân trong huyện, tháng 9/1986 hình
thành bậc cấp III học trong Trường nội trú với 2 lớp 10. Số lượng ban đầu 100
học sinh người Kinh từ các xã Canh Vinh lên đến trung tâm huyện. Năm 1999
các cơ sở giáo dục huyện Vân Canh được thành lập nhiều, Trường tách học
sinh cấp I chuyển về học ở các xã; học sinh dân tộc nội trú chỉ còn lại cấp II ăn
ở tại kí túc xá. Thời gian này nhà trường giảng dạy chương trình cấp II và cấp
III.
Năm 2008, trường tách học sinh lớp 10,11 ở địa bàn xã Canh Vinh về
học tại trường THPT Vân Canh mới thành lập. Từ đó trở đi, địa bàn tuyển sinh
của trường từ xã Canh Hiển đến xã Canh Liên.


27


Năm học 2017 – 2018, trường có 675 học sinh là người đồng bào dân
tộc thuộc 6 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Vân Canh. Trong đó, 100% học sinh
nội trú bậc THCS là HSDTTS (chủ yếu là dân tộc Chăm và Bahnar) được chia
làm 8 lớp. Học sinh bậc THPT gồm nhiều dân tộc: Kinh, Bana, Chăm, Thái,
Thổ… chia làm 15 lớp.
Số lượng HSDTTS Chăm và Bahnar trong năm học 2017 – 2018 được
thể hiện qua Bảng 1.
Bảng 1.1. HSDT Chăm và Bahnar Trường PTDTNT Vân Canh

BẬC

LỚP

THCS

THPT

TỔNG

Những số liệu trên cho thấy HSDT Chăm và Bahnar chiếm tỉ lệ lớn
(67.6%) trong trường. Trong đó, HSDT Chăm chiếm tỉ lệ cao nhất với 34.7%,
HSDT Bahnar chiếm tỉ lệ thứ nhì với 32.9%.
Về điều kiện học tập, mặc dù được học nội trú nhưng hầu hết gia đình
học sinh đều khó khăn về kinh tế. Phụ huynh khơng có điều kiện giúp đỡ con
em trong học tập.


28


Về năng lực tiếng phổ thông, học sinh Chăm và Bahnar Trường
PTDTNT Vân Canh nói tiếng Việt khá thành thạo trong giao tiếp hàng ngày.
Tuy nhiên, các em vẫn còn nhiều hạn chế về tiếng Việt trong học tập, thể hiện
rất rõ ở lỗi chính tả.
Tiểu kết chương 1
Chương 1 trình bày những kiến thức cơ bản về chữ viết và chính tả tiếng
Việt, việc dạy chính tả cho học sinh trong trường phổ thông; đặc điểm cơ bản
về hệ thống ngữ âm tiếng Việt chuẩn và những biến thể phương ngữ; hệ thống
âm vị tiếng Chăm và tiếng Bahnar Bình Định. Đây là những kiến thức cơ bản
để thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm của luận văn.
Chương 1 cũng giới thiệu sơ lược về Trường PTDTNT Vân Canh, tỉnh
Bình Định, nơi luận văn khảo sát ngữ liệu cho đề tài.


×