Tải bản đầy đủ (.docx) (110 trang)

Thế giới nghệ thuật truyện kiều từ góc nhìn văn hóa tâm linh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (366.01 KB, 110 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

NGUYỄN THỊ HỒNG NGA

THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRUYỆN KIỀU TỪ
GĨC NHÌN VĂN HÓA TÂM LINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM

Bình Định – Năm 2019


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực. Tất cả những tham khảo
và kế thừa đều được trích dẫn và chú thích rõ nguồn gốc. Cơng trình nghiên
cứu này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác. Nếu
không đúng như đã nêu trên, tôi xin chịu hồn tồn trách nhiệm về đề tài của
mình.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hồng Nga


LỜI CẢM ƠN

Tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn sâu sắc đến TS. Võ Minh Hải, thầy đã tận tình
hướng dẫn tơi trong q trình hồn thành luận văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn đến quý thầy cô trong khoa Ngữ Văn đã tạo


điều kiện giúp đỡ cho tôi hồn thành tốt nhiệm vụ.
Tơi gửi lời cảm ơn đến đồng nghiệp, bạn bè trong lớp Cao học Văn học
Việt Nam khóa 20 đã động viên, khuyến khích, đóng góp ý kiến để tơi hồn
thành tốt cơng việc.
Xin chân thành cảm ơn!

Bình Định, tháng 07 năm 2019
Học viên

Nguyễn Thị Hồng Nga


1

MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài
Trong tiến trình phát triển đời sống văn hoá, thế giới văn hoá tâm linh

vốn dĩ được hình thành từ đời sống thực tế của con người. Xuất phát từ các ý
niệm, vận hành qua các tập tục, thói quen và đi đến các nghi lễ tơn giáo, văn
hóa tâm linh đã trở thành một bộ phận khơng thể khuyết thiếu của văn hóa
dân tộc. Trong q trình nghiên cứu về văn hóa của một thời đại cụ thể, các
nhà khoa học đã có những đánh giá khách quan về thế giới tâm linh, quan
niệm tâm linh với một tư cách là bộ phận quan trọng cấu thành nên thế giới tư
tưởng, quan niệm nhân sinh của con người trong một thời đại văn hóa nhất
định. Do đó, từ góc nhìn tâm linh, chúng ta sẽ giải mã được những nhu cầu
văn hóa, những quan niệm siêu nhiên về thế giới tinh thần của con người thời
đại qua những biểu hiện văn hóa cụ thể.

Trong mối quan hệ với các yếu tố cấu thành cấu trúc văn hóa Việt Nam,
bản thân văn chương cổ điển cũng khơng tách khỏi đời sống con người và văn
hóa. Vì thế văn hố tâm linh đi vào văn chương một cách rất tự nhiên và
nhuần nhị, đặc biệt là ở thời kỳ văn học trung đại. Trong khoảng hai thập niên
trở lại đây, giới nghiên cứu Ngữ văn cổ điển Việt Nam đã bắt đầu quan tâm
đến những vấn đề tơn giáo, văn hố tâm linh, tín ngưỡng cùng với những ảnh
hưởng, biểu hiện đa dạng của nó trong văn học. Hầu hết các cơng trình nghiên
cứu về ảnh hưởng văn hoá tâm linh trong văn học cổ điển đều đi sâu khảo sát
những yếu tố cụ thể với tư cách là những giá trị văn hoá – văn học chuyên
biệt, tạo nên những bức tranh đa sắc màu trong thế giới nghệ thuật tác phẩm.
Với sự thể hiện những nét đặc sắc của văn hóa tâm linh, một số tác phẩm
mang những tầm vóc lớn của văn học trung đại Việt Nam khơng chỉ có giá trị
về mặt nội dung, về văn hóa tín ngưỡng mà cịn có giá trị cao về mặt


2

nghệ thuật trong việc thể hiện sâu sắc tư tưởng thời đại thông qua việc phản
ánh hiện thực của đời sống mn màu mn vẻ. Bức tranh văn hố trong đời
sống tâm linh được thể hiện một cách đa dạng và sắc nét in đậm dấu ấn không
chỉ ở thời trung đại mà còn ảnh hưởng một cách mạnh mẽ cho đến ngày nay.
Kể từ khi ra đời cho đến nay, hơn hai trăm năm tồn tại, Truyện Kiều của
Nguyễn Du được xem như một “sinh thể văn hoá”, là đại diện điển hình, tiêu
biểu cho văn chương dân tộc Việt Nam. Trong quá trình sinh thần, tồn tại và
lưu truyền của tác phẩm này, dấu ấn thời gian dường như đã khơng làm cho
nó phai mờ mà có lẽ đã tôn vinh thêm những giá trị bất hủ của nó. Từ nhiều
góc nhìn khác nhau, các nhà nghiên cứu đã ngày càng phát hiện ra những nét
đẹp văn hoá tiềm ẩn của Truyện Kiều trong đời sống văn chương, văn hóa Việt
Nam. Từ góc độ văn hóa tâm linh, Truyện Kiều lại trở thành đối tượng diễn
giải của các chuyên gia về Phật giáo, Đạo giáo và kể cả Nho giáo. Những triết

thuyết về nhân quả, tài mệnh tương đố, thiên mệnh…,đã thu hút chúng tôi và
đặt ra vấn đề cần đi sâu tìm hiểu tác phẩm ưu tú này một cách bài bản và có
cơ sở văn hóa, khoa học tâm linh.
Là một giáo viên Ngữ văn, qua những bài giảng về các đoạn trích trong
Truyện Kiều thuộc chương trình Ngữ văn bậc trung học phổ thơng, chúng tôi
nhận thấy yếu tố tâm linh là một vấn đề, nội dung cần khai thác để giúp học
sinh cảm nhận được tính trọn vẹn của một “tập đại thành” tiêu biểu cho văn
chương Việt Nam, qua đó có thể nâng cao năng lực thẩm bình văn học cổ điển
một cách hiệu quả. Từ những lý do trên, chúng tôi đã chọn đề tài Thế giới
nghệ thuật Truyện Kiều từ góc nhìn văn hóa tâm linh để thực hiện luận văn
thạc sĩ của cá nhân. Thông qua đề tài này, chúng tơi mong muốn được tìm
hiểu sâu hơn những vấn đề tâm linh cịn để ngỏ và góp phần nâng cao kiến
văn của bản thân và góp phần hỗ trợ cho quá trình giảng dạy trong tương lai.


3

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Nghiên cứu văn hóa tâm linh trong văn học trung đại
Tìm hiểu những ảnh hưởng của văn hóa tâm linh trong tác phẩm văn
học là một hướng nghiên cứu khá hấp dẫn và có ý nghĩa thiết thực. Từ những
năm 70 của thế kỉ XX, vấn đề tâm linh, tôn giáo trong văn học cổ điển Việt
Nam được các nhà nghiên cứu trong Nam ngoài Bắc chú trọng, quan tâm và
khảo sát một cách khoa học, có tính hệ thống. Nếu tính từ những cơng trình
của các nhà nghiên cứu như Nghiêm Toản, Trương Tửu, Nguyễn Duy
Nhường, Hà Như Chi, Phạm Thế Ngũ, Phạm Văn Diêu, Thanh Lãng, Tạ Ký,
Đinh Gia Khánh, Lê Trí Viễn, Cao Tiêu… đến các chuyên luận tiếp cận văn
học từ góc nhìn văn hóa của Trần Đình Hượu, Trần Nho Thìn, Trần Ngọc
Vương, Biện Minh Điền, Đồn Thị Thu Vân, Lê Thu Yến, Nguyễn Thị Thanh
Chung… thì tiến trình nghiên cứu về yếu tố tâm linh với tư cách là một biểu

hiện văn hóa trong văn học cổ trung đại, lịch sử nghiên cứu về yếu tố tâm linh
trong văn học cổ điển Việt Nam đã trải qua năm thập kỉ tiến triển.
Tại miền Nam, khuynh hướng tiếp cận văn hố và tơn giáo đã được các
nhà biên soạn sách giáo khoa, tài liệu luận đề giáo khoa và giáo trình đại học
quan tâm từ khá sớm. Trong Việt Nam thi văn giảng luận (Tân Việt, Sài Gòn,
1960), khi bình giảng về một số truyện Nơm và tác gia văn học cổ điển, soạn
giả Hà Như Chi đã phân tích các phương diện tư tưởng của Phật giáo, Lão
giáo và Nho giáo. Tuy nhiên nhận định của ông cũng chỉ dừng lại ở mức độ
nêu bật những biểu hiện, ảnh hưởng của học thuyết tôn giáo đến sáng tác của
các tác giả văn học cổ trung đại Việt Nam mà chưa thật sự nhấn mạnh đến vai
trò nghệ thuật của các yếu tố tâm linh đó đối với kĩ thuật xây dựng nhân vật,
không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật của tác phẩm.
Đến năm 1969, trong Bảng lược đồ văn học Việt Nam (quyển Thượng –
Nền văn học cổ điển từ thế kỉ XIII đến 1862), Thanh Lãng đã bắt đầu chú ý


4

đến vai trò của yếu tố tâm linh, đặc biệt là đối với trường hợp của Truyện
Kiều của Nguyễn Du. Song cách biện giải của Thanh Lãng có thiên hướng
nghiêng về tâm lí học tơn giáo. Ơng chưa thật sự khẳng nhận các yếu tố tâm
linh trong các tác phẩm văn học cổ điển trước 1862 là những vấn đề có tính
chất văn hóa, thể hiện bản chất văn hóa của Việt Nam mà ơng xem đó là
những biểu hiện siêu hình, là những ẩn ức “quái gở” của tâm lí tác giả [15].
Năm 1970, Cao Tiêu cơng bố tiểu luận Quan niệm về cái chết qua thi
ca và triết lý (Nhà sách Khai Trí ấn hành), lần đầu tiên vấn đề cái chết trong
quan niệm của các tôn giáo và sự thể hiện nó trong thi được tác giả nghiên
cứu một cách bài bản. Ông khái quát vấn đề theo các quan điểm của Tôn giáo,
Trang Tử, Khổng Mạnh… và đi đến kết luận “tử thần, bạn thân thiết của con
người” [43, tr.54]. Với hướng nghiên cứu này, nhà nghiên cứu đã cho rằng vấn

đề tâm linh thông qua cái chết được minh định như là một biểu tượng của văn
hóa trong các tơn giáo. Bàn về cái chết, những tư tưởng về cái chết, miêu tả về
nó cũng với những biểu hiện triết lý của nó. Cao Tiêu đã đưa vấn đề đến tầm
triết lý, biến những sợ hãi, những kiêng kị tâm linh thành những tri thức, hiểu
biết văn hóa cần thiết cho mỗi con người trong đời sống hiện hữu.
Ở miền Bắc, từ sau những năm 1970, trong các cơng trình văn học sử
Việt Nam của nhóm Đại học sư phạm Hà Nội, nhóm Đại học Tổng hợp Hà
Nội và một số chuyên gia khác, vấn đề nghiên cứu ảnh hưởng văn hố tơn
giáo, văn hố tâm linh mới được các tác giả quan tâm. Tuy nhiên, những đánh
giá trong các cơng trình nghiên cứu của giai đoạn này cũng chỉ dừng lại ở
mức độ cầm chừng, chưa thật sự quyết liệt. Nếu tính mốc thời gian cụ thể đối
với lịch trình nghiên cứu về vấn đề này, theo một số nhà nghiên cứu, chúng ta
phải tính đến khuynh hướng nghiên cứu của Trần Đình Hượu. Theo những ghi
nhận của Biện Minh Điền, nhà nghiên cứu Trần Đình Hượu đã có những đóng
góp cụ thể cho khuynh hướng tiếp cận văn hoá, nhất là văn hoá tâm linh


5

đối với tác phẩm văn học cổ điển Việt Nam, ông cho rằng:
Thực sự đã vạch ra được những định hướng, cắm được những
hoa tiêu xác đáng, có sức kích hoạt giới nghiên cứu tập trung hơn vào
Nho giáo và ảnh hưởng của Nho giáo nói riêng và hệ thống quan điểm
tơn giáo đối với văn hóa, văn học Việt Nam theo định hướng văn hố
học tơn giáo, văn hố tâm linh… [Dẫn lại theo 38, tr.38].
Đúng như Biện Minh Điền đã nhận xét, trong cơng trình Nho giáo và
văn học trung cận đại Việt Nam (1995), Trần Đình Hượu đã đề cập đến
“những ảnh hưởng nhiều mặt của Nho giáo trong văn học Việt Nam trung cận
đại” [12, tr.15]. Tuy xác định Nho giáo không phải là một tôn giáo đích thực
mà mà một học thuyết xã hội nhưng khi bàn đến những ảnh hưởng tiêu cực và

siêu hình của học thuyết này, ông đã nhấn mạnh đến chủ trương thiên mệnh –
một con đường siêu hình trong tư tưởng, tư duy của các tác gia văn học cổ
điển Việt Nam. Đây là một trong những biểu hiện tâm linh khá rõ trong văn
chương của nhà Nho.
Tiếp tục sự nghiệp của Trần Đình Hượu, nhà nghiên cứu Trần Nho Thìn
tiếp tục phát triển các quan điểm của vị ân sư, đạo sư hướng dẫn của mình.
Với chuyên luận Văn học trung đại Việt Nam từ góc nhìn văn hóa (2008),
Trần Nho Thìn đã thực sự chạm ngõ với khuynh hướng nghiên cứu văn hóa
tâm linh trong sáng tác thời trung đại [38]. Trong năm 2018, ông tiếp tục công
bố chuyên luận Phương pháp tiếp cận văn hóa trong nghiên cứu giảng dạy
văn học, hướng nghiên cứu văn hóa tâm linh một lần nữa được ông tái khẳng
định như là một cách tiếp cận có cơ sở khoa học đối với các sáng tác thời
trung đại Việt Nam nói riêng và văn học Việt Nam nói chung [39]. Theo sự
khảo sát của chúng tơi, ngồi các cơng trình kể trên, bàn về văn hóa tâm linh
nói chung và văn hóa tâm linh trong các hiện tượng xã hội, văn học nói riêng
có thể kể thêm một sốt cơng trình như Văn hóa tâm linh (2008) của


6

nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Duy, Truyện Truyền kỳ Việt Nam – Đặc điểm
hình thái – văn hóa và lịch sử (2015) của Nguyễn Phong Nam.
Đặc biệt, đi đúng theo khuynh hướng văn hoá tâm linh, năm 2015,
Nhà nghiên cứu Lê Thu Yến và các cộng sự đã cho công bố chuyên luận Văn
học trung đại Việt Nam và những vấn đề tâm linh. Có thể nói, chuyên luận
này đã thể hiện rõ những phương hướng, cách thức tìm hiểu đánh giá những
vấn đề, nội dung của sự ảnh hưởng văn hoá tâm linh trong văn học cổ điển
Việt Nam. Các dạng thức, đối tượng, các vấn đề của văn hoá tâm linh đã được
nhà nghiên cứu phân định rõ ràng theo các tiêu chí cụ thể. Trong chuyên luận
Văn học trung đại Việt Nam và những vấn đề tâm linh , nhà nghiên cứu Lê

Thu Yến cho rằng:
Trong nghiên cứu văn học hiện nay, khuynh hướng khai thác về
mặt văn hoá để lý giải các tác phẩm văn học, nhất là văn học trung đại
đang là một hướng được nhiều người quan tâm. Tâm linh là một trong
những yếu tố quan trọng thuộc lĩnh vực văn hoá… Những phương pháp
tiếp cận từ trước đến nay có thể chưa giải thích một cách tường tận giá
trị tác phẩm bởi người ta ngại đi vào những yếu tố duy tâm hoang
đường, vì thế khai thác, đánh giá tác phẩm khơng khỏi tránh những
hạn chế cần khắc phục trong tương lai… [54, tr.6].
Như vậy, để hình thành một hướng nghiên cứu mới đối với tác phẩm văn
học, các nhà nghiên cứu cần phải trải qua khá nhiều trải nghiệm và hướng tiếp
cận văn hóa tâm linh đối với các sáng tác thời trung đại đã thực sự mang lại hiệu
quả nghệ thuật trong quá trình nghiên cứu, tiếp nhận và giảng dạy về một tác gia,
tác phẩm cụ thể. Đối với những sáng tác thời trung đại, như đã nói, hướng tiếp
cận này đã giúp cho độc giả ngày nay có một cái nhìn trọn vẹn hơn, hợp lý hơn
và khoa học hơn. Điều này càng có ý nghĩa thiết thực đối với việc tiếp cận, đánh
giá và khảo cứu nội dung, nhấn mạnh những yếu tố nghệ thuật


7

của một tác phẩm văn học tiêu biểu – nhất là ở thể loại truyện Nơm.
2.2. Nghiên cứu văn hóa tâm linh trong Truyện Kiều
Lịch sử tiếp nhận có một vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển của
văn học nói chung và trong số phận từng tác phẩm nói riêng. Q trình tiếp nhận
Truyện Kiều đã trải qua một lộ trình diễn biến hơn 200 năm lịch sử. Nếu người
đọc Việt Nam hoàn toàn thờ ơ với Truyện Kiều thì tác phẩm đã khơng thể có một
số phận kỳ lạ đến như vậy. Từ cơng trình Khảo luận về Kim Vân Kiều (1943) của
Vệ Thạch Đào Duy Anh đến nay (2013), các quan điểm tiếp cận Truyện Kiều đã
có đến hàng chục nếu khơng muốn nói là nhiều hơn nữa. Loại trừ các quan điểm

thiên kiến cá nhân, chính trị, đứng từ góc độ văn học nghệ thuật, chúng tôi nhận
thấy vấn đề Truyện Kiều luôn là mối quan tâm hàng đầu của các nhà Ngữ văn
học cổ điển Việt Nam trong và ngoài nhà trường.
Đối với Truyện Kiều, lâu nay độc giả đã có những nhận định về tầm ảnh
hưởng của tư tưởng Nho giáo, Lão Trang và nhất Phật giáo trong nội dung tư
tưởng của tác phẩm. Đây là một vấn đề khá phức tạp, cần phải được cắt nghĩa
một cách công tâm và thoả đáng. Các cơng trình của Hà Như Chi (Việt Nam thi
văn giảng luận), Thanh Lãng (Bảng lược đồ văn học Việt Nam), Cao Tiêu (Quan
niệm về cái chết qua thi ca và triết lý), Doãn Quốc Sĩ (Luận đề về Đoạn trường
tân thanh), Nguyễn Sỹ Tế, Thuần Phong (Luận đề về Nguyễn Du) đều ít nhiều có
nghiên cứu về yếu tố tâm linh trong Truyện Kiều. Tuy nhiên, vấn đề vẫn chưa
thật sự được bàn bạc rõ, số lượng trang viết dành cho những vấn đề này cũng
chưa được nhiều, xứng tầm với vấn đề nghiên cứu.

Năm 1992, tại Mỹ, Mai Hiền Lương cơng bố cơng trình Tiếng lịng của
Nguyễn Du do nhà xuất bản Người Việt ấn hành. Chuyên luận đã nêu bật
những giá trị của phật giáo đối với thế giới nghệ thuật của Truyện Kiều. Ông
đặc biệt quan tâm đến các nhân vật Đạm Tiên, Giác Duyên… và xem đó như
những cơng cụ đưa dẫn Vương Th Kiều đi vào và bước ra khỏi cõi đoạn


8

trường đầy trầm luân và bi kịch [18].
Năm 1995, trong Từ mộ Đạm Tiên đến sông Tiền Đường, nhà văn Trần
Phương Hồ cũng tiếp tục những nhận định về ảnh hưởng tôn giáo trong tác
phẩm của Nguyễn Du. Trong tập biên khảo này, ông đưa chủ thuyết Thiên
mệnh của đạo Nho lên hàng trọng u. Nho giáo, theo ơng, đó là một học
thuyết xã hội, tôn giáo quan trọng trong văn hố, văn học cổ điển Việt Nam.
Những tính cách, ngôn ngữ, trạng huống của các nhân vật đều được ơng cắt

nghĩa theo một trục tư tưởng chính đó là ảnh hưởng của Nho giáo – học thuyết
Thiên mệnh và Chính danh [dẫn lại theo 16].
Qua q trình tìm hiểu những ảnh hưởng tôn giáo, chúng tôi nhận thấy,
tập sách Ảnh hưởng đạo Phật trong Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Du
của cựu giáo sư triết học trước năm 1975 Dương Anh Sơn là được thể hiện rõ
nhất. Ấn bản này được phát hành năm 2000. Qua nội dung cuốn sách, ông đã
nêu bật những ảnh hưởng của tư tưởng phật giáo trong Truyện Kiều. Trong
cơng trình này, soạn giả đã nêu bật những nhận định có tính cảnh báo, ông
cho rằng:
Nguyễn Du không chỉ là một nhà Nho uyên thâm mà còn là
người am hiểu Phật học một cách sâu sắc. Chúng ta biết điều này thể
hiện qua một số bài thơ chữ Hán của ông, tiêu biểu là các bài thơ như
Lương Chiêu Minh Thái tử phân Kinh thạch đài (Bắc hành tạp lục), Đề
Nhị Thanh động (Thanh Hiên tiền hậu thi tập)… thế nên chúng ta rất
dễ nhận thấy tư tưởng đạo Phật bàng bạc suốt nội dung truyện Kiều
dưới ngịi bút tài tình của Tố Như tử. Tất nhiên, tư tưởng Phật học
trong truyện Kiều không hẳn là tư tưởng chủ đạo. Nói khác hơn, chúng
ta không thể đối chiếu một vài đoạn, vài câu thơ trong truyện Kiều với
vài nguyên lý trong kinh Phật rồi vội vã kết luận truyện Kiều mang tư
tưởng Phật học…[30, tr.217]


9

Câu chuyện văn hố, tơn giáo Phật giáo trong Truyện Kiều còn được
trở lại khá kĩ trong các tập sách của Cư sĩ Huyễn Ý (Truyện Kiều qua cái nhìn
của người học Phật, Nxb Tôn giáo ấn hành năm 2000) [51], của Sư ơng Làng
Mai Thích Nhất Hạnh (Thả một bè lau, Nxb Lá Bối, Paris ấn hành năm 2000)
[35]
Nhà nghiên cứu về văn hoá Truyện Kiều Phạm Đan Quế, người đã bỏ

công sưu tầm, nghiên cứu và tiếp cận Truyện Kiều từ nhiều phương diện khác
nhau. Năm 2018, ông đã cơng bố tập sách Văn hố Kiều, bộ tổng tập về
nghiên cứu Truyện Kiều của cá nhân. Năm 1999, ơng cơng bố cơng trình Bói
Kiều một nét đẹp văn hóa, một tập sách tiếp cận Truyện Kiều theo tín ngưỡng
dân gian Việt Nam. Hình thức tiếp cận theo hướng tơn giáo, tín ngưỡng này đã
tồn tại từ lâu trong văn hoá cổ truyền Việt Nam. Phạm Đan Quế đã sưu tập và
hệ thống hoá thành một chuyên luận cụ thể. Điều này cho thấy khuynh hướng
tôn giáo không chỉ thể hiện trong các quan niệm của các học giả bác học mà
cịn được thể hiện trong tư tưởng tơn giáo, tâm linh của tín ngưỡng dân gian.
Hơn bất kì một tác phẩm nào khác, Truyện Kiều của chúng ta đã bén rễ, ăn
sâu trong tâm thức nhân dân Việt Nam hơn 200 năm qua và sẽ còn ảnh hưởng
đến mai sau [23].
Cũng trong thời gian này, năm 2000, quyển sách Đoạn trường tân
thanh dưới cái nhìn Nho gia – Thiền gia của học giả Nguyễn Thạch Giang đã
được ấn hành. Mặc dù chỉ là tập vựng biên về ngữ liệu liên quan đến Nho gia,
Thiền gia trong Truyện Kiều nhưng cơng trình của ơng đã vạch rõ, đưa ra
những dẫn liệu giúp người đọc có thể nhận thức rõ hơn những dấu ấn Nho
gia, Phật gia trong toàn bộ sáng tác của Truyện Kiều (nguyên danh Đoạn
trường tân thanh) [8].
Một trong những chuyên gia Truyện Kiều và Nguyễn Du hiện nay của
giới nghiên cứu phía Nam là nhà nghiên cứu Lê Thu Yến. Là người quan tâm


10

đến những sáng tác của Nguyễn Du trong gần 40 năm qua, Lê Thu Yến đã đi
vào thế giới nghệ thuật của Nguyễn Du từ nhiều giác độ khác nhau. Từ năm
2010 đến nay, bà đã trải nghiệm một hướng nghiên cứu mới – hướng nghiên
cứu văn hoá tâm linh trong văn học trung đại Việt Nam. Năm 2015 nhân kỉ
niệm 250 năm sinh của Đại thi hào Nguyễn Du, trong Kỷ yếu Hội thảo quốc

tế Việt Nam học lần thứ ba, Lê Thu Yến đã cho công bố bài viết “Thế giới tâm
linh trong sáng tác của Nguyễn Du – Một biểu hiện của truyền thống văn hoá
Việt” [21]. Đây là một trong những tiểu luận quan trọng tiếp cận tác phẩm của
Nguyễn Du nói chung và Truyện Kiều nói riêng từ góc độ tơn giáo, văn hố
tâm linh một cách trực tiếp nhất. Bài viết đã khái quát được những giá trị nhân
văn khá tiêu biểu cho tư tưởng thẩm mỹ của nhà thơ. Trong bài viết đã nêu,
nhà nghiên cứu Lê Thu Yến đã khẳng định:
Bản thân tác giả của Truyện Kiều là một người xuất thân Nho
học, trải qua trường đời, chứng kiến bao cảnh phù trầm, biến thiên của
cuộc đời nên dần chuyển dịch đến tư tưởng vô vi của Lão Trang và
quan niệm từ bi hỷ xả của Phật giáo. [21, tr.720]
Cũng trong chuỗi hội thảo kỉ niệm 250 năm năm sinh Nguyễn Du, tác
giả Võ Minh Hải đã công bố tiểu luận “Sự thể hiện quan niệm thẩm mỹ của
Nguyễn Du trong thơ chữ Hán và Truyện Kiều”. Trong bài viết này, tác giả đã
cho rằng văn hoá tâm linh là một trong những cội nguồn cơ bản hình thành
nên thế giới thẩm mỹ đặc biệt của cụ Tiền Điền trong thơ chữ Hán và cụ thể
nhất, rõ ràng nhất là Truyện Kiều. Tuy nhiên, do hạn chế về dung lượng, bài
viết chỉ dừng lại ở mức độ đặt vấn đề mà chưa đi sâu phân tích cụ thể hơn
[11].
Có thể nói, qua những cơng trình, chun luận và bài viết đã kể trên,
chúng ta có thể nhân thấy các yếu tố tâm linh trong Truyện Kiều bao gồm:
Trời phật, thần, tiên, cầu cúng, khấn vái, hồn ma, hóa kiếp, phép thuật, tướng


11

số, bói tốn, phong thủy, điềm báo, báo ứng, mộng… được các nhà nghiên
cứu quan tâm và đánh giá phân tích. Về các yếu tố cơ bản thể hiện văn hoá
tâm linh trong các tác phẩm văn học trung đại nói chung và Truyện Kiều nói
riêng, chúng tơi rất nhất trí với nhận định của Lê Thu Yến, nhà nghiên cứu

cho rằng:
Trời phật, thần, tiên, cầu cúng, khấn vái, hồn ma, hóa kiếp, phép
thuật, tướng số, bói tốn, phong thủy, điềm báo, báo ứng, mộng… là
những yếu tố thuộc thế giới tâm linh hiện diện như một thế tất yếu
trong văn học trung đại nói chung và Truyện Kiều nói riêng mà khi
nghiên cứu chúng ta không thể bỏ qua, khơng thể khơng chú ý. [21,
tr.725]
Tóm lại, kể từ ngày ra đời cho tới nay, Truyện Kiều của Nguyễn Du đã
được giới nghiên cứu văn học tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau. Trong hàng
trăm nghiên cứu, một số được tập trung vào tư tưởng và triết lý từ câu chuyện
hay từ tác giả qua câu chuyện; một số xoay quanh các giá trị đạo lý có thể suy
ra từ tác phẩm; và một số đặt trọng tâm về ngơn ngữ dùng trong truyện. Có
thể nói các nghiên cứu trong quá khứ mang nặng tính "định chất", tức tính văn
chương và văn học, nhưng hình như chưa có nghiên cứu nào đặt Truyện Kiều
dưới lăng kính của khoa học định lượng, như toán học. hướng nghiên cứu này
đã thoả mãn được những yếu tố căn bản của văn hoá Việt trong quá trình tiếp
nhận tác phẩm của độc giả. Đồng thời, cùng với các phương hướng nghiên
cứu khác, nó cũng góp phần khai thác có hiệu quả những giá trị thẩm mỹ của
tác phẩm.
Thiết nghĩ, những vấn đề đã được nêu bật ở trên cũng là một vấn đề cần
thiết bổ túc cho lịch sử nghiên cứu Truyện Kiều. Qua những cơng trình đã
khảo sát cho thấy, đề tài Thế giới nghệ thuật Truyện Kiều từ góc nhìn văn hố
tâm linh mà chúng tơi đang thực hiện tuy khơng phải hướng tiếp cận mới lạ,


12

song nó vẫn cịn là mảnh đất khá màu mỡ cho những ai tâm huyết với thế giới
văn hoá trong truyện Nôm bác học và văn học cổ điển dân tộc. Vì thế, trong
quá trình thực hiện đề tài này, chúng tơi đã gặp phải khơng ít khó khăn, nhất là

cách tiếp cận các yếu tố tâm linh. Và tất nhiên, trong q trình nghiên cứu,
khiếm khuyết là điều khơng tránh khỏi, nhất là trong quá trình thẩm bình và
phân tích những nét đẹp văn hố của các yếu tố tâm linh của tập đại thành vĩ
đại này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là các yếu tố, hiện tượng tâm
linh xuất hiện trong Truyện Kiều và giá trị văn hóa, tác động nghệ thuật của
nó đối với thế giới nghệ thuật của tác phẩm, thể hiện chiều sâu văn hóa của
Nguyễn Du.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu, khảo sát của luận văn là toàn bộ Truyện Kiều
(3254 câu thơ lục bát). Văn bản được chúng tôi sử dụng khảo sát là bản
Truyện Thúy Kiều của Nguyễn Du (do Bùi Kỉ và Trần Trọng Kim hiệu khảo),
Nxb Văn hóa – Văn nghệ Tp. Hồ Chí Minh ấn hành năm 2015.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để tiến hành nghiên cứu đề tài này, ngồi những phương pháp mang
tính đặc trưng của ngành nghiên cứu Ngữ văn cổ điển, chúng tơi cịn phối kết
hợp sử dụng một số phương pháp mang tính đặc thù như sau:
4.1. Phương pháp khảo sát văn bản
Để nhận thấy được tính khu biệt của các văn bản Truyện Kiều, trước
khi đi sâu vào vấn đề nội dung, chúng tôi tiến hành các bước khảo sát văn


13

bản. Nhận thấy bản Truyện Thuý Kiều do cụ Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim phiên
Nơm, hiệu đính là văn bản có tính khoa học, câu chữ minh bạch, qua so sánh
với một số văn bản khác, chúng tôi lựa chọn đây là bản trục.
Trong quá trình tiến hành sẽ đối chiếu với một số bản Truyện Kiều khác

do các nhà Văn bản học Đào Duy Anh, Nguyễn Quảng Tuân, Nguyễn Khắc
Bảo, Thế Anh, Huyền Mặc đạo nhân, Vũ Hữu Tiềm phiên âm, hiệu đính và
chú giải.
4.2. Phương pháp thống kê và phân loại
Hệ thống ngữ liệu, nhân vật, tình huống và chi tiết là những yếu tố quan
trọng để chúng tôi nhận định, nêu bật những giá trị văn hố tâm linh trong
Truyện Kiều. Trong q trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi sẽ sử dụng phương
pháp này để tiến hành những bước khảo sát, thống kê, mô tả cần thiết để góp
phần làm rõ những giá trị văn hoá tâm linh tiêu biểu của Truyện Kiều.
4.3. Phương pháp so sánh đối chiếu
Giá trị văn hoá tâm linh trong Truyện Kiều có những nét khác biệt so
với một số truyện Nôm bác học khác. Với phương pháp so sánh đối chiếu,
chúng tôi sẽ cố gắng làm rõ những khu biệt và khẳng nhận những yếu tố trội
bật về yếu tố tâm linh trong Truyện Kiều. Đây là những đóng góp thiết thực
của nhà thơ đối với lịch sử văn học cổ điển dân tộc Việt Nam.
4.4. Phương pháp tiếp cận văn hóa
Tiếp cận văn hố là một trong những phương pháp căn bản được chúng
tôi sử dụng trong quá trình thực hiện đề tài. Từ các lý thuyết văn hố cụ thể,
chúng tơi sẽ đi sâu phân tích các hiện tượng văn hoá tâm linh. Qua phương
pháp này, người viết sẽ khái quát các ảnh hưởng văn hoá tâm linh trong thế
giới nghệ thuật Truyện Kiều một các khái quát, cô đọng nhất.
4.5. Phương pháp tiếp cận liên ngành
Trong luận văn của mình, để có được những khái qt thể hiện rõ giá


14

trị của hệ thống yếu tố văn hoá tâm linh trong Truyện Kiều, chúng tơi cần vận
dụng nhiều điểm nhìn khác nhau. Vì thế, phương pháp tiếp cận liên ngành cần
được triển khai một cách hiệu quả, góp phần nghiên cứu cụ thể nội dung của

đề tài.
5. Đóng góp của luận văn
Tâm linh là một nhu cầu cần thiết của con người, nó giúp cho con
người trở nên thiện mỹ hơn trong đời sống của mình. Từ góc nhìn tâm linh,
chúng tơi sẽ cố gắng tìm kiếm, phát hiện những nét đẹp văn hóa, những yếu tố
tâm linh đã góp phần làm nên sự tồn bích của viên ngọc Truyện Kiều.
Qua nghiên cứu thế giới văn hoá trong tác phẩm, chúng tơi mong muốn
nhìn nhận một cách khách quan, khoa học các yếu tố tâm linh và phân tích
đánh giá chúng với tư cách là hệ thống kỹ thuật góp phần kiến tạo nên chiều
sâu văn hóa của tác phẩm và tư duy văn hóa, quan niệm nhân sinh, quan niệm
tơn giáo và văn hố tâm linh của Tố Như tử.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung nghiên
cứu chính của luận văn được chia thành 03 chương, cụ thể như sau:
Chương 1. Truyện Kiều và vấn đề văn hoá tâm linh trong văn học
trung đại Việt Nam
Nội dung nghiên cứu của chương 1 được chúng tôi tập trung nêu bật
những giá trị của Truyện Kiều với tư cách là một tác phẩm tiêu biểu của nền
văn học cổ điển Việt Nam. Ngoài ra, nội dung nghiên cứu của chương này
cũng bước đầu tìm hiểu, đánh giá những vấn đề liên quan đến văn hoá tâm
linh và hệ thống những vai trị của nó.
Bên cạnh đó, chúng tơi cũng quan tâm đến việc khảo cứu những biểu
hiện cụ thể của nó trong văn học trung đại Việt Nam để xây dựng những nền


15

tảng văn hố, cơ sở lý thuyết cho q trình phân tích những giá trị về văn hố
tâm linh trong thế giới nghệ thuật Truyện Kiều của Nguyễn Du.
Chương 2. Ứng xử văn hoá tâm linh của Nguyễn Du và những yếu

tố tâm linh trong Truyện Kiều
Từ góc nhìn văn hoá tâm linh, nội dung cơ bản của chương 2 là những
vấn đề phác hoạ những ứng xử về văn hoá tâm linh của Nguyễn Du và sự thể
hiện các yếu tố tâm linh trong thế giới nghệ thuật Truyện Kiều. Việc phân tích,
nêu bật những quan niệm về văn hố tâm linh của tác giả cũng chính là q
trình xây dựng nên những tiêu chí xác định các yếu tố tâm linh trong tác
phẩm.
Chương 3. Hiệu quả thẩm mỹ của những yếu tố văn hoá tâm linh
trong Truyện Kiều
Với tư cách là một yếu tố nghệ thuật, yếu tố tâm linh đã có những tác
động cụ thể đối với việc phản ánh hiện thực trong Truyện Kiều. Xét cho cùng,
những vấn đề hiện thực và nhân văn trong tác phẩm luôn là những nội dung
thường trực, hiển hiện rõ ràng và cần được cắt nghĩa từ nhiều góc độ khác
nhau. Từ góc nhìn tâm linh, đó là bức tranh hiện thực có tính thực và ảo. Cùng
với nó là những ý nghĩa giáo dục và truyền thống tín ngưỡng, khát vọng công
lý, hạnh phúc, những ước mơ tâm được Nguyễn Du thể hiện trong Truyện
Kiều.
Ngồi ra nó cịn có ý nghĩa thiết thực đối với việc giáo dục, nêu bật các
giá trị nhân văn trong tác phẩm. Trong Truyện Kiều, qua các chi tiết hình ảnh
liên quan đến yếu tố tâm linh huyền hoặc, tác giả Nguyễn Du muốn trao gửi
những thơng điệp văn hố quan trọng đối với việc bảo tồn và gìn giữ truyền
thống dân tộc. Từ góc nhìn văn hố tâm linh, nội dung của chương 3 cũng sẽ
đi sâu phân tích và làm rõ vấn đề này.


16

Chương 1. TRUYỆN KIỀU VÀ VẤN ĐỀ VĂN HOÁ TÂM
LINH TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
1.1. Truyện Kiều và văn hố Việt Nam

1.1.1. Truyện Kiều trong dịng chảy văn hoá Việt
Từ những thập niên đầu thế kỷ XX, nhà văn hố Phạm Quỳnh đã có
câu nói nổi tiếng "Truyện Kiều còn, tiếng ta còn. Tiếng ta còn, nước ta còn".
Trải qua biết bao dâu bể hơn hai trăm năm qua, kể từ khi đại thi hào Nguyễn
Du sáng tác nên thiên tác phẩm, Truyện Kiều vẫn mãi lay động tâm trí hàng
triệu triệu người trên khắp thế giới. Có thể nói chưa có một áng văn thơ nào
của Việt Nam được truyền tụng, thấm đẫm nhân văn trong đời sống xã hội
như Truyện Kiều.
Hơn 200 năm qua, Truyện Kiều với tư cách là một tập đại thành của văn
học cổ điển nước nhà đã luôn đồng hành cùng với chiều dài lịch sử văn hoá
dân tộc Việt Nam. Từ trong đời sống, Truyện Kiều gắn bó với mỗi người dân
Việt ngay từ khi cất tiếng khóc chào đời, tiếng ca à ơi trên những cánh võng,
cánh nôi của các bà, các mẹ… Một đặc điểm khá độc đáo hơn nữa, trong văn
chương cổ điển Việt Nam, Truyện Kiều cũng là một trong những tác phẩm có
tính phổ qt khá sâu rộng, nó khơng phân biệt người đọc, vừa mang tính bác
học, hàn lâm, vừa dân dã, gần gũi. Người nông dân vừa cày cấy vừa say sưa
ngâm nga mấy câu Kiều; biết bao người lính của núi rừng Trường Sơn năm
nào trong ba lô trên đường hành quân luôn có một tập Kiều, họ ngâm Kiều
trong những năm tháng chiến tranh, dưới mưa bom lửa đạn. Và cho đến hôm
nay, bao thế hệ giáo viên, học sinh vẫn miệt mài giảng dạy, học tập Truyện
Kiều như đang bảo tồn một vốn quý của dân tộc Việt Nam.
Với tư cách là một đại diện tiêu biểu của văn học Việt Nam, nhà nghiên
cứu Phong Lê đã vinh danh Truyện Kiều là “tấm danh thiếp của văn hoá Việt


17

Nam” [16]. Trong tiến trình văn hố Việt Nam, Truyện Kiều của chúng ta
không chỉ là tác phẩm mang hồn cốt dân tộc mà nó cịn thể hiện sự trưởng
thành, những phức cảm văn hoá lịch sử tiếp nhận nội dung tác phẩm. Trong

bài viết “Các vấn đề Truyện Kiều qua lịch sử tiếp nhận hai thế kỷ” [39], nhà
nghiên cứu Trần Nho Thìn cho rằng:
Văn học Việt Nam trong đó có Truyện Kiều là thực tế văn hố,
cần hiểu đúng thực tế này trước khi áp dụng các lý thuyết văn hoá chủ
yếu được khái quát từ thực tế văn hoá phương Tây. [39, tr.216]
Truyện Kiều của Nguyễn Du là tác phẩm văn hố lớn có sức lan toả,
ảnh hưởng đến người đọc, nó khơng phải chỉ là câu chuyện “mua vui cũng
được một vài trống canh” mà là một sinh thể văn hoá chi phối đến sự cảm, sự
nghĩ của người dân nước Việt. Theo chúng tôi, đây cũng nên xem là một
hướng tìm hiểu, nghiên cứu cần quan tâm phát triển thêm trong tương lai.
Hướng tiếp cận này sẽ giúp chúng ta hiểu được quá trình đi vào đời sống văn
hoá, đồng hành cùng văn hoá Việt của một kiệt tác và cũng chỉ chính những
quy luật tiếp cận, tiếp nhận văn học trên nền tảng văn hoá Việt Nam. Trong
diễn cảnh kéo dài hàng ngàn năm thống trị của đạo đức Nho học phong kiến,
Truyện Kiều đã xuất hiện như một vì tinh tú, vượt qua mọi rào cản của tư
tưởng và ý thức hệ, của tâm lý và tình cảm, khơng chỉ đảm trách sứ mệnh chở
đạo và nói chí mà hướng tới một bức tranh rộng lớn “những điều trông thấy”
phủ khắp gần như tồn bộ sự sống nhân sinh khơng chỉ “trăm năm trong cõi”
một đời người mà cả thế gian rộng lớn. Truyện Kiều không chỉ là tác phẩm lớn
nhất và duy nhất của văn học trung đại Việt Nam mà bản thân nó cịn có được
giá trị của một “bức tranh đời”, với “những điều trông thấy” và tiệm cận đến
với giá trị nhân văn, “mà đau đớn lòng” của một nhà văn hoá tầm cỡ thế giới
– Nguyễn Du.
Quả vậy, nếu xem Truyện Kiều là một sinh thể văn hoá đặc biệt, là tấm


18

căn cước của văn chương cổ điển Việt Nam, chúng ta sẽ nhận thấy được ở tác
phẩm một sự bao qt lớn. Đó khơng chỉ là bức tranh xã hội thời phong kiến

mạt kỳ mà cịn là một điển hình cho các xã hội cịn bị áp bức, bóc lột, dày vị
trên thể xác con người. Đó khơng chỉ là triết lý sống của biết bao con người
được hình thành từ một xã hội chịu ảnh hưởng của các tôn giáo bản địa và
ngoại lai mà còn là câu chuyện về những mảnh đời, thân phận người biết bao
chìm nổi. Qua tác phẩm, Nguyễn Du khơng tự mình khái qt các vấn đề
nhân sinh, văn hố mà thơng qua thế giới nghệ thuật đầy hấp dẫn, thế giới
nhân vật giàu sức khái quát và cả những chi tiết, bối cảnh nghệ thuật bậc thầy
để giúp người đọc tiếp cận, thưởng thức những triết lý văn hoá đặc sắc của
dân tộc ta.
Câu chuyện về Truyện Kiều sẽ còn tiếp diễn, bởi bản thân tác phẩm này
đã lập nên biết bao kỉ lục văn hoá mà trước và sau khi tác phẩm ra đời khơng
có gì có thể sánh được. Trong mối liên hệ với văn chương nhân loại, Truyện
Kiều đã đưa Nguyễn Du trở thành một đỉnh cao của văn chương Việt và vươn
tới với tầm vóc nhân loại, khơng chỉ cơng chúng Việt mà bạn đọc các nước
vẫn có nhận ra ngay sự gặp gỡ, tương đồng giữa Nguyễn Du và nhiều danh
nhân văn hoá khác trên thế giới như Dante của Ý - tác giả của Thần Khúc,
như Goethe của Đức – tác giả của Faust và sánh vai với Puskin – Mặt trời của
thơ ca Nga.
Có thể nói, hướng tiếp cận văn hố tâm linh qua các cơng trình nghiên
cứu về các tác phẩm văn học, hay thể nghiệm nó trong các tác phẩm văn
chương cổ trung đại, đặc biệt là khảo chứng trong thế giới văn hoá của truyện
Nôm của một số tác giả là một khuynh hướng, một sự khám phá có ý nghĩa to
lớn. Nó cho thấy sự thống nhất biện chứng giữa thế giới văn chương và văn
hoá, mà nổi bật hơn cả là tính khoa học và thực tiễn của hướng nghiên cứu
dựa trên mối quan hệ tương tác này, đúng như tác giả cơng trình Ngơn ngữ


19

nghệ thuật Truyện Kiều từ góc nhìn văn hố đã khẳng định:

Từ khi ra đời đến nay Truyện Kiều của Nguyễn Du đã trở thành
một bộ phận không thể tách rời của đời sống tâm hồn dân tộc Việt Nam
nói chung và đời sống văn học nói riêng…[10, tr. 9].
Tập đại thành của văn chương, văn hoá Việt Nam đã trải qua hai trăm
năm tồn tại nhưng những vấn đề nghiên cứu về thế giới nghệ thuật của nó vẫn
để lại những tồn nghi, cần tiếp tục bổ sung và khảo cứu thêm. Tuy vậy, hầu
hết các nhà nghiên cứu đều thống nhất khẳng định những thành tựu về ngôn
ngữ của Nguyễn Du trong Truyện Kiều và những đóng góp của ơng đối với
tiến trình phát triển văn hố, văn học dân tộc.
1.1.2. Giao lưu văn hoá Việt - Hán qua Truyện Kiều của Nguyễn Du
Giao lưu văn học, văn hoá, nhất là văn hoá tâm linh là một trong những
quy luật phổ biến cho mọi nền văn học, nó đánh dấu sự học tập, cách tân và
sáng tạo của các tác giả trong mối quan hệ ảnh hưởng và tiếp nhận. Truyện
Kiều của Nguyễn Du và Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân là ví
dụ tiêu biểu cho mối quan hệ ấy. Tuy nhiên, trong sáng tác của mình, Nguyễn
Du tái hiện một thế giới nghệ thuật sinh động mang tính phúng dụ sâu sắc,
dung chứa những quan niệm của cuộc sống và phảng phất những giá trị văn
hoá tâm linh đặc sắc. Từ sự giao lưu và chịu ảnh hưởng của văn hóa tâm linh
đến vấn đề quan niệm thẩm mỹ nghệ thuật cùng phong cách tài tử mang tính
cá nhân của nhà thơ – nhà văn hoá Nguyễn Du đã tạo nên những tiền đề văn
hóa, văn học cho sự tiếp nhận Truyện Kiều của các thế hệ độc giả Việt Nam.
Đến giai đoạn nửa cuối thế kỷ thứ XVIII nửa đầu thế kỉ XIX, trải qua
nhiều thăng trầm của lịch sử, xã hội Việt Nam sau những phát triển mạnh mẽ
của các thế kỉ trước đã dần bộc lộ những suy thoái trên nhiều phương diện.
Bức tranh đa dạng của hiện thực cũng như tâm tình con người địi hỏi sự thể
hiện cao độ. Sự phong phú, chính xác, điêu luyện, uyển chuyển và sâu sắc


20


được thể hiện trong nội dung tác phẩm đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của
ngôn ngữ văn học dân tộc. Bức tranh hiện thực của tác phẩm được Tố Như
tiên sinh gợi mở qua một mã văn hóa đặc biệt, đó là sự vận hành của những
tín hiệu văn hoá, văn chương trung đại, là sự biểu hiện của các quan niệm,
hành vi văn hóa trong sinh hoạt xã hội. Trong thế giới nghệ thuật của Truyện
Kiều, nếu tiếp cận từ góc độ văn hóa, chúng ta sẽ thấy sức ảnh hưởng của
Truyện Kiều sẽ vận hành theo ngun tắc vừa ly tâm vừa hướng tâm. Nó
khơng chỉ mang dáng vẻ đài các của thế giới nghệ thuật văn chương cổ điển
Trung Hoa mà nó cịn có sự biểu hiện ở bản sắc dân tộc. Điều đó đã góp phần
tạo nên tâm thế gần gũi với độc giả, khiến cho thế giới văn hoá trong tác
phẩm của tác phẩm không quá xa lạ đối với các thế hệ, tầng lớp bạn đọc thuộc
các giai tầng xã hội, thời kì văn hố khác nhau.
Truyện Kiều là giai phẩm kỳ diệu của văn chương Việt Nam, là tấm danh
thiếp hoàn mỹ đại diện cho văn hoá dân tộc. Sức sống văn hóa của tác phẩm bất
hủ những vấn đề, câu chuyện vô cùng thú vị. Tinh hoa và thành tựu văn hóa đặc
sắc của đất nước Trung Hoa và vốn văn hóa tâm linh cổ truyền của dân tộc đã
hun đúc nên chiều sâu triết mỹ, sức lan tỏa và vang vọng của tác phẩm đối với
các thế hệ bạn đọc văn hóa Việt Nam. Có thể nói thế giới nghệ thuật Truyện Kiều
đã tạo nên những bước tiến thần kỳ đối với văn học dân tộc.

Có thể nói, thế giới nghệ thuật của thi ca trung đại là một thế giới phức
điệu bởi những đặc trưng mang tính quy phạm. Người nghệ sĩ khơng chỉ đóng
vai trị là một thi nhân mà còn phải đảm trách vai trò là một triết nhân. Về
hình thức, hầu hết các nhân vật trong thi phẩm được hoạt động trong môi
trường của những quan niệm nệ cổ, quan điểm trung hiếu, tiết nghĩa, đạo
cương thường, tình thủ túc, nhưng trong chiều sâu triết mỹ của nó, mỗi một
nhân vật đều là một sự tích hợp cao độ các nét đẹp, độ thâm trầm và sự uyên
nhã của tinh thần nhân văn, nghĩa hiệp của văn hố Đơng phương.



21

Tiếp cận văn học theo phương pháp liên ngành văn hóa đã mang lại cho
giới nghiên cứu những hướng đi mới, đặc biệt là ở trường hợp Truyện Kiều
của Nguyễn Du. Khảo sát thế giới nghệ thuật của Truyện Kiều trong bối cảnh
giao lưu văn hóa, văn học Việt Nam và Trung Hoa không chỉ thể hiện mối
quan hệ về lịch sử, cũng như những cách tân sáng tạo từ phương diện văn học
giữa Truyện Kiều và Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân mà còn
nêu bật những ảnh hưởng văn hóa, xã hội trong thế giới nghệ thuật tác phẩm.
Dường như trong sự tồn tại biện chứng của tác phẩm này, giá trị nghệ thuật
của nó như một sự lan tỏa, vang vọng và không bao giờ có điểm tận cùng. Từ
những đặc trưng về văn hóa, xã hội và phương pháp tiếp cận liên ngành đã tạo
nên một phương thức tư duy, nhận thức mới đối với việc tiếp cận các giá trị
văn hóa, mã văn hóa hay thế giới nghệ thuật sống động trong Truyện Kiều, đó
là kiểu tư duy song trùng hệ hình văn hóa Việt - Hán. Tư duy theo hệ hình văn
hóa đã tạo ra những tiền đề cơ bản không chỉ giúp tác giả thể hiện vốn sống,
lớp trầm tích văn hóa và con người cá nhân của mình trong tác phẩm mà còn
giúp độc giả tiếp nhận tác phẩm trong mơi trường, bối cảnh văn hóa, để từ đó
độc giả có thể phát huy tốt hơn tư cách, vai trị là một tác nhân đồng sáng tạo.
Những nền tảng cơ sở đó đã cung cấp cho thế giới nghệ thuật tác phẩm
những lớp nghĩa đặc thù tác động đến tư duy thẩm mỹ tiếp nhận, nâng cao giá
trị văn hoá của người đọc. Trong các mối quan hệ thân tộc, xã hội của Truyện
Kiều, nếu so với Thúy Vân, Thúy Kiều tự nhận mình là “người bạc mệnh”, thì
sánh với Kim Trọng nàng tự nhận là “người thác oan”. Nhận thức được quy
luật biến thiên của cuộc sống, lẽ tồn sinh của chính bản thân mình, Thúy Kiều
như một triết nhân tự chiêm nghiệm cho chính đời mình. Hình ảnh “trâm gãy
bình tan” là một tín hiệu thẩm mỹ được vay mượn từ ý thơ của Cố Huống
(Trung Quốc): “Thạch thượng ma ngọc trâm, ngọc trâm vị thành, trung ương



22

chiết, tỉnh thượng vãn ngân bình, ngân bình vi thượng, ti thằng tuyệt…” (mài
trâm ngọc trên đá, trâm chưa thành, nửa chùng gãy, kéo bình bạc trên giếng,
bình bạc chưa lên, dây tơ đứt), tín hiệu văn hố này từ được các văn nhân
Trung Hoa sử dụng để diễn tả về số phận của giai nhân bạc mệnh, hoặc sự
việc nửa chừng bị đứt gãy [8, tr.301]. Đến Truyện Kiều, hình ảnh văn hóa
được Nguyễn Du vận dụng ở đây đã có ý nghĩa khái qt, tơ đậm cho tính
chất bi thương của một tình u tan vỡ, khơng những thế, nó đã góp phần trở
thành một cơng cụ văn hóa để giải mã cuộc đời và số phận của Kiều Nhi.
Bước vào khơng gian văn hố của Truyện Kiều, người đọc như cảm
nhận cả một thế giới đang bước những bước thâm trầm, dung dị, xúc cảm và
sâu lắng, đặc trưng mỹ học cổ điển Trung Hoa, Việt Nam và kiểu tư duy theo
hệ hình văn hóa trung cổ đã tạo nên một mã văn hóa đặc biệt cho thi phẩm.
Hơn bất kỳ một tác gia nào khác, Nguyễn Du khơng chỉ ký họa một cách
nhanh chóng bức tranh hiện thực xã hội phong kiến mà còn thể hiện nó bằng
những nét bút uyển chuyển qua những gam màu sáng tối như thể sự biến
thiên, thăng trầm của thế sự, của nhân sinh. Nhà thơ đã hoàn thành một cách
xuất sắc nhiệm vụ của một tông đồ suốt đời phụng thờ chủ nghĩa, chuyển tải
và minh chứng cho các triết thuyết tư tưởng, quy luật khoáng đạt nhân sinh.
Nhà thơ như đã xác lập một cuộc đối thoại văn hóa trong một thế giới đầy
những biến động và tương tác.
Sự tương hợp và dung hòa giữa tư tưởng Lão Trang, Khổng Mạnh và
Phật Đà trong thế giới nghệ thuật của Truyện Kiều đã thể hiện điều đó. Hai
chữ Tài Mệnh trong tác phẩm như một điểm sáng văn hóa di động trong toàn
tác phẩm, cái quan niệm “tài mệnh tương đố ” mà Nho gia gọi là mệnh, Phật
đà gọi là nghiệp, Đạo gia là sự biến hóa, tương sinh tương khắc của âm và
dương đã tạo ra tư tưởng tòng quyền, thuận thiên, bất nghịch mệnh. Phải
chăng số phận Kiều nhi từ chốn buồng khuê, qua mười lăm năm lặn ngụp



×