Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Liên hệ giai cấp công nhân hiện đại và giai cấp công nhân Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (446.99 KB, 16 trang )

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

Học phần: Chủ nghĩa xã hội khoa học

ĐỀ TÀI: Quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin về sứ mệnh
lịch sử của giai cấp công nhân. Liên hệ giai cấp công nhân
hiện đại và giai cấp công nhân Việt Nam

Giảng viên hướng dẫn
Sinh viên thực hiện
Lớp
Mã sinh viên

:
:
:
:

Nguyễn Thế Hùng
Nguyễn Khánh Linh
K23NHC
23A4010889

Hà nội, ngày tháng năm 2021


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN...............................................................................2
1.1.Sứ mệnh lịch sử giai cấp công nhân và nội dung sứ mệnh lịch sử của giai


cấp công nhân......................................................................................................2
1.1.1.Giai cấp công nhân....................................................................................2
1.1.2. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và nội dung sứ mệnh lịch sử của
giai cấp công nhân.................................................................................................3
1.2. Căn cứ khách quan và nhân tố chủ quan trong quá trình thực hiện sứ
mệnh lịch sủa của giai cấp cơng nhân ...............................................................4
1.2.1. Căn cứ khách quan...................................................................................4
1.2.1.1: Địa vị kinh tế-xã hội của giai cấp cơng nhân.................................4
1.2.1.2. Địa vị chính trị-xã hội của giai cấp công nhân..............................5
1.2.2. Nhân tố chủ quan......................................................................................6
PHẦN 2: LIÊN HỆ THỰC TẾ VÀ LIÊN HỆ BẢN THÂN............................7
1.1.Vai trị của giai cấp cơng nhân ở các nước TBCN và nước XHCN hiện
nay.........................................................................................................................7
2.1. Sứ mệnh lịch sử, vai trò của GCCN Việt Nam hiện nay................................8
3.1. Vai trò của Đảng trong thời kì hội nhập và tồn cầu hóa và đặc biệt
trong chống tham nhũng hiện nay...................................................................10
3.1.1. Vai trò của Đảng trong thời kỳ hội nhập và tồn cầu hóa.................10
3.1.2.Đảng trong công cuộc chống tham nhũng..........................................11
4.1. Liên hệ bản thân.........................................................................................12
KẾT LUẬN........................................................................................................13


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Ngày nay, cuộc đấu tranh tư tưởng đang diễn ra hết sức phức tạp, đặc biệt là
sau khủng hoảng và sụp đổ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu vào cuối thế
kỉ XX. Chính vì sự sụp đổ này các thế lực thù địch xuyên tạc, bôi nhọ, phủ định
chủ nghĩa Mác-Lênin về sứ mệnh lịch sử của giai cấp cơng nhân và vai trị của
Đảng. Có những quan điểm sai trái về giai cấp công nhân và cần được làm rõ.

Thời đại quá độ lên chủ nghĩa xã hội diễn ra trên phạm bi tồn thế giới nhưng
đang có nhiều biến động xấu và tiêu cực. Do đó, vấn đề làm rõ quan điểm của
chủ nghĩa Mác-Lenin về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là cấp thiết hơn
bao giờ hết. Đối với nước ta, vấn đề này được Đảng rất chú trọng nó thể hiện
qua các văn kiện đại hội đại biểu toàn dân khẳng định tầm quan trọng của giai
cấp công nhân nhất là trong thời kì cơng nghiệp hóa hiện đại hóa và hội nhập
quốc tế.Từ những vấn đề trên em đã nghiên cứu và lựa chọn đề tài tìm hiểu quan
điểm của chủ nghĩa Mác-Lenin về sứ mệnh lịch sử giai cấp công nhân rồi từ đó
liên hệ với sứ mệnh lịch sử của giai cấp cơng nhân Việt Nam hiện nay.
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
Nhiệm vụ: Cần làm rõ sứ mệnh lịch sử của giai cấp cơng. Phân tích được sứ
mệnh lịch sử của giai cấp công nhân hiện đại và Việt Nam hiện nay.
Mục đích: Vai trị của giai cấp công nhân trên thế giới và Việt Nam hiện nay.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng: giai cấp công nhân hiện đại và giai cấp công nhân Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu: trên thế giới, Việt Nam; trong giai đoạn hiện nay.
3. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu:
Cơ sở lý luận: quan điểm chủ nghĩa Mác-Lenin về sứ mệnh lịch sử giai cấp công
nhân.


2
Phương pháp nghiên cứu: đề tài sử dụng phương pháp luận biện chứng duy vật
và các phương pháp khác: phân tích, tổng hợp, quy nạp,thống nhất logic và lịch
sử.
4. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài:
Ý nghĩa lý luận: đề tài giả quyết về nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp cơng
nhân và vai trị của giai cấp công nhân.
Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài giúp tìm hiểu về vai trị của giai cấp cơng nhân hiện
nay trên lĩnh vực kinh tế, văn hóa , chính trị. Từ đó tìm ra mặt hạn chế, tích cực

để có thể phát triển được kinh tế, đất nước đồng thời kiên định được mục tiêu
dân tộc.
NỘI DUNG
Phần 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và nội dung sứ mệnh lịch sử
của giai cấp công nhân
1.1.1. Giai cấp công nhân
Theo C.Mác và Ph.Angghen, giai cấp công nhân mang hai đặc trưng cơ bản sau:
Thứ nhất, về phương thức lao động, phương thức sản xuất: là những người lao
động trực tiếp hay gián tiếp vận hành các cơng cụ sản xuất có tính cơng nghiệp
ngày càng hiện đại và xã hội hóa cao.
Thứ hai,Về vị trí quan hệ sản xuất của giai cấp công nhân trong tư bản chủ
nghĩa: là những người lao động không nắm giữ tư liệu sản xuất. Để duy trì cuộc
sống và gia đình thì GCCN phải bán sức lao động cho các nhà tư bản và bị bóc
lột giá trị thặng dư.
Ngày nay, với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản trong nửa đầu thế kỉ XX,
giai cấp cơng nhân đã có nhiều sự thay đổi so với trước.


3
Xét về phương thức lao động: với sự phát triển công nghiệp ngày càng
hiện đại, nền công nghiệp tự động hóa xuất hiện, với việc áp dụng cơng nghệ
thơng tin vào sản xuất,... địi hỏi giai cấp cơng nhân phải khơng ngừng nâng cao
trình độ, văn hóa và tay nghề. Từ đó, làm xuất hiện một bộ phận cơng nhân có
xu hướng “ trí thức hóa”. Song việc cơng nhân có trình độ tri thức hay trình độ
chun mơn khơng làm thay đổi bản chất của GCCN, họ vẫn là những người
làm thuê và bị giai cấp tư bản bóc lột giá trị thặng dư.
Xét về vị trí quan hệ sản xuất của giai cấp công nhân: do sự phát triển
ngày càng hiện đại và văn minh đã làm xuất hiện tầng lớp trung lưu, một số
cơng nhân có cổ phần nhỏ ở xí nghiệp, một số có những tư liệu sản xuất

nhỏ,...Nhưng những tư liệu hay cổ phần mà cơng nhân có được chỉ là bộ phận
nhỏ, và giai cấp tư sản vẫ nắm trong tay toàn bộ tư liệu sản xuất. Do đó GCCN
phải bán sức lao động và bị bọc lột thặng dư, cho dù hiện nay hình thức bóc lột
giá trị thặng dư ngày càng tinh vi và khó thấy.
Tóm lại, giai cấp cơng nhân là một tập đồn xã hội ổn định, hình thành và phát
triển cùng với q trình phát triển của nền cơng nghiệp hiện đại,với nhịp độ phát
triển của lực lượng sản xuất có tính xã hội ngày càng cao; lực lượng sản xuất cơ
bản, tiên tiến, trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, tái sản
xuất ra của cải vật chất và cải tạo các quan hệ xã hộ; là lực lượng chủ yếu của
tiến trình lịch sử quá đọ lên chủ nghĩa xã hội.
Ở các nước tư bản chủ nghĩa, GCCN là nhưng người khơng có tư liệu sản xuất,
phải làm thuê cho giai cấp tư sản và bị bóc lột thặng dư. Ở các nước chủ nghĩa
xã hội, họ là người cùng nhân nhân dân lao động làm chủ những tư liệu sản xuất
chủ yếu và cùng nhau hợp tác lao động.
1.1.2 Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và nội dung sứ mệnh
lịch sử của giai cấp công nhân:
Giai cấp công nhân là giai cấp có tinh thần cách mạng triệt để, là giai cấp có khả
năng tổ chức và lãnh đạo; là lực lượng sản xuất tiên tiến, tiên phong, đi đầu


4
trong cuộc cách mạng xác lập hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa. Do
vậy, về mặt khách quan: Giai cấp cấp cơng nhân có sứ mệnh lịch sử xóa bỏ chế
độ tư bản chủ nghĩa, xóa bỏ chế độ bóc lột người, giải phóng giai cấp cơng nhân,
nhân dân lao động và toàn thể nhân loại khỏi áp bức, bóc lột, nghèo nàn lạc hậu,
xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa văn minh.
Theo C.Mac và Ph.Angghen việc thực hiện được sứ mệnh phải trải qua 2 giai
đoạn:
Một là, giai cấp công nhân lãnh đạo cuộc cách mạng thơng qua đội tiên
phong của mình, đấu tranh giành chính quyền về tay mình.

Hai là, giai cấp cơng nhân từng bước lãnh đạo nhân dân lao động để tiến
hành cách mạng xã hội trên tất cả lĩnh vực (kinh tế, chính trị-xã hội,văn hóa tư
tưởng) và xây dựng thành cơng chủ nghĩa xã hội.
Đây là hai giai đoạn có mối quan hệ gắn kết chặt chẽ với nhau. Không thực hiện
giai đoạn đầu thì khơng có giai đoạn thứ hai và trong đó giai đoạn thứ hai là giai
đoạn quan trọng để giai cấp cơng nhân hồn thành sứ mệnh lịch sử của mình.
1.2.

Căn cứ khách quan và nhân tố chủ quan trong quá trình thực hiện sứ
mệnh lịch sủa của giai cấp công nhân
1.2.1. Căn cứ khách quan:
1.2.1.1: Địa vị kinh tế-xã hội của giai cấp công nhân

Một là, giai cấp công nhân ra đời và gắn liền với nền đại cơng nghiệp, họ
chính là bộ phận quan trọng nhất, cách mạng nhất cấu thành lực lượng sản xuất
và đại diện cho lực lượng sản xuất cơ bản, tiên tiến là những người trực tiếp
tham gia vào quá trình sản xuất. Do đó, họ là lực lượng duy nhất phá vỡ quan hệ
sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Hai là, trong quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, giai cấp công nhân là những
người về cơ bản là khơng nắm giữ hoặc nắm giữ ít tư liệu sản xuất. Chính vì thế
nên họ phải đi làm th, phải bán sức lao động; họ bị bóc lột về sức lao động


5
nặng nề. Mà giai cấp tư sản họ bóc lột khi nắm giữ phần lớn tư liệu sản xuất.
Muốn thoát khỏi sự bóc lột, áp bức thì họ phải tự tìm cách giải phóng, xóa bỏ đi
áp bức, bóc lột đó. Do đó, họ là lực lượng đối kháng lợi ích trực tiếp với giai cấp
tư sản
Ba là, giai cấp công nhân là lực lượng đông đảo trong xã hội, họ có lợi ích
cơ bản thống nhất với lợi ích của người lao động khác. Họ đều có mục tiêu

chung là giải phóng mình khỏi áp bức, bóc lột, đấu tranh xóa bỏ chế độ sở hữu
tư nhân về tư liệu sản xuất. Nên họ có khả năng tập hợp, đoàn kết các giai cấp
khác trong cuộc đấu tranh chống tư bản, đó là khả năng đi dầu trong cuộc đấu
tranh. Nếu mục tiêu của họ trở thành hiện thực thì họ khơng chỉ giải phóng mình
mà giải phóng tồn xã hội khỏi áp bức, bóc lột.
1.2.1.2. Địa vị chính trị-xã hội của giai cấp công nhân:
Một là, giai cấp công nhân là giai cấp tiên phong cách mạng: Giai cấp công
nhân đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến gắn liền với khoa học và công
nghệ hiện đại. Bởi lẽ họ là những người trực tiếp hay gián tiếp vận hành cái
cơng cụ sản xuất có cơng nghệ sản xuất ngày càng hiện đại và phát triển; nên
khách quan địi hỏi giai cấp cơng nhân phải khơng ngừng phát triển, học tập,
không ngừng nâng cao tay nghề, nâng cao trình độ chun mơn.
Giai cấp cơng nhân được trang bị lý luận khoa học và cách mạng, tiên phong là
chủ nghĩa Mác-Lênin, đặc biệt họ là những người đi đầu trong phong trào đấu
tranh chống áp bức, bóc lột, giải phóng tồn xã hội khỏi áp bức bóc lột và xây
dựng xã hội mới ngày càng hiện đại.
Hai là, giai cấp cơng nhân có tinh thần cách mạng triệt để: giai cấp cơng
nhân muốn thốt khỏi áp bức, bóc lột thì giai cấp cơng nhân phải đấu tranh
nhằm xóa bỏ đi áp bức bóc lột và nguyên nhân sinh ra áp bức, bóc lột chính vì
vậy lợi ích của họ đối kháng trực tiếp với lợi ích của giai cấp tư sản. Để lợi ích
của giai cấp cơng nhân được đảm bảo thì họ phải kiên quyết xóa bỏ chế độ sở


6
hữu tư nhân và hình thức tư hữu khác. Đồng thời phải giải phóng tồn xã hội và
từng bước xây dựng chế độ dân chủ, bình đẳng.
Ba là, giai cấp cơng nhân là giai cấp có tính kỷ luật cao: với nền đại công
nghiệp ngày càng phát triển, ngày càng hiện đại giai cấp công nhân chủ yếu làm
việc mang tính chun mơn hóa cao; cho nên giai cấp cơng nhân có tính tổ chức
và kỉ luật cao. Đồng thời, giai cấp công nhân thường hay sống ở các trung tâm

cơng nghiệp lớn và hiện đại nên họ có khả năng liên kết, đoàn kết với các lao
động khác.
Bốn là, giai cấp cơng nhân có bản chất quốc tế: tồn thể giai cấp cơng nhân
trên thế giới đều có cùng mục tiêu là xóa bỏ áp bức, bóc lột, lật đổ chế độ sở hữu
tư nhân và các chế độ khác; giải phóng dân tộc, từng bước tiến hành xây dựng
xã hội mới cơng bằng, văn minh. Vì mục tiêu đó tồn thể giai cấp cơng nhân
phải đồn kết, liên kết lại với nhau trở thành lực lượng quốc tế. Khi đồn kết lại
với nhau nó tạo nên một sức mạnh to lớn cùng nhau chống lại giai cấp tư sản.
1.2.2. Nhân tố chủ quan:
Thứ nhất, sự phát triển của bản thân giai cấp công nhân về số lượng và chất
lượng: giai cấp công nhân đang không ngừng tăng nhanh về số lượng cùng với
sự phát triển ngày càng hiện đại của nền cơng nghiệp. Song song với đó, sự
trưởng thành về chất lượng của giai cấp công nhân cũng được phát triển thể hiện
ở chỗ không chỉ nâng cao về trình độ chun mơn, trình độ văn hóa,... mà cịn ở
chỗ giai cấp cơng nhân đã tự nhận thức được vai trị và trách nhiệm của mình
với lịch sử với toàn xã hội.
Thứ hai, Đảng Cộng Sản là nhân tố chủ quan quan trọng nhất để giai cấp
công nhân thực hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử của mình. Đảng Cộng Sản là giai
cấp tiên phong của giai cấp công nhân là sản phẩm kết hợp giữa chủ nghĩa MácLênin vói phong trào cơng nhân. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, phong trào công
nhân chuyển từ tự phát sang tự giác, nghĩa là chuyển tư mục tiêu kinh tế sang
mục tiêu chính trị. Đảng Cộng Sản lấy chủ nghĩa Mác- Leenin lam nền tảng, làm


7
kim chỉ nam từ đó vạch ra cái chiến lượng, chính sách, đường lối chính trị đúng
đắn cho các hoạt động cách mạng của giai cấp công nhân. Giai cấp công nhân là
cơ sở xã hội-giai cấp của Đảng.
Thứ ba, có sự liên minh giai cấp giữa giai cấp cơng nhân và giai cấp nông
dân và các giai cấp khác: có chung mục tiêu giải phóng dân tộc , xóa bỏ áp bức
bức bóc lột nên giai cấp cơng nhân có khả năng tập hợp, liên kết đồn kết các

giai cấp khác; dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân thông qua Đảng Cộng
Sản đã tạo nên một lực lượng cách mạng hùng hậu cả về số lượng và chất lượng
để đi tới thành công.
PHẦN 2: LIÊN HỆ THỰC TẾ VÀ LIÊN HỆ BẢN THÂN
1.1.Vai trò của giai cấp công nhân ở các nước TBCN và nước XHCN hiện
nay:
Thứ nhất, sự phát triển sản xuất ngày càng hiện đại ở các nước tư bản chủ nghĩa
hiện nay, giai cấp cơng nhân thể hiện được vai trị trong q trình sản xuất họ là
những người tham gia trực tiếp với cơng nghệ hiện đại, năng suất và chất lượng
cao. Đó chính là nhân tố kinh tế-xã hội thúc đẩy sự chín muồi các tiền đề chủ
nghĩa xã hội trong lịng chủ nghĩa tư bản. Sự bất bình đẳng và bất cơng vẫn diễn
ra, mâu thuẫn lợi ích giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản càng sâu sắc. Vì
vậy nó thúc đẩy cuộc đấu tranh xác lập trật tự xã hội mới bình đẳng, xóa bỏ chủ
nghĩa tư bản
Ở các nước XHCN, trong thời kì cơng nghiệp số ngày càng hiện đại và phát
triển thì giai cấp cơng nhân là những người đi đầu, tiên phong; không ngừng
nâng cao trình độ, tay nghề, văn hóa từng bước thực hiện thành cơng sự nghiệp
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; qua đó từng bước hồn thành sứ mệnh
lịch sử của mình.
Thứ hai,ở các nước XHCN giai cấp cơng nhân đóng vai trị lãnh đạo và giải
quyết nhiều nhiệm vụ của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Giai cấp công


8
nhân tích cực xây dụng Đảng cầm quyền trong sạch, vững mạnh, thực hiện
thành cơng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Qua đó tạo dựng cơ sở vật
chất cho chủ nghĩa xã hội.
Ở các nước TBCN, GCCN là những người đi đầu trong cơng cuộc đấu tranh địi
bình đẳng, xóa bỏ tư bản chủ nghĩa và từng bước giành lại chính quyền về giai
cấp cơng nhân và nhân dân lao động.

2.1. Sứ mệnh lịch sử, vai trò của GCCN Việt Nam hiện nay:
Giai cấp công nhân đã sớm khẳng định được vai trị của của mình, tỏ rõ mình là
lãnh đạo xứng đáng nhất, tin cậy nhất của nhân dân VIệt Nam:
Nghị quyết 20-NQ/TW của BCH TƯ Đảng (khóa X) đã chỉ rõ “GCCN là giai
cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiền phong là Đảng Cộng Sản Việt Nam,
giai cấp đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến, giai cấp tiên phong trong sự
nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, lực lượng đi đầu trong sự nghiệp cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước.”
Thứ nhất, giai cấp công nhân Việt Nam không ngừng phát triển thể hiện ở
cả số lượng và chất lượng: theo tổng cục thống kê, tính chung năm 2020 lực
lượng lao động từ 15 tuổi trở lên ước tính 54.6 triệu người, lực lượng lao động
trong độ tuổi năm 2020 ước tính 48.3 triệu người. Tỷ lệ lao động qua đào tạo có
bằng, chứng chỉ sơ cấp trở lên năm 2020 là 24,1% cao hơn 1,3 điểm phần trăm
so với năm 2019. Qua số liệu thống kê, ta thấy được sự gia tăng nhanh chóng về
số lượng song song với đó là chất lượng: trình độ học vấn, văn hóa, chính trị, tay
nghề ngày càng được nâng cao và hồn thiện. Hình thành lớp cơng nhân trẻ có
trình độ cao được đào tạo theo chuẩn nghề nghiệp, cơ sở vật chất hiện đại, đóng
vai trị quan trọng trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và
nhanh chóng trở thành lực lượng sản xuất chủ đạo của xã hội.
Thứ hai, vai trò của GCCN Việt Nam qua kinh tế-xã hội: là lực lượng chủ
yếu và đi đầu trong công cuộc cơng nghiệp hóa hiện đại hóa, làm nước ta phát


9
triển theo hướng hiện đại, phát triển nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, xây
dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội đặc biệt công nghiệp hóa- hiện đại hóa
ở các vùng nơng thơn. Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ chính trị về “định
hướng xây dựng chính sách phát triển cơng nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm
nhìn 2045 đã đặt mục tiêu đến năm 2030,Việt Nam hồn thành mục tiêu cơng
nghiệp hóa hiện đại hóa theo hướng hiện đại.”

Thứ ba, qua góc độ chính trị - văn hóa: GCCN cùng với nhân dân lao động
dưới sự lãnh đạo của Đảng củng cố và hoàn thiện hệ thống chính trị xã hội chủ
nghĩa: xây dựng Đảng, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, làm tốt
vai trị quản lí, các tổ chức xã hội,.. để phát huy rộng rãi quyền làm chủ nhân
dân, mở rộng dân chủ và xây dựng nền dân chủ XHCN để nhân dân đóng góp
được trí tuệ, sức lực của mình trong cơng cuộc bảo vệ và phát huy thành quả
cách mạng.
Thứ tư, qua góc độ văn hóa - tư tưởng: GCCN VIệt Nam cùng với nhân dân
lao động xây dựng và phát triền nền kinh tế Việt Nam theo hướng tiên tiến và
đậm đà bản sắc dân tộc: “hòa nhập mà khơng hịa tan”; tiếp thu và học hỏi một
cách có chọn lọc và phù hợp với mục tiêu chung, phù hợp với điều kiện xã hội,
điều kiện đất nước.
Luận điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói: “muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội
thì trước hết phải có những con người mới xã hội chủ nghĩa” – những “con
người” này phải đặt lợi ích xã hội, lợi ích dân tộc lên trên lợi ích cá nhân, có trí
tuệ, đạo đức tốt và đây cũng là vấn đề cõi lõi trong nội dung văn hóa tư tưởng.
Đảng Cộng Sản ra đời, lấy chủ nghĩa Mác-Lenin là hệ tư tưởng,là kim chỉ nam,
là ánh sáng soi đường cho cách mạng và được Chủ tích Hồ Chí Minh vận dụng
sáng tạo phù hợp với điều kiện thực tiễn ở Việt Nam. Vì đây là hệ tư tưởng ở
Việt Nam nên các thế lực thù địch luôn muốn bác bỏ, xuyên tạc, phủ định hệ tư
tưởng đó, chúng dùng đủ loại biện pháp trong đó có chiến lược “ diễn biến hịa
bình” nhằm bơi nhọ chủ nghĩa Mác-Lênin, bơi nhọ chủ tịch Hồ Chí Minh. Chính


10
vì vậy, giai cấp cơng nhân đóng vai trị quan trọng trong công cuộc đấu tranh
bảo vệ tư tưởng chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh bởi lẽ nhờ có các
hệ tư tưởng đó Việt Nam đã có một cuộc cách mạng tháng 8 thành cơng, giải
phóng được dân tộc, giải phóng xã hội và xây dựng xã hội mới được như ngày
hôm nay một quốc gia độc lập, tự chủ, dân tộc bình đẳng, văn minh.

3.1. Vai trị của Đảng trong thời kì hội nhập và tồn cầu hóa và đặc biệt
trong chống tham nhũng hiện nay:
3.1.1. Vai trò của Đảng trong thời kỳ hội nhập và tồn cầu hóa:
Hiện nay, thế giới đã có nhiều thay đổi đặc biệt là tồn cầu hóa, hội nhập và sự
phát triển mạnh mẽ về công nghệ thông tin đã thúc đẩy xã hội thông tin và kinh
tế tri thức. Đối với Việt Nam thì hội nhập chính là con đường đúng đắn để rút
ngắn khoảng cách giữa các nước trong khu vực và thế giới, nước ta có thể học
hỏi, khắc phục hạn chế từ các nước bạn.
Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thữ XI đã đề cập tới: chuyển từ chủ trương:
“ chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế” sang “ chủ động, tích cực hội
nhập quốc tế”. Đảng đã triển khai đường lối đối ngoại, thể hiện được vai trò và
tầm quan trọng của nó: ln đặt tiêu chí hịa bình, ổn định, hợp tác và nguyên
tắc “ bốn không” lên hàng đầu. Hội nhập và tồn cầu hóa vừa là hợp tác vừa là
đấu tranh chính vì thế Đảng nhà nước ta cần có nhận thức, tầm nhìn và xử lý
đúng đắn mối quan hệ với đối tác.
Đảng đã gắn chặt hoạt động đối ngoại với cơng tác quốc phịng an ninh: các hoạt
động đối ngoại trong thời kì mới này nhằm thực hiện mục tiêu bảo vệ vững chắc
độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; bảo vệ Đảng, nhà nước,
nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa. Việt Nam ta đã tích cực đóng góp vào hồ
bình, an ninh, ổn định trên khu vực và thế giới: tăng cường xây dựng cộng đồng
ASEAN, thúc đẩy nội khối ASEAN, chủ động đưa ra các sáng kiến tại Liên hợp
quốc, APEC, ASEM, tăng quảng bá hình ảnh Việt Nam đến bạn bè quốc tế


11
thơng qua tổ chức sự kiện trong và ngồi nước; vận động UNESCO công nhận
di sản hay thúc đẩy đàm phán FTU với EU,...
Có thể thấy rằng, Đảng ta ln nỗ lực, tích cực và chủ động trong thời kì hội
nhập và tồn cầu hóa như hiện nay. Vừa là hợp tác, vừa là đấu tranh đòi hỏi
Đảng và nhà nước phải có chiến lược, đường đi đúng đắn dựa trên ngun tắc

hịa bình, ổn định và ngun tắc “4 khơng”. Qua đó từng bước nâng cao vị thế
của mình trên trường quốc tế, đồng thời giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất
và toàn vẹn lãnh thổ. Phát triển kinh tế từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống của
nhân dân, cải thiện việc làm, nâng cao năng suất lao động, củng cố và tạo niềm
tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.
3.1.2.Đảng trong công cuộc chống tham nhũng:
Tham nhũng, lãng phí được coi là nguy cơ thách thức, nó đe dọa đến sự sống
cịn của Đảng, nhà nước. Đây cũng là vấn đề gây mâu thuẫn, nhức nhối cho tồn
thể cơng nhân, nhân dân, các cán bộ, Đảng viên bởi lẽ tham nhũng làm cản trở
quá trình đổi mới đất nước, làm mất niềm tin của nhân dân với Đảng. Do đó đấu
tranh phịng chống tham nhũng là hoạt động cấp bách, quan trọng được đặt ra
thể hiện rõ trong Nghị quyết Đại hội XII và XIII của Đảng;
Trong giai đoạn 2013-2020 có 11700 vụ án tham nhũng, chức vụ, kinh tế, gần
4400 bị cáo bị khởi tố, điều tra; hơn 110 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý
bị kỉ luật đang trong nhiệm kì. Qua những con số trên có thể thấy các cơ quan
được văn kiện của Đảng và pháp luật nhà nước quy định những nhiệm vụ cụ thể
đã và đang thục hiện tốt vai trò quan trọng trong việc thực hiện giải pháp phòng
ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng,các hành vi tham ô, hối lộ. Công khai,
minh bạch để nhân dân biết, nhân dân giúp sức bài trừ những cán bộ, Đảng viên
suy thối về tư tưởng chính trị, cố ý làm trái pháp luật gây ra những hậu quả
nặng nề, làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng đối với nhân dân.
Đảng có vai trị trung tâm trong chỉ đạo phối hợi kiểm tra, đơn đốc phịng trống
tham nhũng trong phạm vi cả nước: Đảng vững mạnh khi mà nhân dân thật sự


12
tin tưởng vào Đảng, tin tưởng vào những đường lối chính sách của Đảng. Do đó
những người đại biểu, đại diện cho giai cấp công nhân phải là những người có
phẩm chất đạo đức tốt, có tư tưởng chính trị trong sạch vững mạnh, liêm khiết;
Đảng đã thực sự quyết liệt trong việc đấu tranh tham nhũng làm cho nhân dân

phấn khởi,đồng tình, ủng hộ, có thêm niềm tin, chống tham nhũng là việc làm
đúng đắn có thể nói vai trị của Đảng chính là củng cố niềm tin của nhân dân,
cán bộ, Đảng viên từ đó phát triển xã hội, phát triển đất nước nhanh và bền
vững.
4.1. Liên hệ vói bản thân:
Trong thời kì hội nhập, cơng ghiệp hóa-hiện đại hóa như hiện nay, giai cấp cơng
nhân dưới sự lãnh đạo của Đảng đã ngày càng khẳng định được vai trò cũng như
tầm quan trọng của bản thân; bởi lẽ giai cấp công nhân là những người đi đầu,
tiên phong nhất. Với giai cấp công nhân Việt Nam cũng từng bước để có thể
hồn thành sứ mệnh của mình trên lĩnh vực kinh tế-xã hội, tư tưởng văn hóa,
chính trị từ đó phát triển xã hội, kinh tế.Hiểu đúng, hiểu rõ về giai cấp công
nhân, về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là hết sức quan trọng và cần
thiết đối với giai cấp công nhân, mọi người dân Việt Nam.
Là một sinh viên-“tri thức tương lai”, bản thân em nói riêng và sinh viên nói
chung cần phải tích cực đóng góp bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa MácLenin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đấu tranh, lên án những tư tưởng bôi nhọ, xuyên
tạc và bác bỏ chủ nghĩa Mác-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh của thế lực thù
địch. Muốn bảo vệ được thì trước hết cần phải hiểu, phải có tình cảm, có ý chí
quyết tâm. Phải tìm hiểu chi tiết về nó đặc biệt phải có niềm tin kết hợp với tri
thức sẽ thôi thúc chúng ta hành động để chúng ta có thể xây dựng “con người
mới”, khi có những con người mới có đủ trí tuệ, đạo đức,... chúng ta sẽ có được
chủ nghĩa xã hội, kiên định được mục tiêu dân tộc. Ngồi ra cũng cần tích cực
tham gia hội nhập,giao lưu học hỏi các sinh viên nước khác qua các tổ chức, qua
các cuộc thi quốc tế; nhưng “ hịa nhập mà khơng hịa tan” em cần giữ gìn bản


13
sắc dân tộc, cần học hỏi có chọn lọc sao cho phù hợp với điều kiện xã hội, đất
nước mình, phù hợp với truyền thống dân tộc. Qua đó góp phần xây dựng đất
nước ngày càng giàu mạnh, ngày càng văn minh.
KẾT LUẬN:

Qua phân tích về quan điểm của chủ nghĩa Mac- Lenin về sứ mệnh lịch sử của
giai cấp công nhân trên cả hai phương diện lý luận và thực tiễn có thể nói rằng:
sứ mệnh lịch sử của giai cấp cơng nhân là xóa bỏ tư bản chủ nghĩa, xóa bỏ bóc
lột tiến tới giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội. Xây dựng thành cơng xã hội
chủ nghĩa.
Giai cấp công nhân hiện nay đã từng bước khẳng định được vị trí, vai trị của
mình trong cơng cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa trên mội khía cạnh về kinh tế
văn hóa, chính trị. Dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, giai cấp công nhân
Việt Nam đã nâng cao về số lượng song song là chất lượng, khơng ngừng “ tri
thức hóa”, nâng cao trình độ tay nghề, nâng cao bản lĩnh chính trị nhằm cải thiện
đời sống, góp phần tạo dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội. Đảng đã đóng
góp vai trị to lớn trong việc hoàn thành sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
bằng những đường lối, quan điểm đúng đắn lấy chủ nghĩa Mác-Lenin, tư tưởng
Hồ Chí Minh là kim chỉ nan, là ánh sáng soi đường.
Song, giai cấp cơng nhân nước ta cịn gặp hạn chế, khó khăn khi thích ứng với
yêu cầu của cuộc cách mạng 4.0 ngày càng hiện đại. Công nhân và dân lao động
ở Việt Nam có tác phong cơng nghiệp, tính kỉ luật trong lao động còn rất kém và
cần phải xây dựng phương thức sản xuất hiện đại từ đó đẩy mạnh lực lượng sản
xuất. Ngồi ra cần đề ra những chính sách về tiền lương, nhà ở,bảo hiểm,...để có
thể nâng cao đời sống tinh thần, vặt chất của công nhân từ đó có thể phát triển
được kinh tế một cách nhanh chóng và xây dựng được một giai cấp cơng nhân
ngày càng vững mạnh. Từ đó phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh, công
bằng, dân chủ và văn minh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:


14
1) Giáo trình CNXHKH của Học viện Chính trị quốc gia.[tr.89]
Tài liệu trực tuyến:
2) TS. Nguyễn Mạnh Hùng (2021), “về hội nhập quốc tế và tham gia tiến trình

tồn cầu hóa Việt Nam” , Tạp chí cộng sản,
truy cập lúc 8:07,18/02/2021
3) Trung tướng Trần Việt Khoa (2019), “khằng định vai trị lãnh đạo của Đảng
trong cơng cuộc đổi mới và phát triển đất nước”, Báo Nhân dân điện tử,
truy cập lúc
10:33,28/05/2019
4) PGS.TS Trần Nam Chuân, đại úy Lê Văn Nam (2017), “thực hiện nghị quyết
đại hội XII ... phịng chống tham nhũng...” ,tạp chí tổ chức nhà nước;
/>_Dang_ve_day_manh_phong_chong_tham_nhung_lang_phi_trong_tinh_hin
hall.html truy cập 03:25, 30/11/2017
5) Kim Lưu (2020), “ Tăng cường cơng tác phịng, chống tham nhũng để giữ
vững niềm tin của nhân dân với Đảng hiện nay”, tạp chí Cộng sản
truy cập
10:15,22/02/2020
6) TS. Nhạc Phan Linh(2020), “Vị thế giai cấp công nhân Việt Nam, vấn đề đặt
ra trong bối cảnh mới”, báo Mặt trận , 29/12/2020



×