Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

đề tài bình luận và nêu kiến nghị hoàn thiện quy định về cầm giữ tài sản trong bộ luật dân sự năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.37 KB, 12 trang )

1

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................................2
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.......................................................................................2
I. Khái quát chung về biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự và biện
pháp cầm giữa tài sản trong BLDS 2015...........................................................2
II. Các quy định định trong BLDS 2015 về biện pháp cầm giữ tài sản..........3
2.1 Khái niệm cầm giữ tài sản................................................................................3
2.2 Đối tượng của biện pháp cầm giữ....................................................................4
2.3 Phạm vi áp dụng của cầm giữ tài sản...............................................................5
2.4 Căn cứ xác lập của biện pháp cầm giữ tài sản.................................................6
2.4.1 Thời điểm phát sinh cầm giữ tài sản:............................................................6
2.4.2 Thời điểm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba:...........................6
2.5 Quyền và nghĩa vụ của bên cầm giữ................................................................7
2.5.1 Quyền của bên cầm giữ.................................................................................7
2.5.2 Nghĩa vụ của bên cần giữ..............................................................................8
2.5.3 Chấm dứt cầm giữ.........................................................................................8
III.Kiến nghị hoàn thiện quy định về cầm giữ tài sản......................................9
3.1Về đối tượng và phạm vi áp dụng của cầm giữ tài sản.....................................9
3.2 Về thời hạn cầm giữ tài sản............................................................................10
3.3 Về cơ chế xử lý tài sản cầm giữ.....................................................................10
LỜI KẾT.............................................................................................................11
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................12


2

ĐẶT VẤN ĐỀ
Pháp luật về giao dịch bảo đảm có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo ra một
hành lang pháp lý an tồn cho hoạt động tín dụng nói chung và sự phát triển của


nền kinh tế nói riêng; góp phần khơng nhỏ vào sự ổn định của các quan hệ dân
sự, kinh tế, hạn chế các tranh chấp phát sinh từ việc không thực hiện hoặc thực
hiện không đúng nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ. Ở Việt Nam trong những năm
qua, pháp luật về giao dịch bảo đảm đã từng bước được hoàn thiện, đáp ứng tốt
yêu cầu thực tiễn của đời sống kinh tế - xã hội. So với BLDS 2005 thì BLDS
2015 đã có khá nhiều thay đổi trong quy định về các biện pháp bảo đảm thực
hiện nghĩa vụ. Tuy nhiên, nhìn tổng thể thì sự thay đổi rõ ràng nhất là sự bổ sung
một trong hai biện pháp bảo đảm mới, đó là cầm giữ tài sản. Bởi vậy em xin
chọn đề tài: “Bình luận và nêu kiến nghị hồn thiện quy định về cầm giữ tài sản
trong Bộ luật Dân sự năm 2015.”
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Khái quát chung về biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự và biện
pháp cầm giữa tài sản trong BLDS 2015.
Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là sự thỏa thuận của các bên trong việc
lựa chọn và áp dụng một hoặc một số biện pháp nhất định nhằm bảo đảm quan
hệ nghĩa vụ mà họ đang tham gia. Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
dân sự là những phương thức dự phòng, do các bên chủ thể thỏa thuận lựa chọn
hoặc phát sinh dựa trên cơ sở do pháp luật quy định để bảo đảm lợi ích của bên
có quyền bằng cách cho phép bên có quyền được xử lý những tài sản thuộc sở
hữu của bên có nghĩa vụ để khấu trừ giá trị nghĩa vụ trong trường hợp nghĩa vụ
đó bị vi phạm1
Võ Thanh Hiền (2017), Cầm giữ tài sản theo quy định của Bộ Luật Dân sự Việt Nam năm 2015, Luận văn Thạc
sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội. tr. 11.
1


3

Biện pháp cầm giữ tài sản là một trong hai biện pháp mới được bổ sung trong
BLDS 2015, cùng với biện pháp bảo lưu quyền sở hữu. Trước đó, biện pháp cầm

giữa tài sản xuất hiện tại phần thực hiện hợp đồng dân sự tại Điều 416 BLDS
2005, chứ không được quy định ở Điều 318 về các biện pháp bảo đảm. Bởi vậy,
có thể nói BLDS 2015 sau khi sửa đổi, bổ sung đã quy định một cách cụ thể và
rõ ràng đối với biện pháp bảo đảm này.
II. Các quy định định trong BLDS 2015 về biện pháp cầm giữ tài sản
Cầm giữ tài sản được quy định trong BLDS 2015 từ Điều 346 đến Điều 350.
II.1Khái niệm cầm giữ tài sản:
Theo quy định tại Điều 346 BLDS 2015 “Cầm giữ tài sản là việc bên có
quyền (sau đây gọi là bên cầm giữ) đang nắm giữ hợp pháp tài sản là đối tượng
của hợp đồng song vụ được chiếm giữ tài sản trong trường hợp bên có nghĩa vụ
không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ”. So với BLDS 2005 thì
BLDS 2015 đã có sự thay đổi về cách dùng từ khi quy định về khái niệm cầm
giữa tài sản. Điều 346 đã dùng các từ “nắm giữ” và “chiếm giữ” thay cho
“chiếm hữu”, “cầm giữ” như trong BLDS 2005. “Chiếm giữ” và “nắm giữ” là
hai khái niệm mới được đề cập trong BLDS 2015. “Nắm giữ tài sản” là việc trực
tiếp giữ và kiểm sốt tài sản của người khác theo thỏa thuận, cịn “chiếm giữ tài
sản” là việc trực tiếp giữ và kiểm sốt tài sản của người khác khơng phụ thuộc
vào ý chí của chủ sở hữu tài sản nhưng pháp luật cho phép.2
Việc sử dụng cụm từ “không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ”
thế cho “không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thỏa thuận”
đã mở rộng phạm vi áp dụng cho cả trường hợp “không thực hiện hoặc thực hiện
không đúng nghĩa vụ do pháp luật quy định.
Đỗ Văn Đại (2016), Bình luận khoa học những điểm mới của Bộ luật dân sự 2015, NXB. Hồng Đức, Hà Nội.
tr.362
2


4

II.2Đối tượng của biện pháp cầm giữ:

Với định nghĩa được quy định tại Điều 346 BLDS 2015, ta có thể thấy đối
tượng áp dụng của biện pháp cầm giữ này khá rộng, gồm mọi loại tài sản (đối
tượng được cầm giữ) như trong quy định Điều 105 BLDS 2015. 3 Các loại tài sản
được liệt kê trong Điều đó đều có thể trở thành tài sảm bảo đảm thực hiện nghĩa
vụ. Tài sản cầm giữ phải thỏa mãn các điều kiện được quy định tại Điều 295
BLDS về tài sản bảo đảm:
- Tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, trừ trường hợp
cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu.
- Tài sản bảo đảm có thể được mơ tả chung, nhưng phải xác định được.
- Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương
lai.
- Giá trị của tài sản bảo đảm có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa
vụ được bảo đảm.
Như vậy, tài sản cầm giữ theo quy định của BLDS 2015 là động sản hiện có,
có giá trị lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩ vụ được bảo đảm, thuộc sở hữu
của bên vi phạm nghĩa vụ hoặc của chủ thể khác và là đối tượng của hợp đồng
song vụ
II.3Phạm vi áp dụng của cầm giữ tài sản:
Định nghĩa tại Điều 346 BLDS 2015 cho chúng ta thấy một giới hạn gần như
khá rộng cho việc áp dụng biện pháp cầm giữ tài sản, đó là áp dụng kèm với tất

Điều 105. Tài sản
1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình
thành trong tương lai.
3


5


cả các hợp đồng song vụ, như là hợp đồng mua bán, trao đổi tài sản, gửi giữ tài
sản, hợp đồng thuê tài sản, hợp đồng dịch vụ….
Nhưng liệu rằng tất cả các hợp đồng song vụ nêu trên đều có thể áp dụng
biện pháp cầm giữ khơng? Xét về mặt pháp lý theo quy định trong Điều 346,
điều đó là đúng. Vậy trong trường hợp đối tượng hợp đồng song vụ không phải
tài sản mà là công việc phải thực hiện thì thế nào? Ví dụ, đối hợp đồng dịch vụ
“Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ
thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền
dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ”4 Trong hợp đồng song vụ này, ta có thể thấy
bên có quyền khơng có gì để cầm giữ.
So sánh với BLDS Pháp, các điều 1612, 1653, 1749, 1948, 2280 đã quy định
cụ thể những loại hợp đồng song vụ có thể áp dụng biện pháp cầm giữ, bao gồm
hợp đồng gửi giữ tài sản, mua bán tài sản, cho thuê tài sản và cả trường hợp giữa
hai bên không tồn tại hợp đồng.5 Cầm giữ tài sản có bản chất là biện pháp bảo
đảm hình thành từ việc nắm giữ để gây sức ép đối với bên có nghĩa vụ, đây là
biện pháp bảo đảm khá hữu hiệu vì nó khơng những có giá trị đối với bên có
nghĩa vụ mà cịn phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ 3 (theo quy định tại
khoản 2 Điều 347 BLDs 2015).6 Biện pháp bảo đảm này xác lập không cần sự
thoả thuận của các bên mà chỉ đơn giản bằng việc nắm giữ tài sản, thậm chí nó
được xác lập bất chấp thoả thuận của các bên về việc phải thực hiện nghĩa vụ.
Điều 513 BLDS 2015
Trong luật Pháp, việc cầm giữ phát sinh khi giữa các bên không tồn tại hợp đồng với nhau trong trường hợp xảy
ra tình huống sau: A mua xe của B (B đã ăn trộm từ C). A là người ngay tình (bonne foi) do đã mua xe từ hội chợ
chẳng hạn. Khi C phát hiện và yêu cầu trả lại xe, A có quyền cầm giữ xe để yêu cầu thanh toán tiền mua xe (với
tư cách là người chiếm hữu ngay tình)( Marie-Noelle JOBARDBACHELLIER, Manuellla BOURASSIN,
Vincent BREMOND, Droit des suretés, Sirey, 2007, trang 356) (được trích dẫn bởi Đồn Thị Phương Diệp,
Hoàng Thị Ngữ, “Các biện pháp bảo đảm nghĩa vụ mới được ghi nhận trong bộ Luật dân sự năm 2015”)
6
Đoàn Thị Phương Diệp, Hoàng Thị Ngữ, “Các biện pháp bảo đảm nghĩa vụ mới được ghi nhận trong bộ Luật
dân sự năm 2015”, Tạp Chí Phát Triển Khoa học và Công nghệ, Tập 20, Số Q1 – 2017.

4
5


6

Do đó, cần thiết phải giới hạn những loại hợp đồng song vụ phổ biến (như mua
bán, trao đổi tài sản, ...) để áp dụng biện pháp cầm giữ để tránh tình trạng mất
kiểm sốt và ảnh hưởng đến quyền lợi của các chủ thể khác.
II.4Căn cứ xác lập của biện pháp cầm giữ tài sản:
II.4.1 Thời điểm phát sinh cầm giữ tài sản:
“Cầm giữ tài sản phát sinh từ thời điểm đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên
có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.” (Khoản 1
Điều 347 BLDS 2015)
Cầm giữ tài sản về bản chất là một biện pháp gây sức ép với mục đích tự bảo
vệ. Tính chất bảo đảm của biện pháp này nằm ở việc nắm giữ tài sản (là nắm giữ
tài sản chứ không phải là nắm giữ quyền sở hữu tài sản). Do đó, việc xác lập
biện pháp cầm giữ được tiến hành một cách hết sức đơn giản chỉ bằng việc nắm
giữ tài sản (không giao tài sản cho bên có nghĩa vụ). Đây là trường hợp duy nhất
theo quy định của luật Việt Nam hiện hành mà biện pháp bảo đảm không được
xác lập trên cơ sở thoả thuận của các bên (hay hợp đồng) mà được xác lập bằng
các quy định của pháp luật.
II.4.2 Thời điểm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba:
Khi so sánh đối chiếu với nội dung các quy định của BLDS 2005, mặc dù
hiệu lực đối kháng với người thứ ba là một khái niệm mới được quy định tại
BLDS 2015 nhưng về nộ dung, bản chất thì vấn đề này đã được quy định tại
khoản 3 Điều 323 BLDS 2005: “Trường hợp giao dịch bảo đảm được đăng ký
theo quy định của pháp luật thì giao dịch bảo đảm đó có giá trị pháp lý đối với
người thứ ba, kể từ thời điểm đăng ký.” Như vậy, hiệu lực đối kháng với người
thứ ba được hiểu đồng nghĩa với “giá trị pháp giá trị pháp lý đối với người thứ

ba”.


7

Còn tại khoản 2 Điều 347 BLDS 2015 nêu rõ: “Cầm giữ tài sản phát sinh
hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm bên cầm giữ chiếm giữ tài
sản”. Như vậy, ta hiểu cầm giữ tài sản làm phát sinh hiệu lực đối kháng với bên
thứ ba không phải bằng việc đăng ký giao dịch bảo đảm mà bằng việc nắm giữ
tài sản. Điều này có nghĩa là bằng các quy định của BLDS 2015, nhà làm luật đã
trao cho bên có quyền một quyền quan trọng là nắm giữ tài sản để yêu cầu được
thực hiện quyền của mình.
2.5 Quyền và nghĩa vụ của bên cầm giữ:
2.5.1 Quyền của bên cầm giữ:
Các quyền của bên cầm giữ được quy định tại điều Điều 348 BLDS 2015
- Yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ phát sinh từ hợp
đồng song vụ.
- u cầu bên có nghĩa vụ phải thanh tốn chi phí cần thiết cho việc bảo
quản, giữ gìn tài sản cầm giữ.
- Được khai thác tài sản cầm giữ để thu hoa lợi, lợi tức nếu được bên có
nghĩa vụ đồng ý.
Tuy nhiên, bên cầm giữ khơng có quyền u cầu xử lý tài sản cầm giữ để
thực hiện quyền của mình. Đây chính là điểm làm nên sự khác biệt của cầm giữ
so với các biện pháp bảo đảm khác. Bên cầm giữ chỉ có quyền nắm giữ về mặt
vật chất đối với tài sản (không giao tài sản). Điều này cũng có nghĩa rằng tính
chất bảo đảm cịn tồn tại chừng nào tài sản còn nằm trong tay của bên cầm giữ.
Nếu so sánh với các biện pháp bảo đảm khác như cầm cố, thế chấp thì cầm giữ
tài sản tạo ra cho bên cầm giữ một loại “vật quyền hạn chế”, vật quyền hạn chế



8

này chỉ cho phép bên cầm giữ có quyền nắm giữ nhưng khơng có quyền truy địi
hay đeo đuổi đối với tài sản.7
Điều này dẫn đến hệ quả là nếu tài sản cầm giữ vì lí do nào đó “thốt khỏi”
tay của bên cầm giữ và bị các chủ nợ khác mang ra bán, thì bên cầm giữ khơng
thể có quyền ưu tiên trước các chủ nợ khác.
2.5.2 Nghĩa vụ của bên cần giữ:
Mặt khác, việc cầm giữ cũng tạo ra khá nhiều các nghĩa vụ đối với bên cầm
giữ. Các nghĩa vụ đó được quy định tại điều Điều 349 BLDS 2015:
- Giữ gìn, bảo quản tài sản cầm giữ.
- Khơng được thay đổi tình trạng của tài sản cầm giữ.
- Không được chuyển giao, sử dụng tài sản cầm giữ nếu khơng có sự đồng ý
của bên có nghĩa vụ.
- Giao lại tài sản cầm giữ khi nghĩa vụ đã được thực hiện.
- Bồi thường thiệt hại nếu làm mất hoặc hư hỏng tài sản cầm giữ.
Đối với những nghĩa vụ này, bên có quyền rõ ràng sẽ phải thận trọng trong
việc quyết định cầm giữ tài sản, đặc biệt là đối với những tài sản dễ hư hỏng,
biến chất (như hàng đông lạnh, nông sản…).
2.5.3 Chấm dứt cầm giữ:
Việc cầm giữ tài sản chấm dứt trong những trường hợp được liệt kê tại Điều
350 BLDS 2015. Theo đó, cầm giữ tài sản chấm dứt trong trường hợp sau đây:
- Bên cầm giữ khơng cịn chiếm giữ tài sản trên thực tế.
- Các bên thỏa thuận sử dụng biện pháp bảo đảm khác để thay thế cho cầm
giữ.
- Nghĩa vụ đã được thực hiện xong.
7

Xem chú thích 6



9

- Tài sản cầm giữ khơng cịn.
- Theo thỏa thuận của các bên.
Đối chiếu với BLDS 2005 chỉ quy định 3 trường hợp chấm dứt cầm giữ là:
Theo thỏa thuận các bên; Bên cầm giữ vi phạm nghĩa vụ bảo quản, giữ gìn tài
sản cầm giữ; Bên có tài sản bị cầm giữ hoàn thành nghĩa vụ. Nhưng trong thực
tiễn lại khác , các trường hợp trên chưa bao quát hết toàn bộ sự việc thực tế. Bởi
vậy mà BLDS 2015 đã bổ sung thêm 03 trường hợp mới như trong Điều 350 nêu
trên đồng thời loại bỏ trường hợp: “Bên cầm giữ vi phạm nghĩa vụ bảo quản, giữ
gìn tài sản cầm giữ”. Từ đây, ta có thể hình dung được qua các phân tích về bản
chất của việc cầm giữ, nếu tài sản khơng cịn trong tay bên cầm giữ thì biện pháp
cầm giữ chấm dứt.
III. Kiến nghị hoàn thiện quy định về cầm giữ tài sản.
III.1

Về đối tượng và phạm vi áp dụng của cầm giữ tài sản:

Quy định pháp luật hiện hành chỉ quy định cầm giữ áp dụng đối với tài sản.
Còn đối với những hợp đồng song vụ có đối tượng là cơng việc phải thực hiện
mà bên có nghĩa vụ khơng thực hiện hoặc hoặc thực hiện khơng đúng nghĩa vụ
thì khơng đặt ra việc cầm giữ tài sản. 8 Quy định này đã hạn chế quyền của bên bị
vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ có đối tượng là cơng việc.
Quy định của luật hiện hành thì cầm giữ tài sản áp dụng với đối tượng là tài
sản và tài sản này là đối tượng của hợp đồng song vụ. Bởi đối tượng của hợp
đồng như dịch vụ vận chuyển, gia công hay sửa chữa là công việc chứ không
phải tài sản. Tài sản trong các hợp đồng này là đối tượng của nghĩa vụ. Do đó,
luật cần sửa đổi thành “tài sản là đối tượng của hợp đồng song vụ” thành “tài sản
là đối tượng của nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ”. Bởi về lý thuyết thì đối

8

Xem chú thích 1


10

tượng của nghĩa vụ và đối tượng của hợp đồng là hai khái niệm độc lập. Hai khái
niệm này có thể trùng nhau như trong hợp đồng thuê, cho mượn tài sản nhưng
đối với các hợp đồng dịch vụ thì đối tượng của nghĩa vụ và đối tượng của hợp
đồng là khác nhau9
3.2 Về thời hạn cầm giữ tài sản:
Việc không quy định thời hạn cầm giữ tài sản gây bất lợi cho bên cầm giữ.
Việc quy định thời hạn cầm giữ giúp bảo đảm tốt hơn lợi ích hợp pháp của bên
cầm giữ đồng thời tăng cường trách nhiệm của bên có nghĩa vụ. Khi có 1 thời
hạn cầm giữ tài sản, trong thời hạn này bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ.
Nếu hết thời hạn mà bên có nghĩa vụ tiếp tục vi phạm nghĩa vụ thì bên cầm giữ
tài sản được tác động vào tài sản cầm giữ để bảo vệ quyền lợi của mình. Khi có
quy định như vậy, bên có nghĩa vụ khơng thể khơng thực hiện nghĩa vụ trong
thời gian dài vì khi quá hạn cầm giữ, bên cầm giữ sẽ có biện pháp tác động vào
tài sản.
3.3 Về cơ chế xử lý tài sản cầm giữ:10
Trên thực tế, giá trị tài sản cầm giữ không phải lúc nào cũng lớn hơn giá trị
nghĩa vụ phải thực hiện mà giá trị của tài sản cũng có thể bằng hoặc nhỏ hơn giá
trị nghĩa vụ bảo đảm. Việc không quy định về xử lý tài sản cầm giữ là một thiếu
sót lớn của BLDS 2015, làm mất đi ý nghĩa của cầm giữ tài sản với vai trò một
biện pháp bảo đảm. Khi khơng được xử lý tài sản bảo đảm, bên có quyền chỉ có
thể khai thác tài sản để bù trừ nghĩa vụ nếu được bên có nghĩa vụ đồng ý. Khi
bên có nghĩa vụ khơng đồng ý thì bên cầm giữ khơng thể bảo đảm được quyền
và lợi ích hợp pháp của mình. Do vậy, BLDS 2015 hoặc các văn bản dưới luật

Vũ Thị Hồng Yến (2015), “Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự trong Dự thảo Bộ Luật dân sự
(sửa đổi)”, Nhà nước và pháp luật, (7), tr.21-26.
10
Hồng Đình Dũng, “Cầm giữ tài sản theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015”, đăng ngày 13/04/2020, Tạp chí
điện tử Luật sự Việt Nam, , < >
9


11

hướng dẫn về biện pháp cầm giữ tài sản cần có quy định về xử lý tài sản cầm giữ
để tạo điều kiện cho bên có quyền thực thi tốt nhất quyền năng của mình trên
thực tế. Trong trường hợp bên vi phạm nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện
khơng đúng nghĩa vụ của mình thì bên cầm giữ có quyền xử lý tài sản đảm bảo
một cách nhanh nhất, ít tốn kém nhất nhưng vẫn đảm bảo khách quan, trung
thực. Mặt khác, Bộ luật dân sự năm 2015 cần quy định phương thức xử lý tài sản
cầm giữ để loại trừ việc bên cầm giữ sẽ tuỳ tiện trong việc xử lí tài sản.
LỜI KẾT
Tóm lại, BLDS 2015 đã ghi nhận cụ thể và rõ ràng hơn của biện pháp bảo
đảm vừa mới vừa khơng mới đó là cầm giữ tài sản. Sự có mặt của các quy định
pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự nói chung và việc bổ sung cầm
giữ tài sản nói riêng đóng vai trị quan trọng trong giao lưu kinh tế, dân sự, tạo
sức ép cho bên có nghĩa vụ, khống chế rủi ro trong việc thực hiện nghĩa vụ dân
sự; góp phần ổn định giao dịch dân sự, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Tuy
nhiên, trong thời gian tới các nhà làm luật cần quy định thật chặt chẽ hơn nữa để
tránh việc lợi dụng kẽ hở của luật để xâm hại đến quyền và lợi ích của bên chủ
thể khác trong quan hệ dân sự.
Trên đây là toàn bộ bài làm theo cách hiểu của em, trong q trình làm cịn
nhiều thiếu sót, kính mong thầy/cơ góp ý để bài làm em được hồn thiện hơn!


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Văn bản pháp luật
1. Bộ Luật Dân sự 2015, NXB. Lao động 2017


12

2. Bộ Luật Dân sự 2015
Luận văn thạc sĩ
3. Võ Thanh Hiền (2017), Cầm giữ tài sản theo quy định của Bộ Luật Dân
sự Việt Nam năm 2015, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà
Nội.
Sách, bài viết, tạp chí
4. Đỗ Văn Đại (2016), Bình luận khoa học những điểm mới của Bộ luật dân
sự 2015, NXB. Hồng Đức, Hà Nội.
5. Đoàn Thị Phương Diệp, Hoàng Thị Ngữ, “Các biện pháp bảo đảm nghĩa
vụ mới được ghi nhận trong bộ Luật dân sự năm 2015”, Tạp Chí Phát Triển
Khoa học và Công nghệ, Tập 20, Số Q1 – 2017
WEBSITES
6.



×