Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Tài liệu “Luật Chống Bán Phá Giá Và Giải Pháp Cho Doanh Nghiệp Xuất Khẩu Cá tra, cá BaSa Của Việt Nam” doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (251.98 KB, 22 trang )

Nhóm 01 - QT3
BÀI TẬP NHÓM
Luật Chống Bán Phá Giá Và Giải Pháp Cho Doanh
Nghiệp Xuất Khẩu Cá tra, cá BaSa Của Việt Nam
1
Nhóm 01 - QT3
Phần một : Dẫn nhập
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong bối cảnh toàn cầu hoá và quốc tế nền kinh tế, hội nhập và tham gia các tổ chức
kinh tế quốc tế là xu thế không thể đảo ngược đối với mỗi quốc gia trong quá trình phát
triển kinh tế của mình. Cùng với việc thực hiện đường lối chủ động hội nhập kinh tế quốc
tế, Việt nam đã và đang tham gia sâu và rộng vào các tổ chức thương mại quốc tế như
ASEAN, APEC và WTO. Việt Nam đã đạt được thành tựu khá ngoạn mục trong việc đẩy
mạnh xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ. Những bên cạnh đó cũng đối mặt với những khó khăn
trong đẩy mạnh xuất khẩu do các nước nhập khẩu đã tận dụng những quy định mở để tạo ra
những rào cản mới như chống bán phá giá, chống trợ cấp để bảo hộ nền sản xuất trong
nước của mình. Áp lực từ các vụ kiện bán phá giá sẽ ngày càng tăng, sẽ ảnh hưởng lớn tới
nền kinh tế nói chung và thị trường xuất khẩu của Việt Nam nói riêng.
Ngành sản xuất và chế biến thủy sản là một trong những ngành kinh tế quan trọng của đất
nước. Trong vài năm gần đây, cá basa và cá tra Việt Nam được nhập khẩu vào thị trường
Mỹ dưới dạng philê đông lạnh đã góp phần đáp ứng nhu cầu tiêu thụ cá của người dân Mỹ
đồng thời thúc đẩy được nghề nuôi loại cá này ở Việt Nam, Phát triển buôn bán cá basa, cá
tra giữa Việt Nam và Mỹ là nhằm mang lại lợi ích cho cả hai quốc gia. Nhưng thật đáng
tiếc, Hiệp hội các chủ trại nuôi cá nheo Mỹ đã sớm lo lắng cho sự xâm nhập của cá basa và
cá tra vào thị trường của họ đến mức đâm đơn kiện các doanh nghiệp Việt Nam bán phá
giá các sản phẩm này vào thị trường Mỹ. Như chúng ta đã biết, xu hướng toàn cầu hoá nền
2
Nhóm 01 - QT3
kinh tế thế giới đang dần xoá bỏ những rào cản thuế quan giữa các thị trường nhưng lại tạo
điều kiện thuận lợi cho chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch phát triển đặc biệt là ở các nước giầu
mạnh. Thương trường Mỹ mở ra những cơ hội đầy triển vọng nhưng nó lại được điều chỉnh


bằng một hệ thống luật pháp và các rào cản thương mại cực kỳ chặt chẽ. Luật thuế Chống
bán phá giá hiện nay đang là một công cụ hữu hiệu được sử dụng phổ biến trên thị trường
này nhằm bảo hộ nền công nghiệp trong nước trước cơn lũ hàng nhập khẩu từ các nước
đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Vụ kiện bán phá giá cá tra, cá basa Việt Nam vào
thị trường Mỹ đã cho thấy những rào cản đầu tiên mà các doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp
phải khi tiếp cận thị trường Mỹ. Nhưng không vì thế mà các doanh nghiệp Việt Nam tỏ ra
bi quan và e ngại. Chúng ta đã tích cực hầu kiện và đã rút ra được những bài học kinh
nghiệm quý báu.
Chính vì tầm quan trọng và tính thời sự của vấn đề, nhóm em mạnh dạn chọn đề tài “Luật
Chống Bán Phá Giá Và Giải Pháp Cho Doanh Nghiệp Xuất Khẩu Cá tra, cá BaSa Của
Việt Nam” nhằm mục đích tìm ra một số giải pháp cho các doanh nghiệp xuất khẩu cá
Basa của Việt Nam.
II. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
Hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hoá kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ, mang lại nhiều lợi
ích và thúc đẩy sự phát triển kinh tế của nhiều quốc gia trên cơ sở một nền thương mại và
đầu tư công bằng. Nhưng trong khi các quốc gia thành viên WTO đang phải dỡ bỏ các rào
cản thuế quan và thuế hoá các rào cản phi thuế quan thì các biện pháp tự vệ, thuế chống
phá giá và thuế đối kháng vẫn ngày càng được nhiều quốc gia phát triển áp dụng một cách
triệt để, nhất là, nhiều nước đang phát triển và kém phát triển phải đối mặt với tình trạng
3
Nhóm 01 - QT3
hàng hoá nhập khẩu bán phá giá tại thị trường của mình, và gánh chịu những thiệt hại cho
sản xuất trong nước. Việc tìm các biện pháp bảo đảm thương mại công bằng - biện pháp
chống bán phá giá, đang được rất nhiều nước quan tâm, kể cả các nước phát triển và đang
phát triển.
Qua bài này chúng tôi muốn tìm hiểu một cách sâu sắc hơn về các quy định, luật bán phá
giá của tổ chức WTO, ở thị trường Mỹ cũng như đề xuất những giải pháp nhằm góp phần
hạn chế ảnh hưởng của các vụ kiện bán phá giá của Mỹ đối với hoạt động xuất khẩu cá
BaSa của Việt Nam vào thị trường này trong thời gian tới.
III. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ( 5 Áp lực cạnh tranh của Porter)

4
Nhóm 01 - QT3
Phần hai: Đề tài:
LUẬT CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ VÀ GIẢI PHÁP CHO CÁC DOANH NGHIỆP
XUẤT KHẨU CÁ TRA, CÁ BASA CỦA VIỆT NAM
I. SƠ LƯỢC VỀ NUÔI TRỒNG CÁ TRA, CÁ BASA VIỆT NAM
1.1. Vị thế, khả năng cạnh tranh
Năm 2008, sản phẩm cá tra - basa của Việt Nam được đánh giá là nhóm sản phẩm thuỷ
sản có tốc độ tăng nhanh nhất thế giới, xuất khẩu đến 127 quốc gia và vũng lãnh thổ với
tổng sản lượng trên 640.000 tấn sản phẩm, đạt giá trị hơn 1.4 tỷ USD tăng khoảng 45% so
với năm 2007, góp phần đưa toàn bộ ngành lần đầu tiên vượt qua ngưỡng 4 tỷ USD. Thống
kê của Hiệp hội Xuất nhập khẩu Thủy sản Việt Nam cho thấy riêng quý I/2009, xuất khẩu
cá tra và ba sa sang Mỹ đạt hơn 22 triệu USD, tăng 93,4% so với cùng kỳ năm 2008.
Đa số cá tra, cá basa được nuôi trong ao, đăng quầng, bãi bồi và lồng bè; cá basa chủ
yếu được nuôi trong các lồng bè ở các con sông lớn thuộc các tỉnh An Giang, Đồng Tháp,
v.v. Mùa sinh sản của cá Basa (từ tháng 1 – 7), cá Tra (từ tháng 2 – 10) và có thể thu hoạch
quanh năm. Đến nay cá tra và cá basa đã được nuôi ở hầu hết các tỉnh, thành trong khu
vực, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa và cung cấp nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu, thúc
đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến cá tra và cá basa. Đặc biệt, từ khi Việt
Nam mở rộng xuất khẩu và sản phẩm từ cá tra, cá ba sa tìm được thị trường thì ngành chế
biến cá tra và ba sa như bước sang một trang mới.
Những năm gần đây ngành công nghiệp chế biến cá tra, basa phát triển mạnh với tốc độ
tăng trưởng nhanh và đang có tiềm năng lớn. Hầu hết các nhà máy chế biến cá tra, basa
5
Nhóm 01 - QT3
trong vùng đều được quan tâm đầu tư và nâng cấp với công nghệ, thiết bị khá hiện đại, tạo
ra các sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế (như ISO, HACCP, code EU, Halal,…). Cả
nước hiện có 168 DN chế biến, xuất khẩu cá tra, ca basa, trong đó 15 DN lớn chiếm đến
70% lượng xuất khẩu (Navico, Hùng Vương, Vĩnh Hoàn, Agifish, Bianfish…).
Mặc dù có lợi thế về điều kiện tự nhiên về phát triển công nghiệp chế biến cá tra, cá

basa, tuy nhiên chất lượng nguồn nhân lực thấp; lao động quản lý chưa được đào tạo chính
quy, lao động trực tiếp kỹ năng lao động cũng như kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp
còn kém; Việc quy hoạch nuôi trồng và chế biến cá tra, basa chưa mang tính vĩ mô; các
tỉnh trong vùng đều quy hoạch một cách tự phát cho địa phương mình, thiếu tính liên kết
và tầm nhìn chiến lược cho toàn vùng
Khó khăn đặc biệt mà ngành chế biến cá tra và cá ba sa đang gặp phải là Bộ Nông
nghiệp Mỹ đã soạn thảo lần cuối các quy định mới theo đó các tra và ba sa của Việt Nam
sẽ có thể được góp chung vào danh mục cá da trơn, Quy định này sẽ làm cho cá tra và cá
ba sa của chúng ta nhập khẩu vào Hoa Kỳ sẽ phải chịu những kiểm tra đặc biệt, gây khó
khăn cho các nhà xuất khẩu trong nước.
1.2. Lợi thế, tiềm nằng của cá basa Việt Nam
Các loại cá của Việt Nam có chất lượng cao, thơm ngon, cơ thịt mềm mại. Loài cá này
có ưu điểm thịt trắng, vị ngọt, giàu Omega 3 và DHA. Được xuất khẩu sang nhiều thị
trường trên thế giới và được người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng. Đồng thời chất lượng
6
Nhóm 01 - QT3
sản phẩm và chất lượng nước để nuôi cá hoàn toàn đáp ứng các yêu cầu về an toàn vệ sinh
và sức khỏe của người tiêu dùng.
Lợi thế cạnh tranh lớn nhất là về giá cả. Cá Việt Nam rẻ vì chi phí sản xuất thấp. Con
giống thì đã cho đẻ nhân tạo nên rất rẻ, cá nuôi ở bè trên sông có dòng chảy liên tục nên
chính môi trường tốt khiến cá lớn nhanh, ít nhiễm bệnh.
Sông Tiền và sông Hậu là hai con sông có lưu lượng nước khá lớn (nhất là mùa lũ) nên
cũng có khả năng tự điều chỉnh nhằm cân bằng hệ sinh thái. Điều này giúp nông dân có thể
nuôi được cá với mật độ dày, cho năng suất cao, trên 1m3 nước có thể đạt năng suất 150-
170 kg cá basa hoặc cá tra thương phẩm. Đồng thời, do nước chảy xiết nên có đủ lượng
ôxy cho cá, không cần phải chi phí thêm hoặc chỉ phải chi phí ít cho công nghệ quậy nước
để tạo thành dòng chảy trong bè, giảm được chi phí đầu vào.
1.3. Thị trường xuất khẩu cá basa của Việt Nam
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cá tra, basa vẫn đang là mặt hàng chiếm
tỷ trọng giá trị xuất khẩu cao nhất trong nhóm thủy sản, nửa đầu năm 2009 đạt khối lượng

xuất khẩu 206.000 tấn, kim ngạch 473,9 triệu USD.
Riêng thị trường Mỹ, bất chấp khó khăn do khủng hoảng kinh tế, xuất khẩu sang nước
này đã có sự tăng trưởng vượt bậc, đạt 45,97 triệu USD, tăng 59,98 % so với cùng kỳ năm
2008.
Hiện tại, EU vẫn là khối thị trường lớn nhất nhập khẩu cá tra, cá basa của Việt Nam,
với 26/27 quốc gia đã nhập khẩu cá của Việt Nam. Trong đó, 3 nước đứng đầu là Tây Ban
Nha, Đức và Hà Lan, có khối lượng nhập khẩu chiếm 60% tổng lượng nhập khẩu cá tra,
7
Nhóm 01 - QT3
basa của toàn EU. Tây Ban Nha và Đức đồng thời là hai nhà nhập khẩu cá tra, basa lớn
nhất của Việt Nam trong số 110 quốc gia nhập khẩu hai mặt hàng này.
Nga là thị trường nhập khẩu thuỷ sản lớn thứ 4 của Việt Nam, riêng đối với mặt hàng cá
tra thì Nga lại càng là thị trường đầy tiềm năng, vì có nhu cầu cao đối với mặt hàng này.
Hơn nữa, nếu so với các thị trường Nhật, Mỹ, EU thì thị trường Nga dễ tính hơn. Theo báo
cáo của Thương vụ Việt Nam tại Nga, năm 2008, tỷ trọng cá tra của Việt Nam xuất khẩu
sang Nga chiếm 94,4% về khối lượng và 86,5% về giá trị trong tổng khối lượng và giá trị
xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam đến thị trường này, đạt 118.155 tấn, trị giá 188,45 triệu
USD.
I. LUẬT CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA WTO VÀ MỸ
2.1. Hiệp định về chống bán phá giá của WTO
Hiệp định về Chống bán Phá giá là một trong những hiệp định của Tổ chức Thương mại
Thế giới (WTO) được ký kết tại Vòng đàm phán Uruguay. Tên đầy đủ của Hiệp định là
Hiệp định về việc Thực thi Điều VI của Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại
1994 (GATT 1994). Điều VI của GATT 1994 cho phép các thành viên có biện pháp chống
lại hành vi bán phá giá. Hiệp định về Chống bán Phá giá quy định chi tiết các điều kiện để
các thành viên WTO có thể thực hiện các biện pháp như vậy. Cả Hiệp định và Điều VI
được sử dụng cùng nhau để điều chỉnh các biện pháp chống bán phá giá.
Định nghĩa đầy đủ của hành vi bán phá giá được quy định trong Hiệp định “ Bán phá
giá là hành vi của một công ty bán một mặt hàng xuất khẩu thấp hơn giá thông thường
mà họ bán mặt hàng đó tại thị trường trong nước”. Để áp dụng biện pháp chống bán phá

giá, nước nhập khẩu là thành viên WTO phải chứng minh được ba điều kiện sau:
8
Nhóm 01 - QT3
 Có hành động bán phá giá: được tính bằng độ chênh lệch giữa giá của mặt hàng
nhập khẩu với giá của mặt hàng tương tự bán tại thị trường của nước xuất khẩu (gọi là biên
độ phá giá).
 Có thiệt hại vật chất: đối với ngành sản xuất của nước nhập khẩu đang cạnh tranh
trực tiếp với hàng nhập khẩu.
 Hành động bán phá giá: là nguyên nhân gây ra thiệt hại vật chất, hoặc đe dọa gây
ra thiệt hại vật chất nêu trên.
 Biện pháp áp dụng
Khi thỏa mãn được ba điều kiện trên, Hiệp định cho phép thành viên WTO được phép
áp dụng biện pháp chống bán phá giá với mặt hàng nhập khẩu bị điều tra. Các biện pháp
này thường là áp thêm một khoản thuế nhập khẩu đối với sản phẩm bị coi là bán phá giá
nhằm đưa mức giá của sản phẩm đó xấp xỉ với "giá trị thông thường" của nó hoặc để khắc
phục thiệt hại đối với ngành sản xuất của nước nhập khẩu. Các biện pháp này nếu trong
điều kiện bình thường là những hành vi vi phạm các nguyên tắc của WTO về ràng buộc
thuế suất nhập khẩu và không phân biệt đối xử hàng nhập khẩu. Tuy nhiên, biện pháp
chống bán phá giá chỉ mang tính tạm thời nhằm loại trừ ảnh hưởng tiêu cực của hàng hoá
nhập khẩu phá giá trên thị trường quốc gia nhập khẩu vì vậy các quốc gia chỉ được phép áp
dụng thuế chống bán phá giá đối với hàng hoá nhập khẩu thời hạn nhất định - tối đa là 5
năm.
 Miễn trừ
Điều tra chống bán phá giá sẽ kết thúc ngay lập tức mà không đưa ra biện pháp chống
bán phá giá nào nếu cơ quan chức năng xác định rằng biên độ phá giá không đáng kể (nhỏ
hơn 2% giá xuất khẩu). Điều tra cũng chấm dứt nếu khối lượng hàng bán phá giá là không
9
Nhóm 01 - QT3
đáng kể (khối lượng hàng phá giá từ một nước bị điều tra nhỏ hơn 3% tổng nhập khẩu,
đồng thời tổng khối lượng hàng phá giá từ tất cả các nước bị điều tra nhỏ hơn 7% tổng

nhập khẩu).
 Cơ quan theo dõi
Hiệp định cũng quy định các thành viên phải báo cáo chi tiết ngay lập tức cho Ủy ban
phụ trách các Hành động Chống bán Phá giá của WTO khi họ bắt đầu tiến hành điều tra sơ
bộ cũng như khi đưa ra kết luận cuối cùng. Họ cũng phải báo cáo tổng kết hai lần mỗi năm
cho Ủy ban tất cả những cuộc điều tra của họ. Khi có sự tranh cãi, các thành viên được
khuyến khích tiến hành tham vấn lẫn nhau. Nếu tham vấn không đạt được kết quả, họ có
thể sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO để giải quyết và phải chấp nhận kết quả
giải quyết theo cơ chế này.
2.2. Luật chống bán phá giá của Mỹ
Khái niệm luật chống bán phá giá của Mỹ cũng gần giống với WTO, Luật chống phá
giá được áp dụng đối với hàng nhập khẩu khi nó được xác định là hàng nước ngoài được
bán “phá giá” vào Hoa Kỳ, hoặc sẽ bán phá giá ở Hoa Kỳ với giá “thấp hơn giá trị thông
thường”. Thấp hơn giá trị thông thường có nghĩa là giá xuất khẩu vào Hoa Kỳ thấp hơn giá
bán của hàng hóa đó ở nước xuất xứ hoặc ở nước thứ 3 thay thế thích hợp.
Thuế chống phá giá được áp dụng khi có đủ hai điều kiện (1) Bộ thương mại
(Department of Commerce – DOC) phải xác định hàng nước ngoài đang được bán phá giá
hoặc có thể sẽ được bán phá giá ở thị trường Hoa Kỳ, và (2) Uỷ Ban hiệp thương quốc tế
10
Nhóm 01 - QT3
(US International Trade Commission – USITC) phải xác định hàng nhập khẩu được bán
phá giá đang gây thiệt hại vật chất hoặc đe dọa gây thiệt hại vật chất hoặc ngăn cản hình
thành ngành công nghiệp tương tự tại Hoa Kỳ.Cũng giống như trường hợp luật thuế chống
trợ giá, các thủ tục điều tra về bán phá giá được tiến hành khi có đơn khiếu kiện của một
ngành công nghiệp hoặc do DOC tự khởi xướng.
Thuế chống bán phá giá sẽ được ấn định bằng mức chênh lệch giữa “giá trị thông
thường” và mức giá xuất khẩu vào Hoa Kỳ. DOC sẽ xác định giá trị thông thường của hàng
nhập khẩu bằng một trong ba cách. Theo thứ tự ưu tiên là:
(1) Giá bán của hàng hóa tại thị trường nội địa,
(2) Giá bán hàng hóa sang thị trường thứ ba,

(3) “Giá trị tính toán” của hàng hóa bằng tổng chi phí sản xuất cộng với các khoản lợi
nhuận, tiền hoa hồng bán hàng, và các chi phí hành chính khác như đóng gói.
“Giá trị tính toán” được coi là giá trị thông thường để tính biên phá giá khi giá bán ở thị
trường nội địa hoặc giá bán sang nước thứ ba thấp hơn chi phí sản xuất hoặc hàng hóa đang
bị điều tra không bán ở thị trường nội địa hoặc không được bán sang nước thứ ba.
Nếu từ hai nước trở nên bị kiện bán phá giá hoặc trợ giá, luật yêu cầu USITC đánh giá
lũy tích số lượng và ảnh hưởng của các hàng nhập khẩu tương tự từ các nước bị kiện nếu
chúng cạnh tranh với nhau và với sản phẩm tương tự của Hoa Kỳ trên thị trường Hoa Kỳ.
Nếu hàng nhập khẩu từ một nước đang bị điều tra được coi là không đáng kể (thường được
11
Nhóm 01 - QT3
xác định là nhỏ hơn 3% tổng giá trị nhập khẩu của sản phẩm bị điều tra), việc điều tra nước
đó sẽ được dừng lại. Cũng có những quy định miễn trừ áp dụng những quy tắc lũy tích ví
dụ như việc áp dụng đối với các nước được hưởng ưu đãi của Sáng kiến Lòng chảo Caribê
(CBI) và đối với Ixaren.
Luật chống phá giá còn cho phép các ngành công nghiệp Hoa Kỳ được khiếu nại về bán
phá giá ở nước thứ ba. Ngành công nghiệp của Hoa Kỳ có thể đệ trình đơn khiếu nại lên
USTR, trong đó phải giải thích tại sao việc bán phá giá ở nước thứ 3 lại gây thiệt hại cho
các công ty của Hoa Kỳ và yêu cầu cơ quan này bảo vệ những quyền lợi của Hoa Kỳ theo
quy định của WTO. Nếu USTR thấy khiếu nại có lý, họ sẽ đệ trình yêu cầu lên các cơ quan
có thẩm quyền ở nước thứ ba đòi nước này phải thay mặt Hoa Kỳ tiến hành các biện pháp
chống bán phá giá. DOC và USITC có trách nhiệm hỗ trợ USTR chuẩn bị nội dung yêu
cầu.
 Đối với các nền kinh tế phi thị trường (NME)
DOC quan niệm sự can thiệp của chính phủ ở những nước có nền kinh tế phi thị trường
đã làm các số liệu về chi phí sản xuất và giá cả không phản ánh đúng giá trị thông thường
của sản phẩm. Do vậy, đối với những vụ kiện bán phá giá liên quan đến các công ty ở
những nước này, DOC không sử dụng phương pháp so sánh giá-với-giá hoặc giá trị tính
toán để xác định giá trị thông thường của sản phẩm. Thay vào đó, DOC sử dụng một
phương pháp hoàn toàn khác gọi là phương pháp “Các yếu tố sản xuất” để “xây dựng” giá

trị thông thường của sản phẩm.
12
Nhóm 01 - QT3
Tiêu chí xác định qui chế kinh tế là kinh tế của nước bị kiện là kinh tế thị trường hay phi
thị trường, DOC căn cứ vào 6 tiêu chí sau đây:
(1) Mức độ chuyển đổi của đồng tiền;
(2) Mức độ lương dựa trên cơ sơ thị trường;
(3) Mức độ cho phép đầu tư nước ngoài ở nước bị kiện;
(4) Mức độ chính phủ sử hữu và khống chế tư liệu sản xuất;
(5) Mức độ chính phủ quản lý về giá và phân bổ các nguồn lực; và
(6) Các yếu tố thích hợp khác.
Hiện nay, Việt Nam vẫn bị Hoa Kỳ coi là nền kinh tế phi thị trường. Lý do Hoa Kỳ đưa
ra để giải thích cho quyết định này là mặc dù Việt Nam đã có những bước mở cửa thị
trường đáng kể và cho phép có giới hạn quy luật cung cầu tác động tới sự phát triển kinh
tế, song mức độ can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế vẫn còn ở mức làm cho giá cả và
chi phí sản xuất không phải là thước đo thực sự đối với giá trị. Qui chế kinh tế này sẽ tiếp
tục tồn tại và sẽ được áp dụng cho các vụ kiện chống bán phá giá mới và các đợt xem xét
lại hàng năm cho đến khi có quyết định thay đổi của DOC.
Ngoài Việt Nam, một số nước khác cũng còn bị Hoa Kỳ coi là có nền kinh tế phi thị
trường, trong đó có Trung Quốc. Theo thỏa thuận song phương giữa Hoa Kỳ và Trung
Quốc về việc Trung Quốc gia nhập WTO, kinh tế Trung Quốc sẽ tiếp tục bị coi là phi thị
13
Nhóm 01 - QT3
trường trong các vụ kiện bán phá giá và chống trợ giá hàng nhập khẩu từ Trung Quốc vào
Hoa Kỳ cho tới năm 2016.
 Giá trị thông thường trong trường hợp NME
Đối với trường hợp kinh tế phi thị trường, các nhà sản xuất hàng bị điều tra phải cung
cấp các thông tin và số liệu về loại và số lượng/khối lượng của các yếu tố đầu vào của sản
xuất (nguyên liệu, lao động, nhiên liệu, các chi phí vốn, và các chi phí cần thiết khác).
DOC “xây dựng” chi phí sản xuất trực tiếp của một đơn vị sản phẩm bằng cách nhân số

khối lượng của các yếu tố đầu vào do bị đơn cung cấp với giá của các yếu tố đầu vào này ở
nước thay thế. Sau đó, DOC sẽ cộng thêm một khoản các chi phí cố định (factory overhead
cost), chi phí khấu hao, và các chi phí chung, bán hàng và hành chính (GSA) để tính ra
toàn bộ chi phí sản xuất của một đơn vị sản phẩm. Chi phí sản xuất này cộng với lãi và chi
phí đóng gói theo mức ở nước thay thế được coi là giá trị thông thường của sản phẩm.
IV. PHÂN TÍCH ÁP LỰC CẠNH TRANH CỦA PORTER
IV.1. Nhà cung ( không quá lớn)
Các chỉ tiêu về chất lượng nước nuôi cá da trơn ở đồng bằng sông Cửu Long như pH,
độ trong, DO, H2S, Nitrit đều nằm trong ngưỡng cho phép và đạt tiêu chuẩn môi trường
14
Nhóm 01 - QT3
nuôi cá nước ngọt. Kết quả phân tích vi sinh E.Coli, Coliform đạt loại B, được phép thu
hoạch và sản xuất thực phẩm xuất khẩu vào EU, Hoa Kỳ, Australia.
Các nhà khoa học nhận định, Việt Nam hoàn toàn có khả năng tăng diện tích nuôi cá
tra, cá ba sa lên gấp đôi, gấp 3 lần diện tích hiện nay tại vùng ven sông Tiền, sông Hậu
nhưng công tác quản lý và xử lý nước thải từ vùng nuôi phải làm tốt.
3.2 Khách hàng ( Sẽ cao trong dài hạn)
Mỹ là nước đông dân 307 triệu người ( 2009)
Thu nhập bình quân đầu người:
Cá là sản phẩm bổ dưỡng tốt cho sức khỏe. Một nghiên cứu gần đây cho thấy, mỡ cá
basa Việt Nam (loại cá nước ngọt nuôi bè trên sông Mekong) không những có đủ thành
phần axit béo không no mà còn chứa DHA. Trước đây, loại axit béo quan trọng này được
15
Nhóm 01 - QT3
xác định là chỉ có trong mỡ cá hồi, cá sọc, một số loài cá vùng biển sâu, vùng Greenland,
Nhật Bản.
Không chỉ tìm hiểu kỹ điều kiện của cơ sở chế biến, kinh doanh thủy hải sản mà họ còn
muốn biết tường tận nguồn gốc của sản phẩm như: đã được đánh bắt hay nuôi từ vùng nào,
sử dụng những loại thuốc gì, thức ăn ra sao, cách thức chăm sóc, các vấn đề về môi trường
trong quá trình nuôi…

Xu hướng của người tiêu dùng Mỹ hiện nay là sẵn sàng bỏ ra nhiều tiền hơn để có được
những sản phẩm an toàn.
3.3. Đối thủ các đối thủ tiềm ẩn : (Cao)
Sản phẩm cá tra Việt Nam đang chiếm 99,9% thị trường thế giới. Dự báo vị trí này còn
được giữ vững trong nhiều năm tới.
Thị trường cá da trơn đang phát triển rất mạnh tại quốc gia giàu có này. Sản lượng chế
biến và doanh số tiêu thụ của cá da trơn của Mỹ có xu hướng tăng mạnh. Cụ thể, sản lượng
chế biến cá da trơn trong tháng 2/2008 đạt 47,6 triệu pao, tăng 8% so tháng 2/2007 và
doanh số bán ra đạt 25 triệu pounds, tăng 9% so tháng 2/2007.
Cá tra và ba sa phân bố ở lưu vực sông Mê kông, có mặt ở cả 4 nước Lào, Việt Nam,
Cămpuchia và Thái lan. Do đó, trong tương lai gần, các nước bạn có thể là các đối thủ cạnh
tranh ở phân khúc này.
16
Nhóm 01 - QT3
BIỂU ĐỒ XUẤT KHẨU CÁ DA TRƠN SANG MỸ
3.4. Các rào cản thương mại
a. Hàng rào thuế quan
Từ vụ kiện bán phá phá ( 28/6/2002) Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã áp dụng mức thuế chống
bán phá giá đối với cá ba sa nhập khẩu từ Việt Nam từ 37% đến 64%. Với mức thuế này
đã gây ảnh hưởng lớn đến người nuôi cá tra, basa ở Việt Nam, nhất là trong bối cảnh phải
chịu tác động của suy thoái kinh tế. Luật chống bán phá giá hiện nay đang là một công cụ
hữu hiệu được sử dụng phổ biến trên thị trường này nhằm bảo hộ nền công nghiệp trong
nước trước sự thâm nhập từ các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Vụ kiện cá
bán phá giá cá basa vào thị trường Mỹ đã cho thấy những rào cản đầu tiên mà các doanh
nghiệp Việt Nam sẽ gặp phải khi tiếp cận thị trường này
17
Nhóm 01 - QT3
b. Tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm.
Theo đạo lụât này, để được xuất qua Mỹ, cá da trơn, có thể bao gồm cả cá tra, basa Việt
Nam phải đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe về nuôi trồng của cá da trơn theo đạo luật

Farm Bill. Trong khi đó, các loại cá này khác nhau và điều kiện nuôi trồng ở mỗi nước
cũng khác nhau. Ở Việt Nam, cá phải được nuôi trong các ao nông và sử dụng nước giếng
khoan. Đây có thể nói là một tiêu chuẩn quá khắt khe việc áp dụng là rất khó khăn vì môi
trường không phù hợp và chi phí quá lớn
3.5 Sản phẩm thay thế
Các sản phẩm thay thế thủy, hải sản có thể nói là rất đa dạng về sản phẩm, phong phú về
chủng loại, đây cũng là những đối thủ cạnh tranh với các sản phẩm từ cá basa.
V. NHỮNG GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CÁ BASA
4.1. Chủ động phòng chống các vụ kiện bán phá giá của nước ngoài
 Chính phủ tích cực triển khai đàm phán song phương,đa phương để tranh thủ nhiều
nước thừa nhận Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường, do đó không áp dụng biện
pháp chống bán phá giá đối với Việt Nam.
 Dự báo danh mục các ngành hàng và các mặt hàng Việt Nam có khả năng bị kiện
phá giá trên cơ sở rà soát theo tình hình sản xuất,xuất khẩu từng ngành hàng của Việt Nam
và cơ chế chống bán phá giá của từng quốc gia để từ đó có sự phòng tránh cần thiết.
 Xây dựng chiến lược đa dạng hoá sản phẩm và đa phương hoá thị trường xuất khẩu
của các doanh nghiệp để phân tán rủi ro, tránh tập trung xuất khẩu với khối lượng lớn vào
18
Nhóm 01 - QT3
một nước vì điều này có thể tạo ra cơ sở cho các nước khởi kiện bán phá giá. Theo hướng
đó các doanh nghiệp cần chú trọng đến các thị trường lớn (Trung Quốc, Nhật Bản, Nga )
các thị trường mới nổi (Hàn Quốc, Úc ) các thị trường mới (SNG, Trung Đông, Nam
Phi ). Bên cạnh đó cần tăng cường khai thác thị trường nội địa - một thị trường có tiềm
năng phát triển. Đây là những kinh nghiệm ta đã rút ra được từ các vụ kiện bán phá giá cá
tra, cá basa của Mỹ trước đây.
 Tăng cường áp dụng các biện pháp cạnh tranh phi giá để nâng cao khả năng cạnh
tranh của hàng xuất khẩu thay cho cạnh tranh bằng giá thấp. Đó là phải đầu tư nâng cao
chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh các dịch vụ hậu mãi, tiếp thị quảng cáo, áp dụng các điều
kiện mua bán có lợi cho khách hàng.
 Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin về thị trường xuất khẩu,về luật thương mại quốc

tế,luật chống bán phá giá của các nước và phổ biến, hướng dẫn cho các doanh nghiệp các
thông tin cần thiết nhằm tránh những sơ hở dẫn đến các vụ kiện.
4.2. Các giải pháp đối phó với vụ kiện chống bán phá giá đang xảy ra
 Về phía chính phủ:
 Cần tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp trong kháng kiện
 Thành lập quỹ trợ giúp theo đuổi các vụ kiện để hỗ trợ tài chính cho các doanh
nghiệp kháng kiện.
 Cung cấp cho các doanh nghiệp các thông tin cần thiết về các thủ tục kháng kiện,
giới thiệu các luật sư giỏi ở nước sở tại có khả năng giúp cho doanh nghiệp thắng kiện
19
Nhóm 01 - QT3
 Về phía các hiệp hội ngành hàng
 Cần phát huy vai trò là tổ chức tập hợp và tăng cường sự hợp tác giữa các doanh
nghiệp trong ngành nhằm nâng cao năng lực kháng kiện của các doanh nghiệp.
 Thông qua hiệp hội quy định hành vi bảo vệ lẫn nhau, phối hợp giá cả trên thị
trường, tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh có thể tạo ra cớ gây ra các vụ kiện của
nước ngoài.
 Thiết lập cơ chế phối hợp trong tham gia kháng kiện và hưởng lợi khi kháng kiện
thành công để khuyến khích các doanh nghiệp tham gia kháng kiện.
 Tổ chức cho các doanh nghiệp nghiên cứu thông tin về giá cả,định hướng phát triển
thị trường, những quy định pháp lý của nước sở tại về chống bán phá giá để các doanh
nghiệp kháng kiện có hiệu quả giảm bớt tổn thất do thiếu thông tin.
 Về phía các doanh nghiệp:
 Cần chủ động theo đuổi các vụ kiện khi bị nước ngoài kiện bán phá giá.
 Hoàn thiện hệ thống sổ sách chứng từ kế toán phù hợp với các quy định của luật
pháp và chuẩn mực quốc tế, lưu trữ đầy đủ hồ sơ về tình hình kinh doanh nhằm chuẩn bị
sẵn sàng các chứng cứ, các lập luận chứng minh không bán phá giá của doanh nghiệp, tổ
chức nhân sự, dự trù kinh phí, xây dựng các phương án bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp.
 Tạo ra những mối liên kết với các tổ chức lobby để vận động hành lang nhằm lôi
kéo những đối tượng có cùng quyền lợi ở nước khởi kiện ủng hộ mình. Như trong vụ kiện

tôm đã có “Liên minh hành động ngành thương mại công nghiệp tiêu dùng Mỹ” (CITAC)
20
Nhóm 01 - QT3
“Hiệp hội các nhà nhập khẩu và phân phối tôm Mỹ” (ASDA) đứng về phía các doanh
nghiệp Việt Nam chống lại vụ kiện bán phá giá của Mỹ.
 Chủ động thương lượng với chính phủ của nước khởi kiện thực hiện cam kết giá nếu
doanh nghiệp thực sự có hành vi phá giá, gây thiệt hại cho các doanh nghiệp cùng ngành
hàng của nước nhập khẩu. Cam kết giá là việc nhà sản xuất, xuất khẩu cam kết sửa đổi mức
giá bán (tăng giá lên) hoặc cam kết ngừng xuất khẩu với giá bị coi là bán phá giá hàng hoá.
Đây là một thoả thuận tự nguyện giữa các nhà sản xuất, xuất khẩu và nước nhập khẩu. Khi
một cam kết giá được chấp thuận. quá trình điều tra sẽ chấm dứt. Hiện nay, cam kết giá
được coi là một biện pháp đối phó chủ động của các nước xuất khẩu trong các vụ kiện
chống bán phá giá, đặc biệt đối với các sản phẩm công nghiệp. Trong giai đoạn 1995-2001
trên thế giới đã có 34 nước thực hiện cam kết giá, trong đó có 10 nước chưa phải là thành
viên WTO. Cam kết giá có ưu điểm là nhanh chóng hơn và ít tốn kém hơn so với việc phải
hoàn tất cuộc điều tra của cơ quan điều tra về bán phá giá. Hơn nữa các nhà sản xuất, xuất
khẩu ở nước bị kiện sẽ được hưởng phần lớn chênh lệch trước và sau cam kết tăng giá bán
thay cho việc nộp thuế chống bán phá giá cho nước nhập khẩu. Tuy nhiên, nhà xuất khẩu
lúc này cũng phải đối mặt với việc giảm khả năng cạnh tranh về giá của hàng xuất
khẩu,chấp nhận thực hiện các thủ tục hành chính nghiêm ngặt và phức tạp hơn trong giao
dịch xuất khẩu Vì vậy cần có sự cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố về kinh tế, xã hội, luật
pháp, khả năng cạnh tranh trước khi thực hiện biện pháp này.
Có thể thấy, với mức tăng trưởng xuất khẩu hàng năm gần 20% trong thời gian gần đây
và việc một số mặt hàng xuất khẩu Việt Nam đã bước đầu có được chỗ đứng vững chắc tại
21
Nhóm 01 - QT3
các thị trường lớn đã dẫn đến khả năng các vụ kiện chống bán phá giá ngày càng gia tăng.
Điều này về lâu dài sẽ kìm hãm tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam. Vì vậy, để
giảm thiểu tối đa những tác động tiêu cực do các vụ kiện bán phá giá gây ra, các doanh
nghiệp Việt Nam cần có các biện pháp không chỉ ứng phó có hiệu quả mà phải chủ động

ngăn ngừa những nguy cơ xảy ra các vụ kiện chống bán phá giá. Đó là phải thực hiện chiến
lược đa dạng hoá sản phẩm và thị trường xuất khẩu, tăng cường vai trò của các hiệp hội
ngành hàng, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về thông tin, tiến hành cam kết giá khi cần
thiết
22

×