Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Tài liệu Đề tài " Hiến pháp về chính sách kinh tế " Phần 1 ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (252.03 KB, 14 trang )

James M. Buchanan Jr. – Bài giảng Nobel Ngày 8 tháng 9 năm 1986
Hiến pháp về chính sách kinh tế -Phần 1
(The constitution of economic policy)
I. Lời giới thiệu:
Khoa học nghiên cứu về tài chính công cộng phải luôn luôn ghi nhớ một cách rõ
ràng những hoàn cảnh chính trị. Thay vì trông mong vào sự hướng dẫn từ một lý
thuyết về thuế mà chủ yếu dựa vào khái niệm chính trị đã quá cũ kỹ, nên cố gắng
tháo gỡ những khó khăn thuộc về bản chất của sự tiến bộ và phát triển. (Wickell,
p. 87).
Trong mọi trường hợp, tôi sẽ thật thiếu sót nếu không nhắc tới ảnh hưởng của một
người Thụy Điển vĩ đại, Knut Wicksell, đối với nghiên cứu của tôi, một ảnh
hưởng mà nếu không có nó tôi sẽ không thể đứng trên bục danh dự này được. Rất
nhiều trong số những đóng góp của tôi, đặc biệt trong Kinh tế Chính trị và lý
thuyết tài chính, có thể được miêu tả như là sự lặp lại, phát triển và mở rộng từ
những đề tài của Wicksell; bài diễn thuyết này không phải là một ngoại lệ.
Một trong những khoảnh khắc thú vị nhất trong sự nghiệp nghiên cứu của tôi là sự
khám phá của tôi vào năm 1984 về một bài luận án vẫn chưa được dịch hay được
biết tới của Knut Wicksell, Finanztheoretische Untersuchungen, bị vùi dưới
những lớp bụi dày tại Thư viện Harper của Chicago. Chỉ có thời gian rảnh rỗi sau
khi hoàn thành luận văn của một người vẫn còn thiếu kinh nghiệm như tôi mới chú
ý đến những bài viết cũ mà đã đem lại cho tôi một bất ngờ may mắn.
Nguyên lý mới của Wicksell về chân lý trong thuế đã dấy lên trong tôi một sự tự
tin mãnh liệt. Wicksell, một hình tượng lỗi lạc trong lịch sử kinh tế, đã thách thức
với tính chất chính thống của lý thuyết tài chính công ở những phạm vi thích hợp
với dòng ý thức mà tôi đang phát triển. Từ khi đó, tại Chicago, tôi quyết tâm làm
cho nghiên cứu của Wicksell được mọi người biết đến nhiều hơn, và ngay lập tức
tôi bắt đầu nỗ lực dịch bài, việc này mất một ít thời gian cùng với sự giúp đỡ đáng
kể từ Elizabeth Henderson trước khi nó được xuất bản chính thức.
Nhắc đến bản chất của nó, thông điệp của Wicksell rất rõ ràng, cơ bản, và hiển
nhiên. Các nhà kinh tế nên ngừng việc ban phát những lới khuyên về chính sách
như thể họ đã được thuê bởi một kẻ chuyên quyền nhân từ, và họ nên vào kết cấu


mà dựa vào nó những chính sách kinh tế được tạo nên. Được trang bị đầy đủ kiến
thức khi đọc những tài liệu của Wicksell, tôi cũng có thể dám thách thức với tính
chất chính thống có ưu thế trong tài chính công và kinh tế học phúc lợi. Trong một
nghiên cứu sơ bộ, tôi đã kêu gọi những người bạn đồng nghiệp của tôi đặt thành
định đề một vài mô hình của chính quyền và khoa học chính trị trước khi tiếp tục
theo đuổi công việc phân tích những ảnh hưởng của những biện pháp thay đổi
chính sách. Tôi đã thúc giục những nhà kinh tế nhìn thẳng vào "hiến pháp kinh tế
chính thể", để nghiên cứu những nguyên tắc và sự cưỡng ép mà dựa vào đó những
người thi hành chính trị hành động. Giống như Wicksell, mục đích của tôi cuối
cùng mang tính qui chuẩn chứ không chỉ mang tính khoa học thuần khiết. Tôi cố
gắng làm cho khái niệm kinh tế học tách ra khỏi mối quan hệ giữa tư nhân và nhà
nước trước khi tiếp tục đề suất những sáng kiến về chính sách khác.
Wicksell xứng đáng được cộng nhận như là một người đi đầu của lý thuyết sự lựa
chọn công cộng (public choice) hiện đại bởi vì chúng ta có thể tìm thấy trong luận
văn của ông năm 1896 tất cả ba yếu tố cơ bản tạo thành nền móng cho lý thuyết
này: chủ nghĩa cá nhân theo hệ thống (methodological individualism), kinh tế học
thuần tuý (
homo economicus), chính trị như là một sự trao đổi (politics as
exchange). Tôi sẽ thảo luận về những yếu tố của cấu trúc này trong những phần
tiếp theo đây. Trong phần V, tôi kết hợp những yếu tố này trong một lý thuyết về
chính sách kinh tế. Lý thuyết phù hợp với, được xây dựng dựa trên và mở rộng
một cách có hệ thống những nguyên tắc đã được thừa nhận từ xưa trong xã hội tự
do phương Tây. Tuy vậy, phương pháp tiếp cận với sự cải cách theo hiến pháp và
có tổ chức tiếp tục gặp rất nhiều khó khăn suốt gần một thể kỷ sau những nỗ lực
ban đầu của Wicksell. Mối quan hệ của từng cá nhân đối với chính phủ tất nhiên là
vấn đề trung tâm đáng quan tâm nhất của triết lý chính trị. Bất cứ nỗ lực nào của
các nhà kinh tế muốn làm sáng tỏ mối quan hệ này phải được đưa vào một cách
toàn diện hơn trong bài diễn thuyết.
II. Chủ nghĩa cá nhân theo hệ phương pháp luận (methodological
individualism)

Nếu phúc lợi kinh tế là con số không (zero) đối với mỗi cá nhân thành viên trong
một cộng đồng thì tổng phúc lợi kinh tế cho cả cộng đồng không thể khác hơn con
số không (zero) được. (Wicksell, trang 77).
Các nhà kinh tế hiếm khi xem xét những điều sẽ xảy ra đối với những mô hình mà
họ đang nghiên cứu. Họ đơn giản chỉ bắt đầu bằng những công việc riêng lẻ như
ước lượng, lựa chọn hay kết hợp các đơn vị. Điểm bắt đầu này cho sự phân tích
cần thiết lôi kéo sự chú ý đối với sự lựa chọn hay hoàn cảnh quyết định đối với
những cá nhân, những người phải chọn lựa từ rất nhiều chọn lựa khác nhau.
Không tính đến sự phức tạp có thể xảy ra trong quy trình hay trong những cấu trúc
mang tính tổ chức mà từ đó hậu quả sẽ xuất hiện thì các nhà kinh tế học thường
tập trung vào những sự lựa chọn của từng cá nhân. Để ứng dụng vào thị trường
hay những ảnh hưởng qua lại của khu vực tư nhân, thủ tục này hiếm khi là một sự
thách thức.
Những cá nhân riêng lẻ, như là người mua và bán những hàng hoá thông thường
hay sử dụng những dịch vụ (kinh doanh hợp pháp) hoàn toàn có thể lựa chọn theo
sở thích riêng của mình, bất kể đó là hàng hoá gì, và các nhà kinh tế không bắt
buộc phải quan tâm quá sâu vào nội dung bên trong của những sở thích này
(những cuộc tranh luận về chức năng của phúc lợi kinh tế đối với từng cá nhân).
Chính những cá nhân trong một cộng đồng là nguồn để đánh giá, nhiệm vụ của
nhà kinh tế là đưa ra một lời giải thích giúp cho mọi người có thể hiểu được quá
trình mà thông qua đó những sở thích này cuối cùng được dịch ra thành một kết
quả phức tạp điển hình.
Một phát hiện vào thế kỷ 18 trong khuôn khổ học viện đã tạo điều kiện cho những
trao đổi tự nguyện giữa các thành viên. Phát hiện cho rằng quá trình này đưa ra
những kết quả mà có thể ước lượng một cách tuyệt đối, đưa "kinh tế học" như là
môn học trong đại học hay một môn khoa học độc lập. Mối quan hệ giữa những
kết quả quý giá của quá trình thị trường và giữa những đặc tính nội bộ của chính
những quá trình này là một một nguồn không rõ ràng khi "thị trường" được hiểu
một cách máy móc, như một cái gì đó có tên là "nền kinh tế" tồn tại với mục đích
làm tăng đến tận cùng giá trị. Hiệu lực trong việc phân phối dường như được định

nghĩa độc lập với những quá trình mà thông qua đó sự lựa chọn của từng thành
viên được thực hiện.
Khi đưa ra sự thay đổi không dễ phát hiện này đối với việc giải thích theo phương
pháp luận của quá trình kinh tế, không có gì ngạc nhiên khi quá trình trong chính
trị hay chính phủ cũng được giải thích giống như vậy. Hơn nữa, việc giải thích
chính trị theo phương pháp luận hàng thế kỷ đã chiếm ưu thế hơn hẳn so với học
thuyết hay triết học chính trị. Những cách hiểu khác nhau về "kinh tế" và "chính
trị" vì thế dường như tương hợp lẫn nhau nếu thiếu đi sự điều tra sâu vào sự khác
nhau cơ bản trong vấn đề định lượng. Tôi đã phát hiện ra một sai lầm khi nhận ra
rằng những cá nhân lựa chọn và hoạt động trong thị trường sẽ đem đến những kết
quả, mà dưới những sự ép buộc theo danh nghĩa, có thể được đánh giá là đã làm
tăng giá trị cho những cá nhân tham gia, mà không cần thiết phải giới thiệu một
tiêu chuẩn đánh giá bên ngoài nào.
Bản chất của chính quá trình này đã đảm bảo chắc chắn rằng những giá trị riêng
biệt được tăng đến đỉnh điểm. Viễn cảnh "tăng giá trị đến tột độ" này không thể
được mở rộng từ thị trường tới chính trị vì chính trị không trực tiếp là hiện thân
của cấu trúc tương ứng nào đối với thị trường. Không có bản sao giống hệt nào
trong chính trị như là tác phẩm của Adam Smith trong kinh tế. Vì thế chúng ta
không hề thấy ngạc nhiên với những nỗ lực của Wicksell và những học giả Châu
Âu khác để mở rộng lý thuyết kinh tế đến với quá trình hoạt động trong lĩnh vực
công cộng vẫn chưa được phát triển suốt nhiều năm.
Một lý thuyết kinh tế mà bản chất vẫn còn giữ tính chủ nghĩa cá nhân thì không
cần thiết phải bị mắc kẹt vào một chiếc áo khoác phương pháp luận phẳng phiu
như thế. Nếu như việc thực hiện của tối đa hoá bị hạn chế đối với việc giải thích
hay hiểu của từng cá nhân, người thực hiện lựa chọn và không cần có sự mở rộng
kinh tế như là một khối kết hợp, không mấy khó khăn trong việc phân tích hành vi
lựa chọn của từng cá nhân dưới những môi trường nội bộ khác nhau hay trong việc
phán đoán những môi trường khác nhau này sẽ ảnh hưởng tới những kết quả của
các quá trình tương thích lẫn nhau. Một cá nhân lựa chọn giữa táo và cam cũng có
thể vẫn là người lựa chọn giữa hai người được đánh dấu "ứng viên A" và "ứng

viên B" tại địa điểm bỏ phiếu.
Rõ ràng, chính những cấu trúc nội bộ khác nhau cũng ảnh hưởng tới hành vi lựa
chọn. Rất nhiều lý thuyết về sự lựa chọn công cộng giải thích mối quan hệ này.
Nhưng quan điểm của tôi ở đây là một ảnh hưởng cơ bản hơn. Đó là hành vi lựa
chọn của từng cá nhân tuỳ thuộc vào những ứng dụng của bản phân tích trong tất
cả môi trường chọn lựa. Bản phân tích tương đối nên tính đến những dự báo về sự
khác nhau có thể xảy ra trong đặc điểm của các kết quả lấy từ sự tác động qua lại
trong cấu trúc của thị trường và chính trị. Những dự báo này, cũng như những
phân tích mà từ đó kết quả được lấy, có nội dung hoàn toàn trống rỗng.
III. Kinh tế học thuần túy (homo economicus)
không phải hội đồng hành pháp, cũng không phải hội đồng lập pháp, và thậm
chí hội đồng lập pháp còn chiếm ưu thế quyết định ít hơn trong thực tế là những
gì lý thuyết hiện hành chỉ ra cho chúng ta. Chúng không chỉ là những bộ phận
thuần tuý của cộng đồng mà không có một suy nghĩ nào khác hơn là để phát triển
sự thịnh vượng chung.
những thành viên của hội đồng đại nghị, trong phần lớn trường hợp, cũng quan
tâm tới phúc lợi chung bằng với những cử chi của họ, không nhiều hơn cũng
không ít hơn. (Wicksell, pp. 86, 87.)
Bản phân tích này có thể đem đến một nhóm hạn chế những giả thuyết mà không
cần tới những chi tiết trước đó về những cuộc tranh luận về chức năng của phúc
lợi kinh tế đối với từng cá nhân. Tuy nhiên, nếu những dự báo được tìm thấy có
liên quan tới những ảnh hưởng về sự thay đổi trong hành vi lựa chọn của từng cá
nhân trong nền kinh tế thì những cuộc tranh luận đó phải được lưu ý đến. Cùng
với biện pháp này, một đề suất bao quát hơn có thể sẽ được phát triển. Ví dụ như
nếu cả táo và cam đều là những "hàng hoá" rất được ưa chuộng, và nếu sau đó giá
của táo giảm xuống tương đối bằng với giá của cam thì táo sẽ được mua nhiều hơn
cam; nếu thu nhập là một loại "hàng hoá" rất được ưa thích và nếu thuế suất cận
biên đánh vào nguồn thu nhập A tăng lên bằng với thuế đánh vào nguồn thu nhập
B thì nỗ lực sẽ chuyển qua bên B nhiều hơn để tăng thêm thu nhập; nếu việc đóng
góp từ thiện là một "hàng hoá" được ưa chuộng và nếu những món quà từ thiện

được khấu trừ thuế thì nhiều việc từ thiện có thể xảy ra hơn; nếu như việc cho vay
tiền được ưa thích, và nếu quyền được tự do làm theo ý mình của một tổ chức
chính trị có thể khiến tiền thuê tăng lên thì những cá nhân hy vọng kiếm được số
tiền thuê này sẽ phải đầu tư nhiều vốn hơn với nỗ lực làm ảnh hưởng tới những
quyết định của tổ chức chính trị.
Cần phải chú ý rằng sự nhận thức cũng như dấu hiệu của những cuộc tranh luận về
vấn đề chức năng của phúc lợi kinh tế đã giúp chúng ta tìm ra một con đường rất
quan trọng tới việc thành lập các hoạt động mà không cần tới những những chi tiết
trước kia về những vấn đề liên quan của những cuộc tranh luận. Không cần thiết
phải quy cho tài sản ròng hay thu nhập ròng là nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng tới
hành vi lựa chọn chỉ với mục đích đưa ra một lý thuyết kinh tế đầy đủ và có hiệu
lực về hành vị lựa chọn trong thị trường hay trong mối quan hệ qua lại của chính
trị.
Trong bất cứ sự mở rộng nào của mô hình lựa chọn cá nhân đối với chính trị, sự
khác nhau giữa một mặt là việc nhận thức hay xác minh những cuộc tranh luận
còn mặt kia là những phát sinh của những cuộc tranh luận này xứng đáng nhận
được nhiều sự chú ý hơn. Rất nhiều người chỉ trích “lý thuyết chính trị dựa trên
kinh tế” (economic theory of politics) đã đưa ra sự phê phán của họ dựa trên sự
thừa nhận rằng một lý thuyết như thế nhất thiết phải bao gồm giả thuyết tài sản
ròng cực đại, một giả thuyết họ quan sát được nhưng đã bị bóp méo đi ở rất nhiều
khía cạnh. Những người sốt sắng áp dụng lý thuyết này đôi lúc có thể đưa ra lý lẽ
riêng cho những hiểu lầm của những người chỉ trích. Sự thừa nhận nhỏ nhất những
chỉ trích đó đối với việc giải thích lý thuyết chính trị dựa trên kinh tế chỉ là việc tư
lợi kinh tế có thể nhận ra được (như là tài sản ròng, thu nhập, vị trí xã hội) là một
“hàng hoá” rất có giá trị đối với những lựa chọn của từng cá nhân. Sự thừa nhận
này không đặt lợi ích kinh tế là vị trí thống trị và nó chắc chắn không bao hàm ý
nghĩa xấu hay có những động cơ hiểm độc đối với những nhà hoạt động chính trị.
Về phương diện này lý thuyết vẫn giống nhau cùng với cấu trúc của lý thuyết kinh
tế chuẩn trong hành vi thị trường. Những điểm khác nhau trong kết quả được dự
báo trước từ việc tác động qua lại giữa chính trị và thị trường bắt nguồn từ những

khác nhau trong cấú trúc của hai khung cảnh học thuật này hơn là từ bất cứ sự thay
đổi nào trong những động cơ của mọi người khi họ khi họ hoạt động giữa hai vai
trò mang tính tổ chức.
IV. Chính trị được coi như sự trao đổi (politics as exchange)
Dường như là một sự bất công rành rành nếu như một ai đó bị bắt ép đóng góp cho
phí tổn của một số hoạt động mà những hoạt động này không hề gây sự chú ý đối
với anh ta hay thậm chí anh ta còn hoàn toàn chống đối lại chúng. (Wicksell, trang
89).
Những cá nhân đã lựa chọn rằng lợi ích kinh tế có thể nhận ra là một trong những
“hàng hoá” rất có giá trị, bất luận hành vi lựa chọn xảy ra trong thị trường hoặc là
trong chính trị. Nhưng thị trường là cơ sở của trao đổi, mọi người tham gia vào thị
trường để trao đổi hàng hoá này lấy hàng hoá khác. Họ không tham gia vào thị
trường để đẩy mạnh một vài trao đổi hơn thế nữa hay vì những kết quả mang tính
cá nhân. Thị trường không phải là hàm thúc đẩy, không có một ý nghĩa rõ ràng
nào về phía những cá nhân lựa chọn mà một vài kết quả chung, toàn bộ “sự phân
phát” hay “phân phối” sẽ nổi lên từ quá trình này.
Sự mở rộng của lý thuyết trao đổi này đối với chính trị trái ngược lại với định kiến
cổ điển rằng những người tham gia vào chính trị thông qua một vài điều tra thông
thường đối với hàng hoá, với sự thật và điều tốt đẹp với những mô hình lý tưởng
này được xác định hoàn toàn độc lập với những giá trị của những người tham gia
vì những điều này có thể hoặc không thể được biểu hiện bởi hành vi. Chính trị,
trong sự sắc bén về triết học chính trị này, là một phương tiện để thúc đẩy những
mục tiêu xa hơn.
Wicksell, người được rất nhiều nhà lý luận hiện đại về sự lựa chọn công cộng
(public choice) ủng hộ, sẽ không nói gì trong việc này. Sự khác nhau chính xác
giữa thị trường và chính trị không nằm trong tính chất của giá trị/lợi ích mà mọi
người theo đuổi, nhưng dưới những điều kiện mà họ theo đuổi những quyền lợi
khác nhau của mình. Chính trị là một cấu trúc trao đổi phức tạp giữa những cá
nhân, một cấu trúc mà cùng với nó mọi người tìm kiếm để đảm bảo và bảo vệ cho
những mục tiêu, tài sản riêng của họ mà một thị trường trao đổi hàng hoá đơn giản

không thể làm được. Nếu không có lợi ích cá nhân thì sẽ không có lợi tức. Trong
thị trường, những cá nhân trao đổi táo cho cam, còn trong chính trị, những cá nhân
trao đổi những cổ phần được đồng ý để đóng góp vào phí tổn được quyết định
chung, từ ngành cứu hoả cho tới những dịch vụ pháp lý.
Cơ sở cuối dùng cho sự tán thành chính trị này cũng trái ngược lại với việc nhấn
mạnh cho rằng chính trị như là một sức mạnh biểu thị cho rất nhiều phép phân tính
mang tính hiện đại. Sự hiện diện đáng chú ý của những yếu tố mang tính ép buộc
trong hoạt động của chính quyền dường như rất khó khăn để kết hợp hài hoà với
mô hình trao đổi hàng hoá tự nguyện giữa những cá nhân. Tuy nhiên, chúng ta có
thể thắc mắc rằng: Mục đích của sự ép buộc này là gì? Tại sao những cá nhân lại
bắt buộc chính bản thân họ vào tình trạng bị bắt buộc cố hữu trong hoạt động tập
thể? Câu trả lời rất rõ ràng. Những cá nhân đồng ý ở trong tình trạng bị bắt buộc
của chính quyền, hay là của chính trị, chỉ nếu “sự trao đổi” theo hiến pháp cuối
cùng có lợi cho họ. Nếu không có một vài mô hình trao đổi thì những cá nhân
trong xã hội sẽ không còn bị ép buộc bởi chính quyền và điều này hoàn toàn phù
hợp với những tiêu chuẩn giá trị của từng cá nhân mà cơ sở của trật tự xã hội dựa
vào đó.
V. Sự thiết lập chính sách kinh tế.
liệu những lợi ích của hoạt động theo kế hoạch đối với từng công dân sẽ lớn hơn
chi phí của nó đỗi với chúng, không ai có thể đánh giá điều này tốt hơn là chính
những cá nhân. (Wicksell, trang 79).
Khái niệm trao đổi của chính trị rất là quan trọng trong nguồn gốc lý thuyết mang
tính quy phạm của chính sách kinh tế. Những cải tiến trong công tác chính trị được
đo về mặt sự thoả mãn của từng cá nhân trong xã hôi, bất kể điều đó có là gì, hơn
là tiến lại gần hơn nhũng lý tưởng ngoại lai cũng như những lý tưởng hoàn hảo cá
nhân. Sự mong muốn của từng cá nhân riêng lẻ tất nhiên có thể là phổ biến cho rất
nhiều người, và thực chất, sự khác nhau giữa trao đổi thị trường và trao đổi chính
trị nằm ở việc phân chia mục tiêu sau này. Tuy nhiên, sự tán thành lý tưởng đối
với những mục tiêu chính trị không tính đến bất cứ sự thay thế trong việc ước
lượng cá nhân nào. Chính bản thân sự tán thành, theo quan niệm, nổi lên từ hành

vi lựa chọn của từng cá nhân. Thông thường việc tán thành cần phải được phân
biệt một cách cẩn thận từ bất kỳ định nghĩa bên ngoài nào hay từ miêu tả của
"hàng hoá" mà mọi người "nên tán thành" với nó.
Lý thuyết mang tính tiêu chuẩn (normative theory) của chính sách kinh tế thật là
thất sách và giới hạn. Không có một tiêu chuẩn nào mà thông qua đó các chính
sách được đánh giá một cách trực tiếp. Một sự đánh giá không trực tiếp có thể
được dựa vào thước đo trình độ mà quá trình phát triển chính trị được làm cho
thuận tiện hơn bằng cách chuyển những sở thích mang tính cá nhân thành những
kết quả mang tính chính trị đã nghiên cứu được. Chính tâm điểm của sự chú ý trở
thành bước tiến triển, khi nó tương phản với những mô hình kiểu mẫu của chính
phủ và kết quả đạt được. “Sự cải thiện” vì thế phải được chúng ta tìm kiếm trong
sự cải cách của quá trình, cũng như trong những thay đổi mang tính nội bộ mà
những người tham gia thường ưa thích. Có một cách để nói rõ về sự khác nhau
giữa cách giải quyết vấn đề của Wicksel và cách giải quyết vẫn mang tính chính
thống của nền kinh tế quy chuẩn (normative economics) mà có thể nói cách khác
rằng sự thiết lập chính sách chứ không phải chính bản thân chính sách là mục tiêu
thích hợp cho công tác cải cách. Một ví dụ tương tự đơn giản để minh hoạ rõ ràng
sự khác nhau ở đây. Cách giải quyết của Wicksellian tập trung vào cải cách những
điều luật, điều này có thể có lợi cho tất cả những người tham gia, trái ngược lại với
việc cải tiến trong chiến l ược hoạt động đối với từng thành viên tham gia trong
khuôn khổ những luật lệ hiện hành.
Trong lý thuyết chuẩn mực về sự lựa chọn trong thị trường, có rất ít hoặc thậm chí
không liên quan gì tới sự hình thành của môi trường lựa chọn. Chúng ta có thể đơn
giản coi như mỗi cá nhân có khả năng cung cấp đầy đủ cho sở thích của anh ta;
nếu anh ta muốn mua một quả cam, giả sử rằng anh ta có thể mua được. Không có
một rào cản nào giữa biểu hiện của sở thích và sự thoả mãn ngay lập tức. Sự sụp
đổ của những khiếm khuyết trong thị trường hiện lên ở đây, không phải là trong sự
chuyển đổi những sở thích cá nhân thành kết quả, mà trong việc xuất hiện một vài
người với những lựa chọn không phù hợp với những chọn lựa của những người
khác trong mối quan hệ trao đổi hàng hoá. “Hiệu quả” của mối tương tác trong thị

trường sẽ đựơc đảm bảo nếu những người tham gia nó có những lựa chọn giống
nhau.
Trong trao đổi chính trị, sẽ không có quá trình phân quyền cho phép “hiệu quả”
được ước lượng một cách chủ quan, gần giống với đánh giá thị trường. Mọi cá
nhân, theo bản chất của hàng hoá được “mua” tập thể trong chính trị, không thể
điều chỉnh hành vi của chính họ đối với những điều kiện chung trong thương mại.
Việc chính trị phân quyền tương tự với việc trao đổi mua bán giữa những cá nhân
là ở đặc điểm chung trong suốt quá trình trao đổi hàng hoá, việc trao đổi này sự
thoả thuận giữa những cá nhân tham gia. Luật lệ được nhất trí cho sự lựa chọn tập
thể trong chính trị cũng giống như việc trao đổi hàng hoá trong thị trường.
Vì thế, chúng ta hoàn toàn có thể đánh giá chính trị hoàn toàn độc lập với những
kết quả bằng cách xác định chính xác mức độ phù hợp giữa những luật lệ được
quyết định bằng cách thoả thuận và một luật lệ duy nhất có thể đảm bảo “hiệu
quả”, điều đó cần sự đồng ý và quyết định của tất cả mọi thành viên tham gia. Vì
vậy, nếu “hiệu quả” được công nhận là một tiêu chuẩn mong ước của mọi thành
viên thì một lần nữa như đã được giải thích ở đây, sự cải tiến quy chuẩn trong quá
trình được đo bởi những bước tiến tới nhu cầu đã được nhất trí. Có lẽ sẽ rất cần
thiết khi chỉ ra cho mọi người thấy rằng sự mô tả các đặc điểm của Wicksell về
những đề suất của ông dưới hình thức “luật pháp” hơn là “hiệu lực” đã đưa ra một
sự tương xứng chính xác giữa hai quy tắc trong trường hợp trao đổi hàng hoá tự
nguyện.
Chính trị, như là chúng ta đã quan sát thấy, tất nhiên vẫn còn quá xa so với sự trao
đổi hàng hoá tập thể và có tổ chức lý tưởng mà luật lệ thống nhất sẽ thi hành.
Chính trị tương đương với giá giao dịch khiến họ theo đuổi “hiệu quả” lý tưởng
dường như thậm chí còn khó thực hiện hơn là việc theo đuổi tương tự như vậy
trong thị trường. Những chướng ngại vật đối với việc thực hiện ý tưởng không bao
hàm ý loại bỏ định nghĩa chuẩn của chính ý tưởng. Thay vào đó, chính bản thân
những cản trở lại kết hợp lại thành một ”phép tính tán thành” chung.
Chính Wicksell cũng không đi quá xa khi ủng hộ việc cải cách trong cấu trúc lập
pháp. Ông đề nghị phải có một sự liên kết giữa những quyết định tài chính và chi

tiêu, và ông cũng đề nghị rằng một điều luật tán thành như vậy cần phải được đưa
vào kinh phí. Wicksell không chủ ý mở rộng bản phân tích của ông tới sự lựa chọn
hiến pháp, tới sự lựa chọn luật pháp mà trong đó hoạt động chính trị bình thường
được phép hoạt động. Những cải cách ông đề xuất tất nhiên là theo hiến pháp, vì
chúng đều nhằm mục đích phát triển quá trình đi đến quyết định. Nhưng những đề
xuất của ông bị hạn chế trong việc kết hợp những sở thích của từng cá nhân với
những kết quả mang tính chính trị trong những quyết định đặc biệt, hơn bất cứ
trường hợp nào.
Có lẽ sẽ rất đáng giá khi chú ý rằng chính Wicksell không coi những cải cách theo
thủ tục của ông như là một điều hạn chế. Bằng cách đưa tính linh hoạt lớn hơn vào
cấu trúc thuế, Wicksell dự đoán việc ủng hộ chương trình chi tiêu sẽ tiếp tục bị
loại bỏ dưới sự sắp xếp cứng rắn của thuế. Tuy nhiên, những người chỉ trích lại
giải thích sự thống nhất của lý thuyết Wicksell là bị hạn chế, và đặc biệt khi họ so
sánh với những hoạt động mở rộng được quan sát trong chính trị. Việc giải thích
hạn chế này có lẽ chịu trách nhiệm một phần cho sự thất bại liên tiếp của những
nhà kinh tế chính trị khi công nhận phần mở rộng của họ về quy tắc hiệu quả đối
với lĩnh vực chính trị.
Những hạn chế như thế đang được giảm dần về căn bản, và trong một giới hạn nào
đó có thể bị loại trừ hoàn toàn, khi tiêu chuẩn tán thành được chuyển lên trên một
bậc, tới mức độ thoả thuận về những luật lệ theo hiến pháp mà trong đó những
hoạt động chính trị bình thường được phép hoạt động. Trong khuôn khổ này, một
cá nhân có thể thích một cách có lý một điều luật mà vào những dịp đặc biệt sẽ
hoạt động để đưa ra những kết quả trái ngược lại với lợi ích của chính bản thân
anh ta. Cá nhân đó sẽ làm như vậy nếu anh ta dự đoán được điều đó, sau khi cân
nhắc kỹ toàn cảnh một loạt “vở kịch”, những quyền lợi của chính anh ta sẽ được
đáp ứng một cách có hiệu quả hơn là bởi những áp dụng giới hạn của giai đoạn
điều kiện của Wicksellian. Tiêu chuẩn của thời kỳ Wicksellian vẫn còn có giá trị
như là một thước đo hiệu quả đặc biệt của quyết định riêng lẻ đã được xem xét.
Nhưng sự vi phạm tiêu chuẩn đó trong thời kỳ này không ám chỉ không có hiệu
quả của luật lệ miễn là luật lệ được lựa chọn bởi sự thống nhất theo hiến pháp.

Như đã ghi chú, sự thay đổi tiêu chuẩn của Wicksell trong việc lựa chọn theo hiến
pháp những điều luật cũng góp phần làm cho sự thoả thuận trở nên dễ dàng hơn,
và trong một số trường hợp, có thể tháo gỡ hoàn toàn những xung độ vẫn tồn tại
giữa lợi ích của những cá nhân riêng lẻ và lợi ích của một nhóm người. Trong
trường hợp một cá nhân cho rằng luật lệ theo hiến pháp vẫn còn có thể áp dụng
được trong một thời gian dài, khi đó rất nhiều lựa chọn được quyết định, anh ta
cần phải bị đặt về phía “tình trạng không chắc chắn” liên quan tới tác động của bất
kỳ luật lệ nào về những lợi ích đã được dự báo trước của riêng anh ta. Việc lựa
chọn giữa những điều luật vì thế có xu hướng dựa vào những tiêu chuẩn công
bằng chung, sự tán thành sẽ dễ dàng được quyết định hơn khi những lợi ích của
từng cá nhân riêng rẽ mang tính đồng nhất hơn.
Những nhà kinh tế chính trị muốn thực hiện chương trình nghiên cứu của
Wicksell, chương trình này đã được thay đổi cho phù hợp, hay những người muốn
đưa ra những lời khuyên có tính chất quy phạm, phải, và tất yếu phải tập trung vào
quá trình hoặc cấu trúc mà dựa vào đó những quyết định chính trị được thực hiện.
Mọi hiến pháp hiện nay hay những cấu trúc và điều luật đều là chủ đề của các
cuộc tranh luận. Câu hỏi nêu lên hiện nay là: Liệu những điều luật này có được
nêu bật lên từ những thoả thuận bởi các thành viên tham gia theo hiệp định hiến
pháp đáng tin cậy không? Thậm chí ở đây, một lời khuyên mang tính quy chuẩn
có thể thực hiện phải được hạn chế một cách nghiêm khắc. Không có một tập hợp
những quy tắc bên ngoài nào cung cấp nền tảng cho sự chỉ trích này. Nhưng các
nhà kinh tế chính trị có thể thận trọng đưa ra những thay đổi trong thủ tục mà theo
quy tắc có thể dẫn đến sự thành công trong việc thoả thuận chung. Bất cứ một sự
thay đổi được đề xuất nào được đưa ra cũng chỉ mang tính nhất thường, và quan
trọng nhất là sự thay đổi này phải đi kèm với việc thừa nhận thực tế chính trị.
Những điều luật và những thay đổi trong điều luật đáng được cân nhắc là những
thứ được dự đoán là hoàn toàn khả thi trong hoạt động chính trị của những người
bình thường, và không phải những điều đó chỉ phù hợp với những người lý tưởng
và hoàn hảo. Quyền lựa chọn chính trị vẫn phải thuộc vào lĩnh vực có thể thực
hiện được, và lợi ích của những nhà hoạt động chính trị phải được công nhận như

là những việc có thể làm được.

×