Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

BÁO CÁO QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020 VÀ KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 5 NĂM (2011 - 2015)TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (313.56 KB, 44 trang )

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015)
tỉnh Thừa Thiên Huế

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO
QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020 VÀ
KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 5 NĂM (2011 - 2015)
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Thừa Thiên Huế, năm 2012
Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế

1


Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015)
tỉnh Thừa Thiên Huế

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là
nguồn nội lực, nguồn vốn to lớn của đất nước, là thành phần quan trọng hàng
đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế,
văn hoá, xã hội, an ninh và quốc phịng; có ý nghĩa kinh tế - xã hội sâu sắc trong
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 được sửa
đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH-10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của
Quốc hội khoá X kỳ họp thứ 10 tại chương I, điều 5 quy định: “Đất đai thuộc sở
hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước
có quyền định đoạt về đất đai và điều tiết các nguồn lợi từ việc sử dụng đất”.


Luật Đất đai năm 2003 tại Chương I, Điều 6 quy định “Quản lý quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất” là nội dung quan trọng của công tác quản lý nhà
nước về đất đai. Tại các Điều 21, 22, 23, 24 và 25 đã quy định nguyên tắc, căn
cứ, nội dung lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được thực hiện ở 4 cấp: cả
nước, tỉnh, huyện, xã. Tại các Điều 26, 27, 28 và 29 xác định thẩm quyền quyết
định, xét duyệt, điều chỉnh, công bố và thực hiện quy hoạch sử dụng đất.
Để sử dụng triệt để, hợp lý, có hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai, bảo vệ
cảnh quan và môi trường sinh thái đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội
theo hướng công nghiệp hố hiện đại hố thì quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
giữ một vai trò rất quan trọng.
Thực hiện Luật Đất đai năm 2003 và đảm bảo cơ sở để thực hiện các mục
tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh đến năm 2020 trên địa bàn
tỉnh; Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế tiến hành lập Quy hoạch sử dụng
đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015).

Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế

2


Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015)
tỉnh Thừa Thiên Huế
PHẦN I
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI

I. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI
VÀ MÔI TRƯỜNG
1. Thuận lợi
- Tỉnh Thừa Thiên Huế có một vị trí chiến lược, nằm trên trục giao thông
quan trọng Bắc - Nam và trục hành lang kinh tế Đông - Tây Myanmar - Thái

Lan - Lào - Việt Nam theo Quốc lộ 9 qua cửa khẩu Lao Bảo (Quảng Trị); Quốc
lộ 49 qua của khẩu S10 (A Đớt - Tà Vàng), S3 (Hồng Vân - Cu Tai); Quốc lộ
14B qua cửa khẩu Bờ Y, đường tỉnh 18 (nước CHDCND Lào). Đây là các trục
quan trọng nối cảng Chân Mây với Nam Lào và Đông Bắc Campuchia, Đông
Bắc Thái Lan và cả tiểu vùng sông Mê Kông; đồng thời lại là một trong những
cửa ngõ chính thơng ra biển Đơng; có Cảng hàng khơng Quốc tế Phú Bài; cảng
nước sâu Chân Mây, cảng Thuận An. Với vị trí thuận lợi, tỉnh Thừa Thiên Huế
có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế hàng hoá, mở rộng giao lưu kinh tế với
các địa phương trong nước và thế giới.
- Kinh tế nhiều thành phần dựa trên sự tồn tại và đan xen nhiều hình thức
sở hữu đã khơi dậy và phát huy các nguồn lực, nhất là nguồn nội lực trong dân,
tạo ra sự năng động sáng tạo, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng.
- Có nhiều di tích lịch sử văn hoá và các danh thắng nổi tiếng như sông
Hương, núi Ngự, đèo Hải Vân, núi Bạch Mã, bãi biển Lăng Cô, Thuận An..., đặc
biệt là quần thể di tích cố đơ Huế. Đây chính là lợi thế lớn nhất của tỉnh cho
phép phát triển ngành kinh tế dịch vụ - du lịch có ý nghĩa quốc gia và quốc tế.
- Người dân Thừa Thiên Huế có tinh thần yêu nước, cách mạng, có nếp
sống văn minh, lịch sự, có nhiều ngành nghề tiểu thủ cơng mỹ nghệ đặc sắc,
nhiều ngành nghề truyền thống. Nguồn lao động dồi dào, nhiều tài năng, thơng
minh, cần cù chịu khó.
2. Những khó khăn, hạn chế
- Khí hậu thời tiết khắc nghiệt, thiên tai, lũ lụt thường xuyên xảy ra. Thêm
vào đó là địa hình phức tạp và bị chia cắt mạnh, rừng chưa được bảo vệ nghiêm
ngặt, môi trường chưa được chú trọng,... đã gây ảnh hưởng đến đất đai.
- Tài nguyên đất đai của tỉnh đa dạng, phong phú nhưng diện tích đất tốt
khơng nhiều phân bố trên các dạng địa hình khác nhau tạo cho sự canh tác phân
tán manh mún; điều kiện cơ giới hoá, thuỷ lợi hoá gặp khó khăn. Đất bị rửa trơi
Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế

3



Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015)
tỉnh Thừa Thiên Huế

mạnh, q trình rửa trơi diễn ra liên tục cả bề mặt lẫn chiều sâu, độ dày tầng
canh tác mỏng, các chất dinh dưỡng nói chung đều nghèo.
- Tích lũy từ nội bộ nền kinh tế còn thấp, còn mất cân đối lớn giữa nhu
cầu và khả năng đầu tư phát triển. Nguồn thu ngân sách chưa ổn định, nguồn
vốn ngân sách dành cho đầu tư phát triển còn hạn hẹp.
- Cơ sở hạ tầng tuy được quan tâm đầu tư, nhưng cịn nhiều khó khăn hạn
chế, đặc biệt khu vực nông thôn chưa đáp ứng được yêu cầu của một nền nông
nghiệp nông thôn tiên tiến.
II. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ BIẾN ĐỘNG CÁC LOẠI ĐẤT
Theo số liệu thống kê đất đai năm 2010, tổng diện tích tự nhiên của tỉnh
Thừa Thiên Huế là 503.320,53 ha, bình quân đạt 0,46 ha/người, gấp 1,22 lần so
với mức bình qn chung của cả nước; trong đó: Đất nơng nghiệp có diện tích là
382.814,37 ha; Đất phi nơng nghiệp có diện tích là 88.529,74 ha; Đất chưa sử
dụng có diện tích là 31.976,42 ha.
Đến nay, 93,65% diện tích tự nhiên của tỉnh đã được đưa vào sử dụng cho
các mục đích khác nhau trong đó chủ yếu cho mục đích nông, lâm nghiệp.
Bảng 1: Hiện trạng sử dụng đất năm 2010 phân theo cấp huyện
TT

Huyện, thị
TOÀN TỈNH:

Đất đã sử dụng

Đất chưa sử dụng


Tổng diện
tích tự
nhiên (ha)

Diện tích
(ha)

503.320,53

471.344,11

93,65

31.976,42

6,35

7.168,49

7.042,32

98,24

126,17

1,76

Tỷ lệ
(%)


Diện tích
(ha)

Tỷ lệ (%)

1

TP. Huế

2

TX. Hương Thủy

45.602,07

45.075,51

98,85

526,56

1,15

3

Huyện Phú Lộc

72.092,03


69.522,32

96,44

2.569,71

3,56

4

Huyện Phú Vang

27.987,03

26.667,90

95,29

1.319,13

4,71

5

Huyện Phong Điền

95.081,28

75.460,85


79,36

19.620,43

20,64

6

TX. Hương Trà

51.853,40

51.109,01

98,56

744,39

1,44

7

Huyện Quảng Điền

16.294,75

15.839,70

97,21


455,05

2,79

8

Huyện A Lưới

122.463,60

119.050,57

97,21

3.413,03

2,79

9

Huyện Nam Đông

64.777,88

61.575,93

95,06

3.201,95


4,94

1. Đất nông nghiệp
Theo số liệu thống kê đất đai năm 2010, diện tích đất nơng nghiệp của
tỉnh có 382.814,37 ha, chiếm 76,06% tổng diện tích tự nhiên, bình qn đạt 0,35
ha/người, thấp hơn so với trung bình của vùng Bắc Trung Bộ (0,37 ha/người).
Bảng 2: Hiện trạng sử dụng một số loại đất nông nghiệp năm 2010
4
Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế


Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015)
tỉnh Thừa Thiên Huế
STT

Chỉ tiêu

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

Đất nơng nghiệp, Trong đó:

382.814,37

76,06

Đất trồng lúa

32.013,56


6,36

Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước

26.244,65

5,21

2

Đất trồng cây lâu năm

14.976,21

2,98

3

Đất rừng phòng hộ

100.964,54

20,06

4

Đất rừng đặc dụng

79.067,03


15,71

5

Đất rừng sản xuất

137.302,30

27,28

6

Đất nuôi trồng thuỷ sản

5.895,49

1,17

1

2. Đất phi nông nghiệp
Theo số liệu thống kê đất đai năm 2010, diện tích đất phi nông nghiệp của
tỉnh Thừa Thiên Huế là 88.529,74 ha, chiếm 17,59% diện tích tự nhiên. Các
huyện, thị xã có diện tích đất phi nơng nghiệp lớn là Phú Lộc (21.344,05 ha),
Phú Vang (14.174,35 ha), Hương Trà (12.839,28 ha), Phong Điền (11.063,12
ha), Hương Thủy (9.304,04 ha), thành phố Huế (5.049,01 ha)...
Bảng 3: Hiện trạng sử dụng một số loại đất phi nơng nghiệp năm 2010
STT


2

Chỉ tiêu



Diện tích
(ha)

Cơ cấu so với
DTTN (%)

Đất phi nơng nghiệp, Trong đó:

PNN

88.529,74

17,59

2.1

Đất xây dựng trụ sở cơ quan, CTSN

CTS

501,06

0,10


2.2

Đất quốc phịng

CQP

1.382,08

0,27

2.3

Đất an ninh

CAN

1.720,15

0,34

2.4

Đất khu cơng nghiệp

SKK

396,82

0,08


2.5

Đất cho hoạt động khống sản

SKS

215,30

0,04

2.6

DDT

461,18

0,09

DRA

75,91

0,02

2.8

Đất di tích danh thắng
Đất bãi thải, xử lý chất thải (trong đó có
đất để xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại)
Đất tôn giáo, tín ngưỡng


TTN

1.010,41

0,20

2.9

Đất nghĩa trang, nghĩa địa

NTD

9.711,68

1,93

2.10 Đất phát triển hạ tầng

DHT

21.576,26

4,29

2.11 Đất ở tại đơ thị

ODT

4.184,92


0,83

2.7

3. Đất chưa sử dụng
Tồn tỉnh hiện còn 31.976,42 ha đất chưa sử dụng, chiếm 6,35% diện tích
tự nhiên của tỉnh, bao gồm:
- Đất bằng chưa sử dụng: có diện tích là 6.341,41 ha, chiếm 19,83% diện
5
Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế


Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015)
tỉnh Thừa Thiên Huế

tích đất chưa sử dụng, phân bố tập trung ở các huyện Phong Điền (2.594,45 ha),
Phú Vang (1.319,13 ha), Phú Lộc (746,67 ha)... Diện tích đất bằng chưa sử dụng
phân bố manh mún vì vậy khó có thể khai thác đưa vào cho các mục đích.
- Đất đồi núi chưa sử dụng: có diện tích 24.916,31 ha, chiếm 77,92% diện
tích đất chưa sử dụng, phân bố tập trung ở các huyện Phong Điền (17.025,98
ha), Nam Đông (2.845,60 ha), A Lưới (2.443,13 ha), Phú Lộc (1.823,04 ha)…
- Núi đá không có rừng cây: có diện tích là 718,70 ha, chiếm 2,25% diện
tích đất chưa sử dụng của tỉnh, phân bố tập trung ở huyện A Lưới.
4. Đất khu du lịch
Hiện trạng các khu du lịch ở Thừa Thiên Huế có tổng diện tích 2.275,90
ha, chiếm 0,45% diện tích tự nhiên, phân bố tập trung ở thành phố Huế và các
huyện Phú Lộc, A Lưới. Đây là các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh có giá
trị văn hóa, có ý nghĩa lịch sử như quần thể di tích Cố Đơ được UNESCO xếp
hạng di sản văn hố thế giới với những cơng trình kiến trúc về cung đình, lăng

tẩm, đình chùa; khu vực Đại Nội, các lăng Minh Mạng, Tự Đức,… thu hút rất
đông khách du lịch trong và ngoài nước.
III. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT KỲ TRƯỚC

Sau khi điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch
sử dụng đất 5 năm (2006 - 2010) tỉnh Thừa Thiên Huế được Chính phủ phê
duyệt theo Nghị quyết số 19/2006/NQ-CP ngày 29/8/2006, Uỷ ban nhân
dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, đã
giúp cho việc quản lý sử dụng đất đai trên địa bàn tỉnh đi vào nề nếp và
phục vụ tốt nhu cầu sử dụng đất của các ngành, các mục tiêu phát triển
kinh tế - xã hội đã đề ra. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng
đất kỳ trước cụ thể như sau:
1. Đất nông nghiệp
Chỉ tiêu đất nông nghiệp đến năm 2010 đã được Chính phủ duyệt là
352.929,25 ha, thực hiện đến năm 2010 là 382.814,37 ha (đạt 108,47%), cao hơn
so với chỉ tiêu duyệt là 29.885,12 ha; trong đó đất sản xuất nơng nghiệp vượt
3.215,94 ha (đất trồng lúa vượt 4.313,88 ha); đất lâm nghiệp vượt 27.342,09 ha;
đất nuôi trồng thủy sản thấp hơn 893,51 ha, đất nông nghiệp khác vượt 220,60
ha. Cụ thể từng loại đất đạt được như sau:
- Đất sản xuất nông nghiệp: chỉ tiêu được Chính phủ duyệt là 56.069,40
ha, thực hiện đến năm 2010 là 59.285,34 ha (bao gồm 44.309,13 ha đất trồng
cây hàng năm, 14.976,21 ha đất trồng cây lâu năm), vượt 3.215,94 ha.

Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế

6


Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015)
tỉnh Thừa Thiên Huế


+ Đất trồng lúa: chỉ tiêu đã được Chính phủ duyệt là 27.699,68 ha, thực
hiện đến năm 2010 là 32.013,56 ha (đạt 115,57%), vượt 4.313,88 ha.
+ Đất trồng cây lâu năm: chỉ tiêu đã được Chính phủ duyệt là 13.386,13
ha, thực hiện đến năm 2010 là 14.976,21 ha (đạt 111,88%), vượt 1.590,08 ha.
- Đất lâm nghiệp: chỉ tiêu đã được Chính phủ duyệt đến năm 2010 là
289.991,78 ha, thực hiện đến năm 2010 là 317.333,87 ha (đạt 109,43%) vượt
27.342,09 ha (trong đó: đất rừng sản xuất đạt 145,51%; đất rừng phòng hộ đạt
83,20%; đất rừng đặc dụng đạt 106,45%). Tỷ lệ đất rừng phòng hộ đạt thấp do
chuyển sang đất rừng đặc dụng (thành lập Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Phong
Điền, Khu bảo tồn Sao La).
- Đất nuôi trồng thủy sản: so với chỉ tiêu Chính phủ duyệt là 6.789,00 ha,
đến năm 2010 đã thực hiện 5.895,49 ha, đạt 86,84%.
- Đất nơng nghiệp khác: diện tích được Chính phủ duyệt là 79,07 ha, thực
hiện đến năm 2010 là 299,67 ha, vượt 220,60 ha (đạt 378,99%).
Bảng 4: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất nông nghiệp
Hiện trạng
năm 2010
(ha)

Chỉ tiêu Chính
phủ duyệt đến
năm 2010 (ha)

382.814,37

352.929,25

29.885,12


108,47

1. Đất sản xuất nơng
nghiệp

59.285,34

56.069,40

3.215,94

105,74

- Đất trồng cây hàng năm

44.309,13

42.683,27

1.625,86

103,81

Trong đó: Đất trồng lúa

32.013,56

27.699,68

4.313,88


115,57

- Đất trồng cây lâu năm

14.976,21

13.386,13

1.590,08

111,88

2. Đất lâm nghiệp, trong đó

317.333,87

289.991,78

27.342,09

109,43

- Đất rừng sản xuất

137.302,30

94.360,78

42.941,52


145,51

- Đất rừng phịng hộ

100.964,54

121.353,79

-20.389,25

83,20

- Đất rừng đặc dụng

79.067,03

74.277,21

4.789,82

106,45

5.895,49

6.789,00

-893,51

86,84


299,67

79,07

220,60

378,99

Chỉ tiêu
ĐẤT NƠNG NGHIỆP

3. Đất ni trồng thuỷ sản
4. Đất nông nghiệp khác

So sánh, tăng (+), giảm (-)
Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

2. Đất phi nơng nghiệp
Chỉ tiêu đã được Chính phủ duyệt đối với đất phi nơng nghiệp đến năm
2010 là 94.980,00 ha, thực hiện đến năm 2010 là 88.529,74 (đạt 93,21%), thấp
hơn 6.450,26 ha, cụ thể như sau:
- Đất ở: chỉ tiêu Chính phủ duyệt là 16.226,04 ha, thực hiện đến năm 2010
Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế

7



Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015)
tỉnh Thừa Thiên Huế

là 17.827,39 ha, đạt 109,87% kế hoạch, vượt 1.601,35 ha, trong đó:
+ Đất ở tại nơng thơn: chỉ tiêu Chính phủ duyệt là 12.274,67 ha, thực hiện
đến năm 2010 là 13.642,47 ha, vượt chỉ tiêu 1.367,80 ha (đạt 111,14%).
+ Đất ở tại đơ thị: chỉ tiêu Chính phủ duyệt là 3.951,37 ha, thực hiện đến
năm 2010 là 4.184,92 ha, vượt 233,55 ha (đạt 105,91%) do trong giai đoạn 2006
- 2010 trên địa bàn tỉnh thành lập thị xã Hương Thủy triển khai nhiều dự án quy
hoạch các khu đô thị mới như: An Vân Dương, Đông Nam Thủy An, An Cựu và
các khu trung tâm của các huyện, thị:
- Đất chuyên dùng: chỉ tiêu Chính phủ duyệt là 24.954,56 ha, thực hiện
đến năm 2010 là 28.680,67 ha, đạt 114,93% (vượt 3.726,11 ha), cụ thể như sau:
+ Đất xây dựng trụ sở cơ quan, cơng trình sự nghiệp: chỉ tiêu Chính phủ
duyệt là 782,76 ha, đến năm 2010 đã thực hiện thấp hơn 281,70 ha (đạt 64,01%).
+ Đất an ninh, quốc phịng: chỉ tiêu Chính phủ duyệt là 3.068,13 ha, thực
hiện đến năm 2010 là 3.102,23 ha, vượt 34,10 ha (đạt 101,11%).
+ Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp: chỉ tiêu Chính phủ duyệt là
5.540,54 ha, thực hiện đến năm 2010 là 2.964,03 ha, đạt 53,50%.
Nguyên nhân chủ yếu là do chỉ tiêu thực hiện đất khai thác khoáng sản:
theo điều chỉnh quy hoạch của tỉnh đến năm 2010, ngoài việc tiếp tục đầu tư,
khai thác các quỹ đất khống sản hiện có, quỹ đất cho hoạt động khống sản
tăng 375,0 ha cho các mục đích sau: khai thác khoáng sản Titan ở Phú Vang, Phú
Lộc, Quảng Điền, diện tích 50,0 ha; khai thác đá vơi ở Phong Điền, Hương Trà,
Nam Đơng với diện tích 200,0 ha; khai thác quặng sắt phụ gia ở Hương Thuỷ,
Phong Điền, Hương Trà diện tích 50,0 ha; khai thác đá sét phụ gia ở Phong
Điền, A Lưới diện tích 50,0 ha...Diện tích đất khai thác khoáng sản đến năm
2010 của tỉnh Thừa Thiên Huế là 527,27 ha (thực hiện 215,30 ha, đạt 41%).
Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh: chỉ tiêu quy hoạch được duyệt là 2.265,13
ha, thực hiện đến năm 2010 là 1.781,76 ha, đạt 78,66%.

+ Đất phát triển hạ tầng: chỉ tiêu Chính phủ duyệt là 14.988,86 ha, thực
hiện đến năm 2010 là 21.576,26 ha, vượt 6.587,40 ha (đạt 143,95%). Chỉ tiêu
thực hiện loại đất này đạt tỷ lệ cao là do:
* Đất thủy lợi
Chỉ tiêu quy hoạch đến năm 2010 đất thuỷ lợi là: 3.837,70 ha (thực hiện
6.269,96 ha, đạt 163%). Nguyên nhân do thay đổi chỉ tiêu thống kê, hệ thống
các cơng trình quy hoạch trong chỉ tiêu đất mặt nước chuyên dùng (hồ chứa
nước Tả Trạch…) chuyển sang đất thủy lợi.
Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế

8


Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015)
tỉnh Thừa Thiên Huế

* Đất cơng trình năng lượng
Chỉ tiêu quy hoạch đến năm 2010 là: 96,87 ha (thực hiện 6.322,87 ha).
Nguyên nhân do thay đổi chỉ tiêu thống kê, hệ thống các cơng trình quy hoạch
trong chỉ tiêu đất mặt nước chuyên dùng: hồ Hương Điền, Bình Điền, hệ thống
hồ thượng nguồn sông Bồ, hồ Thượng Nhật chuyển sang đất công trình năng
lượng….
- Đất tơn giáo tín ngưỡng: chỉ tiêu Chính phủ duyệt là 745,24 ha, đến năm
2010 là 1.010,41 ha, vượt chỉ tiêu 265,17 ha (đạt 135,58%)
- Đất nghĩa trang, nghĩa địa: chỉ tiêu Chính phủ duyệt là 8.069,47 ha, thực
hiện đến năm 2010 là 9.711,68 ha, vượt chỉ tiêu 1.642,21 ha (đạt 120,35%).
- Đất sông suối và mặt nước chuyện dùng: chỉ tiêu Chính phủ phê duyệt là
44.960,49 ha, thực hiện đến năm 2010 thấp hơn 13.671,73 ha (đạt 69,59%).
- Đất phi nơng nghiệp khác: chỉ tiêu Chính phủ duyệt là 24,20 ha, thực
hiện đến năm 2010 thấp hơn 13,37 ha (đạt 44,75%).

Bảng 5: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất phi nông nghiệp
Chỉ tiêu

ĐẤT PHI NƠNG NGHIỆP

Hiện trạng
năm 2010
(ha)

Chỉ tiêu Chính
phủ duyệt đến
năm 2010
(ha)

88.529,74

94.980,00

So sánh, tăng (+),
giảm (-)
Diện tích
Tỷ lệ
(ha)
(%)
-6.450,26

93,21

1. Đất ở


17.827,39

16.226,04

1.601,35

109,87

- Đất ở tại nơng thơn

13.642,47

12.274,67

1.367,80

111,14

4.184,92

3.951,37

233,55

105,91

28.680,67

24.954,56


3.726,11

114,93

501,06

782,76

-281,70

64,01

- Đất an ninh, quốc phịng

3.102,23

3.068,13

34,10

101,11

- Đất SXKD phi nơng nghiệp

2.964,03

5.540,54

-2.576,51


53,50

21.576,26

14.988,86

6.587,40

143,95

3. Đất tơn giáo tín ngưỡng

1.010,41

745,24

265,17

135,58

4. Đất nghĩa trang, nghĩa địa

9.711,68

8.069,47

1.642,21

120,35


31.288,76

44.960,49

-13.671,73

69,59

10,83

24,20

-13,37

44,75

- Đất ở tại đô thị
2. Đất chuyên dùng
- Đất trụ sở cơ quan, CTSN

- Đất phát triển hạ tầng

5. Đất sông suối và MNCD
6. Đất phi nông nghiệp khác

Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế

9



Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015)
tỉnh Thừa Thiên Huế

3. Kết quả thực hiện chỉ tiêu chuyển đất chưa sử dụng vào sử dụng cho
các mục đích nơng nghiệp và phi nơng nghiệp
Chỉ tiêu được Chính phủ phê duyệt đối với đất chưa sử dụng đến năm
2010 là 57.544,11 ha, đã khai thác cải tạo đưa vào sử dụng cho các mục đích
nơng nghiệp và phi nơng nghiệp đến năm 2010 giảm xuống còn 31.976,42 ha,
vượt so với chỉ tiêu quy hoạch được duyệt là 25.567,69 ha, cụ thể như sau:
- Đất bằng chưa sử dụng: đến năm 2010 còn 6.341,41 ha, đã khai thác
vượt so với chỉ tiêu quy hoạch được duyệt là 6.256,05 ha.
- Đất đồi núi chưa sử dụng: đến năm 2010 còn 24.916,31 ha, đã khai thác
vượt so với chỉ tiêu quy hoạch được phê duyệt là 18.692,53 ha.
- Núi đá khơng có rừng cây: đến năm 2010 còn 718,70 ha, đã khai thác
vượt so với chỉ tiêu quy hoạch được phê duyệt là 619,11 ha.
Bảng 6: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu đất chưa sử dụng
Hiện trạng năm
2010
(ha)

Chỉ tiêu Chính
phủ duyệt đến
năm 2010
(ha)

ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG

31.976,42

57.544,11


-25.567,69

1. Đất bằng chưa sử dụng

6.341,41

12.597,46

-6.256,05

24.916,31

43.608,84

-18.692,53

718,70

1.337,81

-619,11

Chỉ tiêu

2. Đất đồi núi chưa sử dụng
3. Núi đá không rừng cây

So sánh,
tăng (+),

giảm (-)

IV. QUAN ĐIỂM SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020
Để đảm bảo sử dụng quỹ đất có hiệu quả, ổn định, đáp ứng được mục tiêu
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, trong quy hoạch sử dụng đất cần
phải quán triệt các quan điểm sau:
- Sử dụng đất phải ưu tiên cho phát triển sản xuất nơng nghiệp góp phần
thực hiện chiến lược an ninh lương thực, cung ứng nông sản phẩm cho xã hội,
nguyên liệu cho công nghiệp. Thâm canh tăng vụ, nâng cao hệ số sử dụng đất.
Bố trí hợp lý cơ cấu đất nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu sản xuất nơng nghiệp
theo hướng sản xuất hàng hố, gắn với thị trường và hiệu quả kinh tế cao. Ổn
định diện tích gieo trồng lúa, mở rộng diện tích đất trồng cây công nghiệp, cây
ăn quả, hoa - cây cảnh, cây thực phẩm. Ứng dụng các tiến bộ về công nghệ sinh
học, từng bước xây dựng nền nông nghiệp sạch.
- Là tỉnh nằm trong vùng chịu nhiều ảnh hưởng khắc nghiệt của các yếu tố
thiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán... do đó việc bảo vệ, quản lý và sử dụng có hiệu
Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế

10


Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015)
tỉnh Thừa Thiên Huế

quả tài nguyên rừng hiện có (kể cả rừng tự nhiên và rừng trồng) là yêu cầu cấp
bách. Đẩy mạnh khoanh nuôi làm giàu, trồng mới rừng để phủ xanh đất trồng
đồi núi trọc nhằm tái tạo lại rừng, thực hiện tốt chức năng phịng hộ, góp phần
bảo vệ và cân bằng môi trường sinh thái.
- Dành quỹ đất hợp lý cho sự phát triển dịch vụ, du lịch và cơng nghiệp
nhất là những ngành cơng nghiệp có khả năng khai thác những tiềm năng sẵn có

của địa phương như công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến nơng,
lâm, hải sản. Mở rộng, hình thành các khu cơng nghiệp tập trung nhằm sử dụng
có hiệu quả cơ sở hạ tầng, tạo môi trường thu hút vốn đầu tư của các thành phần
kinh tế. Gắn việc phát triển cơng nghiệp với q trình đơ thị hố, phát triển
mạng lưới đơ thị rộng khắp trong phạm vi tồn tỉnh.
- Sử dụng đất phải đáp ứng được nhu cầu đất ở của nhân dân, đảm bảo
chất lượng môi trường sống. Đất ở cần được bố trí tập trung trên cơ sở khu dân
cư cũ hoặc hình thành khu mới với quy mô đủ lớn để tiết kiệm đất xây dựng cơ
sở hạ tầng phục vụ đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân.
- Việc sử dụng đất không chỉ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, văn hoá
xã hội mà còn phải đảm bảo an ninh, quốc phòng, quán triệt phương châm kinh
tế kết hợp với an ninh, quốc phòng và an ninh, quốc phòng kết hợp với kinh tế.
- Sử dụng đất phải chú ý chống xói mịn, rửa trơi đất, bảo vệ mơi trường
để sử dụng ổn định và bền vững, kết hợp giữa trước mắt và lâu dài, phù hợp với
chiến lược cơng nghiệp hố, hiện đại hố, đơ thị hố của đất nước. Điều chỉnh
dần và tiến tới chấm dứt những bất hợp lý trong quản lý, sử dụng đất.

Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế

11


Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015)
tỉnh Thừa Thiên Huế
PHẦN II
PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

I. CÁC CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH THỪA
THIÊN HUẾ THỜI KỲ 2011 - 2020
1. Chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Bảng 7: Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế của tỉnh Thừa Thiên Huế
Chỉ tiêu

Năm
2010

Giai đoạn Giai đoạn
2011 - 2015 2016 - 2020

1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình qn năm (%)

12,53

13,0

12,0

+ Khu vực kinh tế nơng, lâm nghiệp và thủy sản

0,15

3,0

3,0

+ Khu vực kinh tế công nghiệp và xây dựng

7,05

15,0


13,0

+ Khu vực kinh tế dịch vụ

5,33

13,0

12,0

+ Khu vực kinh tế nông, lâm nghiệp và thủy sản

15,20

9,0

5,30

+ Khu vực kinh tế công nghiệp và xây dựng

39,60

43,0

47,30

+ Khu vực kinh tế dịch vụ

45,20


48,0

47,40

3. Bình quân GDP/người (USD)

1.150

2.300

> 4.000

2. Tỷ trọng cơ cấu kinh tế (%)

2. Chỉ tiêu quy hoạch phát triển các khu vực kinh tế
2.1. Khu vực kinh tế nông, lâm nghiệp và thủy sản
- Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2020 đạt 3%/năm.
- Tỷ trọng của khu vực kinh tế trong cơ cấu GDP chiếm khoảng 5 - 6%
vào năm 2020.
- Nâng giá trị sản xuất bình quân 1 ha canh tác đất nông nghiệp lên trên
50 triệu đồng.
2.2. Khu vực kinh tế công nghiệp và xây dựng
- Nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp.
Phấn đấu đưa giá trị sản xuất cơng nghiệp tăng bình qn trên 15%/năm thời kỳ
2011 - 2015 và 14%/năm thời kỳ 2016 - 2020. Tỷ trọng của khu vực kinh tế
công nghiệp và xây dựng trong cơ cấu GDP chiếm trên 47% vào năm 2020.
2.3. Khu vực kinh tế dịch vụ

Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế


12


Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015)
tỉnh Thừa Thiên Huế

Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm của ngành thời
kỳ 2011 - 2020 khoảng 12 - 13%; tỷ trọng của ngành trong cơ cấu GDP chiếm
trên 47% vào năm 2020. Tổng mức bán lẻ hàng hố và dịch vụ xã hội tăng bình
qn khoảng 20%/năm; khối lượng ln chuyển hàng hố tăng bình qn 18 20%/năm, vận tải hành khách 5 - 8%/năm.
II. PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
1. Diện tích các loại đất phân bổ cho các mục đích sử dụng
Bảng 8: Diện tích các loại đất đến năm 2020 tỉnh Thừa Thiên Huế
Đơn vị tính: ha
STT

I

Chỉ tiêu

Đất nơng nghiệp

Cấp quốc gia
phân bổ theo
Cơng văn số
23/CP-KTN (ha)

Cấp tỉnh
xác định

(ha)

Tổng số
(ha)

385.454

97,95

385.551,95

29.720

71,22

29.791,22

Trong đó:
1

Đất trồng lúa
Trong đó: Đất chuyên trồng lúa
nước (2 vụ trở lên)

25.000

25.000,00

2


Đất trồng cây lâu năm

3

Đất rừng phòng hộ

100.000

100.000,00

4

Đất rừng đặc dụng

87.668

87.668,00

5

Đất rừng sản xuất

141.508

141.508,00

6

Đất ni trồng thủy sản, trong
đó


8.000

8.000

6.1

Đất ni trồng thuỷ sản tập
trung

6.582

6.2

Đất nuôi trồng thuỷ sản nuôi kết
hợp

1.418

II

Đất phi nơng nghiệp

1

12.601,08

107.323

Trong đó:

Đất xây dựng trụ sở cơ quan,
cơng trình sự nghiệp

2

Đất quốc phịng

2.550

3

Đất an ninh

1.731

4

Đất khu cơng nghiệp, trong đó

3.969

Đất khu cơng nghiệp

3.969

4.1

Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế

12.601,08


107.323,00

695,16

695,16

17,60

2.567,60
1.731

603,50

4.572,50
3.969

13


Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015)
tỉnh Thừa Thiên Huế
STT

Chỉ tiêu

4.2

Đất cụm công nghiệp


Cấp quốc gia
phân bổ theo
Công văn số
23/CP-KTN (ha)

Cấp tỉnh
xác định
(ha)

Tổng số
(ha)

603,5

603,5

1.816,10

1.816,10

5

Đất cho hoạt động khoáng sản

6

Đất di tích danh thắng

505


505

7

Đất bãi thải, xử lý chất thải
(trong đó có đất để xử lý, chơn
lấp chất thải nguy hại)

271

271

8

Đất tơn giáo, tín ngưỡng

1.031,03

1.031,03

9

Đất nghĩa trang, nghĩa địa

9.764,92

9.764,92

10


Đất phát triển hạ tầng

28.500

28.500,00

Trong đó:
10.1

Đất cơ sở văn hóa

204

10.2

Đất cơ sở y tế

125

125

10.3

Đất cơ sở giáo dục - đào tạo

1.162

1.162

10.4


Đất cơ sở thể dục thể thao

658

658

11

Đất ở tại đô thị

III

Đất chưa sử dụng

6.086

1

Đất chưa sử dụng còn lại

10.544

2

Đất chưa sử dụng đưa vào sử
dụng

21.433


477,98

583,00

681,98

6.669,00

10.445,58
97,84

21.530,84

IV

Đất đô thị

76.203,00

76.203,00

V

Đất khu bảo tồn thiên nhiên

87.668,00

87.668,00

VI


Đất khu du lịch

7.445,92

7.445,92

2. Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020
2.1. Đất nơng nghiệp
Đất nơng nghiệp năm 2010 có diện tích là 382.814,37 ha, đến năm 2020
diện tích đất nông nghiệp của tỉnh được Quốc gia phân bổ là 385.454 ha.
Trong kỳ quy hoạch diện tích đất nơng nghiệp khơng thay đổi mục đích
sử dụng so với hiện trạng sử dụng đất năm 2010 là 360.715,08 ha, giảm
17.117,86 ha để chuyển sang các mục đích phi nơng nghiệp, cụ thể như sau:
a. Đất trồng lúa
Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế

14


Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015)
tỉnh Thừa Thiên Huế

Đất trồng lúa năm 2010 có diện tích là 32.013,56 ha, đến năm 2020 diện
tích đất trồng lúa của tỉnh được Quốc gia phân bổ là 29.720 ha.
Trong kỳ quy hoạch, diện tích đất trồng lúa khơng thay đổi mục đích sử
dụng so với hiện trạng sử dụng đất năm 2010 là 29.738,31 ha, giảm 2.275,25 ha
để chuyển sang các loại đất như sau:
Diện tích đất trồng lúa chuyển sang các mục đích khác chủ yếu là đất
trồng lúa kém hiệu quả (chuyển sang đất nuôi trồng thủy sản, đất nơng nghiệp

khác) và chuyển sang các mục đích phi nơng nghiệp có u cầu sử dụng đất trên
nền địa hình bằng phẳng, thuận lợi cho đầu tư cơ sở hạ tầng (phát triển đô thị,
công nghiệp, giao thông, thủy lợi,…).
Đến năm 2020 đất trồng lúa có diện tích là 29.791,22 ha, cao hơn chỉ tiêu
Quốc gia phân bổ 71,22 ha (trong đó đất chuyên trồng lúa nước có 25.000 ha).
b. Đất rừng phòng hộ
Đất rừng phòng hộ năm 2010 có diện tích là 100.964,54 ha, đến năm 2020
diện tích đất rừng phòng hộ của tỉnh được Quốc gia phân bổ là 100.000 ha.
Trong kỳ quy hoạch, diện tích đất rừng phịng hộ khơng thay đổi mục đích
sử dụng so với hiện trạng sử dụng đất năm 2010 là 96.246,83 ha, giảm 4.717,71
ha để chuyển sang các mục đích sử dụng khác, cụ thể:
Đến năm 2020 đất rừng phòng hộ của tỉnh có diện tích là 100.000 ha
c. Đất rừng đặc dụng
Đất rừng đặc dụng năm 2010 có diện tích là 79.067,03 ha, đến năm 2020
diện tích đất rừng đặc dụng của tỉnh được Quốc gia phân bổ là 87.668 ha.
Trong kỳ quy hoạch, diện tích đất rừng đặc dụng khơng thay đổi mục đích
sử dụng so với hiện trạng sử dụng đất năm 2010 là 78.815,97 ha, giảm 251,06 ha
để chuyển sang các mục đích sử dụng khác.
Đồng thời trong kỳ quy hoạch, diện tích đất rừng đặc dụng tăng 8.852,03
ha để thực hiện công tác bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn lồi, diện tích tăng
được chuyển từ các loại đất:
Đến năm 2020 đất rừng đặc dụng của tỉnh có diện tích là 87.668 ha
d. Đất rừng sản xuất
Năm 2010 đất rừng sản xuất có diện tích là 137.302,30 ha, trong thời kỳ
quy hoạch, diện tích đất rừng sản xuất khơng thay đổi mục đích sử dụng so với
hiện trạng sử dụng đất năm 2010 là 130.408,74 ha và giảm 6.893,56 ha, trong đó
có 719,41 ha chuyển sang đất có rừng trồng phịng hộ; 5,09 ha chuyển sang đất
trồng rừng đặc dụng và 6.169,06 ha chuyển sang đất phi nông nghiệp (đất ở:
506,37 ha; đất chuyên dùng 4.862,63 ha; đất nghĩa trang, nghĩa địa 800,06 ha).
Đồng thời, trong kỳ quy hoạch diện tích đất rừng sản xuất tăng 11.099,26

Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế

15


Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015)
tỉnh Thừa Thiên Huế

ha.
Đến năm 2020 đất rừng sản xuất có diện tích là 141.508,00 ha.
e. Đất ni trồng thủy sản
Năm 2010 đất ni trồng thủy sản có diện tích là 5.895,49 ha, trong thời
kỳ quy hoạch, diện tích đất ni trồng thủy sản khơng thay đổi mục đích sử
dụng so với hiện trạng sử dụng đất năm 2010 là 5.777,11 ha và giảm 118,38 ha,
trong đó có 63,90 ha chuyển sang đất khu công nghiệp và 54,48 ha chuyển sang
đất giao thông.
Đồng thời, trong kỳ quy hoạch nuôi trồng thủy sản tăng 805,35 ha được
chuyển từ các loại đất sau: Đất trồng lúa nước: 120,00 ha; Đất bằng chưa sử
dụng: 685,35 ha.
Ngoài ra trong thời kỳ quy hoạch khai thác 1.418 ha diện tích mặt nước
hồ thủy lợi, hồ chứa tự nhiên và mặt nước chuyên dùng để phát triển nuôi cá
lồng hoặc nuôi quảng canh cải tiến (nuôi kết hợp)
Đến năm 2020 đất ni trồng thủy sản của tỉnh có diện tích là 8.000 ha,
phù hợp với chỉ tiêu do Quốc gia phân bổ (trong đó diện tích ni tập trung là
6.582 ha, nuôi kết hợp 1.418 ha).
2.2. Đất phi nơng nghiệp
Đất phi nơng nghiệp năm 2010 có diện tích là 88.529,74 ha, đến năm
2020 diện tích đất phi nơng nghiệp được Quốc gia phân bổ là 107.323 ha.
Trong kỳ quy hoạch, diện tích đất phi nơng nghiệp khơng thay đổi mục
đích sử dụng so với hiện trạng sử dụng đất năm 2010 là 88.529,74 ha và tăng

18.793,26 ha do được chuyển sang từ các loại đất sau:
- Đất nông nghiệp: 17.117,86 ha, bao gồm:
+ Đất trồng lúa: 2.144,65 ha (trong đó: đất chuyên trồng lúa nước 2 vụ trở
lên: 1.244,65 ha);
+ Đất trồng cây hàng năm còn lại: 5.144,71 ha;
+ Đất trồng cây lâu năm: 2.339,05 ha;
+ Đất rừng sản xuất: 6.169,06 ha;
+ Đất rừng phòng hộ: 1.051,35 ha;
+ Đất rừng đặc dụng: 142 ha;
+ Đất nuôi trồng thủy sản: 118,38 ha;
+ Đất nông nghiệp khác: 8,66 ha;
- Đất chưa sử dụng: 1.675,40 ha, bao gồm:
+ Đất bằng chưa sử dụng: 1.454,27 ha;
+ Đất đồi núi chưa sử dụng: 221,13 ha.
16
Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế


Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015)
tỉnh Thừa Thiên Huế

Đến năm 2020, diện tích đất phi nơng nghiệp của tỉnh là 107.323 ha, phù
hợp so với chỉ tiêu Quốc gia phân bổ.
a. Đất quốc phòng
Đất quốc phòng năm 2010 có diện tích là 1.382,08 ha, đến năm 2020 diện
tích đất quốc phịng của tỉnh được Quốc gia phân bổ là 2.550 ha.
Trong kỳ quy hoạch, diện tích đất quốc phịng khơng thay đổi mục đích sử
dụng so với hiện trạng sử dụng đất năm 2010 là 1.317,66 ha, giảm 64,42 ha do
trả lại cho các địa phương để phát triển kinh tế - xã hội. Diện tích giảm tại các vị
trí sau:

- Chuyển sang đất làm nhà ở cho chiến sỹ bộ đội Biên phịng tỉnh, diện
tích 21,0 ha;
- Nằm trong khu vực quy hoạch sân golf tại thị xã Hương Thủy, diện tích
3,42 ha;
- Cải tạo, nâng cấp Đồn và sân bay A So tại xã Đông Sơn huyện A Lưới
thành đất di tích danh thắng, diện tích: 40,00 ha.
Đồng thời trong kỳ quy hoạch, diện tích đất quốc phòng tăng 1.249,94 ha
để quy hoạch, xây dựng các cơng trình sau (chi tiết tại phụ biểu 03):
* Đất quốc phòng do Quân khu 4: 456,38 ha tại các huyện, thị xã, thành phố;
* Đất quốc phòng do Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phịng: 26,67 ha;
* Cơng trình của Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Thừa Thiên Huế, bao gồm:
+ Các khu căn cứ hậu phương, căn cứ chiến đấu:
- Khu căn cứ hậu phương của tỉnh Thừa Thiên Huế tại huyện A Lưới:
150,00 ha;
- Khu căn cứ chiến đấu của tỉnh Thừa Thiên Huế tại thị xã Hương Trà:
75,75 ha;
- Khu căn cứ chiến đấu huyện A Lưới: 88,50 ha;
- Khu căn cứ hậu phương thị xã Hương Thủy: 20,00 ha;
- Khu căn cứ hậu phương huyện Phú Lộc: 50,00 ha;
- Khu căn cứ hậu phương huyện Phú Vang: 38,00 ha;
- Khu căn cứ hậu phương huyện Nam Đông: 36,00 ha;
- Khu căn cứ hậu phương huyện Quảng Điền: 40,00 ha;
- Khu căn cứ hậu phương thị xã Hương Trà: 30,00 ha.
+ Thao trường huấn luyện, trường bắn:
- Thao trường huấn luyện của Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Thừa Thiên Huế
tại thị xã Hương Trà: 2,00 ha;
- Trường bắn, thao trường huấn luyện của BCH quân sự thành phố Huế:
Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế

17



Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015)
tỉnh Thừa Thiên Huế

15,00 ha;
- Thao trường huấn luyện của BCH quân sự huyện Phú Vang: 10,80 ha;
- Thao trường huấn luyện của BCH quân sự huyện Nam Đông: 4,90 ha;
- Thao trường huấn luyện của BCH quân sự huyện Quảng Điền: 2,50 ha;
* Cơng trình của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh
- Hệ thống các đồn biên phòng, trạm kiểm sốt biên phịng cửa khẩu tại
huyện A Lưới với tổng diện tích là: 74,08 ha;
- Đồn biên phịng Vinh Hiền huyện Phú Lộc: 5,0 ha;
- Đồn biên phòng cửa khẩu Chân Mây, diện tích 3,50 ha;
- Thao trường huấn luyện, kho vũ khí, khu tăng gia sản xuất tại các huyện,
thị với tổng diện tích là 58,40 ha.
* Các cơng trình của Ban Chỉ huy qn sự các huyện, thị gồm trụ sở làm
việc, thao trường huấn luyện, trường bắn,… với tổng diện tích là 62,46 ha.
Đến năm 2020, đất quốc phịng của tỉnh có diện tích 2.567,60 ha
b. Đất an ninh
Đất an ninh năm 2010 có diện tích là 1.720,15 ha, đến năm 2020 diện tích
đất an ninh của tỉnh được Quốc gia phân bổ là 1.731 ha.
Trong kỳ quy hoạch, diện tích đất an ninh khơng thay đổi mục đích sử
dụng so với hiện trạng sử dụng đất năm 2010 là 1.684,62 ha, giảm 35,53 ha để
chuyển sang quỹ đất đấu giá của công an tỉnh tại thành phố Huế và xây dựng
nhà ở cho các gia đình chiến sỹ cơng an của Trại giam Bình Điền tại thị xã
Hương Trà.
Đồng thời, trong kỳ quy hoạch diện tích đất an ninh tăng 46,63 ha để quy
hoạch, xây dựng mới các cơng trình phục vụ cho mục đích an ninh trên địa bàn
tỉnh Thừa Thiên Huế

Đến năm 2020 diện tích đất an ninh của tỉnh là 1.731 ha (phù hợp với chỉ
tiêu do Quốc gia phân bổ) và được phân bổ cho các đơn vị hành chính cấp huyện
như sau: thành phố Huế: 24,69 ha; thị xã Hương Thủy: 14,87 ha; thị xã Hương
Trà: 1.657,51 ha; huyện Phú Lộc: 10,96 ha; huyện Phú Vang: 8,59 ha; huyện
Phong Điền: 6,78 ha; huyện Quảng Điền: 0,85 ha; huyện A Lưới: 4,99 ha; huyện
Nam Đông: 2,01 ha.
c. Đất khu công nghiệp
Đất khu cơng nghiệp năm 2010 có diện tích là 396,82 ha, đến năm 2020
diện tích đất khu cơng nghiệp của tỉnh được Quốc gia phân bổ là 3.969 ha.
Trong kỳ quy hoạch, diện tích đất khu cơng nghiệp tăng là 3.595,92 ha để
quy hoạch, mở rộng các khu công nghiệp (chi tiết tại phụ biểu 05):
- Mở rộng Khu công nghiệp Phú Bài, diện tích tăng 538,25 ha;
Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế

18


Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015)
tỉnh Thừa Thiên Huế

- Quy hoạch Khu công nghiệp Tứ Hạ, diện tích 250 ha;
- Mở rộng Khu cơng nghiệp Phong Điền, diện tích tăng 353,80 ha;
- Quy hoạch Khu cơng nghiệp Phú Đa, diện tích 250,00 ha;
- Quy hoạch Khu cơng nghiệp Quảng Vinh, diện tích 150,00 ha;
- Quy hoạch Khu cơng nghiệp La Sơn, diện tích 300,00 ha;
- Khu cơng nghiệp công nghệ cao trong khu Kinh tế Chân Mây - Lăng
Cơ, diện tích 1.653,87 ha, trong đó diện tích đất khu công nghệ cao tỉnh Thừa
Thiên Huế là 1.408 ha;
- Khu công nghiệp trong Khu kinh tế cửa khẩu A Đớt, diện tích 100 ha.
d. Đất di tích danh thắng

Trong kỳ quy hoạch diện tích đất di tích danh thắng tăng 43,97 ha để thực
hiện các hạng mục công trình sau:
- Mở rộng khu tưởng niệm Phan Bội Châu tại thành phố Huế, diện tích
tăng 0,27 ha;
- Trùng tu, mở rộng khu vực chín hầm tại thành phố Huế, diện tích tăng
2,40 ha;
- Bảo tồn, tơn tạo Khu di tích Núi Bân (thành phố Huế), diện tích 1,30 ha;
- Bảo tồn đồn và sân bay A So tại xã Đơng Sơn (huyện A Lưới): 40,00 ha.
Diện tích tăng cho cơng tác bảo tồn, tơn tạo các khu di tích trên được
chuyển sang từ các loại đất sau:
- Đất rừng sản xuất: 3,70 ha;
- Đất quốc phòng: 40,00 ha;
- Đất cơ sở sản xuất kinh doanh: 0,27 ha.
Đến năm 2020 đất di tích danh thắng có diện tích là 505 ha.
e. Đất bãi thải, xử lý chất thải
Trong kỳ quy hoạch diện tích đất bãi thải, xử lý chất thải tăng 195,09 ha
để thực hiện các hạng mục cơng trình sau:
- Xây dựng các bãi rác thải, xử lý chất thải tại các trung tâm tiểu vùng và
điểm dân cư tập trung với tổng diện tích là 131,50 ha, cụ thể:
+ Khu xử lý rác Phú Sơn - Phú Bài (thị xã Hương Thủy): 45,00 ha
+ Khu xử lý rác thải Hương Bình (thị xã Hương Trà): 30,00 ha
+ Bãi rác Điền Hải (huyện Phong Điền): 7,00 ha
+ Bãi rác Vinh Sơn (huyện Phú Lộc): 20,00 ha
+ Bãi rác Thủy Lập (huyện Quảng Điền): 14,00 ha
+ Bãi rác Quảng Công - Quảng Ngạn (huyện Quảng Điền): 1,50 ha
Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế

19



Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015)
tỉnh Thừa Thiên Huế

+ Bãi rác Hương Lâm (huyện A Lưới): 7,00 ha
+ Bãi rác Hồng Thượng (huyện A Lưới): 7,00 ha
- Quy hoạch hệ thống bãi rác thải, xử lý chất thải, các điểm trung chuyển
rác thải của các xã, phường, thị trấn của các huyện, thị là 63,59 ha.
Đến năm 2020 đất bãi thải, xử lý chất thải của tỉnh Thừa Thiên Huế có diện
tích là 271,00 ha.
f. Đất phát triển hạ tầng
Năm 2010, đất phát triển hạ tầng có diện tích là 21.576,26 ha, đến năm
2020 diện tích đất phát triển hạ tầng của tỉnh được quốc gia phân bổ là 28.500 ha.
Trong kỳ quy hoạch, diện tích đất phát triển hạ tầng khơng thay đổi mục
đích sử dụng so với hiện trạng sử dụng đất năm 2010 là 21.574,48 ha, giảm 1,78
ha do chuyển sang đất khu công nghiệp.
Đồng thời trong kỳ quy hoạch, diện tích đất phát triển hạ tầng tăng
6.925,52 ha.
Đến năm 2020, diện tích đất phát triển hạ tầng của tỉnh là 28.500 ha, phù
hợp so với chỉ tiêu Quốc gia phân bổ.
f1. Đất giao thơng
Đất giao thơng năm 2010 có diện tích là 7.680,81 ha, trong kỳ quy hoạch
đến năm 2020 tiến hành nâng cấp, mở rộng và làm mới hệ thống giao thông cấp
Quốc gia trên địa bàn tỉnh với diện tích tăng là 948,00 ha (chi tiết tại phụ biểu 07):
- Đường cao tốc Bắc - Nam phía Đơng (tuyến Cam Lộ - Túy Loan - La
Sơn) làm mới chủ yếu, diện tích chiếm đất: 360,00 ha;
- Mở rộng, nâng cấp Quốc lộ 1A (từ La Sơn đến Lăng Cơ), diện tích tăng
là 25,00 ha;
- Mở rộng, nâng cấp Quốc lộ 49A (từ giao QL1A đến Bốt Đỏ), diện tích
tăng là 101,03 ha;
- Mở rộng, nâng cấp Quốc lộ 49B (từ Mỹ Chánh đến Vinh Hiền), diện tích

tăng là 72,60 ha;
- Xây dựng tuyến Đường bộ ven biển Việt Nam đoạn qua tỉnh Thừa Thiên
Huế, diện tích là 22,37 ha;
- Xây dựng tuyến Đường tuần tra biên giới, diện tích tăng 200,00 ha;
- Xây dựng mới đoạn đường sắt từ đường sắt Bắc - Nam vào cảng Chân
Mây, diện tích là 40 ha.
- Mở rộng Cảng hàng không quốc tế Phú Bài, diện tích tăng 127,00 ha.
f2. Đất cơng trình năng lượng
Đất cơng trình năng lượng năm 2010 có diện tích là 6.322,87 ha, đến năm
20
Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế


Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015)
tỉnh Thừa Thiên Huế

2020 diện tích đất năng lượng của tỉnh được Quốc gia phân bổ tăng thêm 205,00
ha để xây dựng các cơng trình cấp Quốc gia trên địa bàn tỉnh, bao gồm:
* Hệ thống đường dây tải điện 220KV
- Đấu nối trạm điện A Lưới: 66,00 ha;
- Trạm điện A Lưới Huế: 88,00 ha;
- Nhánh rẽ Chân Mây (dài 3 km): 24,00 ha;
- Đầu nối phía 220 kV trạm 500 kV Huế: 9,00 ha.
* Các cơng trình trạm biến áp
- TBA 220 kV Cầu Hai: 6,00 ha;
- TBA 220 kV Chân Mây: 6,00 ha;
- TBA 220 kV Phong Điền: 6,00 ha.
f3. Đất cơ sở văn hóa
Đất cơ sở văn hóa năm 2010 có diện tích 190,35 ha, trong kỳ quy hoạch
đất cơ sở văn hóa của tỉnh tăng 491,63 ha để xây dựng hệ thống các cơng trình

văn hóa trên địa bàn tỉnh, bao gồm (chi tiết tại phụ biểu 11):
* Hệ thống các trung tâm văn hóa, hệ thống bảo tàng, nhà văn hóa các dân
tộc trên địa bàn tỉnh:
- Trung tâm văn hóa các huyện, thị xã, thành phố, diện tích 30,98 ha
- Nhà văn hóa các dân tộc huyện A Lưới và Nam Đơng, diện tích 6,00 ha;
- Hệ thống bảo tàng, thư viện, diện tích 126,50 ha (trong đó bảo tàng thiên
nhiên Duyên hải Miền Trung: 100,00 ha)
* Hệ thống cơng viên văn hóa, cơng viên cây xanh, quảng trường và các
nhà văn hóa xã, phường, thị trấn của các huyện, thị xã, thành phố:
+ Công viên văn hóa, cơng viên cây xanh, quảng trường của thành phố
Huế, khu đô thị mới Chân Mây, công viên văn hóa các huyện, thị xã, thành
phố... với tổng diện tích là 264,27 ha.
+ Nhà văn hóa các xã, phường, thị trấn: 69,88 ha.
Đến năm 2020 diện tích đất cơ sở văn hóa của tỉnh là 681,98 ha (trong đó
diện tích do Quốc gia phân bổ là 204 ha, cấp tỉnh xác định 477,98 ha do quy
hoạch một số công trình văn hóa đặc thù trên địa bàn tỉnh như: Bảo tàng thiên
nhiên Duyên hải Miền Trung, diện tích 100 ha tại thành phố Huế và thị xã
Hương Thủy (theo Quyết định số 86/2006/QĐ-TTg ngày 20/4/2006 của Thủ
tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể hệ thống Bảo tàng thiên
nhiên ở Việt Nam đến năm 2020); hệ thống công viên cây xanh tại các khu trung
tâm (đô thị mới Chân Mây, diện tích 93,96 ha; cơng viên hồ Ba Cửa 40 ha…).
Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế

21


Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015)
tỉnh Thừa Thiên Huế

f4. Đất cơ sở y tế

Đất cơ sở y tế năm 2010 có diện tích 87,85 ha, trong kỳ quy hoạch đất cơ
sở y tế của tỉnh tăng 37,15 ha.
- Xây dựng mới Bệnh viện Đại học Y dược tại Khu A - Khu đô thị An Vân
Dương, diện tích 8,50 ha.
+ Xây dựng mới Bệnh viện Lao và bệnh phổi tại Bắc Hương Sơ (thành
phố Huế), diện tích 2,00 ha;
+ Xây dựng mới Bệnh viện Sản + Nhi tại Khu đô thị mới An Vân Dương
(thành phố Huế), diện tích 4,47 ha;
+ Xây dựng mới Bệnh viện đa khoa phía Bắc tại phường Hương Sơ
(thành phố Huế), diện tích 7,50 ha;
+ Xây dựng mới Bệnh viện đơ thị Thuận An, diện tích 1,00 ha;
+ Mở rộng Bệnh viện Phú Vang (thị trấn Phú Đa), diện tích tăng 0,70 ha;
- Xây dựng mới hệ thống Trung tâm y tế dự phịng cấp huyện.
- Hệ thống các cơng trình y tế cấp huyện, cấp xã...
Đến năm 2020 diện tích đất cơ sở y tế của tỉnh là 125 ha.
f5. Đất cơ sở giáo dục - đào tạo
Đất cơ sở giáo dục - đào tạo năm 2010 có diện tích 741,75 ha, trong kỳ quy
hoạch đất cơ sở giáo dục - đào tạo của tỉnh tăng 421,72 ha để xây dựng hệ thống
các cơng trình giáo dục trên địa bàn tỉnh, bao gồm:
* Hệ thống các trường đại học, cao đẳng:
- Xây dựng Trường Đại học tư thục Quốc tế Huế tại xã Phú An (huyện
Phú Vang) và Trường Đại học Du lịch tại xã Thủy Dương (Hương Thủy), tổng
diện tích 70,00 ha;
- Mở rộng Đại học Huế, diện tích tăng 35,50 ha;
- Xây dựng Trường Đại học Y dược Huế tại Khu A - Khu đô thị An Vân
Dương (thành phố Huế), diện tích 8,50 ha;
- Xây dựng trường Đại học tại phường Thủy Châu (thị xã Hương Thủy),
diện tích 22,00 ha;
- Xây dựng Trường Cao đẳng công nghiệp tại khu đơ thị An Vân Dương
(thành phố Huế), diện tích 8,41 ha;

* Hệ thống trường THCN, cơ sở dạy nghề tại các huyện, thị xã, thành
phố, tổng diện tích là 67,85 ha.
* Quy hoạch, mở rộng các trường THPT của huyện, thị xã, thành phố,
diện tích tăng 55,03 ha.
* Quy hoạch hệ thống Trung tâm giáo dục thường xuyên các huyện, thị
Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế

22


Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015)
tỉnh Thừa Thiên Huế

xã, thành phố, diện tích tăng 11,13 ha.
* Quy hoạch hệ thống Trung tâm kỹ thuật hướng nghiệp tổng hợp, diện
tích tăng 8,00 ha.
* Hệ thống cơ sở giáo dục - đào tạo cấp huyện, cấp xã.
Ngoài ra, trong kỳ quy hoạch, diện tích đất cơ sở giáo dục - đào tạo giảm
1,10 ha để chuyển sang đất khu công nghiệp.
Đến năm 2020 đất cơ sở giáo dục - đào tạo tỉnh Thừa Thiên Huế có diện
tích là 1.162 ha .
f6. Đất cơ sở thể dục - thể thao
Đất cơ sở thể dục - thể thao năm 2010 có diện tích 196,22 ha, trong kỳ quy
hoạch đất cơ sở thể dục - thể thao của tỉnh tăng 462,53 ha để xây dựng hệ thống các
cơng trình thể thao trên địa bàn tỉnh, bao gồm:
* Hệ thống cơ sở thể dục - thể thao do cấp tỉnh quản lý:
+ Sân golf 36 lỗ (Thủy Dương - thị xã Hương Thủy), diện tích 75,00 ha;
+ Khu liên hiệp thể thao vật lý trị liệu tại thị trấn Lăng Cô (huyện Phú
Lộc), diện tích 20,00 ha;
+ Trung tâm thể dục - thể thao Chân Mây - Lăng Cô - Bạch Mã (huyện

Phú Lộc), diện tích 50,00 ha;
+ Mở rộng trung tâm thể dục thể thao, nhà thi đấu cấp tỉnh tại thành phố
Huế, diện tích 1,50 ha;
+ Mở rộng Trường trung cấp thể dục thể thao Huế, diện tích 9,82 ha;
+ Trung tâm thể thao dưới nước tại thành phố Huế, diện tích 4,00 ha;
+ Các cơng trình thể dục thể thao của các cơ quan, ban ngành của tỉnh,
diện tích 55,00 ha;
+ Sân bóng đá của Liên đồn Bóng đá tỉnh Thừa Thiên Huế tại các huyện,
thị xã, thành phố, tổng diện tích 44,70 ha;
* Hệ thống trung tâm thể dục thể thao cấp huyện và sân vận động các xã,
phường, thị trấn:
Ngồi ra, trong kỳ quy hoạch, diện tích đất cơ sở thể dục - thể thao giảm
0,68 ha để chuyển sang đất khu công nghiệp.
Đến năm 2020 đất cơ sở thể dục - thể thao có diện tích là 658 ha.
f7. Đất chợ
Đất chợ năm 2010 có diện tích là 63,86 ha, đến năm 2020 diện tích đất
chợ của tỉnh được Quốc gia phân bổ tăng thêm là 12,07 ha để xây dựng hệ thống
các chợ, cụ thể như sau:
- Chợ đầu mối nông sản
Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế

23


Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015)
tỉnh Thừa Thiên Huế

+ Chợ đầu mối nông sản tổng hợp tại phường Phú Hậu (thành phố Huế),
diện tích là 3,00 ha;
+ Chợ đầu mối nơng sản tổng hợp tại Bình Điền (thị xã Hương Trà), diện

tích là 3,00 ha.
- Chợ biên giới, chợ cửa khẩu
+ Chợ A Đớt (S10) tại thị trấn A Đớt (huyện A Lưới): 2,00 ha;
+ Chợ Hồng Vân (S3) tại xã Hồng Vân (huyện A Lưới): 2,00 ha;
+ Chợ xã Hồng Thượng (Bốt Đỏ) huyện A Lưới: 2,07 ha.
g. Đất ở tại đô thị
Đến năm 2010, mạng lưới đô thị tỉnh Thừa Thiên Huế bao gồm thành phố
Huế (đô thị loại 1), thị xã Hương Thủy và 8 thị trấn với tổng diện tích đất ở tại
đơ thị là 4.184,92 ha. Trong kỳ quy hoạch đến năm 2020, hệ thống đô thị của
tỉnh dự kiến phát triển như sau:
- Phát triển đô thị Chân Mây - Lăng Cơ thành đơ thị loại III. Trên cơ sở
hình thành cảng biển nước sâu Chân Mây sẽ phát triển các khu công nghiệp tập
trung, khu thương mại dịch vụ, khu dân cư đô thị, khu du lịch, nghỉ dưỡng.
- Thị xã Hương Trà: được phát triển từ thị trấn Tứ Hạ và vùng phụ cận
trong giai đoạn 2010 - 2015. Nằm trên trục Quốc lộ 1A, là đô thị vệ tinh phía
Bắc của thành phố Huế với chức năng là trung tâm cơng nghiệp, thương mại,
dịch vụ phía Bắc của tỉnh.
- Đô thị Thuận An được phát triển từ thị trấn Thuận An và vùng phụ cận
với chức năng chính là trung tâm du lịch, dịch vụ, là một trong hai cửa ngõ ra
biển Đông của tỉnh.
- Đô thị huyện lỵ: thành lập các thị trấn La Sơn, Vinh Hiền (Phú Lộc), Vinh
Thanh (huyện Phú Vang); Phong Thu (huyện Phong Điền); Thanh Hà (huyện
Quảng Điền); A Đớt, Hồng Vân (huyện A Lưới); Đơ thị Bình Điền (Hương Trà)
tạo mối liên kết chặt chẽ giữa đô thị với nông thôn và các đô thị trong vùng.
- Hệ thống các khu đô thị tập trung trên địa bàn tỉnh bao gồm: Khu đô thị
An Vân Dương (1.700 ha); Khu đô thị trong khu Kinh tế Chân Mây - Lăng Cô
(2.500 ha); Khu đơ thị phía Đơng Nam thị trấn Phong Điền (700 ha)…
Với quy hoạch phát triển hệ thống đô thị như trên, đến năm 2020 đất ở tại
đô thị của tỉnh có diện tích là 6.669 ha (trong đó, diện tích đất ở do Quốc gia
phân bổ là 6.086 ha). Diện tích do cấp tỉnh xác định thêm là 583 ha bao gồm quỹ

đất để phát triển nhà ở công nhân lao động tại các khu công nghiệp, khu kinh tế
theo Đề án phát triển nhà ở công nhân lao động tại các khu công nghiệp, khu
kinh tế của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế; quỹ đất dành cho tái định cư; quỹ đất
dành cho đấu giá quyền sử dụng đất tại các đô thị và quỹ đất sau khi di dời nghĩa
24
Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế


Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015)
tỉnh Thừa Thiên Huế

trang nghĩa địa ra khỏi thành phố Huế…).
Như vậy, chỉ tiêu đất ở tại đô thị đến năm 2020 của tỉnh Thừa Thiên Huế
đã được tính tốn theo quy định của Luật Đất đai và các quy định khác của Bộ
Xây dựng nhằm đảm bảo phát triển hệ thống đô thị theo Quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 đã được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt.
2.3. Đất chưa sử dụng
Đất chưa sử dụng năm 2010 của tỉnh có diện tích là 31.976,42 ha, trong
kỳ quy hoạch tiến hành khai hoang, cải tạo đưa 21.530,84 ha đất chưa sử dụng
vào sử dụng cho các mục đích như sau: đất nơng nghiệp 19.855,44 ha; đất phi
nơng nghiệp 1.675,40 ha.
Diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng phân theo huyện, thị xã như
sau: thành phố Huế: 65,30 ha; Hương Thủy 44,91 ha; Phú Lộc: 2.198,17 ha; Phú
Vang 954,94 ha; Phong Điền 14.759,10 ha; Hương Trà 70,83 ha; Quảng Điền
334,95 ha; A Lưới 811,53 ha; Nam Đông 2.291,11 ha.
Đến năm 2020 diện tích đất chưa sử dụng của tỉnh cịn lại 10.455,58 ha.
2.4. Đất khu du lịch
Trong kỳ quy hoạch, bên cạnh việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại các
khu du lịch hiện có sẽ tiến hành khoanh định và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng

tại các khu du lịch sau:
* Thành phố Huế:
- Khu du lịch - dịch vụ bãi bồi Lương Quán (phường Thủy Biều): 20,00 ha;
- Khu du lịch cao cấp Cồn Hến: 24,00 ha;
- Khu du lịch Vườn Xưa (phường Thủy Biều): 4,10 ha;
- Mở rộng khu du lịch Làng Việt (phường Thủy Biều): 2,0 ha;
- Khu du lịch Cồn Dã Viên: 5,00 ha.
* Thị xã Hương Thủy:
- Khu du lịch Bàu Họ (xã Thủy Phù): 86,20 ha;
- Khu du lịch Đồi Châu Sơn (phường Thủy Châu): 20,00 ha;
- Khu dịch vụ nghỉ dưỡng Bàu Mưng Lộc Vừng (phường Thủy Lương):
20,00 ha;
- Khu du lịch Cầu ngói Thanh Tồn (xã Thủy Thanh): 2,50 ha;
- Khu dịch vụ (phường Thủy Dương): 10,20 ha;
- Khu nghỉ dưỡng hồ Ông Lộ (phường Thủy Dương): 20,00 ha;
- Làng sinh thái phong cảnh Việt Nam (phường Thủy Dương): 316 ha;
Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế

25


×