BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING
BÁO CÁO ĐỀ TÀI MÔN QUẢN TRỊ MARKETING
HOẠCH ĐỊNH VÀ QUẢN TRỊ
KÊNH PHÂN PHỐI CHO CÔNG TY TNHH
MỘT THÀNH VIÊN KỸ NGHỆ SÚC SẢN VISSAN
TP. HỒ CHÍ MINH- NĂM 2012
4
BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH- MARKETING
BÁO CÁO ĐỀ TÀI MÔN QUẢN TRỊ MARKETING
HOẠCH ĐỊNH VÀ QUẢN TRỊ KÊNH PHÂN
PHỐI CHO CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN KỸ
NGHỆ SÚC SẢN VISSAN
G.V HƯỚNGDẪN : THS. NGUYỄN DUY TÂN
CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM: NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THANH
NGUYỄN ĐÀO KIM KHOA
NGUYỄN THỊ KIỀU TRANG
NGUYỄN THỊ DIỆU THUỲ
NGUYỄN THỊ KIM VUI
TRẦN BÍCH HẠNH
DƯƠNG THỊ MỸ TRINH
LÊ MINH TRANG
VÕ THỊ TRÀ MY
ĐẶNG THỊ THU HỒNG
TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2012
MỤC LỤC
3
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Tổ chức và quản lý hoạt động tiêu thụ sản phẩm là một chức năng quản trị
quan trọng của các doanh nghiệp. Nội dung cốt lõi của hoạt động tiêu thụ sản
phẩm là tổ chức và quản lý mạng lưới kênh phân phối của các doanh nghiệp trên
thị trường. Kênh phân phối là một hệ thống các mối quan hệ giữa các tổ chức liên
quan với nhau trong quá trình mua và bán hàng hoá.
Các doanh nghiệp cần phải biết sử dụng các kênh phân phối như là một công
cụ quan trọng giúp họ thành công trên thị trường. Trong nền kinh tế thị trường
cạnh tranh khốc liệt hiện nay, việc tạo dựng được lợi thế cạnh tranh ngày càng
khó, duy trì lợi thế cạnh tranh lâu dài càng khó khăn nhiều hơn. Các biện pháp về
sản phẩm, khuyến mại, quảng cáo, cắt giảm giá bán…chỉ có lợi thế ngắn hạn bởi
các doanh nghiệp khác dễ dàng và nhanh chóng làm theo. Việc tập trung phát triển
mạng lưới kênh tiêu thụ sản phẩm giúp doanh nghiệp xây dựng và duy trì lợi thế
cạnh tranh dài hạn. Bởi vì, kênh phân phối là một tập hợp các quan hệ bên ngoài
giữa các doanh nghiệp độc lập trong kinh doanh. Tạo lập và phát triển hệ thống
kênh phân phối đòi hỏi thời gian, trí tuệ, tiền của, sức lực….nên các doanh nghiệp
khác không dễ dàng gì làm theo.
Vì vậy, chìa khóa cho các doanh nghiệp có thể đứng vững trong môi trường
kinh doanh hiện nay chính là việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống kênh phân
phối. Khách hàng biết đến thông tin nhãn hàng và tiêu thụ sản phẩm thương hiệu
của doanh nghiệp được hiệu quả hay không là do hệ thống kênh phân phối, phân
phối hàng hóa phù hợp từng vùng của thị trường, độ bao phủ sản phẩm một cách
tốt nhất và thực hiện đúng chiến lược phân phối sản phẩm của doanh nghiệp.
Nhận thấy tầm quan trọng của hoạch định và quản trị kênh phân phối của
doanh nghiệp nên nhóm thực hiện đề tài: “ Hoạch định và quản trị kênh phân phối
cho công ty TNHH VISSAN”
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
4
- Phân tích và đánh giá đúng thực trạng hệ thống kênh phân phối hiện nay
của công ty đang áp dụng.
- Dựa trên kiến thức đã học kết hợp với tìm hiểu trong thực tế, nhóm nghiên
cứu sẽ đưa ra một số giải pháp, kiến nghị giúp công ty phát huy các thành
công đã đạt được, khắc phục những mặt còn tồn tại, tận dụng thời cơ đẩy
mạnh phát triển hệ thống kênh tiêu thụ sản phẩm, tạo sự phát triển bền
vững trong tương lai.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đề tài tập trung nghiên cứu hệ thống tiêu thụ tại Công Ty TNHH Một
Thành Viên Kỹ Nghệ Súc Sản VISSAN.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Đề tài kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu: phương pháp nghiên cứu tại
bàn, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh.
5. KẾT CẤU ĐỀ TÀI
Phần mở đầu
Chương 1: cơ sở lý luận về hệ thống kênh phân phối
Chương 2: phân tích thực trạng kênh phân phối và vài nét về công ty vissan
Chương 3: giải pháp
Phần kết luận
5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Tổng quan về kênh phân phối
1.1.1 Khái niệm về kênh phân phối
Kênh phân phối là một tập hợp các tổ chức mà qua đó người bán thực hiện
bán sản phẩm cho người sử dụng hoặc người tiêu dùng cuối cùng. Nói cách khác,
kênh phân phối là một tập hợp các mối quan hệ giữa các tổ chức và cá nhân độc
lập và phụ thuộc lẫn nhau tham gia và quá trình đưa hàng hoá từ người sản xuất
đến người tiêu dùng cuối cùng. Các kênh phân phối tạo nên dòng chảy hàng hoá
và dịch vụ từ người sản xuất hoặc nhập khẩu qua hoặc không qua các trung gian
thương mại để tới người tiêu dùng cuối cùng (cá nhân và tổ chức).
Tham gia vào kênh phân phối có hai nhóm tổ chức và cá nhân.
• Nhóm thứ nhất là các thành viên chính thức của kênh, những người trực
tiếp tham gia vào quá trình mua bán và chịu trách nhiệm trước kết quả
hoạt động của hệ thống. Họ bao gồm: nhà sản xuất hay nhà nhập khẩu; các
trung gian thương mại bao gồm những nhà bán buôn, nhà bán lẻ; những
người tiêu dùng cuối cùng.
• Nhóm thứ hai bao gồm các tổ chức bổ trợ, những người này cung cấp các
dịch vụ marketing chuyên môn hoá cho các thành viên trong kênh diễn ra
dễ dàng hơn. Họ không chịu trách nhiệm trước kết quả hoạt động cuối
cùng của hệ thống kênh. Đó là những ngân hàng, công ty tài chính, công ty
vận tải, công ty kho, công ty bảo hiểm, công ty nghiên cứu thị trường….
1.1.2 Các loại trung gian thương mại chính trong kênh
- Người trung gian: là một công ty kinh doanh độc lập hoạt động nối giữa
người sản xuất và các khách hàng cuối cùng hoặc những người mua công
nghiệp.
- Người bán buôn hàng hoá thực sự: là loại trung gian mua hàng trả tiền
ngay và sở hữu hàng hoá.
- Đại lý: là người kênh doanh đàm phán việc mua, bán nhưng không sở hữu
hàng hoá kinh doanh.
- Người bán buôn: là tổ chức kinh doanh chủ yếu thực hiện việc mua, sở
hữu lưu kho và vận chuyển hàng hoá với số lượng lớn, và bán lại hàng hoá
6
cho bán lẻ hoặc các khách hàng công nghiệp hay những người sử dụng để
kinh doanh.
- Người bán lẻ: những người kinh doanh chủ yếu hàng hoá cho ngươì tiêu
dung cuối cùng.
- Người môi giới: là một trung gian phục vụ như là một người dẫn mối cho
người mua hoặc người bán, được xem như không có rủi ro về sở hữu hàng
hoá thường không quan tâm tới sản phẩm về vật chất và không được xem
như là một đại diện lâu dài của cả người mua lẫn người bán.
- Đại lý bán: là một thành viên kênh độc lập, có thể là cá nhân hay tổ chức,
người có nhiệm vụ trong việc bán sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty sản
xuất nhưng không sở hữu sản phẩm được bán.
- Nhà phân phối: là một trung gian bán buôn, đặc biệt là trong kênh phân
phối lựa chọn hoặc phân phối độc quyền cho hàng hoá công nghiệp trong
đó nhà sản xuất mong đợi các trợ giúp xúc tiến; thường được đồng nghĩa
với nhà bán buôn.
- Đại lý bổ trợ: là một công ty kinh doanh cung cấp các dịch vụ phân phối
chuyên môn hoá ngoài các nhiệm vụ mua, bán, chuyển quyền sở hữu (ví
dụ như các công ty vận tải, các nhà kho…)
1.1.3 Những chức năng marketing được thực hiện trong kênh
phân phối
- Mua: việc mua hàng hoá của người bán để sử dụng hoặc bán lại.
- Bán: thực hiện bán sản phẩm tới người tiêu dung cuối cùng hay những
người mua công nghiệp
- Phân loại: là chức năng được các trung gian thực hiện để làm giảm đi sự
khác biệt giữa các loại hàng hoá hoặc dịch vụ do người sản xuất tạo ra và
những loại mà khách hàng có nhu cầu. chức năng này bao gồm 4 quá trình
khác nhau: phân loại, taaph hợp, phân bổ và sắp xếp
- Phân loại: là quá trình chia loại hàng cung cấp không đồng nhất thành các
nhóm hàng tương đối đồng nhất.
- Tâp hợp: là quá trình đưa những mặt hàng tương tự từ một số nguồn tập
trung lại thành nguồn cung cấp đồng nhất lớn hơn.
- Phân bổ: là quá trình phân chia bao gồm việc chia nguồn cung cấp đồng
nhất thành bộ phận nhỏ và nhỏ hơn nữa.
- Sắp xếp: là quá trình phân loại bao gồm việc tạo nên một tập hợp một sản
phẩm có liên quan với nhau trong sử dụng.
7
- Tập trung: là quá trình tập hợp hàng hoá từ nhiều nơi khác nhau về một
nơi.
- Tài chính: là việc cung cấp tín dụng hoặc cấp tiền để thúc đẩy việc giao
dịch
- Dự trữ: là việc duy trì hàng tồn kho và bảo vệ sản phẩm để cung cấp dịch
vụ khách hàng tốt hơn
- Phân hạng: phân loại sản phẩm thành các cấp loại khác nhau trên cơ sở
chất lượng
- Vận tải: là sự vận chuyển vật lý hàng hoá từ nơi chúng được sản xuất ra tới
nơi chúng được mua hoặc sử dụng.
- Chấp nhận rủi ro: chấp nhận rủi ro kinh doanh trong vận chuyển và sở hữu
hàng hoá
- Nghiên cứu marketing: thu thập thông tin liên quan như các điều kiện thị
trường, khối lượng bán mong muốn, các xu hướng khách hàng, các lực
lượng cạnh tranh.
1.1.4 CHÍNH SÁCH PHÂN PHỐI
Đối với một nhà sản xuất, chính sách phân phối bao gồm đầu tiên là việc lựa
chọn loại hình, số lượng các cơ sở trung gian được sử dụng để làm chức năng
phân phối sản phẩm. Tiếp đến là xác định các thể thức quan hệ thương mại cho
phép nhà sản xuất kiểm soát được hoạt động của mạng lưới thương mại được thiết
lập.
Đối với nhà sản xuất chính sách phân phối đóng vai trò rất quan trọng vì
các lý do sau:
- Chính sách phân phối là bắt buộc: Khác với mô hình của nền kinh tế kế
hoạch hoá tập trung, trong điều kiện của nền kinh tế thị trường bản thân nhà
sản xuất phải tự mình lo lấy “đầu vào” “đầu ra”. Tức là phải tự mình tìm
kiếm thị trường, khách hàng để tiêu thụ những sản phẩm hàng hoá, dịch vụ
do mình sản xuất ra. Tốc độ tiêu thụ sẽ quyết định nhịp độ sản xuất.
- Hệ thống phân phối là cơ cấu cứng, phải mất nhiều thời gian mới xây dựng
được và rất khó thay đổi.
- Các nhà sản xuất rất khó kiểm soát được hoạt động của hệ thống phân phối.
Do việc phải xây dựng hệ thống phân phối thông qua các nhà phân phối trung
gian mà bản than họ lại bị lôi kéo, mời chào bởi các nhà sản xuất cạnh tranh.
8
Trong bối cảnh đó người ta khó mà kiểm soát được tập tính và thái độ của các
nhà phân phối.
1.1.5 Chức năng của hệ thống phân phối
Nhịp độ phát triển của khâu sản xuất phụ thuộc hoàn toàn vào quá trình
vận hành của hệ thống phân phối. Nguyên tắc chung là mỗi khi sản phẩm đã
được sản xuất phải luôn được cung ứng đến người tiêu dùng. Tổ chức của hệ
thống phân phối phải đảm bảo:
- Cung ứng đầy đủ về số lượng và chất lượng sản phẩm theo yêu cầu của
người mua. Không được để xảy ra trường hợp thiếu hàng.
- Phải cung cấp hàng đúng thời điểm mà khách hàng yêu cầu.
- Phải lựa chọn hợp lý các điểm bán hàng về số lượng và chất lượng.
Đối với các cá nhân và tổ chức làm công tác phân phối phảo đảm bảo các chức
năng sau:
- Lựa chọn các sản phẩm và dịch vụ phù hợp với yêu cầu của khách hàng
(phù hợp về giá cả, chủng loại, chất lượng, …)
- Vận chuyển sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi bán thậm chí đến tận địa
điểm mà khách hàng yêu cầu.
- Dự báo biến động của thị trường.
- Dự trữ hàng để thoả mãn nhu cầu trong tương lai.
- Giới thiệu sản phẩm để lôi kéo sự chú ý của khách hàng.
- Bán hàng và tổ chức các dịch vụ sau bán hàng.
- Hoàn thành nghĩa vụ tài chính đối với nhà sản xuất.
1.1.6 Cấu trúc của hệ thống phân phối
Hầu hết các nhà sản xuất đều làm việc với những trung gian tiếp thị để đưa
sản phẩm vào thị trường. Họ cố tạo được một kênh phân phối. Chúng ta định
nghĩa kênh phân phối (distribution channel) như là tập hợp những cá nhân hay
những cơ sở chấp hữu (take title), hoặc hỗ trợ việc chuyển nhượng quyền sở hữu
một hàng hoá hay dịch vụ nào đó, khi chuyển nó từ người sản xuất đến người tiêu
dùng. Tuỳ theo tính chất của sản phẩm, tiền lực của doanh nghiệp mà có thể chọn
một trong những kiểu cấu trúc hệ thống phân phối sau:
9
a) Kênh phân phối trực tiếp (kênh zero cấp)
Nhà phân phối trực tiếp bán sản phẩm của mình đến tận tay khách hàng
mà không qua các tổ chức trung gian. Ba cách bán trực tiếp chủ yếu là:
+ Bán đến từng nhà
+ Bán theo thư đặt hàng
+ Bán trực tiếp tại cửa tiệm của nhà sản xuất.
Loại cấu trúc này thường áp dụng cho những loại hình sản phẩm công nghiệp đặc
biệt như máy phát điện, máy biến thế, đầu tầu xe lửa…
b) Kênh phân phối ngắn (kênh một cấp)
Chỉ có một trung gian bán hàng. Trong thị trường hàng tiêu dùng, trung gian này
thường là những nhà bán lẻ, trong thị trường hàng kỹ nghệ, đó thường là nhà môi
giới hay đại lý bán hàng.
Nói chung loại hình này cũng thường áp dụng cho các sản phẩm công nghiệp. Số
lượng khách hàng ít, không cần phải tổ chức qua nhiều cấp trung gian.
c) Kênh phân phối dài
- Kênh hai cấp: Có hai cấp trung gian. Trong thị trường hàng tiêu dùng, đó
thường là nhà bán sỉ và bán lẻ. Trong thị trường hàng kỹ nghệ thì đó có thể là bộ
phận phân phối của công ty và các nhà buôn.
- Kênh ba cấp: có ba cấp trung gian. Trong một số nghành, chen giữa người
bán sỉ và bán lẻ là một người bán buôn (a jobber). Người bán buôn mua từ
người bán sỉ bán lại cho những người bán lẻ nhỏ hơn, vì thường người bán sỉ
không giao dịch với những người bán lẻ quá nhỏ.
Cũng có những đường dây phân phối cấp cao hơn những không thông dụng lắm.
1.2 TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA KÊNH
1.2.1 Hoạt động của kênh
Một kênh phân phối là sự liên kết các cơ sở khác nhau lại vì lợi ích chung.
Mỗi thành viên trong đường dây đều dùa vào những thành viên khác. Mỗi thành
viên giữ một vai trò riêng và chuyên thực hiện một hay nhiều chức năng.
10
Một cách lý tưởng, vì sự thành công của cá nhân các thành viên tuỳ thuộc
vào thành công của cả đường dây, nên mọi cơ sở trong đường dây đều phải hiểu
và chấp nhận phần việc riêng của mình phối hợp mục tiêu và hoạt động của mình
với mục tiêu và hoạt động của các thành viên khác, và phối hợp để hoàn thành
mục tiêu của cả đường dây.
Mỗi cơ sở phải xem xét hoạt động của mình tác động thế nào đến sự hoạt động
của cả đường dây. Các nhà sản xuất, nhà bán sỉ và bán lẻ phải bổ xung nhu cầu
của nhau và phối hợp để tạo được nhiều lợi nhuận hơn so với khi hoạt động một
mình. Bằng sự hợp tác, họ có thể nắm bắt, cung ứng và thoả mãn thị trường chủ
đích tốt hơn.
Nhưng cá nhân các thành viên thường không có cái nhìn toàn cục như thế. Họ
thường quan tâm nhiều hơn tới những mục tiêu ngắn hạn của mình và những giao
dịch đến những cơ sở kế cận trong đường dây. Trong khi việc hợp tác để đạt
những mục tiêu chung đôi khi lại có nghĩa là phải từ bỏ những mục tiêu cá nhân,
điều này là không thể có được. Tuy rằng các thành viên phụ thuộc lẫn nhau,
nhưng họ vẫn thường hoạt động độc lập vì những lợi Ých ngắn hạn tốt nhất của
họ. Họ thường không đồng ý về vai trò mỗi thành viên phải làm, về vấn đề ai phải
làm gì và nhận được lợi Ých gì. Những bất đồng về vai trò và mục tiêu nh thế dẫn
đến xung đột trong kênh.
Xung đột chiều ngang là những xung đột giữa các cơ sở cùng cấp của kênh.
Việc định giá khác nhau giữa các cơ sở cùng cấp, sự khác nhau về mức độ quảng
cáo còng nh việc lấn chiếm lãnh thổ đã được phân sẽ gây ra những xung đột giữa
chính các cơ sở cùng cấp của một kênh.
Xung đột chiều dọc thường thấy hơn và xẩy ra giữa các cấp khác nhau trong
cùng đường dây (kênh). Những xung đột có thể xẩy ra khi công ty muốn cưỡng
chế các nhà buôn về việc định giá, các dịch vụ và quảng cáo. Xung đột cũng có
thể do công ty qua mặt nhà bán sỉ để giao hàng tận nơi cho những nhà bán lẻ lớn.
Để toàn đường dây hoạt động tốt, cần chuyên biệt hoá vai trò của từng thành
viên, và các xung đột phải được điều giải hữu hiệu. Sự hợp tác, chuyên biệt hoá
vai trò và điều giải xung đột trong đường dây chỉ thực hiện được với một cấp lãnh
đạo vững mạnh. Đường dây sẽ hoạt động tốt hơn nếu có một cơ sở hay một guồng
11
máy điều hành có quyền lực phân chia lực lượng hợp lý trong đường dây, có
quyền phân nhiệm vụ và điều giải xung đột.
1.3 NHỮNG QUYẾT ĐỊNH VỀ LỰA CHỌN VÀ QUẢN TRỊ
KÊNH
1.3.1 Các tình huống và các bước của quá trình lựa chọn kênh
Các quyết định về việc lùa chọn kênh phân phối và các tổ chức trung gian được
đặt ra cho các nhà sản xuất trong các trường hợp sau:
- Khi nhà sản xuất đưa ra thị trường một loại sản phẩm hoặc dịch vụ mới.
- Khi nhu cầu hay tập tính của người tiêu dùng thay đổi (mức sống được cải
thiện, thời gian làm việc tăng, cấu trúc dân cư thay đổi ).
- Khi mà cấu trúc của hệ thống bán hàng, thị phần của các kênh phân phối thay
đổi hoặc khi xuất hiện những kênh phân phối mới.
- Khi đối thủ cạnh tranh bắt buộc nhà sản xuất phải thay đổi tiêu chuẩn lùa
chọn hệ thống phân phối.
- Khi nhà sản xuất thay đổi chiến lược và muốn bán sản phẩm của mình ở
những kênh phân phối khác so với hệ thống thông thường.
Việc nghiên cứu lùa chọn các kênh phân phối được tiến hành chia làm 4 giai đoạn:
a) Bước đầu tiên là lựa chọn độ dài của các kênh phân phối
b) Tiếp theo, đối với mỗi một loại kênh phải tiến hành tính toán lùa chọn số lượng
các cơ sở tham gia vào việc phân phối sản phẩm. Việc tính toán này phải được
thực hiện theo từng vùng địa lý trên nguyên tắc đảm bảo phân phối sản phẩm đến
người tiêu dùng nhưng phải tránh sự cạnh tranh đối đầu trực tiếp giữa các nhà
phân phối của chính doanh nghiệp sản xuất.
c) Tuyển chọn các tổ chức, công ty, hoặc các cửa hàng cụ thể đảm nhận vai trò
nhà phân phối sản phẩm của doanh nghiệp.
d) Xác định phương thức, quy trình và kế hoạch phân phối sản phẩm.
12
1.3.2 Lựa chọn danh sách các nhà phân phối:
Để có được một hệ thống phân phối có hiệu quả, doanh nghiệp cần thiết phải
tiến hành lựa chọn danh sách các nhà phân phối mà họ muốn hợp tác. Sau đó đối
với mỗi một kênh phân phối cần phải tiến hành theo các bước sau:
a) Xác định danh sách các nhà phân phối có thể hợp tác.
b) Xác định số lượng các nhà phân phối cần có cho từng khu vực.
c) Lựa chọn chính thức các nhà phân phối theo các tiêu chuẩn:
- Khả năng cạnh tranh
- Doanh số bán hàng
- Mức lợi nhuận
- Uy tín của nhà phân phối
- Các chức năng mà các nhà phân phối có thể đảm nhận
- Các dịch vụ mà nhà phân phối có thể cung cấp cho khách hàng
- Mức độ trung thành của nhà phân phối đối với các quy định, chính sách
thương mại của nhà sản xuất.
Bảng 1: tiêu chuẩn đánh giá, lựa chọn 1 kênh phân phối:
Các tiêu chuẩn đánh giá, lựa chọn
Hình ảnh Hình ảnh của kênh phân phối liệu có tác động tích cực
đến hình ảnh của sản phẩm?
Mục tiêu Kênh phân phối có phù hợp với thãi quen mua bán
của khách hàng
Thời hạn Thời gian cần thiết để phát triển kênh phân phối liệu
có phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp?
Khả năng sinh lãi Việc sử dụng kênh phân phối liệu có cho phép doanh
nghiệp đạt mục tiêu lợi nhuận đề ra?
Khả năng kiểm soát Liệu doanh nghiệp có khả năng kiểm soát được sự
hoạt động của kênh phân phối?
Tính năng động Kênh phân phối có được tính năng động cần thiết?
Tính tương thích Kênh phân phối mới liệu có tác động thế nào đến hệ
thống phân phối hiện hành của doanh nghiệp?
Sự khác biệt Kênh phân phối mới liệu có điểm nào khác biệt với
các ý tưởng đang được các đổi thủ cạnh tranh tìm
13
kiếm?
1.3.3 Kích thích các thành viên của kênh
Giới trung gian phải được thường xuyên kích thích để làm đến mức tốt nhất.
Các điều khoản khiến họ đồng ý tham gia kênh cũng là một vài kích thích, nhưng
cũng cần bổ xung bằng việc thường xuyên giám sát và khích lệ của nhà sản xuất.
Nhà sản xuất không phải chỉ bán hàng qua các trung gian mà còn bán hàng cho
các trung gian nữa.
Việc kích thích các thành viên của kênh làm việc thật tốt phải bắt đầu bằng nỗ
lực của nhà sản xuất để hiểu được nhu cầu và ước muốn của các trung gian.
Những đề nghị được liệt kê dưới đây nhằm giúp ta hiểu hơn về giới trung gian:
Giới trung gian không phải là một khâu được thuê mướn nằm trong dây truyền
do nhà sản xuất tạo ra, mà có thể là một thị trường độc lập Sau một số thử
nghiệm, họ đã ổn định với một kiểu hoạt động nào đó, họ thực hiện các chức năng
mà họ cho là tất yếu theo chiều hướng các mục tiêu riêng của họ, họ định ra
những chính sách cho mình ở bất cứ chỗ nào họ cảm thấy được tự do làm điều
đó
Các trung gian cố gắng ghép mọi món hàng họ bán vào một chùm, một nhóm mà
họ có thể bán chung cho các khách hàng. Nỗ lực bán hàng của họ trước hết là bán
cả một nhóm hàng hơn là từng món hàng riêng lẻ
Trừ khi có khuyến khích, còn không thường thì trung gian không ghi chép việc
bán từng nhãn hàng một Những thông tin hữu dụng trong phát triển sản phẩm,
định giá, làm bao bì hay hoạch định quảng bá sẽ bị chìm mất trong hệ thống sổ
sách thiếu tiêu chuẩn của giới trung gian, và đôi khi còn giấu giếm không cho các
nhà sản xuất biết tới
1.3.4 Đánh giá các thành viên của kênh
Nhà sản xuất phải định kỳ đánh giá hoạt động của người trung gian theo những
tiêu chuẩn như định mức doanh số đạt được, mức độ lưu kho trung bình, thời gian
giao hàng cho khách, cách sử lý hàng hoá thất thoát hoặc hư háng, mức hợp tác
14
trong các trương trình quảng cáo và huấn luyện của công ty, và những dịch vụ họ
phải làm cho khách.
Nhà sản xuất thường đặt định mức doanh sè cho trung gian. Sau mỗi thời kỳ, nhà
sản xuất có thể cho lưu hành một danh sách mức doanh số đạt được của từng nhà
trung gian. Danh sách này có thể kích thích người trung gian ở hạng thấp hơn cố
gắng vươn lên, còn người trung gian có thứ hạng cao thì cố gằng duy trì và tăng
hơn nữa. Mức doanh số đạt được của các trung gian có thể được so sánh với mức
họ đã đạt trong kỳ trước đó. Tỷ lệ tăng tiến bình của cả nhóm có thể được dùng
như một tiêu chuẩn.
15
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HỆ
THỐNG KÊNH PHÂN PHỐI CỦA CÔNG TY TNHH
MỘT THÀNH VIÊN KỸ NGHỆ SÚC SẢN VISSAN
2.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Từ năm 1970, VISSAN được khởi công xây dựng bằng nguồn vốn của Chính
phủ Cộng Hòa Liên Bang Đức, khánh thành ngày 18/5/1974, là một đơn vị kinh tế
của chính quyền Sài Gòn cũ. Vào thời điểm đó, VISSAN có 3 dây chuyền giết mổ
heo với công suất 2.400 con/6 giờ; 2 dây chuyền giết mổ trâu, bò; hệ thống khu
tồn trữ thú sống rộng lớn và hệ thống trữ lạnh; v.v… Toàn bộ máy móc thiết bị
phục vụ cho quá trình giết mổ gia súc của VISSAN đều do Tây Đức và Đan Mạch
cung cấp, lắp ráp và được đánh giá là quy mô và hiện đại.
Sau 30/4/1975, VISSAN được chuyển thành công ty quốc doanh với tên công
ty Thực Phẩm I chịu sự quản lý hoàn toàn của Nhà nước, trực tiếp là Sở Thương
Nghiệp thành phố (nay là Sở Thương Mại). Các đường dây giết mổ của VISSAN
được tiếp tục hoạt động, đảm bảo cung cấp trên 90% nhu cầu thịt heo của thành
phố Hồ Chí Minh (1975 – 1985) và xuất khẩu qua các nước thuộc Liên Xô cũ.
Năm 1989, công ty được đổi lại tên cũ là công ty Việt Nam Kỹ Nghệ Súc Sản.
Năm 1992, việc xuất khẩu qua các nước bị ùn tắc do Liên Xô tan rã, VISSAN
quay sang thị trường nội địa. Ngoài việc cung cấp thịt tươi sống, VISSAN còn
cung cấp các mặt hàng chế biến truyền thống, sau đó công ty tiếp tục mở rộng
hoạt động sản xuất. Trong quá trình phát triển, công ty đã nhập các dây chuyền
chế biến của Pháp, Nhật, Tây Ban Nha, Đức và một số nước thuộc khu vực châu
Á.
Tháng 9/2005, công ty Rau Quả thành phố được sáp nhập vào công ty
VISSAN, VISSAN có thêm chức năng kinh doanh rau, củ, quả tươi và rau, củ,
quả chế biến.
16
Ngày 21/9/2006, công ty được chuyển đổi tên thành công ty TNHH Một Thành
Viên Việt Nam Kỹ Nghệ Súc Sản (VISSAN), Tổng công ty Thương Mại Sài
Gòn(Satra) là đại diện chủ sở hữu công ty theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của
công ty VISSAN.
Như vậy, Công ty VISSAN là một doanh nghiệp Nhà nước do Tổng công ty
Thương Mại Sài Gòn là đại diện chủ sở hữu, sản xuất – kinh doanh tại thị trường
nội địa và xuất khẩu các sản phẩm thịt tươi sống và chế biến từ thịt gia súc, gia
cầm, các mặt hàng hải sản và mặt hàng rau, củ, quả.
Công ty được thành lập theo Quyết định số 4265/QĐ-UBND ngày 21/9/2006
của Ủy Ban Nhân Dân thành phố Hồ Chí Minh về việc chuyển đổi công ty Nhà
nước công ty Việt Nam Kỹ Nghệ Súc Sản (VISSAN) – Quyết định số 213/QĐ-UB
ngày 09/12/1992 thành công ty TNHH Một Thành Viên Việt Nam Kỹ Nghệ Súc
Sản (VISSAN). Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4104000199 do Sở Kế
Hoạch và Đầu Tư thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 11/10/2006 (được chuyển đổi
từ doanh nghiệp Nhà nước – công ty VISSAN, số đăng ký kinh doanh: 103261,
do Trọng Tài Kinh Tế thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 31/12/1992).
2.1.2 Thông tin cơ bản
Công ty tên đầy đủ là: Công ty TNHH Một Thành Viên Việt Nam Kỹ Nghệ Súc
Sản
Tên giao dịch ngoài nước: VISSAN LIMITED COMPANY
Tên viết tắt: VISSAN
Tổng giám đốc: Văn Đức Mười
Số Tài khoản: 102010000150518 tại Ngân Hàng Công Thương, Công ty 7 - Tp.
HCM - Việt Nam
Địa chỉ: 420 Nơ Trang Long, Phường 13, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí
Minh
Điện thoại: (84 8) 35533 999 - 35533888
Fax: (84 8) 35533 939
Email:
Website:www.vissan.com.vn
Logo của công ty:
17
2.1.3 Ngành nghề kinh doanh
- Kinh doanh, sản xuất chế biến: thịt heo, thịt trâu bò, thịt gia cầm, hải sản, thịt
chế biến, thịt hộp, trứng gà, vịt.
-Sản phẩm Xúc xích thanh trùng theo công nghệ của Nhật Bản.
- Kinh doanh các mặt hàng công nghệ phẩm và tiêu dùng khác.
- Sản xuất kinh doanh heo giống, heo thịt, bò giống, bò thịt.
- Sản xuất, kinh doanh thức ăn gia súc; dịch vụ kỹ thuật về chăn nuôi heo, bò.
- Kinh doanh ăn uống.
- Kinh doanh nước trái cây, rau củ quả, lương thực (các loại bột ngũ cốc), lương
thực chế biến (mì ăn liền).
- Sản xuất, kinh doanh rau quả các loại, rau quả chế biến, các loại gia vị và hàng
nông sản, trồng trọt, mua bán vải, sợi các loại và nguyên phụ liệu ngành vải sợi
may mặc, hàng kim khí điện máy, máy gia dụng và công nghiệp, vật tư, phân
bón.
2.1.4 Cơ cấu tổ chức
Hình 2: Sơ đồ tổ chức
2.1.5 Tầm nhìn sứ mạng
2.1.5.1 Tầm nhìn đến năm 2020
Vissan trở thành nhà sản xuất, chế biến, phân phối thực phẩm lớn nhất cả nước
với chuỗi sản phẩm đa dạng, phong phú, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn ATVSTP.
18
Không chỉ cung cấp cho thị trường nội địa mà còn xuất khẩu sang các nước trong
khu vực. Hoàn chỉnh hệ thống từ vùng chăn nuôi đến cơ sở giết mổ, chế biến,
phân phối; giữ vai trò chủ đạo trong lĩnh vực thực phẩm.
Khai thác nguồn lực vốn, công nghệ, kinh nghiệm từ mọi thành phần kinh tế
trong và ngoài nước dưới hình thức hợp tác, liên doanh, liên kết nhằm phát triển
đồng bộ, xây dựng chuỗi thực phẩm khép kín, từ vùng nguyên liệu đến chế biến,
cung cấp thực phẩm an toàn chất lượng cao, có thể giám sát và truy nguyên nguồn
gốc. Thực hiện nhiệm vụ bình ổn thị trường thực phẩm, nâng cao năng lực sản
xuất, chế biến sản phẩm xuất khẩu và phát triển kênh phân phối. Liên kết đào tạo
nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu phát triển của Vissan giai đoạn 2010-2020.
2.1.5.2 Sứ mệnh
- Mang đến nguồn dinh dưỡng, sức khỏe cho thế hệ hiện tại và tương lai, sự an
tâm, tiện ích cho mọi gia đình.
- Mang đến các giá trị tăng thêm thông qua các sản phẩm của công ty cung cấp
cho người tiêu dùng
2.1.5.3 Nhiệm vụ
- Cung cấp thực phẩm tươi sống, rau củ quả, thực phẩm chế biến với chất lượng
tốt cho nhu cầu người dân.
- Đa dạng hóa các dòng sản phẩm phục vụ bữa ăn hằng ngày của mọi gia đình
- Tổ chức kênh phân phối thuận lợi, vệ sinh bảo đảm phân phối thực phẩm đến tận
tay người tiêu dùng với giá ổn định.
- Luôn cải tiến, đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thực phẩm.
- Phát triển sản phẩm xuất khẩu.
2.1.5.4 Phương hướng tương lai:
Với chiến lược mở rộng và phát triển không ngừng, trong thời gian tới công ty
sẽ tiếp tục phát triển thị trường nội địa, đưa sản phẩm tiếp cận thị trường thế giới
và sẵn sàng hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước trong các lãnh vực:
- Thương mại và phát triển xuất nhập khẩu
- Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm chế biến từ thịt, rau củ quả; thực phẩm
đóng hộp; thủy hải sản …
- Nhập khẩu và kinh doanh hương liệu, phụ gia, phụ liệu cho ngành thực phẩm
chế biến.
- Sản xuất và kinh doanh heo giống, heo hậu bị, heo thịt.
19
- Sản xuất, chế biến và kinh doanh thức ăn gia súc, các chế phẩm phục vụ chăn
nuôi, dịch vụ, kỹ thuật về chăn nuôi heo
2.1.6 Các sản phẩm công ty đạt chứng nhận chất lượng vệ sinh an
toàn thực phẩm
Công ty đặt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và chất lượng sản phẩm lên
hàng đầu nên đã trang bị máy móc thiết bị hiện đại, công nghệ mới cho phòng thí
nghiệm đạt chứng chỉ ISO/IEC 17025 phiên bản 1999. Bên cạnh đó, Vissan cũng
đạt những chứng chỉ:
• Chứng chỉ quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2000.
• Chứng nhận tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm HACCP.
• Liên tục nhiều năm liền được Người Tiêu Dùng bình chọn là “ Hàng Việt
Nam Chất Lượng Cao” (từ năm 1997 đến nay) do Báo Đại Đoàn Kết tổ
chức.
• Xếp thứ nhất trong ngành thực phẩm chế biến và xếp thứ 15 trong 100
thương hiệu mạnh của cả nước do Tạp chí Sàigòn Tiếp Thị điều tra công
bố.
• Hầu hết hơn 100 sản phẩm VISSAN đều đạt các cúp Vàng, Bạc, Huy
Chương Hội chợ, Hội thi Thực phẩm.
2.1.7 Các danh hiệu
- Huân chương Lao động hạng III, hạng II, hạng I.
- 14 năm liền đạt “Hàng Việt Nam chất lượng cao” (từ năm 1997 đến 2010).
- Được xếp trong danh sách 500 doanh nghiệp có quy mô lớn tại Việt Nam (VNR
500).
- Cúp vàng Thương hiệu Việt.
- Danh hiệu Thương hiệu mạnh.
- Được trao tặng giải thưởng Sao Vàng đất Việt.
- Doanh nghiệp tiêu biểu.
- Doanh nghiệp có hệ thống bán lẻ và phân phối tốt nhất năm 2008.
- 5 năm liền được UBND TPHCM tặng bằng khen về hoàn thành kế hoạch sản
xuất kinh doanh.
- Được UBND TPHCM tặng bằng khen hằng năm về thành tích phục vụ Tết
Nguyên đán.
2.1.8 Doanh thu của vissan
Trong năm 2011, tổng sản lượng bán ra của Vissan đạt hơn 56.000 tấn, trong đó,
thực phẩm chế biến đạt hơn 19.000 tấn, thịt tươi sống đạt 22.200 tấn, rau củ quả
20
đạt 14.100 tấn, đưa doanh thu bán hàng năm 2011 của Vissan đạt 4,4 tỷ đồng, tăng
32% so với cùng kỳ 2010. Thu nhập bình quân của công nhân tăng đều theo các
năm, hiện ở mức 8,5 triệu đồng/người/tháng
2.1.9 Phân khúc thị trường
Vissan phân khúc thị trường dựa theo địa lý:
Thị trường mục tiêu của công ty lâu nay là thị trường miền Nam, tiêu biểu là tp
Hồ Chí Minh; trong đó lại chia ra khu vực thành thành thị và nông thôn.
Với sự phát triển lớn mạnh, cùng với mục tiêu chiếm lĩnh thị trường: Năm 1997,
Công ty Hà Nội của công ty Việt Nam kỹ nghệ súc sản Vissan chính thức hoạt
động đánh dấu một mốc quan trọng cho việc phát triển các sản phẩm của công ty
tại các thị trường miền Bắc
Tiếp đó, từ năm 2009, Vissan tập trung đầu tư cho phân khúc thị trường nông thôn
vốn lâu nay bị “ bỏ quên” với chương trình lớn, xúc tiến thương mại về nông thôn
Mục tiêu trong những năm tiếp theo, Vissan sẽ đưa ra nhiều sản phẩm mới, đặc
biệt là phân khúc thị trường vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn, nơi mà 72%
người tiêu dùng đang chờ đợi sản phẩm của Vissan.
Thị phần của Vissan tăng mạnh, chiếm 35% thực phẩm chế biến của cả nước, 30%
thị phần thực phẩm tươi sống tại TP.HCM (số liệu tháng 2/2011).
2.2 TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG ĐỒ HỘP VIỆT NAM
2.2.1 Cung thị trường đồ hộp:
2.2.1.1 Thị trường đồ hộp quá khứ:
Dù thực phẩm đóng hộp đã đi vào đời sống nhiều nước trên thế giới từ rất lâu
nhưng ở Việt Nam, mãi đến năm 1954 ta được Liên Xô và các nước giúp đỡ xây
dựng một số cơ sở chế biến đồ hộp tại miền Bắc. Năm 1957, nhà máy cá hộp Hạ
Long, Hải Phòng được xây dựng xong. Còn ở miền Nam, mãi đến những năm đầu
giải phóng mới bắt đầu hình thành một số cơ sở sản xuất đồ hộp tại TPHCM, tiêu
biểu là công ty kỹ nghệ súc sản – Vissan
21
Dù ra đời khá muộn màng nhưng ngành công nghiệp thực phẩm đóng hộp ở
Việt Nam vẫn không ngừng phát triển. Ngày càng nhiều doanh nghiệp nước ngoài
đầu tư các nhà máy sản xuất đồ hợp ở thị trường giàu tiềm năng này.
2.2.1.2 Thị trường hiện tại:
Thị trường đồ hộp Việt Nam trong những năm gần đây rất sôi động. Với những
ưu điểm như: phong phú, dễ sử dụng và ngon miệng, tiện lợi thực phẩm đóng
hộp đang trở thành lựa chọn phổ biến trong thực đơn của nhiều gia đình hiện đại,
giúp người nội trợ giảm thời gian chế biến, đảm bảo an toàn thực phẩm và dinh
dưỡng cho các thành viên.
Hiện nay thị trường đồ hộp rất đa dạng về chủng loại, nhãn hiệu, xuất xứ; trong
đó hàng hóa trong nước ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng. Thị trường
đồ hộp Việt Nam có những đặc điểm chính nổi bật:
- Những công ty có tiềm lực lớn (thương hiệu mạnh) thường chiếm lĩnh thị
trường.
- Doanh thu của các công ty đồ hộp đều tăng.
- Số lượng các nhà sản xuất trong nước chiếm đa số nhưng năng lực sản
xuất còn thấp hơn so với các nhà sản nước ngoài.
Không chỉ có sản phẩm của các đại gia là Hạ Long, Vissan và Tuyền Ký. Hiện
nay còn có rất nhiều lựa chọn với các nhãn hiệu như: Bảo Long, Nhật Vị, Vis,
Nguyên Nguyên, APT, Bảo Long, Wonderfarm (sản xuất tại Việt Nam), một số
thương hiệu nước ngoài như Saupiquet Grand jury, Libby’s, Hénaf…
Nhìn chung, đồ hộp nội có giá chỉ bằng 2/3 đến 1/2 so với hàng nhập ngoại cùng
trọng lượng, chất lượng không thua kém và chủng loại khá phong phú. Hơn 60%
đồ hộp bán tại các cửa hàng là hàng sản xuất trong nước,.
Trong tương lai: Royal Foods xây thêm nhà máy đồ hộp ở Việt Nam
• Royal Foods, một doanh nghiệp hàng đầu về sản xuất rau quả và hải sản
đóng hộp của Thái Lan, đang có kế hoạch sẽ đầu tư khoảng 600 triệu baht
(1 USD = gần 31 baht) vào xây dựng thêm một nhà máy tại Việt Nam.
Royal Foods đã lập nhà máy sản xuất cá hộp đầu tiên ở tỉnh Tiền Giang của Việt
Nam từ năm 2007, cung cấp cho thị trường tiêu dùng ở phía Nam. Nhà máy này
sản xuất trên 200 tấn cá hộp/ngày và thu hút 700 công nhân.
22
Nhà máy sản xuất đồ hộp thứ hai của Royal Foods sẽ đặt tại thành phố Vinh,
Nghệ An. Dự kiến sẽ được khởi công vào tháng 8 tới và bắt đầu đưa vào hoạt
động cuối năm 2013. Các sản phẩm của nhà máy sẽ phục vụ người tiêu dùng ở
miền Trung và miền Bắc Việt Nam.
Động thái này diễn ra khi cơ hội kinh doanh đang hứa hẹn tăng trưởng mạnh trong
bối cảnh Cộng đồng Kinh tế ASEAN sẽ hình thành vào năm 2015.
2.2.1.3 Thị phần của các công ty tham gia vào ngành
Hình 2: thị phần ngành đồ hộp
2.2.2 Cầu thị trường đồ hộp:
2.2.2.1 Nhu cầu hiện tại:
Theo ước tính của công ty Vissan, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm chế biến trong
nước hiện đạt gần 200 tỉ đồng/tháng. Tiêu thụ mạnh nhất chiếm hơn 40% là địa
bàn TP.HCM và Hà Nội. Sức mua của người tiêu dùng tăng liên tục qua mỗi năm,
đạt tốc độ tăng trưởng khoảng 20 - 25%/năm.
Ông Nguyễn Hoài Đức, phó giám đốc công ty Vissan nhận xét: nhu cầu thị trường
về thực phẩm chế biến đang tăng trưởng nóng do áp lực từ nhịp sống đô thị.
Người tiêu dùng bận rộn công việc và do áp lực cạnh tranh tăng thu nhập nên tăng
cường sử dụng thực phẩm chế biến để tiết kiệm thời gian. Ở hệ thống Co-opmart,
chỉ tính riêng thực phẩm chế biến do siêu thị tự sản xuất với 50 món mỗi ngày đã
tạo cho các siêu thị nguồn thu chiếm từ 8 - 12% trên tổng doanh thu trên dưới 1 tỉ
đồng mỗi ngày.
Trong cuộc sống hiện đại, thực phẩm chế biến, thực phẩm đông lạnh là những
sản phẩm đi liền với đời sống hàng ngày của mỗi gia đình. Tiết kiệm thơi gian và
tiền bạc chính là những yếu tố đầu tiên để người tiêu dùng lựa chọn thực phẩm
chế biến sẵn cho thực đơn bữa ăn gia đình. Thị trường thực phẩm chế biến, sơ chế
của Việt Nam vài năm gần đây đang có tốc độ phát triển từ 20- 40% mỗi năm.
2.2.2.2 Dự báo nhu cầu tương lai:
Trong những năm tới, cùng với sự phát triển của đời sống và xu hướng tiêu
dùng mới trong xã hội, chắc chắn thị trường thực phẩm đông lạnh và chế biến sẵn
23
còn có nhiều cơ hội phát triển. Chính việc đưa ra nhiều mặt hàng tiện dùng có giá
trị gia tăng cao, người nội trợ chỉ cần mua về hâm nóng hay thả vào nồi nấu luôn
mà không phải mất thời gian cho các công đoạn sơ chế giúp cho người phụ nữ
ngày nay bớt dần áp lực, vất vả trong việc bếp núc, đang và sẽ tạo nên nhu cầu
tiêu thụ rất lớn.
Hình 2 : Tiêu thụ thực phẩm
tai Việt Nam 2004-2013
Theo dự báo của Tổ chức
giám sát doanh nghiệp quốc
tế (BMI), đến năm 2013 mức
tăng trưởng chung về tiêu thụ
thực phẩm của Việt Nam là
12,76 tỷ USD. Cùng với đó thì BMI cũng dự bóa ngành công nghiệp thực phẩm
đóng hộp của Việt Nam sẽ tăng 24,2% về lượng và 48,7% về doanh số bán hàng
từ năm 2005 – 2014. Người dân ở thành phố giảm dần việc ăn ở nhà hàng và tăng
mua các loại thực phẩm chế biến và đóng hộp nhằm tiết kiệm chi phí. Thực phẩm
chế biến và đóng hộp rẻ hơn 20% đến 30% so với thực phẩm tươi sống.
Trước xu thế đô thị hóa phát triển “chóng mặt” tại Việt Nam cũng như sự gia tăng
về mức thu nhập của người dân, BMI dự báo trong giai đoạn 2011 – 2016, ngành
công nghiệp thực phẩm đóng hộp của Việt Nam sẽ tăng 4,3% về lượng và 10,4%
về giá trị doanh số bán hàng.
24
Hình 2: doanh số bán thực phẩm đóng hộp 2004-2014
Bảng 2: Doanh số/ doanh thu thực phẩm đóng hộp tại Việt Nam - Số liệu & Dự
báo
2010 2011* 2012* 2013* 2014* 2015* 2016*
Doanh số bán hàng
thực phẩm đóng
hộp (nghìn tấn) 9,21 9,73 10,23 10,77 11,35 11,96 12,50
Doanh thu bán
hàng thực phẩm
đóng hộp (triệu
đồng) 408.055 496.167 574.269 641.927 719.525 806.262 900.498
Doanh thu bán
hàng thực phẩm
đóng hộp (triệu Đô
la Mỹ) 21,33 24,09 28,18 32,42 37,38 43,00 49,34
*: số liệu dự báo. Nguồn: Tổng Cục Thống Kê Việt Nam, BMI
• Những nguyên nhân làm cho thực phẩm đóng hộp có xu hướng tăng:
25