Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Nghiên cứu thành phần loài, các chỉ số muỗi, bọ gậy và kiến thức, thái độ, thực hành của người dân về bệnh sốt xuất huyết tại phường quang trung và phường nguyễn văn cừ,

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.15 MB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

NGUYỄN NGỌC CẢNH

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI, CÁC CHỈ SỐ MUỖI,
BỌ GẬY VÀ KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH CỦA
NGƯỜI DÂN VỀ BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT TẠI
PHƯỜNG QUANG TRUNG VÀ PHƯỜNG NGUYỄN VĂN CỪ,
THÀNH PHỐ QUY NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH NĂM 2016

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC THỰC NGHIỆM

Bình Định – Năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

NGUYỄN NGỌC CẢNH

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI, CÁC CHỈ SỐ MUỖI,
BỌ GẬY VÀ KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH CỦA
NGƯỜI DÂN VỀ BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT TẠI
PHƯỜNG QUANG TRUNG VÀ PHƯỜNG NGUYỄN VĂN CỪ,
THÀNH PHỐ QUY NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH NĂM 2016

Chuyên ngành: Sinh học thực nghiệm
Mã số: 60 42 01 14

Người hướng dẫn: PGS. TS. Hồ Văn Hoàng




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng:
Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực
và chưa từng được sử dụng hay công bố trong bất kì cơng trình nào khác cho
đến thời điểm này.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và thơng
tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc.


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS. TS. Hồ Văn Hồng
– Phó Viện trưởng Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Quy Nhơn đã ln
tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tơi trong q trình thực hiện đề tài.
Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa Sinh – KTNN, Phòng
Đào tạo sau đại học, trường Đại học Quy Nhơn; các cán bộ Viện Sốt rét – Ký
sinh trùng – Côn trùng Quy Nhơn đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong thời
gian tiến hành thực hiện đề tài.
Cuối cùng, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn đến gia đình, bạn bè, những người
ln bên cạnh ủng hộ, động viên để tơi có thể hồn thành tốt đề tài này.


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh sốt xuất huyết (SXH) hay sốt xuất huyết Dengue (SXHD) hiện
đang là vấn đề y tế công cộng mang tính tồn cầu và được Tổ chức Y tế thế
giới (WHO) đánh giá là một trong những bệnh do véc tơ truyền quan trọng
nhất. Kể từ khi được phát hiện vào những năm 50 của thế kỷ trước, SXH liên

tục lan rộng ra các quốc gia, hiện SXH đang lưu hành ở trên 128 quốc gia thuộc
các khu vực có khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới như vùng Đơng Nam Á và Tây
Thái Bình Dương, châu Mỹ, châu Phi. Trong 20 năm trở lại đây, số mắc mới
tăng gấp 3 lần so với 30 năm về trước. Mật độ và thời gian di chuyển giữa các
khu vực tăng cao cùng với khí hậu tồn cầu thay đổi đã làm cho SXHD ngày
càng mở rộng vùng phân bố và số mắc. Theo thông báo của Tổ chức Y tế thế
giới (WHO), đến ngày 06/10/2015, tại Malaysia đã ghi nhận 89.744 trường hợp
mắc, tăng 20,7% so với cùng kỳ năm 2014 và tăng 300% so với cùng kỳ năm
2013, trong đó có 244 trường hợp tử vong; tại Philippines, ghi nhận 78.808
trường hợp mắc, tăng 16,5% so với cùng kỳ năm 2014, trong đó có 233 trường
hợp tử vong do SXHD.
Đây là bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, vắc xin đang trong giai đoạn
thử nghiệm lâm sàng mà chưa đưa vào sử dụng, tỷ lệ tử vong đến 5%, thậm chí
cao hơn nếu khơng được chẩn đốn và điều trị thích hợp chính vì vậy biện pháp
phòng chống SXHD chủ yếu vẫn dựa vào việc kiểm soát véc tơ; đồng thời kiến
thức, hiểu biết của người dân đóng vai trị quan trọng trong việc phịng chống
dịch SXH. Tuy nhiên, phần lớn hiểu biết và thái độ của người dân về bệnh SXH
cũng như thực hành phòng chống SXH còn nhiều hạn chế nên bệnh SXHD vẫn
còn là mối lo ngại lớn nhất của ngành y tế trong những năm qua.
Bình Định là một trong những tỉnh hàng năm có số ca mắc SXHD cao
trong khu vực Nam Trung Bộ, và thành phố Quy Nhơn là cái nôi SXHD của
tỉnh. Theo số liệu thống kê của Sở Y tế Bình Định, năm 2016 (tính đến ngày


2
28/12) số bệnh nhân của thành phố Quy Nhơn là 979 ca, trong khi tồn tỉnh có
4.634 ca mắc (chiếm 21,1%) và tình hình SXHD đang có chiều hướng gia tăng
mạnh, vấn đề xử lý ổ dịch SXHD thường xuyên phun hóa chất diệt muỗi dần
dần muỗi tăng sức chịu đựng, dẫn đến SXHD có nhiều diễn biến phức tạp, có
chiều hướng gia tăng mạnh nên việc nghiên cứu về véc tơ truyền bệnh và kiến

thức, thái độ, thực hành của người dân về SXH tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh
Bình Định là điều rất cần thiết.
Với những lý do trên, đề tài “Nghiên cứu thành phần loài, các chỉ số
muỗi, bọ gậy và kiến thức, thái độ, thực hành của người dân về bệnh sốt xuất
huyết tại phường Quang Trung và phường Nguyễn Văn Cừ, thành phố Quy
Nhơn, tỉnh Bình Định năm 2016” nhằm các mục tiêu sau:
1. Xác định thành phần loài muỗi SXH, các chỉ số muỗi, bọ gậy SXH tại
các địa điểm ở phường Quang Trung và phường Nguyễn Văn Cừ, thành phố
Quy Nhơn, tỉnh Bình Định năm 2016.
2. Đánh giá kiến thức, thái độ và hành vi của người dân đối với SXH tại
điểm nghiên cứu.
Kết quả của đề tài là những dẫn liệu khoa học, đưa ra những dự báo về
tình hình SXHD tại địa phương, làm cơ sở đề xuất những biện pháp phịng
chống véc tơ hữu hiệu, góp phần giảm tỷ lệ mắc, tỷ lệ tử vong do SXHD, khống
chế dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe cộng đồng.


3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình bệnh SXHD trên thế giới và ở Việt Nam
1.1.1. Tình hình bệnh SXHD trên thế giới
Theo WHO, trước năm 1970 chỉ có 9 quốc gia xảy ra các vụ dịch SXH
nghiêm trọng nhưng đến nay hơn 100 quốc gia có bệnh lưu hành tại các khu
vực châu Phi, châu Mỹ, Đông Địa Trung Hải, Đơng Nam Á và Tây Thái Bình
Dương của WHO. Các khu vực châu Mỹ, Đông Nam Á và Tây Thái Bình
Dương đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất. Theo số liệu chính thức từ các
quốc gia thành viên: số ca nhiễm trên tồn châu Mỹ, Đơng Nam Á và Tây Thái
Bình Dương vượt quá 1,2 triệu người vào năm 2008 và trên 3 triệu người trong
năm 2013 và gần đây số ca bệnh được báo cáo vẫn tiếp tục gia tăng. Trong năm

2015, chỉ tính riêng châu Mỹ đã có khoảng 2,35 triệu ca mắc, trong đó 10.200
trường hợp được chẩn đoán SXH nặng gây ra 1.181 tử vong, số lượng ca bệnh
gia tăng không chỉ lây lan sang các khu vực mới mà còn do các vụ dịch đang
xảy ra.
Nguy cơ đe dọa bùng phát dịch bệnh SXH hiện cũng đang tồn tại ở châu
Âu, khi sự lan truyền tại chỗ đã được báo cáo lần đầu tiên tại Pháp và Croatia
trong năm 2010 và các ca bệnh nhập khẩu (imported cases) đã được phát hiện
tại 3 nước châu Âu khác. Trong năm 2012, một đợt bùng phát bệnh SXH trên
đảo Madeira của Bồ Đào Nha gây ra hơn 2.000 trường hợp và các trường hợp
nhập khẩu đã được phát hiện ở lục địa Bồ Đào Nha và 10 quốc gia khác ở châu
Âu.
Trong năm 2013, các trường hợp đã xảy ra tại Florida (Hoa Kỳ) và tỉnh
Vân Nam của Trung Quốc. SXH tiếp tục ảnh hưởng đến một số nước Nam Mỹ,
đặc biệt là Costa Rica, Honduras và Mexico. Ở châu Á, Singapore đã báo cáo


4
về một sự gia tăng số mắc sau khi một sự biến mất trong nhiều năm và các vụ
dịch cũng đã được báo cáo tại Lào.
Trong năm 2014, các xu hướng cho thấy sự gia tăng ca bệnh ở Trung
Quốc, quần đảo Cook, Fiji, Malaysia và Vanuatu với SXH type 3 (DEN 3) ảnh
hưởng đến các quốc đảo Thái Bình Dương sau khi một sự biến mất trong hơn
10 năm. SXH cũng được báo cáo tại Nhật Bản sau khi biến mất trong hơn 70
năm.
Năm 2015 được đặc trưng bởi các vụ dịch SXH lớn trên toàn thế giới,
với Philippines báo cáo hơn 169.000 ca mắc bệnh (tăng 59,5%) và Malaysia
vượt quá 111.000 trường hợp nghi ngờ SXH (tăng 16%) so với cùng kỳ năm
trước. Chỉ riêng ở Brazil báo cáo trên 1,5 triệu trường hợp vào năm 2015, xấp
xỉ cao hơn 3 lần trong năm 2014. Cũng trong năm 2015, Delhi, Ấn Độ, ghi
nhận vụ dịch tồi tệ nhất kể từ năm 2006 với hơn 15.000 trường hợp. Quần đảo

Hawaii ở bang Hawaii, Hoa Kỳ đã bị ảnh hưởng bởi một vụ dịch với 181 trường
hợp được báo cáo trong năm 2015 và sự lây lan tiếp tục trong năm 2016. Quốc
đảo Fiji ở Thái Bình Dương, Tonga và Polynesia thuộc Pháp tiếp tục ghi nhận
số ca mắc. Ước tính có khoảng 500.000 người bị SXH nặng phải nhập viện mỗi
năm, một tỷ lệ lớn trong số đó là trẻ em và khoảng 2,5% số người bị ảnh hưởng
tử vong do căn bệnh này.
Theo thông tin cập nhật 29/7/2016 của WHO về gánh nặng toàn cầu của
SXH (global burden of dengue) thì tỷ lệ mắc bệnh SXH trên phạm vi toàn cầu
đã gia tăng đáng kể trong vài thập kỷ gần đây. Thống kê chưa đầy đủ của
WHO gần đây cho thấy có khoảng 390 triệu ca nhiễm SXH mỗi năm (95%
khoảng tin cậy: 284 – 528 triệu), trong đó 96 triệu (67 – 136 triệu) có biểu hiện
về mặt lâm sàng với bất kỳ mức độ nghiêm trọng của bệnh. Ước tính 3,9 tỷ
người trong 128 quốc gia có nguy cơ nhiễm virus SXH; gần 2,4 triệu ca mắc


5
SXH hàng năm (trong các năm 2010, 2013 và 2015) được báo cáo từ các nước
thành viên trong 3 khu vực của WHO.
1.1.2. Tình hình bệnh SXHD ở Việt Nam
Ở Việt Nam từ năm 1913 Gaide đã ghi nhận về sốt Dengue cổ điển tại
miền Bắc và miền Trung, năm 1929 Boyé có viết về 1 vụ dịch sốt Dengue cổ
điển năm 1927 ở miền Nam Việt Nam. Trong 10 năm gần đây, năm 2010 cả
nước có số mắc cao nhất với 128.710 trường hợp mắc, 109 trường hợp tử vong,
số mắc giảm dần qua các năm, năm 2014 là năm có số mắc thấp nhất trong giai
đoạn 2010 – 2014 và trong vòng 10 năm từ 2005 – 2014 với 31.848 trường hợp
mắc, 20 trường hợp tử vong.
Tính đến tuần thứ 46 năm 2015, cả nước đã ghi nhận 61.780 trường hợp
mắc SXHD, 40 trường hợp tử vong. Số mắc/chết tập trung chủ yếu ở các tỉnh
phía Nam và Nam Trung bộ.
Tại Khu vực miền Trung tính đến ngày 15/11/2015, đã ghi nhận 13.917

trường hợp mắc và 5 trường hợp tử vong. Số mắc/chết tập trung chủ yếu ở các
tỉnh Nam Trung bộ từ Đà Nẵng trở vào: Khánh Hịa 5.498/02; Bình Thuận
1.729/01; Quảng Ngãi 1.299/0; Phú n 1.106/01; Bình Định 1.360/01.
Theo Bơ ̣ Y tế (MOH), đế n đầu tháng 8 năm 2016 cả nước ghi nhận gầ n
50.000 ca mắ c tại 48 tỉnh/thành phố và 17 trường hơ ̣p tử vong. Trong đó khu
vực Tây Nguyên ghi nhận 7.411 trường hợp mắc, 4 trường hợp tử vong. Tỷ lệ
mắc/100.000 dân của khu vực này là 168,1/100.000 dân, cao hơn nhiều so với
cả nước 48,2/100.000 dân; trong đó cao nhất là Kon Tum 291,3/100.000 dân,
tiếp theo là Gia Lai 218,2/100.000 dân, Đắk Nông 197,3/100.000 dân và Đắk
Lắk là 92,1/100.000 dân. Ngoài ra, số ca mắc số t xuấ t huyế t tâ ̣p trung ở mô ̣t số


6
tin̉ h Khánh Hịa, Bình Định, Phú n, Đà Nẵng, Đồng Tháp, thành phố Hồ Chí
Minh, Bình Phước và có chiề u hướng tiế p tu ̣c gia tăng và lan rộng.
1.1.3. Tình hình bệnh SXHD tại tỉnh Bình Định
Tính đến ngày 17/12/2015, toàn tỉnh đã ghi nhận 2.308 trường hợp
SXHD, tử vong 01 trường hợp tại khối 4, thị trấn Bồng Sơn. Ca bệnh được ghi
nhận ở tất cả 11 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh, phân bố theo địa phương:
Quy Nhơn 655 ca, Phù Cát 298 ca, Vân Canh 276 ca, Hoài Nhơn 227 ca (chế t
01), Tây Sơn 184 ca, Phù Mỹ 206 ca, Vĩnh Thạnh 184 ca, Tuy Phước 119 ca,
An Nhơn 107, Hoài Ân 48 và An Lão 04 ca. So với cùng kỳ năm 2014, số ca
mắc tăng 1.395 ca.
Theo báo cáo của Sở Y tế Bình Định, năm 2015 tồn tỉnh ghi nhận được
2.650 ca mắc bệnh SXHD, trong đó có 1 ca tử vong ở huyện Hoài Nhơn. Các
trường hợp mắc bệnh ở tất cả 11 huyện, thị, thành phố trong tỉnh, trong đó các
địa phương có ca mắc bệnh cao: thành phố Quy Nhơn 807 ca, huyện Phù Cát
272 ca, Vân Canh 299 ca, Hoài Nhơn 240 ca, Phù Mỹ 254 ca…, địa phương có
số ca mắc ít nhất là huyện An Lão chỉ 3 trường hợp.
Năm 2016, theo báo cáo của Sở Y tế Bình Định (tính đến ngày 28/12),

toàn tỉnh ghi nhận 4.634 ca mắc bệnh SXHD. Ca bệnh được ghi nhận ở tất cả
11 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh, phân bố theo địa phương: Quy Nhơn
979 ca, Vân Canh 94 ca, Vĩnh Thạnh 157 ca, An Nhơn 848, Tuy Phước 439 ca,
Tây Sơn 539 ca, Phù Mỹ 572 ca, Phù Cát 474 ca, Hoài Nhơn 399 ca, Hoài Ân
128 và An Lão 06 ca. Trong đó có 2 ca tử vong gồm 1 ca ở huyện An Nhơn và
1 ca ở huyện Hoài Nhơn. Như vậy, trong khi huyện vùng cao An Lão, nơi mà
kiến thức người dân còn hạn chế về phòng chống SXH chỉ ghi nhận 6 ca, thì
SXH lại bùng phát mạnh ở thành phố Quy Nhơn, với 979 ca, chiếm gần 1/4 số
ca mắc bệnh toàn tỉnh.


7

1000

979

900

848
807

800
700
600

572

539


500
398

400
300
200

474

439

241
124

272
212

147

100
2

299
254

146
35

98


70

10

28

192
157

128
79

94
14

0

0
Quy Nhơn An Nhơn Hoài Nhơn Tây Sơn Tuy Phước
2016
2015
2014

979
807
124

848
147
2


398
241
35

539
212
70

439
146
10

Phù Cát

Phù Mỹ

Hoài Ân

Vân Canh

474
272
28

572
254
98

128

79
0

94
299
14

31
Vĩnh
Thạnh
157
192
31

6 3 7
An Lão

Biểu đồ 1.1. Số ca mắc SXHD tại các huyện, thành phố của tỉnh Bình Định qua các năm 2014, 2015 và 2016
(Số liệu theo Báo cáo của Sở Y tế Bình Định tính đến hết tuần 52 mỗi năm)

6
3
7


8

600
500
400

300
200
100
0
Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9
2016
2015

516
10

120
6

70
13

68
19

44
40

16
29

15
13

14

32

21
53

Tháng
10
29
73

Biểu đồ 1.2. Số ca mắc SXHD theo tháng tại thành phố Quy Nhơn năm 2015 và 2016
(Số liệu theo Báo cáo của Trung tâm Y tế dự phịng tỉnh Bình Định)

Tháng
11
40
180

Tháng
12
29
370


9
1.2. Một số đặc điểm sinh học của muỗi Aedes
1.2.1. Vị trí trong hệ thống phân loại
Muỗi SXHD ở Việt Nam có 2 lồi Ae. aegypti Linnaeus, 1762 và
Ae. albopictus Skuse, 1894 thuộc giống Aedes, họ phụ Culicinae, họ Culicidae
(muỗi), bộ phụ Nematocera (râu dài), bộ Diptera (hai cánh), lớp Insecta (côn

trùng), ngành Arthropoda (chân khớp), giới động vật (Animalia).
Giới Animalia Linnaeus, 1758 (Giới động vật)
Động vật là một nhóm sinh vật đa bào, nhân chuẩn, trong hệ thống
phân loại 5 giới, động vật sống dị dưỡng, khơng có thành tế bào cứng. Tất
cả động vật có thể di chuyển, ít nhất là trong một giai đoạn sống. Ở hầu hết
động vật, phôi trải qua giai đoạn phôi nang, một giai đoạn riêng biệt đặc
trưng ở động vật.
Ngành Arthropoda Von Siebold, 1848 (Ngành chân khớp)
Ngành Arthropoda gồm những lồi có cơ thể và phần phụ phân đốt, có
lớp kitin bọc quanh cơ thể, hệ tuần hoàn hở, thở bằng mang hoặc ống khí (khí
quản). Đầu có mang 1 cơ quan cảm giác hình thon dài gồm nhiều đốt mọc phía
trong hai mắt gọi là râu, có lồi khơng có râu.
Lớp Insecta Linnaeus, 1758 (Lớp cơn trùng)
Lớp Insecta thở bằng khí quản, có râu, có 3 đơi chân ở thể trưởng thành.
Cơ thể chia thành 3 phần: đầu, ngực và bụng.
Bộ Diptera Linnaeus, 1758 (Bộ hai cánh)
Chỉ có đơi cánh trước phát triển, dạng cánh mỏng, đôi cánh sau biến đổi
thành 2 mấu giữ thăng bằng và định hướng khi bay. Cơ quan miệng kiểu chích
hút (muỗi) hoặc kiểu liếm (ruồi). Biến thái hoàn toàn. Ấu trùng sống trong nước
hoặc trên cạn.
Bộ phụ Nematocera (Bộ phụ râu dài)


10
Bộ phụ Nematocera gồm những cơn trùng 2 cánh, có râu dài từ 6 đến 15
đốt; cánh là 1 màng mỏng có những đường sống dọc và ngang, đường sống dọc
ở trước gọi là costa.
Họ Culicidae Meigen, 1818 (Họ muỗi)
Họ Culicidae có costa vịng quanh cánh, trên các đường sống có phủ vẩy,
đầu mang 1 vịi dài, 2 bên vịi là 2 pan (palp), bên ngoài và trên 2 pan là 2 râu.

Sau đầu là ngực, mặt lưng của ngực (scutum) trơn nhẵn hay có phủ vẩy và lơng,
sau scutum là đai (scutellum). Căn cứ vào hình thể scutellum có thể chia họ
Culicidae làm 2 họ phụ.
Họ phụ Anophelinae: Scutellum 1 thùy, hình bán nguyệt.
Họ phụ Culicinae: Scutellum 3 thùy, hình tam sơn.
1.2.2. Hình thái ngồi muỗi SXHD
1.2.2.1. Hình thái ngồi muỗi Ae. aegypti Linnaeus, 1762

Hình 1.1. Hình thái ngồi muỗi cái Ae. aegypti
(Nguồn: />Muỗi có kích thước trung bình (2 – 10 mm) so với các loài muỗi khác,
thân có màu đen bóng, có nhiều vẩy trắng bạc tập trung thành từng cụm hay
từng đường trên mình muỗi, ở trên mặt lưng của ngực có hai đường vẩy trắng


11
bạc phình ra, như hai nửa vịng cung ơm hai bên lưng nên gọi là hình đàn, đầu
muỗi có hai đốm vảy trắng bạc đính ở gốc râu. Trên mặt lưng ở gốc các đốt II
đến VIII đều có những đường vẩy ngang từng đốt, gốc các đốt bàn chân sau có
những khoang trắng, riêng đốt bàn chân thứ V trắng hồn tồn, cho nên muỗi
cịn có tên gọi là muỗi vằn.
1.2.2.2. Hình thái ngồi muỗi Ae. albopictus Skuse, 1894

Hình 1.2. Hình thái ngồi muỗi cái Ae. albopictus
(Nguồn: />Muỗi có kích thước trung bình so với các lồi muỗi khác, thân có màu
đen bóng, có nhiều vẩy trắng bạc tập trung thành từng cụm hay từng đường trên
mình muỗi, ở trên mặt lưng của ngực có một đường vẩy trắng bạc chạy dọc từ
trước đến hơn nửa lưng, gốc các đốt bàn chân sau có những khoang trắng, riêng
đốt bàn chân thứ V trắng hồn tồn.
1.2.3. Tập tính của muỗi SXH
Muỗi Aedes đẻ trứng rời từng chiếc ở nơi ẩm ướt, ngay trên hoặc gần sát

với mặt nước, nơi có nước lên xuống. Trứng chịu được độ khô trong nhiều


12
tháng và chỉ nở khi bị ngập nước. Trứng Aedes có thể tồn tại qua mùa đơng
lạnh.
Muỗi Aedes thích đốt máu người và động vật. Muỗi Aedes chủ yếu đốt
mồi vào buổi sáng và buổi chiều. Đa số các loài đốt mồi và trú tiêu máu ngoài
nhà, nhưng ở các thành phố nhiệt đới, Aedes aegypti đẻ trứng, đốt mồi, trú tiêu
máu trong nhà và xung quanh nhà.
1.1.3. Vòng đời của muỗi Aedes

Hình 1.3. Vịng đời của muỗi Aedes trải quả 4 giai đoạn
Vịng đời của muỗi SXH có 4 giai đoạn: trứng – bọ gậy – lăng quăng –
muỗi trưởng thành. Trong đó 3 giai đoạn đầu thì sống trong nước, chỉ có giai
đoạn muỗi trưởng thành sống trên cạn. Thời gian phát triển của các pha trước
trưởng thành (từ trứng đến quăng) trung bình 7 ngày, thời gian từ quăng đến
muỗi trưởng thành khoảng 2 đến 3 ngày, thời gian tiêu sinh của muỗi khoảng 5
ngày. Muỗi cái sống từ 20 đến 40 ngày, muỗi đực sống ngắn hơn từ 9 đến 12
ngày; số lượng trứng đẻ của mỗi con muỗi cái từ 60 – 100 trứng/lần đẻ, trứng


13
muỗi có màu đen, riêng rẽ từng quả một đính vào thành vật chứa hay chìm
xuống nước, trong điều kiện bất lợi trứng muỗi có thể tồn tại đến 6 tháng.
1.3. Các nghiên cứu về véc tơ SXHD trên thế giới và ở Việt Nam
1.3.1. Các nghiên cứu về véc tơ SXHD trên thế giới
Nghiên cứu về véc tơ truyền bệnh SXHD từ lâu trên thế giới đã có nhiều
cơng trình nghiên cứu:
Tổng kết của WHO (1993) cho biết véc tơ chính của bệnh SXHD là

Ae. aegypti và Ae. albopictus. Ở đảo Thái Bình Dương là Ae. polynesiensis và
sau đó là nhóm Ae. scutellaris.
Muỗi Ae. aegypti có vai trị truyền bệnh ở hầu hết các nước trên thế giới,
vì thế nhiều tác giả lấy nó làm đối tượng nghiên cứu về nhiều mặt. Các cơng
trình đã được cơng bố của Christopher (1960) nghiên cứu muỗi Ae. aegypti một
cách toàn diện về thời gian phát triển của các pha, vai trò truyền bệnh cũng như
phân bố của chúng và các nghiên cứu sâu về di truyền tế bào. Ngồi ra có nhiều
cơng trình của các tác giả khác như Suroso và cs (1986) nghiên cứu ở Indonesia
cho thấy: nơi đẻ ưa thích của Ae. aegypti là ở các dụng cụ chứa nước mưa
(40,2%), nước máy (10,5%), nước giếng hoặc nước sông (4,2%) [42]. Theo
WHO (1993) muỗi Ae. aegypti thích đốt người hơn súc vật và trú đậu tiêu máu
chủ yếu trong nhà. Chúng hoạt động vào ban ngày và có hai đỉnh: sau mặt trời
mọc và đỉnh chính là một giờ trước khi hồng hơn [44].
Trong thực tế tại nhiều quốc gia trên thế giới véc tơ truyền bệnh SXHD
có mật độ thay đổi theo mùa, đồng thời bệnh SXHD cũng phát triển khác nhau
theo thời gian trong năm, có nhiều nghiên cứu về mối liên quan giữa yếu tố thời
tiết nhiệt độ, lượng mưa và độ ẩm đến véc tơ và bệnh SXHD: Mogi và cs (1988)
điều tra trứng của 2 loài Ae. aegypti và Ae. albopictus ở khu dân cư Chiềng
Mai, Thái Lan thấy khả năng phát triển của muỗi giảm xuống vào mùa khô (kể


14
cả 2 loài), nhưng được tăng lên hoặc giảm xuống theo hàm số mũ trong suốt
nửa đầu hoặc sau của mùa mưa. Mơ hình phát triển của 2 quần thể muỗi kể trên
theo mùa cũng tương tự với sự phân bố theo mùa của các trường hợp mắc bệnh
SXH ở trong vùng. Trong suốt mùa khô (tháng 12 – 3) muỗi Ae. aegypti trội ở
thành phố. Bắt đầu mùa mưa (vào tháng 4) muỗi Ae. albopictus tăng lên và đã
thay thế Ae. aegypti vào nửa sau của mùa mưa ở vùng nơng thơn. Nhiều tác giả
giải thích sự suy giảm của quần thể muỗi Ae. aegypti và sự tăng lên của
Ae. albopictus có liên quan đến lượng mưa và nguồn thức ăn sẵn có trong các

ổ bọ gậy [40]; S. Wongkoon và cs (2013) nghiên cứu tác động của biến đổi theo
mùa đến muỗi và bọ gậy Ae. aegypti và Ae. albopictus và mùa truyền bệnh
SXHD tại Sisaket, Thái Lan, nghiên cứu được tiến hành điều tra côn trùng từ
tháng 1 đến tháng 12/ 2010, và hồi cứu số liệu bệnh nhân SXHD hàng tháng từ
năm 2004 đến năm 2010 từ Bộ Y tế, dữ liệu thời tiết lấy từ Cục khí tượng Thái
Lan, kết quả vào mùa đơng và mùa mưa tại mỗi hộ gia đình bọ gậy Ae. aegypti
cao hơn Ae. albopictus, tại mỗi hộ gia đình bọ gậy Ae. aegypti vào mùa mưa
cao hơn mùa đông và mùa hạ; độ ẩm tương đối ở một tháng và số ngày mưa
trong tháng là yếu tố dự báo đáng kể tỷ lệ mắc bệnh SXHD tại Sisaket [45].
Nghiên cứu mối liên quan giữa yếu tố thời tiết đến bệnh SXHD có Maria
Goreti Rosa – Freitas và cs (2006) nghiên cứu mối liên quan giữa bệnh SXHD
và các yếu tố thời tiết trong một thành phố ở Amazon của Brazil, từ số ca bệnh
SXHD từ 9/1998 đến 12/2001 và các biến số khí tượng (nhiệt độ, gió, áp suất
khơng khí và độ ẩm …), có kết luận: Mối liên quan giữa khí hậu và SXHD
được phân tích tốt nhất trong khoảng thời gian ngắn có liên quan, đa biến ngẫu
nhiên theo thời gian khí hậu dựa trên phân tích có tiềm năng để xác định thời
gian có tỷ lệ SXHD cao, cần được lồng ghép các chương trình kiểm sốt bệnh
do véc tơ truyền tại địa phương [43]; Jay P. Picardal và Allan Roy R. Elnar
(2012) nghiên cứu ảnh hưởng của lượng mưa, nhiệt độ đến tỷ lệ mắc SXHD ở


15
trung tâm Visayas, Philippines, phân tích các số liệu bệnh nhân SXHD và các
yếu tố khí hậu, cho thấy phạm vi nhiệt độ từ 27,5oC đến 28,5oC và lượng mưa
từ 0 đến 10mm là điều kiện lý tưởng cho tỷ lệ virus Dengue, tuy nhiên khơng
có sự tương quan của các yếu tố khí hậu: lượng mưa (r = 0,2, p = 0,937) và
nhiệt độ (r = 0, p = 0,789) đến bệnh SXHD, còn nhiễu bởi các yếu tố khác đến
tỷ lệ mắc SXHD tại đây [38]; Karim MN và cs (2012) nghiên cứu yếu tố khí
hậu ảnh hưởng đến các trường hợp SXH ở thành phố Dhaka, Bangladesh đưa
ra một mơ hình để dự đốn SXH, phân tích từ số liệu ca SXHD hàng tháng và

các dữ liệu khí hậu trong những năm 2000 – 2008, cho thấy nhiệt độ tối đa và
độ ẩm tương đối có tương quan đáng kể với ca SXH báo cáo hàng tháng, khí
hậu đã có một ảnh hưởng lớn đến sự xuất hiện của bệnh SXH tại thành phố
Dhaka, các mơ hình dự đốn: có một số hạn chế trong việc dự đốn số lượng
ca SXH hàng tháng, nó có thể dự báo có thể bùng phát hai tháng trước với độ
chính xác đáng kể [39]; Promprou S. và cs (2005) nghiên cứu các yếu tố khí
hậu ảnh hưởng đến tỷ lệ bệnh SXHD ở miền Nam Thái Lan, từ dữ liệu khí hậu
(lượng mưa hàng tháng, mưa hàng ngày, nhiệt độ: tối đa, tối thiểu, nhiệt độ
trung bình và độ ẩm tương đối) miền Nam Thái Lan giai đoạn 1993 – 2002 và
dữ liệu hàng tháng bệnh nhân SXHD cùng kỳ, kết quả chỉ ra rằng nhiệt độ trung
bình, lượng mưa và độ ẩm tương đối có liên quan với tỷ lệ mắc SXH tại các
khu vực biên giới trên biển Andaman, trong khi nhiệt độ tối thiểu, ngày mưa và
độ ẩm tương đối có mối liên quan với tỷ lệ SXHD ở bán đảo phía nam vịnh
Thái Lan [41].
Dulay Aubrey Valora S. và cs (2013) nghiên cứu biến đổi khí hậu và tỷ
lệ bệnh SXH và SXHD ở thành phố Iligan, Lanao del Norte, Philippines, nghiên
cứu này cho thấy mối quan hệ giữa các yếu tố khí hậu với tỷ lệ SXH và SXHD
báo cáo trong thành phố Iligan 2005 – 2009, các yếu tố khí hậu bao gồm: nhiệt
độ tối đa, nhiệt độ tối thiểu, lượng mưa và độ ẩm tương đối, kết quả cho thấy:


16
Tổng số ca SXH được sử dụng như là biến phụ thuộc, đã đưa ra một mơ hình
hồi quy dự đoán của Y (tỷ lệ cả SXH và SXHD) = – 0,307 (nhiệt độ tối đa) +
0,375 (nhiệt độ tối thiểu) + 0,024 (lượng mưa) – 0,323 (độ ẩm tương đối) có
nghĩa là các hằng số này có một mối tương quan đáng kể đến trường hợp SXH,
cho thấy một sự gia tăng hay giảm giá trị của nó có thể ảnh hưởng đến số ca
SXH [36].
1.3.2. Các nghiên cứu về véc tơ SXHD ở Việt Nam
Nghiên cứu về véc tơ truyền bệnh SXHD có: Vũ Thị Phan và cs (1973)

đã xác định trung gian truyền bệnh chính ở Việt Nam là Ae. aegypti, cịn Ae.
albopictus chỉ đóng vai trị phụ; SXHD là một bệnh lưu hành nặng và trên địa
bàn rộng ở Việt Nam, tỷ lệ người mắc bệnh có sự sai khác giữa các năm, song
dịch năm nào cũng xuất hiện và gây ra những thiệt hại hết sức to lớn [24]; Đỗ
Sỹ Hiển (1992) nghiên cứu về khả năng tồn tại của trứng, các yếu tố kích thích
trứng nở, các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của bọ gậy, khả năng sinh sản
của hai loài Ae. aegypti và Ae. albopictus [14]; nhiều nghiên cứu về Aedes ở
các vùng khác nhau cho rằng muỗi Aedes qua đông ở giai đoạn trứng và ấu
trùng (Vũ Đức Hương, 1984).
Dao động quần thể Ae. aegypti và Ae. albopictus phụ thuộc nhiều vào
lượng mưa, trong đó sự dao động theo mùa mưa đối với Ae. albopictus có quan
hệ mật thiết hơn (Bộ Y tế, 1986). Năm 1999, Bộ Y tế đã ban hành Hướng dẫn
giám sát và phòng chống bệnh sốt dengue/SXH dengue, bao gồm các quy trình
và chỉ số đánh giá véc tơ SXH.
Nghiên cứu mối liên quan giữa véc tơ và bệnh SXHD có: Đỗ Duy Bình,
Nguyễn Bá Hành và cs (2009) nghiên cứu véc tơ truyền bệnh SXHD tại thành
phố Nha Trang, Khánh Hòa từ tháng 03/2007 đến tháng 12/2008, thu thập muỗi
bằng bẫy bả mồi Biogent GmbH đặt tại nhà của bệnh nhân SXHD suốt ngày


17
đêm, kết quả tại thành phố Nha Trang có 2 véc tơ truyền bệnh SXHD chủ yếu
Ae. aegypti (82,35%) và thứ yếu Ae. albopictus (17,65%), thu thập được có số
lượng nhiều vào tháng 9 và tháng 10 chiếm 29,4% trong cả năm, phù hợp với
thời điểm có nhiều bệnh nhân SXHD tại Nha Trang [6], Đỗ Công Tấn và cs
(2009) nghiên cứu véc tơ SXHD tại thành phố Quy Nhơn, Bình Định từ tháng
03/2007 đến tháng 02/2009, thu thập muỗi bằng bẫy bả mồi Biogent GmbH đặt
tại nhà của bệnh nhân SXHD suốt ngày đêm, kết quả tại thành phố Quy Nhơn
véc tơ truyền bệnh SXHD chủ yếu Ae. aegypti (100%), véc tơ SXHD phát triển
có định từ tháng 9 đến tháng 1 năm sau, thấp nhất khoảng tháng 5 đến tháng 8,

mùa phát triển của véc tơ phù hợp với 1 đỉnh bệnh SXHD (tháng 9 đến tháng 1
năm sau), tuy nhiên thời gian tháng 6 đến tháng 7 véc tơ thấp nhất lại có tình
hình bệnh SXHD có phần tăng cao, có thể giai đoạn này tỷ lệ nhiễm virus
Dengue trong quần thể muỗi Ae. aegypti tại địa phương cao, khả năng tiếp xúc
của con người và muỗi Ae. aegypti cao [30]; Nguyễn Xuân Quang, Đỗ Công
Tấn và cs (2014) nghiên cứu đặc điểm véc tơ SXHD tại huyện miền núi có tình
hình SXHD tăng cao Sơn Hịa và Sông Hinh, tỉnh Phú Yên, từ tháng 5 đến
tháng 12 năm 2014, cho thấy tại huyện Sơn Hòa: nơi hoạt động đốt người và
trú đậu (muỗi trưởng thành Ae. aegypti trong nhà 100%; Ae. albopictus trong
nhà 22,2 % và ngồi nhà 77,8 %), muỗi Ae. aegypti có mật độ (1,4 – 1,5
con/giờ/người) đốt người cao từ sáng sớm (5 đến 7 giờ sáng) giảm dần đến 12
giờ trưa, sau đó muỗi hoạt động tăng trở lại đến 18 giờ, tuy nhiên đỉnh từ 17
đến 18 giờ có mật độ xấp xỉ khoảng thời gian từ 8 đến 11 giờ (0,9 – 1,1
con/giờ/người), tỷ lệ muỗi trưởng thành: Ae. aegypti 92% và Ae. albopictus
8%. Tại huyện Sơn Hòa mùa phát triển của Ae. aegypti (từ tháng 9 đến tháng
12) trùng hợp với mùa phát triển bệnh SXHD tại đây (Tại huyện Sơn Hòa: từ
tháng 1 đến tháng 8 bệnh nhân SXHD có từ 0 ÷ 6 trường hợp mắc/tháng; từ
tháng 9 đến tháng 11 bệnh nhân SXHD có từ 16 ÷ 38 trường hợp mắc/tháng),
Ae. aegypti đóng vai trị chính và Ae. albopictus là thứ yếu trong lan truyền


18
bệnh SXHD tại đây. Tại huyện Sông Hinh, nơi hoạt động đốt người và trú đậu
muỗi trưởng thành Ae. aegypti trong nhà 95,3% và ngoài nhà 4,7%,
Ae. albopictus ngoài nhà 100%; muỗi Ae. aegypti có mật độ 1,3 – 1,4 con/giờ/
người đốt người cao từ sáng sớm (5 đến 7 giờ sáng) giảm dần đến 12 giờ trưa,
sau đó muỗi hoạt động tăng trở lại đến 18 giờ, tuy nhiên đỉnh từ 17 đến 18 giờ
có mật độ xấp xỉ khoảng thời gian từ 8 đến 11 giờ (0,8 – 1,0 con/giờ/người), tỷ
lệ muỗi trưởng thành: Ae. aegypti 90,6 % và Ae. albopictus 9,4 %. Tại huyện
Sơng Hinh có sự can thiệp, vào mùa mưa vệ sinh môi trường diệt lăng quăng

bọ gậy, khơng có sự khác biệt của muỗi Ae. aegypti giữa mùa khô và mùa mưa,
diễn biến mật độ muỗi Ae. aegypti tại thị trấn Hai Riêng không thấy rõ mùa
phát triển phù hợp với tình hình bệnh SXHD tại đây (Tại huyện Sông Hinh: từ
tháng 1 đến tháng 11 bệnh nhân SXHD thường có từ 0 ÷2 trường hợp
mắc/tháng; chỉ có tháng 8 có 6 trường hợp và tháng 9 có 8 trường hợp mắc),
Ae. aegypti đóng vai trị chính và Ae. albopictus là thứ yếu trong lan truyền
bệnh SXHD tại đây [25].
Nghiên cứu các yếu tố thời tiết (nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm …) ảnh
hưởng đến véc tơ và bệnh SXHD có Hau V Pham và cs (2011) nghiên cứu các
yếu tố sinh thái (nhiệt độ, ánh nắng mặt trời, lượng mưa và độ ẩm liên quan đến
bệnh SXHD tại tỉnh Đăk Lăk, từ dữ liệu bệnh nhân SXHD hàng tháng và chỉ
số bọ gậy của muỗi SXH từ năm 2004 – 2008 tại tỉnh Đăk Lăk, trong thời gian
nghiên cứu có 3.502 người mắc bệnh SXHD đã được báo cáo, khoảng 72% các
trường hợp đã được báo cáo từ tháng bảy đến tháng mười, sau khi điều chỉnh
theo mùa tỷ lệ mắc bệnh SXH liên quan đáng kể với các yếu tố sau: Chỉ số nhà
có bọ gậy cao (tỷ lệ rủi ro [RR]: 1,66; khoảng tin cậy [CI] (95%): 1,62-1,70
tăng 5%), chỉ số dụng cụ chứa nước có bọ gậy (RR: 1,78; CI (95%): 1,73-1,83
tăng 5%) chỉ số Breteau cao (RR: 1,57; CI (95%): 1,53-1,60 tăng 5 đơn vị).
Nguy cơ bệnh SXHD cũng liên quan với nhiệt độ cao (RR: 1,39; CI (95%):


19
1,25-1,55 tăng 2°C), độ ẩm cao (RR: 1,59; CI (95%): 1,51-1,67 tăng 5%), lượng
mưa cao (RR: 1,13; CI (95%): 1,21-1,74 tăng 50 mm). Nguy cơ bệnh SXHD
có liên quan nghịch với thời gian của ánh nắng mặt trời, số ca SXH thấp hơn
khi tăng ánh nắng (RR: 0,76; CI (95%): 0,73-0,79 tăng 50 giờ). Chỉ số muỗi và
khí hậu là yếu tố quyết định chính của bệnh SXH tại Việt Nam, phát hiện này
cho thấy rằng sự thay đổi khí hậu tồn cầu có thể sẽ làm tăng gánh nặng của
bệnh SXH tại Việt Nam, tăng cường giám sát và kiểm soát muỗi trong thời gian
nhiệt độ và cao điểm của mùa mưa, có thể là một chiến lược quan trọng đối với

gánh nặng của bệnh SXH [37].
Nguyễn Văn Chuyên và cs (2014) nghiên cứu mối liên quan giữa véc tơ
truyền bệnh SXHD, sốt rét với biến đổi khí hậu tại tỉnh Kiên Giang, nghiên cứu
được tiến hành từ tháng 3/2013 đến 4/2014 tại 7 huyện ven biển tỉnh Kiên
Giang. Kết quả phân tích mối liên quan giữa véc tơ truyền bệnh SXHD và sốt
rét với biến đổi khí hậu tại tỉnh Kiên Giang cho thấy: sự biến đổi về lượng mưa
và nhiệt độ theo mùa là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sự phát triển
của véc tơ SXHD. Vào mùa mưa, các chỉ số về mật độ muỗi cái Ae. aegypti có
xu hướng tăng cao hơn (r = 0,65). Đối với véc tơ truyền bệnh sốt rét, sự biến
đổi về nhiệt độ và độ ẩm ảnh hưởng tới sự phát triển của muỗi Anopheles
epiroticus. Số lượng muỗi Anopheles epiroticus có mối tương quan nghịch với
nhiệt độ (r = – 0,83) và tương quan thuận với độ ẩm (r = 0,68) [7].
Vũ Đức Hương và cs (2000) nghiên cứu về phân bố và độ nhạy cảm với
một số hóa chất diệt cơn trùng của muỗi Ae. aegypti ở Nam Bộ và Tây Nguyên
đã kết luận số lượng, thành phần và vị trí đặt ổ bọ gậy muỗi Ae. aegypti thay
đổi theo các sinh cảnh, chịu ảnh hưởng của việc cung cấp nước sạch và tập
quán của nhân dân, đồng thời qua việc điều tra ở một số địa điểm khu vực Nam
Bộ và Tây Nguyên cho thấy việc áp dụng một biện pháp diệt bọ gậy muỗi


20
Ae. aegypti khó có thể cho kết quả mong muốn mà phải sử dụng biện pháp tổng
hợp, vừa diệt muỗi vừa diệt bọ gậy [16].
Triê ̣u Nguyên Trung và Nguyễn Xuân Quang (2010) giám sát phòng
chố ng SXH ta ̣i Tây Nguyên xác định có mặt cả hai véc tơ Ae. aegypti và
Ae. albopictus. Phạm Văn Minh (2011) xây dựng bản đồ phân bố muỗi
Ae. aegypti có vai trị truyền bệnh SXH và khủng bố sinh học giai đoạn 1999 –
2009, xác định muỗi Ae. aegypti có mật độ cao nhất ở các tỉnh/thành phía Nam
và khơng có mặt ở 11 tỉnh vùng núi phía Bắc.
Nguyễn Ngọc San và Phạm Lê Tuấn (2010) nghiên cứu về sự biến động

ổ bọ gậy nguồn của Ae. aegypti tại thành phố Hà Nội từ tháng 1/2004 đến
6/2006, kết quả cho thấy: các tháng trong năm đều thu thập được Ae. aegypti
trưởng thành và bọ gậy, các chỉ số muỗi và bọ gậy tăng dần theo từng năm tại
2 quận, đặc biệt chỉ số BI ở Đống Đa: 8 (năm 2004) tăng lên 14 (năm 2006), ở
quận Thanh Xuân 17 (năm 2004) tăng lên 30 (năm 2006); quận Thanh Xuân có
DI từ 39,46 con/nhà (năm 2004) tăng lên 42,38 con/nhà (năm 2006), trong năm
chỉ số BI thay đổi tăng giảm thất thường, nguy cơ xảy ra dịch SXHD ở cả 2
quận là rất cao [26].
Nguyễn Thị Mỹ Liên, Trần Ngọc Hữu và cs (2011) nghiên cứu khảo sát
2971 DCCN tự nhiên, nhân tạo vào mùa mưa, mùa nắng tại 800 hộ gia đình của
các tỉnh Bình Dương và Hậu Giang bằng phiếu điều tra và bộ dụng cụ khảo sát
véc tơ để tìm các chỉ số, tỉ lệ nhiễm, tỉ lệ tập trung lăng quăng, nhộng Aedes trong
DCCN, xác định mối liên quan giữa tỉ lệ DCCN nhiễm lăng quăng với các đặc
tính nội tại, địa lý, mùa, tỉ lệ muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus trưởng thành.
Tại Bình Dương, ở khu vực nơng thôn, loại DCCN chủ yếu bị nhiễm lăng quăng
vào mùa mưa, nắng là lu khạp nhỏ (<100L) chiếm 30,2% – 54,8%; trong khi ở
khu vực thành thị loại DCCN bị nhiễm chính vào mùa mưa là lu khạp (< 100L)


21
chiếm 24,5% còn vào mùa nắng là phế thải (40,4%). Ở khu vực nông thôn của
tỉnh Hậu Giang, loại DCCN bị nhiễm chính vào mùa mưa, nắng là lu khạp có
dung tích trung bình hoặc lớn (≥ 100L) chiếm 68,7% – 83,6% trong khi ở khu
vực thành thị của tỉnh này, loại DCCN bị nhiễm chính vào mùa mưa là lu khạp
(≥100L) chiếm 83%, còn vào mùa nắng là hồ <1000L (32,3%). Có nắp đậy kín,
có thiên địch trong DCCN là các đặc tính bảo vệ DCCN khơng bị nhiễm lăng
quăng. Muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus đều hiện diện ở hai tỉnh. Từ những ổ
lăng quăng nguồn được xác định, cần tập trung diệt nguồn và lưu ý sự có mặt
của véc tơ tại hai tỉnh này vào mùa mưa nắng trong chiến lược kiểm soát véc tơ
[18].

Phạm Thị Thúy Ngọc và cs (2013), nghiên cứu về sự khác biệt ổ lăng
quăng nguồn Ae. aegypti ở đô thị và nông thôn vào mùa mưa và mùa nắng tỉnh
Bạc Liêu và Bình Dương từ năm 2011 – 2012. Kết quả điều tra được 2647
DCCN với 18,74% DCCN nhiễm lăng quăng; ở tỉnh Bình Dương chiếm tỉ lệ
nhiễm cao nhất là lu (< 100 lít) 32% và vật chứa linh linh chiếm tỉ lệ thấp hơn;
trong khi ở Bạc Liêu vật chứa nhiễm chủ yếu là lu (≥ 100 lít) 89% và hồ vng
> 500 lít chiếm 64%. Sự biến thiên các chỉ số côn trùng Aedes (BI, HI, CI) trong
mùa nắng thấp hơn trong mùa mưa [21].
Kết quả nghiên cứu của Đỗ Văn Nguyên, Nguyễn Xuân Quang (2015)
tại Quy Nhơn, huyện Tuy Phước và huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định cho thấy
muỗi trưởng thành và bọ gậy/lăng quăng Ae. aegypti có mặt tại tất cả các điểm
nghiên cứu, nhưng đối với lồi Ae. albopictus chỉ có mặt tại Quy Nhơn và Tây
Sơn, riêng Tuy Phước chưa thu thập được loài muỗi này. Ae. aegypti hoạt động
và trú đậu trong nhà là 90,9% và xuất hiện 9,1% hoạt động ngoài nhà. Trong
khi đó, tỷ lệ đốt máu và hoạt động ngồi nhà của Ae. albopictus là 93,9% và đã
xuất hiện hoạt động và đốt máu trong nhà là 6,1%. Đối với loài Ae. aegypti chỉ
số mật độ muỗi chung là 0,4 con/nhà và chỉ số Breteau chung là 29. Trong khi


×