Tải bản đầy đủ (.pdf) (146 trang)

Vai trò của gia đình trong giáo dục giới tính cho trẻ vị thành niên huyện vĩnh thạnh, thành phố cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (23.65 MB, 146 trang )

TĨM TẮT
Vị thành niên có vai trị quan trọng trong gia đình và xã hội, là lực lượng lao
động sẽ thay thế cha mẹ để bảo đảm đời sống cho các thành viên trong gia đình và
sự tồn tại, phát triển của mỗi gia đình, mỗi dịng tộc; là nguồn nhân lực chủ yếu của
đất nước trong tương lai. Vì vậy, nếu được bắt đầu cuộc sống một cách tốt đẹp, vị
thành niên có thể có được một sức sống và ý chí để học tập và lao động. Ngược lại,
nếu mắc sai lầm trong thời kỳ này thì sẽ bị tổn thương nhiều về thể chất, tinh thần
mà có thể khơng bao giờ hồi phục lại được. Vì vậy, vị thành niên cần sự giúp đỡ
của gia đình để phát triển khả năng của mình.
Giáo dục giới tính nhằm giáo dục mối quan hệ nhân văn và có trách nhiệm
giữa nam và nữ, giáo dục giới tính bắt đầu ngay từ trong giáo dục gia đình.
Trong các thành viên của gia đình như ơng bà, anh chị em, cơ bác thì cha, mẹ
là người có ảnh hưởng mạnh mẽ, lớn lao nhất tới sự hình thành nhân cách và phát
triển toàn diện của trẻ. Hiệu quả của việc giáo dục giới tính, bảo vệ, chăm sóc và
giáo dục trẻ em phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của các bậc cha mẹ cũng như của
gia đình trong lĩnh vực này. Một gia đình đầm ấm, cha mẹ yêu thương và chia sẽ lẫn
nhau, mọi người cùng yêu thương, quan tâm, chăm sóc và chia sẽ cùng nhau những
niềm vui, nỗi buồn, thông cảm nhau trong thành công hay thất bại…sẽ giúp trẻ hình
thành những phẩm chất nhân cách và kỹ năng sống quan trọng và ngược lại, nếu trẻ
sống trong môi trường không lành mạnh, không hạnh phúc, liên tục có những mâu
thuẩn, xung đột, khi đó ba, mẹ là tấm gương “phản diện” của con và là nguyên nhân
cơ bản việc rèn luyện cho con kỹ năng sống.
Đề tài: "Vai trị của gia đình trong giáo dục giới tính cho trẻ vị thành niên
tại huyện Vĩnh Thạnh, Thành Phố Cần Thơ” làm đề tài nghiên cứu giúp phát huy
vai trị gia đình trong việc giáo dục giới tính cho trẻ vị thành niên.
Luận văn nghiên cứu gồm: Phần mở đầu, phần nội dung khoa học và phần
kết luận kiến nghị:

v



Phần nội dung gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về vai trị của gia đình trong giáo dục giới tính trẻ
Vị thành niên.
Chương 2. Khảo sát thực trạng vai trị gia đình trong giáo dục giới tính cho
trẻ vị thành niên và các yếu tố liên quan tại huyện Vĩnh Thạnh.
Chương 3. Đề xuất một số giải pháp phát huy vai trị gia đình trong giáo dục
giới tính trẻ Vị thành niên.
Kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

vi


ABSTRACT
Adolescents play an important role in family and society, the labor force will
replace the parents to ensure the livelihood for the members of the family and the
existence and development of every family, every clan ; it is the country's major
human resource in the future. So, if adolescents started life in a good way, they may
have a vitality and the will to learn and labor. On the contrary, if they make a
mistake during this period, it will be physically and mentally hurt that they can
never recover. Therefore, adolescents need the help of the family to develop their
capabilities.
Sex education aims to educate humanistic relationship and responsibility
between men and women, sex education starts right from the family education.
Among the members of the family such as grandparents, siblings, aunts,
uncles…parents have a strong and greatest influence to the formation of personality
and the child's overall development. The effectiveness of sex education, protection,
care and education of the children depends very much on the capacity of parents
and family in this area. A happy family where parents love and share with each

other, the members in the family share their love, attention, care as well as the joy,
sorrow, sympathy together in success or failure…will help the children develop
important personality traits and life skills, and vice versa, if children live in
unhealthy, unhappy environments, there are constant conflicts, at that time, the
mother or father is an antagonistic mirror of the children and is the basic reasons of
training the child’s life skills.
Theme: "The Role of Family in Sex Education for Adolescents in Vinh Thanh
District, Can Tho City" as a research topic to promote the family role in sex
education for adolescents.
Research

thesis

consists

of:

Introduction,

recommendations:
The content section includes 3 chapters:

vii

scientific

content

and



Chapter 1. Rationale for the role of the families in sex education of minors.
Chapter 2. Survey on the role of the families in sex education for
adolescents and related factors in Vinh Thanh district.
Chapter 3. Some solutions promote the role of families in the sex education
of minors.
Conclusions and recommendatio
References
Appendix

viii


MỤC LỤC
Trang tựa

TRANG

Quyết định giao đề tài…………………………………………………………..

i

Lý lịch cá nhân………………………………………………………………….

ii

Lời cam đoan……………………………………………………………………

iii


Lời cảm ơn………………………………………………………………………

iv

Tóm tắt…………………………………………………………………………

v

Mục lục…………………………………………………………………………

ix

Danh sách các chữ viết tắt……………………………………………………… xiii
Danh sách các bảng……………………………………………………………

xiv

Danh sách các biểu đồ…………………………………………………………

xv

PHẦN MỞ ĐẦU………………………………………………………………

1

1.Lý do chọn đề tài………………………………………………………

1

2.Mục tiêu nghiên cứu………………………………………………


4

3.Nhiệm vụ nghiên cứu…………………………………………………

4

4.Khách thể và đối tượng nghiên cứu……………………………………

4

5.Giả thuyết nghiên cứu…………………………………………………

4

6.Phạm vi nghiên cứu……………………………………………………

4

7.Giới hạn đề tài…………………………………………………………

4

8.Phương pháp nghiên cứu………………………………………………

4

9.Giá trị đóng góp của luận văn…………………………………………

5


10.Cấu trúc của luận văn………………………………………………

6

Chương 1………………………………………………………………………

7

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRỊ CỦA GIA ĐÌNH TRONG GIÁO DỤC

7

GIỚI TÍNH CHO TRẺ VỊ THÀNH NIÊN…………………………………
1.1.Tổng quan về vấn đề nghiên cứu……………………………………………

7

1.1.1. Những nghiên cứu trên Thế giới…………………………………

7

1.1.2. Những nghiên cứu tại Việt Nam………………………………….

11

ix


1.1.3.Tại thành phố Cần Thơ……………………………………………


16

1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài……………………………………………

17

1.2.1. Vai trị……………………………………………………………..

18

1.2.2. Gia đình…………………………………………………………...

18

1.2.3. Vai trị gia đình……………………………………………………

18

1.2.4. Giáo dục…………………………………………………………..

18

1.2.5. Giới………………………………………………………………..

19

1.2.6. Giới tính…………………………………………………………...

19


1.2.7 .Giáo dục Giới tính………………………………………………...

19

1.2.8 .Giáo dục Giới tính trong gia đình…………………………………

20

1.3. Các vấn đề lý luận về vai trị gia đình trong GDGT cho trẻ VTN...............

21

1.3.1. Cơ sở pháp lý……………………………………………………

21

1.3.2. Trẻ vị thành niên và ý nghĩa của tuổi VTN………………………

22

1.3.3. Chức năng của gia đình…………………………………………

23

1.3.4. Mục đích, ý nghĩa, vai trị và sự cần thiết của giáo dục giới tính

24

cho trẻ vị thành niên trong gia đình……………………………………

1.3.5. Nguyên tắc và cách tiếp cận giáo dục giới tính cho trẻ vị thành

28

niên trong gia đình………………………………………………………
1.3.6. Một số nội dung và hình thức giáo dục giới tính cho trẻ vị thành

29

niên trong gia đình………………………………………………………
Kết luận chương 1………………………………………………………………

31

Chương 2………………………………………………………………………

33

KHẢO SÁT THỰC TRẠNG VAI TRỊ GIA ĐÌNH TRONG GDGT CHO

33

TRẺ VỊ THÀNH NIÊN VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
2.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Thạnh,

33

thành phố Cần Thơ……………………………………………………………
2.1.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội………………………………………


33

2.1.2. Về công tác truyền thơng, giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản

34

vị thành niên huyện Vĩnh Thạnh………………………………………………

x


2.2. Khảo sát cơ sở thực tiễn……………………………………………………

34

2.2.1. Mục tiêu khảo sát……………………………………………

34

2.2.2. Nội dung khảo sát…………………………………………………

35

2.2.3. Đối tượng khảo sát………………………………………………

35

2.2.4. Phương pháp khảo sát…………………………………………

35


2.2.5. Các bước khảo sát………………………………………………

35

2.3. Kết quả khảo sát……………………………………………………………

35

2.3.1. Các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu…………………………

36

2.3.2. Nhận thức về sự cần thiết và tìm hiểu giới tính…………………

40

2.3.3. Thực trạng kiến thức về giáo dục giới tính cho trẻ VTN…………

44

2.3.4. Hoạt động giáo dục giới tính cho trẻ vị thành niên……………

48

2.3.5. Tổ chức các hoạt động giáo dục giới tính………………………

52

2.3.6. Thực trạng vai trị của gia đình trong GDGT cho trẻ VTN………


56

2.3.7. Thực trạng GDGT cho trẻ VTN trong các cơ sở giáo dục………

58

2.3.8 Thực trạng việc quản lý, phối hợp tổ chức các hoạt động giúp phát

62

huy vai trị gia đình trong việc GDGT cho trẻ vị thành niên…………
2.3.9. Một số yếu tố liên quan………………………………………

69

Kết luận chương 2………………………………………………………………

74

Chương 3………………………………………………………………………

76

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRỊ GIA ĐÌNH

76

TRONG GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO TRẺ VỊ THÀNH NIÊN………
3.1. Những thuận lợi và khó khăn của gia đình trong giáo dục giới tính trẻ cho


76

trẻ vị thành niên…………………………………………………………………
3.2. Một số vấn đề đặt ra và đánh giá vai trị của gia đình trong giáo dục giới

76

tính cho trẻ vị thành niên………………………………………………………
3.3. Các nguyên tắc đề xuất cơ bản phát huy vai trị của gia đình trong giáo

78

dục giới tính cho trẻ vị thành niên……………………………………………
3.4. Các giải pháp phát huy vai trị gia đình trong giáo dục giới tính cho trẻ vị
thành niên tại huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ…………………………

xi

79


3.4.1. Nâng cao nhận thức của các tổ chức trong hệ thống chính trị, Mặt

79

trận, đồn thể…về vai trị gia đình trong giáo dục giới tính trẻ VTN…………
3.4.2. Tăng cường cơng tác giáo dục đời sống gia đình…………………

82


3.4.3. Nâng cao nhận thức và kỹ năng của gia đình về vị trí, vai trị và

84

trách nhiệm trong giáo dục giới tính cho trẻ vị thành niên……………………
3.4.4. Phát huy vai trò gia đình trong giáo dục giới tính cho trẻ vị thành

86

niên thông qua các mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình……………
3.4.5. Phát huy vai trị gia đình trong giáo dục giới tính trẻ vị thành niên

88

thơng qua việc phối hợp với chính quyền địa phương…………………………
3.4.6. Phát huy vai trị gia đình trong giáo dục giới tính trẻ vị thành niên

89

thông qua việc phối hợp với nhà trường và giáo viên chủ nhiệm………………
3.5. Đánh giá của chuyên gia về tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp

91

được đề xuất……………………………………………………………………
Kết luận chương 3………………………………………………………………

93


KẾT LUẬN……………………………………………………………………

94

ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ………………………………………………………

95

1. Đối với Bộ Giáo dục và đào tạo……………………………………………

95

2. Đối với Thành phố Cần Thơ…………………………………………………

95

3. Đối với Ủy ban nhân dân huyện Vĩnh Thạnh………………………………

95

4. Đối với các ban ngành, đoàn thể và gia đình………………………………

95

TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………

96

PHỤ LỤC
1.Phụ lục 1………………………………………………………………


01

2.Phụ lục 2 ………………………………………………………………

09

3.Phụ lục 3 ………………………………………………………………

13

4.Phụ lục 4 ………………………………………………………………

18

5.Phụ lục 5……………………………………………………………

20

xii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DS

Dân số

DS – KHHGĐ

Dân số - Kế hoạch hóa gia đình




Gia đình

GD

Giáo dục

GDCD

Giáo dục cơng dân

GD & ĐT

Giáo dục và đào tạo

GDGT

Giáo dục giới tính

GDTD

Giáo dục tình dục

GVCN

Giáo viên chủ nhiệm

HSSV


Học sinh sinh viên

KHHGĐ

Kế hoạch hóa gia đinh

KNS

Kỹ năng sống

LĐTB & XH

Lao động – thương binh và xã hội

NPT

Nạo phá thai

PN

Phụ nữ

QHTD

Quan hệ tình dục

SKSS

Sức khỏe sinh sản


SKTD

Sức khỏe tình dục

SKSS

Sức khỏe sinh sản

TPCT

Thành phố Cần Thơ

UBND

Ủy ban nhân dân

VH – XH

Văn hóa – xã hội

VTN

Vị thành niên

xiii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng


Nội dung

Trang

Bảng 2.1

Thông tin về thành phân và hồn cảnh gia đình của

37

Bảng 2.2

Phân bố theo nhóm tuổi, tơn giáo, dân tộc

38

Bảng 2.3

Phân bổ theo trình độ học vấn, nghề nghiệp, hồn cảnh gia

39

đình và số con hiện có…
Bảng 2.4

Phương tiện tìm hiểu

42


Bảng 2.5

Hiểu biết độ tuổi VTN của cán bộ, gia đình và trẻ VTN

44

Bảng 2.6

Nhận định về các nội dung GDGT của cán bộ, và gia đình

45

Bảng 2.7

Sự cần thiết và lý do cần chăm sóc SKSS, giáo dục giới tính,

47

đạo đức, lối sống, u lao động…cho VTN
Bảng 2.8

Kết quả khảo sát ý kiến của cán bộ và gia đình về hoạt động

49

giáo dục giới tính cho trẻ VTN
Bảng 2.9

Nguồn thơng tin giáo dục giới tính


53

Bảng 2.10

Thời gian và nội dung trị chuyện cùng con của gia đình

54

Bảng 2.11

Cách GD khi con phạm sai lầm và cách dạy con của GĐ

55

Bảng 2.12

Vai trò của gia đình trong giáo dục giới tính cho trẻ VTN

57

Bảng 2.13

Vai trị của nhà trường trong giáo dục giới tính cho trẻ VTN

60

Bảng 2.14

Công tác lãnh chỉ đạo của cấp ủy đảng, CQ đến công tác GĐ


63

Bảng 2.15

Phối hợp các tổ chức hoạt động giáo dục giới tính

67

Bảng 2.16

Các yếu tố liên quan với kiến thức về tìm hiểu GDGT trẻ VTN

69

của GĐ đối với giới tính, nhóm tuổi, trình độ học vấn
Bảng 2.17

Các yếu tố liên quan với kiến thức về tìm hiểu GDGT trẻ

70

VTN của GĐ đối với nghề nghiệp, kinh tế và số con hiện có
Bảng 2.18

Các yếu tố liên quan đến đặc tính của gia đình về giới tính,

72

nhóm tuổi, tơn giáo, dân tộc đối với việc GDGT cho VTN
Bảng 2.19


Các YTLQ đến đặc tính của GĐ về TĐHV, nghề nghiệp, kinh
tế GĐ, số con hiện có đối với việc GDGT cho VTN

xiv

73


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỐ
Biểu đồ

Nội dung

Trang

Biểu đồ 2.1

Thông tin về giới tính của vị thành niên

36

Biểu đồ 2.2

Phân bổ theo GT của gia đình và cán bộ tham gia khảo sát

37

Biểu đồ 2.3


Nhận thức về sự cần thiết của trẻ VTN về việc GDGT

40

Biểu đồ 2.4

Nhận thức về sự cần thiết về việc giáo dục giới tính cho trẻ
VTN của cán bộ và gia đình

40

Biểu đồ 2.5

Tìm hiểu về giáo dục giới tính cho trẻ VTN

42

Biểu đồ 2.6

Hiểu đúng độ tuổi VTN của cán bộ, gia đình và trẻ VTN

44

Biểu đồ 2.7
Biểu đồ 2.8
Biểu đồ 2.9
Biểu đồ 2.10
Biểu đồ 2.11
Biểu đồ 2.12


Tổng kết quả nhận định về các nội dung giáo dục giới tính
cho trẻ VTN của cán bộ và gia đình
Độ tuổi cần thiết giáo dục giới tính cho trẻ
Hiểu biết về đối tượng đóng vai trị đầu tiên trong giáo dục
giới tính trẻ VTN của gia đình
Dành thời gian trị chuyện cùng con
Cơng tác lãnh đao, chỉ đạo, đầu tư các thiết chế và kinh phí
cho hoạt động
Đầu tư trang bị các thiết chế văn hóa và trạm y tế

xv

46
51
52
53
64
66


PHẦN MỞ ĐẦU

1.Lý do chọn đề tài:
Nền GDVN chịu sự định hướng và chỉ đạo trực tiếp từ thể chế chính trị.
Việt Nam đang trong thời kỳ Cơng nghiệp hóa- hiện đại hóa, con người chịu
sự tác động từ mơi trường xã hội: trẻ em, trẻ VTN, thanh niên có xu hướng rời xa
cách giáo dục truyền thống từ gia đình du nhập lối sống phóng khống từ các nước
phương Tây (hướng ngoại). Hệ lụy là tình trạng con người trở nên vô cảm với đồng
loại, con người thiếu khả năng ứng biến trước những biến cố xảy ra trong đời sống.
Trong phần mở đầu của Chỉ thị số 49-CT/TW ngày 21 tháng 02 năm 2005 về

xây dựng gia đình thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước có nêu: “Gia đình
là tế bào của xã hội, nơi duy trì nịi giống, là mơi trường quan trọng hình thành, nuôi
dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống
tốt đẹp, chống lại các tệ nạn xã hội, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ tổ quốc”[2].
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã
hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt. Hạt nhân của xã
hội là gia đình” [2]..
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng chỉ rõ: “Giáo dục trong nhà trường dù tốt
mấy, nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngồi xã hội thì kết quả cũng khơng
hồn tồn”[2]. Giáo dục gia đình khơng chỉ tác động mạnh mẽ đến sự hình thành
nhân cách của trẻ em ở giai đoạn ấu thơ mà nó cịn quyết định sự phát triển, hoàn
thiện nhân cách của chúng trong các giai đoạn của cuộc đời. Tuy nhiên, việc giáo
dục giới tính (GDGT) cho con trong gia đình là một điều khơng dễ dàng thực hiện.
Nó phụ thuộc rất nhiều vào quan niệm văn hóa của người việt và của chính các bậc
cha, mẹ.
GDGT tốt nhất là từ cha mẹ; do vậy, trong gia đình, cha mẹ cần quan tâm
trang bị cho trẻ những kiến thức về giới tính (GT), kỹ năng sống (KNS) trước khi
trẻ bước vào trường đời đầy cám dỗ; trẻ được truyền thụ những kiến thức, kinh
1


nghiệm, KNS qua chính thực tế cuộc sống. Vì vậy, những kiến thức, kỹ năng trẻ
học được thường gắn với những tình huống xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. Có
thể coi gia đình là trường học đầu tiên, là môi trường nuôi dưỡng, giáo dục đặc biệt
đối với sự phát triển của trẻ. Vì vậy, trong ba lực lượng tham gia vào q trình giáo
dục trẻ, chúng ta có thể khẳng định gia đình giữ vị trí trung tâm. Điều đó xuất phát
từ những đặc trưng của giáo dục gia đình.
GDGT là việc làm có ý nghĩa thiết thực trong cuộc sống hiện nay, bởi lẽ trong
tình hình Việt Nam đang hội nhập thế giới, bên cạnh những nét văn minh, tích cực

chúng ta cần tiếp thu, thì những hành vi ngoại lai không phù hợp với chuẩn mực
văn hóa, lối sống đang xâm nhập vào giới trẻ. Điều này đã dẫn tới một bộ phận
thanh, thiếu niên hiện nay có lối sống bng thả, sống thực dụng.
Hàng năm, trên thế giới có khoảng 16 triệu trẻ em gái tuổi từ 15-19 sinh con.
Cứ 10 trẻ vị thành niên (VTN) thuộc nhóm này có 9 VTN lập gia đình và đây là
nguyên nhân hàng đầu gây ra tử vong mẹ cho các em tập trung ở các nước có thu
nhập thấp và trung bình [6].
Sự lơ là, thiếu kiến thức của cha mẹ và môi trường xã hội đầy biến động đã
dẫn tới những ảnh hưởng tiêu cực tới con trẻ. Thời gian gần đây có rất nhiều ngành
nghề kinh doanh mới ra đời như: nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ, dịch vụ xông hơi,
các quán internet, các câu lạc bộ bi da, vũ trường, quán bar... Các loại hình kinh
doanh này đa phần là "sân chơi mà trẻ vị thành niên yêu thích"[34], gần đây nhất,
trên hầu hết các phương tiện thông tin đại chúng từ báo, đài, internet…đều đồng
loạt đăng tải một tin làm dư luận xã hội bàng hồng, xơn xao: Sốc với clip nữ sinh
đánh đập, xé áo bạn trên phố; nữ sinh đánh bài cởi áo trong lớp học [36], phần vì
khơng được sự quản lý chặt chẽ của các cơ quan chức năng và chính quyền địa
phương, nên cũng có nhiều hệ lụy. Các cuộc điều tra gần đây trên các đối tượng
VTN cho thấy lứa tuổi này còn thiếu hiểu biết về chăm sóc sức khỏe sinh sản
(SKSS). Hiện nay, Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều vấn đề liên quan đến lứa
tuổi VTN như: quan hệ tình dục (QHTD) trước hơn nhân, có thai ngồi ý muốn,
tình trạng nạo phá thai (NPT) có chiều hướng gia tăng, tình hình lây nhiễm

2


HIV/AIDS ở mức báo động. Việt Nam là một trong những quốc gia có tỉ lệ nạo phá
thai cao nhất thế giới, trong đó 20% ở lứa tuổi VTN, cả nước có đến 5% bạn gái
sinh con trước tuổi 18 và 15% sinh con trước tuổi 20. [6]
Giáo dục của Nhà trường, xã hội chỉ có hiệu quả khi có giáo dục từ gia đình
làm cơ sở, làm sao để GDGT trong gia đình trở thành một việc làm bình thường, tự

nhiên như các nội dung giáo dục khác và thật sự đạt hiệu quả khi trong GDGT có sự
truyền đạt thông tin hai chiều thường xuyên giữa cha mẹ và con cái.Từ những lý do
trên, có thể khẳng định rằng vấn đề thiếu hiểu biết về giới tính của trẻ hiện nay bắt
nguồn từ gia đình. Vì vậy, gia đình đóng vai trị nền tảng của GDGT và việc GDGT
cho trẻ VTN càng trở nên quan trọng, rất cần thiết đối với gia đình và là hành trang
để trẻ vững bước vào đời nhằm góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trẻ có
thể đáp ứng tốt trong nền kinh tế tri thức là một vấn đề cấp bách trong giai đoạn
hiện nay.
Xuất phát từ những lý do trên, tơi lựa chọn đề tài "Vai trị của gia đình
trong giáo dục giới tính cho trẻ vị thành niên tại huyện Vĩnh Thạnh, Thành Phố
Cần Thơ” làm đề tài nghiên cứu giúp phát huy vai trò GĐ trong việc GDGT cho trẻ
VTN.

3


2. Mục tiêu nghiên cứu:
Làm rõ thực trạng vai trò của gia đình trong GDGT cho trẻ VTN và một số
yếu tố liên quan từ đó đề xuất các giải pháp nhằm phát huy vai trị của gia đình
trong GDGT cho trẻ VTN.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Nghiên cứu cơ sở lý luận về GDGT cho trẻ VTN
Kháo sát thực trạng vai trị của gia đình trong GDGT cho trẻ VTN và các
yếu tố liên quan.
Đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy vai trị gia đình trong GDGT cho
trẻ VTN.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu:
4.1. Khách thể nghiên cứu:
Chính sách và chương trình giáo dục về giới tính của nhà nước cho trẻ VTN
4.2. Đối tượng nghiên cứu:

Vai trị gia đình trong giáo dục giới tính cho trẻ VTN.
5. Giả thuyết nghiên cứu:
Nếu trẻ vị thành niên được quan tâm GDGT tốt từ gia đình thì trẻ có quan
điểm tích cực về an tồn tình dục, sức khỏe sinh sản, có thái độ và hành vi về SKTD
đúng tạo cho trẻ có cuộc sống tốt góp phần xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ, phát
triển.
6. Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: Huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ (TPCT).
Về thời gian: Từ năm 2016 đến 2017.
7. Giới hạn đề tài: Trong phạm vi không gian và thời gian nghiên cứu cho
phép nên đề tài chỉ tập trung vào nghiên cứu vai trị gia đình (Cha, mẹ) trong GDGT
trẻ VTN tại huyện Vĩnh Thạnh, TP Cần Thơ.
8. Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài trong q trình nghiên cứu tơi
sử dụng các phương pháp sau:

4


8.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận:
Tham khảo tài liệu khoa học, các sách báo, tạp chí, các cơng trình nghiên cứu
khoa học có liên quan, thống kê, phân tích và tổng hợp về vấn đề đang nghiên cứu
và các văn bản pháp luật liên quan đến đề tài.
8.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi:
Phương pháp này được thực hiện nhằm thu thập thông tin về thực trạng vai
trị của gia đình trong GDGT trẻ VTN
Sử dụng phiếu khảo sát đối với: Gia đình, trẻ VTN, cán bộ xã, thị trấn (Bí
thư xã đồn, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ (PN), Công chức phụ trách văn hóa –
xã hội (VH - XH), Cơng chức phụ trách Lao động – Thương binh và xã hội (LĐ-TB

& XH), trưởng trạm y tế, cán bộ phụ trách Dân số - KHHGĐ (DS-KHHGĐ), CTV
DS-KHHGĐ trong việc quản lý gia đình, trẻ em và các nội dung có liên quan đến
Đề tài nghiên cứu;
Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia, lãnh đạo đầu ngành của thành phố,
huyện liên quan luận văn nghiên cứu: tiếp thu ý kiến của những nhà chun mơn,
lãnh đạo đầu ngành có kinh nghiệm trong lĩnh vực cần nghiên cứu, về một số vấn đề
như: kiến thức, cơ sở lý luận, thực trạng…thông qua phiếu thăm dị ý kiến, đồng
thời đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp được đề xuất nhằm
phát huy vai trị gia đình trong GDGT trẻ VTN.
Phương pháp truyền thông cộng đồng: Tổ chức tuyên truyền về kiến thức
GDGT trẻ VTN cho gia đình (Cha, mẹ), các cơ quan ban ngành đoàn thể liên quan:
Phương pháp phỏng vấn: Thu thập thông tin, cung cấp kết quả đánh giá qua số
liệu định tính để tiến hành kiểm nghiệm , thống kê
Phương pháp kiểm nghiệm thống kê, xử lý số liệu: Sử dụng theo phần mềm
SPSS 16.0. đánh giá mức độ và thể hiện bằng biểu đồ, bảng
9. Giá trị đóng góp của luận văn:

5


Về lý luận: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về vai trị của gia đình trong GDGT
trẻ VTN. Đưa ra các đề xuất nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng GDGT trong:
nội dung giáo dục, mục tiêu giáo dục, phương thức giáo dục
Về hiệu quả kinh tế xã hội: Kết quả nghiên cứu của tôi, nếu được triển
khai thực hiện sẽ mang đến các hiệu quả: giảm thiểu tổn thương tinh thần cho trẻ
VTN không may mắn bị xâm hại tình dục, giảm mang thai và nạo phá thai ngoài ý
muốn, giảm sinh con tuổi VTN, giảm nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường
tình dục và đặc biệt là đại dịch HIV/AIDS…
10. Cấu trúc của luận văn:
Luận văn nghiên cứu gồm: Phần mở đầu, phần nội dung khoa học và phần

kết luận kiến nghị:
Phần nội dung gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về vai trị của gia đình trong GDGT trẻ VTN.
Chương 2. Khảo sát thực trạng vai trị gia đình trong GDGT cho trẻ VTN
và các yếu tố liên quan tại huyện Vĩnh Thạnh.
Chương 3. Đề xuất một số giải pháp phát huy vai trị gia đình trong GDGT
trẻ VTN
Kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo

6


Chương 1:

CƠ SỞ LÝ LUẬN
VỀ VAI TRỊ CỦA GIA ĐÌNH TRONG GIÁO DỤC
GIỚI TÍNH TRẺ VỊ THÀNH NIÊN.
1.1.Tổng quan về vấn đề nghiên cứu:
1.1.1. Những nghiên cứu trên thế giới:
Năm 1921 Thuỵ Điển đã nghiên cứu vấn đề giáo dục giới tính. Ngay từ thời
đó Thuỵ Điển đã coi tình dục là quyền tự do của con người. Là quyền bình đẳng
nam nữ, là trách nhiệm đạo đức của cơng dân đối với xã hội.
Năm 1933 Thuỵ Điển thành lập “Hiệp hội quốc gia tình dục”. Mục tiêu của
hiệp hội này là:
+ Thông tin phổ biến kiến thức về giới tính nói chung và tình dục nói riêng.
+ Sản xuất và bán thuốc tránh thai, dụng cụ tránh thai.
Năm 1942 Bộ Giáo dục Thuỵ Điển quyết định đưa thí điểm giáo dục tình
dục vào trong nhà trường và đến năm 1956 thì dạy phổ cập từ tất cả các loại trường
từ tiểu học đến trung học.

Ở các nước Âu Mỹ, GDGT đã được đưa vào chương trình giáo dục từ rất
sớm và được xem như những bài học bắt buộc đối với học sinh.
Tại Pháp, GDGT đã là một phần của chương trình học trong trường từ năm
1973.
Tại Đức, GDGT đã là một phần của chương trình học từ năm 1970. Từ năm
1992 GDGT được luật pháp quy định là trách nhiệm của chính phủ.
Tại Nhật Bản, GDGT là bắt buộc từ 10 hay 11 tuổi, chủ yếu đề cập tới các
chủ đề sinh học như kinh nguyệt và xuất tinh.
Tại Trung Quốc, năm 2001, Luật Dân số và kế hoạch hóa gia đình ra đời;
Điều 13 có nội dung: ..Các trường học giáo dục về sinh lý con người, VTN và
SKTD cho học sinh theo phương thức phù hợp với từng đối tượng và một cách có
kế hoạch.[4]

7


Hầu hết học sinh Hoa Kỳ đều nhận được một hình thức GDGT ít nhất một
lần trong khoảng từ lớp 7 đến lớp 12; nhiều trường bắt đầu đề cập tới một số chủ đề
ngay từ lớp 5 hay lớp 6.
Tại Châu Phi Các giáo viên Ai Cập dạy về các hệ thống sinh sản nam nữ, các
cơ quan sinh dục, tránh thai và các bệnh lây truyền qua đường tình dục tại các
trường cơng ở năm thứ hai và thứ ba cấp hai (khi học sinh khoảng 12–14 tuổi)
Khảo sát các chương trình GDGT ở Châu Á cũng đang có những mức độ
phát triển rất khác nhau. Indonesia, Mơng Cổ, Hàn Quốc có khung chính sách hệ
thống về việc giảng dạy giới tính trong các trường học. Malaysia, Philippines và
Thái Lan đánh giá các nhu cầu SKSS thanh niên. Ấn Độ có các chương trình với
mục tiêu hướng tới trẻ em từ 9 - 16 tuổi. Tại Nhật Bản, GDGT là bắt buộc từ 10 hay
11 tuổi, chủ yếu đề cập tới các chủ đề sinh học như kinh nguyệt và xuất tinh. Tại
Trung Quốc và Sri Lanka, GDGT truyền thống gồm đọc về đoạn sinh sản trong các
cuốn sách giáo khoa sinh học.

Một cuộc nghiên cứu năm 1999 của Viện Guttmacher thấy rằng hầu hết các
buổi học GDGT từ lớp 7 đến lớp 12 đều đề cập tới tuổi dậy thì, HIV, các bệnh lây
truyền qua đường tình dục, những rắc rối khi mang thai ở tuổi VTN, và làm sao để
chống lại áp lực. Các chủ đề được nghiên cứu khác, như các biện pháp kiểm soát
sinh sản và ngăn chặn nhiễm bệnh, khuynh hướng tình dục, lạm dụng tình dục, và
thơng tin thực tế và đạo đức về phá thai, khác biệt khá lớn
Nghiên cứu do Quỹ Gia đình Kaiser tiến hành (năm 2002) thấy rằng 58%
học sinh phổ thơng miêu tả nội dung chương trình GDGT của mình là tồn diện
Nghiên cứu của Giáo sư Brett van den Andrews, một nhà khoa học nghiên
cứu ngành y tốt nghiệp từ ISHSS (International School for Humanities and Social
Sciences), đã cho rằng việc cho trẻ em trong độ tuổi 4–7 tiếp xúc với GDGT có thể
làm giảm đáng kể nguy cơ về mang thai sớm hay sức khoẻ trong tương lai. Tất
nhiên các lý thuyết của ông đã trở thành chủ đề nghiên cứu của NIGS (Netherlands
Institute of Geooracular Sciences). Nội dung tập trung trên các khía cạnh sinh học
của sinh sản cũng như các giá trị, thái độ, thông tin và các kỹ năng đàm phán.

8


Truyền thơng đã khuyến khích đối thoại cơng khai và chương trình chăm sóc sức
khoẻ đảm bảo một cách tiếp cận bí mật và khơng phán xét. Hà Lan có tỷ lệ mang
thai thanh niên ở hàng thấp nhất thế giới, và cách tiếp cận của Hà Lan thường được
các nước khác coi là hình mẫu.
Nghiên cứu của Đại học Brighton (năm 2000), nhiều trẻ em 14 tới 15 tuổi
nói rằng chúng thất vọng với nội dung của những bài học giới tính và cảm thấy sự
thiếu tin cậy khiến thanh niên ngại hỏi giáo viên về tránh thai; Trong một cuộc
nghiên cứu năm 2008 của YouGov cho Channel 4 kết quả cho thấy ba trên mười
thanh niên nói rằng họ cần thêm GDGT.
Nghiên cứu đến từ nước Mỹ, "Emerging Answers", thuộc Chiến dịch Quốc
gia ngăn ngừa “ Mang thai vị thành niên” đã nghiên cứu 250 chương trình GDGT.

Kết luận của cuộc nghiên cứu này là "đại đa số bằng chứng cho thấy GDGT có đề
cập tới tránh thai khơng làm gia tăng hoạt động tình dục".
Từ những bất cập về GDGT trên đã dẫn đến tình trạng nạo phá thai ở giới
trẻ, đây là một vấn đề nhức nhối ở nhiều quốc gia trên thế giới, cụ thể :
Theo thống kê của Quỹ Dân số Liên Hiệp quốc vào năm 2015 cho thấy, số
trẻ em gái đã kết hơn trước tuổi 18 tại Châu Á - Thái Bình Dương là 59 triệu trường
hợp; số trẻ em gái tuổi từ 15 đến 17 tại các nước đang phát triển đã từng sinh con là
20.000 trường hợp. Ước tính số ca phá thai khơng an tồn ở trẻ em gái tuổi từ 15
đến 19 là 3,2 triệu ca; tỷ lệ trẻ em gái cho biết đã từng bị cưỡng bức quan hệ tình
dục trước tuổi 15 là 10%.[6]
Theo Quỹ Dân số Liên hiệp quốc (UNFPA) sẽ đầu tư vào giáo dục SKSS,
SKTD trên cơ sở các kỹ năng sống, nhạy cảm về giới và gói dịch vụ bảo vệ xã hội
dành cho VNT và thanh niên gồm có SKSS, SKTD. Tối thiểu sẽ gồm có giáo dục
KNS, tư vấn tâm lý, phương tiện tránh thai, phòng chống HIV, phòng chống và điều
trị STI và các dịch vụ sức khỏe bà mẹ là một trong các lĩnh vực ưu tiên.[7]
Nghiên cứu của LisaAnderson cho biết: “tại Nigie, Chad và Mali, có tới 70%
các em gái kết hôn trước tuổi 18. Bangladesh, Guinea, Cộng hịa Trung phi,
Mazambique, BurkinaFaso và Nepal có tỉ lệ tảo hôn trên 50%. Ethiopia, Malawi,

9


Madogascar, Sierra leone, Cameroom, Eritrea, Uganda, Ấn độ, Nicaragua, Zambia
và Tanzania đều có tỉ lệ tảo hơn trên 40%”.[15]
UNICEF cho biết: trên thế giới có 70.000 cơ gái tuổi từ 15 – 19 tử vong mỗi
năm trong thời kỳ mang thai và sinh đẻ và mang thai là nguyên nhân chết hàng đầu
ở nhóm tuổi này%”[15].
- Báo cáo số liệu Thanh niên Thế giới năm 2013 của văn phòng Tham khảo
Dân số Hoa kỳ (PRB) cho thấy: Tại Châu Phi vẫn cịn 11% nữ thanh niên kết hơn từ
tuổi 15; tại Tây Á, một số nước có tỷ lệ cao như Bangladesh 29%, Afghanistan

15%, Ấn Độ 13%; tại các châu lục thường ở mức 30 đến 40% trừ những châu lục
và khu vực phát triển trên thế giới;. Trên thế giới, cứ 1.000 phụ nữ độ tuổi từ 15 đến
19 thì có 52 người sinh con. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, 95% các bà mẹ 15 đến 19
tuổi sinh con là ở các nước đang phát triển [9]
Trong những cơng trình nghiên cứu về xã hội học gia đình, các nhà xã hội
học nổi tiếng như: Hutter (1981), Maccionis (1992), Nock (1992), Astorne (1994),
Schreck (1999) đã cho thấy ở giai đoạn VTN, trẻ em trông chờ nhiều hơn ở sự quan
tâm chăm sóc từ phía bố mẹ và những người thân trong gia đình. Mặc khác,
Schreck (1999) cũng chứng minh rằng, trẻ em VTN ln chịu khó học hỏi từ gia
đình nhiều hơn những gì mà chính gia đình chúng mong đợi [12]
Ngồi việc NPT, mang thai và sinh con tuổi VTN, tại các quốc gia phát triển
hàng đầu thế giới, tình trạng xâm hại tình dục trẻ em cũng đang diễn ra ở mức đáng
báo động:
Tại Vương quốc Anh. Năm 2011, cứ 1/20 trẻ em tại Anh đã từng bị bạo hành
tình dục, có khoảng hơn 3.000 trẻ em tại Anh được xác định là cần được bảo vệ
khỏi xâm hại tình dục vào năm 2013, 1/3 trẻ em bị lạm dụng tình dục khơng dám
nói cho ai biết [42]. Dù mới 30 tuổi, gã đàn ông người Anh đã thực hiện hành vi
lạm dụng và hiếp dâm trẻ em từ năm 19 tuổi, trong suốt 9 năm từ 2006 – 2014 đã
gây ra hơn 200 vụ ấu dâm trẻ em khắp châu Á chủ yếu là Malaysia và Campuchia.
Nạn nhân của y nằm trong độ tuổi từ 3 tháng tuổi đến 12 tuổi [43];

10


Tại Mỹ, từ năm 2012 đến năm 2015. Cứ 8 phút, các nhân viên xã hội lại tìm
thấy bằng chứng hoặc khẳng định một trường hợp xâm hại tình dục tại Mỹ, cứ 1/7
(13%) người trẻ dùng Internet cho biết họ từng nhận được những lời gạ gẫm tình
dục trên mạng xã hội, 1/25 người trẻ bị gạ gẫm tình dục từ những đối tượng gặp
trực tiếp bên ngoài, Mỹ là một trong những quốc gia có tỷ lệ xâm hại tình dục trẻ
em cao nhất thế giới, 34% nạn nhân bị xâm hại tình dục là dưới 12 tuổi;

Tại Ấn Độ, từ năm 2001 - 2011, có 48.000 vụ hiếp dâm trẻ em được ghi
nhận tại quốc gia này, con số này đồng nghĩa với mức tăng 336% khi số vụ vào năm
2001 là 2,113 vụ, còn tới năm 2011, số vụ hiếp dâm trẻ em đã tăng lên tới 7,112 vụ.
Trong một nghiên cứu vào năm 2007 của chính phủ Ấn Độ với 12.500 trẻ em trên
tồn quốc, có khoảng 53% trong số đó là nạn nhân của xâm hại tình dục;
Tại Nam Phi, cứ 3 phút lại có một trẻ em bị xâm hại tình dục tại quốc gia này
[46]; Tại Hàn Quốc, bị cáo 57 tuổi hiếp dâm bé gái 8 tuổi vào năm 2008 đã gây
chấn động Hàn Quốc, đến năm 2012 tiếp tục vụ bị cáo 23 tuổi hiếp dâm bé 7 tuổi
buộc Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak đã lên tiếng xin lỗi cả nước [43].
Theo thống kê của Hiệp hội Quốc gia Phịng chống Bạo hành trẻ em
(NSPCC), độ tuổi trung bình của trẻ em bị xâm hại tình dục là 9 tuổi. Cứ 4 bé gái
thì có 1 bé bị xâm hại tình dục, 6 bé trai thì có 1 bé bị xâm hại tình dục. Vấn nạn
này có xu hướng gia tăng đối với trẻ em nam. Đáng chú ý, 93% thủ phạm có mối
quan hệ quen biết với nạn nhân, trong đó 47% kẻ xâm hại là họ hàng, người trong
gia đình nạn nhân [44].
1.1.2.Những nghiên cứu tại Việt Nam:
Ở Việt Nam, vấn đề đưa chương trình giáo dục giới tính cho học sinh vào
chính khóa đã được nhắc đi nhắc lại trong nhiều năm qua, nhưng ngành giáo dục
vẫn chưa có những "động thái" cần thiết để thực hiện yêu cầu trên. Những giờ học
về giới tính ở các trường học cịn rất hiếm hoi, chỉ có khoảng 0.3% trường Trung
học phổ thơng có đưa GDGT vào giảng dạy cho học sinh, dẫn đến số liệu đáng
buồn là trung bình mỗi năm có khoảng 300.000 ca nạo hút thai ở độ tuổi 15-19,

11


trong đó 80-90% là học sinh, sinh viên, Việt Nam là nước có tỷ lệ nạo phá thai ở
tuổi vị thành niên cao nhất Đông Nam Á và xếp thứ 5 thế giới [8]
Trong gia đình, ít bậc cha mẹ nào giảng giải cho con cái mình những kiến
thức về giới tính, tình dục. Chính vì thế mà giới trẻ phải tìm hiểu những điều đó từ

sách báo, mạng Internet, phim ảnh và cả những kênh khơng chính thống…và tất
nhiên bằng những hình thức đó các em sẽ tiếp cận luôn cả những vấn đề không phù
hợp lứa tuổi,
Vài năm trở lại đây, các chương trình GDGT được dành cho học sinh Trung
học cơ sở đã được tổ chức nhiều hơn ở các thành phố, học sinh nữ được biết thêm
về các mối quan hệ tình cảm, các thay đổi trên cơ thể tuổi dậy thì và hiện
tượng kinh nguyệt. Các chương trình cũng cung cấp cho học sinh sổ tay và mẫu sản
phẩm.
Theo kết quả điều tra quốc gia về Vị thành niên và Thanh niên Việt Nam (tên
viết tắt tiếng Anh là SAVy) là cuộc điều tra lớn nhất và toàn diện nhất về thanh
thiếu niên Việt Nam. SAVy 1 đã được tiến hành vào năm 2003 và SAVy2 được
thực hiện năm 2008. Mẫu điều tra của SAVy 2 bao phủ 63 tỉnh, với 10.044 thanh
thiếu niên tham gia cuộc điều tra, khi thanh thiếu niên được hỏi có chia sẻ với người
khác về nhiều vấn đề của tuổi dậy thì như: tình yêu, với các chủ đề khác như thai
nghén, kế hoạch hố gia đình, tình dục, hôn nhân..kết quả cha mẹ là những người
đầu tiên thanh thiếu niên chia sẻ, chiếm tỷ lệ cao nhất (45%), Từ lâu, các chuyên
gia về giáo dục giới tính đã coi gia đình là mơi trường có ảnh hưởng đến sự hình
thành nhân cách theo kỳ vọng của xã hội và cung cấp những hiểu biết về sinh lý
sinh sản cho VTN. Khơng ai có thể làm tốt hơn người mẹ trong việc giúp con gái
hiểu biết về sự phát triển thể chất, cơ chế kinh nguyệt và cả những vấn đề về văn
hoá ứng xử, giao tiếp. Và người bố cũng có thuận lợi hơn người mẹ khi con trai đến
tuổi dậy thì và gặp những vấn đề về giới tính [6]…
Kiến thức của VTN về KHHGĐ và tránh thai là một trong những nội dung
quan trọng của chăm sóc SKSS VTN. Khi được hỏi làm thế nào để tránh khơng bị
có thai, có gần 70% thanh niên và VTN trả lời “hãy dùng BPTT”, gần 20% cho rằng

12


nên “tránh quan hệ tình dục” [11], … Những nghiên cứu nói trên cũng thấy có đến

gần 25% thanh niên và vị thành niên không biết làm thế nào để tránh có thai ngồi ý
muốn. Điều này cho thấy có nhiều thanh niên và vị thành niên không hiểu biết cơ
chế sinh sản. Trong đó, các em nam biết ít hơn các em nữ [12]; Trong một giáo
trình về SKSS.. do Trường Đại học sư phạm Hà nội xuất bản, các tác giả cho biết cứ
100 đám cưới ở An Giang thì có tới 23 đám cả cơ dâu và chú rễ chưa đến tuổi được
phép kết hơn; cịn ở Phú n, có 182 đám mà cơ dâu mới 13 - 14 tuổi [8]; Đỗ Thị
Bích Loan với bài viết “GDGT, SKSS VTN, một vấn đề cần được quan tâm”cho
rằng từ những con số thống kê chưa đầy đủ, các chun gia ước tính có 30% trên
tổng số các ca nạo phá thai hàng năm ở độ tuổi VTN [14]; Theo kết quả khảo sát
của Mensch. B và các cộng sự, chỉ có 13% các em VTN nam và 7% nữ trả lời đúng
thời gian dễ thụ thai nhất, có 20% VTN không thể kể tên được một bệnh lây truyền
qua đường tình dục, 10% chưa bao giời nghe nói đến HIV/AIDS [17]; còn trong
nghiên cứu của Chu Xuân Việt mặc dù phần đơng VTN đã nghe nói tới các biện
pháp tránh thai song có tới hơn 80% khơng biết sử dụng các biện pháp này, kể cả
đối với bao cao su [32].
Bài nghiên cứu '' Sức khỏe sinh sản thanh thiếu niên Việt Nam '' nằm trong
chương trình điều tra ban đầu của RHIYA ( Sáng kiến sức khỏe thanh thiếu niên
châu Á ) do Nguyễn Thị Thiềng, Lưu Bích Ngọc thực hiện, đã chỉ ra những sai lầm
trong kiến thức về giới tính nói chung và SKSS nói riêng. Đề tài được thực hiện vào
năm 2006, với đối tượng là thanh thiếu niên ở độ tuổi từ 15-20. Kết quả nghiên cứu
cho thấy rằng các kiến thức hợp về SKSS - tình dục, tránh thai và các bệnh liên
quan đến đường tình dục chỉ được xác định ở mức biết ban đầu, chỉ có 21% thanh
thiếu niên được đánh giá là có kiến thức này. Trong đó, kiến thức về sinh sản và
phòng tránh thai được đánh giá là kém nhất trong các kiến thức về SKSS, chỉ có
46.7% thanh thiếu niên có kiến thức đúng về sinh sản [40]
Bài viết “Tại sao cần giáo dục giới tính cho lứa tuổi vị thành niên” của trang
cẩm nang sức khỏe cũng đã nêu rõ một số nguyên nhân để chứng minh rằng việc
giáo dục kiến thức giới tính ở độ tuổi vị thành niên là rất quan trọng. Trong bài viết

13



này tác giả cũng đã đưa ra những con số cụ thể của việc trẻ không được GDGT
như: “Việt Nam là nước đứng thứ 5 thế giới về tình trạng nạo phá thai ở tuổi vị
thành niên. Theo số liệu của Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, tỷ lệ trẻ vị thành niên có
thai trong tổng số người mang thai tăng liên tục qua các năm: Năm 2010 là 2,9%,
năm 2011 là 3,1% và đến năm 2012 là 3,2% tương ứng với tỷ lệ phá thai ở lứa tuổi
này là 2,2% năm 2010, 2,4% năm 2011 và 2,3% năm 2012.” [36]
Đào Thị Vân Anh thuộc trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Phổ thơng cũng đã
có bài viết “Cha mẹ với việc GDGT trong gia đình” [37], tác giả đã đưa ra những
dẫn chứng cụ thể cần thiết về việc GDGT cho trẻ, những nguyên nhân khách quan
và chủ quan, hậu quả của việc GDGT không đúng cách. Tác giả cũng đã nói rằng:
“GDGT thật ra có mục đích duy nhất là chuẩn bị cho con cái một tâm lý phù hợp
nhất trong cuộc sống yêu đương để rồi có một đời sống tình dục thực sự hài lịng,
thực sự hạnh phúc trong quan hệ vợ chồng sau này. Bài viết “GDGT và thái độ của
người lớn” của Thụy Anh đăng trên website Tuoitre.vn. Bài viết đã cho chúng ta
thấy, ngay từ khi cịn rất nhỏ trẻ đã có những thắc mắc, tị mị về vấn đề giới tính
thơng qua các câu được đặt ra cho bố mẹ. Đó chính là những tìm hiểu đầu tiên về
giới tính chính đáng cần được bố mẹ giải đáp rõ ràng, khéo léo, dễ hiểu chứ không
phải lảng tránh hoặc lờ đi [38]..
Một bài viết thuộc bản quyền của viện Xã hội học của tác giả Nguyễn Thị Tố
Quyên viết về vấn đề “Giáo dục giới tính cho trẻ em trong gia đình”. Tác giả đã đề
cập đến nhiều nguyên nhân dẫn đến việc trẻ em không được GDGT từ cha mẹ, nhà
trường do tâm lý ngại ngùng nên họ sẽ im lặng trước các câu hỏi liên quan tới giới
tính [21]..
Trang vinaresearch.net đã có một khảo sát dựa trên nhóm đáp viên trực tuyến
Vinaresearch về vấn đề “GDGT cho trẻ”. Ở đây trang đã khảo sát trực tuyến các bậc
cha mẹ độ tuổi từ độ tuổi 20 với 862 mẫu hợp lệ và cho ra các kết quả, số liệu cụ thể
rõ ràng và chi tiết, mẫu nghên cứu cũng đã cho thấy được rằng các bậc phụ huynh
chỉ thỉnh thoảng hay lúc con cái thắc mắc về vấn đề giới tính mới bày tỏ, nói cho

con hiểu nhưng mà vẫn khơng giải thích tỉ mỉ cho con cái, nhưng giải thích cũng chỉ

14


×