Tải bản đầy đủ (.pdf) (159 trang)

Phân tích lợi ích chi phí dự án đầu tư tuyến đường đt 850 kết nối du lịch nông nghiệp tỉnh đồng tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.69 MB, 159 trang )

TÓM TẮT
Dự án đầu tư tuyến đường ĐT.850 kết nối du lịch – nông nghiệp tỉnh Đồng
Tháp, được UBND tỉnh phê duyệt theo Quyết định số 1259/QĐ-UBND.HC ngày
31/10/2016. Tuy nhiên, cho đến nay Dự án vẫn chưa được hoàn chỉnh. Là người trong
ngành xây dựng, tác giả nghiên cứu đề tài với mục tiêu đánh giá tính khả thi của dự
án nhằm kiến nghị chính sách đến chính quyền địa phương.
Đề tài nghiên cứu dựa vào phân tích tài chính trên quan điểm tổng đầu tư (TIP),
đồng thời phân tích tính hiệu quả về mặt kinh tế và xã hội. Theo mơ hình cơ sở, dự
án có tổng mức đầu tư danh nghĩa là 478,633 tỉ VNĐ, trong đó 33% chi từ ngân sách
trung ương, còn lại 67 % là đóng góp từ ngân sách của địa phương và huy động từ
các nguồn vốn hợp pháp khác.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, dự án không khả thi về mặt tài chính, do NPVf
= -292,621 tỷ VNĐ, phân tích độ nhạy 1 và 2 chiều cũng chỉ rõ dự án hoàn tồn khơng
khả thi khi thay đổi các biến quan trọng theo hướng có lợi. Do đó, đề tài thiết kế 3
kịch bản tăng lưu lượng phương tiện của dự án lũy tiến đều mỗi năm so với mơ hình
cơ sở tuần tự là 10 %, 15 % và 20 %, kết quả thu được tại kịch bản 3 khi mức tăng
lũy tiến cao nhất là 20 % thì NPVf vẫn có kết quả -192,203 tỷ VNĐ, trong khi các
biến quan trọng vẫn thay đổi theo hướng có lợi.
Tuy nhiên, về mặt kinh tế, dự án có hiệu quả theo mơ hình cơ sở do NPVe =
792,278 tỷ VNĐ và IRRe = 14,04%, cùng với việc tiết kiệm chi phí vận hành và giá
trị thời gian, đây là hai yếu tố chính tạo ra lợi ích kinh tế. Dự án cũng tạo ra giá trị
ngoại tác là 1.063,906 tỷ đồng, giá trị này sẽ được phân phối cho các đối tượng liên
quan đến dự án như phương tiện vận chuyển vật tư nơng nghiệp, nơng sản, thủy sản,
hàng hóa hoặc du khách đến tham quan, du lịch tại địa phương.
Đây là cơ sở để tác giả đề xuất với chính quyền Đồng Tháp định hướng triển
khai đồng bộ các dự án du lịch - nông nghiệp tương tự trên địa bàn tỉnh, đồng thời
phải có chiến lược kết nối các dự án này với nhau. Ngoài ra, cần bổ sung các sản
phẩm phù hợp với xu hướng hiện nay của du khách trong nước và Quốc tế như bổ
sung hệ thống tuyến du lịch tâm linh - lễ hội để thu hút du khách, nhằm khai thác hết
tiềm năng và kỳ vọng của tỉnh đối với dự án này.
xii




SUMMARY
Investment project on DT.850 route connecting tourism - agriculture in Dong
Thap province, approved by the Provincial People's Committee under Decision No.
1259/QD-UBND.HC dated October 31, 2016. However, so far the project has not
been completed. As a person in the construction industry, the author researches the
topic with the aim of assessing the feasibility of the project in order to propose
policies to local authorities.
The research topic is based on financial analysis from the point of view of total
investment (TIP), and analyzes the economic and social efficiency. According to the
baseline model, the project has a total nominal investment of 478,633 billion VND,
of which 33% is spent on the central budget, the remaining 67% is contributed from
the local budget and mobilized from sources of other legal capital.
The research results show that the project is not financially viable, because
NPVf = -292,621 billion VND, 1 and 2-dimensional sensitivity analysis also shows
that the project is completely unfeasible when changing important variables in a
beneficial way. Therefore, the thesis design 3 scenarios to increase the project's
vehicle traffic incrementally each year compared with the sequential baseline model
of 10%, 15% and 20%, the results obtained in scenario 3 when the highest progressive
growth rate is 20%, the NPVf still has -192,203 billion VND, while the important
variables still change in the direction of benefit.
However, in terms of economy, the project is efficient under the baseline
model because NPVe = 792,278 billion VND and IRRe = 14.04%, along with savings
in operating costs and time value, these are two main factors that generate economic
benefits. The project also creates an external value of 1,063,906 billion VND, which
will be distributed to project-related objects such as vehicles for transporting
agricultural materials, agricultural products, aquatic products, and goods or tourists
to visit and travel locally.
This is the basis for the author to propose to the Dong Thap authorities the

orientation to synchronously deploy similar tourism - agricultural projects in the
province, and at the same time there must be a strategy to connect these projects with
together. In addition, it is necessary to add products in line with the current trends of
domestic and international tourists, such as adding a system of spiritual tourism festivals routes to attract tourists, in order to exploit the full potential and the
province's expectations for this project.
xiii


MỤC LỤC
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI ............................................................................................ i
BIÊN BẢN CHẤM LUẬN VĂN......................................................................................... ii
LÝ LỊCH KHOA HỌC .................................................................................................... viii
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................. x
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................................... xi
TÓM TẮT ........................................................................................................................... xii
SUMMARY ....................................................................................................................... xiii
MỤC LỤC ......................................................................................................................... xiv
DANH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................................... xviii
DANH SÁCH CÁC BẢNG .............................................................................................. xix
DANH SÁCH CÁC HÌNH ................................................................................................ xx
PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................................... 1

1. Lý do nghiên cứu ........................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 2
3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 3
4. Các cơng trình nghiên cứu có liên quan ......................................................... 3
4.1

Các cơng trình nghiên cứu phương pháp CBA (lý thuyết) ................. 3


4.2

Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn ................... 5

5. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................ 8
6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................. 8
7. Ý nghĩa và hạn chế của đề tài nghiên cứu ..................................................... 9
8. Bố cục của đề tài nghiên cứu ....................................................................... 10
Chương 1 TỔNG QUAN DỰ ÁN ĐẦU TƯ TUYẾN ĐƯỜNG ĐT.850 KẾT NỐI DU
LỊCH - NÔNG NGHIỆP TỈNH ĐỒNG THÁP ............................................................... 11

1.1 Bối cảnh kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Tháp. ............................................ 11
1.1.1 Điều kiện tự nhiên của tỉnh Đồng Tháp ............................................ 11
1.1.2 Hiện trạng kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Tháp ...................................... 12
1.1.3 Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Tháp đến năm
2020 và những năm tiếp theo. ........................................................... 14
xiv


1.2 Hiện trạng phát triển giao thông tỉnh Đồng Tháp ........................................ 19
1.2.1 Tổng thể hiện trạng hệ thống giao thông tỉnh Đồng Tháp ................ 19
1.2.2 Hiện trạng tuyến đường thuộc dự án ................................................. 24
1.3 Tổng quan về dự án đầu tư tuyến đường ĐT.850 kết nối du lịch – nông nghiệp
tỉnh Đồng Tháp ............................................................................................ 26
1.3.1 Giới thiệu chung về dự án ................................................................. 26
1.3.2 Các cơ sở pháp lý triển khai dự án .................................................... 27
1.3.3 Địa điểm xây dựng và quy mô của dự án.......................................... 28
1.3.4 Các tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng của dự án....................................... 29
1.3.5 Nguồn vốn và tiến độ thực hiện của dự án........................................ 31
Kết luận chương 1 .............................................................................................. 31

Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÁT TRIỂN DỰ ÁN GIAO THÔNG KẾT NỐI DU
LỊCH - NÔNG NGHIỆP THEO PHÂN TÍCH LỢI ÍCH – CHI PHÍ .......................... 33

2.1 Phát triển dự án giao thông tại Việt Nam .................................................... 33
2.1.1 Hệ thống giao thông .......................................................................... 33
2.1.2 Phát triển dự án giao thông ............................................................... 34
2.1.3 Ứng dụng công nghệ mới, vật liệu mới vào phát triển dự án giao thông
........................................................................................................... 37
2.1.4 Các yếu tố tác động của dự án giao thông ........................................ 38
2.1.5 Định hướng phát triển dự án giao thông ........................................... 41
2.2 Mơ hình phát triển dự án giao thơng theo phân tích lợi ích chi phí. ............ 43
2.2.1 Cơ sở lý luận về phân tích lợi ích – chi phí ...................................... 43
2.2.2 Lịch sử hình thành ............................................................................. 43
2.2.3 Ý nghĩa của phân tích lợi ích – chi phí ............................................. 45
2.3 Thực nghiệm các mơ hình dự án giao thơng kết nối du lịch - nơng nghiệp
theo phân tích lợi ích – chi phí. .................................................................... 45
2.3.1 Trong nước ........................................................................................ 45
2.3.2 Ngoài nước ........................................................................................ 50
2.3.3 Bài học kinh nghiệm rút ra cho đề tài nghiên cứu ............................ 55
xv


2.4 Xây dựng mơ hình phân tích lợi ích - chi phí dự án giao thơng kết nối du lịch
- nơng nghiệp ............................................................................................... 55
2.4.1 Thiết kế mơ hình ............................................................................... 55
2.4.2 Quy trình phân tích lợi ích – chi phí ................................................. 56
2.4.3 Khung phân tích ................................................................................ 57
2.4.4 Kế hoạch phân tích ............................................................................ 59
Kết luận chương 2 .............................................................................................. 64
Chương 3 PHÂN TÍCH LỢI ÍCH - CHI PHÍ DỰ ÁN ĐẦU TƯ TUYẾN ĐƯỜNG

ĐT.850 KẾT NỐI DU LỊCH - NÔNG NGHIỆP TỈNH ĐỒNG THÁP VỀ MẶT TÀI
CHÍNH ................................................................................................................................ 65

3.1 Các giả định và thơng số mơ hình cơ sở của dự án...................................... 65
3.1.1 Thời điểm phân tích và đồng tiền sử dụng ........................................ 65
3.1.2 Phạm vi phân tích .............................................................................. 65
3.1.3 Thơng số vận hành và khai thác của dự án ....................................... 65
3.1.4 Doanh thu tài chính của dự án........................................................... 68
3.1.5 Chi phí tài chính dự án ...................................................................... 69
3.1.6 Khấu hao tài sản ................................................................................ 71
3.1.7 Vốn lưu động..................................................................................... 72
3.1.8 Chi phí sử dụng vốn .......................................................................... 72
3.1.9 Các khoản thuế và ưu đãi .................................................................. 73
3.2 Kết quả phân tích mơ hình cơ sở của dự án ................................................. 73
3.3 Phân tích rủi ro của dự án ............................................................................ 74
3.3.1 Phân tích độ nhạy 1 chiều ................................................................. 74
3.3.2 Phân tích độ nhạy 2 chiều ................................................................. 76
3.3.3 Phân tích tình huống ......................................................................... 78
3.3.4 Phân tích mơ phỏng Monte Carlo ..................................................... 79
3.4 Nhận định ..................................................................................................... 80
Kết luận chương 3 .............................................................................................. 80

xvi


Chương 4 PHÂN TÍCH LỢI ÍCH – CHI PHÍ DỰ ÁN ĐẦU TƯ TUYẾN ĐƯỜNG
ĐT.850 KẾT NỐI DU LỊCH - NÔNG NGHIỆP TỈNH ĐỒNG THÁP VỀ MẶT KINH
TẾ - XÃ HỘI ...................................................................................................................... 81

4.1 Các giả định và thông số mô hình cơ sở của dự án...................................... 81

4.1.1 Thời gian phân tích ........................................................................... 81
4.1.2 Suất chiết khấu kinh tế ...................................................................... 81
4.2 Xác định hệ số chuyển đổi giá tài chính sang giá kinh tế - CF .................... 82
4.2.1 Xác định lợi ích kinh tế của dự án .................................................... 82
4.2.2 Xác định hệ số chuyển đổi chi phí kinh tế (CF) ............................... 87
4.3 Kết quả phân tích kinh tế của dự án ............................................................. 90
4.4 Phân tích rủi ro ............................................................................................. 90
4.4.1 Phân tích mơ phỏng Monte Carlo ..................................................... 90
4.4.2 Phân tích phân phối ........................................................................... 92
4.5 Nhận định ..................................................................................................... 92
Kết luận Chương 4 ............................................................................................. 93
Chương 5 KẾT LUẬN NGHIÊN CỨU VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ............................ 94

5.1 Khảo sát ý kiến của các bên có liên quan .................................................... 94
5.1.1 Sự thay đổi về cơng nghệ của dự án ................................................. 94
5.1.2 Sự thay đổi về chủ trương, chính sách của Nhà nước....................... 94
5.1.3 Những vấn đề thay đổi khác ............................................................. 95
5.2 Kết luận nghiên cứu ..................................................................................... 96
5.3 Một số kiến nghị .......................................................................................... 97
5.3.1 Kiến nghị chung ................................................................................ 97
5.3.2 Kiến nghị với các đơn vị quản lý vận hành dự án............................. 97
5.3.3 Kiến nghị đối với UBND Tỉnh Đồng Tháp ...................................... 98
5.3.4 Một số đề xuất về quản lý và khai thác dự án ................................... 99
PHẦN KẾT LUẬN .......................................................................................................... 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 101
PHỤ LỤC.......................................................................................................................... 105
xvii


DANH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CBA:

Phân tích lợi ích - chi phí

ĐBSCL:

Đồng bằng sơng cữu long

CPI:

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

ĐT:

Đường tỉnh

CĐT:

Chủ đầu tư

NN:

Nhà nước

NSNN:

Ngân sách nhà nước

RAMSA:


Công ước về các vùng đất ngập nước

KT - XH:

Kinh tế - Xã hội

AS - XH

An sinh - Xã hội

OECD:

Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế

ODA:

Hỗ trợ phát triển chính thức

ADB:

Ngân hàng phát triển Châu Á

XDCB:

Xây dựng cơ bản

WB:

Ngân hàng thế giới


CIEM:

Viện nghiên cu quản lý kinh tế trung ương

PMRC:

Ban nghiên cứu của thủ tướng

GTZ:

Tổ chức hợp tác kỹ thuật Đức

ĐH:

Đại học

VNĐ

Việt Nam đồng

TSCĐ

Tài sản có định

WACC

Chi phí vốn tài chính

EOCK


Chi phí vốn kinh tế

PCU

Hệ số chuyển đổi các loại xe về xe con

FIR

Vùng thông tin bay

ICAO

Tổ chức hàng không dân dụng Quốc tế

OCOP

Chương trình mỗi xã một sản phẩm
xviii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Các mục tiệu cụ thể về kinh tế ..................................................................16
Bảng 1.2 Thống kê hiện trạng các cầu trên tuyến ĐT.850 .......................................24
Bảng 1.3 Danh sách các cầu được xây dựng mới .....................................................29
Bảng 1.4 Các tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng trong dự án ............................................30
Bảng 1.5 Tổng mức đầu tư của dự án .......................................................................31
Bảng 1.6 Tiến độ thực hiện của dự án ......................................................................31
Bảng 3.1 Số lượng phương tiện đi vào tuyến đường của dự án năm 2020 và 2021 66
Bảng 3.2 Số lượng phương tiện đi vào tuyến đường của dự án ...............................67
Bảng 3.3 Mức thu phí bình quân đối với các phương tiện năm 2021 ......................68

Bảng 3.4 Tỷ lệ phân bổ chi phí đầu tư dự án qua các năm .......................................69
Bảng 3.5 Chi phí đầu tư trạm thu phí .......................................................................70
Bảng 3.6 Kết quả phân tích tài chính ........................................................................73
Bảng 3.7 Ảnh hưởng của lưu lượng phương tiện đến hiệu quả tài chính .................75
Bảng 3.8 Ảnh hưởng của chi phí quản lý đến hiệu quả tài chính .............................76
Bảng 3.9 Ảnh hưởng của chi phí bảo dưỡng, duy tu đến hiệu quả tài chính ...........76
Bảng 3.10 Kết quả phân tích độ nhạy giữa lưu lượng phương tiện và chi phí quản lý
...................................................................................................................................77
Bảng 3.11 Kết quả phân tích độ nhạy lưu lượng phương tiện và chi phí bảo dưỡng,
duy tu .........................................................................................................................77
Bảng 3.12 Kết quả phân tích tình huống ..................................................................78
Bảng 4.1 Bảng hệ số quy đổi từ xe các loại ra xe con ..............................................84
Bảng 4.2 Các hệ số chuyển đổi chi phí kinh tế của dự án ........................................89
Bảng 4.3 Kết quả phân tích kinh tế của dự án ..........................................................90
Bảng 4.4 Ngoại tác của dự án ...................................................................................92

xix


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 1.1 Bản đồ tỉnh Đồng Tháp .............................................................................11
Hình 1.2 Cầu Vàm Cống ..........................................................................................13
Hình 1.3 Hiện trạng một số cầu trên tuyến...............................................................25
Hình 2.1 CBA và quá trình hoạch định chính sách ..................................................56
Hình 2.2 Lợi ích của phương tiện đi qua tuyến đường ĐT.850 khi có dự án ..........58
Hình 2.3 Lợi ích của những đối tượng đi qua tuyến đường ĐT.850 khi có dự án ...58
Hình 3.1 Biểu đồ ngân lưu tài chính của dự án ........................................................73
Hình 3.2 Kết quả phân tích mơ phỏng Monte Carlo của NPV tài chính ..................79
Hình 4.1 Biểu đồ ngân lưu kinh tế của dự án ...........................................................90
Hình 4.2 Kết quả phân tích mơ phỏng Monte Carlo của NPV kinh tế.....................91


xx


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu
Giao thông là hệ thống ống dẫn của các hoạt động của cuộc sống, được ví như
huyết mạch trong cơ thể con người. Hệ thống đường giao thông cung cấp quyền đi
lại của con người và nối kết giữa các vùng miền kinh tế khác nhau. Một hệ thống
đường giao thông được tổ chức tốt, thuận lợi, an tồn có ý nghĩa đóng góp quyết
định cho sự kích thích phát triển, tăng trưởng kinh tế, mang lại lợi ích xã hội, giúp
mọi người đều có cơ hội để học tập, giao lưu, hợp tác và nắm bắt các cơ hội trong
cuộc sống khác như cơng ăn, việc làm, y tế và giáo dục, góp phần giảm bớt đói
nghèo. Trong tất cả các tài sản giao thông công cộng, hệ thống cơ sở hạ tầng đường
bộ được xem là tài sản quan trọng nhất
Trong thời đại hội nhập, cùng với yêu cầu phát triển kinh tế theo hướng đa
dạng, phát triển giao thông là điều kiện cơ bản để tham gia có hiệu quả vào chuỗi giá
trị của các ngành kinh tế, các vùng kinh tế và nền kinh tế toàn cầu. Phát triển hệ
thống đường giao thơng cịn có ý nghĩa quan trọng hơn, đặc biệt đối với các quốc gia
đang phát triển như Việt Nam và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Đồng Tháp là một trong 13 tỉnh của vùng Đồng bằng sơng Cửu Long, nằm
giữa sơng Tiền và sơng Hậu, có đường biên giới quốc gia giáp với Campuchia với 4
cửa khẩu, đồng thời gắn kết với thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh trong khu vực
qua hệ thống đường quốc lộ. Với đặc thù là một vùng kinh tế sơng nước, có điều
kiện thổ nhưỡng, khí hậu đa dạng, có dân số 1,599 triệu người, phân bố trên 12 đơn
vị hành chính bao gồm 2 thành phố, 1 thị xã, 9 huyện, 10 thị trấn, 17 phường và 117
xã. Tuy còn khá trẻ đối với việc tham gia các hoạt động kinh tế trong nước và quốc
tế nhưng Đồng Tháp được đánh giá là một tỉnh giàu tiềm năng về sản vật và phát
triển du lịch.
Trong những năm qua, hệ thống giao thơng đã góp phần rất lớn cho cơng cuộc

khai phá, giúp Đồng Tháp vươn lên vị trí đứng đầu cả nước về diện tích và sản lượng
cá tra, xồi; đứng thứ 3 về diện tích và sản lượng lúa, là vùng trồng hoa nổi tiếng ở
khu vực ĐBSCL và có trên 30 sản phẩm nơng nghiệp đặc thù, phục vụ nhu cầu tiêu
thụ trong nước và xuất khẩu. Từ năm 2012 đến nay, Đồng Tháp vươn lên tốp xuất
1


sắc của Việt Nam về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (CPI) trong thu hút đầu tư,
hợp tác phát triển. Đồng Tháp được đánh giá là tỉnh có những đóng góp đáng kể cho
quốc gia trong lĩnh vực an ninh lương thực; xuất khẩu nông sản, thủy sản và các
ngành hàng khác. Gần đây Chính phủ chọn Đồng Tháp làm tỉnh tiên phong trong
việc xây dựng và thực hiện Đề án tái cơ cấu nông nghiệp làm mô hình thí điểm cho
khu vực đồng bằng sơng Cửu Long và cả nước về một số chính sách quan trọng. Qua
đó, tạo mối liên kết để mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế với Hà Lan, Nhật Bản, Hàn
Quốc và một số quốc gia phát triển khác trong việc đào tạo nhân lực, sử dụng công
nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, chế biến xuất khẩu. Điều này sẽ kéo theo nhu
cầu đầu tư của doanh nghiệp và nhu cầu tham quan, du lịch trong và ngoài nước. Tuy
nhiên, do hạ tầng giao thơng phục vụ vẫn cịn yếu kém, thiếu đồng bộ, khơng an tồn
và thuận lợi khiến các mục tiêu phát triển vẫn chưa tương xứng với tiềm năng hiện
có.
Tỉnh cũng đã sớm nhận thức được các mặt hạn chế này, nên gần đây đã chủ
trương đẩy mạnh vấn đề xây dựng, nâng cấp các trục giao thơng chính và các đường
nhánh kết nối trực tiếp đến các vùng sâu, xa, các khu công nghiệp. Tuy nhiên, dù đã
thực hiện được hơn 4 năm nhưng thực sự các dự án này vẫn chưa phát huy được hiệu
quả. Bên cạnh những nguyên nhân xác định được như chuyển biến nhanh về kinh tế
xã hội và môi trường, hầu hết các dự án chỉ tính hiệu quả theo từng bước, qua từng
giai đoạn, tính tốn giá trị thực khơng sát, cịn nhiều vấn đề cịn bỏ sót, đặc biệt về
quan điểm đầu tư, xác định hiệu quả, nhận dạng về lợi ích, phân phối,… Cần thiết
có một phương pháp đánh giá khoa học, tồn diện, sâu sắc hơn. Đó cũng là lý do tác
giả chọn đề tài “Phân tích lợi ích – chi phí dự án đầu tư tuyến đường ĐT 850 kết nối

du lịch - nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp” làm nội dung nghiên cứu để bảo vệ luận văn
tốt nghiệp Thạc sỹ.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu tổng qt: Thơng qua phân tích B/C nhằm đánh giá chính xác hiệu
quả, qua đó kiến nghị một số hàm ý chính sách để nâng cao tính khả thi của dự án,
đáp ứng được yêu cầu mục tiêu phát triển lâu dài của tỉnh Đồng Tháp.
2


- Mục tiêu cụ thể:
+ Phân tích lợi ích chi phí, đánh giá hiệu quả về mặt tài chính.
+ Phân tích lợi ích chi phí, đánh giá hiệu quả về mặt kinh tế.
+ Phân tích lợi ích chi phí, đánh giá hiệu quả về mặt xã hội và môi trường.
+ Phân tích rủi ro, xác định tính khả thi của dự án.
3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận, đề tài sử dụng phương pháp luận logic, biện chứng và lịch
sử.
- Phương pháp xử lý dữ liệu, đề tài sử dụng số liệu sơ cấp và số liệu thứ cấp
cụ thể như sau:
+ Đối với số liệu sơ cấp, sử dụng mơ hình thu thập thơng tin theo phương pháp
phi thực nghiệm, dựa vào quan sát thực tế, phương pháp chuyên gia hay phỏng vấn
và phương pháp trắc nghiệm dùng câu hỏi đóng.
+ Đối với số liệu thứ cấp, sử dụng mơ hình tiếp cận thơng tin theo phương
pháp nghiên cứu thư viện và phương pháp so sánh.
- Phương pháp phân tích, sử dụng chủ yếu là phương pháp thống kê định tính
như thống kê mơ tả, thống kê tổng hợp, thống kê phân tích, thống kê suy diễn.
- Phương pháp đánh giá, sử dụng phương pháp chuyên biệt là phân tích B/C,
kèm theo các phương pháp phỏng vấn, phương pháp chuyên gia, phương pháp dự
báo, phương pháp ma trận…
4. Các cơng trình nghiên cứu có liên quan

4.1 Các cơng trình nghiên cứu phương pháp CBA (lý thuyết)
Trên thế giới
Nghiên cứu và tài liệu hướng dẫn về sử dụng CBA rất phổ biến trên thế giới,
có rất nhiều cơng trình nghiên cứu, bài báo, sách đã được xuất bản bàn về CBA, có
thể kể đến như:
3


Sinden và Thampapillai (1995), với tác phẩm “Introduction to benefit-cost
analysis”, nghiên cứu tính mong muốn kinh tế của các lựa chọn thay thế, được áp
dụng thường xuyên cho các dự án, chương trình và chính sách trong nhiều lĩnh vực,
bao gồm quản lý môi trường, nông nghiệp, giao thông, lâm nghiệp, tài nguyên nước,
y tế và phát triển đô thị;
Allen & Richard (2006), với tác phẩm “A primer for Benefit – cost analysis”,
đưa ra các chỉ dẫn rõ ràng và tương đối đơn giản cho việc tiến hành một cách chuẩn
xác các phân tích CBA đối với các dự án đã và đang được đề xuất triển khai, thơng
qua tóm lược những điểm quan trọng nhất của một nghiên cứu CBA, với những kỹ
thuật được phác thảo đơn giản, dễ vận dụng.
Gelsomina và các cộng sự (2015), với tác phẩm “Guide to cost – benefit
analysis of investment projects”, minh họa các nguyên tắc và quy tắc chung để áp
dụng CBA vào thực tiễn của các ngành khác nhau, liên quan đến nhiều đối tượng
người dùng. Bằng cách làm rõ các khía cạnh của CBA dành riêng cho từng lĩnh vực,
chẳng hạn như chi phí và lợi ích kinh tế điển hình, phương pháp đánh giá, thời gian
tham khảo….
Tại các trường Đại học trên thế giới, phân tích CBA là mơn học bắt buộc đối
với sinh viên ngành kinh tế, ở Đại học New England, mơn học này có tên và mã số
là: Benefit – Cost Analysis 303-1.
Tại Việt Nam
Phân tích B/C vẫn còn khá xa lạ, việc ứng dụng CBA trong các cơng trình
nghiên cứu vẫn cịn khá hạn chế, tuy nhiên cũng có thể kể đến như:

Đối với các nhà làm chính sách trước năm 2008, mới chỉ có một số nghiên cứu
của Bộ Tư pháp, Ban Nghiên cứu của Thủ tướng (PMRC), Viện Nghiên cứu quản lý
kinh tế Trung ương, Tổ chức Hợp tác Kỹ thuật Đức (GTZ) áp dụng CBA (Theo Trung
tâm thông tin và dự báo KT – XH).
Trong giới nghiên cứu học thuật, nhiều trường hiện vẫn chưa đưa mơn Phân
tích lợi ích – chi phí vào chương trình giảng dạy, tài liệu tham khảo chính thức chưa
4


nhiều, ngoại trừ trường Đại học Tài Nguyên Môi trường và trường Đại học Kinh tế
Thành phố Hồ Chí Minh đã chính thức đưa vào chương trình giảng dạy cho sinh viên
với cuốn “Nhập mơn phân tích lợi ích – chi phí” của Trần Võ Hùng Sơn (2003), được
biên dịch từ cuốn “Introduction to benefit-cost analysis” của JA Sinden và DJ
Thampapillai, Giáo sư Đại học New England (Austradia).
Tài liệu nghiên cứu về lợi ích - chi phí ở Việt Nam hiện nay chủ yếu là các
giáo trình hướng dẫn, như: “Giáo trình phân tích chi phí – lợi ích” của Phạm Thị
Bích Thủy (2015), giới thiệu về các khái niệm cơ bản; cách phân biệt giữa phân tích
B/C theo quan điểm tư nhân và theo quan điểm xã hội; cách xây dựng dịng tiền tài
chính và dịng tiền kinh tế của một dự án; cách xác định giá trị tiền tệ theo thời gian
và các tiêu chí đánh giá dự án; cách ước lượng giá ẩn của các lợi ích và chi phí có thị
trường, giá trị kinh tế của các lợi ích và chi phí phi thị trường liên quan đến dự án;
các kỹ thuật phân tích rủi ro (định lượng); cách viết báo cáo phân tích lợi ích chi phí
của một dự án đầu tư.
Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright khá quan tâm đến hướng dẫn phân
tích chi phí – lợi ích cho các quyết định đầu tư trong môn học Thẩm định đầu tư công,
để xác định chi phí tài chính của vốn đến việc xây dựng ngân lưu, ước tính chi phí và
lợi ích kinh tế của các dự án phát triển, bao gồm đánh giá tác động đối với các bên
liên quan cả về tài chính và kinh tế, thậm chí cả chính trị.
4.2


Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn

Các dự án đầu tư cơng đóng vai trị hết sức quan trọng trong quá trình xây
dựng và phát triển kinh tế xã hội của mỗi Quốc gia, đặc biệt là trong các lĩnh giao
thông vận tải, nông nghiệp, dịch vụ du lịch… Chính vì vậy các nhà nghiên cứu trong
và ngoài nước đã quan tâm nhiều đến việc sử dụng CBA để phân tích và đưa ra quyết
định lựa chọn những phương án sử dụng nguồn lực tốt nhất để thực hiện dự án nhằm
mang lại lợi ích về mặt kinh tế xã hội là tối ưu nhất. Tuy nhiên, vận dụng CBA để
phân tích về một dự án hệ thống giao thông kết nối với hạ tầng du lịch và nơng nghiệp
thì chưa được thực hiện.

5


Trên Thế giới
- Cameron Gordon (2013), với đề tài “Applying Benefit-Cost Analysis to
Intelligent Transportation Systems (ITS) and the Australian context”. Đề tài cho thấy
việc sử dụng hệ thống giao thông thông minh là một cách để giảm bớt tắc nghẽn giao
thơng, tăng tính an tồn, cải thiện chất lượng mơi trường và loại bỏ nhu cầu xây dựng
đường mới hoặc khả năng vận chuyển bằng cách sử dụng năng lực hiện có hiệu quả
hơn, tuy nhiên tác giả cũng chỉ ra việc đo lường và phân tích thực tế về tổng chi phí
và tổng lợi ích của ITS hiếm khi được thực hiện, mặc dù ITS có thể cần một số vốn
đáng kể và đầu tư hoạt động liên tục. Từ đó thảo luận về cách áp dụng phương pháp
chi phí lợi ích cho một dự án ITS chung chung và khám phá cách phân tích chi phí
lợi ích của ITS tại các thành phố thủ đơ của Úc có thể tiến hành đúng đắn, giá trị của
đề tài này là nó cung cấp một ví dụ về cách phân tích chi phí lợi ích của ITS có thể
được tiếp cận và khám phá ban đầu về khả năng ứng dụng của nó trong các khu vực
đơ thị lớn của Úc.
- Hanna Hüging, Kain Glensor, Oliver Lah (2013), với đề tài “Methodologies
for cost-benefit and impact analyses in urban transport innovations”, thực hiện theo

chương trình TIDE (Triển khai đổi mới giao thơng ở châu Âu) được tài trợ bởi
Chương trình khung thứ bảy bởi Tổng cục nghiên cứu của Ủy ban EU. Kết quả nghiên
cứu cho thấy việc ứng dụng phân tích lợi ích chi phí trong việc đổi mới giao thông
đô thị tại các nước Châu Âu từ việc thay đổi cơ chế giá mới trong phí tắc nghẽn, phí
đậu xe, phí tích hợp cho các chuyến đi đa phương thức, đến việc quyết định di chuyển
bằng các phương tiện khơng có động cơ, hay sử dụng phương tiện chạy bằng điện.
Ngồi ra đề tài cịn so sánh việc sử dụng phân tích lợi ích chi phí (CBA) và phân tích
đa tiêu chí (MCA), mỗi phương pháp đều có những điểm mạnh và điểm yếu riêng.
Một trong những lợi thế chính của CBA là báo cáo dễ dàng về kết quả cụ thể và điểm
yếu là nguồn dữ liệu mở và rộng, ngược lại MCA có khả năng bao gồm cả tác động
định tính và định lượng, nhưng điểm yếu chính của phương pháp này là khả năng so
sánh kết quả bị hạn chế, đồng thời đề tài cũng đề cập một phần có liên quan đến việc
quản lý lưu lượng giao thông và hệ thống giao thông tiên tiến để hỗ trợ thông tin du
lịch.
6


Tại Việt Nam
Chỉ có một số ít đề tài luận văn nghiên cứu việc sử dụng CBA để phân tích các
dự án đầu tư công sau khai thác, để làm rõ hơn về lợi ích kinh tế xã hội mặt dù có dự
án cho thấy khơng khả thi về mặt tài chính, từ đó đưa ra một số kiến nghị về chính
sách và các giải pháp để đảm bảo tính khả thi về mặt tài chính có liên quan đến giao
thông vận tải, cung cấp nước sạch hay an sinh xã hội cho sinh viên có thể kể đến như:
- Trần Thị Thùy Linh (2010), với đề tài “Phân tích lợi ích - chi phí dự án Cầu
Vàm Cống”, mở rộng thêm các thơng tin về lợi ích tổng thể mà dự án tạo ra cho nền
kinh tế, đưa ra một số khuyến nghị chính sách kêu gọi sự hỗ trợ từ phía Chính Phủ để
dự án đảm bảo tính khả thi về mặt tài chính, tạo động lực cho các nhà tài trợ vốn vay
ODA sớm tiến hành giải ngân, để đảm bảo kịp thời nguồn vốn cho quá trình thực hiện
dự án nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất cho nền kinh tế.
- Nguyễn Hải Dương (2012), với đề tài “Phân tích lợi ích và chi phí dự án nâng

cấp, mở rộng hệ thống cấp nước thị xã Cửa Lị tỉnh Nghệ An”, chỉ ra được tính khả
thi về mặt tài chính, các lợi ích mang lại cho các đối tượng sử dụng nước sạch của dự
án, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người dân địa phương. Kết quả phân
tích khơng chỉ cho thấy mức lợi ích tương đối lớn mang lại cho chủ đầu tư, mà cả
chính quyền địa phương cũng được thụ hưởng thơng qua chính sách phân phối hợp
lý cho người dân có đất nằm trong dự án, tạo ra sự cơng bằng và đồng thuận cao trong
quá trình thực hiện dự án.
- Phan Thị Hương (2019), với đề tài “Sử dụng phương pháp phân tích lợi ích chi phí đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng khu ký túc xá sinh viên Đại học
Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh”. Nghiên cứu cho thấy dự án tuy khơng khả thi về
mặt tài chính nhưng mang lại hiệu quả về mặt kinh tế xã hội, nâng cao mức an sinh
xã hội cho cộng đồng, qua đó kiến nghị một số chính sách, chế độ đầu tư vào các dịch
vụ ký túc xá nhằm làm phong phú đời sống vật chất và tinh thần cho sinh viên, giảm
gánh nặng cho ngân sách nhà nước.

7


Nhìn chung, đề tài nghiên cứu áp dụng CBA để phân tích hậu kiểm đối với dự
án đầu tư cơng, đặc biệt đối với các dự án liên quan đến hệ thống cơng trình giao
thơng kết hợp kinh tế, chính trị, xã hội và du lịch vẫn là một hướng chưa được bàn
đến. Trên cơ sở kế thừa từ các kết quả nghiên cứu đi trước, đồng thời khai thác kinh
nghiệm đặc thù đối với các dự án mang tính kết nối tổng hợp đa dạng, tác giả chọn
đây là hướng nghiên cứu chính với câu hỏi nghiên cứu chủ yếu đặt ra là “để đánh giá
hiệu quả một dự án cơng có quy mơ lớn ảnh hưởng lâu dài thì có cần xem xét trên
quan điểm tồn xã hội và đa mục tiêu không?”
5. Câu hỏi nghiên cứu
Dự án hệ thống đường giao thơng kết nối có ý nghĩa như thế nào đối với sự
phát triển của tỉnh Đồng Tháp và đồng bằng sông Cửu long?
Nền tảng cơ sở lý luận để phân tích dự án đầu tư tuyến đường giao thông kết
nối cho phát triển du lịch - nơng nghiệp là gì?

Làm thế nào để biết được dự án đầu tư tuyến đường ĐT.850 kết nối du lịch nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp khả thi về mặt tài chính, kinh tế xã hội?
6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là dự án đầu tư xây dựng tuyến đường ĐT.850
kết nối du lịch - nông nghiệp của Tỉnh Đồng Tháp đã và đang được đầu tư xây dựng
và đưa vào khai thác. Những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của dự án trong giai đoạn
triển khai xây dựng cũng như vận hành dự án.
Phạm vi nội dung, đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu dự án hệ thống giao thông
trong nội dung liên quan đến hoạt động nông nghiệp và du lịch tại tỉnh Đồng Tháp.
Phạm vi không gian, đề tài chỉ khảo sát tại trục giao thông ĐT.850 kết nối trực
tiếp đến vùng sâu Đồng Tháp Mười và đến Quốc lộ 30, các cánh đồng dọc theo các
trục giao thông này, các khu di tích lịch sử như Xẻo Quýt, Gị Tháp, Lăng cụ Phó
bảng Nguyễn Sinh Sắc (thân sinh Bác Hồ kính yêu), Vườn Quốc gia Tràm Chim (Khu
RAMSA thứ 2000 của thế giới), Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê, kiến trúc cổ chùa Kiến An
8


Cung, Khu du lịch sinh thái Rừng tràm Gáo Giồng, Làng hoa cảnh Sa Đéc, Làng dệt
chiếu Định Yên, Làng Nem Lai Vung...
Phạm vi thời gian, chỉ sử dụng các số liệu phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài
nằm trong giai đoạn 2016 – 2050. Trong đó năm 2016 là năm dự án khởi cơng và dự
kiến hồn tất đưa vào khai thác trong năm 2021, thời gian dự kiến hoạt động của dự
án trong vòng 30 năm, từ năm 2021 đến năm 2050. Do đó tác giả dự kiến phân tích
dự án cho đến cuối năm 2050.
7. Ý nghĩa và hạn chế của đề tài nghiên cứu
Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
- Đề tài làm sáng tỏ lý luận nghiên cứu ứng dụng CBA vào phân tích dự án hệ
thống giao thơng có tác động dài hạn, đa mục tiêu, đa đối tượng.
- Mở rộng nội dung, phạm vi nghiên cứu, trước đây các tác giả khác hầu như
chỉ tập trung nghiên cứu về vai trò của hệ thống giao thông đối với việc giải quyết
các vấn đề về giao thông hay đối với phát triển kinh tế xã hội mà chưa nghiên cứu rõ,

định lượng rõ giá trị thực của dự án đem lại và các lỗi như bỏ sót, dự báo, đo lường
và đánh giá hiệu quả dự án.
- Chỉ ra những tình huống rủi ro, những thay đổi mới xuất hiện do những biến
chuyển KT - XH, môi trường, kế hoạch, chiến lược của tỉnh Đồng Tháp… để đưa ra
những kiến nghị, đề xuất nhằm điều chỉnh kết nối của dự án, cũng như các chính sách
mới để việc khai thác, vận hành dự án đạt được hiệu quả như thiết kế.
- Đề tài khi hồn thiện sẽ là cơng trình tiền đề cho việc thực hiện các công tác
đầu tư XDCB khác của tỉnh Đồng Tháp, giúp nhận dạng và loại bỏ những bất cập, rút
ra bài học kinh nghiệm trong tiến trình đầu tư xây dựng cơ bản của tỉnh, đồng thời
cũng là cơ sở để các địa phương trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long và cả nước
tham khảo khi thực hiện các mơ hình dự án tương tự. Bên cạnh đó đề tài cũng là tài
liệu tham khảo cho các sinh viên muốn nghiên cứu về kết nối du lịch - nơng nghiệp
và đặc biệt là phân tích lợi ích chi phí của các dự án có liên quan.

9


Những hạn chế của đề tài nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu để giải quyết các mục tiêu nghiên cứu
và trả lời các câu hỏi nghiên cứu đã đề ra, đề tài có thể cịn vướn phải một số hạn chế
như:
- Chưa lượng hóa hết được các lợi ích kinh tế của dự án, các lợi ích như giảm
thiểu tai nạn giao thông, giảm ô nhiễm môi trường, tiết kiệm thời gian đi lại và góp
phần làm tăng giá trị hàng hóa nơng sản và sức hút du khách tại các Khu du lịch có
dự án đi qua, do khơng có số liệu và phương pháp tính tốn.
- Chưa xác định được mức sẵn lòng chi trả của người tham gia giao thông khi
đi qua tuyến đường của dự án, đồng thời tại tỉnh Đồng Tháp chưa có dự án tương tự,
do đó chưa có căn cứ chính xác để xem xét mức thu phí phục vụ tính tốn về doanh
thu tài chính của dự án như vậy đã phù hợp hay chưa.
- Một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của dự án chưa tìm được nguồn chính

xác mà chỉ dựa trên giả định hợp lý trong suốt q trình phân tích đề tài.
- Đề tài chưa tìm được thơng tin đầu tư của các dự án xây dựng tuyến đường
kết nối du lịch - nông nghiệp tương tự ở trong nước và nước ngoài.
8. Bố cục của đề tài nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu có kết cấu thành 5 chương, gồm:
Chương 1. Tổng quan dự án đầu tư tuyến đường ĐT.850 kết nối du lịch - nông
nghiệp tỉnh Đồng Tháp.
Chương 2. Cơ sở lý luận phát triển dự án giao thông kết nối du lịch – nơng
nghiệp theo phân tích lợi ích – chi phí.
Chương 3. Phân tích lợi ích - chi phí dự án đầu tư tuyến đường ĐT.850 kết
nối du lịch - nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp về mặt tài chính.
Chương 4. Phân tích lợi ích - chi phí của dự án đầu tư tuyến đường ĐT.850
kết nối du lịch - nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp về mặt kinh tế xã hội.
Chương 5. Kết luận nghiên cứu và một số kiến nghị

10


Chương 1
TỔNG QUAN DỰ ÁN ĐẦU TƯ TUYẾN ĐƯỜNG ĐT.850 KẾT NỐI DU
LỊCH - NÔNG NGHIỆP TỈNH ĐỒNG THÁP
1.1 Bối cảnh kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Tháp.
1.1.1 Điều kiện tự nhiên của tỉnh Đồng Tháp
Đồng Tháp là một trong 13 tỉnh của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nằm
giữa sông Tiền và sông Hậu, lãnh thổ của tỉnh Đồng Tháp nằm trong giới hạn tọa độ
10°07’ - 10°58’ vĩ độ Bắc và 105°12’ - 105°56’ kinh độ Đơng. Phía Bắc giáp với
tỉnh PreyVeng thuộc Campuchia, phía Nam giáp với tỉnh Vĩnh Long và thành phố
Cần Thơ, phía Tây giáp với tỉnh An Giang, phía Đơng giáp với tỉnh Long An và
tỉnh Tiền Giang. Tỉnh Đồng Tháp có đường biên giới quốc gia giáp
với Campuchia với chiều dài khoảng 50 km từ Hồng Ngự đến Tân Hồng, với 4 cửa

khẩu là Thơng Bình, Dinh Bà, Mỹ Cân và Thường Phước. Hệ thống đường Quốc lộ
30, 80, 54 cùng với Quốc lộ N1, N2 gắn kết Đồng Tháp với thành phố Hồ Chí
Minh và các tỉnh trong khu vực.

Hình 1.1 Bản đồ tỉnh Đồng Tháp
11


Dân số của tỉnh Đồng Tháp là 1,693 triệu người, có 12 đơn vị hành chính bao
gồm 3 thành phố và 9 huyện. Trong đó phân chia thành 144 đơn vị hành chính cấp xã
gồm có 10 thị trấn, 17 phường và 117 xã.
1.1.2 Hiện trạng kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Tháp
Bằng sự nỗ lực chung của cả hệ thống chính trị tỉnh đã triển khai thực hiện
nhiệm vụ phát triển KT - XH năm 2019 trong điều kiện thuận lợi đan xen khó khăn,
thách thức, đặc biệt là tác động, ảnh hưởng lớn của dịch tả heo Châu Phi và biến đổi
khí hậu; giá cả một số nông sản giảm mạnh; thị trường xuất khẩu nhiều mặt hàng chủ
lực gặp khó khăn nhưng với tinh thần đồn kết, nỗ lực vượt khó, đổi mới, sáng tạo và
ý chí quyết tâm phấn đấu vươn lên của chính quyền các cấp, cộng đồng doanh nghiệp
và người dân, tình hình KT - XH của Tỉnh tiếp tục phát triển, trong đó, tốc độ tăng
trưởng GRDP đạt 6,47 %.
Khu vực nơng nghiệp duy trì đà tăng trưởng trong tình hình nhiều khó khăn;
kim ngạch xuất khẩu nơng sản ước đạt trên 01 tỷ USD; xây dựng nông thôn mới đạt
kết quả vượt bậc, đến cuối năm có khoảng 56 % số xã đạt chuẩn nơng thơn mới, có
thêm 02 đơn vị cấp huyện hồn thành nhiệm vụ xây dựng nơng thơn mới (thành phố
Cao Lãnh và thị xã Hồng Ngự) và huyện Tháp Mười đạt chuẩn huyện nông thôn mới.
Sản xuất cơng nghiệp tăng trưởng khá, trong đó, cơng nghiệp chế biến tiếp tục giữ
vai trò động lực tăng trưởng chung của Tỉnh.
Khu vực thương mại - dịch vụ duy trì đà tăng khá cao; tổng mức bán lẻ hàng
hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng khoảng 11,68 %; hoạt động du lịch có nhiều
khởi sắc, năm 2019 thu hút trên 3,9 triệu lượt khách (trong đó có 95.000 lượt khách

quốc tế), tổng doanh thu du lịch ước tăng 15 % so với năm 2018. Theo kế hoạch của
Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, đến năm 2020 Đồng Tháp đón 4,1 triệu du khách,
doanh thu ước đạt gần 1.200 tỷ đồng, trong thời gian qua hoạt động du lịch đã phát
triển mạnh với nhiều dấu ấn đột phá, tuy nhiên sản phẩm dịch vụ du lịch còn thiếu đa
dạng nên chưa khuyến khích và giữ chân du khách lưu trú dài ngày.

12


Công tác an sinh xã hội, tạo việc làm và giảm nghèo được quan tâm thực hiện
kịp thời. Cụ thể, tạo thêm 30.720 việc làm; tỷ lệ hộ nghèo ước giảm còn 2,73 %. Chất
lượng dịch vụ y tế tiếp tục được nâng lên; đạt 8,9 bác sĩ, 27,7 giường bệnh trên 1 vạn
dân và tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt 86,8 %, đạt mục tiêu đề ra; làm tốt cơng tác y
tế dự phịng; chú trọng vệ sinh an toàn thực phẩm; hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học
2018 - 2019. Trong thời gian này, trên địa bàn tỉnh có một số cơng trình lớn như
khánh thành và đưa vào hoạt động cầu Vàm Cống bắc qua sơng Hậu, hay cơng trình
Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp với quy mơ 700 giường đang dần được hồn thành.
Xã hội hóa đầu tư dự án Bệnh viện quốc tế Thái Hòa ở TX.Hồng Ngự và đang xem
xét đầu tư Bệnh viện sản nhi tại Đồng Tháp.

Hình 1.2 Cầu Vàm Cống
Cơng tác cải cách hành chính của Tỉnh phát huy hiệu quả với nhiều mơ hình
mới, cách làm hay được các tổ chức, cá nhân đánh giá cao, nhiều tỉnh trong cả nước
đến tìm hiểu, học tập kinh nghiệm; các chỉ số: PCI, PAR Index, ICT được cải thiện,
xếp trong nhóm các tỉnh dẫn đầu cả nước. Quốc phịng - an ninh và đối ngoại được
đảm bảo. Tình hình tai nạn giao thông được kiềm chế và kéo giảm.
Tỉnh cũng đề ra các nhiệm vụ trọng tâm của năm 2020 như tốc độ tăng trưởng
GRDP kinh tế (giá năm 2010) tăng 7 %, trong đó: khu vực nơng - lâm - thủy sản tăng
3,5 %; khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 8,91 %; khu vực thương mại - dịch vụ
13



tăng 8,85 %, GRDP/người đạt 54,5 triệu đồng (tương đương 2.292 USD) theo giá
thực tế, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 8.495 tỷ đồng, tổng vốn đầu tư
phát triển trên địa bàn đạt chiếm 21,67 % GRDP, tỷ lệ đơ thị hóa đạt 38 %, cùng với
một số các chỉ tiêu về văn hóa xã hội và mơi trường.
Bên cạnh đó tỉnh cũng tiếp tục và quan tâm vận động các đơn vị thực hiện các
chương trình, đề án lớn của tỉnh đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đề án phát triển
du lịch đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
Bằng sự nỗ lực chung của cả hệ thống chính trị mà kinh tế xã hội tỉnh 6 tháng
đầu năm 2020 có bước tăng trưởng khá. Đó là báo cáo số liệu thống kê kinh tế - xã
hội 6 tháng đầu năm 2020 của Cục Thống kê tỉnh Đồng Tháp công bố tại buổi Họp
báo ngày 03/7/2020. Theo đó, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, tốc độ tăng trưởng
tổng sản phẩm nội tỉnh (GRDP) 6 tháng đầu năm 2020 ước đạt 3,41 %, thấp hơn cùng
kỳ năm 2019 (6,47 %). Tuy nhiên, đây là kết quả nổi bật trong tình hình khó khăn
chung của cả nước, theo kết quả này, tỉnh Đồng Tháp có mức tăng trưởng cao nhất
khu vực đồng bằng sơng Cửu Long.
1.1.3 Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Tháp đến năm
2020 và những năm tiếp theo.
1.1.3.1 Quan điểm phát triển
- Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực
hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ tài nguyên, môi trường. Tập trung phát huy
cao nhất tiềm năng, lợi thế của địa phương kết hợp với mở rộng hợp tác phát triển với
các tỉnh, thành trong nuớc và ngồi nước nhằm sử dụng có hiệu quả mọi ngưồn lực
vào phát triển KT - XH, duy trì tốc độ tăng trưởng cao, bền vững, ngày càng đóng
góp tích cực cho tăng trưởng kinh tế của vùng và cả nước.
- Nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế với cơ cấu kinh tế hợp lý, xây dựng
nền kinh tế có sức cạnh tranh cao, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, lợi
thế biên giới đất liền; phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ và du lịch chất lượng


14


cao; phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hóa an tồn và bền
vững, gắn với phát triển nhanh nông thôn mới.
- Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực theo hướng chuyên nghiệp, chất lượng
cao, gắn với thực hiện xã hội hóa các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế, mơi trường,
văn hóa, thể thao...; chú trọng cơng tác giảm nghèo bền vững, chăm sóc sức khỏe
nhân dân, cơng tác chính sách, an sinh xã hội; thiết thực chăm lo bình đẳng về giới,
về phát triển và tiến bộ của trẻ em.
- Xây dựng đồng bộ nền tảng cho cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, bao gồm kết
cấu hạ tầng KT - XH. Xem phát triển khoa học và công nghệ là khâu then chốt trong
việc nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế, tăng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế trên địa bàn.
- Kết hợp chặt chẽ phát triển KT - XH với bảo vệ quốc phòng - an ninh, giữ
vững ổn định an ninh chính trị và trật tự an tồn xã hội.
1.1.3.2 Mục tiêu phát triển
Mục tiêu tổng quát:
Xây dựng kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Tháp đứng vào hàng khá trong vùng
đồng bằng sơng Cửu Long; có kết cấu hạ tầng đô thị và nông thôn theo hướng hiện đại,
thông minh. Phát triển kinh tế nông - công - thương trên cơ sở tận dụng cơ hội từ quá
trình hội nhập và sự phát triển kinh tế tri thức, xây dựng nguồn nhân lực cơ bản đáp ứng
với yêu cầu nhiệm vụ đưa kinh tế tỉnh tham gia cách mạng công nghiệp 4.0. Phát triển
du lịch trở thành một trong những động lực trong phát triển kinh tế; đồng thời, gắn với
giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập người dân. Bảo đảm quốc phịng, giữ vững an
ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với bảo đảm
an sinh xã hội, bảo vệ mơi trường, có khả năng ứng phó và giảm thiểu ảnh hưởng do tác
động của biến đổi khí hậu.
Mục tiêu cụ thể:
Ngồi các mục tiêu cụ thể về xã hội – mơi trường, thì các mục tiêu cụ thể về

kinh tế được trình bày theo Bảng 1.1 sau đây:
15


Bảng 1.1 Các mục tiệu cụ thể về kinh tế
Stt

Các mục tiệu cụ thể về
kinh tế

1

Tỷ lệ bình quân qua các giai đoạn từ 2016 đến 2030
Đến năm 2020

Đến năm 2025

Đến năm 2030

Tổng sản phẩm địa
phương (GRDP) tăng
bình quân/năm

6,9 % - 7,1 %

7,0 % - 7,2 %

7,0 % - 7,3 %

2


Cơ cấu kinh tế khu vực
nông - lâm - thuỷ sản
chiếm

32,2 % - 33,7 %

27,6 % - 29,1 %

23,1 % - 24,6 %

3

Cơ cấu kinh tế khu vực
công nghiệp - xây dựng
chiếm

23,8 % - 24,3 %

26,4 % - 26,8 %

29,4 % - 29,5 %

4

Cơ cấu kinh tế khu vực
thương mại - dịch vụ
chiếm

42,5 % - 43,5 %


44,6 % - 45,6 %

46,0 % - 47,4 %

5

Thu nhập bình quân trên
người (theo giá thực tế)
(triệu đồng/người/năm)

50,8 - 52,5

82,6 - 85,8

132,8 - 139,3

6

Tổng thu ngân sách trên
địa bàn (tỷ đồng)

6.796 - 7.021

10.645 - 10.749

17.503 - 17.713

7


Kim ngạch xuất khẩu trên
địa bàn (triệu USD)

1.270

1.660

2.118

1.1.3.3 Định hướng phát triển ngành, lĩnh vực chủ yếu
Phát triển kinh tế nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới:
- Phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa chất lượng cao,
đi đơi với bảo vệ mơi trường sinh thái, bảo đảm phát triển bền vững, đến năm 2030
giảm diện tích lúa cịn khoảng 200.000 ha gắn với hình thành các cánh đồng lớn kết
hợp xây dựng chuỗi giá trị ngành hàng gạo và sản phẩm chế biến sau gạo trên cơ sở
ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao. Phát triển kinh tế vườn với quy mô 39.000 ha,
tập trung vào các sản phẩm có thế mạnh về thương hiệu và hiệu quả sản xuất, từng
bước tiếp cận và đạt các tiêu chuẩn xác nhận một số loại sản phẩm, hướng đến hình
thành trung tâm bảo quản, chế biến nông sản, logistic cấp Vùng. Phát triển 10.000 ha
thủy sản theo hướng hiện đại, sạch, thâm canh, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ
sinh học, xử lý nước tuần hồn, tập trung, quy mơ lớn.
16


×