Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

PHÁP LUẬT VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤT TỪ HOẠT ĐỘNG TRỒNG TRỌT TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP, THỰC TRẠNG VA GIAI PHÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 15 trang )

Chủ đề: PHÁP LUẬT VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤT TỪ HOẠT ĐỘNG
TRỒNG TRỌT TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI
PHÁP.


MỤC LỤC
1.1 Khái niệm.............................................................................................................2
1.2

Quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đất trong sản xuất nông

nghiệp:........................................................................................................................ 3
1.3 Thực trạng ô nhiễm môi trường đất từ hoạt động trồng trọt trong sản xuất
nông nghiệp hiện nay:...............................................................................................5
1. Những bất cập trong hoạt động sản xuất nông nghiệp dẫn đến việc ô nhiễm
đất............................................................................................................................... 6
2. Nguyên nhân của những bất cập nêu trên...........................................................8
3. Một số giải pháp nhằm hạn chế tình trạng ô nhiễm đất từ hoạt động trồng
trọt trong nông nghiệp..............................................................................................9
KẾT LUẬN...................................................................................................................................................11
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................................................12

LỜI NÓI ĐẦU
Từ xưa đến nay, nước ta được biết đến là một đất nước nông nghiệp với nền văn
minh lúa nước được phát triển từ lâu đời. Ngày nay, sản xuất nơng nghiệp nói chung và
trồng lúa nói riêng vẫn là hoạt động chủ yếu ở Việt Nam, bằng chứng cho thấy rõ khi
nước ta là một trong những “cường quốc nông sản” với hàng ngàn tấn rau, củ, thịt, cá
thành phẩm được xuất sang các thị trường lớn như Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, ... Bên cạnh
đó Việt Nam cũng là nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới. Để đạt được những thành quả
đó, đã có những bước “cách mạng trong nơng nghiệp” và một trong số đó là việc áp dụng
những thành tựu khoa học vào kỹ thuật ni trồng. Đó chính là việc sử dụng nhiều hơn


1


những loại thuốc trừ sâu, thuốc hóa học và thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) nhằm nâng cao
chất lượng và số lượng nông sản. Không thể phủ nhận những lợi ích mà nó mang lại cho
hoạt động sản xuất nơng nghiệp, nhưng sự lạm dụng cùng với đó là những yếu tố chủ
quan khác đã khiến cho việc áp dụng những loại thuốc bảo vệ thực vật trở thành một “vấn
nạn” ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước, khơng khí,... và đặc biệt là đất đai tại những
vùng mà người dân canh tác, sản xuất. Điều này đòi hỏi nhà nước ta cần có những chính
sách, những quy định trong những văn bản quy phạm pháp luật cụ thể để hạn chế tối đa
những tác động xấu gây ô nhiễm mơi trường nói chung và ơ nhiễm đất đai nói riêng đến
từ hoạt động sản xuất nông nghiệp

(Chai nhựa, bao bì của thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật bị vứt bừa bãi tại đồng
ruộng; Nguồn: Báo Tainguyenmoitruong.com.vn)

2


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐẤT VÀ
THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤT TỪ HOẠT ĐỘNG TRỒNG
TRỌT TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
1.1 Khái niệm
Ơ nhiễm mơi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp
với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con
người và sinh vật.1
Cùng với ô nhiễm nguồn nước, ơ nhiễm khơng khí thì ơ nhiễm mơi trường đất do sử
dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) quá mức đang là vấn đề đáng báo động
hiện nay, không những ảnh hưởng xấu tới sản xuất nơng nghiệp và chất lượng nơng sản,

mà cịn ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Ô nhiễm đất bao gồm các hiện tượng sau: nhiễm bẩn môi trường đất bởi các tác
nhân gây ô nhiễm từ con người và môi trường khi nồng độ của chúng tăng lên quá mức
an tồn. Ngồi ra cịn có những tác nhân tự nhiên bao gồm: nguồn gây ô nhiễm tự nhiên
đến từ việc nhiễm phèn, Gley hóa, nhiễm mặn trong đất và sự lan truyền từ môi trường
nước ra đất đã bị ô nhiễm; hoặc nguồn ô nhiễm nhân tạo như từ chất thải công nghiệp,
chất thải nông nghiệp: thuốc trừ sâu, Chất thải sinh hoạt và các tác động khác của con
người ở khu đô thị, chợ, khu sản xuất…gây ra nhiễm độc diện rộng từ đất qua nước, gây
ngộ độc và ơ nhiễm đất, nguồn nước và mơi trường.
Ơ nhiễm mơi trường đất nói chung và đất nơng nghiệp nói riêng là tình trạng đất bị
ơ nhiễm hoặc suy thối do tác động của con người hoặc do sự thay đổi trong môi trường
đất tự nhiên.

1.2 Quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đất trong sản xuất nông
nghiệp:
1 Khoản 8 Điều 3 Luật bảo vệ môi trường 2014

3


Tại khoản 1, 4 Điều 61 Luật bảo vệ môi trường 2014 có quy định chung về kiểm
sốt ơ nhiễm mơi trường đất, cụ thể như sau:
-

Các yếu tố có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đất phải được xác định, thống kê,
đánh giá và kiểm soát.
Vùng đất, bùn bị ơ nhiễm dioxin có nguồn gốc từ chất diệt cỏ dùng trong chiến
tranh, thuốc bảo vệ thực vật tồn lưu và chất độc hại khác phải được điều tra, đánh
giá, khoanh vùng và xử lý bảo đảm yêu cầu về bảo vệ mơi trường.
Ngồi ra, tại Điều 69 Luật Bảo vệ môi trường 2014 cũng quy định về bảo vệ môi


trường trong sản xuất nông nghiệp, cụ thể :
-

Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh và sử dụng thuốc bảo vệ thực
vật, thuốc thú y phải thực hiện quy định về bảo vệ môi trường ( Khoản 1 và Khoản
2 Điều 78 của Luật này).

-

Phân bón, sản phẩm xử lý môi trường chăn nuôi đã hết hạn sử dụng; dụng cụ, bao
bì đựng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y sau khi sử dụng phải được xử
lý theo quy định về quản lý chất thải.

-

Các khu chăn ni tập trung phải có phương án bảo vệ môi trường và đáp ứng yêu
cầu sau:
+ Bảo đảm vệ sinh môi trường đối với khu dân cư;
+ Thu gom, xử lý nước thải, chất thải rắn theo quy định về quản lý chất
thải;
+ Chuồng, trại phải được vệ sinh định kỳ; bảo đảm phòng ngừa, ứng phó
dịch bệnh;
+ Xác vật ni bị chết do dịch bệnh phải được quản lý theo quy định về
quản lý chất thải nguy hại và vệ sinh phòng bệnh.
Pháp luật Việt Nam khơng có quy định cụ thể về các ngun tắc bảo vệ môi

trường đất trong hoạt động sản xuất nơng nghiệp mà nó được thể hiện thơng qua các
ngun tắc chung về bảo vệ môi trường quy định tại Điều 4, Luật bảo vệ môi trường
2014 và các luật chun ngành khác.

Ngồi Luật Bảo vệ mơi trường 2014, các nguyên tắc bảo vệ môi trường, bảo vệ
đất đai trong nơng nghiệp cịn được thể hiện trong các văn bản quy phạm pháp luật khác
4


như: Tại Khoản 3 Điều 4 Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật 2013 quy định nguyên tắc
sử dụng thuốc bảo vệ thực vật như sau: Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phải thực hiện
nguyên tắc bốn đúng bao gồm đúng thuốc, đúng lúc, đúng liều lượng và nồng độ, đúng
cách; tuân thủ thời gian sử dụng; đảm bảo hiệu quả, an toàn cho người, an toàn thực
phẩm, hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường, bảo vệ hệ sinh thái.
Hay Khoản 4 Điều 4, Pháp lệnh giống cây trồng 2004 cũng quy định: Đẩy mạnh
xã hội hóa hoạt động về giống cây trồng, bảo đảm đủ giống chất lượng tốt đáp ứng nhu
cầu phát triển sản xuất, đảm bảo sức khỏe con người, bảo vệ môi trường, hệ sinh thái.
Các nguyên tắc này nằm trong các văn bản pháp luật khác nhau nhưng đều hướng
đến mục tiêu chung là hạn chế các hành vi gây ô nhiễm đất nói riêng và ơ nhiễm mơi
trường nói chung của con người đến từ hoạt động sản xuất nông nghiệp.
1.3 Thực trạng ô nhiễm môi trường đất từ hoạt động trồng trọt trong sản xuất nông
nghiệp hiện nay:
Cùng với ô nhiễm nguồn nước, ơ nhiễm khơng khí thì ơ nhiễm môi trường đất
cũng là vấn đề nhức nhối hiện nay, việc sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật
(BVTV) quá mức đang là vấn đề đáng báo động hiện nay, không những ảnh hưởng xấu
tới sản xuất nông nghiệp và chất lượng nơng sản, mà cịn ảnh hưởng đến sức khỏe con
người. Phân bón và thuốc BVTV có vai trò trong việc nâng cao năng suất, chất lượng cây
trồng, do đó hiện nay nhiều nơng dân đã lạm dụng phân bón và thuốc BVTV chỉ vì lợi
ích trước mắt mà không quan tâm đến tác hại lâu dài của nó. Việc sử dụng phân bón hóa
học và thuốc BVTV tràn lan, thiếu hiệu quả, khơng an tồn đã làm suy thoái tài nguyên
đất.
Do hiện tượng thấm nước mà dư lượng các loại thuốc trừ sâu cũng như phân bón ở
các vùng sản xuất nơng nghiệp có thể gây ô nhiễm đất. Sự có mặt của những chất này, kể
cả khi có nồng độ rất nhỏ cũng để lại hậu quả . Hiện nay, ước tính có khoảng một nửa

lượng phân bón đưa vào đất được cây trồng sử dụng, nửa cịn lại là nguồn gây ơ nhiễm
mơi trường. Hệ số sử dụng phân đạm khoảng 60%; trong đó từ 15 - 20% bị huỷ ra khỏi
đất dưới dạng khí, 20 - 25% được chuyển vào chất hữu cơ trong đất; 20 - 25% bị rửa trôi
ra sông suối dưới dạng NO3. Thuốc BVTV là một trong các tác nhân chủ yếu gây ô
5


nhiễm môi trường. Theo nghiên cứu, khi phun thuốc BVTV để trừ dịch hại ngồi đồng
ruộng thì chỉ có 5 - 7% lượng thuốc tham gia trực tiếp vào quá trình tiêu diệt dịch hại,
cịn 93 - 95% bị thẩm thấu vào đất canh tác gây ô nhiễm đất và tiêu diệt các lồi vi sinh
vật có ích2.Mặt khác, khi phun, thuốc bị khuếch tán vào trong khơng khí và nhờ gió và
mưa sẽ di chuyển đến nhiều vùng khác nhau. Thuốc BVTV để lại dư lượng trong các sản
phẩm nông nghiệp gây nguy hiểm tới sức khoẻ con người.
Theo thống kê của Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn),
việc nhập khẩu và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) đang gia tăng một cách đáng
báo động. Số lượng thuốc BVTV nhập khẩu từ 20.000 tấn năm 2005 lên đến gần 50.000
tấn năm 2014. Cả nước có khoảng 20.000 đại lý bn bán thuốc BVTV, 97 nhà máy chế
biến thuốc với khoảng 30.000 – 40.000 tấn/năm. Cùng với đó, số lượng phân bón cũng
tăng đáng kể. Từ năm 1985 đến nay, số lượng phân bón tiêu thụ đã tăng tới 500%. Việt
Nam hiện sử dụng khoảng 10 triệu tấn phân bón các loại mỗi năm.
Tuy nhiên, kết quả điều tra của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc
(FAO) cho thấy, hiệu quả sử dụng phân bón ở Việt Nam chỉ đạt 45 – 50%. Điều đó có
nghĩa là nơng dân cứ bón 100 kg phân Urê hoặc NPK vào đất, chỉ có 45 – 50kg phân là
được cây trồng hấp thụ và cho ra sản phẩm nông sản phục vụ mục đích gieo trồng. Số
lượng phân bón bị rửa trơi mà cây khơng hấp thụ được chính là một trong những nguồn
gây ơ nhiễm đất, một số loại phân bón có tồn dư axit, làm chua đất, giảm năng suất cây
trồng và tăng độc tố trong đất.3
Theo thông tin từ Bộ NN&PTNT hàng năm, nước ta sử dụng trung bình 15.000 –
25.000 tấn thuốc bảo vệ thực vật. Bình quân 1 ha gieo trồng sử dụng đến 0,4 – 0,5 kg
thuốc bảo vệ thực vật. Sử dụng không hợp lý, không tuân thủ theo đúng những quy định

nghiêm ngặt về quy trình sử dụng nên thuốc bảo vệ thực vật gây nhiều tác hại cho chính
người sử dụng và người tiêu dùng nơng sản, thực phẩm có chứa dư lượng thuốc bảo vệ
thực vật, đồng thời ảnh hưởng đến môi trường sống.4
2 />3 />4 />
6


7


CHƯƠNG 2: BẤT CẬP, NGUYÊN NHÂN BẤT CẬP VÀ GIẢI PHÁP
HOÀN THIỆN
1. Những bất cập trong hoạt động sản xuất nông nghiệp dẫn đến việc ô nhiễm đất
Thứ nhất, bảo vệ môi trường đất từ hoạt động trồng trọt trong nông nghiệp được
coi là “Trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và các nhân” 5.
Việc phát huy vai trò này ở các chủ thể cần được chú trọng hơn bởi trước đây đã từng có
quan điểm cho rằng: “Bảo vệ mơi trường là công việc của các cơ quan quản lý, các tổ
chức bảo vệ môi trường chứ không phải công việc của mỗi cá nhân”. Quan điểm này dẫn
đến sự thờ ơ, thiếu trách nhiệm của nhiều chủ thể và hậu quả là hàng loạt vụ việc gây ô
nhiễm môi trường đất tại các vùng chuyên canh, sản xuất nông nghiệp khi mà nhiều nông
dân sau khi sử dụng xong thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật đã vô tư vứt bừa bãi chai
lọ bao bì lung tung khơng màng đến hậu quả. Bên cạnh đó việc phân cơng quản lý, phối
hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền vẫn chưa ăn khớp và chưa đem lại sự hiệu quả; trình
độ chun mơn và nghiệp vụ cịn yếu kém.
Thứ hai, hiện nay, hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường vẫn còn chưa quy định
cụ thể về hướng dẫn thu gom, xử lý bao bì, vỏ thuốc bảo vệ thực vật sao cho an toàn và
hiệu quả sau khi sử dụng. Các cơ sở pháp lý, chế tài xử phạt đối với các loại hành vi gây
ô nhiễm môi trường đất từ việc sử dụng quá mức thuốc hoá học, thuốc bảo vệ thực vật
trong hoạt động sản xuất nông nghiệp còn hạn chế chưa đủ mạnh,thiếu đồng bộ.
Thứ ba, công tác xử lý các loại rác thải từ hoạt động sản xuất nơng nghiệp vẫn cịn

nhiều hạn chế. Bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau khi thu gom cùng với bao bì phân bón
hóa học thường được đem đốt hoặc chôn lấp. Nhiều địa phương, các loại chất thải này
còn được thu gom chung với rác thải sinh hoạt. Dẫn đến việc xử lý, tiêu huỷ các loại rác
thải này vẫn chưa thực sự mang lại hiệu quả. Phương pháp đốt ở các lị tiêu chuẩn có khả
năng xử lý triệt để ơ nhiễm nhưng chi phí xây dựng và vận hành cao, xa các cụm dân cư
nên việc thu gom, vận chuyển rác thải vẫn còn tốn nhiều chi phí,...

5 Khoản 1 Điều 4 Luật bảo vệ môi trường 2014
8


Thứ tư, việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, sử dụng phân bón khơng đúng cách,
vứt rác thải bừa bãi, nước thải từ chăn nuôi,… khiến đất nông nghiệp bị ô nhiễm không
chỉ làm giảm năng suất, chất lượng nơng sản mà cịn ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Chẳng hạn như Vĩnh Phúc nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ, có sơng Hồng, sơng Lơ,
sơng Đáy và sơng Cà Lồ chảy qua cung cấp một lượng lớn phù sa bồi đắp cùng với địa
hình bao gồm cả 3 vùng đặc trưng là: Đồng bằng, gò đồi, núi thấp và trung bình nên tài
nguyên đất thuộc vào loại tốt của cả nước. Trong tổng số hơn 1.200 km2 đất tự nhiên thì
phần lớn là đất phù sa (chiếm gần 22%) và đất xám (chiếm gần 31%). Những năm qua,
nhờ khai thác hiệu quả tài nguyên đất, phát triển sản xuất nơng - lâm nghiệp, người dân
đã có cuộc sống ấm no, đầy đủ hơn. Thế nhưng những năm gần đây, diện tích đất nơng
nghiệp trên địa bàn tỉnh đang dần bị biến đổi cả về thành phần, kết cấu và hàm lượng
dinh dưỡng.6
2. Nguyên nhân của những bất cập nêu trên
Một là, các cấp chính quyền chưa nhận thức đầy đủ và quan tâm đúng mức đối với
công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, dẫn đến buông lỏng
quản lý, thiếu trách nhiệm trong việc kiểm tra, giám sát về môi trường, đồng thời do hoạt
động sản xuất nơng nghiệp ở nước ta có quy mơ nhỏ lẻ dẫn đến khó kiểm sốt và khó
quản lý. Ví dụ, có rất ít trường hợp gây ô nhiễm môi trường trong hoạt động sản xuất
nông nghiệp bị xử lý hình sự, xử lý hành chính, đình chỉ,.....

Hai là, theo thống kê của Bộ Tư pháp, hiện nay có khoảng 300 văn bản pháp luật về
bảo vệ môi trường để điều chỉnh hành vi của các cá nhân, tổ chức, các hoạt động kinh tế,
các quy trình kỹ thuật, cách thức sử dụng phân bón, thuốc BVTV trong sản xuất nông
nghiệp. Tuy nhiên hệ thống các văn bản này vẫn cịn chưa hồn thiện, thiếu đồng bộ,
thiếu chi tiết, tính ổn định khơng cao, tình trạng văn bản mới được ban hành chưa lâu đã
phải sửa đổi, bổ sung là khá phổ biến. Các cơ sở pháp lý, chế tài xử phạt đối với các loại
hành vi gây ô nhiễm môi trường về vi phạm trong hoạt động sản xuất nơng nghiệp cịn
hạn chế chưa đủ mạnh.
6 />9


Ba là, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật, phân bón giả khơng có
nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, hiện nay cả nước có
hơn 60 cơng ty tổ hợp sản xuất, kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng bán ra thị
trường trên 48 tỉnh thành phố trong cả nước. Gần 40 nghìn vụ vi phạm về phân bón giả,
kém chất lượng. Thế nhưng, con số này chưa thấm vào đâu so với lượng phân bón giả,
kém chất lượng vẫn tuồn ra thị trường, mặc dù cho lực lượng chức năng tăng cường kiểm
tra, giám sát. Đối tượng phạm pháp thì nhởn nhơ xem thường pháp luật, nhân dân điêu
đứng, nhiều gia đình mất vốn để tiếp tục đầu tư sản xuất cho kỳ sau. 7
Bốn là, do người dân lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, sử dụng phân bón khơng
đúng cách. Hiện nay, có khoảng hơn 300 loại thuốc bảo vệ thực vật đang lưu thơng trên
thị trường. Với hơn 90 nghìn ha đất nơng nghiệp, trung bình một năm bà con nơng dân sử
dụng hơn 80 tấn thuốc bảo vệ thực vật các loại 8. Do q trình sử dụng khơng đúng quy
trình, khơng theo khuyến cáo của các cơ quan chức năng nên một lượng lớn thuốc bảo vệ
thực vật đã phát tán và tồn đọng trong mơi trường đất, trong đó có một số loại thuốc chứa
nhóm Clo, độc tính cao. Nếu tồn tại nhiều trong đất, các hóa chất này sẽ làm ảnh hưởng
đến hệ sinh thái, hoạt động của vi sinh vật có ích khiến đất đai bị suy kiệt và mất dần khả
năng canh tác.
Từ đó, dẫn đến trong q trình ni trồng sử dụng tùy tiện, tràn lan các loại thuốc
kháng sinh, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật đã gây nguy cơ tồn dư thuốc kháng

sinh, thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm bón phân hóa học với lượng, khơng cải tạo
đất. Việc xử lý chuồng trại, chất thải trong chăn nuôi chưa được chú ý, xả thải bừa bãi ra
môi trường.
3. Một số giải pháp nhằm hạn chế tình trạng ơ nhiễm đất từ hoạt động trồng trọt
trong nơng nghiệp
Thứ nhất, cần có một cơ quan độc lập với hệ thống của Bộ nông nghiệp và phát
triển nông thôn, cơ quan này phải có chun mơn về nơng nghiệp và chất thải để đứng ra
7 />8 Theo số liệu thống kê của Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật (Sở NN&PTNT)
10


giám sát việc xử lý các chất thải liên quan đến những loại thuốc trừ sâu, hóa chất, thuốc
bảo vệ thực vật còn tồn dư nhằm đem lại sự khách quan, chính xác trong từng cơng đoạn
Chủ động phối hợp giữa các cơ quan, các ban ngành, các đơn vị trong việc thực
hiện đảm bảo sự liên kết thống nhất trong công tác quản lý. Đặc biệt là giữa Bộ Tài
nguyên môi trường và Bộ Nông nghiệp và phát triển nơng thơn trong việc quản lý hố
chất, thuốc bảo vệ thực vật tránh gây ảnh hưởng đến môi trường. Nâng cao chất lượng
đội ngũ cán bộ có chun mơn và nghiệp vụ hơn trong công tác quản lý giám sát.
Thứ hai, cần ban hành một số quy định cụ thể các quy chuẩn kỹ thuật về bao gói
thuốc bảo vệ thực vật và bổ sung quy định về quy cách, vật liệu, các yêu cầu kiểm tra,
kiểm định bao gói thuốc bảo vệ thực vật. Bên cạnh đó, cần ban hành các quy định về việc
xử lý đối với hành vi lạm dụng, sử dụng quá mức thuốc hoá học, thuốc BVTV gây ô
nhiễm đến môi trường đất và gây nguy hại đến sức khoẻ con người.
Sửa đổi, bổ sung một số quy định về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Theo đó, cần
bổ sung quy định hướng dẫn chi tiết về phương pháp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật; trách
nhiệm hướng dẫn cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật bảo đảm an toàn cho người, cây
trồng, vật ni, vệ sinh an tồn thực phẩm và mơi trường.
Thứ ba, tận dụng các nguồn đầu tư và ngân sách nhà nước xây dựng các nhà máy
xử lý rác thải, khuyến khích xây dựng các điểm vứt rác tập trung để dễ thu gom và xử lý
rác thải từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, xem xét ứng dụng các thiết bị công nghệ hiện

đại trong việc xử lý rác thải đảm bảo tiêu chuẩn, không gây ra ô nhiễm thứ cấp trong quá
trình vận hành.
Thứ tư, để giữ sạch môi trường đất, hướng tới nền nông nghiệp hữu cơ, nông
nghiệp sạch và phát triển bền vững, theo khuyến cáo của cơ quan chức năng, bà con nông
dân cần chủ động tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật; tự giác nâng cao ý thức, nhận
thức trong canh tác; sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc 4 đúng
(đúng nồng độ, liều lượng, đúng cách, đúng lúc); khơng vứt bao bì thuốc bảo vệ thực vật
bừa bãi ra đồng ruộng, kênh mương; tích cực sử dụng các loại phân xanh, phân chuồng ủ
hoai mục, phân hữu cơ bổ sung cho đất...
11


Đồng thời, tăng cường đẩy mạnh công tác các hoạt động, tuyên truyền về tầm quan
trọng của tài nguyên đất, các nguy cơ tác động gây suy thối, ơ nhiễm môi trường đất.
Giúp cho người dân hiểu được những tác hại và những hậu quả của việc sử dụng quá
nhiều thuốc hố học, thuốc BVTV. Từ đó nâng cao ý thức của nhân dân trong việc tham
gia thực hiện các biện pháp cải tạo, bảo vệ tài nguyên đất. Ngoài ra, việc tăng cường
tuyên truyền cho người tiêu dùng hướng tới sử dụng “nơng sản sạch”; các sản phẩm có
nguồn gốc, xuất xứ, mã vạch, tem chống hàng giả cũng cần được đẩy mạnh. Khi người
tiêu dùng trở thành nhà tiêu dùng thơng thái thì các nhà sản xuất phải thay đổi chất lượng
để theo kịp xu hướng của thị trường.
Ví dụ: Ở một số địa phương sản xuất nơng nghiệp như huyện Ngọc Hồi- Kon Tum đã
đề ra phương pháp rất hay. Đó là đặt “ thùng rác làm bằng đá” trên các bờ ruộng để người
dân bỏ bao bì của thuốc BVTV đã sử dụng vào đó nhằm hạn chế tối đa lượng rác liên
quan đến thuốc bảo vệ thực vật bị xả ra môi trường và lượng thuốc dư ngấm vào đất.
Phương pháp thu góp rác này tuy chi phí tối thiểu nhưng hiệu quả mang lại là tối đa, bằng
chứng trong trong 2 mùa vụ trở lại đây số lượng bao bì vỏ chai của thuốc trừ sâu đã giảm
đến 85%, từ đó giảm thiểu tối đa sự tác động tiêu cực của rác thải, chất dư thừa của thuốc
trừ sâu, thuốc BVTV đến môi trường đất, nước và khơng khí.


KẾT LUẬN
Đất là một nguồn tài nguyên quý giá, con người sử dụng tài nguyên đất vào hoạt
động sản xuất nông nghiệp để đảm bảo nguồn cung cấp lương thực thực phẩm. Môi
trường đất là nơi trú ngụ hầu hết các sinh vật trên cạn, là nền móng cho sự tồn tại và phát
12


triển của xã hội. Nhưng do ô nhiễm môi trường đất từ hoạt động sản xuất nông nghiệp
hiện nay đã làm cho chất lượng đất ngày càng suy thoái, làm ảnh hưởng xấu đến các tính
chất của đất, làm giảm năng suất cây trồng và làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của
con người. Bên cạnh các biện pháp khắc phục thì cần có những biện pháp phịng chống
các hành vi gây ơ nhiễm mơi trường nói chung và ô nhiễm môi trường từ hoạt động sản
xuất nông nghiệp nói riêng. Đây là vấn đề cấp thiết, q trình kiểm sốt này chỉ có thể
thực hiện được khi có cơ chế pháp luật hiệu quả và ý thức của người dân được nâng cao.
Vì vậy, hồn thiện hệ thống pháp luật, thay đổi ý thức của người dân là những biện pháp
kịp thời và bền vững để bảo vệ môi trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Các văn bản pháp luật:
-

Luật bảo vệ môi trường 2014

-

Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013
13


-


Pháp lệnh giống cây trồng 2004

2. Các tài liệu tham khảo:
-

Nơng nghiệp những vấn đề cịn tồn tại ( />
-

Phân bón giả gây thiệt hại rất lớn ( _ Nhóm phóng viên DNĐT

-

Vỏ thuốc bảo vệ thực vật đang tàn phá môi trường nông thôn
( />
14



×