Tải bản đầy đủ (.pdf) (35 trang)

Xây dựng KHBD và tổ chức HĐDH môn tin học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 35 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
TRƯỜNG BỒI DƯỠNG CÁN BỘ GIÁO DỤC HÀ NỘI

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH BÀI DẠY
VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TIN HỌC
THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC HỌC SINH
(Tài liệu lưu hành nội bộ)

HÀ NỘI, 2021


MỤC LỤC
1. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH BÀI DẠY.........................................................1
1.1. Các yêu cầu khi xây dựng kế hoạch bài dạy phát triển phẩm chất và
năng lực học sinh .........................................................................................1
1.2. Cấu trúc kế hoạch bài dạy.....................................................................3
1.3. Cách thức xây dựng kế hoạch bài dạy ..................................................6
2. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC ............................................13
2.1. Tổ chức hoạt động khởi động .........................................................13
2.2.

Tổ chức hoạt động hình thành kiến thức mới .................................15

2.3.

Tổ chức hoạt động luyện tập, củng cố kiến thức ............................16

2.4.

Tổ chức hoạt động vận dụng, mở rộng kiến thức ...........................18



2.5.

Tổ chức hoạt động đánh giá, phản hồi............................................19

3. PHÂN TÍCH BÀI DẠY MƠN TIN HỌC .................................................21
3.1. Thơng tin bài học ................................................................................21
3.2. Phân tích mục tiêu ..............................................................................21
3.3. Phân tích việc chuẩn bị .......................................................................22
3.4. Phân tích tiến trình dạy học ................................................................22
3.5. Phân tích các hoạt động dạy học trong tiến trình dạy học..................22
3.6. Phân tích hoạt động kiểm tra đánh giá ...............................................25
3.7. Tiêu chí đánh giá các mức độ của kế hoạch dạy học .........................25
KẾ HOẠCH BÀI DẠY MINH HỌA ............................................................28
NHIỆM VỤ CỦA HỌC VIÊN ......................................................................32


1. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH BÀI DẠY
1.1. Các yêu cầu khi xây dựng kế hoạch bài dạy phát triển phẩm chất và
năng lực học sinh
KHBD mang tính cá nhân và khơng có khn mẫu nhất định chung cho tất
cả mọi GV, mọi mơn học/HĐGD, mọi bài dạy; nhưng để có sự đồng bộ và thống
nhất nhất định trong triển khai dạy học hướng đến thực hiện mục tiêu của chương
trình, việc thống nhất một số yêu cầu cốt lõi cần có khi xây dựng kế hoạch bài dạy
là cần thiết. Chẳng hạn như những yêu cầu về diễn đạt mục tiêu bài dạy; các nội
dung cơ bản cần thể hiện trong mỗi hoạt động học; trình tự thao tác trong tổ chức
hoạt động dạy học; sự vận dụng các PPDH, kĩ thuật dạy học; xây dựng công cụ đánh
giá...
Căn cứ vào các tiêu chí của cơng văn 5555/ BGDĐT-GDTrH ngày 08 tháng
10 năm 2014 của Bộ trưởng BGDĐT về việc hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về

đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; tổ chức và quản lý các hoạt
động chuyên môn của trường trung học/trung tâm giáo dục thường xuyên qua mạng
và đặc điểm của CTGDPT 2018, khi xây dựng KHBD một chủ đề cần đảm bảo các
yêu cầu sau:
(1)

Yêu cầu về sự chuẩn bị: KHBD cần được chuẩn bị cẩn thận nhưng

linh hoạt. Một kế hoạch bài dạy được chuẩn bị càng cẩn thận sẽ là tiền đề tốt giúp
GV thực hiện dạy học hiệu quả. Mặc dù vậy, GV nên đảm bảo rằng kế hoạch đó có
thể linh hoạt thay đổi như một sự phát triển bài học và những yêu cầu xuất phát từ
phía người học. Kế hoạch bài dạy theo đó là bản thiết kế để sử dụng như một hướng
dẫn chứ không phải là một công thức cố định để tuân thủ một cách mù quáng. Điều
này yêu cầu GV trong quá trình xây dựng kế hoạch bài dạy phải nghiên cứu kĩ đặc
điểm của đối tượng HS, xem xét các điều kiện về CSVC của nhà trường, sự sẵn có
hay khơng của phương tiện dạy học, đồng thời chú ý xem xét sự đa dạng của các
hoạt động, dự phịng các tình huống phát sinh.
1


(2)

Yêu cầu về việc đáp ứng mục tiêu của CTGDPT 2018: KHBD cần đảm

bảo đáp ứng các yêu cầu cần đạt mà CTGDPT tổng thể, CTGDPT môn Tin học đã
ban hành.
(3)

Yêu cầu về việc đảm bảo tiến trình tổ chức hoạt động dạy học:


- KHBD cần đảm bảo sự phù hợp của chuỗi hoạt động học và sự phù hợp của

các yếu tố trong mỗi hoạt động học tập tổ chức cho HS. Kế hoạch bài dạy cần được
tổ chức theo chuỗi các hoạt động, bao gồm: Mở đầu/đặt vấn đề, hình thành kiến
thức, luyện tập, vận dụng. Chuỗi hoạt động này cần phù hợp với các mục tiêu và
nội dung của bài dạy.
- Trong KHBD, mỗi hoạt động cần thể hiện được: Tên hoạt động, thời gian

thực hiện, mục tiêu, nội dung, sản phẩm dự kiến và cách thức tổ chức tổ chức hoạt
động dạy học. Mục tiêu cần được phát biểu rõ ràng, bao phủ YCCĐ của bài học.
- KHDH cần đảm bảo trong tiến trình tổ chức từng hoạt động dạy học thể hiện

được trình tự các hành động: Chuyển giao nhiệm vụ; thực hiện nhiệm vụ học tập;
báo cáo kết quả và thảo luận; kết luận, nhận định.
(4) Yêu cầu về sự đa dạng trong hình thức, phương pháp, kĩ thuật dạy học và
kiểm tra đánh giá:
- KHBD cần đảm bảo sự vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích hóa

hoạt động học tập của HS, phù hợp với đặc thù mơn học. Vì vậy, việc thiết kế kế
hoạch bài dạy đòi hỏi GV phải sử dụng đa dạng các PPDH. Không cần thiết phải sử
dụng quá nhiều PPDH trong một bài học, nhưng cũng không nên chỉ một phương
pháp cho nhiều hoạt động trong bài học, hoặc từ bài học này sang bài học khác, đặc
biệt là các phương pháp thụ động. GV cũng nên kết hợp nhiều phương pháp trong
một hoạt động. Cùng với đó, họ nên đa dạng các phương tiện dạy học, cách thức
tương tác, đa dạng về các nhiệm vụ giao cho HS và các sản phẩm HS tạo ra…
- Trong KHBD cần xác định được hình thức, phương pháp KTĐG, xây dựng

được công cụ đánh giá phù hợp mục tiêu đánh giá phẩm chất, năng lực đã đề ra.
2



(5) Yêu cầu về việc thể hiện vai trò chủ đạo của GV và tính tích cực học tập
của HS:
- KHBD cần đảm bảo sự tham gia tích cực của HS, thể hiện qua việc GV chú
trọng vào hoạt động của HS. Để thực hiện yêu cầu này, GV cần thiết kế các hoạt
động học tập theo hướng sử dụng các PPDH tích cực, nhấn mạnh đến việc tổ chức
các hoạt động dạy học tạo điều kiện cho HS được trải nghiệm, thực hành, tìm tịi,
khám phá kiến thức; chú trọng kết hợp hoạt động cá nhân với hoạt động của nhóm,
tập thể lớp; đảm bảo sự tương tác đa chiều. Đồng thời, chú trọng việc đưa ra các
nhiệm vụ cho HS thực hiện, thay vì tập trung vào các hoạt động của GV trên lớp thì
phải chú trọng đến hoạt động của HS.
(6) Yêu cầu về sự phù hợp của thiết bị, học liệu và phù hợp với điều kiện của
nhà trường:
- KHBD cần đảm bảo sự phù hợp của phương tiện, thiết bị dạy học, học liệu

với tiến trình tổ chức các hoạt động học của HS.
- KHBD cần đảm bảo phù hợp với điều kiện của nhà trường, đối tượng HS và

năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của GV.
1.2. Cấu trúc kế hoạch bài dạy
Cấu trúc của KHBD một chủ đề có thể khác nhau tùy vào ý kiến chủ quan của
từng GV sao cho phù hợp với nội dung và đối tượng dạy học. Tuy nhiên, một KHBD
theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực HS cần lưu ý hướng đến việc cụ thể
hóa mục tiêu phát triển phẩm chất và năng lực (hoặc năng lực thành phần), đến việc
tích cực hóa các hoạt động học tập của HS, đến phương pháp, hình thức tổ chức dạy
học và kiểm tra đánh giá các mục tiêu đã đặt ra. Do đó, tham khảo cơng văn 5512
của Bộ GD&ĐT ban hành ngày 18 tháng 12 năm 2020, KHBD có thể trình bày theo
cấu trúc như bảng

3



Bảng 1. Cấu trúc KHBD
Trường:...................
Họ và tên giáo viên: ……………………
Tổ chuyên môn:............................
TÊN BÀI DẠY: …………………………………..
Môn học/Hoạt động giáo dục: ……….; lớp:………
Thời gian thực hiện: (số tiết)
Mục tiêu
1. Yêu cầu cần đạt
2. Về năng lực (năng lực chung, năng lực đặc thù Tin học)
3. Về phẩm chất
II. Thiết bị dạy học và học liệu
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề/nhiệm vụ học tập/Mở đầu a) Mục tiêu
b) Nội dung
c) Sản phẩm
d) Tổ chức thực hiện
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới/giải quyết vấn đề/thực thi nhiệm vụ
đặt ra từ Hoạt động 1
a) Mục tiêu
b) Nội dung.
c) Sản phẩm
d) Tổ chức thực hiện
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu
b) Nội dung
c) Sản phẩm
d) Tổ chức thực hiện

4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu
b) Nội dung
c) Sản phẩm
d) Tổ chức thực hiện
4. Phụ lục
- Thông tin về nội dung dạy học chủ đề (nếu có)
- Phiếu học tập (nếu có)
- Cơng cụ đánh giá
…………………
I.

4


* Lưu ý:
(1) Cách thức trình bày Mục tiêu, thiết bị dạy học và học liệu, cấu trúc và yêu cầu
trình bày các hoạt động: Tham khảo phụ lục 4 – công văn 5512 của Bộ GD&ĐT
ban hành ngày 18 tháng 12 năm 2020 và Công văn 2613 của Bộ GD&ĐT ban hành
ngày 23 tháng 6 năm 2021.
(2). Mỗi bài dạy có thể được thực hiện trong nhiều tiết học, bảo đảm đủ thời gian
dành cho mỗi hoạt động để học sinh thực hiện hiệu quả. Hệ thống câu hỏi, bài tập
luyện tập cần bảo đảm yêu cầu tối thiểu về số lượng và đủ về thể loại theo yêu cầu
phát triển các kĩ năng. Hoạt động vận dụng được thực hiện đối với những bài hoặc
nhóm bài có nội dung phù hợp và chủ yếu được giao cho học sinh thực hiện ở ngoài
lớp học.
(3). Trong Kế hoạch bài dạy khơng cần nêu cụ thể lời nói của giáo viên, học sinh
mà tập trung mô tả rõ hoạt động cụ thể của giáo viên: giáo viên giao nhiệm vụ/yêu
cầu/quan sát/theo dõi/hướng dẫn/nhận xét/gợi ý/kiểm tra/đánh giá; học sinh thực
hiện/đọc/nghe/nhìn/viết/trình bày/báo cáo/thí nghiệm/thực hành/.

(4). Việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên được thực hiện trong quá trình tổ chức
các hoạt động học và được thiết kế trong Kế hoạch bài dạy thơng qua các hình thức:
hỏi - đáp, viết, thực hành, thí nghiệm, thuyết trình, sản phẩm học tập. Đối với mỗi
hình thức, khi đánh giá bằng điểm số phải thơng báo trước cho học sinh về các tiêu
chí đánh giá và định hướng cho học sinh tự học; chú trọng đánh giá bằng nhận xét
quá trình và kết quả thực hiện của học sinh theo yêu cầu của câu hỏi, bài tập, bài
thực hành, thí nghiệm, thuyết trình, sản phẩm học tập đã được nêu cụ thể trong Kế
hoạch bài dạy.
(5). Các bước tổ chức thực hiện một hoạt động học
5


- Giao nhiệm vụ học tập: Trình bày cụ thể nội dung nhiệm vụ được giao cho

học sinh (đọc/nghe/nhìn/làm) với thiết bị dạy học/học liệu cụ thể để tất cả học sinh
đều hiểu rõ nhiệm vụ phải thực hiện.
- Thực hiện nhiệm vụ (học sinh thực hiện; giáo viên theo dõi, hỗ trợ): Trình

bày cụ thể nhiệm vụ học sinh phải thực hiện (đọc/nghe/nhìn/làm) theo yêu cầu của
giáo viên; dự kiến những khó khăn mà học sinh có thể gặp phải kèm theo biện pháp
hỗ trợ; dự kiến các mức độ cần phải hoàn thành nhiệm vụ theo yêu cầu.
- Báo cáo, thảo luận (giáo viên tổ chức, điều hành; học sinh báo cáo, thảo luận):

Trình bày cụ thể giải pháp sư phạm trong việc lựa chọn các nhóm học sinh báo cáo
và cách thức tổ chức cho học sinh báo cáo (có thể chỉ chọn một số nhóm trình
bày/báo cáo theo giải pháp sư phạm của giáo viên).
- Kết luận, nhận định: Phân tích cụ thể về sản phẩm học tập mà học sinh phải

hoàn thành theo yêu cầu (làm căn cứ để nhận xét, đánh giá các mức độ hoàn thành
của học sinh trên thực tế tổ chức dạy học); làm rõ những nội dung/yêu cầu về kiến

thức, kĩ năng để học sinh ghi nhận, thực hiện; làm rõ các nội dung/vấn đề cần giải
quyết/giải thích và nhiệm vụ học tập mà học sinh phải thực hiện tiếp theo./.
1.3. Cách thức xây dựng kế hoạch bài dạy
Ở chương trình hiện hành, GV xây dựng KHBD khi đã có chuẩn kiến thức, kĩ
năng và đặc biệt là có SGK như là một văn bản pháp lý. Trong khi đó, khi thực thi
CTGDPT 2018, GV tiến hành xây dựng KHBD cho một bài học trong điều kiện có
nhiều bộ SGK khác nhau được biên soạn theo những cách tiếp cận khác nhau (tiếp
cận hoạt động học tập hoặc tiếp cận nội dung chương trình…) và đáp ứng yêu cầu
cần đạt về phẩm chất, năng lực; đáp ứng tính mở của chương trình. Do đó, trước khi
xây dựng KHBD một chủ đề, GV cần xác định được những nội dung cụ thể cần dạy
6


và mục tiêu về phẩm chất và năng lực theo YCCĐ, xây dựng tiến trình dạy học của
chủ đề, từ đó thiết kế KHBD cụ thể.
Trên cơ sở nghiên cứu CTGDPT 2018 – môn Tin học, tham khảo SGK và kết
quả xây dựng KHDH môn Tin học của tổ chuyên mơn, GV có thể xây dựng
KHBD theo cách thức được trình bày tóm tắt qua hình 4.1.

BƯỚC 1
Xác định mục tiêu của bài dạy

BƯỚC 2
Xác định chuỗi các hoạt động học
và mục tiêu của từng hoạt động

BƯỚC 3
Xây dựng các hoạt động
dạy học cụ thể


BƯỚC 4
Hoàn thiện kế hoạch bài dạy

Hình 1. Cách thức xây dựng KHBD
Bước 1: Xác định mục tiêu của kế hoạch bài dạy
* Các căn cứ xác định mục tiêu dạy học:
(1)

Căn cứ vào YCCĐ của bài học (CTGDPT 2018 - môn Tin học, ban

hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; hoặc từ kết quả xây dựng KHGD môn Tin
học).
(2)

Căn cứ vào phẩm chất và năng lực hiện tại của HS lớp học: Tùy vào

mức độ năng lực của HS mà GV có thể nâng bậc nhận thức của mục tiêu lên những
mức độ cao hơn.
(3)

Căn cứ vào đặc điểm xây dựng nội dung kiến thức, vào phương tiện,

thiết bị và hình thức, phương pháp, kỹ thuật dạy học: Tùy vào việc lựa chọn hình
thức, phương pháp tổ chức hoạt động dạy học dựa trên tình hình thực tế về cơ sở
7


vật chất, điều kiện dạy học của nhà trường và đặc điểm nội dung kiến thức, GV có
thể xác định các mục tiêu phẩm chất, năng lực chung và năng lực đặc thù tương

ứng.
* Yêu cầu viết mục tiêu
(1) Trình bày mục tiêu theo biểu hiện của phẩm chất và năng lực.
-

Đối với năng lực đặc thù: Mục tiêu về năng lực đặc thù cần cụ thể đến

thành tố và biểu hiện của năng lực.
-

Đối với năng lực chung và phẩm chất: Chỉ nêu tên và biểu hiện nổi bật

của năng lực chung và phẩm chất mà môn Tin học có lợi thế phát triển; liên quan
mật thiết đến nội dung bài học. Việc xác định mục tiêu phẩm chất, năng lực chung
cần được liên hệ với cách thức tổ chức hoạt động của GV, liên quan trực tiếp đến
phương pháp, kĩ thuật, phương tiện dạy học, kể cả cách thức đánh giá mà GV sử
dụng trong mỗi hoạt động của bài học.
(2) Mục tiêu về phẩm chất và năng lực được biểu đạt bằng động từ cụ thể,
lượng hoá được và phải bao trùm được YCCĐ của bài học. Một mục tiêu học tập
phù hợp thường mô tả hoạt động học tập của HS thay vì mơ tả hoạt động diễn ra
trong lớp học hoặc mô tả hành vi của GV.
* Cách thức thực hiện
(1) Xác định YCCĐ và nội dung kiến thức của bài học:
-

Dựa trên kết quả xây dựng KHDH môn Tin học của tổ chuyên môn,

bản CTGDPT môn Tin học để xác định các YCCĐ tương ứng với bài học.
-


Xác định nội dung kiến thức cần tổ chức cho HS tìm hiểu trong phạm

vi của bài học: Để xác định nội dung kiến thức cần tổ chức hoạt động dạy học, GV
có thể tham khảo SGK với đơn vị bài học tương ứng hoặc xác định từ YCCĐ.
(2) Xác định mục tiêu năng lực:

Khi trình bày mục tiêu năng lực, GV cần nêu cụ thể yêu cầu HS làm được gì
(biểu hiện cụ thể của năng lực chung và năng lực hóa học cần phát triển) trong hoạt
8


động học để chiếm lĩnh và vận dụng kiến thức theo YCCĐ của chương trình mơn
Tin học.
(3) Xác định mục tiêu phẩm chất:

Khi trình bày mục tiêu phẩm chất, GV cần nêu cụ thể yêu cầu về hành vi, thái
độ (biểu hiện cụ thể của phẩm chất cần phát triển gắn với nội dung bài dạy) của HS
trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập và vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
Bước 2. Xác định chuỗi hoạt động học của KHBD và mục tiêu của từng hoạt
động
Trên cơ sở mục tiêu và nội dung kiến thức đã xác định ở bước 1, GV xây
dựng chuỗi các hoạt động dạy học, mà thực chất là các hoạt động học của HS. Với
việc xác định chuỗi các hoạt động, GV có thể hình dung tổng thể phương án dạy
học để đảm bảo giải quyết trọn vẹn mà không bỏ sót bất kì mục tiêu nào của bài dạy
và đảm bảo chúng được triển khai theo trình tự phù hợp. Đây là bước trung gian để
làm cơ sở cho việc thiết kế các hoạt động học cụ thể trong tiến trình dạy học.
Chuỗi hoạt động dạy học cần thể hiện được tiến trình tổ chức dạy học gồm:
(i) Mở đầu/xác định vấn đề/nhiệm vụ học tập – (ii) Hình thành kiến thức mới/ giải
quyết vấn đề/ thực thi nhiệm vụ đặt ra – (iii) Luyện tập – (iv) Vận dụng (Tham khảo
phụ lục 4 – Công văn 5512). Tùy thuộc vào từng kiểu bài dạy, GV có thể linh hoạt

trong việc xác định chuỗi các hoạt động dạy học.
* Cách tiến hành:
-

Xác định nội dung trọng tâm của bài học: GV cần rà soát lại mục tiêu

của KHBD, chọn ra đơn vị kiến thức/kĩ năng thực sự mới đối với HS; xác định nội
dung kiến thức chi phối, liên quan mật thiết đến việc hình thành các kiến thức khác
trong cùng một bài học hoặc trong các bài học tiếp theo.
-

Xác định mục tiêu của các hoạt động: Từ mục tiêu chung của kế hoạch

bài dạy, GV xác định mục tiêu cụ thể của từng hoạt động tương ứng.
9


-

Định hướng hình thức, phương pháp, kĩ thuật dạy học và phương án

đánh giá đáp ứng mục tiêu cụ thể của các hoạt động và mục tiêu chung của bài dạy.
-

Xác định thời lượng: Tùy thuộc vào thời lượng được phân bố cho cả

bài học, dựa trên kinh nghiệm giảng dạy, dung lượng kiến thức, độ khó của nhiệm
vụ, trình độ của HS, điều kiện cơ sở vật chất…GV có thể dự kiến được thời lượng
tương ứng của từng hoạt động.
Bước 3. Xây dựng các hoạt động dạy học cụ thể

Trên cơ sở chuỗi hoạt động, mục tiêu, thời lượng và định hướng phương
pháp dạy học, kiểm tra đánh giá của từng hoạt động, GV tiến hành xây dựng các
hoạt động dạy học cụ thể. Việc xây dựng các hoạt động dạy học cụ thể dựa trên cơ
sở đã xác định được mục tiêu dạy học, chuỗi các hoạt động dạy học; định hướng
hình thức, phương pháp, kỹ thuật dạy học; phương án đánh giá.
* Cách thực hiện:
-

Thu thập và thiết kế dữ liệu dạy học nhằm đáp ứng mục tiêu của từng

hoạt động và phù hợp phương pháp, kĩ thuật dạy học; phương pháp đánh giá như
các phương tiện trực quan, câu hỏi, phiếu học tập, bài tập…
-

Biên soạn nội dung: “Nội dung” là nội dung của nhiệm vụ mà GV giao

cho HS trong bước “Chuyển giao nhiệm vụ” hay nội dung hoạt động học của HS.
“Nội dung” có thể là câu hỏi, bài tập, xử lí tình huống, thực hiện thí nghiệm, … có
tác dụng kích thích HS huy động kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm đã có để thực hiện
các thao tác tư duy và các hành động học tập cụ thể, từ đó tạo ra “kết quả” thực hiện
nhiệm vụ.
-

Xác định sản phẩm cần đạt được: “Sản phẩm” chính là câu trả lời tương

ứng với “nội dung” do GV biên soạn. “Sản phẩm” chính là căn cứ để GV định
hướng cho HS thực hiện nhiệm vụ, định hướng thảo luận và đánh giá kết quả thực
hiện nhiệm vụ của HS. Đồng thời, “sản phẩm” cũng chính là vấn đề GV cần kết
10



luận, cần “chốt” kiến thức/ kĩ năng cho HS ghi vào vở sau mỗi hoạt động học tập.
“Sản phẩm” cần tương thích và đáp ứng mục tiêu dạy học.
-

Thiết kế tiến trình tổ chức hoạt động dạy học cụ thể: Các bước tổ chức

thực hiện một hoạt động học gồm: (1) Chuyển giao nhiệm vụ; (2) Thực hiện nhiệm
vụ; (3) Báo cáo, thảo luận; (4) Kết luận, nhận định. Trong tiền trình này, GV cần
lưu ý bước (2), bước (3) và bước (4) như sau:
+ Bước (2): GV cần dự kiến việc mình cần làm để hỗ trợ, định hướng cho HS
thực hiện nhiệm vụ như gợi ý, hướng dẫn cách thức thực hiện nhiệm vụ; giải quyết
các mâu thuẫn nảy sinh; lưu ý những cá nhân hoặc nhóm có kết quả đúng/chưa
đúng, kết quả hay/chưa hay, kết quả khác biệt…Điều này hỗ trợ rất lớn cho việc
thực hiện nhiệm vụ của HS và việc tổ chức thảo luận; đồng thời là cơ sở để GV thực
hiện việc đánh giá quá trình.
+ Bước (3): GV cần dự kiến tiến trình thảo luận, bao gồm những câu hỏi phân
tích, làm rõ, phát triển kết quả thực hiện nhiệm vụ. Những vấn đề/câu hỏi thảo luận
giúp GV có được “thơng tin ngược” về việc HS hiểu hay không hiểu rõ vấn đề học
tập, là con đường đưa đến sản phẩm và cũng là cách thức để mở rộng, nâng cao kiến
thức, kĩ năng (nếu có).
+ Bước (4): GV “kết luận/ nhận định” về kết quả đạt được của HS, bao gồm
cả kết quả cụ thể của hoạt động (câu trả lời, cách thức xử lí tình huống, bài tập được
giải, kết quả thí nghiệm…) và cả kết quả về thái độ, kĩ năng, thao tác tư duy, bài
học kinh nghiệm …mà HS có được trong q trình thực hiện và báo cáo kết quả.
Trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học, GV cần sử dụng kĩ thuật phản hồi tích
cực nhằm động viên, khuyến khích, tạo động lực cho HS trong quá trình học tập.
Lưu ý:
-


Nếu hoạt động Vận dụng được thiết kế theo hướng cho HS về nhà làm

thì GV vẫn xây dựng tiến trình tổ chức hoạt động, trong đó phải thể hiện được việc
theo dõi, đánh giá, rút ra bài học từ hoạt động vận dụng thông qua việc tổ chức cho
11


HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của phần vận dụng như: Nộp bài qua
mail/zalo của lớp; nộp bài vào giờ học kế tiếp; chọn ngẫu nhiên 1 số HS trình bày
kết quả…
-

Về phương án kiểm tra đánh giá: phải bao gồm cơng cụ đánh giá, hình

thức (kết quả/quá trình) và cách thức đánh giá. Cần quan tâm đến đánh giá năng lực
đặc thù, là đánh giá quan trọng nhất trong bài học của mơn học, do đó cần có cơng
cụ đánh giá cụ thể và đánh giá các năng lực chung và phẩm chất. Năng lực chung
và phẩm chất là mục tiêu chung cho mọi môn học và các mơn học đều góp phần
phát triển nên cần có sự tác động, theo dõi trong một khoảng thời gian. Do đó, cần
đánh giá qua q trình, khơng nhất thiết bài dạy nào cũng đánh giá, trừ trường hợp
ở một số môn học, các phẩm chất và năng lực chung là nội dung dạy học. Nếu biểu
hiện nào đó của năng lực chung và phẩm chất được thể hiện trong YCCĐ thì cần
đánh giá (đánh giá qua nhận xét để học sinh tiến bộ – đánh giá vì sự học mà không
nên đánh giá kết quả bằng điểm số), cịn các biểu hiện khác, thành tố khác có thể có
hoặc khơng.
Bước 4. Hồn thiện kế hoạch bài dạy
Sau khi đã biên soạn được KHBD, GV cần tiến hành rà soát lại xem mục tiêu
đã bao phủ đầy đủ yêu cầu cần đạt chưa? Phân phối thời lượng cho từng hoạt động
và tổng thời lượng đã hợp lý chưa? GV cũng cần xem xét lại sự phù hợp giữa các
mục tiêu và chuỗi các hoạt động dạy học, sự phù hợp giữa các PPDH, phương tiện

dạy học trong từng hoạt động, sự phù hợp của các phương án đánh giá, sự liên kết
giữa các hoạt động trong kế hoạch dạy học, sự đa dạng của các hoạt động và phương
án dự phòng trong những trường hợp cần thiết… Đồng thời, KHBD sau khi thực thi
ở một lớp nào đó cũng cần rút kinh nghiệm, chỉnh sửa cho hoàn thiện và phù hợp
với điều kiện thực tế của đối tượng HS lớp khác.

12


2. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
2.1. Tổ chức hoạt động khởi động (tạo hứng thú, tạo liên kết với kiến
thức đã biết, tiếp nhận vấn đề học tập)
● Quan niệm về hoạt động khởi động: Khởi động là hoạt động đầu tiên nhằm
giúp học sinh huy động những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân về các
nội dung có liên quan đến bài học mới. Từ đó sẽ kích thích tính tị mị, hứng thú, lơi
cuốn học sinh.
Hoạt động khởi động thường được tổ chức thông qua hoạt động cá nhân hoặc
hoạt động nhóm sẽ kích thích sự sáng tạo, giúp học sinh hình thành năng lực hợp
tác, tinh thần học hỏi, giúp đỡ nhau khi thưc hiện nhiệm vụ.
Như vậy có thể hiểu, hoạt động này chưa địi hỏi sự tư duy cao, khơng q coi
trọng về vấn đề kiến thức mà chủ yếu là tạo tâm thế tốt nhất cho các em nhập cuộc,
lôi kéo các em có hứng thú với các hoạt động kiến tạo kiến thức cho bài học.
● Một số hình thức khởi động
- Khởi động bằng tình huống trong thực tiễn sử dụng, vận hành hay sự cố xảy
ra có tính thách thức.
Tình huống về kĩ thuật trong thực tiễn cũng rất phong phú đa dạng, tùy theo
nội dung bài học mới mà giáo viên cần đưa ra tình huống thực tiễn có liên quan với
nội dung kiến thức mới nhằm thơi thúc học sinh tìm cách, phương án giải quyết tình
huống đó. Ở một một mức độ nào đó có thể tình huống là tính huống có vấn đề.
- Khởi động bằng tổ chức trò chơi

Trò chơi là hoạt động được tất cả học sinh thích thú tham gia. Vì vậy, nó có
khả năng lơi kéo sự chú ý và khơi dậy được hứng thú học tập. Ngoài mục đích đó
cịn ơn tập kiến thức cũ hoặc dẫn dắt các em vào hoạt động tìm kiếm tri thức mới
một cách tự nhiên, nhẹ nhàng. Hoặc có những trị chơi giúp các em vận động tay
chân khiến cho cơ thể tỉnh táo, giảm bớt những áp lực tâm lý của các tiết học trước
gây ra.

13


- Khởi động bằng hình thức thư giản, giải trí
Đây là hình thức khởi động rất nhẹ nhàng cho học sinh. Nó phù hợp cho những
giờ dạy địi hỏi khơng khí sâu lắng hoặc vận dụng cho những giờ dạy học. Việc đưa
học sinh chìm lắng vào trong những giai điệu âm nhạc thiết tha, trữ tình hoặc là xem
một đoạn băng video sẽ là một cách thú vị để các em thăng bằng cảm xúc, tạo những
rung động thẩm mỹ.
● Một số lưu ý khi tổ chức hoạt động khởi động
- Xác định mục tiêu khởi động
Hoạt động khởi động phải xác định rõ mục tiêu cần đạt, phương pháp và kĩ
thuật tổ chức, phương tiện cần dùng; chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh một cách
rõ ràng. Nhiệm vụ khi chuyển giao trong hoạt động khởi động cần liên quan đến kiến
thức của học sinh (xem học sinh đã có được kiến thức gì liên quan đến bài học), tạo
hứng thú cho học sinh, tạo ra tình huống có vấn đề để dẫn dắt học sinh vào phần
hình thành kiến thức mới.
- Kĩ thuật cơ bản khi xây dựng hoạt động khởi động
Phương pháp dạy học truyền thống, khởi động chỉ bằng một vài câu dẫn nhập
nên không mất nhiều thời gian. Hiện nay, hình thức đổi mới phương pháp dạy học
theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, do đó khởi động cần tổ chức thành
hoạt động để học sinh trực tiếp tham gia nên sẽ cần lượng thời gian nhiều hơn. Vì
vậy khi xây dựng kịch bản cho hoạt động khởi động, giáo viên cần lưu ý không lấy

những nội dung không thiết thực với bài học, tránh lấy những nội dung mang tính
chất minh họa. Chúng ta cần cụ thể: sử dụng nội dung bài học để khởi động, sao cho
trong khởi động sẽ bao quát được nội dung bài học, qua đó giúp giáo viên biết được
học sinh đã có kiến thức gì trong bài mới và chưa biết gì để khai thác sâu vào những
nội dung học sinh chưa biết (điều này có thể sẽ khác nhau ở từng mạch nội dung
kiến thức, từng lớp nên giáo viên cần có sự điều chỉnh kịp thời để phù hợp với đối
tượng học sinh ở các lớp).
14


Hoạt động khởi động là bước “thực hiện các động tác nhẹ trước khi thực hiện
công việc” nên việc khởi động cũng cần nhẹ và sinh động để tạo sự hấp dẫn cho học
sinh. Việc đặt câu hỏi hay tình huống khởi động cần chú ý tạo được hứng thú cho
học sinh: để học sinh được thực hiện nhiệm vụ, được tham gia trả lời câu hỏi hoặc
tham gia vào các tình huống khởi động. Đồng thời việc đưa các câu hỏi ở phần khởi
động cũng nên theo nhiều mức độ dành cho học sinh yếu, khá, giỏi. Tránh tình trạng,
có em tham gia có em khơng.
Giáo viên khi tổ chức khởi động cũng cần lưu ý, mỗi lớp học có 1 đặc điểm
riêng nên tùy hồn cảnh của mỗi lớp để điều chỉnh hoạt động cho phù hợp với lớp
đó. Phương án xây dựng hoạt động khởi động giữa các tiết, các bài học nên có sự
đổi mới hình thức, phương pháp, tránh tình trạng nhàm chán khi tiết nào cũng tổ
chức một hình thức như nhau.
2.2. Tổ chức hoạt động hình thành kiến thức mới
● Bản chất hoạt động hình thành kiến thức mới giúp HS lĩnh hội được KT,
KN mới bằng cách tổ chức các hoạt động thành phần tương ứng với từng nội dung
học tập.
- Các hoạt động thành phần này nhằm vào một mục tiêu cụ thể, ví dụ như phát
triển tư duy, kiến tạo kiến thức, tri thức phương pháp, củng cố tại chỗ.
- Hình thức của HĐ: cá nhân, cặp, nhóm (bể cá, khăn trải bàn, lớp học xếp
hình,...)

- Các PPDH và các kĩ thuật dạy học được áp dụng.
Quá trình tổ chức dạy - học hình thành kiến thức mới cho học sinh bao gồm:
● Phương pháp đặc trưng, trọng tâm, phương pháp phối hợp.
- Các hoạt động chủ yếu của Thầy và Trị (hình thức hoạt động, giải quyết
nhiệm vụ nào? Yêu cầu của mỗi nhiệm vụ là gì? Hệ thống các lệnh hướng dẫn của
Thầy và hoạt động đáp ứng của Trò …)

15


- Lưu ý: Các hình thức tổ chức hoạt động (Nhóm 2, nhóm 4, ……, các trị
chơi học tập, …) đều trập trung vào phương pháp chủ yếu, đặc trưng.
VD: Giáo viên có thể cho nhóm 3-5 học sinh cùng tham gia hoạt động (hợp
tác) để thực hiện việc xác định một nội dung học tập nào đó bằng phương pháp quan
sát, so sánh, phân tích, quy nạp,… thơng qua các lệnh điều khiển hoạt động cho học
sinh để hướng dẫn học sinh phương pháp tiếp cận vấn đề, phương pháp học tập
(phương pháp khác hình thức hoạt động).
- Thể hiện sự hoạt động đồng bộ giữa Thầy với Trò, sự tương ứng giữa các
hoạt động, sự hợp tác làm việc; sự theo dõi - kiểm soát; tư vấn thúc đẩy các hoạt
động của cá nhân, nhóm, của cả lớp.
● Hoạt động khám phá
- Giúp học sinh khám phá nội dung kiến thức mới và cơ bản.
- Hoạt động này, giáo viên lên kế hoạch đầy đủ (bao gồm: tiến trình các bước
dạy, phương pháp chủ yếu, hoạt động của Thầy và Trị, sử dụng các phương tiện,
cơng cụ dạy học; hệ thống lệnh điều hành các hoạt động, … )
2.3. Tổ chức hoạt động luyện tập, củng cố kiến thức
● Bản chất hoạt động luyện tập, củng cố là giúp cho học sinh củng cố, hoàn
thiện kiến thức, rèn luyện những kĩ năng đã được lĩnh hội.
- GV sẽ tổ chức cho HS các HĐ nhận dạng, thể hiện và HĐ ngôn ngữ
- Áp dụng trực tiếp KT, KN đã biết để giải quyết các tình huống/vấn đề trong

học tập
● Hoạt động luyện tập cơ bản
- Mục đích chủ yếu là tạo sự nối kết giữa kiến thức vừa khám phá với luyện
tập đơn giản.
- Ở hoạt động này, giáo viên chỉ cần nêu các lệnh điều hành:
16


+ Nêu nhiệm vụ tổng quát
+ Yêu cầu cần thực hiện.
Ví dụ:
+ Nhiệm vụ tổng quát: thực hiện bài tập nào, trang bao nhiêu.
+ Yêu cầu:
* Hình thức hoạt động: Hoạt động theo nhóm,... (2, 3, 4, …)
* Tìm hiểu đề bài, những đặc điểm cơ bản và tìm phương pháp giải.
* Hình thức hoạt động các nhóm trao đổi, thảo luận phương pháp thực
hiện, kết quả, đánh giá kết quả lẫn nhau.
● Hoạt động luyện tập thực hành
- Mục đích chủ yếu là giúp học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng đã có ở hoạt
động khám phá và luyện tập cơ bản vào những nội dung luyện tập thực hành, với
những tình huống khác nhau ở mức độ cao hơn.
- Ở hoạt động này, giáo viên cũng chỉ nêu các lệnh điều hành như ở hoạt động
luyện tập cơ bản nhưng có dự kiến thêm về số lượng bài thực hành cho các đối tượng
khác nhau (theo mục tiêu hoàn thành khác nhau).
● Một số phương pháp củng cố bài học
- Củng cố bài giảng bằng thiết kế và sử dụng các sơ đồ, bảng biểu.
Biện pháp củng cố này giúp học sinh hiểu được kiến thức thông qua khả năng
phân tích, so sánh và móc nối các kiến thức. Thường áp dụng với những bài mang
tính so sánh hay tổng quát, có thể sử dụng sơ đồ tư duy, bảng biểu để hệ thống lại
kiến thức.

- Củng cố bài giảng bằng việc sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập.

17


Biện pháp này đánh giá việc học của học sinh, rèn cho học sinh khả năng diễn
đạt. Tuy nhiên, sẽ tạo áp lực cho các học sinh tiếp thu chậm và không hiểu bài ngay
tại lớp. Phương pháp áp dụng đối với những bài học nhiều lí thuyết.
- Củng cố bài giảng bằng việc tổ chức các trò chơi.
Biện pháp này tạo sự vui vẻ, hứng khởi cho học sinh đối với mơn học. Bên
cạnh đó sẽ có hạn chế là tốn nhiều thời gian để tổ chức cho lớp tham gia trò chơi.
Nguyên tắc cơ bản là trò chơi phải đơn giản, đi sâu vào vấn đề trọng tâm của bài.
- Củng cố bài giảng bằng cách cho học sinh tự tổng kết kiến thức.
Biện pháp củng cố này rèn cho học sinh kĩ năng trình bày vấn đề trước đám
đơng và kĩ năng tóm lược vấn đề Phương pháp áp dụng với những bài nội dung đơn
giản, dễ tổng kết lại kiến thức.
2.4. Tổ chức hoạt động vận dụng, mở rộng kiến thức
● Hoạt động vận dụng vào thực tiễn cuộc sống
Hoạt động vận dụng giúp HS vận dụng được các KT, KN để giải quyết các
tình huống/vấn đề tương tự hoặc mới trong học tập hoặc trong cuộc sống.
- Có thể là những HĐ mang tính nghiên cứu, sáng tạo, vì thế cần giúp HS gần
gũi với cuộc sống trong học tập, làm việc.
- Trước một vấn đề, HS có thể có nhiều cách giải quyết khác nhau.
- Ở hoạt động này GV nên có bảng hướng dẫn thực hiện cơng việc.
Mỗi hoạt động đều nên có lưu ý về tổ chức nhận xét, rút kinh nghiệm, củng
cố, nêu giải pháp khắc phục.
● Hoạt động tìm tịi, mở rộng kiến thức
- Giúp cho học sinh không chỉ dừng lại với những nội dung các em đã được
học và hiểu rằng ngồi những kiến thức đã có, lĩnh hội trong môi trường nhà trường


18


cịn rất nhiều điều có thể và cần phải tiếp tục học, học với sự đam mê, học tập suốt
đời.
- GV cần khuyến khích HS tiếp tục tìm tịi và mở rộng kiến thức ngoài lớp
học (chiều sâu hoặc theo chiều rộng).
- HS tự đặt ra các tình huống có vấn đề nảy sinh từ nội dung bài học, từ thực
tiễn cuộc sống, vận dụng các KT, KN đã học để giải quyết bằng những cách khác
nhau.
2.5. Tổ chức hoạt động đánh giá, phản hồi
GV tổ chức, đặt mục tiêu cho các hoạt động và đánh giá kết quả học tập, hoạt
động của HS. Việc đánh hoạt động học tập chủ yếu thông qua quan sát hành vi, thái
độ và sản phẩm học tập của HS.
Đánh giá kết quả hoạt động học tập của HS được thể hiện ở hai cấp độ đánh
giá cá nhân và đánh giá tập thể lớp. Vì vậy, nội dung đánh giá phải thiết thực, có tiêu
chí đánh giá rõ ràng thì việc đánh giá mới có tác động tích cực tới HS.
a) Nội dung đánh giá cá nhân
Đánh giá HS qua hoạt động học tập là sự xem xét mức độ đã hoàn thành các
mục tiêu đã đề ra. Căn cứ vào mục tiêu học tập, nội dung đánh giá HS (cá nhân và
tập thể HS) bao gồm những điểm sau đây:
- Đánh giá mức độ lĩnh hội tri thức của các HS về nội dung học tập.
- Đánh giá trình độ đạt được các kĩ năng khi tham gia hoạt động học tập.
- Đánh giá về thái độ, tình cảm của HS đối với học tập môn học.
b) Nội dung đánh giá tập thể lớp
Đánh giá kết quả hoạt động của tập thể lớp trên các phương diện: Số lượng
HS tham gia hoạt động; Các sản phẩm hoạt động; ý thức cộng đồng trách nhiệm;
tinh thần hợp tác trong hoạt động (phối hợp giữa các HS với nhau, phối hợp giữa các
nhóm HS với nhau); kĩ năng hợp tác của HS trong hoạt động.
19



c) Hình thức, phương pháp, cơng cụ đánh giá
Đối với đánh giá ở đây chủ yếu sử dụng hình thức đánh giá thường xuyên, sử
dụng kết hợp các phương pháp đánh giá bằng quan sát; đánh giá sản phẩm; đánh giá
bằng hồ sơ học tập; kiểm tra viết; đánh giá bằng hỏi đáp. Các cơng cụ được sử dụng
có thể là bảng kiểm, thang đánh giá, sản phẩm học tập,...
Đánh giá cần khách quan, đánh giá trong suốt quá trình học tập. Như vậy, GV
cần xây dựng trước kế hoạch đánh giá và bộ công cụ đánh giá với các tiêu chí đánh
giá cụ thể ở các mức độ cần đánh giá.
Đối tượng đánh giá là cá nhân học sinh tự đánh giá và đánh giá chéo. GV cần
hướng dẫn tự đánh giá để HS thực hiện bước này có hiệu quả hơn. Từ đó, đánh giá
của tập thể HS sẽ có sở sở để thực hiện. GV đánh giá xếp loại, từ kết quả đánh giá
HS, GV xem xét, phân loại và đi đến quyết định xếp loại cho từng HS trong lớp.
Trong quá trình này, GV cần tham khảo, trao đổi thêm về những trường hợp cụ thể,
cần thiết. Điều đó rất có tác dụng trong việc phát huy tính dân chủ ở HS, đồng thời
tập dượt cho các em kĩ năng trao đổi một cách trung thực và thẳng thắn.
d) Sử dụng kết quả đánh giá
Sử dụng kết quả đánh giá để giáo viên nhận xét cho học sinh biết sự tiến bộ
hay chưa tiến bộ, nguyên nhân từ đâu, cần chú ý rút kinh nghiệm thế nào để học sinh
tiến bộ hơn trong các bài học sau đó. GV có căn cứ kết quả đánh giá để điều chỉnh
kế hoạch dạy học và điều chỉnh hoạt động dạy học của mình cho các buổi học tiếp
theo.

20


3. PHÂN TÍCH BÀI DẠY MƠN TIN HỌC
Phân tích, đánh giá bài dạy theo chỉ đạo của CV 5555/BGDĐT-GDTrH, CV
5512/BGDĐT-GDTrH và TT 22/BGDĐT-GDTrH.

3.1. Thông tin bài học (đủ thông tin tên bài, chương, lớp, thời lượng,...)


Tên bài dạy hoặc chủ đề được xác định cụ thể ra sao.



Dạng bài cần xác định là dạng lý thuyết, thực hành hay tích hợp.



Thời lượng dạy trong bao nhiêu tiết



Thuộc khối lớp mấy, ở mạch nội dung nào?

3.2. Phân tích mục tiêu
Phân tích mục tiêu Căn cứ dựa vào phụ lục 4 khung kế hoạch dạy học ở cv 5512 và
Tiêu chí 2: CV5555 Mức độ rõ ràng của mục tiêu, nội dung, kĩ thuật tổ chức và sản phẩm
cần đạt được của mỗi nhiệm vụ học tập.


Về kiến thức: Nêu cụ thể nội dung kiến thức học sinh cần học trong bài theo yêu

cầu cần đạt của nội dung giáo dục/chủ đề tương ứng trong chương trình mơn Tin học.
Phân tích về mục tiêu kiến thức kĩ năng theo các dấu hiệu:
+ Dùng động từ mơ tả mực tiêu chính xác, thể hiện mức độ hoạt động.
+ Mục tiêu phải phù hợp với người học (không cao quá, thấp quá)



Về năng lực: Nêu cụ thể yêu cầu học sinh làm được gì (biểu hiện cụ thể của năng

lực chung và năng lực đặc thù môn Tin học cần phát triển) trong hoạt động học để chiếm
lĩnh và vận dụng kiến thức theo u cầu cần đạt của chương trình mơn Tin học.
+ Năng lực chung có được năng lực chung nào chiếu từ mục tiêu có phù hợp khơng?
+ Năng lực Tin học chiếu từ mục tiêu xem có phù hợp với năng lực Tin học đã thể
hiện, năng lực công nghệ có phải là 1 trong 5 năng lực thành phần của năng lực Tin học?


Về phẩm chất: Nêu cụ thể yêu cầu về hành vi, thái độ (biểu hiện cụ thể của phẩm

chất cần phát triển gắn với nội dung bài dạy) của học sinh trong quá trình thực hiện các
nhiệm vụ học tập và vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
Phân tích các thành phần phẩm chất, năng lực.
+ Phẩm chất có được phẩm chất nào? chiếu với mục tiêu xem có phù hợp và tin cậy
để có được phẩm chất đó?
21


+ Dấu hiệu thể hiện phẩm chất là gì?
3.3. Phân tích việc chuẩn bị
Tiêu chí 3: CV 5555 Mức độ phù hợp của thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng để tổ
chức các hoạt động học của học sinh.


Giáo viên cần chuẩn bị gì?
+ Trang thiết bị dạy học liên quan có phù hợp nội dung bài học, phù hợp điều kiện

cho phép thực tế, có an toàn, đáp ứng thảo mãn mục tiêu,...

+ Học liệu liên quan được chuẩn bị ra sao? các tiêu chí đánh giá cho bài học,...


Học sinh cần chuẩn bị gì?
+ Đọc trước bài học trong SGK/ tài liệu và trả lời các câu hỏi: với nhiệm vụ là Nhận

xét, đánh giá, so sánh, phân tích, tổng hợp vấn đề gì,...
+ Chuẩn bị các vật liệu, dụng cụ thực hành,...
Tránh viết cho phần chuẩn bị mang tính chung chung, nội hàm rỗng, có thể sử dụng
được cho tất cả các chủ đề dạy học khác thì khơng có ý nghĩa.
3.4. Phân tích tiến trình dạy học
Căn cứ dựa vào PHỤ LỤC 4 khung kế hoạch dạy học ở cv 5512
Với 4 hoạt động đó là


Hoạt động 1: Xác định vấn đề/nhiệm vụ học tập/Mở đầu (Ghi rõ tên thể hiện kết
quả hoạt động)



Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới/giải quyết vấn đề/thực thi nhiệm vụ đặt ra
từ Hoạt động 1 (Ghi rõ tên thể hiện kết quả hoạt động).



Hoạt động 3: Luyện tập



Hoạt động 4: Vận dụng


3.5. Phân tích các hoạt động dạy học trong tiến trình dạy học
Theo CV 5555 được thể hiện cụ thể ở 4 tiêu chí sau:


Tiêu chí 1: Mức độ phù hợp của chuỗi hoạt động học với mục tiêu, nội dung và
phương pháp dạy học được sử dụng.



Tiêu chí 2: Mức độ rõ ràng của mục tiêu, nội dung, kĩ thuật tổ chức và sản phẩm
cần đạt được của mỗi nhiệm vụ học tập.
22




Tiêu chí 3: Mức độ phù hợp của thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng để tổ
chức các hoạt động học của học sinh.



Tiêu chí 4: Mức độ hợp lí của phương án kiểm tra, đánh giá trong quá trình tổ chức
hoạt động học của học sinh.

Với các tiêu chí 5, 6, 7 về Tổ chức hoạt động học cho học sinh. Đây là những tiêu chí cũng
có thể căn cứ vào kế hoạch dạy học để phân tích, đánh giá. Tuy nhiên nếu được dự giờ trên
lớp thì việc phân tích, đánh giá sẽ chính xác hơn.
Với các tiêu chí 9, 10, 11, 12 về Hoạt động của học sinh. Những tiêu chí ở phần này rất
khó phân tích và đánh giá được vì các tiêu chí này thường đánh giá dựa vào quan sát khi

thực hiện trên lớp học.
Bốn hoạt động trong tiến trình dạy học theo CV 5512 cụ thể đó là:


Hoạt động 1: Xác định vấn đề/nhiệm vụ học tập/Mở đầu (Ghi rõ tên thể hiện kết
quả hoạt động)
a) Mục tiêu: Nêu mục tiêu giúp học sinh xác định được vấn đề/nhiệm vụ cụ thể cần

giải quyết trong bài học hoặc xác định rõ cách thức giải quyết vấn đề/thực hiện nhiệm vụ
trong các hoạt động tiếp theo của bài học.
b) Nội dung: Nêu rõ nội dung yêu cầu/nhiệm vụ cụ thể mà học sinh phải thực hiện
(xử lí tình huống, câu hỏi, bài tập, thí nghiệm, thực hành…) để xác định vấn đề cần giải
quyết/nhiệm vụ học tập cần thực hiện và đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề/cách thức thực
hiện nhiệm vụ.
c) Sản phẩm: Trình bày cụ thể yêu cầu về nội dung và hình thức của sản phẩm hoạt
động theo nội dung yêu cầu/nhiệm vụ mà học sinh phải hồn thành: kết quả xử lí tình
huống; đáp án của câu hỏi, bài tập; kết quả thí nghiệm, thực hành; trình bày, mơ tả được
vấn đề cần giải quyết hoặc nhiệm vụ học tập phải thực hiện tiếp theo và đề xuất giải pháp
thực hiện.
d) Tổ chức thực hiện: Trình bày cụ thể các bước tổ chức hoạt động học cho học sinh
từ chuyển giao nhiệm vụ, theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả thực
hiện nhiệm vụ thông qua sản phẩm học tập.

23


×