Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

UNG DUNG SO DO TU DUY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (294.71 KB, 12 trang )

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và
học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng
kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều,
ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo
cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực.
Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý
các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng
công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”.
Trên tinh thần đổi mới, cải cách giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo
theo hướng phát huy năng lực của học sinh, nhiều giáo viên đã mạnh dạn đổi
mới, vận dụng nhiều phương pháp, hình thức dạy học phát huy được tính tích
cực, chủ động và sự sáng tạo cho học sinh. Bên cạnh việc vận dụng và phát huy
các phương pháp dạy học truyền thống, tích cực ứng dụng cơng nghệ thơng tin
vào trong giờ dạy, tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm, thuyết trình nhằm giúp
học sinh hứng thú với việc học môn Ngữ văn, việc giúp học sinh tiếp thu và
khắc sâu nội dung bài học, biết cách hệ thống kiến thức một cách logic, biết
cách vận dụng kiến thức vào các bài học sau bằng một kĩ thuật mới là điều vô
cùng cần thiết.
Kĩ thuật sơ đồ tư duy là một trong những kĩ thuật mới nhưng dần trở nên
quen thuộc với các giáo viên và học sinh. Việc thực hiện sơ đồ tư duy sẽ giúp
các em rèn kỹ năng và tư duy khoa học, đặc biệt ghi nhớ kiến thức sâu sắc mà
không sa vào lối học vẹt, học máy móc, học sinh được vừa học vừa chơi, tâm lý
thoải mái, không áp lực, buồn chán nữa.

1


Nhận thấy những ưu điểm của kĩ thuật sơ đồ tư duy, bản thân tôi đã nghiên


cứu và áp dụng kĩ thuật bản đồ tư duy trong dạy học Ngữ văn lớp 12 với đề tài:
Ứng dụng sơ đồ tư duy trong chương trình Ngữ văn 12 Trường A.

2. Mục đích
- Giúp học sinh dễ hình dung đơn vị kiến thức, hiểu vấn đề một cách hệ
thống, ghi nhớ lâu các đơn vị kiến thức.
- Giúp giáo viên có thêm tư liệu, góp phần làm phong phú nội dung bài
dạy
- Tạo niềm hứng thú cho học sinh trong giờ học Văn, giúp học sinh chủ
động chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng theo đúng tiến trình đổi mới, cải cách giáo
dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là việc ứng dụng sơ đồ tư duy trong chương trình
Ngữ văn của hai lớp 12: 12A1, 12A2 (năm học 2019 – 2020) Trường A.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: năm học 2019 – 2020
- Không gian nghiên cứu: Trường ... quận Thành phố Thủ Đức.
- Nội dung nghiên cứu: Từ sự tìm tòi của bản thân và tinh thần học hỏi từ
những buổi tập huấn chuyên môn, tư liệu tham khảo và kinh nghiệm của bản
thân sau khi ứng dụng sơ đồ tư duy dạy học Văn khối 11 tại Trường ... quận
Thành phố Thủ Đức năm học 2018 - 2019, bản thân tôi đã ứng dụng sơ đồ tư
duy trong quá trình giảng dạy và ơn tập các kiến thức đọc hiểu cho các em học
viên hai lớp 12A1, 12A2 (năm học 2019 – 2020).
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra, khảo sát, thống kê
- Phương pháp thực nghiệm
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
2



B. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận
Trong thời đại mới, nhân tố con người được đặt lên hàng đầu và yêu cầu
ngày càng cao về trình độ tri thức cũng như khả năng vận dụng vào thực tiễn để
xây dựng đất nước. Từ đó, địi hỏi giáo viên phải ra sức học tập, nâng cao trình
độ học vấn và tích cực sáng tạo trong việc dạy học để đáp ứng cho xã hội một
nguồn nhân lực có chất lượng cao. Có thể nói rằng đổi mới phương pháp dạy
học, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh là một nhiệm vụ
vừa bức thiết lại vừa trọng tâm xuyên suốt cả quá trình đổi mới. Đặc biệt với bộ
môn Ngữ văn, là môn học giúp học sinh hồn thiện nhân cách, bồi dưỡng tình
cảm. Việc ứng dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Ngữ văn lớp 12 không chỉ giúp
việc học môn Ngữ văn trở nên dễ dàng, tiết học sơi nổi mà cịn giúp học sinh dễ
ghi nhớ, phát triển nhận thức, khả năng tư duy, óc tưởng tượng và khả năng
sáng tạo... Do đó, việc ứng dụng sơ đồ tư duy vào dạy học môn Ngữ Văn khối
12 được xem là là một trong những phương pháp giảng dạy hữu hiệu trong quá
trình dạy học hiện nay.
2. Cơ sở thực tiễn
Xuất phát từ thực tế giảng dạy nhiều năm tại Trung tâm Giáo dục nghề
nghiệp – Giáo dục thường xuyên quận Thành phố Thủ Đức, bản thân tôi nhận
thấy một số học viên có năng khiếu hội họa, có trí tưởng tượng phong phú, khả
năng tiếp thu và cảm nhận tác phẩm khá tốt nhưng các em khơng nhớ hết ý và
trình tự các ý để triển khai trong bài văn. Một số học sinh khi đọc sách hoặc
nghe giảng trên lớp không biết cách tự ghi chép để lưu thông tin, lưu kiến thức
trọng tâm vào trí nhớ của mình. Một số em học tập chăm chỉ nhưng thành tích
khơng cao vì thường các em học bài nào biết bài đó, học bài này không biết liên
hệ bài trước. Nguyên nhân là do các em chưa biết cách ghi nhớ toàn bộ kiến
thức một cách rõ ràng, chuẩn xác mà không tốn quá nhiều thời gian cho việc

3



ngồi học thuộc từng câu, từng chữ nhưng lại có thể khái quát được toàn bộ kiến
thức và ghi nhớ lâu.
Mục tiêu của giảng dạy không chỉ khơi gợi niềm hứng thú của học sinh
với mơn học mà cịn giúp các em ghi nhớ kiến thức lâu và biết cách vận dụng
vào trong đời sống, phát huy được những ưu điểm của người học. Tư duy của
học sinh khối 12 phát triển mạnh, hoạt động trí tuệ linh hoạt và nhạy bén hơn.
Các em có khả năng phán đốn và giải quyết vấn đề một cách rất nhanh. Vì vậy
giáo viên cần hướng dẫn, giúp đỡ các em tư duy một cách tích cực độc lập để
phân tích đánh giá sự việc và tự rút ra kết luận cuối cùng. Việc phát triển khả
năng nhận thức của học sinh trong dạy học là một trong những nhiệm vụ quan
trọng của người giáo viên. Trong đó, sử dụng sơ đồ tư duy là một phương pháp
dạy học hiệu quả, vừa phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, vừa góp phần
tích cực vào sự phát triển khả năng nhận thức của học sinh.
3. Ứng dụng sơ đồ tư duy trong chương trình Ngữ văn 12
3.1. Khái niệm
Sơ đồ tư duy hay còn gọi là bản đồ tư duy là kĩ thuật dạy học tổ chức và
phát triển tư duy giúp người học chuyển tải thông tin vào bộ não rồi được thơng
tin ra ngồi bộ não một cách dễ dàng, đồng thời là phương tiện ghi chép sáng
tạo và hiệu quả, mở rộng, đào sâu và kết nối các ý tưởng, bao quát được các ý
tưởng trên phạm vi sâu rộng.
3.2. Cách thức thực hiện
Giáo viên sẽ đóng vai trò là người hướng dẫn, giúp các em làm quen với
sơ đồ tư duy và chọn một số sơ đồ tư duy có kết cấu đơn giản cho học sinh quan
sát. Sau đó, dựa vào đơn vị kiến thức của bài dạy, Giáo viên sẽ yêu cầu các em
thực hành và góp ý, định hướng cho các em.
Việc thực hiện một sơ đồ tư duy khơng q tốn kém vì học sinh có thể
thiết kế sơ đồ tư duy trên giấy, bìa, tờ lịch cũ, bảng phụ,… bằng cách sử dụng
bút chì màu, phấn màu, tẩy…hoặc cũng có thể thiết kế trên phần mềm Mind


4


Map. Giáo viên có thể chủ động trong việc cho các em thực hiện sơ đồ tư duy
ngay tại lớp hoặc về nhà, làm cá nhân hoặc làm việc theo nhóm.
3.3. Lợi ích của việc ứng dụng sơ đồ tư duy trong dạy học
Việc sử dụng sơ đồ tư duy sẽ huy động tối đa tiềm năng của bộ não, giúp
học sinh học tập tích cực, hỗ trợ hiệu quả các phương pháp dạy học khác.
Ngoài ra, ứng dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Văn giúp các em hệ thống
ý một cách rõ ràng, đầy đủ; dễ dàng thêm và bổ sung các ý; tạo được trường
liên tưởng và phát huy sự sáng tạo của các em. Vẽ sơ đồ tư duy khơng nhất thiết
phải có năng khiếu hội hoạ vì các em có thể chú thích, in và dán các hình ảnh
minh hoạ tuỳ thuộc vào trí tưởng tượng của các em. Việc ứng dụng sơ đồ tư duy
trong dạy học Ngữ văn sẽ giúp các em thao tác nhanh, ghi bài hệ thống từ đó dễ
dàng phác hoạ ý trên giấy nháp trong phòng thi.
Qua việc tìm hiểu và vận dụng phương pháp dạy học bằng bản đồ tư duy,
tôi nhận thấy phương pháp dạy học này rất có hiệu quả trong cơng tác giảng dạy
và học tập của học sinh khối 12. Bước đầu đã giúp các em học tập hiệu quả hơn,
ghi nhớ và biết vận dụng các kiến thức một cách logic, mạch lạc đồng thời giúp
các em có thêm một phương pháp học tập các môn khác một cách thú vị và bổ
ích.
3.4. Một số hình thức ứng dụng sơ đồ tư duy trong chương trình Ngữ
văn 12 tại Trường .....
3.4.1. Ứng dụng sơ đồ tư duy trong Ôn tập kiến thức đọc hiểu
Từ năm 2017, Bộ Giaó dục và Đào tạo tổ chức thi THPT quốc gia và
tuyển sinh ĐH, CĐ có nhiều điểm mới so với những năm trước đây. Theo đó,
một đề thi Ngữ văn gồm có 2 phần:
• Phần I Đọc hiểu: Từ một đoạn ngữ liệu cho sẵn yêu cầu thí sinh
phải thực hiện 4 yêu cầu bên dưới, tổng 3 điểm.
• Phần II Làm văn: Có 2 câu hỏi, một câu 2 điểm yêu cầu thí sinh

viết một đoạn văn nghị luận về một vấn đề, thường sẽ có liên quan

5


tới ngữ liệu trước đó, một câu 5 điểm yêu cầu thí sinh nghị luận về
một vấn đề văn học.
Với học sinh lớp 12, bên cạnh kĩ năng viết bài tập làm văn, viết đoạn văn nghị
luận ngắn, các em cịn phải có kiến thức cơ bản về phương thức biểu đạt, thao
tác lập luận, phong cách ngôn ngữ khoa học, câu chủ đề, trình bày quan điểm,…
để trả lời các câu hỏi của phần đọc hiểu. Một thực trạng đáng buồn là các em
học sinh lớp 12 lại không nhớ hết hoặc nhớ nhầm các nội dung kiến thức phương
thức biểu đạt, thao tác lập luận, thể thơ. Điều này dẫn đến việc các em sẽ mất
điểm trong bài thi, mất thời gian cho những câu hỏi vận dụng thấp. Việc sơ đồ
hoá các kiến thức đọc hiểu sẽ giúp các em ghi nhớ lâu, hệ thống các kiến thức
đọc hiểu. Khi nhớ và biết phân biệt các đơn vị kiến thức, các em sẽ xác định
được mục tiêu câu hỏi, biết định hướng trả lời, đạt điểm tối đa phần đọc hiểu.
Sau đây là một số sơ đồ tư duy ôn tập kiến thức đọc hiểu của các học viên
lớp 12A1 và 12A2 (năm học 2019-2020).

3.4.2. Ứng dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy các tác phẩm văn học
Đối với học sinh khối 12, việc học thuộc lịng thường khó khăn hơn vì số
lượng kiến thức của mỗi bài rất nhiều, các em thường gặp áp lực khi học bài,
đặc biệt là học viên tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường
xuyên quận Thành phố Thủ Đức, phần lớn các em vừa học vừa làm nên gặp
nhiều hạn chế về mặt thời gian. Do đó, việc ghi nhớ lâu và nhanh khi nội dung
tác phẩm quá lớn, định hướng được hệ thống luận điểm cần phân tích mà khơng
nhất thiết phải học thuộc lời văn của giáo viên là ưu tiên hàng đầu của học viên
lẫn giáo viên.
Vận dụng sơ đồ tư duy trong dạy học, tơi giúp các em có thói quen tự tay

ghi chép hay tổng hợp một vấn đề, một kiến thức, một chủ đề đã học- đã đọc,
theo cách hiểu của các em. Mỗi bài học, kiến thức trọng tâm được hệ thống dưới
dạng sơ đồ tư duy trên một trang giấy, giúp học sinh dễ ôn tập, dễ xem lại kiến
6


thức khi cần. Nhờ vào việc tận dụng những từ khố và hình ảnh sáng tạo, một
khối lượng nhiều như thế nào cũng có thể dược ghi chú một cách hết sức cô
đọng trên một trang giấy mà không bỏ lỡ bất kì một thơng tin quan trọng nào.
Nhờ vậy, các em học viên tiết kiệm thời gian nhưng vẫn học thuộc bài nhanh
chóng, ghi nhớ lâu các đơn vị kiến thức.
Sau đây là sơ đồ tư duy nội dung các tác phẩm văn học của các em

7


Kết quả đạt được
Kết quả, trong năm học 2019 – 2020 vừa qua, học viên hai lớp 12A1 và
12A2 đều đạt kết quả cao và đậu Tốt nghiệp 100%.
TỈ LỆ BỘ MÔN NGỮ VĂN
LỚP 12A1 VÀ 12A2 (NĂM HỌC 2019-2020)
12A1

12A2

66.67
55.81
44.19
24.44
8.89

0
GIỎI

KHÁ

TRUNG BÌNH

0
YẾU

4. Đơn vị áp dụng
Trường ... Thành phố Thủ Đức, áp dụng được trong tất cả các đơn vị bài dạy,
tiết ơn tập trong chương trình Ngữ văn 12.
5. Phạm vi ảnh hưởng
Sáng kiến Ứng dụng sơ đồ tư duy trong chương trình Ngữ văn 12
Trường A có thể áp dụng Trường A, các Trường ... trên địa bàn các quận, huyện
và tại các trường Trung học Phổ thông.
6. Rút kinh nghiệm
- Tránh áp dụng kiểu rập khn, máy móc; cần kiên trì, sáng tạo, nhiệt
tình và quan tâm các em.
- Quản lí khơng khí lớp tránh việc các em xao nhãng, gây mất trật tự.
- Thường xuyên áp dụng trong các tiết học, lên tiết tốt để lắng nghe và
học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp.

8


- Định hướng các em sử dụng các đồ dùng học tập phù hợp, tránh lãng
phí.
- Góp ý, chỉnh sửa, bổ sung kịp thời cho các em.

- Tìm hiểu và nắm rõ trình độ, năng lực của học viên; tránh trường hợp
áp đặt hoặc đề ra yêu cầu quá cao so với trình độ của học viên.
C. KẾT LUẬN
Với sáng kiến Ứng dụng sơ đồ tư duy trong chương trình Ngữ văn 12
Trường A, bản thân tôi mong muốn phát huy được tính tích cực, chủ động và
sự sáng tạo của các em đồng thời giúp hứng thú với việc học môn Ngữ văn hơn,
ghi nhớ nội dung các bài học trở nên dễ dàng và thú vị hơn, biết cách hệ thống
các đơn vị kiến thức và đạt kết quả cao trong học tập. Bản thân tơi có thêm tư
liệu giảng dạy và có thêm tự tin trong quá trình giảng dạy, quá trình tương tác
với học viên và giúp các em cảm thụ tác phẩm thuận lợi hơn. Tuy nhiên, việc
ứng dụng sơ đồ tư duy vào trong chương trình Ngữ văn khối 12 khó tránh những
thiếu sót, hạn chế. Do vậy, tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Hội
đồng sáng kiến để sáng kiến này hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn.
Thủ Đức, ngày 20 tháng 01 năm 2021
Người thực hiện

9


BẢN MÔ TẢ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA SÁNG KIẾN
1. Tên Sáng kiến: “Ứng dụng sơ đồ tư duy trong chương trình Ngữ văn 12
tại TRƯỜNG A…
2. Các vấn đề tồn tại trước khi thực hiện sáng kiến:
Xuất phát từ thực tế giảng dạy nhiều năm tại TRƯỜNG A..., bản thân tơi
nhận thấy một số học viên có năng khiếu hội họa, có trí tưởng tượng phong
phú, khả năng tiếp thu và cảm nhận tác phẩm khá tốt nhưng các em khơng nhớ
hết ý và trình tự các ý để triển khai trong bài văn. Một số học sinh khi đọc sách
hoặc nghe giảng trên lớp không biết cách tự ghi chép để lưu thông tin, lưu kiến
thức trọng tâm vào trí nhớ của mình. Một số em học tập chăm chỉ nhưng thành

tích khơng cao vì thường các em học bài nào biết bài đó, học bài này khơng biết
liên hệ bài trước. Bên cạnh đó, việc đổi mới hình thức thi trong kì thi Tốt nghiệp
THPT Quốc gia từ năm 2017 đòi hỏi các em phải ghi nhớ nhiều đơn vị kiến
thức, biết xâu chuỗi và vận dụng các bài học để trả lời các câu hỏi phần Đọc
hiểu. Tuy nhiên, nhiều học viên chưa nhớ hết, còn nhầm lẫn, chưa biết nhận
diện các phương thức biểu đạt, thao tác lập luận, phong cách ngôn ngữ, các biện
pháp tu từ,… Điều này dẫn đến việc các em sẽ mất điểm, mất thời gian trong
các kì thi. Việc sơ đồ hoá các kiến thức đọc hiểu, nội dung các tác phẩm văn
học bằng sơ đồ tư duy sẽ giúp các em ghi nhớ lâu, hệ thống các đơn vị kiến
thức, xác định mục tiêu câu hỏi và trả lời nhanh, đạt điểm tối đa trong bài thi.
3. Nội dung sáng kiến:
Sáng kiến đề cập việc ứng dụng sơ đồ tư duy trong chương trình Ngữ 12
đã được thử nghiệm ở các lớp 12A1 và 12A2 (năm học 2019 – 2020) tại
TRƯỜNG A…. Các hình thức ứng dụng sơ đồ tư duy được áp dụng trong các
tiết Ôn tập kiến thức đọc hiểu và dạy học các tác phẩm văn học trong chương
trình Ngữ văn 12.
4. Hiệu quả mang lại:
10


- Khơng khí lớp sơi động
- Phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học viên.
- Các em hứng thú hơn, dễ tiếp thu và nhớ kiến thức lâu hơn.
- Tỉ lệ bộ môn vượt chỉ tiêu đề ra.
- 100% học viên hai lớp 12A1 và 12A2 đậu Tốt nghiệp THPT Quốc gia.
5. Mức độ làm lợi bằng tiền (nếu tính được) trong năm áp dụng:
6. Các đơn vị/lĩnh vực khác có thể áp dụng sáng kiến:
7. Đánh giá phạm vi ảnh hưởng của Sáng kiến:
X


Chỉ có hiệu quả trong phạm vi Đơn vị áp dụng.
Đã được chuyển giao, nhân rộng việc áp dụng ra phạm vi
quận/huyện/sở/ ngành … theo chứng cứ đính kèm.
Đã phục vụ rộng rãi người dân hoặc người tiêu dùng trên địa bàn Thành
phố, hoặc đã được chuyển giao, nhân rộng việc áp dụng trên địa bàn
Thành phố theo chứng cứ đính kèm.
Đã phục vụ rộng rãi người dân hoặc người tiêu dùng tại Việt Nam, hoặc
đã được chuyển giao, nhân rộng việc áp dụng tại nhiều tỉnh, thành theo
chứng cứ đính kèm.

9. Các chứng cứ đính kèm để minh họa về phạm vi ảnh hưởng
10. Thuyết minh thêm về phạm vi ảnh hưởng
11. Các tài liệu minh họa có thể gởi bổ sung nếu được yêu cầu (**):
X

Bản Mô tả đầy đủ về Sáng kiến theo quy định chun mơn (nếu có).
Bản vẽ, sơ đồ, bản tính tốn thiết kế, đĩa mềm …
Bản ghi hình, hình chụp, mẫu vật, mẫu sản phẩm …
Bản tính tốn chi tiết về hiệu quả áp dụng, bảng xử lý dữ liệu …
11


Các nhận xét/đánh giá … của đơn vị/cá nhân áp dụng.
Các nhận xét/đánh giá … của chuyên gia.
Các Giải thưởng, Giấy Chứng nhận… liên quan.
12. Các thông tin đề nghị bảo mật:

Ngày 20 tháng 01 năm 2021
NGƯỜI YÊU CẦU CÔNG NHẬN


12



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×