Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

giáo án chi tiết tuần 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.61 KB, 23 trang )

Tuần 7
Thứ hai ngày 7 tháng 10 năm 2013
Buổi sáng Chào cờ
Toán
Tiết 30. PHÉP TRỪ
I. Mục tiêu
HS:
- Biết đặt tính và thực hiện phép trừ các số có đến sáu chữ số không nhớ hoặc có nhớ
không quá 3 lượt và không liên tiếp.
II. Đồ dùng dạy- học
Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu
1. Bài cũ
Đặt tính rồi tính: 71 364 + 4038 743 650 + 45 972
2. Hướng dẫn cách đặt tính trừ các số có đến sáu chữ số
- GV viết 2 phép tính lên bảng: 865279 – 450237 647253 – 285749
- Yêu cầu 2 HS lên bảng đặt tính và tính, HS dưới lớp làm vào vở nháp
- GV cùng HS nhận xét, chữa bài. HS nêu lại cách đặt tính và tính
- GV đặt câu hỏi: Hai phép trừ trên có gì khác nhau? Giải thích cách làm trong trường
hợp phép trừ thứ hai (phép trừ có nhớ)
→ GV nhấn mạnh lại cách trừ:
+ Đặt tính cột dọc sao cho các chữ số cùng hàng thẳng cột với nhau
+ Trừ theo thứ tự từ phải sang trái
GV chú ý cho HS vị trí đặt dấu trừ giữa số bị trừ và số trừ; gạch phép tính dưới dòng kẻ
chính 1 ô li.
3. Hướng dẫn luyện tập
Bài 1: Đặt tính và tính
- HS tự làm bài vào vở, 2 HS lên bảng chữa bài
- GV yêu cầu HS nhận xét và nêu lại cách đặt tính và tính
- GV nhận xét, ghi điểm.
Bài 2: Đặt tính và tính


- HS tự làm bài, GV theo dõi, giúp đỡ HS còn lúng túng khi tính.
- HS kiểm tra chéo, 2 HS lên bảng chữa bài.
- Nhận xét, đánh giá bài trên bảng.
Bài 3: Củng cố kĩ năng giải toán có lời văn
- 1 HS đọc to đề bài, lớp theo dõi SGK
- GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ trong SGK và nêu cách tìm quãng đường từ Nha
Trang đến TP HCM.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp làm vào vở. GV chấm một số bài.
1
- GV cùng HS chữa bài trên bảng, chốt lại bài giải đúng.
Bài 4: giải toán có hai phép tính cộng và trừ số có sáu chữ số
- HS đọc đề bài, nêu cách giải bài toán
- HS tự làm bài, 1 HS lên bảng chữa bài; GV nhận xét, chốt kết lời giải đúng.
4. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét giờ học, dặn HS ôn lại các bài tập và chuẩn bị bài sau.
Buổi chiều
Toán
Tiết 31. LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
HS:
- Có kĩ năng thực hiện phép cộng, phép trừ và biết cách thử lại phép cộng, phếp trừ.
- Biết tìm một thành phần chưa biết trong phép cộng, phép trừ.
II. Các hoạt động dạy- học chủ yếu
1. Bài cũ
Đặt tính rồi tính: 5687 – 3214 9425 – 6476
2. Hướng dẫn luyện tập
Bài 1 :
a) GV nêu phép cộng : 2416 + 5164
- Gọi HS lên bảng đặt tính rồi tính rồi thực hiện phép tính – các em khác làm vào bảng
con.

- GV hướng dẫn HS thử lại bằng cách lấy tổng trừ đi một số hạng
- GV cho HS tự nêu cách thử lại phép cộng dựa trên cách thử lại phép cộng ( như SGK)
2416 Thử lại: 7580
5164 2416
7580 5164
b) HS thực hiện tương tự như trên
- GV chấm chữa bài.
35462 69108 267345
27519 2074 31925
62981 71182 299270
Thử lại:
62981 71182 299270
27519 2074 31925
35462 69108 267345
Bài 2 : Làm tương tự như bài 1
GV lưu ý HS cách thử phép trừ.
Bài 3 : Cho HS làm bài rồi chữa bài.
GV hỏi về cách tìm số hạng chưa biết, cách tìm số bị trừ chưa biết.
2
+
+
_
++
_
_
_
X + 262 = 4848 X - 707 = 3535
X = 4848 – 262 X = 3535 + 707
X = 4586 X = 4242
Bài 4 : GV gợi ý cho HS giải sau đó GV chấm chữa bài.

Bài giải:
Ta có: 3143 > 2428.
Vậy: Núi Phan-xi-Păng cao hơn núi Tây Côn Lĩnh và cao hơn là:
3143 - 2428 = 715 (m)
Đáp số: 715 m
3. Củng cố , dặn dò
- GV cho HS nhắc lại cách thực hiện phép cộng và trừ và cách thử lại.
- GV nhận xét tiết học, dặn dò.
Tập đọc
Tiết 13. TRUNG THU ĐỘC LẬP
I. Mục tiêu
HS:
- Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn phù hợp với nội dung.
- Hiểu nội dung: Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ; mơ ước của anh về
tương lai đẹp đẽ của các em và của đất nước. (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
* KNS : Xác định giá trị, đảm nhận trách nhiệm.
II. Đồ dùng dạy- học
Tranh minh họa bài tập đọc SGK
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu
1. Bài cũ
- Gọi 3 HS đọc phân vai truyện Chị em tôi và trả lời câu hỏi về nội dung bài
2. Giới thiệu bài
- Cho hs quan sát tranh, gt chủ điểm: “Trên đôi cách ước mơ”
- GV nêu mục tiêu bài học và ghi đề bài.
3. Hướng dẫn HS luyện đọc
- GV đọc mẫu toàn bài , lớp đọc thầm và chia đoạn (3 đoạn):
+ Đoạn1: 5 dòng đầu
+ Đoạn 2: Từ Anh nhìn trăng … đến to lớn, vui tươi.
+ Đoạn 3: Phần còn lại
- HS đọc nối tiếp phần chú giải (Tết Trung Thu, trại, trăng ngàn, nông trường, vằng

vặc)
- HS luyện đọc từ khó: man mác, mươi mười lăm năm nữa, soi sáng, … và một số câu
dài:
3
+ Đêm nay/ anh đứng gác ở trại. Trăng ngàn và gió núi bao la / khiến lòng anh man
mác nghĩ tới trung thu / và nghĩ tới các em.
+ Anh mừng cho các em vui Tết Trung thu độc lập đầu tiên / và anh mong ước ngày
mai đây / những tết trung thu tươi đẹp hơn nữa / sẽ đến với các em.
- HS đọc nối tiếp đoạn (2- 3 lượt), lưu ý giọng đọc nhẹ nhàng, thể hiện niềm tự hào,ước
mơ của anh chiến sĩ về tương lai tươi đẹp của đất nước, của thiếu nhi.
- HS luyện đọc theo cặp; GV theo dõi giúp HS yếu luyện đọc
4. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi :
+ Anh chiến sĩ nghĩ tới trung thu và các em nhỏ vào thời điểm nào?
(Vào thời điểm anh đứng gác ở trại trong đêm trăng trung thu độc lập đầu tiên.)
+ Trăng trung thu có gì đẹp?
(Trăng đẹp và vẻ đẹp của sông núi tự do, độc lập:Trăng ngàn và gió núi bao la; trăng soi
sáng xuống nước Việt Nam độc lập yêu quý; trăng vằng vặc chiếu khắp các thành phố,
làng mạc, núi rừng )
→ ý 1: Cảnh đẹp trong đêm trung thu độc lập đầu tiên.
- HS đọc đoạn 2, thảo luận và trả lời câu hỏi:
+ Anh chiến sĩ tưởng tượng đất nước trong những đêm trăng tương lai ra sao?
(Dưới ánh trăng, dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện; giữa biển rộng, cờ
đỏ sao vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn; ống khói nhà máy chi chít, cao thẳm,
rải trên đồng lúa bát ngát của những nông trường to lớn, vui tươi.)
+ Vẻ đẹp đó có gì khác so với đêm trung thu độc lập?
(Đó là vẻ đẹp của đất nước đã hiện đại, giàu có hơn rất nhiều so với những ngày độc lập
đầu tiên.)
→ ý 2: Mơ ước của anh chiến sĩ về tương lai của đất nước.
- HS đọc đoạn 3, thảo luận và trả lời câu hỏi:

+ Cuộc sống hiện nay, theo em, có gì giống với mong ước của anh chiến sĩ năm xưa?
(Những ước mơ của anh chiến sĩ năm xưa đã thành hiện thực…)
+ Đoạn 3 nói lên điều gì ?
→ ý 3: Lời chúc của anh chiến sĩ với thiếu nhi.
? Bài văn cho thấy tình cảm của anh chiến sĩ với các em nhỏ như thế nào?
- GV ghi bảng nội dung và gọi HS nhắc lại : Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến
sĩ; mơ ước của anh về tương lai đẹp đẽ của các em và của đất nước.
5. Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm
- Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài.
- GV tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm đoạn 2
6. Củng cố- dặn dò
- 1 HS nêu lại nội dung bài.
- GV nhận xét giờ học, dặn HS về nhà luyện đọc bài và chuẩn bị bài Ở vương quốc
tương lai.
4
Hoạt động ngoài giờ (ATGT)
Bài 5. BIỂN BÁO HIỆU ĐƯỜNG BỘ
I. Mục tiêu
HS nhận biết được tầm quan trọng của việc tuân thủ biển báo hiệu đường bộ và ý
nghĩa một số biển báo hiệu đường bộ thườn gặp
II. Đồ dùng dạy- học
Sách ATGT
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu
1. Bài cũ
Đi xe đạp thế nào là an toàn?
2. HD xem tranh và tìm hiểu ý nghĩa của các biển báo thường gặp
- Cho HS xem tranh ở trang trước bài học
- GV chia nhóm, tổ chức cho HS trao đổi nhóm 4 về ý nghĩa của từng biển báo.
- Gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận
- GV bổ sung, nhấn mạnh lại ý nghĩa của từng biển báo:

1. Biển báo “Cấm đi ngược chiều”
2. Biển báo “Cấm rẽ trái”; Biển báo “Cấm rẽ phải”
3. Biển báo nguy hiểm “Giao nhau với đường bộ”
4. Biển báo “Đường dành cho xe thô sơ”
5. Biển báo “Nơi đỗ xe”
6. Biển báo “Đường người đi bộ sang ngang”
* GV vừa hướng dẫn HS chỉ hình vừa giải thích hình dạng và ý nghĩa của 4 nhóm biển
báo chính:
- Nhóm biển báo cấm - Nhóm biển báo nguy hiểm
- Nhóm biển hiệu lệnh - Nhóm biển chỉ dẫn
3. HD làm phần Góc vui
- Yêu cầu HS quan sát các biển báo phần Góc vui
- GV tổ chức cho các nhóm HS xem biển báo và giải thích ý nghĩa của các biển báo.
- Các nhóm giải thích trước lớp, bổ sung ý kiến
- GV nhận xét, giải thích thêm giúp HS hiểu rõ hơn ý nghĩa của từng biển báo đó.
A: Biển “Cấm ô tô và mô tô” B: Biển “Cấm xe súc vật kéo”
C: Biển “Công trường” D: Biển “Hướng đi phải theo”
E: Biển “Tốc độ tối thiểu cho phép” F: Biển “Đường dành cho ô tô”
- HS liên hệ thực tế: Trên đường đi học, em đã thấy những biển báo nào?
4. Củng cố, dặn dò
- 1 HS nêu nội dung phần ghi nhớ
- Dặn HS hãy quan sát thêm các biển báo đường bộ trên đường em đi học và nhớ ý
nghĩa của chúng. Nếu chưa biết hãy hỏi người thân về các biển báo đó.
5
Thứ tư ngày 9 tháng 10 năm 2013
Buổi sáng
Luyện từ và câu
Tiết 13. CÁCH VIẾT TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LÝ VIỆT NAM
I. Mục tiêu
- Nắm được quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam; biết vận dụng quy tắc đã

học để viết đúng một số tên riêng Việt Nam (BT1, 2 mục III), tìm và viết đúng một và
tên riêng Việt Nam.(bt3).
* GD HS thêm yêu vẻ đẹp của Tiếng Việt.
II. Đồ dùng dạy- học
- Phiếu kẻ sẵn 2 cột: tên người, tên địa phương.
- Bản đồ hành chính tỉnh Hải Dương
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu
1. Bài cũ
- Yêu cầu HS lên bảng: Mỗi HS đặt câu với 2 từ trong số các từ : tự tin, tự ti, tự trọng,
tự hào.
- GV nhận xét câu HS vừa đặt, cho điểm.
2. Hướng dẫn phần Nhận xét
- HS đọc yêu cầu của bài.
- Gv viết sẵn trên bảng lớp, yêu cầu HS quan sát và nhận xét cách viết .
+ Tên người : Nguyễn Huệ, Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Thị Minh Khai …
+ Tên địa lý : Trường Sơn, Sóc Trăng, Vàm Cỏ Đông .
- GV nêu câu hỏi :
+ Tên riêng gồm mấy tiếng ? mỗi tiếng cần viết như thế nào ?
(Gồm 2, 3, 4 tiếng, viết hoa những chữ cái đầu của tiếng.)
+ Khi viết tên người, tên địa lý Việt Nam ta cần phải viết như thế nào ?
(Cần phải viết hoa chữ cái đầu của tiếng)
3. Hướng dẫn phần Ghi nhớ
- 2 HS đọc phần ghi nhớ, cả lớp đọc thầm
- GV đặt câu hỏi để HS trả lời và thuộc nội dung ghi nhớ
- Một số HS lấy ví dụ minh họa
Lưu ý: Tên người VN thường gồm họ, tên đệm (tên lót) và tên riêng (tên)
4. Hướng dẫn luyện tập
Bài 1: HS viết tên của em và địa chỉ của gia đình em
- Một số HS nói miệng trước lớp tên của mình và địa chỉ của gia định mình.
- GV yêu cầu HS viết vào vở, 2 HS viết trên bảng lớp

- HS nhận xét bài trên bảng
- GV yêu cầu HS giải thích rõ vì sao phải viết hoa tiếng đó
- GV nhận xét, ghi điểm.
* GV nhấn mạnh: các từ thôn, xã, huyện, tỉnh là các danh từ chung nên không viết hoa.
6
Bài 2:Viết tên một số xã thị trấn trong huyện của em
- HS nối tiếp nhau nêu tên một số xã, thị trấn trong huyện
- GV yêu cầu HS viết vào vở, 2 HS viết trên bảng lớp
- HS nhận xét bài trên bảng
- GV yêu cầu HS giải thích rõ vì sao phải viết hoa tiếng đó
- GV nhận xét, ghi điểm.
Bài 3: Viết tên huyện, thành phố, các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử của tỉnh em
- HS đọc yêu cầu của bài
- GV yêu cầu HS làm bài theo nhóm đôi.
- GV treo bản đồ hành chính
- Gọi HS lên chỉ và đọc tên các huyện, thành phố, các danh lam thắng cảnh, di tích lịch
sử ở tỉnh mình.
- GV nhận xét, tuyên dương HS có hiểu biết về dịa d phương mình.
- GV liên hệ thực tế, GDHS ý thức bảo vệ các di tích lịch sử, các danh lam thắng cảnh,

5. Củng cố, dặn dò
- GV củng cố lại kiến thức bài học
- Gv nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị bài Luyện tập viết tên người, tên địa lý Việt
Nam.
Tập đọc
Tiết 14. Ở VƯƠNG QUỐC TƯƠNG LAI
I. Mục tiêu
HS:
- Đọc rành mạch một đoạn kịch ; bước đầu biết đọc lời nhân vật với giọng hồn nhiên.
- Hiểu nội dung : mơ ước của các bạn nhỏ về một cuộc sóng đầy đủ hạnh phúc, có

những phát minh độc đáo của trẻ em (TL được câu hỏi 1, 2, SGK)
- Có ý thức học tập tốt để trở thành những người công dân có ích cho xã hội.
II. Đồ dùng dạy- học
- Tranh minh họa trong SGK
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu
1. Bài cũ
- Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc toàn bài Trung thu độc lập và trả lời câu hỏi về nội dung
bài.
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Giới thiệu bài
GV nêu mục tiêu bài học.
3. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu nội dung Màn 1 : “ Trong công xưởng xanh”
a) Hướng dẫn luyện đọc Màn 1 : “ Trong công xưởng xanh”
- GV đọc mẫu màn kịch, lớp đọc thầm và chia đoạn (3 đoạn):
7
Đoạn 1: 5 dòng đầu ( lời thoại của Tin – tin với em bé thứ nhất
Đoạn 2: 8 dòng tiếp theo ( lời thoại của Tin – tin và Mi – tin với em bé thứ nhất và thứ
hai )
Đoạn 3: 7 dòng còn lại ( lời của các em bé thứ ba, thứ tư, thứ năm )
- giải nghĩa từ:
- HS luyện đọc từ khó: sáng chế, trường sinh, tỏa ra, …
- GV hướng dẫn HS cách ngắt giọng rõ ràng đủ để phân biệt đâu là tên nhân vật, đâu là
lời nói của nhân vật ấy:
Tin – tin: // - Cậu đang làm gì với đôi cánh xanh ấy?
Em bé thứ nhất: // - Mình sẽ dùng nó vào việc sáng chế trên trái đất.
Tin – tin: // - Cậu sáng chế cái gì?
Em bé thứ nhất: // - Khi nào ra đời, mình sẽ chế ra một vật làm cho con người hạnh
phúc.
Mi – tin: // - Vật đó ăn ngon chứ? // Nó có ồn ào không?
- HS đọc nối tiếp đoạn (2- 3 lượt)

- HS luyện đọc theo cặp; GV theo dõi giúp HS yếu luyện đọc
b) Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung Màn 1 : “ Trong công xưởng xanh”
- GV yêu cầu HS quan sát hình minh họa và giới thiệu từng nhân vật có mặt trong màn1
- Yêu cầu HS đọc thầm và trả lời câu hỏi :
+ Tin-tin và Mi-tin đến đâu và gặp những ai?
(… đến Vương quốc Tương Lai, trò chuyện với những người bạn nhỏ sắp ra đời.)
+ Vì sao nơi đó có tên là Vương quốc Tương Lai?
(Vì người sống trong Vương quốc này hiện nay vẫn chưa ra đời, chưa được sinh ra
trong thế giới hiện tại của chúng ta…)
+ Các bạn nhỏ trong công xưởng xanh sáng chế ra những gì?
(Các bạn sáng chế ra: Vật làm cho con người hạnh phúc- Ba mươi vị thuốc trường sinh-
Một loại ánh sáng kì lạ- Một cái máy biết bay như chim- Một cái máy biết dò tìm kho
báu giấu trên mặt trăng.)
+ Các phát minh ấy thể hiện ước mơ gì của con người?
(…thể hiện ước mơ của con người được sống hạnh phúc, sống lâu, sống trong môi
trường tràng đầy ánh sáng, chinh phục vũ trụ.)
c) HD đọc diễn cảm Màn 1
- GV hướng dẫn HS đọc màn kịch theo phân vai.
- Hướng dẫn HS đọc và thi đọc diễn cảm theo hình thức phân vai. (có 7 nhân vật, 1
người dẫn truyện)
- GV yêu cầu HS thảo luận nêu ý chính của Màn 1: Nói lên những mong muốn tốt đẹp
của các bạn nhỏ ở Vương quốc tương lai .
4. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu nội dung Màn 2 : “ Trong khu vườn kì diệu”
a) Hướng dẫn luyện đọc Màn 2
- GV đọc mẫu màn kịch, lớp đọc thầm và chia đoạn (3 đoạn):
8
Đoạn 1: 6 dòng đầu ( lời thoại của Tin – tin với em bé cầm nho )
Đoạn 2: 6 dòng tiếp theo ( lời thoại của Mi – tin với em bé cầm táo )
Đoạn 3: 5 dòng còn lại (lời thoại của Tin – tin với em bé có dưa)
- HS luyện đọc từ khó: sáng chế, trường sinh, tỏa ra, …

- HS đọc nối tiếp đoạn (2- 3 lượt)
- HS luyện đọc theo cặp; GV theo dõi giúp HS yếu luyện đọc
b) Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung Màn 2
- GV yêu cầu HS quan sát hình minh họa và giới thiệu từng nhân vật có mặt trong màn1
- Yêu cầu HS đọc thầm và trả lời câu hỏi :
+ Những trái cây mà Tin-tin và Mi-tin thấy trong khu vườn kì diệu có gì khác thường?
( Những trái cây to quá sức tưởng tượng: táo to như quả dưa đỏ; chùm nho to như quả
lê; quả dưa to như bí đỏ.)
+ Em thích những gì ở Vương quốc Tương Lai?
(HS trả lời theo ý mình.)
- GV giảng: Con người ngày nay đã chinh phục vũ trụ, lên tới mặt trăng; tạo ra được
những điều kì diệu; cải tạo giống để cho ra đời những thứ hoa quả to hơn ngày xưa.
c) HD đọc diễn cảm Màn 2
- Hướng dẫn HS đọc và thi đọc diễn cảm theo hình thức phân vai.
- GV yêu cầu HS thảo luận nêu ý chính của Màn 1: Nói lên những mong muốn tốt đẹp
của các bạn nhỏ ở Vương quốc tương lai .
5. Củng cố, dặn dò
- GV cho HS thi đóng vai đọc toàn bài
- Nhận xét tiết học – Dặn dò.
Toán
Tiết 32. BIỂU THỨC CÓ CHỨA HAI CHỮ
I. Mục tiêu
- Bước đầu nhận biết một số biểu thức đơn giản có chứa hai chữ.
- Biết tính giá trị của biểu thức có chứa hai chữ khi thay chữ bằng số cụ thể.
II. Các hoạt động dạy- học chủ yếu
1. Bài cũ
Tìm X: X + 320 = 415 X - 213 = 87
2. Giới thiệu biểu thức có chứa hai chữ
- GV nêu ví dụ ( đã viết sẵn ở bảng phụ ) và giải thích cho HS biết mỗi chỗ …… chỉ số
cá do anh hoặc em câu được . Vấn đề yêu cầu ở đây là hãy viết số ( hoặc chữ) thích hợp

vào mỗi chỗ chấm đó.
- GV nêu mẫu:
+ Anh câu được 3 con cá (Viết số 3 vào cột đầu bảng)
+ Em câu được 2 con cá (Viết 2 vào cột thứ 2 của bảng)
9
+ Cả hai anh em câu được bao nhiêu con cá? (HS trả lời, sau đó GV ghi 3 +2 vào cột
thứ 3 của bảng)
- GV giới thiệu : a + b là biểu thức có chứa hai chữ .
- Gọi vài HS nhắc lại
3. Giới thiệu giá trị của biểu thức có chứa hai chữ
- GV nêu biểu thức có chứa hai chữ, chẳng hạn a + b rồi hướng dẫn cho HS nêu : “ nếu
a =2 , b=3 thì a+ b = 2 + 3 = 5 ; 5 là một giá trị số của biểu thức a + b”.
- Các trường hợp khác HS nêu tương tự .
- GV hướng dẫn để học sinh tự nêu nhận xét : “ Môĩ lần thay chữ bằng số ta tính được
1 giá trị của biểu thức a + b”.
- GV cho HS nhắc lại.
4. Hướng dẫn thực hành
Bài 1: Tính giá trị của biểu thức có chứa hai chữ
- HS đọc và nêu yêu cầu
? Để tìm giá trị của biểu thức chứa chữ, ta làm như thế nào?
- Yêu càu HS đọc từng biểu thức trong bài
- HS làm nháp, kiểm tra chéo; một số HS làm BT1 trên bảng lớp.
- GV cùng HS chữa bài, ghi điểm
Bài 2(a,b):
- HS đọc yêu cầu bài tập, sau đó tự làm vào vở
- HS cùng GV chữa bài.
Bài 3:
- GV đưa bảng phụ, yêu cù HS đọc đề bài
- HS nêu nội dung các dòng trong bảng
- Gọi 1 HS làm mẫu 1 phần

- HS tự làm các phần khác vào vở
- GV chấm, chữa bài
Bài 4: (HS làm theo khả năng)
- HS đọc bài và nêu cách làm
- HS làm vào vở
- GV chấm bài, nhận xét
5. Củng cố, dặn dò
? Để tìm giá trị của biểu thức chứa chữ, ta làm như thế nào?
- GV nhận xét giờ học, dặn HS chuẩn bị bài sau: Tính chất giao hoán của phép cộng
Chính tả (Nhớ- viết)
GÀ TRỐNG VÀ CÁO
I. Mục tiêu
- Nhớ- viết đúng chính tả; trình bày đúng các dòng thơ lục bát. Viết đúng kĩ thuật
10
- Làm dúng BT 2a và 3a
* GDHS có ý thức cảnh giác, đừng vội tin vào những lời ngọt ngào
II. Đồ dùng dạy- học
Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu
1. Bài cũ
2 HS lên bảng làm BT3a (tiết trước)
2. Hướng dẫn nhớ-viết
- HS đọc thuộc lòng đoạn thơ
- Trao đổi về nội dung đoạn thơ:
+ Gà tung tin gì để cho Cáo một bài học?
+ Đoạn thơ muốn nói với chúng ta điểu gì?
- GV hướng dẫn HS viết từ khó vào nháp và bảng lớp: hồn lạc phách bay, quắp đuôi, co
cẳng, phường gian dối, …
- HS nêu lại cách trình bày, lưu ý:
+ Viết hoa tên riêng của hai nhân vật trong bài thơ là Gà Trống và Cáo

+ Lời nói trực tiếp của Gà Trống và Cáo phải viết sau dấu hai chấm, mở ngoặc kép.
- HS viết bài vào vở; GV quan sát và nhắc nhở, giúp đỡ HS.
- GV chấm một số bài, nêu nhận xét chung.
3. Hướng dẫn làm BT chính tả
Bài 2a: HS viết đúng chính tả
- HS nêu yêu cầu của BT
- HS trao đổi nhóm đôi, hoàn thành bài vào VBTTV
- GV tổ chức cho HS 2 nhóm chơi thi tiếp sức trên 2 bảng phụ
- Đại diện từng nhóm đọc lại đoạn văn sau khi đã điền đầy đủ và nói về nội dung đoạn
văn.
- HS cả lớp cùng GV nhận xét (chính tả, phát âm, chữ viết, nội dung bài). Tuyên dương
nhóm thắng cuộc
- HS chữa bài vào VBT
Bài 3a: Thi tìm nhanh các từ chứa tiếng chí hoặc trí
- GV tổ chức cho một số HS thi tìm từ nhanh: Mỗi HS được phát 2 băng giấy, HS ghi
vào mỗi băng giấy từ tìm được ứng với mỗi nghĩa đã cho. Sau đó từng em dán nhanh
băng giấy lên bảng, mặt chữu quay vào trong
- Khi HS đã dán xong, các băng giấy được lật lại; HS dưới lớp cùng GV nhận xét, tính
điểm
4. Củng cố- dặn dò
- GV nhận xét tiết học; yêu cầu HS xem lại các bài tập chính tả đã làm để nhớ được các
hiện tượng chính tả giúp khi viết không mắc lỗi.
11
Thứ năm ngày 10 tháng 10 năm 2013
Buổi sáng
Tập làm văn
Tiết 13. LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN KỂ CHUYỆN
I. Mục tiêu
HS:
- Dựa vào hiểu biết về đoạn văn đã học, bước đầu biết hoàn chỉnh một đoạn văn của câu

chuyện Vào nghề gồm nhiều đoạn (đã cho sẵn cốt truyện).
- Củng cố hiểu biết về đoạn văn kể chuyện.
* GDHS có tinh thần yêu lao động.
II. Chuẩn bị
- Tranh minh họa truyện Ba lưỡi rìu của tiết trước
- Phiếu ghi sẵn nội dung từng đoạn, có phần để HS viết
II. Các hoạt động dạy- học chủ yếu
1. Bài cũ
- Gọi 3 HS lên bảng, mỗi HS kể theo hai bức tranh (truyện Ba lưỡi rìu)
- Yêu cầu 2, 3 HS đọc đoạn văn kể chuyện đã viết vào vở.
2. Giới thiệu bài
GV cho HS quan sát tranh minh hoạ câu chuyện Vào nghề (SGK, trang 73), GV nêu
nhiệm vụ của tiết học
3. Hướng dẫn luyện tập
Bài tập 1:
- HS nêu yêu cầu BT1
- GV nhấn mạnh: Đọc xong cốt truyện, các em cần xác định được các sự việc chính
trong cốt truyện đó.
- Yêu cầu HS đọc cốt truyện Vào nghề
(?) Cốt truyện Vào nghề gồm 4 sự việc chính. Đó là những sự việc nào ?
→ 1. Va-li-a mơ ước trở thành diễn viên xiếc biểu diễn tiết mục phi ngựa đánh đàn.
(Đoạn 1)
2. Va-li-a xin học nghề ở rạp xiếc và được giao việc quét dọn chuồng ngựa. (Đ 2)
3. Va-li-a đã giữ chuồng ngựa sạch sẽ và làm quen với chú ngựa diễn. (Đoạn 3)
4. Va-li-a đã trở thành một diễn viên giỏi như em hằng mơ ước. (Đoạn 4)
Bài tập 2:
- HS nêu yêu cầu của BT2: Hoàn chỉnh một trong các đoạn văn đã cho.
- HS đọc tiếp nối 4 đoạn chưa hoàn chỉnh của truyện.
- GV phát bàng nhóm, tổ chức cho HS làm việc theo 4 nhóm: trao đổi, hoàn chỉnh đoạn
văn bằng cách viết thêm những phần còn thiếu. (Mỗi nhóm hoàn chỉnh 1 đoạn văn).

+ Đoạn 1 : Mở đầu, Diễn biến
+ Đoạn 2 : Diễn biến
+ Đoạn 3 : Mở đầu, Kết thúc
12
+ Đoạn 4 : Mở đầu, Kết thúc
- Nhắc HS đọc kĩ cốt truyện, phần mở đầu, hoặc diễn biến hoặc kết thúc của từng đoạn
để viết cho hợp lí.
* Gợi ý (dành cho từng nhóm): GV phát cho mỗi nhóm 1 phiếu nhỏ ghi các câu hỏi gợi
ý)
Đoạn 1
+ Đoạn 1 kể sự việc gì ?
+ Bạn Hà đã viết phần kết đoạn (nêu mơ ước) vậy phần mở đầu cần có những ý nào ?
+ Phần diễn biến: Va- li a được đi xem xiếc vào thời gian nào ? Vì sao em được đi xem?
Tiết mục cô gái phi ngựa đánh đàn có gì hấp dẫn ? Cô gái mặc trang phục màu sắc gì,
nét mặt ra sao ? Cô gái đánh đàn ra sao ? Âm thanh nghe thế nào ?
Đoạn 2:
+ Sự việc mở đầu Đoạn 2 là gì ?
+ Kết thúc là chi tiết gì ?
+ Vậy, sau khi Va-li-a ghi tên học nghề, bác giám đốc giao cho công việc gì ? (Diễn
biến của đoạn 2 )
+ Thái độ của Va-li-a thế nào ?
Đoạn 3: Dựa vào sự việc diễn biến ở Đoạn 3, em sẽ viết phần mở đầu và kết thúc thế
nào ?
Đoạn 4: Dựa vào sự việc diễn biến ở Đoạn 4, em sẽ viết phần mở đầu và kết thúc thế
nào ?
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc lại 4 đoạn văn đã hoàn chỉnh.
4. Củng cố, dặn dò
- GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung đã luyện tập ; nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà viết lại 1 trong 4 đoạn văn đã hoàn chỉnh ở BT2 ; chuẩn bị bài sau :
Luyện tập phát triển câu chuyện.

Luyện từ và câu
Tiết 14. LUYỆN TẬP VIẾT TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LÝ VIỆT NAM
I. Mục tiêu
HS:
- Vận dụng được những hiểu biết về quy tắc viết hoa tên người, tên địa Việt Nam, viết
đúng các tên riêng Việt Nam trong BT 1, viết đúng một vài tên riêng ở BT 2.
* GD HS biết tôn trọng người khác.
II. Đồ dùng dạy- học
Một vài trang từ điển photo
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu
1. Bài cũ
- HS nhắc lại qui tắc viết tên người, tên địa lí Việt Nam? Ví dụ?
- GV nhận xét cho điểm.
13
2. Hướng dẫn luyện tập
Bài tập 1:
- HS nêu yêu cầu bài tập; giải nghĩa từ Long Thành
- Cả lớp đọc thầm lại bài ca dao, phát hiện những tên riêng không viết đúng, sửa lại trên
VBT
3 HS làm bài trên bảng nhóm
- HS gắn bảng nhóm lên bảng lớp, trình bày, đọc lần lượt từng dòng thơ, chỉ chữ cần
sửa
- GV cùng HS nhận xét bài làm
- Gọi HS đọc lại bài ca dao đã hoàn chỉnh.
Bài tập 2: Trò chơi du lịch trên bản đồ.
- GV treo bản đồ lên bảng, giải thích yêu cầu của bài: trong trò chơi du lịch trên bản đồ
này, các em sẽ thưc hiện nhiệm vụ sau:
+ Tìm nhanh trên bản đồ các tỉnh, thành phố của nước ta; viết lại các tên đó cho đúng
chính tả
+ Tìm nhanh trên bản đồ tên các danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử của nước ta; viết

lại cho đúng.
- HS làm việc theo nhóm; hết thời gian làm việc, đại diện các nhóm trình bày kết quả
- Gv nhận xét, liên hệ GDHS ý thức bảo vệ các danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử
- HS làm bài vào VBT
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS ghi nhớ kiến thức đã học để không viết sai quy tắc
chính tả tên người, tên địa lý Việt Nam.
Toán
Tiết 33. TÍNH CHẤT GIAO HOÁN CỦA PHÉP CỘNG
I. Mục tiêu
- Biết tính chất giao hoán của phép cộng.
- Bước đầu biết sử dụng tính chất giao hoán của phép cộng trong thực hành tính.
II. Các hoạt động dạy- học chủ yếu
1. Bài cũ
- GV cho bài tập : a = 5 và b = 8 ; a = 12 và b = 18 .
- Yêu cầu HS tính giá trị biểu thức : a + b và b + a rồi so sánh .
- GV nhận xét.
2. HD nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng
- GV treo bảng phụ đã kẻ sẵn như SGK
- HS đọc bảng số
- HS thực hiện tính giá trị của các biểu thức a + b và b + c
- HS: Nếu a = 20, b = 30 thì a + b = 20 + 30 = 50
b + a = 30 + 20 = 50
14
- Yêu cầu HS so sánh giá trị của biểu thức a + b với giá trị của biểu thức b + a khi a =
20 và b = 30
- GV yêu cầu HS trao đổi thảo luận và nêu : Ta thấy a + b = 50 và b + a = 50 nên a +b =
b + a.
- GV hướng dẫn HS làm tương tự với các giá trị khác của a và b
- GV cho HS nhận xét giá trị của a + b và b + a và của b + a luôn luôn bằng nhau.

- GV viết bảng : a + b = b + a
- Cho HS dựa vào biểu thức phát biểu bằng lời : Khi đổi chỗ các số hạng trong 1 tổng
thì tổng không thay đổi .
- GVgiới thiệu qui tắc HS vừa nêu là tính chất giao hoán của phép cộng.
3. Hướng dẫn thực hành
Bài 1:
- GV cho HS nêu yêu cầu bài tập ( căn cứ phép cộng ở dòng trên, nêu kết quả phép cộng
ở dòng dưới).
- GV cho HS vận dụng tính chất giao hoán của phép cộng để thực hành làm bài tập 1 rồi
chữa bài .
a) 468 + 379 = 847 b) 6509 + 2876 = 9385
379 + 468 = 847 2876 + 6509 = 9385
Bài 2: Tiến hành làm như bài 1.
- GV cho HS làm bài tập vào vở, gọi 2 HS lên bảng làm.
- GV chấm một số bài, chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò
- Hs nhắc lại tính chất giao hoán của phép cộng .
- GV nhận xét tiết học, dặn dò.
Khoa học
Tiết 12. PHÒNG MỘT SỐ BỆNH DO THIẾU CHẤT DINH DƯỠNG
I. Mục tiêu
Sau bài học HS biết:
- Nêu một số bệnh do ăn thiếu chất dinh dưỡng :
+ Thường xuyên theo dõi cân nặng của của em bé.
+ Cung cấp đủ chất dinh dưỡng và năng lượng.
- Đưa trẻ đi khám để chữa trị kịp thời.
II. Đồ dùng dạy- học
- Hình trang 22, 23 sách giáo khoa; Sơ đồ tháp dinh dưỡng cân đối.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu
1. Bài cũ

Nêu những cách bảo quản thức ăn mà gia đình em thường làm?
2. Nhận dạng một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng
- Y/c HS quan sát hình 1,2 SGK/26 TLCH:
15
+ Em bé trong hình 1 bị bệnh gì?
+ Người ở hình 2 /26 bị bệnh gì? Dấu hiệu nào cho em biết cô bị bệnh bướu cổ?
- Y/c HS thảo luận nhóm đôi để tìm nguyên nhân gây ra bệnh còi xương, suy dinh
dưỡng, bệnh bướu cổ.
- Y/c đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.
→ Kết luận: Trẻ em nếu không được ăn đủ lượng và đủ chất, đặc biệt thiếu chất đạm sẽ
bị suy dinh dưỡng. Nếu thiếu vi-ta-min sẽ bị còi xương. Nếu thiếu i-ốt, cơ thể phát triển
chậm, kém thông minh dễ bị bướu cổ.
3. Thảo luận về cách phòng bệnh do thiếu chất dinh dưỡng
- GV và HS hỏi- đáp:
+ Ngoài các bệnh còi xương, suy dinh dưỡng, bướu cổ các em còn biết bệnh nào do
thiếu chất dinh dưỡng?
→ Bệnh quáng gà, khô mắt do thiếu vi-ta-min A, bệnh phù do thiếu vi-ta-min B, bệnh
chảy máu chân răng do thiếu vi-ta-min C
+ Nêu cách phát hiện và đề phòng các bệnh do thiếu dinh dưỡng?
→ Đối với trẻ em cần thường xuyên theo dõi cân nặng, đối với người lớn thì mệt mỏi
chán ăn. Để đề phòng bệnh cần ăn đủ lượng và đủ chất.
→ Kết luận: Khi thấy trẻ không tăng cân, mắt mờ, cổ ngày càng to, chảy máu chân răng
thì phải điều chỉnh thức ăn, đưa trẻ đến để khám và điều trị.
4. Trò chơi: Thi kể tên một số bệnh
- GV chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử ra 3 bạn.
Cách chơi: Đội 1 nói: "thiếu chất đạm" đội 2 trả lời "Sẽ bị suy dinh dưỡng" tiếp theo đội
2 nêu đội 1 trả lời đội nào nói sai, chậm đội đó sẽ thua.
- HS thực hiện:
+ Thiếu vi-ta-min D - bị còi xương
+ Bị bệnh bướu cổ - thiếu muối i-ốt

+ Thiếu vi-ta-min A - sẽ bị nhiễm bệnh và mắt kém
+ Bị suy dinh dưỡng - thiếu năng lượng và chất đạm
+ Thiếu thức ăn - sẽ phát triển chậm trở nên gầy còm, ốm yếu.
- Tuyên dương đội thắng cuộc.
5. Củng cố, dặn dò
- HS đọc phần "Bạn cần biết"
- GV nhận xét tiết học, dặn HS về nhà xem lại bài, áp dụng những điều biết được vào
cuộc sống
Buổi chiều
Toán
Tiết 34. BIỂU THỨC CÓ CHỨA BA CHỮ
I. Mục tiêu
- Nhận biết được biểu thức đơn giản chứa ba chữ.
16
- Biết tính giá trị một số biểu thức đơn giản chứa ba chữ.
II. Đồ dùng dạy- học
- Bảng phụ đã viết sẵn ví dụ (như SGK)
- Bảng nhóm
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu
1. Bài cũ
- 1 HS làm BT2 (tr43)
- GV nhận xét, ghi điểm
2. Giới thiệu biểu thức có chứa ba chữ
- GV nêu ví dụ đã viết sẵn ở bảng phụ và hướng dẫn HS tự giải thích mỗi chỗ ….chỉ
gì.
- GV nêu mẫu:
An câu được 2 con cá (Viết 2 vào cột đầu tiên của bảng)
Bình câu được 3 con cá ( Viết 3 vào cột thứ hai của bảng)
Cường câu được 4 con cá (Viết 4 vào cột thứ 3 của bảng)
Vậy cả ba người câu được 2 + 3 + 4 con cá ( Viết 2 + 3 + 4 vào cột thứ tư của bảng)

- GV hướng dẫn HS tự nêu và viết vào các dòng tiếp theo của bảng để ở dòng cuối
cùng sẽ có
An câu được a con cá, Bình câu được b con cá, Cường câu được c con cá. Vậy cả ba
người câu được a+ b+ c con cá
- GV giới thiệu: a + b + c là biểu thức có chứa 3 chữ .
- GV cho vài HS nhắc lại.
3. Giới thiệu giá trị của biểu thức có chứa ba chữ
- GV nêu biểu thức có chứa ba chữ , chẳng hạn a + b + c rồi tập cho HS nêu như SGK :
“ Nếu a = 2 , b = 3 , c = 4 thì a + b + c = 2 + 3 + 4 = 5 + 4 = 9 ; 9 là 1 giá trị của biểu
thức a + b + c.
- GV hướng dẫn để HS tự nêu nhận xét : “Mỗi lần thay chữ bằng số, ta tính được một
giá trị của biểu thức a + b + c”.
- GV cho HS nhắc lại .
4. Hướng dẫn thực hành
Bài 1:Tính giá trị của biểu thức a + b + c với các giá trị của a, b, c
- HS nêu yêu cầu của BT
- 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
- GV cùng HS nhận xét, ghi điểm
Bài 2:
- GV giới thiệu a × b × c là biểu thức có chứa 3 chữ
- HS tự làm bài vào vở, 3 HS làm trên bảng lớp
- GV chấm, chữa bài; lưu ý HS: Mội số nhân với 0 đều bằng 0
Bài 3: (HS làm bài theo khả năng)
- HS tự làm bài vào vở, 3 HS làm bài vào bảng nhóm, mỗi HS làm 1 phần
17
- HS gắn bài làm trên bảng, GV cùng HS nhận xét, chữa bài
- GV cho HS so sánh giá trị của các cặp biểu thức ở mỗi phần
Bài 4: (HS làm bài theo khả năng)
? Muốn tính chu vi hình tam giác ta làm như thế nào?
- GV cho HS làm phần a vào bảng con. 1 HS làm trên bảng lớp

- GV cùng HS nhận xét.
- HS làm các phần còn lại vào vở, sau đó đổi vở kiểm tra chéo, chữa bài.
4. Củng cố, dặn dò
GV nhận xét giờ học, dặn HS chuẩn bị bài sau: Tính chất kết hợp của phép cộng
Khoa học
Tiết 13. PHÒNG BỆNH BÉO PHÌ
I. Mục tiêu
- Nêu cách phòng bệnh béo phì:
+ Ăn uống hợp lí, điều độ, ăn chậm, nhai kĩ.
+ Năng vận động cơ thể, đi bộ và luyện tập TDTT.
* KNS : Giao tiếp hiệu quả, ra quyết định, kiên định.
II. Đồ dùng dạy- học
- Các hình minh hoạ trang 28, 29 / SGK.
- Bảng lớp chép sẵn các câu hỏi - Phiếu ghi các tình huống.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
a) Vì sao trẻ nhỏ bị suy dinh dưỡng ? Làm thế nào để phát hiện ra trẻ bị suy dinh
dưỡng ?
b) Em hãy kể tên một số bệnh do ăn thiếu chất dinh dưỡng ?
c) Em hãy nêu cách đề phòng các bệnh do ăn thiếu chất dinh dưỡng ?
2. Dấu hiệu và tác hại của bệnh béo phì
- GV tiến hành hoạt động cả lớp theo định hướng sau:
- Yêu cầu HS đọc kĩ các câu hỏi ghi trên bảng.
- Sau 3 phút suy nghĩ 1 HS lên bảng làm.
- GV chữa các câu hỏi và hỏi HS nào có đáp án không giống bạn giơ tay và giải thích vì
sao em chọn đáp án đó.
- GV kết luận bằng cách gọi 2 HS đọc lại các câu trả lời đúng.
3. Nguyên nhân và cách phòng bệnh béo phì
- GV tiến hành hoạt động nhóm.
- Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ trang 28, 29 / SGK và thảo luận TLCH:

1) Nguyên nhân gây nên bệnh béo phì là gì?
2) Muốn phòng bệnh béo phì ta phải làm gì?
3) Cách chữa bệnh béo phì như thế nào ?
- Đại diện nhóm trả lời.
18
* GV kết luận
4. Bày tỏ thái độ
- GV chia nhóm thành các nhóm nhỏ và phát cho mỗi nhóm một tờ giấy ghi tình huống.
? Nếu mình ở trong tình huống đó em sẽ làm gì ?
- HS thảo luận nhóm và trình bày kết quả của nhóm mình.
* GV kết luận
5. Củng cố - dặn dò
- Dặn HS về nhà tìm hiểu về những bệnh lây qua đường tiêu hoá.
- GV nhận xét tiết học.
Thứ sáu ngày 11 tháng 10 năm 2013
Buổi sáng
Tập làm văn
Tiết 14. LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN
I. Mục tiêu
- Bước đầu biết cách phát triển câu chuyện dựa vào nội dung và gợi ý cho trước.
- Biết sắp xếp các sự việc trong câu chuyện theo đúng trình tự thời gian.
II. Đồ dùng dạy- học: Bảng lớp viết sẵn đề bài (để xác định yêu cầu).
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu
1. Bài cũ
- Gọi HS lên bảng đọc 1 đoạn văn đã viết hoàn chỉnh trong truyện Vào nghề.
- Nêu các phần mở đầu, diễn biến, kết thúc của đoạn văn đã đọc.
2. Hướng dẫn luyện tập
- HS đọc và nêu yêu cầu của BT. GV gạch dưới các từ ngữ quan trọng trên bảng:
Kể lại câu chuyện trong giấc mơ (được bà tiên cho ba điều ước và em đã thực
hiện cả ba điều ước đó) theo trình tự thời gian.

- GV hỏi thêm: Thế nào là kể theo trình tự thời gian?
(Sự việc nào diễn ra trước kể trước, sự việc nào diễn ra sau kể sau.)
a) Hướng dẫn Tìm ý, lập dàn ý
- Yêu cầu HS trả lời từng câu hỏi tìm ý và ghi ngắn gọn vào giấy nháp:
+ Em mơ thấy mình gặp bà tiên trong hoàn cảnh nào ? Vì sao bà tiên lại cho 3 điều ước?
+ Em thực hiện từng điều ước đó như thế nào ?
+ Điều ước được ứng nghiệm ra sao ?
+ Khi các điều ước ứng nghiệm, em có cảm giác thế nào ?
+ Em nghĩ gì khi thức giấc ?
b) Hướng dẫn kể chuyện
- Yêu cầu từng cặp HS dựa vào dàn ý để tập kể cho nhau nghe và góp ý cho bạn.
- Tổ chức cho HS thi kể trước lớp (2- 3 em)
- Hướng dẫn HS nhận xét từng câu chuyện (về nội dung truyện và cách thể hiện). GV
sửa lỗi về ý và diễn đạt của HS ; cho điểm HS kể tốt.
19
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học, tuyên dưong những HS kể chuyện hấp dẫn, sinh động.
- Dặn HS về nhà viết câu chuyện vào vở và kể cho người thân nghe; chuẩn bị bài sau :
Luyện tập phát triển câu chuyện (tiết thứ hai).
Khoa học
Tiết 14. PHÒNG MỘT SỐ BỆNH LÂY QUA ĐƯỜNG TIÊU HÓA
I. Mục tiêu
- Kể tên một số bệnh lây qua đường tiêu hoá : tiêu chảy,tả, lị,…
- Nêu nguyên nhân gây ra một số bệnh lây qua đường tiêu hoá : uống nước lã, ăn uống
không vệ sinh, dùng thức ăn ôi thui.
- Nêu một số cách phòng tránh một số lây qua đường tiêu hóa :
+ Giữ vệ sinh ăn uống.
+ Giữ vệ sinh cá nhân.
+ Giữ vệ sinh môi trường.
- Thực hiện giữ vệ sinh ăn uống để phòng bệnh.

* Có ý thức giữ gìn vệ sinh phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá và vận động mọi người
cùng thực hiện.
* KNS : Tự nhận thức, giao tiếp hiệu quả.
II. Đồ dùng dạy- học
Hình trang 30, 31 SGK
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu
1. Bài cũ
Nêu nguyên nhân và cách phòng bệnh béo phì?
2. Tìm hiểu về một số bệnh lây qua đường tiêu hóa
* MT: Kể tên một số bệnh lây qua đường tiêu hoá và nhận thức được mối nguy hiểm
của các bệnh này
- GV đặt vấn đề :
+ Trong lớp có bạn nào đã từng bị đau bụng và tiêu chảy ? Khi đó sẽ cảm thấy như thế
nào?
+ Kể tên các bệnh lây qua đường tiêu hóa khác mà em biết ?
GV giảng về triệu chứng của một số bệnh : tiêu chảy, tả, lị. . .
+ Các bệnh lây qua đường tiêu hoá nguy hiểm như thế nào?
- GV giảng bài: Các bệnh tả, lị, tiêu chảy… đều có thể gây ra chết người nếu không
được chữa kịp thời và dùng đúng cách. Chúng đều lây qua đường ăn uống. Mầm bệnh
chứa nhiều trong phân, chất nôn và đồ dùng cá nhân nên rất dễ phát tán lây lan gây ra
dịch bệnh làm thiệt hại người và của.Vì vậy cần báo cho cơ quan y tế để tiến hành các
biện pháp phòng bệnh.
3. Thảo luận về nguyên nhân và cách phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá
20
* MT: Nêu được nguyên nhân và cách đề phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hoá
- GV chia nhóm, tổ chức cho HS hoạt động nhóm: Thảo luận về nguyên nhân và cách
phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa.
- GV yêu cầu các nhóm HS quan sát các hình trang 30, 31 SGK và trả lời câu hỏi:
+ Việc làm nào của các bạn trong hình có thể dẫn đến bị lây qua đường tiêu hoá? Tại
sao?

+ Việc làm nào của các bạn trong hình đề phòng được các bệnh lây qua đường tiêu
hoá? Tại sao?
+ Nêu nguyên nhân và cách phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa?
- Đại diện các nhóm trình bày; GV nhận xét, chốt lại kiến thức từ các câu trả lời của
HS.
4. Vẽ tranh cổ động
* MT: Có ý thức giữ gìn vệ sinh phòng bệnh và vận động mọi người cùng thực hiện.
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn
- Xây dựng bản cam kết giữ vệ sinh phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá.
- Thảo luận để tìm ý cho tranh tuyên truyền cổ động cho mọi người cùng thực hiện vệ
sinh phòng bệnh.
Bước 2: Thực hành
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm việc.
Bước 3: Tổ chức trình bày, đánh giá.
- GV đánh giá nhận xét tranh.
5. Củng cố, dặn dò
- HS nhắc lại mục bạn cần biết.
- GV nhận xét tiết học, dặn HS học bài và chuẩn bị bài sau
Toán
Tiết 35. TÍNH CHẤT KẾT HỢP CỦA PHÉP CỘNG
I. Mục tiêu
- Biết được tính chất hợp của phép cộng.
- Bước đầu sử dụng được tính chất giao hoán và tính chất kết hợp của phép cộng trong
thực hành tính.
II. Các hoạt động dạy- học chủ yếu
1. Bài cũ
Tính giá trị biểu thức: a+ b + c ; với: a = 12; b = 8; c = 15
Tính giá trị biểu thức: a+ b - c ; với: a = 12; b = 8; c = 15
2. Nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng
- GV kẻ bảng như SGK lên bảng, cho HS nêu giá trị cụ thể của a,b,c, chẳng hạn : a=5, b

= 4 c = 6, tự tính giá trị của (a + b) + c và + (b + c) rồi so sánh kết quả tính
GV lưu ý : Khi phải tính tổng của ba số a+b+c ta có thể tính theo thứ tự từ trái sang
phải :
21
a + b + c = (a + b) + c , hoặc a + b +c = a + ( b + c)
- GV cho HS nhắc lại nhận xét.
Khi cộng một tổng hai số với số thứ ba, ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của
số thứ hai và số thứ ba.

( a + b ) + c = a + ( b + c )
3. Hướng dẫn thực hành
Bài 1: Vận dụng tính chất kết hợp của phép cộng để tính bằng cách thuận tiện nhất
- HS nêu yêu cầu của BT1
- GV viết lên bảng biểu thức: 4367 + 199 + 501
- HS làm bảng con, 1 HS làm trên bảng lớp
- GV nhận xét cách tính thuận tiện nhất, giải thích vì sao?
- HS tự làm các phần còn lại vào vở.
Bài 2: Vận dụng tính chất kết hợp để giải bài toán bằng nhiều cách và chọn cách giải
nhanh nhất
- HS đọc bài toán
? Bài toán cho biết gì? Yêu cầu làm gì?
- HS nêu cách giải bài toán
- HS giải bài toán vào vở. HS có thể giải bằng nhiều cách; nêu cách giải nhanh nhất
trong các cách đó.
- GV chấm, chữa bài
Bài 3: Củng cố tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng
- HS làm bảng con, 1 HS làm bảng lớp
- GV cùng HS nhận xét, chốt kết quả đúng
4. Củng cố, dặn dò
-HS nêu tính chất kết hợp của phép cộng

- GV nhận xét giờ học; dặn HS xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
Sinh hoạt
Đánh giá hoạt động, nề nếp tuần 7








22





















Thông qua giáo án ngày…………………
Giáo án soạn hết ngày: 11/10/ 2013
Tổng số giáo án đã soạn: 20 tiết
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
23

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×