Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Tuan 26 GDCD 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.51 KB, 5 trang )

Trường THCS Liêng Trang
………………………………………………………………………Giáo viên: Hồ Đình Ngũ

Tuần: 25’
Tiết : 26

Ngày soạn: 19/ 02/ 2018.
Ngày dạy : 22/ 02/ 2018.

Bài 15: VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÍ
CỦA CÔNG DÂN (Tiết 1)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: HS hiểu được:
- HS hiểu được thế nào là vi phạm pháp luật.
- Kể được các loại vi phạm pháp luật.
2. Kĩ năng.
Biết phân biệt các loại vi phạm pháp luật, trách nhiệm pháp lí.
3. Thái độ: Giáo dục HS:
- Tự giác chấp hành pháp luật của Nhà nước.
- Phê phán các hành vi vi phạm pháp luật.
Tích hợp thực hiện tốt luật lệ an tồn giao thơng.
Tích hợp giáo dục học sinh nhận thức về ứng phó với biến đổi khí hậu, phịng
chống thiên tai và giữ gìn bảo vệ môi trường.
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CẦN GIÁO DỤC TRONG BÀI.
- Kĩ năng tư duy phê phán
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thơng tin
- Kĩ năng kiên định không tham gia vào các hành vi vi phạm pháp luật.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Ổn định tổ chức: (2’)
Kiểm tra sĩ số lớp học


a

Lớp 9 2……………………………….

a

Lớp 9 4……………………………….

Lớp 9 1……………………………….
Lớp 9 3……………………………….

a
a

2. Kiểm tra bài cũ : (2’)
Sửa bài kiểm tra 1 tiết.
3. Bài mới: (41’)
Giới thiệu bài: (6’) Theo dõi đoạn video về vi phạm pháp luật.
Các em vừa theo dõi thơng tin về tình hình trẻ hóa phạm tội hiện nay để các em hiểu
thế nào là hành vi vi phạm pháp luật, các loại vi phạm pháp luật. Thầy và các em sẽ đi vào
tìm hiểu nội dung tiết 1 bài 15 vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của cơng dân.
Hoạt động của GV – HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặt vấn đề. (13’)
I. Đặt vấn đề
Thảo luận nhóm.
Giáo án GDCD
9…………………………………………………………………………………………….Năm
học 2017 – 2018



Trường THCS Liêng Trang
………………………………………………………………………Giáo viên: Hồ Đình Ngũ

GV sử dụng bảng phụ giới thiệu 6 trường hợp:
1. Xây nhà trái phép, đỗ phế thải.
2. Đua xe máy vượt đèn đỏ, gây tai nạn giao thông.
3. Tâm thần đập phá.
4. Cướp giật dây chuyền, túi xách người đi đường.
5. Vay tiền dây dưa không trả.
6. Chặt cành, tỉa cây mà không đặt biển báo.
H: Các hành vi trên có vi phạm pháp luật không?
Học sinh điền đáp án vào bảng phụ về các hành vi
vi phạm pháp luật, hậu qủa, người thực hiện.
- HS thảo luận
GV chốt: Trường hợp 3, 6 khơng vi phạm pháp luật.
H: Vì sao? => Phân tích
Hành vi 3: Hành vi đập phá là do họ không nhận
thức được hành vi của mình, theo qui định của pháp
luật người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội
trong khi mắc bệnh tâm thần mất khả năng nhận
thức điều khiển hành vi (Mất năng lực hành vi), thì
khơng phải chịu trách nhiệm hình sự (Điểu
12,13,43 bộ luật hình sự 1999)
Giới thiệu các Điểu 12,13,43 bộ luật hình sự 1999
Hành vi 6: Chặt cành tỉa cây mà không đặt biển
báo (theo điều 98 của bộ luật Lao động - qui định
về an toàn trong Lao động). Đây là hành vi không
vi phạm pháp luật mà là vi phạm nội qui an toàn lao
động -> vi phạm kỉ luật trong lao động -> gây hậu

quả người đi đường bị thương.
Giới thiệu điều 98 của bộ luật Lao động.
Hành vi 4: Hành vi cướp giật dây chuyền, túi sách
của người đi đường (điều 133 của bộ luật hình sự
nước CHXHCNViệt Nam) Tội cướp tài sản. Đây là
hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác - Gây tổn
thất tài chính cho nhiều người khác sẽ bị pháp luật
trừng trị.
Giới thiệu điều 133 của bộ luật hình sự nước
CHXHCNViệt Nam
Hành vi 5: Vay tiền dây dưa không trả... lỗi này vi
phạm luật dân sự điểu 471 của bộ luật dân sự đã qui
Giáo án GDCD
9…………………………………………………………………………………………….Năm
học 2017 – 2018


Trường THCS Liêng Trang
………………………………………………………………………Giáo viên: Hồ Đình Ngũ

định.
Giới thiệu điểu 471 của bộ luật dân sự
H: Vậy để xác định 1 hành vi vi phạm pháp luật cần
căn cứ vào những yếu tố nào?
Là hành vi của con người: bằng hành động, không
hành động.
Trái pháp luật: Không thực hiện, thực hiện không
đúng theo quy định của pháp luật, làm những việc
pháp luật cấm.
Lỗi: vơ ý, cố ý

Do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực
hiện: Có khã năng nhận thức, điều chỉnh suy nghĩ,
lựa chọn và quyết định cách xử sự, độc lập chịu
trách nhiệm về việc làm của mình
Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm vi phạm pháp
luật, phân loại vi phạm pháp luật. (19’)
Bài tập nhanh: Trong các hành vi sau,hành vi nào
vi phạm pháp luật? Hành vi nào khơng vi phạm
pháp lt? vì sao ?
A. Nam rất ghét Minh,có ý định đánh cho Minh một
trận thật đau cho bõ ghét.
B. Một người uống rựợu say đi xe máy và gây tai
nạn.
C. Một em bé lên 5 tuổi nghịch lửa làm cháy đồ gỗ
nhà bên cạnh
Gợi ý trả lời:
B. Là vi phạm pháp luật . Vì biết uống rượu say
pháp luật quy định không được điều khiển xe máy
nhưng vẫn cố tình vi phạm.
A.Ý định cuả Minh khơng bị xem là vi phạm pháp
luật. Vì đây chưa phải là hành vi cụ thể
C- Hành vi của em bé khơng bị xem là vi phạm
pháp luật. Vì đây là hành vi của một trẻ nhỏ chưa có
năng lực trách nhiệm pháp lí (Chưa Có khã năng
nhận thức, điều chỉnh suy nghĩ; Chưa biết lựa chọn
và quyết định cách xử sự và chưa độc lập chịu trách
nhiệm về việc làm của mình).
- Vi phạm pháp luật là gì? (gọi HS yếu)

II. Nội dung bài học:

1. Thế nào là vi phạm pháp luật?
Là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do
người có năng lực trách nhiệm
pháp lí thực hiện, xâm hại đến các
quan hệ xã hội được pháp luật bảo
hộ.

Giáo án GDCD
9…………………………………………………………………………………………….Năm
học 2017 – 2018


Trường THCS Liêng Trang
………………………………………………………………………Giáo viên: Hồ Đình Ngũ

- Tích hợp giáo dục việc chấp hành luật lệ An tồn
giao thơng.
- Xác định những loại vi phạm pháp luật dựa vào
các hành vi vi phạm pháp luật trong phần đặt vấn
đề.
- Điền vào phiều học tập: 1 phút
- GV chốt 4 loại vi phạm pháp luật
- Phân lớp thành 4 nhóm và u cầu lấy ví dụ (1
nhóm 1 loại vi phạm pháp luật)
- Thảo luận theo cặp: 2 phút
Tìm một số hành vi vi phạm pháp luật hình sự
- Giết người, cướp của, buôn lậu ma tuý.
- Cướp tiệm vàng, cướp tiền ngân hành.
Vi phạm pháp luật hành chính
- Vi phạm an tồn giao thơng.

- Vượt đèn đỏ, lái xe say rượu gây tai nạn giao
thông.
Vi phạm pháp luật dân sự
- Ăn cắp tài sản của công dân.
- Trộm cắp xe máy...
Vi phạm kỉ luật
- Không tuân theo qui định của cơ quan xí nghiệp.
- Vi phạm thời gian làm việc: đi muộn, về sớm.
- Không tuân theo kỉ luật LĐ.
- Trường học: Đi học muộn, không tham gia sinh
hoạt đội, đánh nhau…

2. Các loại vi phạm pháp luật
- Vi phạm pháp luật hình sự
- Vi phạm pháp luật hành chính
- Vi phạm pháp luật dân sự
- Vi phạm pháp luật kỉ luật

4. Củng cố (1’)
- Em hiểu thế nào là vi phạm pháp luật ?
- Các loại vi phạm pháp luật? Cho ví dụ.
- Cho HS tổ chức trị chơi sắm vai tình huống
5. Đánh giá (1’)
Căn cứ vào các hành vi vi phạm pháp luật vừa học, em thấy học sinh trong trường
mình hay vi phạm vào hành vi nào?
6. Hoạt động nối tiếp (1’)
- Lấy thêm ví dụ để phân biệt các loại vi phạm pháp luật?
- Tìm hiểu: “Trách nhiệm pháp lí của cơng dân”
7. Rút kinh nghiệm:
...............................................................................................................................................

Giáo án GDCD
9…………………………………………………………………………………………….Năm
học 2017 – 2018


Trường THCS Liêng Trang
………………………………………………………………………Giáo viên: Hồ Đình Ngũ

...............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................

Giáo án GDCD
9…………………………………………………………………………………………….Năm
học 2017 – 2018



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×