Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Một số biện pháp tạo hứng thú cho trẻ 3 4 tuổi khám phá khoa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.83 KB, 8 trang )

PHẦN 1: MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài:
Bác Hồ kính u đã nói : “ Vì lợi ích mười năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm trồng người”.
Việc quan trọng nhất trong sự nghiệp trồng người là phải chăm sóc, giáo dục
các em ngay từ nhỏ để hình thành và phát triển nhân cách một cách tồn diện.
Đó chính là nhiệm vụ của ngành Giáo dục mầm non - mắt xích đầu tiên trong hệ
thống giáo dục quốc dân.
Đây là thời kỳ giữ vai trò quan trọng nhất trong việc lĩnh hội những khái
niệm tri thức sơ đẳng và việc hình thành những hành vi phù hợp với khái niệm
ấy. Chính vì thế nhiệm vụ của nhà giáo dục là phải quan tâm trang bị cho trẻ
những tri thức khoa học và nhân cách toàn diện để theo kịp thời đại. Trong cơng
tác giáo dục trẻ mầm non thì việc cho trẻ khám phá khoa học là khơng thể thiếu,
có tác dụng giáo dục về mọi mặt đối với trẻ như là : ngơn ngữ , đạo đức , trí tuệ ,
thẩm mỹ thể lực ... Khám phá khoa học là phương tiện để trẻ giao tiếp và làm
quen với môi trường xung quanh ,để trẻ giao lưu và bày tỏ nguyện vọng của
mình và đồng thời là cơng cụ của tư duy .
Khi nói đến trẻ mầm non khơng ai khơng biết trẻ ở lứa tuổi này rất thích tìm
hiểu, khám phá mơi trường xung quanh bởi thế giới xung quanh thật bao la rộng
lớn, có biết bao điều mới lạ hấp dẫn, và cịn có bao lạ lẫm khó hiểu, trẻ tị mị
muốn biết, muốn được khám phá. Khám phá khoa học mang lại nguồn biểu
tượng vô cùng phong phú, đa dạng, sinh động, đầy hấp dẫn với trẻ thơ, từ môi
trường tự nhiên ( cỏ cây, hoa lá, chim mng..) đến trẻ hiểu biết về chính bản
thân mình, vì thế trẻ ln có niềm khao khát khám phá , tìm hiểu về chúng .
Khám phá khoa học địi hỏi trẻ phải sử dụng tích cực các giác quan chính vì vậy
sẽ phát triển ở trẻ năng lực quan sát, khả năng phân tích, so sánh, tổng hợp…
nhờ vậy khả năng cảm nhận của trẻ sẽ nhanh nhạy, chính xác, những biểu tượng,
kết quả trẻ thu nhận được trở nên cụ thể, sinh động và hấp dẫn hơn. Qua những
trải nghiệm thực tế trẻ được tự mình thực hiện trong độ tuổi mầm non sẽ hình
thành ở trẻ những biểu tượng về thiên nhiên chính là cơ sở khoa học sau này của
trẻ. Nhận thức được tầm quan trọng của việc cho trẻ khám phá khoa học và làm


sao để những giờ học đó trở nên thú vị, không khô khan với trẻ nên tôi đã chọn
đề tài “ Một số biện pháp tạo hứng thú cho trẻ 3- 4 tuổi khám phá khoa học”.
PHẦN II: NỘI DUNG
1. Đánh giá thực trạng
Đầu năm học tôi được phân công dạy lớp 3-4 tuổi. Ở lứa tuổi này một số trẻ
còn mới đi học nên mọi thứ còn lạ lẩm với trẻ ngay cả những thói quen nề nếp
1


chứ chưa nói đến là những hoạt động học. Mà hoạt động khám phá khoa học lại
càng lạ lẩm với trẻ hơn nhưng ở độ tuổi này thì trẻ rất thích tị mị và đặt ra
nhiều câu hỏi như Vì sao? Do đâu? Tại sao? Và luôn muốn mọi người trả lời câu
hỏi cho mình và trẻ ở độ tuổi này nhanh thích và nhanh chán. Mà hoạt động
khám phá khoa học thường khơ khan, ngồi lâu trẻ chóng chán. Vì thế để tạo
hứng thú cho trẻ 3-4 tuổi khám phá khoa học tôi cũng gặp ,một số thuận lợi và
khó khăn sau:
* Về Thuận lợi:
- Được sự quan tâm giúp đở của phòng giáo dục đào tạo, sự giúp đở của lảnh
đạo nhà trường đã bồi dưởng chuyên môn cho giáo viên về chuyên môn, xây
dựng phương pháp đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục mầm non tạo
mọi điều kiện giúp tôi thực hiện tốt chương trình mầm non mới.
- Được sự quan tâm giúp đở từ các đồng nghiệp.
- Được sự nhiệt tình quan tâm ủng hộ của phụ huynh trong quá trình kết hợp
chăm sóc giáo dục trẻ.
- Bản thân tơi ln u nghề mến trẻ , luôn tự học hỏi rèn luyện trau dồi để
nâng cao chun mơn nghiệp vụ của mình.
- Các cháu ngoan ngoản vâng lời cơ giáo
Đó củng là những điều kiện thuận lợi giúp tơi hồn thành tốt việc chăm sóc
giáo dục trẻ và thực hiện được đề tài kế hoạch việclàm mới của mình
*Khó khăn:

Bên cạnh những thuận lợi tơi củng gặp khơng ít khó khăn.
- Về cơ sở vật chất còn hạn chế, đồ dùng phục vụ dạy học còn thiếu thốn.
- Vốn hiểu biết của trẻ về bộ mơn khám phá khoa học cịn hạn chế,có nhiều
trẻ mới năm đầu đến lớp khả năng nhận thức của trẻ khơng đồng đều nên gặp
khó khăn trong q trình tổ chức các tiết dạy.
- Số lượng trẻ đến lớp không đồng đều đặc biệt vào những ngày mưa rét.
- Có nhiều trẻ cịn nhút nhát chưa mạnh dạn tự tin nên gặp một số khó khăn
trong q trình giảng dạy.

Từ tình hình thực trạng của lớp tơi nên tôi đã mạnh dạn đưa ra một số
biện pháp tạo hứng thú khi tổ chức tiết học" Khám phá khoa học" cho trẻ.
2. Biện pháp thực hiện:
* Biện pháp 1:Xây dựng môi trường học tập cho trẻ
Như chúng ta đã biết trẻ mần non nói chung và đạc biệt trẻ 3-4 tuổi nói riêng
mơi trường học tập có vị trí to lớn trong việc nhận thức của trẻ vì trẻ được tiếp
xúc hàng ngày, hàng giờ. Bởi vậy, tôi đã tổ chức xây dựng mơi trường có tác
dụng mạnh mẽ lên trẻ tạo cho trẻ hứng thú, thích thú tị mị tìm hiểu thế giới
2


xung quanh. Từ đó giúp trẻ học tốt bằng cách tìm hiểu về đặc điểm tâm lí trẻ 3-4
tuổi để thiết kế các hình ảnh ngộ nghĩnh đáng u có màu sắc thu hút trẻ
Ví dụ như ở mảng chính, mảng chủ đề, chủ điểm tơi trang trí theo từng chủ
đề chủ điểm chọn những hình anh quen thuộc với trẻ.
Hay ở góc phân vai : tơi cũng bố trí trên giá các đồ chơi phù hợp với chủ đề
chủ điểm. Ví dụ như: ở chủ đề động vật các ô giá đều bày trí các con vật
Qua việc tạo môi trường học tập cho trẻ tôi thu được kết qua lớp học gọn
gàng trẻ hứng thú tham gia các hoạt động giúp trẻ được quan sát tri giác các đồ
vật một cách trực tiếp từ đó trẻ hiểu biết nhiều quan sát tốt ngôn ngữ phát triển
tốt, tư duy tốt

* Biện pháp 2: Làm giàu vốn hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh
qua các tiết dạy
Tôi đã tạo điều kiện cho trẻ thường xuyên hoạt động với các sự vật hiện
tượng xung quanh một cách trực tiếp như nhìn ,sờ,nắm , nếm , nghe, chơi với
chúng…
Trong quá trình hoạt động đó trẻ được bộc lộ mình vừa hình thành và phát
triển tâm lý. Khi tiếp xúc với các sự vật hiện tượng xung quanh trẻ được lĩnh hội
những kiến thức như biết cách gọi tên, cách sử dụng, biết được các đặc điểm cơ
bản và mối quan hệ giữa các sự vật hiện tựơng và giúp trẻ phát triển ngơn ngữ.
Xuất phát trong q trình giảng dạy tôi luôn tạo cơ hội cho trẻ tiếp xúc với các
sự vật hiện tượng thông qua hoạt động như:
- Khi cho trẻ khám phá về quả cam bằng cách cho trẻ quan sát trực tiếp như
sờ vào quả cảm nêu nhận xét: Qủa cam có đặc điểm như thế nào? Vỏ nó như
trhế nào?
Cho trẻ nếm ,ngửi và nêu những nhận xét về đặc điểm của quả cam : Qủa
cam có vị như thế nào?
- Hay khi cho trẻ khám phá về con vật : Khám phá con chó bằng cách cho trẻ
chôi với con vật, trẻ gọi tên , quan sát trực tiếp trẻ hứng thú nêu các nhận xét say
sưa hơn như con chó có đặc điểm như thế nào? Nó có mấy chân? Lơng nó như
thế nào? Nó ăn gì?
- Hoặc khi cho trẻ khám phá các bộ phận trên cơ thể con người có thể cho trẻ
quan sát trực tiếp hoặc qua tranh.
- Qua các trả nghiệm đó hoặc trải nghiệm khác tuỳ theo khả năng của trẻ,
tình hình thực tế của địa phương mà lựa chọn những hình thức cho trẻ khám phá
phù hợp.

3


Từ những vốn hiểu biết của trẻ tôi cũng đã thực hiện biện pháp sử dụng trò

chơi để tạo thêm hứng thú và củng cố thêm kiến thức cho trẻ khi tham gia hoạt
động khám phá khoa học
* Biện pháp 3: Sử dụng trò chơi
Trẻ mầm non “ chơi mà học, học mà chơi ”. Sau thời gian trò chuyện, đàm
thoại với cô trẻ được hoạt động, được tham gia vào các trị chơi hứng thú. Qua
đó, trẻ khơng chỉ ngồi nghe cơ nói và trả lời các câu hỏi của cơ mà trẻ cịn có cơ
hội để bộc lộ các hiểu biết của mình thơng qua các trị chơi.
Ngồi ra trị chơi cịn có tác dụng củng cố, bổ sung và phát triển thêm các tri
thức mà trẻ vừa lĩnh hội, tái tạo lại biểu tượng đã học thông qua những hoạt
động thực tiễn. Do đó trị chơi củng cố trong giừo hoạt động khám phá là rất
quan trọng.Trò chơi càng phong phú đa dạng bao nhiêu thì các tri thức trẻ lĩnh
hội càng sâu sắc và trẻ càng nhớ lâu bấy nhiêu. Dưới đây là một số trò chơi tôi
đã tổ chức và thu được kết quả tốt :
Ví dụ trong hoạt động khám phá con gà con vịt tơi đã sử dụng những trị
chơi để làm cho tiết dạy của tôi trở nên sinh động hơn hứng thú hơn
Đầu tiên tơi sử dụng trị chơi: “ Bắt chước tiếng kêu của các con vật “ đẻ
trong làm những tiếng kêu của các con vật xong tôi dẫn dắt cho trẻ vào hoạt
động trải nghiệm.
Sau đó tơi sử dụng trò chơi : “ Về đúng chuồng”
Cách chơi: - Cho trẻ hát bài hát “ Đàn vịt con” lấy lotơ con gà con, con vịt
con và chơi trị chơi “ Về đúng chuồng” khi có hiệu lệnh “ đã đến chuồng rồi”
thì các con hãy tìm đúng chuồng của mình để về .Cơ kiểm tra kết quả.
+ Đây là chuồng con gì? Các con có con gì? Cùng đưa lên kiểm tra kết quả
Cuối cùng để củng cố lại kiến thức cho trẻ tơi đã cho trẻ chơi
+ Trị chơi : “ Tìm nhà cho các con vật’’
- Cách chơi: Tìm mẹ cho gà con và vịt con. Mẹ của gà con và vịt con lạc
con. Nhiệm vụ của các con hãy tìm và gắn đúng chuồng và hồ bơi cho gà con và
vịt con
- Luật chơi: Một bạn chỉ gắn một con và về cuối hàng cho bạn tiếp theo lên
chơi

Có rất nhiều các trị chơi được lựa chọn trong các tiết dạy tạo thêm hứng thú
cho trẻ khám phá khoa học
*Biện pháp 4: Sử dụng bài hát , bài thơ, đồng dao, ca dao, câu đố…
- Tôi đã sử dụng các bài hát , bài thơ, các bài đồng dao có nội dung phù hợp
với trẻ tạo cho hoạt động khám phá khoa học không khô khan sinh động rộn
4


ràng hơn gắn bó giữa các hoạt động với nhau như khi cô cho trẻ làm quen với
con thỏ cô cho trẻ đọc bài thơ “Con thỏ” để chuyển tiếp về hai nhóm hoặc khi
cguyển đội hình về hai nhóm chơi trị chơi cơ cho trẻ hát bài hát “ Chú thỏ con”
làm cho tiết dạy trở nên sinh động hấp dẫn hơn
- Tơi cịn sử dụng câu đố để kích thích tư duy, óc phán đốn cho trẻ, làm
phong phú vốn từ.
Ví dụ : Cho trẻ làm quen với con cua :
“ Con gì tám cẳng hai càng.
Đầu thì khơng có, bị ngang cả đời”
Trẻ đốn ngay được đó là con cua , nhưng trong đầu trẻ biểu tượng về con
cua được chính xác là con cua có hai càng to , có tám chân, lại bị ngang nữa . .
Cho trẻ làm quen với con cá, tôi dùng câu đố . “Con gì có vẩy có vây
Khơng đi trên cạn mà bơi dưới hồ ”
Trẻ trả lời đó là con cá nhưng trẻ lại biết thêm con cá có đặc điểm cụ thể: có
vây có đi , vẩy, mơi trường sống của chúng… Từ đó trẻ có thể so sánh xem
con cá và con cua có đặc điểm gì giống nhau ,có đặc điểm gì khác nhau ? Sau đó
trẻ có thể phân nhóm .
- Tơi cho trẻ thi “ đố vui ” hai đội ra câu đố cho nhau và giải câu đố đội bạn
“ Nhà hình xoắn ở dưới ao
Chỉ có một cửa ra vào mà thơi
Mang nhà đi khắp mọi nơi
Khơng đi đóng cửa nghỉ ngơi một mình .”

( con ốc )
Con gì đầu bẹp .
Hai ngạnh hai bên
Râu ngắn vểnh lên
Mình trơn bóng nhẵn
( con cá trê)
* Biện pháp 5: Ứng dụng công nghệ thông tin
Ngày nay lĩnh vực công nghệ thông tin phát triển vơí tốc độ nhanh chóng,
tơi cũng cập nhật thơng tin từ internet để download hình ảnh, video clip ứng
dụng vào dạy trẻ. Trẻ được chính xác hố các biểu tượng, hấp dẫn, cuốn hút trẻ
vào giờ hoạt động hơn. Tơi cịn thiết kế các bài giảng điện tử trên chương trình
powerpoint hoặc kidpix như: ở bài dạy “ Một số loại quả” tơi đã thiết kế trị chơi
củng cố trên chương trình powerpoint, hoặc bài” Khám phá con gà” tơi cho trẻ
xem hình ảnh các con vật có lồng nhạc ,trẻ rất thích.

5


*Biện pháp 6: Cho trẻ tiếp xúc nhiều với thiên nhiên
Giờ hoạt động ngồi trời là giờ trẻ tích luỹ thêm nhiều kiến thức về tự nhiên:
Mây, mưa , nắng… thì bầu trời thay đổi như thế nào? thời tiết ra sao?
Hoặc trong hoạt động có mục đích” Tìm hiểu về các loại rau” trẻ sẽ biết
được tại sao rau lại có tên như vậy, có đặc điểm như thế nào?
Qua hoạt động này không chỉ cung cấp kiến thức cho trẻ mà cịn giáo dục trẻ
ý thức chăm sóc, bảo vệ cây. Trường tơi cịn xây dựng lịch hoạt động tự chọn
cho từng lớp vào thời gian cụ thể. Trẻ lớp tơi rất thích những hoạt động đó. Mỗi
lần tổ chức tơi lại suy nghĩ, tìm tịi ra những hoạt động khác nhau với mục đích
cung cấp kiến thức khác nhau làm cho trẻ không chán.
+ Hoạt động chăm sóc cây: Lần đầu tổ chức sẽ cho trẻ tìm hiểu về cây mình
cần chăm sóc, sau đó cho trẻ tưới nước, nhổ cỏ… cho cây.

* Biện pháp 7: Kết hợp giữa cô giáo và phụ huynh để đạt hiệu quả dạy
trẻ cao nhất
Phụ huynh thường không biết trẻ ở trường được học những gì và học như thế
nào để về nhà chia sẻ với trẻ. Lúc này trẻ sẽ là sợi dây liên hệ quan trọng giữa
GV và gia đình. Việc cơ giao nhiệm vụ cho trẻ về nhà tìm hiểu trước vấn đề sẽ
khám phá đã tạo cho trẻ hứng thú nhất định và tạo thói quen hàng ngày chia sẻ
với bố mẹ những điều vừa học ở lớp. Trước và sau mỗi hoạt động khám phá thì
yêu cầu trẻ về nhà tìm hiểu trước bằng cách hỏi bố mẹ, xem tivi...... Lặp lại
nhiều lần như cách này sẽ tạo thành một thói quen tốt và là sự kết hợp tuyệt vời
giữa gia đình, nhà trường và bản thân trẻ.
* Ví dụ: Ở lớp trẻ được khám phá về về rau muống nhưng trong quá trình
mẹ nấu ăn trẻ thấy mẹ nhặt rau muống khi thấy lạ trẻ có thể hỏi mẹ:
- Mẹ ơi đây là rau gì? Rau muống trồng ở đâu mẹ? rau muống nấu món gì?
Và có thể trẻ đặt rất nhiều câu hỏi khác bắt mẹ phải trả lời cho trẻ hoặc thấy các
món ăn lạ trẻ ln hỏi mẹ; món này là món gì? Làm như thế nào? Thì lúc đó mẹ
phải giải đáp các thắc mắc và câu hỏi mà trẻ đặt ra để giúp trẻ hiểu rỏ hơn các sự
vật hiện tượng xung quanh mình.
Hoặc làm trẻ sẽ ln háo hức mỗi khi trở về nhà và kể với bố mẹ những điều
vừa khám phá.
Vì thế tơi thường xun trao đổi với phụ huynh vào giờ đón trả trẻ để hiểu
được tính cách trẻ và để phụ huynh luyện thêm cho trẻ .
PHẦN III. HIỆU QUẢ CỦA VIỆC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP TRONG
THỰC TẾ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC GIÁO DỤC
Với những biện pháp tôi đã sử dụng khi cho trẻ khám phá khoa học tuy bước
đầu còn gặp nhiều khó khăn nhưng qua một thời gian thực hiện trẻ đã phát huy
rỏ rệt khả năng hứng thú tích cực của mình trong quá trình tìm hiểu khám phá về
các sự vật hiện tuợng xung quanh mình

6



- Bước đầu trẻ đã biết khám phá những cái đơn giản như trẻ biết về tên gọi
đặc điểm cấu tạo, lợi ích của một số loại rau hoa quả, biết được tên gọi, đặc
điểm nổi bật, tiếng kêu của các co vật... dần dần trẻ biết tìm hiểu những cái phức
tạp hơn trẻ biết phân loại các động vật thuộc nhóm gia súc gia cầm, biết khám
phá các nghề trong xã hội có gì khác nhau, sự khác biệt về nơi hoạt động đặc
điểm của một số phương tiện giao thông...
- Qua việc áp dụng một số phương pháp vào các tiết khám phá khoa học tôi
nhận thấy được sự hưởng ứng nhiệt tình và say mê của các cháu tôi đã tự tin hơn
khi đưa ra các đề tài cho các cháu khám phá và đạt được kết quả cao ở trẻ .Nhìn
chung trẻ tỏ ra hứng thú, tị mị, thích khám phá các sự vât hiện tượng xung
quanh mình
- Đã hình thành cho trẻ một số kỷ năng thao tác thử nghiệm trong quá trình
khám phá khoa học. trẻ có kỷ năng quan sát tốt hơn biết biết thi đua nhau cùng
suy đốn để nhằm tìm ra kết quả chính xác trong q trình khám phá.
PHẦN IV. KẾT LUẬN
1. Ý nghĩa
Trải qua một thời gian tìm tịi nghiên cứu làm sao để giúp cho trẻ hứng thú
tích cực hơn trong quá trình dạy trẻ khám phá khoa học tôi đã đưa ra một số biện
pháp phù hợp với khả năng của trẻ nhờ đó trẻ lớp tơi đã đạt được kết quả đáng
kể trong quá trình khám phá.
Để có những kết quả đó trong q trình giảng dạy tôi đã đúc rút ra những
kinh nghiệm cho bản thân: Nhờ có sự nổ lực phấn đấu mà tơi đã đạt được kết
quả khi đưa ra đề tài khám phá khoa học đồng thời củng nhờ sự giúp đở, sự chia
sẻ kinh nghiệm tận tình của đồng nghiệp, sự quan tâm giúp đở của phòng giáo
dục,và lảnh đạo nhà trường đã tạo mọi điều kiện cho tôi được tập huấn tìm hiểu
về các phương pháp của chương trình mầm non mới để tơi có thể đưa ra những
phương pháp biện pháp phù hợp với khả năng của trẻ gứap cho trẻ hứng thú và
tích cực hơn trong q trình khám. Trẻ hứng thú vào tiết học, trẻ tích cực hoạt
động hơn, sáng tạo hơn trong khám phá khoa học

2. Ý kiến đề xuất
* Với phòng giáo dục
- Mở các lớp tập huấn về chuyên đề khám phá khoa học
- Tạo khoa dữ liệu dung chung
* Với nhà trường
- Tạo điều kiện cho chị em được dự giờ đồng nghiệp về hoạt động khám phá
khoa học để cùng trao đổi kinh nghiệm giảng dạy.

Trên đây là những kinh nghiệm mà tơi đã đúc rút được trong q trình
dạy trẻ khám phá khoa học củng như các môn học khác nhằm tìm ra những biện
pháp nhằm tạo hứng thú và phát huy được khả năng tích cực sáng tạo của trẻ.
Bản thân tơi củng rất mong được sự ủng hộ đóng góp ý kiến của các bạn đồng
nghiệp, Ban lảnh đạo nhà trường để giúp tôi đạt được kết quả cao nhằm giúp cho
7


trẻ hứng thú phát huy tích cực khả năng sáng tạo của trẻ trong tiết dạy Khám phá
khao học
Tôi xin chân thành cảm ơn!

8



×