Tải bản đầy đủ (.docx) (65 trang)

TÌM HIỂU VỀ CHIẾN LƯỢC CỦA JAWAHARLAL NEHRU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (347.21 KB, 65 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC

MỤC
LỤC

NĂM HỌC 2020 - 2021

-----------------------

Tiểu luận môn: Các giai đoạn lịch sử phương Đơng
Đề tài:

TÌM HIỂU VỀ CHIẾN LƯỢC
CỦA JAWAHARLAL NEHRU
SV thực hiện:
Giảng viên hướng dẫn:
TS Phan Văn Cả

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2021

NHẬP……………………………………………………………….……………1

DẪN


1.

Lý do chọn đề tài ………………………………………………….……………1


2.

Mục tiêu nghiên cứu …………………………………………….…………….. 2

3.

Lịch sử nghiên cứu vấn đề …………………………………….………………. 2

4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu …………………………….……………….. 3

5.

Phương pháp nghiên cứu …………………………………………….……….... 3

6.

Bố cục bài tiểu luận ………………………………………………….………… 4

CHƯƠNG 1. TIỂU SỬ CỦA JAWAHARLAL NEHRU …………………….………..5
1.1. Cuộc đời của Jawaharlal Nehru ………………………………………….…..5
1.1.1. Bối cảnh xuất thân của Jawaharlal Nehru…………………………….……...5
1.1.2. Cuộc sống cá nhân của Jawaharlal Nehru……………………………….…...5
1.1.3. Trình độ học vấn của Jawaharlal Nehru…………………………………...…6
1.2.

Sự nghiệp của Jawaharlal Nehru …...……….………………………….……8

1.2.1. Jawaharlal Nehru – một nhà hoạt động chính trị lỗi lạc …………………......8

1.2.2. Jawaharlal Nehru – một nhà văn hóa tài hoa ……………………………......13
1.3.

Ảnh hưởng của Mahatma Gandhi lên tư tưởng của Jawaharlal Nehru ……...14

CHƯƠNG 2. CHIẾN LƯỢC LÃNH ĐẠO ẤN ĐỘ CỦA JAWAHARLAL NEHRU..18
2.1.

Chiến lược đối nội của Jawaharlal Nehru ……………………………….…. 18

2.1.1. Tình hình Ấn Độ sau khi giành độc lập dân tộc và buổi đầu xây dựng đất nước
………………………………………………………………………………………18
2.1.2. Chiến lược xây dựng đất nước của J. Nehru dưới cương vị thủ tướng (1947
-1964)…………………………………………………………………………………
20
2.1.2.1. Trên lĩnh vực chính trị.................................................................................. 21
2.1.2.2. Trên lĩnh vực kinh tế…………………………………………………….... 25


2.1.2.3. Chính sách xã hội……….………………………………………………… 37
2.2.

Chính sách đối ngoại của thủ tướng Jawaharlal Nehru……..…………….. 29

2.2.1.

Sự nghiệp hoạt động ngoại giao của Jawaharlal Nehru………………….... 29

2.2.2.


Chính sách ngoại giao “Khơng liên kết” của Jawaharlal Nehru……………31

2.2.2.1. Chính sách “Khơng liên kết” là gì?................................................................31
2.2.2.2. Chính sách “Khơng liên kết” trong các sự kiện lịch sử lớn……….….….....32
2.2.2.3. Đánh giá chính sách ngoại giao “Khơng liên kết”........................................37
2.2.3. “Năm ngun tắc hịa bình” của Nehru trong mối quan hệ Trung - Ấn….....39
2.2.4. Chính sách tìm kiếm sự hợp tác quốc tế…..…………………………….….42
CHƯƠNG 3. ẢNH HƯỞNG CỦA JAWAHARLAL NEHRU ………………..……... 49
3.1.

Tầm ảnh hưởng của Jawaharlal Nehru đối với Ấn Độ và quốc tế…………49

3.1.1.

Đối với Ấn Độ……………………………………………………………..49

3.1.2.

Đối với quốc tế ……………………………………………………………50

3.2.

Bài học kinh nghiệm ……………………………………………….….......51

KẾT LUẬN……………………………………………………………………………...56
CHÚ THÍCH…………………………………………………………………………….59
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………..60


4


DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài
Ấn Độ là một nước Nam Á rộng lớn và hết sức đa dạng. Sự đa dạng không chỉ
được thể hiện qua những thay đổi về điều kiện địa lý với các miền địa hình, khí hậu khác
nhau, từ sa mạc Thar phía Tây cho đến dãy Himalaya quanh năm phủ tuyết trắng xóa và
những khu rừng rậm xanh um phía Đơng Bắc, vùng đồng bằng màu mỡ ven dịng sơng
Hằng; mà cịn ở dân số hơn 1,3 tỷ người với nhiều sắc tộc; 29 tiểu bang và 7 vùng lãnh
thổ với văn hóa, ngơn ngữ, tơn giáo khác biệt.

(Nguồn: />Chính sự đa dạng này lại là trở ngại lớn trong việc thống nhất quốc gia có diện
tích hơn 3 triệu ki-lơ-mét vng này. Trong lịch sử Ấn Độ, chưa từng có bất kỳ vương
triều cổ đại nào đủ khả năng để làm chủ toàn bộ đất nước. Ngay cả vương quốc Maurya
dưới thời Asoka đại đế, được mệnh danh là triều đại sở hữu phạm vi quyền lực rộng lớn
nhất Ấn Độ lúc bấy giờ, cũng khơng chinh phục được miền Tamilakam phía cực Nam bán
đảo, tức xứ của người Tamil ngày nay. Sau đó, khi thực dân Anh đặt ách thống trị lên Ấn
Độ, nhằm phục vụ cho mục đích cai trị và khai thác thuộc địa, Ấn Độ tiếp tục bị phân tách


5

thành rất nhiều tỉnh nhỏ. Mãi tới năm 1947, khi Ấn Độ giành được độc lập, lãnh thổ quốc
gia này lại một lần nữa chịu sự chia cắt thành hai phần, đó là quốc gia Hồi giáo (Pakistan)
và quốc gia của những người theo đạo Hindu (Ấn Độ hiện nay). Trải qua nhiều biến động
lịch sử, sự đa dạng chẳng những không biến mất mà ngày càng biểu hiện rõ ràng hơn
khiến cho việc quản lý đất nước vẫn luôn là vấn đề nan giải. Và một trong những bậc vĩ
nhân đầu tiên thành công lãnh đạo và tạo dựng Ấn Độ thống nhất trong đa dạng chính là
vị thủ tướng đầu tiên của quốc gia Nam Á này - thủ tướng Jawaharlal Nehru. Với tư cách
là người đứng đầu nhà nước Cộng hòa Ấn Độ, Jawaharlal Nehru đã dẫn dắt dân tộc mình
vượt qua nhiều khó khăn, thử thách và giữ vững được độc lập; từ đó, ổn định để phát triển

và vươn lên trở thành cường quốc châu Á trong tương lai. Do vậy, việc tìm hiểu các chính
sách lãnh đạo của Jawaharlal Nehru là điều cần thiết tìm ra sự ảnh hưởng của ơng đối với
vận mệnh tồn thể dân tộc Ấn Độ nói riêng và đến khu vực châu Á và thế giới nói chung.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Bài tiểu luận mong muốn chứng minh được những chính sách lãnh đạo do thủ
tướng Jawaharlal Nehru đề ra có ảnh hưởng như thế nào đến Ấn Độ và thế giới. Từ đó
đưa ra cái nhìn tồn diện hơn về những di sản tinh thần có tính ứng dụng cao trong việc
định hướng phát triển đất nước mà Nehru để lại cho các nước sau này.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Sau quá trình tìm kiếm các nguồn tài liệu, chúng em nhận thấy ở cả trong nước và
nước ngồi, đã có rất nhiều các cơng trình nghiên cứu, các đầu sách, bài báo, tạp chí khoa
học nói về đề tài này. Trong đó có thể kể đến các bài viết của học giả Nguyễn Thành
Trung trên trang “Nghiên cứu quốc tế” về chính sách “Khơng liên kết” và “năm ngun
tắc chung sống hịa bình” của Nehru; quyển “Jawaharlal Nehru His Life, Work and
Legacy” của tác giả Subhash C. Kashyap gồm 30 đề mục lớn, chứa đầy đủ các thông tin
về cuộc đời, sự nghiệp và những thành tựu của thủ tướng J. Nehru; cơng trình luận án tiến
sĩ của thầy Lê Thế Cường - giảng viên khoa Lịch sử, đại học Vinh về “Quan hệ Ấn Độ Liên Xơ từ năm 1947 đến 1991” nói đến chiến lược ngoại giao của J. Nehru với Liên Xô ;
Cuốn Giáo khoa lịch sử Our Past – III dành cho học sinh của Hội đồng quốc gia nghiên
cứu và đào tạo giáo dục Ấn Độ, đã cung cấp bối cảnh khái quát của đất nước Ấn Độ trong


6

bước đầu xây dựng nền Cộng hòa dưới sự lãnh đạo của J. Nehru; Trong bài viết
“Economic Policies of Jawaharlal Nehru” đăng trên trang Maps of India đã nêu lên quan
điểm và tầm nhìn của Nehru đối với nền kinh tế quốc gia,… Nhìn chung các cơng trình
nghiên cứu trên đều có đề cập đến những đóng góp to lớn của Jawaharlal Nehru và đánh
giá cao các chính sách lãnh đạo của ơng, song, các cơng trình này chứa q nhiều thơng
tin có liên quan khác. Chính vì vậy, trên cơ sở tham khảo kết quả nghiên cứu mà các học
giả, nhà nghiên cứu đi trước đã đạt được, bài tiểu luận mong muốn đi sâu vào một khía

cạnh hẹp và bổ sung một góc nhìn cận cảnh hơn về những thành tựu lãnh đạo đất nước
của thủ tướng Jawaharlal Nehru.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Bài tiểu luận tập trung làm rõ các chính sách lãnh đạo Ấn
Độ của thủ tướng Jawaharlal Nehru trong những ngày đầu kỷ nguyên độc lập.
- Phạm vi thời gian: Bài tiểu luận giới hạn trong phạm vi nhiệm kỳ của thủ tướng
Jawaharlal, từ khi Ấn Độ giành độc lập vào năm 1947 đến khi ông qua đời vào năm 1964.
- Phạm vi không gian: Bài tiểu luận khai thác những chính sách của Jawaharlal
trong hoạt động đối nội và hoạt động ngoại giao của Ấn Độ với các nước khác trên toàn
thế giới.
- Về nội dung nghiên cứu: Bài tiểu luận nghiên cứu về chiến lược lãnh đạo của J.
Nehru thông qua những vấn đề cụ thể sau: cuộc đời và sự nghiệp của ơng, chính sách đối
nội – đối ngoại của ông nhằm phục hưng lại Ấn Độ, những đóng góp to lớn của ơng cho
Ấn Độ và thế giới.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, bài tiểu luận đã tiếp cận vấn đề dựa trên ba
phương pháp nghiên cứu chính yếu sau đây:
- Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết: Bài tiểu luận là kết quả của sự
chọn lọc, phân tích, sắp xếp và tổng hợp các tài liệu, lý thuyết khác nhau về thủ tướng
Jawaharlal Nehru.


7

- Phương pháp lịch sử: trong bài tiểu luận, chúng em đưa ra hoàn cảnh xuất thân,
điều kiện trưởng thành, mơi trường giáo dục và những cá nhân có ảnh hưởng đến cuộc đời
của Jawaharlal Nehru như yếu tố nền tảng giúp lý giải cho những quan điểm chính trị sau
này của ơng. Từ đó, rút ra những đặc điểm nổi bật trong chiến lược lãnh đạo đất nước của
vị thủ tướng Ấn Độ đầu tiên này.
- Phương pháp liên ngành: chúng em sử dụng các thông tin từ nhiều ngành khoa

học khác nhau, ví dụ như: lịch sử học, chính trị học, văn hóa học, địa lý học, …để làm rõ
đặc điểm đường lối đối nội và đối ngoại của Jawaharlal Nehru, cũng như đánh giá khách
quan về những đóng góp của vị thủ tướng này đối với Ấn Độ, các quốc gia thế giới thứ
ba, khu vực châu Á và thế giới.
6. Bố cục bài tiểu luận
Về tổng thể, ngoài phần dẫn nhập và kết luận, bài tiểu luận có nội dung gồm 3
chương sau đây:
Chương 1. Tiểu sử của Jawaharlal Nehru
1.1. Cuộc đời của Jawaharlal Nehru
1.2. Sự nghiệp của Jawaharlal Nehru
1.3 Ảnh hưởng của Mahatma Gandhi lên tư tưởng của Jawaharlal Nehru
Chương 2. Chiến lược lãnh đạo Ấn Độ của Jawaharlal Nehru
2.1. Chính sách đối nội của Jawaharlal Nehru
2.2. Chính sách đối ngoại của Jawaharlal Nehru
Chương 3. Ảnh hưởng của Jawaharlal Nehru
3.1. Tầm ảnh hưởng của Jawaharlal Nehru đối với Ấn Độ và quốc tế
3.2. Bài học kinh nghiệm


8

CHƯƠNG 1. TIỂU SỬ CỦA JAWAHARLAL NEHRU
Có thể nói, Jawaharlal Nehru là người có nhiều đóng góp quan trọng đối với vận
mệnh của toàn dân tộc Ấn Độ. Các đường lối, chính sách do Nehru đề ra đã ảnh hưởng
sâu sắc đến quá trình giành độc lập và phát triển sau chiến tranh của quốc gia Nam Á này.
Và để tìm hiểu về những di sản quý giá mà vị anh hùng này để lại, trước hết chúng ta cần
nắm bắt được những thông tin quan trọng về cuộc đời và sự nghiệp của ông.
1.1. Cuộc đời của Jawaharlal Nehru
Đầu tiên, về cuộc đời của thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ trải qua những cột mốc
quan trọng sau:

1.1.1. Bối cảnh xuất thân của Jawaharlal Nehru
Jawaharlal Nehru (14/11/1889 - 27/05/1964) sinh ra trong một gia đình giàu có ở
thành phố Allahabad (hay còn gọi là Prayagraj, ngày nay thuộc bang Uttar Pradesh, Bắc
Ấn Độ). Ông là con trai lớn trong nhà, nhỏ hơn ơng cịn có hai người em gái là Vijaya
Lakshmi Pandit và Krishna Hutheesing. Sau này, bà Vijaya Lakshmi Pandit đã trở thành
vị nữ chủ tịch đầu tiên của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc.
Cha của Jawaharlal Nehru là ông Motilal Nehru (1861-1931). Sau khi rời quê nhà
từ Kanpur đến Allahabad để lập nghiệp, ông đã trở thành một trong số ít luật sư nổi tiếng
tồn thành phố. Bà Swaruprarani Thussu (1868 - 1938) là mẹ của Jawaharlal Nehru. Bà là
mẫu người phụ nữ Ấn Độ truyền thống điển hình, là con gái của một gia đình danh giá ở
Lahore (ngày nay thuộc Pakistan).
Với xuất thân như vậy, từ nhỏ J.Nehru đã được thừa hưởng nhiều đặc quyền, trong
đó, đặc quyền lớn nhất là có được một điều kiện giáo dục tốt. Đó là nền tảng để tạo nên
một vị anh hùng của thời đại.
1.1.2. Cuộc sống cá nhân của Jawaharlal Nehru
Hôn lễ của Jawaharlal Nehru và Kamla Kaul (1988-1936) diễn ra vào ngày 8 tháng
2 năm 1916, cũng là ngày lễ Vasanta Panchami - ngày lễ tôn vinh nữ thần Saraswati và
chuẩn bị chào đón mùa xuân tới. Con gái duy nhất của ông là Indira Gandhi (1966 1980). Bà là người kế thừa chức vụ Thủ tướng Ấn Độ sau khi Jawaharlal Nehru qua đời.


9

Sức khỏe của Jawaharlal Nehru suy giảm rất nhiều sau cuộc chiến với Trung Quốc
vào những năm 50 và 60. Ông qua đời vào cuối tháng 5 năm 1964 tại thủ đô New Delhi,
Ấn Độ. Nguyên nhân cái chết của Jawaharlal Nehru là do một cơn đau tim đột ngột. Thực
hiện theo ý nguyện được ghi trong di chúc, tro cốt của ơng được rải xuống dịng sơng
Yamuna, Ấn Độ.
1.1.3. Trình độ học vấn của Jawaharlal Nehru
Ngay từ thuở nhỏ, Jawaharlal Nehru đã nhận được một nền giáo dục phương Tây
tiên tiến. Ông Motilal - cha của Jawaharlal Nehru từ sớm vẫn ln mong muốn có thể cho

những người con của mình trưởng thành trong một mơi trường tiến bộ, theo phong cách
Tây phương. Chính vì thế, ơng đã mời gia sư đến nhà dạy học cho ba người con của mình.
Trong đó, gia sư Ferdinand T. Brooks là người có sức ảnh hưởng to lớn đến cuộc đời của
Jawaharlal Nehru. Thầy Brooks đã truyền cho ông một niềm khao khát mãnh liệt đối với
việc đọc sách. Ông bắt đầu đọc từ những cuốn tiểu thuyết của Scott, Dickens và
Thackeray, H.G. Wells, Mark Twain, và những câu chuyện về Sherlock Holmes. Ngồi
sách văn học, thầy Brooks cịn ni dưỡng trong ông niềm yêu thích đặc biệt với các môn
khoa học tự nhiên. Cũng nhờ đó, Jawaharlal Nehru được tiếp xúc với nhiều lĩnh vực học
thuật khác nhau từ rất sớm và xây dựng cho mình một hành trang kiến thức sâu rộng,
phục vụ cho sự nghiệp của ông trong tương lai. Vào năm Jawaharlal Nehru mười ba tuổi,
thầy Brooks chính là người dẫn dắt ông gia nhập Hội Thông thiên học (Theosophical
Society). Tuy rằng khơng lâu sau đó, ơng đã rời khỏi hội. Nhưng đây cũng là nơi khởi
nguồn cho niềm đam mê tôn giáo và là nguồn động lực thúc đẩy ơng khơng ngừng tìm tịi,
khám phá để hiểu biết tường tận hơn về các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
Cũng từ đó, trong trái tim Jawaharlal Nehru đã dần ấp ủ một tình yêu quê hương tha thiết
và ý chí quyết tâm tìm ra con đường giải phóng Ấn Độ khỏi ách đơ hộ của thực dân Anh.
Sau một khoảng thời gian, khi Motilal Nehru nhận thấy việc học tập tại nhà chưa
thật sự mang lại hiệu quả tốt nhất và tiêu tốn quá nhiều kinh phí, ơng đã đã quyết định cho
Jawaharlal Nehru theo học tại một trường công lập ở Anh. Năm 1905, khi Jawaharlal
được 15 tuổi, cả gia đình ơng đã chuyển sang Anh. Sau đó, ơng được nhận vào trường
Harrow. Jawaharlal Nehru đã trải qua 2 năm trung học tại ngôi trường này và đạt nhiều
thành tích xuất sắc. Nhờ việc đọc nhiều sách và có khả năng ghi nhớ tốt, ông ấy có được


10

một khối lượng kiến thức sâu rộng về nhiều lĩnh vực khác nhau. Ngồi ra, ơng cũng rất
quan tâm đến các vấn đề chính trị đang diễn ra lúc bấy giờ. Điều đó được chứng minh qua
sự ngưỡng mộ của ông dành cho người anh hùng Giuseppe Garibaldi (là một nhà cách
mạng người Ý, người đã đấu tranh cho sự thống nhất của Ý vào thế kỷ 19. Ông được xem

là người anh hùng dân tộc của nước Ý và được gọi là "anh hùng hai lục địa" vì những
đóng góp của ơng cho cơng cuộc cách mạng ở cả Châu Âu và Nam Mỹ). Trong một lần
khen thưởng vì thành tích học tập tốt, Jawaharlal Nehru đã nhận được những quyển sách
viết về Garibaldi - nhà cách mạng người Ý của sử học gia nổi tiếng GM Trevelyan và vơ
cùng u thích chúng. Ơng đã từng khẳng định rằng ở cách mạng Ý và Ấn Độ có một sự
tương đồng, đó là cả hai quốc gia này đều xuất hiện những con người dũng cảm, sẵn sàng
đấu tranh và hy sinh cho độc lập, tự do.
Khi dần trưởng thành hơn, Jawaharlal Nehru nhận thấy môi trường của Harrow
không đủ rộng để học hỏi thêm những kiến thức về chính trị và nhiều lĩnh vực khác. Vì
vậy, năm 17 tuổi, với sự cho phép của cha mình, ơng đã rời Harrow và nhập học trường
Cao đẳng Trinity, Cambridge vào đầu tháng 10 năm 1907. Chính tại Cambridge, ơng đã
được thỏa sức theo đuổi niềm đam học thuật. Mặc dù Jawaharlal Nehru rất u thích các
mơn khoa học tự nhiên như hóa học, địa chất và thực vật học; ơng cũng dành nhiều thời
gian để nghiên cứu về chính trị, kinh tế, lịch sử và văn học. Một trong số những cuốn sách
có ảnh hưởng sâu sắc đến tư tưởng chính trị của Jawaharlal cũng có mặt tại Cambridge.
Đó là quyển “Asia and Europe” (Châu Á và Châu Âu) của Meredith Townsend. Trong
q trình học tập ở Cambridge, ơng cũng có cơ hội tham gia thảo luận về những vấn đề
chính trị nóng hổi tại Ấn Độ, trong các câu lạc bộ của cộng đồng sinh viên người Ấn.
Sau khi hoàn thành chương trình học ở bậc Cao đẳng, Jawaharlal Nehru đã quyết
định không tham gia thi tuyển vào công chức (civil service examinations) mà chuyển
hướng theo học ngành luật. Ông đã theo học tại Inner Temple (là một trong bốn Inns of
Court - hiệp hội nghề nghiệp dành cho luật sư và thẩm phán ở Luân Đôn, nước Anh).
Bằng khả năng hiểu biết của mình, Jawaharlal Nehru dễ dàng vượt qua các bài kiểm tra để
trở thành luật sư. Ngoài ra, ông cũng từng làm việc tại Trường Kinh tế London trước khi
về nước. Năm 1912, ông trở về Ấn và trở thành một luật sư tại Tòa án cấp cao Allahabad.
Tuy nhiên, một thời gian sau đó ơng đã chuyển sang làm việc trong Quốc hội. Sự tận tâm,


11


nhiệt huyết với các công việc ở đây đã đặt nền móng cho những đường lối, chính sách đối
ngoại và quan hệ quốc tế của J. Nehru sau này và góp phần đưa cuộc đấu tranh vì tự do
của đảng Quốc hội đi đến thành công vang dội. Trong cùng năm này, giữa lúc cuộc đấu
tranh vì tự do của nhóm người ơn hịa (chủ trương đi theo con đường bất bạo động) và
nhóm người theo chủ nghĩa cũ (dùng bạo lực để giành lại độc lập) xảy ra xung đột gay
gắt, Jawaharlal Nehru lần đầu tiên góp mặt trong cuộc họp thường niên của Đại hội quốc
gia Ấn Độ và bày tỏ sự ủng hộ dành cho phong trào dân quyền do Mahatma Gandhi lãnh
đạo. Điều đó đã phần nào thể hiện ảnh hưởng của Gandhi đến tư tưởng chính trị của ơng
sau này.
1.2. Sự nghiệp của Jawaharlal Nehru
1.2.1. Jawaharlal Nehru – một nhà hoạt động chính trị lỗi lạc
Là một nhà lãnh đạo có ảnh hưởng lớn trong phong trào độc lập của Ấn Độ và là
người kế thừa những lý tưởng chính trị của Mahatma Gandhi, Jawaharlal Nehru trở thành
thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ vào năm 1947. Mặc dù phải đối mặt với rất nhiều thách
thức, đó là thống nhất những khác biệt văn hóa, ngơn ngữ và tơn giáo của đất nước Ấn
Độ. Ơng đã đề ra các chính sách kinh tế, cải cách xã hội và giáo dục nhằm đưa Ấn Độ
thoát khỏi tình cảnh khó khăn sau chiến tranh thế giới thứ hai và mới giành lại quyền độc
lập từ tay Anh. Nhờ đó mà J. Nehru được hàng triệu người Ấn Độ tơn trọng và kính
ngưỡng.
J. Nehru đã để lại những dấu ấn chói lọi, đóng vai trị vơ cùng to lớn cho sự nghiệp
giải phóng và “vực dậy” Ấn Độ. Sự nghiệp chính trị và cách mạng của Nehru trải qua
những giai đoạn sau đây:
Du học Anh Quốc và trở về Ấn Độ (1912–1913):
Trước khi trở về Ấn Độ, khi du học London, ông đã sớm tiếp xúc với tư tưởng
Fabian vốn phổ biến trong tầng lớp trí thức ở Anh vào thời điểm đó. Chủ nghĩa Fabian trở
thành một trong những nền tảng của Ấn Độ hiện đại dưới thời Nehru.
Jawaharlal Nehru trở về Ấn Độ vào tháng 8 năm 1912, nơi ông bắt đầu hành nghề
luật nửa vời tại Tịa án Tối cao Allahabad. Nehru thời trẻ khơng thích nghề luật sư, cho
rằng nghề này cực khổ và "vô vị".



12

Ông đã được truyền cảm hứng nhiều hơn từ phiên họp thường niên năm 1912 của
Đảng Quốc Đại (INC). Cùng năm, ông gia nhập Đảng Quốc Đại Ấn Độ và tích cực tham
gia phong trào giải phóng dân tộc. J. Nehru tham gia một chiến dịch năm 1913 do
Mahatma Gandhi dẫn đầu, và đó là bắt đầu cho sự hợp tác kéo dài hàng thập kỷ. Trong
vài năm sau đó, ông ngày càng lấn sân sang lĩnh vực chính trị và rời xa lĩnh vực luật pháp.
(Greenlane, 2017)
Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1915):
Khi chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra, nội bộ đất nước Ấn Độ có sự chia rẽ. Hầu
hết những người thuộc tầng lớp thượng lưu ủng hộ phe Đồng minh khi họ thích thú trước
cảnh tượng nước Anh hạ mình. Bản thân Nehru có mâu thuẫn, nhưng miễn cưỡng đứng
về phía Đồng minh, ủng hộ Pháp hơn là Anh. Như Frank Moraes viết, "(Nehru) có thiện
cảm với bất kỳ quốc gia nào, đó là Pháp, quốc gia có nền văn hóa mà ơng vơ cùng
ngưỡng mộ." (Moraes Frank, 2007). Ơng cũng lên tiếng phản đối các hành vi kiểm sốt
mà chính phủ Anh thông qua và thực hiện ở Ấn Độ.
Phong trào Home Rule (1916 – 1917):
Phong trào Home Rule được khởi dậy vào năm 1916 bởi Annie Besant, một người
Anh theo chủ nghĩa tự do và ủng hộ quyền tự trị của người Ireland và Ấn Độ. Một số nhà
chính trị theo chủ nghĩa dân tộc đã tập hợp lại với nhau dưới sự lãnh đạo của Annie
Besant, yêu cầu để Ấn Độ trở thành một quốc gia tự quản, nhưng vẫn nằm trong khối
thuộc Anh như Úc, Canada, Nam Phi, New Zealand. Nehru cũng tham gia phong trào và
trở thành thư ký của Liên đoàn phong trào Home Rule. Bà Besant 70 tuổi là một thế lực
mạnh đến mức chính phủ Anh đã bắt và bỏ tù bà vào 6/1917. Quốc hội và nhiều tổ chức
khác của Ấn Độ đe dọa sẽ phát động các cuộc biểu tình nếu bà ấy khơng được trả tự do.
Sau đó, chính phủ Anh buộc phải thả Besant và có những nhượng bộ đáng kể sau một thời
gian phong trào phản đối diễn ra dữ dội. Đến cuối cùng, phong trào Home Rule đã không
thành cơng. (Greenlane, 2017). Đối với J. Nehru, “(Besant) có một ảnh hưởng rất mạnh
mẽ đến thời thơ ấu của tôi ... ngay cả sau này khi tơi hoạt động chính trị, ảnh hưởng của

cô ấy vẫn tiếp tục...” (Moraes Frank, 2007).
Phong trào bất hợp tác (1920 -1927):


13

Trong khi đó, vào năm 1916, ơng đã có cuộc gặp đầu tiên với Mahatma Gandhi và
cảm thấy vô cùng được truyền cảm hứng từ ngài.
Năm 1919, Nehru gia nhập Đảng Quốc Đại Ấn Độ và đấu tranh đòi quyền tự chủ
từ người Anh. Nehru tham gia sự kiện lớn trên phạm vi quốc gia đầu tiên là phong trào
“bất hợp tác” khởi dậy từ năm 1920. Ông đã lãnh đạo phong trào ở United Provinces (nay
là Uttar Pradesh). Nehru bị bắt vì tội hoạt động chống chính phủ vào năm 1921, và được
trả tự do vài tháng sau đó. Nội bộ Quốc hội bắt đầu xuất hiện rạn nứt và chia rẽ sau khi
phong trào “bất hợp tác” đột ngột kết thúc sau sự kiện Chauri Chaura. Nehru vẫn trung
thành với Gandhi và không tham gia vào Đảng Swaraj do cha ông là Motilal Nehru và CR
Das thành lập. (Ranganathan Magadi, 2009) Năm 1923, Nehru bị giam cầm tại Nabha,
khi ơng đến đó để xem cuộc đấu tranh chống tham nhũng đang được tiến hành bởi những
người theo đạo Sikh.
Nehru trở thành Tổng thư ký của Ủy ban Đại hội Toàn Ấn Độ vào tháng 9 năm
1923.
Giai đoạn từ 1927 đến trước chiến tranh thế giới thứ hai (1940):
Nehru đã đi tham quan Ý, Thụy Sĩ, Anh, Bỉ, Đức và Nga vào năm 1926. Tại Bỉ,
ông tham dự Đại hội các dân tộc bị áp bức ở Brussels với tư cách là đại biểu chính thức
cho Đảng Quốc Đại Ấn Độ. Ông cũng đã tham dự lễ kỷ niệm lần thứ 10 cuộc cách mạng
xã hội chủ nghĩa tháng mười ở Moscow vào năm 1927. Trong khi dẫn đầu một cuộc diễu
hành chống lại ủy ban Simon ở Lucknow, ông đã bị buộc tội vào năm 1928. Vào ngày
29/8/1928, ông tham dự Đại hội toàn đảng và là một trong những người ký vào Báo cáo
Nehru về Cải cách Hiến pháp Ấn Độ, được đặt theo tên của cha ông - Shri Motilal Nehru.
(PMINDIA)
Nehru là một trong những nhà lãnh đạo đầu tiên yêu cầu Đảng Quốc Đại phải

quyết tâm cắt đứt hoàn toàn và vạch rõ mọi quan hệ với Anh. Cùng thời điểm đó, ơng
cũng thành lập “Liên đoàn Độc lập Ấn Độ”, tổ chức ủng hộ việc cắt đứt hoàn toàn mối
liên hệ giữa Anh với Ấn Độ, và trở thành Tổng thư ký của tổ chức này. Nghị quyết về vấn
đề giành độc lập của ông đã được thông qua tại kỳ họp của Quốc hội Madras năm 1927
bất chấp sự chỉ trích của Gandhi. Năm 1928, Gandhi đồng ý với yêu cầu của Nehru và đề
xuất một nghị quyết kêu gọi người Anh trao quyền thống trị cho Ấn Độ trong vòng hai


14

năm. (Nag, Kingshuk, 2015). Nếu người Anh không đáp ứng được thời hạn, Quốc hội sẽ
kêu gọi tất cả người dân Ấn Độ đấu tranh giành độc lập hoàn toàn. Nehru là một trong
những nhà lãnh đạo phản đối thời gian dành cho người Anh, ông đã thúc ép Gandhi yêu
cầu người Anh phải có những hành động ngay lập tức. Gandhi đã trung hòa bằng một thỏa
hiệp khác, bằng cách giảm thời gian từ hai năm xuống còn một năm. (Gandhi, Rajmohan,
2014). Nehru đồng ý bỏ phiếu cho nghị quyết mới.
Nehru đã soạn thảo nghị quyết "Các quyền cơ bản và chính sách kinh tế" từ năm
1929–1931 và được phê chuẩn vào năm 1931 bởi phiên họp của Đảng tại Karachi do
Vallabhbhai Patel chủ trì.
Năm 1929, J. Nehru đã được bầu làm Chủ tịch của Phiên họp Lahore của Đảng
Quốc Đại, nơi mục tiêu “độc lập hoàn toàn cho đất nước” đã được thông qua. Phong trào
Muối Satyagraha tháng 3 năm 1930 đã thành công trong việc thu hút sự chú ý của thế
giới. Dư luận Ấn Độ, Anh và thế giới ngày càng bắt đầu cơng nhận tính hợp pháp của
những tuyên bố giành độc lập của Đảng Quốc đại. Ông đã bị bỏ tù nhiều lần trong thời
gian 1930-1935 vì liên quan đến phong trào Muối Satyagraha và các phong trào khác do
Quốc hội phát động. (PMINDIA) Những phong trào này đã gây áp lực to lớn lên bộ máy
cầm quyền của Anh ở Ấn Độ. Nhưng hơn hết, nó đã gây ra sự biến đổi nhận thức trong tư
tưởng quần chúng nhân dân, kéo họ ra khỏi vũng lầy và tạo cho họ sự tự tôn và tự lực, can
đảm và không dễ dàng khuất phục trước áp bức bất cơng. Điều đó trở thành tiền đề to lớn
cho phong trào đấu tranh giành độc lập của Ấn Độ sau này.

Ơng hồn thành cuốn “Tự truyện” của mình trong nhà tù Almora vào 14/2/1935.
Sau khi được thả, ông bay đến Thụy Sĩ để gặp người vợ ốm yếu của mình và viếng thăm
London vào tháng 2 - 3 năm 1936. Ông cũng đến thăm Tây Ban Nha vào tháng 7 năm
1938, khi đất nước đang hãm sâu vào các cuộc nội chiến.
Giai đoạn chiến tranh thế giới thứ hai và giành độc lập dân tộc (1940 – 1947):
Khi Chiến tranh thế giới thứ hai bắt đầu, Phó vương Linlithgow đã đơn phương
tuyên bố Ấn Độ là tham chiến với Anh mà không tham khảo ý kiến của các đại diện của
Ấn Độ. Sau nhiều cân nhắc, Quốc hội dưới thời Nehru thơng báo với chính phủ rằng họ
sẽ hợp tác với người Anh nhưng với một số điều kiện nhất định. Khi Nehru trình bày với
Lãnh chúa Linlithgow những yêu cầu, ông ấy đã từ chối chúng.


15

Tháng 3 năm 1940, Muhammad Ali Jinnah đã thông qua Nghị quyết Pakistan,
thành lập quốc gia riêng của người Islam giáo.
Vào tháng 10 năm 1940, Gandhi và Nehru, từ bỏ lập trường ủng hộ Anh ban đầu
của họ, quyết định phát động một chiến dịch “bất tuân dân sự”. Nehru tiếp tục bị bắt và bị
kết án 4 năm tù. Sau hơn một năm ngồi tù, Nehru cùng với các tù nhân Quốc hội khác
được thả, ba ngày trước khi xảy ra vụ đánh bom Trân Châu Cảng (12/1941).
Đáp lại việc Anh tuyên bố Ấn Độ tham gia cuộc chiến chống Đức khi bắt đầu Thế
chiến thứ hai mà không hỏi ý kiến các nhà lãnh đạo Ấn Độ, các thành viên Quốc hội đã
thông qua nghị quyết “Cút khỏi Ấn Độ” vào ngày 8/8/1942, yêu cầu Anh trao trả tự do
chính trị để đổi lấy sự ủng hộ chiến tranh. Ngày hơm sau, chính phủ Anh bắt giữ tất cả các
nhà lãnh đạo Quốc hội, bao gồm cả Nehru và Gandhi. Họ bị đưa đưa đến Pháo đài
Ahmednagar. Đây là nơi giam giữ lâu nhất và cũng là cuối cùng của ông. Tổng cộng, ông
đã phải chịu cảnh tù đày 9 lần. (PMINDIA)
Thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ (1947 – 1964):
Vào ngày 15 tháng 8 năm 1947, Ấn Độ cuối cùng cũng giành được độc lập và
Nehru trở thành thủ tướng đầu tiên của quốc gia này. Jawaharlal Nehru, người đứng đầu

chính phủ, đã chấp nhận đề nghị của Đế quốc Anh chia Ấn Độ thành hai quốc gia, đó là
Pakistan và Ấn Độ. Ngày 26/1/1950, nước Cộng hoà Ấn Độ ra đời.
Từ ngày 15/8/1947, khi Ấn Độ được trao trả độc lập, Nehru được Ủy ban toàn Ấn
của Đảng Quốc Đại cử ra làm Thủ tướng Chính phủ kiêm Bộ trưởng Ngoại giao của nước
Ấn Độ mới và đã giữ trọng trách Thủ tướng cho đến khi trút hơi thở cuối cùng năm 1964.
(Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam, 2018)
Trên cương vị Thủ tướng, Nehru đã lãnh đạo Ấn Độ vượt qua bao khó khăn do tình
trạng bị chia cắt đất nước và kinh tế lạc hậu. Nehru khuyến khích cơng nghiệp hóa của Ấn
Độ bắt đầu bằng việc thực hiện kế hoạch 5 năm đầu tiên của ơng vào năm 1951, trong đó
nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng sản lượng nông nghiệp. Ông cũng thúc đẩy tiến
bộ khoa học và công nghệ thơng qua việc xây dựng chương trình học cao hơn, và tiến
hành nhiều cải cách xã hội như giáo dục cơng cộng miễn phí và bữa ăn cho trẻ em Ấn Độ,
quyền hợp pháp cho phụ nữ — bao gồm khả năng thừa kế tài sản và ly hôn với chồng —
và các luật cấm phân biệt đối xử dựa trên đẳng cấp. (History, 2009)


16

Tháng 10/1947, ông đối mặt với cuộc xung đột với Pakistan về tranh chấp lãnh thổ
bang Kashmir, tranh chấp này xuất hiện kể từ ngày độc lập và Kashmir vẫn tiếp tục bất ổn
cho đến tận ngày nay.
Trong Chiến tranh Lạnh, Nehru cho Ấn Độ thi hành chính sách “khơng liên kết”,
“trung lập tích cực”. Ơng trở thành một trong những người phát ngôn quan trọng cho các
quốc gia không liên kết ở Châu Á và Châu Phi, nhiều nước trong số đó là những thuộc địa
cũ và muốn tránh sự lệ thuộc vào bất cứ cường quốc nào. (Nghiên cứu quốc tế, 2015)
Tuy nhiên ơng bị chỉ trích khi từ chối lên án cuộc xâm lược Hungary của Liên Xơ
vào năm 1956 và sau đó u cầu viện trợ nước ngồi sau sự Trung Quốc xâm lược biên
giới phía bắc của Ấn Độ năm 1962. Cuộc xung đột kéo dài và leo thang, được gọi là
Chiến tranh Trung-Ấn, đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của Nehru. Dẫn đến một
cơn đột quỵ nặng vào tháng 1 năm 1964 và của ơng qua đời vài tháng sau đó vào ngày 27

tháng 5. (History, 2009)
1.2.2. Jawaharlal Nehru – một nhà văn hóa tài hoa
Khơng chỉ là một nhà hoạt động chính trị lỗi lạc của thế kỷ XX, mà J. Nehru cịn là
một nhà văn hóa, nhà khoa học và triết học tài năng.
Những tác phẩm nổi tiếng của J. Nehru: “Tiểu sử tự thuật” (năm 1936), “Sự thống
nhất Ấn Độ” (năm 1941), “Sự phát hiện Ấn Độ” (1942 – 1946), Glimpses of World
History (1934),.... Chứa đựng những trí tuệ sâu sắc và tinh hoa văn hóa nhân loại. Ơng đã
viết 30 bức thư cho con gái mình là Indira Gandhi, khi cô ấy 10 tuổi và đang học tại một
trường nội trú ở Mussoorie, dạy về lịch sử tự nhiên và câu chuyện về các nền văn minh.
Bộ sưu tập những bức thư này sau đó đã được xuất bản thành cuốn sách “Jawaharlal
Nehru letters from a father to his daughter”.
Trong cuộc đời, J. Nehru đã được trao tặng những giải thưởng: Học vị tiến sĩ danh
dự của Đại học Columbia (1949) và Bharat Ratna (1955), tổng thống Rajendra Prasad trao
vinh dự cho ông mà không cần xin ý kiến của Thủ tướng như thủ tục hiến pháp thông
thường.
Giải Jawaharlal Nehru, tên đầy đủ là “Giải Jawaharlal Nehru cho sự thông cảm
quốc tế” là một giải thưởng quốc tế của chính phủ Ấn Độ để vinh danh Jawaharlal Nehru.
Giải này được thiết lập vào năm 1965, do "Hội đồng quan hệ Văn hóa Ấn Độ" (Indian


17

Council for Cultural Relations) quản lý, dành cho những người "có đóng góp xuất sắc
vào việc thúc đẩy sự thơng cảm quốc tế, thiện chí và tình hữu nghị giữa các dân tộc trên
thế giới". Tới nay, đã có 36 giải thưởng trao đi.
Ông đã để lại cho Ấn Độ và nhân loại những di sản văn hóa lớn, mang giá trị to lớn
góp phần vào kho tàng văn minh khổng lồ của lồi người. Ơng ln kêu gọi: “Phải chiếm
lĩnh những thành tựu của loài người, “Phải mở rộng kiến thức của mình về văn hóa thế
giới”. Trong di chúc của mình, Nehru đã có một cái nhìn trí tuệ và đầy hình tượng về đất
nước Ấn Độ thân u của mình: “Sơng Hằng ln ln là biểu tượng của nền văn hóa và

văn minh Ấn Độ, ln ln thay đổi, chảy mãi không ngừng, nhưng mãi mãi vẫn là sông
Hằng”. (Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam, 2018)
1.3. Ảnh hưởng của Mahatma Gandhi lên tư tưởng của Jawaharlal Nehru
Mahatma Gandhi và Jawaharlal Nehru đều là những người có cơng trong cuộc đấu
tranh giành độc lập của dân tộc Ấn Độ. Motilal Nehru, cha của Jawaharlal Nehru, là một
nhân vật nổi tiếng trong Quốc hội Ấn Độ và điều đó đã thu hút chàng trai J. Nehru trẻ tuổi
tham gia hoạt động chính trị. Ơng bị ảnh hưởng rất nhiều từ tính cách và phong cách của
cha mình. Motilal Nehru và Mahatma Gandhi hiểu biết nhau rõ ràng và nhờ đó, J. Nehru
cũng quen biết với Mahatma Gandhi. Lần đầu tiên Mahatma Gandhi gặp J. Nehru là tại
cuộc họp thường niên của Đảng Quốc Đại vào năm 1916 ở Lucknow. Cuộc gặp gỡ đầu
tiên đủ để gây ấn tượng với Nehru về Gandhi và mối quan hệ giữa hai người ngày càng
thân thiết, khắn khít theo thời gian.
Ở Mahatma Gandhi, Jawaharlal Nehru nhìn thấy một nhà lãnh đạo tuyệt đối có khả
năng quản lý và lãnh đạo tồn bộ quốc gia - phẩm chất mà ông cảm thấy hầu hết các nhà
lãnh đạo chính trị Ấn Độ thời đó cịn thiếu, bao gồm cả cha ơng, Motilal Nehru. Ngay cả
Motilal Nehru cũng rất ấn tượng và bị ảnh hưởng bởi tư tưởng và sự tự tin của Mahatma
Gandhi. Trong giai đoạn đầu sự nghiệp chính trị của mình, Jawaharlal Nehru cảm thấy
mọi thứ liên quan đến Gandhi đều tuyệt vời. Kế hoạch hành động của Gandhi trong bất kỳ
lĩnh vực nào cũng hấp dẫn chí mạng tới Nehru. Phong trào Muối Satyagraha chống lại
đạo luật Rowlatt đã khiến Jawaharlal Nehru rất thích thú và ơng rất khao khát tham gia
phong trào này với sự nhiệt tình cao độ. Nhưng cha ông đã khuyên can không được tham
gia phong trào này và mong muốn ông tuân theo tuần tự tiến trình của phong trào quần


18

chúng. Phong trào Muối Satyagraha lớn mạnh và có sức ảnh hưởng mạnh mẽ, nhờ đó
Mahatma Gandhi đạt được vị trí quan trọng trong cuộc đấu tranh giành tự do của Ấn Độ.
Tội ác ghê tởm mà người Anh gây ra ở Jallianwala Bagh đã khiến Jawaharlal
Nehru hành động. Ông tham gia tích cực trong hoạt động chính trị và gia nhập cuộc đấu

tranh giành độc lập của Ấn Độ. Gandhi ủng hộ “ahimsa” - nghĩa là bất bạo động và
“Swaraj” - nghĩa là tự trị. Đảng Quốc Đại đã được cải tổ và tu chỉnh hoàn toàn để tiếp
cận với quần chúng nhân dân. Điều này đã tập hợp được sự tham gia của quần chúng vào
các kế hoạch hành động đấu tranh giành quyền tự do và giải phóng dân khỏi xiềng xích
của sự thống trị của Anh. Nehru hồn tồn ủng hộ tư tưởng này vì ơng ấy biết rằng nếu
khơng có sức mạnh đồn kết dân tộc và lực lượng quần chúng, thì sẽ khơng thể giành
được độc lập tổ quốc.
Vào năm 1921, Jawaharlal Nehru lần đầu tiên bị bắt và bị tống vào tù, sau đó ơng
bị tống giam nhiều lần và đã trải qua chín năm trong tù. Thời điểm đó, Mahatma Gandhi
trở thành người tối cao của Đảng Quốc Đại. Phong trào bất tuân dân sự bị Gandhi hủy bỏ.
Cũng có một số xung đột chính trị đang diễn ra trong nội bộ Đảng Quốc Đại vào thời
điểm này. Năm 1923, Jawaharlal Nehru được bổ nhiệm làm Tổng thư ký của Quốc hội với
nhiệm kỳ hai năm. Ông được bổ nhiệm vào vị trí này lần nữa vào năm 1927. Cùng với đó,
ơng đã tham gia sâu vào phong trào đấu tranh tự do dân tộc. Dưới sự lãnh đạo và dẫn dắt
của Gandhi, ông đã trở thành một nhà lãnh đạo tài ba.
Năm 1929, dưới sự bảo trợ của Mahatma Gandhi, Jawaharlal được bổ nhiệm làm
Chủ tịch quốc hội. Điều này đã được tuyên bố tại phiên họp quốc hội hàng năm tại
Lahore. Sau đó Jawaharlal Nehru được bầu làm chủ tịch quốc hội thêm sáu lần nữa. Tuy
nhiên, ông thường xuyên bị bắt và bị giam cầm trong các phong trào khác nhau được phát
động nhằm đuổi người Anh khỏi lãnh thổ Ấn Độ.
Năm 1946, Jawaharlal Nehru được người Anh triệu tập, với ý định thành lập chính
phủ lâm thời. Gandhi phản đối việc chia cắt Ấn Độ làm hai vùng tơn giáo để đổi lấy
quyền tự chủ. Ngài bài xích điều này và thậm chí cịn khun các đại biểu dân từ chối các
đề xuất mà bên đó đưa ra. Nhưng các thành viên trong quốc hội, bao gồm cả Jawaharlal
Nehru đã cố gắng trấn an Gandhi bằng cách giải thích rằng sự chia cắt là cách duy nhất để
tránh một cuộc nội chiến giữa người Hindu và người Islam giáo. Bất chấp điều đó,


19


Gandhi vẫn kịch liệt phản đối quyết định trên. Thật khơng may, dưới áp lực lớn từ các
chính trị gia trong Đảng Quốc Đại và từ tất cả các vùng miền của Ấn Độ, Gandhi buộc
phải đồng ý. Nhưng từ trái tim của mình, Gandhi khơng chấp nhận điều này.
Sau khi Gandhi ngừng hoạt động trong lĩnh vực chính trị, Jawaharlal Nehru trở
thành lãnh đạo của Đảng Quốc Đại và phụ trách hồn tồn các cơng việc của Đảng lúc
bấy giờ. Nhưng, do thời gian và kinh nghiệm của Nehru, đã xuất hiện sự khác biệt nhất
định về quan điểm và hệ tư tưởng giữa hai nhà lãnh đạo vĩ đại của Ấn Độ.
Tuy nhiên, bên cạnh sự bất đồng trong hệ tư tưởng, Jawaharlal Nehru tôn trọng
Mahatma Gandhi. Ngài đã ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống cá nhân, xã hội cũng như
quan điểm chính trị của Nehru. Khi ngài qua đời, Jawaharlal Nehru đã phát biểu trước
nhân dân cả nước và bày tỏ sự tiếc thương trước sự ra đi của vị lãnh tụ vĩ đại. Ông cảm
thấy rằng Ấn Độ đã mất đi nhà lãnh đạo vĩ đại nhất. Ngay cả trong thời điểm hòa hợp hay
đối chọi nhau, mối quan hệ của Jawaharlal Nehru và Mahatma Gandhi luôn là một chủ đề
nghiên cứu hấp dẫn đối với nhiều học giả trên thế giới, dù cho trong thời hiện đại.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Tựu chung lại, Jawaharlal Nehru là một trong những chính khách vĩ đại nhất của
Ấn Độ thời kỳ hiện đại. Ông nổi lên như một nhà lãnh đạo lỗi lạc của phong trào độc lập
Ấn Độ, phục vụ Ấn Độ như Thủ tướng từ khi thành lập năm 1947 với tư cách là một quốc
gia độc lập, cho đến khi ông qua đời năm 1964. Cuộc đời J. Nehru trải qua nhiều lần
chuyển hướng. Trong q trình trưởng thành, ơng được tìm hiểu và trải nghiệm nhiều lĩnh
vực học thuật khác nhau. Từ khi được học tập tại nhà với sự hướng dẫn của gia sư, ơng rất
u thích các mơn khoa học tự nhiên và đạt nhiều thành tích tốt ở những mơn học này.
Ơng tiếp tục có cơ hội phát triển tài năng của mình khoa học của mình tại ngơi trường
trung học Harrow và Cao đẳng Trinity, Cambridge. Cho đến tốt nghiệp cao đẳng, ơng
nhận ra niềm đam mê đích thực của mình và quyết định theo học ngành luật tại tại Inner
Temple. Sau khi trở về Ấn Độ, năm 1912, J. Nehru tham gia phiên họp thường niên của
Đảng Quốc Đại. Năm 1916, ơng đã có cuộc gặp đầu tiên với Mahatma Gandhi và cảm
thấy vô cùng được truyền cảm hứng từ ngài. Ông bị ấn tượng và thu hút bởi các chính



20

sách và chiến lược của Gandhi trong sự nghiệp giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của
người Anh. Nehru nhanh chóng trở thành cánh tay phải đắc lực của Gandhi và được
Gandhi tin tưởng cho “thừa kế” lý tưởng chính trị từ mình. Cũng từ đó, những suy nghĩ
định hướng tư tưởng, quan điểm chính trị dần được hình thành trong ông và trở thành
hành trang quý giá trên con đường theo đuổi sự nghiệp chính trị để rồi có những cống
hiến to lớn cho quốc gia và cho tồn thế giới.
Trong suốt qng đời hoạt động của mình, những gì ơng làm được đã đưa Ấn Độ
thốt khỏi bối cảnh khó khăn chồng chất, mang đến cho Ấn Độ một diện mạo mới, phát
triển sánh ngang với năm châu bốn bể. Chính vì lẽ đó, vị thủ tướng đầu tiên này luôn sống
mãi trong trái tim quần chúng nhân dân Ấn Độ, như ngọn đèn đường soi sáng họ.


21

CHƯƠNG 2. CHIẾN LƯỢC LÃNH ĐẠO ẤN ĐỘ CỦA
JAWAHARLAL NEHRU
2.1. Chiến lược đối nội của Jawaharlal Nehru
2.1.1. Tình hình Ấn Độ sau khi giành độc lập dân tộc và buổi đầu xây dựng
đất nước
Trong thời kỳ chiến tranh thế giới thứ hai, Ấn Độ dưới sự cai trị của Vương Quốc
Anh chính thức tuyên chiến với Đức Quốc xã vào 9/1939. Lúc bấy giờ, Ấn Độ thuộc Anh
cũng nằm trong khối Đồng Minh, đã gửi hơn hai triệu rưỡi binh sĩ tham gia chiến tranh
thế giới thứ hai dưới sự chỉ huy của Anh, chống lại phe Trục. Ấn Độ hỗ trợ tài chính, lực
lượng chiến đấu của quân Ấn đã góp phần quan trọng trong các chiến dịch của Anh chống
lại Đức Quốc xã và Đế quốc Nhật Bản. (Taylor & Francis, 2008). Vị trí chiến lược của Ấn
Độ bán đảo Ấn Độ Dương, lượng vũ khí lớn và lực lượng vũ trang khổng lồ của Ấn Độ
cung cấp đóng vai trị quyết định trong việc ngăn chặn bước tiến của Đế quốc Nhật Bản

tại chiến trường Đông Nam Á. Vào đỉnh điểm của Chiến tranh thế giới thứ hai, ước tính
có hơn 2,5 triệu qn Ấn Độ đang chiến đấu với quân Trục trên toàn cầu. (Nolan, Cathal
J. 2019). Hơn 87000 binh sĩ và 3 triệu dân thường đã chết trong cuộc chiến đó. Thống chế
Sir Claude Auchinleck, tổng tư lệnh chỉ huy quân đội Ấn Độ thuộc Anh đã khẳng định
rằng người Anh “không thể vượt qua cả hai cuộc chiến tranh thế giới nếu họ không có
quân đội Ấn Độ”. (Livemint, 2019)
Ấn Độ nổi lên như một cường quốc công nghiệp lớn thứ tư trên thế giới và sức ảnh
hưởng của chính trị, kinh tế và quân sự ngày càng gia tăng, đã mở đường cho Ấn Độ đấu
tranh giành động lập khỏi sự thống trị của Vương quốc Anh vào năm 1947.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Đế quốc Anh đã phải gánh chịu những
thiệt hại nặng nề về kinh tế và việc nắm giữ một thuộc địa khổng lồ như Ấn Độ ngày càng
trở nên khó khăn. Phong trào Satyagraha do Mahatma Gandhi phát động đã thúc đẩy cải
cách chính trị trong nước. Đế quốc Anh không thể chi nhiều tiền hơn để ngăn chặn những
cơn kích động này và do đó quyết định rút lui khỏi đất Ấn Độ. Vào tháng 2 năm 1947,
chính phủ Anh tuyên bố rằng Ấn Độ sẽ được trao độc lập vào tháng 6 năm 1948. Louis
Mountbatten, Phó vương của Ấn Độ, đã thúc giục Quốc hội và Liên đoàn Hồi giáo thành


22

lập một quốc gia thống nhất. Quốc hội nhất trí với quan điểm của Jinnah về việc thành lập
một nhà nước Hồi giáo riêng biệt ở các khu vực thống trị của người Hồi giáo ở miền tây
Ấn Độ (nay là Pakistan) và Đông Bengal.
Ngày 15/7/1947, “Kế hoạch Mountbatten” bao gồm những thỏa thuận về việc chia
cắt Ấn Độ thành hai xứ tự trị là Ấn Độ và Pakistan dựa trên cơ sở tôn giáo, được thông
qua. Cùng ngày, tại pháo đài Đỏ ở Delhi, J. Nehru đã trịnh trọng kéo quốc kỳ Ấn Độ đánh
dấu sự ra đời của đất nước, chấm dứt khoảng thời gian cai trị 200 năm dài đằng đẵng của
Anh, mở ra một thời kỳ mới cho lịch sử Ấn Độ.
Tuy nhiên, kế hoạch Mountbatten đã khiến Ấn Độ bị chia cắt, để lại những hậu quả
nghiêm trọng: Cuộc di cư của người Islam giáo đến Pakistan và người Hindu giáo sang

Ấn Độ, dẫn đến xáo trộn đời sống của người dân và kèm theo sự xung đột tôn giáo của
những người theo hai đức tin này; Vấn đề người tị nạn; Việc đất nước bị chia cắt để lại
hậu quả không nhỏ đến nền kinh tế quốc gia; Mâu thuẫn, tranh chấp giữa hai quốc gia Ấn
Độ và Pakistan, và vấn đề Kashmir vẫn còn tồn tại đến tận ngày nay.
Ấn Độ đã giành lại nền độc lập sau hàng dài năm tháng đấu tranh với thực dân
Anh. Vào những năm đầu xây dựng đất nước, Ấn Độ đứng trước mn vàn khó khăn
chồng chất về mọi mặt.
Về kinh tế, Ấn Độ vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu. Tại nông thôn, phần lớn
dân chúng sống trong các ngôi làng. Hoạt động trồng trọt của nơng dân phụ thuộc vào gió
mùa và điều kiện tự nhiên. Nếu nơng nghiệp thất bát thì các ngành dịch vụ như thợ cắt
tóc, thợ mộc, thợ dệt,.... cũng theo đó mà thất thu. Trong các thành phố lớn, công nhân
nhà máy sống trong các khu ổ chuột đơng đúc, ít được tiếp cận với giáo dục hoặc dịch vụ
chăm sóc sức khỏe. Việc Ấn Độ bị chia cắt cũng dẫn sự rạn nứt lớn trong lĩnh vực nơng
nghiệp và cơng nghiệp. Một phần lớn diện tích đất nông nghiệp đã thuộc về phạm vi
Pakistan trong khi các ngành công nghiệp tương ứng vẫn nằm trong lãnh thổ thống trị của
Ấn Độ. Rõ ràng, quốc gia mới phải đưa quần chúng thốt khỏi đói nghèo bằng cách tăng
năng suất nông nghiệp và thúc đẩy các ngành công nghiệp mới, tạo việc làm. (National
Council of Educational Research and Training, 2008)
Về chính trị - xã hội, dân số Ấn Độ năm 1947 khoảng 345 triệu người. Trong nội
bộ Ấn Độ lúc bấy giờ có sự khác biệt to lớn về tơn giáo, tín ngưỡng, văn hóa, phong tục.


23

Nó đặt ra thách thức là phải thống nhất sự đa dạng này, để xây dựng một quốc gia Ấn Độ
có tiếng nói chung, đồn kết và tạo nên sức mạnh, cái hồn dân tộc.
Tất cả đã đặt ra yêu cầu cấp thiết là phải có những chiếc lược phát triển thích hợp
để kiến thiết đất nước.
2.1.2. Chiến lược xây dựng đất nước của J. Nehru dưới cương vị thủ tướng
(1947 -1964)

Kể từ khi độc lập, Ấn Độ bước vào kỷ nguyên xây dựng nền Cộng Hòa với nhiều
thách thức to lớn: nền kinh tế khủng hoảng với những tàn dư của chế độ thuộc địa Anh và
những mất mác để lại sau chiến tranh thế giới thứ hai; vấn đề mâu thuẫn dân tộc và xây
dựng một chế độ chính trị phù hợp với nguyện vọng của nhân dân Ấn Độ; vấn đề
Kashmir,... Trước tình hình đó, vị thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ - J. Nehru đã đề ra những
chiến lược mang lại hậu quả thiết thực, đưa Ấn Độ thốt khỏi tình trạng khó khăn, xây
dựng một bộ mặt mới toàn diện, hiện đại, đời sống nhân dân ấm no và củng cố vị thế của
Ấn Độ trên trường quốc tế, sánh ngang với các cường quốc trên thế giới.
Trong bài diễn văn “Hẹn hò với định mệnh” phát biểu trước Quốc hội lập pháp Ấn
Độ, vào ngày 14 tháng 8 năm 1947, J. Nehru đã nêu cao nhiệm vụ quan trọng trước mắt
để xây dựng một Ấn Độ phồn vinh và đồng thời nhấn mạnh đó là nhiệm vụ chung của
mọi người dân, mọi tầng lớp xã hội:
“Tương lai vẫy gọi chúng ta. Chúng ta sẽ làm gì và nỗ lực như thế nào? Đó là
mang lại sự tự do và cơ hội cho tất cả mọi người, cho nông dân và công nhân khắp đất
nước Ấn Độ; đó là đấu tranh và chấm dứt sự nghèo đói, ngu dốt và bệnh tật; đó là xây
dựng một quốc gia thịnh vượng, dân chủ, tiến bộ và kiến tạo thể chế xã hội, kinh tế, chính
trị đảm bảo công bằng và cuộc sống ấm no cho tồn thể nhân dân.
Có những khó khăn phía trước đang chờ đợi chúng ta. Khơng có ai trong chúng ta
được quyền ngơi nghỉ cho đến khi hoàn thành tất cả lời hứa của mình, cho đến khi chúng
ta làm cho mỗi con người Ấn Độ nhận được những gì mà định mệnh dành cho chúng ta.
Chúng ta là công dân của một tổ quốc vĩ đại đang trên đà phát triển mạnh mẽ, và chúng
ta phải đáp ứng được tiêu chuẩn cao đó. Tất cả chúng ta, bất kể thuộc tôn giáo nào, đều
là những người con của Ấn Độ với các lợi ích, quyền, và nghĩa vụ như nhau...” (Tạm
dịch) (Fordham University)


24

Để thực hiện được sứ mệnh này, cần có chiến lược tồn diện về: kinh tế, chính trị,
đời sống xã hội, ngoại giao. Nhiệm vụ lịch sử đặt ra là phải thực hiện một loạt các cải

cách trên mọi lĩnh vực, nhằm xóa bỏ nghèo nàn, lạc hậu, những hủ tục lâu đời, xây dựng
nền kinh tế vững mạnh tự chủ, làm cơ sở cho sự phát triển lâu dài của quốc gia Cộng hịa
Ấn Độ.
2.1.2.1. Trên lĩnh vực chính trị
Sau khi giành quyền tự trị, tại kỳ họp của Quốc hội lập pháp ngày 10/3/1948, J.
Nehru đã khẳng định rằng: “Ấn Độ sẽ là nước cộng hòa độc lập, có chủ quyền để xứng
đáng với lời thề “Purna Swaraj” vang lên tại Lahore năm 1929 mà cả dân tộc nhắc
đến.” (Nguyễn Cơng Khanh, 1996). Có thể tóm tắt chiến lược trên lĩnh vực chính trị dưới
thời kì này là: Xây dựng một Ấn Độ độc lập thống nhất, tự chủ, chuyển từ chế độ Quốc
hội cầm quyền sang chính phủ liên hiệp, xây dựng hiến pháp.


Ấn Độ hóa chính quyền:

Trước hết, nhiệm vụ trước mắt cần thực hiện chính là xây dựng môt Ấn Độ độc
lập, thống nhất, “Ấn Độ hóa chính quyền”. Sau Kế hoạch Mountbatten, đất nước bị chia
cắt thành hai vùng. Ấn Độ đứng trước tình hình nguy cấp, cần phải có một bộ máy chính
phủ vững chắc, ổn định để lãnh đạo đất nước, xóa bỏ những tàn dư do Anh để lại và đưa
Ấn Độ phát triển mạnh mẽ.
Ủy ban lập pháp đã bầu ra J. Nehru làm Thủ tướng, kiêm Bộ trưởng Ngoại giao và
Quốc phòng. Ngày 15 tháng 8 năm 1947, Nehru phát biểu tại phiên họp nửa đêm của
Quốc hội lập hiến của Ấn Độ, trong đó nhắc đến việc thành lập nội các đầu tiên của Ấn
Độ. Mười bốn bộ trưởng nội các đầu tiên của Ấn Độ xuất hiện trên trang nhất của báo
Hindustan Times ngày 15/8/1947. Thủ tướng Jawaharlal Nehru phụ trách các vấn đề đối
ngoại và nghiên cứu khoa học. Sardar Vallabhbhai Patel được bổ nhiệm làm Phó Thủ
tướng kiêm bộ trưởng bộ Nội vụ. Đảng Quốc Đại là Đảng cầm quyền chiếm 12/14 ghế
trong nội các chính phụ. Mặc dù trong nội bộ lãnh đạo của chính phủ có các xu hướng đối
lập, tuy nhiên nhìn chung vẫn có xu hướng tiến bộ, nêu cao tinh thần dân tộc và đặt lợi ích
quốc gia lên hàng đầu. Chính phủ dưới sự lãnh đạo của thủ tướng J. Nehru đã được hình
thành để giải quyết được những vấn đề cấp thiết của tình hình đất nước.



25

Sau ngày 15/8/1947, Phó vương Ấn Độ - Huân tước Mountbatten bị đổi thành tổng
đốc tự trị, cuối cùng được thay thế bằng một người Ấn là Rajagopalachari. Sự kiện này có
ý nghĩa quan trọng, chấm dứt vai trị cai trị Ấn Độ Anh. Các viên chức người Anh trong
bộ máy chính trị cũng dần được thay thế. Trong thời gian đầu, có người Anh vẫn hoạt
động trong bộ ngoại giao, điều này đã khiến quần chúng nhân dân phẫn nộ. Lợi dụng tình
hình này, thủ tướng J. Nehru đã từng bước buộc các quan chức người Anh rời khỏi bộ
máy chính quyền Ấn Độ. (Nguyễn Cơng Khanh, 1996)
Q trình giành lại quyền tự chủ chính quyền đã đạt được thắng lợi. Việc xây dựng
một chính quyền Ấn Độ thống nhất, có thiết chế chính trị riêng là cơ sở để đưa Ấn Độ lên
đà phát triển mạnh mẽ, cải tiến mọi bộ mặt xã hội.


Hiến pháp đầu tiên của nước Cộng hòa Ấn Độ

Sau khi giành được độc lập, để củng cố bộ máy chính quyền và đưa ra nền tảng cơ
sở pháp lý của một quốc gia, việc xây dựng Hiến pháp được ưu tiên đặt lên hàng đầu.
Ngày 13/12/1946, Jawaharlal Nehru trình bày “Objectives Resolution” đưa ra các
nguyên tắc cơ bản của hiến pháp, mà sau này trở thành lời mở đầu của Hiến pháp. Những
lý tưởng của J. Nehru được hình dung trong “Objectives Resolution”, đã thúc đẩy hội
đồng lập hiến thành lập nên Hiến pháp.
Tóm tắt các nghị quyết được đề ra trong “Objectives Resolution”:
-

Ấn Độ là một nước cộng hịa độc lập, có chủ quyền.

-


Ấn Độ sẽ là một khối liên hiệp bao gồm các lãnh thổ Ấn Độ thuộc Anh, các
bang thuộc Ấn Độ; các phần khác bên ngoài phạm vi Ấn Độ thuộc Anh và các
bang thuộc Ấn Độ sẵn sàng trở thành một phần của khối liên hiệp.

-

Bộ máy chính quyền của quốc gia Ấn Độ độc lập và hiến pháp của dân, do dân
và vì dân.

-

Tất cả mọi cơng dân Ấn Độ sẽ được đảm bảo đầy đủ quyền lợi kinh tế và chính
trị xã hội cơng bằng; bình đẳng về địa vị, cơ hội và bình đẳng trước pháp luật;
có các quyền tự do cơ bản - ngơn luận, biểu đạt, tín ngưỡng, đức tin, và có
quyền tự do hoạt động, miễn là tuân theo pháp luật và đạo đức xã hội.

-

Đảm bảo toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia Cộng hòa Ấn Độ và chủ quyền trên đất
liền, trên biển và trên không.


×