ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ TĨNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ TĨNH
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI
ThS. ĐINH VĂN NAM
N¢NG CAO N¡NG LùC THÔNG TIN cho sinh viên
tr-ờng đại học hà tĩnh
TI NGHIấN CU KHOA HC CP TRNG
Thành viên tham gia đề tài
ThS. Trần d-ơng
H TNH 2017
MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
3
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ BIỂU ĐỒ
4
MỞ ĐẦU
5
Chương 1: Năng lực thông tin và vai trị của năng lực thơng tin đối với
13
sinh viên
1.1. Những vấn đề chung về năng lực thông tin đối với sinh viên
13
1.1.1. Khái niệm về năng lực thông tin
13
1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển năng lực thơng tin
14
1.1.3. Các tiêu chí đánh giá năng lực thông tin
19
1.1.4. Các yêu cầu đối với năng lực thông tin của sinh viên
22
1.2. Vai trị của năng lực thơng tin đối với sinh viên
24
1.2.1. Nâng cao chất lượng học tập
24
1.2.2. Nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học
25
1.2.3. Làm chủ nguồn thông tin và sử dụng nguồn thông tin hiệu quả
26
1.2.4. Trợ giúp giải quyết các vấn đề khác
27
Kết luận chương 1
28
Chương 2: Thực trạng năng lực thông tin của sinh viên Trường Đại học
29
Hà Tĩnh
2.1. Nhận thức của sinh viên về năng lực thông tin
29
2.1.1. Nhận thức của sinh viên về khái niệm năng lực thông tin
29
2.1.2. Nhận thức của sinh viên về các khóa học năng lực thông tin
29
2.1.3. Nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của năng lực thông tin
30
2.2. Kiến thức và kỹ năng tìm kiếm và đánh giá thơng tin
31
2.2.1. Định vị thơng tin
31
2.2.2. Cách thức tiến hành tìm tin của sinh viên
32
2.2.3. Đánh giá thông tin
34
2.3. Kiến thức và kỹ năng sử dụng và trình bày thơng tin
35
2.3.1. Kiến thức và kỹ năng sử dụng thông tin
35
2.3.2. Kiến thức và kỹ năng trình bày thơng tin
36
2.4. Chia sẻ thơng tin
37
2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực thông tin của sinh viên
38
2.5.1. Hoàn cảnh xã hội
38
2.5.2. Điều kiện kinh tế
38
2.5.3. Văn hóa của Nhà trường
39
2.5.4. Năng lực tư duy
40
2.5.5. Phương pháp học tập của sinh viên
40
1
2.5.6. Phương pháp giảng dạy của giáo viên
2.5.7. Trình độ cán bộ thư viện
2.5.8. Sự phối hợp giữa cán bộ thư viện với giáo viên
2.5.9. Công nghệ thông tin
2.5.10. Kỹ năng mềm của sinh viên
2.6. Đánh giá chung về năng lực thông tin của sinh viên và công tác phát
triển năng lực thông tin Trường Đại học Hà Tĩnh
2.6.1. Điểm mạnh
2.6.2. Hạn chế
2.6.3. Nguyên nhân
Kết luận chương 2
Chương 3 : Các giải pháp nâng cao năng lực thông tin cho sinh viên
Trường Đại học Hà Tĩnh
3.1. Nâng cao nhận thức về vai trị của năng lực thơng tin
3.1.1. Đối với sinh viên
3.1.2. Đối với cán bộ thư viện
3.1.3. Đối với giáo viên
3.1.4. Đối với lãnh đạo
3.2. Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng chương trình, nội dung năng lực
thơng tin
3.2.1. Tích hợp năng lực thơng tin vào chương trình đào tạo
3.2.2. Nâng cấp chương trình và nội dung giảng dạy năng lực thông tin
3.2.3. Tập trung hướng dẫn các kiến thức và kỹ năng thông tin cho sinh
viên
3.3. Tăng cường vai trò của các bên liên quan đối với phát triển năng lực
thông tin cho sinh viên
3.3.1. Tăng cường vai trò của giáo viên
3.3.2. Tăng cường vai trò của lãnh đạo
3.3.3. Tăng cường vai trò của Thư viện
3.4. Nâng cao trình độ cán bộ thư vện
3.4.1. Trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết cho cán bộ thư viện
3.4.2. Cập nhật năng lực thông tin cho cán bộ thư viện
3.4.3. Xây dựng mối liên hệ giữa cán bộ thư viện với giáo viên
Kết luận chương 3
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
2
41
42
42
43
44
45
45
45
46
47
49
49
49
49
50
50
51
51
55
57
58
58
58
59
60
60
63
63
65
66
68
71
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
CBTV
CNTT
CSDL
ĐHHT
GD&ĐT
TP
GV
SV
TT-TV
TTTV
NLTT
NCKH
NDT
NCT
ACRL
ALA
OPAC
Chữ viết đầy đủ
Cán bộ thư viện
Công nghệ thông tin
Cơ sở dữ liệu
Đại học Hà Tĩnh
Giáo dục và đào tạo
Thành phố
Giảng viên
Sinh viên
Thông tin - Thư viện
Trung tâm Thư viện
Năng lực thông tin
Nghiên cứu khoa học
Người dùng tin
Nhu cầu tin
Association of College and Research Libraries
American Library Association
Online Public Access Catalog
3
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ BIỂU ĐỒ
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
STT
Nội dung bảng thống kê
Trang
1
Bảng 2.1: Nhận thức của SV về NLTT
29
2
Bảng 2.2: Tỷ lệ SV đã tham gia khóa đào tạo NLTT
29
3
Bảng 2.3: Nhận thức của SV về tầm quan trọng của NLTT
30
4
Bảng 2.4: Mức độ sử dụng các cơng cụ tìm kiếm thơng tin của SV
31
5
Bảng 2.5: Cách thức SV lựa chọn biểu thức tìm tin
32
6
Bảng 2.6: Cách thức SV đánh giá chất lượng tài liệu
34
7
Bảng 2.7: Ý thức về trích dẫn tài liệu tham khảo của SV
35
8
Bảng 2.8: Hiểu biết về các trường hợp trích dẫn tài liêu tham khảo
35
9
Bảng 2.9: SV nhận thức về việc vi phạm bản quyền
36
10
Bảng 2.10: Mức độ sử dụng tài liệu tham khảo của SV
36
11
12
Bảng 3.1: Mục tiêu của chương trình NLTT và nhiệm vụ của các bên
liên quan
Bảng 3.2: Đề xuất chương trình và nội dung NLTT
53
55
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
STT
Nội dung biểu đồ
Trang
1
Biểu đồ 2.1: SV lựa chọn biểu thức tìm tin
33
2
Biểu đồ 2.2: SV lựa chọn điểm truy cập thông tin
34
3
Biểu đồ 2.3: Mức độ sử dụng tài liệu tham khảo của SV
36
4
Biểu đồ 2.4: Hiểu biết của SV về sắp xếp danh mục tài liệu tham khảo
37
5
Biểu đồ 2.5: Các phương thức chia sẻ thông tin của SV
38
4
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
NLTT là một trong những kiến thức và kỹ năng then chốt, nó cần thiết
trong việc nghiên cứu bất kỳ lĩnh vực nào. Đó là điều kiện tiên quyết cho việc
học tập suốt đời và cho phép người học tham gia một cách chủ động và có phê
phán vào nội dung học tập và mở rộng việc nghiên cứu, trở thành người có khả
năng tự độc lập, tự kiểm soát tốt hơn quá trình tự học của mình. Khi mà các
trường đại học ngày càng có xu hướng tích hợp việc phát triển và đánh giá các
kiến thức và kỹ năng này vào việc đào tạo ở bậc đại học, NLTT cung cấp một
cổng thông tin cho việc phát triển các kiến thức và kỹ năng khác. NLTT đã nổi
lên như một vấn đề quan trọng trong việc đào tạo SV. Ngày nay, NLTT không
chỉ là vấn đề riêng của ngành TT-TV, mà nó đã trở thành vấn đề cấp thiết của
thế kỷ 21, và đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực giáo dục đại học. Có thể khái
quát rằng: NLTT giúp chúng ta có khả năng tốt hơn để nhận biết nhu cầu thông
tin, khai thác và sử dụng thông tin một cách hiệu quả.
Trong bối cảnh nền giáo dục đại học Việt Nam đang chuyển tiếp từ đào tạo
theo niên chế sang hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ nhằm đáp ứng yêu cầu
nâng cao chất lượng giáo dục, việc nâng cao NLTT cho SV là điều không thể
thiếu trong hoạt động đào tạo của các trường đại học. SV được đào tạo NLTT sẽ
nắm được các nguyên tắc cơ bản trong việc nhận biết nhu cầu thông tin, hoạch
định chiến lược tìm kiếm, định vị, truy cập, đánh giá và sử dụng thông tin một
cách hợp lý để phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu độc lập. Đây chính là
nền tảng giúp SV phát triển năng lực bản thân trong tư duy độc lập và sáng tạo một trong những yêu cầu thiết yếu trong lộ trình tín chỉ hóa chương trình đào tạo
của giáo dục đại học Việt Nam.
Trường ĐHHT là một trường đại học công lập, đa cấp, đa ngành, đào tạo
nguồn nhân lực nhằm đáp ứng các yêu cầu của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã
hội của đất nước nói chung và tỉnh Hà Tĩnh nói riêng. Chất lượng đào tạo và
NCKH của nhà trường luôn gắn liền với chất lượng của thông tin mà các đối
tượng tham gia vào các quá trình này (GV, nhà nghiên cứu, SV) thu thập, khai
thác và sử dụng. Trước sự gia tăng không ngừng của các nguồn thông tin cũng
như của các phương tiện truy cập, tổ chức, lưu trữ và khai thác thông tin địi hỏi
mọi người phải có NLTT. Do vậy, nâng cao NLTT cho SV là một công việc
quan trọng. Nâng cao NLTT có thể được thực hiện nhờ vào nỗ lực của mỗi cá
nhân bằng việc tự tìm tịi, học hỏi. Nhưng cũng như bất kỳ một hoạt động đào
tạo khác, việc nâng cao NLTT nên và cần được thực hiện một cách bài bản
thơng qua các khóa huấn luyện với chương trình, nội dung hồn chỉnh và do
5
những người có trình độ chun nghiệp đảm trách. Tuy nhiên, việc phát triển
NLTT cho NDT tại các trường đại học Việt Nam nói chung và Trường ĐHHT
nói riêng chưa được quan tâm đúng mức, chưa có hệ thống, chưa đáp ứng được
nhu cầu ngày càng cao của NDT là SV. Ngoài ra, việc nâng cao NLTT cho SV
Trường ĐHHT có nhiều yếu tố đặc thù tác động trong quá trình triển khai. Các
yếu tố này cũng chưa được nghiên cứu một cách cụ thể.
Từ những nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của NLTT đối với SV trong
việc nâng cao chất lượng đào tạo và NCKH, cũng như trang bị một công cụ hữu
hiệu phục vụ cho học tập suốt đời, tác giả chọn đề tài: “Nâng cao năng lực
thông tin cho sinh viên Trường Đại học Hà Tĩnh”.
2. Tình hình nghiên cứu
2.1. Lịch sử nghiên cứu năng lực thông tin trên thế giới
Vào những thập niên 70, tại Mỹ Trường Đại học Tổng hợp Colorado đã
đưa NLTT vào trong chương trình giảng dạy và được đề cập trong khóa học bắt
buộc về kiến thức máy tính. Năm 1974, tại Uỷ ban quốc gia về Khoa học Thông
tin và Thư viện, Paul G. Zurkowski là người đầu tiên sử dụng NLTT với nội
dung: Các nguồn thông tin được áp dụng vào các tình huống giải quyết cơng
việc; các cơng nghệ, kỹ năng cần có để sử dụng các cơng cụ thơng tin và các
nguồn thơng tin chính yếu; thông tin để giải quyết vấn đề mà con người gặp phải
[13, 4], năm 1976, NLTT xuất hiện trong bài trình bày của Lee Burchinal tại
một hội thảo của Thư viện A&M Texas. Theo ông NLTT được hiểu là các kỹ
năng bao gồm: Các kỹ năng xác định thông tin và sử dụng thông tin; Sử dụng
thông tin để giải quyết vấn đề và ra quyết định; Sử dụng thông tin có hiệu quả
trong cơng việc [23], năm 1979, tổ chức IIA (Hiệp Hội các ngành Công nghệ
thông tin) đã đưa ra nội dung NLTT là người biết các công nghệ và các kỹ năng để
sử dụng CNTT và các kỹ năng sử dụng các công cụ thông tin để tạo lập các quyết
định giải quyết các vấn đề. Robert Taylor đã nhấn mạnh các yếu tố của NLTT: Giải
quyết mọi vấn đề cần thiết phải có thơng tin và số liệu; Phải có kiến thức về nguồn
thơng tin là một điều kiện tiên quyết; Q trình thơng tin diễn ra liên tục cũng quan
trọng như những q trình thơng tin diễn ra rời rạc; Có những chiến lược tìm tin để
bổ sung thông tin mới [23]. Năm 1985, tại Thư viện Trường Đại học Tổng hợp
Colorado đã tiến hành nghiên cứu chương trình giảng NLTT với nội dung:
NLTT là khả năng truy cập và đánh giá thông tin thỏa mãn một nhu cầu nhất
định một cách hiệu quả [25].
Theo Hiệp Hội các Thư viện đại học và Thư viện nghiên cứu Mỹ (ACRL,
1989), NLTT là sự hiểu biết và một tập hợp các khả năng cho phép các cá nhân
6
có thể “nhận biết thời điểm cần thơng tin và có thể định vị, thẩm định và sử
dụng thơng tin cần thiết một cách hiệu quả” [13].
Vào đầu những năm 90, NLTT đã được Hiệp hội thư viện Mỹ chấp nhận ba
xu hướng phát triển NLTT: Tập trung quan tâm vào NLTT; NLTT được coi như
một mắt xích trong chuỗi mắt xích phát triển tri thức; CBTV đánh giá vai trò của
họ trong sự phát triển NLTT [23].
Năm 1998, Hội thư viện trường học Hoa Kỳ và Hội Công nghệ - Truyền
thông giáo dục đã xuất bản cuốn sách: “Năng lực thông tin: Xây dựng sự cộng tác
cho việc học tập”. Với mục đích xa hơn, cụ thể hơn cho giáo dục NLTT, làm sáng
tỏ các tiêu chuẩn của NLTT, khả năng tự học và trách nhiệm xã hội của mỗi công
dân [13].
Tác giả Alan Bundy (2003) cho rằng NLTT được xem như một hệ kiến
thức nền tảng, và do đó các chính phủ cần phải xây dựng các chính sách và
chiến lược thông tin phù hợp, lấy NLTT là nhân tố cốt lõi [36].
Năm 2001, tại Hội nghị hàng năm ở Boston, Hoa Kỳ, IFLA đã đổi tên bàn
tròn về đào tạo NDT thành tiểu ban NLTT. Từ đó đến nay, tiểu ban này đã có
nhiều hoạt động để phổ biến NLTT trên tồn thế giới, trong đó có dự định sử
dụng chứng chỉ quốc tế về NLTT. Tháng 9 năm 2003, dưới sự tài trợ của
UNESCO, Ủy ban Quốc gia về Khoa học Thư viện và Thông tin và diễn đàn
quốc gia về NLTT (Hoa Kỳ) cũng đã tổ chức Hội thảo về NLTT. Hội thảo này
ra tuyên bố, gọi là tuyên bố Praha: Tiến tới xã hội NLTT, đã đưa ra sáu nguyên
tắc: Hình thành xã hội thông tin; NLTT là yêu cầu và NCT, khả năng xác định,
định vị, đánh giá, tổ chức và sáng tạo, sử dụng có hiệu quả và truyền thơng tin
tới các địa chỉ; NLTT là mối quan hệ với sự tiếp cận của các thơng tin cần thiết,
sử dụng có hiệu quả thơng tin và CNTT; Các chính phủ cần phát triển các
chương trình liên ngành rộng lớn để khuếch trương NLTT trên phạm vi cả nước;
NLTT là nhu cầu của mọi khu vực xã hội; NLTT là một bộ phận quan trọng của
giáo dục dành cho mọi người [34].
Ngày 16 tháng 10 năm 2006, Hội nghị thượng đỉnh về NLTT ở Hoa Kỳ với
sự có mặt của hơn 100 thành viên được bảo trợ bởi Diễn đàn NLTT quốc gia về các
lĩnh vực như: Uỷ ban phát triển kinh tế, dịch vụ khảo thí giáo dục,…và Hiệp hội
giáo dục quốc gia với mục đích:
1) Nâng cao hiểu biết chính trị và truyền thông về tầm quan trọng của thông
tin xã hội trong thế kỷ 21;
2) Phát triển chiến lược tổng hợp nhằm nâng cao kỹ năng thông tin cho công
dân Hoa Kỳ;
3) Xây dựng những tiêu chuẩn và khung đánh giá NLTT liên quốc gia [13].
7
Gaston Nicole Marie (2009) tại Đại hội cán bộ thư viện các nước Đông
Nam Á lần thứ 14 - Consal XIV cũng đã đề cập đến NLTT qua bài viết “Phát
triển chiến lược nhằm nâng cao kiến thức thông tin và triển khai các dịch vụ thư
viện năng động: Một số gợi ý cho Lào” [18].
2.2. Lịch sử nghiên cứu năng lực thông tin ở Việt Nam
Tại Việt Nam, khái niệm “Information Literacy” ngày càng phổ biến trong
các trường đại học, viện nghiên cứu, cơ quan TT-TV, đặc biệt trong lĩnh vực
TT-TV và được dịch sang tiếng Việt theo nhiều cách khác nhau như: “Kiến thức
thông tin”, “Hiểu biết thông tin” hay “Kỹ năng thông tin”... được đăng tải trên
tạp chí, luận văn thạc sĩ, hội thảo khoa học.
Gần đây, khái niệm Information Literacy đã được một số tác giả nghiên cứu ở
các phương diện khác nhau trên các tạp chí chuyên ngành.
Tạp chí Thư viện Việt Nam từ những năm 2000 đến nay đã có một số bài
báo đã cơng bố về NLTT như: “Tích hợp kiến thức thơng tin vào môn học ở bậc
học Đại học thông qua mối quan hệ giữa thư viện và GV” của tác giả Vũ Thị
Nha dịch (2007), số 3 (11), tr. 49-58; “Vai trị của kiến thức thơng tin đối với
cán bộ nghiên cứu khoa học” của tác giả Nghiêm Xuân Huy (2010), số 3 (23),
tr.13-18; “Công tác đào tạo kỹ năng thông tin tại Trung tâm Học liệu Đại học
Cần Thơ”, số 3(23), tr.19-22 và “Xây dựng và triển khai chương trình đào tạo kỹ
năng thơng tin cho độc giả tại Trường Đại học Cần Thơ”, số 3(29), tr.12-19 của
tác giả Huỳnh Trúc Phương; “Thư viện đại học với việc trang bị kiến thức thông
tin cho SV: Thực trạng và một số vấn đề đặt ra” của tác giả Vũ Dương Thúy
Ngà (2012), số 5(37), tr.7-11; “Đội ngũ cán bộ thư viện tham gia đào tạo kiến
thức thông tin tại một số thư viện đại học ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp”
(2013), số 6(44), tr.15-20, “Một số nhân tố ảnh hưởng tới việc phát triển kiến
thức thông tin cho SV” (2014), số 2(46) tr.18-23 và “Vai trò của thư viện trong
việc phổ biến kiến thức thông tin” (2010), số 4(20), tr.17-25 của tác giả Trương
Đại Lượng.
Trên Tạp chí Thơng tin và Tư liệu có một số bài viết: “Đẩy mạnh công tác
nghiên cứu và phổ biến kiến thức thông tin ở Việt Nam”, của tác giả Lê Văn Viết
(2008), số 3, tr.9-13; “Vai trò của các thư viện đại học trong việc hỗ trợ tích hợp
kiến thức thơng tin vào giảng dạy” của tác giả Vũ Văn Sơn (lược dịch) (2013) số 5
và số 6, tr.36-43; “Phát triển kiến thức thông tin cho SV Trường Đại học Hà Nội”
của tác giả Nguyễn Thị Ngà (2013), số 2, tr.25-30; “Thực trạng đào tạo kiến thức
thông tin tại một số thư viện đại học Việt Nam”, tác giả Trương Đại Lượng (2014),
số 1, tr.24-35.
8
Trên Tạp chí Nghiên cứu Văn hóa có cơng bố bài viết: “Nâng cao hiệu quả
công tác phát triển kiến thức thông tin cho SV đại học Việt Nam” của tác giả
Trương Đại Lượng (2011), số 6, tr.88-92.
Một số luận văn thạc sĩ của học viên cao học ngành Khoa học Thư viện bảo
vệ thành công, đã đề cập đến vấn đề NLTT của SV trong các trường đại học, cụ
thể có các luận văn: “Phát triển kiến thức thơng tin cho sinh Trường Đại học Hà
Nội” của tác giả Nguyễn Thị Ngà bảo vệ năm 2010 tại Trường Đại học Khoa
học và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội; “Phát triển kiến thức thông tin cho
SV Trường Đại học Bách khoa Hà Nội” của tác giả Nguyễn Ngọc Sơn bảo vệ
năm 2011 tại Trường Đại học Văn hóa Hà Nội; “Phát triển kiến thức thơng tin
cho SV Trường Đại học Y tế công cộng” của tác giả Đinh Thị Phương Thúy bảo
vệ năm 2013 tại Trường Đại học Khoa học và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà
Nội; “Kiến thức thông tin của SV Trường Cao đẳng Sư phạm Thái Nguyên” của
tác giả Nguyễn Thị Hằng bảo vệ năm 2014 tại Trường Đại học Văn hóa Hà Nội.
Các luận văn nói trên đã góp phần làm phong phú cơ sở lý luận về nghiên
cứu NLTT của SV các trường đại học gắn với một cơ quan, đơn vị, địa bàn
mang tính đặc thù ở nơi các tác giả công tác.
Ở Việt Nam từ những năm 2000 đến nay, các trường đại học, các tổ chức
cũng đã tổ chức các hội thảo khoa học về Information Literacy.
Tại Hà Nội, ngày 20/2/2006, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,
Đại học Quốc gia Hà Nội, phối hợp với uỷ ban thường trực khu vực Châu Á Châu Đại Dương của Liên hiệp Quốc tế các Hiệp hội và Tổ chức thư viện (IFLARSCAO), đã tổ chức hội thảo khoa học: “Kiến thức thông tin - Information
Literacy”. Hội thảo với các tham luận như: “Vai trò của kiến thức thông tin trong
giáo dục và đào tạo từ góc độ thư viện” của tác giả Nguyễn Thị Bắc; “Kiến thức
thông tin với giáo dục đại học” của tác giả Nghiêm Xuân Huy; “Kiến thức thông
tin đối với SV đại học trong giai đoạn hiện nay” của tác giả Trần Hữu Huỳnh;…
Các tham luận tập trung đề cập và phân tích vai trị của NLTT đối với giáo dục
đại học, đối với SV.
Tại Hà Nội, từ ngày 8-12/5/2006, Trường Đại học Ngoại ngữ phối hợp với
Trung tâm Thông tin phát triển Việt Nam và Trung tâm Tài nguyên trí thức phát
triển Úc tổ chức khóa: “Bồi dưỡng năng lực đào tạo kiến thức thông tin cho cán
bộ thư viện đại học”. Mục đích của khóa học nhằm: Tạo cơ hội cho các CBTV
gặp gỡ và thảo luận về NLTT và các vấn đề liên quan đến việc đào tạo NLTT
trong các trường đại học tại Việt Nam; phát triển kỹ năng thông tin cho CBTV
đại học Việt Nam; bồi dưỡng năng lực đào tạo NLTT cho các CBTV đại học;
9
tạo diễn đàn chia sẻ kinh nghiệm và tri thức giữa các CBTV trong phạm vi quốc
gia và quốc tế…
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, từ ngày 13-15/4/2011, Thư viện Trung tâm
ĐHQG-TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức hội thảo - tập huấn với chủ đề: “Nâng cao
nội dung và phương pháp thực hiện các khóa huấn luyện kỹ năng thông tin cho
độc giả”. Hội thảo với các bài tham luận như: “Kỹ năng thông tin – Khái niệm
và ý nghĩa” và “Huấn luyện kỹ năng thông tin - Những ngun lý cơ bản” với
mục đích trình bày nội dung kỹ năng thơng tin và phương pháp thực hiện các
khóa huấn luyện; “Giải pháp nâng cao năng lực cho cán bộ thư viện đại học
giảng dạy kỹ năng thông tin” của tác giả Huỳnh Xuân Phương…
Tại Thừa Thiên Huế, ngày 29/6/2012, Trường Cao đẳng Sư phạm Thừa
Thiên - Huế, Liên chi hội Thư viện Đại học phía Nam (Vilasal) tổ chức hội thảo:
“Kiến thức thông tin phục vụ học tập và giảng dạy trong trường đại học”. Hội
thảo đã có một số bài tham luận như: “Từ thông tin đến kiến thức thông tin From Information to Information Literacy” của tác Nguyễn Minh Hiệp mang
tính chất bao quát và tổng kết những khái niệm cơ bản về thông tin và kiến thức
thông tin; “Thư viện đại học và việc trang bị kiến thức thông tin cho SV” của tác
giả Vũ Dương Thúy Ngà thể hiện vai trò và tầm quan trọng của NLTT đối với
SV trường đại học; “Chương trình Kiến thức thông tin của Thư viện ĐH Khoa
học Tự nhiên Thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Dương Thúy Hương nói lên
sự cần thiết trong thiết kế chương trình NLTT của thư viện
Qua khảo sát và thống kê về tình hình nghiên cứu của đề tài, chúng ta có
thể nhận thấy NLTT của SV là một đề tài được một số tác giả quan tâm, tìm
hiểu và nghiên cứu. Nhưng đến nay, Trường ĐHHT chưa có cơng trình nào
nghiên cứu về vấn đề này mà mới chỉ có luận văn “Nhu cầu tin và mức độ đáp
ứng thông tin tại Thư viện trường Đại học Hà Tĩnh” của tác giả Phan Thị Dung
(2014) [1]. Trong đó, đi sâu nghiên cứu các đối tượng NDT, NCT và mức độ
đáp ứng thơng tin tại TTTV trường. Trên góc độ nào đó, kết quả nghiên cứu này
được sử dụng là căn cứ cho việc nghiên cứu NLTT phù hợp với SV Trường
ĐHHT. Ngồi ra, có một số bài báo và báo cáo thực tập tốt nghiệp nghiên cứu
về hoạt động TT-TV ở một số khía cạnh như: NCT, cơng tác phục vụ bạn đọc,
vai trò của thư viện điện tử.
Như vậy, chúng ta có thể khẳng định đề tài: “Nâng cao năng lực thông tin
cho sinh viên Trường Đại học Hà Tĩnh” là một đề tài có tính mới, chưa bị
trùng lặp và có ý nghĩa nhất định đối với hoạt động TT-TV tại Trường ĐHHT.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu
Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao NLTT cho SV Trường ĐHHT trong
thời gian tới.
10
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích trên, đề tài tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về NLTT đối với SV.
- Khảosát, phân tích, đánh giá thực trạng NLTT của SV Trường ĐHHT.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao NLTT cho SV Trường ĐHHT
4. Giả thuyết khoa học
Nếu đề xuất được các giải pháp hợp lý nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng
thông tin của SV Trường ĐHHT thì có thể nâng cao NLTT của SV Trường
ĐHHT
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
NLTT của SV Trường ĐHHT.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu NLTT của SV Trường ĐHHT, giai đoạn từ năm 2012
đến 2017.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu:
- Phân tích tổng hợp và thống kê;
- Điều tra bằng bảng hỏi;
- Phỏng vấn;
- Quan sát.
7. Ý nghĩa của đề tài
7.1. Ý nghĩa lý luận
Kết quả nghiên cứu góp phần khẳng định và làm phong phú về mặt lý luận
khái niệm NLTT đối với NDT.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao NLTT cho SV Trường
ĐHHT. Kết quả của đề tài cịn có thể làm tài liệu tham khảo cho các trường đại
học và cao đẳng trong việc phát triển NLTT cho SV.
8. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài có cấu
trúc gồm 3 chương:
11
Chương 1: Năng lực thơng tin và vai trị của năng lực thông tin đối với
sinh viên
Chương 2: Thực trạng năng lực thông tin của sinh viên Trường Đại học
Hà Tĩnh
Chương 3: Các giải pháp nâng cao năng lực thông tin cho sinh viên
Trường Đại học Hà Tĩnh
12
Chương 1
NĂNG LỰC THƠNG TIN VÀ VAI TRỊ CỦA NĂNG LỰC THÔNG TIN
ĐỐI VỚI SINH VIÊN
1.1. Những vấn đề chung về năng lực thông tin đối với sinh viên
1.1.1. Khái niệm về năng lực thông tin
Thuật ngữ NLTT (Information Literacy) được các nước phát triển trên thế
giới sử dụng nhiều và xuất hiện lần đầu tiên ở Hoa Kỳ vào những năm 70 của thế
kỷ 20 [23]. Khái niệm đó cũng được một số nước phát triển khác sử dụng như
Australian, New Zealand [36]. Ban đầu, khái niệm NLTT gắn liền với việc giải
quyết vấn đề khủng hoảng và bùng nổ thông tin, được mô tả như một tập hợp các
kỹ năng thu thập và xử lý thông tin. Đến năm 1987, khái niệm này được mở rộng
và xem như một khái niệm về “cách thức học tập” và “học tập suốt đời”.
Hiện nay, khi bàn về khái niệm NLTT ở mỗi nước, mỗi tổ chức lại đưa ra
những định nghĩa, quan niệm khác nhau:
Theo UNESCO: “NLTT là sự kết hợp của kiến thức, sự hiểu biết, các kỹ
năng và thái độ mà mỗi thành viên cần hội tụ đầy đủ trong xã hội thơng tin. Khi
mỗi cá nhân có NLTT thì họ sẽ phát triển khả năng lựa chọn, đánh giá, sử dụng
và trình bày thơng tin một cách hiệu quả” [39, tr.10].
Theo Hiệp hội Thư viện đại học và Thư viện nghiên cứu Hoa Kỳ (ACRL,
2000): “NLTT là một tập hợp các khả năng đòi hỏi cá nhân để nhận ra khi thơng
tin là cần thiết và có khả năng xác định vị trí, đánh giá và sử dụng có hiệu quả
các thơng tin cần thiết” [37, tr.3].
Theo Hiệp hội Thư viện Hoa Kỳ (ALA): “NLTT là khả năng nhận biết
nhu cầu thông tin của bản thân, cũng như khả năng định vị, đánh giá và sử dụng
hiệu quả thơng tin tìm được” [35, tr.2].
Viện NLTT Australia và New Zealand thì cho rằng, một người có NLTT
là người có khả năng [36, tr.3-4]:
- Nhận dạng được nhu cầu tin của bản thân;
- Xác định được phạm vi của thơng tin mà mình cần;
- Thẩm định thơng tin và nguồn của chúng một cách tích cực và hiệu quả;
- Phân loại, lưu trữ, vận dụng và tái tạo nguồn thông tin được thu thập hay
tạo ra;
- Biến nguồn thông tin được lựa chọn thành cơ sở tri thức;
- Sử dụng thông tin vào việc học tập, tạo tri thức mới, giải quyết vấn đề,
và ra quyết định một cách có hiệu quả;
13
- Nắm bắt được các khía cạnh kinh tế, pháp luật, chính trị và văn hóa
trong việc sử dụng thơng tin;
- Truy cập và sử dụng các nguồn thông tin hợp pháp và hợp đạo đức;
- Sử dụng thông tin và tri thức để thực hiện các quyền công dân và trách
nhiệm xã hội;
- Trải nghiệm NLTT như một phần của học tập độc lập cũng như tự học
suốt đời.
NLTT trong tiếng Việt đơi khi cịn được hiểu là kỹ năng thông tin, hiểu biết
thông tin. Gần đây, ở Việt Nam trên các diễn đàn, các tạp chí chuyên ngành đã có
một số tác giả nghiên cứu về NLTT. Tác giả Trương Đại Lượng đã có một số bài
viết về kiến thức thông tin [7, 8,9,10,11,12,]. Và một số tác giả như Nghiêm Xuân
Huy [5,6], Vũ Thị Nha [17, 18], Ngơ Thanh Thảo [30], Vũ Dương Thúy Ngà
[15],… Cịn tác giả Huỳnh Thị Trúc Phương xem là “kỹ năng thông tin” [19,20].
Các khái niệm đã sử dụng trên có cùng nội hàm và được sử dụng nhiều trong các
bài viết.
Qua tìm hiểu các tài liệu liên quan, trong đề tài này nhóm tác giả xem NLTT
mang tính kỹ năng thực hành nhiều hơn kiến thức. Năng lực thông tin ở đây bao
gồm kiến thức (về khai thác, sử dụng, chia sẻ) thông tin + kỹ năng thông tin +
thái độ, đạo đức trong tiếp cận, sử dụng thông tin. Như vây, NLTT là khả năng
nhận biết nhu cầu thông tin, khả năng định vị, tìm kiếm, đánh giá, sử dụng thông
tin cũng như thái độ sẵn sàng chia sẻ thông tin với mọi người.
1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển năng lực thơng tin
1.1.2.1. Hồn cảnh xã hội
Trong tất cả những mối quan hệ xã hội, nhân cách khơng chỉ là một khách
thể mà cịn là một chủ thể. Cá nhân là một tồn tại có ý thức, có thể lựa chọn
phương thức sống của mình và do đó, nó lựa chọn những phản ứng khác nhau
trước tác động của hoàn cảnh xã hội.
Điều kiện xã hội là yếu tố có ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực như kinh tế xã
hội, văn hóa, giáo dục. Đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục, yếu tố xã hội đã tác
động đến quá trình hình thành NLTT. Trong xã hội văn minh hay ở các nước
phát triển, có nền giáo dục tiên tiến như Mỹ, Australian and New Zealand thì
NLTT sớm được hình thành và phát triển mạnh hơn [23, 36] so các nước với xã
hội nghèo nàn, lạc hậu. Và một điều chắc chắn ở một xã hội phát triển có những
điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng, điều kiện kinh tế thì nhận thức của con
người sẽ cao hơn, họ có điều kiện tốt hơn để tiếp cận với nền tri thức, tiếp cận và
sử dụng thông tin sớm hơn, nhanh hơn. Ngay trong một đất nước giữa các vùng,
14
miền có điều kiện xã hội khác nhau cũng sẽ khác nhau về khả năng tiếp nhận,
thu thập và xử lý thông tin khác nhau. Trong các cộng đồng dân cư ở các đơ thị
phát triển, văn minh sẽ có điều kiện tiếp cận nhiều với các phương tiện thông tin
đại chúng như truyền hình, báo chí, Internet, NLTT cao hơn so với cư dân các
vùng sâu, vùng xa, hải đảo. Chính những điều kiện xã hội trên đã có ảnh hưởng
rất lớn đến việc hình thành và phát triển NLTT của mỗi cá nhân trong xã hội đó.
1.1.2.2. Điều kiện kinh tế
Cũng như điều kiện xã hội, điều kiện kinh tế nó có tác động và ảnh hưởng
mạnh đến các hoạt động của con người. Để phát triển được NLTT thì cần phải
có các yếu tố như cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn lực thông tin… Và điều
kiện kinh tế là cơ sở tiên quyết, quyết định cho yêu cầu đó.
Thực tế, trên thế giới ở các nước phát triển về kinh tế thì NLTT được phát
triển mạnh so với các nước đang phát triển và chậm phát triển. Khi đời sống con
người được nâng cao về nhu cầu vật chất thì nhu cầu thơng tin cũng cần phải
được đáp ứng. Trước những u cầu đó thì NLTT của con người cũng được
nâng cao. Cũng như ở các trường đại học có điều kiện kinh tế thì vấn đề cơ sở
hạ tầng trường học, trang thiết bị máy móc hiện đại cùng với nguồn nhân lực
mạnh thì vấn đề đào tạo và phát triển NLTT được quan tâm và đầu tư tương
xứng. Ở Việt Nam các trường đại học như Trung tâm học liệu Đại học Cần Thơ,
Trung tâm học liệu Đại học Huế, Thư viện Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
TP. Hồ Chí Minh, Thư viện Trường Đại học Y tế Cơng cộng nhờ có được điều
kiện kinh tế tốt nên vấn đề NLTT được quan tâm và phát triển mạnh [7,10].
1.1.2.3. Văn hóa của Nhà trường
Văn hóa của Nhà trường là một tập hợp các giá trị, niềm tin, hiểu biết,
chuẩn mực cơ bản được các thành viên trong nhà trường cùng chia sẻ và tạo nên
bản sắc của nhà trường đó. Căn cứ theo hình thức biểu hiện, văn hóa của Nhà
trường gồm phần nổi có thể nhìn thấy như: khơng gian cảnh quan nhà trường,
lôgô, khẩu hiệu, hành vi giao tiếp... và phần chìm khơng quan sát được như:
niềm tin, cảm xúc, thái độ...
Phát triển NLTT có mối liên hệ chặt chẽ với quan điểm, chủ trương, chính
sách của nhà trường về sứ mệnh, tầm nhìn, chương trình đào tạo, đội ngũ cán bộ,
GV, chuẩn đầu ra. Văn hóa của Nhà trường tạo điều kiện thuận lợi để cho sinh
viên có cơ hội được trang bị NLTT đầy đủ và bài bản, bám sát chương trình đào
tạo.
1.1.2.4. Năng lực tư duy
15
Chúng ta đang sống trong thời đại có quá nhiều biến động khó lường trên
tất cả các mặt kinh tế, chính trị, xã hội cho đến khoa học, kỹ thuật và công nghệ.
Trong một môi trường sống, điều kiện sống như nhau thì năng lực tư duy của
mỗi người ln có sự khác nhau. Cùng trong một mơi trường sống, nhưng người
có năng lực tư duy tốt họ sẽ là những người nhận biết thông tin nhanh hơn, tư
duy phán đốn, xử lý thơng tin sẽ nhanh hơn và đương nhiên họ sẽ có NLTT tốt
hơn những người có năng lực tư duy hạn chế.
Năng lực tư duy này có được một phần do khả năng bẩm sinh, phần nữa là
do học tập, tu dưỡng, rèn luyện, tích lũy kinh nghiệm mà có. Để có được kiến
thức, ngồi tư duy bẩm sinh, con người cần phải rèn luyện, học tập vì “kiến thức
chỉ có được qua tư duy của con người” (A. Einstein). Người có năng lực tư duy
sẽ thuận lợi hơn trong việc xác định nhu cầu thông tin, xây dựng các biểu thức
tìm tin, lựa chọn và xác minh nguồn tin, thẩm định thông tin, tổng hợp và sử
dụng thơng tin có hiệu quả. Trong thực tế, người có năng lực tư duy tốt họ sẽ
làm cho thời gian lao động rút ngắn và hiệu quả lao động cao. Đối với hoạt động
đào tạo NLTT cho SV trường đại học, nếu trong môi trường, cơ sở vật chất,
trang thiết bị và đội ngũ nhân lực tốt cùng với năng lực tư duy giữa người dạy và
người học tốt thì hiệu quả của nâng cao NLTT sẽ tốt hơn.
1.1.2.5. Phương pháp học tập của sinh viên
Học tập trong xã hội thơng tin là q trình thu thập thơng tin, xử lý thơng
tin và tích lũy thơng tin dưới dạng tri thức, từ nhà trường hay trong môi trường
sống, làm cho người học tự biến đổi về trí tuệ và làm phong phú thêm tri thức
của mình, điều đó cũng làm thỏa mãn nhu cầu tự nhiên của mỗi người học. Từ
năm 2007, Bộ GD&ĐT đã triển khai chương trình giáo dục chuyển từ học niên
chế sang đào tạo theo học chế tín chỉ ở các trường đại học, cao đẳng nhằm đổi
mới chương trình giáo dục. Vì vậy, phương pháp học tập của SV là một trong
những yếu tố nâng cao chất lượng giáo dục bằng việc tự học của họ.
Để phát triển khả năng tự học SV cần các kiến thức và kỹ năng của NLTT
như: Xác định nhiệm vụ; xác định chiến lược tìm kiếm; định vị và tìm kiếm
thơng tin; sử dụng thơng tin; phân tích thông tin; đánh giá thông tin.
Việc tạo môi trường học tập độc lập và hiệu quả trong giáo dục đã được
Viện NLTT Australia và New Zealand khẳng định: “ Việc phát triển người học
có khả năng học tập suốt đời đóng vai trị trung tâm đối với nhiệm vụ đào tạo
của các cơ sở đào tạo, đồng thời vấn đề này đang ngày càng được phản ánh rõ
trong các tiêu chí tốt nghiệp đối với SV. Bằng việc hướng dẫn người học lối tư
16
duy tích cực và giúp đỡ họ xây dựng quy trình nắm bắt phương pháp học tập”
[36, tr.5].
1.1.2.6. Phương pháp giảng dạy của giảng viên
Phương pháp giảng dạy tích cực đang được khuyến khích phổ biến trong
trường đại học, là một trong những yếu tố quan trọng và ảnh hưởng rất lớn chất
lượng giáo dục. Song song với thay đổi trong khái niệm NLTT thì vai trị
phương pháp giảng dạy có tác động tích cực trong q trình học tập và nghiên
cứu của SV. GV không những là người dạy, phân phối thơng tin mà cịn là
người hỗ trợ để giúp SV học cách tiếp cận và sử dụng các nguồn thông tin một
cách hiệu quả. Hơn nữa, người dạy cịn tạo ra mơi trường học tập đầy thách thức
cho SV bằng cách đặt ra các bài tập yêu cầu giải quyết vấn đề sử dụng nguồn
thông tin đã xác định được. Phương pháp giảng dạy dựa trên nguồn tài liệu của
Thư viện và bên ngoài thư viện đã tăng thêm nhu cầu được giảng dạy cách truy
cập và đánh giá các nguồn thông tin và sử dụng một cách hiệu quả của SV.
Trước thực tế hiện nay với lượng thơng tin khổng lồ, làm thế nào để SV có
thể tìm được thơng tin mình cần và sử dụng được những thơng tin đó một cách
hiệu quả là điều khơng đơn giản. Do đó, để có thể tự học, tự nghiên cứu SV cần
phải được trang bị các kỹ năng: tìm kiếm, thu thập thơng tin; phân tích, đánh giá
thơng tin; ứng dụng thông tin thu được vào giải quyết nội dung bài học; chia sẻ
những thông tin đã thu thập, đánh giá, phân tích với thầy cơ, bạn bè. Những kỹ
năng này chính là các kỹ năng cơ bản của NLTT. Phương pháp giảng dạy của GV
đã làm thay đổi từ đơn giản chỉ là nguồn thông tin đơn lẻ hay ban đầu sang người
cố vấn hay quản lý tạo nên môi trường học tập giúp cho SV học được cách học.
Vì vậy, NLTT là một u cầu khơng thể thiếu trong phương pháp giảng dạy của
GV trong nền giáo dục đại học trong thời đại hội nhập quốc tế.
1.1.2.7. Trình độ cán bộ thư viện
Để đào tạo NLTT cho SV tốt, CBTV cần phải có trình độ nhất định. Theo
một khảo sát của tác giả Trương Đại Lượng về trình độ chun mơn của CBTV
một số trường đại học Việt Nam hiện nay: CBTV có trình độ cử nhân cao nhất
với 65%, thạc sĩ với 35% [9, 11], điều này chứng tỏ rằng về trình độ chun
mơn của CBTV đã đạt chuẩn.
Để đào tạo NLTT cho SV tốt, đạt hiệu quả cao, trình độ CBTV phải được
thể hiện ở trên nhiều phương diện khác nhau như: kinh nghiệm giảng dạy, trình
độ chun mơn (khoa học TT-TV), trình độ ngoại ngữ và tin học, kiến thức về
các chuyên ngành đào tạo của nhà trường, NLTT và kỹ năng giao tiếp. Đối với
CBTV giảng dạy NLTT nếu thiếu các loại trình độ trên sẽ khơng thể đảm bảo
17
giảng dạy NLTT có hiệu quả cho SV. Về trình độ khoa học TT-TV sẽ giúp
CBTV nắm được các nguồn lực thông tin, cách tổ chức và khai thác thông tin,
kỹ năng đánh giá thông tin và sử dụng thông tin; Trình độ về tin học sẽ giúp cho
CBTV ứng dụng và sử dụng hiệu quả về phần cứng và phần mềm ứng dụng
trong tổ chức lưu trữ và khai thác thác thông tin thông qua mạng lưới truyền
thông thông tin; Trình độ ngoại ngữ đặc biệt là tiếng Anh sẽ giúp họ nắm bắt
được và giới thiệu cho SV các nguồn lực thơng tin có giá trị trên phạm vi tồn
cầu; Trình độ NLTT sẽ giúp CBTV có khả năng nhận biết nhu cầu thông tin, khả
năng định vị, tìm kiếm, đánh giá và sử dụng thơng tin có hiệu quả, ngồi ra NLTT
có thể giúp CBTV nâng cao được kiến thức khác như tin học, ngoại ngữ, văn hóa
– xã hội, luật bản quyền, sở hữu trí tuệ; Kỹ năng giao tiếp giúp CBTV trong giảng
dạy, truyền đạt và thuyết trình nội dung NLTT cho SV [9,10].
1.1.2.8. Sự phối hợp giữa cán bộ thư viện với giảng viên
Hiện nay, trên thế giới và ở Việt Nam, các trường đại học đã quan tâm đến
phát triển NLTT cho SV, NLTT đã nổi lên như một vấn đề quan trọng trong việc
đào tạo SV, đặc biệt là cho những người đến từ nhiều nền văn hóa khác nhau [17].
Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu cơng bố và khẳng định rằng tích hợp NLTT vào
các chương trình giáo đại học là cách làm hiệu quả nhất khi trang bị và phát triển
NLTT cho SV ở các trường đại học [7,10,12,25]. Nếu thiếu đi sự cộng tác của GV
và CBTV thì không thể triển khai cụ thể và sâu sắc trong tư vấn và huấn luyện, đào
tạo NLTT [21]. Để tích hợp NLTT vào chương trình đào tạo hiệu quả cần sự phối
hợp giữa CBTV và GV trong việc thiết kế chương trình giảng dạy, phương pháp
kiểm tra đánh giá kết quả đầu ra cho SV. Trong khi CBTV có kiến thức về TT-TV,
kiến thức chuyên ngành hạn chế, còn GV có kiến thức sâu về chuyên ngành nhưng
lại thiếu về kiến thức TT-TV. Vì vậy, cần có sự phối hợp và hợp tác với nhau giữa
CBTV và GV để có một chương trình NLTT tổng thể giúp cho SV có được những
nguồn thông tin đầy đủ và tốt nhất [10, tr.17].
1.1.2.9. Công nghệ thông tin
Công nghệ thông tin ngày càng phát triển và tác động rất lớn trên nhiều
lĩnh vực của xã hội. Sự phát triển của CNTT, đặc biệt là sự bùng nổ của thơng
tin Internet đã có những tác động mạnh mẽ đến giáo dục nói chung và hoạt động
TT-TV nói riêng. Việc tìm kiếm và khai thác thông tin đã trở nên đa dạng, song
song với nguồn lực thông tin truyền thống là nguồn lực thông tin hiện đại [10].
Hiện nay, việc lưu trữ và truy cập thông tin thông qua các thiết bị và công
cụ hiện đại cùng với sự bùng nổ Internet đã giúp SV ở các trường đại học có thể
truy cập thơng tin ở mọi lúc, mọi nơi. Cùng với việc đào tạo NLTT truyền thống
18
và tích hợpvào chương trình đào tạo đại học, nhiều thư viện trên thế giới và ở
Việt Nam đã triển khai đào tạo NLTT trực tuyến thông qua các mạng xã hội như
blog, facebook [9, tr.30].
Ứng dụng CNTT vào quá trình phát triển NLTT ở thư viện đã và đang
được nhiều trường đại học quan tâm như Trung tâm học liệu Đại học Huế, Cần
Thơ, Đà Nẵng, Thái Nguyên, Thư viện đại học Hoa Sen, TTTV Đại học Quốc
gia Hà Nội,… Việc hình thành chương trình đào tạo NLTT trực tuyến - môi
trường học tập điện tử tương tác được xây dựng nhằm hỗ trợ SV nắm bắt NLTT
một cách hiệu quả. Khi đào tạo NLTT trực tuyến sẽ đem lại những lợi ích như:
Cho phép SV chủ động sắp xếp việc học theo cách của mình; Dễ dàng học ngay
những kiến thức, kỹ năng cần thiết khi có nhu cầu; Cho phép SV có thể học đi
học lại nhiều lần, cho đến khi nắm vững kiến thức, kỹ năng cần thiết… Cũng
qua chương trình này tạo thuận lợi cho CBTV, phát triển sự hợp tác giữa CBTV
và GV trong việc tích hợp NLTT trong các mơn học [30].
1.1.2.10. Kỹ năng mềm của sinh viên
Kỹ năng mềm chủ yếu là những kỹ năng thuộc về tính cách con người,
khơng mang tính chun mơn, khơng thể sờ nắm, khơng phải là kỹ năng cá tính
đặc biệt, chúng quyết định khả năng bạn có thể trở thành nhà lãnh đạo, nhà
thương thuyết hay người hòa giải xung đột...
Nhiệm vụ của giáo dục đại học là đào tạo SV tồn diện. SV đó không
những chỉ được trang bị những kiến thức chuyên môn, thái độ, tình cảm với
nghề nghiệp mà cịn cần được trang bị những kiến thức cần thiết. Một trong
những kỹ năng đó là kỹ năng mềm. Phát triển kỹ năng mềm đem lại nhiều lợi
ích mà mỗi SV đều có cơ hội được rèn luyện trên giảng đường đại học.
Hiện nay, kỹ năng mềm có rất nhiều nhận định khác nhau. Trong đề tài này
tác giả đề cập đến một số kỹ năng của kỹ năng mềm tác động đến NLTT. Kỹ
năng mềm có mối quan hệ với NLTT bao gồm các kỹ năng như: kỹ năng học tập
suốt đời, kỹ năng làm việc nhóm, tư duy phân tích, kỹ năng giải quyết vấn đề,
kỹ năng giao tiếp và kỹ năng thuyết trình, kỹ năng tin học và ngoại ngữ. Đây là
những kỹ năng mềm có tác động trực tiếp, nếu SV có những kiến thức về kỹ
năng này sẽ hỗ trợ đến việc phát triển NLTT của SV.
1.1.3. Các tiêu chí đánh giá năng lực thơng tin
NLTT là khái niệm với nội hàm khá rộng, để đánh giá NLTT, nhiều nước
trên thế giới, và đặc biệt ở các nước Australian và New Zealand để phổ biến
NLTT người ta đưa ra khung tiêu chuẩn của NLTT. Trong quá trình triển khai
19
NLTT cho SV các trường đại học ở Việt Nam chúng ta có thể vận dụng và áp
dụng các tiêu chí sau đây [36, tr. 12-23]:
1.1.3.1. Khả năng nhận biết nhu cầu thơng tin
Người có khả năng nhận biết (định vị) nhu cầu thơng tin của chính mình là
người biết:
- Xác định, định vị và liên kết nhu cầu thông tin: tìm hiểu các nguồn thơng
tin cơ bản phù hợp với chủ đề cần nghiên cứu; nhận dạng các từ khoá và thuật
ngữ cốt lõi; xác định hoặc sửa đổi nhu cầu thông tin của vấn đề; hỏi ý kiến của
những người xung quanh để hiểu rõ chủ đề nghiên cứu hay nhu cầu thơng tin
khác.
- Hiểu được mục đích, phạm vi và sự thích hợp của các nguồn thơng tin
khác nhau: hiểu được cách tổ chức thông tin, phổ biến và sự phù hợp với nội
dung chủ đề nghiên cứu; hiểu được sự khác nhau giữa các giá trị, các nguồn
thông tin tiềm năng; hiểu được sự khác nhau giữa nguồn thông tin cấp một và
nguồn thông tin cấp hai, hiểu cách sử dụng chúng một cách khoa học với mỗi
chủ đề .
- Biết đánh giá lại bản chất của nhu cầu thông tin: Xem lại nhu cầu thông
tin ban đầu nhằm làm rõ hơn, xem xét lại hoặc thu gọn câu hỏi tìm kiếm; liên kết
và sử dụng các tiêu chuẩn để tạo ra các lựa chọn, tạo ra các quyết định thông tin.
- Sử dụng các nguồn thơng tin phục vụ cho cơng việc của mình: Hiểu được
các nguồn thông tin khác nhau sẽ biểu hiện dưới những dạng khác nhau; sử dụng
các nguồn thông tin một cách có hệ thống để hiểu các vấn đề cần nghiên cứu; sử
dụng thông tin cho việc ra quyết định và giải quyết vấn đề.
- Ý thức sẵn sàng chia sẻ thông tin với mọi người: Chia sẻ thông tin là việc
đóng góp tích cực đến cộng đồng học tập và cho xã hội. Khi sinh viên có thơng tin
sẵn sàng tham gia vào các hoạt động thông tin, tham gia hiệu quả vào q trình tìm
tịi, tiếp thu và chia sẻ thông tin. Sẵn sàng chia sẻ tri thức và thông tin với người
khác. Tôn trọng ý kiến và kiến thức của người khác và tiếp thu những đóng góp của
họ. Hợp tác và chia sẻ cùng mọi người để xác định các vấn đề thông tin và để tìm
kiếm các giải pháp.
1.1.3.2. Khả năng tìm kiếm thơng tin một cách hiệu quả
Nếu như khả năng nhận biết nhu cầu thơng tin giúp cho người ta biết được
mình muốn thơng tin gì và cần thơng tin gì, thì việc tìm kiếm thơng tin chính là
cách để thỏa mãn được nhu cầu đó. Tìm kiếm thơng tin là nội dung rất quan
trọng trong tổng thể NLTT, nó vạch ra phương thức, chiến lược để thu thập
20
được thơng tin bằng những bước cụ thể. Để tìm kiếm thơng tin chính xác, hiệu
quả cần tn thủ các bước sau:
- Sử dụng hương pháp tìm kiếm và cơng cụ phù hợp nhất để tìm kiếm
thơng tin: xác định phương pháp nghiên cứu phù hợp; hiểu được những thuận lợi
và khả năng áp dụng của các phương pháp nghiên cứu khác nhau; xác định được
mục tiêu, nội dung và cấu trúc của các công cụ truy cập thông tin; tham khảo thủ
thư và các chuyên gia thông tin để xác định các cơng cụ tìm kiếm.
- Xây dựng và thực hiện các chiến lược tìm kiếm hiệu quả: phát triển kế
hoạch tìm kiếm phù hợp với phương pháp nghiên cứu; xác định chính xác từ
khố, từ đồng nghĩa và các thuật ngữ liên quan đến nhu cầu thông tin; xây dựng
và thực hiện một chiến lược tìm kiếm sử dụng câu lệnh phù hợp; thực hiện tìm
kiếm sử dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp với chủ đề, môn học.
- Sử dụng các phương pháp để tìm kiế m thông tin: sử dụng các công cụ
truy cập thông tin phù hợp để truy cập thông tin dưới nhiều dạng khác nhau; sử
dụng dịch vụ thông tin phù hợp để tiếp cận nhu cầu thông tin như cung cấp tài
liệu, phổ biến tin…; sử dụng các điều tra, thư, phỏng vấn và các hình thức thẩm
định khác để truy cập tới nguồn thông tin cấp một (thông tin gốc).
- Cập nhật các nguồn thông tin, CNTT, các công cụ truy cập thơng tin: Duy
trì kiến thức về vai trị của thông tin và công nghệ truyền thông; Tạo được thói
quen đọc lướt các nguồn tin in ấn và điện tử.
1.1.3.3. Khả năng đánh giá thông tin và kết quả tìm kiếm thơng tin
- Đánh giá các nguồn thơng tin hữu ích và có liên quan: Đánh giá chất lượng
và sự phù hợp của kết quả tìm kiếm và sử dụng cơng cụ tìm kiếm thơng minh hoặc
phương pháp phù hợp; Nhận dạng và xác định lỗ hổng thông tin và thay đổi chiến
lược tìm kiếm; Thực hiện tìm kiếm lại, sử dụng chiến lược tìm kiếm mới nếu cần
thiết.
- Xác định và đánh giá các chuẩn đánh giá thông tin: Đánh giá và so sánh
thông tin từ các nguồn khác nhau theo phương diện: mức độ phù hợp, giá trị
pháp lý, độ chính xác, bản quyền, mức độ cập nhật…
- Xem xét đến q trình tìm kiếm thơng tin và thay đổi chiến lược tìm kiếm
nếu cần thiết.
1.1.3.4. Khả năng quản lý thông tin thu thập được và thông tin phát sinh
- Ghi chép lại thông tin và nguồn của thơng tin đó: Quản lý nội dung cơ
bản của thơng tin như: gạch đầu dịng, bản nháp hoặc bảng ghi nhớ; Trích dẫn
nguồn thơng tin và quản lý các nguồn thơng tin tìm được một cách có hệ thống;
21
Ghi lại tồn bộ thơng tin phù hợp nhằm phục vụ mục đích tra cứu, tham khảo về
sau.
- Tổ chức thông tin (sắp xếp, phân loại, lưu trữ…): Biên soạn, sưu tập tài
liệu tham khảo theo dạng thư mục; Xây dựng hệ thống quản lý, tổ chức thơng tin
tìm được bằng các phần mềm như: Endnote, …
1.1.3.5. Sử dụng thông tin trong việc học tập, sáng tạo tri thức mới
- Biết so sánh và tiếp cận các nguồn kiến thức cũ nhằm xác định giá trị còn
lại, các mâu thuẫn hay những đặc điểm khác lạ của thơng tin.
- Có kỹ năng phổ biến, chia sẻ thông tin, tri thức và sáng tạo tri thức mới
một cách hiệu quả.
1.1.3.6. Nắm bắt được các khía cạnh kinh tế, pháp luật, chính trị, văn hố
và xã hội trong việc sử dụng thơng tin
- Hiểu biết văn hóa, tơn giáo và các vấn đề kinh tế xã hội liên quan đến việc
truy cập và sử dụng thơng tin: Nhận dạng được và có khả năng liên kết các vấn đề
liên quan đến bản quyền và bảo mật trong môi trường thông tin dưới dạng in ấn và
điện tử; Nhận dạng và hiểu được các vấn đề liên quan đến việc kiểm duyệt và tự do
ngôn luận; Hiểu và tôn trọng sự riêng biệt, sự đa dạng về văn hóa trong việc sử
dụng thơng tin.
- Công nhận những quy ước, quy định liên quan tới việc truy cập và sử
dụng thông tin: Hiểu được thế nào là đạo văn và biết cách trích dẫn kiến thức, ý
tưởng của người khác.
- Vấn đề pháp luật trong việc lưu trữ, phổ biến nguyên bản, hình ảnh, âm
thanh: Chấp nhận quyền truy cập thông tin của mọi NDT và không phá hoại các
nguồn thông tin hoặc làm “ô nhiễm” môi trường thông tin; Thu thập, lưu trữ và
phổ biến thơng tin, dữ liệu, hình ảnh hay âm thanh trong giới hạn của pháp luật
cho phép; Hiểu được và chấp hành các quy ước trong việc sở hữu, bản quyền và
sử dụng tài liệu có bản quyền.
1.1.4. Các yêu cầu đối với năng lực thông tin của sinh viên
1.1.4.1. Về kiến thức năng lực thông tin
Hiểu biết NLTT là những kiến thức, lý luận chung của kiến thức và kiến
thức chuyên môn mà SV phải nắm được. SV phải có những hiểu biết NLTT:
- Q trình hình thành thông tin, tri thức và nơi lưu trữ thông tin, cũng như
nguồn gốc của thơng tin mình đang và sẽ sử dụng; Biết được vai trị của thơng
tin, tri thức trong đời sống của bản thân và trong xã hội.
22
- SV phải hiểu biết về thư viện, cơ quan thơng tin, trong đó bao gồm cả
những kiến thức về mạng lưới thư viện, thông tin của quốc gia và thế giới, các
cơ sở dữ liệu chuyên ngành, đặc biệt là thư viện, cơ quan thông tin cụ thể nơi họ
đang học tập và nghiên cứu.
- Biết được và xác định được nhu cầu và yêu cầu tìm tin của mình trong từng
giai đoạn, thời điểm để giải quyết vấn đề trong học tập cũng như NCKH của SV.
- Biết được vốn tài liệu, nguồn lực thông tin, các dịch vụ, sản phẩm TT-TV
của thư viện trường đại học nơi SV đang theo học và các thư viện và cơ quan thơng
tin trong cả nước. Ngồi ra, SV cần biết một số thư viện, cơ quan thông tin trên thế
giới có nguồn lực thơng tin có thể phục vụ được nhu cầu thơng tin của mình.
- SV phải hiểu biết tốt về bộ máy tra cứu, truy hồi thông tin truyền thống và
hiện đại trong q trình tìm kiếm thơng tin.
- SV phải hiểu biết tốt về các công cụ, chiến lược tìm và các phương pháp
tìm tin.
- Biết ứng dụng tin học, Internet, website để tìm tin và khai thác thông tin
trên mạng Internet hiệu quả.
- Hiểu biết về các kiến thức khác như pháp lệnh thư viện, luật sở hữu trí
tuệ, luật bản quyền, phương pháp trích dẫn tài liệu trong học tập và sử dụng
thông tin.
1.1.4.2. Về kỹ năng năng lực thơng tin
- SV phải có kỹ năng xác định NCT của mình. Hiện nay, với lượng thơng
tin rộng, vì vậy, SV phải biết xác định được những thơng tin cần cho mơn học,
từ đó giới hạn được phạm vi tìm kiếm, giúp cho việc tìm kiếm thơng tin đúng
hướng và chính xác.
- Kỹ năng biết định hướng trong các bộ sưu tập, bộ máy tra cứu, tìm kiếm
thơng tin của thư viện và các cơ quan thơng tin nơi mình học tập, trong nước và
trên thế giới.
- Kỹ năng khai thác và sử dụng các vật mang tin, kỹ năng đọc để có thể thu
nhận thơng tin từ những nguồn lực thông tin đã đọc, đã nghiên cứu.
- Các kỹ năng nghiên cứu và đánh giá thông tin, biết xử lý, đánh giá, tổng
hợp và phân tích kết quả thơng tin tìm kiếm được.
- Biết kỹ năng diễn đạt và trình bày thơng tin tìm được phục vụ cho công
tác học tập và nghiên cứu.
- Khả năng tổng hợp, tổng quan, tổng luận các nguồn lực thơng tin tìm
kiếm được. Sử dụng thơng tin có hiệu quả phục vụ cho học tập là SV biết cách
vận dụng những thơng tin tìm được vào giải quyết hiệu quả vấn đề đặt ra trong
học tập.
23
1.2. Vai trị của năng lực thơng tin đối với sinh viên
1.2.1. Nâng cao chất lượng học tập
Ở Việt Nam hiện nay, trong quá trình chuyển từ đào tạo niên chế sang đào
tạo tín chỉ theo phương pháp tiếp cận CDIO, yêu cầu nâng cao chất lượng giáo
dục bậc đại học địi hỏi người học phải có NLTT để phục vụ yêu cầu học tập của
bản thân.
Theo UNESCO đã khái quát: “Giáo dục là yếu tố cơ bản của phát triển bền
vững, giúp nâng cao khả năng của mọi người trong việc biến tầm nhìn thành hành
động thực tế. Giáo dục vì phát triển bền vững dạy mỗi cá nhân cách ra quyết định
trong đó có xem xét những yếu tố mang tính chất dài hạn về mặt kinh tế, sinh thái
và công bằng cho tất cả cộng đồng” [18, tr.219]. Điều đó đã khẳng định giáo dục
vừa cơng cụ vừa là yếu tố quan trọng nhất đối với sự tăng trưởng kinh tế và phát
triển xã hội của một quốc gia. Một cộng đồng có NLTT khơng chỉ tìm kiếm thơng
tin - những kiến thức mới mà cịn tạo ra thơng tin mới và tham gia vào q trình
đào tạo.
Để nâng cao chất lượng học tập trong giáo dục đòi hỏi phải thay đổi
phương pháp dạy và học của ngành GD&ĐT nói chung và Trường ĐHHT nói
riêng. Để làm được điều đó, GV phải có phương pháp giảng dạy đổi mới, SV
sẽ phải tích cực, chủ động hơn trong học tập. SV không chỉ đơn thuần là nghe
giảng trên lớp, mà các em cần phải nâng cao khả năng tự học, tự nghiên cứu
để tích lũy được kiến thức. Cùng với phần lớn thời gian ngồi học trong lớp,
SV sẽ phải tự học, tự nghiên cứu ở thư viện, tại nhà hoặc bất cứ nơi đâu.
Theo Hiệp hội các thư viện chuyên ngành và các trường đại học Hoa Kỳ đã
khẳng định người có NLTT là người đã học được cách thức để học. Họ biết
cách học bởi họ nắm được phương thức tổ chức tri thức, tìm kiếm thơng tin
và sử dụng thơng tin, do đó những người khác có thể học tập được từ họ. Họ
là những người đã được chuẩn bị cho khả năng học tập suốt đời, bởi lẽ họ
ln tìm được thơng tin cần thiết cho bất kỳ nhiệm vụ hoặc quyết định nào
một cách chủ động [5]. Điều đó chứng tỏ rằng NLTT có vai trị đặc biệt đối
với việc nâng cao khả năng tự học, tự nghiên cứu của SV.
NLTT gắn liền với khả năng học tập suốt đời của xã hội nói chung và SV
Trường ĐHHT nói riêng. Người có NLTT là người đã được trang bị những kỹ
năng cần thiết để ở bất cứ đâu, trong bất cứ điều kiện nào họ cũng có thể tự
mình học tập, nghiên cứu để giải quyết nhiệm vụ, sáng tạo ra những tri thức
mới. Trong môi trường học tập, yêu cầu đối với đối với sinh viên là phải có khả
năng độc lập cao để thích nghi và đáp ứng những địi hỏi của học tập, lao động
và NLTT là nền tảng cho sự phát triển độc lập đó.
24