Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Tiểu luận CSTMQT Quy định hạn chế nhập khẩu tôm của úc, từ đó rút ra ý nghĩa và bài học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.89 KB, 22 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
Viện Kinh Tế và Kinh Doanh Quốc Tế
------***------

Tiểu Luận Mơn Chính Sách Thương Mại Quốc Tế
Đề tài :
QUY ĐỊNH HẠN CHẾ NHẬP KHẨU TÔM CỦA ÚC,
TỪ ĐÓ RÚT RA Ý NGHĨA VÀ BÀI HỌC.

Hà Nội năm 2021


MỤC LỤC

2


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều thực
hiện chính sách kinh tế thị trường mở cửa. Hiện nay thị trường thương mại rất sôi
động, các quốc gia không thể cô lập tự cung tự cấp hàng hóa cho mình mà phải nhờ
vào sự giao thao kết hợp các hàng hóa giữa các nước tạo ra sự đa dạng. Để người dân
có đời sống vật chất và tinh thần cao, người dân có sự tiêu thụ mạnh mẽ hơn, họ có nhu
cầu đa dạng hơn chính vì vậy mà hàng hóa trong nước sẽ không thể đáp ứng hết nhu
cầu của người dân, việc xuất nhập khẩu hàng hóa giữa các nước trở nên hiển nhiên.
Chính vì vậy để kiểm sốt các hàng hóa nhập khẩu các quốc gia đã ban hành hạn ngạch
thương mại. Hạn ngạch nhập khẩu giúp cho sự phát triển hàng hóa được ổn định hơn,
với những hàng hóa quốc gia đó khơng thể sản xuất được, hoặc những hàng hóa quốc
gia đó đang có nhu cầu thì việc có hạn ngạch nhập khẩu nó sẽ làm bình ổn và kiểm sốt


được tình hình nhập khẩu của hàng hóa đó. Hạn ngạch nhập khẩu sẽ bảo vệ được sản
phẩm và thị trường trong nước, nó giúp cho hàng hóa trong nước được bảo vệ dưới sự
nhập khẩu ồ ạt của sản phẩm hàng hóa khách vào thị trường, việc đưa hạn ngạch nhập
khẩu và cũng giúp cho việc phân loại được khách hàng. Và có hạn ngạch nhập khẩu
cũng giúp bảo vệ môi trường, sức khỏe và ngăn chặn sự lây lan của bệnh dịch đối với
động thực vật trong quốc gia đó. Nhờ có hạn ngạch nhập khẩu mà Úc đã hạn chế nhập
khẩu tôm với mục đích ngăn chặn bùng phát dịch đốm trắng tại bang Quuensland.
Chính vì vậy, u cầu cấp thiết đặt ra là phải có sự nghiên cứu một cách sâu sắc về lý
luận và thực tiễn trong việc các chính sách hạn chế nhập khẩu có đem lại lợi ích cũng
như ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế của quốc gia.
Do đó, để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, bằng những kiến thức được học
từ mơn chính sách thương mại quốc tế, em xin mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Quy định
hạn chế nhập khẩu tôm của Úc, từ đó rút ra ý nghĩa và bài học.”
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Phân tích đặc điểm thị trường Úc và những vấn đề chung về các biện pháp hạn chế
nhập khẩu của Úc
Phân tích quy định hạn chế nhập khẩu tôm của Úc
3


Trên cơ sở các phân tích trên rút ra ý nghĩa và bài học về quy định hạn chế nhập
khẩu tôm của Úc
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng: Những vấn đề lý luận và thực tiễn trong các biện pháp hạn chế nhập khẩu
của Úc và quy định hạn chế nhập khẩu tôm của Úc trong năm 2017
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài bao gồm:
+ Về mặt lý thuyết: Phân tích đặc điểm thị trường Úc và những vấn đề chung về các biện
pháp hạn chế nhập khẩu của Úc và phân tích quy định hạn chế nhập khẩu tơm của Úc
+ Về mặt thực tiễn: Trên cơ sở các phân tích trên rút ra ý nghĩa và bài học về quy định
hạn chế nhập khẩu tôm của Úc

4. Phương pháp nghiên cứu
Tiểu luận sử dụng phương pháp so sánh, tổng hợp và phân tích, kết hợp những kết
quả thống kê với vận dụng lý thuyết để làm sáng tỏ nghiên cứu.
5. Kết cấu của tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, tiểu luận bao gồm 3
chương:
Chương 1: Đặc điểm thị trường Úc và những vấn đề chung về các biện pháp hạn
chế nhập khẩu
Chương 2: Quy định hạn chế nhập khẩu tôm của Úc (2017)
Chương 3: Ý nghĩa và bài học của quy định hạn chế nhập khẩu tôm của Úc

4


NỘI DUNG
Chương 1: Đặc điểm thị trường Úc và những vấn đề chung về các biện pháp
hạn chế nhập khẩu
1. Đặc điểm thị trường Úc
1.1. Giới thiệu

Úc là một quốc gia có chủ quyền bao gồm đại lục châu Úc, đảo Tasmania và các
đảo khác nhỏ hơn. Đây là quốc gia lớn thứ 6 trên thế giới về diện tích. Dân số Úc hiện
nay được ước tính vào khoảng 23,1 triệu, Úc có mức độ đơ thị hóa cao, tập trung tại
các bang giáp biển. Lãnh thổ Úc rộng lớn, giàu tài nguyên thiên nhiên nhưng có mật độ
dân số rất thấp. Úc là một quốc gia công nghiệp phát triển, nền kinh tế Úc lớn thứ 13
trên thế giới theo GDP danh nghĩa năm 2020 cịn GDP bình qn đầu người thì cao thứ
10 tồn cầu năm 2019. Chi tiêu quân sự của Úc đứng thứ 10 thế giới năm 2020. Úc
được xếp hạng cao trong hầu hết các chỉ số như: phát triển con người, bình quân tiêu
chuẩn, chất lượng sinh hoạt, y tế, giáo dục, tự do kinh tế, các quyền tự do dân sự và tự
do chính trị.

1.2. Đặc điểm thị trường Úc
1.2.1. Tổng quan nền kinh tế Úc

Úc đạt 82.6 điểm tự do kinh tế, xếp thứ 4 về Chỉ số tự do 2020, tăng 1.7 điểm nhờ
cải thiện điểm số về mục chính trực và sức khỏe tài chính của chính phủ. Úc xếp thứ 4
trong số 42 quốc gia khu vực Châu Á Thái Bình Dương và tổng điểm của nó cao hơn
đáng kể so với mức trung bình của khu vực và thế giới.
Úc là nước dẫn đầu về tự do kinh tế kể từ khi bắt đầu thực hiện khảo sát "Chỉ số tự
do kinh tế năm 1995", và kinh tế Úc ln nằm trong nhóm tự do cao nhất trong 14 năm
qua. GDP ghi nhận mức tăng ổn định, mặc dù tốc độ tăng trưởng có thể chậm lại trong
những năm tới vì tăng trưởng thương mại thế giới chậm dần và đầu tư giảm.
Trong mười bảy năm qua. Nền kinh tế Úc đã tăng trưởng trung bình 3,6% mỗi
năm. Cao hơn mức 2,5% thế giới. Nền kinh tế của Úc được đánh giá cao dịch vụ theo
định hướng. Với hơn 70% GDP của nước này đến từ các ngành cơng nghiệp như tài
chính, giáo dục và du lịch.

5


Mặc dù có một ngành cơng nghiệp xuất khẩu rất mạnh mẽ và mức tăng trưởng ấn
tượng. Úc đã trở nên rất nổi tiếng trong việc ln có một mức thâm hụt tài khoản vãng
lai cao. Điều này có nghĩa rằng Úc đang sử dụng nhiều các nguồn lực từ các nền kinh
tế khác để đáp ứng tiêu dùng trong nước (nhập khẩu nhiều).
1.2.2. Sở thích và thị hiếu của người tiêu dùng Úc
Người Úc thích sản phẩm của chính quốc hơn là sản phẩm nhập khẩu. Vì họ thích
tơm tươi chưa qua động lạnh hơn những sản phẩm đã được sơ chế và nấu chín hoặc
những sản phẩm sơ chế và để lạnh.
Vì văn hóa ẩm thực của Úc nổi trội là những món nướng nên những năm gần đây,
lượng tiêu thụ tôm tươi và tôm đông lạnh chỉ qua sơ chế tăng nhiều hơn là sao với sản
phẩm đã được nấu chín Các sản phẩm nhập khẩu vào thị trường Úc nên lưu ý đến đặc

điểm này để ưu tiên xuất sang Úc những sản phẩm sơ chế đông lạnh đặc biệt dùng để
nướng.
Tôm loại lớn thường được các nhà hàng ưa chuộng để làm những món đặc biệt cho
thượng khách. Chính vì thế mà u cầu về hình thức (ngun con, đẹp, khơng gãy,..) và
chất lượng (độ tươi, vị ngọt, thành phần đạm ,v.v..) cũng cao hơn hẳn. Với những con
tơm to (trên 15g/con) thì được chính phủ Úc cho nhập nguyên con (không lột vỏ và bỏ
đầu), nên trong q trình vệ sinh, đóng gói và vận chuyển cần nhanh, cần thận, khéo
léo và đảm bảo để tơm tươi khơng bị dập, gây, đẹp.
Người Úc có lối sống và suy nghĩ giản dị, và có phần hơi chút “bình dân”, và tiết
kiệm,nên với 1 chiến lược về giá hợp lý thì sẽ thuyết phục được người tiêu dùng nơi
đây.
Ngày nay, Úc được biết đến bởi nền văn hóa đầy màu sắc, những ý tưởng mới mẻ
và có niềm ham thủ về nghệ thuật cao. Chính vì thế mà gần đây, các nước xuất
khẩu,tiêu biểu là Thái Lan, rất chú trọng đến mẫu mã, bao bì, và ngay cả cách sắp xếp
con tôm trong hộp.
Người Úc muốn nhìn thấy hàng hóa trước khi mua, nằm bắt được tâm lí nay, Thái
Lan đã thiết kế lại mẫu hộp sao cho người mua có thể nhìn thấy được sản phẩm bên
trong.
Người Úc hầu như không phân biệt giữa tôm được ni trồng hay được đánh bắt
ngồi tự nhiên.Đó là 1 lợi thế cho các nước xuất tôm sú được nuôi trồng như Việt Nam
và Thái Lan
6


Người Úc chú trọng đến môi trường và sự phát triển bền vững.
Người Úc thích dùng những câu chữ ngắn gọn và xúc tích (vd: farmed thay vì
aquacultured - dùng để chỉ sản phẩm được nuôi trồng trong môi trường nhân tạo).
Vào những ngày có thời tiết ấm áp, người Úc hay tổ chức các buổi tiệc nướng
(barbie) trong sân nhà và mời bạn bè đến chung vui, hoặc họ ra ngồi các nhà hàng để
ăn các món ăn hải sản. Chính vì thế, có thể những tháng có tiết trời ấm áp, sản lượng

tôm tiêu thụ sẽ nhỉnh lên.
Bị ảnh hưởng nhiều bởi các quảng cáo ở các báo, phương tiện truyền thơng khác.
Tóm lại, người tiêu dùng Úc đặt ra tiêu chuẩn chất lượng rất cao đối với hàng hóa.
Những tiêu chuẩn này được hỗ trợ bởi một loạt các qui định bảo vệ người tiêu dùng ở
tất cả các bang. Nhà nhập khẩu và bán lẻ cũng có quan điểm này và sẽ khơng chấp
nhận là sản phẩm chưa đạt tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng của họ.
1.2.3. Quan điểm của nhà nhập khẩu
Nhà cung cấp nước ngoài sẽ thấy rằng mối quan tâm chủ yếu của nhà nhập khẩu
Úc là giá cả, chất lượng, độ tin cậy, thời hạn giao hàng và khối lượng giao hàng tối
thiểu. Tuy nhiên, một số nhà cung cấp nước ngoài có kinh nghiệm tại thị trường này
cho rằng có 3 tiêu chuẩn vàng khi bán hàng vào thị trường Úc là “giá cả, giá cả và giá
cả”.
Điều này không hẳn đã hoàn toàn đúng. Tuy nhiên, câu hỏi đầu tiên mà nhà nhập
khẩu cho nhà cung cấp mới thường liên quan tới giá FOB/FCA của sản phẩm. Nhà
nhập khẩu Úc thường mong muốn trả giá thấp hơn so với các nhà nhập khẩu tại Mỹ và
Châu âu nhưng đòi hỏi hàng hóa nhất định phải có chất lượng đồng đều và giao hàng
đúng hạn. Họ cũng thường đặt hàng với số lượng ít hơn các nhà nhập khẩu ở rất nhiều
thị trường khác. Lý do mà người tiêu dùng Úc có quan điểm khắt khe này là:
– Sự cạnh tranh mạnh mẽ trong lĩnh vực nhập khẩu và bán lẻ, những lĩnh vực có lợi
nhuận rịng khá thấp.
– Sự mở cửa của chính sách nhập khẩu của Úc.
– Số lượng lớn các nhà cung cấp từ các nước lân cận cố gắng bán hàng vào thị trường
Úc.
– Thời điểm mua hàng của Úc không trùng với thời điểm mua hàng của các nước ở Bắc
Bán Cầu khiến rất nhiều nhà cung cấp nước ngoài sẵn sang đưa ra mức giá ”hàng trái
mùa” cho những lô hàng bán tại Úc.

7



Hầu hết các nhà nhập khẩu Úc thường chậm thay đổi nhà cung cấp mới. Họ thường
tạo mối quan hệ gần gũi với những nhà cung cấp quen thuộc để đảm bảo việc kinh
doanh được liên tục và rất ít khi thay đổi nhà cung cấp một cách đột ngột.
Nhà nhập khẩu Úc sẽ không chấp nhận việc nhà cung cấp của họ phá vỡ cam kết
không bán hàng cho các nhà nhập khẩu khác. Việc lén qua mặt các nhà nhập khẩu Úc
sẽ là một sai lầm nghiêm trọng khi kinh doanh trên thị trường nhỏ bé này do họ sẽ sớm
phát hiện được điều gì đang xảy ra.
Một điểm quan trọng khác là nhà nhập khẩu Úc không thích mặc cả. Họ sẵn sàng
thương thảo một mức giá hợp lý nhưng khơng mặc cả để có mức giá giảm từ 20% trở
lên. Nếu nhà cung cấp nước ngoài đưa ra mức giá không thực tế, nhà nhập khẩu Úc
thường sẽ khơng xem xét đến đơn chào hàng. Vì vậy, khi báo giá cho nhà nhập khẩu
Úc, điều quan trọng nhất là đưa ra mức giá ”hợp lý nhất”. Mức giá này thường phải
thấp hơn mức giá chào cho người mua tại Mỹ và Châu Âu với tỷ lệ mặc cả không quá
3% đến 5%.
Điều lưu ý cuối cùng về nhà nhập khẩu Úc là quan điểm của họ với nhà cung cấp
mới. Như đã nói ở trên, đa số các nhà nhập khẩu không muốn ngừng làm ăn kinh
doanh với các nhà cung cấp hiện tại vì lo ngại những khó khăn mà họ phải đối mặt khi
tìm cách xây dựng mối quan hệ kinh doanh với nhà cung cấp mới. Mặt khác, điều đầu
tiên hấp dẫn các nhà nhập khẩu Úc là mức giá canh tranh. Họ sẽ do dự khi làm ăn với
nhà cung cấp không chứng tỏ được sự tự tin trong việc cung cấp hàng có chất lượng ổn
định, giao hàng đúng hạn và giữ liên hệ thường xuyên.
2. Những vấn đề chung về các biện pháp hạn chế nhập khẩu
2.1. Thuế quan

Luật Thuế quan 1995 (Customs Tariff Act 1995) quy định đánh thuế đối với các
hàng hoá nhập khẩu vào Úc. Luật này cũng giải thích những nội dung cơ bản về tổ
chức và vận hành của hệ thống thuế quan. Luật bao gồm 8 phụ lục:
Phụ lục 1: Các nước và khu vực được áp dụng mức thuế đặc biệt
Phụ lục 2: Các quy định chung giải thích chương trình 3
Phụ lục 3: Phân loại các hàng hoá và các mức thuế chung, thuế đặc biệt

Phụ lục 4: Các mức thuế ưu đãi
8


Phụ lục 5: Các hàng hố có nguồn gốc từ Mỹ
Phụ lục 6: Các hàng hố có nguồn gốc từ Thái Lan
Phụ lục 7: Các hàng hố có nguồn gốc từ Chile
Phụ lục 8: Các hàng hố có nguồn gốc từ ASEAN- Úc-New Zealand
Trên thực tế, Cơ quan Hải quan và Biên phòng và các nhà nhập khẩu sử dụng tham
khảo phụ lục 3 như là cơng cụ chính đang áp dụng. Điều này cho phép hàng hoá nhập
khẩu được phân loại theo mã 8 số (sử dụng các quy định chung để giải thích ở phụ lục
2). Ứng với mỗi mã số là một mức thuế hải quan cụ thể.
Các mức thuế ưu đãi được áp dụng cho nhiều hàng hố ở phụ lục 4. Hàng hố có
nguồn gốc từ Mỹ, Thái Lan, Chi Lê, Singapore, Myanmar (Burma), Brunei, Việt Nam,
Malaysia, Philippines, Lào, Campuchia được miễn thuế, trừ khi là hàng hoá được phân
loại và nêu ở phụ lục 5 (Mỹ), phụ lục 6 (Thái Lan), phụ lục 7 (Chi Lê), hoặc phụ lục 8
(ASEAN).
Sự khác biệt giữa thuế nhập khẩu (duty) và GST đối với hàng hoá vào Úc
Thuế nhập khẩu là mức thuế quan do Cơ quan Hải quan và Biên phòng Úc áp dụng
đối với hàng hố nhập khẩu vào Úc. Thuế này được tính dựa trên trị giá hải quan của
hàng hoá. Mức thuế được áp dụng dựa trên sự phân loại trong biểu thuế hải quan.
Thuế hàng hoá và dịch vụ (GST) là loại thuế do cơ quan thuế Úc (ATO) áp dụng.
ATO thông báo “GST áp dụng với mức phổ biến là 10% đối với hầu hết các loại hàng
hoá, dịch vụ và các loại hàng hoá khác được tiêu thụ tại Úc”. GST được tính dựa trên
giá trị hải quan của hàng hố, cộng với thuế nhập khẩu, cộng với phí bảo hiểm, vận

-

chuyển. Nếu hàng hố là rượu thì phải chịu thêm khoản thuế nữa là WET.
Thuế nhập khẩu (duty) và GST được tính như sau:

Thuế nhập khẩu
Các mức thuế nhập khẩu được xác định dựa trên sự phân loại thuế đối với hàng
hoá. Luật Thuế Hải quan năm 1995 đã quy định sự phân loại, các mức thuế, quy tắc
diễn giải và thơng tin về các chương trình ưu tiên, ưu đãi và miễn trừ khác có thể được
áp dụng. Biểu thuế ln có sẵn tại Cơ quan Hải quan và Biên phòng hoặc trên website

-

của cơ quan này. Thuế hải quan phải nộp dựa trên trị giá hải quan của hàng hoá.
Thuế GST
9


GST được áp dụng với hầu hết các hàng hoá nhập khẩu, chỉ có rất ít ngoại lệ. Việc
miễn giảm chủ yếu được áp dụng đối với hàng thực phẩm, viện trợ y tế và được nhập
khẩu với những điều kiện ưu đãi nhất định. GST được áp dụng ở mức 10% giá trị của
giá trị nhập khẩu chịu thuế (VoTI).
Lưu ý: Giá trị nhập khẩu chịu thuế (VoTI) của hàng hoá là tổng giá trị của các loại
sau:
+ Trị giá hải quan (CV);
+ Thuế nhập khẩu;
+ Số lượng đã trả hoặc phải trả cho vận chuyển hàng đến Úc và bảo hiểm vận chuyển
hàng hoá (T&I);
+ Thuế WET phải nộp.
- Thuế rượu (WET)
WET được áp dụng cho các loại đồ uống có cồn sau:
+ Rượu vang nho, bao gồm cả rượu sủi và rượu vang nồng độ cao;
+ Các sản phẩm từ rượu vang nho như rượu vang Ý (marsala), rượu mùi (vermouth),
+
+

+
+
+
+
-

rượu pha (cocktails) và rượu kem (creams);
Các loại rượu từ trái cây và rau quả, gồm cả rượu vang hoa quả nồng độ cao và rượu
rau quả;
Rượu lên men – cider (từ táo) và perry (từ lê); và
Rượu mật ong và rượu sa kê, bao gồm cả rượu mật ong nồng độ cao.
WET được tính như sau:
29% của giá mua trong cửa hàng miễn thuế.
Hoặc cho các loại nhập khẩu khác:
29% trị giá hải quan + thuế nhập khẩu + vận tải và bảo hiểm quốc tế.
Thuế xe xa xỉ (LCT)
LCT được áp dụng cho các phương tiện có động cơ (trừ xe gắn máy hoặc phương

tiện tương tự) giá trị trên 60.316 AUD (từ năm tài chính 2013/14) mà:
+ Được thiết kế để chở dưới 2 tấn và ít hơn 9 hành khách; và
+ Có trị giá xe xa xỉ ở mức như trên.
LCT được áp dụng ở mức 33% từ 1/7/2008, trước đó là 25%.
2.2. Các biện pháp hạn chế định lượng
Hạn ngạch nhập khẩu
Hạn ngạch nhập khẩu thường là một hình thức hạn chế về số lượng và thuộc hệ
thống giấy phép không tự động. Khi hạn ngạch nhập khẩu được qui định cho một loại
sản phẩm đặc biệt nào đó, thì Nhà nước đưa ra một định ngạch (tổng định ngạch) nhập
khẩu mặt hàng đó trong một khoảng thời gian nhất định khơng kể nguồn gốc hàng hóa
đó từ đâu đến.
10



Hạn ngạch thuế quan
Chế độ hạn ngạch thuế là chế độ, trong đó quy định áp dụng mức thuế bằng khơng
(0%) hoặc thấp đối với những hàng hố được nhập khẩu theo đúng số lượng quy định,
nhằm cung cấp với giá hợp lý cho người tiêu dùng. Khi hàng hoá vượt quá số lượng
quy định thì sẽ áp dụng mức thuế cao để bảo vệ các nhà sản xuất trong nước. Chế độ
hạn ngạch nhập khẩu thuế được thiết lập dựa trên quan điểm đảm bảo hài hoà mục tiêu
bảo vệ người tiêu dùng và mục tiêu bảo hộ người sản xuất nội địa. Vì vậy, chính phủ
phải dựa trên cơ sở xem xét cung cầu, thực trạng sản xuất trong nước để đề ra mức thuế
lần một, lần hai và thời gian áp dụng... để không cản trở tự do hoá thương mại. Trong
các quy định của GATT/WTO, các nước thành viên không được sử dụng chế độ hạn
ngạch nhập khẩu, nhưng lại thừa nhận chế độ hạn ngạch thuế với điều kiện khơng có
sự phân biệt đối xử với từng nước.
Hạn chế xuất khẩu tự nguyện
Là một dạng của hạn chế nhập khẩu, là thoả thuận theo đó một nước đồng ý hạn
chế xuất khẩu của mình sang nước khác đối với một mặt hàng xác định, với một mức
tối đa Các thoả thuận này là tự nguyện chỉ ở mức độ nước xuất khẩu muốn tránh một
mối đe doạ lớn hơn đối với ngoại thương của mình và do đó chọn biện pháp it thiệt hại
hơn. Tuy nhiên, đây là biện pháp tạm thời và khơng có hiệu quả. Bởi vì biện pháp này
có thể giúp làm giảm lượng xuất khẩu của một nước nhưng lại bóp méo quá trình tự do
ngoại thương và dẫn đến việc phân phối các nguồn tài nguyên quốc gia và quốc tế một
cách kém hiệu quả.
Giấy phép nhập khẩu
Có một số quy định kiểm sốt hàng hóa được phép và khơng được phép nhập khẩu
vào Úc. Các quy định này được quản lý và kiểm soát bởi một số cơ quan chính phủ
khác nhau.
Phần lớn các mặt hàng có thu nhập khẩu vào Úc mà khơng cần phải có giấy phép
nhập khẩu Tuy nhiên, có một số mặt hàng cần xin giấy phép nhập khẩu. trong khi một
số rất ít mặt hàng khác bị cấm nhập khẩu hoàn toàn. Các mặt hàng bị cầm nhập khẩu là

những mặt hàng không ai có thể nhập khẩu vào Úc trong bất cứ trường hợp nào.

11


Các loại hàng hoá bị cấm hoặc hạn chế nhập khẩu chủ yếu là các mặt hàng như hoá
chất nguy hiểm, dược phẩm, ma tuý, một số loại thực phẩm nhất định, vũ khí, thuốc lá
và một số loại vật liệu sinh học.

Chương 2: Quy định hạn chế nhập khẩu tôm của Úc (2017)
1. Nguyên nhân hạn chế nhập khẩu tơm của Úc

Úc là một trong những quốc gia có các yêu cầu về tuân thủ an toàn sinh học và an
toàn vệ sinh thực phẩm rất cao, kiểm dịch khắt khe hơn so với những thị trường khác
bởi người tiêu dùng Úc đặt ra tiêu chuẩn rất cao và các tiêu chuẩn này được hỗ trợ bởi
một loạt các quy định bảo vệ người tiêu dùng ở tất cả các bang trên đất nước. Đẩy
mạnh xúc tiến thương mại, xây dựng chuỗi liên kết từ đầu vào đến đầu ra cho sản phẩm
tôm, cung cấp các sản phẩm đổi mới có giá trị gia tăng cao, chất lượng, nguồn gốc xuất
xứ đảm bảo, nhãn mác rõ ràng là những yếu tố doanh nghiệp cần lưu tâm khi xuất khẩu
vào thị trường này.
Ngày 7/1/2017, Bộ Nông nghiệp và Tài nguyên nước Úc đã ra thông báo về việc
thực thi khẩn cấp lệnh tạm ngừng nhập khẩu tôm và thịt tôm chưa nấu chín từ các nước
Châu Á do lo ngại bùng phát bệnh dịch đốm trắng tại Úc. Lệnh cấm trên có hiệu lực từ
ngày 9/1/2017 và kéo dài trong vịng 6 tháng.
Theo thơng tin từ Bộ Cơng Thương, do phát hiện virus đốm trắng có trong tơm bán
tại các cửa hàng và nghi ngờ đây là nguyên nhân của việc bùng phát dịch đốm trắng tại
bang Quuensland nên Chính phủ Úc đã ban hành lệnh cấm nhập khẩu tôm và tơm chưa
nấu chín từ các nước châu Á.
2. Chính sách nhập khẩu của Úc
2.1. Quy định kiểm dịch

12


Là một quốc đảo có ngành cơng nghiệp đóng vai trò quan trọng, các qui định kiểm
dịch của Úc rất chặt chẽ.
Tất cả các loại thực vật nhập khẩu, cho dù cịn tươi sống hay khơng, hay những sản
phẩm từ cây cối như quả, hạt, cành, củ… cũng như gỗ và tất cả những vật phẩm làm từ
gỗ, tre… đều phải được kiểm dịch hoặc chuyển đến cơ quan kiểm dịch thực vật. những
sản phẩm nhập khẩu bị phát hiện có nhiễm khuẩn sẽ phải được xử lý, tiêu hủy hoặc gửi
trả lại bằng chi phí của chủ hàng. Một số loại cây cảnh, hạt, rau quả tươi, phải được
cho phép trước khi nhập khẩu.
Chất bẩn bị cấm nhập khẩu vào Úc nên bất kỳ một sản phẩm nào bị phát hiện
nhiễm bẩn sẽ bị cách ly kiểm dịch và được trả ra khi cơ quan kiểm dịch xác định rằng
các nguy cơ đã được loại bỏ hoàn toàn.
2.2. Yêu cầu về sản phẩm

Người Úc không những yêu cầu về hình thức và chất lượng sản phẩm mà cịn rất
quan tâm đến việc “liệu việc sản xuất ra những sản phẩm họ đang tiêu thụ có ảnh
hưởng gì đến mơi trường tự nhiên hay khơng, có gây mất cân bằng sinh thái, v.v..”.
Chính vì thế mà chính phủ của Úc đã đưa ra 1 số tiêu chuẩn cho sản phẩm nói chung
và quy trình cho sản phẩm nhập khẩu vào Úc nói riêng.
Các điều kiện để nhập khẩu:
2.2.1. Điều kiện chung
Cấp phép nhập khẩu tất cả các nhà nhập khẩu tơm ( tươi đơng lạnh và đã qua nấu
chín) đều phải có sự cho phép của bộ thanh tra và kiểm dịch của Úc (AQis)
Quy định chung về kích cỡ:
– Chỉ những con tơm trên 15g thì mới được phép để nguyên con
– Những con dưới 15g thì bắt buộc phải bỏ đầu
– Chỉ có những cơ quan có thẩm quyền mới được chứng nhận về kích cỡ cũng như cách
trình bay

2.2.2. Giấy chứng nhận
Những cơ quan có thẩm quyền tại các nước xuất khẩu chứng nhận :
– Sản phẩm không bị ép thu hoạch sớm và được chứng nhận không mang mầm mống



bệnh
Sản phẩm đã qua xử lý, kiểm tra và xếp loại bởi cơ quan có thẩm quyền
Sản phẩm khơng có dấu hiệu có bệnh truyền nhiễm và phù hợp cho con người sử dụng
Thêm vào đó, cơ quan có thẩm quyền tại nước xuất khẩu cũng phải đảm bảo:

13




Đối với tơm chưa được nấu chín, ngun con, khơng lột vỏ và không bỏ đầu, trên bao
bị phải ghi rõ :“ sản phẩm chỉ dành cho con người sử dụng, không dùng vào việc làm

mồi hoặc cho các động vật dưới nước ăn
– Đối với tôm sống nguyên con, mỗi con nặng trên 15g, thì mỗi gói hàng khơng được
nặng quá 29 pounds hoặc 66kg, và trên bao bị ghi rõ phân loại kích cỡ
Giấy chứng nhận phái thể hiện đầy đủ tên của cơ quan có thẩm quyền đã kiểm tra
sản phẩm, chữ kí của người có trách nhiệm tại thẩm định tại cơ quan đó, và trên mỗi tờ
giấy chứng nhận có dấu mộc đảm bảo
2.2.3. Yêu cầu vận chuyển

Kiểm tra khi hàng đến cửa khẩu:
– Tất cả các lỗ hàng khi cập bến sẽ được đưa đến nơi kiểm tra để đảm bảo phù hợp cho
người tiêu dùng

Điều này được đánh giá qua một số chỉ tiêu bao gồm: hình thức,kích thước và nguồn
Kiểm tra
– Tất cả lơ hàng được kiểm tra có đốm trắng, biểu hiện của hội chứng virut (WSSV)


bằng cách lấy mẫu và thử nghiệm.
– Tất cả lô hàng sẽ bị giữ lại trong kho kiểm duyệt đến khi nào có kết quả kiểm tra Đến
lúc đó lơ hàng mới được trả lại, hay tái xuất khẩu, hay bị tiêu hủy hoặc cho bất kì mục
đích nào khác với sự cho phép của AQs
Kê khai, lưu trữ hồ sơ
– Nhà nhập khẩu phải kê khai cho tất cả lôi hàng sẽ không sử dụng cho mục đích làm
mỗi câu hoặc chế biến lại với mục đích thương mại ( trừ 1 số trường hợp cho phép)
– Tất cả hồ sơ đều phải được nhà nhập khẩu lưu trữ trong thời gian cố định
– Những biên bản sẽ được AQls kiểm toán và theo dõi
Tái chế biến:
– Tất cả tôm sống nguyên con, không được tái chế biến ( kể cả việc đóng gói lại) trừ khi
đã tuân thủ 1 số điều kiện của AQs
Tiêu chuẩn riêng cho sản phẩm :
– Không mang mầm mống bệnh, và đã qua các kiểm dịch bệnh cơ bản sau: WSSV, YHV,



3.


NHPB và TSV
Duy trì mức độ an tồn sinh học quanh khu vực ni trồng
Có hệ thống giám sát dịch bệnh
Chế biến và đóng gói đặt trong mơi trường có thể giảm thiểu sự nhiễm bệnh chéo.
u cầu về bao bì và đóng gói

Hình thức:
Chỉ dẫn phải ghi bằng nhiều ngôn ngữ, và ngôn ngữ bắt buộc là tiếng Anh.

14




Mã vạch, để các thiết bị điện tử đọc dễ dàng, và thuận lợi trong việc kiểm tra xuất xứ
hàng hóa. Ngồi ra phải đáp ứng được nhưng u cầu cơ bản như sản phẩm của Úc

(vd: xuất xứ. ngày sản xuất, hạn sử dụng, thành phần, hướng dẫn sử dụng..v.v..)
– Ghi rõ kích thước, trọng lượng của mỗi con trong gói hàng theo đúng quy định của
AQIs
– Nếu là sản phẩm tôm lớn sống, nguyên con ( không lột vỏ và bỏ đầu) thì phải ghi rõ:
“sản phẩm chỉ dành cho con người sử dụng, không dùng vào việc làm mồi hoặc cho
các động vật dưới nước ăn”.
Đóng gói và vận chuyển:
– Kỹ thuật MAP (kiểm sốt khơng khí khi đóng gói) được khuyến khích
– Cơ quan bảo vệ sức khỏe và an toàn cho con người (Occupational Health and Safety )
và cơ quan HACCP kiểm tra quy cách đóng gói có đúng quy định, đảm bảo sức khỏe
con người.
– Mỗi kiện hàng được đóng gói bằng giấy các -tông cứng được quy định và ghi rõ trong


các điều khoản xuất nhập khẩu .
Kỹ thuật giữ lạnh trong quá trình vận chuyển “styrene” được khuyến khích sử dụng vì
có thể giữ lạnh và kiểm soát nhiệt độ tốt hơn cách thơng thường.Tuy nhiên, sản phẩm
nào được đóng gói và vận chuyển theo phương thức này phải được ghi rõ và phân biệt


so với sản phẩm truyền thống.
– Một gói sản phẩm có thể có trọng lượng là 10kg, 15kg hoặc 16kg, tùy theo phân phối
cho ai và mục đích sử dụng
4. Các xử lý bắt buộc
4.1. Sản phẩm từ động vật
Úc áp dụng các qui định rất chặt chẽ đối với sản phẩm từ động vật. Những sản
phẩm này chỉ có thể được nhập khẩu khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện và có các chứng
từ phù hợp kèm theo. Dưới đây là một số ví dụ về các qui định áp dụng cho các sản
phẩm cụ thể.
- Cỏ khô cho động vật (nguồn gốc thực vật)
Cỏ khô cho động vật có nguồn gốc thực vật có thể được nhập khẩu vào Úc trong
trường hợp cỏ này được lấy từ thân hoặc lá cây ở New Zealand, hoặc bao gồm các hạt
ngũ cốc hoặc cám/ngũ cốc hoặc thân cây ngũ cốc đã xén ngọn ở New Zealand, Canada
hoặc Mỹ. các loại cỏ khơ có nguồn gốc thực vật khác phải được cho phép trước khi
nhập khẩu.
- Sản phẩm từ cá (gồm trứng cá muối, trứng cá và các loại sống ở biển)
15


Sản phẩm từ cá, trừ cá hồi con (salmonoids), có thể được nhập khẩu từ bất kỳ nước
nào; sản phẩm có sữa hoặc trứng (ví dụ ở dạng bột hoặc viên) có thể phải qua kiểm
dịch. Các sản phẩm từ cá hồi con được nhập khẩu những phải được cho phép trước đó
và tuân theo những điều kiện kiểm dịch đặc biệt.
- Tôm (đông lạnh)
Tôm được nhập khẩu vào Úc theo những qui định đặc biệt và cần được Sở Y tế ở
mỗi bang cấp phép trước khi nhập khẩu.
- Da
Da thuộc được phép nhập khẩu vào Úc từ bất kỳ nước nào.
- Thịt (khơng đóng hóp)
Thịt bị khơng đóng hộp có thể được nhập khẩu từ New Zealand, Canada và Mỹ.

Thịt cừu và thịt thú rừng khơng đóng hộp chỉ được nhập khẩu từ New Zealand. Nhập
khẩu thịt lợn và gia cầm khơng đóng hộp bị cấm nếu khơng đáp ứng được những điều
kiện kiểm dịch liên quan.
- Thịt (đóng hộp)
Thịt lợn chế biến có thể được nhập khẩu từ Bắc Ailen, Cộng hòa Ailen, Đan Mạch,
Canada, New Zealand và Mỹ với điều kiện hộp đựng (là hộp sắt tây, hộp thiếc hoặc các
loại hộp được chấp nhận khác) được niêm phong kín, đáp ứng đủ tiêu chuẩn về qui
trình xử lý nhiệt và khơng cần thiết phải bảo quản lạnh.
Nhập khẩu thịt lợn chế biến từ các nước khác khơng thuộc những nước trên có thể
được chấp nhận với điều kiện đáp ứng những qui định về kiểm dịch liên quan.
Các loại thịt chế biến từ những loại động vật khác như thịt gia cầm được bảo quản
trong hộp sắt hay hộp thiếc đã niêm phong kín, hoặc những loại hộp khác được chấp
nhận, có thể được nhập khẩu từ bất kỳ nước nào với điều kiện đáp ứng những qui định
kiểm dịch liên quan.
4.2. Vật liệu bao gói
Các loại túi được sử dụng làm bao gói cho những lơ hàng là các sản phẩm có
nguồn gốc thực vật phải là những loại túi mới, sạch và bền, đảm bảo khơng làm rơi
hàng hố đựng bên trong ra ngoài. Các loại túi được tái sử dụng trong vận chuyển
hàng hoá phải được kiểm dịch và xử lý tiêu huỷ hoặc tái xuất. Tất cả các loại gỗ gồm
thùng thưa, tấm lót, tấm chặn, tấm nâng hàng cũng phải được kiểm tra ngoại trừ trường
hợp được cơ quan Kiểm dịch Thực vật Úc chứng nhận rằng đã được xử lý bằng
phương pháp thích hợp.
16


Vật liệu bao gói có nguồn gốc thực vật bị cấm nhập khẩu trừ các loại sau: len, mùn
cưa, giấy vụn, giấy bôi, vỏ gỗ sồi nghiền nhỏ, than bùn. Các loại vật liệu bao gói khác
được chấp nhận bao gồm vật liệu perlite, vermiculite và các loại vật liệu tổng hợp. Tất
cả các loại rơm ngũ cốc bị cấm nhập khẩu và không được sử dụng làm vật liệu bao gói.
Hàng hố đóng trong container ngun chiếc giao tận nơi nhận không phải kiểm

dịch nếu thành phần gỗ làm và làm lớp lót đã được xử lý bằng một phương pháp được
chấp nhận. Trên thực tế , để tránh việc kiểm tra đóng gói, có thể sử dụng các ngun
liệu thay thế như bìa các-tơng, đay hoặc kim loại. Khi sử dụng các sọt gỗ, thùng hoặc
tấm nâng hàng, cần xử lý những vật dụng này bằng phương pháp được Cơ quan Kiểm
dịch Thực vật Úc chấp thuận.
Container đóng hàng cần phải sạch, khơng dính cát và khơng có những chất ô
nhiễm từ động thực vật như các hạt ngũ cốc, bột mỳ, thịt, xương, da. Úc cấm nhập
khẩu sử dụng vật liệu bao gói làm bằng rơm, vỏ trấu và những nguyên liệu tương tự từ
5.







thực vật.
Kênh phân phối cho sản phẩm tôm đông lạnh ở Úc
Kênh phân phối cho sản phẩm tôm đông lạnh của Úc
Bốn kênh phân phối chính gồm có:
Bản cho nhà bán bn, bán lẻ và cơ sở chế biến thủy hải sản
Đưa vào thị trường thủy sản của Sydney
Bản tại thị trường tươi sống SFM
Bản cho chuỗi siêu thị hoặc các nhà bán sỉ thủy hải sản thơng qua các đại lý
Ngồi ra, cịn có thể bán trực tiếp cho các nhà bán lẻ, các hợp tác xã, các cơ sở kinh
doanh dịch vụ ăn uống (vd: nhà hàng, khách sạn.v.v..) và bán tại các cơ sản xuất. Có
thể kết hợp nhiều kênh phân phối chính với nhau, những hình thức này sẽ mất rất nhiều

chi phí và tiền chiết khấu cho mỗi kênh phân phối.
Kênh phân phối cho sản phẩm tôm đông lạnh nhập khẩu vào Úc:

– Thơng thường thì các nhà nhập khẩu sẽ tìm một cơng cơng ty tại nước sở tại để làm cầu
nối trung gian. Rồi từ các đại lí trung gian hàng hóa hơn nửa được phân phối lại cho
các siêu thị, phần còn lại sẽ phân phối cho các nhà bán buôn cá, các cửa hàng (outlets)
và bán giá rẻ hơn trên số lượng nhiều cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống.
6. Ảnh hưởng của chính sách hạn chế nhập khẩu tơm của Úc
Ngày 7/1/2017, Bộ Nông nghiệp và Tài nguyên nước Úc đã ra thông báo về việc
thực thi khẩn cấp lệnh tạm ngừng nhập khẩu tôm và thịt tôm chưa nấu chín từ các nước
Châu Á do lo ngại bùng phát bệnh dịch đốm trắng tại Úc.
17


Do phát hiện virus đốm trắng có trong tơm bán tại các cửa hàng và nghi ngờ đây là
nguyên nhân của việc bùng phát dịch đốm trắng tại bang Quuensland nên Chính phủ
Úc đã ban hành lệnh cấm nhập khẩu tơm và tơm chưa nấu chín từ các nước châu Á.
Điều này đã ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.
Thương vụ Việt Nam tại Úc đã làm việc với Hiệp hội Nhập khẩu thủy sản của Úc
để có tiếng nói chung với Chính phủ Úc trong việc nêu quan ngại và trình bày những
ảnh hưởng trái chiều của lệnh tạm ngừng nhập khẩu tôm và thịt tơm chưa nấu chín đối
với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhập khẩu tôm của Úc, thiệt hại đối
với người tiêu dùng Úc, đối với người nuôi tôm và các doanh nghiệp xuất khẩu tôm
của Việt Nam.
Thương vụ Việt Nam tại Úc cũng đã có tiếp xúc với đại diện một số nước xuất
khẩu tôm vào Úc để thống nhất tiếng nói chung và phối hợp nêu quan ngại với Chính
phủ Úc.
Bộ trưởng Bộ Cơng đã có công thư gửi Bộ trưởng Thương mại và Bộ trưởng Nông
nghiệp và Tài nguyên nước Úc nêu quan ngại trước ảnh hưởng tiêu cực của lệnh cấm
này đối với ngành nuôi trồng, sản xuất, chế biến tôm xuất khẩu của Việt Nam, những
khó khăn, tổn thất mà người ni tơm và các doanh nghiệp xuất khẩu tôm đang đối mặt
và đề nghị Chính phủ Úc cân nhắc, sớm dỡ bỏ lệnh tạm ngừng nhập khẩu nói trên.
Trong thời gian trước mắt, Bộ trưởng Bộ Cơng Thương đề nghị Chính phủ Úc cho

phép áp dụng theo các quy định đã được áp dụng trước thời điểm có lệnh tạm dừng
nhập khẩu đối với các lô hàng đã nhập khẩu vào Úc, đang làm thủ tục thông quan, các
lô hàng đang trên đường vận chuyển từ Việt Nam sang Úc, các lô hàng đã được sản
xuất theo hợp đồng đã được ký kết giữa doanh nghiệp xuất nhập khẩu của hai nước.
Bộ Cơng Thương cũng đã có buổi làm việc với Đại sứ Úc tại Việt Nam Craig
Chittick. Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh đã nêu quan ngại của phía
Việt Nam, thơng báo những tổn thất to lớn mà người nuôi tôm và các doanh nghiệp
xuất khẩu tôm của Việt Nam sang thị trường Úc đang phải đối mặt do lệnh tạm ngừng
nhập khẩu, đề nghị Chính phủ Úc xem xét, có biện pháp khác tốt hơn thay vì áp dụng
lệnh tạm ngừng nhập khẩu, đồng thời sớm dỡ bỏ lệnh tạm ngừng nhập khẩu, không
làm ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ thương mại đang phát triển tốt đẹp giữa hai nước.

18


Tại Việt Nam, một số doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản cho biết, họ gặp khó khăn
vì lệnh cấm này. Tiêu biểu là hai doanh nghiệp xuất nhập khẩu thủy sản đóng trên địa
bàn tỉnh Cà Mau. Có doanh nghiệp đã ký hợp đồng trước đó và đang trên đường vận
chuyển hàng tới Úc đã bị trả về. Thiệt hại mà các doanh nghiệp này phải chịu có thể
lên tới vài triệu USD.
Hai doanh nghiệp chịu ảnh hưởng này mỗi tháng xuất khẩu sang thị Úc khoảng
100-150 tấn hàng hóa. Việc ngừng ký kết hợp đồng cũng như các hợp đồng đã ký bị trả
về đã ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Chương 3: Ý nghĩa và bài học của quy định hạn chế nhập khẩu tôm của Úc
1. Ý nghĩa

Hiện nay thị trường thương mại rất sôi động, các quốc gia không thể cô lập tự cung
tự cấp hàng hóa cho mình mà phải nhờ vào sự giao thao kết hợp các hàng hóa giữa các
nước tạo ra sự đa dạng. Để người dân có đời sống vật chất và tinh thần cao, người dân

có sự tiêu thụ mạnh mẽ hơn, họ có nhu cầu đa dạng hơn chính vì vậy mà hàng hóa
trong nước sẽ không thể đáp ứng hết nhu cầu của người dân, việc nhập khẩu hàng hóa
giữa các nước trở nên hiển nhiên.
Việc hạn chế nhập khẩu có thể do chính sách thương mại, bảo vệ môi trường, sức
khỏe và an ninh hoặc ngăn chặn sự lây lan của bệnh dịch đối với động vật và thực vật.
Nhờ có hạn ngạch nhập khẩu mà Úc đã hạn chế nhập khẩu tôm với mục đích ngăn
chặn bùng phát dịch đốm trắng tại bang Quuensland.
Hạn ngạch nhập khẩu giúp cho sự phát triển hàng hóa được ổn định hơn, có hạn
ngạch nhập khẩu nó sẽ làm bình ổn và kiểm sốt được tình hình nhập khẩu tơm vào
nước Úc để ngăn chặn dịch bệnh.
Hạn ngạch nhập khẩu sẽ bảo vệ được sản phẩm và thị trường tơm trong nước, nó
giúp cho hàng hóa trong nước được bảo vệ dưới sự nhập khẩu ồ ạt của sản phẩm hàng
hóa khách vào thị trường điều này sẽ giúp việc kiểm soát sự bùng phát của dịch đốm
trắng tại Úc trong thời điểm đó.

19


Việc hạn ngạch nhập khẩu ra đời còn là cú hịch giúp các doanh nghiệp sản xuất
tơm trong nước có động lực phát triển các doanh nghiệp trong nước được bảo vệ bởi
hạn ngạch nhập khẩu, khơng cho hàng hóa nhập khẩu phá giá hàng hóa trong nước.
2. Bài học
Cần khắc phục những hạn chế như một số chính sách thuế nhập khẩu còn nặng về
bảo hộ sản xuất trong nước. Các mặt hàng mới được sản xuất trong nước đều được bảo
hộ bằng mức thuế nhập khẩu cao. Các ngành kinh tế chưa có chiến lược phát triển dài
hạn, đặc biệt là các ngành kinh tế quan trọng, do đó việc bảo hộ bằng thuế cịn thiếu
chọn lọc, nhiều mặt hàng được bảo hộ quá mức. Do việc bảo hộ khiến các doanh
nghiệp chưa chủ động sắp xếp lại sản xuất kinh doanh, đổi mới cơng nghệ, nâng cao
trình độ quản lý để tăng sức cạnh tranh của mình. Việc cải thiện hệ thống thuế bao gồm
cả thuế nhập khẩu là một nhu cầu cần thiết trong việc tiến trình hội nhập kinh tế quốc

tế hiện nay.
Điều tiết, bổ sung quy định về thuế nhập khẩu một số mặt hàng để điều tiết tiêu
dùng và thực hiện các cam kết quốc tế. Sửa đổi, bổ sung biểu thuế nhập khẩu nhằm
khuyến khích sản xuất, xuất khẩu các mặt hàng có giá trị gia tăng cao, hạn chế xuất
khẩu khống sản, tài nguyên chưa qua chế biến, giảm hàng hóa gia cơng có giá trị gia
tăng thấp. Thu gọn số lượng mức thuế suất, từng bước đơn giản biểu thuế, mã số hàng
hóa, sửa đổi phương pháp tính thuế.
Đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý về thuế, hạn ngạch và thực thi các nhiệm vụ được
giao một cách công bằng, trong sạch, đặc biệt quan tâm tới nguyên nhân chủ yếu dẫn
tới vấn đề về đạo đức cán bộ là mức lương.
Cái thiện hệ thống thông tin, do hệ thống thông tin nghèo nàn là một hạn chế đối
với việc thực thi các chính sách liên quan đến cơng cụ chính sách thương mại quốc tế.

20


KẾT LUẬN
Thuế quan nhập khẩu và hạn ngạch là các cơng cụ truyền thống của chính sách
thương mại quốc tế nói chung là hệ thống chính sách kinh tế quản lý hàng hóa nhập
khẩu của Úc nói riêng. Trên tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, việc cải tiến hệ thống
các công cụ thuế quan và phi thuế quan, giảm dần tác động của hệ thống này theo quy
định của các tổ chức thương mại quốc tế đã được Úc thực hiện, tuy vậy vẫn cịn nhiều
thiếu sót. Bên cạnh việc cải tổ hoạt động của các cơ quan chức năng có thẩm quyền
trong lĩnh vực này, một trong những biện pháp có thể giải quyết tình trạng hiện nên hay
không nên áp dụng thuế quan, hạn ngạch đối với một số ngành sản xuất đó là tham
khảo cách làm của các quốc gia có nét tương đồng về văn hóa, kinh tế trong khu vực và
các nước tiên tiến trên thế giới. Đồng thời cần tiến hành nhiều giải pháp đồng bộ trong
nhiều lĩnh vực để các công cụ của chính sách thương mại quốc tế thực sự có ảnh hưởng
tốt đối với nền kinh tế Úc, góp phần thúc đẩy sự hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu
vực và thế giới.


21


DANH MỤC THAM KHẢO
1. />2. />3. />4. />5. />6. />
content/uploads/books/DieuKienNhapKhau/DieuKienNhapKhau.html#p=3
7. />
quan-ly-nhap-khau-bang-han-ngach-2019092422330062.htm
8. />9. />
australia-chinh-sach-nhap-khau-cua-australia-phan-2-hang-thu-cong-va-1-soquy-dinh-ve-dong-vat.nd5-sjd.36788.67.1.html
10. />
tam-ngung-nhap-khau-tom-20170211203529542.htm
11. />
nhap-khau-cua-thuy-dien-20200412200733588.htm

22



×