Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Những yếu tố ảnh hưởng đến việc học tiếng anh của sinh viên đại học mở trong thời kì hội nhập quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (274.91 KB, 26 trang )

Chương 1: TỔNG QUAN
1. 2 Lý do chọn đề tài:
Trong xu thế tồn cầu hóa ngày nay, tầm quan trọng của tiếng Anh khơng thể phủ nhận
và bỏ qua vì nó được dùng phổ biến ở mọi nơi trên thế giới. Trong những năm gần đây, sự
bùng nổ đầu tư của các cơng ty nước ngồi vào Việt Nam ngày càng tạo nhiều cơ hội việc
làm cho sinh viên tốt nghiệp. Vì thế, nhu cầu giao tiếp bằng Tiếng Anh tại nơi làm việc
tăng lên một cách đáng kể. Một chương trình mơn học Tiếng Anh chun ngành phù hợp
nhằm giúp cho sinh viên giao tiếp hiệu quả, phục vụ cho công việc tương lai của họ là vấn
đề cấp bách mà mỗi trường cần phải quan tâm. Theo một điều tra của một tổ chức Bộ trưởng
giáo dục các nước Đơng Nam Á (SEAMEO) thì nhu cầu sử dụng Tiếng Anh trong một
công việc hàng ngày ở các công ty Việt Nam, các tổ chức hành chính sự nghiệp khá cao, từ
trung bình tới nhiều chiếm 69%. Tiếng Anh , ngoại ngữ đang được sử dụng chính, cịn được
xem là cơ sở để xét đề bạc hay tăng lương, chứng chỉ A, B, C vẫn chiếm 65% yêu cầu, bằng
đại học chuyên ngữ 26%, chứng chỉ khác như : TOEFL hay IELTS là 9%. Đặc biệt đối với
một nước đang phát triển như Việt Nam, tiếng Anh đã được giảng dạy từ rất sớm cũng như
nhiều người trẻ đã nhận thức được tầm quan trọng của nó vì những lý do như tìm được một
cơng việc chất lượng cao, giao tiếp với thế giới bên ngoài, tiếp cận những nguồn khoa học
mà mình đang theo đuổi. Đó cũng là lý do tại sao nhiều trường Đại học, Cao đẳng hiện nay
tiến hành giảng dạy nhiều nội dung bằng tiếng Anh cũng như quy định chuẩn đầu ra ngoại
ngữ (phổ biến là tiếng Anh) cho sinh viên tốt nghiệp ra trường. Vì vậy, việc học Tiếng Anh
là rất quan trọng và phù hợp với thời đại.
Trong môi trường doanh nghiệp, ngôn ngữ chung nhất và quan trọng nhất rõ ràng là tiếng
Anh. Thêm nữa, cơng việc chất lượng cao địi hỏi phải có khả năng hiểu và giao tiếp được
tiếng Anh. Do đó, các cơng ty có thể dễ dàng mở rộng hoạt động ra các nước khác và những
công ty này thường sử dụng những sinh viên tốt nghiệp ra trường có khả năng tiếng Anh
cùng với kết quả học tập cơ bản theo yêu cầu. Thực tế rõ ràng rằng, nhiều sinh viên tốt
nghiệp ra trường có khả năng tiếng Anh tốt sẽ tìm được những cơng việc tốt hơn so với
những người mà trình độ tiếng Anh cịn hạn chế. Nói cách khác, sinh viên biết được tiếng
1



Anh sẽ thực hiện công việc hiệu quả hơn bởi vì họ có khả năng sử dụng thơng tin từ các
nguồn tài liệu nước ngoài và trên các trang web.
Từ thực trạng trên, cho thấy tầm quan trọng của ngôn ngữ tồn cầu đối với cá nhân
sinh viên nói riêng và tồn thể xã hội nói chung.
2. Mục tiêu của đề tài
2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá tầm quan trọng của tiếng Anh trong thời kì hội nhập hóa. Từ đó, chỉ ra các
yếu tố tác động đến nhu cầu học tiếng Anh của sinh viên ĐH Mở TPHCM.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu 1: Khảo sát nhu cầu học tiếng Anh hiện nay của sinh viên trường ĐH Mở TPHCM.
Mục tiêu 2: Phân loại các yếu tố khách quan cũng như chủ quan ảnh hưởng đến việc học
tiếng Anh của sinh viên trường ĐH Mở TPHCM.
3. Phạm vi thực hiện
Trường ĐH Mở TPHCM
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Những yếu tố tác động đến nhu cầu học tiếng Anh của sinh viên trường ĐH Mở
TPHCM. Các yếu tố được chia làm 3 nhóm chính: động cơ, chi phí và mơi trường học.
5. Khách thể nghiên cứu
Nghiên cứu sẽ tiến hành khảo sát trên những sinh viên của Đại học Mở TPHCM, trải
đều từ sinh viên năm 1 đến năm 4 và sinh viên của nhiều ngành như kinh tế, kế toán, xây
dựng…
6. Thời gian thực hiện

2


Phạm vi về thời gian nghiên cứu nằm trong khoảng thời gian từ tháng 6/2018 cho đến
8/2018
7. Câu hỏi nghiên cứu

Câu hỏi 1: Các yếu tố ảnh hưởng đến việc học Tiếng Anh của sinh viên Đại học Mở?
Câu hỏi 2: Việc học Tiếng Anh có ảnh hưởng như thế nào đối với công việc và cuộc sống
tương lai?
Câu hỏi 3: Trình độ tiếng anh của sinh viên đại học Mở TPHCM như thế nào?
8. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng trong đề tài:
Phương pháp thống kê mơ tả
Nhóm nghiên cứu sử dụng để trả lời cho những câu hỏi mang tính định tính. Từ những
dữ liệu đã thu thập được, tiến hành tổng hợp, mô tả thực trạng việc học Tiếng Anh của sinh
viên hiện nay.
Phương pháp định lượng
Nghiên cứu định lượng, dữ liệu được thu thập bằng cách phỏng vấn bảng câu hỏi đến
đối tượng nghiên cứu. Sau đó, dữ liệu sẽ được mã hóa và xử lý để đưa ra kết quả nghiên
cứu thông qua sự hỗ trợ của phần mềm Eviews.
9. Kết quả nghiên cứu
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu. Chương này giới thiệu về lí do nghiên cứu đề tài, mục
đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu: Về nhu cầu học Tiếng
Anh của sinh viện hiện nay, đó là lí do chính mà nhóm hướng đến. Bên cạnh đó nghiên cứu
khoa học đưa ra những mục tiêu về đánh giá tác động đến vấn đề học Tiếng Anh của sinh
viên từ đó đưa ra sự ảnh hưởng đến sinh viên giúp sinh viên tìm ra những giải pháp học tập
tốt hơn.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và nghiên cứu đi trước Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước.
Trình bày các khái niệm sơ bộ về đề tài những yếu tố ảnh hưởng vấn đề học Tiếng Anh của
sinh viên. Đồng thời, nêu ra các nghiên cứu trong và ngồi nước có liên quan đến đề tài:
3


Phần này nhóm tập trung phân tích các khái niệm liên quan đến vấn đề học Tiếng Anh để
làm rõ các hiện trạng, nguyên nhân, ảnh hưởng đến sinh viên.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Trình bày khung lý thuyết, mơ hình nghiên cứu:Nhóm

sẽ chọn phương pháp nghiên cứu thống kê, mơ tả, định lượng và định tính.
Chương 4: Trình bày kết quả nghiên cứu dự kiến qua phương pháp nghiên cứu thống kê mơ
tả, định tính và định lượng.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị những biện pháp giúp sinh viên học tập tốt, nâng cao nhận
thức, tầm quan trọng của việc học Tiếng Anh trong xã hội hiện nay.
10. Kế hoạch nghiên cứu
Từ 25/6 đến 30/6: Xác định tên đề tài
Từ 2/7 đến 8/7: Xác định lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu,
câu hỏi nghiên cứu
Từ 9/7 đến 12/7: Xây dựng bảng câu hỏi khảo sát
Từ 16/7 đến 22/7:
+ Khảo sát thử trước 30 sinh viên tại trường Đại học Mở TP.HCM vào giờ ra chơi của các
bạn sinh viên:
. Sáng: 8h40 đến 9h30
. Chiều: 14h40 đến 15h
+ Chỉnh sửa bảng câu hỏi
Từ 23/7 đến 31/7: Chạy mơ hình và hồn thành bài nghiên cứu.

4


Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU ĐI TRƯỚC
2.1 Khái niệm
Nhu cầu là một hiện tượng tâm lý của con người, là đòi hỏi, mong muốn, nguyện vọng
của con người về vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển. Tùy theo mức độ nhận thức
và mơi trường sống, những đặc điểm tâm sinh lí tùy mỗi người có những nhu cầu khác
nhau.
Tồn cầu hóa là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và trong nền kinh
tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia, các tổ chức
hay các cá nhân ở góc độ văn hóa, kinh tế...trên vi mơ toàn cầu. Đặc biệt trong phạm vị

kinh tế, toàn cầu hóa hầu như được dùng để chỉ các hoạt động của thương mại nói chung
và tự do hóa thương mại hay tự do thương mại nói riêng. Cũng ở góc độ kinh tế, người ta
chỉ thấy các dòng chảy tư bản ở quy mơ tồn cầu kéo theo các dịng chảy thương mại, kỹ
thuật, cơng nghệ, văn hóa. Trước xu thế hội nhập và tồn cầu hóa, Tiếng Anh được xem là
ngôn ngữ phổ biến trên thế giới khi mà có gần 60 quốc gia sử dụng là ngơn ngữ chính, bên
cạnh tiếng mẹ đẻ gần 100 quốc gia sử dụng tiếng anh là ngơn ngữ thứ hai. Vì vậy, ngoại
ngữ này có vai trị rất quan trọng trong thời kì hội nhập tồn cầu hóa hiện nay. Mối quan
hệ của con người cũng như sự hợp tác, đầu tư trong bất kì lĩnh vực nào từ kinh doanh,
thương mại, giao thông, công nghệ, truyền thông, du lịch,.... đến những cơ hội trong học
tập, làm việc, mở rộng các mối quan hệ để hợp tác đều khơng chỉ bó hẹp ở Việt Nam mà
còn mở rộng ra các nước khác trên thế giới. Tiếng anh chính là một trong những cơng cụ
hữu hiệu, đóng vai trị to lớn trong việc giúp bạn bè năm châu hiểu được tiếng nói của Việt
Nam trong thời kì hội nhập quốc tế.
Động cơ học tập là một khái niệm tổng thể bao gồm rất nhiều nhân tố khác nhau. Theo
Gardner (1985: 50) động cơ học tập bao gồm bốn nhân tố chính: mục đích đề ra, nỗ lực học
tập của bản thân, mong muốn đạt được mục tiêu đã đề ra và thái độ đúng đắn với hành vi
của con người. Như vậy theo Gardner thì động cơ học NN của SV chính là kết hợp của sự
kiên trì cố gắng để đạt được mục tiêu đã đề ra, mong muốn học NN và thái độ đúng đắn đối

5


với việc học NN đó. Chính vì vậy, động cơ học NN chính là chìa khóa của sự thành cơng
trong việc dạy và học NN.
2.2 Cơ sở lý thuyết
2.2.1 Các thuyết ảnh hưởng đến động lực học của sinh viên
Nhu cầu Maslow
Tháp nhu cầu của Maslow (tiếng Anh: Maslow's hierarchy of needs) được nhà tâm lý
học Abraham Maslow đưa ra vào năm 1943 trong bài viết A Theory of Human Motivation.
Theo Maslow, về căn bản, nhu cầu của con người được chia làm hai nhóm chính: nhu

cầu cơ bản (basic needs) và nhu cầu bậc cao (meta needs).
Nhu cầu cơ bản liên quan đến các yếu tố thể lý của con người như mong muốn có đủ
thức ăn, nước uống, được nghỉ ngơi... Những nhu cầu cơ bản này đều là các nhu cầu khơng
thể thiếu hụt vì nếu con người không được đáp ứng đủ những nhu cầu này, họ sẽ không tồn
tại được nên họ sẽ đấu tranh để có được và tồn tại trong cuộc sống hàng ngày.
Các nhu cầu cao hơn nhu cầu cơ bản trên được gọi là nhu cầu bậc cao. Những nhu cầu
này bao gồm nhiều nhân tố tinh thần như sự đòi hỏi cơng bằng, an tâm, an tồn, vui vẻ, địa
vị xã hội, sự tôn trọng, vinh danh với một cá nhân v.v.
Các nhu cầu cơ bản thường được ưu tiên chú ý trước so với những nhu cầu bậc cao này.
Với một người bất kỳ, nếu thiếu ăn, thiếu uống... họ sẽ không quan tâm đến các nhu cầu về
vẻ đẹp, sự tôn trọng...Tuy nhiên, tuỳ theo nhận thức, kiến thức, hồn cảnh, thứ bậc các nhu
cầu cơ bản có thể đảo lộn. Ví dụ như: người ta có thể hạn chế ăn, uống, ngủ nghỉ để phục
vụ cho các sự nghiệp cao cả hơn. Ngược lại, theo chủ thuyết cách mạng vô sản, của cải, sở
hữu tài sản là nhu cầu số một bỏ qua các nhu cầu bậc cao khác.
Cấu trúc của Tháp nhu cầu có 5 tầng, trong đó, những nhu cầu con người được liệt kê
theo một trật tự thứ bậc hình tháp kiểu kim tự tháp.
Những nhu cầu cơ bản ở phía đáy tháp phải được thoả mãn trước khi nghĩ đến các nhu
cầu cao hơn. Các nhu cầu bậc cao sẽ nảy sinh và mong muốn được thoả mãn ngày càng
mãnh liệt khi tất cả các nhu cầu cơ bản ở dưới (phía đáy tháp) đã được đáp ứng đầy đủ.
6


5 tầng trong Tháp nhu cầu của Maslow:
Tầng thứ nhất: Các nhu cầu về căn bản nhất thuộc "thể lý" (physiological) - thức ăn,
nước uống, nơi trú ngụ, tình dục, bài tiết, thở, nghỉ ngơi.
Tầng thứ hai: Nhu cầu an tồn (safety) - cần có cảm giác n tâm về an tồn thân thể,
việc làm, gia đình, sức khỏe, tài sản được đảm bảo.
Tầng thứ ba: Nhu cầu được giao lưu tình cảm và được trực thuộc (love/belonging) muốn được trong một nhóm cộng đồng nào đó, muốn có gia đình yên ấm, bạn bè thân hữu
tin cậy.
Tầng thứ tư: Nhu cầu được quý trọng, kính mến (esteem) - cần có cảm giác được tơn

trọng, kính mến, được tin tưởng.
Tầng thứ năm: Nhu cầu về tự thể hiện bản thân cường độ cao) - muốn sáng tạo, được
thể hiện khả năng, thể hiện bản thân, trình diễn mình, có được và được cơng nhận là thành
đạt.

Lý thuyết mơ hình ERG của Alderfer (1969)
Thuyết ERG nhận ra 3 kiểu nhu cầu chính của con người:
7


Nhu cầu tồn tại (Existence needs): Ước muốn khỏe mạnh về thân xác và tinh thần,
được đáp ứng đầy đủ các nhu cầu căn bản để sinh tồn như các nhu cầu sinh lý, ăn, mặc, ở,
đi lại, học hành... và nhu cầu an toàn.
Nhu cầu giao tiếp (Relatedness needs): Ước muốn thỏa mãn trong quan hệ với mọi
người. Mỗi người đều có những ham muốn thiết lập và duy trì các mối quan hệ cá nhân
khác nhau. Ước tính một người thường bỏ ra khoảng phân nửa quỹ thời gian để giao tiếp
với các quan hệ mà họ hướng tới.
Nhu cầu phát triển (Growth needs): Ước muốn tăng trưởng và phát triển cá nhân trong
cả cuộc sống và công việc. Các công việc, chuyên môn và cao hơn nữa là sự nghiệp riêng
sẽ đảm bảo đáp ứng đáng kể sự thoả mãn của nhu cầu phát triển.nhầm lẫn đấng yêu
Thuyết ERG cho rằng: tại cùng một thời điểm có thể có nhiều nhu cầu ảnh hưởng đến
sự động viên - khi một nhu cầu cao hơn không thể được thỏa mãn (frustration) thì một nhu
cầu ở bậc thấp hơn sẵn sàng để phục hồi (regression)
Lý thuyết Mc.Cleland
Lý thuyết này tập trung vào 3 nhu cầu: thành công, quyền lực và liên minh.
Nhu cầu thành tích: một người có nhu cầu thành tích thường mong muốn hồn thành
những mục tiêu có tính thách thức bằng nỗ lực của mình, thích thành công khi cạnh tranh
và cần nhận được phản hồi về kết quả cơng việc của mình một cách rõ ràng.
Nhu cầu quyền lực: những người có nhu cầu quyền lực mong muốn tác
động, ảnh hưởng và kiểm soát tài ngun, kiểm sốt con người nếu có lợi cho họ.

Nhu cầu liên minh: mong muốn có mối quan hệ gần gũi và thân thiện với mọi người
xung quanh. Nhu cầu liên minh làm cho con người cố gắng vì tình bạn, thích hợp tác thay
vì cạnh tranh, mong muốn xây dựng các mối quan hệ dựa trên tinh thần hiểu biết lẫn nhau.
Ứng dụng vào thực tế, ta có thể nhận ra rằng cá nhân có nhu cầu về thành tích cao sẽ
thành cơng trong các hoạt động doanh nghiệp. Nhưng có nhu cầu thành tích cao khơng nhất
thiết sẽ trở thành một nhà quản lý tốt, đặc biệt trong các tổ chức lớn. Vì họ chỉ quan tâm để
8


cá nhân mình làm cho tốt mà khơng có ảnh hưởng đến những người khác để họ cũng làm
việc tốt. Trong khi đó, nhu cầu về quyền lực và liên minh có liên quan chặt chẽ đến thành
cơng trong quản lý. Người quản lý làm việc tốt nhất khi có nhu cầu về quyền lực cao và
nhu cầu liên minh thấp.
Một kết luận khác rút ra từ lý thuyết này là nhu cầu thành tích có thể được khuyến khích
phát triển thơng qua đào tạo. Do đó, tổ chức có thể tổ chức các chương trình đào tạo để phát
huy thế mạnh của các nhu cầu này. Ví dụ, nhân viên có thể được đào tạo những cách suy
nghĩ để đạt kết quả cao trong công việc, biết cách giành chiến thắng, biết cách phản ứng
theo tình huống... Chương trình đào tạo theo dạng này thường dành cho những nhân viên
đang làm những cơng việc địi hỏi phát huy nhu cầu thành tích cao như bán hàng.
Trên thực tế, các lý thuyết X, Y; học thuyết hai nhân tố, lý thuyết của McCellland về
nhu cầu còn được các nhà quản lý vận dụng trong các chương trình khuyến khích sự tham
gia của nhân viên. Chương trình này nhằm tận dụng tối đa khả năng của nhân viên và
khuyến khích họ gắn bó lâu dài với tổ chức. Cụ thể là cho họ tham gia vào quá trình quản
lý của tổ chức, cử đại diện của mình tham gia vào nhóm ra quyết định trong công ty hay
tham gia vào quá trình quản lý chất lượng, chia cổ phiếu cho nhân viên. Đối với lý thuyết
X, Y, chương trình này nhấn mạnh đến việc nhân viên là người thích làm việc, có trách
nhiệm và có thể tự định hướng làm việc, do đó cần cho họ tham gia vào q trình quản lý.
Đối với lý thuyết hai nhân tố, thì việc tham gia của nhân viên vào các hoạt động quản trị và
ra quyết định là một nhân tố động viên bên trong giúp họ được phát triển, cảm thấy có trách
nhiệm. Đồng thời, chương trình này cũng nhằm thỏa mãn nhu cầu của nhân viên như nhu

cầu thành tích, được tôn trọng, được nhận biết, phát triển...
Thuyết cung cầu
Cung cầu là một khái niệm phổ biến trong kinh tế, xã hội học và được nhiều nhà nghiên
cứu đề cập trong cơng trình nghiên cứu của mình. Khái niệm cung - cầu được sử dụng để
giải thích thực trạng của cơ chế thị trường. Lý thuyết cung - cầu chỉ ra rất nhiều yếu tố có
ảnh hưởng đến lượng cung, cầu hàng hóa và dịch vụ, bao gồm cả các yếu tố thuộc về khách
hàng, thuộc về nhà cung cấp và cả cơ chế thị trường. David Begg (1991), S.Pindkyck và
9


L.Rubinfied (2000) cũng như nhiều nhà kinh tế học khác chỉ ra rằng lượng cầu đối với hàng
hóa và dịch vụ bị ảnh hưởng bởi giá cả, giá của hàng thay thế, hàng bổ trợ, thu nhập, thương
hiệu, sở thích, nhận thích của người tiêu dùng, chất lượng sản phẩm và dịch vụ,… Ngồi
ra, nhu cầu hàng hóa cịn bị ảnh hưởng bởi hệ thống phân phối và thông tin bất cân xứng
(Jansen, 2002).
Trong kinh tế thị trường, điểm cân bằng được xác lập dựa trên nhu cầu của người tiêu
dùng và khả năng cung cấp của nhà sản xuất. Đối với hầu hết các hàng hóa, dịch vụ, thị
trường sẽ xác lập mức giá mà ở đó tạo nên sự cân bằng giữa cung và cầu. Điểm được gọi
là cân bằng khơng phải là điểm bất biến mà nó thay đổi dưới tác động của các yếu tố từ
phía khách hàng hay từ phía nhà cung cấp. Bàn về mức độ nhạy của sự thay đổi lượng cung,
cầu của hàng hóa dịch vụ, các nhà kinh tế sử dụng khái niệm độ co giãn. Độ co giãn để chỉ
sự thay đổi của lượng cung, cầu khi một yếu tố nào đó thay đổi. Có nhiều khái niệm về độ
co giãn như độ co giãn theo giá, theo thu nhập, độ co giãn chéo. Ngồi ra, độ co giãn cịn
phụ thuộc vào hình dáng của đường cung, cầu.
Như vậy, lý thuyết về cung cầu đã chỉ ra các yếu tố giá cả, thu nhập, thương hiệu, chất
lượng hàng hóa dịch vụ, trình độ nhận thức, hệ thống phân phối, thơng tin bất cân xứng,…
có ảnh hưởng tơi thị trường và cũng dựa vào những khái niệm nêu trên, các nhà kinh tế học
đã giải thích về cơ chế thị trường và đưa ra dự báo nhu cầu hàng hóa và dịch vụ.
2.2.2 Sự phổ biến của tiếng Anh
Ngôn ngữ nào cũng được sử dụng để giao tiếp. Tuy nhiên, ngày nay người ta coi tiếng

Anh là ngôn ngữ quốc tế; vì thế, tiếng Anh thướng được gọi là “the language of
communication” (ngơn ngữ giao tiếp). Trong thời đại tồn cầu hóa hiện nay, có vẻ mọi
người đều đồng ý sử dụng tiếng Anh để trò chuyện với nhau. Tiếng Anh được nói ở hơn
100 nước (theo ODSI).
Theo Hội đồng Anh, hiện có khoảng 1.500.000.000 người trên thế giới nói tiếng Anh
và 1.000.000.000 người khác đang học ngơn ngữ này. Ngồi ra, có 75% thư từ và bưu thiếp
trên thế giới đước viết bằng tiếng Anh. Hầu hết các hội nghị cũng như các trận thi đấu quốc
tế đều được tiến hành bằng tiếng Anh, ví dụ như thế vận hội Olympics và cuộc thi hoa hậu
10


thế giới. Cũng vậy, các nhà ngoại giao và chính trị đến từ các nước khác nhau đều sử dụng
tiếng Anh để giao tiếp với nhau. Tiếng Anh là ngôn ngữ chính trong các tổ chức như: Liên
Hợp Quốc, NATO, Hiệp hội Tự do Thương mại Châu Âu.
Tiếng Anh là ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi nhưng lại không thay thế các ngơn ngữ
khác, thay vào đó nó hỗ trợ các ngôn ngữ với các yếu tố sau: Hơn 250 triệu người Trung
Quốc học tiếng Anh. Trong 80 nước, tiếng Anh là ngôn ngữ thông dụng thứ hai hay được
phổ biến trong việc học. Ở Hồng Kông, 9 trên 10 học sinh trung học đều được học tiếng
Anh. Ở Pháp, để bắt đầu vào trung học các học sinh phải có ít nhất 4 năm hoc tiếng Anh
hay tiếng Đức; hầu hết 85% học sinh là chọn học tiếng Anh. Tại Nhật Bản, các học sinh
trung học được đòi hỏi là phải có 6 năm học tiếng Anh trước khi tốt nghiệp.
Trong các phương tiện truyền thông và giao thông
Tiếng Anh chiếm ưu thế trong giao thông vận tải và các phương tiện truyền thông.
Trong lĩnh vực du lịch và ngôn ngữ cộng đồng của hàng không quốc tế, tiếng Anh đóng vai
trị chính. Phi cơng, tiếp viên và kể cả các nhân viên kiểm sốt đều nói tiếng Anh tại các
phi trường quốc tế. Năm trong số các đài phát thanh nổi tiếng là CBS, NBC, ABC, BBC và
CBC được 300 triệu người chọn ra là các đài phát thanh tiếng Anh phổ biến nhất. Tiếng
Anh cũng là ngơn ngữ phổ biến trên các chương trình TV thuộc truyền tải vệ tinh.
Trong thời đại thông tin
Ngôn ngữ của thời đại thông tin là tiếng Anh. Hơn 80% nguồn dự trữ thơng tin của hơn

100 triệu máy tính khắp thế giới là tiếng Anh. 85% các cuộc trao đổi qua điện thoại quốc
tế được sử dụng bằng tiếng Anh, cũng như vậy số lượng mail, các cuộc điện báo và truyền
tín hiệu qua dây cáp. Chương trình chỉ dẫn trên máy tính và các chương trình phần mềm
thường được dùng bằng tiếng Anh.
Tiếng Đức đã là một ngôn ngữ của khoa học. Nhưng ngày nay, hơn 80% các bản ghi
chép khoa học được trình bày với ngơn ngữ thứ nhất là tiếng Anh. Tương tự, phân nửa kỹ
thuật và khoa học trên thế giới cũng được phổ biến bằng tiếng Anh và còn được dùng trong
các lĩnh vực y học, điện tử và kỹ thuật không gian.
11


Trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế
Tiếng Anh trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế ảnh hưởng đến hầu hết các lĩnh vực trong
nền kinh tế Châu Âu. Cũng vậy tiếng Anh hầu như tham gia hầu hết vào các thành phần
lãnh đạo của các doanh nghiệp. Các tập đoàn của nhiều quốc gia trên thế giới thường chọn
tiếng Anh như lựa chọn chính của họ
Ngơn ngữ chung
Tiếng Anh dùng như là tiếng nói chung ở nhiều nước nơi mọi người nói nhiều ngơn
ngữ khác nhau. Tại Ấn Độ, nơi có gần 200 ngơn ngữ khác nhau được sử dụng và chỉ có
30% người nói ngơn ngữ chính là tiếng Hindi.
Ngơn ngữ chính thức
Tiếng Anh là ngơn ngữ nửa chính thức của 20 nước Châu Phi bao gồm Sierra Leone,
Ghana, Nigeria, Liberia và Nam Phi.
Tiếng Anh là ngôn ngữ thống nhất của hội đồng thế giới Thiên chúa giáo và là một
ngơn ngữ chính thức của các thế vận hội và các cuộc thi hoa hậu hoàn vũ trên thế giới.
Văn hóa thế hệ trẻ
Tiếng Anh là ngơn ngữ trong văn hóa thế hệ trẻ quốc tế. Những người trẻ tuổi từ khắp
nơi trên thế giới nghe và hát các ca khúc tiếng Anh nổi tiếng thường không cần hiểu hết ý
nghĩa của lời nhạc. Các từ break dance, rap music, bodybuilding, windsurfing và computer
hacking đang lấn át dần các từ lóng của giới trẻ Đức

2.2.3 Lợi ích của việc học tiếng Anh
Tiếng Anh không chỉ giúp mở rộng phạm vi giao tiếp, gây ấn tượng với những người
xung quanh bất cứ khi nào “cất tiếng”, mà còn mang đến nhiều lợi ích khác. Chúng ta sẽ
nghĩ đến cảm giác thích thú khi được tiếp cận những thơng tin mà khơng phải ai cũng có
được. Rồi cả khi chúng ta tạo ra những bước nhảy vọt trong sự nghiệp của mình, bỏ xa
những người khác một khoảng dài. Chúng ta sẽ đạt được tất cả những điều này nếu chúng
ta có thể nói tiếng Anh thật tốt.
12


Tiếp cận tri thức
Các phương tiện thông tin ngày nay, như Internet, tivi, báo chí cung cấp những nguồn
tri thức vơ hạn, vì chúng ta đang sống trong thời đại thơng tin. Chỉ có một vấn đề là hầu hết
những thông tin này đều được viết bằng tiếng Anh. Dưới đây là một số ví dụ về những gì
chúng ta có thể sử dụng nếu biết tiếng Anh.
Hầu hết các trang Web trên mạng. Có tới hơn 1 tỷ trang Web sử dụng tiếng Anh. Thật
kinh ngạc khi chỉ cần học một ngơn ngữ là có thể khai thác hầu hết kho tri thức ấy.
Sách – về bất cứ lĩnh vực nào, từ khắp nơi trên thế giới, chúng ta có thể đọc sách của
các tác giả Anh hay Mỹ, và cả các cuốn sách được dịch từ ngôn ngữ khác. Bất cứ thể loại
sách nào chúng ta quan tâm, chúng ta đều có thể tìm đọc bằng ngơn ngữ tiếng Anh.
Báo chí. Chỉ có báo và tạp chí tiếng Anh là có thể mua được ở khắp mọi nơi trên thế
giới. Vì vậy, khơng cần phải lùng sục tìm kiếm những tờ báo như Time (Thời đại),
Newsweek (Tuần tin), hay International Herald Tribune (Diễn đàn đưa tin quốc tế).
Khoa học. Tiếng Anh là chìa khố mở cánh cửa vào thế giới khoa học. Năm 1997, 95%
các bài báo trong Danh mục Trích dẫn Khoa học (Science Citation Index) được viết bằng
tiếng Anh. Chỉ có khoảng 50% trong số đó đến từ các nước nói tiếng Anh như Anh hay Mỹ
(Theo garfiled).
Bản tin. Xem mạng lưới truyền hình quốc tế như kênh CNN và BBC. Họ phát tin tức
nhanh chóng hơn, chuyên nghiệp hơn các mạng lưới truyền hình quốc gia khác. Và chúng
ta có thể xem các kênh này trên khắp thế giới.

Thúc đẩy sự nghiệp
Tiếng Anh có những lợi ích sau:
Nếu có một vốn tiếng Anh tốt có thể nhận được việc làm mơ ước và kiếm được nhiều
tiền hơn. Mở rộng kiến thức chuyên môn. Tiếng Anh là ngôn ngữ của công nghệ, đặc biệt
những ngành công nghệ cao như khoa học máy tính, di truyền học, y học. Nghiên cứu khoa
học máy tính. Đọc các bài báo chun mơn kỹ thuật khơng mấy khó khăn. Trở thành doanh
13


nhân đẳng cấp quốc tế. Giao dịch quốc tế được tiến hành bằng tiếng Anh. Và tất cả lĩnh vực
kinh doanh ngày nay đều mang tầm quốc tế. Vì thế nếu muốn “nhập cuộc”, phải biết tiếng
Anh, để liên lạc với các doanh nhân, để tham dự hội thảo, để đọc báo và tạp chí thương mại
quốc tế v.v...Trở thành nhà khoa học tài giỏi hơn. Hãy liên lạc với các nhà khoa học ở
những nước khác, tham gia các hội nghị quốc tế, thăm các trung tâm học thuật nước ngồi.
Tìm hiểu những phát kiến mới thơng qua sách báo, tạp chí.
Sử dụng máy tính hiệu quả hơn. Hầu hết các ứng dụng máy tính đều dùng tiếng Anh,
do đó sẽ hiểu chúng rõ hơn, và trở thành nhân viên giỏi giang hơn. Học được những kỹ
năng mới cho công việc. Mục “Tiếp cận tri thức” ở trên đã giải thích
Cảm giác hài lịng
Tiếng Anh khơng chỉ hữu ích mà còn mang lại cho cảm giác hài lòng: Cảm giác tiến bộ.
Mang lại cảm giác hài lịng khi có thể nói chuyện với người Mỹ hoặc xem các kênh tivi
tiếng Anh. Cảm giác thích học tiếng Anh hơn, nếu luôn nhớ rằng mỗi giờ học tiếng Anh là
một giờ đưa đến gần sự hồn thiện hơn. Khi đã thơng thạo tiếng Anh sẽ mang lại cảm giác
thích thú mỗi khi sử dụng nó. Có thể thưởng thức nhiều hơn nữa các bản nhạc tiếng Anh.
Chắc chắn âm nhạc sẽ hay hơn nhiều nếu hiểu được cả ca từ của bài hát. Ngồi ra, tiếng
Anh cịn tạo cơ hội cho chúng ta có thể kết bạn với mọi người từ khắp nơi trên thế giới, đi
du lịch thuận tiện hơn, góp phần nâng cao được một kỹ năng giao tiếp rất đặc biệt- giao tiếp
qua các tác phẩm nghệ thuật, sẽ cảm nhận được văn hóa thế giới theo một cách rất khác
biệt.
2.2.4 Tiếng Anh trong xu thế toàn cầu hóa

Thế giới ln thay đổi từng ngày, tồn cầu hố và hợp tác cùng nhau phát triển là xu
thế tất yếu. Trong xu thế tồn cầu hố hiện nay, tiếng Anh đã trở thành điều kiện tiên quyết
để mỗi quốc gia hội nhập vào đại gia đình thế giới. Rõ ràng chúng ta không thể phủ nhận
tầm quan trọng ngày càng lớn của tiếng Anh trong xã hội hiện đại.
Thực tế q trình tồn cầu hóa đã trở thành mạch nước ngầm lan tỏa vào nền kinh tế,
chính trị, văn hóa, xã hội của các quốc gia và tác động đến đời sống hàng ngày của mỗi con
14


người. Tồn cầu hóa liệu có liên quan đến các bạn trẻ và sinh viên trong việc học tiếng
Anh? Câu chuyện tồn cầu hóa chắc chắn khơng cịn xa lạ như bạn nghĩ. Q trình tồn cầu
hóa đã giúp lực lượng lao động có trình độ tại các nước đang phát triển ngày càng có thêm
cơ hội cạnh tranh làm việc cho các tổ chức đa quốc gia, được trả lương hấp dẫn. Để kết nối
trong một thế giới phẳng, tiếng Anh nhanh chóng trở thành ngơn ngữ chính của nhân loại
kết nối trong q trình tồn cầu hóa. Có hơn 400.000 người nói tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ;
1,4 tỷ người hiện đang sử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai sau tiếng mẹ đẻ và như
vậy. 1/3 dân số thế giới đang cùng sử dụng một ngôn ngữ chung là tiếng Anh để giao tiếp
và làm việc.
Tiếng Anh, một trong những ngôn ngữ quốc tế quan trọng bậc nhất trên thế giới, trong
mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Có thể nói, Tiếng Anh là một công cụ không thể thiếu
trên con đường hội nhập và phát triển cùng với bạn bè năm châu, ln đóng vai trò là
phương tiện giao tiếp giữa các quốc gia, là phương tiện đặc biệt hữu ích cho việc giao tiếp,
trao đổi trong lĩnh vực kinh tế - xã hội. giữa các nền văn hố, giữa các cơng ty tổ chức quốc
tế và giữa các cộng đồng đặc biệt khi khoa học kĩ thuật đã và đang thu hẹp khoảng cách
giữa các quốc gia trong việc giao lưu kinh tế, văn hố.
Đất nước ta đang trên đà phát triển, vì vậy tiếng Anh là công cụ hỗ trợ đắc lực cho
chúng ta hội nhập, hợp tác, đặc biệt khi Viêt Nam đã gia nhập WTO thì vai trị tiếng Anh
càng trở nên cần thiết. Tuy nhiên, việc dạy và học kĩ năng nói tiếng Anh ở Việt Nam chưa
được đánh giá đúng mức.
Hiện nay, ngày càng có nhiều sinh viên định hướng vào các Tập đồn đa quốc gia, cơng

ty nước ngồi, hay những tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam. Xu hướng lựa chọn các tổ
chức có yếu tố nước ngoài phần nào thể hiện tư duy mới của giới trẻ trong một bối cảnh xã
hội có nhiều thay đổi và câu chuyện tồn cầu hóa khơng cịn của riêng ai. Một cơng việc
tốt, thu nhập cao, có cơ hội phát triển luôn là kỳ vọng của các sinh viên Việt khi ra trường.
Trên thực tế, giới trẻ và sinh viên Việt Nam đã nằm trong quỹ đạo của q trình tồn cầu
hóa. Ý thức về việc nâng cao trình độ và kỹ năng Anh ngữ, kỹ năng mềm của sinh viên đã

15


ngày càng thay đổi. Tuy nhiên học tiếng Anh như thế nào để thành công và đạt được mục
tiêu, ứng dụng được trong công việc tương lai lại là một điều đáng bàn.
Việc sử dụng Tiếng Anh một cách thuần thục đã trở thành một yêu cầu không thể thiếu
đối với mỗi người, muốn nâng cao trình độ, muốn du học nước ngoài, hay đơn giản là tiếp
cận và khai thác một cách tối ưu nhất những thành tựu khoa học kĩ thuật công nghệ, bạn
cần phải biết Tiếng Anh. Trình độ Tiếng Anh càng cao, bạn càng có nhiều cơ hội để phát
huy năng lực của mình. Nhìn chung, ngoại ngữ không phải là một môn học theo công thức
nhưng trong thực tế, khi học ngoại ngữ, hầu hết sinh viên Việt Nam thường chú trọng vào
ngữ pháp hơn là giao tiếp. Kết quả là nhiều sinh viên có thể nắm chắc ngữ pháp Tiếng anh
còn hơn cả người bản ngữ nhưng khi giao tiếp thì họ lại tỏ ra lúng túng và rất kém. Ở các
nước khác thì có phần ngược lại, người ta thường quan tâm nhiều tới việc học nghe, học
nói trước, cần phải tăng cường giao tiếp mọi lúc, mọi nơi, sau đó mới đến học ngữ pháp.
Trước thềm hội nhập khi Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của WTO, các
chuyên gia giảng dạy tiếng Anh cho rằng, môn ngoại ngữ không chỉ cịn là mơn học chính
thức mà là mơn học bắt buộc được quan tâm hàng đầu. Việc dạy và học ngoại ngữ không
chỉ trang bị cho học sinh những kiến thức ngữ pháp chắc chắn mà còn tạo cho học sinh khả
năng nghe nói tốt… Đưa nghe, nói, đọc, viết trở thành một trong 4 mơn thi chính thức trong
kiểm tra ngoại ngữ ở tất cả các trường đại học, cao đẳng. Thường xuyên tổ chức các buổi
ngoại khoá, các câu lạc bộ để thu hút đông đảo học sinh - sinh viên tham gia. Giáo viên cần
chủ động tạo điều kiện cho học sinh - sinh viên giao tiếp với nhau bằng ngoại ngữ.

Nhu cầu học tiếng Anh mang tính khu vực và tồn cầu này cho thấy nhu cầu giao tiếp
bằng tiếng Anh ngày càng tăng đối với việc phát triển kinh tế và xã hội ở tầm cỡ quốc gia
cũng như đối với mỗi cá nhân trong xã hội. Vì thế, việc nâng cao chất lượng dạy học môn
tiếng Anh trong nhà trường là xác lập một tiền đề quan trọng để đẩy nhanh quá trình hội
nhập, phát triển kinh tế - văn hóa đất nước.
2.2.5 Một số khó khăn của sinh viên trong việc học tiếng Anh
Những khó khăn trong việc học ngữ pháp tiếng Anh
16


Trong các phần của Tiếng anh thì có thể nói ngữ pháp là phần địi hỏi sự kiên trì, bền
bỉ của các bạn nhất. Và tất nhiên nhiều bạn thiếu điều này nên khơng thể follow nó được
hết.
Một vài bạn khác thì chỉ đọc được những quyển ngữ pháp cơ bản và nghĩ rằng nó là đủ
và dừng lại. Điều này là sai lầm bởi ngữ pháp tiếng anh rất rộng lớn, chúng ta nên mua/
download trên mạng những tài liệu về ngữ pháp (từ cơ bản đến nâng cao, học thành ngữ
tiếng anh, cách dùng câu trong văn viết/ văn nói,…)
Rất nhiều bạn học ngữ pháp khơng có hệ thống, khơng khoa học. Mình giả sử việc học
từ mới đi chẳng hạn. Nhiều bạn chỉ học bằng cách thấy một từ mới trong sách rồi xem nghĩa
của nó trong từ điển để hiểu nghĩa của nó. Hoặc là từ “Many” chẳng hạn, nó có nghĩa là
“nhiều” nhưng nhiều bạn chỉ tra từ này là xong, như vậy sẽ không mở rộng được vốn từ,
các bạn có thể sử dụng từ điển Anh – Anh để có thể biết thêm các từ đồng nghĩa của nó để
mình có thể đa dạng hóa trong cách sử dụng, ví dụ như các từ “Heaps/Bunches of”, “Scores
of”, “A flood/mountain of”, …cũng có nghĩa là “nhiều/ rất nhiều” mà lại mang tính hình
ảnh rất hay,…
Các bạn chưa có cách học hợp lý. Có nhiều cách học mà có thể nhiều người đã biết đến
rồi, mình chỉ muốn đề cập thêm một cách, đó chính là: Study group. Khi học nhóm thì mọi
người có thể sửa sai cho nhau, bổ sung kiến thức cho nhau rất hiệu quả mà lại nhớ lâu. Tuy
nhiên một nhóm thì khơng nên q nhiều người đâu (chỉ tầm 3 – 4 bạn thơi) vì có một idiom
là: “Two heads are better than one” mà. Rất nhiều bạn học một mình với lý do là để tập

trung. Điều này đúng trong trường hợp học các môn khác chứ không phải tiếng anh vì Tiếng
Anh bản chất của nó là một ngơn ngữ, mang tính giao tiếp vì thế khi học mà có sự giao tiếp
thực hành thì cịn gì bằng!
Ngun nhân gây khó khăn trong việc nghe tiếng Anh
Bạn cố gắng nghe tất cả các từ: Sở dĩ bạn có thể nói chuyện với bạn bè trong một khơng
gian ồn ào là do bạn có khả năng hiểu được ý người nói dù cho bạn khơng thể nghe được
tất cả các từ. Vậy tại sao bạn lại không cố gắng sử dụng khả năng này trong tiến Anh? Bạn
hãy tìm xem nhưng từ nào lá quan trọng nhất cần phải nghe và cố gắng nghe các từ đó.
17


Điều này khơng q khó vì những từ này thường được đọc lớn hơn và lâu hơn các từ còn
lại.
Bạn khơng theo kịp bài nghe vì mãi tìm nghĩa của một từ bạn vừa nghe được: Đây là
một vấn đề mà hầu hết những ai học tiếng Anh đều đã từng trải qua ít nhất một lần. Điều
này thường xảy ra khi bạn nghe được một từ khá quen thuộc nhưng bạn lại không nhớ rõ.
Trong khi bạn cố nhớ ra nghĩa của từ đó thì bạn đã mất đi một đoạn khá dài trong bài nghe
rồi. Để tránh rơi vào tình trạng này bạn cần chú ý đến phần ôn lại từ vựng của giáo viên
trước mỗi bài nghe đồng thời luyện kĩ năng đoán từ trong ngữ cảnh.
Bạn khơng biết nghĩa của các từ khóa (key words): Việc tập trung vào phần ôn từ vựng
trước mỗi bài nghe và khản năng đốn từ trong ngữ cảnh cũng có thể có ích cho bạn trong
trường hợp này. Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là bạn phải tự trao dồi vốn từ vựng cho
mình.
Bạn khơng nhận ra được những từ mà bạn đã biết: Bạn có thể gặp rắc rối khi phải phân
biệt các từ có những âm tiết gần giống nhau. (Ví dụ: /l/ và /r/ trong "led" và "red" hoặc
"there", "their" và "they're"). bạn cũng có thể gặp vấn đề với các trọng âm của từ, của câu
và việc luyến âm trong các bài nghe nhanh. Vậy nên việc rèn luyện phát âm cũng rất quan
trọng trong việc rèn luyện kĩ năng nghe.
Bạn gặp khó khăn khi phải nghe nhiều giọng khác nhau: Trong quá trình luyện nghe
bạn sẽ phải nghe nhiều giọng khác nhau : Anh, Mĩ, Úc, thậm chí là cả Ấn Độ va Pháp. Để

rèn luyện khả năng nghe được nhiều giọng khác nhau cần khá nhiều thời gian. Bạn có thể
luyện nghe qua kênh BBC hoặc xem các bộ phim khơng có phụ đề.
Bạn bị ức chế tinh thần: Điều này có thể xảy ra nếu bạn bị áp lực bởi điểm nghe kém
trong trường hoặc bởi các kì thi. Dù là nguyên nhân gì đi nữa thì việc bạn cần làm là lấy lại
tự tin. Hãy bắt đầu từ những bài nghe dễ. Bạn cũng có thể biến những bài nghe dễ thành
những bài luyện ngữ âm cho mình.
Bạn bị phân tâm bởi tiếng ồn xung quanh: Học cách quen với những tiếng ồn cũng là
một phần trong quá trình luyện kĩ năng nghe. Đầu tiên hãy chọn những băng đĩa có chất
18


lượng, sau đó chọn một nơi thật yên tĩnh để bắt đầu bài nghe của mình. Khi trình độ nghe
của bạn đã khá hơn, hãy thử nghe những bài nghe “ồn ào” hơn ví dụ như các bài hội thọai
trong các bữa tiệc chẳn hạn.
Bạn không thể nghe được khi khơng có hình ảnh trước mắt: Bạn có thể gặp khó khăn
khi nghe mà khơng thấy hình ảnh của người nói. Việc xem qua một vài vức tranh nhỏ trong
bài nghe có thể giúp bạn ít nhiều đốn được nội dung mình sắp nghe.
Bạn khơng phân biệt được các giọng nói khác nhau: Bạn thật sự gặp rắc rối nếu như
khơng thể phân biệt giọng nói của nhiều người trong cùng một cuộc hội thoại. Hãy tập nghe
những đoạn hội thoại giữa 1 người đàn ông và 1 phụ nữ trước. Bạn cũng có thể nghe đoạn
hội thoại giữa một nhóm người và thử đếm xem mỗi người nói bao nhiêu lần.
2.2.6 Mơ hình
Kết quả nghiên cứu định tính và hiệu chỉnh thang đo cho đề tài
Quá trình nghiên cứu định tính nhóm đã xác minh được có 3 nhân tố ảnh hưởng tới nhu
cầu học tiếng anh của sinh viên:
1) Động cơ
2) Sự yêu thích
3) Chi phí
Từ kết quả trên, nhóm chúng tơi thiết lập nên mơ hình nghiên cứu sơ bộ như sau:


19


Động


Nhu cầu
học Tiếng
Anh
Sự yêu
thích

Chi phí

Động cơ là cái thúc đẩy, tạo ra sức mạnh tinh thần, được nảy sinh từ những nhu cầu mà
đối tượng thỏa mãn nó đã được chủ thể nhận thức rõ ràng, có chức năng định hướng,
thúc đẩy và duy trì chủ thể nhằm chiếm lĩnh và phát huy nó. Động cơ học ngoại ngữ được
coi là một loại động cơ đặc trưng, có tác dụng thúc đẩy con người hoạt động để vươn tới
mục đích học tập. Động cơ học tiếng anh rất quan trọng vì nó quyết định mức độ tham gia
và thái độ tích cực của sinh viên đối với việc học tiếng anh. Động cơ là một trong những
yếu tố chính quyết định sự thành công trong việc học tiếng anh của sinh viên. Tùy thuộc
vào mỗi sinh viên mà các động cơ hoc tập cũng khác nhau như: Mong muốn có công việc
tốt trong tương lai, muốn lĩnh hội được kiến thức nhân loại…Nếu mỗi sinh viên đều có
động cơ học tập rõ ràng điều đó sẽ giúp việc học tiếng anh sẽ tốt và hiệu quả hơn.
Để hiểu rõ vấn đề này, nhóm nghiên cứu đã thực hiện khảo sát để tìm ra sự ảnh hưởng
của các yếu tố động cơ tác động đến nhu cầu học tiếng anh của sinh viên Đại học Mở.
Sự yêu thích
Với mỗi cá nhân việc phân bổ thời gian học tiếng anh cho phù hợp với việc học và
công việc cũng là điều quan trọng. Đối với những bạn tự học, có thể học tiếng anh vào
sáng sớm hoặc chiều tối sau khi đã hồn thành xong những mơn học khác hoặc trong thời

gian rãnh rỗi như vào giờ nghỉ trưa. Với những sinh viên lựa chọn tới trung tâm hoặc
20


trường học để học tiếng anh sẽ tập trung vào các buổi học lúc chiều tối. Cũng như mức độ
ưu tiên cho việc học tiếng anh thì mỗi sinh viên sẽ dành ra khoảng thời gian khác nhau để
học tiếng anh. Có bạn sẽ dành ra 30 phút mỗi ngày để học, có bạn sẽ là 1 giờ hoặc nhiều
hơn. Bên cạnh đó thời gian học dành cho mỗi kĩ năng cũng sẽ khác nhau tùy theo khả
năng sẵn có của mỗi người. Có người giỏi đọc nhưng lại dở kĩ năng nghe sẽ dành nhiều
thời gian hơn để luyện nghe tiếng anh.Và ngược lại người dở kĩ năng đọc nhưng lại giỏi
nghe thì sẽ dành nhiều thời gian hơn cho việc đọc hiểu tiếng anh.
Chi phí

1. Đi học tiếng Anh ở trung tâm
Ưu điểm đi học tiếng Anh ở trung tâm: Có giáo viên nước ngồi giảng dạy, được
hướng dẫn kèm cặp, có giáo trình được xây dựng khoa học, lộ trình, phương pháp học
cụ thể, có mơi trường để thực hành, được tạo động lực:
Nhược điểm đi học tiếng Anh ở trung tâm: Hiện nay có quá nhiều trung tâm tiếng
Anhkhông biết chọn trung tâm nào, đắt tiền
Vậy có nên đi học tiếng anh ở trung tâm, việc này phù hợp với những bạn nào? Phù
hợp với những bạn nào có khả năng tự học kém hoặc khơng có nhiều thời gian để tự
học. Vì khi đến các trung tâm để học các bạn sẽ được học tập trong một mơi trường
tiếng Anh hồn tồn với giáo viên và học viên, từ đó sẽ kích thích bạn thích học hơn là
ở nhà với một đống tài liệu tiếng Anh.
2. Tự học
Ưu điểm: Không phải lăn tăn về chuyện tiền học
Nhược điểm: Khơng có điều kiện giao tiếp tiếp Anh tốt, khơng có người sửa lỗi cho
mình trong q trình học
Vậy tự học phù hợp với những ai?
21



Với những bạn khơng có đủ điều kiện kinh tế hoặc đang muốn dành dụm số tiền này
vào 1 việc khác quan trọng hơn, bạn hồn tồn có thể tự học ở nhà. Tuy nhiên phải
đảm bảo bạn là người kiên trì, có ý thức tự học tốt. Tham gia vào các cộng động nói
tiếng Anh, các phịng speaking, chi phí thấp nhưng vẫn có cơ hội thực hành tiếng Anh
với các bạn thành viên, có nhiều tài liệu để tham khảo. Với sự hỗ trợ của internet hiện
nay, bạn hồn tồn có thể tìm thấy được nhiều tài liệu tiếng Anh hay trên mạng.
Môi trường học tiếng Anh của sinh viên
Các trung tâm Anh ngữ
Hiện nay có nhiều sinh viên đang theo học tại các trung tâm Anh ngữ trong và ngoài
nước. Chất lượng đào tạo của các trung tâm này nhìn chung có chất lượng hơn hẳn so với
việc học tại trường do số lượng học viên/lớp ít, giáo viên có trình độ và bằng cấp cao, bên
cạnh đó cịn được học trực tiếp với giáo viên bản xứ và có các phương tiện, multimedia
hiện đại hỗ trợ tối đa cho việc học. Nhưng chi phí cho việc học tại trung tâm khá cao,
thậm chí rất cao và khơng phải sinh viên nào cũng có khả năng đáp ứng được. Do đó, sinh
viên thường chấp nhận với vốn kiến thức được học ở trường hoặc tự học nhằm năng cao
kỹ năng
Các câu lạc bộ tiếng Anh
Được hình thành từ nhu cầu trao dồi và rèn luyện các kỹ năng Anh ngữ đặc biệt là kỹ
năng giao tiếp giữa các nhóm sinh viên vừa và nhỏ đã mở rộng và phát triển thành các câu
lạc bộ nhằm tạo môi trường thuận lợi để các sinh viên có thể rèn luyện và trao dồi kỹ
năng giao tiếp với nhau, giúp nhau cùng tiến bộ. Đây là một phương pháp rất tích cực,
hiệu quả của các câu lạc bộ này mang lại là rất lớn vì ở đây sinh viên có cơ hội tiếp xúc và
giao tiếp với nhiều người tại nhiều địa điểm khác nhau như: công viên, quán ăn, siêu thị,
quán café,… Ở những địa điểm khác nhau sinh viên sẽ được tiếp xúc với những người có
trình độ chuyên môn khác nhau, sinh viên sẽ được học những thứ mới mẻ hơn, mở rộng
vốn từ giao tiếp. Quan trọng hơn nó cịn giúp cho sinh viên trở nên tự tin trong việc sử
dụng tiếng Anh để giao tiếp. Việc học ở các câu lạc bộ dường như không mất quá nhiều
chi phí nên được nhiều sinh viên ưu ái lựa chọn. Tuy nhiên, việc đi lại lại trở nên khó

22


khăn với những bạn khơng có phương tiện riêng hoặc quỹ thời gian đi lại không cho phép
nên việc học ở câu lạc bộ cũng trở nên khó khăn và bất tiện.
Học với gia sư
Vì là 1 kèm 1 hoặc 1 kèm 2 hoặc 3 người trong cùng một nhóm nên việc học với gia sư
chi phí rất cao, đó là lý do tại sao rất ít sinh viên lựa chọn việc học này. Nhưng bù lại,
việc học với gia sư rất hiệu quả, vì gia sư sẽ biết được rõ trình đơ của sinh viên đến đâu,
giỏi chổ nào để nâng cao và yếu kém chổ nào để khắc phục. Học với gia sư sẽ hiệu quả
trong việc nâng cao kỹ năng Đọc – Viết của sinh viên hơn hết.
Tự học
Vì quỹ thời gian hạn chế nên hầu hết các sinh viên ở năm 3, năm 4 thường lựa chọn
phương pháp tự học để rèn luyện và nâng cao trình độ Anh ngữ của mình. Việc tự học
hầu như khơng tốn chi phí hoặc tốn chi phí rất thấp và khơng bị phụ thuộc việc đi lại nên
đó là sự lựa chọn tối ưu của hầu hết sinh viên. Có 2 phương pháp tự học là học qua sách
vở và học online.
Tự học qua sách vở
Đây là phương pháp tự học truyền thống nên khá phổ biến đối với sinh viên. Ưu điểm của
phương pháp này là các bài học đều là chính thống, ít sai sót nên mang lại hiệu quả cao,
có thể mang đi bất cứ nơi đâu để học. Nhược điểm là hạn chế về mặt bài học, 1 quyển
sách không thể chứa tất cả các bài học mà sinh viên cần, việc tra cứu cũng trở nên khó
khăn, mất nhiều thời gian hơn. Chính vì thế mà trong giai đoạn phát triển hiện nay sinh
viên khơng cịn ưu ái việc tự học này nữa.
Học tiếng Anh qua Internet
Với tốc độ phát triển công nghệ thông tin hiện nay, việc học online đã trở nên gần gũi với
hầu hết tất cả sinh viên. Hiện nay có rất nhiều trang web giảng dạy tiếng Anh với chi phí
rât thấp, thậm chí miễn phí. Bên cạnh đó, sinh viên cịn có thể trao dồi và rèn luyện kỹ
năng giao tiếp qua các mạng xã hội, được giao tiếp với cả người bản xứ. Chỉ cần có 1
chiếc smart phone có mạng di động sinh viên có thể tra cứu những bài học mà mình cần

chỉ trong vài giây ở mọi lúc mọi nơi. Hạn chế của phương pháp này là khơng phải trang
thơng tin nào cũng chính thống, khơng có độ chính xác cao, bị sai lệch về kiến thức.
23


Chính vì thế mà sinh viên cần phải cân nhắc lựa chọn những nguồn thông tin đáng tin cây
để tham khảo.
2.3. Lịch sử nghiên cứu
2.3.1 Nghiên cứu trong nước
Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến việc học anh ngữ của sinh viên khoa kinh tế & quản
trị kinh doanh trường đại học Cần Thơ của Quan Minh Nhựt và Phạm Phúc Vinh Khoa
Kinh tế & Quản trị Kinh doanh, Trương Đai hoc Cân Thơ: “ Nghiên cứu tập trung phân
tich và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc hoc lấy chứng chỉ Anh ngữ của sinh viên
Khoa Kinh tế & Quản trị Kinh doanh-Trương Đai hoc Cân Thơ thông qua kỹ thuật phân
tich nhân tố trên bộ dữ liệu thu thập từ 160 sinh viên theo thang đo Likert 5 cấp độ. Ngoài
ra, bài viết đã cố gắng ước lượng và phân nhóm sinh viên có sự khác nhau về việc đánh giá
tâm quan trong của các yếu tố liên quan đến việc hoc – thi chứng chỉ ngoai ngữ bằng kiểm
định ANOVA. Kết quả kiểm định cho thấy có sự khác nhau ở 3/6 nhóm nhân tố đưa vào
khảo sát. Cụ thể, có sự khác nhau giữa hai nhóm sinh viên trong việc thể hiện mức độ quan
tâm đối với các nhóm nhân tố ứng dụng thực tiễn, sở thich và giải tri, và khó khăn trong
quá trình hoc, thi ở mức ý nghĩa 5%.”
Tạp chí Cơng Nghệ và Khoa học, đại học Đà Nẵng, Khảo sát nhu cầu học tiếng anh
chuyên đối với sinh viên ngành điện tử “Nâng cao chất lượng dạy và học Tiếng Anh là một
trong những vấn đề quan tâm ở các trường cao đẳng và đại học ở Việt Nam. Trong phạm
vi bài báo này, người nghiên cứu tập trung vào việc khám phá nhu cầu và thái độ đối với
việc học Tiếng Anh chuyên ngành của sinh viên ngành Xây dựng ở trường Cao đẳng Giao
thông Huế. Bài báo cũng đưa ra những đánh giá về tầm quan trọng, những khó khăn mà
sinh viên đang đối mặt trong việc học Tiếng Anh cơ bản và nhu cầu đối với việc học Tiếng
Anh chun ngành để tìm kiếm cơng việc thích hợp trong tương lai. Ngồi ra, bài báo cịn
tập hợp những ý kiến của các giáo viên dạy Tiếng Anh nhằm giúp sinh viên thỏa mãn nhu

cầu học Tiếng Anh chuyên ngành và đưa ra những đề nghị xây dựng khóa học Tiếng Anh
chuyên ngành thử nghiệm ở trường Cao đẳng Giao thông Huế.”
2.3.2 Nghiên cứu thế giới
24


Nghiên cứu của Yuan Kong trong bài báo “A Brief Discussion on Motivation and
Ways to Motivate Students in English Language Learning’’ trên tạp chí International
Education Studies xuất bản tháng 5 năm 2006 đã chỉ ra những điểm khác nhau cơ bản giữa
các loại động cơ học đặc biệt là hai loại động cơ trên và sự ảnh hưởng của chúng đối với
việc học từ đó đưa ra một số phương pháp (PP) giúp thúc đẩy sinh viên (SV) học TA như:
Sử dụng đa dạng các hoạt động trên lớp học TA, tạo bầu khơng khí học tập thoải mái và
tích cực cho SV, tạo điều kiện cho SV được trải nghiệm sự thành cơng v.v. Cùng mục đích
tìm hiểu về động cơ học NN của SV tác giả Li Jun Wei của Viện Khoa Học Công Nghệ
Changzhou với bài báo cáo khoa học tiêu đề: “A Case Study of Changing Motivàtion In
Foreign Language Learning” nhằm nghiên cứu về sự thay đổi động cơ học trong suốt khóa
học của SV để đưa ra phương pháp khả thi giúp thúc đẩy động lực học ngôn ngữ của SV
như giáo viên (GV) nên tổ chức các hoạt động mang tính hợp tác trên lớp cho SV hay cho
SV học bài và làm bài tập theo nhóm v.v.
3. Tài liệu tham khảo
1. Hồng Văn Vân (2008). “Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đao tạo tiếng anh
không chuyên ở Đại học Quốc gia Hà Nội”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội
2. Nguyễn Thị Hải (2011), “Xây dựng các giải pháp tạo động cơ học tiếng anh tích cực
theo chuẩn quốc tế toeic cho sinh viên không chuyên ngữ tại trường đại học Nha Trang”
3. Lê Hoàng Duy Thuần, “Thực trạng và một số góp ý xung quanh việc dạy và học TA
theo chuẩn TOEIC”. Khoa Ngoại Ngữ - trường Đại học Nha Trang.
4. Phạm Thị Tố Như (2010). “Tác động của yếu tố văn hóa xã hội đối với việc học tiếng
anh của sinh viên năm nhất – khoa tiếng anh trường Đại học Ngoại Ngữ, Đại học Đà
Nẵng”, Tạp chí Khoa học và Cơng nghệ trường Đại học Đà Nẵng, (số 5(40)), trang 162 166.
5. Williams, M., & Burden, R. (1997). Psychology for language teachers. Cambridge

University Press.
6. Yuan Kong. A Brief Discussion on Motivation and Ways to Motivate Students in
English Language Learning. Intenational Studies, 2(2), (p.p.145 – 149).
25


×