Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Chất lượng các chương trình phát thanh về văn hóa chăm trên sóng đài tiếng nói việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 129 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

NGUYỄN THỊ MINH HẠNH

CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH VỀ
VĂN HĨA CHĂM TRÊN SÓNG ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM
(Khảo sát Chương trình phát thanh Tiếng Chăm và Chương trình Thời sự
Tổng hợp tiếng Việt do CQTT Đài Tiếng nói Việt Nam tại TPHCM sản
xuất từ tháng 6 năm 2016 đến tháng 6 năm 2017)
Ngành

: Báo chí học

Mã số

: 62 32 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. HUỲNH VĂN THƠNG

Thành phố Hồ Chí Minh - 2017


LỜI CAM ĐOAN


Đây là cơng trình nghiên cứu của tơi, với sự hướng dẫn
tận tình, trách nhiệm của TS. Huỳnh Văn Thông. Các số liệu
để triển khai luận văn này là hồn tồn trung thực, là kết quả
lao động tích cực, nghiêm túc và sự nỗ lực, quyết tâm của
bản thân. Các số liệu được sử dụng trong luận văn chưa từng
được diễn giả nào công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Minh Hạnh


LỜI CẢM ƠN

Cơng trình này hồn thành là nhờ sự giúp đỡ của Khoa Báo chí, Học
viện Báo chí và Tuyên truyền; Học viện Cán bộ TPHCM; Cơ quan thường trú
Đài Tiếng nói Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh; Viện Khoa học Xã hội
vùng Nam bộ. Tác giả xin trân trọng cảm ơn các cơ quan, đơn vị đã giúp đỡ
tác giả, đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình, trách nhiệm của cá nhân TS.
Huỳnh Văn Thơng, người trực tiếp hướng dẫn; TS. Phú Văn Hẳn - Phó Viện
trưởng Viện Khoa học Xã hội vùng Nam bộ; Th.s Tạ Đức Toàn- Giám đốc Hệ
phát thanh Dân tộc- Đài Tiếng nói Việt Nam; ơng Kpa Simon- Phó Giám đốc
Cơ quan thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam tại Tây Nguyên; nhà nghiên cứu
văn hóa Chăm Inra Sara.
Dù tác giả đã hết sức nỗ lực, cố gắng để hoàn thiện luận văn này, nhưng
sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, khiếm khuyết, rất mong q thầy, cơ và
đồng nghiệp góp ý để luận văn được hồn thiện hơn.

Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Minh Hạnh


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU

1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CÁC CHƯƠNG

10

TRÌNH PHÁT THANH VỀ VĂN HĨA CHĂM

1.1. Một số khái niệm
1.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về việc tuyên truyền các
vấn đề văn hóa dân tộc
1.3. Chủ trương của Đài Tiếng nói Việt Nam trong phát thanh tiếng
dân tộc

10
22
27

Chương 2: THỰC TRẠNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH VỀ
VĂN HĨA CHĂM DO CƠ QUAN THƯỜNG TRÚ ĐÀI
TIẾNG NĨI VIỆT NAM TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
SẢN XUẤT


32

2.1. Kết cấu các chương trình

32

2.2. Tổ chức sản xuất các chương trình

38

2.3. Vai trị của các chương trình

46

2.4. Nhu cầu tiếp nhận thơng tin về văn hóa Chăm của thính giả

56

2.5. Thực trạng phát sóng các chương trình

61

Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG
TRÌNH VỀ VĂN HÓA CHĂM TRÊN SÓNG ĐÀI TIẾNG
NÓI VIỆT NAM

3.1. Những vấn đề đặt ra
3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng các chương trình văn hóa Chăm
trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam
3.3. Một số kiến nghị

KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

64
64
69
84
88
90
94


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

PTTH

:

Phát thanh - Truyền hình

TPHCM

:

Thành phố Hồ Chí Minh

VOV

:


Đài Tiếng nói Việt Nam

VOV TPHCM

:

Cơ quan thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam
tại Thành phố Hồ Chí Minh


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Trang
Bảng 2.1:

Lịch phát sóng các chương trình Tiếng Chăm trong tuần

Bảng 3.1:

Thống kê tỷ lệ người dân tộc bắt được sóng radio
của VOV

Biểu đồ 2.1:

59

Thống kê đánh giá đối với tin bài về văn hóa Chăm
trong chương trình Thời sự Tổng hợp bằng Tiếng Việt

Bản đồ 2.1:


78

Thống kê đánh giá đối với tin bài về văn hóa Chăm
trong chương trình phát thanh Tiếng Chăm

Biểu đồ 2.2:

32

60

Vùng phủ sóng phát thanh của chương trình phát
thanh Tiếng Chăm, Chương trình Thời sự Tổng hợp
bằng Tiếng Việt và các chương trình khác của VOV
TPHCM sản xuất phát trên sóng AM 657 KHz (vịng
trịn màu đỏ)

61


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Dân tộc Chăm là một bộ phận của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, với
khoảng 200.000 người, sinh sống tại 35 huyện, thị của 10 tỉnh, thành phố khu
vực Nam Trung Bộ và Nam Bộ, nhiều nhất là ở các tỉnh Ninh Thuận, Bình
Thuận, Phú Yên, An Giang, Tây Ninh và Thành phố Hồ Chí Minh. Cùng với
lịch sử hình thành và q trình kế thừa, phát triển, dân tộc Chăm có một nền
văn hóa lâu đời, đặc sắc, phong phú, độc đáo. Dấu ấn văn hóa dân tộc Chăm

được thể hiện rõ nét trong kiến trúc, điêu khắc (các đền tháp, phù điêu, tượng
thờ) và ở các lĩnh vực khác như: phong tục tập qn, lễ hội, tín ngưỡng, tơn
giáo, tiếng nói, chữ viết, âm nhạc, nghệ thuật biểu diễn...Văn hóa đó bao gồm
cả văn hóa hóa phi vật thể (phong tục tập qn, lễ hội, tín ngưỡng, tơn giáo,
tiếng nói, chữ viết, âm nhạc, nghệ thuật biểu diễn...) và văn hóa vật thể (thơn
xóm, nhà cửa, ẩm thực, trang phục truyền thống, di tích lịch sử, cơng trình
kiến trúc, điêu khắc như đền tháp, phù điêu, tượng thờ...). Giá trị văn hóa của
dân tộc Chăm được lưu truyền và phổ biến thơng qua các hoạt động lễ hội
trong vùng có đơng đồng bào Chăm sinh sống, qua du lịch và qua báo chí
truyền thơng, trong đó có phát thanh.
Người Chăm ln có ý thức giữ gìn những giá trị văn hóa của dân tộc
mình. Nhưng hiện nay, trong điều kiện hội nhập, tồn cầu hóa, con em đồng
bào Chăm đa phần được tiếp cận với nhiều nền văn hóa khác, chịu ảnh hưởng
và có thay đổi về tập quán, văn hóa, ngơn ngữ, lối sống…dẫn đến khơng hiểu
biết cặn kẽ, ít quan tâm tìm hiểu sâu về văn hóa dân tộc mình. Song song đó,
sự bùng nổ của các loại hình, phương tiện truyền thông cũng diễn ra ở các địa
bàn có đồng bào dân tộc Chăm sinh sống, khiến phát thanh dần bớt được
người Chăm lựa chọn để tiếp nhận thơng tin, trong đó có thơng tin về văn hóa
dân tộc mình. Trước thực tế đó, Đài Tiếng nói Việt Nam một mặt phải góp
phần thu hút con em dân tộc Chăm u và quan tâm tìm hiểu văn hóa dân tộc


2
mình, mặt khác phải đổi mới, phát triển phát thanh bằng tiếng Chăm để phát
thanh vẫn là loại hình báo chí được ưu tiên chọn lựa trong cộng đồng Chăm
bởi khả năng thông tin nhanh, rộng, gần gũi và chuyên biệt. Phát thanh bằng
tiếng Việt về văn hóa Chăm cũng phải được tăng cường để phổ biến, giao lưu
văn hóa Chăm với các nền văn hóa dân tộc khác trong cộng đồng các dân tộc
Việt Nam.
Cơ quan Thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí

Minh (VOV TPHCM) là cơ quan làm nhiệm vụ thông tin tuyên truyền về địa
bàn các tỉnh từ Ninh Thuận trở vào đến Cà Mau trên sóng VOV, bao gồm các
tỉnh có đơng đồng bào Chăm sinh sống là Ninh Thuận, Bình Thuận, Tây Ninh
và Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), thường xun sản xuất và phát sóng
một số chương trình về văn hóa Chăm, trong đó có: chương trình phát thanh
Tiếng Chăm và chương trình Thời sự tổng hợp tiếng Việt, đều phát sóng trên
hệ VOV1- AM 657KHz.
Chương trình tiếng Chăm phát sóng hơn 10 năm nay (từ 1/1/2005), thời
lượng 30 phút/ngày và mỗi tuần có 2 chuyên mục về văn hóa là: Dân tộc anh
em (10 phút/ chuyên mục) và Chuyên đề Chủ nhật (30 phút/chuyên đề).
Chương trình Thời sự Tổng hợp tiếng Việt phát sóng 30 phút mỗi ngày,
khơng có chuyên mục về văn hóa mà chủ yếu phản ánh văn hóa Chăm thơng
qua các tin, bài do phóng viên về các tỉnh thực hiện.
Thực tế, suốt hơn 10 năm phát sóng Chương trình phát thanh tiếng
Chăm của VOV TPHCM vừa qua, chưa có một cơng trình nghiên cứu nào
khảo sát, đánh giá và đề xuất đổi mới hay nâng cao chất lượng chương trình.
Truyền thơng về văn hóa Chăm vì vậy cũng chưa được nâng lên cả về lượng
và chất. Các chuyên mục, chuyên đề ít được bổ sung về nội dung và hầu như
không thay đổi về hình thức thể hiện, dẫn đến thiếu tính sinh động, hấp dẫn.
Là một biên tạp viên đang công tác tại VOV TPHCM, với mong muốn
tìm ra một số giải pháp để nâng cao chất lượng chương trình phát thanh về


3
văn hóa Chăm do VOV TPHCM sản xuất (với cả hai chương trình phát thanh
tiếng Chăm và Chương trình thời sự Tổng hợp tiếng Việt), người viết mạnh
dạn thực hiện đề tài “Chất lượng các chương trình phát thanh về văn hóa
Chăm trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam”.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Qua những nguồn tài liệu và tư liệu được tiếp cận, về cơ bản có thể nhận

định rằng, đến nay chưa có nhiều cơng trình nghiên cứu đi sâu nghiên cứu
chương trình phát thanh về văn hóa Chăm, nhất là chương trình trên sóng VOV.
Một số tài liệu có liên quan đã được người viết tham khảo trong quá
trình thực hiện đề tài là:
* Tài liệu liên quan đến báo chí và loại hình báo phát thanh
Người viết đã tham khảo một số giáo trình, tài liệu như "Cơ sở lý luận
báo chí" của tác giả Nguyễn Văn Dững (2012, Nxb Lao Động, Hà Nội), "Báo
chí - Từ lý luận đến thực tiễn" của tác giả Tạ Ngọc Tấn (1999, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội), "Báo phát thanh" do tác giả Nguyễn Văn Dững chủ biên
(2002, Nxb Văn hóa - Thơng tin, Hà Nội), "Báo phát thanh - Lý thuyết và kỹ
năng cơ bản" của tác giả Đinh Thị Thu Hằng (2013, Nxb Chính trị - Hành
chính), "Các thể loại báo chí phát thanh" của Xmirnốp do Đào Tấn Anh dịch
(2004, Nxb Thơng tấn, Hà Nội), "Ngơn ngữ báo chí" của Vũ Quang Hào
(2012, NxbThông tấn, Hà Nội), "Phát thanh trực tiếp" của Vũ Văn Hiền và
Đức Dũng (2007, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội), "Sáng tạo tác phẩm báo
chí" của Nguyễn Đức Dũng (2002, Nxb Văn hóa - Thơng tin, Hà Nội), "Nhà
báo bí quyết và kỹ năng nghề nghiệp" do 2 tác giả Nguyễn Văn Dững - Hoàng
Anh biên dịch (1998, Nxb Lao động, Hà Nội)… Những tài liệu này đã cung
cấp cho người viết những điểm quan trọng về cơ sở lý luận về báo chí nói
chung và phát thanh nói riêng để thực hiện luận văn.
* Tài liệu về văn hóa Chăm
Có khá nhiều sách, cơng trình, đề tài khoa học và các bài viết mang tính
chun sâu, có giá trị của các tác giả, nhà nghiên cứu. Có thể kể đến:


4
- Cuốn "Người Chăm ở Thuận Hải" do Sở Văn hóa-Thơng tin Thuận
Hải (Ninh Thuận và Bình Thuận cũ) in năm 1989. Cuốn sách này có sự tham
gia của 10 nhà nghiên cứu. Nội dung nêu lên một số vấn đề cơ bản về kinh tế
nông nghiệp, ngành nghề thủ công, dân số, tổ chức xã hội truyền thống, hôn
nhân gia đình, tín ngưỡng tơn giáo và những bước hịa nhập của người Chăm

trên con đường xây dựng xã hội Xã hội chủ nghĩa. Đây là cơng trình khảo sát
có tính chất tổng hợp về đời sống vật chất lẫn tinh thần của người Chăm.
- Cuốn "Văn hóa Chăm" do ba tác giả Phan Xuân Biên, Phan An, Phan
Văn Dốp viết (1991, Nxb Khoa học Xã hội): Nghiên cứu toàn diện hơn về
hoạt động của người Chăm ở Việt Nam. Mặc dù, các tác giả chưa phân tích
sâu và làm nổi bật về ý nghĩa các giá trị văn hóa nhưng việc mô tả, giới thiệu
các lĩnh vực thuộc đời sống xã hội và văn hóa Chăm là cần thiết. Đặc biệt, các
tác giả đã làm rõ nguồn gốc của người Chăm.
- Tác giả Ngơ Văn Doanh có hai tác phẩm: "Văn hóa Chămpa" (1994,
Nxb Văn hóa- Thơng tin, Hà Nội) và "Điêu khắc Champa" (2004, Nxb Thông
tấn, Hà Nội) đã khái qt tồn bộ những thành tựu văn hóa Chăm trong mọi
lĩnh vực, đồng thời đi sâu vào lĩnh vực điêu khắc, được xem là phát triển rực
rỡ và cịn để lại những cơng trình ấn tượng nhất.
- Tác phẩm "Văn học Chăm khái luận, văn tuyển" gồm 3 tập của
Inrasara (1994- 1995, Nxb Văn hóa dân tộc), "Văn học dân gian Chăm" cũng
của Irasara (2006, NxbVăn hóa dân tộc) đã phục dựng toàn bộ diện mạo văn
học Chăm bao gồm cả văn học dân gian và văn học viết.
- "Đời sống văn hóa-xã hội người Chăm ở Việt Nam" của Nguyễn Văn
Tỷ (2010, Nxb Lao động, Hà Nội): Đặt ra nhiều vấn đề về giáo dục và văn
hóa Chăm, bộc lộ nhiều tình cảm, sự trăn trở làm sao để người Chăm có thể
dứt bỏ những tập tục xa xưa khơng phù hợp với hồn cảnh sống mới, làm thế
nào để sớm đưa người Chăm hòa nhập vào nhịp sống của xã hội văn minh.


5
-17 kỳ đặc san "Tagalau - Sáng tác, Sưu tầm, Nghiên cứu Văn hóa
Chăm" của các tác giả là người Chăm ... Tuy khơng phải là tạp chí khảo luận
chun sâu, nhưng Tagalau có nhiều bài viết giá trị về văn hóa Chăm. Đặc
biệt là lĩnh vực văn chương, Tagalau đã cơng bố và phân tích các tác phẩm
kinh điển trong kho tàng văn học Chăm cổ điển.

* Tài liệu về các chương trình phát thanh truyền thơng văn hóa Chăm
Có rất ít đề tài, bài viết đề cập một cách có hệ thống về các chương
trình phát thanh truyền thơng văn hóa Chăm. Có thể kể đến một số tác
phẩm như:
- Đề tài khoa học "Tiếng dân tộc trong truyền thông đại chúng" của
Tiến sỹ Phú Văn Hẳn (Viện khoa học xã hội vùng Nam bộ, 2008) đề cập việc
sử dụng tiếng Chăm nói riêng và tiếng dân tộc thiểu số nói chung trong truyền
thơng đại chúng như thế nào để đảm bảo đa số đồng bào của dân tộc đó đọc
được, nghe được, hiểu được, đồng thời giữ gìn và phát triển được bản sắc
ngơn ngữ.
- Bài viết: "Phương tiện truyền thông trong đời sống của người Chăm
hiện nay" trong cuốn "40 năm nghiên cứu văn hóa Chăm" của Thành Thị
Hồng Cẩm (2015, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội) đi sâu phân tích việc tiếp
nhận các phương tiện truyền thơng đại chúng trong cộng đồng Chăm. Theo
đó, người Chăm hiện nay, nhất là giới trẻ có xu hướng tiếp nhận thông tin qua
internet, qua điện thoại nhiều hơn. Từ đó, tác giả kiến nghị cơng tác phát
thanh, truyền hình bằng tiếng Chăm phải được ưu tiên phát triển để đáp ứng
nhu cầu nghe nhìn của đồng bào.
- Bài viết "Tiếng Chăm trên sóng điện và các vấn đề ngôn ngữ học" của
Bùi Khánh Thế đăng trong tạp chí Tagalau số 8 đề cập đến các đặc trưng của
ngôn ngữ Chăm và sự cần thiết phải điều chỉnh cho phù hợp khi phát thanh,
truyền hình. Tác giả cho rằng, cũng như mọi ngôn ngữ khác, khi tiếng Chăm
vươn tới một lĩnh vực mới, những yêu cầu mới, nhiệm vụ mới lại xuất hiện


6
đòi hỏi phải bổ sung vốn từ, linh hoạt về cách diễn đạt … đáp ứng các nhu
cầu giao tiếp mà trước đây chưa có. Nhiệm vụ và yêu cầu đó được qui định
bởi đặc điểm của phương tiện truyền thông đại chúng: nội dung thông tin
được phát ra và truyền đi bằng âm thanh với lượng thời gian được giới hạn

chặt chẽ. Cho nên, tiếng Chăm dùng cho phát thanh, truyền hình phải có: Ngữ
âm chuẩn (hay ít nhất cũng là cách phát âm phổ biến giữa các vùng cư dân
Chăm) thể hiện qua các quan điểm cụ thể xung quanh việc lựa chọn phát
thanh viên và âm thanh tiếng nói các vùng Chăm, bảo đảm tính truyền thống,
sự phát triển và tính quần chúng …
Và một số bài viết có tính chất phản ánh thực trạng truyền thơng trong
vùng đồng bào Chăm, kiến nghị tăng cường công tác truyền thơng, trong đó
có truyền thơng qua các chương trình phát thanh để bảo tồn văn hóa Chăm…
Những tài liệu trên rất có ích cho giới nghiên cứu lẫn những người
đang quan tâm và góp phần thực hiện các chương trình phát thanh về văn
hóa Chăm phát trên sóng VOV. Người viết mong muốn, bằng đề tài của
mình, có thế chắt lọc, hệ thống lại và bổ sung thêm một số vấn đề về lý
luận, kiến thức từ thực tế xung quanh việc nâng cao chất lượng các chương
trình phát thanh này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài này là khảo sát, miêu tả và đánh giá
thực trạng, làm rõ những mặt tích cực, hạn chế của các chương trình phát
thanh về văn hóa Chăm trên sóng VOV, qua đó đề xuất một số giải pháp
nâng cao chất lượng các chương trình này trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, luận văn thực hiện những nhiệm vụ sau đây:
- Khái quát, hệ thống những vấn đề lý luận liên quan đến báo phát
thanh, chương trình phát thanh và chương trình phát thanh về văn hóa Chăm


7
trên sóng VOV thời gian qua; khái quát, hệ thống những vấn đề lý luận liên
quan văn hóa, văn hóa dân tộc, đặc biệt là văn hóa Chăm.
- Khảo sát và mơ tả thực trạng của 2 chương trình phát thanh về văn

hóa Chăm do VOV TPHCM sản xuất là: Chương trình Tiếng Chăm và
Chương trình Thời sự Tổng hợp bằng tiếng Việt, từ tháng 6 năm 2016 đến
tháng 6 năm 2017.
- Đề xuất một số kiến nghị và giải pháp để từng bước nâng cao chất
lượng của các chương trình phát thanh về văn hóa Chăm trên sóng Đài Tiếng
nói Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu trực tiếp của luận văn là hai chương trình phát
thanh về văn hóa Chăm trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam, một là Chương
trình phát thanh Tiếng Chăm và hai là Chương trình Thời sự Tổng hợp
bằng tiếng Việt. Cả 2 chương trình này đều do VOV TPHCM sản xuất và
phát sóng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi thời gian thực hiện luận văn, tác giả đã khảo sát 2
chương trình phát thanh về văn hóa Chăm nói trên trong khoảng thời gian 12
tháng, từ tháng 6 năm 2016 đến tháng 6 năm 2017.
Ngồi ra, luận văn cũng khảo sát thêm chương trình tiếng Chăm của
Đài Tiếng nói nhân dân TPHCM và Đài PT-TH Ninh Thuận để có thêm cơ sở
so sánh, đánh giá.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Khi thực hiện luận văn, tác giả dựa trên các nhóm lý thuyết sau:
- Lý thuyết về báo chí, về loại hình báo phát thanh
- Lý thuyết về văn hóa dân tộc, văn hóa Chăm.


8
- Quan điểm của Đảng và nhà nước Việt Nam về xây dựng nền văn hóa
tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc, kế thừa và phát huy bản sắc văn hóa của

từng dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, trong đó có dân tộc Chăm.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài này, tác giả
thực hiện những phương pháp nghiên cứu chính sau đây:
- Tổng hợp tài liệu và dữ liệu thứ cấp: giúp cho người nghiên cứu nắm
được phương pháp của các nghiên cứu đã thực hiện trước đây; có thêm kiến thức
sâu, rộng về lĩnh vực đang nghiên cứu và làm rõ hơn đề tài nghiên cứu của mình.
- Khảo sát thực tế sản phẩm truyền thông: luận văn đã tiến hành khảo
sát thực tế chất lượng các chương trình phát thanh về văn hóa Chăm trên sóng
VOV để rút ra những ưu điểm và mặt còn hạn chế, chưa chuẩn;
- Phỏng vấn sâu thực hiện với chuyên gia về văn hóa Chăm, lãnh đạo
Viện Khoa học Xã hội vùng Nam bộ, lãnh đạo Hệ Phát thanh Dân tộc (Hệ
VOV4) của VOV để thu thập ý kiến đánh giá về những ưu điểm, hạn chế,
nguyên nhân hạn chế và hướng đổi mới các chương trình phát thanh về văn
hóa Chăm trên sóng VOV.
- Điều tra xã hội học thiết kế và sử dụng bảng hỏi để thu thập ý kiến
của thính giả ở Ninh Thuận, An Giang nhận xét, đánh giá, mong muốn gì ở
các chương trình phát thanh về văn hóa Chăm trên sóng VOV.
- Nghiên cứu trường hợp (case study) Từ việc nghiên cứu cụ thể hai
chương trình về văn hóa Chăm do VOV TPHCM sản xuất như hai trường hợp
điển hình về chương trình phát thanh văn hóa Chăm, luận văn sẽ đúc kết bài
học có thể ứng dụng vào việc sản xuất chương trình của các đài PTTH địa
phương có đông đồng bào Chăm sinh sống.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn đóng góp một nghiên cứu trường hợp cụ thể giúp hệ thống
hóa khung lý luận về sản xuất chương trình phát thanh văn hóa tộc người trên
sóng phát thanh ở Việt Nam.



9
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn đóng góp những đề xuất thực tế về giải pháp đổi mới theo
hướng nâng cao chất lượng các chương trình phát thanh về văn hóa Chăm do
VOV TPHCM sản xuất, từ đó thu hút nhiều hơn nữa sự quan tâm của thính
giả. Ngồi ra, kết quả nghiên cứu luận văn cũng là một tham khảo đối với các
đài phát thanh địa phương quan tâm đến vấn đề sản xuất chương trình phát
thanh về văn hóa tộc người nói chung, về văn hóa Chăm nói riêng.
Kết quả đạt được của luận văn cũng mong muốn góp phần bảo tồn và
phát huy văn hóa Chăm.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung chính của luận văn được kết cấu thành 3 chương, 11 tiết. Trong đó,
chương 1 “Cơ sở lý luận và thực tiễn của các chương trình phát thanh về văn
hóa Chăm” có nhiệm vụ làm rõ một số khái niệm có liên quan, khẳng định
quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về tuyên truyền các vấn đề văn hóa dân
tộc, quan điểm của VOV trong phát thanh tiếng dân tộc, phát thanh tiếng
Chăm. Chương 2 “Thực trạng các chương trình phát thanh về văn hóa Chăm
do Cơ quan thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh
sản xuất” có nhiệm vụ phân tích thực trạng, chỉ ra vai trị của Chương trình
phát thanh Tiếng Chăm và Chương trình Thời sự Tổng hợp tiếng Việt trong
truyền thơng về văn hóa Chăm. Chương 3 “Giải pháp nâng cao chất lượng
các chương trình về văn hóa Chăm trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam” có
nhiệm vụ trình bày những vấn đề đặt ra trong truyền thơng về văn hóa dân tộc
thiểu số nói chung và văn hóa Chăm nói riêng, trong sản xuất và phát sóng
các chương trình phát thanh về văn hóa Chăm của VOV hiện nay, từ đó đưa
ra các giải pháp để đổi mới, nâng cao chất lượng cùng với những kiến nghị về
chính sách.



10
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN
CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH VỀ VĂN HĨA CHĂM
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Chất lượng
Theo quan điểm triết học, chất lượng là tính xác định bản chất nào đó
của sự vật, hiện tượng, tính chất mà nó khẳng định nó chính là cái đó chứ
khơng phải là cái khác hoặc cũng nhờ nó mà nó tạo ra một sự khác biệt với
một khách thể khác. Chất lượng của khách thể không quy về những tính chất
riêng biệt của nó mà gắn chặt với khách thể như một khối thống nhất bao
trùm toàn bộ khách thể.
Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa ISO, trong dự thảo DIS 9000:2000,
đã đưa ra khái niệm: "Chất lượng là khả năng của tập hợp các đặc tính của
một sản phẩm, hệ thống hay qúa trình để đáp ứng các yêu cầu của khách
hàng và các bên có liên quan". Tổ chức này cũng cho rằng, chất lượng được
đo bởi sự thỏa mãn nhu cầu nên một sản phầm vì lý do nào đó mà khơng được
nhu cầu chấp nhận thì phải bị coi là có chất lượng kém. Do chất lượng được đo
bởi sự thỏa mãn nhu cầu, mà nhu cầu luôn luôn biến động nên chất lượng cũng
luôn luôn biến động theo thời gian, khơng gian, điều kiện sử dụng. Nhu cầu có
thể được công bố rõ ràng dưới dạng các qui định, tiêu chuẩn nhưng cũng có
những nhu cầu khơng thể miêu tả rõ ràng, người sử dụng chỉ có thể cảm nhận
chúng, hoặc có khi chỉ phát hiện được trong chúng trong quá trình sử dụng.
Các nhà sản xuất thì cho rằng: Chất lượng sản phẩm là sự đạt được và
tuân thủ đúng những tiêu chuẩn, những yêu cầu về kinh tế và kỹ thuật đã
được đặt ra từ trước trong khâu thiết kế sản phẩm. Theo quan điểm này, chất
lượng gắn liền với vấn đề công nghệ và đề cao vai trị của cơng nghệ trong
việc tạo ra sản phẩm với chất lượng cao.



11
Như vậy, chất lượng sản phẩm dù được hiểu theo nhiều cách khác nhau
dựa trên những cách tiếp cận khác nhau thì đều có một điểm chung nhất. Đó
là sự phù hợp với yêu cầu. Yêu cầu này bao gồm cả các yêu cầu của khách
hàng mong muốn thoả mãn những nhu cầu của mình và cả các yêu cầu mang
tính kỹ thuật, kinh tế và các tính chất pháp lý khác.
Theo đó, chất lượng chương trình phát thanh có thể hiểu một cách tổng
quát là sự đáp ứng của chương trình đối với các yêu cầu của các bên liên
quan, bao gồm ba bên liên quan chính là thính giả, nhà sản xuất và nhà quản
lý, trong đó yêu cầu của thính giả được xem là yêu cầu then chốt, trọng tâm
cần ưu tiên đáp ứng.
1.1.2. Phát thanh
Sự phát triển của khoa học - công nghệ thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX
đã tạo tiền đề nhảy vọt cho phát thanh. Bắt đầu tư ý tưởng của Ambrose
Fleming (cố vấn khoa học của nhà bác học Halia Marconi) là truyền tin
không cần dây, tiếp đến là phát minh của Faraday, Maxwell về sóng điện
từ. Năm 1895, nhà bác học người Nga A.S.Popov đã phát minh ra ăng ten
vô tuyến điện.
Trong cuốn "Cơ sở lý luận báo chí", tác giả Nguyễn Văn Dững đưa ra
khái niệm:
Phát thanh là kênh truyền thơng đại chúng sử dụng kỹ thuật sóng
điện từ và hệ thống truyền dẫn truyền đi âm thanh tác động trực tiếp
vào thính giác người tiếp nhận. Chất liệu chính của phát thanh là
nghệ thuật sử dụng lời nói, tiếng động và âm nhạc trong việc tái
hiện cuộc sống hiện thực. Thơng điệp được mã hóa truyền qua kênh
phát thanh và người nhận phải có máy thu thanh mới tiếp nhận được
thông điệp. Tuy nhiên, phát thanh hiện đại- phát thanh internet hay
radio online lại cần có định nghĩa khác [12, tr.111].



12
Tác giả Nguyễn Văn Dững cũng dẫn lại nội dung của Lois Baird trong
cuốn "Hướng dẫn sản xuất chương trình phát thanh" của trường Phát thanh
truyền hình và điện ảnh Australia nêu ra và phân tích 11 đặc tính của phát
thanh như: Radio là hình ảnh, là thân mật riêng tư, là dễ tiếp cận và dễ mang
theo, là trực tiếp, là có ngơn ngữ riêng của mình, là gợi nên cảm xúc, làm
công việc thông tin và giáo dục, là âm nhạc.
"Cơ sở lý luận của báo chí" của tác giả E.P.Prôkhôrốp (Nga) do
ĐàoTấn Anh và Đới Thị Kim Thoa dịch nêu quan điểm: Phát thanh chỉ có âm
thanh (bao gồm cả những lúc ngừng) là phương tiện chuyển tải thông tin.
Liên lạc vô tuyến (sử dụng các làn sóng vơ tuyến điện- phát sóng vào khơng
trung) cho phép lập tức chuyển tải thông tin đi xa không giới hạn, hơn nữa
việc thu thập tín hiệu diễn ra vào thời điểm phát thanh chuyển tải nên có khả
năng phát tin nhanh, tức là việc thông tin trên thực tế được thực hiện vào cùng
thời điểm diễn ra sự kiện, điều này trên nguyên tắc không thể thực hiện được
trong báo chí. Nếu như thời kỳ đầu, đài phát thanh chỉ có khả năng chuyển tải
những thơng tin bằng lời nói thì theo đà hồn thiện kỹ thuật phát thanh và thu
thanh, người ta đã có thể chuyển tải âm thanh đủ tất cả các loại- lời nói, âm
nhạc, tiếng động. Nhờ vậy mà đài phát thanh có thể tạo ra một bức tranh âm
thanh đầy đủ về thế giới. Những khả năng kỹ thuật của nó ngày càng trở nên
phong phú thêm nhờ kỹ thuật ghi và tái hiện âm thanh một cách "lập thể" và
"đa góc cạnh", nhiều khi làm gia tăng lên nhiều khả năng chuyển tải âm thanh
"khắc họa" khi đưa tin về các sự kiện, phát đi một màn kịch trên sân khấu,
những tác phẩm âm nhạc [38, tr.69- 70].
Trong cuốn "Các thể loại báo chí phát thanh" của tác giả V.V.Xmirnốp,
giảng viên khoa Báo chí, trường đại học Tổng hợp Rơxtốp do Đào Tấn Anh
dịch, đưa ra khái niệm: Báo chí phát thanh là loại hình thơng tin âm thanh.
Những đặc điểm chủ yếu của loại hình thơng tin này được quyết định bởi bản
chất, khả năng của âm thanh và tâm lý cảm thụ. "Dây chuyền âm thanh" cùng



13
quyết định sự cần thiết phải có sự kiểm kê và tổ chức tư liệu âm thanh trên
phương diện nội dung ý nghĩa, văn phong cũng như giọng điệu, phải hiểu biết
về tâm lý và cảm thụ nó bằng tai. Phát thanh mở ra những khả năng to lớn
trong việc tác động đến công chúng. Logic của tư liệu, mối quan hệ bên trong
giữa những đoạn văn bản, hệ thống luận cứ phải được xây dựng theo các quy
luật của ngơn ngữ âm thanh. Bởi vì những ưu thế của thơng tin phát thanh có
thể biến thành những mất mát lớn nếu không chú ý đến những đặc điểm tâm lý
của khâu cảm thụ. Trong thông tin phát thanh, điều có ý nghĩa quan trọng khơng
chỉ là nói gì mà cịn là nói như thế nào. Các sắc thái giọng điệu, sự nhấn mạnh
về logic và cảm xúc, những đoạn tạm dừng, nhấn mạnh và giảm bớt cường độ
âm thanh, nhịp độ, nhịp điệu- tất cả những điều đó đều là những cách hướng tới
người nghe, đều là nhân tố tác động đến cơng chúng [53, tr.10- 11].
Tóm lại, qua các khái niệm trên, tôi chọn cách định nghĩa: Phát thanh là
loại hình báo chí dùng âm thanh (bao gồm tiếng động và lời nói) và âm nhạc
để chuyển tải các thông tin, thông điệp của cuộc sống. Phát thanh ban đầu
được tiếp nhận thông qua máy thu thanh và cùng với sự phát triển của khoa
học kỹ thuật, người ta có thể tiếp nhận thơng điệp qua nhiều phương tiện khác
như máy tính, điện thoại…
1.1.3. Chương trình phát thanh
Theo tác giả Kim Ngọc Anh trong "Nhập môn Phát thanh - Truyền
hình", sách lưu hành nội bộ của Trường Cao đẳng Phát thanh- Truyền hình,
Đài Tiếng nói Việt Nam thì:
Chương trình phát thanh là sản phẩm bằng âm thanh của người làm
phát thanh, của Đài phát thanh được sắp xếp theo một cấu trúc hợp
lý (gọi là kịch bản chương trình) trong một thời gian nhất định (gọi
là thời lượng chương trình), chứa đựng thơng tin, tri thức được phát
sóng tới người nghe, nhằm mục đích tuyên truyền và đáp ứng nhu
cầu thơng tin, giải trí, giáo dục và giao lưu của công chúng [1, tr.43]



14
Cuốn "Báo Phát Thanh" của tập thể tác giả Học viện Báo chí - Tun
truyền và Đài Tiếng nói Việt Nam nêu khái niệm: "Chương trình phát thanh
là sự liên kết, sắp xếp hợp lý các tin, bài, bảng tư liệu âm nhạc trong một thời
lượng nhất định, được mở đầu bằng nhạc hiệu, kết thúc với lời chào tạm biệt,
đáp ứng yêu cầu tuyên truyền của cơ quan báo phát thanh và mang lại hiệu
quả cao nhất với người nghe" [12, tr.216].
Chương trình phát thanh được coi như một số báo. Trong thực tế, tùy
theo tiêu chí phân loại, mỗi chương trình phát thanh có đối tượng tác động
riêng, có nội dung phản ánh cũng như phương thức thực hiện riêng. Sự phân
cơng và chun mơn hóa trong q trình phản ánh hiện thực tạo cho các
chương trình phát thanh có sự phân định rõ ràng, tránh tình trạng lấn sân hoặc
khung trời riêng. Quá trình triếp nhận của cơng chúng gắn liền với chương
trình phát thanh. Người nghe có thể nắm bắt được thơng tin thời sự một cách
nhanh nhất qua chương trình thời sự, nhưng họ lại thực sự tin tưởng và chờ đợi
những hướng dẫn cụ thể trong một chương trình chun đề nào đó hoặc đón
nghe những thơng tin về văn học nghệ thuật trong chun mục về văn hóa…
Chương trình phát thanh có khung thời lượng xác định. Nội dung
được lựa chọn phạm vi phản ánh phù hợp, tùy theo chức năng nhiệm vụ mà
có khả năng cung cấp thơng tin, kiến thức một cách đa dạng, phong phú,
nhiều chiều, không ngừng bổ sung, phát triển và hồn thiện nhận thức của
thính giả. Mỗi loại chương trình phát thanh đều phục vụ trực tiếp bộ phận
người nghe của mình.
Tác giả luận văn đồng tình với quan điểm Chương trình phát thanh là
sự liên kết, sắp xếp hợp lý các tin, bài, bảng tư liệu âm nhạc trong một thời
lượng nhất định, để đáp ứng u cầu tun truyền hoặc nhu cầu thơng tin của
thính giả.
1.1.4. Văn hóa

* UNESCO định nghĩa “Văn hóa hơm nay có thể coi là tổng thể những
nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của


15
một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ
thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người,
những hệ thống các giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng. Văn hóa đem
lại cho con người khả năng suy xét về bản thân. Chính văn hóa làm cho chúng
ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lý tính, có óc phê phán và
dấn thân một cách đạo lý. Chính nhờ văn hóa mà con người tự thể hiện, tự ý
thức được bản thân, tự biết mình là một phương án chưa hoàn thành đặt ra để
xem xét những thành tựu của bản thân, tìm tịi khơng biết mệt những ý nghĩa
mới mẻ và sáng tạo nên những cơng trình vượt trội lên bản thân” [51, tr.17].
Như vậy, văn hóa khơng phải lả một lĩnh vực riêng biệt. Văn hóa là
tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo
ra. Văn hóa là chìa khóa của sự phát triển.
Trong Cơ sở văn hóa Việt Nam, tác giả Trần Quốc Vượng và nhóm tác giả
Tơ Ngọc Thanh - Nguyễn Chí Bền, Lâm Mỹ Dung, Trần Thúy Anh định nghĩa:
Văn hóa hiểu theo nghĩa rộng như lối sống, lối suy nghĩ, lối ứng
xử…Văn hóa hiểu theo nghĩa hẹp như văn học, văn nghệ, học
vấn…và tùy theo từng trường hợp cụ thể mà có những định nghĩa
khác nhau. Ví dụ xét từ khía cạnh tự nhiên thì văn hóa là "cái tự
nhiên được biến đổi bởi con người" hay "tất cả những gì khơng phải
là thiên nhiên đều là văn hóa [52, tr.22].
Cịn trong "Cơ sở văn hóa Việt Nam" của tác giả Lê Văn Chưởng thì
định nghĩa:
Văn hóa là một tổng thể phức hợp về những giá trị vật chất và tinh
thần do con người kiến tạo, có tính đặc thù của mỗi dân tộc. Văn
hóa xét về một mặt nào đó là những hoạt động của con người trong

mối quan hệ với tự nhiên để tạo ra vật chất cho sự sinh tồn. Văn hóa
cũng cịn là những sinh hoạt của con người trong mối quan hệ với
đời sống tinh thần. Do khía cạnh này, văn hóa đã làm cho con người


16
trở thành những sinh vật đặc biệt có tính nhân bản, có ý thức về
chân, thiện, mỹ. Về mặt này, văn hóa đã hình thành một di sản văn
hóa hữu thể cũng như vơ hình cùng với những giá trị của nó. Sau
cùng, văn hịa là những nét đặc thù của mỗi cộng đồng, của mỗi dân
tộc. Với ý nghĩa này thì bất cứ dân tộc nào cũng có văn hóa, chỉ có
khác nhau là dân tộc này văn minh hơn dân tộc khác [7, tr.11- 12]
Trong "Cơ sở văn hóa Việt Nam" của tác giả Trần Ngọc Thêm: "Văn
hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người
sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác
giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội" [42, tr.10].
Tác giả luận văn chọn hướng nghiên cứu theo khái niệm văn hóa của
tác giả Trần Ngọc Thêm. Tức là văn hóa bao gồm cả những giá trị vật chất và
tinh thần, được sáng tạo và tích lũy, phát triển thăm qua thực tiễn.
1.1.5. Văn hóa Chăm
Trong cuốn "Đời sống văn hóa - xã hội người Chăm Việt Nam", tác giả
Nguyễn Văn Tỷ định nghĩa: "Văn hóa Chăm hình thành do kết quả của quá
trình hoạt động nhằm thích ứng với các điều kiện sinh hoạt khắc nghiệt của
cư dân vùng chân núi và đồng bằng ven biển miền Trung Việt Nam. Đó cũng
là kết quả của sự giao lưu tiếp biến với cư dân vùng Nam Đông Dương cũng
như vùng Đông Nam Á" [50, tr.9]. Văn hóa Chăm thể hiện sự đan xen giữa
tơn giáo Bà- la-môn và Hồi giáo cùng ngôn ngữ chữ viết, ảnh hưởng sâu đậm
văn hóa Ấn Độ, Malaysia với các tín ngưỡng dân gian của dân tộc Chăm, giữa
văn hóa của các cư dân miền núi với văn hóa các cư dân Nam đảo.
Lê Ngọc Canh - Tô Đông Hải trong cuốn "Nghệ thuật biểu diễn truyền

thống Chăm" viết:
Từ xưa, người Chăm đã xây dựng cho mình một nền văn hóa nghệ
thuật có sắc thái riêng biệt, độc đáo, đa dạng. Tuy chịu ảnh hưởng
của nền văn hóa Ấn Độ và văn hóa khu vực Đơng Nam Á, nhưng


17
văn hóa Chăm vẫn mang tính bản địa sâu sắc. Cũng theo hai tác giả
này, văn hóa Chăm là một trong những nền văn hóa ra đời sớm ở
khu vực Đông Nam Á và thăng trầm cùng với lịch sử thăng trầm của
dân tộc Chăm. Dân tộc Chăm đã xây dựng cho mình một nền văn
hóa nghệ thuật rất sớm, phong phú và ở trình độ cao, gồm có các
loại hình: văn xi, văn vần, điêu khắc, kiến trúc, nhạc, hát, múa,
diễn xướng, các nghề thù công mỹ nghệ [5, tr.5- 8].
Theo nghiên cứu và tổng hợp của Trần Quốc Vượng và nhóm tác giả
thì: Trong thời cổ đại và trung đại, người Chăm đã có một nền văn hóa riêng
rực rỡ, không thua kém bất cứ một nền văn hóa nào ở Đơng Nam châu Á. Văn
hóa Chăm nảy sinh từ văn hóa Sa Huỳnh, người Chăm cổ là con cháu của
người Sa Huỳnh cổ. Ảnh hưởng văn hóa- tôn giáo của Ấn Độ đối với
Cha8mpa là rất mạnh mẽ và khơng ai phủ nhận được. Trong q trình tiếp thu
văn hóa Ấn Độ, người Chăm đã kết hợp hài hịa giữa yếu tố văn hóa địa
phương (nội sinh) và văn hóa bên ngồi (ngoại sinh) trên cơ sở môi trường tự
nhiên và tâm lý dân tộc để sáng tạo ra nền văn hóa của mình có những nét
chung, song có nhiều nét riêng so với những văn hóa láng giềng khác ở Đông
Nam Á cũng tiếp thu ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ. Văn hóa Chăm bao
gồm: tôn giáo; ngôn ngữ (chữ Chăm cổ được sáng tạo vào khoảng thế kỷ IVV từ cơ sở hệ thống văn tự cổ Ấn Độ (chữ Phạn- Sanskrit) và luôn được cải
tiến, sử dụng; lịch Chăm (còn được gọi là lịch Saka); âm nhạc và múa; hệ
thống đền tháp (hiện cịn khoảng 70 chiếc, trải dài từ Quảng Bình đến Tây
Ngun, nhưng với những phế tích cịn lại thì các nhà ngun cứu ước tính đã
có hơn 1 ngàn tháp lớn nhỏ được xây dựng rải rác khắp nơi, trong đó có

những quần thể kiến trúc lớn như: Mỹ Sơn, Đồng Dương ở Quảng Nam,
Ponaga ở Khánh Hòa…); điêu khắc; gốm; nghề kim hoàn với nhiều hiện vật
bằng vàng, bạc, đồng của người Chăm được lưu giữ trong kho của các dòng
họ Chăm và trong các bộ sưu tập tư nhân [52, tr.156- 164].


18
Theo nghiên cứu của Lê Văn Chưởng trong cuốn "Cơ sở văn hóa Việt
Nam" thì:
Nền văn hóa bản địa Chăm tiếp xúc lâu dài với văn hóa Ấn Độ cho
nên về tín ngưỡng, kiến trúc, điêu khắc, nghệ thuật đã chịu ảnh
hưởng của văn hóa Ấn Độ. Về tín ngưỡng, đạo Balamon đóng vai
trị quan trọng trong nền văn hóa Chăm. Hệ thống kiến trúc thành
quách, chùa, đền tháp rải rác từ Quảng Bình vào Bình Thuận, lên
đến Tây Nguyên và trong hệ thống ấy thì tháp mà người Chăm
thường gọi là Kalăng đóng vai trị tiêu biểu. Song song với kiến trúc
là các kiểu thức và trang trí Chăm. Nghệ thuật ngơn từ Chăm với
nền văn học có tục ngữ, ca dao, truyện cổ, thi, phú…được ghi lại
bằng văn tự riêng hình thành nền văn học bản địa. Âm nhạc và vũ
điệu Chăm cũng chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ nhưng ln
tốt ra bản sắc văn hóa bản địa, vừa phản ánh cái bao la của biển cả
vừa hàm chứ cái bí ẩn, hắt hiu của núi rừng miền Trung khi đêm
xuống [7, tr.70- 74].
Theo tác giả Trần Ngọc Thêm trong cuốn "Cơ sở văn hóa Việt Nam"
(tái bản lần thứ hai) thì:
Nguồn ảnh hưởng Ấn Độ, tuy đóng một vai trị quan trọng trong sự
hình thành văn hóa Chăm, nhưng khơng phải là tất cả. Kế thừa di
sản phong phú của văn hóa Sa Huỳnh, văn hóa Chăm cịn là sự tổng
hịa của cả nguồn ảnh hưởng khu vực và bản địa. Tuy chất dương
tính có mạnh nhưng sống trong vùng Đông Nam Á nông nghiệp,

người Chăm tất yếu kế thừa ảnh hưởng của văn hóa khu vực mà đặc
trưng là khuynh hướng hài hòa âm dương có phần thiện về âm tính,
với triết lý âm dương trong nhận thức và tục sùng bái sinh thực khí
trong tín ngưỡng. Văn hóa Chăm bao gồm nhiều lĩnh vực, nhưng
trong đó nổi bật nhất là bộ ba tơn giá- kiến trúc- điêu khắc. Tôn giáo


19
đóng vai trị cực kỳ quan trọng trong đời sống người Chăm, nó được
vật chất hóa qua điêu khắc và kiến trúc [42, tr.228-229].
Từ các tư liệu, các nghiên cứu về lịch sử và văn hóa, có thể thấy: Dân
tộc Chăm vốn sinh tụ ở duyên hải miền Trung Việt Nam từ rất lâu đời, đã
từng kiến tạo nên một nền văn hoá rực rỡ với ảnh hưởng sâu sắc của văn hoá
Ấn Ðộ. Ngay từ những thế kỉ thứ XVII, người Chăm đã từng xây dựng nên
vương quốc Chăm pa. Hiện tại cư dân gồm có hai bộ phận chính: Bộ phận cư
trú ở Ninh Thuận và Bình Thuận chủ yếu theo đạo Bàlamôn (một bộ phận nhỏ
người Chăm ở đây theo đạo Islam truyền thống gọi là người Chăm Bàni). Bộ
phận cư trú ở một số địa phương thuộc các tỉnh Châu Ðốc,Tây Ninh, An
Giang, Ðồng Nai và thành phố Hồ Chí Minh theo đạo Islam (Hồi giáo) mới.
Gia đình người Chăm mang truyền thống mẫu hệ, mặc dù xã hội Chăm trước
đây là xã hội đẳng cấp, phong kiến. ở những vùng theo Hồi giáo Islam, tuy
gia đình đã chuyển sang phụ hệ, vai trị nam giới được đề cao, nhưng những
tập quán mẫu hệ vẫn tồn tại khá đậm nét trong quan hệ gia đình, dịng họ với
việc thờ cúng tổ tiên.
Dân tộc Chăm có chữ từ rất sớm. Hiện tồn tại nhiều bia kí, kinh bằng
chữ Chăm. Chữ Chăm được sáng tạo dựa vào hệ thống văn tự Sascrit, nhưng
việc sử dụng chữ này còn rất hạn hẹp trong tầng lớp tăng lữ và quý tộc xưa.
Việc học hành, truyền nghề, vẫn chủ yếu là truyền khẩu và bắt chước, làm
theo. Nhạc cụ Chăm nổi bật có trống mặt da Paranưng, trống vỗ, kèn xaranai.
Nền dân ca - nhạc cổ Chăm đã để lại nhiều ảnh hưởng đến dân ca - nhạc cổ

của người Việt ở miền Trung như trống cơm, nhạc nam ai, ca hò Huế... Dân
vũ Chăm được thấy trong các ngày hội Bon katê diễn ra tại các đền tháp.
Tóm lại, tác giả luận văn đi đến kết luận: Trong quá trình phát triển của
mình, người Chăm đã đạt đến trình độ tổ chức cao về mặt xã hội và cũng
chính là chủ nhân của một nền văn hóa rực rỡ, độc đáo. Trong di sản văn hóa
Việt Nam, dấu ấn văn hóa Chăm thể hiện rõ nét trong kiến trúc, điêu khắc


×