Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Phát triển truyền hình đa giao diện (multi screen) tại đài truyền hình thành phố hồ chí minh (khảo sát năm 2017)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 108 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

NGUYỄN THỊ ĐÀO TRƯNG

PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM
TRUYỀN HÌNH ĐA GIAO DIỆN (MULTI-SCREEN)
TẠI ĐÀI TRUYỀN HÌNH TP.HCM
(Khảo sát năm 2017)

Chuyên ngành

: Quản lý Báo chí Truyền thơng

Mã số

: 62 32 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN QUANG DIỆU

Thành phố Hồ Chí Minh - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Luận văn “Phát triển sản phẩm truyền hình đa giao


diện (multi - screen) tại Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh” (Khảo sát:
VTVC, Cơng ty Dịch vụ Truyền hình (TMS), Truyền hình Tuổi trẻ, Truyền
hình Thanh niên, ZingTV...) là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự
hướng dẫn của TS. Trần Quang Diệu. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn
là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì cơng trình nào khác.
Tơi xin cam đoan: các thơng tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ
nguồn gốc. Tôi xin chịu trách nhiệm đối với luận văn của mình.
Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 10 năm 2017
Tác giả

Nguyễn Thị Đào Trưng


MỤC LỤC
Trang
1

MỞ ĐẦU

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TRUYỀN HÌNH ĐA GIAO DIỆN (MULTISCREEN)

1.1. Khái niệm và thuật ngữ liên quan
1.2. Dịng sản phẩm truyền hình đa giao diện tại Đài truyền hình
thành phố hồ chí minh
1.3. Vấn đề phiên bản - giao diện - nội dung sản phẩm truyền hình
Multi-screen hiện nay
1.4. Một số thực tiễn hoạt động phát triển kinh doanh sản phẩm
truyền hình đa giao diện multi-screen tại Đài Truyền hình thành
phố Hồ Chí Minh


13
13
26
27

29

Chương 2: KHẢO SÁT THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN
CÁC DÒNG SẢN PHẨM TRUYỀN HÌNH ĐA GIAO DIỆN
MULTI-SCREEN TẠI ĐÀI TRUYỀN HÌNH TP.HCM (HTV)

2.1. Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh và q trình xây dựng,
phát triển, kinh doanh các sản phẩm truyền hình trên giao diện
multi-screen
2.2. Thực trạng sản xuất, quản lý nội dung, quản trị kinh doanh, phát
triển các sản phẩm truyền hình trên giao diện multi-screen của
Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh
2.3. Đánh giá, phân tích thực trạng sản xuất, quản lý nội dung, quản
trị kinh doanh, phát triển các sản phẩm truyền hình đa giao diện
multi-screen của Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh

35

35

39

51

Chương 3: GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN CÁC SẢN

PHẨM TRUYỀN HÌNH TRÊN GIAO DIỆN MULTI-SCREEN
Ở ĐÀI TRUYỀN HÌNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

3.1. Triển vọng phát triển của dịng sản phẩm multi-screen của HTV
3.2. Giải pháp phát triển các sản phẩm truyền hình trên giao diện
multi-screen ở Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

63
63
65
73
75


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

HTV

: Đài Truyền hình TP.HCM

Multi-screen

: Đa giao diện

Rating

: Chỉ số người xem truyền hình


TMS

: Cơng ty TNHH MTV Dịch Vụ Kỹ Thuật Truyền
Thông HTV

TNS

: Nghiên cứu thị trường (Taylor Nelson Sofres)

TP.HCM

: Thành phố Hồ Chí Minh


DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 1.1: Các yếu tố tác động đến người dùng

24

Bảng 2.1. Các trường thông tin cá nhân

43

Bảng 2.2. Các trường thông tin cá nhân tham gia HTV

47

Bảng 2.2. Dự kiến số lượng khách hàng/thuê bao đăng ký


50

Bảng 2.3. Số lượng nội dung cung cấp trên kênh HTV Online

50

Bảng 2.4. Số lượng nội dung cung cấp trên kênh HPLUS

50

Bảng 2.5. Các trang thiết bị đầu tư

55


DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang
Hình 1.1.

Kiến trúc của kênh truyền hình multi-screen

13

Hình 1.2.

Mơ tả độ phân giải của màn hình

17


Hình 1.3.

Màn hình đa giao diện của truyền hình HTV

33

Hình 1.4.

Màn hình giao diện của Kênh HTV trên Internet

34

Hình 2.1.

Hệ thống dựng Avid Media Composer

40

Hình 2.2.

Quy trình sản xuất tác phẩm truyền hình trên hệ thống
khép kín iNews

41

Hình 2.3:

Kênh Youtube HTV entertainment


42

Hình 2.4.

Trang tải ứng dụng HTVOnline trên Android OS - phiên
bản mobile

Hình 2.5.

44

Trang tải ứng dụng HTVOnline trên Android OS - phiên
bản set-top box

45

Hình 2.6.

Trang tải ứng dụng HTVOnline trên iOS

45

Hình 2.7.

Trang tải ứng dụng HTVOnline trên Windows Phone

46

Hình 2.8.


Giao diện kênh Live trên Smartbox

48

Hình 2.9.

Giao diện lịch phát sóng từng kênh

49

Hình 2.10.

Đánh giá của cơng chúng về sản phẩm đa giao diện

51

Hình 2.11.

Đánh giá của cơng chúng về nội dung sản phẩm đa giao diện

51

Hình 2.12.

Đánh giá của phóng viên về nội dung sản phẩm đa giao diện

52

Hình 2.13.


Đánh giá của phóng viên về vai trị của hạ tầng kỹ thuật

53

Hình 2.14.

Sơ đồ dịch vụ truyền hình internet ứng dụng cơng nghệ
OTT (Over the top)

54

Hình 2.15.

Mơ hình lấy tín hiệu kênh qua thiết bị Headend tại HTV

57

Hình 2.16.

Kiến trúc hệ thống

61


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ thế kỉ XX, khi truyền hình xuất hiện, nhân loại đã nhìn nhận đó là
một phát minh làm thay đổi căn bản phương thức tư duy và phương thức sống
của con người, góp phần làm thay đổi thế giới. Truyền hình ra đời đã vượt lên

trên những loại hình báo chí - truyền thông khác lúc bấy giờ, như báo in, phát
thanh…, chứng tỏ tính ưu việt từ thế mạnh hình ảnh chân thực và âm thanh
sinh động. Trên thế giới, đã có thời, nhiều hoạt động kinh tế - chính trị quan
trọng khơng thể thiếu vai trị của truyền hình.
Tại Việt Nam, ngành truyền hình đã từng chiếm ưu thế tuyệt đối khi so
sánh với các ngành báo chí - truyền thơng truyền thống khác. Có thể nhìn lại
những thời kì phát triển của truyền hình: Thời kì bao cấp: sản phẩm của truyền
hình tuy thuần túy là sản phẩm tuyên truyền, nhưng người dân khơng có lựa
chọn nào khác tốt hơn, nên vẫn chọn truyền hình là kênh thơng tin - giải trí duy
nhất ; thời kì đổi mới: Bên cạnh các chủ trương, chính sách phát triển báo chí
của Đảng và Nhà nước, thì chủ trương khuyến khích xã hội hóa đã tạo điều kiện
cho báo chí nói chung và ngành truyền hình nói riêng phát triển theo hướng nâng
cao chất lượng nội dung, hiện đại về mơ hình hoạt động và cơ sở vật chất kỹ
thuật, công nghệ, nâng một tầm cao mới về đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa
tinh thần của lớp khán giả truyền hình thời hội nhập.
Tuy nhiên, đến thời kỳ Internet xuất hiện và bùng nổ, các loại hình báo
chí - truyền thông mới trên thế giới bắt đầu xuất hiện theo. Thời cuộc mới đã
tạo cuộc cạnh tranh giữa sản phẩm truyền hình truyền thống với các loại sản
phẩm truyền thơng đa phương tiện, dựa trên nền tảng những cuộc cách mạng
Cơng nghệ số.
Tại Việt Nam, từ khi bắt đầu có Internet, nhiều loại hình truyền thơng
mới đã xuất hiện: báo mạng điện tử, mạng xã hội, truyền hình cáp và số,…


2
Cùng với các dịng sản phẩm cơng nghệ thơng minh, sản phẩm báo chí truyền thơng mới có thể được công chúng tiếp cận bằng nhiều cách chứ không
chỉ thụ động bên chiếc TV và các chương trình định sẵn giờ phát. Laptop,
Smart phone, Ipad…trở thành những thiệt bị và giao diện để chuyển tải một
sản phẩm truyền thông mới.
Bộ Thơng tin và Truyền thơng Việt Nam đã có đề án Số hóa truyền

hình mặt đất đến năm 2020. Đây là một sự thay đổi về kĩ thuật hạ tầng truyền
dẫn, phát sóng bắt buộc để theo kịp xu thế tất yếu của truyền hình hiện đại.
Cuộc cạnh tranh khốc liệt này khiến những nhà Đài vừa phải làm tốt nhiệm vụ
chính trị, lại vừa phải vận dụng tư duy kinh tế, làm nhiệm vụ tự chủ tài chính,
vận hành hoạt động kinh doanh truyền hình, phát triển các dịng sản phẩm
mới theo quy luật cung cầu. Đó là lý do để các dịng sản phẩm truyền thơng
số ra đời, tiếp cận thị trường công chúng rộng lớn, đa dạng hơn, thơng minh
hơn và địi hỏi cao hơn. Trong đó, sản phẩm truyền hình trên giao diện multiscreen là một nội dung đáng để đầu tư.
Đài Truyền hình TPHCM, từ 10 năm trở lại đây, không ngừng nghiên
cứu, xây dựng, vận hành, khai thác các sản phẩm truyền thông số. HTV cũng
là nơi đi đầu triển khai mạng lưới truyền hình số và cáp. Tuy nhiên, dù là đơn
vị đầu tiên trên cả nước có những bước đi thích ứng với thị trường truyền
thơng hiện đại, nhưng q trình thực hiện quản trị kinh doanh các dịng sản
phẩm truyền hình số ở Đài Truyền hình TP Hồ Chí Minh đã bộc lộ rõ nét
những vấn đề bất cập, cần được nhìn nhận, nghiên cứu và giải quyết kịp thời.
Đó là: mối quan hệ giữa tăng trưởng doanh thu và chức năng, nhiệm vụ chính
trị của Đài Truyền hình tại một thành phố là trung tâm kinh tế-văn hóa-chính
trị; mối quan hệ giữa vai trị, trách nhiệm của Đài Truyền hình-cơ quan báo
chí nhà nước và các cơng ty truyền thơng tư nhân trong quá trình liên kết, hợp
tác sản xuất; mối quan hệ tác động giữa Đài Truyền hình, cơng ty truyền
thông tư nhân, doanh nghiệp tài trợ và công chúng liên quan đến thị trường


3
tiếp nhận sản phẩm, môi trường cạnh tranh lành mạnh, liên kết hưởng lợi và
chia sẻ rủi ro; sự liên quan mật thiết giữa quản trị kinh doanh và quản trị nội
dung, chất lượng của sản phẩm truyền hình trên giao diện multi-screen.
Ngồi dịng sản phẩm truyền thống, rất nhiều câu hỏi đang được đặt ra
trong giai đoạn phát triển sắp tới, với những dịng sản phẩm truyền hình mới,
như: Làm thế nào vừa đảm bảo tăng doanh thu trong việc khai thác dòng sản

phẩm đa giao diện multi-screen, vừa đảm bảo định hướng và nhiệm vụ chính
trị? Những mâu thuẫn nào cần giải quyết trong quá trình kiểm duyệt, biên tập
và định hướng nội dung các chương trình được sản xuất riêng cho các giao
diện? Quản trị kinh doanh đi đôi với quản trị nội dung như thế nào là phù
hợp, để vừa tạo sự hấp dẫn, vừa đảm bảo tính đẳng cấp, tính thẩm mỹ của
một Đài Truyền hình lớn nhất miền Nam, tránh chạy theo lợi nhuận, khiến nội
dung bị buông lỏng theo thị hiếu, hoặc bị thao túng bởi đối tác v.v…
Vì vậy rất cần có sự đánh giá lại những mặt được và chưa được của quá
trình hoạt động và phát triển các sản phẩm truyền hình số, cụ thể là truyền
hình đa giao diện multi-screen, để từ đó có nghiên cứu đề xuất phù hợp, góp
phần giải quyết các vấn đề gặp phải hiện nay, tạo chuyển biến về chất lượng
và doanh thu cho dịng sản phẩm này nói riêng, và cho dịng sản phẩm truyền
hình số của HTV.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
2.1. Trên thế giới
Mặc dù báo chí xuất hiện sớm và ngày càng thể hiện rõ chức năng, nhiệm
vụ cũng như những đóng góp của nó trong sự phát triễn của xã hội lồi người,
tuy nhiên, có thể khẳng định: sự phát triển của báo chí thế giới gắn liền với cuộc
Cách mạng về khoa học công nghệ. Các thành tựu khoa học kĩ thuật đã làm biến
đổi toàn diện thế giới, trong đó, có báo chí nói chung, truyền hình nói riêng.
Đầu thế kỉ 21, sự đa dạng và phát triển như vũ bão của các loại hình
báo chí, sự bùng nổ nhanh chóng của truyền thơng đa phương tiện (multi -


4
media) mở đầu cho những sự bùng nổ tiếp theo về nội dung và hình thức
tương tác khác nhau của sản phẩm truyền hình. Truyền hình đa giao diện ra
đời, dựa trên những bước tiến về các thiết bị điện tử có màn hình.
Một số nghiên cứu về việc ứng dụng, xây dựng các sản phẩm đa
phương tiện trong truyền thông hiện đại đã được công bố trên thế giới, như

các nghiên cứu của Molina, (1997) đã thể hiện tầm quan trọng của các sản
phẩm đa phương tiện trong thời nay. Bên cạnh đó, các nghiên cứu của
(Madden, 2012) cũng chỉ ra những ảnh hưởng của công nghệ truyền thông
mạng xã hội và các sản phẩm đa phương tiện tới phương pháp sản xuất báo
chí truyền thống, đặc biệt là tính riêng tư. Các nghiên cứu khác của các tác giả
(Qualman, 2010), (Franklin, 2005), và (Paulussen và cộng sự, 2014) đã làm rõ
hơn các mơ hình, giải pháp ứng dụng công nghệ truyền thông đa phương tiện
trong các sản phẩm báo chí truyền thơng như truyền hình, báo mạng, kênh
thơng tin riêng. Ngoài ra, nghiên cứu của Lin (Lin, 2013) đã đưa ra các kinh
nghiệm nghiên cứu và triển khai các sản phẩm multi-screen của Singapore.
Hay các nghiên cứu của Bennett (Bennett, 2008) cũng đưa ra một số kinh
nghiệm sản xuất các sản phẩm multi-screen của BBC.
2.2. Tại Việt Nam
Manh nha từ cuối những năm 90, rồi bắt đầu định hình vào những năm
2000, nhưng hoạt động của truyền hình hiện đại bắt đầu sôi nổi trong thời
gian hơn 10 năm trở lại đây. Trong khoảng 5 năm qua, đã xuất hiện nhiều ý
kiến, bài viết và cơng trình nghiên cứu khoa học về truyền thông số, truyền
thông đa phương tiện, dịch vụ truyền hình… ở nhiều cấp độ khác nhau.
Sách chuyên khảo “ Truyền hình hiện đại - Những lát cắt 2015-2016”,
Bùi Chí Trung - Đinh Thị Xn Hịa, 2016 là tài liệu đề cập đến: Truyền hình
trên giao diện multi - screen ; truyền hình trực tuyến; truyền hình trên hệ
thống mobile; quản trị truyền hình qua chỉ số đo lường hiệu suất; vấn đề bản
quyền và độc quyền bản quyền chương trình truyền hình trả tiền; thơng tin đồ


5
họa trong chương trình tin tức truyền hình - nhìn từ lý thuyết truyền thơng thị
giác. Trong đó, phần về Truyền hình đa giao diện khá rõ ràng, gồm định nghĩa
Truyền hình đa giao diện Multi - Screen, phân loại hệ thống giao diện multi screen, các loại sản phẩm Multi - screen, quy trình sản xuất, xu hướng phát triển...
Trong quá trình xây dựng đề cương luận văn, chúng tôi đã tiếp cận một

số tài liệu nghiên cứu như khóa luận và luận văn thạc sĩ nghiên cứu về hoạt
động của truyền hình hiện đại, như luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Thị Kim
Dung, với đề tài “Ứng dụng truyền thông đa phương tiện trong việc thể hiện
tác phẩm báo chí” năm 2009. Luận văn này chú ý phân tích những ứng dụng
kĩ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm - tác phẩm báo chí về tính chun
mơn và cả trong tính kinh tế báo chí. Những vấn đề đặt ra là ra ngay nhiều
phiên bản của một tờ báo: phiên bản online, phiên bản truyền hình với các
thức và nội dung buộc phải có tính đổi mới, sáng tạo, hợp xu thế. Tuy chưa đề
cập đến dòng sản phẩm truyền hình đa giao diện sâu và độc lập, nhưng những
đặc điểm và thực trạng của sản phẩm truyền thơng số có những nét chung có
thể tham khảo cho luận văn này.
Luận văn Thạc sĩ của Trần Lê Trúc Hà, với đề tài: “Vấn đề ứng dụng đa
phương tiện trong sản xuất chương trình thời sự truyền hình ở các đài phát
thanh và truyền hình miền Đơng Nam Bộ”, 2014, phân tích những vấn đề
thực tiễn liên quan đến quy trình sản xuất các chương trình thời sự và chất
lượng, cải tiến kĩ thuật, tích hợp các yếu tố đa phương tiện : âm thanh, hình
ảnh, lời bình, đồ họa…trong 1 tác phẩm, nhằm đạt mục đích cuối cùng là tăng
tính hấp dẫn của thơng tin, tiệm cận với cơng nghệ truyền hình hiện đại trên
thế giới.
Luận văn Thạc sĩ của Tô Thị Thu Trang với đề tài: “Truyền hình số mặt
đất theo tiêu chuẩn DVB-T2 và kết quả đo kiểm thực tế tại Việt Nam.”, năm
2012, thì nhấn mạnh về vấn đề kĩ thuật hạ tầng, có liên quan tương đối đến
hướng nghiên cứu của đề tài.


6
Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Bảo Trung, đề tài: “Chiến lược phát
triển dịch vụ truyền hình trả tiền của Đài truyền hình Việt Nam đến 2020”,
năm 2014 cung cấp thơng tin và khảo sát kinh doanh truyền hình trả tiền,
cũng là một nội dung cần tham khảo cho phần giải pháp phát triển các dịng

sản phẩm truyền hình hiện đại.
Cao hơn là cơng trình luận án tiến sĩ báo chí: “Nghiên cứu xu hướng
phát triển của truyền hình từ góc độ kinh tế học truyền thơng” của tác giả Bùi
Chí Trung đã gợi mở nhiều lý giải thú vị về xu hướng phát triển của truyền
hình Việt Nam trong mối quan hệ mật thiết với vai trò của kinh tế truyền
thông. Luận văn đề cập sâu đến các nguyên lý hoạt động của thị trường truyền
thơng, từ đó hồn thiện cơ sở lý luận về kinh tế học truyền hình trong điều
kiện kinh tế - xã hội Việt Nam.
Tóm lại, tại Việt Nam, đây là vấn đề mới, nhất là gắn với chiến lược
phát triển một dòng sản phẩm đặc thù của truyền hình hiện đại, nên đến thời
điểm này, đa số các ý kiến trên các phương tiện truyền thông về truyền thông
số, truyền thông đa phương tiện chỉ tập trung dừng lại ở việc giới thiệu, nhận
dạng, đánh giá, dự báo chung về một xu thế, hay ứng dụng các điểm mới đó
vào tổ chức sản xuất tác phẩm báo chí, hơn là phân tích cụ thể từng dòng sản
phẩm, với chiến lược phát triển chi tiết. Đồng thời, chưa phân tích sâu thực
trạng và tiềm năng hoạt động quản trị kinh doanh dòng sản phẩm truyền hình
đa giao diện multi-screen đã, sẽ đóng góp gì cho sự phát triển của một Đài
Truyền hình, các vấn đề giải quyết mối quan hệ, xây dựng, quản trị nội dung
và các phương thức liên kết, hợp tác, phát triển dịng sản phẩm này có lợi ích
gì cho thị trường, cho cơng chúng.
Các đề tài nghiên cứu cịn ít, các giáo trình giảng dạy, nghiên cứu ở các
trường đại học cũng chưa đề cập về hoạt động quản trị kinh doanh sản phẩm
truyền hình đa giao diện multi-screen, xã hội hóa, mối quan hệ tổng thể với các
thành phần kinh tế tham gia sản xuất chương trình qua quy trình quản lý nội dung


7
của một đài truyền hình. Ngay ở các đài truyền hình cũng chưa có đánh giá, tổng
kết hoạt động này một cách thống nhất, khoa học và có hệ thống.
Vì vậy, xuất phát từ hoạt động thực tiễn, luận văn này tập trung nghiên

cứu, đề xuất những giải pháp quản trị kinh doanh dịng sản phẩm truyền hình
đa giao diện multi-screen, gắn với truyền hình liên kết, nhằm tạo thế cạnh
tranh lành mạnh, đóng góp vào tổng doanh thu của Đài Truyền hình Thành
phố Hồ Chí Minh, định hình một lĩnh vực để phát triển, kinh doanh, một lĩnh
vực hoạt động sản xuất nội dung mới, thay đổi chất lượng dịch vụ cung cấp
nội dung truyền hình hướng tới thị trường công chúng mới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
3.1. Đối tượng nghiên cứu
1. Thực trạng hoạt động quản trị kinh doanh sản phẩm truyền hình đa
giao diện multi-screen tại Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh, trên một
số kênh chuyên biệt như: Youtube, Facebook, và các ứng dụng trên các thiết
bị di động: HTVonline, Hplus.
2. Mối quan hệ giữa các đơn vị hợp tác và cơng ty truyền thơng liên kết
với Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Quy trình kiểm sốt nội dung sản xuất các chương trình truyền hình
nhiều phiên bản khác nhau tương ứng với mỗi loại giao diện; mức độ đầu tư
sinh lợi từ góc độ kinh tế truyền thông.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận văn
Khảo sát thực trạng, đánh giá tình hình phát triển sản phẩm truyền hình
đa giao diện tại Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh năm 2017.
Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng phát triển sản phẩm truyền hình
đa giao diện tại Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích chính của luận văn
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động quản trị kinh doanh
sản phẩm truyền hình đa giao diện multi-screen của Đài Truyền hình Thành


8
phố Hồ Chí Minh, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị kinh

doanh sản phẩm này, theo quy trình thống nhất quản lý nội dung, kĩ thuật và
kinh tế.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
+ Hệ thống hóa những vấn đề liên quan đến thực trạng hoạt động quản
trị kinh doanh sản phẩm truyền hình đa giao diện multi-screen hiện nay. Tức
là hình thành quan niệm và xây dựng quy trình quản trị kinh doanh sản phẩm
truyền hình đa giao diện multi - screen, quản lý nội dung sản phẩm truyền
hình đa giao diện multi-screen tại Đài truyền hình TP Hồ Chí Minh.
+ Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động phát triển sản
phẩm truyền thơng số nói chung và quản trị kinh doanh sản phẩm truyền hình
đa giao diện multi-screen nói riêng.
+ Đánh giá thực trạng hoạt động quản trị kinh doanh sản phẩm truyền
hình đa giao diện multi-screen tại Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh.
+ Trên cơ sở ưu điểm, hạn chế trong quá trình phát triển dịng sản phẩm
truyền hình đa giao diện (multi-screen) của Đài truyền hình TPHCM, luận
văn sẽ tìm phương hướng, các giải pháp khuyến nghị khoa học nhằm nâng
cao hiệu quả hoạt động này. Trong đó các giải pháp căn cốt về nội dung, quy
trình quản lí, phối hợp, giải pháp về hạ tầng, cơng nghệ sẽ được làm rõ. Qua
đó, nhận diện rõ thời cơ của thị trường, thị hiếu của khán giả đối với dịng sản
phầm multi-screen, từ đó, đưa sản phẩm truyền hình đa giao diện của HTV trở
thành sản phẩm cạnh tranh nhất trên thị trường.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
- Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở quan điểm Mác - Lê nin về
kinh tế chính trị, đường lối, chủ trương của Đảng và nhà nước về phát triển
kinh tế báo chí trong nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa.


9
- Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận về báo chí truyền

thơng, đặc biệt là các lý thuyết: truyền thông đa phương tiện, hội tụ truyền
thông và tịa soạn hội tụ, cơng chúng truyền thơng.
- Kết hợp vận dụng các lý thuyết về các khoa học liên ngành như: kinh tế
học, xã hội học, công nghệ thông tin, mỹ thuật đồ họa…
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu chung
Dựa trên cơ sở phương pháp tư duy logic, luận văn sẽ sử dụng các
phương pháp nghiên cứu chung như: sưu tầm, thống kê, phân tích nội dung,
chứng minh, so sánh - đối chiếu, tổng hợp, qui nạp, diễn dịch, điều tra xã hội
học, trong đó phương pháp phân tích, chứng minh, điều tra xã hội học được
sử dụng chính để nghiên cứu thị trường của sản phẩm truyền đa giao diện
multi-screen.
- Phương pháp nghiên cứu cụ thể
Trong quá trình thực hiện đề tài này, chúng tôi vận dụng tổng hợp một
số phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây:
+ Phương pháp sưu tầm, thống kê tư liệu và phân tích nội dung: Các
phương pháp này dùng để nghiên cứu những tài liệu được lựa chọn là các
cơng trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến đề tài, nhằm tạo lập khung
lý thuyết cho vấn đề nghiên cứu của l uận văn. Có 4 luận văn thạc sĩ và 1 luận
án tiến sĩ được nghiên cứu. Các nội dung bao gồm: truyền thông đa phương
tiện, truyền hình số, truyền hình hiện đại.
+ Các phương pháp phân tích, chứng minh, so sánh - đối chiếu: Những
phương pháp này sử dụng để nghiên cứu thực trạng quản trị kinh doanh sản
phẩm truyền hình đa giao diện muti - screen trên thế giới, khu vực và Việt
Nam. Từ thực trạng nghiên cứu truyền hình đa giao diện tại Singapore, Trung
Quốc, Thái Lan, so sánh với thực tiễn tại Việt Nam, từ đó, liên quan đến giải
pháp, đề xuất, chiến lược phát triển truyền hình đa giao diện tại HTV.


10

+ Phương pháp điều tra xã hội học định tính qua phỏng vấn sâu
(Phỏng vấn chuyên gia): Tác giả luận văn thực hiện phỏng vấn trực tiếp và
gián tiếp (bằng văn bản, qua điện thoại) đối với: (i) một số phóng viên, biên
tập viên - những người có kinh nghiệm thực tế về hoạt động của sản phẩm
truyền hình đa giao diện multi - screen; (ii) Phỏng vấn một số nhà quản lý bộ
phận khai thác dịch vụ sản phẩm truyền hình số ( Cơng ty Dịch vụ Truyền
hình (TMS, các nhà nghiên cứu thị trường truyền thông, nhằm thu thập được
những đánh giá của họ về thực trạng quản trị kinh doanh sản phẩm truyền
hình đa giao diện multi-screen.
Mỗi bảng câu hỏi phỏng vấn sâu gồm 20 câu, tập trung vào vấn đề
chuyên môn của người được phỏng vấn, gồm: Phó Giám đốc Trung tâm tin
tức HTV, Phó giám đốc Cơng ty Dịch vụ Truyền hình TMS, Trưởng Ban quản
lí dự án Phát triển sản phẩm Truyền hình Internet, Cơng ty Dịch vụ Truyền
hình TMS. Trong đó, có chỉ ra những bất cập trong công tác, đề xuất tháo gỡ
phù hợp trong 1 đơn vị cụ thể là HTV.
+ Phương pháp điều tra xã hội học định lượng qua phát phiếu điều tra
ý kiến (khoảng 100 phiếu), chia theo 2 nhóm đối tượng: Phóng viên - biên tập
viên truyền hình và cơng chúng.
Đối với nhóm phóng viên, biên tập viên, nội dung khảo sát tập trung
vấn đề nội dung của sản phẩm truyền hình đa giao diện.
Đối với nhóm côngchúng, nội dung khảo sát về thị hiếu, đánh giá đối
với dịng sản phẩm đa giao diện.
Qua đó thu thập những ý kiến thực tế, cung cấp cho việc triển khai các
luận điểm khoa học cần thiết trong luận văn.
6. Ý nghĩa lý luận và giá trị thực tiễn của đề tài
Trong Quy hoạch phát triển dịch vụ Phát thanh - truyền hình Việt Nam
đến 2020 của Bộ Thơng tin và Truyền thông, nhấn mạnh là sẽ ưu tiên phát
triển loại hình số mặt đất, di động mặt đất, số vệ tinh, kết hợp mạng viễn



11
thơng đã có sẵn phù hợp với định hướng số hóa và xu hướng hội tụ cơng nghệ
và dịch vụ…Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài phù hợp với u cầu, địi hỏi
của thực tiễn phát triển báo chí - truyền thơng hiện đại.
Đối với Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh, đã có lúc đi đầu
trong hoạt động mang tính thị trường của truyền hình hiện đại. Song, đến nay,
sự phát triển vũ bão của công nghệ, sự vươn lên của các Đài truyền hình trong
nước, cùng các cơ quan Báo chí truyền thơng thể loại khác, các công ty
Truyền thông tư nhân, đã đặt HTV trước một thử thách thời cuộc: Phải khắc
phục những điểm yếu, phải lấy lại vị trí đứng đầu ngành truyền hình ở Việt
Nam, trong đó, có lĩnh vực khai thác sản phẩm truyền hình số.
Luận văn cố gắng khơng chỉ phân tích, đánh giá tiềm năng xây dựng và
phát triển sản phẩm truyền hình đa giao diện multi-screen của Đài Truyền
hình Thành phố Hồ Chí Minh mà cịn góp phần làm rõ những vấn đề mới phát
sinh, đề xuất giải pháp, mơ hình, những vấn đề cần giải quyết nhằm giúp các
nhà quản lý có thêm dữ liệu, cơ sở tham khảo cho việc hoàn thiện các văn bản
qui phạm pháp luật, tăng cường trách nhiệm quản lý nội dung sản phẩm
truyền hình số, đề cập đến vai trị, trách nhiệm và chức năng của nhà báo, nhà
quản lí trong vận hành một bộ máy sản xuất và kinh doanh dòng sản phẩm
truyền hình đa giao diện multi-screen hiệu quả.
Đề tài sẽ có ý nghĩa thiết thực trong hoạt động phát triển sản phẩm
truyền hình đa giao diện (multi-screen) tại Đài Truyền hình Thành phố Hồ
Chí Minh, đồng thời cung cấp một số kinh nghiệm thực tiễn về hoạt động này
cho các Đài truyền hình bạn, các nhà nghiên cứu cùng lĩnh vực.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tham khảo, nội dung chính của
luận văn sẽ bao gồm 3 chương. Trong đó, chương 1 giới thiệu các khái niệm,
thuật ngữ liên quan đến đa phương tiện, đa giao diện; các phương thức sử
dụng, hiệu ứng sử dụng các phương thức đa giao diện (multi - screen) trong



12
sản phẩm truyền hình; quy trình sáng tạo và sản xuất tác phẩm truyền hình đa
giao diện. Trên cơ sở khung lý thuyết được hình thành, chương 2 khảo sát
thực trạng ứng dụng phương thức đa giao diện trong sản xuất tác phẩm truyền
hình đa giao diện tại HTV, VTV, Truyền hình Tuổi trẻ, Truyền hình Thanh
niên, ZingNews… Chương 3 đưa ra xu hướng phát triển và vấn đề đặt ra
trong việc ứng dụng các phương thức đa giao diện cho sản phẩm truyền hình.
Qua đó, đề ra một số giải pháp, khuyến nghị, như: Thay đổi tư duy làm truyền
hình; Nâng cấp cơ sở hạ tầng, cơng nghệ thơng tin; Xây dựng mơ hình phóng
viên - biên tập viên hiện đại; hồn thiện quy trình nghiệp vụ; đào tạo đội ngũ
làm truyền hình đa giao diện; Nâng cao kĩ năng quản lí phát triển sản phẩm
truyền hình đa giao diện; xây dựng cơ chế khuyến khích phát triển sản phẩm
truyền hình đa giao diện.


13
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ TRUYỀN HÌNH ĐA GIAO DIỆN
(MULTI-SCREEN)
1.1. Khái niệm và thuật ngữ liên quan
1.1.1. Khái niệm liên quan đến truyền hình
Ngày nay, chỉ với đường truyền internet và một phương tiện nhất định là
chúng ta có thể coi truyền hình. Đó là nhờ sự hội tụ viễn thơng và truyền thơng.
Truyền hình hội tụ là một khái niệm mới, mở rộng của truyền hình, với nhiều liên
tưởng về ưu điểm vượt trội: chuyển đổi từ hữu tuyến sang phi tuyến tính.
1.1.2. Thuật ngữ multi-screen
Theo từ điển tiếng Anh, multi - screen là 1 từ ghép, cấu thành bởi 2 từ:
multi (nhiều, đa, lớn hơn 1) và screen (màn hình, giao diện). Ghép 2 từ này thì
thuật ngữ multi - screen là đa màn hình, đa giao diện. Thuật ngữ này được

dùng trong nhiều lĩnh vực như trò chơi, phim ảnh, truyền hình, truyền thơng,
thương mại điện tử… Khi các thiết bị điện tử di động (mobile devices) ra đời,
có thể hoạt động như 1 chiếc máy tính kết nối internet với các cơng nghệ khác
nhau thì khái niệm đa màn hình cũng bắt đầu xuất hiện.

Hình 1.1. Kiến trúc của kênh truyền hình multi-screen


14
Hình trên mơ tả kiến trúc của kênh truyền hình multiscreen, dữ liệu đầu
vào của các kênh multi-screen được phân tích, xử lý dựa trên các cơng nghệ
khác nhau nhằm đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, công nghệ của từng loại thiết bị
phù hợp.
1.1.3. Định nghĩa truyền hình đa giao diện (multi-screen)
Theo nhóm tác giả Bùi Chí Trung - Đinh Thị Xn Hịa, Truyền hình
hiện đại - Những lát cắt 2015 - 2016, “Khái niệm này nhằm phản ánh sự thể
hiện nội dung trên nhiều giao diện màn hình điện tử khác nhau (TV, máy tính,
điện thoại,…). Ở đây, multi - screen không chỉ được hiểu là đăng tải cùng 1
nội dung trên nhiều giao diện, mà nó cịn là việc sản xuất những nội dung
chuyên biệt khác nhau, với định dạng hình ảnh tương thích trên từng giao
diện. Mặt thứ hai, Multi - screen không phải là sự tách biệt rời rạc những sản
phẩm nội dung khác nhau trên những màn hình khác nhau, đó là 1 “mạch liên
kết” liên tục sản phẩm nội dung được tùy biến đa dạng nhằm phục vụ nhu cầu
thụ hưởng của công chúng ở mọi bối cảnh, mọi điều kiện sinh hoạt, mọi thời
điểm 1 cách khơng ngừng [19].
Truyền hình hiện đại chịu tác động của sự phát triển vượt bậc về kĩ
thuật cơng nghệ nói chung, và xu hướng phát triển nền tảng đa giao diện nói
riêng. Muốn xem truyền hình hoặc sản phẩm truyền hình, khán giả khơng cần
phải ngồi trước cái TV và dùng remote bấm chọn kênh nữa. Sản phẩm truyền
hình trên mỗi giao diện cũng có nội dung và hình thức khác nhau. Trên chiếc

TV, sẽ là những chương trình đầy đủ với khung giờ đã sắp sẵn, các TVC
quảng cáo xuất hiện theo hợp đồng kí sẵn. Nhưng khi xem trên giao diện điện
thoại hay ipad, sẽ là những chương trình đã được cắt gọn, tập trung tiêu điểm,
hoặc thậm chí là 1 phiên bản mới về cùng 1 nhân vật hay chủ đề.
Ví dụ: Bản tin Thời sự trên giao diện TV đưa tin về chuyến thăm của
Tổng thống Mỹ Obama đến Việt Nam với hình ảnh và ngơn ngữ chính thống
theo hình thức ngoại giao. Nhưng phiên bản trên các giao diện di động khác


15
sẽ là 1 bản tin chỉ lướt qua vài câu về chuyến thăm ngoại giao, cịn lại sẽ nói
về dàn xe Cadillac hộ tống và chiếc chuyên cơ Air Force one cùng những tính
năng hiện đại của chúng. Thơng qua khía cạnh đó, phiên bản này thu hút được
lượng người trẻ xem, bình luận, đồng thời vẫn đảm bảo tính trọng thị của 1 sự
kiện ngoại giao lớn.
Như vậy, truyền hình đa giao diện là sự truyền tải 1 tác phẩm/sản phẩm
truyền hình trên nhiều giao diện khác nhau, với cách thức trình bày nội dung và
hình thức khác nhau, tùy thuộc vào nhóm khán giả mà sản phẩm truyền hình đó
hướng tới. Đây đã và đang là 1 xu hướng tất yếu của truyền hình hiện đại.
Tác giả Alex Tretbar, 2014, đã nhận định: “In a multi - screen future,
phones don’t control TVs, TVs control phones”, (Trong tương lai của nền tảng
đa màn hình, điện thoại khơng kiểm sốt TV, mà là TV kiểm sốt điện thoại) [37].
Có thể hiểu, ngành truyền hình khơng chết, chỉ là thay đổi tư duy làm truyền
hình truyền thống trên 1 giao diện truyền thống là chiếc TV, sang tư duy làm
truyền hình đa giao diện, hiệu quả nhất là trên giao diện điện thoại thơng minh,
sau nữa là ipad, laptop, nói chung là những màn hình di động được.
Trong bài viết “How mobile video can drive the future of Brand
marketing?”, 2014, Google và Ipsos đã làm 1 nghiên cứu với 1519 người sở
hữu smart phones tuổi từ 18 đến 34. Họ được hỏi về nhật kí tiếp xúc các video
online và offline. Kết quả chỉ ra rằng, thế hệ được sinh ra vào khoảng thời

gian năm 2000 xem video trên điện thoại thơng minh, họ ít bị xao nhãng hơn
nhiều so với xem trên bất cứ màn hình nào khác, kể cả TV [60]. Vì vậy, smart
phones là thiết bị số 1 trong việc tiếp cận lớp người này. Đây là nhóm khách
hàng mục tiêu của digital marketing, cũng là nhóm khán giả của truyền hình
đa giao diện.
TS Nguyễn Thành Lợi có bài viết trên Tạp chí Người làm báo : « Các
cơ quan báo chí cũng phải được trang bị các phương tiện kĩ thuật hiện đại, bởi
nội dung không tác rời kĩ thuật, kĩ thuật tốt sẽ giúp nội dung bức phá thể hiện


16
sức mạnh của nó ». Chính vì vậy, nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin
là cơ sở để ngành truyền hình thay đổi, đa dạng trong hình thức chuyển tải
đáp ứng nhu cầu tiếp nhận thông tin đa chiều, đa giác quan của công chúng.
Trong bài viết “The New Multi - screen World Study”, 2012, trang
Think with Google đã nhận định: “Today 90% of our media consumption
occurs in front of a screen. As consumers balance their time between
smartphones, tablets, PCs and televisions, they are learning to use these
devices together to achieve their goals. This multi - screen behavior is quickly
becoming the norm, and understanding it has become an imperative for
businesses” [59]. (Ngày nay, 90% lượng tiêu thụ truyền thơng diễn ra trước 1
màn hình. Vì người tiêu dùng cân đối được thời gian sử dụng các thiết bị điện
thoại thơng minh, máy tính bảng, máy tính cá nhân và TV, nên họ hiểu cách
sử dụng các thiết bị này cùng lúc như thế nào thì đạt được mục đích của
mình. Hành vi đa giao diện này nhanh chóng trở thành 1 quy chuẩn, và hiểu
biết về hành vi này trở thành 1 yêu cầu tất yếu đối với những nhà kinh
doanh). “Những nhà kinh doanh” ở đây, chúng ta hiểu, là bao gồm cả những
nhà kinh doanh lĩnh vực truyền hình.
Tóm lại, truyền hình đa giao diện là truyền hình sử dụng kỹ thuật đa
giao diện, ở đó các nội dung truyền tải được thay đổi thành nhiều định dạng

khác nhau nhằm thỏa mãn các yêu cầu về kỹ thuật, công nghệ, hiển thị của
trang thiết bị như TV, điện thoại di động, điện thoại thông minh, máy tính
bảng, máy tính để bàn hay máy chơi games…
1.1.3. Đặc điểm của truyền hình đa giao diện (multi-screen TV)
1.1.3.1. Phân loại hệ thống giao diện truyền hình
Hệ thống giao diện này gồm: TVs, smart phones, tablets, laptops. Các
màn hình ngày nay được sản xuất với nhiều định dạng hình ảnh: HD, 3D, 4K,
5K, mới nhất đã có 8K TV (Hãng Dell mới đưa ra thị trường vào tháng
1/2017). Độ phân giải ngày càng cao và tính kết nối internet khiến chất lượng


17
hình ảnh và tốc độ đường truyền xem qua các màn hình khơng có cách biệt
lớn. Điểm khác biệt đáng quan tâm giữa 4 loại này là kích cỡ màn hình và độ
di động.
- Truyền hình trên TV:
Màn hình vơ tuyến là giao diện cơ bản nhất. Theo khảo sát, 62% người
trả lời rằng TV là giao diện xem truyền hình u thích nhất của họ. (Nguyễn
Trà My, “Truyền hình trong xu hướng phát triển giao diện đa màn hình Multi
- screen”, Khóa luận tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền). Đặc biệt,
ngày nay, Truyền hình hiện đại khơng phát sóng analog nữa, TV internet,
Smart TV ra đời. Ngồi việc sử dụng dịch vụ truyền hình cab hàng trăm kênh,
đây vừa là chiếc TV, vừa là màn hình có thể lướt web, chơi game, xem các
chương trình online…TV thực chất là 1 màn hình tích hợp đa chức năng.
Chính vì vậy, truyền hình cũng sẽ phát triển theo hướng đó.
Kích cỡ của màn hình TV đã đạt đến 400 inches, nhưng được dùng phổ
biến nhất hiện nay là 32 - 80 inches. TV là màn hình cố định.

Hình 1.2. Mơ tả độ phân giải của màn hình



18
HD (High Definition) là cơng nghệ màn hình hiển thị độ nét cao, cho
phép các hình ảnh, video hiện thị một cách trung thực, gần với thế giới thực
hơn. Các thí nghiệm về độ phân giải cao được thực hiện từ những năm 30 - 40
của thế kỷ trước, khi độ phân giải của màn hình được đo bằng các đường kẻ
trên mỗi màn hình. Ban đầu, mỗi màn hình tivi chỉ có thể sử dụng 12 dịng kẻ
để hiển thị. Các TV độ phân giải cao đầu tiên sử dụng 240 đến 819 dịng kẻ
cho mỗi màn hình. Ngày nay, HDTV sử dụng một tiêu chuẩn gọi là 1080p,
cung cấp độ phân giải 1920x1080p tương đương 2.073.600 điểm ảnh trên mỗi
inch vuông. Các TV hiển thị siêu cao 4K sử dụng các chuẩn cao hơn gọi là
2160p, tăng mức hiển thị lên đến 3840x2160p, gấp 2 lần so với độ phân giải
của HDTV. Trong tương lai, độ phân giải 8K cũng đang dần được đưa vào
cuộc sống với độ phân giải gấp 4 lần so với HDTV và 2 lần so với 4K. Năm
2016, công ty Sharp đã giới thiệu sản phẩm TV có độ phân giải 8K đầu tiên,
tuy hiên giá tiền lên đến 133.000 USD trên một sản phẩm. Ngày nay, HDTV
cịn được tích hợp với Internet vạn vật, miêu tả một tương lai TV sẽ tham gia
điều khiển các thiết bị thơng minh.
Hình trên mơ tả các độ phân giải khác nhau của màn hình, so sánh theo
kích thước và tỷ lệ của từng loại. Có thể thấy rằng so với thời kỳ đầu, truyền
hình độ phân giải cao đã có các thay đổi mang tính cách mạng theo hướng
phục vụ tốt nhất cho người dùng.
Tại Việt Nam, đến năm 2014, VTV đã chính thức ra mắt 3 kênh HD.
Năm 2016, HTV chính thức ra mắt 2 kênh HD (HTV7, HTV9).
- Truyền hình trên máy tính: PCs, laptops
Máy tính khơng chỉ để làm việc, mà đó cịn là cơng cụ giải trí. Kích cỡ
màn hình máy tính từ 11 - 50 inches. Truyền hình trên máy tính ban đầu chỉ là
những bước sơ khai, đăng tải lại nội dung đã có sẵn trên TV.
Theo khảo sát của nhóm tác giả Bùi Chí Trung - Đinh Thị Xn Hịa,
“Truyền hình hiện đại - Những lát cắt 2015 - 2016”, số lượng người sở hữu



19
máy tính xách tay (25%) nhiều hơn số lượng người sở hữu điện thoại thơng
minh (17%) hay máy tính bảng (8%). Các nhà sản xuất truyền hình đã nhận
thức sự liên quan mật thiết của giao diện máy tính và các sản phẩm truyền
hình. Các trình duyệt web với địa chỉ website chính thống của các Đài truyền
hình cho phép xem truyền hình miễn phí mà khơng cần sóng TV. Người xem
có thể xem trực tiếp 1 chương trình trên sóng thơng qua giao diện máy tính,
hoặc chọn xem lại chương trình mình đã bỏ lỡ [19].
Ví dụ: Đài Truyền hình TPHCM (HTV) có các địa chỉ phát sóng
chương trình trên mạng ở địa chỉ: , HTVentertainment
(Youtube), chọn các chương trình theo kênh hoặc theo tên chương trình. Khán
giả có thể xem các chương trình phát sóng trực tiếp trên HTVonline.
- Truyền hình trên smart phones và tablets::
Theo số liệu của Bộ Thông tin truyền thông, đến tháng 6/2017, Tổng số
thuê bao điện thoại cả nước là hơn 130 triệu, trong đó chỉ có 7,3 triệu th
bao cố định, cịn lại hơn 123 triệu là thuê bao di động. Như vậy, nhu cầu
thơng tin qua màn hình điện thoại là rất lớn [66].
Theo thống kê, 1/3 người Việt Nam dùng smart phones. Trong đó, 24%
người chỉ dù ng Internet trên smartphone. Theo Google, thói quen lên mạng
xem video, tin tức và lướt mạng xã hội chiếm đại đa số [67].
Giao diện trên màn hình điện thoại có kích cỡ nhỏ nhất, từ 3 - 7 inches.
Để xem truyền hình trên điện thoại di dộng, cần tải các ứng dụng truyền hình về
máy, cài đặt nó và lựa chọn kênh. Đài Truyền hình TPHCM có nhiều ứng dụng:
Hplus, NetVietplus, HTVonline chạy trên các hệ điều hành iOS, Android.
Truyền hình trên điện thoại thơng minh cũng giống như truyền hình
trên máy tính bảng. Nó đem lại cảm giác thoải mái, tiện lợi, di động, không
cồng kềnh và thụ động như PC hay bất tiện như laptop.
Các tính năng tiện ích khi xem truyền hình trên giao diện điện thoại

thơng minh và máy tính bảng giống nhau. Chỉ khác là máy tính bảng có kích
cỡ màn hình lớn hơn, từ 5 - 12 inches.


×