BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
LÊ THỊ HÀ PHƢƠNG
TÁC ĐỘNG CỦA MẠNG XÃ HỘI ĐẾN LỐI SỐNG
CỦA SINH VIÊN CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHU VỰC HÀ NỘI –
TỪ GĨC NHÌN QUẢN LÝ BÁO CHÍ – TRUYỀN THƠNG
(Khảo sát các trường: Đại học Bách Khoa, Đại học FPT, Đại học Luật, Học
viện Ngân hàng, Học viện Báo chí và Tuyên truyền trong quý I/2020)
LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC
HÀ NỘI – 2020
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
LÊ THỊ HÀ PHƢƠNG
TÁC ĐỘNG CỦA MẠNG XÃ HỘI ĐẾN LỐI SỐNG
CỦA SINH VIÊN CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHU VỰC HÀ NỘI –
TỪ GĨC NHÌN QUẢN LÝ BÁO CHÍ – TRUYỀN THƠNG
(Khảo sát các trường: Đại học Bách Khoa, Đại học FPT, Đại học Luật, Học
viện Ngân hàng, Học viện Báo chí và Tuyên truyền trong quý I/2020)
Chuyên ngành
: Quản lý Báo chí -Truyền thơng
Mã số
: 8320101
LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN TRI THỨC
HÀ NỘI – 2020
Luận văn đã được chỉnh sửa theo khuyến nghị của Hội đồng chấm
luận văn thạc sĩ.
Hà Nội, ngày ……tháng…….năm 2020
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
PGS,TS. Lƣu Văn An
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Luận văn này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi,
được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Tri Thức.
Các số liệu, kết quả nghiên cứu được nêu trong luận văn này là trung
thực và chưa từng công bố trong bất kì cơng trình nào khác. Tơi xin chịu trách
nhiệm về cơng trình nghiên cứu của mình.
Học viên
Lê Thị Hà Phương
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thiện luận văn này, lời đầu tiên tơi xin gửi lịng biết ơn chân
thành nhất đến TS. Nguyễn Tri Thức, người đã trực tiếp hướng dẫn tơi, giúp
tơi hồn thành luận văn này. Từ tên đề tài đến khi triển khai đề tài, tôi đã nhận
được nhiều sự góp ý của thầy để bổ sung, sửa chữa và hồn thiện luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban Chủ nhiệm, các giảng viên của Viện
Báo chí, Học viện Báo chí và Tun truyền, giúp đỡ tơi trong suốt q trình
học tập tại Viện.
Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cán bộ,biên tập viên đã
giúp tơi hồn thành khảo tạo điều kiện giúp đỡ tơi trong q trình nghiên cứu
đề tài và hồn thành luận văn.
.Xin trân trọng cảm ơn!
Học viên
Lê Thị Hà Phương
DANH MỤC VIẾT TẮT
MXH
: Mạng xã hội
SV
: Sinh viên
TNSV
: Thanh niên sinh viên
TTXH
: Truyền thông xã hộ
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÁC ĐỘNG CỦA MẠNG XÃ HỘI
ĐẾN LỐI SỐNG SINH VIÊN – TỪ GĨC NHÌN QUẢN LÝ BÁO CHÍ TRUYỀN THƠNG ........................................................................................ 16
1.1 Một số vấn đề lý luận về lối sống và sinh viên trên mạng xã hội ....... 16
1.2. Đánh giá tác động của MXH đến lối sống của sinh viên ................... 36
1.3. Vấn đề quản lý MXH để phát huy tác động tích cực, hạn chế tác động
tiêu cực đến lối sống sinh viên .................................................................. 41
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ QUẢN LÝ MẠNG XÃ HỘI TÁC
ĐỘNG ĐẾN LỐI SỐNG SINH VIÊN CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC ........... 48
2.2. Thực trạng việc sử dụng mạng xã hội của sinh viên......................... 48
2.3. Mạng xã hội tác động đến lối sống sinh viên......................................... 57
2.4. Mạng xã hội thay đổi đến việc thu nhận thông tin của sinh viên ...... 66
2.5. Thực trạng quản lý sự tác động của MXH đến lối sống sinh viên .......... 73
CHƢƠNG 3: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP
NHẰM NÂNG CAO LỐI SỐNG CHO SINH VIÊN TRÊN MẠNG XÃ
HỘI TRONG THỜI GIAN TỚI .................................................................. 83
3.1. Những vấn đề đặt ra ........................................................................... 83
3.2. Một số giải pháp, nhằm nâng cao hiệu quả tác động của mạng xã hội
đối với lối sống của sinh viên ................................................................... 89
KẾT LUẬN .................................................................................................... 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 98
PHỤ LỤC .................................................................................................... 104
DANH MỤC ẢNH
Ảnh 1: Các biểu tượng cảm xúc của Facebook............................................... 60
Ảnh 2: Trang Fanpage Hà Nội với hơn 300.000 lượt like (thích) ................. 69
Ảnh 3: Khảo sát Fanpage Hà Nội từ 16/2/2020 – 13/3/2020 ......................... 69
Ảnh 4: Fanpage 1977 Vlog trên MXH Facebook ........................................... 73
Ảnh 5: Kênh 1997 Vlog trên MXH Youtube .................................................. 74
Ảnh 6: Vlog 7 “Chiếc lá cuối cùng – Quyền năng đất mẹ” ........................... 75
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Các mạng xã hội được sinh viên sử dụng phổ biến ........................ 49
Bảng 2.2: Lựa chọn của SV về việc kết bạn trên mạng xã hội hoặc ngoài đời..... 52
Bảng 2.3: Thời gian sử dụng mạng xã hội trong ngày của SV ....................... 54
Bảng 2.4: Ngôn ngữ sử dụng trên mạng xã hội của các bạn sinh viên ........... 55
Bảng 2.5: Quan điểm về việc sử dụng mạng xã hội của sinh viên ................. 56
Bảng 2.6: Những cách thức thường xuyên được sinh viên đăng tải, chia sẻ
trên mạng xã hội .............................................................................. 62
Bảng 2.7: Mật độ mua sắm thông qua mạng xã hội của sinh viên ................. 65
Bảng 2.8: Mức độ tin tưởng của sinh viên vào các thông tin được chia sẻ trên
mạng xã hội. .................................................................................... 72
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1. Mục đích sử dụng MXH của SV ................................................. ..50
Biểu đồ 2. Phương tiện điện tử SV chọn khi tham gia MXH ......................... 52
Biểu đồ 3. Lựa chọn của SV khi bắt đầu truy cập internet ............................. 58
Biểu đồ 4. Tần suất sinh viên chia sẻ thông tin lên mạng xã hội .................... 63
Biểu đồ 5. Kênh truyền thông được sinh viên lựa chọn thường xuyên cập nhật
thông tin........................................................................................................... 67
Biểu đồ 6. Mật độ chia sẻ thông tin xã hội mà bản thân chứng kiến .............. 71
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Xã hội hiện nay với sự phát triển vượt trội của nền khoa học cơng nghệ,
các bạn trẻ có vơ vàn các phương tiện công nghệ hiện đại để giao lưu, học h i
và giải trí. Đặc biệt là trong thời đại của cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư
Cách mạng 4.0 , mạng xã hội ngày càng trở nên phổ biến và có vai trị quan
trọng trong các hoạt động xã hội. Điều này, đã thu hút phần lớn các bạn trẻ
tham gia sử dụng. Chính vì nhu cầu đó, mà cho đến thời điểm hiện tại đã có
hàng trăm mạng xã hội với đầy đủ các tính năng mọc lên và phát triển mạnh
mẽ như Facebook, Youtube, Yahoo, Instagram, Zalo, Lotus...
Mỗi mạng xã hội có một sự thành cơng nhất định dựa trên sự phù hợp
với những yếu tố về địa lý, văn hóa như Instagram, Twitter,Facebook nổi
tiếng nhất trong thị trường Bắc Mỹ và Tây Âu; Orkut và Hi5 tại Nam Mỹ;
Friendster tại Châu Á và các đảo quốc Thái Bình Dương. Những mạng xã hội
khác gặt hái được thành công đáng kể theo vùng miền như Bebo tại Anh
Quốc, CyWorld tại Hàn Quốc, Mixi tại Nhật Bản, Weibo là mạng xã hội lớn
nhất Trung Quốc và tại Việt Nam xuất hiện rất nhiều các mạng xã hội như:
Zing Me, Zalo và mạng xã hội mới Lotus....
Trong thời đại 4.0, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ,
khơng ai có thể phủ nhận lợi ích từ mạng xã hội, đặc biệt là giới trẻ. Có rất
nhiều tiện ích mà mạng xã hội mang lại cho người dùng: thông tin nhanh,
khối lượng thông tin phong phú được cập nhật liên tục, có nhiều tiện ích về
giải trí, đây là thị trường tiềm năng để các bạn trẻ, các doanh nghiệp đầu tư
kiếm lợi nhuận…Cịn có một khía cạnh khá quan trọng, đó là mạng xã hội
làm thay đổi mạnh mẽ hình thức giao tiếp giữa những cá nhân, các
nhóm,và các quốc gia với nhau. Thậm chí là giao dịch tiền tệ, thanh tốn
qua mạng xã hội đó chính là khả năng kết nối. Có thể nói, đây là một
không gian giao tiếp công cộng phi vật thể tạo liên kết dễ dàng, thuận tiện,
2
nhanh nhất giữa con người với nhau thông qua nhiều hình thức, liên kết
rộng mà khơng bị giới hạn bởi chiều khơng gian. Vì vậy, lượng thơng tin
chia sẻ là hết sức lớn và vô cùng phong phú, đa dạng. Đây cũng là nguyên
nhân khiến số lượng người sử dụng mạng xã hội ngày càng đông đảo. Và
rất nhiều khi những thông tin trên mạng được lan truyền một cách mạnh mẽ
mà khơng có sự kiểm duyệt, quản lý.
Và giới trẻ Việt Nam cũng không ngoại lệ, đặc biệt là đối với đại đa
số các bạn sinh viên, mạng xã hội dần trở thành một phần không thể thiếu
trong đời sống. Một bộ phận các bạn sinh viên đã rất thông minh khi tận dụng
tối đa nguồn tài nguyên vô hạn từ các mạng xã hội này để nâng cao tên tuổi
bản thân, để đầu tư, kinh doanh và kiếm được khơng ít lợi nhuận từ các mạng
xã hội. Chính những danh từ như “Hot Face”,“Vlogger”, “Streamer”... xuất
hiện và cũng bắt nguồn từ đây. Khơng ít các bạn trẻ tài năng, xinh đẹp không
cần hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật cũng được nhiều bạn trẻ biết đến và
hâm mộ thông qua các trang mạng xã hội. Mạng xã hội cũng là bước khởi
nguồn cho nghề “ Viết Content” xuất hiện. Content là dạng bài viết xúc tích,
ngắn gọn xuất hiện trên các trang MXH nhằm mục đích bán hàng, thúc đẩy
việc tăng doanh số. Những bài viết này không cần bài bản và chuyên môn như
viết báo, chỉ cần SV năng động, u thích những con chữ và có năng khiếu
viết lách là có thể hành nghề và kiếm tiền.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng thấy khơng ít các hành động đẹp bắt nguồn
từ mạng xã hội , như các trang fanpage cộng đồng nhằm kêu gọi sự ủng hộ
giúp đỡ, gây quỹ giúp đỡ bà con gặp khó khăn hay các fanpage kêu gọi cứu trợ
bảo tồn thiên nhiên, động vật hoang dã... cũng đã thu hút phần lớn người dân
tham gia và ủng hộ. Điển hình như trận lũ lịch sử ở miền Trung vừa qua, chính
sức mạnh của cộng đồng mạng đã kêu gọi, quyên góp và giúp đỡ cho người
dân nơi đây. Có thể nói, các bạn sinh viên đã rất khôn ngoan khi sử dụng mạng
xã hội là nơi để cung cấp thêm cho mình nguồn tri thức, là nơi để gắn kết cộng
3
đồng, là nơi để sẻ chia những bất hạnh, niềm vui của những người có cùng
quan điểm, là nơi những trái tim biết thông cảm và giúp đỡ lẫn nhau.
Nhưng ngồi những mặt tích cực trên mạng xã hội cũng có những tiêu cực
về sự kết nối lan truyền cộng đồng trên mạng xã hội. Bởi chính mạng xã hội
cũng nâng tầm cho những nhân vật có ảnh hưởng tiêu cực đến giới trẻ như bộ
phận “Giang hồ mạng”, các trào lưu khoe thân, hay tự hành hạ mình, trào lưu
bắt nạt tập thể... để câu like, để nổi tiếng đã làm tha hóa đời sống của một số
các bạn sinh viên đi theo những trào lưu không mấy tốt đẹp này.
Ngồi ra, mạng xã hội cịn mang lại những hậu quả khó lường, đó chính
là hiện tượng “ Fake news”- đây là hành động tung tin giả để gây rối trật tự
hoặc là do một số bạn trẻ chưa có nhận thức, muốn nổi tiếng trên mạng xã
hội. Một lượng lớn những thơng tin khơng có nguồn gốc chính thống, chưa
được kiểm duyệt, nhằm mục đích nói xấu, bơi nhọ người khác, hoặc kích
động, phản động… nhằm gây rối dư luận, gây rối trật tự xã hội. Và hiện
tượng “nghiện online” đặc biệt là đối với sinh viên. Hệ lụy của việc “nghiện”
mạng xã hội là: năng suất lao động giảm, học tập sao lãng, sức kh e không tốt
giảm thị lực, mất ngủ, tinh thần mệt m i… . Bên cạnh đó, sự phát tán thơng
tin từ mạng xã hội rất nhanh và dễ dàng, tạo môi trường để những kẻ xấu lợi
dụng, gây nguy hại đến tư tưởng, tinh thần của người dùng mạng xã hội.
Những tác hại tiêu cực từ internet, đã phần nào làm hạn chế các giá trị đạo
đức, văn hóa nhân văn, làm thay đổi lối sống của một bộ phận sinh viên hiện
nay. Và chúng ta cần có biện pháp để quản lý mạng xã hội.
Các phương tiện truyền thông hiện nay đã và đang có những tác động
mạnh mẽ đến tâm lý con người đặc biệt là viên trẻ. Mạng xã hội là một phần
của thế giới đa truyền thông, nhằm th a mãn nhu cầu thông tin, kết nối và
chia sẻ của sinh viên. Đặc biệt trong bối cảnh hội nhập hiện nay, với sự phát
triển ồ ạt của rất nhiều mạng xã hội, sinh viên Việt Nam có cơ hội tham gia
vào thế giới thông tin và kết nối rộng lớn, cùng lúc tiếp cận với nhiều hệ tư
tưởng và giá trị sống khác nhau.
4
Sinh viên, chính là những người chiếm đại bộ phận thành viên của mạng
xã hội, đang hàng ngày phải đối mặt với những tác động đa chiều, ảnh hưởng
đến cả nhận thức lẫn hành vi trong quá trình sử dụng mạng xã hội.
Tuy nhiên, những tác động của mạng xã hội đến sinh viên, cũng như
những thách thức của các cơ quan quản lý trong bối cảnh truyền thông xã hội
ảnh hưởng đến lối sống của sinh viên chưa được nghiên cứu sâu ở Việt Nam.
Và do đặc tính tâm lý riêng của nhóm đối tượng này mà chúng ta cần tìm hiểu
và nghiên cứu sâu hơn. Nhưng do giới hạn của đề tài, tác giả chỉ tập trung
nghiên cứu khu vực Hà Nội.
Vấn đề đặt ra là: Sự tác động của mạng xã hội đến sinh viên khu vực Hà
Nội? Mạng xã hội đã thay đổi gì đến thói quen, nhu cầu và lối sống của sinh
viên Hà Nội? Những thách thức của các cơ quan quản lý trong bối cảnh
truyền thông mạng xã hội đang tác động mạnh mẽ đến sinh viên? Những vấn
đề cần thiết đặt ra trong công tác quản lý truyền thông đối với mạng xã hội?
Tất cả những vấn đề trên đặt ra và cần có cơng trình nghiên cứu bài bản,
có hệ thống và nghiêm túc về mạng xã hội và những tác động đến lối sống
của sinh viên. Cũng như cách thức quản lý mạng xã hội. Từ điều kiện thực
tiễn tại thủ đơ Hà Nội để tìm ra những mặt tiêu cực và tích cực của mạng xã
hội đối với sinh viên và từ đó đề ra các giải pháp, kiến nghị để giải quyết vấn
đề và tăng tính ảnh hưởng tích cực đến nhóm đối tượng. Cũng như đề xuất
các giải pháp cho cơ quan chức năng về quản lý mạng xã hội. Xuất phát từ
những yếu đố trên, tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu: “Tác động của
mạng xã hội đến lối sống của sinh viên các trƣờng đại học khu vực Hà
Nội – từ góc nhìn Quản lý báo chí truyền thơng ( Khảo sát tại các trƣờng:
Đại học Bách Khoa, Đại học FPT, Học viện Ngân Hàng, Đại học Luật,
Học viện Báo chí Tuyên truyền ” làm đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp
thạc sĩ, chun ngành Quản lý báo chí- truyền thơng.
5
2. Tình hình nghiên cứu
2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Được xem như một kênh truyền thông mới, sự phát triển bùng nổ của
mạng xã hội thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu.
Trên thế giới, đã có rất nhiều những cơng trình nghiên cứu, bài viết về
mạng xã hội và sinh viên đã thu được nhiều thành quả, tiêu biểu như:
Năm 2013, Sophie Tan-Ehrhardt đã tạo được tiếng vang với: “Social
networks and Internet usages by the young generations” Mạng xã hội và thói
quen sử dụng Internet của thế hệ trẻ [5].Nghiên cứu này đã chỉ ra những thói
quen của giới trẻ khi sử dụng mạng xã hội và Internet, so sánh những thói
quen này với những hành vi trong đời thực cũng như những quan điểm của
thế hệ trẻ về mạng xã hội, Internet. Đồng thời, nghiên cứu cũng nhấn mạnh về
sự quan trọng của mạng xã hội và Internet trong xã hội hiện đại.
Cũng trong năm 2013, nghiên cứu “Impact of Social networking
websites” Tác động của các trang web mạng xã hội . Trong nghiên cứu này
đề cập tới tác động chủ yếu của MXH lên đối tượng SV. Nghiên cứu đã chỉ ra
rằng MXH hiện nay đã có tác động lớn đến thế giới mạng, hiện tại giới trẻ mà
chủ yếu là SV tham gia và sử dụng phần lớn thời gian trên MXH để kết nối
bạn bè. Họ coi cuộc sống trên mạng là một phần khơng thể thiếu, đó là nơi họ
thể hiện bản thân và cũng là nơi họ kết bạn, chia sẻ các mối quan tâm với bạn
bè. Vì vậy khơng nghi ngờ về việc các MXH ảo có tác động lớn đến bản thân
người sử dụng.
Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng các thanh niên Mỹ hiện nay tham gia
vào các MXH để chia sẻ những thông tin ngắn hơn là dành thời gian viết blog
thể hiện bản thân. Điều này cho thấy sự thay đổi mục đích sử dụng MXH của
thanh niên Mỹ trong những năm gần đây. Sự giao lưu giữa những thanh viên
đến từ các đất nước khác nhau cũng đang trở thành một nguyên nhân khiến sự
giao lưu văn hóa dễ dàng hơn, sự giao lưu văn hóa này cũng tạo thành những
6
xu hướng văn hóa mới xâm nhập vào đời sống xã hội của chính họ, tạo nên
những ảnh hưởng nhất định. Việc có thể chia sẻ hình ảnh của bạn, video ưa
thích, có thể thảo luận về bất kỳ chủ đề với bạn bè của bạn bằng cách sử dụng
MXH là cách những người sử dụng đang vơ tình tạo ra những ảnh hưởng tác
động lên nhau.
“Hiệu ứng chuồn chuồn” của các tác giả Jennifer Aeker – Andy Smith
– Carlye Adler [1] chỉ ra cách sử dụng mạng xã hội để tạo hiệu quả nhanh
chóng và gây ảnh hưởng mạnh mẽ trong lĩnh vực marketing online cũng như
nhiều lĩnh vực khác. Trong đó, tác giả chỉ ra rằng: “Với việc học tập trung,
thu hút sự chú ý, thu hút sự tham gia và trao quyền hành động, mọi người đều
có thể sử dụng mạng xã hội để cứu sống một con người hay thay đổi thế giới”
Đề tài “ The influence of Social Networking Sites to the Interpersonal
Relationships of the students of Rogationist College” Ảnh hưởng của mạng
xã hội tới các mối quan hệ giao tiếp của sinh viên ở trường Cao đẳng
Rogationist được thực hiện bởi John Manuel C.Asilo, Justine Angeli
P.Manlapig và Jerreminal Josh R.Rementilla trong năm học 2009-2010 ở
Philippine. Mục đích nghiên cứu này là đưa ra những lời đề nghị, lời khuyên
để góp phần giúp các bạn sinh viên phần nào về việc nhận thức tầm ảnh
hưởng của mạng xã hội và xem xét làm thế nào để sử dụng mạng xã hội một
cách hiệu quả, hợp lý cũng như việc cải thiện và xây dựng các mối quan hệ xã
hội một cách thân thiện, tốt đẹp từ các trang mạng này.
Với sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội, nhiều bài báo, tham luận
cũng ra đời, trong đó đề cập tới những khía cạnh khác nhau về sự tác động
của phương tiện truyền thông mới này tới văn hóa truyền thơng. Năm 2009,
Burgess, J. và Green, J. viết “Youtube: Video trực tuyến và văn hóa tham
gia”. Năm 2013 Joshua Fruhlinger viết “Trong thế giới hiện đại: “Mạng xã
hội khiến chúng ta cảm thấy cô đơn”; Gwenn Schurgin O’Keeffe, Kathleen
Clarke-Pearson 2011 viết: “Ảnh hưởng của truyền thông đối với trẻ em,
7
thanh thiếu niên và gia đình”. Những bài viết này đều đi sâu phân tích sự phát
triển mạnh mẽ của mạng xã hội trên khắp thế giới, đồng thời đánh giá sự thay
đổi về văn hóa trong cộng đồng người sử dụng mạng xã hội.
Có thể thấy các nghiên cứu trên đã có những kết quả nhất định, tuy
nhiên hầu hết mới chỉ khai thác đề tài mạng xã hội và sinh viên dưới dạng
riêng lẻ, tách rời nhau và ở các khía cạnh khác nhau. Hơn nữa về văn hóa các
nước khác nhau nên chúng ta khơng thể đánh đồng việc MXH tác động đến
sinh viên một nước nào đó là tác động chung với sinh viên tồn thế giới.
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Vấn đề nghiên cứu văn hóa truyền thơng ở nước ta trong những năm
qua đã được nhiều học giả quan tâm ở những mức độ khác nhau. Với sự phát
triển mạnh mẽ của Internet và văn hóa truyền thơng, thời gian vừa qua, đã có
nhiều cuốn sách, tham luận, luận văn đề cập tới vấn đề này. Nhiều tác phẩm
đã đề cập tới sự tác động của các phương tiện truyền thông mới, trong đó có
mạng xã hội đối với văn hóa truyền thơng tại Việt Nam.
Tài liệu “Báo chí – những vấn đề lý luận và thực tiễn”: do Khoa Báo
chí và Truyền thông, Đại học Quốc Gia Hà Nội ấn hành năm 2014 đã đưa ra
nhiều bài viết có giá trị về văn hóa truyền thơng đại chúng. Trong đó đề cập
tới quan điểm tiếp cận liên ngành, xuyên ngành, đa ngành khi nghiên cứu văn
hóa truyền thơng; Văn hóa tham gia trên mạng xã hội và hoạt động truyền
thông và văn hóa đại chúng; Ngơn ngữ mạng xã hội: “chính thống” hay
“khơng chính thống”… Có thể nói đây là cơng trình chỉ ra nhiều vấn đề lý
luận, thực tiễn về văn hóa truyền thơng,văn hóa mạng xã hội.
Bên cạnh đó, tài liệu chuyên khảo mang tựa đề “Báo chí và mạng xã
hội” của tác giả - TS Đỗ Chí Nghĩa chủ biên và TS Đinh Thị Thu Hằng ấn
hành năm 2014 bởi Nhà xuất bản Lý luận chính trị cũng là tài liệu rất có giá
trị [44]. Cuốn sách dày 224 trang, được chia thành 4 chương, đi lần lượt từ
những vấn đề chung của mạng xã hội và báo chí đến mối quan hệ hai chiều
8
của hai loại hình truyền thơng này. Trong tác phẩm chuyên khảo này, TS Đỗ
Chí Nghĩa và TS Đinh Thị Thu Hằng cũng khẳng định rằng, mạng xã hội giúp
thông tin báo chí được quảng bá rộng rãi. Đây là một kênh giao tiếp công
cộng tạo liên kết dễ dàng, nhanh chóng mà khơng bị giới hạn bởi chiều khơng
gian cũng như thời gian của đời sống thực. Thông qua sự quảng bá của mạng
xã hội, thơng tin báo chí đến được với nhiều công chúng hơn, trở nên gần gũi
hơn, đồng thời sức tác động cũng sẽ mạnh mẽ.
Tài liệu “Người chơi Facebook khôn ngoan biết rằng…” do NXB Trẻ ấn
hành năm 2014 khẳng định sự ảnh hưởng mạnh mẽ của Facebook đối với
cuộc sống hiện đại. Tập sách đưa ra cảnh báo về trào lưu “mạng xã hội”, nơi
mà con người đang dần bị phụ thuộc, đắm chìm, tạo nên những diễn biến tâm
lý phức tạp trong đời sống thực [45]. Sách bao gồm nhiều bài viết giá trị như
“5 tác động mạng xã hội gây ra cho người dung”, “25 nguyên tắc ứng xử trên
mạng xã hội”, “20 điều người dùng Facebook khôn ngoan nên biết”, “10 cách
Facebook thống trị đời sống của chúng ta”, “Hãy cho tôi biết bạn chọn mạng
xã hội nào, tôi sẽ cho bạn biết bạn là ai”.
Tài liệu “Báo chí và Mạng xã hội” của Nhà báo Đỗ Đình Tấn xuất bản
năm 2014 [54].Có thể nói đây là một cuốn sách chi tiết và đầy đủ nhất về
mạng xã hội.Từ khái niệm xã hội học cho đến một dịch vụ, tính hai mặt và lý
do thu hút của mạng xã hội. Cũng như mạng xã hội đang thay đổi công chúng
như thế nào? Và mặt tích cực hay tiêu cực của mạng xã hội là phụ thuộc vào
thái độ và nhận thức của người sử dụng.
Hay một số tài liệu gần đây được tiếng vang cũng động chạm và nhắc tới
đề tài về văn hóa ứng xử của người dùng trên mạng xã hội như “Bức xúc
không làm ta vô can” (2016), “Thiện, ác và smartphone” (2017 của tác giả
Đặng Hoàng Giang. Trong đó, “Thiện, ác và smartphone” xuất bản tháng
03/2017 được Bộ Giáo dục và Đào tạo đem ra trích dẫn một phần trong đề bộ
môn Văn kỳ thi Đại Học năm 2017 [22]. Để rồi ngay sau đó, cụm từ “thấu
9
cảm” trở thành một cụm từ “lạ” gây ra một làn sóng tranh luận. Tác giả cuốn
sách được u thích cũng như ghét b và phản đối.
Mới nhất là trong tài liệu Báo Chí Truyền Thơng – Quyển 4 “Những
điểm nhìn từ thực tiễn” của Viện Báo Chí, trong đó Thạc sĩ Nguyễn Văn Hải
có viết về Mạng xã hội [8]: Góc nhìn từ thực tiễn hoạt động báo chí, tác giả có
nêu lên sự phát triển mạnh của số lượng người dùng Facebook tại Việt Nam.
Và những tính năng hấp dẫn thu hút người dùng nhưng đồng thời, những nỗi
lo đến từ mạng xã hội, từ những trào lưu xấu, đến những bình luận tiêu cực đã
tạo nên sự bất ổn định trong trật tự xã hội.
Bên cạnh đó, cịn có một số luận văn đã nghiên cứu về vấn đề này:
Luận văn của học viên Hoàng Thị Hải Yến, 2012 , Khoa Báo chí và
Truyền thơng, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc
gia Hà Nội với đề tài: “Trao đổi thông tin trên mạng xã hội của giới trẻ Việt
Nam từ năm 2010 đến năm 2011 – thực trạng và giải pháp (khảo sát mạng
Facebook, Zingme và Go.vn) [70]. Luận văn đã làm rõ những vấn đề lý thuyết
chung về mạng xã hội, nghiên cứu thực trạng trao đổi thông tin của giới trẻ
Việt Nam trên mạng xã hội từ năm 2010 – 2011 qua khảo sát thông tin và
người dùng ở 3 trang mạng xã hội Facebook, Zingme và Go.vn. Chỉ ra những
mặt tích cực và tiêu cực khi giới trẻ tham gia vào mạng xã hội. Trình bày kinh
nghiệm, giải pháp và mơ hình quản lý giới trẻ Việt Nam sử dụng mạng xã hội.
Luận văn của học viên Nguyễn Thị Thu Dung 2017 , khoa Quản lý báo
chí truyền thơng của Học viện Báo Chí Tun Truyền nghiên cứu về “Văn
hóa truyền thơng trên mạng xã hội- Từ góc nhìn thực tiễn” [17].Trên cơ sở hệ
thống hóa lý thuyết và vấn đề văn hóa truyền thơng nên mạng xã hội ở Việt
Nam hiện nay và khảo sát người dùng trên mạng Zalo, Facebook, Youtube.
Luận văn xác định các vấn đề về văn hóa truyền thơng trên mạng xã hội, đề
xuất các giải pháp quản lý báo chí – truyền thông, rút ra những bài học kinh
nghiệm, định hướng phương hướng phát triển, tăng cường phát huy các yếu tố
10
tích cực trong văn hóa truyền thơng trên mạng xã hội, hạn chế các yếu tố tiêu
cực trong văn hóa truyền thông trên mạng xã hội ở nước ta hiện nay.
Bên cạnh đó, ngồi việc luận giải những vấn đề cơ bản của các phương
tiện truyền thông xã hội, chức năng xã hội, đặc điểm của các loại hình phương
tiện truyền thông xã hội, tác động và ảnh hưởng của nó đến mọi lĩnh vực của
đời sống xã hội, mọi đối tượng, mọi thành phần trong xã hội, nhất là với giới
trẻ trên thế giới, trong đó có giới trẻ Việt Nam, cuốn “ Phương tiện truyền
thông xã hội và giới trẻ Việt Nam” của TS. Lê Hải [47] cũng phân tích rõ
thực trạng sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội của giới trẻ Việt Nam
và mức độ làm chủ trong ứng xử của giới trẻ thông qua việc sử dụng các
phương tiện truyền thông xã hội với những ưu điểm, hạn chế, sự tác động trái
chiều ...,từ đó đưa ra các giải pháp để hạn chế mặt tiêu cực và nhân rộng yếu
tố tích cực.
Trong cuốn sách chuyên khảo “Mạng xã hội với sinh viên” ngoài việc
cung cấp những kiến thức tổng quan về MXH ở Việt Nam và trên thế giới.
Nhóm tác giả đã dựa trên khảo sát về 4000 sinh viên Việt Nam đang sử dụng
mạng xã hội và từ đó chỉ ra thực trạng các vấn đề mà các bạn trẻ này đang
mắc phải, cũng như nêu lên vấn đề còn tồn đọng trong quản lý MXH và đưa
ra các hướng giải quyết.
Trong các cơng trình nghiên cứu này, có một số đã đi vào tìm hiểu, đánh
giá thực trạng một cách tổng quát hoạt động của mạng xã hội trên thế giới,
một số tiếp cận và khảo sát thực trạng sử dụng mạng xã hội dưới góc nhìn của
sinh viên. Tuy nhiên cùng một vấn đề, mỗi cơng trình có cách tiếp cận và khai
thác vấn đề khác nhau, phạm vi, thời gian và đối tượng nghiên cứu cũng khác
nhau. Cho đến nay chưa có một cơng trình nghiên cứu khoa học cụ thể,
nghiên cứu tập trung vào thực trạng sử dụng mạng xã hội của sinh viên Đại
học khu vực Hà Nội hiện nay, những điểm tiêu cực và tích cực từ góc nhìn
quản lý báo chí - truyền thơng. Và mỗi thời điểm, nhu cầu của nhóm đối
11
tượng này sẽ thay đổi theo sự phát triển, tình hình của xã hội. Vì vậy, chúng ta
cần nghiên cứu cụ thể ở từng thời điểm để nhìn nhận vấn đề và có các giải
pháp phù hợp với hiện trạng ngày nay.
Do đó, luận văn này sẽ nghiên cứu tác động của mạng xã hội đối với lối
sống của các bạn sinh viên các trường Đại học khu vực Hà Nội trong năm
2020, dưới hai khía cạnh: tích cực và tiêu cực với các số liệu, phân tích cụ
thể, dưới góc nhìn của người tham gia mạng xã hội và góc nhìn của người
quản lý truyền thơng xã hội. Kết quả của luận văn sẽ đưa ra những đóng góp
nhất định về mặt lý luận và thực tiễn, bổ sung những hạn chế của tình hình
nghiên cứu đề tài này tại Việt Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu, phân tích, đánh giá tác động của mạng xã hội đến
lối sống của các bạn sinh viên khu vực Hà Nội trong việc thu thập, tiếp nhận,
kết nối, chia sẻ và truyền phát thông tin,cũng như quan điểm của họ về mạng
xã hội, những thay đổi của Báo chí truyền thơng khi mạng xã hội xuất hiện.
Để từ đó, đưa ra những ý kiến, đề xuất nhằm nâng cao lối sống của các bạn
sinh viên trên mạng xã hội.Đồng thời xác định rõ nhiệm vụ của báo chí,
truyền thơng trước sự tác động của mạng xã hội và đề ra các biện pháp để
nâng cao chất lượng báo chí truyền thơng.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để hồn thành mục đích trên, luận văn cần tập trung giải quyết các vấn
đề sau:
- Một là, hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về truyền thơng xã hội và mạng
xã hội.
- Hai là, tiến hành mô tả và đánh giá thực trạng, xác định những vấn đề
đặt ra trong văn hóa truyền thơng trên mạng xã hội Việt Nam đối với các bạn
sinh viên hiện nay, những tác động đến lối sống của sinh viên.
12
- Ba là, bước đầu đề xuất các nguyên tắc về kiến thức và kỹ năng của
nhà quản lý báo chí – truyền thơng trong quản lý văn hóa truyền thông trên
mạng xã hội.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những tác động tích cực và tiêu
cực của mạng xã hội đến lối sống của sinh viên về nhu cầu, thói quen thu
thập, tiếp nhận, kết nối, trao đổi, chia sẻ và truyền phát thông tin cũng như
quan điểm của họ về mạng xã hội và báo chí truyền thống.
Trong khn khổ của một cơng trình luận văn, để có thể nghiên cứu sâu
và chi tiết hơn, luận văn chỉ tập trung vào khảo sát hai mạng xã hội chính là
Facebook và Youtube.
Facebook là mạng xã hội đang ở thời kì phát triển đỉnh cao, hiện tại.
Facebook có số lượng thành viên đứng đầu trong tất cả các trang mạng xã
hội.Theo báo cáo của eMarketer, dự báo đến năm 2010 có khoảng 2,9 tỷ
người dùng mạng xã hội trên tồn cầu và đến năm 2021 có khoảng hơn 3 tỷ
người sử dụng mạng xã hội trên toàn cầu. Còn ở Việt Nam, báo cáo Social
Media Stats cho biết, vào tháng 5/2019 Việt Nam có hơn 55 triệu cư dân sử
dụng Facebook, chiếm 57,43% dân số cả nước. Việt Nam là nước đứng thứ 5
trên thế giới về số lượng người sử dụng Facebook.
Youtube là website chia sẻ video lớn nhất thế giới chính là địa chỉ được
ghé thăm và ưa chuộng nhất trong số các dịch vụ giải trí và mạng xã hội trong
năm 2010. YouTube là một trang web chia sẻ video, là nơi người dùng có thể
tải lên hoặc tải về máy tính hay điện thoại và chia sẻ các video clip.Nhưng
đến nay Youtube đã trở thành kênh tìm kiếm lớn thứ 2 thế giới sau google và
là mạng xã hội chia sẻ video lớn nhất thế giới đồng thời nếu xét về khía cạnh
độ lớn trong tất cả các mạng xã hội thì youtube trở thành người đứng vị trí thứ
2 sau facebook với 1,500,000,000 thành viên được đăng ký mỗi tháng.
13
Mạng xã hội này hiện đang nhận được sự hưởng ứng của hàng triệu
người Việt, nhất là các bạn sinh viên,cũng là mạng xã hội có rất đơng thành
viên hoạt động Việt Nam.
Do những đặc trưng riêng biệt nêu trên của từng mạng xã hội, tôi đã
chọn khảo qua Facebook và Youtube, đây là hai đại diện xuất sắc cho mạng
xã hội toàn cầu và được các bạn sinh viên hưởng ứng đông đảo.
4.2. Đối tượng khảo sát
400 bạn sinh viên thuộc 5 trường Đại học tại khu vực Hà Nội, các bài
viết, bài đăng, bài chia sẻ, hoạt động của một số cá nhân, tổ chức, và các
fanpage có ảnh hưởng trên mạng xã hội Facebook, Youtube
4.3. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Khảo sát các trang cá nhân, fanpage có ảnh hưởng đến
sinh viên khu vực Hà Nội thông qua mạng xã hội Facebook và Youtube
- Về thời gian: Luận văn khảo sát mạng xã hội Facebook, Youtube tác
động đến sinh viên các trường Đại học khu vực Hà Nội trong Quý I năm
2020.
-Về phần khách thể nghiên cứu cũng chính là đối tượng để khảo sát ở
Facebook và Youtube, luận văn tập trung nghiên cứu về các bạn sinh viên
đang học tập tại khu vực Hà Nội. Ở đây, luận văn điều tra sinh viên ở 5
trường Đại học. Đó là trường Học viện Báo chí và tuyên truyền, Đại học Luật,
Đại học FPT, Đại học Bách khoa, Học viện Ngân hàng:
Luận văn nghiên cứu các bạn sinh viên trong độ tuổi từ 18 – 25. Đây là
lứa tuổi chiếm tỉ lệ cao trên các mạng xã hội, đồng thời cũng là đối tượng
chính nghiên cứu của luận văn.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Đề tài được nghiên cứu dựa trên các quan điểm chủ trương, chính sách
của Đảng cộng sản Việt Nam và Nhà nước về vai trò của Báo chí và các
14
phương tiện truyền thông đại chúng trong tổ chức, quản lý, giám sát xã hội,
đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục tư tưởng và định hướng chuẩn mực đạo đức,
giá trị xã hội hiện nay. Ngồi ra, luận văn cịn nghiên cứu dựa trên lý luận về
báo chí, báo mạng điện tử, xã hội học báo chí, tâm lí lứa tuổi sinh viên… kết
hợp phân tích lý luận và thực tiễn nhằm làm rõ nội dung, nhiệm vụ của đề tài.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Đọc và tra cứu các tài liệu liên quan
đến đề tài. Phương pháp này được sử dụng nhằm thu thập, nghiên cứu, kế
thừa những tài liệu đã được công bố nhằm xây dựng lý luận cho đề tài.
*Phương pháp phân tích nội dung: Dùng để thống kê, tài liệu, con số, dữ
liệu ... có được trong q trình khảo sát.Từ đó đề xuất những giải pháp nhằm
nâng cao nhận thức về lối sống cho các bạn sinh viên khi tham gia mạng xã
hội và đưa ra kiến nghị nâng quản lý truyền thông xã hội cho các cơ quan
chức năng.
* Phương pháp phỏng vấn sâu: Tiến hành ph ng vấn các nhà báo, lãnh
đạo có tầm ảnh hưởng và các nhân vật có ảnh hưởng trong mạng xã hội,ph ng
vấn 3 người.
* Phương pháp lập bảng hỏi,điều tra xã hội học: Sử dụng bảng h i,
phiếu điều tra 400 bạn sinh viên sử dụng mạng xã hội tại 5 trường Đại học
khu vực Hà Nội.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Về lý luận, luận văn có nêu lên những tác động của mạng xã hội đến
sinh viên Hà Nội như thế nào sau thời kỳ bùng nổ của mạng xã hội.Cơng trình
này cũng phần nào đóng góp vào thêm vào hệ thống lý luận về quản lý mạng
xã hội ở nước ta.
15
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Nếu luận văn nghiên cứu thành cơng, sẽ góp phần chỉ ra thực trạng mạng
xã hội đã tác động đến lối sống của sinh viên như thế nào.
Luận văn là nguồn tư liệu có giá trị tham khảo về mặt thực tiễn cho các
cơ quan quản lý truyền thông xã hội.
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tài liệu tham khảo về truyền thông
xã hội, về mạng xã hội cho những ai quan tâm đến đề tài.
7. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung luận văn cịn có 3 chương, 12 tiết.
Chương 1: Lý luận chung về mạng xã hội và các tác động lối sống của
sinh viên – từ góc nhìn quản lý báo chí truyền thơng.
Chương 2: Thực trạng vấn đề quản lý mạng xã hội tác động đến lối sống
sinh viên các trường đại học.
Chương 3: Các vấn đề đặt ra và một số giải pháp nhằm nâng cao lối sống
cho sinh viên trên mạng xã hội.
16
CHƢƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÁC ĐỘNG CỦA MẠNG XÃ HỘI ĐẾN
LỐI SỐNG SINH VIÊN – TỪ GĨC NHÌN QUẢN LÝ BÁO CHÍ TRUYỀN THƠNG
1.1 Một số vấn đề lý luận về lối sống và sinh viên trên mạng xã hội
1.1.1 Khái niệm lối sống sinh viên
1.1.1.1 Khái niệm lối sống
Lối sống là phạm trù bao quát một bình diện rộng lớn của con người và
xã hội, do đó, có nhiều ngành khoa học nghiên cứu với nhiều cách tiếp cận
khác nhau như: triết học, xã hội học, kinh tế chính trị học, văn hố học... Cho
đến nay, dù đã có nhiều quan điểm khác nhau bàn về lối sống nhưng vẫn chưa
có một định nghĩa thống nhất về vấn đề này.
Song, để có một quan niệm tồn diện, khoa học về vấn đề này, trước hết
phải xuất phát từ quan điểm của Mác - Ăngghen về lối sống và quan hệ giữa
phương thức sản xuất và lối sống. Trong tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức” có viết:
“khơng nên nghiên cứu phương thức sản xuất ấy đơn thuần theo khía cạnh nó là
sự tái sản xuất ra sự tồn tại thể xác của cá nhân. Mà hơn thế, nó là một phương
thức hoạt động nhất định của những cá nhân ấy, một hình thức nhất định của
hoạt động sống của họ, một phương thức sinh sống của họ” [35, tr.30].
Như vậy, C.Mác đã khẳng định, sản xuất là yếu tố quyết định sự tồn tại
của cá nhân và phương thức sản xuất là hình thức hoạt động cơ bản của con
người, là phương thức sinh sống của con người, là mặt cơ bản của lối sống.
Theo C.Mác, lối sống chính là phương thức, là dạng hoạt động của con người,
nó chịu sự quyết định của phương thức sản xuất. Tuy chịu sự quyết định của
phương thức sản xuất, nhưng lối sống không phải là sản phẩm thụ động của
lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và những điều kiện sống khác. Bởi lẽ,
phạm vi của lối sống rộng hơn phương thức sản xuất. Ngoài những hoạt động
vật chất, con người cịn có hoạt động chính trị, xã hội, nghệ thuật.... Do vậy,