Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Quản lý xã hội đối với lễ hội truyền thống của thị xã chí linh, tỉnh hải dương hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.79 MB, 122 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

PHẠM THỊ LINH

QUẢN LÝ XÃ HỘI ĐỐI VỚI LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG
CỦA THỊ XÃ CHÍ LINH, TỈNH HẢI DƯƠNG HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC

HÀ NỘI - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

PHẠM THỊ LINH

QUẢN LÝ XÃ HỘI ĐỐI VỚI LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG
CỦA THỊ XÃ CHÍ LINH, TỈNH HẢI DƯƠNG HIỆN NAY
Chuyên ngành: Quản lý xã hội
Mã số: 8 31 02 01


LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS,TS. Ngô Văn Giá

HÀ NỘI - 2018


Luận văn đã được sửa chữa theo khuyến nghị của Hội đồng chấm luận
văn thạc sĩ.

Hà Nội, ngày…… tháng…..năm 20…..
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
(Ký và ghi rõ họ tên)


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tác giả.
Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn này được thu thập, tham khảo và
trích dẫn theo đúng quy trình.
Hà Nội, ngày tháng năm 2018
TÁC GIẢ

Phạm Thị Linh


LỜI CẢM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng kính trọng cà lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS Ngô
Văn Giá, người hướng dẫn khoa học đã tận tình chỉ dẫn, giúp đỡ tơi trong
suốt q trình nghiên cứu và thực hiện luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn quý thầy, cô trong hội đồng tư vấn, hội đồng

bảo vệ luận văn đã đóng góp nhiều ý kiến q báu giúp tơi hồn thành luận văn.
Tơi xin bày tỏ sự biết ơn chân thành tới tập thể Ban Giám đốc và tập
thể giảng viên, viên chức quản lý Khoa Nhà nước và pháp luật, mà người
đứng đầu là PGS.TS Trần Quang Hiển - Trưởng khoa đã giúp đỡ và tạo điều
kiện thuận lợi cho tơi suốt q trình học tập và nghiên cứu luận văn tại Học
viện Báo chí và Tun truyền.
Tơi xin tri ân sự động viên, khích lệ và ủng hộ của gia đình, người thân,
bạn bè và đồng nghiệp, yếu tố đã giúp tơi n tâm và có thêm động lực hoàn
thành luận văn.
TÁC GIẢ
Phạm Thị Linh


DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

KT-XH

: Kinh tế - xã hội

UBND

: Ủy ban nhân dân

UNESCO

: Tổ chức Khoa học, giáo dục và văn
hóa của Liên Hiệp quốc

VH,TT&DL : Văn hóa, thể thao và du lịch



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ XÃ HỘI ĐỐI VỚI LỄ HỘI
TRUYỀN THỐNG CỦA CẤP HUYỆN .......................................................... 9
1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của quản lý xã hội đối với lễ hội
truyền thống của cấp huyện .................................................................... 9
1.2. Nguyên tắc, chủ thể, nội dung và phương pháp quản lý xã hội đối
với lễ hội truyền thống của cấp huyện .................................................. 31
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ XÃ HỘI ĐỐI VỚI LỄ HỘI TRUYỀN
THỐNG CỦATHỊ XÃ CHÍ LINH,TỈNH HẢI DƯƠNG HIỆN NAY ............. 42
2.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý xã hội đối với lễ hội truyền
thống của thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương hiện nay ........................... 42
2.2. Kết quả, hạn chế trong quản lý xã hội đối với lễ hội truyền thống
của thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương và những vấn đề đặt ra............... 56
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ
XÃ HỘI ĐỐI VỚI LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG CỦA THỊ XÃ CHÍ LINH,
TỈNH HẢI DƯƠNG THỜI GIAN TỚI .......................................................... 81
3.1. Phương hướng quản lý xã hội đối với lễ hội truyền thống của thị xã
Chí Linh, tỉnh Hải Dương thời gian tới ................................................ 81
3.2. Giải pháp tăng cường quản lý xã hội đối với lễ hội truyền thống
của thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương thời gian tới ................................ 84
KẾT LUẬN .................................................................................................. 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 105
PHỤ LỤC
TÓM TẮT LUẬN VĂN


1
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Khi nói đến các hình thức sinh hoạt cộng đồng của người Việt từ xưa
đến nay, trước hết chúng ta phải nói đến lễ hội truyền thống. Lễ hội truyền
thống là một trong những thành tố quan trọng nhất của văn hóa dân gian. Vì
thế lễ hội truyền thống được giới văn hóa từ trước đến nay tập trung vào
nghiên cứu, rất nhiều vấn đề đã được làm sáng tỏ và đi đến sự thống nhất cao
như về thời điểm tổ chức lễ hội, địa điểm tổ chức lễ hội, cấu trúc, chức năng,
nghi thức của lễ hội, nhân vật được phụng thờ, các trò diễn, ý nghĩa của lễ hội
truyền thống.
Lễ hội là một hình thức sinh hoạt văn hóa tinh thần biểu hiện những giá
trị tiêu biểu của một cộng đồng, một dân tộc. Lễ hội truyền thống như là một
loại hình sinh hoạt văn hóa tinh thần đặc biệt, mang tính tập thể, có giá trị to
lớn, mang ý nghĩa cố kết cộng đồng dân tộc, giáo dục tình cảm đạo đức con
người hướng về cội nguồn. Đồng thời lễ hội có giá trị văn hóa tâm linh, cân
bằng đời sống tinh thần con người hướng về những điều cao cả thiêng liêng.
Việt Nam là điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngồi nước,
mang trong mình “Vẻ đẹp tiềm ẩn” với nhiều tài nguyên du lịch tự nhiên được
thiên nhiên ưu đãi bạn tặng như Vịnh Hạ Long - Quảng Ninh, Phong Nha - Kẻ
Bàng - Quảng Bình…và đặc biệt không thể không kể đến những lễ hội truyền
thống mang đậm nét phong tục tập quán đậm đà bản sắc dân tộc như lễ hội chùa
Hương - Hà Nội, hội đền Hùng - Phú Thọ, hội Côn Sơn - Kiếp Bạc - Hải Dương,
hội Lim - Bắc Ninh… Mỗi lễ hội đều có một dấu ấn riêng biệt và ý nghĩa riêng.
Khi xã hội ngày một phát triển, cuộc sống con người ngày một đáp ứng
tương đối đầy đủ thì những nhu cầu tinh thần như: vui chơi giải trí, nghỉ ngơi,
tìm hiểu lịch sử văn hóa nghệ thuật, phong tục tập quán, lễ hội của con người
được nâng cao và trở thành vấn đề thiết yếu. Con người ln có mong muốn


2
khám phá thiên nhiên, về với cội nguồn dân tộc và đặc biệt các lễ hội truyền

thống là loại hình sinh hoạt văn hóa, sản phẩm tinh thần của con người, là dịp
con người được trở về với tự nhiên, về với văn hóa xưa và về với ký ức cũ.
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương chính
sách về tự do tín ngưỡng, tơn giáo, dân tộc, văn hoá, xã hội bảo đảm phát huy
được sức mạnh đại đồn kết dân tộc. Cơng tác quản lý lễ hội luôn được coi
trọng và chỉ đạo chặt chẽ bảo đảm cho người dân tham gia lễ hội thực sự văn
minh, an toàn, tiết kiệm. Lễ hội đã khơi dậy được truyền thống tốt đẹp của dân
tộc, giáo dục được tinh thần đồn kết, góp phần thực hiện thắng lợi chủ trương
chính sách của Đảng và Nhà nước, bảo đảm an toàn, tiết kiệm.
Hải Dương nằm ở vị trí trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, vùng đất giàu lịch
sử và văn hóa với nhiều di tích lịch sử cấp quốc gia, nhiều đền chùa, làng nghề
nổi tiếng. Thị xã Chí Linh tỉnh Hải Dương là nơi tập trung nhiều những lễ hội
lớn tiêu biểu của tỉnh như: Lễ hội Côn Sơn, lễ hội Kiếp Bạc, lễ hội đền Cao..
Có thể nói, sự phong phú đặc sắc của lễ hội truyền thống ở thị xã Chí
Linh, tỉnh Hải Dương là niềm tự hào cũng như thế mạnh phát triển kinh tế,
văn hóa, du lịch ở vùng đất này. Ý thức được điều này, Ủy ban nhân nhân thị
xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương đã tích cực tham mưu ban hành các văn bản
quản lý nhà nước về lễ hội, phân cấp quản lý hoạt động tổ chức lễ hội trên địa
bàn thị xã; quyết định quy mô, thời gian, tần suất tổ chức, lượng khách mời
tham dự lễ hội bảo đảm tiết kiệm, tránh phơ trương lãng phí, hạn chế sử dụng
ngân sách của Nhà nước theo quy định của pháp luật; xây dựng quy chế tăng
cường phối hợp giữa các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể ở địa phương với
Phịng Văn hóa- Thơng tin và Ban quản lý di tích Chí Linh trong cơng tác
quản lý và tổ chức lễ hội trên địa bàn toàn thị xã.
Tuy nhiên, cịn bộc lộ nhiều hạn chế trong cơng tác quản lý lễ hội hiện
nay tại một số lễ hội lớn như Lễ hội Côn Sơn-Kiếp Bạc, lễ hội đền Cao… trong


3
những ngày chính hội có thể tập trung hàng nghìn người về trảy hội mỗi ngày;

dẫn đến sự quá tải nên cũng phát sinh những hiện tượng chen lấn, xô đẩy, nạn
trộm cắp hoặc xả rác. Ý thức của một số khách tham dự lễ hội chưa cao: Ăn
mặc phản cảm, xả rác bừa bãi hoặc thiếu hiểu biết về nội dung các lễ hội dẫn
đến những hành vi thiếu văn hóa. Ở một số lễ hội cịn có hiện tượng vì mục
đích thương mại mà lấn chiếm lịng đường, chèo kéo khách hoặc ép giá. Thời
gian tổ chức lễ hội thường ngắn nhưng lượng người tập trung lại đông, các hoạt
động của người tổ chức và tham gia lễ hội lại đa dạng, thuộc thẩm quyền quản
lý của nhiều cơ quan khác nhau, ví dụ: kinh doanh xuất bản phẩm thuộc lĩnh
vực thông tin truyền thông; công tác vệ sinh an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực
y tế; quản lý việc đổi tiền thuộc lĩnh vực ngân hàng,...
Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài “Quản lý xã hội đối với lễ hội truyền
thống của thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương hiện nay” làm luận văn thạc sĩ
ngành Chính trị học.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
* Một số sách, tài liệu chuyên khảo liên quan đến đề tài
Từ trước đến nay đề tài lễ hội đã được nghiên cứu dưới nhiều góc độ và
những quan điểm khác nhau. Như cuốn sách “Lễ hội Việt Nam” của tác giả Lê
Trung Vũ- Lê Hồng Lý với trên 300 lễ hội, các tác giải đã quan tâm nghiên cứu
sâu sắc về lễ hội, đưa ra nội dung đầy đủ về lễ hội về đề tài lịch sử. Đó là lễ hội
tưởng niệm các anh hùng có cơng chống giặc ngoại xâm giành lại độc lập cho
dân tộc, Tổ quốc... Ngồi ra cịn có những lễ hội đặc biệt khác nói về sự bất tử
hoặc những tín ngưỡng phồn thực...Có thể nói đây là một trong những cơng trình
nghiên cứu về lễ hội truyền thống chi tiết và đặc sắc hiện nay.
Bên cạnh đó là cuốn sách “Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam” của
nhiều tác giả (NXB Văn Hóa Dân Tộc - 2000). Cơng trình nghiên cứu này đã
khẳng định phương châm nghiên cứu và phổ biến khoa học văn hóa đó là tìm


4
kiếm bản sắc văn hóa Việt Nam, sắc thái các vùng văn hóa được thể hiện ở

các đối tượng văn hóa cụ thể, mà lễ hội cổ truyền Việt Nam là một trong
những đối tượng đó.
Ngồi ra cuốn sách “Văn hóa Việt Nam- tìm tịi và suy ngẫm” của Trần
Quốc Vượng bao gồm các cơng trình đã cơng bố của GS.Trần Quốc Vượng
cũng là một trong những cơng trình nghiên cứu về lễ hội tiêu biểu. Bên cạnh
các vấn đề nghiên cứu như: diễn trình văn hóa, nghệ thuật, ứng xử...thì trong
phần nghiên cứu về văn hóa dân gian lễ hội được nghiên cứu dưới một cái
nhìn tổng thể. Tác giả đã đưa ra nhận định lễ hội dân tộc xưa khơng thiếu
những cái hay, nhưng cũng cịn khơng ít cái dở; bỏ cái dở, giữ cái hay, phê
phán và chọn lọc, duy trì một só hình thức lễ hội xưa và nhất là duy trì cái
tinh túy, cái tinh thần, cái hồn của lễ hội xưa.
Cùng với đó, một cơng trình nghiên cứu khác về lễ hội truyền thống
mang giá trị văn hóa cao đó là cơng trình nghiên cứu của tác giả Thạch
Phương - Lê Trung Vũ “60 lễ hội truyền thống Việt Nam”. Có thể nói lễ
hội truyền thống chính là dịp để con người giao lưu, cộng cảm và truyền
đạo lý, tình cảm và khát vọng cao đẹp, cũng là cây cầu nối giữa quá khứ và
hiện tại, củng cố tinh thần cố kết cộng đồng, tình u q hương đất nước
và lịng tự hào dân tộc. Chính vì vậy mà lễ hội truyền thống bao giờ cũng
có sức thu hút đối với nhiều người trong các độ tuổi khác nhau. Trên tinh
thần hướng về cội nguồn, phát huy những truyền thống cao đẹp của dân
tộc, cơng trình nghiên cứu này đã được tác giả nghiên cứu một cách sâu
sắc, đầy đủ, rõ nét những lễ hội tiêu biểu trong toàn bộ hệ thống lễ hội của
Việt Nam ở cả ba miền.
* Một số bài báo, tạp chí liên quan đến đề tài
Bài viết nghiên cứu “Tổ chức lễ hội truyền thống như là tổ chức sự kiện”
của Bùi Quang Thắng, viện văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam (2011), bày


5
tỏ ý kiến tổ chức lễ hội truyền thống như là tổ chức sự kiện - một mơ hình tích

cực để di sản sống được trong lòng xã hội đương đại.
Bài báo “Quản lý lễ hội truyền thống ở Đồng Nai thực trạng và giải
pháp”, Nguyễn Xuân Nam - BQL.Di tích - Danh thắng tỉnh Đồng Nai (2014),
đã trình bày thực trạng cấp thiết cần quản lý hoạt động lễ hội truyền thống ở
Đồng Nai đồng thời đưa ra 6 giải pháp cụ thể tăng cường công tác quản lý lễ
hội truyền thống hiện nay.
Bài báo “Nghị định về quản lý lễ hội: Cần thiết nhưng tránh áp đặt”,
Hoàng Lân trên Báo Hà Nội Mới (2017) đã nêu sự cần thiết của các văn bản
quy phạm pháp luật trong quản lý lễ hội, nhưng cũng khẳng định các văn bản
được xây dựng dựa trên nguyên tắc đảm bảo vai trò quản lý của cộng đồng,
tôn trọng cộng đồng, không áp đặt.
Trang Lễ hội văn hóa Việt Nam với địa chỉ web: www.vhttcs.org.vn/lehoi
của Cục Văn hóa cơ sở cung cấp nhiều bài viết, bài nghiên cứu về tình hình lễ
hội và công tác quản lý lễ hội ở Việt Nam hiện nay.
* Một số luận án, luận văn liên quan đến đề tài
Luận văn Thạc sĩ có các cơng trình nghiên cứu sau:
“Quản lý nhà nước với hoạt động lễ hội truyền thống trên địa bàn thành
phố Hà Nội” của Nguyễn Thị Hà Phương, Học Viện Hành chính quốc gia,
năm 2011, phân tích, chỉ rõ nguyên nhân những tồn tại, yếu kém, xác định
yêu cầu đối với công tác quản lý về lễ hội, xây dựng và đề xuất các giải pháp
để có thể điều tiết, quản lý hoạt động tổ chức lễ hội một cách đồng bộ, hiệu
quả, tiết kiệm nhưng vẫn đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần của người dân.
Các luận văn: “Quản lý nhà nước với hoạt động lễ hội ở Việt Nam hiện nay”
tác giả Đinh Thị Chung (năm 2014), “Quản lý nhà nước về lễ hội truyền
thống trên địa bàn tỉnh Nam Định” của Trần Minh Nguyệt (2015), Học viện
Hành chính quốc gia đã trên cơ sở nghiên cứu về lý luận và thực tiễn trên các


6
địa bàn Hà Nội, Nam Định từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện Quản

lý nhà nước đối với hoạt động lễ hội truyền thống.
Các chương trình, đề tài đã đạt được nhiều thành công, về cơ bản các
tác giả đã nêu lên cơ sở lý luận và khảo sát thực tiễn Quản lý về lễ hội và đưa
ra những giải pháp thiết thực.
Các cơng trình trên đã trình bày, đề cập đến lễ hội với nhiều nội dung,
nhiều hướng nghiên cứu khác nhau. Tuy nhiên chưa có cơng trình nào nghiên
cứu về Quản lý xã hội đối với lễ hội truyền thống của thị xã Chí Linh tỉnh Hải
Dương. Vì vậy trong luận văn này tơi kế thừa và tiếp thu các cơng trình
nghiên cứu của các nhà nghiên cứu trước để nghiên cứu về Quản lý xã hội đối
với lễ hội truyền thống của thị xã Chí Linh tỉnh Hải Dương.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài luận văn tập trung làm rõ cơ sở lý luận, phân tích đánh giá thực
trạng; phân tích phương hướng và đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý xã hội
đối với lễ hội truyền thống của thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn có nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận quản lý xã hội đối với lễ hội truyền thống.
- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý xã hội đối với lễ hội truyền
thống của thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương và những vấn đề đang đặt ra.
- Phân tích phương hướng và đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý xã
hội đối với lễ hội truyền thống của thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quản lý xã hội đối với lễ hội
truyền thống của thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương.


7
4.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: đề tài tập trung nghiên cứu quản lý xã hội đối với các lễ
hội truyền thống của thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương
- Về không gian: quản lý xã hội đối với lễ hội truyền thống của thị xã
Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
- Về thời gian: từ năm 2010 đến nay
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh và hệ thống quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam;
chính sách, pháp luật của nhà nước về quản lý xã hội, quản lý đối với lễ hội
truyền thống trong thời kỳ hội nhập.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ
nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của triết học mác –xít.
Bên cạnh đó luận văn cịn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như:
Phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp logic - lịch sử, phương pháp
quan sát, điền dã, nghiên cứu tài liệu thứ cấp
6. Điểm mới về khoa học của đề tài
Thứ nhất, đề tài làm phong phú thêm lý luận về quản lý xã hội đối với
lễ hội truyền thống; vận dụng các lý thuyết của chuyên ngành Quản lý xã hội
vào việc nghiên cứu, quản lý lễ hội truyền thống của thị xã Chí Linh, tỉnh Hải
Dương; điều này có ý nghĩa rất lớn vì nó sẽ giúp thị xã Chí Linh, tỉnh Hải
Dương chủ động trong việc hoạch định kế hoạch quản lý, bảo tồn và phát
triển lễ hội truyền thống tại địa phương.
Thứ hai, Đề tài đã phân tích, đánh giá tình hình lễ hội và thực trạng
quản lý xã hội đối với lễ hội truyền thống của thị xã Chí Linh, tỉnh Hải


8
Dương. Chỉ ra những kết quả, hạn chế, nguyên nhân của những kết quả, hạn

chế, từ đó làm cơ sở để đề xuất phương hướng, giải pháp tăng cường quản lý
xã hội đối với lễ hội truyền thống của thị xã Chí Linh, tỉnh Hải dương thời
gian tới.
Thứ ba, Đề tài đã đề xuất một số giải pháp cụ thể, sát thực và phù hợp
nhằm tăng cường quản lý xã hội đối với lễ hội truyền thống của thị xã Chí
Linh, tỉnh Hải Dương trong thời gian tới.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
7.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn khái quát có chọn lọc cơ sở khoa học quản lý xã hội đối với
lễ hội truyền thống; vận dụng trong quản lý xã hội đối với lễ hội truyền thống
của thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
7.2.Ý nghĩa thực tiễn
- Nghiên cứu thực trạng hoạt động lễ hội truyền thống tại thị xã Chí
Linh tỉnh Hải Dương thời gian qua.
- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý xã hội đối với lễ hội truyền
thống của thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
- Nêu ra một số vấn đề và giải pháp nhằm tăng cường quản lý xã hội
đối với lễ hội truyền thống của thị xã Chí Linh,tỉnh Hải Dương thời gian tới.
- Luận văn có thể làm tài liệu nghiên cứu, tham khảo cho sinh viên
chuyên ngành quản lý xã hội của Khoa Nhà nước và Pháp luật.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn
gồm 3 chương, 6 tiết.


9
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ XÃ HỘI ĐỐI VỚI
LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG CỦA CẤP HUYỆN
1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của quản lý xã hội đối với lễ hội

truyền thống của cấp huyện
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1.1. Lễ hội truyền thống
Lễ hội là một hiện tượng lịch sử - xã hội được hình thành từ lâu đời,
mang trong mình những giá trị văn hóa độc đáo mang bản sắc cộng đồng, tổ
chức theo nghi thức trọng thể nhất nhằm tôn vinh các vị thần linh, nhân thần
có cơng với một địa phương trong việc trống giặc ngoại xâm hay mở mang
xây dựng một vùng đất. Đồng thời lễ hội là dịp để con người giao tiếp, cố kết
cộng đồng thông qua những hoạt động vui chơi giải trí mang nhiều ý
nghĩabiểu tượng.
Theo Hán việt từ điển của Đào Duy Anh thì Lễ bao gồm các nghĩa sau:
Chữ Lễ thường đi với những từ như sau, nhưng khơng có từ Lễ hội: Lễ
bái, tế thần, lễ bộ, lễ chế, lễ giáo, lễ mạo, lễ nghi, lễ nhạc, lễ phép, lễ phục, lễ
sinh, lễ tân, lễ tiết, lễ tục, lễ văn, lễ vật.
Chữ Hội thường gắn với: hội ẩm, hội binh, hội diện, hội đồng, hội họp,
hội ý, hội kiến, hội minh, hội nghị, hội quán, hội tâm, hội thí, hội thực, hội
trường, hội trưởng, hội viên, hội xã. Trong đó khơng có từ hội lễ [1,tr.498].
Lễ hội bao gồm hai bộ phận Lễ và Hội. Chúng có mối liên hệ chặt
chẽ.Phần lễ là gốc rễ, chủ đạo, phần hội là phát sinh, tích hợp. Trong lễ có
hội,trong hội có lễ. Khơng có lễ thì không gọi là lễ hội nữa và gọi là lễ hội thì
lễvẫn là yếu tố chính. Lễ được hình thành bởi: nhân vật được thờ, hệ thống
ditích nghi lễ, nghi thức, thờ cúng như tế, lễ, rước, xách, hèm, huyền tích,
cảnhquan mang tính thiêng. Đồng thời, lễ cũng phản ánh những nguyện vọng


10
ước mơ chính đáng của con người. Lễ trong hội khơng đơn lẻ mà có một hệ
thống liên kết, có trật tự và cùng hỗ trợ nhau. Hội được cấu thành bởi: những
hìnhthức sinh hoạt vui chơi, khơng gian, thời gian, cảnh quan môi trường, tâm
lý hội và hành động hội, di tích lịch sử văn hóa, danh thắng.

Tiếp cận lễ hội theo hướng của quản lý văn hóa, bao trùm lên tất cả
cácsự kiện lễ hội đang diễn ra trong đương đại gồm cả truyền thống dân gian
vàcác sáng tạo mang tính bác học có khá nhiều khái niệm về lễ hội, xin đưa ra
một số ý kiến sau:
Một là, lễ hội là tổ hợp các yếu tố và hoạt động văn hóa đặc trưng của
cộng đồng, xoay quanh một trục ý nghĩa nào đó, nhằm tơn vinh và quảng bá
cho những giá trị nhất định.
Hai là, lễ hội là hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng diễn ra trên
một địa bàn dân cư trong thời gian và không gian xác định; nhằm nhắc lại
một sự kiện, nhân vật lịch sử hay huyền thoại; đồng thời là dịp biểu hiện
cách ứng xử văn hóa của con người với thiên nhiên - thần thánh và con
người trong xã hội.
Ba là, lễ hội là cuộc sống được tái hiện dưới hình thức một trị diễn
được thăng hoa, liên kết và quy tụ lại thành thế giới của tâm linh, của tư
tưởng và của các biểu tượng, vượt trên thế giới hiện thực.
Bốn là, lễ hội là cuộc sống được tái hiện dưới hình thức tế lễ và vai
trịdiễn, đó là cuộc sống lao động, chiến đấu của cộng đồng cư dân, khi nó
đượcthăng hoa, liên kết và quy tụ lại thành thế giới của tâm linh, tư tưởng của
cácbiểu tượng vượt lên trên thế giới của phương tiện và điều kiện tất yếu.
Như vậy, Lễ hội là một sự kiện văn hóa mang tính cộng đồng, là
hệthống những hành vi nhằm biểu hiện sự tơn kính của con người với thần
linh,phản ánh những ước mơ của con người trước cuộc sống mà bản thân họ
chưacó khả năng thực hiện.


11
Lễ hội truyền thống được hình thành từ phong tục tập quán, tín
ngưỡnglà nhu cầu đời sống tâm linh, vui chơi giải trí của nhân dân và xuất
phát từ quy định của thể chế chính trị đương thời.
Lễ hội truyền thống là các lễ hội như hội đền, hội đình, hội chùa, là

sinhhoạt cộng đồng về văn hóa, nghệ thuật, tơn giáo được hình thành trong
lịch sử từ xa xưa, được truyền lại trong cộng đồng nông nghiệp với tư cách
một phong tục. Để đảm bảo tính truyền thống, phần lễ nhất thiết phải mang
tính khn mẫu, nghiêm trang, đúng ý nghĩa thiêng liêng. Nội dung buổi nghi
lễ phải được cân nhắc đối chiếu kỹ lưỡng. Phần Hội tuy có phần nào biến đổi
theo thời gian nhưng phải có các trị chơi dân gian, giải trí, sinh hoạt
cộngđồng. Dù sử dụng định nghĩa nào thì một lễ hội truyền thống cũng phải
đảm bảo đủ các yếu tố: là một hình thức sinh hoạt văn hóa, có tính chất thiêng
liêng, tính cộng đồng, khuôn mẫu và được diễn ra theo chu kỳ.
Đặc trưng cơ bản của lễ hội truyền thống là gắn với đời sống tâm linh
tơn giáo tín ngưỡng, sự kiện và nhân vật lịch sử, mang tính thiêng liêng, ngôn
ngữ của lễ hội là ngôn ngữ biểu tượng, là hiện tượng văn hóa dân gian tổng
thể, bao gồm sinh hoạt nghi lễ, nghi thức, phong tục, tập quán,là nơi giao tiếp,
gắn kết xã hội, tổ chức các cuộc thi tài, vui chơi giải trí, bn bán, chủ thể của
lễ hội truyền thống là toàn thể cộng đồng.
Lễ hội truyền thống, bản thân nó đã là một giá trị văn hóa lớn trong
đời sống truyền thống và hiện đại. Tuy nhiên, phân tích sâu hơn nữa, người
ta đã tìm ra những giá trị văn hóa tiêu biểu của lễ hội truyền thống, một
hiện tượng văn hóa mang tính trội mà tiêu biểu nhất là tính cộng đồng.
Ngồi ra, nó cịn là biểu hiện rõ nét của tính chất tự quản, tinh thần dân
chủ, nội dung nhân bản.
Lễ hội truyền thống là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá
nhân, vật thể và khơng gian liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học,


12
thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu
truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, trình diễn và các
hình thức khác.
1.1.1.2. Hoạt động lễ hội và tính chất đặc thù, giá trị của lễ hội truyền thống

* Hoạt động lễ hội bao gồm những hoạt động như sau:
Hoạt động nghi lễ, là một hệ thống các hành vi được đặc cách hóa,
thẩmmỹ hóa đến cao độ, trở thành một thứ ngôn ngữ tượng trưng nhằm truyền
tải những ý niệm của cộng đồng trong giao tiếp với thần linh. Do được quy
tắchóa và hình thức hóa một cách chặt chẽ nên hoạt động này không dành cho
tấtcả mọi người mà có tính đại diện, đại biểu. Hoạt động nghi lễ có sự tham
gia của những động tác, lời nói do cá nhân, nhóm hay tập thể thực hiện với sự
phối hợp của âm thanh, đạo cụ diễn xướng, vũ đạo, ma thuật và đồ hiến
tế.Với tư cách là tổ hợp của những phương tiện mang ý nghĩa, nó biểu hiện
thái độ quy phục, tôn vinh và dâng hiến đối với thần linh và kèm ngay đó là
xin thần linh ban phát những điều mong muốn cho hạnh phúc đời thường. Sự
cầu xin đóng vai trị mục tiêu của hoạt động nghi lễ. Hệ thống nghi lễ đã trở
thành phong tục và ít thay đổi.
Hoạt động bán nghi lễ, là những hoạt động thể hiện theo một cách khác
với nghi lễ chính thức mong muốn của cộng đồng mở hội. Có rất nhiều hoạt
động loại này mà dân gian gọi là trò. Mỗi trò đều biểu hiện ra dưới dạng vui
chơi hay diễn xướng, thi tài hay thi sức, có thể từ nguồn gốc sâu xa trong
truyền thống văn hóa tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp.
Các hoạt động thuần túy giải trí, cũng được xem như là hoạt động
phục vụ nhu cầu của lễ hội truyền thống. Nói khơng liên quan tới nhu cầu
tâm linh, nhưng lại tạo ra sự phấn khích, thậm chí là mục tiêu cá nhân hay
nhóm trẩy hội. Những trị giải trí thuần túy thường có sẵn trong kho tàng
văn hóa của cộng đồng như chọi gà, bịt mắt bắt dê…Việc tổ chức những


13
trị này có thể do phân cơng của cộng đồng, do ngẫu hứng của các cá nhân
hay nhóm. Trị chơi giải trí thuần túy góp phần tạo một cảm giác toàn cảnh
về sự đầy đặn, sầm uất, dư thừa. Như thế, nó cũng góp phần nói lên niềm
ao ước đời thường nhưng sâu xa của con người về hạnh phúc bình dị trong

cuộc sống.
Hoạt động dịch vụ, được hiểu như hoạt động mua bán trong dịp lễ
hội.Trước đây thường là đồng quà tấm bánh, sản vật đồng quê, trò chơi có
thưởng. Ngày nay, ở nhiều lễ hội cổ truyền, hoạt động dịch vụ lại được coi
như mục tiêu khi phát triển thành lễ hội - du lịch. Hoạt động này ngày càng
trở nên đa dạng, đáp ứng đủ nhu cầu của du khách, thậm chí cịn làm cho
khơng gian của lễ hội biến đổi về quy mô, màu sắc. Tuy nhiên, nó cũng có
thể làm biến dạng cả khơng gian của một lễ hội dân gian truyền thống.
Hoạt động lễ hội truyền thống là các bước tiến hành các sự việc xảy ra
trong phạm vi thời gian, không gian của một lễ hội truyền thống theo một chu
trình được định sẵn.
* Tính chất đặc thù của lễ hội truyền thống
Thứ nhất, lễ hội truyền thống gắn với đời sống tâm linh, tơn giáo tín
ngưỡng, nó mang tính thiêng, do vậy nó thuộc thế giới thần linh, thiêng liêng,
đối lập với đời sống trần gian, trần tục. Có nhiều sinh hoạt, trình diễn trong lễ
hội nhìn bề ngồi là trần tục, như các trị vui chơi giải trí, thi tài, các diễn
xướng mang tính phồn thực, nên nó mang tính “tục”, nhưng lại là cái trần tục
mang tính phong tục, nên nó vẫn thuộc về cái thiêng, như tơn sùng sinh thực
khí mà hội Trị Trám (Phú Thọ) là điển hình.
Tính tâm linh và linh thiêng của lễ hội nó quy định “ngôn ngữ” của lễ hội
là ngôn ngữ biểu tượng, tính thăng hoa, vượt lên thế giới hiện thực, trần tục của
đời sống thường ngày. Ví dụ, diễn xướng ba trận đánh giặc Ân trong Hội Gióng,
diễn xướng cờ lau tập trận trong lễ hội Hoa Lư, diễn xướng rước Chúa gái (Mỵ


14
Nương) trong Hội Tản Viên,… Chính các diễn xướng mang tính biểu tượng này
tạo nên khơng khí linh thiêng, hứng khởi và thăng hoa của lễ hội.
Thứ hai, lễ hội truyền thống là một sinh hoạt văn hóa mang tính hệ
thống, tính phức hợp, một hiện tượng văn hóa dân gian tổng thể, bao gồm gần

như tất cả các phương diện khác nhau của đời sống xã hội của con người: sinh
hoạt tín ngưỡng, nghi lễ, phong tục, giao tiếp và gắn kết xã hội, các sinh hoạt
diễn xướng dân gian (hát, múa, trò chơi, sân khấu,…), các cuộc thi tài, vui
chơi, giải trí, ẩm thực, mua bán,… Khơng có một sinh hoạt văn hóa truyền
thống nào của nước ta lại có thể sánh được với lễ hội cổ truyền, trong đó chứa
đựng đặc tính vừa đa dạng vừa ngun hợp này.
Thứ ba, chủ thể của lễ hội truyền thống là cộng đồng, đó là cộng đồng
làng, cộng đồng nghề nghiệp, cộng đồng tơn giáo tín ngưỡng, cộng đồng thị
dân và lớn hơn cả là cộng đồng quốc gia dân tộc. Nói cách khác, khơng có lễ
hội nào lại khơng thuộc về một dạng cộng đồng, của một cộng đồng nhất
định. Cộng đồng chính là chủ thể sáng tạo, hoạt động và hưởng thụ các giá trị
văn hóa của lễ hội.
Ba đặc thù trên quy định tính chất, sắc thái văn hóa, cách thức tổ chức,
thái độ và hành vi, tình cảm của những người tham gia lễ hội, phân biệt với
các loại hình lễ hội khác như lễ hội sự kiện, các loại Festival,...
Lễ hội cũng như bất cứ một hiện tượng văn hóa, xã hội nào cũng
đều chịu sự tác động của bối cảnh kinh tế - xã hội (KT-XH) đương thời và
nó cũng phải tự thích ứng biến đổi theo. Tuy nhiên, với loại hình lễ hội
truyền thống thì ba đặc trưng nêu trên là thuộc về bản chất, là yếu tố bất
biến, là hằng số, chỉ có những biểu hiện của ba đặc tính trên là có thể biến
đổi, là khả biến để phù hợp với từng bối cảnh xã hội. Khẳng định điều này
có ý nghĩa lý luận và thực tiễn đối với việc phục hồi, bảo tồn và phát huy
lễ hội trong xã hội hiện nay. Việc phục dựng, làm mất đi các đặc trưng


15
trên của lễ hội truyền thống thực chất là làm biến dạng và phá hoại các lễ
hội đó.
* Giá trị của lễ hội truyền thống
Tuy nước ta cũng như ở nhiều nước khác đã bước vào cơng nghiệp hố,

hiện đại hoá nhưng lễ hội truyền thống vẫn tồn tại thậm chí cịn bùng phát
mạnh mẽ. Phải chăng lễ hội truyền thống vẫn thu hút và lôi cuốn con người xã
hội hiện đại? Nói cách khác, lễ hội truyền thống vẫn đáp ứng nhu cầu của con
người không chỉ trong xã hội cổ truyền mà cả xã hội hiện đại. Có được điều
đó là do lễ hội truyền thống hội tụ các giá trị sau:
- Giá trị cố kết và biểu dương sức mạnh cộng đồng:
Lễ hội nào cũng là của và thuộc về một cộng đồng người nhất định, đó
có thể là cộng đồng làng xã (hội làng), cộng đồng nghề nghiệp (hội nghề),
cộng đồng tôn giáo (hội chùa, hội đền, hội nhà thờ), cộng đồng dân tộc (hội
Đền Hùng - quốc tế) đến cộng đồng nhỏ hẹp hơn, như gia tộc, dịng họ,...
chính lễ hội là dịp biểu dương sức mạnh của cộng đồng và là chất kết dính tạo
nên sự cố kết cộng đồng.
Mỗi cộng đồng hình thành và tồn tại trên cơ sở của những nền tảng gắn
kết, như gắn kết do cùng cư trú trên một lãnh thổ (cộng cư), gắn kết về sở hữu
tài nguyên và lợi ích kinh tế (cộng sản), gắn kết bởi số mệnh chịu sự chi phối
của một lực lượng siêu nhiên nào đó (cộng mệnh), gắn kết bởi nhu cầu sự
đồng cảm trong các hoạt động sáng tạo và hưởng thụ văn hố (cộng cảm),…
Lễ hội là mơi trường góp phần quan trọng tạo nên niềm cộng mệnh và cộng
cảm của sức mạnh cộng đồng.
Ngày nay, trong điều kiện xã hội hiện đại, con người càng ngày càng
khẳng định “cái cá nhân”, “cá tính” của mình nhưng khơng vì thế cái “cộng
đồng” bị phá vỡ, mà nó chỉ biến đổi các sắc thái và phạm vi, con người vẫn
phải nương tựa vào cộng đồng, có nhu cầu cố kết cộng đồng. Trong điều kiện


16
như vậy, lễ hội vẫn giữ nguyên giá trị biểu tượng của sức mạnh cộng đồng và
tạo nên sự cố kêt cộng đồng ấy.
- Giá trị hướng về cội nguồn:
Tất cả mọi lễ hội truyền thống đều hướng về cội nguồn. Đó là nguồn

cội tự nhiên mà con người vốn từ đó sinh ra và nay vẫn là một bộ phận hữu
cơ; nguồn cội cộng đồng như dân tộc, đất nước, xóm làng, tổ tiên, nguồn cội
văn hố,... Hơn thế nữa, hướng về nguồn đã trở thành tâm thức của con người
Việt Nam - “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây”. Chính vì
thế, lễ hội bao giờ cũng gắn với hành hương - du lịch.
Ngày nay, trong thời đại cách mạng khoa học kỹ thuật, tin học hố,
tồn cầu hóa, con người bừng tỉnh về tình trạng tách rời giữa bản thân mình
với tự nhiên, mơi trường; với lịch sử xa xưa, với truyền thống văn hoá độc
đáo đang bị mai một. Chính trong mơi trường tự nhiên và xã hội như vậy, hơn
bao giờ hết, con người càng có nhu cầu hướng về, tìm lại cái nguồn cội tự
nhiên của mình, hồ mình vào với mơi trường thiên nhiên; trở về, tìm lại và
khẳng định cái nguồn gốc cộng đồng và bản sắc văn hoá của mình trong cái
chung của văn hố nhân loại. Chính nền văn hố truyền thống, trong đó có lễ
hội truyền thống là một biểu tượng, có thể đáp ứng nhu cầu bức xúc ấy. Đó
cũng chính là tính nhân bản bền vững và sâu sắc của lễ hội có thể đáp ứng
nhu cầu của con người ở mọi thời đại.
- Giá trị cân bằng đời sống tâm linh:
Bên cạnh đời sống vật chất, đời sống tinh thần, tư tưởng còn hiện hữu
đời sống tâm linh. Đó là đời sống của con người hướng về cái cao cả thiêng
liêng - chân thiện mỹ - cái mà con người ngưỡng mộ, ước vọng, tơn thờ, trong
đó có niềm tin tơn giáo tín ngưỡng. Như vậy, tơn giáo tín ngưỡng thuộc về
đời sống tâm linh, tuy nhiên không phải tất cả đời sống tâm linh là tơn giáo
tín ngưỡng. Chính tơn giáo tín ngưỡng, các nghi lễ, lễ hội góp phần làm thoả


17
mãn nhu cầu về đời sống tâm linh của con người, đó là “cuộc đời thứ hai”, đó
là trạng thái “thăng hoa” từ đời sống trần tục, hiện hữu.
Xã hội hiện đại với nhịp sống công nghiệp, các hoạt động của con
người dường như được “chương trình hố” theo nhịp hoạt động của máy móc,

căng thẳng và đơn điệu, ồn ào, chật chội nhưng vẫn cảm thấy cô đơn. Một đời
sống như vậy tuy có đầy đủ về vật chất nhưng vẫn khô cứng về đời sống tinh
thần và tâm linh, một đời sống chỉ có dồn nén, “trật tự” mà thiếu sự cởi mở,
xơ bồ, “tháo khốn”,... Tất cả những cái đó hạn chế khả năng hồ đồng của
con người, làm thui chột những khả năng sáng tạo văn hố mang tính đại
chúng. Một đời sống như vậy khơng có “thời điểm mạnh”, “cuộc sống thứ
hai”, khơng có sự “bùng cháy” và “thăng hoa”.
Trở về với văn hoá dân tộc, lễ hội truyền thống con người hiện đại
dường như được tắm mình trong dịng nước mát đầu nguồn của văn hoá dân
tộc, tận hưởng những giây phút thiêng liêng, ngưỡng vọng những biểu tượng
siêu việt cao cả - chân thiện mỹ, được sống những giờ phút giao cảm hồ hởi
đầy tinh thần cộng đồng, con người có thể phơ bày tất cả những gì là tinh tuý
đẹp đẽ nhất của bản thân qua các cuộc thi tài, qua các hình thức trình diễn
nghệ thuật, cách thức ăn mặc lộng lẫy, đẹp đẽ khác hẳn ngày thường,... Tất cả
đó là trạng thái “thăng hoa” từ đời sống hiện thực, vượt lên trên đời sống hiện
thực. Nói cách khác, lễ hội đã thuộc về phạm trù cái thiêng liêng của đời sống
tâm linh, đối lập và cân bằng với cái trần tục của đời sống hiện thực.
- Giá trị sáng tạo và hưởng thụ văn hóa:
Lễ hội truyền thống là một hình thức sinh hoạt tín ngưỡng - văn hố
cộng đồng của nhân dân ở nông thôn cũng như ở đô thị. Trong các lễ hội đó,
nhân dân tự đứng ra tổ chức, chi phí, sáng tạo và tái hiện các sinh hoạt văn
hoá cộng đồng và hưởng thụ các giá trị văn hoá và tâm linh, do vậy, lễ hội
bao giờ cũng thấm đượm tinh thần dân chủ và nhân bản sâu sắc. Đặc biệt


18
trong “thời điểm mạnh” của lễ hội, khi mà tất cả mọi người chan hồ trong
khơng khí thiêng liêng, hứng khởi thì các cách biệt xã hội giữa cá nhân ngày
thường dường như được xóa nhịa, con người cùng sáng tạo và hưởng thụ
những giá trị văn hố của chính mình.

Điều này có phần nào đối lập với đời sống thường nhật của những xã
hội phát triển, khi mà phân cơng lao động xã hội đã được chun mơn hố,
nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ văn hoá của con người đã phần nào tách biệt.
Đấy là chưa kể trong xã hội nhất định, một lớp người có đặc quyền có
tham vọng “cướp đoạt” các sáng tạo văn hố cộng đồng để phục vụ cho lợi
ích riêng của mình. Đến như nhu cầu giao tiếp với thần linh của con người
cũng tập trung vào một lớp người có “khả năng đặc biệt”. Như vậy, con
người, đứng từ góc độ quảng đại quần chúng, khơng cịn thực sự là chủ thể
của quá trình sáng tạo và hưởng thụ các giá trị văn hố một cách bình đẳng
nữa. Xu hướng đó phần nào xói mịn tinh thần nhân bản của văn hố, làm tha
hố chính bản thân con người. Do vậy, con người trong xã hội hiện đại, cùng
với xu hướng dân chủ hố về kinh tế, xã hội thì cũng diễn ra q trình dân chủ
hố về văn hố. Chính nền văn hố truyền thống, trong đó có lễ hội truyền
thống là môi trường tiềm ẩn những nhân tố dân chủ trong sáng tạo và hưởng
thụ các giá trị văn hoá ấy.
- Giá trị bảo tồn và trao truyền văn hóa:
Lễ hội không chỉ là tấm gương phản chiếu nền văn hố dân tộc, mà cịn
là mơi trường bảo tồn, làm giàu và phát huy nền văn hoá dân tộc ấy.
Cuộc sống của con người Việt Nam không phải lúc nào cũng là ngày
hội, mà trong chu kỳ một năm, với bao ngày tháng nhọc nhằn, vất vả, lo âu,
để rồi “xuân thu nhị kỳ”, “tháng tám giỗ cha, tháng ba giỗ mẹ”, cuộc sống nơi
thôn quê vốn tĩnh lặng ấy vang dậy tiếng trống chiêng, người người tụ hội nơi
đình chùa mở hội. Nơi đó, con người hố thân thành văn hoá, văn hoá làm


×