Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

MỘT số BIỆN PHÁP GIÁO dục cảm xúc CHO TRẺ mẫu GIÁO 4 5 TUỔI THÔNG QUA các HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (258.93 KB, 14 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TÂN CHÂU
TRƯỜNG MẦM NON SAO MAI

BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC CẢM XÚC
CHO TRẺ MẪU GIÁO 4-5 TUỔI THÔNG QUA
CÁC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
(Thuộc lĩnh vực chuyên môn)

Người viết: DƯƠNG THÚY HUỆ
Chức vụ: giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Mầm non Sao Mai
Số điện thoại:
Năm học: 2021 – 2022

1


PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TÂN CHÂU
TRƯỜNG MẦM NON SAO MAI

CỢNG HỊA XÃ HỢI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Long Thạnh, ngày tháng năm 2021

BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC CẢM XÚC
CHO TRẺ MẪU GIÁO 4-5 TUỔI THÔNG QUA
CÁC HOẠT ĐỢNG TRẢI NGHIỆM


II. Sơ lược đặc điểm tình hình
Trường Mầm non Sao Mai nằm trên đường Tơn Đức Thắng khóm Long Thị D,
Phường Long Thạnh, thị xã Tân Châu tỉnh An Giang; Trường có 10 nhóm lớp, trong đó
Mẫu giáo 4-5 tuổi có 3 lớp.
Lớp học ln nhận được sự quan tâm của Ban giám hiệu, các ban ngành đoàn thể
của trường và Ban đai diện phụ huynh học sinh của lớp. Giáo viên đạt trình độ chuẩn
chuyên mơn theo quy định, nhiệt tình trong cơng tác chăm sóc, giáo dục trẻ và ln
phấn đấu hồn thành nhiệm vụ được giao.
Sân trường đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học, đồ chơi và có đồ
dùng đồ chơi ngồi trời phong phú đảm bảo cho trẻ tham gia các hoạt động học tập và
vui chơi. Trường có vị trí thuận lợi nằm ngay trung tâm của thị xã thu hút rất nhiều phụ
huynh gửi con vào học.
Khi trẻ bước vào lứa tuổi mẫu giáo, nhiều bậc phụ huynh than phiền những vấn đề
liên quan đến cảm xúc của trẻ như: bướng bỉnh, nhút nhát, kém hòa đồng. Những vấn
đề này ảnh hưởng lớn đến khả năng giao tiếp xã hội và sự xuất hiện nhiều hành vi sai
lệch của trẻ. Vì vậy, làm sao để trẻ biết làm chủ cảm xúc, tinh tế nhận ra cảm xúc của
người khác để kịp thời điều chỉnh hành vi và thái độ của bản thân là điều vô cùng cần
thiết.
Ở trường mầm non việc giáo dục cảm xúc được tiến hành dưới nhiều hình thức
khác nhau và lồng ghép trong tất cả các hoạt động của trẻ như: hoạt động học tập, hoạt
động vui chơi, hoạt động khám phá mơi trường… Nhưng hoạt động trải nghiệm có
nhiều cơ hội tốt hơn cả để giáo dục cảm xúc cho trẻ.
Thực hiện theo Thông tư 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30/12/2016 và Thông tư số
51/2020/TT-BGDĐT ngày 31/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc
sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong Chương trình giáo dục mầm non đổi mới các

2


phương pháp dạy học vào các hoạt động giảng dạy của giáo viên, phương pháp dạy học

lấy trẻ làm trung tâm là phương pháp chủ yếu.
III. Mục đích yêu cầu của sang kiến:
1. Thực trạng tổ chức các hoạt động giáo dục cảm xúc cho trẻ trong trường
mầm non qua trải nghiệm
* Ưu điểm:
- Lựa chọn được mục tiêu, nội dung, các hoạt động phát triển tình cảm kỹ năng
xã hội lồng ghép vào các hoạt động hàng ngày của trẻ.
- Nắm được phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục. Tạo môi giúp trẻ tự
trải nghiệm, sáng tạo theo khả năng của trẻ.
- Tìm kiếm, áp dụng phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, đổi mới mơi
trường học tập và hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục đã giúp trẻ được khỏe
mạnh, tự tin, có các kỹ năng cá nhân, kỹ năng xã hội tốt.
* Hạn chế
- Cảm xúc, tình cảm của trẻ cịn mang tính bột phát và khơng ổn định.
- Việc khai thác thế mạnh của các phương pháp trong việc giáo dục cảm xúc cho
trẻ của giáo viên vẫn còn nhiều hạn chế.
- Chưa hiểu rõ bản chất, tầm quan trọng của giáo dục qua trải nghiệm và giáo
dục cảm xúc cho trẻ.
- Tài liệu hướng dẫn thực hiện giáo dục cảm xúc cho trẻ chưa nhiều.
- Thực hiện đánh giá trẻ cịn chung chung, khó khăn trong xác định mục tiêu tiếp
theo.
Hiện nay việc giáo dục cảm xúc cho trẻ đã được quan tâm hơn, tuy nhiên số
lượng trẻ/lớp đông, giáo viên khó khăn hơn trong việc quan tâm chăm sóc từng trẻ, một
số giáo viên chưa biết cách tạo cảm xúc cho trẻ trong các hoạt động, câu hỏi giáo viên
đưa ra thường là câu hỏi đóng. Trẻ ít được bày tỏ ý kiến, cảm xúc của mình. Hoạt động
trong lớp học thường tĩnh nhiều hơn động.
Xuất phát từ những đặc điểm trên, đồng thời với mong muốn làm cho nguồn tư
liệu về việc hình thành xúc cảm cho trẻ tại trường mầm non trở nên đa dạng, phong phú
nên tôi đã chọn nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp giáo dục cảm xúc cho trẻ MG 4 5 tuổi thông qua tổ chức các hoạt động trải nghiệm”.


2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến
Cảm xúc là tập hợp những phản ứng tự nhiên được bộ não phát ra ví dụ như vui,
buồn, tức giận… một cách tự động – để giúp cơ thể và tâm trí chuẩn bị hành động thích
hợp – khi cảm giác phát hiện ra điều gì đó đang xảy ra liên quan đến bản thân.
Cảm xúc đóng vai trị quan trọng đến cách trẻ tư duy và hành động. Cảm xúc kích
thích não bộ để đưa quyết định tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội. Giáo dục
cảm xúc cho trẻ mầm non giúp trẻ có được các kỹ năng cần thiết trong việc điều khiển
3


cảm xúc, như trẻ có thể kiểm sốt được tâm trạng buồn, vui của bản thân, tự đưa ra
quyết định, mục tiêu, hoặc học cách giao tiếp, hòa thuận với mọi người xung quanh.
Trẻ được trang bị các kỹ năng cảm xúc cần thiết sẽ có khả năng đương đầu với
những thách thức, khó khăn trong cuộc sống. Với những trẻ được giáo dục cảm xúc tốt
từ bé thì sẽ phân biệt được tốt – xấu và hình thành được lối sống lành mạnh, duy trì
được tâm trạng vui vẻ, năng lượng tích cực, xây dựng được nhiều mối quan hệ tốt và
biết cách đưa ra các quyết định sáng suốt. Nhờ vậy, trẻ sẽ học được các thích nghi với
mọi hồn cảnh
Những kỹ năng này hồn tồn có thể được dạy ngay từ khi trẻ học mầm non và
theo suốt khi trẻ lớn lên.
Áp dụng tổ chức các hoạt động chuyên môn theo Thông tư 28/2016/TT-BGDĐT
ngày 30/12/2016 và Thông tư số 51/2020/TT-BGDĐT ngày 31/12/2020 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng với việc thực hiện chuyên đề “Dạy học theo quan điểm
lấy trẻ làm trung tâm” đã giúp tôi nắm vững các kiến thức về chuyên môn, từ đó tự tin
vận dụng những kinh nghiệm đã có được trong q trình chăm sóc giáo dục trẻ để tìm
ra các hoạt động trãi nghiệm giúp phát triển cảm xúc cho trẻ một cách tốt hơn.
3. Nội dung sáng kiến:
3.1. Tiến trình thực hiện:
Tơi đã nghiên cứu thật kỹ và đã nghiêm túc tổ chức thực hiện theo Thông tư số
28/2016/TT-BGDĐT ngày 30/12/2016 . Cùng với việc tìm hiểu các đặc điểm và biểu

hiện cảm xúc của trẻ 4-5 tuổi trong các hoạt động ở trường mầm non, sưu tầm các bài
thơ, câu chuyện, bài hát trò chơi mang tính giáo dục cảm xúc cho trẻ từ mạng internet,
các hoạt động dạy trên youtube và một số tài liệu tập huấn chun mơn hè 2020-2021
của Phịng Giáo dục đào tạo Tân Châu để làm cơ sở thực tiễn cho việc nghiên cứu và
thực hiện đề tài sáng kiến.
3.2. Thời gian thực hiện:
- Thực hiện đầu năm học 2019-2020, năm học 2020-2021 hiện nay.
3.3. Các biện pháp tổ chức:
Trong quá trình nghiên cứu sáng kiến tơi đã thực hiện các biện pháp sau:
- Biện pháp 1: Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc giáo dục cảm
xúc cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi qua hoạt động trải nghiệm
Cảm xúc của trẻ mầm non là những rung động thể hiện thái độ của trẻ đối với đối
tượng có liên quan đến sự thỏa mãn nhu cầu của bản thân hoặc đáp ứng những yêu cầu
của xã hội và được thể hiện qua hành vi ngôn ngữ và hành vi phi ngôn ngữ (khuôn mặt,
tư thế, cử chỉ điệu bộ).
Trải nghiệm là quá trình cá nhân tiếp xúc với sự vật, hiện tượng trong môi trường
và vận dụng vốn kinh nghiệm, các giác quan để tiến hành giải quyết một vấn đề nào đó,
qua đó có được kinh nghiệm về kiến thức, kĩ năng hoặc tình cảm thái độ nhất định.
Giáo dục qua trải nghiệm là hoạt động sư phạm của nhà giáo dục thực hiện việc
thiết kế, tổ chức, điều khiển quá trình dạy học bằng cách tạo điều kiện cho trẻ tích cực
4


được thử nghiệm, khám phá, suy ngẫm và phản hồi các kinh nghiệm mà trẻ đã trải qua
để hình thành ở trẻ những kinh nghiệm mới về kiến thức, kĩ năng hoặc thái độ nhất
định.
Cảm xúc là động cơ, động lực của mọi hành động. Giáo dục cảm xúc giúp trẻ
nhiệt tình, hứng thú, say mê, sáng tạo hơn trong hoạt động cùng nhau để tạo ra nhiều
sản phẩm vật chất, tinh thần. Lênin đã nói: " Cảm xúc ln ln hướng tới hoạt động
của con người bằng kích thích, hỗ trợ hoặc kìm hãm, cản trở hoạt động đó. Khi nhận

thức đúng đắn về vấn đề hay một hiện tượng nào đó giúp người ta có cơ sở đi tới hoạt
động đúng". Có hai loại cảm xúc đó là cảm xúc tích cực và cảm xúc tiêu cực.
- Cảm xúc tích cực
Những cảm xúc tích cực là những cảm xúc có những đặc điểm và khuynh hướng
tăng cường cảm giác bình n, duy trì và kích thích con người hướng tới nó. Chúng làm
cho mối liên hệ giữa khách thể trở nên dễ dàng.
Cảm xúc tích cực làm tăng nghi lực, lòng tự tin, sự lạc quan, tin tưởng, góp phần
xây dựng, củng cố ý chí, thơi thúc con người hoạt động hướng thiện, đem lại sức khoẻ,
niềm tin cho họ. Giúp họ làm việc tốt hơn, có sức sáng tạo mạnh mẽ hơn, từ đó đem lại
năng suất lao động cao hơn.
Loại cảm xúc này còn giúp con người vượt qua khó khăn, thử thách trong cuộc
sống, làm cho con người biết quan tâm đến nhau, sống chân thành, giàu lòng vị tha,
nhân ái.
- Cảm xúc tiêu cực
Những cảm xúc tiêu cực được cảm nhận như là những tình cảm có hại, chứa đựng
những nỗi khổ tâm khó chịu. Do vậy, chúng khơng góp phần thúc đẩy sự tác động lẫn
nhau.
Ví dụ: Khi chúng ta buồn bã sẽ cảm thấy kém hứng thú với hoạt động, lĩnh hội
kém hơn đối với mọi kích thích, và kém nhã nhặn hơn trong giao tiếp, thiếu nhiệt tình
trong cơng việc.
* Đặc điểm và biểu hiện cảm xúc của trẻ Mầm non
- Xuất hiện tương đối sớm
- Phát triển nhanh và mạnh
- Trẻ giàu cảm xúc
+ Nhu cầu đón nhận
+ Nhu cầu thể hiện xúc cảm, tình cảm
+ Có thể thể hiện được những cảm xúc khác nhau
- Xúc cảm chi phối hoạt động của trẻ
- Xúc cảm của trẻ còn dễ dao động và mang tính tình huống
- Trẻ có khả năng thay đổi hành vi và thể hiện cảm xúc phù hợp với hoàn cảnh.

- Nhận biết cảm xúc: Trẻ có thể nhận biết đúng cảm xúc của bản thân mình và cảm
xúc của những người xung quanh.

5


- Hiểu được cảm xúc: Trẻ có khả năng hiểu và thấu cảm được các loại cảm xúc,
đồng thời biết nguyên nhân và hậu quả của các loại cảm xúc ấy.
- Sử dụng cảm xúc: Trẻ có khả năng diễn tả và đáp lại các cảm xúc của người
khác. Thông qua đó, trẻ biết lắng nghe, thơng cảm và chia sẻ với người khác.
- Quản lý cảm xúc: Trẻ có khả năng tự quản lý được cảm xúc của mình, cư xử hợp
lý để dễ dàng hòa đồng với tập thể.
* Các yếu tố ảnh hưởng đến cảm xúc của trẻ
- Yếu tố thuộc bản thân trẻ: Khí chất, tính cách, ngôn ngữ, sức khỏe, thể lực
- Yếu tố thuộc về giáo viên
- Yếu tố thuộc về gia đình
- Mối quan hệ giữa trẻ với trẻ
- Mối quan hệ của trẻ với mọi người xung quanh
Sau khi nắm được cơ sở lý luận và thực tiễn của việc giáo dục cảm xúc cho trẻ
mẫu giáo 4-5 tuổi tôi tiến hành áp dụng các biện pháp để giáo dục phát triển cảm xúc
cho trẻ.
- Biện pháp 2: Tận dụng mọi cơ hội thực tế để giúp trẻ trải nghiệm cảm xúc
của chính bản thân mình trong các hoạt động diễn ra xung quanh trẻ.
* Sử dụng tranh, ảnh, câu chuyện, bài thơ, bài hát để giáo dục cảm xúc cho trẻ.
Hiện nay có rất nhiều tranh ảnh, sách chuyện hướng dẫn giáo dục cảm xúc cho trẻ,
có thể kể một số đầu sách tiêu biểu là “Từ điển cảm xúc cho bé” (NXB Kim Đồng),
Combo 6 cuốn Phát triển trí tuệ cảm xúc (Jayneen Sanders), Bộ sách EQ – Trí tuệ cảm
xúc (Cơng Ty Cổ Phần Văn Hóa Đơng A)… Lựa chọn đúng sách sẽ làm phong phú hơn
các kinh nghiệm về bồi dưỡng những cảm xúc tích cực cho trẻ.
* Sử dụng bài hát, truyện kể để giúp trẻ nhận biết, thể hiện những xúc cảm của

bản thân trong các hoạt động như:
Có thể đọc truyện, đặt câu hỏi và thảo luận với trẻ về những cảm xúc mà nhân vật
trải qua và giải thích ngun nhân vì sao? Điều quan trọng là cảm xúc của trẻ về các
nhân vật và có thể giải thích vì sao trẻ có những cảm nhận đó. Khi nói đến cảm xúc của
người khác sẻ giúp cho trẻ dễ dàng đồng cảm, trẻ cảm nhận rằng người khác cũng có
cảm xúc.
Cần chọn lọc các câu truyện phù hợp với độ tuổi của trẻ. Với trẻ Mẫu giáo 4 tuổi
thì khơng nên kể cho trẻ các câu chuyện quá dài, quá nhiều tình tiết. Nên chọn các câu
chuyện gần gũi, mang tính giáo dục cao. Khơng nên chọn các truyện cổ tích có các yếu
tố bạo lực, kinh dị. Vì có thể dễ ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ. Gây cảm giác sợ hãi, trẻ
sẽ hay tưởng tượng đến các tình tiết đó. Nên chọn các câu chuyện có nhiều yếu tố
thương cảm, hướng đến cái thiện, người tốt được tôn vinh để giáo dục trẻ. Đồng thời
khi kể chuyện cho trẻ thì cần giảm nhẹ các tình tiết đấu tranh gay gắt để đảm bảo sự
trong sáng trong tâm hồi trẻ. Cần chọn những truyện có các thơng điệp giáo dục với các
tính tiết cuốn hút, hấp dẫn. Điều này giúp trẻ hiểu được giá trị nhân văn của câu chuyện.
* Ví dụ: Truyện “Sự tích cây vú sữa”.
6


- Qua câu chuyện chúng ta thấy được tấm lòng yêu thương con của người mẹ, dạy
chúng ta về lòng hiếu thảo trong gia đình.
- Là con cái, phải có trách nhiệm chăm lo, yêu thương, đối xử tốt, có hiếu với ba
mẹ. Đừng để đến lúc cha mẹ đã khơng cịn thì mới trở về chăm lo. Lúc này đã quá
muộn rồi.
- Câu chuyện muốn nhắc nhở chúng ta về cơng lao sinh thành, ni dưỡng, chăm
sóc của người mẹ. Cho dù nhiều lúc ba mẹ có la mắng chúng ta thì cũng chỉ là muốn
chúng ta thành người.
- Ba mẹ luôn mong muốn mang đến những điều tốt đẹp nhất đến cho con mình.
Ơng bà ta thường có câu “Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”. Đừng vì vài
câu la mắng mà giận dỗi, hiểu lầm bố mẹ.

- Ngồi ra, tơi cịn dạy trẻ thể hiện cảm xúc qua bài hát hay thẻ hình vì ở độ tuổi
này trẻ ghi nhận qua âm thanh, hình ảnh rất tốt.
* Dạy trực tiếp trong các tình huống xảy ra xung quanh trẻ.
Để giáo dục cảm xúc cho trẻ đạt hiệu quả, nguyên tắc đầu tiên là chương trình
giáo dục phải hướng đến trẻ, lấy trẻ làm trung tâm. Tùy theo tính cách của từng trẻ để
có những phương pháp giáo dục riêng, nếu giáo dục tất cả trẻ như nhau thì sẽ khơng thể
giúp trẻ phát triển những điểm mạnh riêng của bản thân được. Ví dụ: với trẻ hay nóng
tính, có thể hướng dẫn trẻ cách kiểm soát tâm trạng, từ từ rèn luyện sự kiên nhẫn; với
trẻ nhút nhát ít nói, giáo viên nên quan tâm, hỏi han trẻ để trẻ có thể lên tiếng thể hiện
quan điểm nhiều hơn.
Ở giai đoạn này, trẻ cũng sẽ bắt đầu kết bạn và giao lưu. Tôi ghép nhóm để trẻ
cùng thực hiện thử thách, một nhiệm vụ như biểu diễn một tiết mục hát, lắp ráp một mơ
hình trong thời gian quy định…., qua đó trẻ sẽ học được cách điều khiển cảm xúc khi
giao tiếp và tương tác với mọi người. Những hoạt động này đồng thời cũng giúp trẻ
hiểu hơn về sự chia sẻ, tinh thần làm việc nhóm và biết tơn trọng lẫn nhau.
Ở mỗi độ tuổi, mỗi người sẽ có những hoạt động liên quan đến giáo dục cảm xúc
riêng. Với trẻ mầm non, giáo án sẽ tập trung vào các hoạt động giúp trẻ có thể thêm
hiểu biết về “cảm xúc” như trị nhận biết các cảm xúc vui, buồn, giận, khóc, cười…
thông qua các biểu tượng khuôn mặt tương ứng. Qua đó, các em sẽ biết được đâu là
cảm xúc tích cực, đâu là tiêu cực và khi nào một người đang vui hay buồn để từ đó trẻ
sẽ có những hành động ứng xử phù hợp với tình huống thực tế.
Đồng thời, bên cạnh việc kiểm soát cảm xúc, trẻ cũng cần học được cách giải
phóng cảm xúc của mình. Giáo dục cảm xúc dạy trẻ nhận biết các môi trường xung
quanh có những tác động khơng tốt lên bản thân như thế nào, trẻ sẽ cảm thấy lo lắng, sợ
hãi… ra sao để từ đó đưa ra những trị chơi, hành động như bóp cam hoặc đập bột, tơ
màu… để trẻ thiết lập cân bằng và loại bỏ được những cảm xúc tiêu cực.
Khi trẻ kiềm chế được cảm xúc và hành vi tiêu cực, hãy khen trẻ bằng lời. Việc
này sẽ giúp trẻ ghi nhớ cũng như tự tin hơn trong những lần tiếp theo.
- Biện pháp 3: Bồi dưỡng cảm xúc cho trẻ qua các hoạt động trải nghiệm
7



* Tạo cơ hội để trẻ diễn đạt cảm xúc
Giúp trẻ sử dụng các từ cảm xúc trong vốn từ vựng hằng ngày của trẻ. Làm mẫu
cách thể hiện cảm xúc bằng cách nắm bắt cơ hội để chia sẻ cảm xúc của cô như “Cô
Thấy buồn khi con xô đẩy bạn. Cơ đốn bạn ấy sẽ rất là buồn.”
Chia sẻ, trao đổi những cảm nhận của trẻ về những cảm xúc trên các hoạt động
hằng ngày từ gia đình đến trường học. Ví dụ: “Có vẻ như con đang buồn vì khơng có ai
chơi với con?”, “ Có vẻ là hôm nay con rất vui/ rất là hạnh phúc”, “ Hình như con đang
thất vọng khi chơi trị chơi này?”, “Hôm nay con cảm thấy thế nào?”
Tôi tổ chức các hoạt động giáo dục cảm xúc cho trẻ theo 4 giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Trải nghiệm
Giai đoạn 2: Phân tích các trải nghiệm
Giai đoạn 3: Hình thành kinh nghiệm cảm xúc
Giai đoạn 4: Khuyến khích trẻ thể hiện cảm xúc
* Giai đoạn 1: Trải nghiệm
Giúp trẻ tích lũy kinh nghiệm hoặc nhớ lại kinh nghiệm. Tổ chức hoạt động dưới
hình thức trải nghiệm như 1 trị chơi, câu chuyện, video, tình huống…
* Ví dụ: Hoạt động “Thể hiện và đánh giá cảm xúc”
- Yêu cầu tất cả trẻ đứng lên và cách nhau một khuỷu tay.
- Gọi tên một loạt các cảm xúc khác nhau như: “Vui”, “Buồn”, “Tức giận”, “Sợ
hãi”.
- Sau mỗi khi gọi tên một cảm xúc thì yêu cầu trẻ tưởng tượng ra xem những gì
đang diễn ra trong cơ thể mình khi các em trải nghiệm cảm xúc đó và thể hiện các biểu
hiện của các cảm xúc đó qua cử chỉ, điệu bộ, nét mặt…
* Giai đoạn 2: Trải nghiệm phân tích các trải nghiệm
Tổ chức cho trẻ quan sát, xem video, tranh ảnh, tình huống và chia sẽ; điều này
giúp trẻ nhớ lại hoặc gợi lại, khơi gợi cảm xúc, suy nghĩ về sự quan tâm, giúp đỡ, chia
sẻ…. Tôi cho trẻ trải nghiệm phân tích các trải nghiệm bằng hình thức: thảo luận, phân
tích trải nghiệm dựa trên các yêu cầu đã xác định mục tiêu cần giáo dục cảm xúc cho

trẻ.
* Ví dụ: Thảo luận với trẻ:
- Tơi cùng chia sẻ với trẻ về những trạng thái cảm xúc trẻ vừa trải qua? Suy nghĩ
của trẻ về các cảm xúc? Trẻ thấy thoải mái ở cảm xúc nào? Khi biểu hiện cảm xúc với
các bạn và mọi người xung quanh trẻ thấy mọi người như thế nào. Khi vui con biểu
hiện thế nào? Khi buồn con biểu hiện ra sao?
* Giai đoạn 3: hình thành kinh nghiệm về cảm xúc
Giai đoạn này giúp trẻ rút ra được những nguyên tắc, hiểu biết đúng về việc thể
hiện cảm xúc sao cho phù hợp, cách thức thể hiện các cảm xúc khác nhau phù hợp với
tình huống và hồn cảnh. Tổ chức với hình thức: trị truyện, đàm thoại, thống nhất với
trẻ.

8


* Ví dụ: Khi thể hiện các cảm xúc thì các con cần tập trung vào các phần của cơ
thể biểu hiện nét mặt, giao tiếp bằng mắt, cử chỉ, điệu bộ.
- Vui: nét mặt rạng rỡ, reo hò, nhảy lên, ôm bạn …
- Buồn: nét mặt buồn bã, mắt cụp xuống, đầu cúi xuống, khóc, đi trốn…
- Tức giận: mặt đỏ, hét to, tay chân đấm đá, vứt, ném đồ đạc…
- Sợ: mắt mở to, tay chân run, khóc, đi trốn tránh…
Các con cũng cần biểu hiện cảm xúc phù hợp với từng tình huống và hồn cảnh,
điều đó rất cần trong cuộc sống.
* Giai đoạn 4: khuyến khích trẻ thể hiện cảm xúc
Mục đích của giai đoạn này là khuyến khích trẻ tích cực thể hiện các cảm xúc
trong cuộc sống. Hình thức tổ chức: Hướng dẫn trẻ vận dụng tri thức, cách thể hiện cảm
xúc đã học vào giải quyết các tình huống trong cuộc sống, từ đó giúp trẻ trẻ rèn luyện
và hình thành các cảm xúc tích cực trong cuộc sống.
* Ví dụ : tơi khuyến khích trẻ thể hiện các cảm xúc như vui vẻ, hạnh phúc trong
cuộc sống hàng ngày. Tơi cũng có thể giao nhiệm vụ cho trẻ về tự rèn luyện ở nhà để

nâng cao kĩ năng nhận diện cảm xúc của bản thân, khuyến khích các em rèn luyện cùng
với nhau (theo nhóm) sẽ đạt hiệu quả hơn.
Biện pháp 4: Làm gương, làm mẫu cho trẻ
Giáo dục cảm xúc cần được thực hiện thường xuyên, mọi lúc, mọi nơi, ở tất cả các
thời điểm trong chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ ở trường mầm non. Ở độ tuổi mầm
non, khi nhận thức cịn chưa được hình thành sắc nét, trẻ rất dễ bị ảnh hưởng và tiếp thu
những thói xấu và tốt của mọi người xung quanh. Duy trì giáo dục cảm xúc liên tục
bằng cách tăng cường cho trẻ tham gia các trải nghiệm, thực hành gắn với cuộc sống
thực tế là một cách để giúp trẻ nâng cao nhận thức và kỹ năng ứng xử với những tình
huống trong đời sống hàng ngày.
Trẻ ln dõi theo, quan sát những hành vi, cảm xúc của của lớn, nhất là cơ giáo
của mình. Nếu trẻ thấy cơ thể hiện cảm xúc tích cực, theo thời gian trẻ sẽ học theo cách
của cô. Ngược lại trẻ thấy cô la hét, giận dữ,…rất có nhiều khả năng trẻ học theo chúng
ta. Cách giúp trẻ học kiềm chế cảm xúc hiệu quả nhất đó là chính cơ giáo hãy ln làm
gương cho trẻ.
Để làm được điều đó, tơi cố cố gắng chống lại những cơn giận dữ (thể hiện qua
hành động la hét) của mình. Thay vì lớn tiếng, tơi dành thời gian để bình tĩnh (bằng
cách hít thở, uống nước lạnh,…). Dần dần, tôi cũng đã kiềm chế khá tốt cảm xúc của
mình trước mặt trẻ. Tơi ln nhắc mình rằng trẻ sẽ học hỏi từ lời nói và hành động của
tôi. Khi tôi la lên, trẻ sẽ học cách la hét. Khi tơi nói chuyện một cách tơn trọng, trẻ sẽ
học theo như vậy. Quá trình dạy trẻ cũng là q trình tơi học tập và rèn luyện chính bản
thân mình.
Dạy trẻ biết kiềm chế cảm xúc khơng phải là một việc dễ dàng, thực tế thì cơng
việc này cịn khá khó khăn. Vì cảm xúc là một phạm trù khá trừu tượng và khơng có
một khn mẫu cụ thể nào. Tuy nhiên, với sự nổ lực của người giáo viên mầm non cùng
9


với mối liên kết mật thiết với gia đình trẻ chắc chắn có thể giúp trẻ học hỏi một cách
hiệu quả.

- Biện pháp 5: Kết hợp với gia đình trong công tác giáo dục bồi dưỡng cảm
xúc cho trẻ.
Tại môi trường giáo dục mầm non, trẻ cũng được dạy về cảm xúc với những giáo
án riêng phù hợp với độ tuổi và tính cách của trẻ. Tuy nhiên, để hoạt động giáo dục trẻ
đạt kết quả tốt nhất thì khơng thể thiếu sự kết hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình
trẻ.
- Thực hiện ở góc tun truyền của lớp những bài viết, tranh, hình ảnh, bài thơ, lời
bài hát có nội dung giáo dục bồi dưỡng cảm xúc cho trẻ để phụ huynh xem và dạy trẻ.
- Trao đổi với phụ huynh về đặc điểm tâm lý riêng của từng trẻ và nội dung cần
phối hợp để khi về nhà, phụ huynh quan sát và chú ý nhiều tới trẻ, tiếp tục hướng dẫn
trẻ theo những bài học và kiến thức đã được trao đổi để giúp trẻ luôn trong trạng thái
khỏe mạnh về cảm xúc.
- Tuyên truyền phụ huynh học sinh cùng tham gia vào giáo dục rèn luyện các
cháu, vận động cha mẹ học sinh đóng góp các trang thiết bị, cung cấp tài liệu, nguyên
vật liệu có sẵn nhằm phục vụ hoạt động cho các cháu đầy đủ hơn. Đây là một việc làm
rất thiết thực thu hút cha mẹ trẻ cùng tham gia, cùng giáo dục trẻ với cô giáo và nhà
trường nhằm tổ chức tốt việc chăm sóc giáo dục trẻ cũng như hướng dẫn trẻ tham gia
hoạt động một cách đạt kết quả.
* Mức độ khả thi
Sáng kiến dựa vào thực tế hiện tại của đơn vị và mang lại kết quả cao. Do có cùng
điều kiện nên sáng kiến kinh nghiệm có khả năng ứng dụng khơng chỉ ở đơn vị mà có
thế áp dụng cho một số trường khác. Các trường có thể tham khảo một số biện pháp và
áp dụng phù hợp sao cho đạt được mục tiêu mà mình hướng đến.
* Những điều kiện cần thiết để áp dụng giải pháp
Điều kiện về cơ sở vật chất: Có đủ phịng nhóm với diện tích theo quy định, khơng
gian lớp học đủ để bố trí các hoạt động và đảm bảo các hoạt động diễn ra an tồn.
Mơi trường cho trẻ hoạt động: Tạo môi trường thân thiện cho trẻ để trẻ có cảm
giác thoải mái tham gia hoạt động.
Điều kiện về con người: Cần có những con người tích cực chủ động tìm tịi, sáng
tạo trong mọi hoạt động, vận dụng linh hoạt các phương pháp giảng dạy.


IV. Hiệu quả đạt được:
Giáo dục cảm xúc cho trẻ Mầm non qua trải nghiệm là quá trình tổ chức các động
trải nghiệm giúp trẻ hình thành những rung động thể hiện thái độ tích cực của trẻ với
mọi người xung quanh hướng đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
Qua việc áp dụng các biện pháp trên tôi nhận thấy”
10


- Trẻ nhận biết được cảm xúc của bản thân và nhận biết được cảm xuc của người
khác.
- Biết kiểm sốt, điều chỉnh cảm xúc, chia sẻ, cảm thơng và giúp đỡ.
- Trẻ hiểu được ý nghĩa của các cảm xúc, động viên, khích lệ.
- Biết thể hiện cảm xúc, biết tạo ra và sử dụng cảm xúc.

STT

1
2
3
4

Năm học
2019-2020
Kết
Tỉ lệ
quả

Nội dung đáng giá
- Trẻ nhận biết được cảm xúc của bản

thân và nhận biết được cảm xuc của
người khác.
- Biết kiểm sốt, điều chỉnh cảm xúc,
chia sẻ, cảm thơng và giúp đỡ.
- Trẻ hiểu được ý nghĩa của các cảm
xúc, động viên, khích lệ.
- Biết thể hiện cảm xúc, biết tạo ra và
sử dụng cảm xúc.

Năm học
2020-2021
Kết
Tỉ lệ
quả

20/32

62,5%

25/30

83,33%

18/32

56,25%

25/30

83,33%


25/32

78,13%

27/30

90%

18/32

56,25%

19/30

63,33%

V. Mức độ ảnh hưởng:
Bản thân tôi đã nắm vững kiến thức, đúc kết kinh nghiệm giảng dạy để khi tổ
chức hoạt động giáo dục cảm xúc cho trẻ có kết quả, khi lên lớp thấy tự tin hơn.
Trẻ tự nhận ra những biểu hiện xúc cảm của mọi người xung quanh qua các
phương tiện ngơn ngữ và phi ngơn ngữ trong tình huống cụ thể quen thuộc. Không chỉ
thế, trẻ cũng nhận ra được những dấu hiệu về cảm xúc của bản thân đồng thời thể hiện
nó bằng các phương tiện ngơn ngữ và phi ngôn ngữ với mọi người xung quanh trong
từng tình huống cụ thể khi được sự gợi ý từ giáo viên, người lớn và tự điều chỉnh những
biểu hiện xúc cảm của bản thân phù hợp với từng tình huống cụ thể khi bạn bè và giáo
viên cũng có những biểu hiện số đơng giống nhau.
Phụ huynh tin tưởng nhà trường hơn, vì thấy trẻ trở nên thơng minh nhanh nhẹn
tự tin hơn. Tạo mối quan hệ gắn kết giữa gia đình và nhà trường từ đó huy động được
sự hổ trợ của phụ huynh trong việc tổ chức các hoạt động học và chơi của trẻ ở lớp.

VI. Kết luận:

Cảm xúc là cơ sở hình thành tình cảm, tình cảm là giá trị cốt lõi nhân cách
con người. Chúng ta thường nói phẩm chất đạo đức là mặt quan trọng nếu khơng
muốn nói là nền tảng của nhân cách. Trong thời đại công nghệ thông tin, tri thức,
nhiều công cụ, kỹ thuật... do con người sáng tạo ra mang những chức năng “trí
tuệ nhân tạo”, nhưng các cơng cụ, kỹ thuật này khơng có cảm xúc (khơng biết
vui, buồn, tức giận, sợ hãi...) như con người. Do vậy, suy cho đến cùng, giáo dục
để hình thành cảm xúc, tình cảm cho trẻ chính là xây dựng nền tảng của đạo đức,
xây dựng nhân cách con người. Nếu không bồi dưỡng cảm xúc cho trẻ ngay từ

11


thời thơ ấu thì quan hệ giao tiếp xã hội chỉ cịn là lí trí, trí tuệ, lạnh lùng mà thiếu
đi cái nhân bản, lịng nhân ái, tính người.
Bồi dưỡng cảm xúc cho trẻ gắn với hoạt động trải nghiệm là cách kết nối
kiến thức, kỹ năng với thực tiễn cuộc sống phong phú, sinh động mà trẻ em đã và
sẽ trải qua trong cuộc sống. Các hoạt động trải nghiệm khơng chỉ giúp hình thành
kiến thức mới mà quan trọng hơn là tạo cho trẻ có niềm say mê tìm hiểu, thích
khám phá và biết cách lĩnh hội những kiến thức mới, cách hình thành kỹ năng
mới. Như vậy giáo dục giáo dục cảm xúc cho trẻ thông qua các hoạt động trải
nghiệm là góp phần trong việc hình thành nhân cách và phát triển toàn diện cho
trẻ, giúp cho trẻ sau này sẽ trở thành những con người có ích cho xã hội, góp
phần trong cơng cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Tôi cam đoan những nội dung báo cáo là đúng sự thật.

Xác nhận của đơn vị áp dụng sáng kiến

Người viết sáng kiến


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

I. Sơ lược lý lịch tác giả:……….…………………………………...……....
12


II. Sơ lược đặc điểm tình hình:………………………………………………
- Tên sáng kiến:……………….……………………………………………
- Lĩnh vực:………………….……………………………………….………
III. Mục đích yêu cầu của đề tài, sáng kiến:…………………………….…..
1. Thực trang ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến ……….……......…….
2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến ………….………………….……...
3. Nội dung sáng kiến………………………………………….…………...
3.1. Tiến trình thực hiện:……………………………………………..……..
3.2. Thời gian thực hiện:………………………………………….……...…..
3.3. Các biện pháp tổ chức: ………………………………………………...
3.4. Mức độ khả thi……………………………………………….….…….
IV. Hiệu quả đạt được:…………………………………….………...….….
V. Mức độ ảnh hưởng:……………………………………….....................
VI. Kết luận:……………………………………………………………….

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chương trình Giáo dục Mầm non theo Thông tư số 28/2016/TB-BGDĐT
và 25/7/2016 và Thông tư số 51/2020/TT-BGDĐT ngày 31/12/2020

13



2. Tài liệu tâph huấn “Hướng dẫn thực hiện chương trình Giáo dục mầm non
sau sửa đổi bổ xung” tháng 8/2021
3. Lê Thu Hương (chủ biên) (2006), Tổ chức hoạt động giáo dục tình cảm –
xã hội cho trẻ mầm non theo hướng tích hợp, Viện chiến lược và chương trình
giáo dục.
4. Nguyễn Ánh Tuyết (chủ biên), Nguyễn Thị Như Mai – Đinh Kim Thoa,
Tâm lí học trẻ em lứa tuổi mầm non, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
5. PGS.TS. Hoàng Thị Phương, Chuyên đề cao học Giáo dục hành vi văn
hóa cho trẻ mầm non.

14



×