BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
NGUYỄN THỊ HỒNG THOAN
VẤN ĐỀ PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA TRÊN BÁO KINH TẾ
VIỆT NAM HIỆN NAY
(Khảo sát các báo: Thời báo Kinh tế Việt Nam, Đầu tư,
Kiểm toán cuối tháng, Thời báo Kinh tế Sài Gòn năm 2014, 2015)
LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC
HÀ NỘI - 2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
NGUYỄN THỊ HỒNG THOAN
VẤN ĐỀ PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA TRÊN BÁO KINH TẾ
VIỆT NAM HIỆN NAY
(Khảo sát các báo: Thời báo Kinh tế Việt Nam, Đầu tư,
Kiểm toán cuối tháng, Thời báo Kinh tế Sài Gịn năm 2014, 2015)
Ngành
: Báo chí học
Mã số
: 60 32 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Lê Thị Nhã
HÀ NỘI - 2016
Luận văn đã được sửa chữa theo khuyến nghị của Hội đồng chấm
luận văn thạc sĩ.
Hà Nội, ngày
tháng
năm 2016
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
PGS.TS NGUYỄN THỊ TRƢỜNG GIANG
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của tôi. Các
số liệu, dẫn chứng được trích dẫn trong luận văn là trung thực, khách quan.
Các kết quả nghiên cứu luận văn đưa ra chưa được cơng bố trong bất kỳ cơng
trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Nguyễn Thị Hồng Thoan
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cơ giáo đã tận tình giảng dạy,
truyền đạt kiến thức và hỗ trợ cho các học viên chúng tôi trong 2 năm học vừa
qua tại lớp Cao học Báo chí Khóa 20.2, Khoa Báo chí, Học viện Báo chí và
Tun truyền.
Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới
người hướng dẫn khoa học cho tơi, TS. Lê Thị Nhã, cơ đã tận tình chỉ bảo,
giúp đỡ tơi hồn thành luận văn này.
Tơi xin trân trọng cảm ơn các chuyên gia kinh tế; lãnh đạo các cơ
quan báo chí tại Thời báo Kinh tế Việt Nam, Báo Đầu tư, Báo Kiểm toán cuối
tháng, Thời báo Kinh tế Sài Gòn cùng các đồng nghiệp, bạn bè, người thân đã
giúp đỡ, góp ý, động viên, tạo điều kiện cho tơi hồn thành luận văn này!
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Nguyễn Thị Hồng Thoan
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
GS:
Giáo sư
NXB:
Nhà xuất bản
PGS:
Phó Giáo sư
TP.HCM:
Thành phố Hồ Chí Minh
TS:
Tiến sĩ
TSKH:
Tiến sĩ khoa học
WB:
Ngân hàng Thế giới
XHCN:
Xã hội chủ nghĩa
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Số lượng bài có thơng tin phỏng vấn chuyên gia trên 4 báo kinh tế ............. 32
Bảng 2.2. Tỷ lệ bài có trích dẫn phỏng vấn với bài phỏng vấn độc lập.......... 33
Bảng 2.3. Tỷ lệ đối tượng chuyên gia trả lời phỏng vấn trên 4 báo kinh tế ............ 34
Bảng 2.4. Tần suất xuất hiện trả lời phỏng vấn của một số chuyên gia ........... 36
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA TRÊN
BÁO CHÍ KINH TẾ...................................................................................... 11
1.1. Các khái niệm cơ bản ..................................................................... 11
1.2. Đặc điểm của phỏng vấn chuyên gia ............................................. 17
1.3. Phân loại phỏng vấn chuyên gia .................................................... 18
1.4. Vai trò của phỏng vấn chuyên gia trên báo kinh tế ....................... 23
1.5. Yêu cầu của phỏng vấn chuyên gia trên báo kinh tế ..................... 27
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA TRÊN CÁC
BÁO KHẢO SÁT .......................................................................................... 30
2.1. Giới thiệu các báo khảo sát ............................................................ 30
2.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng phỏng vấn chuyên gia .................... 31
2.3. Đánh giá chung .............................................................................. 63
Chƣơng 3: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA TRÊN BÁO KINH TẾ......... 69
3.1. Một số vấn đề đặt ra ....................................................................... 69
3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng phỏng vấn chuyên gia trên báo kinh tế ... 82
KẾT LUẬN .................................................................................................... 93
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 95
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 98
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Ngày nay, trong bối cảnh hội nhập và tồn cầu hố, báo chí mang đến
cho cơng chúng cơ hội được tiếp cận với lượng thông tin vô cùng phong phú,
khổng lồ. Nhưng cũng trong hội nhập, kinh tế Việt Nam luôn chịu ảnh hưởng
và tác động của kinh tế thế giới, hơn nữa kinh tế Việt Nam lại đang trong giai
đoạn chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN nên thường
xuyên có những vấn đề kinh tế mới nảy sinh. Trước mỗi vấn đề kinh tế mới
nảy sinh ấy, xã hội lại có nhiều luồng ý kiến, quan điểm khác nhau, thậm chí
trái ngược nhau khiến dư luận hoang mang, không biết đâu là đúng, đâu là sai.
Theo các nhà lý luận báo chí, phỏng vấn là thể loại tinh vi và sinh động
nhất, nó có sức hấp dẫn và cuốn hút đặc biệt với công chúng nhờ khả năng
thuyết phục và những thơng tin xác thực, có “địa chỉ” cụ thể, rõ ràng [2,
tr.57]. Mục đích của thể loại phỏng vấn là để đáp ứng yêu cầu của bạn đọc
muốn có sự giải thích một sự kiện hoặc muốn biết ý kiến không phải của nhà
báo mà là của một nhân vật, do địa vị xã hội hoặc nghề nghiệp chun mơn
của mình, họ có một sự hiểu biết sâu sắc hơn về các sự việc [29, tr.91].
Trong số các nguồn tin của phỏng vấn báo chí kinh tế, nguồn tin từ các
chuyên gia thường được công chúng đánh giá cao hơn cả. Các tác phẩm báo
chí có phỏng vấn chun gia với những phân tích, bình luận, đánh giá, nhận
định của các chuyên gia dễ lấy được niềm tin của cơng chúng, bởi kinh tế
mang tính đặc thù rất sâu, sâu hơn nhiều lĩnh vực khác, muốn trả lời báo chí
về kinh tế phải là chuyên gia có chun mơn sâu, có năng lực phản biện, năng
lực thể hiện. Hơn nữa, nguồn tin từ phỏng vấn chun gia cịn được đánh giá
cao về tính độc lập, khách quan, trung thực…
Thông qua trả lời phỏng vấn báo chí, chuyên gia giúp xã hội hiểu một
vấn đề kinh tế vốn dĩ phức tạp một cách đơn giản nhất, chính xác nhất. Họ
cũng là người hiểu được mặt tích cực của thơng tin, đồng thời cũng dự tính
2
được những mặt tiêu cực của thông tin. Đứng trước những thơng tin kinh tế
có những bình luận trái chiều, chun gia trả lời phỏng vấn báo chí để góp
một tiếng nói với những nhận định độc lập, khách quan để xã hội cũng như cơ
quan quản lý nhà nước có thêm căn cứ trước khi quyết định vấn đề liên quan
đến kinh tế.
Tất cả những yếu tố đó cho phép chuyên gia nằm ở vị thế quan trọng
trong phỏng vấn báo chí, cũng như trong các tác phẩm báo chí kinh tế, mở
rộng hơn là các ấn phẩm báo chí kinh tế. Vì thế, các phóng viên hiện nay,
nhất là các phóng viên báo kinh tế, rất chuộng phỏng vấn chuyên gia để trích
dẫn phỏng vấn chuyên gia vào bài viết hoặc thực hiện một bài phỏng vấn
chuyên gia độc lập. Điều này giúp cho tác phẩm báo chí với những lập luận
chặt chẽ, khoa học, sâu sắc của các chun gia có thể chuyển tải thơng tin một
cách đầy đủ, cặn kẽ về sự việc, hiện tượng, vấn đề tới công chúng.
Hơn nữa, trong nền kinh tế thị trường, những thông tin kinh tế rất dễ bị
“nhiễu” bởi sự chi phối của lợi ích kinh tế. Thực tế này địi hỏi người phóng
viên chân chính phải thực sự tỉnh táo, tâm huyết với đề tài và phải hành động
sáng suốt. Một trong những giải pháp hữu hiệu và khôn ngoan hơn cả là tham
vấn ý kiến của các chuyên gia. Theo đó, số lượng các cuộc phỏng vấn chun
gia tăng lên nhanh chóng.
Bên cạnh những mặt tích cực trên, phỏng vấn chuyên gia trên báo kinh
tế đang bộc lộ một số bất cập, hạn chế như tần suất xuất hiện trên mặt báo cịn
q ít, việc chọn chun gia trả lời chưa chuẩn, chất lượng trả lời của một số
chuyên gia chưa cao, việc xử lý và thể hiện thông tin phỏng vấn chuyên gia
chưa hấp dẫn… Vậy yêu cầu cụ thể nào đang được đặt ra để khắc phục những
bất cập, hạn chế này nhằm nâng cao chất lượng phỏng vấn chuyên gia? Đây là
vấn đề cấp thiết cần nghiên cứu.
Ở Việt Nam đến nay vẫn chưa có cơng trình khoa học nào nghiên cứu
thật chi tiết, toàn diện về vấn đề phỏng vấn chuyên gia và điều tra thực trạng
3
phỏng vấn chuyên gia trên báo kinh tế. Do vậy, tác giả sẽ nghiên cứu để làm
rõ thực trạng phỏng vấn chuyên gia trên báo kinh tế, phỏng vấn sâu một số
chuyên gia, lãnh đạo một số cơ quan báo chí kinh tế và đặc biệt là phỏng vấn
sâu các phóng viên thường xuyên thực hiện các cuộc phỏng vấn chuyên gia
nhằm tổng hợp, đúc rút ra những bài học kinh nghiệm thực tiễn quý giá.
Trong nền kinh tế thị trường, báo chí phải đặt mình trong áp lực cạnh
tranh thông tin. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công chúng đối với
những thông tin kinh tế giá trị, chân thực và khách quan được cung cấp bởi
các chun gia uy tín địi hỏi cần phải có những nghiên cứu, tổng kết thực
tiễn, đánh giá, đúc rút kinh nghiệm và đưa ra những giải pháp nâng cao chất
lượng phỏng vấn chuyên gia trên báo kinh tế.
Với những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Vấn đề phỏng vấn chuyên
gia trên báo kinh tế Việt Nam hiện nay” (Khảo sát các báo: Thời báo Kinh
tế Việt Nam, Đầu tư, Kiểm toán cuối tháng, Thời báo Kinh tế Sài Gòn năm
2014, 2015) để làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành báo chí của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong lý luận và thực tiễn, phỏng vấn xuất hiện trong hoạt động báo chí
khơng chỉ với tư cách là một phương pháp thu thập thu thập thơng tin của
phóng viên trong q trình sáng tạo tác phẩm báo chí mà cịn là một thể loại
báo chí độc lập.
Theo góc độ nghiên cứu phỏng vấn với tư cách là một phương pháp thu
thập thông tin trong hoạt động sáng tạo tác phẩm báo chí, đến nay đã có nhiều
tài liệu và cơng trình nghiên cứu.
- Trong cuốn Cách điều khiển cuộc phỏng vấn (Makxim Kuznhesop,
NXB thông tấn, Hà Nội, 2004), tác giả đã trình bày những cách thức, kỹ năng
điều khiển một cuộc phỏng vấn và kinh nghiệm xử lý tình huống bất ngờ để
đạt được hiệu quả cao nhất.
4
- Cuốn Công nghệ phỏng vấn (Maria Lukina, NXB Thông tấn, Hà
Nội, 2004) đã đề cập tới khái niệm phỏng vấn với tư cách là một phương pháp
thu thập thông tin được tất cả các nhà báo trên thế giới sử dụng. Đặc biệt, tác
giả đi sâu vào công nghệ phỏng vấn từ khâu chuẩn bị, nghiên cứu đối tượng,
đặt câu hỏi, tạo sự tự nhiên, thoải mái cho người được phỏng vấn.
- Cuốn Kỹ năng phỏng vấn (NXB Thông tấn, Hà Nội, 2006) đưa ra
cách tìm hiểu, làm quen và rèn luyện những công việc, động thái, cử chỉ giao
tiếp, ứng xử trong phỏng vấn.
- Trong cuốn Kỹ năng phỏng vấn dành cho nhà báo (Sally Adams và
Wynford Hicks, NXB Thông tấn, Hà Nội, 2007), hai tác giả đã giải thích,
hướng dẫn, minh họa cách tiếp cận thành cơng với người trả lời phỏng vấn để
thu được thông tin cần thiết và chính xác.
- Cuốn Nghệ thuật phỏng vấn các nhà lãnh đạo (Samy Cohen chủ
biên, NXB Thông tấn, Hà Nội, 2004) bao gồm những bài viết của các chuyên
gia, các nhà nghiên cứu và các nhà báo đã từng thực hiện những cuộc phỏng
vấn sâu và cùng chia sẻ, đối chiếu kinh nghiệm. Từ đó chỉ ra nghệ thuật
phỏng vấn các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, đối nội
và đối ngoại, làm thế nào để tiếp cận và phỏng vấn các quan chức cấp cao…
- Cuốn Phỏng vấn báo chí (Benjamin Ngo biên soạn, NXB Trẻ, 2013)
đã chắt lọc những bí quyết, lời khuyên và những tình huống thực tế của những
nhà báo giỏi phỏng vấn. Cuốn sách giúp người đọc hiểu một cách đơn giản,
chính xác, tổng quát, sinh động nhất về phỏng vấn báo chí, những kỹ năng
quan trọng, cơng nghệ sử dụng trong một cuộc phỏng vấn.
Ngoài ra, kỹ năng nghiệp vụ phỏng vấn cũng được đề cập sơ lược trong
các cuốn: Bước vào nghề báo (Leonard Ray Teel - Ron Taylor, NXB Trẻ,
2003); Tường thuật và viết tin - sổ tay những điều cơ bản (Peter Eng, Jeff
Hodson, NXB Thông tấn, Hà Nội, 2007); Để người khác làm theo ý bạn
5
(NXB Thông tấn, Hà Nội, 2006); Nhà báo hiện đại (News Reporting and
Writing, The Missouri Group biên soạn, NXB Trẻ, 2007);…
- Giáo trình Phỏng vấn báo chí (Lê Thị Nhã, NXB Thông tấn, 2015) là
cuốn sách chuyên sâu ra đời trên cơ sở những nghiên cứu lý thuyết về phỏng
vấn của các tác giả trong nước và nước ngoài, đặc biệt tác giả còn đúc kết
thực tiễn phát triển của thể loại phỏng vấn trên báo chí và chia sẻ kinh nghiệm
của các nhà báo về quy trình, kỹ năng làm phỏng vấn trên báo chí.
- Trong cuốn Nhà báo - bí quyết kỹ năng nghề nghiệp (Nguyễn Văn
Dững và Hoàng Anh biên dịch, NXB Lao động, Hà Nội, 1998), các tác giả đã
trình bày những bí quyết, kỹ năng cơ bản nhất mà nhà báo cần có, trong đó có
kỹ năng phỏng vấn.
- Cuốn Lao động nhà báo - Lý thuyết và kỹ năng cơ bản (Lê Thị Nhã,
NXB Chính trị - Hành chính, 2010), tác giả đã dành một chương để đề cập tới
các phương pháp thu thập thơng tin của nhà báo, trong đó có phương pháp
phỏng vấn.
- Cịn trong cuốn Cơng việc của người viết báo (Hữu Thọ, NXB
Tuyên huấn, Hà Nội, 1998), tác giả nhấn mạnh phỏng vấn (hỏi chuyện) được
coi là một phương pháp thu thập thơng tin quan trọng của phóng viên. Từ
kinh nghiệm thực tiễn, tác giả phân tích đặc điểm của từng loại đối tượng
được chọn để hỏi, thống kê được 7 loại câu hỏi và đưa ra một số lời khuyên
về cách hỏi chuyện như thế nào để đạt kết quả tốt.
Theo góc độ nghiên cứu phỏng vấn là một thể loại báo chí, cũng đã
có nhiều tài liệu, cơng trình nghiên cứu đề cập đến:
- Trong cuốn Phỏng vấn trong báo viết (Eric Matrot (Đào Thanh
Huyền dịch), Hội Nhà báo Việt Nam, Hà Nội, 2002), tác giả đã dành trọn
cuốn sách viết về thể loại phỏng vấn nhưng không đi sâu nghiên cứu lý luận
hay kỹ năng thực hiện thể loại phỏng vấn mà chỉ giới thiệu các dạng bài
phỏng vấn khác nhau.
6
- Cuốn Các thể loại báo chí (A.A.Chertưchơnư, NXB Thơng tấn, Hà
Nội, 2006) có nhắc đến thể loại phỏng vấn qua việc giải thích sơ lược hai
dạng phỏng vấn thơng tin và phỏng vấn phân tích.
- Tác giả Phillippe Gaillard trong cuốn Nghề làm báo (NXB Thông
tấn, Hà Nội, 2003) cũng phân chia ra hai loại phỏng vấn, nhưng tác giả nhấn
mạnh phỏng vấn sâu cũng được coi như một loại hình phóng sự đặc biệt.
- Trong cuốn Cách viết một bài báo (Arnold Hoffmann, Karel Storkan,
I.U.Marusac, Thông tấn xã Việt Nam, Hà Nội, 1987), các tác giả đã đưa ra
những quan niệm và khía cạnh chủ yếu của phỏng vấn, coi phỏng vấn là một
thể tài tinh vi và sinh động.
- Các tác giả Jaan - Luc Martin - Lagar Dette trong cuốn Hướng dẫn
cách viết báo (NXB Thông tấn, Hà Nội, 2003) đã nêu một số dạng bài phỏng
vấn, các công việc chuẩn bị và tiến hành phỏng vấn như thế nào…
- Tác phẩm báo chí - Tập hai (Nguyễn Văn Dững (chủ biên), Hữu Thọ,
Nguyễn Thị Thoa, Lê Thị Thanh Xuân, NXB Lý luận Chính trị, Hà Nội, 2006);
- Các thể loại báo chí thơng tấn (Đinh Văn Hường, NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội, 2006);
- Thể loại báo chí (nhiều tác giả, NXB Đại học Quốc gia TP HCM, 2005);
- Kỹ thuật viết tin (Trần Quang, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội,
2006);
Các tài liệu này đề cập đến phỏng vấn một cách khái quát bằng việc
nêu ra một số khái niệm, đặc điểm chung, phân loại và kỹ năng thực hiện.
Ngoài ra, trong cuốn Báo chí những điểm nhìn từ thực tiễn - tập 2
(Khoa Báo chí, NXB Văn hóa - Thơng tin, Hà Nội, 2001) có bài Phỏng vấn
báo chí nhìn từ góc độ giao tiếp ngơn ngữ; tác giả Trần Quang có bài Nghệ
thuật làm phỏng vấn (Tạp chí Người làm báo, tháng 3/2002); một số tác giả
khác cũng có nhiều bài viết nghiên cứu về sự ra đời và phát triển của thể loại
phỏng vấn, vai trò và thế mạnh của thể loại phỏng vấn…
7
Trong Luận văn Vai trò của chuyên gia kinh tế đối với báo chí kinh tế
Việt Nam (Đỗ Mạnh Hưng, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội,
2016), tác giả đã đi sâu nghiên cứu về vai trị của chun gia kinh tế trên 3
loại hình báo chí (báo in, báo điện tử, truyền hình). Trong đó, tác giả tập trung
làm rõ vai trò của chuyên gia kinh tế trong các tác phẩm báo chí do phóng
viên thực hiện hoặc bài viết do chuyên gia kinh tế đứng tên.
Bên cạnh những cơng trình trên, liên quan gần với đề tài nghiên cứu
cịn có: Luận văn Phỏng vấn trực tuyến trên báo mạng điện tử (Đồng Thị Thu
Huyền, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội, 2014); Luận văn Sử dụng
phỏng vấn trong phóng sự của chương trình Thời sự 19h Đài truyền hình Việt
Nam (Nguyễn Thị Thanh Mai, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội,
2014); Luận văn Vấn đề phỏng vấn trên truyền hình (Đào Thị Nhuần, Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, 2013); Khóa luận Phỏng vấn trên báo - thực
trạng và giải pháp (Lê Thị Thu Thủy, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,
Hà Nội, 1998); Khóa luận Nghệ thuật thực hiện phỏng vấn chân dung nhân
vật (Phạm Thị Lan, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội, 2003)…
Dựa vào nguồn tài liệu phong phú về phỏng vấn báo chí của các nhà
nghiên cứu trong và ngồi nước, trong cơng trình nghiên cứu này, tác giả đề
cập đến “phỏng vấn” theo cả 2 nghĩa: từ phỏng vấn là một phương pháp thu
thập thông tin của phóng viên, đến phỏng vấn là một thể loại báo chí.
“Vấn đề phỏng vấn chuyên gia trên báo kinh tế Việt Nam hiện
nay” là cơng trình khơng bị trùng lặp về ý tưởng, nội dung, kết quả với các
cơng trình đã được thực hiện trước đó và phù hợp với mã ngành đào tạo. Với
từ khóa “phỏng vấn chuyên gia” tác giả sẽ tiến hành khảo sát những bài viết
có trích dẫn phỏng vấn chuyên gia, những bài phỏng vấn chuyên gia độc lập
đăng trên các báo in chuyên về kinh tế. Đồng thời, kết hợp với các phương
pháp nghiên cứu khác, tác giả sẽ cung cấp cho các phóng viên, lãnh đạo cơ
quan báo chí một cái nhìn tồn diện, sâu sắc hơn về vấn đề phỏng vấn chuyên
8
gia trên các báo kinh tế giai đoạn hiện nay, kèm theo những phát hiện, đề xuất
mới của tác giả nhằm nâng cao chất lượng phỏng vấn chuyên gia trên các báo
kinh tế.
Như vậy, nghiên cứu mang lại giá trị thiết thực, mang tính chất nghiệp
vụ chuyên sâu đối với các phóng viên và cơ quan báo chí kinh tế.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về phỏng vấn, luận văn nêu các vấn đề từ
điều tra thực trạng của phỏng vấn chuyên gia trên các báo kinh tế, từ đó đề xuất
những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng phỏng vấn chuyên gia trên các báo
kinh tế.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở mục đích nghiên cứu, tác giả luận văn cụ thể hóa thành
những nhiệm vụ nghiên cứu sau:
- Hình thành cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề nghiên cứu.
- Khảo sát, phân tích thực trạng, đánh giá chất lượng phỏng vấn chuyên
gia trên các báo kinh tế thuộc diện khảo sát.
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng phỏng vấn chuyên gia
trên các báo kinh tế.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vấn đề phỏng vấn chuyên gia
trên báo chí.
- Phạm vi nghiên cứu của luận văn là các tác phẩm báo chí có trích
dẫn phỏng vấn chun gia, bài phỏng vấn chuyên gia đăng trên 4 tờ báo in
chuyên về kinh tế: Thời báo Kinh tế Việt Nam, Báo Đầu tư, Báo Kiểm toán
cuối tháng, Thời báo Kinh tế Sài Gòn phát hành năm 2014, 2015. Đây là
9
các tờ báo kinh tế tiêu biểu, được nhiều độc giả quan tâm, có ảnh hưởng
lớn tới dư luận xã hội.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Cơ sở phương pháp luận của luận văn bám sát các giáo trình về báo
chí truyền thơng trong nước, đồng thời dựa trên cơ sở lý thuyết về báo
chí, các tài liệu trong và ngồi nước liên quan đến tác nghiệp phỏng vấn,
thực hiện bài phỏng vấn báo chí hiện đại.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, tác giả sử dụng những phương pháp nghiên
cứu chính sau đây:
- Nghiên cứu tài liệu: xây dựng cơ sở lý thuyết cho vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích nội dung: phân tích nội dung và hình thức
các tác phẩm báo chí có sử dụng thơng tin từ phỏng vấn chuyên gia trên 4 tờ
báo Thời báo Kinh tế Việt Nam, Báo Đầu tư, Báo Kiểm tốn cuối tháng, Thời
báo Kinh tế Sài Gịn để phản ánh thực trạng vấn đề phỏng vấn chuyên gia.
- Phương pháp phỏng vấn sâu:
+ Phỏng vấn sâu lãnh đạo cơ quan báo chí kinh tế (03 người) nhằm
thấy rõ quan điểm, ý kiến, nhận xét của họ về việc thực hiện và đăng tải
các bài có thơng tin phỏng vấn chuyên gia.
+ Phỏng vấn sâu phóng viên kinh tế (05 người) nhằm làm rõ những
thuận lợi và khó khăn, những kỹ năng và kinh nghiệm phỏng vấn chuyên gia.
+ Phỏng vấn sâu chuyên gia kinh tế (02 người) nhằm thấy rõ những quan
điểm, ý kiến, nhận xét của họ xoay quanh việc trả lời phỏng vấn, đánh giá về
vấn đề phỏng vấn chuyên gia của các phóng viên, cơ quan báo chí.
6. Đóng góp mới của luận văn
Một là, khẳng định vai trị, vị trí của phỏng vấn chun gia trên báo
kinh tế trong công tác thông tin tuyên truyền.
10
Hai là, đánh giá khách quan về thực trạng phỏng vấn chuyên gia trên
báo kinh tế.
Ba là, đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng phỏng vấn chuyên gia
trên báo kinh tế.
7. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn của vấn đề nghiên cứu
7.1. Ý nghĩa khoa học
- Thông qua khảo sát, phân tích các dữ liệu, luận văn cung cấp và làm rõ
những luận cứ khoa học về vấn đề phỏng vấn chuyên gia trên các báo kinh tế.
- Thông qua nghiên cứu, đề xuất các giải pháp, luận văn sẽ góp phần
nâng cao chất lượng phỏng vấn chuyên gia trên các báo kinh tế, qua đó giúp
tăng cường hiệu quả truyền thông của các báo kinh tế.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Qua nghiên cứu đề tài, luận văn cung cấp những thông tin, dữ liệu
xác thực giúp cho các phóng viên, lãnh đạo cơ quan báo chí nhìn nhận sâu sắc
hơn về thực trạng vấn đề phỏng vấn chuyên gia trên các báo kinh tế hiện nay.
- Những giải pháp mà luận văn nêu ra là tài liệu tham khảo để các
phóng viên, lãnh đạo cơ quan báo chí có thể ứng dụng một cách linh hoạt
nhằm cải tiến chất lượng thông tin, phát huy thế mạnh của phỏng vấn chuyên
gia đáp ứng đúng và trúng nhu cầu của cơng chúng.
8. Kết cấu của luận văn
Ngồi phần Mở đầu, Kết luận, Mục lục, Phụ lục, Danh mục tài liệu
tham khảo, nội dung luận văn được triển khai thành 3 chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về phỏng vấn chuyên gia trên báo chí kinh tế
Chƣơng 2: Thực trạng phỏng vấn chuyên gia trên các báo khảo sát
Chƣơng 3: Những vấn đề đặt ra và giải pháp nâng cao chất lƣợng
phỏng vấn chuyên gia trên báo kinh tế
11
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA
TRÊN BÁO CHÍ KINH TẾ
1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1. Phỏng vấn
Phỏng vấn là từ Hán Việt có nghĩa là hỏi, thăm hỏi, điều tra. Theo Từ
điển Gốc và nghĩa từ Việt thơng dụng thì phỏng vấn là “hỏi han để tìm hiểu
sự việc” [41, tr.671].
Phỏng vấn là một khái niệm rộng, xuất hiện trong nhiều hoạt động của
các lĩnh vực khác nhau: trong cuộc sống hàng ngày, phỏng vấn có thể hiểu
đơn giản là hỏi - đáp; trong công việc của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, phỏng
vấn là từ được sử dụng trong tuyển dụng nhân sự, tìm việc làm; trong nghiên
cứu xã hội, phỏng vấn là một phương pháp thu thập thơng tin; trong hoạt
động báo chí, phỏng vấn vừa là một phương pháp thu thập thông tin, vừa là
một thể loại báo chí.
Đề cập đến phỏng vấn trong hoạt động báo chí, Từ điển tiếng Việt định
nghĩa: “Phỏng vấn là hỏi ý kiến để công bố trước dư luận” [33, tr.785].
Dưới góc độ nghiên cứu của một nhà lý luận báo chí, có tác giả cho rằng:
phỏng vấn là một cuộc gặp gỡ mặt đối mặt của nhiều người nhằm mục đích bàn
bạc, hoặc gặp gỡ giữa người làm cơng tác báo chí và người khác mà qua người
này, người làm báo có thể lấy được những lời tuyên bố để đăng báo [16, tr.55].
Qua nghiên cứu các giáo trình, tài liệu về báo chí, chúng tôi thấy rằng
các nhà nghiên cứu thường đề cập đến phỏng vấn báo chí ở 2 góc độ: phỏng
vấn với tư cách thu thập thông tin và phỏng vấn với tư cách thể loại báo chí.
1.1.1.1. Phỏng vấn với tư cách thu thập thông tin
Với tư cách là hoạt động tác nghiệp của phóng viên trong q trình thu
thập thơng tin, phỏng vấn là phương pháp thu thập thông tin phổ biến nhất
được các nhà báo ở tất cả các nước trên thế giới sử dụng.
12
Một nhà báo quốc tế cho rằng: “Một bài báo hay có chất liệu 80% từ
phỏng vấn” [9]. Theo tính toán của các nhà nghiên cứu Mỹ, phỏng vấn “ngốn
mất” 80 - 90% thời gian làm việc của nhà báo [23, tr.13].
Từ điển Anh - Việt giải thích “Interview” (phỏng vấn) là cuộc gặp trong đó
phóng viên hỏi ai đó những câu hỏi để tìm hiểu quan điểm của người đó” [32,
tr.867].
Trong một cuốn giáo trình, phỏng vấn được cho là “cuộc gặp gỡ, trao
đổi, hỏi chuyện giữa nhà báo với một hoặc một nhóm đối tượng nhằm thu
thập, khai thác thông tin phục vụ hoạt động sáng tạo tác phẩm báo chí” [26].
Đồng quan điểm này, các tác giả cuốn Tác phẩm báo chí - tập 2 cũng
nêu rõ: Phỏng vấn là một cuộc đấu trí giữa nhà báo với một hoặc một nhóm
người am hiểu, có thẩm quyền về một vấn đề nào đó để cung cấp thơng tin
trên các phương tiện truyền thông đại chúng [8, tr.87]. Hình thức của phỏng
vấn là đối thoại trong đó nhà báo nêu các câu hỏi và người được phỏng vấn
trả lời các câu hỏi [2, tr.57].
Có tác giả lại mơ tả phỏng vấn là phương thức khai thác và truyền
thông tin theo cấu trúc lời hỏi, lời đáp nối tiếp nhau, trong đó, vị trí của người
hỏi và người trả lời được định vị rõ ràng. Người được phỏng vấn thường là
“các nhân vật nổi tiếng, quan trọng, là chuyên gia trong một lĩnh vực hoạt
động khoa học, văn hóa, chính trị, kinh tế… hoặc là người lâu nay đã trở nên
quen thuộc đối với công chúng” [18, tr.145].
Như vậy, phỏng vấn là một cuộc trò chuyện nhất định dành cho cơng
chúng. Cuộc trị chuyện đó diễn ra giữa nhà báo và một hay một số nhân vật
thường là người nổi tiếng hoặc có trách nhiệm “về những vấn đề thời sự trong
ngày hay những vấn đề khác thông qua cá nhân người được hỏi mà đặc biệt lý
thú” [36, tr.100].
Nói về cách thức xử lý thơng tin phỏng vấn, có người cho rằng, phỏng
vấn là cách thức phóng viên tiến hành quan sát, nắm bắt thu thập thông tin, tư
13
liệu để viết các thể loại thơng tấn báo chí (tin, bài thơng tấn, bài phản ánh, phóng
sự điều tra, chân dung…) [21, tr.39]. Về hình thức thể hiện, thơng tin từ phỏng
vấn có thể được trích dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp trong các tin, bài [23, tr.13].
Tầm quan trọng của phỏng vấn trong tác phẩm báo chí cịn được một
tác giả nêu: chất lượng của một tác phẩm báo chí có thể tính bằng số lượng và
chất lượng của tiếng nói các nhân chứng. Một tác phẩm báo chí chọn lựa được
càng nhiều tiếng nói nhân chứng bao nhiêu thì càng đáng tin cậy và thuyết
phục được bạn đọc bấy nhiêu [23, tr.13].
Từ những quan niệm trên có thể hiểu: phỏng vấn là phương pháp thu
thập thông tin phổ biến của nhà báo từ những nhân vật, nhân chứng của sự
kiện, vấn đề nhằm sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp trong bài báo.
1.1.1.2. Phỏng vấn với tư cách thể loại báo chí
Với tư cách là một thể loại báo chí, cuốn Các thể loại báo chí thơng tấn
nêu: “Phỏng vấn là một thể tài của báo chí được thể hiện qua những câu hỏi
của phóng viên và câu trả lời của người được phỏng vấn, mục đích giúp cơng
chúng có thơng tin trực tiếp về một vấn đề thời sự hoặc một chủ đề đang được
quan tâm” [15, tr.55].
Một tác giả nước ngoài quan niệm, thể loại phỏng vấn “là sự xem xét
phỏng vấn như một phương pháp tổ chức văn bản với cấu trúc độc đáo và cả
những đường nét quy định hình thức của nó” [23, tr.18].
Khi xem xét phỏng vấn là một thể loại báo chí, có tác giả nhìn nhận
phỏng vấn chỉ là một thể loại báo viết. “Phỏng vấn là một thể loại báo viết cơ
bản bởi nó tồn tại như một thực hành chuyên nghiệp, phóng viên gặp một con
người cụ thể để đặt những câu hỏi và sau đó đăng nội dung của cuộc gặp gỡ
đó, cơ đọng hơn, dưới dạng câu hỏi và câu trả lời” [11].
Tuy nhiên, dưới góc nhìn sâu hơn, một nhà lý luận cho rằng “Phỏng
vấn chỉ thực sự là loại hình báo chí khi nó được trình bày chân thực trong một
14
bài báo đầy đủ. Dĩ nhiên bất cứ phóng sự nào, hoặc gần như vậy đều có xen
vào các phỏng vấn… Phỏng vấn sâu được coi như một loại hình phóng sự đặc
biệt” [35, tr.103].
Đặt phỏng vấn trong mối tương quan với các thể loại báo chí, có tác giả
nêu: “Phỏng vấn báo chí là một trong những thể loại thuộc nhóm các thể loại
báo chí thơng tấn, trong đó trình bày cuộc nói chuyện giữa nhà báo với một
nhóm người về vấn đề mà xã hội quan tâm, có ý nghĩa chính trị - xã hội nhất
định, được đăng, phát trên các phương tiện thông tin đại chúng” [16, tr. 22].
Đánh giá cao vai trò của phỏng vấn trong các thể loại báo chí, có nhà lý
luận báo chí quan niệm: phỏng vấn là thể loại tinh vi và sinh động nhất, nó có sức
hấp dẫn và cuốn hút đặc biệt với công chúng nhờ khả năng thuyết phục và những
thơng tin xác thực, có “địa chỉ” cụ thể, rõ ràng. “Mục đích chính của bài phỏng
vấn trên báo là đem lại cho bạn đọc những thông tin và lý lẽ về một vấn đề thời sự
do một nhân vật am hiểu, nghĩa là có thẩm quyền cung cấp” [2, tr.57].
Phân tích kỹ hơn về mục đích của thể loại phỏng vấn, một tác giả nhấn
mạnh: mục đích của thể loại phỏng vấn là để đáp ứng yêu cầu của bạn đọc
muốn có sự giải thích một sự kiện hoặc muốn biết ý kiến không phải của nhà
báo mà là của một nhân vật, do địa vị xã hội hoặc nghề nghiệp chun mơn
của mình, họ có một sự hiểu biết sâu sắc hơn về các sự việc. Phỏng vấn cịn
để giới thiệu những con người để họ nói lên những hoạt động và những động
cơ thầm kín theo quan điểm riêng của họ [29, tr.91].
Như vậy, phỏng vấn là một thể loại báo chí được thể hiện qua hình
thức hỏi - đáp nhằm cung cấp thơng tin cho công chúng về sự kiện, hiện
tượng, vấn đề thời sự, nhân vật… đang được dư luận quan tâm.
Tóm lại, khi nhìn nhận dưới cả 2 góc độ phỏng vấn là loại hình thu thập
thơng tin và phỏng vấn là một thể loại báo chí, có thể rút ra rằng: “Phỏng vấn
là một thể loại báo chí cơ bản trong đó nhà báo nêu các câu hỏi và người
15
được phỏng vấn đưa ra các câu trả lời nhằm cung cấp thông tin về một vấn
đề thời sự hay những vấn đề khác có sức hấp dẫn đối với công chúng”.
1.1.2. Chuyên gia
Từ điển Hán Việt định nghĩa: “Chuyên là chỉ tập trung vào một việc gì
đó; gia là người chuyên môn. Chuyên gia là người tinh thông một ngành khoa
học, kỹ thuật” [13, tr.153].
Trong cuốn Từ điển tiếng Việt đã đưa ra định nghĩa ngắn gọn hơn:
“Chuyên gia là người chuyên về một nghề, một khoa gì” [31, tr.274].
Chuyên gia có từ tiếng Anh là “Expert” được giải nghĩa là “người có kinh
nghiệm, thành thạo trong một lĩnh vực chun mơn nào đó”. “Expert” có ngun
gốc tiếng Latinh là “Expertus” với nghĩa chỉ người có kỹ năng ở mức độ cao
hoặc có kiến thức chun mơn ở mức độ cao về một chủ đề nhất định.
Một người được coi là chuyên gia là nhờ có nền tảng giáo dục, nhờ khả
năng nhận thức và khả năng trình bày nhận thức. Có người bàn đến khá nhiều
vấn đề, nhưng thực chất chuyên gia phải là người chuyên sâu về một lĩnh vực
gì đó, đại loại là cứ động đến vấn đề đó là người ta phải tìm đến người đó
[PVS.01].
Dựa vào những khái niệm trên, chúng tơi đưa ra cách hiểu về
“chuyên gia” như sau: Chuyên gia là người có học hàm, học vị, am hiểu
sâu về lĩnh vực nghiên cứu; hoặc là người có kiến thức thực tiễn, kinh
nghiệm chuyên môn sâu, tinh thông về một ngành khoa học, kỹ thuật nào
đó; hoặc là người hội tụ đủ tất cả các yếu tố trên. Vì thế, đó có thể là
chuyên gia lý luận; chuyên gia hoạt động thực tiễn hoặc chuyên gia vừa
có lý luận vừa có hoạt động thực tiễn.
1.1.3. Phỏng vấn chuyên gia
Từ cơ sở lý luận về phỏng vấn và chuyên gia đã nêu ở trên, tác giả đưa ra
khái niệm về phỏng vấn chuyên gia như sau: “Phỏng vấn chuyên gia là phương
pháp thu thập thông tin từ những người am hiểu sâu, tinh thông về một lĩnh vực,
16
vấn đề mà nhà báo đang cần phản ánh, chuyển tải tới công chúng để phục vụ
cho hoạt động sáng tạo tác phẩm báo chí”.
Như vậy, phỏng vấn chuyên gia cũng vừa là một phương pháp thu thập
thông tin từ chuyên gia, vừa là một thể loại báo chí - bài phỏng vấn chuyên
gia. Phỏng vấn chuyên gia mang đầy đủ các đặc điểm của phỏng vấn báo chí.
1.1.4. Báo chí kinh tế
Để đưa ra quan điểm về báo chí kinh tế, trước hết cần phải hiểu được
“báo chí”, “kinh tế” là gì?
“Báo chí” là hoạt động thơng tin - giao tiếp xã hội trên quy mô rộng lớn
nhất, là công cụ và phương thức kết nối xã hội hữu hiệu nhất, là công cụ và
phương thức can thiệp xã hội hiệu quả nhất trong mối quan hệ với công chúng
và dư luận xã hội, với nhân dân và với các nhóm lợi ích, với các nước trong
khu vực và quốc tế… [6, tr.61].
“Báo chí” là một hình thái ý thức xã hội, là cơng cụ, vũ khí quan trọng trên
mặt trận tư tưởng văn hóa. Báo chí ln lấy hiện thực khách quan làm đối tượng
phản ánh. Thông tin báo chí là một q trình liên tục, xun suốt trong mối quan
hệ chặt chẽ giữa cuộc sống, nhà báo, tác phẩm, cơng chúng [38, tr.20].
Cịn “kinh tế” là tổng thể các yếu tố sản xuất, các điều kiện sống của
con người, các mối quan hệ trong quá trình sản xuất và tái sản xuất xã hội.
Nói đến kinh tế, suy cho cùng là nói đến vấn đề sở hữu và lợi ích. Nghĩa rộng
của kinh tế là chỉ tồn bộ các hoạt động sản xuất, trao đổi, phân phối, lưu
thông của cả một cộng đồng dân cư, một quốc gia trong một khoảng thời gian.
“Báo chí kinh tế là một bộ phận của báo chí, được xác định ở khía cạnh
nội dung, lấy thơng tin kinh tế làm nội dung phản ánh chủ yếu” [17, tr.17].
Từ những khái niệm trên, có thể hiểu rằng, “báo chí kinh tế” là một bộ
phận của báo chí, trong đó nội dung phản ánh chủ yếu là thông tin cho công
chúng về các sự kiện, hiện tượng, vấn đề của quá trình sản xuất, trao đổi,
phân phối, lưu thông; về điều kiện sống của con người; về các mối quan hệ
của quá trình sản xuất và tái sản xuất.
17
1.2. Đặc điểm của phỏng vấn chuyên gia
Phỏng vấn chuyên gia vừa là một phương pháp thu thập thông tin cụ
thể, vừa là một thể loại báo chí cụ thể, do đó, phỏng vấn chuyên gia mang đầy
đủ các đặc điểm của phỏng vấn báo chí.
Theo các nhà nghiên cứu, trong vai trị là một thể loại báo chí, phỏng
vấn có đặc điểm thể hiện trực tiếp quyền được thơng tin của nhân dân, tính
dân chủ của báo chí. Phỏng vấn thể hiện tính trực tiếp, khách quan, chân thực
trong việc giải thích và giải đáp các sự kiện và vấn đề thời sự nóng hổi, bức
xúc trong dư luận xã hội. Đây cũng là thể loại báo chí có thể thực hiện nhanh
và thể hiện rõ tính sinh động, hấp dẫn.
Một đặc điểm quan trọng nữa chính là thơng tin trong thể loại phỏng
vấn do người trả lời hoàn tồn chịu trách nhiệm [8, tr.88-90].
Với vai trị là hoạt động thu thập thơng tin, phỏng vấn có hình thức đối
thoại (hỏi - đáp). Việc thể hiện bằng hình thức đối thoại là đặc điểm nổi bật
nhất của thể loại phỏng vấn, thể hiện trọn vẹn, hoàn chỉnh hơn so với những
câu hoặc đoạn phỏng vấn được trích dẫn để đưa vào trong các bài viết khác
[26, tr.37]. Được xây dựng trên cơ sở một cuộc đối thoại nên ngôn từ trong
bài phỏng vấn giàu chất khẩu ngữ. Câu hỏi và câu trả lời tự nhiên, sinh động,
cuốn hút người đọc [26, tr.39].
Những cơng trình nghiên cứu đã rút ra đặc điểm của phỏng vấn như sau:
- Thông tin nhanh. Khi có bất kỳ sự kiện hay vấn đề thời sự nảy sinh,
phóng viên cũng có thể nghĩ ngay tới việc tìm kiếm và phỏng vấn một hoặc
nhiều nhân vật, nhân chứng nào đó để có thơng tin.
- Tiện lợi. Ngay khi muốn phỏng vấn ai đó, phóng viên có thể gọi điện
thoại, gửi email… hoặc đến gặp trực tiếp. Có rất nhiều hình thức phỏng vấn
để phóng viên áp dụng linh hoạt trong từng tình huống, trường hợp cụ thể.
- Đa chiều. Cùng một sự kiện, vấn đề, phóng viên có thể phỏng vấn
nhiều người để có được những luồng thông tin khác nhau.