Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Tuyên truyền phòng, chống cháy, nổ tại các chợ truyền thống ở quận ba đình, thành phố hà nội hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 125 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

NGUYỄN HỒNG CHUNG

TUN TRUYỀN PHỊNG, CHỐNG CHÁY, NỔ
TẠI CÁC CHỢ TRUYỀN THỐNG Ở QUẬN BA ĐÌNH,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC

HÀ NỘI - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

NGUYỄN HỒNG CHUNG

TUN TRUYỀN PHỊNG, CHỐNG CHÁY, NỔ
TẠI CÁC CHỢ TRUYỀN THỐNG Ở QUẬN BA ĐÌNH,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY

Chuyên ngành : Quản lý hoạt động tư tưởng - văn hóa
Mã số

: 831 02 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC



Người hướng dẫn khoa học: TS. Lương Ngọc Vĩnh

HÀ NỘI - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn của TS. Lương Ngọc Vĩnh. Các các số liệu được trình bày trong
Luận văn là trung thực và kết quả nghiên cứu của Luận văn chưa từng được
công bố trong bất kỳ cơng trình nào.
Tác giả

Nguyễn Hồng Chung


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cơ giáo khoa Tun truyền, Học
viện Báo chí và Tun truyền, đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn TS Lương
Ngọc Vĩnh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện
Luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo Quận ủy – HĐND – UBND quận Ba
Đình, Cảnh sát Phịng cháy, chữa cháy thành phố Hà Nội, Cảnh sát quận Ba
Đình đã hỗ trợ, giúp đỡ, cung cấp tài liệu để tác giả nghiên cứu, hồn thành
Luận văn.
Trong q trình nghiên cứu, mặc dù đã có nhiều cố gắng song luận văn
vẫn cịn thiếu sót, tác giả mong muốn nhận được sự góp ý, định hướng, gợi
mở của các thầy, cô để luận văn được hoàn thiện hơn.
Em xin trân trọng cảm ơn !
Hà Nội, ngày tháng năm 2019


Nguyễn Hoàng Chung


DANH MỤC VIẾT TẮT

PCCN

: Phòng, chống cháy, nổ

PCCC

:Phòng cháy, chữa cháy


DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Đánh giá về chủ thể tuyên truyền phòng, chống cháy, nổ ......... 45
Biểu đồ 2.2. Nhân tố quyết định hiệu quả tuyên truyền phòng, chống cháy, nổ .. 46
Biểu đồ 2.3. Nội dung tuyên truyền phòng, chống cháy, nổ người dân được
tiếp cận ...................................................................................... 47
Biểu đồ 2.4. Đánh giá của người dân về nội dung tuyên truyền phòng, chống
cháy, nổ ..................................................................................... 48
Bảng 2.1. Hình thức tổ chức tun truyền phịng, chống cháy, nổ................ 49
Biểu đồ 2.5. Đánh giá của người dân về hình thức tuyên truyền phòng, chống
cháy, nổ ..................................................................................... 49
Biểu đồ 2.6. Phương thức tuyên truyền phòng, chống cháy, nổ nhân dân được
tiếp cận ...................................................................................... 51
Biểu đồ 2.7. Tự đánh giá của người dân về kiến thức, kỹ năng phòng, chống
cháy, nổ ..................................................................................... 52
Biểu đồ 2.8. Sự cần thiết của tuyên truyền phòng, chống cháy, nổ tại các chợ

truyền thống .............................................................................. 52
Biểu đồ 2.9. Mức độ tự tuyên truyền phòng cháy, chữa cháy của người dân ........ 53
Biểu đồ 2.10. Đối tượng chọn trao đổi thơng tin về tình hình phịng, chống
cháy, nổ ..................................................................................... 56
Bảng 2.2. Đánh giá của người dân vềphương pháp tuyên truyền phòng, chống
cháy, nổ ..................................................................................... 59
Biểu đồ 2.11. Mức độ tuyên truyền phòng, chống cháy, nổ tại nhà............... 61
Biểu đồ 2.12. Nguyên nhân gây cháy, nổ tại các chợ truyền thống ............... 62
Biểu đồ 2.13. Những phương tiện tuyên truyền phòng, chống cháy, nổ được
nhân dân lựa chọn ..................................................................... 68
Biểuđồ 2.14. Giải pháp nâng cao hiệu quả tuyên truyền phòng, chống cháy,
nổ .............................................................................................. 70


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
Chương 1: TUYÊN TRUYỀN PHÒNG, CHỐNG CHÁY, NỔTẠI CÁC
CHỢ TRUYỀN THỐNG - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN ........................ 9
1.1. Phòng, chống cháy, nổ và tuyên truyền phòng, chống cháy, nổ tại
các chợ truyền thống ............................................................................ 9
1.2. Các yếu tố cấu thành hoạt động tuyên truyền phòng, chống cháy,
nổ tại các chợ truyền thống................................................................. 18
Chương 2: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM TUYÊN
TRUYỀN PHÒNG, CHỐNG CHÁY, NỔ TẠI CÁC CHỢ TRUYỀN
THỐNGỞ QUẬN BA ĐÌNH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY ........ 35
2.1. Những yếu tố tác động tới tuyên truyền phòng, chống cháy, nổ tại
các chợ truyền thống ở quận Ba Đình, thành phố Hà Nội ................... 35
2.2. Thực trạng tuyên truyền phòng, chống cháy, nổ tại các chợ truyền
thống ở quận Ba Đình ........................................................................ 42
2.3. Một số kinh nghiệm trong tuyên truyền phòng, chống cháy, nổ tại

các chợ truyền thống ở quận Ba Đình, thành phố Hà Nội ................... 65
Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TUYÊN TRUYỀNPHÒNG,
CHỐNGCHÁY, NỔ TẠI CÁC CHỢ TRUYỀN THỐNGỞ QUẬN BA
ĐÌNH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY .............................................. 72
3.1. Những yếu tố tác động, chi phối, quy định công tác truyên truyền
phòng, chống cháy, nổ tại các chợ truyền thống ở quận Ba Đình hiện nay . 72
3.2. Quan điểm về tăng cường tuyên truyền phòng, chống cháy, nổtại
các chợ truyền thống ở quận Ba Đình, thành phố Hà Nội hiện nay ..... 78
3.3. Giải pháp tăng cường tuyên truyền phòng, chống cháy, nổ tại các
chợ truyền thống ở quận Ba Đình ....................................................... 83
KẾT LUẬN ................................................................................................. 97
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 99
PHỤ LỤC
TÓM TẮT LUẬN VĂN


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hà Nội là Thủ đơ của nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là
đầu não, trung tâm kinh tế - chính trị của cả nước. Thăng Long – Hà Nội, còn
được biết đến cái tên Kẻ Chợ là nơi tồn tại và phát triển của nhiều chợ truyền
thống, gắn với mưu sinh của khơng ít người dân đồng thời cũng là một trong
những đăc trưng trong bức tranh kinh tế - xã hội Thủ đơ, gắn với văn hóa và
văn hiến ngàn năm. Đồng thời, với việc kinh tế - xã hội đất nước nói chung,
Thủ đơ nói riêng ngày càng phát triển, q trình đơ thị hóa phát triển mạnh
mẽ; dân số tăng nhanh gắn với gia tăng sử dụng các nguồn năng lượng phục
vụ sản xuất, sinh hoạt tăng lên mạnh mẽ; đồng thời Hà Nội cũng là nơi phải
chịu tác động biến đổi khí hậu khắc nghiệt,… là những nguy cơ dẫn đến tình
trạng cháy, nổ ngày càng cao. Tuy nhiên, thời gian qua, công tác quản lý của

hầu hết các khu chợ truyền thống trên địa bàn Thủ đơ Hà Nội cịn rất nhiều
bất cập và thực tế đã xảy ra nhiều vụ việc đáng tiếc như cháy chợ Nhà Xanh
(Cầu Giấy - 2014), cháy chợ Sóc Sơn (Hà Nội - 2018), cháy chợ Thanh Liệt
(Hà Nội - 2018)… Một trong những nguyên nhân của tình trạng trên được xác
định là do chưa làm tốt công tác tuyên truyền PCCN.
Ba Đình là một trong 12 quận nội thành của thành phố Hà Nội và là
một trong 4 quận trung tâm của Thủ đơ. Quận Ba Đình là trung tâm hành
chính - chính trị của Việt Nam; đặc biệt là nơi tập trung các cơ quan lãnh đạo
cao nhất của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ… Do đó, bảo đảm an
ninh, an tồn nói chung, PCCN nói riêng có ý nghĩa quan trọng trên nhiều
phương diện cả về kinh tế - xã hội và chính trị. Trên địa bàn quận Ba Đình
hiện có hàng trăm chợ lớn nhỏ khác nhau, từ những chợ xép, chợ tạm… đến
những khu chợ truyền thống được quy hoạch và đầu tư quy mô lớn nhưng đều
là những nơi tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy, nổ. Với quan điểm phòng ngừa là


2
chính, là quan trọng hơn nhưng cũng cần trang bị cho người dân, chính quyền
cũng như lực lượng PCCC kỹ năng tốt trong chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn,
tuyên truyền PCCN ở Ba Đình là một nhiệm vụ cấp thiết, thường xuyên, cả
trước mắt và lâu dài.
Trong PCCN thì tuyên truyền PCCN đóng một vai trị hết sức quan
trọng bởi chỉ khi nào nhân dân có nhận thức đúng, hiểu biết đầy đủ về tầm
quan trọng của PCCN, có tinh thần cảnh giác, phịng ngừa cháy nổ tốt để từ
đó có hành động tích cực trong PCCN, có đầy đủ các kỹ năng cần thiết về
PCCN thì PCCN mới thực sự đạt hiệu quả. Một trong những nội dung trọng
tâm mà Chỉ thị số 47-CT/TW, ngày 25/6/2015, của Ban Bí thư về tăng cường
sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCCC yêu cầu là: “Tạo sự chuyển
biến mạnh mẽ trong công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức, pháp
luật về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ…”.

Xét từ các góc độ vấn đề an tồn PCCN cho các chợ truyền thống ở Hà
Nội nói chung, Ba Đình nói riêng đang ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao
giờ hết; từ vị trí, vai trị của công tác tuyên truyền trong công tác PCCC; đồng
thời, giai đoạn hiện nay xuất hiện những vấn đề mới đặt ra trong phát triển
chợ truyền thống, công tác PCCC, cho nội dung, phương thức công tác tuyên
truyền, tác giả lựa chọn đề tài: Tuyên truyền phòng, chống cháy, nổ tại các
chợ truyền thống ở quận Ba Đình, thành phố Hà Nội hiện nay làm đề tài
nghiên cứu cho luận văn Thạc sĩ Chính trị học, chuyên ngành Quản lý hoạt
động Tư tưởng - Văn hóa.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Cho đến nay, có khá nhiều cơng trình nghiên cứu liên quan đến chủ đề
PCCN. Liên quan trực tiếp đến Luận văn, tiêu biểu có một số cơng trình sau:
Sách và đề tài khoa học:
- Đào Hữu Dân (2001) đề tài khoa học cấp cơ sở Nghiên cứu chức năng
quản lý Nhà nước trong lĩnh vực PCCC của lực lượng Cảnh sát PCCC trước


3
yêu cầu đòi hỏi của sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay, nhấn mạnh vai trò
của lực lượng Cảnh sát PCCC trong việc giữ gìn và đảm bảo an toàn cho nhân
dân trong sự nghiệp đổi mới của đất nước. Trong đề tài đã khái quát mối quan
hệ giữa chính quyền, nhân dân, lực lượng PCCC chuyên nghiệp trong công
tác PCCN; đề cập một số nội dung, nhiệm vụ tuyên truyền PCCN của các cơ
quan chức năng. Đây là những nội dung Luận văn có thể kế thừa, phát triển.
- Nhóm tác giả Nguyễn Ngọc Sơn, Nguyễn Thế Từ, Kiều Hồng Mai
(2004), đề tài khoa học cấp bộ Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động
PCCC trong các cơ sở sản xuất công nghiệp ở nước ta hiện nay. Các tác giả
đã quan tâm sâu sắc đến các giải pháp nâng cao hiệu quả PCCN trong các cơ
sở sản xuất, một phần trọng yếu của sự phát triển kinh tế xã hội. Luận văn kế
thừa một số ý tưởng về giải pháp trong tuyên truyền nâng cao ý thức tham gia

PCCN của người dân.
- Đào Quốc Hợp, Bùi Xuân Hoà, Đặng Trung Khánh (2006), đề tài khoa
học cấp bộ “Những cơ sở lý luận và thực tiễn để xác định nhu cầu nhân lực và
tổ chức đào tạo cán bộ PCCC cho các ngành, đoàn thể và các tổ chức kinh tế xã hội, Hà Nội, 2006. Nhóm nghiên cứu đã quan tâm đến vấn đề phịng chống
cháy nổ cho các đoàn thể, tổ chức xã hội nhưng nhấn mạnh nhu cầu về nguồn
nhân lực. Luận văn kế thừa được một số thông tin về cơ sở lý luận và thực tiễn
đối với công tác PCCC hiện nay, những vấn đề đặt ra cần giải quyết trong công
tác PCCC, giáo dục nhận thức cho lực lượng PCCC và nhân dân.
- Hoàng Ngọc Hải (2011), Đề tài khoa học cấp cơ sở, Xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy, 2011 của TS. Hoàng
Ngọc Hải. Tác giả đã khái quát những văn bản của Nhà nước về vấn đề xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC và những cách ứng xử hợp
tình, hợp lý nhằm nâng cao nhận thức của nhân dân trong PCCN do đó có một
số ý nghĩa nhất định đối với đề cao nội dung tuyên truyền nhận thức cho
người dân về pháp luật PCCC.


4
- Đào Hữu Dân (2013), đề tài cấp Nhà nước Nâng cao hiệu lực quản lý
nhà nước trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy … đã làm rõ vai trị lãnh
đạo của quản lý Nhà nước trong cơng tác PCCC. Trong đó, nhóm tác giả đặc
biệt coi trọng vấn đề truyền thông PCCN trong nhân dân, đề cập chức năng,
nhiệm vụ, giải pháp liên quan đến tuyên truyền PCCN, truyền thông PCCN
của cơ quan quản lý nhà nước là những nội dung mà Luận văn kế thừa.
Các luận văn, luận án:
- Đỗ Tuấn Anh (2014), Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên
truyền, giáo dục kiến thức PCCC – cứu nạn, cứu hộ tại các trường tiểu học và
trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại
học PCCC Hà Nội. Nội dung luận văn là: trên cơ sở lý luận về công tác tuyên
truyền, giáo dục kiến thức PCCC – cứu nạn, cứu hộ; phân tích thực trạng cơng

tác tun truyền, giáo dục kiến thức PCCC – cứu nạn, cứu hộtại các trường tiểu
học và trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội; đề xuất các quan điểm
và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền kiến thức PCCC – cứu
nạn, cứu hộcho các đối tượng luận văn nghiên cứu. Đây là những nội dung mà
nội dung Luận văn của chúng tôi sẽ kế thừa và phát triển.
- Trần Tuấn Anh (2014), Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên
truyền PCCC của lực lượng cảnh sát PCCC tại các cơ sở gia công chế biến
gỗ trên địa bàn tỉnh Gia Lai, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học PCCC Hà
Nội. Nội dung luận văn nghiên cứu các vấn đề lý luận chung về công tác
tuyên truyền, hiệu quả công tác tuyên tuyền PCCC trên một lĩnh vực, một địa
bàn cụ thể. Từ đó, tác giả đã phân tích nhằm đề xuất các giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả công tác tuyên truyền PCCC. Cơ sở lý luận của luận văn này tiếp
tục được chúng tơi kế thừa và phát triển; một vài nhóm giải pháp gợi các ý
tưởng đối với giải pháp trong Luận văn của chúng tôi
- Nguyễn Văn Út (2015), Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tuyên
truyền của lực lượng cảnh sát PCCC – cứu nạn, cứu hộđối với chợ trên địa
bàn tỉnh Vĩnh Long, Luận văn thạc sĩ ngành PCCC và cứu nạn, cứu hộ, Trường


5
Đại học PCCC Hà Nội. Tương tự như tác giả Trần Tuấn Anh, luận văn đề cập
tới vai trò, vị trí của cơng tác tun truyền trong PCCN ở một ngành, địa
phương cụ thể và đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ này.
Đây là luận văn có chủ đề khá gần với Luận văn của chúng tôi như: tuyên
truyền, công tác tuyên truyền PCCN, chợ trên địa bàn thành phố,... Do đó một
số nội dung sẽ được Luận văn sử dụng đề kế thừa, đối chiếu và phát triển.
- Đinh Việt Phương (2018), Tuyên truyền về PCCC cho nhân dân
huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội hiện nay, Luận văn thạc sỹ Chính trị học,
lưu Thư viện Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Luận văn đã xây dựng được
một khung lý thuyết có giá trị về tuyên truyền PCCN trên một địa bàn cụ thể;

nêu một số giải pháp khoa học có thể vận dụng, kế thừa, phát triển. Đây là
một luận văn có cách tiếp cận khác so với các đề tài kể trên, khi tập trung
nhiều hơn vào công tác tuyên truyền cho nhân dân; đồng thời, địa chỉ áp dụng
cũng là Hà Nội. Đây là những nội dung sẽ bổ sung them, cùng với các đề tài
đã nêu, giúp Luận văn chúng tơi có hướng tiếp cận vấn đề nghiên cứu mang
tính tổng thể hơn.
Các nghiên cứu trên đều có những tiếp cận khác nhau với việc PCCN
song hiện chưa có đề tài nào nghiên cứu về vấn đề truyền thông về PCCN tại,
tuyên truyền PCCN tại các chợ nói chung, chợ truyền thống nói riêng trên địa
bàn thành phố Hà Nội, hay cụ thể hơn nữa là trên địa bàn quận Ba Đình. Cũng
có rất ít đề tài nghiên cứu từ góc độ cơng tác tun truyền, cơng tác tư tưởng,
quản lý tư tưởng và văn hóa mà chủ yếu xuất phát từ góc độ quản lý nhà
nước. Đây là “khoảng trống khoa học” mà Luận văn của chúng tôi hướng đến
nghiên cứu, cố gắng giải quyết vấn đề - việc tuyên truyền PCCN tại các chợ
truyền thống trên địa bàn quận Ba Đình, thành phố Hà Nội, trên cơ sở tiếp thu
những kết quả nghiên cứu về lý luận của các nhà nghiên cứu đi trước và thực
tiễn thực hiện pháp luật PCCN ở Việt Nam nói chung và tại các chợ thuộc
trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng trong giai đoạn hiện nay.


6
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận về công tác tuyên truyền
PCCN và thực trạng công tác này tại các chợ truyền thống trên địa bàn quận
Ba Đình, thành phố Hà Nội, đề xuất các quan điểm và giải pháp nhằm tăng
cường tuyên truyền về PCCN tại các chợ truyền thống ở quận Ba Đình, thành
phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để có thể đạt được mục đích nói trên, luận văn xác định cần hoàn thành

những nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu dưới đây:
- Làm rõ cơ sở lý luận chung về công tác tuyên truyền PCCN.
- Khảo sát thực trạng tuyên truyền về PCCN tại một số chợ truyền
thống trên địa bàn quận Ba Đình, thành phố Hà Nội; phân tích chỉ ra ưu điểm,
hạn chế, nguyên nhân và các bài học kinh nghiệm.
- Đề xuất các quan điểm và hệ thống giải pháp nhằm tăng cường tuyên
truyền PCCN tại các chợ truyền thống ở quận Ba Đình, thành phố Hà Nội
trong giai đoạn hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Tuyên truyền về PCCN tại các chợ truyền thống trên địa bàn quận Ba
Đình, thành phố Hà Nội.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi thời gian: Từ tháng 7-2015 (Bắt đầu nhiệm kỳ Đại hội Đảng
bộ Công an Thành phố Hà Nội lần thứ XXVII, nhiệm kỳ 2015 - 2020) đến
tháng 7 năm 2019.
Phạm vi không gian: Phạm vi khảo sát của luận văn là nghiên cứu về
tuyên truyền PCCN tại 03 chợ của quận Ba Đình: Chợ Châu Long (phường Trúc
Bạch), chợ Linh Lang (phường Cống Vị), chợ Ngọc Hà (phường Đội Cấn)


7
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn được nghiên cứu dựa trên những nguyên lý cơ bản của chủ
nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng
về tuyên truyền và tuyên truyền về PCCN; Các nghị quyết của Đảng, các
chương trình, kế hoạch, chiến lược về công tác truyền thông PCCN cho
nhân dân;
Luận văn kế thừa, tiếp thu có chọn lọc các kết quả nghiên cứu của các

cơng trình khoa học về tun truyền PCCN cho nhân dân.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Luận văn phân tích, tổng hợp các tài
liệu, các cơng trình khoa học liên quan đến đề tài bao gồm các văn kiện của
Đảng và Nhà nước; các nghị quyết, chỉ thị, báo cáo của quận Ba Đình, thành phố
Hà Nội; các cơng trình nghiên cứu, báo cáo của các ban ngành đoàn thể liên
quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến tuyên truyền về PCCN tại các chợ hiện nay.
- Phương pháp logic và lịch sử: Trên cơ sở nghiên cứu các cơng trình
khoa học có liên quan đến tuyên truyền về PCCN tại các chợ; luận văn diễn
giải, phân tích, làm rõ những nội dung mà các cơng trình khoa học đã đề cập
và những vấn đề liên quan đến đề tài nhưng chưa được các công trình làm rõ;
đúc kết kinh nghiệm và rút ra những vấn đề mới mà luận văn tiếp tục phải
nghiên cứu, nhằm bổ sung, hoàn thiện hệ thống lý luận tuyên truyền về PCCN
tại các chợ trong tình hình mới.
- Phương pháp điều tra xã hội học: Chọn mẫu điều tra mang tính đại
diện để điều tra về tuyên truyền PCCN tại các chợ trên địa bàn quận Ba Đình,
thành phố Hà Nội hiện nay. Trên cơ sở nghiên cứu các yếu tố chủ quan và
khách quan, lập bảng hỏi thu thập dữ liệu theo mẫu và phân tích, xử lý số
liệu.Luận văn đã phát 200 mẫu bảng hỏi anket dành cho các đối tượng tuyên
truyền là tiểu thương tại các chợ truyền thống và những người dân sinh sống


8
quanh chợ, mua hàng trong chợ.
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: Sau khi đã có kết quả điều tra xã
hội học, luận văn tập trung phân tích, thống kê, xử lý số liệu nhằm xác định
cơ sở thực tiễn cho vấn đề nghiên cứu là tăng cường tuyên truyền PCCN tại
các chợ truyền thống ở quận Ba Đình, thành phố Hà Nội hiện nay.
6. Đóng góp mới về khoa học của Luận văn
- Góp phần làm sáng tỏ hơn một số vấn đề lý luận về tuyên truyền,

tuyên truyền PCCN.
- Đưa ra và phân tích thực trạng tuyên truyền PCCN tại một số chợ
truyền thống ở quận Ba Đình, Hà Nội.
- Đề xuất những quan điểm và giải pháp dưới góc độ chính trị học
nhằm tăng cường tuyên truyền PCCN tại các chợ trên địa bàn quận Ba Đình,
thành phố Hà Nội hiệu quả, thiết thực, phù hợp giai đoạn hiện nay.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
- Kết quả nghiên cứu của Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham
khảo trong quá trình nghiên cứu và giảng dạy các vấn đề có liên quan đến
tuyên truyền về PCCN tại các chợ truyền thống ở quận Ba Đình, thành phố Hà
Nội nói riêng, cho các chợ tại các địa phương khác trên cả nước nói chung.
- Những giải pháp nâng cao hiệu quả tuyên truyền PCCNtại các chợ
truyền thống ở quận Ba Đình nói riêng và thành phố Hà Nội nói chung trong
đề tài nếu được áp dụng tốt sẽ mang lại hiệu quả thực tiễn.
8. Kết cấu Luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ
lục, luận văn được kết cấu thành 3 chương, 8 tiết.


9
Chương 1
TUYÊN TRUYỀN PHÒNG, CHỐNG CHÁY, NỔ
TẠI CÁC CHỢ TRUYỀN THỐNG - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
1.1. Phòng, chống cháy, nổ và tuyên truyền phòng, chống cháy, nổ
tại các chợ truyền thống
1.1.1. Phòng, chống cháy, nổ
1.1.1.1. Hiện tượng cháy, nổ
Có một số định nghĩa về hiện tượng cháy, nổ nhưng về cơ bản có
những thống nhất chung về khái niệm. Chẳng hạn, theo nhà bác học Nga Lơmơ-nơ-xốp thì “cháy là sự hịa hợp giữa chất cháy với khơng khí”. Cịn tại
Việt Nam, theo từ điển Bách khoa Cơng an nhân dân Việt Nam năm 2005 thì

“cháy” được hiểu là: “Phản ứng ơxi hóa có kèm theo tỏa nhiệt và phát sáng.
Sự cháy chỉ xảy ra khi có đầy đủ các điều kiện cháy, đó là sự kết hợp giữa
chất cháy, chất ơxi hóa (thường là ơxi trong khơng khí) và nguồn gây cháy”.
Theo TCVN 5303:1990 về “An tồn cháy – thuật ngữ và định nghĩa”, thì định
nghĩa: “Sự cháy là phản ứng ơxy hóa, tỏa nhiệt và phát sáng”.
Như vậy, về cơ bản có thể hiểu, cháy là q trình phản ứng hóa học tạo
ra khói, bụi, nhiệt và ánh sáng; quá trình này gọi là quá trình phát hỏa và đám
cháy tạo ra những ngọn lửa. Sự cháy muốn xảy ra và tồn tại phải có đủ 3 yếu
tố: chất cháy, chất ơxy hóa và nguồn nhiệt (Chất cháy và chất ơxy hóa đóng
vai trị là những chất tham gia phản ứng còn nguồn nhiệt là tác nhân cung cấp
năng lượng cho phản ứng cháy xảy ra). Nguồn nhiệt được tạo ra bởi rất nhiều
nguồn như điện, tia lửa, ma sát,… Chất cháy có thể là bất kỳ cái gì có thể
cháy được, ví dụ như giấy, gỗ, xăng, dầu, vải,...; nó có thể tồn tại ở thể rắn,
lỏng hoặc khí (gas). Chất ơxy hóa ln có sẵn trong khơng khí; trong q
trình cháy thì ơxy quanh đám cháy sẽ tham gia phản ứng cháy, càng nhiều
ôxy tham gia thì đám cháy càng trở mạnh và nguy hiểm. Khi đám cháy được
phát ra tại một điểm, sẽ làm gia tăng mạnh nhiệt độ tại điểm đó đồng thời


10
nhiệt lượng sẽ lan truyền rất nhanh ra xung quanh điểm cháy. Nói cách khác
là đám cháy sẽ nhanh chóng lan rộng ra xung quanh và nhiệt lượng càng cao
(độ lớn của đám cháy), nguồn ôxy càng nhiều (tác động của gió) và nguồn
chất cháy càng lớn thì đám cháy càng dữ dội, đe dọa an ninh an tồn, tính
mạng và tài sản của con người.
Theo cách hiểu phổ biến, nổ là một q trình chuyển hóa cực nhanh (vài
phần chục hoặc vài phần trăm giây) về mặt lý và hóa học của các chất hoặc hỗn
hợp các chất, có tỏa ra năng lượng rất lớn; năng lượng này sẽ nén sản phẩm nổ
và môi trường xung quanh tạo nên sự thay đổi rất mạnh về áp suất. Như vậy, về
bản chất, quá trình nổ là sự gia tăng áp xuất đột ngột ở một không gian hạn chế.

Hiện tượng nổ có thể xảy ra khi có sự phân hủy về mặt lý học hoặc do
sự chuyển hóa về mặt hóa học của các chất, do sự cháy nhanh các hỗn hợp
khí, hơi và bụi có nguy hiểm nổ. Do đó, có thể phân hai loại hiện tượng nổ: 1Nổ lý học: những trường hợp nổ do áp suất trong một thể tích tăng lên q
cao, vỏ thể tích khơng chịu nổi nên bị nổ vỡ; 2- Nổ hóa học là hiện tượng xảy
ra rất nhanh (có đủ ba yếu tố của sự cháy) tỏa nhiều hơi, khí sinh ra áp suất
lớn, khơng khí giãn nở đột ngột gây ra tiếng nổ.
Như vậy trong nhiều trường hợp, cháy và nổ có sự quan hệ mật thiết
nên thường được ghép chung là hiện tượng cháy, nổ. Có thể xảy ra nổ ở đám
cháy do nguồn chất cháy dồi dào, đám cháy phát triển rất nhanh trong một
khoảng thời gian cực ngắn làm nhiệt độ tại tâm đám cháy tăng lên nhanh
chóng, áp xuất của điểm cháy tăng lên dẫn đến quá trình nổ. Đồng thời, hiện
tượng nổ trong nhiều trường hợp tạo ra môi trường lý tưởng của các yếu tố
gây cháy xuất hiện khiến cho vụ nổ thành đám cháy.
Có muôn vàn lý do khác nhau khiến xảy ra cháy, nổ nhưng tựu chung
lại có thể chia thành 3 nhóm nguyên nhân:
- Do chính con người gây ra – đây là nguyên nhân phổ biến nhất hiện
nay ở Việt Nam. Theo thống kê, một số nguyên nhân chủ yếu là do: đốt, tiêu


11
hủy rác thải gần ở các khu vực không an toàn; thiết kế, lắp đặt đường dây điện
trong nhà, cơ sở sản xuất, kinh doanh không khoa học; sử dụng thiết bị điện,
gas kém chất lượng; để môi trường sống xuất hiện nhiều chất, thiết bị gây
cháy, nổ,… ; không tuân thủ các quy định về an toàn cháy, nổ như: th thợ
giá rẻ thi cơng cơng trình, hàn cắt, lắp đặt điện; hút thuốc, sử dụng vật dụng có
thể tạo cháy, nổ ở những nơi cấm lửa,…;thậm chí có cả những hành vi cố tình
tạo ra cháy, nổ nhằm mục đích cá nhân, nhóm người, có thể là mục đích chơi
trội, trả thù, động cơ chính trị,…
- Cháy, nổ do thiên tai, do tác động của thời tiết, khí hậu khắc nghiệt và
thảm họa thiên tai. Ngày nay biến đổi khí hậu càng làm gia tăng nguy cơ cháy,

nổ với mức độ nghiêm trọng ngày càng nghiêm trọng hơn. Việt Nam thuộc
nhóm nước chịu ảnh hưởng lớn bởi thiên tai và biến đổi khí hậu, bên cạnh đó là
cơ sở hạ tầng còn rất nhiều bất cập nên cháy, nổ do thiên tai cũng là hiện tượng
ln có thể xảy ra, nhất là khi thời tiết quá nắng nóng (gây cháy rừng,…) hay
mưa bão (gây chập, cháy…).
- Do nguyên nhân tự cháy, nổ: Đó là khi trong điều kiện nhất định các
thành phần gây cháy, nổ tiếp xúc với nhau ở mức độ có thể tự tạo thành cháy,
nổ. Hiện tượng này thường cũng thường là do sự chủ quan, không cảnh giác của
con người trong PCCN hoặc do lý do khách quan, chủ quan mà cơ sở hạ tầng
yếu kém, lạc hậu, khơng bảo đảm an tồn.
1.1.1.2. Phịng, chống cháy, nổ
Theo Từ điển tiếng Việt, “phịng” có nghĩa là: ngăn ngừa, đề phịng
trước để sẵn sàng đối phó, chống lại; còn “chống” nghĩa là: hoạt động ngược
lại, gây trở ngại cho hành động của ai hoặc làm cản trở sức tác động của cái
gì. Trên thực tế, hai từ này thường được ghép với nhau để mô tả và một quá
trình gồm hai giai đoạn, hai bước, hai tiến trình, hai cơng tác liên quan chặt
chẽ với nhau. “Phịng” là để ngăn sự việc khơng xảy ra nhưng đồng thời cũng
chuẩn bị trước mọi kỹ năng xử lý nếu sự việc xảy ra; cịn “chống” chính là


12
những hành động cụ thể, tức thời khi sự việc xảy ra. Sẽ khơng thể “chống” tốt
nếu khơng có sự trang bị, đào tạo kỹ năng ứng phó, chuẩn bị, “phịng” tốt;
ngược lại cũng khơng thể chắc chắn rằng sự việc sẽ khơng bao giờ xảy ra dù
“phịng” có tốt đến đâu. Tuy nhiên, trong mối quan hệ này, người ta thường
nhấn mạnh việc phịng ngừa, với tính chất là việc thường xuyên, lâu dài, hạn
chế tối đa sự việc rủi ro; cịn “chống” mang tính xử lý tình huống cụ thể, hạn
chế tối đa thiệt hại khi rủi ro xảy ra.
Như vậy, phòng ngừa cháy, phòng ngừa nổ (gọi chung là phòng cháy,
nổ) là sự chuẩn bị sẵn sàng cả về kiến thức, kỹ năng, vật chất, tinh thần để

phịng ngừa khơng để xảy ra cháy, nổ xảy hoặc nhằm giảm thiểu tác hại của
chát, nổ nếu nó xảy ra. Mục đích của phịng cháy, nổ là khơng cho các sự cố
cháy, nổ có điều kiện xảy ra. Tuy nhiên, nếu các sự cố cháy, nổ diễn ra trong
thực tế thì sẵn sàng nhân lực, vật lực khống chế, triệt tiêu, hạn chế tối đa thiệt
hại về người, của và mơi trường.
Chống cháy, cịn gọi là chữa cháy, chống nổ (gọi chung là chống cháy,
nổ), theo cách hiểu chung nhất của từ điển tiếng Việt, của Luật Phòng cháy,
chữa cháy đó là: tổ hợp các giải pháp bao gồm các công việc huy động, triển
khai lực lượng, phương tiện chữa cháy, nổ; tổ chức thoát nạn, cứu người, cứu
tài sản; chống cháy lan, dập tắt đám cháy và các hoạt động khác có liên quan
đến chữa cháy.
Như vậy, có thể thấy, PCCN là hai khái niệm, hai nội hàm khác nhau,
tuy nhiên lại là hai hoạt động có mối quan hệ mật thiết, khơng thể tách rời.
Phịng cháy, nổ tốt làm giảm thiểu nguy cơ cháy, nổ đồng thời cũng cung cấp
sẵn phương tiện, nguồn lực, kỹ năng để chống cháy, nổ. Còn chống cháy, nổ
tốt là tổ hợp chuỗi hành động để ứng phó một vụ việc cháy, nổ cụ thể; là phản
ánh rõ nét nhất quá trình PCCN. Trong PCCN thì phịng ngừa là chính nhưng
cả hai đều rất quan trọng. Tóm lại, có thể hiểu, PCCN là tổng hợp các giải
pháp do con người thực hiện nhằm loại trừ hoặc hạn chế đến mức tối đa các


13
nguy cơ xảy ra cháy, nổ hoặc các thiệt hại xảy ra khi cháy, nổ; trong đó quan
trọng nhất là các khâu cứu người, bảo vệ môi trường, cứu chữa tài sản...
1.1.2. Tuyên truyền
Theo Từ điển Hán - Việt, “tuyên” có nghĩa là tản khắp mọi nơi;
“truyền” có nghĩa là đem của người này trao cho người khác; nghĩa là đem ý
kiến, tư tưởng của mình trao cho nhiều người, ở nhiều nơi. Theo Từ điển Tiếng
Việt “Tuyên truyền là giải thích rộng rãi để thuyết phục, vận động mọi người
làm theo”. Trong tiếng La-tinh, “Tuyên truyền” - Propaganda, có nghĩa là

truyền bá, truyền đạt một quan điểm nào đó. Như vậy, tuyên truyền là một hoạt
động chỉ xuất hiện, tồn tại trong xã hội lồi người, bởi chỉ có con người mới
có nhu cầu trao đổi tư tưởng, văn hóa và chỉ có con người mới có khả năng
trao truyền tư tưởng, văn hóa cho nhau. Đây là một hoạt động xã hội đặc biệt
mà cả chủ thể và đối tượng đều là con người và nhằm mục đích tác động đến
con người từ nhận thức, thái độ đến hành động.
Về cơ bản, đối với chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tun truyền đó là q
trình đưa lý luận vào thực tiễn. Từ điển chính trị của Liên Xơ định nghĩa:
“Tuyên truyền là giải thích, phổ biến một tư tưởng, học thuyết, lý luận
chính trị nào đó” [33, 108]. Cịn Đại từ điển bách khoa tồn thư Liên Xơ
định nghĩa thuật ngữ tuyên truyền theo nghĩa rộng là sự truyền bá những
quan điểm, tư tưởng về chính trị, triết học, khoa học nghệ thuật…. nhằm
biến quan điểm, tư tưởng ấy thành ý thức xã hội, thành hành động cụ thể
của quần chúng;theo nghĩa hẹp là truyền bá những quan điểm lí luận
nhằm xây dựng cho quần chúng một thế giới quan nhất định phù hợp với
lợi ích của chủ thể tuyên truyền và kích thích những hoạt động thực tế
phù hợp với thế giới quan ấy [32, 95-96].
Trong tác phẩm Người tuyên truyền và cách tuyên truyền (năm 1947),
Chủ tịch Hồ Chí Minh định nghĩa: “Tuyên truyền là việc đem một việc gì nói
cho dân biết, dân nhớ, dân theo, dân làm” [26, 191].


14
Trên cơ sở chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nhiều nhà
nghiên cứu đồng tình cho rằng: tuyên truyền là phổ biến, giải thích một tư
tưởng, một học thuyết, một quan điểm nào đó, nhằm hình thành hoặc củng cố
ở đối tượng tuyên truyền một thế giới quan, nhân sinh quan, một lý tưởng,
một lối sống thông qua đó mà ảnh hưởng tới thái độ và hoạt động tích cực
của con người trong thực tiễn xã hội. Tuyên truyền là một dạng hoạt động xã
hội đặc biệt, có tính lịch sử cụ thể.

Đảng Cộng sản Việt Nam xác định: Công tác tuyên truyền là một trong
ba bộ phận cấu thành, hay ba hình thái của cơng tác tư tưởng (bao gồm: công
tác lý luận, công tác tuyên truyền và cơng tác cổ động). Các hình thái này
tương đương với 3 quá trình cơ bản: quá trình sáng tạo hệ tư tưởng và vận dụng
hệ tư tưởng đề ra đường lối, chính sách (sản xuất hệ tư tưởng); q trình truyền
bá hệ tư tưởng và đường lối, chính sách (tái sản xuất hệ tư tưởng); quá trình
biến hệ tư tưởng, đường lối, chính sách thành hiện thực (“vật chất hóa” hệ tư
tưởng). Cơng tác tun truyền là một mắt khâu quan trọng trong hệ thống công
tác tư tưởng của Đảng và có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại với hai mắt
khâu cịn lại là cơng tác nghiên cứu lý luận và công tác cổ động.
Tuyên truyền được chia thành các lĩnh vực nhiệm vụ: Tuyên truyền,
giáo dục thế giới quan khoa học; tuyên truyền, giáo dục tư duy lý luận; tuyên
truyền, giáo dục chính trị - tư tưởng; tun truyền, giáo dục hình thành văn
hóa kinh tế; tuyên truyền, giáo dục đạo đức.
1.1.3. Phòng, chống cháy nổ ở chợ truyền thống
1.1.3.1. Khái niệm chợ truyền thống
Theo Từ điển tiếng Việt [30,128] “Chợ là nơi tụ họp giữa người mua và
người bán để trao đổi hàng hóa, thực phẩm hàng ngày theo từng buổi hoặc
từng phiên nhất định (chợ phiên)”.
Đối với người Việt Nam, chợ gắn liền với đời sống kinh tế, mang
đậm cả yếu tố xã hội, văn hóa. Cha ơng ta có câu: “Thứ nhất tu tại gia, thứ


15
nhì tu chợ, thứ ba tu chùa”, “Trai khơn tìm vợ chợ đông - Gái khôn lấy
chồng ở chốn ba quân” để nói chợ là nơi con người giao lưu, thực hiện các
mối quan hệ xã hội để trưởng thành và khẳng định mình, đồng thời chợ
cũng là nơi phản ánh trình độ phát triển của làng, của vùng. Do đó, trong
đời sống người Việt Nam trước đây, hầu như đơn vị hành chính cấp thấp
nhất (làng) nào cũng có chợ.

Theo các nhà nghiên cứu, ở Việt Nam, chợ là điểm khởi đầu cho phát
triển. Các làng có chợ; chợ phát triển thì thành thị, đơ thị - mà thị nghĩa là chợ.
Do đó chợ truyền thống ở đơ thị gốc rễ là những chợ làng. Điều đó giải thích vì
sao nhiều đơ thị lớn có những cái chợ truyền thống nổi tiếng: chợ Rồng, Nam
Định; chợ Kỳ Lừa, Lạng Sơn; chợ Đông Ba, Huế; chợ Nổi Cái Bè... Điển hình
nhất của việc từ chợ phát triển thành đơ thị chính là Hà Nội - Kẻ Chợ.
Giai đoạn hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội, xuất
hiện ngày càng nhiều các trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích,…
với phong cách mua/bán cho đến hình thức tổ chức khác biệt với chợ truyền
thống của người Việt Nam. Do đó hình thành khái niệm chợ truyền thống để
khu biệt với các hình thức mua bán, kiểu “chợ” hiện đại.
Về cơ bản, có thể hiểu,chợ truyền thống là khái niệm để chỉ một loại hình
kinh doanh được phát triển dựa trên những hoạt động thương mại mang tính
truyền thống, được tổ chức tại một điểm theo quy hoạch, đáp ứng nhu cầu mua
bán, trao đổi hàng hóa- dịch vụ và nhu cầu tiêu dùng của khu vực dân cư.
Chợ truyền thống cũng là một mơ hình trung tâm thương mại, bao gồm
hệ thống nhiều người bán lẻ thuê lại các ki-ốt, gian hàng nhưng nó chỉ bao
gồm những người bán các sản phẩm (chủ yếu là lương thực, thực phẩm) phục
vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày của con người và đa số là người kinh doanh
trực tiếp bán cho người tiêu dùng. Do đó nó khác biệt về quy mơ, hình thức,
phương thức mua bán so với trung tâm thương mại. Chợ truyền thống khác
với siêu thị bởi nó gồm rất nhiều những người bán hàng trực tiếp và bình đẳng


16
với nhau trong khi siêu thị là các nhân viên bán hàng và hàng hóa được bán
gián tiếp bởi những người chủ của siêu thị chứ không trực tiếp từ người sản
xuất. Các cửa hàng tiện ích, shop thực chất chỉ là các cơ sở bán lẻ nhỏ nằm rải
rác, không tập trung như chợ, siêu thị, trung tâm thương mại.
1.1.3.2. Khái niệm phòng, chống cháy, nổ ở chợ truyền thống

Có lẽ do điều kiện tự nhiên có khí hậu khá khắc nghiệt và thường
xuyên phải chống lại “địch họa”, đất nước Việt Nam là nước có truyền thống
trong cơng tác phịng, chống cháy, nổ. Từ xa xưa ơng cha ta đã đưa ra quan
điểm “Giặc phá không bằng nhà cháy” vừa phản ánh tác hại ghê gớm của nạn
cháy vừa để đề cao cơng tác phịng cháy, chữa cháy, nói rộng ra hiện nay là
phịng, chống cháy, nổ.
Trong đời sống xã hội, thì chợ là một thiết chế rất quan trọng – một trong 5
tiêu chí xây dựng phát triển (điện, đường, trường, trạm, chợ). Đồng thời, chợ nói
chung, chợ truyền thống nói riêng, cịn mang các đặc điểm: là nơi tụ họp đông
người; thường nằm trong trung tâm của các địa phương; nơi tập trung nhiều hàng
hóa có khả năng đe dọa an toàn cháy, nổ; nơi sử dụng nhiều thiết bị điện. Chợ
truyền thống cịn có đặc điểm là cơ sở hạ tầng còn nhiều bất cập, tiềm ẩn nguy cơ
cháy, nổ cao. Do đó, đối với các địa phương trong cả nước, khi nhắc tới công tác
PCCN trên địa bàn, thường đặt PCCN tại các khu vực chợ là một nhiệm vụ
thường xuyên, trọng tâm, trọng điểm. Điều này thể hiện ở hầu hết các văn bản báo
cáo về cơng tác PCCN đều có một phần nội dung đề cập PCCN ở khu vực chợ.
Về cơ bản, có thể hiểu, PCCN tại các chợ truyền thốnglà tổng hợp các
giải pháp do con người thực hiện nhằm loại trừ hoặc hạn chế đến mức tối đa
các nguy cơ xảy ra cháy, nổ hoặc các thiệt hại xảy ra khi cháy, nổ; trong đó
quan trọng nhất là các khâu cứu người, bảo vệ môi trường, cứu chữa tài
sản...tại các chợ truyền thống.
Dựa trên các văn bản quy phạm pháp luật, trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền,
lực lượng thực hiện công tác PCCN tại các chợ truyền thống được xác định:


17
- Là trách nhiệm của mỗi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân kinh
doanh tại chợ; nhân dân sinh sống tại khu vực chợ.
- Công dân từ 18 tuổi trở lên, đủ sức khỏe có trách nhiệm tham gia vào
đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở được lập ở khu vực có chợ

truyền thống khi có yêu cầu.
- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, tiểu thương, cá chủ hộ gia đình là
người chịu trách nhiệm tổ chức hoạt động và thường xuyên kiểm tra PCCN
trong phạm vi trách nhiệm của mình.
- Lực lượng Cảnh sát phịng cháy và chữa cháy có trách nhiệm hướng
dẫn, kiểm tra hoạt động PCCN tại các chợ truyền thống và cơ quan, tổ chức,
hộ gia đình, cá nhân và làm nhiệm vụ chữa cháy.
1.1.4. Tuyên truyền phòng, chống cháy, nổ tại các chợ truyền thống
Từ khái niệm về PCCN, chợ truyền thống, tuyên truyền, đã phân tích ở
trên, có thể hiểu: Tuyên truyền về PCCN tại các chợ truyền thống là hoạt
động phổ biến, giải thích, giáo dục, trang bị kiến thức, kỹ năng PCCN cho
toàn bộ hệ thống chính trị và người dân làm ăn, sinh sống tại các khu vực có
chợ truyền thống; từ đó xây dựng ý thức đúng đắn, thái độ tự giác và thúc đẩy
hành động tích cựctrong phịng ngừa cháy, nổ và ngăn chặn tác hại nếu cháy,
nổ xảy ra.
Yêu cầu đối với tuyên truyền PCCN nói chung, PCCN tại các chợ
truyền thống nói riêng là phải được huy động sức mạnh tổng hợp của tồn hệ
thống chính trị, trực tiếp nhất là lực lượng PCCC. Cấp ủy, chính quyền các
cấp phải thực hiện công tác này và người đứng đầu cấp ủy, chính quyền là
người chịu trách nhiệm cao nhất. Đặc biệt, khi xác định đó là một nhiệm vụ
của cơng tác tun truyền thì mỗi đảng viên đều phải có trách nhiệm tuyên
truyền. Bên cạnh đó, các tổ chức chính trị - xã hội cũng phải tham gia thực
hiện công tác tuyên truyền PCCN tại các chợ truyền thống. Đối với nhân dân,
vừa là đối tượng tuyên truyền, đến lượt họ cũng có thể trở thành những tuyên


18
truyền viên về PCCN. Trong nhân dân thì tầng lớp quan trọng nhất chính là
tiểu thương tại các chợ, họ là đối tượng tuyên truyền quan trọng nhất đồng
thời cũng là lực lượng tuyên truyền, tham gia PCCN bởi hơn ai hết, an toàn

trật tự ở các chợ gắn lền với tài sản và tính mạng của họ.
Tuyên truyền PCCN tại các chợ truyền thống là một công tác thường
xuyên, lâu dài đồng thời cũng ln mang tính thời sự, cấp bách và cũng cần
đổi mới cả về nội dung và hình thức để phù hợp sự phát triển của tình hình.
Nó cũng đã được tạo hành lang pháp lý đầy đủ bởi quan điểm, đường lối và
hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Đảng, Nhà nước.
Tuyên truyền PCCN ln gắn liền và phải phù hợp với trình độ
nhận thức, khả năng, kỹ năng của đối tượng tuyên truyền và điều kiện cơ
sở vật chất của lực lượng chức năng, chính quyền, khu chợ và nhân dân
sinh sống trên địa bàn; bị chi phối bởi các yếu tố như phong tục, tập quán,
văn hóa,…
1.2. Các yếu tố cấu thành hoạt động tuyên truyền phòng, chống
cháy, nổ tại các chợ truyền thống
1.2.1. Chủ thể tuyên truyền
Trong sơ đồ công tác tuyên truyền, cá nhân, tổ chức, thiết chế chính
trị - xã hội thực hiện sự tác động, đưa thông điệp đến nhận thức của đối
tượng tuyên truyền được gọi là chủ thể tuyên truyền. Chủ thể tuyên truyền
là lực lượng trực tiếp lựa chọn nội dung, hình thức, phương pháp, phương
tiện phù hợp đối tượng tuyên truyền, hoàn cảnh tuyên truyền nhằm đạt hiệu
quả cao nhất. Trong hoạt động tun truyền, mơ hình tổ chức cơng tác
tun truyền ở nước ta trong mọi hoạt động, từ Trung ương tới cơ sở, với
tầm quan trọng của truyên truyền PCCN tại các chợ truyền thống, chủ thể
tuyên truyền bao gồm nhiều đối tượng, được chia thành: chủ thể trực tiếp
tuyên truyền, chủ thể lãnh đạo, quản lý tuyên truyền và chủ thể tham gia
tuyên truyền.


×