Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Vấn đề quản lý nguồn tin trong bối cảnh hội tụ truyền thông ở đài tiếng nói việt nam (khảo sát 2016 2018)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 125 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

VŨ THANH QUANG

VẤN ĐỀ QUẢN LÝ NGUỒN TIN TRONG BỐI CẢNH HỘI TỤ
TRUYỀN THƠNG Ở ĐÀI TIẾNG NĨI VIỆT NAM
(KHẢO SÁT 2016-2018)

Chun ngành: Quản lý Phát thanh truyền hình và báo mạng điện tử
Mã số : 60 32 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS,TS. NGUYỄN THỊ TRƯỜNG GIANG

HÀ NỘI - 2019


Luận văn đã được chỉnh sửa theo khuyến nghị của Hội đồng chấm
luận văn thạc sĩ.
Hà Nội, ngày 26 tháng 8 năm 2019
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

PGS,TS. Đinh Thị Thu Hằng



LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Thị Trường Giang. Các số liệu, kết quả trong
luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, chính xác. Những kết luận khoa
học trong luận văn là mới và chưa từng cơng bố trong bất kì một cơng trình
nào trước đây. Nếu sai, tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm.
Tác giả luận văn

VŨ THANH QUANG


LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với các thầy
cô của Học viện Báo chí và Tuyên truyền, đặc biệt là các thầy cơ Khoa Phát
thanh truyền hình của Học viện đã tạo điều kiện tốt cho em hoàn thành luận
văn tốt nghiệp. Em cũng xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Thị Trường
Giang đã nhiệt tình hướng dẫn em thực hiện hồn thành luận văn tốt nghiệp.
Trong q trình học tập và thực hiện luận văn, do trình độ lý luận cũng
như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế, nên luận văn khơng thể tránh khỏi
những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến chỉ bảo của các Thầy, Cô để
em học thêm được nhiều kiến thức, kinh nghiệm và hoàn thành tốt hơn với
những nghiên cứu sau này. Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 19 tháng 06 năm 2019
Tác giả luận văn

VŨ THANH QUANG


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ
NGUỒN TIN TRONG BỐI CẢNH HỘI TỤ TRUYỀN THÔNG..................... 13
1.1. Những khái niệm liên quan ............................................................. 13
1.2. Vai trò của việc quản lý nguồn tin trong bối cảnh hội tụ truyền thông ở
cơ quan báo chí .................................................................................... 23
1.3. Nội dung và phương pháp quản lý nguồn tin trong bối cảnh hội tụ truyền
thông ở cơ quan báo chí ........................................................................ 30
Chương 2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ QUẢN LÝ NGUỒN TIN TRONG BỐI
CẢNH HỘI TỤ TRUYỀN THÔNG Ở ĐÀI TNVN HIỆN NAY ....................... 35
2.1. Giới thiệu tổng quan về Đài Tiếng nói Việt Nam .............................. 35
2.2. Khảo sát vấn đề quản lý nguồn tin trong bối cảnh hội tụ truyền thông ở
Đài TNVN từ tháng 1 năm 2016 đến tháng 1 năm 2018 ........................... 40
2.3. Đánh giá thực trạng vấn đề quản lý nguồn tin trong bối cảnh hội tụ
truyền thông ở Đài TNVN hiện nay và nguyên nhân ................................ 62
Chương 3. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM
NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NGUỒN TIN TRONG BỐI CẢNH HỘI
TỤ TRUYỀN THÔNG Ở ĐÀI TNVN ................................................................ 68
3.1. Những vấn đề đặt ra ....................................................................... 68
3.2. Các giải pháp ................................................................................. 72
3.3. Một số kiến nghị với lãnh đạo Đài để tăng cường quản lý nguồn tin ... 88
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 92
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 95
PHỤ LỤC ............................................................................................................. 98
TÓM TẮT LUẬN VĂN..................................................................................... 117


DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH
Hình 2.1: Sơ đồ quy trình nguồn tin phát sóng ............................................ 44
Hình 2.2: Sơ đồ nguồn tin từ cơ quan TTNN về phát sóng............................ 47

Hình 2.3: Sơ đồ nguồn tin từ cơ quan TTNN về phát sóng............................ 48
Hình 2.4: Cơ chế hoạt động nội bộ Trung tâm Tin- Đài TNVN .................... 51
Hình 2.5: Sơ đồ cơ chế phối hợp hoạt động của Trung tâm Tin với các đơn vị
chun mơn .................................................................................................. 52
Hình 3.1: Mơ hình điều phối đa phương tiện ................................................ 79
Hình 3.2: Mơ hình phân phối nguồn tin khi thiết lập mạng dữ liệu online .... 83
Hình 3.3: Mơ hình sản xuất tin bài trong tòa soạn hội tụ ............................. 87


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BC-TT

:

Báo chí - Truyền thơng

BMĐT

:

Báo mạng điện tử

BTV

:

Biên tập viên

CTV


:

Cộng tác viên

THVN

:

Truyền hình Việt Nam

PV

:

Phóng viên

PTV

:

Phát thanh viên

TNVN

:

Tiếng nói Việt Nam

TKTS


:

Thư ký tịa soạn

PTTH

:

Phát thanh truyền hình

TTXVN

:

Thơng tấn xã Việt Nam


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong hoạt động báo chí, nguồn tin có vai trị quan trọng đến việc thực
hiện mục tiêu, nhiệm vụ, tơn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí. Bởi nguồn
tin chính là chất liệu tạo nên các tác phẩm báo chí. Chất lượng tác phẩm báo
chí, sản phẩm báo chí phụ thuộc vào nguồn tin.
Trong bối cảnh bùng nổ các phương tiện truyền thông, sự cạnh tranh
thông tin, cạnh tranh nguồn tin diễn ra gay gắt. Bởi trong thông tin, ai nắm
được nguồn tin là người đó dành chiến thắng. Tuy nhiên, nguồn tin phải đảm
bảo các tiêu chí, đặc biệt là đối với báo chí. Nguồn tin phải khách quan, chính

xác, thời sự…Để đảm bảo có nguồn tin tốt, đảm bảo chất lượng, hoạt động
quản lý nguồn tin đóng vai trị quan trọng, bởi đó là tài nguyên để tạo nên tác
phẩm báo chí.
Hội tụ truyền thơng là một xu hướng của báo chí hiện đại, đi liền với nó
là mơ hình tịa soạn hội tụ. Mơ hình này địi hỏi cần nghiên cứu và giải quyết
nhiều vấn đề cơ bản từ tòa soạn đến sản phẩm báo chí, từ tổ chức mơ hình, cơ
chế hoạt động đến cơng tác quản lý, cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn nhân
lực…trong đó có vấn đề tổ chức, quản lý nguồn tin. Đây là vấn đề có vai trị
và ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển của báo chí nói chung và của cơ
quan báo chí nói riêng.
Theo Đề án quy hoạch và phát triển báo chí đến năm 2020, các cơ quan
báo chí lớn trong đó có Đài TNVN sẽ tổ chức thành các tập đồn truyền
thơng. Chiến lược phát triển Đài TNVN đến năm 2020 được Đại hội Đảng bộ
Đài TNVN lần thứ XXII xác định: Phải xây dựng Đài TNVN trở thành tập
đồn truyền thơng hiện đại, đáp ứng được u cầu là cơ quan ngôn luận thiết
yếu của Đảng, Nhà nước, là diễn đàn của nhân dân, là cầu nối giữa Đảng và


2

Nhân dân... Trong chiến lược này Đài TNVN xác định phải đổi mới phương
thức sản xuất và quản lý nguồn tin để tạo cho Đài một sức mạnh tổng hợp. Đó
là về nội dung phải đảm bảo nhanh, đúng, trúng, hay; về tổ chức phải đảm
bảo gọn nhẹ, năng động, linh hoạt với nguồn nhân lực đa kỹ năng đảm bảo
một ekip phóng viên có thể sản xuất cho cả 4 loại hình báo chí mà Đài hiện
có. Đài TNVN cũng xác định, các sản phẩm tin, bài sản xuất ra phải được
định hướng và kiểm soát về nội dung, được sử dụng thống nhất trên tất cả 4
loại hình báo chí, trên đa nền tảng…
Từ những lý do nêu trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Vấn đề quản lý nguồn
tin trong bối cảnh hội tụ truyền thông ở Đài TNVN” làm luận văn tốt nghiệp

thạc sĩ chuyên ngành phát thanh truyền hình. Do giới hạn của một luận văn
Thạc sĩ, tác giả chỉ khảo sát trong thời gian từ 2016 đến 2018.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Qua khảo sát tác giả nhận thấy đề tài đã được nhiều tác giả nghiên cứu
dưới các góc độ khác nhau như:
- Các cơng trình nghiên cứu về truyền thông hội tụ:
Đinh Thị Thúy Hằng (2008) trong cuốn “Báo chí thế giới và xu hướng
phát triển” do nhà xuất bản Thông Tấn phát hành năm 2008, đã đề cập đến
những lý luận, khái niệm, phạm trù và hoạt động báo chí đang phổ biến tại
các trường đại học trên thế giới và trong nghiên cứu báo chí. Đây là một vấn
đề hết sức cần thiết trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, đặc biệt là đối với
các cơ sở nghiên cứu lý luận báo chí ở Việt Nam. Trong chương 5 của cuốn
sách này, tác giả đã phân tích xu hướng phát triển của báo chí thế giới trong
thời đại kỷ nguyên số. Đây là nguồn tài liệu hữu ích đối với tơi trong q trình
thực hiện luận văn.
Nhiều tác giả (2011), Cuốn “Lý luận chính trị truyền thơng, những
điểm nhìn từ thực tiễn đào tạo” do Nhà xuất bản chính trị hành chính đã tập


3

hợp hơn 60 bài viết khoa học tiêu biểu của cán bộ giảng dạy, nghiên cứu về
những thành tựu và kinh nghiệm đào tạo nghiệp vụ báo chí, đặc biệt là cơng
tác đào tạo báo chí của học viện Báo chí và tun truyền. Trong đó có bài viết
hội tụ truyền thông – Xu thế phát triển ở Việt Nam của PGS, TS. Đinh Thị
Thúy Hằng. Bài viết đã khái quát thực tiễn báo chí trên thế giới, nhất là xu
hướng hội tụ truyền thơng, phân tích sự hội tụ các loại hình báo chí của các
tập đồn truyền thơng lớn trên thế giới, từ đó có những nhận diện về xu
hướng hội tụ truyền thông đa phương tiện ở Việt Nam cũng như cơng tác đào
tạo báo chí cho phù hợp với điều kiện thực tiễn hiện nay.

Nguyễn Văn Dững (2013), Cuốn “Cơ sở lý luận Báo chí” NXB Lao
động. Tác giả đề cập đến những nguyên lý chung nhất về lý luận, những quan
niệm chung về báo chí, tính giai cấp của báo chí, chức năng báo chí, các
nguyên tắc hoạt động báo chí, cơ sở về lý luận báo chí, bản chất của hoạt
động báo chí. Tuy không đề cập đến vấn đề về truyền thông hội tụ, thư ký
biên tập nhưng đây là một trong những cuốn sách cẩm nang về cơ sở lý luận
báo chí truyền thông nhằm giúp tác giả định hướng cũng như các góc cạnh
tiếp cận khi đề cập đến vấn đề Truyền thông hội tụ hay Thư ký biên tập.
Nguyễn Thành Lợi (2014), Cuốn “Tác nghiệp báo chí trong mơi trường
truyền thông hiện đại”, nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông đã khái quát
về những vấn đề khá mới mẻ đang được nghiên cứu rộng rãi trên thế giới
trong nhiều thập niên qua như truyền thông xã hội, các lý thuyết truyền thơng,
hội tụ truyền thơng, tịa soạn hội tụ, đồng thời tác giả cũng trình bày những
đặc điểm và kỹ năng cần thiết đối với “nhà báo đa năng” trong mơi trường hội
tụ truyền thơng.
- Các cơng trình nghiên cứu về nguồn tin
Liên quan tới đề tài này, trên thế giới đã có những cơng trình nghiên
cứu về tin phát thanh, tiêu biểu là cuốn “Hướng dẫn sản xuất chương trình


4

phát thanh” của Tác giả Alan Wheatley, 1979. Trong chương Tin tức phát
thanh tác giả cũng đã đề cập về tin phát thanh. Ở đầu thế kỷ XX, nhiều đài
phát thanh trên thế giới sử dụng các tờ báo để đọc tin “ Điều đó có nghĩa tin
tức phát thanh bao giờ cũng muộn hơn các tờ báo khác và được biên tập rất
ít…Tác giả nhận định: “Vào năm 1936, ABC thành lập Ban thời sự đầu tiên,
nhưng cũng phải mất 10 năm sau đó mới có thể hoạt động như một bộ phận
cung cấp tin hoàn chỉnh, độc lập…” . Tuy nhiên, phát thanh đã thể hiện tiềm
năng đưa tin của mình khi bắt đầu có những tin trực tiếp, phong cách làm tin

phát thanh đã dần hình thành và “các bản tin thông thường khoảng 3 đến 4
phút mà vẫn là nền tảng của tin tức phát thanh hiện đại” Alan Wheatley khẳng
định; “tin tức phát thanh cần được thể hiện súc tích, rõ ràng, trong một thời
gian ngắn diễn tả được cái gì đã xảy ra, cái gì đang tiếp diễn và nếu có thể cái
gì sắp xảy ra dựa trên những suy đoán độc lập”.
Cuốn “Các thể loại báo chí phát thanh” của V.V Xminop nhận định sự
hình thành và phát triển của hệ thống các thể loại báo phát thanh, trong đó có
tin phát thanh là một quá trình phức tạp và “phụ thuộc vào đời sống chính trị
của xã hội và sự hồn thiện của kỹ thuật, vào sự phát triển nội tại của nó”.
Ơng cho rằng: “Q trình này được đặc trưng bởi tính năng động của tất cả
các thành tố trong hệ thống các thể loại báo chí”. Q trình này gắn chặt với
vai trò của phát thanh trong hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng và
trong đời sống con người, gắn liền với sự chuyển hóa của các thể loại phát
thanh trong tiến trình khai thác các khả năng của báo chí phát thanh trong bối
cảnh có sự thay đổi với cơng chúng thính giả.
Ở trong nước: Trong chương Tin phát thanh thuộc cuốn Báo Phát thanh
(2002) tác giả Vũ Thúy Bình có nhận định: “Nhu cầu thơng tin của người
nghe đài ngày càng tăng về số lượng và chất lượng. Nhịp sống hiện đại đòi
hỏi con người lựa chọn hình thức thơng tin nhanh gọn, trực tiếp, dễ hiểu , dễ


5

nhớ…sao cho với một lượng thời gian vật chất nhỏ nhoi nhất có thể tiếp thu
được một lượng thơng tin lớn nhất...”.Đây là một trong những nguyên nhân
quan trọng để tìm kiếm sự đa dạng nhưng cũng địi hỏi tính chất lượng của
các nguồn tin trong phát thanh, đặc biệt là bối cảnh hội tụ hiện nay.
Đề tài “Tổ chức sản xuất tin thời sự Quốc tế trên Truyền hình Quốc hội
Việt Nam” của Trương Thị Ngoan, Luận văn Thạc sỹ Báo chí học thực hiện
năm 2016. Luận văn này được nghiên cứu và hoàn thành tại Học viện Báo chí

và Tuyên truyền. Tác giả của luận văn đã bám sát mục tiêu, nhiệm vụ khoa
học, áp dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp, để thực hiện luận văn.
Phần lý luận tác giả tập trung nêu rõ các khái niệm cơng cụ về truyền hình, tin
thời sự quốc tế trên truyền hình, tổ chức sản xuất tin thời sự quốc tế trên
truyền hình.... Cùng với đó cũng nêu rõ nội dung, quan điểm của Đảng, Nhà
nước ta về thông tin quốc tế đối ngoại. Đặc biệt, luận văn nêu ra thực trạng
của hoạt động tổ chức sản xuất tin thời sự quốc tế hiện nay trên Truyền hình
Quốc hội Việt Nam. Từ những thực tế này, tác giả đã đánh giá những thành
công, hạn chế của hoạt động tổ chức sản xuất tin thời sự quốc tế, từ đó nêu ra
nguyên nhân thành công cũng như nguyên nhân hạn chế của nó. Tác giả cũng
đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động tổ chức
sản xuất tin thời sự quốc tế trên Truyền hình Quốc hội Việt Nam. Qua những
nội dung được đề cập đến trong luận văn, tác giả giúp người đọc có cái nhìn
khái qt về hệ thống lý luận liên quan đồng thời làm tài liệu tham khảo cho
các biên tập viên, kỹ thuật viên của Kênh Truyền hình Quốc hội Việt Nam.
Để có được những quan điểm khách quan cho các vấn đề của luận văn, tác giả
đã tiến hành phương pháp phỏng vấn sâu các chuyên gia, đặc biệt liên quan
đến đề xuất, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác tổ chức sản xuất
tin thời sự quốc tế trên Truyền hình Quốc hội Việt Nam với mục đích cuối


6

cùng là có được những tác phẩm chất lượng, đáp ứng nhu cầu về thông tin
quốc tế của công chúng.
Đề tài: "Sử dụng và kiểm chứng thông tin trên mạng xã hội trong tác
phẩm báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay", (Khảo sát trên Vietnamnet.vn,
Dantri.com.vn, Vnexpress.net từ ngày 01/10/2012 đến ngày 30/4/2013), Khóa
luận tốt nghiệp đại học, sinh viên thực hiện: Nguyễn Minh Hải, Lớp: Báo
mạng điện tử K29. Tác giả cho biết: Việc sử dụng thông tin trên mạng xã hội

trong tác phẩm báo mạng điện tử buộc bản thân người làm báo phải kiểm
chứng thông tin. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, vẫn còn một bộ phận người
làm báo khơng trung thực, vì lợi ích cá nhân mà đưa thông tin sai lệch, không
được kiểm chứng. Nhiều người làm báo lại không coi trọng quy trình kiểm
chứng thơng tin, kiểm chứng qua loa, dẫn đến đưa thơng tin thiếu chính xác,
bị dư luận lên án. Những sai phạm đó vẫn ngày ngày xuất hiện trên các trang
báo mạng điện tử, với tần suất ngày càng nhiều, từ sai phạm nhỏ đến sai phạm
nghiêm trọng, làm mất lòng tin của độc giả đối với nhà báo. Đối với việc sử
dụng và kiểm chứng thông tin, trách nhiệm của người làm báo là vô cùng
quan trọng. Bởi họ chính là những người có trách nhiệm cao nhất đối với tác
phẩm của mình. Vấn đề đạo đức của người làm báo hiện nay cũng là một
trong những vấn đề được quan tâm, bởi người làm báo theo quan niệm chung
của xã hội, là người có trách nhiệm cao hơn, nhất là đối với thơng tin do mình
đưa ra. Hiện nay, vấn đề đạo đức người làm báo trở nên vô cùng quan trọng,
đặc biệt trong việc sử dụng và kiểm chứng thơng tin trên mạng xã hội. Nó gắn
liền với vai trò và nghĩa vụ của người làm báo, của tòa soạn báo đối với độc
giả, với xã hội. Đối với bản thân người làm báo, họ cần phải được đào tạo một
cách bài bản về nghiệp vụ, chuyên môn, thành thạo trong các khâu sáng tạo
tác phẩm báo chí. Khơng những vậy, cần phải ln ln trau dồi kỹ năng,
phẩm chất đạo đức, đặc biệt chú trọng tới hoạt động kiểm chứng thông tin.


7

Đối với tịa soạn báo, cần có những biện pháp xử lý kịp thời đối với các
trường hợp vi phạm, khơng bao che, dung túng. Bên cạnh đó, tịa soạn phải
tạo điều kiện cho nhà báo nâng cao nghiệp vụ, đầu tư trang thiết bị tác nghiệp
cho nhà báo, cũng như luôn luôn đi đầu, là tấm gương sáng trong việc sử
dụng và kiểm chứng thông tin. Chỉ khi thực hiện được đồng bộ những biện
pháp trên, những thông tin được sử dụng trên mạng xã hội trong báo chí mới

thực sự đáng tin cậy, mang đến niềm tin cho độc giả. Thông qua tham khảo
nhiều tài liệu trong nước và nước ngồi, khảo sát thực trạng việc sử dụng
thơng tin trên mạng xã hội trong báo mạng điện tử, điều tra trực tuyến đối với
100 người sử dụng truyền thông xã hội, đồng thời là độc giả của báo mạng
điện tử, khóa luận đưa ra nhiều góc nhìn khác nhau về vai trị, vị trí, kết quả
đạt được và hạn chế trong vấn đề này. Do hạn chế về mặt thời gian và khuôn
khổ nên việc nghiên cứu của tác giả cịn nhiều thiếu sót và chưa thực sự có cái
nhìn tồn diện. Tuy nhiên, tác giả mong rằng đây sẽ là nguồn tài liệu tham
khảo có ích đối với những nghiên cứu khác. Những giải pháp mà khóa luận đề
xuất cũng có thể là những ý kiến tham khảo ở mức độ sơ lược cho các nhà
quản lý báo chí, đặc biệt là báo mạng điện tử trong giai đoạn hiện nay.
Luận văn thạc sĩ của Chử Phùng Lệ Giang bảo vệ tại Học viện Báo chí
và Tuyên truyền năm 2006 với đề tài: “Thực trạng và một số giải pháp phát
triển hệ thống báo chí Hà Nội”, đề tài tập trung đánh giá thực trạng của toàn
bộ hệ thống báo chí Hà Nội hiện nay. Bên cạnh đó có đề cập hiệu quả thơng
tin và mối quan tâm của công chúng. Với nhu cầu thông tin của cơng chúng
hiện nay thì nhà báo địi hỏi phải có vốn sống thực tế, vốn kiến thức sâu rộng
và đặc biệt là xử lý thông tin qua các mối quan hệ.
Đề tài nghiên cứu khoa học của Nguyễn Minh Thăng (2008), “Nghiên
cứu xây dựng chương trình khai thác tin trên Internet qua các kênh RSS”


8

nghiên cứu giải pháp kỹ thuật cho việc cập nhật tin từ nhiều nguồn tin khác
nhau và khai thác tin, bài của Trung tâm Tin, Đài TNVN.
Đề tài nghiên cứu khoa học của Vũ Xuân Cường (2009), “Nghiên cứu
giải pháp và đề xuất cấu hình kỹ thuật của Trung tâm tin phục vụ cho phát
thanh hiện đại” đánh giá hệ thống cơ sở vật chất phục vụ kỹ thuật của Trung
tâm tin và đưa ra giải pháp và đề xuất cấu hình kỹ thuật, nâng cấp hệ thống

máy chủ của Trung tâm tin.
Hội thảo “Đạo đức nghề báo trong khai thác và xử lý nguồn tin” do Hội
Nhà báo Việt Nam phối hợp với Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức
ngày 11/10/2012 đảm bảo tính chính xác, nhanh nhạy, đúng định hướng của
thơng tin trên báo chí.
Hội thảo “Bảo vệ nguồn tin: Pháp lý và đạo đức báo chí” do Trung tâm
Truyền thơng giáo dục cộng đồng phối hợp với báo Pháp luật thành phố Hồ
Chí Minh tổ chức ngày 15/10/ 2012.
Những cơng trình nghiên cứu trên cho thấy việc nghiên cứu về nguồn
tin, về phát thanh, truyền thơng hội tụ đã được tiếp cận dưới nhiều góc độ
nhưng về vấn đề quản lý nguồn tin trong bối cảnh truyền thông hội tụ tại một
cơ quan báo phát thanh thì chưa được cơng trình nào tập trung nghiên cứu. Do
vậy, đề tài luận văn của tác giả là khơng trùng lặp với các cơng trình nghiên
cứu trước đó. Đây sẽ là nguồn tài liệu tham khảo quý báu để tác giả hồn
thiện luận văn của mình.
Cuốn “Truyền thơng đại chúng” của GS.TS Tạ Ngọc Tấn, cung cấp cho
người đọc những hiểu biết cơ bản, có hệ thống về nguồn tin và các phương
tiện truyền thông đại chúng hiện đại, các nguyên tắc, phương pháp chính
nhằm quản lý điều hành, phát huy tốt vai trò sức mạnh của các loại hình
phương tiện truyền thơng đại chúng trong cơng cuộc xây dựng và hiện đại đất
nước. Cuốn sách cũng đáp ứng yêu cầu của bạn đọc về những thông tin liên
quan đến hoạt động của các hệ thống các phương tiện truyền thông đại chúng


9

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan và bước đầu hình
thành khung lý thuyết về quản lý nguồn tin, toà soạn hội tụ, qua khảo sát đánh

giá thực trạng và nhận diện những vấn đề thực tế, tác giả luận văn tìm kiếm,
góp phần tổng kết kinh nghiệm nghề nghiệp về vấn đề này và đề xuất những
khuyến nghị khoa học nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động quản lý
nguồn tin trong bối cảnh hội tụ truyền thông ở Đài TNVN.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nêu trên, tác giả luận văn thực hiện các nhiệm vụ
nghiên cứu sau:
Một là, hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan và bước đầu hình
thành khung lý thuyết về quản lý nguồn tin, toà soạn hội tụ.
Hai là, khảo sát thực trạng quản lý nguồn tin trong bối cảnh hội tụ
truyền thông ở Đài TNVN giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2018.
Ba là, phân tích những vấn đề thực tế, góp phần tổng kết kinh nghiệm
và bước đầu đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả
hoạt động quản lý nguồn tin ở Đài TNVN trong bối cảnh hội tụ truyền thông.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu vấn đề quản lý nguồn tin trong bối cảnh
hội tụ truyền thông ở Đài TNVN hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi thời gian: từ năm 2016 đến năm 2018
- Phạm vi khảo sát: Đài TNVN
Đây là cơ quan có nhiệm vụ quan trọng trong thông tin nhanh nhạy
những tin tức, sự kiện, vấn đề trong đời sống xã hội không chỉ trong nước mà


10

trên phạm vi quốc tế đến đông đảo công chúng, do vậy nguồn tin đóng vai trị
vơ cùng quan trọng, tuy nhiên trong thời gian từ 2016- 2018 nhiều vấn đề nổi
cộm về nguồn tin xuất hiện nên đòi hỏi phải có sự nghiên cứu để tăng cường

sự quản lý.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài
5.1. Cơ sở lý luận của đề tài
Luận văn dự trên cơ sở lý luận và các lý thuyết sau đây:
Một là, lý thuyết về mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức
của chủ nghĩa duy vật biện chứng trong Triết học Mác – Lê Nin;
Hai là, luận văn dựa trên các lý thuyết chuyên ngành về báo chí truyền
thơng. Trong đó tập trung vào các lý thuyết cụ thể sau đây:
- Lý thuyết về đặc điểm, vai trị của tồ soạn hội tụ, mơ hình, tổ chức
hoạt động toà soạn hội tụ.
- Lý thuyết về lãnh đạo, quản lý báo chí truyền thơng. Đây là cơ sở lý
luận chung của đề tài nghiên cứu.
- Lý thuyết về phát thanh hiện đại, tổ chức bộ máy của một đài phát
thanh.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để triển khai nghiên cứu đề tài, luận văn sử dụng các phương pháp
nghiên cứu cụ thể như sau:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Đọc và tra cứu các tài liệu, văn bản,
sách báo,… có liên quan đến vấn đề quản lý nguồn tin trong bối cảnh hội tụ
truyền thông ở Đài TNVN hiện nay. Phương pháp này chủ yếu giúp tác giả
hoàn thiện cơ sở lý luận liên quan tới đề tài.
- Phương pháp khảo sát, thống kê, đánh giá: được tác giả vận dụng để
làm sáng tỏ thực trạng vấn đề quản lý nguồn tin trong bối cảnh hội tụ truyền
thông ở Đài TNVN hiện nay. Cụ thể, tác giả sẽ tiến hành khảo sát cả về tổ


11

chức bộ máy, nhân lực, cơ chế quản lý nguồn tin tại Đài TNVN. Áp dụng
phương pháp này, tác giả sẽ hoàn thiện và làm nổi bật nội dung của chương 2.

- Phương pháp phỏng vấn sâu: Thực hiện với 4 đối tượng là các chuyên
gia, lãnh đạo, quản lý phóng viên, biên tập viên ở Đài TNVN để có được những
ý kiến của những người làm trực tiếp trong vấn đề mà luận văn đề cập đến.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Được sử dụng để đánh giá các dữ
liệu, kết quả điều tra và rút ra những luận điểm khoa học có liên quan tới quản
lý nguồn tin trong bối cảnh hội tụ truyền thông tại Đài TNVN hiện nay.
6. Đóng góp mới của đề tài
Luận văn nghiên cứu một cách cơ bản và hệ thống về vấn đề quản lý
nguồn tin trong bối cảnh hội tụ truyền thông ở đài TNVN hiện nay. Tác giả
kỳ vọng, trên cơ sở nghiên cứu sẽ có những đánh giá chính xác về ưu điểm,
hạn chế của vấn đề quản lý nguồn tin trong bối cảnh hội tụ truyền thông ở Đài
TNVN. Từ đó, lần đầu tiên mạnh dạn đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm nâng
cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động quản lý nguồn tin ở đài TNVN trong
xu thế hội tụ truyền thông hiện nay.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
7.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn nghiên cứu một cách có hệ thống lý luận liên quan đến vấn đề
quản lý nguồn tin trong bối cảnh hội tụ truyền thông ở Đài TNVN hiện nay,
đóng góp thêm vào lý luận về góc độ quản lý nguồn tin trong bối cảnh truyền
thơng hội tụ, làm rõ các nội dung, phương thức quản lý nguồn tin, các vấn đề
đặt ra và các giải pháp để quản lý nguồn tin có hiệu quả.
Đây cùng là tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy, nghiên cứu báo chí
nói chung và các khía cạnh liên quan đến phát thanh, nguồn tin nói riêng
trong bối cảnh hội tụ truyền thông.


12

7.2. Ý nghĩa thực tiễn
Qua việc nghiên cứu, đánh giá chính xác thực trạng vấn đề quản lý

nguồn tin trong bối cảnh hội tụ truyền thông ở Đài TNVN hiện nay.
Kết quả nghiên cứu của luận văn là sự tổng kết thực tiễn, giúp Đài
TNVN có một cái nhìn sâu và toàn diện về vấn đề quản lý nguồn tin của Đài
trong thời gian qua.
Luận văn cũng đưa ra được những giải pháp hiệu quả góp phần vào q
trình quản lý, phát triển nguồn tin ở Đài TNVN thời gian tới.
8. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và danh mục Tài liệu tham khảo, Phụ
lục, Tóm tắt luận văn gồm có 3 chương.
Chương 1: Tác giả giải mã các khái niệm cơ bản, hệ thống các vấn đề lý
luận và bước đầu thiết lập khung lý thuyết cho vấn đề quản lý nguồn tin trong
bối cảnh hội tụ truyền thơng. Đây là chương có nội dung làm cơ sở để tác giả
tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng trong chương 2.
Chương 2: Khảo sát thực trạng quản lý nguồn tin của đài TNVN trong
giai đoạn 2016 – 2018, từ đó đánh giá những ưu điểm, hạn chế của hoạt động
quản lý nguồn tin trong giai đoạn đài TNVN đang tiến dần lên mơ hình tồ
soạn hội tụ.
Chương 3: Nhìn nhận một số vấn đề đặt ra, từ đó tìm kiếm những giải
pháp, khuyến nghị khoa học nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý
nguồn tin ở đài TNVN trong bối cảnh hội tụ truyền thông hiện nay.


13

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ
NGUỒN TIN TRONG BỐI CẢNH HỘI TỤ TRUYỀN THÔNG
1.1. Những khái niệm liên quan
1.1.1. Quản lý
Quản lý là một khái niệm có nội hàm xác định, song lâu nay thường có

các cách định nghĩa, cách hiểu khác nhau và được thể hiện bằng thuật ngữ
khác nhau. Quản lý là chức năng vốn có của mọi tổ chức, mọi hành động của
các cá nhân, các bộ phận trong tổ chức có sự điều khiển từ trung tâm, nhằm
thực hiện mục tiêu chung của tổ chức.
Xã hội ngày càng phát triển con người đúc rút thêm nhiều kinh nghiệm
mang tính quy luật để áp dụng vào thực tiễn cuộc sống, trong đó có hoạt động
quản lý. Trong xã hội hiện tại hoạt động quản lý dựa trên những cơ sở khoa
học và kinh nghiệm thực tiễn để con người đúc rút thành khoa học quản lý.
Theo các nhà khoa học thì quản lý là đối tượng nghiên cứu của nhiều
ngành khoa học, trong đó có cả khoa học tự nhiên lẫn khoa học xã hội. Mỗi
ngành khoa học nghiên cứu về quản lý từ góc độ riêng của mình và đưa ra
định nghĩa về quản lý. Theo điều khiển học thì quản lý là điều khiển, chỉ đạo
một hệ thống hay một quá trình, căn cứ vào những quy luật, định luật hay
nguyên tắc tương ứng để cho hệ thống hay quá trình ấy vận động theo ý muốn
của người, quản lý nhằm đạt được những mục đích đã định trước.
Quản lý là chức năng vốn có của mọi tổ chức, mọi hành động của các
cá nhân, các bộ phận trong tổ chức có sự điều khiển từ trung tâm, nhằm thực
hiện mục tiêu chung của tổ chức. Theo Từ điển Tiếng Việt, quản lý là “trông
nom, coi giữ” là “trơng coi và giữ gìn theo những u cầu nhất định. Tổ chức
và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định”


14

Theo các nhà nghiên cứu Việt Nam “Quản lý là sự tác động có tổ chức,
có hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu
đã đề ra”, là “một hoạt động thực tiễn đặc biệt của con người, trong đó các
chủ thể tác động lên các đối tượng bằng các công cụ và phương pháp khác
nhau, thơng qua quy trình quản lý nhất định, nhằm thực hiện một cách hiệu
quả nhất các mục tiêu của tổ chức trong điều kiện biến động của mơi trường”

Từ những cách tiếp cận trên, có thể thấy quản lý bao giờ cũng là một
tác động hướng đích, có mục tiêu xác định, thể hiện mối quan hệ giữa hai bộ
phận là chủ thể quản lý và khách thể quản lý. Đó chính là mối quan hệ ra lệnh
- phục tùng, khơng đồng cấp và có tính bắt buộc. Trong nội dung quản lý, có
thể xem xét phương pháp, quy trình, nguyên tắc quản lý tùy theo nhu cầu cần
nhận thức và hoạt động thực tiễn.
Quản lý bao gồm Chủ thể quản lý và khách thể quản lý. Chủ thể quản
lý là tác nhân tạo ra các tác động và đối tượng bị quản lý tiếp nhận trực tiếp
các tác động của chủ thể quản lý và các khách thể khác chịu các tác động gián
tiếp từ chủ thể quản lý. Tác động có thể liên tục nhiều lần. - Muốn quản lý
thành công, trước tiên cần phải xác định rõ chủ thể, đối tượng và khách thể
quản lý. Điều này đòi hỏi phải biết định hướng đúng. - Chủ thể quản lý phải
thực hành việc tác động và phải biết tác động. Vì thế chủ thể phải hiểu đối
tượng và điều khiển đối tượng một cách có hiệu quả. - Chủ thể có thể là một
người, một nhóm người; cịn đối tượng có thể là con người (một hoặc nhiều
người), giới vô sinh hoặc giới sinh vật. Tóm lại: Quản lý là một q trình tác
động, gây ảnh hưởng của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý một cách hợp
quy luật nhằm đạt được mục tiêu chung.
1.1.2. Nguồn tin
Nguồn tin là người cung cấp thông tin cho nhà báo, giúp cho nhà báo
nắm bắt được tin tức diễn ra hàng ngày.


15

Nguồn tin là một tập hợp các tin mà hệ thống truyền tin dùng để lập các
bảng tin hay thông báo khác nhau đề truyền tin
Nguồn tin là cái cốt lõi, cơ sở để nhà báo viết tin, bài, đưa những thông
tin cơ bản, cốt lõi đến người đọc.
Nguồn tin là dữ liệu để cơ quan báo chí hoạt động. Để viết được tin bài,

nhà báo phải dựa vào nguồn tin để lấy dữ liệu - Nguồn tin có thể là một hoặc
nhiều nguồn.
Tổng hợp về những khái niệm về nguồn tin, tôi xin đưa ra khái niệm
chung về Nguồn tin như sau: Nguồn tin là nơi tổ chức, cá nhân cung cấp
thông tin cho nhà báo, giúp cho nhà báo nắm bắt thông tin từ những sự việc,
sự kiện đã và đang diễn ra. Nguồn tin cũng được hiểu là tác phẩm báo chí, dữ
liệu đã được phóng viên, cộng tác viên biên tập và gửi về tòa soạn.
Trong luận văn này, khái niệm nguồn tin được sử dụng theo nghĩa thứ
hai, tức nguồn tin là tổng hợp các dữ liệu bao gồm file âm thanh, chữ viết, hình
ảnh... được chuyển tải, tập hợp về cơ quan báo chí từ nhiều nguồn khác nhau.
Mỗi cơ quan báo chí có những phưng thức tổ chức nguồn tin đặc thù cho
phù hợp với những đặc điểm nhiệm vụ và điều kiện cụ thể của mình, nhưng có
1 số phương thức phổ biến mà các cơ quan báo chí thường vận dụng đó là:
- Quản lý nguồn tin từ CTV bằng cách tổ chức đội ngũ CTV là chuyên
gia, cố vấn: Hầu như cơ quan báo chí nào cũng tổ chức đội ngũ CTV là những
chuyên gia, cố vấn cho cơ quan báo chí. Họ có thể là những cán bộ quản lý, cán
bộ chun mơn, cán bộ nghiên cứu... có uy tín ở các ngành, lĩnh vực của đời
sống xã hội. Họ chính là những người đầu tiên tiếp cận và có khả năng phát
ngơn chính thức về các sự kiện vấn đề của ngành nghề, lĩnh vực mà họ phụ
trách, có sự hợp tác thường xuyên với họ tức là cơ quan báo chí đã có được
một nguồn tin chính thống, đáng tin cậy.


16

- Tổ chức nhóm độc giả, CTV thân thiết của tồ soạn trước hết trở thành
nguồn cung cấp thơng tin sau đó là viết tin bài cho báo. Cung cấp tin, bài là
hoạt động thường xuyên của đội ngũ CTV với cơ quan báo chí. Để có được
nguồn tin tốt, đa dạng và nhanh chóng thì phải xây dựng được đội ngũ CTV
đông đảo về số lượng, đảm bảo về chất lượng, các cơ quan báo chí thường tổ

chức dưới một số hình thức như: Ban bạn đọc của cơ quan báo chí cử người đi
tổ chức; Phóng viên tổ chức CTV và giới thiệu cho toà soạn; CTV thường
xuyên giới thiệu CTV mới cho toà soạn...
1.1.3. Hội tụ truyền thông
Hội tụ: Theo Từ điển tiếng Việt, hội tụ là gặp nhau ở cùng một điểm
Trong tiếng Anh, hội tụ (convergence) là sự kết hợp của hai hoặc nhiều thực
thể hiện tượng khác nhau.Trong lĩnh vực khoa học công nghệ, thuật ngữ này
nói đến sự kết hợp của hai hoặc nhiều tính năng cơng nghệ khác nhau trong
một thiết bị duy nhất. Ví dụ: Sự hội tụ của máy tính bảng, smatphone và viễn
thông trong thiết bị di động tạo thành điện thoại đa chức năng. Với năng lực
hội tụ ngày nay, chỉ cần một chiếc smatphone nối mạng 3G, 4G, 5G và Wifi
người dùng có thể chụp ảnh, quay phim, ghi âm, nghe phát thanh, xem truyền
hình, lưu trữ thông tin, lướt web, định vị vệ tinh, soạn thảo văn bản, kiểm tra
email, tìm đường... Cái thiết bị tưởng như rất đơn giản này đã là một minh
chứng cho kỷ ngun hội tụ cơng nghệ thơng minh.
Tịa soạn hội tụ khơng phải cộng lại một cách máy móc các loại hình
báo chí trong cùng một cơ quan, mà một cơ quan báo chí trong xu thế hiện
đại, tịa soạn phải cấu trúc lại để trở thành một guồng máy sản xuất tin, chế
biến thông tin nhằm tạo ra nhiều sản phẩm báo chí để phục vụ cơng chúng.
Hay nói cách khác mơ hình tịa soạn hội tụ chính là một mơ hình hội tụ truyền
thơng. Kevin L. McCrudden, tác giả cuốn “Media Convergence Models” (tạm
dịch là Mơ hình hội tụ truyền thông), cho rằng hội tụ truyền thông là sự giao


17

thoa giữa mơ hình truyền thơng mới và truyền thơng cũ. Ơng đưa ra mơ hình
truyền thơng hội tụ lấy mạng Internet làm trung tâm. Ông cho rằng: “Internet
là phương tiện mạnh mẽ nhất từng được tạo ra, bởi vì nó có thể bắt chước tất
cả các phương tiện truyền thơng khác, cịn các phương tiện khác khơng thể

bắt chước Internet”. Mơ hình hội tụ cho thấy rằng, phương tiện truyền thông
mới và cũ sẽ tương tác theo sự phát triển của cuộc cách mạng kỹ thuật số.
Những phương tiện truyền thông cũ sẽ được đẩy sang một bên bởi phương
tiện truyền thơng mới. Báo chí nói chung, trong đó có phát thanh, truyền hình
ngày càng đuợc thay thế bằng Internet, cho phép người tiêu dùng khắp nơi
trên thế giới được tự do truy cập nội dung phương tiện truyền thơng ưa thích
của họ dễ dàng hơn và với tốc độ ngày càng nhanh hơn
Theo bách khoa toàn thư Britannica, Hội tụ truyền thông (Media
Convergence) là một hiện tượng trong đó bao gồm sự phối hợp, liên kết chặt
chẽ giữa các cơng ty điện tốn và cơng nghệ thơng tin, các mạng viễn thông
cùng với các nhà cung cấp thông tin từ các nghành cơng nghiệp xuất bản báo
chí, tạp chí, âm nhạc, radio, truyền hình và các phần mềm giải trí. Hội tụ
truyền thơng đã đem lại ngun tắc “ba C” - điện tốn, truyền thơng và thơng
tin (computing, Communications, and content).
Theo đó, hội tụ truyền thơng diễn ra ở 2 cấp độ chính: Một là: Về cơng
nghệ - các luồng thông tin được chuyển đổi vào quy mô cơng nghiệp - các
dạng số hóa tiêu chuẩn cho việc truyền phát qua các mạng không dây hoặc
băng thông rộng nhằm hiển thị trên các máy tính hoặc thiết bị tương tự máy
tính, từ điện thoại di động tới các thiết bị hỗ trợ cá nhân (PDA) và đầu ghi kĩ
thuật số (DVR) được kết nối vào TV. Hai là: Về cơng nghiệp - các cơng ty
trong tồn bộ khu vực kinh doanh từ truyền thông cho tới viễn thông và công
nghệ đã sáp nhập với nhau hoặc xây dựng các mối liên kết đồng minh chiến
lược nhằm phát triển các mơ hình kinh doanh mới có thể khai thác đuợc lợi


18

nhuận từ yêu cầu ngày càng cao của người dùng đối với các nội dung “hot”
(có nhiều nhu cầu).
Một số nhà kinh tế nhìn nhận hội tụ truyền thơng như một dấu mốc cho

thời chạng vạng chuyển đổi từ “truyền thơng cũ” (của in ấn và phát thanh
truyền hình) trở thành “truyền thông mới” gắn liền với ấn bản số. Một trong
số những thay đổi lớn gắn liền với ấn bản số là sự phát triển của một cơ cấu
phát hành, xuất bản “phẳng” có khả năng cho phép phân phối thơng tin theo
mơ hình: 1 nguồn tới 1 nguồn hoặc nhiều nguồn tới nhiều nguồn. Xu hướng
này đối nghịch mạnh mẽ với mơ hình phân phối một nguồn tới nhiều nguồn
vốn là đặc điểm nổi bật của truyền thông đại chúng thế kỷ XXI. Xuất bản số
cũng cho phép người tiếp nhận (độc giả, khán thính giả) khả năng tham gia
trực tiếp hay gián tiếp vào việc tạo ra các thơng tin mới thay vì thụ động tiếp
nhận như trước kia.
Trong cuốn Báo chí thế giới xu hướng phát triển, TS. Đinh Thị Thúy
Hằng đưa ra định nghĩa về hội tụ truyền thông đuợc hiểu theo hai nghĩa:
Thứ nhất: Công nghệ thông tin đã dẫn đến việc liên hợp các loại
phương tiện báo chí khác nhau vào trong một phương thức hoạt động. Sự hội
tụ này đã mở ra một kỷ nguyên mới của đa truyền thông. Hội tụ của các loại
hình báo chí: báo in, truyền hình, phát thanh, phim ảnh được kết hợp để đưa
các dịch vụ tới người sử dụng.
Thứ hai: Sự tập trung sở hữu truyền thơng đại chúng. Các tập đồn báo
chí, một cơng ty sở hữu nhiều loại kinh doanh báo chí khác nhau. Điều này
dẫn đến sự hội tụ về kinh tế. Các hãng truyền thông hội tụ qua việc liên kết,
sáp nhập hoặc mua cổ phần của nhau.
Hội tụ các loại hình truyền thơng khác nhau đã làm đa dạng hóa
phương thức dịch vụ phân phối nội đung ngày càng phong phú, nhanh chóng
và thuận tiện. Như trước đây, một nội dung chỉ có thể phân phối qua một hình


×