Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

SKKN hóa học và vấn đề bảo vệ môi trường trong giảng dạy bộ môn hóa học trong nhà trường THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (539.03 KB, 75 trang )

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
I. Lời giới thiệu
Trong thời đại văn minh của nhân loại ngày nay, con người luôn luôn phải
đối đầu với sự khủng hoảng của môi trường sinh thái. Xã hội ngày càng phát triển
thì vấn đề mơi trường càng mang tính chất cấp bách, mang tính chất thời sự và
nhận được sự quan tâm của tồn nhân loại. Ơ nhiễm mơi trường đang xảy ra
không phải chỉ ở một khu vực mà nó đang diễn ra trên quy mơ tồn cầu, gây ảnh
hưởng đến cuộc sống trên trái đất. Hiện tượng trái đất đang nóng dần lên do hiệu
ứng nhà kính, hiện tượng nhiều chất độc hại có trong khơng khí, nước, trong lịng
đất… ngồi. Hóa học đã có những đóng góp gì trong vấn đề bảo vệ mơi trường?
Để giúp học sinh hiểu biết thêm về sự ô nhiểm môi trường đã ảnh hưởng đến sức
khỏe của con người trên trái đất như thế nào. Những tác nhân nào làm thay đổi cấu
trúc môi trường và hậu quả của sự thay đổi đó như thế nào. Thơng qua đó trong
chương trình giáo dục phổ thơng có những bài học cần lồng ghép tích hợp giáo dục
mơi trường vào từng nội dung và giáo dục cho các em ý thức bảo vệ môi trường.
Những kiến thức cơ bản về môi trường dưới đây sẽ cho biết con người đã tác
động trực tiếp hoặc gián tiếp tác động vào môi trường và làm mơi trường suy thối
ảnh hưởng trực tiếp đến con người và các lồi sinh vật trên trái đất. Từ đó các em
học sinh có ý thức về mơi trường, ngơi nhà chung của nhân loại và bản thân các em
phải có ý thức bảo vệ mơi trường, tích cực vận động bạn bè người thân cùng tham
gia giữ gìn mơi trường trong sạch. Sự giáo dục cho các em khi cịn trong trường
phổ thơng phải có ý thức trách nhiệm trước bản thân, trước cộng đồng xung quanh
và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Bảo vệ môi trường là khơng của riêng ai
nữa đó là của cộng đồng. Để chia sẻ những trăn trở trên,với những gì mình đã tích
lũy được suốt một thời gian trực tiếp giảng dạy bộ mơn hóa tại trường THPT
Nguyễn Viết Xn ,tơi xin được đúc kết những điều kiện cần và đủ để giáo dục các
em và chứng minh về sự xâm phạm của các yếu tố lên môi trường hiện tại và mai
sau thơng qua sự tích hợp giáo dục bảo vệ mơi trường trong giảng dạy bộ mơn hóa
học trong nhà trường.
1




II. Tên sáng kiến
“Hóa học và vấn đề bảo vệ mơi trường trong giảng dạy bộ mơn hóa học
trong nhà trường THPT”
III. Tác giả sáng kiến
- Họ và tên: Nguyễn Thị Lan Anh.
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Nguyễn Viết Xuân - Vĩnh Tường
- Vĩnh Phúc.
- Số điện thoại: 0987.929.011.
E_mail:
IV. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến
Nguyễn Thị Lan Anh.
V. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến
Có thể áp dụng cho tất cả các lớp học trong và ngoài nhà trường..
VI. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử
Tháng 1/2019 đến tháng 12 năm 2019.
VII. Mô tả bản chất của sáng kiến

2


PHẦN A: MỞ ĐẦU
1. Lý do viết sáng kiến
Môi trường có một vai trị cực kỳ quan trọng đối với đời sống. Đó khơng chỉ
là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển mà còn là nơi lao động và nghỉ ngơi, hưởng
thụ và trau dồi những nét đẹp văn hóa, thẩm mĩ… Đó là khơng gian sinh sống của
con người và sinh vật, là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên thiên nhiên cần thiết
cho đời sống và sản xuất, là nơi chứa đựng và phân hủy các phế thải do con người
tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất; đồng thời là nơi lưu giữ và cung cấp

thông tin về quá khứ, hiện tại, tương lai; lưu giữ và cung cấp thông tin về sự đa
dạng các nguồn gen, các loài động thực vật, các hệ sinh thái tự nhiên, các cảnh
quan thiên nhiên…
Bảo vệ môi trường hiện là một trong nhiều mối quan tâm mang tính chất
tồn cầu. Ở nước ta , bảo vệ mơi trường cũng đang là vấn đề được quan tâm sâu
sắc. Cụ thể hóa và triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước,
ngày 31 tháng 01 năm 2005, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra Chỉ thị về
việc tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường, xác định nhiệm vụ trọng tâm
từ nay đến 2010 cho giáo dục phổ thông là trang bị cho học sinh kiến thức, kĩ năng
về môi trường và bảo vệ mơi trường bằng các hình thức phù hợp trong từng môn
học, từng cấp học và thông qua các hoạt động dạy học, các hoạt động ngoại khóa
trong và ngồi giờ lên lớp, xây dựng mơ hình nhà trường xanh - sạch – đẹp phù
hợp với từng vùng, miền, từng địa phương.
Vì thế, thiết nghĩ trong việc đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy
hiện nay thực sự hiệu quả, các thầy cô giáo cần phải lồng ghép tích hợp giáo dục
mơi trường vào từng nội dung và giáo dục cho các em ý thức bảo vệ mơi trường.
Chính vì lí do vậy nên tơi đã chọn chủ đề “Hóa học và vấn đề bảo vệ mơi trường
trong giảng dạy bộ mơn hóa học trong nhà trường THPT” để trao đổi với các đồng
nghiệp của mình nhằm làm tốt cơng tác giáo dục của mình và góp một phần vào
công tác tuyên truyền ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường sống trong cộng đồng
xã hội.

3


2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu
Nghiên cứu để phục vụ cho việc giảng dạy tích hợp giáo dục bảo vệ mơi
trường của mơn hóa học trong tồn cấp học trung học phổ thơng. Nghiên cứu để
phục vụ cho các thế hệ học sinh mai sau khi rời ghế nhà trường, là những công dân

mới sẽ và đã giữ gìn bảo vệ mơi trường. Góp phần cùng giáo dục mọi người xung
quanh thấy được bảo vệ môi trường là yêu cầu cấp thiết nhất hiện nay.
Nghiên cứu để phân tích, đánh giá các yếu tố và các chỉ số có liên quan tác
động đến mơi trường sống, trên có sở đó rút ra các kết luận cần thiết nhất.
2.2. Nhiệm vụ
Đề ra những giải pháp hiệu quả và cụ thể việc áp dụng việc giảng dạy tích
hợp giáo dục bảo vệ mơi trường của mơn hóa học trong tồn cấp học trung học phổ
thơng.
Đề xuất một số biện pháp tổ chức dạy học tích hợp GDBVMT thơng qua
các tiết dạy mẫu(dạy học bài phân bón trích trong phần phụ lục).
Đề xuất một số bài kiểm tra kiến thức HS liên quan đến giáo dục môi trường
Giáo dục và tuyên truyền để học sinh cũng như mọi công dân có ý thức và
thấy được bảo vệ mơi trường là yêu cầu cấp thiết nhất hiện nay.
Xây dựng được một số nội dung giáo dục bảo vệ môi trường tích hợp, lồng
ghép trong một số bài học ở bộ mơn hóa học trong chương trình THPT.
3. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Khách thể
Liên quan đến từng bài cự thể như: mưa axit, tác hại của nước biển dâng
cao, rị rỉ phóng xạ, biến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính…
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Về các vấn đề ảnh hưởng đến môi trường, phương pháp lồng ghép tích hợp
nội dung cụ thể từng bài vào những nội dung từng yếu tố tác động môi trường. Thể
hiện tính chính xác khoa học, mang tính giáo dục cao. Đối tượng nghiên cứu là các
vấn đề liên quan đến sự ô nhiểm: ô nhiểm đất, ô nhiểm nước, ô nhiểm khơng khí.

4


Tác hại của vấn đề ô nhiểm này đến môi trường sống và các giải pháp bảo vệ môi
trường..

3.3. phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu để giảng dạy tích hợp mơi trường được thực hiện trong tồn bộ
chương trình sách giáo khoa mới của cấp trung học phổ thông.
Nghiên cứu về các bài có liên quan đến giáo dục mơi trường gắn với thực
tiển, phù hợp với chuyên môn, với yêu cầu từng bài cụ thể.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu SKKN tơi có sử dụng các phương pháp như sau:
- Phương pháp quan sát trực quan.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp ý kiến của học sinh.
- Phương pháp điều tra: phát phiếu điều tra cho học sinh để đánh
giá.

5


PHẦN B: NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN
CỨU
1. Cơ sở lí luận
1.1. Các khái niệm liên quan về mơi trường và phương pháp phân tích đánh
giá mơi trường
1.1. 1. Định nghĩa môi trường
Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết
cho sự sống, sản xuất của con người như: tài nguyên thiên nhiên, khơng khí, đất,
nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội….
Môi trường theo nghĩa hẹp không xét tới tài nguyên thiên nhiên mà chỉ bao
gồm các nhân tố tự nhiên và nhân tố xã hội trực tiếp liên quan đến chất lượng cuộc
sống của con người. Ví dụ như: môi trường của học sinh gồm nhà trường với các
thầy cô giáo, bạn bè, nội quy của nhà trường, lớp học, sân trường, phịng thí

nghiệm, vườn trường, các tổ chức đoàn thể như Đoàn, đội với các điều lệ hay gia
đình, họ tộc, làng xóm với những quy định không thành văn chỉ truyền miệng
nhưng vẫn được công nhận, thi hành và các cơ quan hành chính các cấp đối với
luật pháp, nghị định, thông tư, quy định…
“ Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh
con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con
người và sinh vật” ( Điều 3 Luật bảo vệ môi trường năm 2005).
Môi trường sống của con người được phân thành: môi trường tự nhiên và
môi trường xã hội.
Môi trường tự nhiên bao gồm các thành phần của tự nhiên như địa hình, địa
chất, đất trồng, khí hậu, nước, sinh vật, …
Tóm lại mơi trường là tất cả những gì xung quanh ta, cho ta cơ sở để sống và
phát triển. Môi trường xã hội là tổng thể tất cả các mối quan hệ giữa con người với
con người, các định hướng hoạt động của con người trong một khuôn khổ nhất
định, tạo thuận lợi cho sự phát triển và làm cho cuộc sông của con người khác với

6


các sinh vật khác trong môi trường sống. Môi trường xã hội được thể hện cụ thể
bằng các luật lệ, thể chế, cam kết, nội quy, quy chế, các quy định…
1.1.2. Ơ nhiễm mơi trường là gì ?
Ơ nhiễm mơi trường lạ sự thay đổi tính chất của mơi trường, vi phạm tiêu
chuẩn của môi trường (theo Luật Bảo vệ Mơi trường của việt Nam).
Ơ nhiễm mơi trường là việc chuyển biến các chất thải hoặc năng lượng vào
môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khỏe con người, đến sự phát
triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường sống. Các tác nhân ô
nhiễm bao gồm các chất thải ở dạng khí (khí thải), lỏng (nước thải), rắn (chất rắn
thải) chứa hóa chất hoặc tác nhân vật lý, sinh học và các dạng năng lượng khác
(theo quan niệm trên thế giới).

Ơ nhiểm mơi trường là làm thay đổi tính chất của mơi trường, vi phạm tiêu
chuẩn môi trường, làm thay đổi trực tiếp hoặc gián tiếp tới các đặc tính vật lí, hóa
học, sinh học, … của bất kì thành phần nào trong mơi trường. Chất gây ơ nhiễm
chính là nhân tố làm cho mơi trường trở nên độc hại hoặc có tiềm ẩn nguy cơ gây
độc hại, nguy hiểm đến sức khỏe con người và sinh vật trong mơi trường đó.
1.1.3. Giáo dục mơi trường là gì ?
Giáo dục mơi trường là một q trình thơng qua các hoạt động giáo dục
chính quy , khơng chính quy và các hoạt động giáo dục khác nhằm giúp con người
có sự hiểu biết, kỹ năng và giá trị tạo điều kiện cho họ tham gia vào phát triển một
xã hội bền vững về sinh thái. Là một quá trình nhằm phát triển ở người học sự hiểu
biết và quan tâm trước những vấn đề của môi trường: kiến thức, thái độ, hành vi,
trách nhiệm và ký năng để tự mình và cùng tập thể đưa ra các giải pháp nhằm giải
quyết vấn đề môi trường trước mắt cũng như lâu dài.
Mục đích của giáo dục môi trường là nhằm vận dụng kiến thức và kỹ năng
vào giữ gìn, bảo tồn, sử dụng việc học tập cách sử dụng môi trường theo cách thức
bền vững cho cả thế hệ hiện tại và tương lai. Nó cũng bao hàm cả việc học tập cách
sử dụng những công nghệ mới nhằm tăng sản lượng và tránh những thảm họa của
mơi trường, xóa đói nghèo, tận dụng các cơ hội và đưa ra những quyết định khôn
khéo trong sử dụng tài nguyên. Hơn nữa, nó bao hàm cả việc đạt được những kỹ
7


năng, có những động lực và cam kết hành động dù với tư cách cá nhân hay tập thể
để giải quyết vấn đề về mơi trường hiện tại và phịng ngừa những vấn đề nảy sinh.
1.1.4. Tại sao cần tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào trong giảng dạy
Hóa học ở trường THPT ?
Mơi trường hiện tại đang có những thay đổi bất lợi cho con người, đặc biệt là
những yếu tố mang tính chất tự nhiên như là đất, nước, khơng khí, hệ động thực
vật. Tình trạng môi trường thay đổi và bị ô nhiểm đang diễn ra trên phạm vi mỗi
quốc gia cũng như trên toàn cầu. Chưa bao giờ môi trường bị ô nhiểm nặng như

bây giờ, ô nhiểm môi trường đang là vấn đề nóng hổi trên tồn cầu. Chính vì vậy
việc giáo dục bảo vệ mơi trường nói chung, bảo vệ thiên nhiên, tài nguyên đa dạng
sinh học nói riêng, là vấn đề cần thiết, cấp bách và bắt buộc khi giảng dạy trong
trường phổ thơng, đặc biệt với bộ mơn Hóa học thì đây là vấn đề hết sức cần thiết.
Vì nó cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về môi trường, sự ô nhiểm
môi trường, … tăng cường sự hiểu biết về mối quan hệ tác động qua lại giữa con
người với tự nhiên trong sinh hoạt và lao động sản xuất, góp phần hình thành ở học
sinh ý thức và đạo đức mới đối với môi trường, có thái độ và hành động đúng đắn
để bảo vệ mơi trường. Vì vậy giáo dục bảo vệ mơi trường cho học sinh là việc làm
có tác dụng rộng lớn nhất, sâu sắc và bền vững nhất.
1.2. Phương thức tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào bộ môn hóa học ở
trường trung học phổ thơng
1.2.1. Xác định hệ thống kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường trong mơn Hóa
học
Hệ thống kiến thức giáo dục mơi trường ở trường trung học phổ thông ở
nước ta hiện nay tập trung chủ yếu vào các mơn học có liên quan đến mơi trường
nhiều như Hóa học, sinh học, địa lí, kĩ thuật nông nghiệp, công nghiệp, vệ sinh học
đường, Giáo dục công dân…
Nội dung kiến thức giáo dục môi trường trong bộ mơn Hóa học
Phần đại cương: cung cấp cho học sinh một số kiến thức, các khái
niệm, các quá tình biến hóa, các hiệu ứng mang tính chất hóa học của môi trường:

8


mơi trường là gì, chức năng của mơi trường, bản chất hóa học trong sinh thái, hệ
sinh thái, quan hệ giữa con người và môi trường, ô nhiểm môi trường…
Phần hóa học vơ cơ: cung cấp cho học sinh một số kiến thức, các
khái niệm, các q tình biến hóa, các hiệu ứng mang tính chất hóa học của các hợp
chất vơ cơ, bản chất hóa học của hiệu ứng nhà kính, lỗ thủng tầng ozon, khói mù

quang học, mưa axit, hiệu ứng hóa sinh của NOx , H2S, SOx, … các kim loại nặng
và một số độc tố khác có ảnh hưởng trực tiếp đến mơi trường sống.
Phần hóa học hữu cơ: cung cấp cho học sinh một số kiến thức, các khái
niệm, các q tình biến hóa, các hiệu ứng mang tính chất hóa học của các hợp chất
hữu cơ có ảnh hưởng trực tiếp đến mơi trường sống như các loại thuốc trừ sâu
(DDT, 6.6.6, vonfatoc..), Các chất thải trong quá trình sinh hoạt, trường học, bệnh
viện, nhà hàng.
Phần hóa học mơi trường và các vẫn xã hội: phân tích bản chất hóa học
của sự ơ nhiểm mơi trường, bản chất hóa học của hiệu ứng nhà kính, một số vấn đề
tồn cầu (trái đất nóng lên, suy giảm tầng ozon, Elnino, LaNina..) suy giảm sự đa
dạng sinh học, dân số - môi trường và sự phát triển bền vững, các biện pháp bảo vệ
môi trường, luật bảo vệ mơi trường, chủ trương chính sách của Đảng - nhà nước về
bảo vệ môi trường, …
1.2.2. Phương thức tích hợp
Giáo dục bảo vệ mơi trường là giáo dục tổng thể nhằm trang bị những kiến
thức về môi trường cho học sinh thơng qua mơn hóa học sao cho phù hợp với từng
đối tượng, từng cấp học. Việc đưa kiến thức giáo dục bảo vệ mơi trường vào hóa
học thuận lợi và hiệu quả nhất là hình thức tích hợp và lồng ghép.
Tích hợp là sự hợp nhất, sự hịa nhập, sự kết hợp. Đó là sự hợp nhất hay nhất
thể hóa cácbộ phận khác nhau để đưa tới một đối tượng mới. Dạy học tích hợp là
định hướng dạy học giúp học sinh phát triển kỹ năng hoạt động tổng hợp kiến thức,
kỹ năng.. thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết các vấn trong học tập và
9


trong cuộc sống được thực hiện ngay trong quá trình lĩnh hội tri thức và rèn luyện
kỹ năng, phát triển năng lực cần thiết. Tính tích hợp được thể hiện qua sự huy động
kết hợp, liện hệ các yếu tố có liên quan với nhau của nhiều lĩnh vực để giải quyết
một vấn đề và thường đạt được nhiều mục tiêu khác nhau.
Ví dụ 1: Khi giảng về bài “Lưu huỳnh, khí H2S, một số oxit của lưu huỳnh”,

trong chương trình hóa học lớp 10 song song với việc giảng dạy về các kiến thức
về tính chất lí hóa, phương pháp điều chế…, giáo viên cần phải biết khai thác các
kiến thức có liên quan đến mơi trường như việc gây ơ nhiểm mơi trường khí quyển.
Có thể cung cấp cho HS một số thông tin như: người ta ước tính các chẩt hữu cơ
trên Trái đất sinh ra khoảng 31 triệu tấn H2S, mà sự oxi hóa tiếp theo sinh ra SO2.
Các hoạt động gây ô nhiểm môi trường khơng khí bởi SO2 vẫn giữ vị trí hàng đầu.
Qua đó có thể nêu các biện pháp xử lí đơn giản đối với khơng khí bị ơ nhiễm chứa
lưu huỳnh.
Ví dụ 2: Khi dạy bài “phân bón hóa học” trong chương trình hố học 11
nâng cao giáo viên nên hình thành cho học sinh ý thức bảo vệ môi trường thơng
qua nội dung bài, cần phân tích cho học sinh việc sử dụng khơng hợp lí phân bón,
q liều lượng có thể gây ơ nhiểm đất, nguồn nước, gây nhiễm độc cho nông sản,
thực phẩm, người và gia súc… Với sự kết hợp hài hịa, hợp lí giữa nội dung bài
dạy và giáo dục bảo vệ môi trường bài giảng sẽ trở nên sinh động hơn, gây ấn
tượng và hứng thú cho việc học của HS.
Tích hợp mơn học có các mức độ từ đơn giản đến phức tập theo các hình
thức khác nhau, có bốn mức độ và hình thức tích hợp:
a. Tích hợp trong một mơn học
Tích hợp trong một mơn học là tích hợp trong nội dung các phân mơn thuộc
mơn học. Tích hợp trong phạm vi hẹp xử lí các nội dung có liên quan đến các phân
mơn trong một mơn học.
b. Tích hợp đa mơn học
10


Tích hợp đa mơn là tích hợp vào mơn học những vấn đề mang tính chất tồn
cầu theo đặc trưng riêng của các mơn học cho phép.
c. Tích hợp liên mơn học
Tích hợp liên mơn là tích hợp nội dung kỹ năng của các môn học, lĩnh vực
học tập khác nhau trong cùng một chủ đề, trong khi các môn học vẫn độc lập tương

đối với nhau.
d. Tích hợp xuyên mơn học
Tích hợp xun mơn là một số mơn học , lĩnh vực học tập kết hợp lại với
nhau thành những chủ đề trong môn học mới, như vậy không cịn tên các mơn học
truyền thống nữa.
Các mức độ và hình thức tích hợp trên thường được sử dụng đan xen với
nhau trong một cấu trúc các môn học, các hoạt động giáo dục trong và ngoài nhà
trường.
1.3. Dạy học tích hợp bảo vệ mơi trường qua mơn Hóa học ở trường trung học
phổ thông
Giáo dục bảo vệ môi trường là một q trình hoạt động thơng qua hoạt động
giáo dục nhằm giúp con người có được sự hiểu biết, các kĩ năng và các giá trị tạo
điều kiện cho họ tham gia vào phát triển một xã hội bền vững về sinh thái.
Giáo dục bảo vệ môi trường là sự kết hợp chặt chẽ có hệ thống các kiến thức
về môi trường và kiến thức các môn học liên quan thành một nội dung thống nhất,
gắn bó chặt chẽ.
Yêu cầu cơ bản khi tiến hành giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh: phải
bao quát các mặt khác nhau của môi trường: tự nhiên và nhân tạo, công nghệ, xã
hội, kinh tế, văn hóa và thầm mĩ. Giáo dục môi trường phải nêu rõ mối quan hệ
giữa các vấn đề mơi trường địa phương, quốc gia và tồn cầu cũng như các tương
quan giữa hành động hôm nay và hậu quả ngày mai.
11


Mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh là trang bị cho học sinh
những kiến thức cơ bản về hóa học phổ thơng, mối quan hệ giữa con người với
thiên nhiên. Cung cấp những kĩ năng cơ bản về bảo vệ mơi trường, biết cách ứng
xử tích cực đối với những vấn đề cụ thể của môi trường. Xây dựng cho học sinh
những kiến thức cơ bản về môi trường để mỗi học sinh trở thành một tun truyền
viên tích cực trong gia đình, nhà trường và địa phương.

Hình thức và mức độ tích hợp GDBVMT thơng qua mơn hóa học phù hợp
và thuận lợi nhất đó là tích hợp một mơn và ở mức độ lồng ghép và liên hệ.
Ví dụ 1: Trong bài “Oxi - Ozon” (Hóa học lớp 10), khi dạy về tính chất vật
lí của oxi, oxi tạo ra trong tự nhiên nhờ quá trình quang hợp của cây xanh và cây
xanh cũng sử dụng oxi để hơ hấp. Từ đó GV có thể liên hệ tích hợp GDBVMT
bằng cách cho HS tìm hiểu và giải thích vì sao cần trồng nhiều cây xanh, khơng
nên để cây xanh hoặc nhiều hoa trong phịng ngủ vào ban đêm.
Ví dụ 2: Trong bài “Hợp chất của cacbon” (hóa học lớp 11), khi dạy về hợp
chất CO và CO2. GV liên hệ với các kiến thức GDBVMT như khí CO gây ngộ
độc( thậm chí gây tử vong cho con người nếu như con người tiếp xúc với MT có
chứa nồng độ CO cao, đó là nguyên nhân gây nên các trường hợp tử vong khi sử
dụng để lị ủ than trong phịng kín. Khí CO2 là nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà
kính..
Ví dụ 3: Trong bài “Phân bón hóa hoc” (Hóa học lớp 11), khi dạy về các
loại phân đạm, lân, kali GV liên hệ với các kiến thức GDBVMT như nếu sử dụng
lượng dư phân đạm có ảnh hưởng trực tiếp như thế nào? Tại sao khơng nên bón
phân đạm đồng thời với vơi.
1.3.1. Phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường qua giờ học trên lớp và trong
phịng thí nghiệm
Kiến thức về giáo dục mơi trường được tích hợp và lồng ghép vào nội dung
bài học theo 3 mức độ: toàn phần, bộ phận, hoặc liên hệ. Tùy từng điều kiện có thể
sử dụng một số phương pháp sau:
- PP giảng dạy dùng lời (minh họa, giảng giải, kể chuyện, đọc tài liệu)
- PP thảo luận, nêu và giải quyết vấn đề
12


- PP sử dụng các thí nghiệm, các tài liệu trực quan trong giờ dạy
- PP khai thác các kiến thức về giáo dục bảo vệ môi trường từ những
bài thực hành thí nghiệm trong phịng thí nghiệm

1.3.2. Phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường thông qua hoạt động ngồi
giờ, ngoại khóa
Trong nhà trường phổ thơng, hoạt động ngoại khóa để giáo dục mơi trường
là hình thức rất có hiệu quả, phù hợp với tâm lí học sinh, sự giáo dục của giáo viên
và sự tiếp nhận của học sinh rất nhẹ nhàng và sâu sắc.
Phương pháp hợp tác và liên kết giữa nhà trường và cộng đồng địa phương
trong các hoạt động về giáo dục bảo vệ môi trường.
Phương pháp hành động cụ thể trong các hoạt động theo từng chủ đề được tổ
chức trong trường hay ở địa phương. Thơng qua tình hình thực tế, giúp học sinh
hiểu biết được tình hình mơi trường của địa phương, về tác động của con người
đến mơi trường. Từ đó giáo dục cho học sinh đạo đức môi trường và ý thức bảo vệ
mơi trường.
Thơng qua hoạt động ngoại khóa cung cấp cho HS một số kĩ năng và
phương pháp tích cực tham gia vào mạng lưới giáo dục mơi trường.
Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong chương trình ngoại khóa có
thể thơng qua một số hình thức sau:
Câu lạc bộ: câu lạc bộ môi trường sinh hoạt theo các chủ đề về ăn,
uống, sử dụng các năng lượng, rác thải, bệnh tật học đường…
Tổ chức xem phim, băng hình, tranh ảnh về các đề tài bảo vệ mơi
trường, tham gia tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về môi trường và sự ô nhiểm môi
trường, tổ chức các buổi hoạt động ngoại khóa với chủ đề hóa học và mơi trường
trong trường học và ngồi đời sống, …
Tổ chức các hoạt động tham quan theo chủ đề: tham quan danh lam
thắng cảnh, nhà máy, nơi xử lí rác thải, các loại tài nguyên (Ví dụ: tham quan nhà
máy hóa chất Việt trì, nhà máy sản xuất phân đạm Hà Bắc, …)
Phát động các hoạt động trồng xanh hóa học đường: nhân các dịp
lễ, Tết, 26/3…, ngày Mơi trường thế giới 5/6
13



Các tổ chức đoàn thể (Đoàn thanh niên, chi đoàn GV) tổ chức các
chiến dịch tuyên truyền ở nhà trường và địa phương.
1.3.3. Phương pháp thí nghiệm:
Trong hoạt động dạy và học thì thí nghiệm hóa học đóng vai trị rất quan
trọng. Sử dụng thí nghiệm sẽ tạo điều kiện cho học sinh mạnh dạn, chủ động do
được sự hỗ trợ của các hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm và sự khuyến khích của
giáo viên từ đó phát triển kĩ năng nhận thức kiến thức mơn học. Thí nghiệm thực
hành rất phù hợp với đặc điểm tâm lí lứa tuổi học sinh. Sử dụng thí nghiệm giúp
học sinh có sự hăng say, hứng thú hơn với môn học, các em thích tham gia các
hoạt động tìm tịi, khám phá đồng thời giúp học sinh rèn luyện tính cẩn thận cần
cù, kiên trì, tiết kiệm giúp học sinh hình thành và phát triển nhân cách. Thơng qua
thí nghiệm học sinh chủ động tìm tịi, phát hiện giải quyết nhiệm vụ nhận thức và
vận dụng linh hoạt, sáng tạo các kiến thức kĩ năng. Sử dụng thí nghiệm sẽ tạo điều
kiện cho học sinh mạnh dạn, chủ động do được sự hỗ trợ của các hiện tượng xảy ra
trong thí nghiệm và sự khuyến khích của giáo viên từ đó phát triển kĩ năng nhận
thức kiến thức mơn học.
Ví dụ: Thí nghiệm ủ rác khi dạy về xử lí rác để biết khã năng phân hủy của từng
loại rác. Hoạt động này giúp học sinh ý thức được việc sử dụng các loại bao bì
đóng gói nào có lợi cho mơi trường và sự cần thiết phải phân loại rác ngay từ khâu
thu gom. Thí nghiệm về tiết kiệm năng lượng như: điện, nước…
Ở nơi có điều kiện, người ta tiến hành nhiều thí nghiệm ảo bằng cách mơ
hình hóa qua chương trình phần mềm vi tính.
Ví dụ: mơ hình chu trình nước, mơ hình sản xuất nước sạch, mơ hình về khí nhà
kính, …
1.3.4. Phương pháp tiếp cận kĩ năng sống bảo vệ môi trường
Nội dung GDBVMT là việc cung cấp những thông tin về môi trường cũng
như những biện pháp bảo vệ môi trường cần được cung cấp theo cách thức phù
hợp với trình độ, khả năng nhận thức của từng nhóm HS. Nội dung GDBVMT cần

14



là giáo dục trong mơi trường và vì mơi trường. GDBVMT là nhìn thấy rõ trách
nhiệm và rèn luyện kỹ năng để bảo vệ môi trường.
Kĩ năng sống bảo vệ mơi trường là khả năng ứng xử một cách tích cực đối
với các vấn đề môi trường.
2. MỘT SỐ NỘI DUNG GÂY Ơ NHIỂM MƠI TRƯỜNG
2.1. Ơ nhiễm khơng khí, sự suy giảm tầng ozon
Khí quyển của chúng ta được chia thành nhiều tầng, trong đó có tầng ozon
(cách mặt đất khoảng 25 km). Ozon do 3 nguyên tử oxi kết hợp với nhau, chúng
được hình thành dưới tác dụng của bức xạ mặt trời, sấm sét… Độ dày mỏng của
tầng ozon ở mỗi nơi là không giống nhau. Tầng ozon có tác dụng quan trọng trong
việc ngăn cản các tia cực tím nguy hiểm từ mặt trời chiếu xuống trái đất.
Một số tác nhân gây thủng tầng ozon:
Các chất clofloucacbon (CFC) có tác dụng làm phồng các tấm cách nhiệt
(cách âm) và dung môi trong công nghiệp điện tử, cơ khí, chất làm lạnh trong tủ
lạnh, chất đẩy trong các bình xịt tóc…là một trong số những tác nhân nguy hiểm
nhất với tầng ozon. Loại hay dùng nhất là Freon, có thời gian tơn tại rất lâu dài, từ
50-400 năm tùy loại. Chúng bay lên không trung tận tầng cao nhất của khí quyển,
gặp các tia cực tím và bị vỡ ra làm clo được giải phóng. Mỗi nguyên tử clo phá hủy
một phân tử ozon và để tạo thành một phân tử ClO, oxit này lại phản ứng với một
oxi nguyên tử để tái tạo clo nguyên tử, sau đó, tiếp tục đi phá hủy một phân tử
ozon khác. Một nguyên tử clo có thể phá hủy khoảng 100 nghìn phân tử ozon trước
khi bị phản ứng trở lại thành dạng ổn định gọi là “bình chứa”.
Rất may, hiện nay, chất CFC đã bị cấm sử dụng. Nhưng khơng phải vì thế
mà tầng ozon khơng tiếp tục bị thủng, lượng tàn dư của nó trong khí quyển vẫn
cịn, thêm vào đó các oxit của nitơ và lưu huỳnh cũng có tác hại tàn phá tương tự.
Một số nguồn khí thải gây ơ nhiễm khơng khí:
Nguồn ơ nhiễm cơng nghiệp: các chất độc hại trong khí thải cơng nghiệp
như COx, NOx, SO2, … và tro bụi. Các nhà máy sản xuất thủy tinh thải ra một

lượng lớn bụi HF, SO2. Các nhà máy gạch, nung vôi thải ra đáng kể một lượng bụi

15


COx, NOx. Cơng nghiệp luyện kim, cơ khí thải ra một lượng đáng kể bụi khói kim
loại và nhiều chất độc hại.
Nguồn ơ nhiễm khơng khí do sinh hoạt: khí thải ra do nguồn này chỉ chiếm
một phần rất nhỏ, đa phần là các khí COx. Hàm lượng tuy nhỏ, nhưng chúng phân
bổ dày và cục bộ trong phạm vi nhỏ hẹp của gia đình cho nên có ảnh hưởng trực
tiếp đến con người.
Các hạt bụi có trong khơng khí là đối tượng chính chứa các kim loại nặng
trong khí quyển, là nguồn gốc tạo nên hiện tượng “khói mù quang học”, cản trở
ánh sáng và phản xạ ánh sáng mặt trời.
Nguồn ô nhiễm do giao thông vận tải: Các chất khí độc hại do động cơ đốt
trong thải ra, hơi Chì, làm ơ nhiễm khơng khí, hành lang hai bên của tuyến giao
thông. Một phần không nhỏ bụi bị cuốn theo sự chuyển động của các phương tiện
giao thông và vận tải hàng không, đặc biệt là các máy bay siêu âm ở độ cao lớn
thải ra một lượng lớn NOx có hại cho tầng Ozon.
Hậu quả của việc thủng tầng ozon tới khí hậu: giảm thời gian có nắng, đồng
nghĩa với việc thời gian mưa sẽ tăng lên. Đất đai khơng có vơi, tăng nồng độ axit
dẫn đến cằn cỗi.
Hậu quả trực tiếp với con người: tăng rối lọan tim mạch, hô hấp, các bệnh
phổi, hen, ung thư phổi, các bệnh ung thư da và các bệnh da liễu…
2.2. Ô nhiễm nguồn nước
Nước là nguồn sống của con người và mọi loại sinh vật, nó rất cần thiết cho
rất nhiều ngành công nghiệp, sinh hoạt và nông nghiệp… Tuy nhiên hiện nay,
nguồn nước đang bị ô nhiễm nặng nề.
Ơ nhiễm mơi trường nước là tình trạng nước bị các chất độc hại xâm
chiếm. Chúng được hình thành từ các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người.

Cũng như ơ nhiễm khơng khí, ơ nhiễm mơi trường nước để lại nhiều hậu quả to lớn
đến sức khỏe của con người, các sinh vật trong nước nhiễm độc hàng loạt...
Có nhiều ngun nhân gây ra ơ nhiễm nguồn nước trong đó có một số
nguyên nhân sau:
a. Từ con người
16


Mỗi ngày có một lượng lớn rác thải sinh hoạt từ các hộ gia đình, bệnh viện,
khách sạn, cơ quan trường học, chứa các chất thải trong quá trình sinh hoạt, vệ sinh
của con người. thải ra môi trường mà không qua xử lý. Ở các nước phát triển, tỷ lệ
gia tăng dân số khoảng 5 % trong khi đó tỷ lệ gia tăng dân số ở các nước đang phát
triển là hơn 2%.
Thành phần cơ bản của nước thải sinh hoạt là các chất hữu cơ dễ bị phân
hủy sinh học (cacbohydrat, protein, dầu mỡ, chất dinh dưỡng, chất rắn). Tùy theo
mức sống và lối sống mà lượng nước thải cũng như tải lượng các chất có trong
nước thải của mỗi người trong một ngày là khác nhau. Nói chung mức sống càng
cao thì lượng nước thải và tải lượng thải càng cao.
b. Từ sản xuất nông nghiệp
Các hoạt động nông nghiệp như chăn nuôi gia súc, nước tiểu gia súc, thức ăn
thừa không qua xử lý và các hoạt động sản xuất nông nghiệp khác. Thuốc trừ sâu,
phân bón từ các ruộng lúa, dưa, vườn cây, rau chứa các chất hóa học độc hại, có
thể gây ơ nhiễm nguồn nước ngầm và nước mặt.
Trong quá trình sản xuất nông nghiệp, đa số nông dân đều sử dụng thuốc
bảo vệ thực vật gấp ba lần liều lượng khuyến cáo. Chẳng những thế, nơng dân cịn
sử dụng các loại thuốc trừ sâu đã bị cấm như Thiodol, Monitor... Trong quá trình
bón phân, phun xịt thuốc, người nơng dân khơng hề trang bị các dụng cụ bảo hộ
lao động. Hiện nay việc sử dụng phân hóa học, hóa chất bảo vệ thực vật tràn lan
trong nông nghiệp làm cho nguồn nước cũng bị ảnh hưởng. Lượng hóa chất tồn dư
sẽ ngấm xuống các tầng nước ngầm gây ảnh hưởng tới lượng nước.

Đa số nơng dân khơng có kho cất bảo quản thuốc, thuốc khi mua chưa sử
dụng được cất giữ khắp nơi, kể cả gần nhà ăn, nguồn nước sinh hoạt. Đa số vỏ chai
thuốc trừ sâu sau khi sử dụng xong bị vứt ngay ra bờ ruộng, số còn lại được gom
để bán phế liệu.
c. Từ sản xuất công nghiệp
Tốc độ phát triển cơng nghiệp càng lớn sẽ góp phần làm gia tăng lượng rác
thải. Do đó lượng rác thải, nước thải của các hoạt động công nghiệp ngày càng
nhiều và chưa được xử lý triệt để thải trực tiếp ra môi trường hay các con sông,
nguồn nước gây ảnh hưởng tới chất lượng nước hiện nay.
17


Các tác hại khi bị ô nhiễm nguồn nước:
Đối với các loại động thực vật trong nước: động thực vật sống được trong
nước là do quang hợp được từ ánh sáng mặt trời kết hợp với việc sử dụng oxi hịa
tan trong nước để hơ hấp, quang hợp.Đồng thời, chúng cũng lấy các chất dinh
dưỡng trong nước để sống. Khi các chất thải hữu cơ đổ vào nước, chúng sẽ làm
giảm lượng oxi hòa tan trong nước, một số hợp chất hữu cơ tích tụ, đóng váng, kết
bè trên mặt nước làm giảm khả năng quang hợp của các loài thực vật, chưa kể đến
các chất độc hại mà những nguồn chất thải này mang đến. Hậu quả là nhiều loại vi
sinh vật bị chết, có lồi bị nhiễm độc. Và hậu quả thật khó lường khi con người
tiêu thụ các thực phẩm từ những nguồn nhiễm độc này.
Đối với con người: do dùng nước sinh hoạt bị ô nhiễm để ăn uống, tắm rửa,
người ta có thể bị nhiễm khuẩn gây các bệnh phổ biến, các bệnh dạ dày, ruột,
nhiễm virut, viêm gan, nhiễm kí sinh trùng, giun sán… Ngồi ra, bị các khống
chất độc hại xâm nhập cơ thể như: thủy ngân, chì, antimon, các nitrat làm thay đổi
hồng cầu, ngăn cản quá trình cố định oxi, rất nguy hiểm, gây tỷ lệ tử vong cao ở trẻ
sơ sinh. Nước nhiễm độc flou khi uống có thể gây hỏng men răng…
2.3. Mưa axit
Nước mưa tinh khiết có tính axit yếu và có giá trị pH gần bằng 5,6. Loại

nước mưa có pH < 5,6 được gọi là mưa axit. Ở các khu công nghiệp pHtb~ 4,6.
Mức thấp kỉ lục là 2,9. Nguyên nhân chính dẫn đến mưa axit là do các nhà máy
nhiệt điện với nhiên liệu hóa thạch là than đá hay dầu bị đốt cháy sinh ra SO2, NO,
một phần khác do giao thông đưa vào khí quyển. Các khí SOx và NO2 trong
khí quyển tan vào nước của những hạt mưa và theo mưa rơi xuống mặt đất. Chúng
gây ra những tác hại nguy hiểm, có thể gây nên các bệnh về đường hơ hấp cho con
người, phá hủy các cơng trình kiến trúc, tạo nên sự xói mịn núi đá vơi, làm chua
đất, thay đổi kiến tạo trên bề mặt trái đất, …Để hạn chế bớt hiện tượng mưa axit
cần hạn chế thải vào khí quyển các khí SOx và NOx.
2.4. Tác hại của một số kim loại nặng với cơ thể con người
a. Chì

18


Chì là ngun tố có độc tính cao đối với sức khỏe con người và động vật.
Chì gây độc cho hệ thần kinh trung ương lẫn hệ thần kinh ngoại biên. Chì tác động
lên enzim, nhất là enzim có chứa hidro. Người bị nhiễm độc chì thường rối loạn
một số chức năng cơ thể, thường là rối loạn bộ phận tạo huyết (tủy xương). Tùy
theo mức độ nhiễm độc có thể gây nên những triệu chứng như đau bụng, đau
khớp, viêm thận, cao huyết áp vĩnh viễn, tai biến mạch máu não, nếu nhiễm độc
nặng có thể bị tử vong. Đặc tính nổi bật của chì là sau khi xâm nhập vào cơ thể nó
khơng bị đào thải mà ngược lại nó tích tụ theo thời gian.
b. Thủy ngân
Độc tính của thủy ngân phụ thuộc dạng hóa học của nó. Thủy ngân nguyên
tố tương đối trơ không độc. Nếu nuốt phải thủy ngân kim loại thì sau đó có thể
được thải ra mà không gây hậu quả nghiêm trọng. Nhưng thủy ngân dễ bay hơi ở
nhiệt độ thường, nếu hít phải hơi thủy ngân sẽ rất độc. Trong nước metyl thủy
ngân là dạng độc nhất. Chất này hòa tan mỡ và phần chất béo của màng não tủy,
phá hủy hệ thần kinh trung ương, phân liệt nhiễm sắc thể và quá trình phân chia tế

bào. Trẻ em bị nhiễm độc thủy ngân sẽ bị phân liệt, làm trì độn, gây co giật
khơng chủ động.
2. 5. Ơ nhiễm phóng xạ:
Phóng xạ là sự biến hóa tự phát đồng vị khơng bền của một nguyên tố hóa
học thành đồng vị của những nguyên tố khác. Sự phóng xạ có kèm theo bức xạ
những hạt cơ bản hoặc hạt nhân heli (hạt Anpha). Hiện nay có hơn 50 nguyên tố
phóng xạ tự nhiên và có khoảng 1000 đồng vị phóng xạ nhân tạo. Con người bị
mắc nhiễm phóng xạ khi cơ thể bị chiếu phóng xạ, chụp XQ hoặc sống trong
mơi trường có chứa chất phóng xạ. Hậu quả của sự ơ nhiễm phóng xạ đối với lồi
người là tăng xác suất mắc bệnh ung thư, những bệnh liên quan đến di truyền, thể
hiện qua hiện tượng quái thai. Khi bị bức xạ suốt đời với liều lượng 2 đơn vị bức
xạ/năm thì tỷ lệ chết vì bệnh ung thư tăng 10%.
3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HẠN CHẾ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
Hiện trạng mơi trường hiện nay đang trong tình trạng đáng báo động. Vấn đề
cấp bách đặt ra hiện nay là làm cách nào để hạn chế ô nhiễm môi trường thêm vào
19


đó là khắc phục các hậu quả ơ nhiễm mơi trường đối với con người cũng như khôi
phục môi trường sống.
Trước hết để làm được điều này là cần phải nâng cao ý thức bảo vệ môi
trường của tất cả mọi người. Có nhiều hình thức, có thể sử dụng hình thức tuyên
truyền, các cuộc vận động, các cuộc thảo luận, hội thảo về vấn đề môi trường. Việc
tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng cũng đang đem lại những
kết quả đáng khích lệ.
Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào giảng dạy trong tất cả các cấp học
là một biện pháp có tính thực tiễn và có hiệu quả cao.
Ngồi ra, có rất nhiều biện pháp khác để khắc phục tình trạng ơ nhiễm mơi
trường cụ thể:
Một là, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ mơi trường, trong

đó những chế tài xử phạt (cưỡng chế hành chính và xử lí hình sự) phải thực sự đủ
mạnh để đủ sức răn đe các đối tượng vi phạm. Bên cạnh đó, cần xây dựng đồng bộ
hệ thống xử lý môi trường trong các nhà máy, các khu công nghiệp theo các tiêu
chuẩn quốc tế, đồng thời tổ chức giám sát chặt chẽ nhằm hướng tới một môi
trường tốt đẹp và thân thiện hơn với con người.
Hai là, tăng cường cơng tác nắm tình hình, thanh tra, kiểm tra, giám sát về
mơi trường (thường xuyên, định kỳ, đột xuất); phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan
chuyên môn, nhất là giữa lực lượng thanh tra môi trường với lực lượng cảnh sát
môi trường các cấp, nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lí kịp thời, triệt để những
hành vi gây ô nhiễm môi trường của các tổ chức, cá nhân. Đồng thời, nâng cao
năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác môi
trường; trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại để phục vụ có hiệu quả hoạt
động của các lực lượng này.
Ba là, chú trọng công tác quy hoạch phát triển các khu, cụm, điểm công
nghiệp, các làng nghề, các đơ thị, đảm bảo tính khoa học cao, trên cơ sở tính tốn
kỹ lưỡng, tồn diện các xu thế phát triển, từ đó có chính sách phù hợp; tránh tình
trạng quy hoạch tràn lan, thiếu đồng bộ, chồng chéo như ở nhiều địa phương thời
gian vừa qua, gây khó khăn cho cơng tác quản lí nói chung, quản lí mơi trường nói
20


riêng. Đối với các khu cơng nghiệp, cần có quy định bắt buộc các công ty đầu tư hạ
tầng phải xây dựng hệ thống thu gom, xử lí nước thải, phân tích mơi trường tập
trung hồn chỉnh mới được phép hoạt động, đồng thời thường xuyên có báo cáo
định kỳ về hoạt động xử lí nước thải, rác thải tại đó.
Bốn là, chú trọng và tổ chức thực hiện nghiêm túc việc thẩm định, đánh giá
tác động môi trường đối với các dự án đầu tư, trên cơ sở đó, cơ quan chun mơn
tham mưu chính xác cho cấp có thẩm quyền xem xét quyết định việc cấp hay
không cấp giấy phép đầu tư. Việc quyết định các dự án đầu tư cần được cân nhắc
kỹ lưỡng giữa lợi ích đem lại trước mắt với những ảnh hưởng của nó đến môi

trường về lâu dài. Thực hiện công khai, minh bạch các quy hoạch, các dự án đầu tư
và tạo điều kiện để mọi tổ chức và cơng dân có thể tham gia phản biện xã hội về
tác động môi trường của những quy hoạch và dự án đó.
Năm là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về môi trường trong toàn
xã hội nhằm tạo sự chuyển biến và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật
bảo vệ môi trường, trách nhiệm xã hội của người dân, doanh nghiệp trong việc gìn
giữ và bảo vệ mơi trường; xây dựng ý thức sinh thái, làm cho mọi người nhận thức
một cách tự giác về vị trí, vai trị, mối quan hệ mật thiết giữa tự nhiên - con người xã hội.
Tìm kiếm các nguồn nguyên liệu mới thay thế cho nguồn nguyên liệu truyền
thống đã sắp cạn kiệt và gây ô nhiễm lớn. Hạn chế sử dụng các nguồn nguyên liệu
hóa thạch.
Trồng thêm nhiều cây xanh. Tăng cường rừng phòng hộ. Phủ xanh đất trống
đội núi trọc. Rừng chính là lá phổi của trái đất. Vì vậy cần có biện pháp hữu hiệu
để bảo vệ. Hạn chế sử dụng các hóa chất bảo vệ thực vật và phân bón hóa học. Nếu
sử dụng thì cần phải có sự cân đối, hợp lí.
Nước thải sinh hoạt và nước thải cơng nghiệp cần được xử lí trước khi thải
vào nguồn nước tự nhiên. Với các chất thải rắn cần phải có sự thu gom và phân
loại hợp lí để xử lí và tái chế. Các loại mầm bệnh, vi khuẩn cần đưa vào lò đốt để
tiêu hủy.

21


Trên đây chỉ là một trong số rất nhiều các biện pháp có thể thực hiện để hạn
chế ơ nhiễm mơi trường. Trong đó chúng tơi chú trọng vào biện pháp nâng cao ý
thức của mọi người trong công tác mơi trường, đây là biện pháp bền vững nhất và
có hiệu quả nhất để cải thiện môi trường.

22



Chương II: CHƯƠNG TRÌNH TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MƠI
TRƯỜNG TRONG MƠN HĨA HỌC Ở TRƯỜNG THPT
1. KHÃ NĂNG TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MƠI TRƯỜNG TRONG
MƠN HĨA HỌC Ở CẤP THPT
Hóa học là mơn khoa học thực nghiệm nghiên cứu thành phần, tính chất,
ứng dụng, sự biến đổi giữa các chất, sản xuất các chất. Do đó, Hóa học có vai trị
rất to lớn trong chường trình giáo dục bảo vệ môi trường.
Thông qua nội dung về cấu tạo chất, tính chất vật lí và tính chất hóa học,
ứng dụng và điều chế các chất, … mơn hóa học có thể giúp học sinh tìm hiểu được
một cách sâu sắc, bản chất về:
Thành phần cấu tạo của mơi trường: đất, nước, khơng khí và thế giới sinh
quyển.
Sự biến đổi của các chất trong môi trường và ảnh hưởng của các yếu tố tới
thành phần của môi trường.
Nguồn gây ơ nhiểm mơi trường: các chất hóa học và tác hại sinh lí của
chúng với động thực vật và con người.
Tiêu chuẩn môi trường và mức độ ô nhiểm mơi trường.
Biện pháp hóa học, vật lí, sinh hóa để bảo vệ mơi trường và chống ơ nhiễm
xư lí nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, chất thải rắn…
Biện pháp bảo vệ mơi trường trong học tập mơn hóa học.
2. MỤC TIÊU
2. 1. Mục tiêu chung
a) Về kiến thức
Giúp cho HS hiểu biết về thành phần hóa học của mơi trường sống
xung quanh ta (đất, nước, khơng khí) trên cơ sở tìm hiểu tính chất của các chất hóa
học.
Giúp cho HS tìm hiểu mơi trường nước, mơi trường khơng khí, mơi
trường đất.


23


Giúp cho HS tìm hiểu được sự biến đổi hóa học trong môi trường;
hiểu biết về chất vô cơ và hữu cơ; thành phần, tính chất hóa học, tính chất vật lí,
ứng dụng điều chế.
Biết khái niệm ơ nhiễm mơi trường, tác hại của ô nhiễm môi trường.
Hiểu được nguyên nhân gây ơ nhiễm mơi trường trong đó có vai trị
của sản xuất hóa học, sử dụng hóa chất và chất thải trong sinh hoạt và sản xuất.
Hiểu dược nguyên nhân của sự ơ nhiễm mơi trường: khơng khí, nước,
đất và mơi trường tự nhiên nói chung là do các chất đọc hại vô cơ và hữu cơ. Các
chất này gây tác hại cho các đồ vật, các cơng trình kiến trúc, văn hóa, sức khỏe của
người, động vật và thực vật.
Hiểu được một số vấn đề về nhiên liệu, chất đốt, năng lượng hóa học,
sự oxy hóa, sự cháy và ngun nhân gây ơ nhiễm mơi trường khơng khí.
Vấn đề ơ nhiễm mơi trường trong thực hành thí nghiệm hóa học ở
trường phổ thơng…
b) Về kĩ năng
Biết một số dấu hiệu môi trường bị ô nhiễm. Nhận biết được một số chất hóa
học gây ơ nhiễm đất, nước, khơng khí.
Biết thực hiện một vài biện pháp cụ thể bảo vệ mơi trường trong học tập hóa
học ở trường phổ thông.
Biết cách xử lý một vài chất thải đơn giản trong đời sống sản xuất và học tập
hóa học.
Biết thực hiện một số biện pháp đơn giản để bảo vệ môi trường sống.
Biết sử dụng một số nhiên liệu, chất đốt, tài ngun thiên nhiên hợp lí, góp
phần bảo vệ mơi trường.
c) Về thái độ
Có ý thức trách nhiệm bảo vệ mơi trường thiên nhiên cho bản thân, gia đình,
cộng đồng và xã hội.

Có ý thức nhắc nhỡ người khác bảo vệ mơi trường.
2.2. Mục tiêu cụ thể tích hợp giáo dục bảo vệ mơi trường trong mơn hóa học qua
các chương / bài ở trường THPT
24


a. Lớp 10
Nội dung giáo dục môi trường
Chương/ bài

Kiến thức

Thái độ - tình

Kĩ năng – hành

cảm

vi

Chương 1

- Bảo vệ phóng xạ:

Ý thức được ích

- Nhận biết

Bài: Hạt nhân


Tia phóng xạ gây

lợi và ảnh hưởng

phóng xạ là tác

nguyên tử.

đột biến gen nên

xấu của tia phóng

nhân gây ơ nhiễm

Ngun tố hóa

gây bệnh ung thư

xạ đối với môi

môi trường

học. Đồng vị

cho người, ảnh

trường sống

khơng khí, đất


hưởng nghiêm

nước.

trọng đến sức khỏe

- Biện pháp xử lí

người và động vật,

chất thải nhà máy

thực vật.

điện hạt nhân

- Đề phòng hiểm

nguyên tử là cần

họa rò rỉ của các

đào sâu chơn chặt

nhà máy điện hạt

trong lịng đất

nhân


trong khối bê
tơng.

Chương 4

Phản ứng oxi hóa – Ý thức được lợi

Bài: Phản ứng oxi khử xảy ra trong
hóa – khử

q trình đốt cháy

- Nhận biết được

ích và ảnh hưởng

nguồn gây ơ

xấu của q trình

nhiễm, chất thải

nhiên liệu, sản xuất sản xuất hóa học,

gây ơ nhiễm

hóa học gây sự ơ

đối với mơi trường - Đề xuất biện


nhiễm khơng khí,

sống

pháp xử lí chất

mơi trường đất,

thải trên cơ sở

nước.

tính chất lí, hóa
học của chúng.

Chương 5

- Khí clo với con

- Có ý thức bảo vệ

- Nhận biết được

Bài: Clo

người, động thực

môi trường trong

chất gây ô nhiễm.


vật

cuộc sống và học

- Khử chất thải

25


×