Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Quản lý xã hội đối với công tác bảo vệ rừng ở huyện cư jut, tỉnh đắk nông hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 111 trang )











NGUYỄN ANH TÚ

QUẢN LÝ XÃ H
Ở HUYỆ

LUẬ

I VỚI CÔNG TÁC BẢO VỆ RỪNG

Ƣ JÚ , Ỉ

Ă

ẮK NƠNG HIỆN NAY

SĨ CHÍNH TRỊ HỌC

ẮK LẮK - 2016













NGUYỄN ANH TÚ

QUẢN LÝ XÃ H
Ở HUYỆ

I VỚI CÔNG TÁC BẢO VỆ RỪNG

Ƣ JÚ , Ỉ

ẮK NÔNG HIỆN NAY

Chuyên ngành: Quản lý xã hội
Mã số: 60 31 02 01

LUẬ

Ă

SĨ CHÍNH TRỊ HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS, TS. Nguyễn ũ iến


ẮK LẮK - 2016


Luận văn đã được sửa chữa theo khuyến nghị của Hội đồng chấm luận
văn thạc sĩ.

Hà Nội, ngày…… tháng…..năm 2016
CHỦ TỊCH H
NG
(Ký, ghi rõ họ tên)


LỜ
Tơi xin cam đoan cơng trình nghiên cứu này là của riêng tôi, dƣới sự
hƣớng dẫn khoa học của PGS, TS. Nguyễn Vũ Tiến tất cả các thông tin số
liệu sử dụng trong luận văn là trung thực.
Tác giả

Nguyễn Anh Tú


LỜI CẢ

Ơ

Sau 2 năm học tập và nghiên cứu tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Đƣợc sự quan tâm, giúp đỡ
của Lãnh đạo Học viện, Ban Quản lý Đào tạo, Khoa Nhà nƣớc và Pháp luật,
các Khoa bộ môn và các thầy giáo, cô giáo đã giảng dạy và giúp đỡ tận tình

về mọi mặt để tác giả hồn thành tốt khố đào tạo ngành Chính trị học,
chun ngành Quản lý xã hội. Đặc biệt, với tình cảm chân thành, tác giả
luận văn xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc sự hƣớng dẫn, chỉ bảo tận tình của
PGS, TS. Nguyễn Vũ Tiến Phó giám đốc Học viện Báo chí và Tun truyền,
đến nay tác giả đã hồn thành luận văn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn, Chi cục kiểm lâm tỉnh, Phịng Văn hóa - Xã hội, Văn phịng UBND tỉnh,
UBND huyện Cƣ Jút, Đài Phát thanh truyền hình huyện Cƣ Jút, tỉnh Đắk
Nơng, cơ quan, đồng nghiệp và gia đình đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi
cho tác giả trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Mặc dù đã rất nỗ lực và cố gắng nhƣng chắc chắn luận văn sẽ khơng
tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả mong nhận đƣợc sự chỉ bảo của các thầy,
cô giáo, sự góp ý chân thành của bạn bè đồng nghiệp để luận văn đƣợc bổ
sung và hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Đắk Nông, tháng 6 năm 2016
Tác giả
Nguyễn Anh Tú


CÁC TỪ VÀ C M TỪ VIẾT TẮT
QLXH

Quản lý xã hội

QLNN

Quản lý nhà nƣớc

Bộ NN&PTNT


Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Luật BV&PTR

Luật bảo vệ và phát triển rừng

BVR

Bảo vệ rừng

QLBVR

Quản lý bảo vệ rừng

VBQPPL

Văn bản quy phạm pháp luật

UBND

Ủy ban nhân dân

XHH

Xã hội hóa

CNH

Cơng nghiệp hóa


HĐH

Hiện đại hóa

CNH-HĐH

Cơng nghiệp hóa - Hiện đại hóa

PCCCR

Phịng cháy chữa cháy rừng

ANQP

An ninh quốc phịng

VPHC

Vi phạm hành chính

KT-XH

Kinh tế - Xã hội


DANH M C CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Tổng hợp vụ cháy rừng ở huyện Cƣ Jút từ năm 2010 ÷ 2014........ 57
Bảng 2.2. Tổng hợp xử lý vi phạm ở huyện Cƣ Jút từ năm 2010 ÷ 2014 ...... 59



M CL C
MỞ ẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: QUẢN LÝ XÃ HỘI ĐỐI VỚI CÔNG TÁC BẢO VỆ RỪNG – 10
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN ....................................................................... 10
1.1. Khái niệm, đặc điểm và nguyên tắc quản lý xã hội đối với công tác
bảo vệ rừng ........................................................................................... 10
1.2. Nguyên tắc, nội dung và phƣơng thức quản lý xã hội đối với công
tác bảo vệ rừng ...................................................................................... 22
1.3. Kinh nghiệm quản lý xã hội đối với công tác bảo vệ rừng ở một số
quốc gia trên thế giới, một số tỉnh ở Việt Nam và bài học kinh nghiệm
có thể áp dụng cho huyện Cƣ Jút, tỉnh Đắk Nông ................................ 33
hƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ XÃ HỘI ĐỐI VỚI CÔNG TÁC
BẢO VỆ RỪNG Ở HUYỆN CƢ JÚT, TỈNH ĐẮK NÔNG HIỆN NAY ..... 42
2.1. Điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội và những yếu tố ảnh
hƣởng đến quản lý xã hội đối với công tác bảo vệ rừng ở huyện Cƣ Jút,
tỉnh Đắk Nông hiện nay ........................................................................ 42
2.2. Thực trạng quản lý xã hội đối với công tác bảo vệ rừng ở huyện Cƣ
Jút, tỉnh Đắk Nông hiện nay ................................................................. 50
2.3. Đánh giá thực trạng quản lý xã hội đối với công tác bảo vệ rừng ở
huyện Cƣ Jút, tỉnh Đắk Nông hiện nay................................................. 59
hƣơng 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN
LÝ XÃ HỘI ĐỐI VỚI CÔNG TÁC BẢO VỆ RỪNG Ở HUYỆN CƢ JÚT,
TỈNH ĐẮK NÔNG HIỆN NAY ..................................................................... 70
3.1. Phƣơng hƣớng tăng cƣờng quản lý xã hội đối với công tác bảo vệ
rừng ở huyện Cƣ Jút tỉnh Đắk Nông hiện nay ...................................... 70
3.2. Giải pháp tăng cƣờng quản lý xã hội đối với công tác bảo vệ rừng
ở huyện Cƣ Jút, tỉnh Đắk Nông hiện nay ............................................. 74
KẾT LUẬN .................................................................................................... 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 92

PH L C


1
MỞ ẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Rừng là tài nguyên quý báu của quốc gia, có tầm quan trọng đặc biệt đối
với sự tồn tại và phát của đời sống con ngƣời, sinh vật và sự phát triển kinh tế,
văn hoá, xã hội của đất nƣớc, của dân tộc và nhân loại. Bảo vệ rừng là một
vấn đề sống còn của đất nƣớc, của nhân loại; là nhiệm vụ có tính xã hội sâu
sắc, gắn liền với cuộc đấu tranh xố đói giảm nghèo.
Ở mỗi nƣớc, với cuộc đấu tranh vì hồ bình và tiến bộ xã hội trên phạm
vi toàn thế giới. Bảo vệ rừng là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của toàn
nhân loại; bảo vệ môi rừng gắn liền với sự phát triển bền vững của mỗi quốc
gia, do vậy địi hỏi phải có sự quản lý của nhà nƣớc đối với công tác bảo vệ
rừng. Quản lý xã hội đối với bảo vệ rừng nhằm bảo vệ lợi ích cho xã hội và
cộng đồng; bảo vệ sức khoẻ của nhân dân, bảo đảm cho con ngƣời đƣợc sống
trong môi trƣờng trong lành, phục vụ sự nghiệp phát triển của mỗi quốc gia
nói riêng, góp phần bảo vệ mơi trƣờng khu vực và tồn cầu nói chung.
Đảng và nhà nƣớc ta đã có những chủ trƣơng, biện pháp giải quyết các
vấn đề về bảo vệ và phát triển rừng. Hoạt động bảo vệ rừng của nƣớc ta đã đạt
đƣợc những kết quả bƣớc đầu, đã xuất hiện những gƣơng ngƣời tốt việc tốt về
bảo vệ rừng. Để nâng cao hiệu lực quản lý xã hội và trách nhiệm của chính
quyền các cấp, các cơ quan, đơn vị và cá nhân trong việc bảo vệ rừng; Ngày
03 tháng 12 năm 2004, Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 6 đã thông qua Luật
Bảo vệ và Phát triển rừng, Luật có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 4
năm 2005.
Từ khi có Luật Bảo vệ và Phát triển rừng đến nay, công tác bảo vệ rừng
trong tồn quốc nói chung và ở huyện Cƣ Jút, tỉnh Đắk Nơng nói riêng ngày
càng đƣợc coi trọng; Hệ thống văn bản pháp luật về bảo vệ rừng đã dần đƣợc

hoàn thiện và đƣợc triển khai áp dụng vào thực tế; Các hoạt động tuyên


2
truyền giáo dục pháp luật, tăng cƣờng pháp chế xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực
bảo vệ rừng đƣợc chú trọng; Nhà nƣớc đã quan tâm định hƣớng chỉ đạo trong
việc hoạch định các chính sách, chiến lƣợc, các giải pháp nhằm cải thiện và
bảo vệ rừng nhƣ: Chƣơng trình phát triển nông lâm nghiệp, phủ xanh đất
trống đồi núi trọc, bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn nƣớc... Nhận thức, ý thức, trách
nhiệm của các ngành, các đơn vị và ngƣời dân đã đƣợc nâng lên. Toàn dân đã
triển khai thực hiện tốt chƣơng trình bảo vệ và phát triển rừng, đẩy nhanh tốc
độ phủ xanh đất trống đồi núi trọc, đƣa tỷ lệ độ che phủ của rừng ngày một
tăng, góp phần cải thiện mơi trƣờng địa phƣơng. Chú trọng tiến hành thƣờng
xuyên công tác kiểm tra, thanh tra phát hiện và xử lý kịp thời những vi phạm
về bảo vệ rừng, giải quyết dứt điểm những đơn thƣ khiếu nại về bảo vệ và
phát triển rừng.
Tuy nhiên, việc bảo vệ rừng ở nƣớc ta nói chung và ở huyện Cƣ Jút,
tỉnh Đắk Nơng nói riêng hiện nay chƣa đáp ứng yêu cầu của quá trình phát
triển kinh tế xã hội trong giai đoạn mới; bên cạnh những kết quả đã đạt đƣợc
cơng tác bảo vệ rừng vẫn cịn những tồn tại. Tuy nhận thức của ngƣời dân về
bảo vệ rừng đã đƣợc nâng lên xong vẫn còn hạn chế; Vi phạm pháp luật trong
lĩnh vực bảo vệ rừng vẫn xảy ra ở nhiều nơi. Để khắc phục những mặt cịn tồn
tại trong cơng tác bảo vệ rừng, mỗi cán bộ, công chức phải không ngừng nâng
cao nhận thức về bảo vệ rừng và gƣơng mẫu, tích cực tham gia mọi hoạt động
bảo vệ rừng, cán bộ, cơ quan quản lý về bảo vệ rừng phải luôn đề ra và thực
hiện đƣợc các biện pháp nhằm tăng cƣờng pháp chế xã hội chủ nghĩa, nâng
cao hiệu lực, hiệu quả quản lý xã hội trên lĩnh vực bảo vệ rừng.
Cƣ Jút là một huyện trực thuộc tỉnh Đăk Nông. Huyện nằm trên trục
đƣờng Quốc lộ 14, cách trung tâm Buôn Ma Thuột khoảng 20 km về phía Tây
nam và cách thị xã Gia Nghĩa khoảng 110 km, có đƣờng biên giới dài 20 km

giáp với huyện Pecchamda - tỉnh Mundunkiri, Vƣơng Quốc Campuchia. Phía


3
Đông của Cƣ Jút giáp với thành phố Buôn Ma Thuột, phía Nam giáp
huyện Đăk Mil, phía Tây giáp tỉnh Mundunkiri, Vƣơng quốc Campuchia và
phía Bắc giáp huyện Bn Đơn, tỉnh Đắk Lắk. Trong q trình tham gia làm
cơng tác quản lý bảo vệ rừng ở địa phƣơng tôi nhận thấy cịn có những tình
huống xử lý về lĩnh vực bảo vệ rừng còn chƣa đƣợc chặt chẽ hoặc chƣa thật
hiệu quả. Xuất phát từ thực tế trên tác giả chọn đề tài “Quản lý xã hội đối với
công tác bảo vệ rừng ở Huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông hiện nay” với mong
muốn góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác bảo vệ rừng phục vụ cho
quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Quản lý xã hội đối với công tác bảo vệ rừng là nội dung quan trọng
cơng tác gìn giữ và phát triển rừng ở Việt Nam hiện nay. Trong nhiệm vụ và
trách nhiệm của nƣớc ta hiện nay, công tác bảo vệ rừng có vai trị rất quan
trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trƣờng sống, đây là
vấn đề ngày càng thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Đã có nhiều
cơng trình nghiên cứu đƣợc thực hiện và đăng tải kết quả dƣới dạng đề tài
khoa học; giáo trình; sách chuyên khảo, các bài báo; bài đăng tạp chí, luận án,
luận văn và khóa luận tốt nghiệp, cụ thể nhƣ sau:
Báo cáo tƣ vấn “Xem xét năng lực thừa hành pháp luật và xác định nhu
cầu đào tạo của chủ thể quản lý khu rừng đặc dụng” của PGS.TS. Lê Hồng
Hạnh (2003). Báo cáo này đã đƣa ra các kết quả điều tra về trình độ pháp lý
của cán bộ nhà nƣớc quản lý các khu rừng đặc dụng, đề xuất các biện pháp
đào tạo nâng cao năng lực thừa hành pháp luật của chủ thể quản lý các khu
rừng đặc dụng.
Dự án hợp tác quốc tế do chính phủ Cộng hồ liên bang Đức tài trợ cho
Bộ Nơng nghiệp và phát triển nơng thơn (NN&PTNT) về “Cải cách hành

chính Lâm nghiệp” đang đƣợc thực hiện tại Việt Nam từ năm 2000 đến năm


4
2006. Mục đích nghiên cứu của dự án này là hoàn thiện hệ thống các cơ quan
QLNN về Lâm nghiệp.
Luận văn thạc sĩ luật học “Một số vấn đề cơ bản về pháp luật bảo vệ
rừng ở Việt Nam hiện nay” của Nguyễn Thanh Huyền, năm 2004. Tác giả đã
nghiên cứu một số vấn đề cơ bản của pháp luật bảo vệ rừng, đề xuất các giải
pháp đổi mới, hoàn thiện pháp luật bảo vệ rừng.
Luận văn thạc sĩ hành chính cơng “Quản lý nhà nước bằng pháp luật
trong lĩnh vực bảo vệ rừng ở việt nam hiện nay” của Hà Công Tuấn, 2002.
Tác giả nhấn mạnh trong các công cụ quản lý nhà nƣớc nói chung và quản lý
bảo vệ rừng nói riêng thì cơng cụ pháp luật pháp luật đóng một vai trị rất
quan trọng.
Luận văn thạc sĩ Luật “Quản lý nhà nước về rừng sản xuất tại tỉnh
Kom Tum ” năm 2008, của Võ Văn Mạnh đã tập trung khảo sát thực tiễn về
quản lý nhà nƣớc về rừng sản xuất tại tỉnh Kom Tum, đồng thời đƣa ra các
phƣơng hƣớng hoàn thiện cơ chế này.
Luận văn thạc sĩ hành chính cơng “Quản lý nhà nước về lâm sản trên
địa bàn thành phố Hà Nội ” của Lê Hiếu Văn năm 2011, phân tích việc tổ
chức và hoạt động của các cơ quan chức năng trong công tác quản lý nhà
nƣớc về lâm sản trên địa bàn thành phố Hà Nội”, đề xuất những giải pháp
thích hợp hoàn thiện tổ chức và hoạt động của các cơ quan chức năng trong
công tác này.
Luận văn thạc sĩ hành chính cơng “QLNN về tài ngun và mơi trường
thích ứng với biến đổi khí hậu ở nước ta hiện nay” năm 2011, của Bùi
Nguyễn Hoàng, tập trung làm rõ cơ sở lý luận của việc nâng cao hiệu quả
thực hiện quản lý nhà nƣớc về tài nguyên môi trƣờng; trong đó có đánh giá
cơng tác bảo vệ, phát triển rừng thích ứng với biến đổi khí hậu ở nƣớc ta và

đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả


5
Luận văn thạc sĩ luật học “Tổ chức và hoạt động của ngành Kiểm lâm ở
nước ta hiện nay” của Nguyễn Văn Vân, năm 2001. Đề tài này tác giả tập trung
nghiên cứu cơ cấu tổ chức và hoạt động của ngành Kiểm lâm theo Luật Bảo vệ
và phát triển rừng (BV&PTR) năm 1991 và Nghị định 39/CP ngày 18 tháng 05
năm 1994 về hệ thống tổ chức và hoạt động, nhiệm vụ quyền hạn của Kiểm lâm,
cho thấy đƣợc vai trò nòng cốt của lực lƣợng Kiểm lâm trong việc bảo vệ rừng,
đề xuất đổi mới tổ chức và hoạt động của ngành Kiểm lâm hiện nay. Ngồi ra
cịn nhiều bài viết trên các tạp chí, báo và các tham luận trong hội thảo của nhiều
tác giả đề cập đến vấn đề này ở các góc độ tiếp cận khác nhau.
Tuy nhiên, ở các cơng trình nghiên cứu này, các tác giả đã đề cập một
số biện pháp nhằm đổi mới phƣơng thức quản lý rừng trên cơ sở phân tích
những hạn chế bất cập trong quản lý rừng. Trong đó tập trung vào đổi mới
phƣơng thức điều hành của các cán bộ làm công tác quản lý rừng, đề xuất
phƣơng hƣớng quản lý nhà nƣớc về rừng, luận giải sự cần thiết và nêu một số
giải pháp đổi mới quản lý rừng ở Việt Nam đáp ứng theo yêu cầu quốc tế hóa.
Các tác giả đã xác định rất rõ hệ thống chính sách, luận cứ khoa học, phƣơng
pháp, cách thức về gìn giữ và phát triển rừng phục vụ sự phát triển kinh tế xã hội và mơi trƣờng, đặc biệt là mơi trƣờng; các cơng trình đã phân tích, đánh
giá thực trạng quản lý rừng, chỉ ra hạn chế, bất cập của quản lý rừng nƣớc ta
trƣớc đòi hỏi của hội nhập quốc tế; làm rõ những vấn đề hạn chế do quản lý
rừng. Ngoài ra phản ánh thực trạng quản lý rừng ở Việt Nam, thực trạng
thực hiện phƣơng thức lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý và phát
triển rừng của nƣớc ta thời gian qua. Trên cơ sở đó, trình bày một số giải
pháp nhằm đổi mới phƣơng thức lãnh đạo của Đảng đối với quản lý rừng,
trong đó chú trọng đến giải pháp đổi mới nhận thức của các Cấp uỷ Đảng và
cơ quan quản lý nhà nƣớc, chính sách đãi ngộ và tôn vinh những cán bộ làm
công tác quản lý và phát triển rừng. Nhƣng, các cơng trình nghiên cứu này



6
mang tính vĩ mơ, bao qt, rộng lớn chƣa có tính vùng miền, chƣa có tính
địa phƣơng cụ thể.
Cho đến thời điểm hiện tại, chƣa có đề tài, luận văn, luận án nào đi
sâu vào nghiên cứu một cách có hệ thống, cụ thể QLXH đối với công tác
bảo vệ rừng ở huyện Cƣ Jút, tỉnh Đắk Nông. Trong khi đó, để nâng cao
hiệu lực hiệu quả cơng tác QLXH đối với cơng tác bảo vệ rừng thực sự
phải có sự nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm từ những địa phƣơng cụ thể.
Chính vì vậy, tác giả luận văn đã lựa chọn QLXH đối với công tác
bảo vệ rừng ở huyện Cƣ Jút, tỉnh Đắk Nông hiện nay làm đề tài nghiên cứu
nhƣ một cố gắng góp phần tìm thêm những giải pháp thiết thực nhằm giải
quyết những bất cập trong QLXH đối với công tác bảo vệ rừng hiện nay.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn QLXH đối với công tác bảo
vệ rừng ở Huyện Cƣ Jút, tỉnh Đắk Nông hiện nay, luận văn đề xuất các quan
điểm và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả QLXH về lĩnh vực này, đáp ứng
yêu cầu bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn hiện nay và các năm tiếp theo.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích trên luận văn có các nhiệm vụ sau:
- Làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận QLXH đối với công tác bảo vệ
rừng ở huyện Cƣ Jút, tỉnh Đắk Nơng nói riêng và Việt Nam nói chung. Bao
gồm các khái niệm về rừng, bảo vệ rừng; Vai trò, đặc điểm, sự cần thiết, chủ
thể QLXH đối với công tác bảo vệ rừng; Kinh nghiệm quản lý bảo vệ rừng ở
một số quốc gia trên thế giới và một số tỉnh ở nƣớc ta.
- Phân tích, đánh giá thực trạng QLXH đối với công tác bảo vệ rừng ở
huyện Cƣ Jút, tỉnh Đắk Nông từ năm 2010 đến nay. Tìm ra các ƣu điểm, hạn
chế, nguyên nhân của hạn chế và các vấn đề đặt ra cần phải giải quyết.



7
- Đề xuất và luận chứng các quan điểm và giải pháp nhằm đảm bảo
nâng cao hiệu quả QLXH đối với công tác bảo vệ rừng ở huyện Cƣ Jút, tỉnh
Đắk Nông hiện nay.
4.

ối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận về bảo vệ rừng nhƣ
khái niệm, đặc điểm, vai trò, hiệu quả, thực trạng hoạt động QLXH đối với công
tác bảo vệ rừng ở huyện Cƣ Jút, tỉnh Đắk Nông hiện nay. Nghiên cứu những yêu
cầu, đòi hỏi để nâng cao hiệu quả và giải pháp nâng cao hiệu quả QLXH đối với
công tác bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Cƣ Jút, tỉnh Đắk Nông hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu QLXH đối với công tác bảo vệ rừng ở huyện Cƣ
Jút tỉnh Đắk Nông hiện nay.
- Về không gian: Hoạt động QLXH đối với công tác bảo vệ rừng ở
huyện Cƣ Jút, tỉnh Đắk Nông.
- Về thời gian: Khảo sát, đánh giá thực trạng QLXH đối với công tác
bảo vệ rừng ở huyện Cƣ Jút, tỉnh Đắk Nông từ 2010 đến 2014. Đề xuất quan
điểm và các giải pháp nâng cao hiệu lực hiệu quả QLXH đối với công tác bảo
vệ rừng ở huyện Cƣ Jút, tỉnh Đắk Nông đến năm 2020.
5.

ơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn

5.1. Cơ sở lý luận

Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ
tƣởng Hồ Chí Minh về bảo vệ và phát triển rừng. Cùng với các quan điểm, chủ
trƣơng, đƣờng lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nƣớc trong thời kỳ đổi mới,
trong đó có đổi mới về bảo vệ rừng và vai trị QLXH đối với cơng tác bảo vệ rừng.
Bên cạnh đó, trong xu thế tồn cầu hóa và sự hội nhập sâu rộng của
Việt Nam vào các diễn đàn quốc tế, những văn kiện quốc tế về công tác bảo


8
vệ rừng sẽ đƣợc đề cập khi giải quyết một số vấn đề đặt ra trong đề tài. Ngoài
ra, những thành tựu lý luận và một số kinh nghiệm mà nhân loại đã đạt đƣợc
về bảo vệ rừng cũng đƣợc xem xét, chắt lọc khi phân tích, đối chiếu các vấn
đề đặt ra trong đề tài.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Trên nền tảng phƣơng pháp luận của triết học Mác - Lênin về chủ nghĩa
duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, luận văn sử dụng các phƣơng
pháp nghiên cứu cụ thể nhƣ phƣơng pháp phân tích, tổng hợp; phƣơng pháp
phân tích theo hệ thống, phƣơng pháp kết hợp lý luận với thực tiễn, phƣơng pháp
lịch sử; phƣơng pháp so sánh… để giải quyết các vấn đề đặt ra trong luận văn.
Đồng thời có kế thừa và phát triển kết quả các cơng trình nghiên cứu của các tác
giả khác có liên quan đến vấn đề QLXH đối với cơng tác bảo vệ rừng.
6.

óng góp mới của luận văn

Luận văn là một trong những nghiên cứu tƣơng đối hệ thống và toàn
diện những vấn đề lý luận và thực tiễn về QLXH đối với công tác bảo vệ rừng
ở huyện Cƣ Jút, tỉnh Đắk Nơng. Một số đóng góp mới của luận văn:
- Xác định khái niệm, các đặc điểm và vai trị QLXH đối với cơng tác
bảo vệ rừng.

- Đánh giá và chỉ ra đƣợc những ƣu điểm, hạn chế, nguyên nhân của
công tác QLXH đối với công tác bảo vệ rừng ở huyện Cƣ Jút, tỉnh Đắk Nông
trong thời gian qua.
- Đề xuất hệ thống giải pháp nhằm tiếp tục xây dựng, hoàn thiện và
nâng cao hiệu lực hiệu quả QLXH đối với công tác bảo vệ rừng ở huyện Cƣ
Jút, tỉnh Đắk Nông hiện nay.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
7.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn góp phần làm rõ, phong phú thêm những vấn đề lý luận về bảo
vệ rừng và QLXH đối với cơng tác bảo vệ rừng. Trên cơ sở đó phân tích, đánh giá


9
thực trạng QLXH đối với công tác bảo vệ rừng ở một địa bàn cụ thể nhƣ huyện
Cƣ Jút, tỉnh Đắk Nông để thấy đƣợc những ƣu điểm, hạn chế và nguyên nhân của
những hạn chế trong QLXH trên lĩnh vực này. Từ đó đề xuất hệ thống giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả QLXH đối với công tác bảo vệ rừng ở địa phƣơng.
7.2. Ý nghĩa th c tiễn
Luận văn góp thêm những thơng tin có giá trị giúp các nhà hoạch định
chính sách, các nhà lập pháp, các cán bộ làm công tác nghiên cứu, làm công
tác giảng dạy, làm công tác bảo vệ cũng nhƣ hoạt động thực tiễn có cách nhìn
tồn diện, sâu sắc hơn về bảo vệ rừng; trên cơ sở đó có những đóng góp tích
cực vào việc thực hiện tốt chính sách, pháp luật của nhà nƣớc về bảo vệ rừng,
nâng cao hiêu lực, hiệu quả QLXH đối với công tác bảo vệ rừng.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung của luận văn gồm 3 chƣơng, 9 tiết.


10

hƣơng 1
QUẢN LÝ XÃ H
M TS

I VỚI CÔNG TÁC BẢO VỆ RỪNG –
VẤ

Ề LÝ LUẬN

1.1. Khái niệm, đặc điểm và nguyên tắc quản lý xã hội đối với công
tác bảo vệ rừng
1.1.1. Một số khái niệm liên quan
* Khái niệm rừng
Theo quy định khoản 1 Điều 3 Luật BV&PTR năm 1991 (sửa đổi bổ
sung năm 2004) đƣợc định nghĩa nhƣ sau:
Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật
rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố mơi trƣờng khác, trong đó cây
gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật đặc trƣng là thành phần chính có độ che phủ của
tán rừng từ 0,1 trở lên. Rừng gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng
sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng. [11, tr. 63].
Nhƣ vậy, theo khái niệm trên, rừng bao gồm các yếu tố: Thực vật rừng
tự nhiên hoặc do con ngƣời trồng mới hoặc khoanh nuôi tái sinh trên đất trồng
rừng, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc thực vật đặc trƣng là những thực vật chính
chiếm ƣu thế; động vật rừng sống hoang dã trong rừng; vi sinh vật rừng; quần
xã thực vật rừng phải có một diện tích đủ lớn để tạo ra hồn cảnh rừng đặc
trƣng và những yếu tố tự nhiên, môi trƣờng do rừng tạo ra khác với hoàn cảnh
bên ngoài, độ khép tán của quần xã thực vật phải lớn hơn 0,1.
Đất lâm nghiệp bao gồm: đất có rừng tự nhiên, đất có rừng trồng và đất
chƣa có rừng đƣợc quy hoạch để gây trồng rừng; trong phạm vi QLNN về đất
lâm nghiệp, thì đất lâm nghiệp chỉ giới hạn ở lớp đất mặt với độ sâu nhất định

phù hợp với canh tác lâm nghiệp, không bao gồm những tài ngun, khống
sản và những vật thể nằm sâu trong lịng đất.


11
* Khái niệm bảo vệ rừng
Đến nay, chƣa có một khái niệm đầy đủ nào về bảo vệ rừng, theo
quan điểm của chúng tôi bảo vệ rừng là tổng thể các hoạt động nhằm bảo
toàn, phát triển hệ sinh thái rừng hiện có, bao gồm thực vật, động vật rừng,
đất lâm nghiệp và các yếu tố tự nhiên khác; phòng, chống những tác động
gây thiệt hại đến đa dạng sinh học của rừng, bảo vệ nguồn nƣớc, bảo vệ môi
trƣờng sinh thái.
Nhƣ vậy, bảo vệ rừng bao gồm những hoạt động sau:
- Tổ chức phòng ngừa và ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm hại đến
rừng nhƣ: phá rừng, đốt rừng, lấn chiếm rừng, đất lâm nghiệp; khai thác, mua
bán, vận chuyển lâm sản; xuất nhập khẩu thực vật rừng, động vật rừng; săn
bắn động vật rừng, chăn thả gia súc vào rừng trái quy định của pháp luật.
- Thực hiện các biện pháp phòng cháy, chữa cháy; phòng, trừ sâu bệnh hại.
- Thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của
pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ rừng.
Theo khái niệm trên bảo vệ rừng bao gồm cả phát triển rừng. Theo quy
định của khoản 3 Điều 3 Luật BV&PTR thì:
Phát triển rừng là việc trồng rừng mới, trồng lại rừng sau khi khai thác,
khoanh nuôi xúc tiến tái sinh phục hồi rừng, cải tạo rừng nghèo và việc áp
dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh khác để tăng diện tích rừng, nâng cao
giá trị đa dạng sinh học, khả năng cung cấp lâm sản, khả năng phòng hộ và
giá trị của rừng [11, tr. 63].
Vào đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX thế giới đã quan tâm đến "phát triển
bền vững". Khái niệm "phát triển bền vững" hay "khả năng bền vững" đƣợc
đƣa ra trong "chiến lƣợc bảo tồn thế giới" nhằm đáp lại nhận thức và những

mối lo ngại ngày càng tăng về sự suy kiệt các nguồn tài ngun thiên nhiên và
sự xuống cấp mơi trƣờng tồn cầu. Quan điểm chung của sự phát triển bền


12
vững là bảo đảm sao cho việc đáp ứng nhu cầu của thế hệ hôm nay không làm
tổn hại đến việc đáp ứng các nhu cầu của các thế hệ mai sau.
"Phát triển bền vững" có mối quan hệ chặt chẽ và trực tiếp với việc
"quản lý rừng bền vững". Một định nghĩa về quản lý rừng bền vững đƣợc tổ
chức quốc tế về gỗ nhiệt đới (ITTO) đƣa ra nhƣ sau:
Quản lý rừng bền vững là quá trình quản lý đất rừng cố định để đạt
đƣợc một hoặc nhiều mục tiêu đƣợc xác định rõ ràng của công tác quản lý
trong vấn đề sản xuất liên tục các lâm phẩm và dịch vụ rừng mà không làm
giảm đi đáng kể những giá vốn có và khả năng sản xuất sau này của rừng và
không gây ra những ảnh hƣởng tiêu cực thái quá đến môi trƣờng vật chất xã
hội [40, tr. 7].
Theo định nghĩa này thì quản lý rừng bền vững bao gồm việc bảo vệ,
phát triển, khai thác và sử dụng sản phẩm của rừng một cách hợp lý, khai thác
sử dụng để đáp ứng các nhu cầu hiện tại nhƣng không làm cạn kiệt nguồn tài
nguyên cho tƣơng lai. Bảo vệ rừng là để cho rừng tiếp tục phát triển, ngƣợc
lại phát triển rừng cũng là cách để bảo vệ tài nguyên rừng. Do vậy, chúng có
mối quan hệ chặt chẽ với nhau không tách rời, quản lý rừng bền vững là một
mục tiêu nằm trong chiến lƣợc "phát triển bền vững" tồn cầu. Nhƣng trong
khn khổ của luận văn thạc sĩ tác giả chỉ đi sâu nghiên cứu khía cạnh bảo vệ
rừng và vai trị của pháp luật trong QLNN đối với lĩnh vực bảo vệ rừng.
* Khái niệm quản lý
Có nhiều quan niệm về quản lý, khi con ngƣời bắt đầu hình thành các
nhóm để thực hiện những mục tiêu mà họ có khơng thể đạt đƣợc với tƣ cách
là những cá nhân riêng lẻ, thì quản lý xuất hiện nhƣ một yếu tố cần thiết để
phối hợp những nỗ lực cá nhân hƣớng tới những mục tiêu chung.

Xuất phát từ những góc độ nghiên cứu khác nhau, rất nhiều học giả
trong và ngoài nƣớc đã đƣa ra giải thích khơng giống nhau về quản lý. Cho


13
đến nay, vẫn chƣa có một định nghĩa thống nhất về quản lý, có nhiều cách
hiểu về quản lý nhƣ sau:
Theo quan niệm của C.Mác:
Bất kỳ lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào đó mà đƣợc tiến
hành tuân theo một quy mô tƣơng đối lớn đều cần có sự quản lý ở mức độ
nhiều hay ít nhằm phối hợp những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức
năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất, sự vận động
này khác với sự vận động của các cơ quan độc lập của cơ thể đó. Một nhạc
cơng tự điều khiển mình, nhƣng một dàn nhạc phải có nhạc trƣởng.[5]
Theo tác giả Hrold Kontz viết: “Quản lý là một hoạt động thiết yếu,
nó đảm bảo phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt đƣợc các mục đích
của nhóm. Mục tiêu của mọi nhà quản lý là nhằm hình thành một mơi
trƣờng mà trong đó con ngƣời có thể đạt đƣợc các mục đích của nhóm với
thời gian, tiền bạc và sự bất mãn cá nhân ít nhất”. [6]
Theo Đặng Vũ Hoạt và Hà Thế Ngữ: “Quản lý là một quá trình định
hƣớng, q trình có mục tiêu, quản lý một hệ thống nhằm đạt đƣợc những
mục tiêu nhất định”. [7]
Theo “Một số thuật ngữ hành chính” của Viện nghiên cứu hành chính Học viện Hành chính Quốc gia định nghĩa về quản lý: “Quản lý là hoạt động
có ý thức của con ngƣời nhằm sắp xếp tổ chức, chỉ huy, điều hành, hƣớng
dẫn, kiểm tra…các quá trình xã hội và hoạt động của con ngƣời để hƣớng
chúng phát triển phù hợp với quy luật xã hội, đạt đƣợc mục tiêu xác định theo
ý chí của nhà quản lý với chi phí thấp nhất”.[8]
Từ những quan niệm về quản lý đã nêu trên ta có thể hiểu: Quản lý
là sự tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý lên đối tượng
quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả các tiềm năng, các cơ hội của hệ thống

để đạt được mục tiêu đề ra trong điều kiện biến động của môi trường.
* Khái niệm quản lý xã hội


14
Trong các loại quản lý thì QLXH là phức tạp nhất. Một mặt, xã hội là
một hệ thống của rất nhiều lĩnh vực, bao gồm chính trị, kinh tế, văn hóa, đạo
đức, tơn giáo, mặt khác chủ thể quản lý xã hội không chỉ là Nhà nƣớc - chủ
thể quan trọng nhất mà cịn có sự tham gia của chủ thể khác nhƣ các tổ chức
chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ và quần chúng nhân
dân. Hơn nữa, sự tác động qua lại giữa các quan hệ quản lý với nhau nhƣ
quan hệ đạo đức và quan hệ pháp luật, quan hệ kinh tế với quan hệ hành chính
tạo nên sự phức tạp đối với bản thân công tác QLXH.
Ngày nay, QLXH không cịn là vấn đề mới mẽ, bởi nó đƣợc hình thành
và đƣợc các chủ thể quản lý sử dụng ở tất cả các lĩnh vực quản lý. Dƣới
những góc độ tiếp cận khác nhau đã có những cách hiểu và định nghĩa khác
nhau về QLXH.
QLXH là những tác động có ý thức của các chủ thể xã hội - có thể cá
nhân hoặc tổ chức vào xã hội nhằm sắp xếp và duy trì các phẩm chất đặc thù của
xã hội, đáp ứng sự tồn tại và phát triển xã hội trong tất cả các lĩnh vực hoạt động
của nó nhƣ lao động và học tập, văn hóa, chính trị, tôn giáo và các công tác xã
hội khác. Khái niệm QLXH đƣợc sử dụng theo hai cách tiếp cận khác nhau.
Một là, QLXH là hoạt động quản lý các tổ chức xã hội phi nhà nƣớc,
không chịu sự chi phối trực tiếp bởi quyền lực Nhà nƣớc hay Chính phủ.
Theo cách tiếp cận này, chủ thể QLXH xác định đó là các tổ chức phi nhà
nƣớc, do đó cơng cụ chủ yếu để QLXH không phải bằng pháp luật mà thơng
qua các quy định, nội quy của tổ chức đó. Cách hiểu này khơng có tính phổ
biến, bởi nó đã hạn chế sự quản lý của Nhà nƣớc - chủ thể quan trọng nhất
đảm bảo hiệu quả QLXH.
Hai là, QLXH là cách thức tổ chức đời sống xã hội vì mục tiêu chung,

khi đó cả quốc gia cho tới nhóm xã hội đều bị chi phối bởi dạng quản lý nào


15
đó. Do đó, quản lý hành chính cũng là dạng QLXH. Cách hiểu này có tính
phổ biến hiện nay.
Trong xu thế hội nhập, tồn cầu hóa, khơng một xã hội nào có thể tồn
tại nếu đứng ngồi sự tác động của các xã hội khác, do vậy, QLXH có tính
khoa học khi nó phải dựa trên những tác động khác quan từ bên ngồi, cả tích
cực và tiêu cực.
Từ những phân tích trên đồng thời để thống nhất nhận thức, luận văn sử
dụng khái niệm QLXH trong giáo trình “ Lý thuyết chung về quản lý xã hội”,
Học viện Báo chí và Tuyên truyền nhƣ sau: “Quản lý xã hội là sự tác động
liên tục, có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên xã hội và các
khách thể của nó, nhằm phát triển xã hội theo quy luật khách quan và đặc
trưng của xã hội” [40,tr. 15].
* Khái niệm quản lý xã hội đối với công tác bảo vệ rừng
QLXH trong lĩnh vực bảo vệ rừng có những đặc trƣng chung vốn có,
ngồi ra nó có chủ thể, đối tƣợng quản lý riêng, có thể khái quát nhƣ sau:
QLXH trong lĩnh vực bảo vệ rừng là q trình các chủ thể QLXH xây
dựng chính sách, ban hành pháp luật và sử dụng công cụ pháp luật trong
hoạt động QLXH nhằm đạt đƣợc yêu cầu, mục đích bảo vệ rừng nhà nƣớc
đã đặt ra.
QLXH trong lĩnh vực bảo vệ rừng là hoạt động đa dạng và phức tạp.
Để điều khiển, chỉ đạo các hành vi xã hội trong lĩnh vực này phải đặt trong
mối quan hệ biện chứng với các lĩnh vực khác nhằm huy động sức mạnh vật
chất của cộng đồng để đạt đƣợc mục đích bảo vệ rừng của nhà nƣớc trong
QLXH ở một thời kỳ nhất định.
QLXH trong lĩnh vực bảo vệ rừng là tổng hợp các biện pháp, chính
sách, pháp luật, kinh tế, kỹ thuật và xã hội thích hợp đƣợc chủ thể quản lý sử

dụng, tác động đến công tác bảo vệ rừng nhằm phòng tránh những tác động


16
tiêu cực đến rừng , bảo vệ rừng phát triển bền vững phù hợp với điều kiện
phát triển kinh tế - xã hội.
QLXH về bảo vệ rừng do hai chủ thể quản lý chính đó là QLNN và chủ
thể quản lý của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân.
Đối với chủ thể QLXH là nhà nƣớc, nhà nƣớc sẽ thực hiện quản lý theo chức
năng và luật định. Nhà nƣớc ban hành Hiến pháp, pháp luật và thể chế về
công tác bảo vệ và phát triển rừng. Khác với nhà nƣớc về bảo vệ rừng, trong
QLXH về bảo vệ rừng ngoài sử dụng cơng cụ chính là pháp luật mà cịn thông
qua các quy chế, quy định, nội quy, luật tục, tự quản trong các cơ quan tổ
chức để thực hiện chức năng QLXH về bảo vệ rừng.
1.1.2. Đặc điểm quản lý xã hội với công tác bảo vệ rừng
Thứ nhất, rừng là đối tƣợng quản lý đặc thù
Rừng là nguồn tài ngun có khả năng tái tạo và có tính quyết định
trong việc bảo vệ mơi trƣờng sinh thái tồn cầu. Rừng bao gồm các yếu tố
thực vật, động vật, vi sinh vật, đất rừng, các yếu tố này có quan hệ liên kết
cùng tạo nên hoàn cảnh rừng đặc trƣng.
Rừng Việt Nam gắn bó chặt chẽ với đời sống của hàng triệu ngƣời dân
sống trong rừng và gần rừng. Diện tích rừng Quốc gia đƣợc chia thành 3 loại
theo chức năng và công dụng của các yếu tố để quản lý gồm: Rừng đặc dụng,
rừng phòng hộ và rừng sản xuất. Vì vậy, QLXH trong lĩnh vực bảo vệ và phát
triển rừng phải áp dụng những cơ chế, chính sách, các quy định pháp luật
khác nhau phù hợp với mục đích chủ yếu đối với từng loại rừng. QLXH trong
lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng phải tiến hành đồng bộ các công cụ quản lý,
phát huy sức mạnh của cộng đồng để đạt đƣợc mục tiêu và chƣơng trình hành
động bảo vệ và phát triển rừng.
Thứ hai, chủ thể chịu sự quản lý

Chủ thể chịu sự QLXH trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng là các
tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động bảo vệ và phát triển rừng. Các


17
chủ thể chịu sự quản lý rất đa dạng, thuộc nhiều thành phần kinh tế và mỗi
loại hình chủ thể có địa vị pháp lý khác nhau. Trong đó, các chủ rừng là chủ
thể chịu sự quản lý chủ yếu bao gồm: Các cộng đồng dân cƣ, hộ gia đình, cá
nhân, các Lâm trƣờng, Công ty lâm nghiệp, Ban quản lý các khu rừng đặc
dụng, rừng phòng hộ trong nƣớc, các tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài đƣợc nhà
nƣớc giao, cho thuê rừng là chủ thể chịu sự quản lý của nhà nƣớc trực tiếp và
chủ yếu nhất.
Ngoài các chủ thể trên, Kiểm lâm là chủ thể có vai trị nịng cốt trong
cơng tác đấu tranh phịng chống, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về
bảo vệ rừng. Kiểm lâm là lực lƣợng chuyên trách của nhà nƣớc giúp các cơ
quan chuyên môn và UBND các cấp bảo vệ và phát triển rừng.
Mỗi loại chủ thể nói trên có những đặc trƣng riêng nên QLXH trong
lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng: Một mặt Nhà nƣớc phải chú trọng nghiên
cứu, áp dụng các biện pháp quản lý phù hợp với những đối tƣợng chủ thể cụ
thể. Trong quá trình tổ chức, xây dựng và thực hiện và xử lý vi phạm pháp
luật trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng phải tôn trọng và phát huy giá trị
tích cực của các phong tục tập quán, luật tục, hƣơng ƣớc truyền thống. Mặt
khác, phải coi trọng và tăng cƣờng biện pháp giáo dục, thuyết phục và giải
thích pháp luật, chế độ, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc. Đồng thời, kết hợp
bảo vệ rừng với phát triển kinh tế – xã hội của địa phƣơng.
Thứ ba, chủ thể QLXH về bảo vệ rừng sử dụng phƣơng pháp và hình
thức quản lý khác nhau trong quá trình quản lý xã hội mà chủ thể quản lý gồm
hai nhóm đó là chủ thể chính là QLNN và chủ thể của các tổ chức ngồi nhà
nƣớc. Mỗi chủ thể có sự khác nhau về vị trí, chức năng, thẩm quyền do đó
cách thức quản lý sẽ khác nhau. QLXH về bảo vệ rừng cần có sự kết hợp

quản lý giữa hai chủ thể để bổ sung và hoàn thiện hơn các cách thức quản lý
nhằm làm cho QLXH về bảo vệ rừng đạt hiệu quả cao hơn.


×