Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

Hiệu quả thông tin về y tế trên sóng đài phát thanh và truyền hình hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 138 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
------------------------------------------

PHẠM THỊ HỒNG HẠNH

HIỆU QUẢ THƠNG TIN VỀ Y TẾ TRÊN SĨNG
ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH HẢI PHỊNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

Hà Nội - 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
------------------------------------------

PHẠM THỊ HỒNG HẠNH

HIỆU QUẢ THƠNG TIN VỀ Y TẾ TRÊN SĨNG
ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH HẢI PHỊNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

Chun ngành

: Báo chí

M số

: 60 32 01 01

N ƣờ hƣớng dẫn ho họ :
TS. Nguyễn Thị Thoa

Hà Nội - 2015


Luận văn đã đƣợc chỉnh sửa theo yêu cầu của hội đồng khoa học
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả luận văn xin cam đoan đây là cơng trình nghiên
cứu của riêng tơi dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của Tiến sĩ
Nguyễn Thị Thoa. Đề tài luận văn khơng trùng lặp với bất kỳ
cơng trình nghiên cứu nào đã cơng bố trong và ngồi nƣớc.
Các số liệu, kết quả cơng bố trong luận văn là chính xác và
trung thực. Nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật.
Tác giả luận văn

Phạm Thị Hồng Hạnh



LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cơ giáo Học viện Báo chí và
Tun truyền đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo và cung cấp nhiều kiến thức để
bản thân nâng cao trình độ nghiệp vụ về báo chí nhất là Phát thanh truyền
hình trong suốt thời gian qua.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Thị Thoa đã tận tình
hƣớng dẫn, giúp đỡ tơi hoàn thành luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo cơ quan Đài Phát thanh và Truyền
hình Hải Phịng, đồng nghiệp, bạn bè và ngƣời thân đã tạo điều kiện giúp đỡ,
góp ý, động viên tơi trong suốt khóa học và thời gian nghiên cứu luận văn.
Tác giả luận văn

Phạm Thị Hồng Hạnh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRUYỀN HÌNH VÀ Y TẾ ................. 9
1.1. Khái niệm và thuật ngữ liên quan ............................................................ 9
1.2. Tình hình dịch bệnh hiện nay ................................................................... 21
1.3. Đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về y tế và truyền
thông về y tế ........................................................................................ 26
1.4. Vai trị của báo chí trong việc thơng tin về y tế nói chung và dịch
bệnh nói riêng...................................................................................... 30
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ THƠNG TIN VỀ Y TẾ
TRÊN SĨNG ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH HẢI
PHỊNG ............................................................................................... 34
2.1.Vài nét về Thành phố Hải Phịng, Đài Phát thanh – Truyền hình Hải

Phịng .................................................................................................. 34
2.2. Thực trạng nội dung và hình thức thơng tin về y tế trên sóng Đài
Phát thanh – Truyền hình Hải phịng .................................................. 42
2.3. Hiệu quả tác động xã hội của thông tin y tế trên sóng Đài Phát thanh
và Truyền hình Hải Phòng .................................................................. 57
2.4. Đánh giá chung ........................................................................................ 70
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG
CAO HIỆU QUẢ THƠNG TIN VỀ Y TẾ TRÊN SĨNG ĐÀI
PHÁT THANH ................................................................................... 84
VÀ TRUYỀN HÌNH HẢI PHỊNG ................................................................ 84
3.1. Những giải pháp chung ............................................................................ 84
3.2. Những giải pháp cụ thể ............................................................................ 90
3.3. Kiến nghị với các cơ quan chức năng: Ngành Y tế ................................. 99
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 103
DANH MỤC TÀI LIỆu THAM KHẢO


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ v ết tắt

G ả thí h

PT-TH

Phát thanh và truyền hình

KHXH&NV

Khoa học xã hội và nhân văn


UBND

Ủy ban nhân dân

VTV

Đài truyền hình Việt Nam


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Y tế nói chung và các vấn đề về phịng chống dịch bệnh nói riêng luôn
đƣợc sự quan tâm của Đảng và Nhà nƣớc. Đặc biệt, trong Quyết định số
255/2006 của Thủ tƣớng Chính phủ về Chiến lƣợc quốc gia y tế dự phòng
Việt Nam đến năm 2010 và định hƣớng đến năm 2020 đã nêu rõ: Dự phịng
tích cực, chủ động là nhiệm vụ trọng tâm để bảo đảm công bằng, hiệu quả
trong sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân nhằm đẩy
mạnh sự phát triển bền vững của đất nƣớc, mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội.
Tình hình dịch bệnh trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang
ngày càng có nhiều diễn biến phức tạp, xuất hiện nhiều chủng bệnh lạ, chủng
kháng thuốc, là mối đe doạ lớn cho cộng đồng, số ngƣời mắc và tử vong cao
nhƣ: dịch sars, dịch bệnh cúm gia cầm H5N1, cúm heo H1N1, dịch tay chân
miệng và bây giờ đang là dịch ebola... Do vậy, việc nâng cao nhận thức, giúp
ngƣời dân có cái nhìn đúng đắn trong cơng tác phịng chống dịch bệnh, cung
cấp những thơng tri thức khoa học trên báo chí nói chung và truyền hình nói
riêng, cách phịng chữa bệnh, tƣ vấn sức khoẻ...ln ln là vấn đề nóng bỏng
hiện nay.
Hải Phịng là thành phố cảng, cũng là thành phố phát triển du lịch –
hàng năm đón hàng chục ngàn lƣợt khách trong và ngoài nƣớc tới thăm

quan du lịch, kinh doanh, thƣơng mại...đây cũng là một nguy cơ cao dẫn tới
lây truyền nhanh rộng các bệnh dịch nguy hiểm. Những năm gần đây ở Hải
Phòng cũng xuất hiện nhiều loại dịch nguy hiểm, tốc độ lây lan nhanh tại
cộng đồng nhƣ: H5N1, H1N1, dịch sốt xuất huyết, dịch tay chân miệng,
dịch sởi...
Chính vì vậy, truyền thơng về y tế nói chung và y tế dự phịng nói riêng
có ý nghĩa quan trọng đối với xã hội, không những giúp ngƣời dân nâng cao


2
hiểu biết về các loại bệnh, tật trong xã hội, mà còn giúp thay đổi nhận thức và
hành vi trong phịng bệnh, phịng dịch, góp phần thực hiện thành cơng chủ
trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc trong phòng chống dịch bệnh.
Truyền hình là một loại hình báo chí quan trọng trong hệ thống các
phƣơng tiện truyền thông đại chúng trên thế giới. Với ƣu thế nổi bật là
truyền tải nội dung thơng tin bằng hình ảnh và âm thanh sống động, ngay
từ khi ra đời, truyền hình đã chiếm lĩnh vị trí quan trọng trong đời sống xã
hội. Hiện nay, truyền hình đã có mặt ở hầu khắp các quốc gia và vùng lãnh
thổ, trở thành kênh tuyên truyền quảng bá vơ cùng hiệu quả trên tồn thế
giới. Qua các thể loại báo chí nhƣ tin, bình luận, phỏng vấn, phóng sự...
truyền hình đã kịp thời phản ánh, cung cấp các thông tin một cách đầy đủ,
cụ thể, hấp dẫn, khách quan, sinh động trong quá trình vận động, phát sinh,
phát triển của sự vật, hiện tƣợng trong xã hội, đáp ứng kịp thời nhu cầu về
thông tin của công chúng.
Trong nhiều năm qua, Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phịng (Đài
PT – TH Hải Phịng) đã có nhiều đóng góp khơng nhỏ trong các đợt tun
truyền tập trung về phòng chống dịch bệnh và tuyên truyền về chăm sóc sức
khoẻ cho nhân dân thành phố. Tuyên truyền về y tế nói chung và vấn đề dịch
bệnh nói riêng ở Đài PT – TH Hải Phòng chủ yếu do Ban Thời Sự và Ban
Văn xã thực hiện.

Là một phóng viên Ban Thời sự và theo dõi về lĩnh vực y tế, tôi nhận
thấy, do nhiều nguyên nhân, cả chủ quan và khách quan, nên số lƣợng thông
tin về y tế vẫn cịn chƣa xuất hiện nhiều trên sóng Đài PT – TH Hải Phòng và
hiệu quả tác động xã hội chƣa thực sự nhƣ mong muốn.
Với mong muốn thông tin y tế của Đài PT – TH Hải Phòng thực sự có
chất lƣợng, đi vào cuộc sống, giúp ích cho ngƣời dân trong phòng và chống
dịch bệnh, tác giả luận văn lựa chọn: “Hiệu quả thông tin về y tế trên sóng


3
Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phịng” làm đề tài nghiên cứu cho luận
văn thạc sĩ báo chí học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu l ên qu n đến đề tài
Thông tin về y tế và thông tin về phòng chống dịch bệnh ở ngƣời đã
đƣợc một số nghiên cứu khoa học thực hiện nhƣng chủ yếu ở lĩnh vực chuyên
môn y tế. Cụ thể:
Đề tài nghiên cứu cấp nhà nƣớc “Nghiên cứu xây dựng hệ thống thông
tin địa lý thể hiện số liệu y tế một số dịch bệnh phổ biến ” (Thạc sĩ Lê Thị
Ngọc Anh – Trƣờng Đại học Y Hà Nội, năm 2013): thiết lập quy trình xây
dựng hệ thống thơng tin tổng hợp từ phần tin tức dịch bệnh đăng tải trên các
phƣơng tiện thông tin đại chúng đến cơ sở dữ liệu dịch bệnh chi tiết và hệ
thống bản đồ hiển thị kết quả.
Trung tâm Truyền thông và giáo dục sức khoẻ Trung ƣơng (Bộ Y tế)
đƣa ra nghiên cứu triển khai Chương trình hành động truyền thơng giáo dục
sức khoẻ giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn 2020, trong đó có mục tiêu nâng
cao hành vi, thay đổi nhận thức về phòng chống dịch bệnh ở ngƣời.
Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Văn Thi (Viện đào tạo Y học dự phòng và
Y tế công cộng – Bộ Y tế) với đề tài “Đặc điểm dịch tễ học lâm sàng, các yếu
tố nguy cơ và các biện pháp kiểm soát dịch cúm A(H5N1) tỉnh Quảng Trị”
(năm 2009), đánh giá cơ chế truyền nhiễm, đối tƣợng và phạm vi lây truyền

cúm A (H1N1) tại Quảng Trị, khả năng phòng chống và điều trị của y tế cơ
sở, từ đó kiến nghị các giải pháp nâng cao ý thức, đầu tƣ nhân lực, cơ sở vật
chất y tế địa phƣơng.
Bài báo “Truyền thông và y tế” của tác giả Nguyễn Văn Tuấn đăng trên
Tuần báo Việt Nam (năm 2010) phân tích thực trạng, xu hƣớng thơng tin trên
báo chí về y tế nói chung và sự kiện dịch bệnh nói riêng.


4
Đề tài: “Thơng tin sức khoẻ trên báo chí Việt Nam hiện nay – Vấn đề và
thảo luận” của học viên Bùi Thị Thu Thuỷ, (Luận văn Thạc sĩ – trƣờng Đại
học KHXH&NV ĐHQGHN – năm 2009). Đề tài này đã đề cập đến hệ thống
lý luận về lý thuyết kênh, chƣơng trình truyền thơng đối với vấn đề thơng tin
sức khoẻ. Tuy nhiên, Bùi Thị Thu Thuỷ mới dừng lại ở việc khảo sát nội dung
thông tin trên O2TV và báo Sức khoẻ và Đời sống trong năm 2009, chứ
khơng tập trung nhấn mạnh vào nghiên cứu tình hình dịch bệnh và hiệu ứng
của thông tin y tế tác động tới cơng chúng.
Những cơng trình khoa học nêu trên đã nghiên cứu đề cập đến vấn đề
thơng tin phịng chống dịch bệnh, thông tin về y tế trên báo chí nói chung,
nhƣng chƣa có đề tài nào nghiên cứu về hiệu quả tác động xã hội của thông
tin y tế trên sóng Đài PT – TH Hải Phịng. Đây là một đề tài có tầm khái qt
và hồn tồn mới mẻ, chƣa từng đƣợc nghiên cứu trƣớc đó. Tuy nhiên, những
tài liệu này cũng giúp cho tác giả luận văn có cái nhìn đa chiều hơn trong
nghiên cứu đề tài.
3. Mụ đí h, nh ệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng và đánh giá hiệu quả thực tế của
thông tin y tế trên sóng của Đài PT – TH Hải Phịng, từ đó đề xuất những giải
pháp nhằm nâng cao chất lƣợng và hiệu quả thông tin về lĩnh vực này trong
tƣơng lai.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích nêu trên, luận văn thực hiện một số nhiệm vụ
nghiên cứu sau đây:
+ Nghiên cứu về lý luận báo chí, báo chí truyền hình; tập hợp, phân
tích, xác định khung lý thuyết về truyền hình, chƣơng trình truyền hình,
chƣơng trình truyền hình về y tế, khái niệm về hiệu quả, hiệu quả thông tin,


5
hiệu quả thơng tin về y tế, từ đó, tạo cơ sở cho việc triển khai nghiên cứu và
xác định hiệu quả của thơng tin về y tế trên sóng của Đài PT – TH Hải Phòng.
- Khảo sát và phân tích thực trạng các thơng tin về y tế trên sóng của
Đài PT – TH Hải Phịng (thành cơng và hạn chế về nội dung, hình thức, quy
trình dàn dựng, khung giờ phát sóng…)
- Khảo sát ý kiến cơng chúng báo chí Hải Phịng (bằng Phiếu điều tra ý
kiến và phỏng vấn sâu) về chất lƣợng các thông tin y tế đƣợc phát sóng trong
các chƣơng trình truyền hình của Đài PT – TH Hải Phòng, mức độ hài lòng và
những mong muốn, gợi ý của họ nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của thông
tin y tế trên sóng của Đài PT – TH Hải Phịng tới cơng chúng;
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thơng tin y tế trên sóng Đài
PT – TH Hải Phòng.
4. Đố tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn này là Hiệu quả thơng tin về y tế
trên sóng của Đài PT – TH Hải Phịng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Là phóng viên truyền hình chuyên theo dõi về lĩnh vực y tế nên tác giả
luận văn sẽ chỉ nghiên cứu, khảo sát các tác phẩm báo chí truyền hình về y tế
(mà khơng khảo sát các tác phẩm báo chí phát thanh của Đài về lĩnh vực
này), trong đó tập trung nghiên cứu thông tin về các vụ dịch bệnh lớn xảy ra

trong năm 2014 trên địa bàn thành phố Hải Phòng như: dịch sởi, dịch sốt
xuất huyết, dịch tay chân miệng, dịch ebola.
Thời gian khảo sát các tác phẩm báo chí truyền hình về y tế đã đƣợc
phát sóng ở Đài PT – TH Hải Phòng: từ tháng 1/2014 đến tháng 12/2014.
Khảo sát công chúng trên địa bàn thành phố Hải Phòng xem Đài PT –
TH Hải Phòng năm 2014.


6
5. Cơ sở lý luận và phƣơn pháp n h ên ứu
5.1. Cơ sở lý luận
Để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu, tác giả luận văn dựa trên những cơ
sở lý thuyết chính sau đây: đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về
báo chí; lý luận về báo chí nói chung, báo truyền hình nói riêng; lý thuyết về
hiệu quả thơng tin truyền hình; lý thuyết về tâm lý con ngƣời trong hoạt động
tiếp nhận thông tin; lý thuyết của các khoa học liên ngành khác, nhƣ: y tế, địa
kinh tế...
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục đích đề ra, tác giả luận văn sử dụng 3 nhóm phƣơng
pháp nghiên cứu chính:
+ Nhóm 1: Nghiên cứu tài liệu: Sử dụng cách thức đọc – nghe – xem
các tài liệu bằng văn bản, hình ảnh, băng từ, đĩa compac, internet…về khoa
học báo chí nói chung, báo chí truyền hình nói riêng; về đƣờng lối của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc; về các khoa học liên ngành… để khai
thác những tƣ liệu cần thiết có liên quan đến nội dung nghiên cứu.
+ Nhóm 2: Phƣơng pháp thống kê, phân tích các tác phẩm truyền hình
về y tế trong các chƣơng trình của Đài PT – TH Hải Phòng từ tháng 01/201412/2014 để chứng minh, làm rõ nội dung nghiên cứu.
+ Nhóm 3: Phƣơng pháp điều tra xã hội học
Điều tra định tính: bằng phƣơng pháp phỏng vấn sâu (phỏng vấn
trực tiếp và phỏng vấn qua điện thoại) đƣợc tác giả luận văn tiến hành đối với

các nhà lãnh đạo địa phƣơng, các nhà khoa học, các nhà quản lý báo chí, cơng
chúng thƣờng xun xem truyền hình, lãnh đạo 1 số cơ quan y tế… nhằm thu
đƣợc những đánh giá khách quan, có trọng lƣợng về chất lƣợng và hiệu quả
của các thông tin về y tế trên sóng của đài PT - TH Hải Phịng từ tháng


7
01/2014-12/2014 và các giải pháp nâng cao hiệu quả của thông tin y tế trong
thời gian tới.
Điều tra định lƣợng: bằng phƣơng pháp lấy ý kiến qua Phiếu điều
tra ý kiến của cơng chúng Hải Phịng (300 phiếu), đối với công chúng thuộc
các tầng lớp xã hội khác nhau, ở nội thành, vùng nông thôn và khu vực biển
đảo, nhằm thu thập đƣợc những đánh giá của công chúng về hiệu quả của
thơng tin y tế trên sóng của Đài PT - TH Hải Phịng từ tháng 01/2014-12/2014
ra sao?; có đáp ứng đƣợc nhu cầu thông tin của công chúng hay khơng? mức
độ hài lịng của họ đối với thơng tin y tế?; cơng chúng đánh giá gì về chất
lƣợng thông tin y tế của Đài PT – TH Hải Phịng? chờ đợi gì ở những thơng
tin y tế đó?; họ có mong muốn gì, gợi ý gì để Đài PT - TH Hải Phòng nâng
cao chất lƣợng của tin bài viết về y tế?...
Các nhóm phƣơng pháp này vừa truyền thống, vừa hiện đại, giúp cho
kết quả nghiên cứu đạt đƣợc độ chính xác cao nhất, đáng tin cậy nhất.
6. Đóng góp mới của luận văn
- Đây là cơng trình đầu tiên ở cấp độ luận văn thạc sĩ chuyên ngành
Báo chí học đặt vấn đề nghiên cứu về Hiệu quả thơng tin y tế trên sóng Đài
truyền hình địa phƣơng, mà cụ thể là Đài PT – TH Hải Phịng, thơng qua
những kết quả khảo sát thực tế, thông qua các phƣơng pháp nghiên cứu, điều
tra khoa học...các kết quả nghiên cứu và khảo sát đƣa ra là hoàn toàn mới.
-Trong luận văn này, các tin bài viết, phản ánh về y tế đƣợc nhìn nhận,
phân tích, đánh giá một cách tồn diện, từ nhiều góc độ, qua đó làm rõ thực
trạng, bao gồm những thành cơng, hạn chế, trên cơ sở đó, đề xuất các giải

pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong thông tin về các vấn đề y tế trên sóng của
Đài PT – TH Hải Phòng.
- Kết quả của luận văn là sự khẳng định sức mạnh, hiệu quả của các
thông tin về y tế nói riêng và sức mạnh của báo chí nói chung đến xã hội, làm


8
thay đổi nhận thức và hành vi của công chúng, đồng thời, góp phần thực hiện
các nhiệm vụ chính trị theo tinh thần các chỉ thị, nghị quyết của Đảng Cộng
sản Việt Nam.
- Ngoài ra, đề tài luận văn sẽ tạo ra một cái nhìn mới, thay đổi nhận
thức của cơ quan báo chí: khơng nên xem nhẹ việc tìm hiểu công chúng; thay
đổi quan điểm áp đặt là phát sóng “những gì Đài có” chứ khơng phải phát
“những gì công chúng cần”.
7. Ý n hĩ lý luận và thực tiễn củ đề tài
- Ý n hĩ lý luận củ đề tài
Luận văn góp phần khẳng định vai trị và tầm quan trọng của thơng tin
báo chí, mà cụ thể là Truyền hình, trong cơng tác tun truyền, định hƣớng dƣ
luận xã hội, điều chỉnh hành vi của công chúng, góp phần thực hiện các
nhiệm vụ chính trị xã hội của địa phƣơng về y tế.
- Ý n hĩ thực tiễn củ đề tài
Đề tài tìm hiểu và khảo sát những mong muốn, yêu cầu của công chúng
đối với thông tin y tế trên sóng của Đài PT – TH Hải Phịng, qua đó đề xuất
những giải pháp nhằm tăng cƣờng hơn nữa hiệu quả tác động của báo chí nói
chung và thơng tin y tế trên sóng của Đài PT – TH Hải Phịng nói riêng trong
giai đoạn hiện nay và trong tƣơng lai. Chính vì vậy, luận văn là tài liệu bổ ích
cho Đài PT &TH Hải Phịng và cho những ai quan tâm đến lĩnh vực này.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung
chính của luận văn có 3 chƣơng, 11 tiết.



9
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRUYỀN HÌNH VÀ Y TẾ
1.1. Khá n ệm và thuật n ữ liên quan
1.1.1. Khái niệm về báo chí, truyền hình, chương trình truyền hình,
chương trình truyền hình về y tế.
- Báo chí
Theo từ điển Wikipedia, báo chí (xuất phát từ 2 từ “báo” – thơng báo –
và “chí” - giấy), là những xuất bản phẩm định kỳ, nhƣ nhật báo hay tạp chí
nhƣng cũng để chỉ cả các loại hình truyền thơng khác nhƣ phát thanh, truyền
hình. Định nghĩa này cũng áp dụng đƣợc cho một trang web liên tục xuất bản
trên internet (báo điện tử). Nhƣ vậy, Báo chí là tên gọi chung của các loại
hình truyền thơng đại chúng. Có những loại hình báo chí: Báo In, Báo Phát
thanh, Báo Truyền hình, Báo mạng điện tử.
Theo PGS, TS. Nguyễn Văn Dững [11, Tr 54 - 55], báo chí cịn đƣợc
tiếp cận dƣới các quan niệm khác nhau, nhƣng chung quy lại, báo chí là một
loại hình của truyền thơng đại chúng và loại hình cơ bản nhất của truyền
thơng đại chúng; thông tin, phản ảnh những sự kiện và vấn đề đã, đang xảy ra,
có ý nghĩa xã hội và đƣợc nhiều ngƣời quan tâm, đƣợc cơ quan thẩm quyền
cấp phép hoạt động; có nhiệm vụ chuyển tải thơng tin nhanh nhất, mới mẻ
nhất đến cho đông đảo công chúng, nhằm tích cực hố đời sống thực tiễn. Báo
chí có các chức năng sau:
- Chức năng thông tin
- Chức năng giám sát, phản biện xã hội
- Chức năng kinh doanh – dịch vụ
- Chức năng tƣ tƣởng
- Chức năng văn hoá – giáo dục – giải trí
- Truyền hình



10
Hiện nay có khá nhiều quan niệm về truyền hình. Theo GS, TS Tạ
Ngọc Tấn Trong cuốn Truyền thông đại chúng:
Truyền hình là một loại hình phƣơng tiện thơng tin đại chúng, chuyển
tải thơng tin bằng hình ảnh động và âm thanh. Ngun nghĩa của thuật ngữ vơ
tuyến truyền hình (television) bắt nguồn từ hai từ: “tele” có nghĩa là “ở xa”
và “vision” có nghĩa là “thấy được”, “television” tức là “thấy được ở xa”
[43, Tr. 123].
Trong cuốn Thuật ngữ báo chí truyền thơng, tác giả Phạm Thành Hƣng,
đƣa ra định nghĩa: Truyền hình là hệ thống kỹ thuật, chuyển hình ảnh, tiếng
động đi xa qua tín hiệu truyền hình và được tiếp nhận trực tiếp qua màn hình
huỳnh quang. Chức năng truyền thơng của đài truyền hình là sáng tạo và
truyền phát các chương trình truyền hình. [19, Tr. 220]
Trong cuốn Báo chí truyền hình của nhóm tác giả G.Vcudơnnhetxôp,
X.L.Xvich, A.La. Iurốpxki (Nhà xuất bản Thông tấn - 2004): Truyền hình
được hiểu là từ trung tâm phát sóng, người ta truyền đi những dao động điện
từ vào không trung và những sóng điện từ ấy được thu cùng một lúc ở hàng
triệu điểm, tín hiệu đó mang thơng tin về âm thanh và hình ảnh. [13, Tr 25].
Trong cuốn Nghiệp vụ báo chí – Lý luận và thực tiễn của tác giả
V.V.Vơrơsilop – NXB Thơng tấn, khi nói về truyền hình đã viết: Truyền
thơng phải có phương tiện phản ánh một cách tương ứng hiện thực, hiệu quả
hơn cả trong các phương tiện truyền thơng là truyền hình – một năng lực tập
hợp giữa lời nói, hình ảnh và âm nhạc. [53, Tr.128].
Có rất nhiều định nghĩa, quan niệm khác nữa về truyền hình, nhƣng tựu
trung lại thì truyền hình đƣợc hiểu một cách đơn giản là thấy được từ xa.
Theo tác giả luận văn: Truyền hình là một loại hình phương tiện thơng
tin đại chúng, sử dụng các phương tiện thiết bị khoa học kĩ thuật để chuyển
tải hình ảnh, âm thanh từ trung tâm phát sóng đến các điểm thu sóng.



11
- Chƣơn trình truyền hình
Với sự xuất hiện của báo chí phát thanh, sau đó là báo chí truyền hình,
thì cũng xuất hiện thuật ngữ chương trình (program).
Thuật ngữ chương trình trong chương trình truyền hình đƣợc hiểu là:
gồm nhiều chƣơng trình đƣợc phân bổ theo các kênh truyền hình và đƣợc thể
hiện bằng những nội dung cụ thể qua tin, bài, tác phẩm truyền hình.
Chƣơng trình truyền hình đề cập tới các vấn đề của đời sống xã hội
không phải một cách ngẫu nhiên nhƣ diễn ra, mà nó thƣờng truyền tải các
thơng tin có chọn lọc từ ngày này qua ngày khác, nhằm phục vụ một đối
tƣợng công chúng xác định. Nội dung của chƣơng trình truyền hình làm sâu
sắc tƣ tƣởng, các chủ đề, dần tạo nên trong ý thức công chúng thế giới quan
hiện đại.
Theo GS,TS Tạ Ngọc Tấn trong cuốn “Truyền thông đại chúng”, thuật
ngữ chương trình truyền hình đƣợc sử dụng trong hai trƣờng hợp:
Trƣờng hợp thứ nhất, ngƣời ta dùng chương trình truyền
hình để chỉ tồn bộ nội dung thơng tin phát đi trong ngày, trong
tuần, trong tháng của một kênh truyền hình hay của cả một đài
truyền hình.
Trƣờng hợp thứ hai, chương trình truyền hình dùng để chỉ
một hay nhiều tác phẩm hồn chỉnh, hoặc kết hợp với một số
thơng tin tài liệu khác đƣợc tổ chức theo một chủ đề cụ thể với
hình thức tƣơng đối nhất quán, thời lƣợng ổn định và đƣợc phát
theo định kỳ. [43, tr.123]
Trong giáo trình Báo chí truyền hình, PGS,TS Dƣơng Xn Sơn cũng
đƣa ra khái niệm khá cụ thể về chương trình truyền hình:
Chƣơng trình truyền hình đó là sự liên kết, sắp xếp, bố trí hợp
lý các tin, bài, bảng biểu, tƣ liệu bằng hình ảnh và âm thanh, đƣợc



12
mở đầu bằng lời giới thiệu, nhạc hiệu, kết thúc bằng lời chào tạm
biệt, đáp ứng yêu cầu tuyên truyền của cơ quan báo chí truyền hình,
nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho khán giả.[ 41, Tr.113]
Nhƣ vậy, các tin, bài, bảng biểu, tƣ liệu, hình ảnh...chính là những viên
gạch, những bộ phận cấu thành để tạo ra những cấu trúc truyền hình phức tạp
hơn, đó chính là các chƣơng trình truyền hình. Thực tế hàng ngày, chúng ta có
thể xem những chƣơng trình truyền hình nhƣ: Chƣơng trình thời sự, chƣơng
trình toạ đàm, chƣơng trình văn hố du lịch...
Khác với các loại hình báo chí khác, một tác phẩm truyền hình, một
chƣơng trình truyền hình đƣợc ra đời và phát sóng - đó là sản phẩm của một
tập thể, là một sản phẩm báo chí hồn chỉnh, thống nhất về hình thức và nội
dung thể hiện, đƣợc sắp xếp xâu chuỗi với nhau một cách hợp lý, logic.
Chƣơng trình truyền hình là sự gặp nhau về nhu cầu, thị hiếu của cơng chúng
khán giả với mục đích tun truyền, ý tƣởng sáng tạo của những ngƣời làm
chƣơng trình.
Ngày nay, khi các kênh truyền hình đang xuất hiện ngày càng nhiều,
đòi hỏi việc sắp xếp, nâng cao chất lƣợng các chƣơng trình truyền hình của
các Đài truyền hình phải hợp lý, hấp dẫn hơn. Đặc biệt là đối với các đài địa
phƣơng, do diện phủ sóng cịn ít, các chƣơng trình truyền hình sản xuất cịn
khá nghèo nàn, nên việc sắp xếp, đổi mới nâng cao chất lƣợng các chƣơng
trình càng trở nên cần kíp hơn.
- Chƣơn trình truyền hình về y tế
Sức khoẻ đóng vai trị quan trọng trong việc đảm bảo chất lƣợng sống
của mỗi cá nhân trong cộng đồng. Do vậy, thông tin về y tế sức khoẻ nói
chung và thơng tin về phịng chống dịch bệnh nói riêng ln đƣợc báo chí
khai thác dƣới nhiều góc độ, nhiều phƣơng diện khác nhau để đáp ứng nhu
cầu thông tin của công chúng. Hiện nay thông tin về kiến thức chăm sóc sức



13
khoẻ, phòng chống dịch bệnh xuất hiện đều đặn và thƣờng xun trên tất cả
các loại hình báo chí nhƣ truyền hình, phát thanh, báo in, báo mạng điện tử,
thậm chí, ngay cả trên các trang thơng tin cá nhân, trang mạng xã hội cũng
xuất hiện các thông tin về kiến thức chăm sóc sức khoẻ nhân dân.
Chương trình truyền hình về y tế là một chương trình chuyên biệt,
trong đó thơng qua các tin, bài, phóng sự hoặc các chuyên đề chuyển tải các
thông tin về y tế, chăm sóc sức khoẻ và phịng chống dịch bệnh. Những
chƣơng trình này vừa có tính thơng tin, vừa có tính định hƣớng rõ ràng, có thể
chỉ là tập trung vào một nhóm đối tƣợng thụ hƣởng nhất định nào đó. Ví dụ:
chăm sóc sức khoẻ cho bệnh nhân tiểu đƣờng; phịng bệnh tay chân miệng ở
trẻ em...
Đài Truyền hình Việt Nam (VTV), ngồi những thơng tin về y tế - sức
khoẻ thƣờng xuyên phát sóng trên các bản tin thời sự, cịn có các chƣơng trình
thƣờng xun thơng tin về y tế-sức khoẻ, trong đó tập trung nhiều nhất ở
VTV2, nhƣ: “Vì sức khoẻ”, “Sức khoẻ cho mọi ngƣời”, “Chính sách y tế và
cuộc sống”...
Trên VTV9 và Today TV có chƣơng trình “Sức khoẻ cho mọi nhà – Dr.
You” chính thức phát sóng vào tháng 5/2012. Đây là chƣơng trình cung cấp
kiến thức, thơng tin cơ bản về phịng, chống dịch bệnh cho ngƣời dân. Trong
chƣơng trình, ngƣời bệnh đƣợc trực tiếp trò chuyện và đặt câu hỏi với các
chuyên gia về căn bệnh của mình để hiểu hơn về nguyên nhân gây bệnh và
cách phòng tránh.
Ở Đài PT - TH Hải Phịng, ngồi các thơng tin về y tế đƣợc phát trong
chƣơng trình thời sự Hải Phịng, cịn duy trì các chƣơng trình, chuyên mục về
y tế nhƣ: Chuyên mục Thầy thuốc gia đình; Sức khoẻ 365...
1.1.2. Khái niệm về hiệu quả, hiệu quả thông tin
- Khái niệm hiệu quả



14
Theo định nghĩa trong cuốn Từ điển Tiếng Việt thì hiệu quả là “kết quả
như yêu cầu của việc làm mang lại” [33, Tr.419]. Hiệu quả là kết quả cuối
cùng mong muốn của một hoạt động nào đó trong đời sống xã hội, là đạt đƣợc
tác dụng, mục đích đã hình thành từ ban đầu, trƣớc khi tiến hành hoạt động
của con ngƣời, của công việc thực hiện.
Hiểu theo cách khác, hiệu quả là sự so sánh giữa kết quả trước và sau khi
tiến hành một hoạt động, giữa kết quả đạt được với yêu cầu của hoạt động đó.
- Khái niệm Hiệu quả thơng tin:
Trong hoạt động báo chí truyền thông, hiệu quả là cụm từ chỉ kết quả
mà hoạt động báo chí truyền thơng đạt đƣợc theo một mục tiêu đã đặt ra từ
trƣớc, đã đƣợc lên kế hoạch. Khi bàn về cơ chế tác động của truyền thông, tác
giả Nguyễn Văn Dững đã cho rằng: thông điệp qua các kênh truyền thông tác
động vào dƣ luận xã hội, tạo ra hiệu ứng xã hội, trên cơ sở đó góp phần nâng
cao nhận thức, mở rộng hiểu biết, thay đổi thái độ và hành vi của công chúng
– nhóm đối tƣợng phù hợp với mục tiêu truyền thơng và nhu cầu phát triển.
Những chuyển biến tích cực ấy gọi là hiệu quả truyền thông.[8, tr. 123]
Truyền đạt thông tin nhằm mục đích cho khách thể nghe, thấy, hiểu,
đồng ý, hành động và phản hồi thông tin (Phản hồi thông tin là rất cần thiết,
để biết ngƣời nghe: đã nghe đúng hay chƣa? Đã hiểu đúng hay hiểu lầm và
hiểu bao nhiêu? Có đồng ý hay khơng và trong phạm vi nào? Dự định hành
động hay không hành động?)
Thông tin có hiệu quả phải thoả mãn nhu cầu thơng tin của ngƣời nghe,
ngƣời xem. Thông tin phải gây ấn tƣợng làm ngƣời nghe, xem có xu hƣớng
nhớ những thứ họ biết lần đầu. Thông tin làm chuyển biến nhận thức, hành vi
của đối tƣợng.



15
Nhƣ vậy, có thể hiểu: hiệu quả của thơng tin là bất kỳ sự dịch chuyển
nào đó trong nhận thức, tình cảm, hành vi của cơng chúng so với trạng thái
trước khi tiếp nhận thơng tin.
- T êu hí để đo lƣờng hiệu quả thông tin:
Theo các quan điểm nghiên cứu trên, có thể xác định một cách khái
quát về tiêu chí để đo lƣờng hiệu quả thơng tin là:
* Sự tiếp cận của công chúng đối với thông tin:
Tiêu chí này cho biết cơng chúng có tiếp cận (đọc, xem, nghe) sản
phẩm báo chí ấy hay khơng? Và mức độ thƣờng xuyên hay không? Cách tiếp
cận của công chúng đối với nội dung, hình thức của sản phẩm báo chí (đọc,
nghe, xem kỹ hay lƣớt, hoặc chỉ tìm kiếm thơng tin mình cần?
* Nhu cầu thơng tin của cơng chúng: nội dung và hình thức của sản
phẩm báo chí đã thỏa mãn nhu cầu thông tin của công chúng chƣa? Họ mong
muốn thơng tin gì thêm?
* Cơng chúng hành động theo lời kêu gọi của nhà truyền thông (hoặc
ngược lại).
1.1.3.Khái niệm về y học, y tế, dịch bệnh truyền nhiễm ở người
- Khái niệm về y học
Từ "y học" trong tiếng Anh là "medicine" có nguồn gốc từ tiếng Latin
là "ars medicina", nghĩa là "nghệ thuật chữa bệnh". Y học là một lĩnh vực
khoa học ứng dụng liên quan đến nghệ thuật chữa bệnh, bao gồm nhiều
phƣơng pháp chăm sóc sức khỏe, nhằm duy trì, hồi phục cơ thể từ việc phòng
ngừa và chữa bệnh.
Y học hiện đại ứng dụng các kiến thức khoa học sức khỏe, nghiên cứu
về y sinh học và công nghệ y học để chẩn đốn và chữa trị bệnh tật thơng qua
thuốc men, phẫu thuật hoặc bằng nhiều phƣơng pháp trị liệu phong phú khác.
Cho đến nay, nhiều tác giả cho rằng, lịch sử y học có thể đã ra đời cùng



16
với lịch sử phát sinh bệnh tật và lịch sử ngƣời thầy thuốc. Trong hang Ba anh
em (La Grotte des Trois Frères) ngƣời ta đã tìm đƣợc bức vẽ cách đây khoảng
17 ngàn năm mô tả một phù thủy đầu hƣơu đang chữa bệnh.
Y học thời tiền sử dùng thảo mộc, thể tạng động vật hay khoáng chất để
chữa trị, mà nhiều khi chúng đƣợc ngƣời chữa trị (nhƣ tu sĩ, thầy thuốc) mô tả
nhƣ là những chất thần diệu. Ngành nhân y học (tiếng Anh: medical
anthropology) nghiên cứu các hệ thống y học thời tiền sử cùng quan hệ của
chúng với xã hội con ngƣời.
Y khoa sơ khởi đƣợc ghi nhận từ lâu trong nhiều nền văn minh cổ nhƣ
Ấn Độ, Ai Cập, Trung Hoa hay Hy Lạp. Ông Hippocrates đƣợc xem là tổ sƣ
của ngành y mà kế thừa ngày nay là y học phƣơng Tây hay Tây y. Cịn ơng
Galen đã đặt nền tảng phát triển cho lý luận y khoa. Sau khi đế chế La Mã sụp
đổ và bắt đầu thời Trung Cổ, các lƣơng y trong thế giới đạo Hồi đã kế tục và
tạo nên bƣớc đột phá lớn cho ngành nhờ đƣợc hỗ trợ từ bản dịch sang tiếng A
rập các cơng trình của Hippocrates và Galen. Nhiều lƣơng y tiên phong nổi
tiếng là ngƣời A Rập, nhƣ ông Avicenna đƣợc gọi là "tổ sƣ y học hiện đại",
ông Abulcasislà tổ sƣ ngành phẫu thuật, ông Avenzoar là tổ sƣ ngành phẫu
thuật thực nghiệm, ông Ibn al-Nafis là tổ sƣ ngành sinh lí học circulatory
physiology, và ơng Averroes. Cịn ơng Rhazes sáng lập ngành nhi khoa là
ngƣời đầu tiên phản biện thuyết Grecian về humorism vẫn ảnh hƣởng đến y
học phƣơng Tây thời Trung đại.
Những bƣớc cơ bản nhất để thiết lập một chẩn đốn y khoa là Hỏi,
Nhìn, Sờ, Gõ, Nghe trong Y học hiện đại (Tây y) hoặc Tứ chẩn là Vọng chẩn
(nhìn), Văn chẩn (nghe), Vấn chẩn (hỏi) và Thiết chẩn (sờ nắn, bắt mạch)
trong Y học cổ truyền. Một khi đã có chẩn đốn sơ bộ từ việc thăm khám lâm
sàng nói trên, ngƣời thầy thuốc có thể quyết định điều trị ngay hoặc đề nghị
một số xét nghiệm cận lâm sàng khác để xác định chẩn đoán hoặc loại trừ



17
chẩn đoán. Các xét nghiệm cận lâm sàng thƣờng đƣợc dùng trong chẩn đốn
là huyết học, sinh hóa, hình ảnh học, vi sinh vật học, tế bào học, giải phẫu
bệnh, thăm dị chức năng và có thể là các xét nghiệm cao cấp hơn nhƣ di
truyền học.
Trong kĩ thuật điều trị, bác sĩ tiếp xúc bệnh nhân và dùng phƣơng pháp
chẩn đoán gồm dự chẩn, ngăn ngừa, trị bệnh; hay còn đƣợc gọi bằng thuật
ngữ "quan hệ ngƣời bệnh-thầy thuốc", nghĩa là bác sĩ làm việc với bệnh nhân
dựa trên bệnh sử, bệnh án của họ bằng vấn chẩn rồi khám tổng quát bằng một
số y cụ thông thƣờng nhƣ ống nghe, thiết bị nội soi. Sau khi vấn chẩn tìm
triệu chứng và khám để tìm dấu hiệu bệnh, bác sĩ thƣờng đề nghị bệnh nhân
làm vài xét nghiệm nhƣ thử máu, làm sinh thiết hoặc kê đơn thuốc hay là
phép điều trị khác nữa.
Nhiều phƣơng pháp chẩn đoán chuyên biệt đƣợc dùng phân tích bệnh
tình trên cơ sở thơng tin cung cấp. Trong buổi vấn chẩn điều rất quan trọng là
thu thập đƣợc chi tiết nhất mọi dữ liệu liên quan đến bệnh nhân để có đƣợc
thơng tin trung thực nhất, sau đó kết quả vấn chẩn đƣợc ghi vào bệnh án. Các
bƣớc kế tiếp có thể ngắn hơn nhƣng cũng tuân theo quy trình cơ bản nhƣ vậy.
- Khái niệm về y tế
Y tế là một ngành y học ứng dụng, chuyên việc phòng chữa bệnh và
bảo vệ sức khoẻ.
Y tế bao gồm: y tế công cộng, y tế dự phịng, y tế điều trị…
Y tế cơng cộng: là khoa học và nghệ thuật phòng bệnh, kéo dài tuổi thọ
và tăng cƣờng sức khỏe thông qua những cố gắng có tổ chức của xã hội.Y tế
cơng cộng có nhiều lĩnh vực nhỏ nhƣng có thể chia ra các phần: dịch tễ học,
sinh thống kê và dịch vụ y tế. Những vấn đề liên quan đến môi trƣờng, xã hội,
nhân chủng học và sức khỏe nghề nghiệp cũng là lĩnh vực quan trọng trong y
tế công cộng. Trọng tâm can thiệp của y tế cơng cộng là phịng bệnh trƣớc khi



18
đến mức phải chữa bệnh thông qua việc theo dõi tình trạng và điều chỉnh hành
động bảo vệ sức khỏe. Nhìn chung, trong nhiều trƣờng hợp thì chữa bệnh có
thể gây nguy hiểm đến tính mạng hơn so với phịng bệnh từ trƣớc, chẳng hạn
nhƣ khi bùng phát bệnh lây nhiễm. Chƣơng trình tiêm chủng vắc-xin và phân
phát bao cao su là những ví dụ về các biện pháp dùng trong y tế công cộng.
Ở Việt Nam, ngành y tế cơng cộng cịn mới và thƣờng bị nhẫm lẫn với
ngành y học dự phòng hay vệ sinh-dịch tễ (trƣớc kia). Hiện nay có xu hƣớng
sử dụng thuật ngữ "y tế cơng cộng" hơn vì: 1) Đây là thuật ngữ đang đƣợc thế
giới sử dụng rộng rãi (tiếng Anh: public health). 2)Bao hàm ý nghĩa liên
ngành chứ không chỉ giới hạn trong lĩnh vực y tế. Các can thiệp của y tế cơng
cộng tập trung vào vấn đề phịng bệnh hơn là chữa bệnh, thông qua giám sát
các trƣờng hợp và khuyến khích các hành động tốt cho sức khoẻ. Thêm vào
đó, trong nhiều trƣờng hợp, chữa một bệnh này có ý nghĩa sống còn để phòng
ngừa các bệnh khác, chẳng hạn các vụ bùng phát dịch bệnh truyền nhiễm. Các
chƣơng trình tiêm chủng vắc-xin, vệ sinh nƣớc sạch,mơi trƣờng là những ví
dụ của cơng tác hoạt động y tế cơng cộng.
Y tế dự phòng: Từ ngày thành lập nƣớc năm 1945, Việt Nam đã khẳng
định y học dự phịng ln là ƣu tiên hàng đầu: phòng bệnh hơn chữa bệnh.
Theo tinh thần đó, Việt Nam đã xây dựng một hệ thống vệ sinh dịch tễ học
theo mơ hình Liên Xơ, nhấn mạnh vào việc phòng và chống các bệnh truyền
nhiễm, bởi lúc đó bệnh truyền nhiễm đóng vai trị chủ yếu trong cấu trúc bệnh
tật ở Việt Nam, hoàn toàn có thể khống chế đƣợc thơng qua các biện pháp đặc
hiệu nhƣ dùng vắc-xin và không đặc hiệu nhƣ tuyên truyền. Trong khi đó,
những tiến bộ trong cách đề cập dịch tễ học đang diễn ra tại những nƣớc
phƣơng tây, chủ yếu là các nƣớc nói tiếng Anh, đang ngày một mạnh mẽ.
Những tiến bộ đó chỉ đƣợc đƣa vào một cách khơng chính thức thơng qua các
cuốn sách dịch tễ học đƣợc những ngƣời có dịp đi học, cơng tác tại các nƣớc



×