Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

BÁO CÁO BIỆN PHÁP DẠY TỪ VỰNG THEO BẢN ĐỒ TƯ DUY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 9 trang )

BÁO CÁO BIỆN PHÁP

MỘT SỐ KỸ THUẬT DẠY TỪ VỰNG MÔN TIẾNG
ANH LỚP 7
I. LÝ DO CHỌN BIỆN PHÁP
1. Cơ sở pháp lý:
Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển tồn diện về
đức, trí, thể, mỹ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực, phẩm chất người học
nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Trong giai đoạn hiện nay, việc thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ
thơng địi hỏi phải đổi mới đồng bộ từ mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương
tiện dạy học đến cách thức đánh giá kết quả học tập của học sinh, trong đó khâu
đột phá là đổi mới phương pháp dạy học. Lựa chọn biện pháp phù hợp nhằm nâng
cao chất lượng trong cơng tác giảng dạy cũng là một hình thức đổi mới mà mỗi
giáo viên cần thực hiện trong quá trình dạy học.
2. Cơ sở lý luận:
Trong bất kỳ một ngơn ngữ nào, vai trị của việc dạy từ từ vựng cũng hết sức
quan trọng. Có thể thấy một ngôn ngữ là một tập hợp của các từ vựng. Không thể
hiểu ngôn ngữ mà không hiểu biết từ vựng, hoặc qua các đơn vị từ vựng. Nhưng
điều đó khơng đồng nghĩa với việc chỉ hiểu các đơn vị từ vựng riêng lẻ, độc lập
với nhau mà chỉ có thể nắm vững được ngôn ngữ thông qua mối quan hệ biện
chứng giữa các đơn vị từ vựng. Như vậy việc học từ vựng và rèn luyện kĩ năng
sử dụng từ vựng là yếu tố hàng đầu trong việc truyền thụ và tiếp thu một ngơn
ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng.
Vì từ vựng là một đơn vị ngơn ngữ nên nó được thể hiện dưới hai hình thức:
Lời nói và chữ viết. Muốn sử dụng được ngơn ngữ đó, tức là phải nắm vững hình
thức biểu đạt của từ bằng lời nói và chữ viết. Song do có mối liên quan của từ vựng
với các yếu tố khác trong ngôn ngữ :ngữ pháp, ngữ âm, ngữ điệu ... hoặc trong tình
huống giao tiếp cụ thể, ta thấy từ vựng là các “viên gạch”còn ngữ pháp và các yếu

1




tố ngôn ngữ khác được coi như các “mạch vữa”để xây lên thành một ngôi nhà ngôn
ngữ.
II. THỰC TRẠNG:
1. Thuận lợi:
Trường THCS Phú Xá có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên có trình độ
chun mơn vững vàng, nhiệt tình trong cơng tác giảng dạy, có tinh thần trách
nhiệm cao trong công việc, tận tâm giúp đỡ hỗ trợ, hướng dẫn đồng nghiệp trong
công tác.
Đa số các em học sinh có ý thức học tập tốt, có ý chí vươn lên, có tinh thần
ham học hỏi, có nhiều phương pháp tiếp cận tri thức theo hướng hiện đại và được
cha mẹ quan tâm đầu tư. Nhiều em học sinh say mê, u thích và hứng thú với
mơn Tiếng Anh.
2.Khó khăn:
Qua thực tế năm học 2020 – 2021 giảng dạy môn Tiếng Anh ở trường THCS
Phú Xá, đặc biệt là mơn Tiếng Anh lớp 7, tơi nhận thấy cịn một số học sinh chưa
thực sự hứng thú cũng như chưa có được những niềm vui trong học tập bộ mơn
Tiếng Anh, có học sinh xem mơn Tiếng Anh là một bộ mơn cực kì khó, và mỗi khi
đến tiết Tiếng Anh là các em lại cảm thấy mệt mỏi và khơng có tâm trí để học,
phần đơng học sinh khi hỏi đến các em có thích học tiếng Anh khơng? Các em trả
lời là có,cịn khi đề cập đến vấn đề học từ vựng thì hầu hết các em đều trả lời là
khơng thích. Vì các em cho rằng học từ vựng tiếng Anh khó nhớ và mất nhiều thời
gian, học rồi lại quên, hầu hết học sinh ngại học và lười học từ vựng Tiếng Anh
một cách chu đáo.Hiện nay việc dạy từ vựng của giáo viên vẫn còn nhiều bất cập,
trong một tiết học ngoại ngữ thời gian giáo viên dành cho việc dạy từ vựng quá
nhiều, không có thời gian để học sinh thực hành. Bên cạnh đó số lượng từ vựng
q nhiều, thường thì trung bình hơn 10 từ trong một tiết học, các thủ thuật dạy từ
vựng còn nhàm chán chưa đa dạng phong phú, chưa thực sự hấp dẫn đối với hoc
sinh, làm cho học sinh cảm thấy học tiếng Anh bị nhồi nhét kiến thức và rất chán

nản.

2


Trong q trình giảng dạy mơn Tiếng Anh lớp 7 năm học 2020-2021, tôi đã
tiến hành khảo sát về mức độ ghi nhớ từ vựng, khả năng vận dụng từ để đặt câu và
khả năng vận dụng từ vựng trong tình huống giao tiếp của các em học sinh lớp
7A3- Trường THCS Phú Xá và đã tổng hợp được kết quả như sau:
Lớp

Tổng số

Mức độ ghi

Khả năng vận

Khả năng vận dụng

nhớ từ vựng

dụng từ để đặt

từ vựng trong tình

câu
huống giao tiếp
7A3
40
20

15
8
Tỉ lệ
100%
50%
37,5%
20%
Từ kết quả trên tơi có suy nghĩ, trăn trở áp dụng một số kĩ thuật để phần dạy
từ vựng sinh động hơn, học sinh sẽ nhớ được từ vựng theo một cách có hệ thống và
có thể áp dụng ngay trong và sau giờ học, để việc học từ vựng khơng cịn là học
đối phó, học vẹt, học mà không hiểu bản chất nghĩa của từ.
III. NỘI DUNG BIỆN PHÁP
Để thực hiện giáo viên áp dụng một số kỹ thuật dạy từ vựng trong các tiết học
cụ thể như sau :
Kỹ thuật 1 : Kỹ thuật dạy từ vựng theo hệ thống bản đồ tư duy
Kỹ thuật 2 : Kỹ thuật dạy từ vựng thông qua từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa kết
hợp đặt câu.
Kỹ thuật 3 : Kỹ thuật dạy từ vựng qua tranh ảnh kết hợp trò chơi
1. Kỹ thuật 1 : Kỹ thuật dạy từ vựng theo hệ thống bản đồ tư duy
Sơ đồ tư duy (Mind Map) được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực và
đó là cách học thú vị, học nhanh mà nhớ lâu áp dụng được cho tất cả các môn
học, đặc biệt là học từ vựng tiếng Anh. Đối với đối tượng là học sinh lớp 7, tôi áp
dụng phương pháp này trên cơ sở dạy từ vựng theo chủ đề bài học đồng thời định
hướng các em học sinh học và ghi nhớ từ theo sơ đồ tư duy.
Ví dụ 1 : UNIT 3: LESSON 1: GETTING STARTED (GRADE 7)
Từ vựng dạy gồm 6 từ.
- community service

(n)


: công việc phục vụ cộng đồng

- benefit

(n)

: lợi ích

- Volunteer

(v,n) : Tình nguyện
3


- donate

(v)

: quyên góp,hiến tặng

- to make a difference

(v)

: làm thay đổi (cho tốt hơn)

- non-profit organization

(n)


: Tổ chức phi lợi nhuận

Giáo viên sẽ giới thiệu 5 từ: community service, benefit, volunteer, donate,
to make a difference. Còn 1 từ: non-profit organization học sinh sẽ chủ động tìm
hiểu trong quá trình đọc bài, và với 5 từ mới phải dạy, giáo viên nên sắp xếp
chúng theo trình tự dạy.
1. community service
2. volunteer
3. donate
4. benefit
5. to make a difference
Với lời dẫn cụ thể như sau:
Giới thiệu từ community service giáo viên có thể nói “They are the good things
that you can do to help unlucky people or to help your neighborhood”. Học sinh
sẽ hiểu được từ đó nói về cái gì. Giáo viên viết từ community service lên vị trí
cao nhất, tiếp theo giáo viên sẽ giới thiệu từ volunteer và từ donate bằng hình ảnh

Sau khi học sinh hiểu nghĩa của hai từ đó, giáo viên tiếp tục viết 2 từ đó lên bảng
theo sơ đồ tư duy:
Giáo viên tiếp tục: If we volunteer or donate for community service, it will bring
many benefits to our community. What does benefit mean? – Học sinh trả lời
được từ lợi ích ( benefit). Giáo viên viết tiếp từ benefit theo sơ đồ tư duy. Giáo
viên dẫn tiếp: The benefits that we do will make a difference in our community,
so can you guess the meaning of verb phrase: make a difference? – Học sinh hiểu
được nghĩa của từ make a difference. Nếu học sinh chưa hiểu giáo viên có thể
giải thích thêm: It means do something that help people or make the world better.
4


.

Volunteer
(v,n)
Community service
( n.phr)

Benefit (v,n)

Make a differnce
(v.phr

Donate(v)

Sau khi giới thiệu các từ giáo viên sẽ có được bản đồ tư duy, lúc này học sinh sẽ
hiểu, học và ghi nhớ từ vựng theo bản đồ, từ đó sẽ khơng phụ thuộc quá nhiều vào
việc dịch ra Tiếng Việt cũng như rất dễ dàng trong việc vận dụng các từ vào tình
huống thực tế.
2.Kỹ thuật 2 : Kĩ thuật dạy từ vựng thông qua từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa kết hợp
đặt câu.
Đây là một cách kết hợp vừa giới thiệu từ mới, vừa ôn luyện được phần từ
đã dạy. Tôi áp dụng kĩ thuật dạy này kết hợp với việc sử dụng các cấu trúc ngữ
pháp đã học để giúp các em nhớ từ mới nhanh, đồng thời khắc sâu được những
kiến thức của các bài trước, qua đó vận dụng linh hoạt vốn từ vựng trong các tình
huống giao tiếp thực tế.
Ví dụ 2: UNIT 8- LESSON 2- A CLOSER LOOK 2
Từ vựng dạy gồm 5 từ :
- hilarious (a)

: vui nhộn, hài hước

- gripping (a)


: hấp dẫn, thú vị

- scary (a)

: đáng sợ

- frightening (a)

: sợ hãi

- moving (a)

: cảm động

Trong phần từ vựng này giáo viên nhận thấy các từ vựng đều xuất hiện các cặp từ
đồng nghĩa và trái nghĩa. Với từ vựng đầu tiên giáo viên dẫn dắt như sau:
Example: It’s the most funny video. Giáo viên gạch chân từ funny sau đó thay
thế bằng từ hilarious và lặp lại câu : It’s the most hilarious video. Học sinh lặp lại
từ hilarious và đặt câu tương tự như ví dụ.
Từ thứ hai gripping có từ trái nghĩa là boring, giáo viên giới thiệu qua mẫu câu
như sau:
5


Example: I don’t like watching documentary because it’s boring, but I like fiction
film because it’s gripping. Từ 2 cặp từ trái nghĩa này học sinh có thể hiểu được
nghĩa của từ gripping, đồng thời học sinh có thể vận dụng mẫu câu để đặt câu
tương tự với tính từ gripping.
Từ scary và frightening là hai từ tương đồng với nhau về nghĩa, vì vậy nó có thể

thay thế được cho nhau . Giáo viên đưa ra ví dụ:
Example: My younger sister hate watching horror film because it’s very scary.
Giáo viên có thể kết hợp với điệu bộ sợ hãi để tăng khả năng phán đoán của học
sinh. Sau khi học sinh hiểu được nghĩa của từ scary, giáo viên thay thế bằng từ
frightening. Học sinh sẽ dễ dàng suy luận nghĩa của từ.
Qua kỹ thuật giới thiệu từ vựng kết hợp đặt câu dựa trên cấu trúc đã học, học
sinh vừa nắm bắt và hiểu được cách dùng của từ mới, đồng thời khắc sâu được
những mẫu câu đã học, từ đó ứng dụng dễ dàng hơn trong tình huống giao tiếp
thực tế.
3. Kỹ thuật 3: Kỹ thuật dạy từ vựng qua tranh ảnh kết hợp trò chơi
Kỹ thuật dạy từ vựng thơng qua tranh ảnh kết hợp trị chơi là kỹ thuật khá
đơn giản, có thể áp dụng với rất nhiều từ loại khác nhau, không những thế, kỹ
thuật này còn giúp học sinh hứng thú và chủ động hơn trong việc tìm ra nghĩa
của từ thay vì phương pháp học sinh nghe, lặp lại, giáo viên giải thích nghĩa của
từ, học sinh ghi chép lại theo kỹ thuật truyền thống.
Ví dụ 3 : UNIT 6- LESSON 1- GETTING STARTED
Từ vựng dạy gồm 5 từ :
- imperial (adj)

: thuộc về hoàng đế

- acedamy (n)

: học viện

- surround (v)

: bao quanh

- Temple of Literature (n): Văn Miếu

- Imperial Academy (n) : Quốc Tử Giám
Trong phần giới thiệu từ vựng, giáo viên sẽ sử dụng tranh ảnh để gợi mở cho học
sinh nghĩa của từ, sau khi học sinh đọc, lặp lại từ, giáo viên sẽ cung cấp nghĩa
Tiếng Việt với những từ khó: imperial, Temple of Literature, Imperial Academy
6


đồng thời kiểm tra khả năng suy đoán của các em với những từ dễ: acedamy,
surround.
Các bước tiến hành như sau:
Giáo viên giới thiệu lần lượt 5 từ theo tranh, nhưng khơng giải thích nghĩa của từ
mà để học sinh tự suy luận :

imperial (adj)

Temple of Literature (n)

Imperial Academy (n)

thuộc về hoàng đế

acedamy (n)
bao quanh

surround (v)

học viện

Văn Miếu


Quốc Tử Giám

Sau khi học sinh đọc thành thạo 5 từ, giáo viên tổ chức trị chơi matching theo
nhóm lớp. Các em sẽ được phát những cặp từ với nghĩa Tiếng Anh và nghĩa Tiếng
Việt. Trong vòng 2 phút, đội nào gắn đúng các cặp từ nhanh nhất và nhiều nhất sẽ
chiến thắng.
Với kỹ thuật dạy từ mới này, học sinh sẽ tích cực và chủ động hơn trong việc tìm
và ghi nhớ nghĩa của từ, phần học từ vựng cũng sẽ sinh động và sôi nổi hơn.
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

7


Qua thực tế áp dụng các kỹ thuật dạy từ vựng Tiếng Anh 7 vào giờ dạy thực
tế, tôi nhận thấy tỉ lệ các em học sinh có khả năng ghi nhớ từ vựng cũng như khả
năng vận dụng từ vựng của các em để đặt câu và sử dụng trong tình huống giao
tiếp tăng lên rõ rệt, thể hiện qua bảng so sánh sau
Lớp

Tổng

Mức độ ghi nhớ từ

Khả năng vận dụng

Khả năng vận dụng

số

vựng


từ để đặt câu

từ vựng trong tình
huống giao tiếp

7A3
Tỉ lệ

40
100

Trước

Sau khi

Trước khi

Sau khi

Trước khi

Sau khi

khi áp

áp dụng

áp dụng


áp dụng

áp dụng

áp dụng

dụng kỹ

kỹ thuật

kỹ thuật

kỹ thuật

kỹ thuật

kỹ thuật

thuật
20
50%

30
75%

15
37,5%

25
62,5%


10
25%

15
37,5%

%

Như vậy tơi nhận thấy học sinh ngày càng có nhiều tiến bộ về học tập:
- Học sinh có hứng thú và tích cực hơn trong mọi hoạt động.
- Các tiết học trở nên sôi nổi và sinh động hơn.
- Học sinh hầu như đã thuộc gần hết các từ mới ngay tại lớp học.
- Vốn từ vựng của các em tăng lên rõ rệt.
- Các em học sinh yếu kém có thể sử dụng được từ vựng vào những câu
đơn giản. Những học sinh khá có thể sử dụng từ vựng trong những câu phức
tạp hơn.
IV. KẾT LUẬN
Trên đây là báo cáo của tôi về “ Một số kỹ thuật dạy từ vựng Tiếng Anh 7”
mà tôi đã đúc kết được trong quá trình học hỏi, tham khảo, nghiên cứu và thực
nghiệm giảng dạy với chính học sinh của mình. Đó là các kinh nghiệm chủ quan
của bản thân tôi chứ chưa phải là phương pháp tối ưu. Việc phương pháp có kết
quả như ý muốn hay khơng cịn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Với vốn kiến thức của
mình cịn hạn hẹp, bề dày kinh nghiệm cịn khiêm tốn, nên không tránh khỏi những
8


hạn chế khiếm khuyết. Vậy rất mong hội đồng xét duyệt góp ý, bổ sung để biện
pháp của tơi ngày càng phong phú và hữu hiệu hơn, tăng cường khả năng ứng dụng
trong các năm học tiếp theo.

Thái Nguyên, ngày 16 tháng 10 năm 2021
Xác nhận của nhà trường

Người viết

Vũ Diệu Linh

9



×