Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

DD VAN LOP 2 TUAN 24 35

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.69 KB, 10 trang )

TUẦN 24

Tiết24:

ĐẠO ĐỨC
LỊCH SỰ KHI NHẬN VÀ GỌI ĐIỆN THOẠI (TT)
Sgk: 35 – Tg: 35’

I. Mục tiêu
- Yêu cầu cần đạt:
+Nêu được một số yêu cầu tối thiểu khi nhận và gọi điện thoại.
Ví dụ:Biết chào hỏi và tựn giới thiệu; nói năng rõ ràng, lễ phép, ngắn gọn; nhấc và đặt điện
thoại nhẹ nhàng.
+Biết xử lí một số tình huống đơn giản, thường gặp khi mhậm và gọi điện thoaïi.
-Kĩ năng giao tiếp lịch sự khi nhận và gọi điện thoại
II. Đồ dùng dạy học
- GV: Kịch bản Điện thoại cho HS chuẩn bị trước. Phiếu thảo luận nhóm.
- HS: SGK.
III. Các hoạt động dạy học
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ “Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại”
- Khi nhận và gọi điện thoại em thực hiện ntn?
- Khi nhận và gọi điện thoại chúng ta cần có thái độ ra sao?
- GV nhận xét đánh giá.
2.Hoạt động 2: Trò chơi sắm vai.
Mục tiêu: Biết nhận xét đánh giá hành vi đúng hoặc sai khi nhận và gọi điện thoại
- Chia lớp thành 3 nhóm. Yêu cầu các nhóm suy nghó. Xây dựng kịch bản và đóng vai các tình
huống sau:
+ Em gọi hỏi thăm sức khoẻ của một người bạn cùng lớp bị ốm.
+ Một người gọi điện thoại nhầm đến nhà em.
+ Em gọi điện nhầm đến nhà người khác.
=> Kết luận: Trong tình huống nào các em cũng phải cư xử cho lịch sự.


3.Hoạt động 3: Xử lý tình huống.
Mục tiêu:Hs biết sử lí tình huống khi nhận và gọi điện thoại.
- Chia nhóm, yêu cầu thảo luận để xử lý các tình huống sau:
+ Có điện thoại của bố nhưng bố không có ở nhà.
+ Có điện thoại của mẹ nhưng mẹ đang bận.
+ Em đến nhà bạn chơi, bạn vừa ra ngoài thì chuông điện thoại reo.
=> Kết luận: Trong bất kì tình huống nào các em cũng phải cư xử một cách lịch sự, nói năng
rõ ràng, rành mạch.
- Trong lớp đã có em nào từng gặp tình huống như trên? Khi đó em đã làm gì? Chuyện gì đã
xảy ra sau đó?
4.Hoạt động 4: Củng cố- Dặn dò
- Củng cố: Tổ chức cho Hs tập gọi điện thoại
- Gv nhận xét tuyên dương.
- Nhận xét dặn dò: Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Lịch sự khi đến nhà người khác.


IV. Phần bổ sung:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
TUẦN 25

Tiết 25

Đạo đức
LỊCH SỰ KHI ĐẾN NHÀ NGƯỜI KHÁC.
Sgk/ 38 - Thời gian dự kiến 35 phút

A. Mục tiêu
- Yêu cầu cần đạt:

+Biết được cách giao tiếp đơn giản khi đến nhà người khác.
+Biết cư xử phù hợp khi đến nhà bạn bè, người thân.
-Kĩ năng giao tiếp lịch sự khi đến nhà người khác.
-Kĩ năng thể hiện sự tự tin, tự trọng khi đến nhà người khác.
-Kĩ năng tư duy, đánh giá hành vi lịch sự và phê phán hành vi chưa lịch sự khi đến nhà người
khác.
B. Đồ dùng dạy học
- GV: Truyện kể Đến chơi nhà bạn. Phiếu thảo luận
- HS: SGK.
C. Các hoạt động dạy học
1. Hoạt động 1: Kể chuyện và phân tích câu chuyện“Đến chơi nhà bạn”
Mục tiêu: Hs lắng nghe nội dung truyện. Hs biết thế nào là lịch sự khi đến chơi nhà bạn.
Cách tiến hành :
- Gv kể chuyện 2 lần .
- Khi đến nhà Trâm, Tuấn đã làm gì?
- Thái độ của mẹ Trâm khi đó thế nào?
- Lúc đó An đã làm gì?
- An dặn Tuấn điều gì?
- Khi chơi ở nhà Trâm, bạn An đã cư xử ntn?
- Vì sao mẹ Trâm lại khơng giận Tuấn nữa?
- Em rút ra bài học gì từ câu chuyện?
=> GV tổng kết hoạt động và nhắc nhở các em phải luôn lịch sự khi đến chơi nhà người khác như
thế mới là tơn trọng chính bản thân mình.
*Giáo dục HS biết cư xử lịch sự khi đến nhà người khác.
2. Hoạt động 2: Liên hệ thực tế
Mục tiêu: Liên hệ thực tế
Cách tiến hành :
- Yêu cầu HS nhớ lại những lần mình đến nhà người khác chơi và kể lại cách cư xử của mình lúc
đó.
- Yêu cầu cả lớp theo dõi và phát biểu ý kiến về tình huống của bạn sau mỗi lần có HS kể.

- Khen ngợi các em đã biết cư xử lịch sự khi đến chơi nhà người khác và động viên các em chưa
biết cách cư xử lần sau chú ý hơn để cư xử sao cho lịch sự.
3. Hoạt động 3: Củng cố- dặn dò
- Khi đến nhà người khác cần cư xử thế nào?
- Cư xử lịch sự khi đến nhà người khác là thể hiện điều gì?
- Nhận xét dặn dò: Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị: Tiết 2
D. Phần bổ sung:


………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………….
TUẦN 26
Tiết 26

Đạo đức
LỊCH SỰ KHI ĐẾN NHÀ NGƯỜI KHÁC (TT)
Thời gian dự kiến 35 phút

A. Mục tiêu:
- Yêu cầu cần đạt:
+Biết được cách giao tiếp đơn giản khi đến nhà người khác.
+Biết cư xử phù hợp khi đến nhà bạn bè, người thân.
-Kĩ năng giao tiếp lịch sự khi đến nhà người khác.
-Kĩ năng thể hiện sự tự tin, tự trọng khi đến nhà người khác.
-Kĩ năng tư duy, đánh giá hành vi lịch sự và phê phán hành vi chưa lịch sự khi đến nhà người
khác.
B.Đồ dùng dạy học:
- Gv: Phiếu học tập

- Hs: Vở bài tập đạo đức
C. Các hoạt động dạy và học:
1. Hoạt động 1: Đóng vai
Mục tiêu: HS tập cách cư xử lịch sự khi đến nhà người khác
Cách tiến hành :
-GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm đóng vai một tình huống
-Các nhóm thảo luận lên đóng vai
-Lớp thảo luận ,nhận xét
Gv kết luận
*Giáo dục HS biết cách cư xử khi đến nhà người khác trong mọi tình huống giao tiếp .
2.Hoạt động 2: Trò chơi Đố vui
Mục tiêu :HS củng cố lại về cách cư xử khi đến nhà người khác
Cách tiến hành :
GV phổ biến luật chơi
- Chia lớp thành 6 nhóm ,yêu cầu mỗi nhóm chuẩn bị hai câu đố (hai tình huống )về chủ đề đến
chơi nhà người khác
- GV nhận xét ,đánh giá
Gv kết luận
3.Hoạt động 3:Củng cố –dặn dò
- Hs làm phiếu học tập lịch sự khi đến nhà người khác
- Nhận xét, dặn dị: Gv nhận xét tiết học, dặn dị Hs ơn tập kiến thức vừa học.
D. Phần bổ sung:
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………
……………
TUẦN 27
Tiết 27

Đạo đức

THỰC HÀNH GIỮA HỌC KÌ II
Thời gian dự kiến 35 phút


A.Mục tiêu:
- Yêu cầu cần đạt: Giống như tiết 26.
B. Đồ dùng dạy học:
- Gv: Phiếu bài tập
- Hs: VBT
C. Các hoạt động dạy học
1. Hoạt động 1: Ôn tập kiến thức vừa học ở học kì II
Bài Trả lại của rơi
+ Khi nhặt được của rơi em cần phải làm gì ?
+ Vì sao khi nhặt được của rơi chúng ta phải trả lại cho người đánh mất?
Bài Biết nói lời u cầu đề nghị
Gv nêu tình huống, u cầu Hs thảo luận đóng vai theo từng cặp.
+ Em muốn được bố mẹ cho đi chơi nhà bạn.
+ Em muốn nhờ em bé chỉ đường.
Gv nhận xét tuyên dương.
* Bài: Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại
- Hãy nêu những việc cần làm khi nhận và gọi điện thoại?
- Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại thể hiện điều gì?
=> Gv nhận xét,tổng kết ý kiến Hs
* Bài: Lịch sự khi đến nhà người khác
- Vì sao cần lịch sự khi đến chơi nhà người khác?
- Bạn cần làm gì khi đến nhà người khác?
=> Gv tóm ý: cư xử lịch sự khi đến nhà người khác là thể hiện nếp sồng văn minh. Trẻ em biết cư
xử lịch sự sẽ được mọi người yêu quý.
2. Hoạt động 2: CuÛng cố- dặn dò
- Nhận xét dặn dò: Nhận xét tiết học, dặn dị Hs ơn lại bài.

D. Phần bổ sung:
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………….
TUẦN 28
Đạo đức
Tiết 28

GIÚP ĐỠ NGƯỜI KHUYẾT TẬT
Sgk/ 41 - Thời gian dự kiến 35 phút

A. Mục tiêu:
- Yêu cầu cần đạt:
+Biết: Mọi người cần phải hỗ trợ, giúp đỡ, đối xử bình đẳng với người khuyết tật.
+Nêu được một số hành động, việc làmphù hợp để giúp đỡ người khuyệt tật.
+có thái độ cảm thơng, khơng phân biệt đối xử và tham gia giúp đỡ bạn khuyết tật trong lớp, trong
trường và ở cộng đồng phù hợp với khả năng.
-Kĩ năng thể hiện sự cảm thông với người khuyết tật.
-Kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề phù hợp trong các tình huống liến quan đến người
khuyết tật.
-Kĩ năng thu thập và xử lí thơng tin về các hoạt động giúp đỡ người khuyết tật ở địa phương.
B. Đồ dùng dạy học
- GV: Phiếu thảo luận.


- HS: VBT
C. Các hoạt động dạy học
1. Hoạt động 1: Phân tích tranh
Mục tiêu: Giúp Hs nhận biết được một hành vi cụ thể về giúp đỡ người khuyết tật.

Cách tiến hành :
- Yêu cầu Hs quan sát tranh và thảo luận về việc làm của các bạn nhỏ trong tranh.
+ Tranh vẽ gì?
+ Việc làm của các bạn nhỏ giúp được gì cho bạn khuyết tật?
+ Nếu em có mặt ở đó, em sẽ làm gì? Vì sao?
=> Gv kết luận
*Giáo dục HS thể hiện sự cảm thông với người khuyết tật .
2. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
Mục tiêu: Giúp Hs hiểu được sự cần thiết và một số việc cần làm để giúp đỡ người khuyết tật.
Cách tiến hành :
- Gv yêu cầu từng cặp Hs thảo luận nêu những việc có thể làm để giúp đỡ người khuyết tật.
- HS trình bày kết quả .Cả lớp bổ sung ,tranh luận ,…
=> Gv kết luận:
3. Hoạt động 3 Bày tỏ ý kiến
Mục tiêu: giúp Hs có thái độ đúng với việc giúp đỡ người khuyết tật.
Cách tiến hành
- Gv lần lượt nêu từng ý kiến và yêu cầu Hs bày tỏ thái độ nếu đồng tình thì quay bơng hoa mặt
đỏ, khơng đồng tình thì quay bông hoa mặt xanh.
=> Gv kết luận
4. Hoạt động 4: Củng cố- dặn dị
- Vì sao chúng ta cần quan tâm giúp đỡ người khuyết tật?
- Nhận xét, dặn dò: Nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Tiết 2
D. Phần bổ sung:
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………….
TUẦN 29

Đạo đức
Tiết 29

GIÚP ĐỠ NGƯỜI KHUYẾT TẬT (TT)
Sgk/ 41 - Thời gian dự kiến 35 phút

A. Mục tiêu
- Yêu cầu cần đạt:
+Biết: Mọi người cần phải hỗ trợ, giúp đỡ, đối xử bình đẳng với người khuyết tật.
+Nêu được một số hành động, việc làmphù hợp để giúp đỡ người khuyệt tật.
+có thái độ cảm thơng, khơng phân biệt đối xử và tham gia giúp đỡ bạn khuyết tật trong lớp, trong
trường và ở cộng đồng phù hợp với khả năng.
-Kĩ năng thể hiện sự cảm thông với người khuyết tật.
-Kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề phù hợp trong các tình huống liến quan đến người
khuyết tật.


-Kĩ năng thu thập và xử lí thơng tin về các hoạt động giúp đỡ người khuyết tật ở địa phương.
B. Đồ dùng dạy học
- GV: Phiếu thảo luận.
- HS: SGK.
C. Các hoạt động dạy học
1 .Hoạt động 1: Xử lí tình huống
Mục tiêu: Giúp hs biết lựa chọn cách ứng xử để giúp đỡ người khuyết tật.
Cách tiến hành :
- Gv nêu tình huống: Đi học về đến đầu làng thì Thuỷ và Quân gặp một người hỏng mắt. Thuỷ
chào: “ Chúng cháu chào chú ạ!”. Người đó bảo: “ chú chào các cháu. Nhờ các cháu giúp chú tìm
đến nhà ơng Tuấn xóm này với”. Qn liền bảo: “ Về nhanh để xem hoạt hình trên ti vi, cậu ạ”.
- Nếu là Thuỷ, em sẽ làm gì khi đó? Vì sao?
- u cầu HS thảo luận nhóm.

- Gọi đại diện nhóm trình bày và bổ sung.
=> Gv kết luận:
*Giáo dục HS biết giải quyết vấn để phù hợp trong các tình huống liên quan đến người khuyết tật .
2.Hoạt động 2: Liên hệ thực tế.
Mục tiêu:Giúp HS củng cố ,khắc sâu bài học về cách cư xử đối với người khuyết tật .
Cách tiến hành :
- Yêu cầu HS kể về 1 hành động giúp đỡ hoặc chưa giúp đỡ người khuyết tật mà em làm hoặc
chứng kiến.
- Tuyên dương các em đã biết giúp đỡ người khuyết tật và tổng kết bài học.
=>Gv kết luận:
*Giáo dục Hs biết giúp đỡ người khuyết tật ở địa phương .
3. Hoạt động 3: Củng cố- dặn dị
- Vì sao chúng ta phải giúp đỡ người khuyết tật?
- Gv nhận xét tuyên dương.
- Nhận xét, dặn dò: Nhận xét tiết học.Chuẩn bị: Bảo vệ lồi vật có ích
D. Phần bổ sung:
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………….
TUẦN 30
Tiết 30:

Đạo đức
BẢO VỆ LỒI VẬT CĨ ÍCH
Sgk/ 44- Thời gian dự kiến 35 phút

A. Mục tiêu

- Yêu cầu cần đạt:
+Kể được lợi ích của một số lồi vật quen thuộc đối với cuộc sống con người.
+Nêu được những việc làm phù hợp với khả năng để bảo vệ loài vật có ích.
+u q và biết làm những việc phù hợp với khả năng để bảo vệ lồi vật có ích ở nhà, ở trường
và ở nơi công cộng.
B. Đồ dùng dạy học
- GV: Phiếu thảo luận nhóm.
- HS: Tranh ảnh về con vật


C. Các hoạt động dạy học
1.Hoạt động 1: Trò chơi đố vui Đốn xem con gì?
Mục tiêu: Hiểu 1 số ích lợi của các loài vật đối với đời sống con người.
- Gv phổ biến luật chơi: Tổ nào có nhiều câu trả lời nhanh và đúng sẽ thắng cuộc.
- Gv giơ tranh, ảnh hoặc mẫu vật các loài vật như : trâu, bò, cá heo, ong, ngựa, lợn, gà, chó, mèo,
…và yêu cầu Hs trả lời: đó là con gì? Nó có lợi ích gì cho con người?
=> Kết luận: Hầu hết các con vật đều có ích cho cuộc sống.
2.Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
Mục tiêu:Giúp Hs hiểu được sự cần thiết phải tham gia bảo vệ loài vật có ích
- Gv chia nhóm Hs và nêu câu hỏi:
+ Em biết những con vật có ích nào?
+ Hãy kể tên những ích lợi của chúng?
+ Cần làm gì để bảo vệ chúng?
=> Kết luận: Cần phải bảo vệ lồi vật có ích để giữ gìn mơi trường, giúp chúng ta được sống trong
môi trường trong lành.
3.Hoạt động 3: Nhận xét đúng sai
Mục tiêu: Phân biệt hành vi đúng hoặc sai đối với các lồi vật có ích.
- Gv đưa ra các tranh nhỏ cho các nhóm Hs, yêu cầu quan sát và phân biệt các việc làm đúng, sai.
Tranh 1: Tịnh đang chăn trâu
Tranh 2: Bằng và Đạt dùng súng cao su bắn chim.

Tranh 3: Hương đang cho mèo ăn.
Tranh 4: Thành đang rắc thóc cho gà ăn.
=> Kết luận:
- Các bạn nhỏ trong tranh 1, 3, 4 biết bảo vệ, chăm sóc các lồi vật.
- Các bạn nhỏ trong tranh 2 đã có hành động sai: bắn súng cao su vào lồi vật có ích.
4. Hoạt động 4: Củng cố- Dặn dị
- Củng cố: Vì sao chúng ta phải bảo vệ lồi vật có ích?
- Nhận xét, dặn dò: Nhận xét tiết học.Chuẩn bị: Tiết 2.
D. Phần bổ sung:
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
TUẦN 31
ĐẠO ĐỨC
Tiết 31:
BẢO VỆ LỒI VẬT CĨ ÍCH (TT)
I. Mục tiêu
- Yêu cầu cần đạt:
+Kể được lợi ích của một số lồi vật quen thuộc đối với cuộc sống con người.
+Nêu được những việc làm phù hợp với khả năng để bảo vệ lồi vật có ích.
+u q và biết làm những việc phù hợp với khả năng để bảo vệ lồi vật có ích ở nhà, ở trường và
ở nơi công cộng.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Phiếu thảo luận nhóm.
- HS: Tranh ảnh về 1 con vật mà em thích.
III. Các hoạt động dạy học
1. Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
Mục tiêu: Hs biết lựa chọn cách đối xử đúng với lồi vật.



- Gv đưa yêu cầu: Khi đi chơi vườn thú, em thấy một số bạn nhỏ dùng gậy chọc hoặc ném đá vào
thú trong chuồng. Em sẽ chọn cách ứng xử nào dưới đây:
a. Mặc các bạn không quan tâm.
b. Đứng xem, hùa theo trò nghịch của bạn.
c. Khuyên ngăn các bạn.
d. Mách người lớn.
=> Gv kết luận: Em nên khun ngăn các bạn nếu các bạn khơng nghe thì mách người lớn để bảo
vệ lồi vật có ích.
2. Hoạt động 2: Chơi đóng vai
Mục tiêu: Hs biết cách ứng xử phù hợp, biết tham gia bảo vệ lồi vật có ích.
Gv nêu tình huống:
An và Huy là đơi bạn thân. Chiều nay tan học về, Huy rủ:
- An ơi, trên cây kia có một tổ chim. Chúng mình trèo lên bắt chim non về chơi đi!
An cần ứng xử như thế nào trong tình huống đó?
=> Gv kết luận: Trong tình huống đó, An cần khun ngăn bạn khơng nên trèo cây, phá tổ chim
vì:
- Trèo cây nguy hiểm, dễ bị ngã có thể bị thương.
- Chim non sống xa mẹ dễ bị chết.
3. Hoạt động 3: Tự liên hệ
Mục tiêu: Hs biết chia sẻ kinh nghiệm và bảo vệ lồi vật có ích.
- Gv nêu u cầu: “Em đã biết bảo vệ lồi vật có ích chưa? Hãy kể một vài việc làm cụ thể” ?
-> Gv kết luận: Khen những Hs đã biết bảo vệ lồi vật có ích và nhắc nhở Hs trong lớp học tập các
bạn.
=> Kết luận chung: Hầu hết các lồi vật đều có ích cho con người. Vì thế, cần phải bảo vệ lồi vật
để con người được sống và phát triển trong môi trường trong lành.
4. Hoạt động 4: Củng cố- Dặn dò
- Củng cố: Đọc ghi nhớ
- Nhận xét, dặn dò: Nhận xét tiết học.
IV. Phần bổ sung:
………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………
…………………………………………………
TUẦN 32
ĐẠO ĐỨC
Tiết 32:
GIÚP BẠN VƯỢT KHÓ
I. Mục tiêu:
- Yêu cầu cần đạt:
+Biết sẵn sàng giúp dỡ bạn lúc gặp khó khăn ở lớp cũng như ở nhà và sự cần thiết của việc quan
tâm giúp đỡ bạn.
+ Có hành vi quan tâm, sẵn sàng giúp đỡ bạn trong cuộc sống hàng ngày một cách thiết thực.
+Yêu mến, quan tâm, giúp đỡ bạn. Đồng tình với những biểu hiện quan tâm giúp đỡ bạn.
II. Đồ dùng dạy học:
Gv: Tranh bài tập 1, phiếu bài tập
Hs: VBT
III. Hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1: Gv kể chuyện “ Chuyện bạn Hà”


Mục tiêu: Giúp Hs nhận biết được hành vi cụ thể về giúp đỡ bạn bè.
- Gv kể chuyện (VBT đạo đức lớp 2)
- Yêu cầu Hs thảo luận và trình bày các câu hỏi sau:
+ Các bạn đã làm gì khi khơng thấy bạn đến lớp?
+ Các bạn đã làm gì khi biết Hà gặp khó khăn?
+ Em nghĩ gì về việc làm của các bạn đối với Hà?
=> Gv kết luận: khi bạn gặp khó khăn trong cuộc sống, em cần phải thăm hỏi, động viên giúp đỡ
bạn tận tình bằng chính khả năng của mình.
v Hoạt động 2: Tự liên hệ
Mục tiêu: Giúp Hs xác định được việc làm cần thiết để giúp đỡ bạn vượt khó.
- Gv u cầu Hs hỏi đáp theo nhóm đơi với nhau về những công việc cần giúp đỡ bạn vượt khó mà

em biết .
2. Hoạt động3: Bày tỏ ý kiến
Mục tiêu: Giúp Hs có thái độ đúng đối với viếc giúp đỡ bạn vượt khó.
- Gv chuẩn bị nội dung bài tập vào phiếu học tập cá nhân (hoặc bảng phụ).
- Yêu cầu Hs đánh dấu cộng (+ ) vào ô trống mà em tán thành. ( Nội dung VBT)
- Yêu cầu Hs giải thích những ý mà các em chọn
=> Gv kết luận: Các ý kiến a, b, c, d, là đúng; các ý kiến b, đ là chưa hồn tồn đúng. Vì người
khó khăn ln ln cần được sự giúp đỡ của mọi người xung quanh.
Kết luận chung: Giúp đỡ người gặp hồn cảnh khó khăn là trách nhiệm của mỗi người chúng ta.
“ THƯƠNG NGƯỜI NHƯ THỂ THƯƠNG THÂN”
3. Hoạt động 3: Củng cố- dặn dò
- Củng cố: Gọi Hs đọc phần ghi nhớ
- Nhận xét dặn dò:Nhận xét tiết học dặn dò Hs thực hành bài học
IV. Phần bổ sung:
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………
TUẦN 33
ĐẠO ĐỨC
Tiết 33:
GÓP PHẦN XÂY DỰNG KHU PHỐ (THÔN)VĂN HỐ
I. Mục tiêu:
- Yêu cầu cần đạt:
+Hiểu một số biểu hiện cụ thể trong việc góp phnà xây dựng khu phố(thơn) văn hố. Ích lợi của
việc xây dựng khu phố(thôn) văn hố.
+Biết thực hiện một số việc cụ thể góp phần vào việc xây dựng và giữ gìn khu phố(thơn) văn hố.
+Có thái độ đồng tình với những việc làm đúng để góp phnầ xây dựng khu phố(thôn) văn hố.
II. Đồ dùng dạy học:
Gv: Các băng giấy cho trị chơi “ Nếu…thì …”

Hs: Sgk
III. Hoạt động dạy học:
1.Hoạt động 1: Phân tích tranh
Mục tiêu:Hs hiểu 1 số biểu hiện cụ thể trong việc góp phần xây dựng thôn văn hố.
- Gv cho Hs quan sát tranh thôn mỗi hộ đều có thùng rác,… có 1 hộ vứt rác bừa bãi.
- Gv đặt câu hỏi:
+ Nội dung tranh vẽ gì?


+ Việc không ý thức vệ sinh môi trường gây tác hại gì cho những người xung quanh?
+ Các em nên làm gì trong tình huống này?
=> Gv kết luận
2.Hoạt động 2: Nối tranh: Việc làm nào đúng
Mục tiêu: Hs biết được 1 số biểu hiện về giữ vệ sinh môi trường xung quanh, thực hiện đúng pháp
luật.
- Gv giao phiếu học tập cho các nhóm
- Quan sát các bức tranh của Bt 2 và nêu nội dung tranh.
- Thảo luận nhóm đơi chọn tranh và nối cho phù hợp.
- Gọi từng Hs trình bày (Gv treo tranh)
- Gv nhận xét
=> Kết luận
3.Hoạt động 3:Bày tỏ ý kiến
Mục tiêu:Hs nhận thức 1 số việc làm cụ thể về việc thực hiện đồn kết, tương trợ xóm làng.
- Gv lần lượt nêu từng ý kiến
- Yêu cầu Hs giơ bông hoa màu đỏ trước ý kiến đúng, mặt xanh trước ý kiến sai.
- Y/c Hs trình bày ý kiến - bổ sung.
=> Gv kết luận
4.Hoạt động 4:Đóng vai
Mục tiêu: Hs biết ứng xử 1 số tình huống cụ thể.
- Gv chia nhóm giao nhiệm vụ từng nhóm.

- Y/c Hs thảo luận nhóm đóng vai và trình bày.
- Nhận xét Hs đóng vai.
=> Gv kết luận: Tôn trọng cuộc sống văn hố tinh thần là trách nhiệm chung của mị người.
5. Hoạt động 5: Củng cố- Dặn dò
- Củng cố: Trò chơi “ Nếu …thì,…”
Gv chia nhóm và hướng dẫn cách chơi
Nhận xét tổng kết.
- Nhận xét dặn dò:Nhận xét tiết học, dặn dò Hs thực hiện tốt bài học.
IV.Phần bổ sung:
………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………..
TUẦN 34
ĐẠO ĐỨC
Tiết 34:

THỰC HÀNH KĨ NĂNG CUỐI KÌ II

TUẦN 35

Tiết 35:

ĐẠO ĐỨC
THỰC HÀNH KĨ NĂNG CUỐI KÌ II VÀ CẢ NĂM



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×