Tải bản đầy đủ (.doc) (117 trang)

QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH QUỐC GIA ĐIỆN BIÊN PHỦ - PÁ KHOANG, TỈNH ĐIỆN BIÊN ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (896.67 KB, 117 trang )

MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết lập quy hoạch
Điện Biên Phủ - Pá Khoang thuộc vùng du lịch Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đây
là khu vực có tiềm năng phát triển du lịch phong phú và nổi bật đã được Chiến lược
phát triển ngành Du lịch Việt Nam và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam
đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 định hướng phát triển để trở thành khu du lịch
quốc gia.
Điện Biên Phủ là thành phố tỉnh lỵ tỉnh Điện Biên ở Tây Bắc Việt Nam có lịch
sử phát triển từ lâu. Tên gọi Điện Biên được đặt từ năm 1841 từ châu Ninh Biên; Điện
nghĩa là "kiến lập", Biên nghĩa là vùng biên giới, biên ải. Thành phố Điện Biên Phủ
ngày nay được biết đến với quần thể di tích Chiến thắng Điện Biên Phủ nổi tiếng.
Quần thể di tích lịch sử gắn liền với chiến dịch 56 ngày đêm “khoét núi, ngủ
hầm, mưa dầm, cơm vắt” của quân và dân ta làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên
Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến 9
năm trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược của dân tộc Việt Nam.
Với ý nghĩa to lớn về lịch sử, năm 1962, quần thể di tích Chiến trường Điện Biên
Phủ được cơng nhận di tích cấp quốc gia, năm 2009 được Thủ tướng Chính phủ cấp
bằng cơng nhận di tích cấp quốc gia đặc biệt.
Ngồi ý nghĩa to lớn về lịch sử, quần thể di tích lịch sử Chiến trường Điện Biên
Phủ nằm chủ yếu ở địa phận huyện Điện Biên và thành phố Điện Biên Phủ, nơi có hệ
thống giao thơng đường bộ (QL 12, QL 279, QL 6), đường không (sân bay Mường
Thanh) dễ dàng tiếp cận cũng là yếu tố thuận lợi thu hút lượng khách du lịch.
Hồ Pá Khoang nằm trên địa bàn xã Pá Khoang với diện tích lưu vực 2.400 ha
trong đó diện tích mặt nước 600 ha (sức chứa là 37,2 triệu m 3 nước) là một trong
những tài nguyên du lịch sinh thái có giá trị. Xã Pá Khoang còn là nơi sinh sống của
đồng bào dân tộc Thái, Khơ Mú. Tại đây, các dân tộc thiểu số còn giữ được các phong
tục tập quán, nét đặc sắc của vùng Tây Bắc vốn có…Đây là nguồn tài nguyên du lịch
nhân văn hấp dẫn.
Mường Phăng là khu rừng lịch sử - văn hóa nơi có Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện
Biên Phủ. Mường Phăng thuộc huyện Điện Biên nằm cách thành phố Điện Biên Phủ
25 km về phía Đơng (theo đường chim bay). Tại đây hiện còn lưu giữ được nhiều di


tích có giá trị lịch sử tiêu biểu gắn liền với Đại tướng Võ Nguyên Giáp và chiến dịch
Điện Biên Phủ…Tuy nằm ở vị trí ngoại vi thành phố Điện Biên Phủ nhưng Sở Chỉ huy
Chiến dịch Điện Biên Phủ cũng là một điểm tài nguyên du lịch không thể tách rời
trong quần thể di tích lịch sử Chiến trường Điện Biên Phủ.
Ngoài giá trị lịch sử - văn hố, rừng Mường Phăng cịn là một trong những khu
rừng đặc dụng, bảo tồn tự nhiên với nhiều loại động thực vật quý hiếm của tỉnh Điện
Biên có khả năng phát triển du lịch sinh thái.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH QUỐC GIA ĐIỆN BIÊN PHỦ - PÁ KHOANG, TỈNH ĐIỆN BIÊN
ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

1


Bên cạnh quần thể di tích lịch sử Chiến trường Điện Biên Phủ, hồ Pá Khoang,
rừng Mường Phăng thì những di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh khác như:
thành Bản Phủ, đền thờ Hồng Cơng Chất, bia tưởng niệm Noọng Nhai, động Pá
Thơm, nước nóng U Va, hồ Huổi Phạ, nước nóng Pe Lng…cùng với bản sắc văn
hoá đặc trưng của các dân tộc tỉnh Điện Biên trong vùng lòng chảo Mường Thanh tạo
thành nguồn tài nguyên du lịch hết sức phong phú và đa dạng.
Căn cứ những tiềm năng, lợi thế và khả năng phát triển du lịch, Chiến lược và
Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 đã định
hướng phát triển Điện Biên Phủ - Pá Khoang thành một trong những khu du lịch quốc
gia. Phát triển du lịch khu vực Điện Biên Phủ - Pá Khoang sẽ góp phần tăng cường thu
hút khách du lịch đến tỉnh Điện Biên nói riêng và các tỉnh vùng Tây Bắc nói chung, có
ý nghĩa quan trọng trong cơng cuộc xố đói, giảm nghèo, vươn lên làm giàu cho nhân
dân địa phương và với sự nghiệp phát triển du lịch quốc gia. Ngồi ra, phát triển du
lịch cịn góp phần bảo tồn và phá huy giá trị di tích một cách hiệu quả, xứng đáng với
tầm vóc to lớn của Chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử.
Để thực hiện được mục tiêu trên của Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển
du lịch Việt Nam cần thiết phải lập quy hoạch khu du lịch trên bình diện tổng thể, với

tầm nhìn dài hạn làm cơ sở lập các quy hoạch chung xây dựng, quy hoạch cụ thể, các
dự án đầu tư phát triển du lịch góp phần khai thác một cách có hiệu quả tiềm năng du
lịch. Vì vậy, việc lập quy hoạch phát triển khu du lịch quốc gia Điện Biên Phủ - Pá
Khoang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 là cần thiết và cấp bách.
2. Căn cứ lập quy hoạch
2.1. Căn cứ pháp lý
- Luật du lịch số 44/2005/QH11 ngày 14/6/2005;
- Luật di sản Văn hoá số 28/2001/QH10 ngày 29/6/2001 và Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật Di sản Văn hóa số 32/2009/QH12 ngày 18/6/2009;
- Luật quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17/6/2009;
- Luật tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21/6/2012;
- Luậ t đ ất đ ai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013;
- Luật xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014;
- Luật bảo vệ môi trường s ố 5 5 /20 14 /Q H 1 3 ngày 2 3 /6 /20 14 ;
- Luật đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26/11 /20 14 ;
- Nghị quyết 37-NQ/TW nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm
quốc phòng, an ninh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2020 và Kết luận 26KL/TW tiếp tục thực hiện Nghị quyết 37-NQ/TW do Ban Chấp hành Trung ương ban
hành;

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH QUỐC GIA ĐIỆN BIÊN PHỦ - PÁ KHOANG, TỈNH ĐIỆN BIÊN
ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

2


- Nghị quyết số 17/2001/QH13 ngày 22/11/2011 của Quốc hội nước CHXHCN
Việt Nam về quy hoạch sử sụng đất đến năm 2020 và Kế hoạch sử dụng đất 5 năm
(2011 - 2015) cấp quốc gia;
- Nghị quyết số 71/NQ-CP ngày 07/6/2013 của Chính phủ về quy hoạch sử dụng
đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) tỉnh Điện Biên;

- Nghị quyết số 92/NQ-CP ngày 08/12/2014 của Chính phủ về một số giải pháp
đẩy mạnh phát triển Du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới.
- Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt
và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Nghị định số 04/2008/NĐCP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị
định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý
quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
- Nghị định 92/2007/NĐ-CP ngày 01/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật Du lịch;
- Nghị định 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Di sản Văn hóa;
- Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ Quy định
về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi
trường;
- Nghị định số 42/2012/NĐ-CP ngày 11/5/2012 của Chính phủ về quản lý, sử
dụng đất trồng lúa;
- Nghị định 70/2012/NĐ-CP ngày 18/9/2012 của Chính phủ quy định thẩm
quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di
tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh;
- Nghị định số 10/2013/NĐ-CP ngày 11/01/2013 của Chính phủ Quy định việc
quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
- Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14/01/2013 của Chính phủ về quản lý đầu
tư phát triển đô thị;
- Nghị định số 180/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01/6/2007 của Chính phủ
quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch;

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH QUỐC GIA ĐIỆN BIÊN PHỦ - PÁ KHOANG, TỈNH ĐIỆN BIÊN
ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030


3


- Quyết định số 230/2006/QĐ-TTg ngày 13/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Điện Biên thời kỳ 2006
-2020;
- Quyết định số 21/QĐ-TTg ngày 08/01/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không giai đoạn đến năm 2020 và
định hướng đến năm 2030;
- Quyết định 864/QĐ-TTg ngày 09/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
quy hoạch xây dựng vùng biên giới Việt Nam - Lào đến năm 2020;
- Quyết định số 1436/QĐ-TTg ngày 10/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển ngành giao thông vận tải đường sắt Việt Nam
đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
- Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030;
- Quyết định số 356/QĐ-TTg ngày 25/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển Giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm
2020 và định hướng đến năm 2030;
- Quyết định số 980/QĐ-TTg ngày 21/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Quy hoạch xây dựng vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030;
- Quyết định số 1064/QĐ-TTg ngày 08/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Trung du và miền núi Bắc
Bộ đến năm 2020;
- Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 04/9/2013 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường
cơng tác quản lý mơi trường du lịch, đảm bảo an ninh, an tồn cho khách du lịch;
- Quyết định số 91/2008/QĐ-BVHTTDL ngày 30/12/2008 của Bộ trưởng Bộ

Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng
Trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2020;
- Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Điện Biên lần thứ XII (nhiệm kỳ
2011 - 2015);
- Nghị quyết 251/NQ-HĐND ngày 30/12/2011 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Điện
Biên khố XIII, kỳ họp thứ 3 về việc thơng qua đề án điều chỉnh quy hoạch giao thông
vận tải tỉnh Điện Biên giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến năm 2030;
- Nghị quyết 253/NQ-HĐND ngày 30/12/2011 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Điện
Biên khoá XIII, kỳ họp thứ 3 về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử
dụng đất kỳ đầu 2011 - 2015 tỉnh Điện Biên;
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH QUỐC GIA ĐIỆN BIÊN PHỦ - PÁ KHOANG, TỈNH ĐIỆN BIÊN
ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

4


- Quyết định số 150/QĐ-UBND ngày 31/01/2008 của Ủy ban Nhân dân tỉnh
Điện Biên phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Điện Biên đến năm
2020;
- Quyết định số 733/QĐ-UBND ngày 5/8/2011 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Điện
Biên phê duyệt quy hoạch chung xây dựng thành phố Điện Biên Phủ đến năm 2030,
tầm nhìn đến năm 2050;
- Quyết định 423/QĐ-UBND ngày 20/6/2013 phê duyệt Quy hoạch bảo tồn Đa
dạng sinh học tỉnh Điện Biên đến năm 2020 định hướng đến năm 2030.
- Quyết định số 3940/QĐ-BVHTTDL ngày 07/11/2013 của Bộ trưởng Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt nội dung đề cương “Quy hoạch tổng thể phát triển
Khu du lịch quốc gia Điện Biên Phủ - Pá Khoang, tỉnh Điện Biên đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030”;
- Thơng tư số 88/2008/TT-BVHTTDL ngày 30/12/2010 của Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch hướng dẫn thực hiện Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 6

năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch về
lưu trú du lịch;
- Thơng tư 17/2013/TT-BVHTTDL ngày 30/12/2013 của Bộ Văn hóa, Thể thao
và Du lịch hướng dẫn xác định chi phí lập quy hoạch, dự án, báo cáo kinh tế - kỹ thuật
bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích.
2.2. Các căn cứ khác
- Các quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng khác có liên quan trên địa bàn tỉnh
Điện Biên;
- Bản đồ địa hình khu vực nghiên cứu và các tài liệu, tư liệu có liên quan;
- Tiềm năng, nhu cầu và hiện trạng phát triển du lịch khu vực.
3. Quan điểm, mục tiêu và nhiệm vụ lập quy hoạch
3.1.Quan điểm
Quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia Điện Biên Phủ - Pá Khoang
là quy hoạch ngành, vì vậy cần đảm bảo các nguyên tắc về quy hoạch được quy định
trong Luật Du lịch:
- Phù hợp với Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến
năm 2020, tầm nhìn 2030; Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Trung du, miền
núi Bắc Bộ; Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Điện Biên; Định hướng
phát triển du lịch tỉnh Điện Biên đến năm 2020 và Quy hoạch chung xây dựng thành
phố Điện Biên Phủ đến năm 2030, tầm nhìn 2050.
- Đảm bảo quốc phịng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH QUỐC GIA ĐIỆN BIÊN PHỦ - PÁ KHOANG, TỈNH ĐIỆN BIÊN
ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

5


- Bảo vệ, phát triển tài nguyên và môi trường du lịch giữ gìn và phát huy các giá
trị lịch sử Chiến thắng Điện Biên Phủ và bản sắc văn hóa các dân tộc Tây Bắc.

- Đảm bảo tính khả thi, cân đối cung và cầu du lịch.
- Phát huy lợi thế khu du lịch, tạo sản phẩm du lịch đặc thù, hấp dẫn nhằm sử
dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên du lịch.
- Bảo đảm công khai trong quá trình lập và cơng bố quy hoạch.
3.2. Mục tiêu
- Là bước cụ thể hóa Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt
Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
- Làm cơ sở lập các quy hoạch chung xây dựng khu du lịch, quy hoạch cụ thể các
khu chức năng, lập dự án đầu tư phát triển khu du lịch.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý khai thác và bảo vệ tài nguyên,
cảnh quan môi trường, quỹ đất của khu du lịch, đảm bảo phát triển du lịch bền vững.
3.3. Nhiệm vụ lập quy hoạch
Quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia Điện Biên Phủ - Pá Khoang
bao gồm những nhiệm vụ thực hiện nội dung chính sau:
1) Xác định vị trí, vai trị khu du lịch quốc gia Điện Biên Phủ - Pá Khoang.
2) Đánh giá tổng hợp tiềm năng và khả năng phát triển du lịch.
3) Đánh giá hiện trạng phát triển khu du lịch.
4) Xác định quan điểm, mục tiêu phát triển du lịch.
5) Dự báo các chỉ tiêu phát triển du lịch.
6) Quy hoạch phát triển thị trường và sản phẩm du lịch.
7) Tổ chức không gian hoạt động du lịch.
8) Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật (giao thơng, cung cấp điện, nước,
thốt nước thải và xử lý chất thải rắn và các nhu cầu khác…).
9) Định hướng đầu tư phát triển du lịch.
10) Đánh giá sơ bộ tác động môi trường.
11) Đề xuất giải pháp và tổ chức thực hiện quy hoạch.
4. Phương pháp lập quy hoạch
4.1. Phương pháp thu thập tài liệu
Được sử dụng để lựa chọn những tài liệu, số liệu, những thơng tin có liên quan
đến nội dung và đối tượng nghiên cứu trong quy hoạch. Đây là phương pháp quan

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH QUỐC GIA ĐIỆN BIÊN PHỦ - PÁ KHOANG, TỈNH ĐIỆN BIÊN
ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

6


trọng, là tiền đề giúp cho việc phân tích, đánh giá tổng hợp các nội dung và đối tượng
nghiên cứu một cách khách quan và chính xác.
4.2. Phương pháp phân tích tổng hợp
Được sử dụng trong suốt q trình phân tích, đánh giá tồn diện các nội dung,
các đối tượng nghiên cứu trong quy hoạch như: thực trạng tiềm năng tài nguyên du
lịch; thực trạng công tác tổ chức quản lý và khai thác tài nguyên du lịch; thực trạng
phát triển của hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch; thực trạng biến động
của môi trường du lịch; thực trạng phát triển của các chỉ tiêu kinh tế du lịch...
4.3. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa
Được thực hiện nhằm điều tra bổ sung hoặc kiểm tra lại những thông tin quan
trọng cần thiết cho q trình phân tích, đánh giá và xử lý các tài liệu và số liệu. Thông
qua phương pháp này cho phép xác định cụ thể hơn về vị trí, ranh giới, quy mô cũng
như tầm quan trọng của các đối tượng nghiên cứu; đồng thời còn cho phép xác định
khả năng tiếp cận đối tượng. Mặt khác, trong thực tế cơng tác thống kê các số liệu của
các ngành nói chung và của ngành Du lịch nói riêng cịn chưa hồn chỉnh và đồng bộ,
cịn nhiều bất cập và chưa thống nhất, do vậy phương pháp nghiên cứu và khảo sát
thực địa tại chỗ là không thể thiếu trong quá trình lập quy hoạch.
4.4. Phương pháp dự báo, chuyên gia
Được áp dụng để nghiên cứu một cách toàn diện các yếu tố khách quan và chủ
quan; các yếu tố trong nước và quốc tế; các yếu tố trong và ngoài ngành du lịch;
những thuận lợi và khó khăn thách thức... có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển du
lịch Việt Nam nói chung và của khu du lịch nói riêng. Trên cơ sở đó dự báo các chỉ
tiêu phát triển du lịch một cách bền vững; nghiên cứu tổ chức không gian khu du lịch;
trong việc đề xuất các dự án, các lĩnh vực ưu tiên đầu tư; cũng như trong việc xác định

các sản phẩm du lịch đặc thù.
4.5. Phương pháp sơ đồ, bản đồ
Được sử dụng để thể hiện các nội dung nghiên cứu, các số liệu cụ thể trên hệ
thống bản vẽ quy hoạch.

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH QUỐC GIA ĐIỆN BIÊN PHỦ - PÁ KHOANG, TỈNH ĐIỆN BIÊN
ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

7


PHẦN THỨ NHẤT
ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN
KHU DU LỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ - PÁ KHOANG
(GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2013)
I. VỊ TRÍ, VAI TRỊ CỦA KHU DU LỊCH QUỐC GIA ĐIỆN BIÊN PHỦ - PÁ
KHOANG
1. Vị trí địa lý, quy mơ, giới hạn phạm vi ranh giới khu du lịch
1.1. Vị trí địa lý
Tỉnh Điện Biên ở Tây Bắc Việt Nam có tọa độ địa lý được xác định từ vị trí 20 0
54' đến 220 33' độ vĩ Bắc, từ 1020 10' đến 1030 56' độ kinh Đơng và được giới hạn phía
Bắc giáp tỉnh Lai Châu, phía Đơng và Đơng Bắc giáp tỉnh Sơn La, phía Tây và Tây
Nam giáp 2 tỉnh Luông Pha Băng và Phong Sa Lỳ của nước Cộng hồ Dân chủ Nhân
dân Lào, phía Tây Bắc giáp tỉnh Vân Nam của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa.
Điện Biên Phủ là thành phố tỉnh lỵ tỉnh Điện Biên. Điện Biên Phủ cách Hà Nội
khoảng 475 km theo quốc lộ 279 (đến Tuần Giáo) và quốc lộ 6 (Tuần Giáo - Hà Nội).
Hồ Pá Khoang thuộc địa phận xã Pá Khoang, huyện Điện Biên nằm cách thành
phố Điện Biên Phủ khoảng hơn 15 km về phía Đơng - Bắc, cách quốc lộ 279 khoảng 5
km về phía Đơng, cách khu di tích Mường Phăng 8 km về phía Tây. Có thể tiếp cận hồ
Pá Khoang bằng quốc lộ 279 sau đó theo tỉnh lộ 3 hoặc tuyến đường bộ mới mở theo

phía Đơng Nam từ thành phố Điện Biên Phủ đi qua xã Tà Lèng.
Sở chỉ huy chiến dịch Mường Phăng thuộc quần thể di tích Chiến trường Điện
Biên Phủ nằm trên địa bàn xã Mường Phăng, huyện Điện Biên cách thành phố Điện
Biên Phủ khoảng 25 km về phía Đơng - Bắc.
Khu du lịch Điện Biên Phủ - Pá Khoang nằm ở tọa độ địa lý 21 022 độ vĩ Bắc,
1030 độ kinh Đông.
1.2. Quy mô, giới hạn phạm vi nghiên cứu quy hoạch khu du lịch
1.2.1. Giới hạn phạm vi nghiên cứu quy hoạch, vùng ảnh hưởng khu du lịch: Xác
định đối tượng nghiên cứu chính để khai thác phát triển du lịch là quần thể Di tích lịch
sử chiến trường Điện Biên Phủ thuộc địa phận thành phố Điện Biên Phủ, hồ Pá
Khoang xã Pá Khoang và rừng Mường Phăng (nơi có Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện
Biên Phủ) ở xã Mường Phăng. Theo đó, giới hạn phạm vi nghiên cứu, vùng ảnh hưởng
quy hoạch được xác định theo địa giới hành chính thành phố Điện Biên Phủ và các xã
Pá Khoang và Mường Phăng của huyện Điện Biên. Ranh giới được xác định như sau:
- Phía Bắc, Tây Bắc và Đơng Bắc: Giáp các xã Thanh Nưa, Nà Tấu của huyện
Điện Biên.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH QUỐC GIA ĐIỆN BIÊN PHỦ - PÁ KHOANG, TỈNH ĐIỆN BIÊN
ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

8


- Phía Đơng là ranh giới với huyện Mường Ẳng.
- Phía Tây: Giáp các xã Thanh Lng, Thanh Hưng, Thanh Nưa của huyện Điện
Biên.
- Phía Nam và Đơng Nam: Giáp xã Thanh Xương huyện Điện Biên và xã Pú Nhi
của huyện Điện Biên Đơng.
Quy mơ diện tích 15.585 ha (trong đó thành phố Điện Biên Phủ có 6.427 ha; xã
Pá Khoang có 5.702 ha, xã Mường Phăng có 3.456 ha). Năm 2013, tổng dân số khu
vực quy hoạch gần 84.500 người (trong đó thành phố Điện Biên Phủ có khoảng 75.600

người).
Ngoài ra, do khu du lịch nằm trong địa phận hai huyện Điện Biên và Điện Biên
Đông là khu vực có nhiều tài nguyên du lịch và có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động
du lịch tại khu du lịch Điện Biên Phủ - Pá Khoang vì vậy phạm vi vùng ảnh hưởng
quy hoạch còn bao gồm các điểm tài nguyên du lịch phụ cận, gồm: Suối nước nóng
Hua Pe xã Thanh Luông, huyện Điện Biên; Thành Bản Phủ và Đền thờ Hồng Cơng
Chất xã Noong Hẹt, huyện Điện Biên; Nước khống nóng U Va xã Noong Luống và
động Pá Thơm xã Pá Thơm, huyện Điện Biên; Cửa khẩu Tây Trang xã Na Ư, huyện
Điện Biên; Tháp cổ Mường Luân xã Mường Luân, huyện Điện Biên Đông.
1.2.2. Quy mô quy hoạch sử dụng đất phát triển khu du lịch: Trong khơng gian
nghiên cứu quy hoạch phát triển du lịch chính bao gồm nhiều thành phần đất khác
nhau, các điểm tài nguyên khai thác du lịch được phân bố rải rác vì vậy việc quy hoạch
sử dụng đất phát triển khu du lịch căn cứ tình hình thực tế về khả năng khai thác quỹ
đất và định hướng quy mô khu du lịch của Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt
Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Theo đó, quy mơ quy hoạch sử dụng đất phát triển các hạng mục cơng trình khu
du lịch được xác định 2.500 ha, trong đó:
- Khu vực hồ Pá Khoang (xã Pá Khoang): 2.200 ha;
- Khu vực hồ Huổi Phạ (ngoại vi thành phố Điện Biên Phủ, tiếp giáp hồ Pá
Khoang): 100 ha;
- Khu vực Mường Phăng (xã Mường Phăng): 200 ha.
2. Vị trí, vai trị khu du lịch Điện Biên Phủ - Pá Khoang đối với chiến lược phát
triển du lịch Việt Nam và vùng Trung du, miền núi Bắc Bộ
2.1. Vị trí khu du lịch trong mối liên hệ du lịch vùng
Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2010, đã
xác định tỉnh Điện Biên nằm trong không gian tiểu vùng du lịch Tây Bắc thuộc vùng
du lịch Bắc Bộ với các tuyến, trục du lịch đường bộ, đường không nối liền với thủ đô
Hà Nội và các trung tâm du lịch lớn trong nước. Thực tế phát triển cho thấy ngoài mối
quan hệ du lịch tiểu vùng Tây Bắc, Điện Biên nói chung và khu du lịch Điện Biên Phủ
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH QUỐC GIA ĐIỆN BIÊN PHỦ - PÁ KHOANG, TỈNH ĐIỆN BIÊN

ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

9


nói riêng giữ vị trí quan trọng là đầu mối du lịch Việt Nam với Vân Nam (Trung Quốc)
để phát triển thị trường với Trung Quốc trong khuôn khổ Hợp tác hai hành lang một
vành đai kinh tế; cửa ngõ với các tỉnh Bắc Lào để phát triển thị trường với các nước
ASEAN trong khuôn khổ Hợp tác tiểu vùng sơng Mê Kơng mở rộng (GMS).
2.2. Vai trị khu du lịch trong Chiến lược phát triển du lịch quốc gia và vùng
Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Trung du, miền núi Bắc Bộ định
hướng Điện Biên Phủ - Pá Khoang là một trong những khu du lịch quốc gia, có vai trị
hết sức quan trọng đối với phát triển du lịch của Vùng và cả nước.
Sự phát triển khu du lịch Điện Biên Phủ - Pá Khoang nói riêng và du lịch tỉnh
Điện Biên nói chung đóng góp một phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển du lịch
chung của cả nước.
Với tiềm năng du lịch phong phú, hấp dẫn trong đó nổi bật là quần thể di tích
lịch sử Chiến trường Điện Biên Phủ, các giá trị văn hoá đậm đà bản sắc của các dân
tộc ít người và cảnh quan hùng vĩ của núi rừng Tây Bắc…ngành Du lịch tỉnh Điện
Biên có thể khai thác phát triển các sản phẩm đặc thù, trở thành điểm đến hấp dẫn du
khách trong và ngoài nước, là mắt xích quan trọng trong tuyến du lịch văn hố - lịch
sử “Qua miền Tây Bắc” của vùng du lịch Trung du, miền núi Bắc Bộ và cả nước.
Với vị trí quan trọng của khu du lịch, Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát
triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 tiếp tục định hướng
phát triển khu du lịch Điện Biên Phủ - Pá Khoang thành khu du lịch quốc gia.
Như vậy, phát triển du lịch khu du lịch quốc gia Điện Biên Phủ - Pá Khoang
trước mắt cũng như lâu dài là phù hợp với Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát
triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và với xu thế phát triển
của du lịch thế giới; khẳng định vị trí vai trị quan trọng của du lịch khu du lịch Điện
Biên Phủ - Pá Khoang nói riêng và tỉnh Điện Biên nói chung đối với sự nghiệp phát

triển du lịch Việt Nam.
3. Vị trí, vai trò khu du lịch Điện Biên Phủ - Pá Khoang đối với phát triển kinh tế
- xã hội và du lịch tỉnh Điện Biên và vùng Tây Bắc
3.1. Vị trí, vai trị khu du lịch Điện Biên Phủ - Pá Khoang đối với phát triển du lịch
tỉnh Điện Biên
Khu du lịch Điện Biên Phủ - Pá Khoang với tiềm năng du lịch to lớn gắn với các
giá trị của Chiến thắng Điện Biên Phủ, giá trị sinh thái hồ Pá Khoang và rừng Mường
Phăng từ lâu là điểm nhấn, trọng điểm du lịch của tỉnh Điện Biên. Bên cạnh đó thành
phố tỉnh lỵ Điện Biên Phủ là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của tỉnh Điện Biên
với hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đồng bộ nên đã trở thành trung tâm du lịch của
toàn tỉnh. Thực tế phát triển cho thấy trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2013 các
chỉ tiêu phát triển về du lịch như lượng khách, thu nhập, lao động, cơ sở vật chất kỹ
thuật…ln chiếm hơn 90% tồn tỉnh (xem phần đánh giá hiện trạng phát triển du
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH QUỐC GIA ĐIỆN BIÊN PHỦ - PÁ KHOANG, TỈNH ĐIỆN BIÊN
ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

10


lịch). Du lịch Điện Biên Phủ - Pá Khoang phát triển ngày càng khẳng định là động lực
phát triển du lịch cho tồn tỉnh Điện Biên.
3.2. Vị trí, vai trị khu du lịch Điện Biên Phủ - Pá Khoang đối với phát triển kinh tế
- xã hội tỉnh Điện Biên
Thời gian qua, nhờ xác định đúng hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát huy tốt
mọi nguồn lực đồng thời tranh thủ sự giúp đỡ của Trung ương và các tỉnh bạn, kinh tế
của Điện Biên phát triển với tốc độ khá nhanh và ổn định. Trong sự nghiệp phát triển
kinh tế có sự đóng góp của hoạt động dịch vụ du lịch tồn tỉnh Điện Biên nói chung và
của khu du lịch Điện Biên Phủ - Pá Khoang nói riêng.
Những đóng góp về kinh tế và xã hội của ngành du lịch Điện Biên nói chung và
khu du lịch Điện Biên Phủ - Pá Khoang nói riêng được thể hiện ở các mặt sau:

3.2.1.Góp phần tăng thu ngân sách và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh:
Ngành Du lịch của tỉnh mặc dù mới phát triển quy mô cịn hạn chế nhưng đã có tốc độ
tăng trưởng khá nhanh về lượng khách và doanh thu.
Tốc độ tăng trưởng trung bình khách du lịch quốc tế giai đoạn từ năm 2000 đến
năm 2013: 23,7%/năm.
Tốc độ tăng trưởng trung bình khách du lịch nội địa giai đoạn từ năm 2000 đến
năm 2013: 11,8%/năm.
Tốc độ tăng trưởng nguồn thu nhập từ khách du lịch giai đoạn từ năm 2000 đến
năm 2013 đạt: 26,5%/năm
Với tốc độ tăng trưởng về khách cũng như thu nhập và giá trị gia tăng du lịch, cơ
cấu kinh tế của tỉnh cũng được thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ, giảm tỷ
trọng nông - lâm nghiệp: Năm 2005 cơ cấu GDP các ngành là: nông - lâm nghiệp:
37,37% (giảm 4,4%), công nghiệp và xây dựng: 26,67% (tăng 6,5%), dịch vụ: 35,96%;
Năm 2010, tỷ trọng GDP du lịch và dịch vụ đạt 36% đến 37%. Điều đó khẳng định vị
trí quan trọng của các ngành dịch vụ nói chung và du lịch nói riêng đối với kinh tế tỉnh
Điện Biên.
Trong thành tích du lịch của tỉnh có sự đóng góp to lớn của khu du lịch Điện
Biên Phủ - Pá Khoang. Thống kê giai đoạn vừa qua cho thấy tỷ trọng đóng góp của
khu du lịch chiếm hơn 90% đóng góp của ngành du lịch cả tỉnh.
3.2.2. Góp phần giải quyết việc làm, nâng cao đời sống vật chất cho cộng đồng
dân cư và công tác xố đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu của địa phương: Phát triển
du lịch góp phần tăng số lượng lao động phục vụ du lịch khá nhanh. Năm 2000 khu du
lịch mới chỉ có 120 lao động trực tiếp trong các cơ sở kinh doanh du lịch, đến năm
2005 đã tăng lên hơn 550 lao động, năm 2010 có khoảng 1.260 lao động trực tiếp, năm
2013 đạt 2.160 lao động có thu nhập ổn định từ hoạt động du lịch. Tuy nhiên, ý nghĩa
to lớn mà du lịch đem lại là bên cạnh số lượng lao động trực tiếp, du lịch tạo việc làm
cho lực lượng lao động gián tiếp ngoài xã hội (hơn gấp 2 đến 3 lần lao động trực tiếp)
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH QUỐC GIA ĐIỆN BIÊN PHỦ - PÁ KHOANG, TỈNH ĐIỆN BIÊN
ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030


11


nhờ sự xuất hiện những ngành nghề phục vụ du lịch như đưa đón khách, sản xuất hàng
thủ cơng, dịch vụ ăn uống...làm tăng thu nhập cho người dân, góp phần quan trọng
trong công cuộc giảm nghèo và vươn lên làm giàu. Theo số liệu thống kê đến nay trên
toàn thành phố Điện Biên Phủ đã có 90 cơ sở nhà hàng ăn uống có quy mơ từ 20 bàn
ăn trở lên với khoảng 1.200 lao động đến 1.500 lao động có khả năng phục vụ khoảng
trên dưới 10.000 lượt khách/ ngày đêm. Chính vì vậy, phát triển du lịch Điện Biên Phủ
- Pá Khoang mang ý nghĩa cộng đồng cao.
3.2.3. Góp phần tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho tỉnh: Phát triển du lịch đi
đôi với việc xây dựng các khu vui chơi giải trí, các cơng viên tổng hợp, các khách sạn,
nhà hàng...Thống kê cho thấy, năm 2000 trên địa bàn khu du lịch có 20 cơ sở với 310
buồng, năm 2005 tại khu vực đã có 32 cơ sở lưu trú với 720 buồng; năm 2010 có 37
cơ sở với hơn 780 buồng; năm 2013 có 90 cơ sở với 1.450 buồng (chiếm khoảng hơn
90% toàn tỉnh). Hệ thống cơ sở lưu trú như khách sạn Mường Thanh, khách sạn Him
Lam…góp phần làm giàu thêm cơ sở vật chất kỹ thuật cho địa phương, cải tạo bộ mặt
nông thôn và thành phố Điện Biên Phủ.
3.2.4. Góp phần nâng cao dân trí: Ngồi việc làm tăng thu nhập cho địa phương
góp phần nâng cao đời sống về vật chất, phát triển du lịch cịn có vai trị nâng cao dân
trí nhờ sự mở rộng giao tiếp của người dân với khách du lịch. Những sự kiện quan
trọng như năm du lịch Điện Biên năm 2004; năm 2014 đã góp phần nâng cao nhận
thức về du lịch cho nhân dân trong tỉnh đặc biệt đối với cộng đồng các dân tộc thiểu số
tại các xã Pá Khoang và Mường Phăng.
3.2.5. Góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, các giá trị di tích
và cảnh quan mơi trường và tun truyền giới thiệu vẻ đẹp đất nước, con người Điện
Biên, giáo dục truyền thống: Du lịch sẽ góp phần gìn giữ và làm tăng các giá trị cảnh
quan, các di tích, các giá trị văn hoá bản địa trên trường quốc tế. Đặc biệt đối với tỉnh
Điện Biên, các giá trị quần thể di tích lịch sử Chiến trường Điện Biên Phủ, văn hoá các
dân tộc thiểu số Tây Bắc, hệ sinh thái hồ Pá Khoang và khu rừng Mường Phăng, sông

Nậm Rốm, động Pá Thơm…là những di sản văn hoá và cảnh quan môi trường được
bảo tồn và phát huy thông qua việc tuyên truyền, quảng bá và sự giao lưu của khách
du lịch. Thông qua hoạt động du lịch việc giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ
trẻ Việt Nam được nâng cao.
3.3. Vị trí, vai trị khu du lịch Điện Biên Phủ - Pá Khoang đối với phát triển kinh tế
- xã hội vùng Tây Bắc
Tây Bắc là khu vực có vị trí chiến lược quan trọng của quốc gia về kinh tế, an
ninh và quốc phòng. Vùng Tây Bắc có diện tích đất rộng, đất lâm nghiệp trên 8 triệu
ha, diện tích mặt nước trên 95 nghìn ha, hệ thống sông, suối và hồ nước tạo ra tiềm
năng thủy điện và ni trồng thủy sản, trữ lượng khống sản cao.
Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách ưu tiên để phát
triển vùng Tây Bắc, thơng qua các chương trình xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH QUỐC GIA ĐIỆN BIÊN PHỦ - PÁ KHOANG, TỈNH ĐIỆN BIÊN
ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

12


xã hội và đầu tư cơ sở hạ tầng. Tính từ năm 2008 đến tháng 11/2013, nguồn vốn ODA
được ký kết để phát triển Tây Bắc đạt 2.064,99 triệu USD, lĩnh vực nơng nghiệp và
phát triển nơng thơn, xóa đói giảm nghèo được ưu tiên cao nhất với 731,82 triệu USD,
chiếm 35,44 % tổng vốn ODA.
Trong sự phát triển kinh tế vùng Tây Bắc có sự đóng góp quan trọng của ngành
dịch vụ du lịch của các tỉnh trong vùng. Tỷ trọng GDP ngành Du lịch của các địa
phương ở đây đạt từ 2,5% - 3% trong tổng GDP của từng tỉnh trong đó có sự đóng góp
của các khu, điểm du lịch quốc gia trên địa bàn.
Kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc tuy đã đạt được sự tiến bộ nhất định, nhưng vẫn
cịn nhiều khó khăn. Thống kê cho thấy, tỷ lệ hộ nghèo hiện nay gần 26% (cao gấp 3
lần so với trung bình chung của cả nước), số huyện nghèo chiếm gần 70% của cả
nước, môi trường đầu tư kinh doanh chưa thực sự thuận lợi, chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh

(PCI) của nhiều tỉnh Tây Bắc (do Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam cơng
bố) cịn ở mức thấp. Tây Bắc cịn nhiều khó khăn về nguồn nhân lực, chất lượng giáo
dục và dạy nghề thấp nhất trong cả nước.
Khu du lịch quốc gia Điện Biên Phủ - Pá Khoang, thuộc tỉnh Điện Biên có vị trí
nằm trên nhiều hành lang kinh tế quan trọng của vùng Tây Bắc với Hà Nội và các tỉnh
Bắc Lào, Vân Nam (Trung Quốc). Trong định hướng phát triển du lịch vùng Trung du
và miền núi Bắc Bộ, thành phố Điện Biên Phủ là trung tâm du lịch của tiểu vùng Tây
Bắc. Hiện nay khu du lịch đang ở giai đoạn đầu phát triển nên chưa có ảnh hưởng
nhiều đến phát triển du lịch cũng như kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc. Tuy nhiên, với
định hướng phát triển thành khu du lịch quốc gia, với tầm vóc to lớn của giá trị lịch sử
Chiến thắng Điện Biên Phủ, du lịch Điện Biên Phủ - Pá Khoang sẽ phát triển mạnh và
có những ảnh hưởng quan trọng theo không gian các hành lang kinh tế cũng như các
chương trình du lịch vùng và quốc gia.
Tóm lại, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, du lịch Điện Biên Phủ - Pá
Khoang chắc chắn sẽ thu hút được nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến tham
quan, hợp tác đầu tư, với thời gian lưu lại của khách kéo dài hơn, chi tiêu nhiều hơn…
Hoạt động của ngành du lịch ngày càng sôi động và có vai trị quan trọng trong sự
nghiệp phát triển kinh tế - xã hội không những cho tỉnh Điện Biện nói riêng mà cịn
cho cả vùng Tây Bắc nói chung.
II. ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
1. Đánh giá các đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến việc
khai thác phát triển khu du lịch
1.1. Đặc điểm tự nhiên của khu du lịch
1.1.1. Địa hình: Cánh đồng Mường Thanh có chiều dài khoảng 23 km, chiều
rộng trung bình từ 7 km đến 9 km. Tổng diện tích của cánh đồng Mường Thanh
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH QUỐC GIA ĐIỆN BIÊN PHỦ - PÁ KHOANG, TỈNH ĐIỆN BIÊN
ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

13



khoảng 120 km2. Khu du lịch Điện Biên Phủ - Pá Khoang nằm ở phía Bắc cánh đồng
Mường Thanh, phần địa hình bằng phẳng có diện tích khoảng 6.000 ha, còn lại là núi.
Khu vực thành phố Điện Biên Phủ nằm trong lịng chảo Điện Biên Phủ có cao độ
biến thiên từ 473 m đến 1.048 m. Các khu vực đơ thị hiện trạng có cao độ nền tự nhiên
trung bình khoảng 477 m đến 483 m.
- Cao độ các đỉnh đồi di tích A1, C1, C2, D, E khoảng +536 m.
- Cao độ khu vực các đồi phía Đơng từ 410 m đến 1.048 m.
- Cao độ khu vực các đồi phía Bắc sơng Nậm Rốm 500 m đến 800 m.
Địa hình khu vực núi cao ở về phía Đông Bắc, thuộc các xã Pá Khoang và
Mường Phăng mang những nét đặc trưng với nhiều kiểu địa hình, phổ biến địa hình
núi cao (độ cao trung bình 600 m đến 700 m), độ dốc lớn (hơn 70% lãnh thổ có độ dốc
lớn hơn 250), chia cắt mạnh. Phía Đơng Bắc có đỉnh Pu Uốt và đỉnh Pu Tó Cọ (xã
Mường Phăng) đều cao xấp xỉ 1.700 m, là các đỉnh cao nhất ở đây. Núi thấp dần và đổ
dồn xuống sông, suối hoặc xen kẽ với các thung lũng sơng, khe suối và cao ngun.
Giữa các dãy núi có rất nhiều dải trũng bằng phẳng tạo thành thung lũng Mường
Thanh (thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên).
Nhìn chung, địa hình khu vực quy hoạch tương đối đa dạng và phong phú mang
nét đặc trưng của địa hình vùng núi Tây Bắc Việt Nam, tạo nên nhiều cảnh đẹp, hùng
vĩ và hấp dẫn. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển nhiều loại hình du lịch như sinh
thái, tham quan, thể thao mạo hiểm…là những loại hình du lịch đang thu hút được sự
quan tâm khách du lịch trong và ngoài nước trong xu hướng phát triển lâu dài.
1.1.2. Khí hậu: Thành phố Điện Biên Phủ nằm trong vùng khí hậu Tây Bắc nên
mang nhiều tính chất của khí hậu Tây Bắc, thể hiện tác dụng của địa hình hồn lưu khí
quyển. Đặc biệt khí hậu mùa đông tương đối ấm, mùa hạ đến từ tháng 3, mùa mưa đến
sớm từ tháng 4 kết thúc vào tháng 9.
* Nhiệt độ:
- Nhiệt độ trung bình năm là 26,80C.
- Nhiệt độ cao nhất trung bình là 28,40C.
- Nhiệt độ trung bình thấp nhất là 17,90C.

- Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối là 38,60C.
- Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối là - 0,80C.
* Gió: Hướng gió chủ yếu là Bắc - Nam. Gió Bắc hình hành từ tháng 11 đến
tháng 4. Gió Nam thịnh hành từ tháng 5 đến tháng 10. Tốc độ gió trung bình 0,9 m/s.
Tốc độ gió lớn nhất 40 m/s (hướng Tây ngày 18/05/1968).

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH QUỐC GIA ĐIỆN BIÊN PHỦ - PÁ KHOANG, TỈNH ĐIỆN BIÊN
ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

14


* Mưa: Nhìn chung, tỉnh Điện Biên ít chịu ảnh hưởng của bão nhưng lại chịu ảnh
hưởng của gió Tây khơ nóng; thường xuất hiện giơng, mưa đá vào mùa hè và sương
muối vào mùa đông. Đây là những yếu tố thời tiết bất lợi cho sản xuất và đời sống nói
chung cũng như các hoạt động du lịch nói riêng.
- Lượng mưa bình quân năm: 1.583 mm.
- Lượng mưa ngày lớn nhất: 229,3 mm.
- Số ngày mưa trung bình trong năm là 122 ngày.
* Độ ẩm:
- Độ ẩm tương đối trung bình là 83%.
- Độ ẩm thấp nhất tương đối trung bình là 56%.
* Nắng: Số giờ nắng trung bình năm là 2002 giờ.
* Bốc hơi: Lượng bốc hơi trung bình năm là 889,6 m.
* Sương muối: Thơng thường cứ 2 năm đến 4 năm có một trận sương muối nhẹ,
20 năm đến 30 năm có trận sương muối nặng.
* Dông: Thường xuất hiện từ tháng 3 đến tháng 9. Tổng số ngày có dơng trong
năm là 110 ngày. Dông thường xuất hiện nhiều nhất vào tháng 5 kèm gió xốy.
* Sương mù: Trung bình năm có 103 ngày, thường là các tháng 10, tháng 11,
tháng 12 nhiều nhất là tháng 12.

Các đặc điểm khí hậu ở Điện Biên Phủ - Pá Khoang nhìn chung khơng thuận lợi
cho du lịch nghỉ dưỡng. Tuy nhiên, khu vực hồ Pá Khoang, do nhiều cây xanh kết hợp
hồ nước nên có khí hậu mát mẻ, thích hợp với nghỉ mát và vui chơi giải trí. Đây là khu
vực phù hợp phát triển du lịch cuối tuần cho nhân dân thành phố.
1.1.3. Địa chất cơng trình: Đặc điểm chủ yếu trong lớp đất đá đệ tứ có thành tạo
chu vi chiếm ưu thế. Về bề dày và bề rộng có thành phần chủ yếu là sét pha lẫn cuội
sỏi, sét pha lẫn dăm sạn.
Địa chất cơng trình: Các lớp đất đá tầng đệ tứ có khả năng chịu lực trung bình,
thuận lợi cho việc xây dựng.
1.1.4. Địa chấn: Địa chấn vùng Lai Châu, Điện Biên thuộc hệ thống đứt gãy á
kinh tuyến chu kỳ động đất là 120 năm với cường độ chấn động: Mặt đất là IO max =
9; cấp động đất Mmax ≥ 70Ricte. Tâm chấn động của 2 lần động đất là năm 1935 ở
Đông Nam Điện Biên Phủ. Năm 1983 ở gần sát thị trấn Tuần Giáo. Độ sâu tâm động
đất của 2 lần xảy ra là 23 km đến 25 km.
1.1.5. Đặc điểm thủy văn: Thành phố Điện Biên Phủ có 2 con sơng chính là sơng
Nậm Rốm và sông Nậm Lúa thuộc chi lưu của hệ thống sơng Mê Kơng (có lưu vực là
1.650 km2) chảy qua. Hai sơng này tụ lại vùng lịng chảo và chảy sang Lào đổ vào
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH QUỐC GIA ĐIỆN BIÊN PHỦ - PÁ KHOANG, TỈNH ĐIỆN BIÊN
ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

15


sông Mê Kông. Mực nước lũ của sông Nậm Rốm ứng với tần xuất 5% là + 477,5 m.
Ngoài ra, trên địa bàn thành phố và vùng phụ cận có khoảng 100 suối lớn nhỏ đều đổ
về sông Nậm Rốm.
- Nguồn nước mặt: Sông Nậm Rốm, hồ Huổi Phạ, hồ Pá Khoang, hồ Nậm Khẩu
Hu, hồ Nậm Ngam và các hồ nhỏ khác được hình thành khi chặn suối trên núi đều là
các nguồn nước mặt cung cấp nước cho khu vực. Hồ Nậm Ngam là nguồn nước sinh
hoạt và du lịch trong tương lai.

- Nguồn nước ngầm: Trữ lượng không lớn, tiềm năng khai thác 8.000 m 3 đến
10.000 m3/ngđ. Chất lượng nước ngầm qua phân tích các mẫu nước giếng khơi và
giếng khoan ở độ sâu từ 7 m đến 15 m cho thấy có dấu hiệu bị ô nhiễm do ảnh hưởng
của chất thải dân cư, công nghiệp…
1.1.6. Đặc điểm thổ nhưỡng: Đất đai khu vực thành phố được hình thành do q
trình phong hóa tại chỗ của đá mẹ và do quá trình bồi tụ phù sa của sông suối tạo
thành bao gồm đất phủ sa và đất đỏ vàng. Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng (Pj)
phân bố hầu hết trên địa bàn thành phố với độ dày >100 m, có phản ứng chua ở tầng
mặt. Hàm lượng các chất đạm, lân trung bình, nghèo kali, thành phần cơ giới nặng.
Đất đỏ vàng trên đá biến chất (Fj) có thành phần cơ giới nặng, hàm lượng đạm, lân
trung bình. Trên loại đất này hiện là rừng khoanh nuôi tái sinh với các cây gỗ nhỏ và
cây thân bụi (tại khu vực các xã Thanh Minh, Tà Lèng, Thanh Nưa, Mường Phăng....).
1.1.7. Sinh vật: Thảm thực vật Điện Biên mang tính chất nhiệt đới với độ che phủ
tự nhiên khá cao. Tuy nhiên do nhiều điều kiện khách quan như thiên tai, hoả hoạn,
chiến tranh và đặc biệt là hoạt động di cư tự do, tập quán du canh du cư của một bộ phận
nhân dân, rừng đã và đang bị tàn phá nặng nề. Trong những năm gần đây Chính phủ có
chính sách giao đất, giao rừng, khoanh nuôi bảo vệ và trồng mới diện tích rừng, tỉnh
Điện Biên đã bảo vệ, khơi phục và trồng mới được một diện tích rừng đáng ghi nhận.
Tính đến hết năm 2012 diện tích che phủ rừng của thành phố Điện Biên Phủ và huyện
Điện Biên đạt hơn 34% chủ yếu là rừng non tái sinh, rừng nghèo. Rừng Mường Phăng
có nhiều gỗ quý như lát, chò chỉ, pơmu; các lâm sản như cánh kiến đỏ, song, mây, trầm
hương, quế, sa nhân và nhiều động vật quý hiếm. Đặc biệt, khu vực quy hoạch có nhiều
hoa Ban là biểu tượng của Điện Biên nói riêng và Tây Bắc nói chung.
Thảm thực vật khá phong phú với độ che phủ khá cao vừa tạo nên mơi trường
khí hậu tốt vừa là đối tượng nghiên cứu của khách du lịch. Hoa Ban có thể tổ chức
thành rừng cây chuyên đề bên cạnh những loại hoa khác như Dã quỳ hay Anh đào (từ
Nhật Bản) phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch.
1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của khu du lịch
1.2.1. Điều kiện kinh tế - xã hội thành phố Điện Biên Phủ
a) Lược sử hình thành và phát triển thành phố: Thời Hùng Vương, Mường

Thanh thuộc bộ Tân Hưng nước Văn Lang. Thời Lý thuộc châu Lam Tây, thời Trần
thuộc lộ Đà Giang châu Ninh Viễn. Thời Lê thuộc châu Phục Lễ trấn Gia Hưng. Thời
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH QUỐC GIA ĐIỆN BIÊN PHỦ - PÁ KHOANG, TỈNH ĐIỆN BIÊN
ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

16


Lê Thánh Tông năm 1469 thuộc phủ An Tây thừa tuyên Hưng Hóa. Năm 1775 chúa
Trịnh đặt là thủ phủ của châu Ninh Biên. Năm 1841 đời Thiệu Trị đổi là Điện Biên.
Năm 1754, lãnh tụ nơng dân Hồng Cơng Chất lãnh đạo nhân dân vùng Tây Bắc
nổi lên khởi nghĩa chống lại triều đình, đã lấy Điện Biên Phủ làm căn cứ chính và xây
dựng thành Bản Phủ làm căn cứ lãnh đạo nghĩa quân trong nhiều năm và phát triển lực
lượng cả một vùng rộng lớn Tây Bắc Bộ.
Vào thế kỷ XIX dưới chế độ thuộc địa của thực dân Pháp, phủ Điện Biên trở
thành trung tâm điều hành, hành chính của khu vực phía Nam tỉnh Lai Châu. Năm
1953 thực hiện kế hoạch Nava, thực dân Pháp đổ quân xuống lòng chảo Điện Biên
Phủ với ý đồ xây dựng căn cứ chiến lược về quân sự, khống chế và thơn tính Đơng
Dương và phía Nam Trung Quốc, phía Bắc Lào.
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 07/5/1954, Điện Biên Phủ trở thành một địa
danh lịch sử mang tầm thời đại, được xây dựng thành một trung tâm hành chính, văn
hóa của huyện Điện Biên. Ngày 18/4/1992, Hội đồng Bộ trưởng đã Quyết định
130/HĐBT thành lập thị xã Điện Biên Phủ thuộc tỉnh Lai Châu và di chuyển địa điểm
tỉnh lỵ Lai Châu về thị xã Điện Biên Phủ. Ngày 26/9/2003 theo Nghị định số
110/2003/NĐ của Chính phủ thành phố Điện Biên Phủ được thành lập với quy mô
khoảng 6.427 ha bao gồm 7 phường (Mường Thanh, Tân Thanh, Thanh Bình, Noong
Bua, Him Lam, Nam Thanh, Thanh Trường) và 2 xã (Thanh Minh và Tà Lèng).
b) Hiện trạng dân số, lao động và điều kiện kinh tế - xã hội:
Theo số liệu Niên giám thống kê dân số thành phố Điện Biên Phủ đến năm 2013
có khoảng 75.600 người, trong đó thành thị chiếm 96,55 %, nơng thơn chiếm 3,45 %.

Mật độ dân cư còn thấp và phân bố khơng đều. Mật độ dân số bình qn 50,2 người/
km2. Tỷ lệ tăng dân số trung bình là 1,6%/năm trong đó tăng tự nhiên 0,58%/năm và
tăng cơ học là 1,02%/năm.
Năm 2013, kinh tế thành phố Điện Biên Phủ đạt tỷ lệ tăng trưởng 15% đến
16%, thu nhập bình quân đạt gần 53 triệu đồng (2.577 USD)/người/năm; thu ngân sách
trên địa bàn đạt 150,5 tỷ đồng.
Bảng 1. Thực trạng dân số thành phố Điện Niên Phủ năm 2013
1. Dân số tồn đơ thị
2. Dân số nội thị
- Tại các phường
- Tạm trú
3. Mật độ dân số nội thành
4. Tỷ lệ hộ nghèo (%)
5. Tỷ lệ tăng dân số (%)
6. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp (%)

75.600 người
70.887 người
53.507 người
17.290 người
2.947 người/km2
0,89%
1,6 (tăng tự nhiên 0,58; tăng cơ học 1,02)
80%

Nguồn: Quy hoạch chung xây dựng thành phố Điện Biên Phủ đến năm 2030, tầm nhìn 2050
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH QUỐC GIA ĐIỆN BIÊN PHỦ - PÁ KHOANG, TỈNH ĐIỆN BIÊN
ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

17



Tuy nhiên, trong quá trình phát triển thành phố đã bộc lộ một số bất cập như:
Quỹ đất dành cho các cơng trình đầu mối hạ tầng thiếu, quỹ đất phát triển các khu du
lịch quy mô lớn, các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các trung tâm thương
mại, dịch vụ, các trường chuyên nghiệp… đều có hạn chế, môi trường cảnh quan sông
Nậm Rốm và một số khu vực bị ảnh hưởng.
Theo quy hoạch phát triển thành phố, quy mô dân số như sau:
- Giai đoạn đến năm 2015: 125.000 người, tỷ lệ tăng dân số trung bình 6,35%.
- Giai đoạn đến năm 2020: 165.000 người, tỷ lệ tăng dân số trung bình 5,74%.
- Giai đoạn đến năm 2030: 250.000 người, tỷ lệ tăng dân số trung bình 4,24%.
1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội các xã Pá Khoang, Mường Phăng:
Xã Pá Khoang và xã Mường Phăng trước đây là một xã Mường Phăng, năm 2013
được tách thành hai xã đều thuộc huyện Điện Biên.
Xã Mường Phăng có số dân 4.710 người. Xã Pá Khoang dân số 4.150 người,
trong đó dân tộc Kinh có 3 người, dân tộc Thái 2.578 người, dân tộc Mông 28 người,
dân tộc Khơ Mú 1.542 người (theo số liệu năm 2013).
Đây là hai xã có tiềm năng phát triển kinh tế nơng nghiệp, lâm nghiệp. Tuy nhiên
thu nhập hiện tại còn thấp với bình qn 450 kg thóc/người một năm. Đời sống dân cư
còn nghèo. Năm 2013, số hộ nghèo trên địa bàn 2 xã theo tiêu chí mới chiếm 26,64%;
hộ cận nghèo chiếm 14,1% trong tổng số dân cư tại đây.
1.2.3. Các hành lang tăng trưởng kinh tế trong nước và quốc tế:
Nhờ vị trí địa kinh tế chiến lược, khu du lịch Điện Biên Phủ - Pá Khoang nằm
trên các hành lang kinh tế quan trọng:
- Hành lang trung tâm: Hà Nội - Điện Biên Phủ - Viêng Chăn (CHDCND Lào)
dọc quốc lộ 6 và quốc lộ 279 (AH 13) có dự kiến đường sắt liên vận.
- Hành lang Bắc - Nam: Điện Biên Phủ - Mường Lay - Vân Nam (Trung Quốc)
theo quốc lộ 12 có dự kiến đường sắt đi Côn Minh, Lệ Giang Trung Quốc.
- Hành lang Đông - Tây: Dọc quốc lộ 279: Điện Biên - Lào Cai - Yên Bái Tuyên Quang - Bắc Cạn - Thái Nguyên - Bắc Giang - Quảng Ninh.
- Hành lang Tây - Bắc: Phong Sa Lỳ, U Đôm Say - Luông Pha Băng

(CHDCND Lào) - Điện Biên Phủ - Mường Chà - Mường Nhé - Vân Nam (Trung
Quốc).
1.2.4. Các chương trình, dự án có liên quan trên địa bàn: Là khu vực có nhiều
đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống, điều kiện kinh tế cịn khó khăn, thời gian qua
được sự quan tâm của Đảng và Chính phủ, trên địa bàn khu vực quy hoạch đang triển
khai nhiều Chương trình mục tiêu quốc gia, dự án thuận lợi cho phát triển du lịch gồm:
- Việc làm và dạy nghề;
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH QUỐC GIA ĐIỆN BIÊN PHỦ - PÁ KHOANG, TỈNH ĐIỆN BIÊN
ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

18


- Giảm nghèo bền vững;
- Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn;
- Y tế;
- Dân số và kế hoạch hóa gia đình;
- Vệ sinh an tồn thực phẩm;
- Văn hóa;
- Ứng phó với biến đổi khí hậu;
- Xây dựng nông thôn mới;
- Đưa thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo;
- Khắc phục và cải thiện ô nhiễm môi trường.
Các chương trình, dự án trên có tác dụng rất tích cực trong việc lồng ghép nguồn
vốn phát triển hạ tầng nông thôn với phát triển hạ tầng khu du lịch.
2. Đánh giá các đặc điểm tài nguyên du lịch và khả năng khai thác phát triển khu
du lịch
2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên
Tài nguyên du lịch tự nhiên của khu du lịch gắn liền với các giá trị sinh thái,
cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, đặc trưng của núi rừng Tây Bắc.

2.1.1. Các nguồn tài nguyên chính:

a) Hồ Pá Khoang: Hồ Pá Khoang nằm ở địa phận xã Pá Khoang, huyện Điện
Biên, kề trục quốc lộ 279, cách Thành phố Điện Biên Phủ gần 20 km (nếu theo QL
279 là 30 km) và là cầu nối Điện Biên Phủ với rừng ngun sinh Mường Phăng, nơi có
di tích Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ. Lưu vực hồ có tổng diện tích 2.400 ha
trong đó diện tích rừng 1.320 ha, đất nông nghiệp 300 ha, đất xây dựng cơ bản 150 ha,
diện tích mặt nước là 600 ha (có sức chứa là 37,2 triệu m3 nước).
Hồ Pá Khoang là một trong những tiềm năng du lịch sinh thái có giá trị. Theo kết
quả khảo sát, khu vực hồ Pá Khoang có thảm thực vật phong phú, địa hình đa dạng,
khí hậu tốt thích hợp cho việc nghỉ dưỡng....Trong các thảm rừng quanh hồ có nhiều
thú và nhiều loại hoa phong lan đủ chủng loại. Dưới hồ có nhiều loài cá và thực vật
nổi (đã thống kê được khoảng 65 loài thực vật nổi, 14 loài động vật nổi, 6 loài động
vật đáy...). Hồ Pá Khoang nằm ở trung tâm nhiều ngọn núi, giữa một vùng thiên nhiên
cảnh đẹp hùng vĩ, ẩn hiện trong mây trời non nước. Vào mùa đông sương mờ buông
phủ tạo một phong cảnh huyền ảo, thấp thoáng nơi xa những dãy núi trập trùng, những
nếp nhà sàn xinh xắn. Mùa hè khơng khí ở hồ Pá Khoang rất dễ chịu, những luồng gió
Nam mát dịu, vút tầm mắt ra xa ngắm mây trời non nước hoặc chèo thuyền du ngoạn,
ngắm cảnh. Tất cả tạo một khung cảnh êm đềm, thơ mộng, một thắng cảnh quyến rũ
lòng người.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH QUỐC GIA ĐIỆN BIÊN PHỦ - PÁ KHOANG, TỈNH ĐIỆN BIÊN
ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

19


Bên cạnh các giá trị tự nhiên, trong khu vực hồ Pá Khoang có các bản dân tộc
Thái, Khơ Mú sinh sống và còn giữ được các phong tục tập quán, nét đặc sắc của các
dân tộc Tây Bắc vốn có...là nguồn tài nguyên du lịch nhân văn hấp dẫn.
b) Rừng văn hóa - lịch sử Mường Phăng: Mường Phăng, nơi có sở Chỉ huy chiến

dịch Điện Biên Phủ là khu rừng đặc dụng với diện tích khoảng 962 ha. Rừng Mường
Phăng có hệ sinh thái đa dạng phù hợp với các hoạt đơng du lịch sinh thái. Bên cạnh
đó trong rừng có các đỉnh Pu Uốt và Pu Tó Cọ cao nhất lòng chảo Điện Biên (xấp xỉ
1.896 m), là nơi Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong thời gian chiến dịch Điện Biên Phủ
thường lên thị sát chiến trường Điện Biên Phủ. Địa hình khu vực thuận lợi để phát
triển du lịch thể thao, khám phá, vọng cảnh…
Pá Khoang và Mường Phăng nằm trong khu vực đã được quy hoạch thành khu
bảo tồn loài - sinh cảnh cấp quốc gia với diện tích hơn 10.000 ha nằm trên các xã Nà
Nhạn, Pá Khoang, Mường Phăng (huyện Điện Biên), Thanh Minh (thành phố Điện
Biên Phủ), Pú Nhi (huyện Điện Biên Đông). Đây cũng là những tiền đề thuận lợi cho
việc khai thác các điểm tài nguyên này phục vụ du lịch sinh thái.
2.1.2. Các điểm tài nguyên phụ trợ:
a) Hồ Huổi Phạ: Hồ Huổi Phạ nằm ở phía Đơng Bắc thành phố Điện Biên Phủ,
cách trung tâm thành phố 3 km. Diện tích hồ khoảng 30 ha.
Hồ Huổi Phạ có 4 phía đồi núi, độ cao trung bình mặt nước hiện tại là + 505 m.
Độ cao của các đường ven hồ là + 507 m. Các sườn đồi núi đều dốc thoải về phía hồ.
Đặc điểm là đồi núi ở đây có các hình dáng phong phú, đa dạng và đẹp. Độ cao của
núi lới nhất là + 574 m, thấp nhất là + 506 m. Là một trong những tiềm năng phát triển
du lịch sinh thái của thành phố Điện Biên Phủ nói riêng và tỉnh Điện Biên nói chung.
b) Động Pa Thơm: Động Pa Thơm thuộc xã Pa Thơm, phía Tây huyện Điện
Biên, giáp với biên giới Việt - Lào. Nhân dân địa phương gọi động là “Thẩm Nang
Lai” (hang nhiều Nàng Tiên Hoa). Động được khám phá cách đây khá lâu cùng với
những huyền thoại, truyền thuyết đẹp về tình u đơi lứa.
Động Pa Thơm nằm ở lưng chừng núi, cửa động hình mái vịm, cửa cao 12 m,
rộng 17 m, mái đá nhô ra 7 m. Chiều sâu động khoảng hơn 350 m. Động có 9 vịm lớn
nhỏ, chiều ngang có chỗ rộng chừng 20 m. Đây là điểm tham quan du lịch hấp dẫn.
c) Nước nóng U Va: Nước khống nóng U Va thuộc địa phận bản U Va, xã
Noong Luống huyện Điện Biên, cách thành phố Điện Biên Phủ khoảng 17 km về phía
Nam. Với nhiệt độ thường xuyên đạt khoảng 700C đến 80oC, nước nóng U Va có khả
năng phục vụ nghỉ dưỡng chữa bệnh. Ngồi ra, bên cạnh nước nóng là hồ U Va rộng

khoảng 9 ha có thể ngăn giữ nước thành hồ sinh thái và vui chơi giải trí. Đây có thể
coi là điểm tài nguyên du lịch tự nhiên kết hợp tâm linh có giá trị phục vụ nghỉ dưỡng,
chữa bệnh của khu vực Điện Biên Phủ và phụ cận.

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH QUỐC GIA ĐIỆN BIÊN PHỦ - PÁ KHOANG, TỈNH ĐIỆN BIÊN
ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

20


d) Nước nóng Hua Pe: Suối nước nóng Hua Pe nằm ở xã Thanh Luông, huyện
Điện Biên cách thành phố Điện Biên Phủ 10 km về phía Tây, giáp biên giới Việt - Lào
trong vùng cảnh quan thiên nhiên phong phú. Với nhiệt độ nước suối thường xuyên
đạt khoảng 600C đến 700C, nước nóng Hua Pe có khả năng phục vụ nghỉ dưỡng, chữa
bệnh. Hiện nay tại đây đã được đầu tư xây dựng thành khu du lịch nghỉ dưỡng, trở
thành điểm du lịch gắn kết giữa sinh thái và văn hóa lịch sử, một trong những điểm vệ
tinh của trung tâm du lịch thành phố Điện Biên Phủ.
đ) Hồ Noong U: Hồ Noong U nằm ở địa phận bản Tìa Ló, xã Pú Nhi, huyện Điện
Biên Đơng. Đây là hồ tự nhiên trên núi. Tuy hồ có diện tích khơng lớn nhưng cảnh
quan sơn thuỷ hữu tình với truyền thuyết hay về hồ tạo nên nhiều tiềm năng khai thác
loại hình du lịch sinh thái, tham quan tìm hiểu.
e) Sông Nâm Rốm: Sông Nậm Rốm khởi nguồn từ dãy Pú Huổi Luông (tiếng dân
tộc Thái nghĩa là núi suối to), trên độ cao hơn 2.100 m chảy qua thành phố Điện Biên
Phủ sang Lào đổ vào nhánh sông Mê Kông. Đoạn chảy qua khu vực quy hoạch dài
khoảng 20 km có cảnh quan thơ mộng gắn liền với di tích cầu Mường Thanh và chiến
thắng Điện Biên Phủ. Sơng Nậm Rốm là tài nguyên du lịch sinh thái kết hợp vui chơi
giải trí cuối tuần của dân cư thành phố Điện Biên Phủ.
2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn
2.2.1. Hệ thống di tích lịch sử - văn hóa: Các giá trị nổi bật về lịch sử, văn hóa
của quần thể di tích lịch sử Chiến trường Điện Biên Phủ là cốt lõi để khai thác phát

triển du lịch cho khu du lịch.
a) Quần thể di tích ở trung tâm thành phố Điện Biên Phủ: Quần thể di tích Chiến
trường Điện Biên Phủ bao gồm các hạng mục như đồi Him Lam, nơi xảy ra trận đánh
mở màn chiến dịch; đồi A1 nơi xảy ra trận đánh hết sức ác liệt, ta và địch giành nhau
từng tấc đất; cầu Mường Thanh, nơi quân ta vượt qua để tiến công vào sào huyệt cuối
cùng của giặc Pháp; Nghĩa trang Liệt sĩ đồi A1, nơi yên nghỉ của các những người con
đã làm nên bản anh hùng ca lịch sử; Bảo tàng Điện Biên Phủ với những hình ảnh sinh
động chiến trường xưa; các đồi D1, C1(Êlian 1), C2 (Êlian 4), E1(Dominique); đường
kéo pháo; trận địa bao vây; hầm chỉ huy của tướng bại trận Đờ Cát..., tất cả được quy
tụ thành một cụm di tích liên hồn như một bức tranh gợi lên khung cảnh cuộc chiến
tranh nhân dân thần kỳ vừa sống động vừa sâu lắng. Đây thực sự là một bài học lịch sử
vẻ vang được lưu lại bằng hình ảnh hiện vật.
Từ lâu, các di tích lịch sử Chiến trường Điện Biên Phủ luôn là điểm thu hút
khách du lịch đến Điện Biên. Sau dịp kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
(tháng 5/2004), nhiều hạng mục cơng trình trong quần thể di tích đã được tơn tạo và
xây dựng thêm như tượng đài Chiến thắng trên đồi D1, trung tâm hội nghị hội thảo,
chỉnh trang các di tích ở khu nghĩa trang liệt sĩ đồi A1, Mường Phăng, đường kéo
pháo..., càng làm cho giá trị của cụm di tích đối với hoạt động du lịch được tăng lên.
Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ có chất liệu bằng đồng với kích thước và
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH QUỐC GIA ĐIỆN BIÊN PHỦ - PÁ KHOANG, TỈNH ĐIỆN BIÊN
ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

21


trọng lượng lớn nhất nước ta (220 tấn), được xây dựng hồnh tráng trên đồi D1 thẳng
hướng trục chính từ sân bay vào trung tâm thành phố. Tượng đài là biểu tượng cho ý
chí lớn lao của chiến thắng Điện Biên Phủ, niềm tự hào của người dân Việt Nam trong
lịch sử chống giặc ngoại xâm và trở thành điểm tham quan du lịch hấp dẫn kể từ sau
dịp kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (năm 2004).

Là di tích lịch sử cấp quốc gia từ năm 1962, cấp quốc gia đặc biệt từ năm 2009,
quần thể di tích lịch sử Chiến trường Điện Biên Phủ trở thành nguồn tài nguyên du
lịch có giá trị đặc biệt.
b) Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ tại Mường Phăng: Sở Chỉ huy Chiến
dịch Điện Biên Phủ nằm trong khu rừng nguyên sinh thuộc địa phận xã Mường Phăng,
huyện Điện Biên cách thành phố Điện Biên Phủ 25 km về phía Đơng Bắc (theo đường
chim bay). Tại đây hiện cịn lưu giữ được nhiều di tích có giá trị lịch sử tiêu biểu như
hầm Đại tướng Võ Nguyên Giáp, hầm Thiếu tướng Hoàng Văn Thái...
Ngoài giá trị lịch sử - văn hố, rừng Mường Phăng cịn là một trong những khu
bảo tồn tự nhiên với nhiều loại động thực vật quý hiếm của tỉnh Điện Biên. Tuy nằm ở
vị trí ngoại vi thành phố Điện Biên Phủ nhưng Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ
cũng là một điểm tài nguyên du lịch không thể tách rời trong quần thể di tích lịch sử
Chiến trường Điện Biên Phủ.
Quần thể di tích lịch sử Chiến trường Điện Biên Phủ ở trung tâm thành phố cùng
với Sở chỉ huy Chiến dịch ở Mường Phăng là tài nguyên du lịch nổi bật, yếu tố cốt lõi
làm nên khu du lịch Điện Biên Phủ - Pá Khoang.
Dựa trên đặc điểm về tài nguyên, hướng khai thác phát triển sản phẩm du lịch tập
trung vào các giá trị lịch sử hào hùng của Chiến thắng Điện Biên Phủ như du lịch
chiến trường xưa, giáo dục, nghiên cứu, tìm hiểu, tri ân, tâm linh và du lịch gắn liền
với các sự kiện đặc biệt (MICE).
c) Bia tưởng niệm Noong Nhai: Bia tưởng niệm Noong Nhai thuộc địa phận xã
Thanh Xương, huyện Điện Biên, nơi xảy ra vụ thảm sát đẫm máu của Thực dân Pháp
giết hại 444 đồng bào các dân tộc Điện Biên vào ngày 25 tháng 4 năm 1954 khi mà
Chiến dịch Điện Biên Phủ đang diễn ra vơ cùng ác liệt. Di tích là nơi khắc sâu tội ác
của thực dân Pháp đối với dân tộc ta, bài học lịch sử về nhân cách.
d) Thành Bản Phủ và đền thờ Hồng Cơng Chất: Thành Bản Phủ và đền Hồng
Cơng Chất nằm ở Bản Phủ, xã Noong Hẹt, huyện Điện Biên, cách thành phố Điện
Biên Phủ khoảng 7 km về phía Tây Nam. Thành Bản Phủ là một kỳ tích về xây dựng
thành. Thành rộng hơn 80 mẫu (hơn 28 ha), sau lưng là dịng Nậm Rốm, có đường
thành đắp bằng đất trồng tre gai mang từ xi lên vây kín. Ngồi có hào sâu, trên mặt

thành ngựa, voi đi lại được. Thành có các cửa: tiền, hậu, tả, hữu. Mỗi cửa có đồn cao
và vọng gác. Hiện cịn di tích khu qn lương, kho vũ khí, nơi chăn ngựa, voi... có thể
phục vụ khách tham quan, tìm hiểu.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH QUỐC GIA ĐIỆN BIÊN PHỦ - PÁ KHOANG, TỈNH ĐIỆN BIÊN
ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

22


Đền thờ Hồng Cơng Chất được xây ở trung tâm thành Bản Phủ để thờ họ Hoàng
và 6 thủ lĩnh nghĩa qn là di tích lịch sử - văn hố quan trọng của địa phương ghi lại
công lao to lớn của lãnh tụ Hồng Cơng Chất trong cuộc chiến tranh giải phóng Điện
Biên. Ngồi ra, đền cịn là nơi tín ngưỡng của nhân dân trong ngày rằm, đầu xuân năm
mới, nhất là ngày lễ hội truyền thống vào ngày 24 và ngày 25 tháng hai âm lịch hàng
năm. Tại đây có thể phát triển loại hình du lịch văn hố tâm linh.
đ) Thành Tam Vạn: Thành Tam Vạn hay còn gọi là thành Sam Mứn (theo tiếng
Thái) nằm ở phía Nam cánh đồng Mường Thanh, huyện Điện Biên, cách trung tâm
thành phố Điện Biên Phủ hơn 10 km. Thành được xây dựng vào khoảng thế kỷ X, XI
và là trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa, dinh lũy kiên cường của Tây Bắc trong
công cuộc bảo vệ Tổ quốc, chống giặc ngoại xâm. Ngày nay dấu tích thành vẫn cịn, là
điểm tài ngun du lịch văn hóa, lịch sử phục vụ khách tham quan tìm hiểu.
e) Tháp Mường Luân: Tháp Mường Luân nằm ở địa phận xã Mường Luân,
huyện Điện Biên Đông được xây dựng từ thế kỷ XVI do các dân tộc Việt và Lào xây
dựng. Đây là cơng trình kiến trúc nghệ thuật có giá trị tham quan nghiên cứu. Hiện
nay, việc tiếp cận đến tháp Mường Ln cịn khó khăn nhưng về lâu dài đây là một
điểm tham quan trong chuỗi hành trình tìm hiểu văn hoá các dân tộc Tây Bắc của
khách du lịch.
2.2.2. Lễ kỷ niệm, lễ hội văn hóa dân gian: Điện Biên là vùng đất sinh sống của
19 dân tộc trong số 54 dân tộc Việt Nam trong đó có những dân tộc mà cả Việt Nam
chỉ có ở Điện Biên và Lai Châu như La Hủ, Mảng Ư, Si La, Cống. Mỗi dân tộc có

truyền thống văn hố mang bản sắc riêng tạo nguồn cảm hứng vô tận cho du khách
đến tìm hiểu và nghiên cứu.
Truyền thống văn hố của các dân tộc sinh sống ở tỉnh Điện Biên đều rất phong
phú, mang đậm bản sắc dân gian được thể hiện qua các lễ hội - một hình thức sinh
hoạt văn hoá đặc sắc phản ánh đời sống tâm linh của các dân tộc trong tỉnh - có khả
năng lơi cuốn du khách rất cao. Một số lễ hội gồm điển hình của Điện Biên là:
- Lễ kỷ niệm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ: Là ngày lễ lớn và quan trọng
nhất của tỉnh, có ý nghĩa quốc gia và quốc tế được tổ chức vào ngày mồng 7 tháng 5
hàng năm với nghi thức rất long trọng đặc biệt 5 năm một lần với các năm kỷ niệm 60
năm; 65 năm; 70 năm và 75 năm (trong giai đoạn quy hoạch). Cùng với lễ kỷ niệm
Chiến thắng Điện Biên Phủ là Năm du lịch quốc gia, trong đó có tuần Văn hóa Du lịch
tỉnh Điện Biên với các hoạt động như Hội thảo khoa học, Hội chợ Du lịch Điện Biên...
Đây là một trong những cơ hội lớn để quảng bá và thu hút khách du lịch trong nước và
quốc tế.
- Lễ hội thành Bản Phủ: Là lễ hội lớn của nhân dân các dân tộc tỉnh Điện Biên.
Lễ hội là dịp tưởng nhớ công lao to lớn của thủ lĩnh nghĩa qn Hồng Cơng Chất
trong cơng cuộc giải phóng Điện Biên lần thứ nhất vào thế kỷ thứ 17. Lễ hội được tổ
chức vào ngày 24 và ngày 25 tháng hai âm lịch hàng năm tại Bản Phủ với các phần lễ,
phần hội, văn hóa ẩm thực dân tộc, múa, hát, biểu diễn các tiết mục thể thao và nhiều
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH QUỐC GIA ĐIỆN BIÊN PHỦ - PÁ KHOANG, TỈNH ĐIỆN BIÊN
ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

23


hình thức văn hóa khác của các dân tộc địa phương rất hấp dẫn khách du lịch.
- Hội Hoa Ban Tây Bắc: Hoa Ban là biểu trưng của núi, rừng Tây Bắc. Lễ hội
hoa Ban là lễ hội của đồng bào Thái được tổ chức hàng năm vào dịp tháng 2 âm lịch.
Đây vừa là hội giao duyên của nam nữ thanh niên vừa là hội cầu phúc, cầu mùa mang
âm hưởng mùa xuân Tây Bắc và bản sắc văn hóa Thái. Ngày nay lễ hội Hoa Ban đang

được nâng lên tầm quốc gia thành lễ hội lớn thu hút khách du lịch.
- Hội tung còn: Một sinh hoạt văn hóa đặc sắc của thanh niên nam nữ dân tộc
Thái ở Điện Biên được tổ chức hàng năm vào dịp đầu xuân. Hội này không chỉ hấp
dẫn khách ở bản sắc văn hóa dân tộc Thái mà cịn ở chỗ du khách có thể được tham
gia cùng với dân bản địa, là sở thích của du khách hiện nay.
Ngồi ra, trên địa bàn tỉnh cịn có một số lễ hội như hội Xòe hoa, lễ Cúng cơm
mới của người Sila; lễ Cúng bản của người Cống; lễ hội Mừng măng mọc của người
Mảng, Kháng, La Hủ, Khơ Mú; lễ Tủ cải của người Dao.v.v…Tất các các lễ hội đều
gắn liền với bản văn hố dân tộc rất có ý nghĩa đối với các hoạt động du lịch tìm hiểu,
nghiên cứu bản sắc văn hóa các dân tộc miền núi Tây Bắc Việt Nam.
2.2.3. Làng nghề truyền thống: Trên địa bàn tỉnh, nghề thủ công truyền thống của
đồng bào các dân tộc được chia thành 5 nhóm: sản phẩm dệt thổ cẩm, sản phẩm mây
tre đan, sản xuất các nhạc cụ truyền thống, sản phẩm kim hoàn và sản phẩm mộc mỹ
nghệ. Nghề dệt thổ cẩm mang đường nét hoa văn đặc sắc của núi rừng tạo ấn tượng
trong lòng du khách trong và ngoài nước gắn với các bản dân tộc Thái, Khơ Mú, Dao,
La Hủ, Kháng…
2.2.4. Các đặc sản tự nhiên và ẩm thực: Đặc sản tự nhiên có mật ong, rượu chít,
các loại gạo như nếp cẩm, nếp tan, gạo trắng… các món ăn điển hình phục vụ văn hóa
ẩm thực như “nó héo chụp nhứa mù hu”, “nó pửng khơm hịa”, “nhứa mu chụp xổm
lốm”, “cỏi súc cỏi hít”, “khẩu cắm”, cơm lam, cá nướng, món lạp, món lẩu của dân tộc
Thái... Những đặc sản tự nhiên và món ăn dân tộc Tây Bắc đều hấp dẫn khách du lịch
ưa thích tìm hiểu, trải nghiệm.
2.2.5. Các tài nguyên du lịch nhân văn khác: Các điệu hát tình đằm thắm, múa
khèn, múa sạp, múa xoè hoa của dân tộc Thái kết hợp với các điệu múa cồng chiêng,
tất cả là biểu tượng của bản sắc văn hoá vùng Tây - Bắc đang được phát triển trong
từng bản làng ở Điện Biên. Múa Xoè hoa là nét sinh hoạt văn hoá phổ biến của đồng
bào Thái ở Điện Biên. Đó là hình thức múa hát tập thể, mọi người cầm tay nhau múa
theo vịng trịn khép kín hồ theo nhịp trống chiêng uyển chuyển, đẹp mắt, mê say
lòng người. Các loại hình văn nghệ dân gian trên đều gắn liền với các lễ hội, các bản
dân tộc trong hoạt động du lịch cộng đồng.

Ngồi ra, Điện Biên cịn là địa bàn có truyền thống về các mơn thể thao dân tộc
như vật, ném còn, đánh quay, bắn nỏ.v.v..., được thể hiện trong các lễ hội đã nêu trên.
Các hình thức thể thao dân tộc ở Điện Biên đều có giá trị để khai thác nét văn hóa dân
gian truyền thống phục vụ du lịch.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH QUỐC GIA ĐIỆN BIÊN PHỦ - PÁ KHOANG, TỈNH ĐIỆN BIÊN
ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

24


2.3. Tài nguyên du lịch khác
Cửa khẩu Tây Trang, nằm cách trung tâm thành phố khoảng 30 km về phái Tây
Nam là cửa khẩu quốc tế đường bộ nằm trên trục xuyên Á (AH13) với Cộng hòa Dân
chủ Nhân dân Lào và tiếp đến các nước ASEAN. Đây là tài nguyên du lịch biên giới
để khai thác loại hình du lịch thương mại, quá cảnh qua cửa khẩu của tỉnh Điện Biên
nói chung và khu du lịch Điện Biên Phủ - Pá Khoang nói riêng. Du lịch biên giới có
thể khai thác kết hợp với cửa khẩu Huổi Puốc - Na Son trên địa bàn huyện Điện Biên.
Qua đánh giá hệ thống tài nguyên du lịch có thể nhận thấy tài nguyên du lịch của
khu du lịch được phân bố theo 3 cụm chính:
- Khu vực nội thành thành phố Điện Biên Phủ: Tập trung các tài nguyên du lịch
nhân văn gắn liền với quần thể di tích lịch sử - văn hóa Chiến thắng Điện Biên Phủ trở
thành cốt lõi phát triển khu du lịch;
- Khu vực hồ Pá Khoang: Tập trung các tài nguyên sinh thái hồ, rừng, cảnh quan
thiên nhiên, bản dân tộc.
- Khu vực Mường Phăng: Tập trung các tài nguyên tự nhiên và nhân văn của
rừng văn hóa - lịch sử Mường Phăng, di tích Sở chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Ba cụm tài nguyên tập trung này là tiền đề hình thành các khu chức năng chính
của khu du lịch. Các điểm tài nguyên phụ cận sẽ là cơ sở cho việc phát triển đa dạng
hóa sản phẩm cho khu du lịch.
Tuy nhiên, khu vực thành phố Điện Biên Phủ tập trung hầu hết các hạng mục

thuộc quần thể di tích cấp quốc gia đặc biệt, được bảo tồn nghiêm ngặt nên hạn chế
phát triển các cơng trình du lịch.
3. Đánh giá hệ thống kết cấu hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch
3.1. Hiện trạng và các dự án phát triển giao thông khu du lịch
3.1.1. Giao thông đối ngoại: Thành phố Điện Biên Phủ là trung tâm chính trị,
kinh tế, văn hóa và là đầu mối giao lưu của vùng Tây Bắc và tỉnh Điện Biên có vị trí
thuận lợi về giao thông đường bộ, hàng không.
a) Đường Bộ: Trên địa bàn tỉnh Điện Biên có 4 tuyến quốc lộ là quốc lộ 6, quốc
lộ 279, quốc lộ 12 và quốc lộ 4H. Tuy nhiên, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động khu
du lịch là quốc lộ 279 và quốc lộ 12.
- Quốc lộ 279 (sau nối với quốc lộ 6 tạo thành AH13) là tuyến đường huyết mạch
liên tỉnh nối các tỉnh miền núi phía Bắc là Quảng Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn, Bắc
Kạn, Tuyên Quang, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La và Điện Biên với nhau.
Toàn tuyến dài 745 km, dài thứ tư trong các quốc lộ ở Việt Nam sau quốc lộ 1A, quốc
lộ 14 và quốc lộ 15. Quốc lộ 279 từ Tuần Giáo đi qua trung tâm thành phố Điện Biên
Phủ lên cửa khẩu Tây Trang. Đây là tuyến giao thông đối ngoại quan trọng nhất của
khu du lịch. Mặt đường rộng 7,5 m, trong đó lịng đường 5,5 m; lề 2 x 1 m, chất lượng
tốt, đạt tiêu chuẩn cấp IV miền núi.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH QUỐC GIA ĐIỆN BIÊN PHỦ - PÁ KHOANG, TỈNH ĐIỆN BIÊN
ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

25


×