Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên trường đại học công nghệ thông tin ĐHQG HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 102 trang )

TÓM TẮT
Giáo dục đào tạo là nhân tố quyết định để phát huy tiềm năng trí tuệ, năng lực
sáng tạo của con người. Ông Malcom Gilles, Hiệu trưởng Trường Đại học Rice đã từng
nói: “Ngày nay, hơn bao giờ hết trong lịch sử nhân loại, sự giàu mạnh hoặc đói nghèo
của một quốc gia phụ thuộc vào chất lượng của giáo dục đại học” (3), mà chất lượng
được phản ánh thông qua kết quả học tập của sinh viên
Cùng với xu thế hội nhập quốc tế của nền giáo dục Việt Nam, Trường Đại học
Công nghệ Thông tin mong muốn trở thành trung tâm hàng đầu về nghiên cứu khoa
học và chuyển giao công nghệ về công nghệ thông tin – truyền thông và các lĩnh vực
liên quan, người nghiên cứu nhận thấy việc nghiên cứu đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng
đến kết quả học tập của sinh viên trường Đại học Công nghệ Thông tin – ĐHQG
TP.HCM” là cần thiết nhằm xác định các yếu tố, cũng như mức độ ảnh hưởng của
những yếu tố này đến kết quả học tập của sinh viên, giúp cải thiện chất lượng đào tạo
hướng đến các quy chuẩn quốc tế
Do điều kiện thực tiễn, đề tài chỉ tập trung 4 nhóm nhân tố chính: bản thân sinh
viên, gia đình, nhà trường và xã hội. Mơ hình nghiên cứu được thiết lập dựa trên cơ sở
lý luận về kết quả học tập
Thông qua việc khảo sát, xử lý, phân tích, đánh giá thực trạng kết quả học tập
tại Trường, người nghiên cứu đã xác định 7 nhân tố có ảnh hưởng đến kết quả học tập
của sinh viên, đó là: năng lực trí tuệ, sở thích học tập (bản thân sinh viên), động cơ của
ba mẹ (gia đình), cơ sở vật chất, học bổng (nhà trường), áp lực bạn bè cùng trang lứa,
áp lực xã hội (xã hội). Bảy nhân tố này ảnh hưởng đến kết quả học tập với nhiều mức
độ khác nhau

v


ABSTRACT
Education and training is the decisive factor to improve the intellectual
potentials and creative capacity of people. Malcolm Gillis (President of Rice
University) said, “Today, more than ever before in human history, the wealth – or


poverty – of nations depends on the quality of higher education” (3), but the quality of
education is reflected through student learning outcomes.
Along with the trend of international integration of education in Vietnam, the
University of Information Technology is in hope of becoming the leading center for
scientific research and technology transfer, information and communication technology
and related fields. The researcher found that studying the topic “Factors influencing
the academic performance of the students of VNU-HCM” is necessary to determine
the factors as well as the degree of influence of these factors on student learning
outcomes. The research aims at making some specific recommendations for improving
the quality of training towards international standards.
Due to practical conditions, the thesis focuses on four main groups of factors:
students themselves, families, schools and society. The research model is established
on the basis of learning outcomes.
Through the survey, processing, analysis and evaluation of the actual results of
the study at the University, the researcher identified seven factors that affect the
student's academic performance including intellectual ability, learning preferences
(students themselves), motivation of parents (family), facilities, scholarships (schools),
peer pressure, social pressure (society). These seven factors affect the study results at
different levels.

vi


MỤC LỤC
TRANG
Trang tựa
Quyết định giao đề tài
Lý lịch cá nhân ..................................................................................................... i
Lời cam đoan ....................................................................................................... iii
Lời cảm ơn .......................................................................................................... iv

Tóm tắt ................................................................................................................. v
Mục lục ................................................................................................................ vii
Danh sách các chữ viết tắt .................................................................................... x
Danh sách các hình.............................................................................................. xi
Danh sách các bảng ............................................................................................. xii
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1.

Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1

2.

Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................. 2

3.

Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................ 2

4.

Khách thể và đối tượng nghiên cứu .......................................................... 3

5.

Giả thuyết nghiên cứu .............................................................................. 3

6.

Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 3


7.

Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 5

8.

Cấu trúc tổng quát của đề tài ..................................................................... 5

Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ KẾT QUẢ HỌC TẬP ................................ 6
1.1.

Lịch sử nghiên cứu kết quả học tập .......................................................... 6

1.1.1. Nghiên cứu trong nước ............................................................................. 6
1.1.2. Nghiên cứu nước ngoài ............................................................................ 6
1.2.

Cơ sở lý thuyết ......................................................................................... 19

1.2.1. Các khái niệm........................................................................................... 19

vii


1.2.2. Những mơ hình xác định các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập ...... 23
1.2.3. Mơ hình nghiên cứu đề xuất .................................................................... 25
Kết luận chương 1 ............................................................................................... 26
Chương 2. BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .... 27
2.1.


Giới thiệu lịch sử hình thành và phát triển Trường Đại học Công nghệ
Thông tin – ĐHQG HCM ........................................................................ 27

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển............................................................... 27
2.1.2. Sứ mạng ................................................................................................... 27
2.1.3. Mục tiêu ................................................................................................... 28
2.1.4. Đội ngũ cán bộ, giảng viên ...................................................................... 29
2.1.5. Chương trình đào tạo và hoạt động đào tạo ............................................. 30
2.1.6. Trang thiết bị học tập và cơ sở vật chất khác ........................................... 31
2.1.7. Kết quả đào tạo trong những năm gần đây .............................................. 32
2.2.

Thiết kế nghiên cứu .................................................................................. 36

2.2.1. Quy trình nghiên cứu ............................................................................... 36
2.2.2. Xây dựng thang đo ................................................................................... 37
Kết luận chương 2 ............................................................................................... 41
Chương 3. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ
HỌC TẬP ........................................................................................................... 42
3.1.

Đặc điểm mẫu nghiên cứu ....................................................................... 42

3.2.

Đánh giá thang đo .................................................................................... 43

3.2.1. Hệ số tin cậy Cronback Alpha ................................................................. 43
3.2.1.1.


Thang đo các thành phần Năng lực trí tuệ .......................................... 43

3.2.1.2.

Thang đo các thành phần của Sở thích học tập .................................. 44

3.2.1.3.

Thang đo các thành phần của Động cơ học tập .................................. 45

3.2.1.4.

Thang đo các thành phần Kỳ vọng của gia đình ................................ 46

3.2.1.5.

Thang đo các thành phần của Giảng viên ........................................... 47

viii


3.2.1.6.

Thang đo các thành phần của Chương trình đào tạo .......................... 48

3.2.1.7.

Thang đo các thành phần của Cơ sở vật chất ..................................... 48

3.2.1.8.


Thang đo các thành phần của Học bổng............................................. 49

3.2.1.9.

Thang đo các thành phần Cách thức quản lý ...................................... 49

3.2.1.10. Thang đo các thành phần Áp lực bạn bè cùng trang lứa .................... 50
3.2.1.11. Thang đo các thành phần Áp lực xã hội ............................................. 51
3.2.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA ............................................................ 52
3.2.3. Mơ hình nghiên cứu tổng quát ................................................................. 54
3.2.4. Phân tích tương quan hệ số Pearson ........................................................ 55
3.2.5. Kiểm định mơ hình và giả thuyết nghiên cứu .......................................... 56
Kết luận chương 3 ............................................................................................... 62
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................... 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 72
PHỤ LỤC ........................................................................................................... 78
Bài báo khoa học ................................................................................................. 86

ix


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
 SES: Social Economic Status (Tình trạng kinh tế xã hội)
 CNTT: Cơng nghệ Thơng tin
 ĐHQG HCM: Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh
 CNTT&TT: Cơng nghệ thơng tin và truyền thơng
 Bộ GD-ĐT: Bộ Giáo dục - Đào tạo
 CDIO: Conceive – Design – Implement – Operate (Hình thành ý tưởng, thiết kế
ý tưởng, thực hiện và vận hành)

 UIT: University of Information Technology (Trường Đại học Công nghệ Thông
tin)
 IT: Information Technology (Công nghệ thông tin)
 IEEE: The IEEE International Conference on Computing, Management
& Telecommunications (Hội nghị Quốc tế về Máy tính, Quản lý và Truyền
thơng)
 ACM: Cuộc thi lập trình

x


DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH

TRANG

Hình 1.1: Mơ hình nghiên cứu đề xuất.......................................................................... 26
Hình 2.1: Quy trình nghiên cứu .................................................................................... 37
Hình 3.1: Mơ hình nghiên cứu tổng qt ...................................................................... 55
Hình 3.2: Kết quả kiểm định mơ hình lý thuyết ............................................................ 61

xi


DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 2.1: Kết quả tốt nghiệp năm học 2015-2016 ........................................................ 33

Bảng 2.2: Kết quả tốt nghiệp năm học 2014-2015 ........................................................ 34
Bảng 2.3: Kết quả học tập học kỳ 1 năm học 2016-2017 ............................................. 35
Bảng 3.1: Số sinh viên theo năm học tại Trường .......................................................... 42
Bảng 3.2: Giới tính sinh viên học tập tại Trường .......................................................... 42
Bảng 3.3: Kết quả học tập của sinh viên ...................................................................... 43
Bảng 3.4: Cronbach Alpha của thang đo Năng lực trí tuệ ............................................ 44
Bảng 3.5: Cronbach Alpha của thang đo Sở thích học tập ............................................ 44
Bảng 3.6: Cronbach Alpha của thang đo Động cơ học tập ........................................... 45
Bảng 3.7: Cronbach Alpha của thang đo Động cơ học tập (loại bỏ S36) ..................... 45
Bảng 3.8: Cronbach Alpha của thang đo Động cơ học tập (loại bỏ S36, S31) ............. 46
Bảng 3.9: Cronbach Alpha của thang đo Động cơ học tập (loại bỏ S36, S31, S32) ..... 46
Bảng 3.10: Cronbach Alpha của thang đo Kỳ vọng của gia đình ................................. 47
Bảng 3.11: Cronbach Alpha của thang đo Giảng viên .................................................. 47
Bảng 3.12: Cronbach Alpha của thang đo Chương trình đào tạo ................................. 48
Bảng 3.13: Cronbach Alpha của thang đo Cơ sở vật chất ............................................. 48
Bảng 3.14: Cronbach Alpha của thang đo Học bổng .................................................... 49
Bảng 3.15: Cronbach Alpha của thang đo Cách thức quản lý ...................................... 50
Bảng 3.16: Cronbach Alpha của thang đo Áp lực bạn bè cùng trang lứa ..................... 50
Bảng 3.17: Cronbach Alpha của thang đo Áp lực xã hội .............................................. 51
Bảng 3.18: Thứ bậc các yếu tố trong thang đo .............................................................. 54
Bảng 3.19: Kết quả hồi quy của mơ hình ...................................................................... 57
Bảng 3.20: Phân tích phương sai ANOVA ................................................................... 58
Bảng 3.21: Các hệ số hồi quy trong mơ hình ............................................................... 58
Bảng 3.22: Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết ..................................................... 60

xii


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Giáo dục đào tạo đóng vai trị là nhân tố chìa khóa, là động lực thúc đẩy nền
kinh tế phát triển. Không chỉ ở Việt Nam mà ở hầu hết các quốc gia khác trên thế giới,
các chính phủ đều coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Giáo dục đào tạo là điều kiện
tiên quyết góp phần phát triển kinh tế, ổn định chính trị xã hội và trên hết giáo dục đào
tạo góp phần nâng cao chỉ số phát triển con người.
Trong đó, giáo dục đại học là bậc học đào tạo nghề nghiệp chuyên sâu, phục vụ
yêu cầu của nền kinh tế tri thức, tạo nguồn lực lao động có tay nghề và trình độ chun
mơn cao. Chất lượng giáo dục đại học phản ánh chất lượng giáo dục nói chung, thể
hiện chiến lược phát triển con người của một quốc gia.
Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (World Bank) năm 2003 đã khẳng định:
“Thu nhập bình quân của 20 nước giàu nhất cao gấp 37 lần so với 20 nước nghèo nhất.
Tỷ lệ này đã tăng nhanh gấp hai lần trong vòng 40 năm qua. Lý do chủ yếu là khơng có
sự tăng trưởng kinh tế đáng kể tại các nước nghèo do thiếu vốn, thiếu các nguồn lực
phát triển cần thiết, đặc biệt là tri thức khoa học và công nghệ” (1). Điều này cho thấy,
với một nền giáo dục yếu kém, chắc chắn sẽ mất lợi thế cạnh tranh. Thực tế cho thấy,
giáo dục đào tạo là nhân tố quyết định để phát huy tiềm năng trí tuệ, năng lực sáng tạo
của con người. Ông Malcom Gilles, Hiệu trưởng Trường Đại học Rice đã từng nói:
“Ngày nay, hơn bao giờ hết trong lịch sử nhân loại, sự giàu mạnh hoặc đói nghèo của
một quốc gia phụ thuộc vào chất lượng của giáo dục đại học” (3).
Thế nhưng để nâng cao chất lượng giáo dục đại học thì không phải là vấn đề
đơn giản, điều này phục thuộc vào rất nhiều yếu tố và một trong những yếu tố quyết
định là sinh viên. Sinh viên là tài sản quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức giáo dục
nào. Sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước có mối liên kết trực tiếp đến kết quả học
tập của sinh viên. Kết quả học tập đóng một vai trò quan trọng trong chất lượng đầu ra

1


của sinh viên, những người sẽ trở thành lãnh đạo xuất sắc, là nguồn nhân lực chịu trách
nhiệm phát triển kinh tế và xã hội của đất nước (Ali et.al, 2009).

Chính vì vậy mà kết quả học tập của sinh viên là một trong những tiêu chí quan
trọng để đánh giá chất lượng đào tạo, cũng như giá trị của cả quá trình học tập lâu dài
của sinh viên.
Kết quả học tập có ảnh hưởng lớn đến nghề nghiệp tương lai của sinh viên. Kết
quả học tập là một trong những yếu tố chính được xem xét khi nhà sử dụng lao động
tuyển dụng nhân viên đặc biệt là các sinh viên mới ra trường (Ali, Jusoff, Ali, Mokhar
và Salamat, 2009). Và hiện tại, khi mà Việt Nam đã hội nhập với thế giới thì nhà tuyển
dụng càng yêu cầu cao về kết quả học tập của ứng viên.
Qua quá trình tìm hiểu về hoạt động học tập của sinh viên Trường Đai học Công
nghệ Thông tin – ĐHQG HCM, cho thấy dù điểm đầu vào đại học của sinh viên gần
như đều nhau nhưng thành tích học tập của mỗi sinh viên thì khác nhau, thậm chí có
sinh viên bị đuổi học vì kết quả học tập quá kém. Điều này chứng tỏ có nhiều yếu tố
tác động đến kết quả học tập của sinh viên.
Vì những lý do trên người nghiên cứu lựa chọn đề tài nghiên cứu khoa học “Các
yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên trường Đại học Công nghệ Thông
tin – ĐHQG HCM” để từ đó đề xuất những giải pháp nhằm kích thích hoạt động học
tập của sinh viên, góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo tại trường.
2. Mục tiêu nghiên cứu
 Phân tích, xác định những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến kết quả học tập của
sinh viên trường Đại học Công nghệ Thông tin – ĐHQG HCM.
 Đề xuất các biện pháp nhằm kích thích hoạt động học tập của sinh viên.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
 Nhiệm vụ nghiên cứu lý luận: Chỉ ra được những cơng trình nghiên cứu và khái
qt cơ sở lý luận có liên quan đến đề tài.
 Nhiệm vụ nghiên cứu thực tiễn:
o Thực trạng kết quả học tập của sinh viên

2



o Phân tích những yếu tố tác động đến kết quả học tập của sinh viên
o Một số biện pháp nhằm cải thiện kết quả học tập của sinh viên
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
 Khách thể nghiên cứu: sinh viên trường Đại học Công nghệ Thông tin – ĐHQG
HCM.
 Đối tượng nghiên cứu: yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên
Trường Đại học Công nghệ Thông tin – ĐHQG HCM.
5. Giả thuyết nghiên cứu
 Giả thuyết nghiên cứu H1: Có mối tương quan có ý nghĩa giữa yếu tố bản thân
sinh viên và kết quả học tập.
 Giả thuyết nghiên cứu H2: Có mối tương quan có ý nghĩa giữa yếu tố gia đình
và kết quả học tập.
 Giả thuyết nghiên cứu H3: Có mối tương quan có ý nghĩa giữa yếu tố nhà trường
và kết quả học tập.
 Giả thuyết nghiên cứu H4: Có mối tương quan có ý nghĩa giữa yếu tố xã hội và
kết quả học tập.
6. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Người nghiên cứu đã tiến hành phân tích tài liệu ở các nội dung: nguồn tài liệu
(tạp chí và báo cáo khoa học, tác phẩm khoa học, sách, internet, bài giảng, …), tác giả
(tác giả trong nước, ngoài nước, tác giả đương thời, quá cố) và những nội dung có liên
quan đến kết quả học tập.
Dữ liệu đã phân tích tiếp tục được tổng hợp qua việc bổ sung những tài liệu còn
thiếu hoặc sai sót, lựa chọn những tài liệu cần thiết, từ đó xây dựng cơ sở lý thuyết, mơ
hình nghiên cứu và công cụ đo lường sử dụng cho bước nghiên cứu thực tiễn.
Phương pháp thu thập thông tin
 Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: được thực hiện với một số sinh viên nhằm
xác định bước đầu những yếu tố được đưa vào bảng câu hỏi.

3



 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
 Chọn mẫu nghiên cứu: mẫu nghiên cứu được thu thập bằng cách lấy mẫu ngẫu
nhiên, kích thước mẫu là 325 sinh viên từ 5 khoa: Khoa học máy tính, Hệ thống thơng
tin, Kỹ thuật máy tính, Mạng máy tính và truyền thơng, Công nghệ phần mềm.
 Thiết kế bảng câu hỏi: từ kết quả phỏng vấn, người nghiên cứu tiến hành khảo
sát câu hỏi mở cho 30 sinh viên để thu thập thêm thơng tin và kiểm tra tính xác thực
của bảng hỏi, từ đây rút ra những yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến kết quả học tập của
sinh viên. Bảng câu hỏi mở được gọi là bảng câu hỏi định tính. Dùng bảng câu hỏi định
tính khảo sát thăm dị thử nghiệm 100 sinh viên nhằm xác định các thông số kỹ thuật
cần thiết, chỉnh sửa cách sử dụng thuật ngữ và hoàn thiện thang đo.
Khảo sát mở rộng: bảng câu hỏi sau khi hoàn thiện thang đo (được gọi là bảng
câu hỏi định lượng), người nghiên cứu tiến hành khảo sát nhiều đối tượng, thu thập và
thống kê ý kiến của số đông sinh viên về kết quả học tập thông qua bảng câu hỏi định
lượng được thiết kế với thang đo Likert 5 mức độ (Saunders et al., 2010) để đo lường
mức độ quan trọng của các yếu tố đã rút ra từ nghiên cứu tài liệu.


Xử lý kết quả điều tra
Dữ liệu sau khi được thu thập sẽ tiến hành mã hóa, nhập số liệu, làm sạch với

phần mềm SPSS version 23.0
Thang đo được đánh giá thông qua việc sử dụng hệ số tin cậy Cronbach Alpha và
phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory factor analysis).
Thang đo có hệ số tin cậy đáng kể khi hệ số Cronbach Alpha lớn hơn 0,6. Hệ số
tương quan biến tổng thể là hệ số tương quan của một biến với điểm trung bình của các
biến khác trong cùng một thang đo, do đó hệ số này càng cao, sự tương quan của các
biến với các biến khác trong nhóm càng cao. Và hệ số tương quan biến tổng phải lớn hơn
0,3. Theo Nunally & Burnstein (1994) thì các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ

hơn 0,3 được xem là biến rác và đương nhiên bị loại bỏ khỏi thang đo.

4


Phân tích nhân tố khám phá EFA dùng để đánh giá hai loại giá trị quan trọng của
thang đo là giá trị hội tụ và giá trị phân biệt. Các biến có trọng số thấp (nhỏ hơn 0,5) sẽ bị
loại và thang đo chỉ được chấp nhận khi tổng phương sai trích lớn hơn 0,5.
Và cuối cùng là phân tích hồi quy tuyến tính (multiple regression analysis) để
kiểm định mơ hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu.
7. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài này chỉ nghiên cứu kết quả học tập của 325 sinh viên thuộc 5 Khoa: Hệ
thống thông tin, Khoa học máy tính, Kỹ thuật máy tính, Mạng máy tính và truyền
thơng, Cơng nghệ phần mềm tại Trường Đại học Công nghệ Thông tin – ĐHQG HCM.
8. Cấu trúc tổng quát của đề tài
Đề tài nghiên cứu gồm có 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lí luận về kết quả học tập
Chương 2: Bối cảnh nghiên cứu và thiết kế nghiên cứu
Chương 3: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập
Kết luận và biện pháp đề xuất.

5


Chương 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ KẾT QUẢ HỌC TẬP
1.1.

Lịch sử nghiên cứu kết quả học tập


1.1.1. Nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu của Huỳnh Quang Minh (2002) khảo sát về các nhân tố tác động
đến kết quả học tập của sinh viên chính quy Trường đại học Nơng lâm TP.HCM. Kết
quả nghiên cứu (với mức ý nghĩa 10% ) cho thấy điểm bình quân của giai đoạn 2 của
sinh viên được xác định bởi mức độ tham khảo tài liệu, thời gian học ở lớp, thời gian tự
học, điểm bình quân trong giai đoạn đầu, số lần uống rượu trong một tháng và điểm thi
tuyển sinh. Một nghiên cứu khác của Nguyễn Thị Mai Trang, Nguyễn Đình Thọ và
Mai Lê Thúy Vân (2008) về các yếu tố chính tác động vào kiến thức thu nhận của sinh
viên khối ngành kinh tế. Kết quả nghiên cứu cho thấy, động cơ học tập của sinh viên
tác động mạnh vào kiến thức thu nhận được của họ, năng lực giảng viên tác động rất
cao vào động cơ học tập và kiến thức thu nhận của sinh viên và cả hai yếu tố: động cơ
học tập và năng lực giảng viên giải thích được 75% phương sai của kiến thức thu nhận.
Tác giả Trần Lan Anh (2009) đã tìm thấy hai nhóm nhân tố liên quan đến môi
trường và cá nhân tác động đến tính tích cực trong học tập của sinh viên. Võ Thị Tâm
(2010) chỉ ra rằng kết quả học tập của sinh viên bị chi phối bởi nhóm yếu tố thuộc về
đặc điểm của sinh viên.
1.1.2. Nghiên cứu ngoài nước
Một số nghiên cứu đã được tiến hành ở nhiều khía cạnh trọng tâm của việc học,
để xác định và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập. Mặc dù đã có nhiều
tranh luận về các yếu tố quyết định đến kết quả học tập giữa các nhà giáo dục, những
nhà hoạch định chính sách, các học giả và các bên liên quan khác, nhưng nhìn chung
đều đồng ý rằng các yếu tố có ảnh hưởng khác nhau (về mức độ và hướng) theo bối
cảnh, ví dụ, văn hóa, tổ chức, q trình nghiên cứu, … Vì vậy, khơng phải tất cả các
yếu tố đều có liên quan trong một bối cảnh cụ thể, tính cấp thiết ở đây là các nghiên
6


cứu chính thức được thực hiện để xác định các yếu tố quyết định trong hồn cảnh cụ
thể, từ đó đưa ra quyết định đúng đắn.

Nhìn chung các nhà nghiên cứu nước ngồi xác định 4 nhóm nhân tố quan trọng
ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên, cụ thể:
 Bản thân sinh viên
Sali-ot (2011) chỉ ra rằng việc đạt được thành tích học tập cao tùy thuộc nhiều
yếu tố, nhưng quan trọng nhất là năng lực trí tuệ và kỹ năng học tập của học sinh.
Thành tích học tập của học sinh được dựa trên cách chúng dành bao nhiêu thời gian
cho việc học.
Một nghiên cứu khác xem xét một số yếu tố ảnh hưởng đến thành tích học tập
của học sinh chỉ ra rằng, sở thích học tập có ảnh hưởng sâu sắc đến thành tích học tập
của học sinh. Harb và El-Shaarawi (2006) cho rằng, sự phù hợp giữa sở thích học tập
của học sinh và phong cách giảng dạy của giảng viên được chứng minh có tác động
tích cực đến việc học của học sinh. Một số tác giả theo quan điểm tiếp cận học tập theo
sở thích, đồng ý rằng giảng dạy hiệu quả chỉ có thể thực hiện nếu sở thích học tập của
người học được xác định và việc giảng dạy được thiết kế phù hợp (Pashler, McDaniel,
Rohrer và Bjork, 2008). “Tôi nghe và tôi quên. Tôi thấy và tôi nhớ. Tôi làm và tôi
hiểu” (Khổng Tử 551-479 BC) – đoạn trích cung cấp bằng chứng cho thấy, ngay cả từ
thời xa xưa đã công nhận về sự tồn tại của các sở thích học tập khác nhau trong nhân
dân. Thật vậy, Omrod (2008) kết luận rằng, một số sinh viên dường như học tốt hơn
khi thơng tin được trình bày bằng lời nói (người học bằng lời nói), trong khi những
người khác dường như học tốt hơn khi nó được trình bày dưới dạng hình ảnh (học thị
giác).
Trong một nghiên cứu của Boggiano (1992), kết quả cho thấy động cơ thành
tích theo hướng tích cực có ảnh hưởng đến thành tích học tập [28, 271-279]. Sikwari
(2014) cũng chỉ ra rằng có một mối tương quan đáng kể giữa thành tích học tập và
động cơ; Tella (2007) lại đưa ra kết luận, động cơ tác động lên thành tích học tập mơn
tốn của học sinh trung học cùng với khía cạnh giới tính.

7



Sinh viên có động cơ cao thì việc học tập tốt hơn so với sinh viên có động cơ
thấp (Tella 2007) và động cơ ở nữ cao hơn so với nam giới (Sikwari 2014).
Cùng quan điểm này, một nghiên cứu khác của Boggiano et. al. (1991), liên
quan đến sự khác biệt về giới tính trong động cơ, cho thấy động cơ bên ngoài ở nữ
nhiều hơn đáng kể so với nam giới. Trong cùng một trường hợp, nam học sinh sẽ thực
hiện mọi công việc theo mức độ quan tâm của họ hơn so với nữ giới. Cụ thể là thành
tích học tập ở nữ thường ít liên quan đến sự quan tâm của họ (Schiefele et. al., 1992).
Sinh viên có động cơ cao thể hiện thành tích học tập tốt hơn. Theo Atkinson
(1993), động cơ thành tích gia tăng ở học sinh là do mong muốn đạt được những gì
mình thích cao hơn việc né tránh thất bại. Những học sinh học kém thường là người
thiếu động cơ thành tích. Lý thuyết động cơ thành tích cũng đã chứng minh rằng sinh
viên có động cơ cao cho thấy thành tích học tập tốt hơn (Woolfolk, 1995).
Trong khi đó, cả Geiser và Santelices (2007), Acato (2006), và Swart (1999)
đều cho rằng điểm đầu vào phản ánh việc học tập trước đây ảnh hưởng đến kết quả học
tập trong tương lai. The Universities Admission Center (2006) công bố báo cáo, các
trường đại học ở Áo, nhận thấy việc lựa chọn sinh viên dựa trên thành tích học tập
chung là yếu tố dự báo duy nhất mức độ thành cơng trong tồn bộ khóa học đại học.
Các nhà nghiên cứu đồng ý với các học giả rằng điểm đầu vào ảnh hưởng đến kết quả
học tập tại trường đại học.
 Gia đình
Theo một nghiên cứu của Hammer (2003), mơi trường gia đình cũng quan trọng
như những gì diễn ra trong trường học. Yếu tố quan trọng bao gồm sự tham gia của cha
mẹ trong việc giáo dục con cái, cha mẹ dành bao nhiêu thời gian đọc sách cho trẻ, trẻ
được phép xem tivi bao lâu và trẻ có thường chuyển trường hay khơng. Khoảng cách
thành tích khơng chỉ là những gì diễn ra khi học sinh có được vào lớp học hay khơng,
mà cịn là những gì sẽ xảy ra với chúng trước và sau giờ học. Ảnh hưởng của cha mẹ
được xác định là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thành tích học tập của học sinh.
Theo Phillips (1998), giáo dục của cha mẹ và tình trạng kinh tế xã hội có ảnh hưởng

8



đến thành tích học tập của học sinh. Những học sinh có cha mẹ tốt nghiệp đại học
thường có xu hướng đạt được trình độ học vấn cao nhất. Thu nhập và quy mơ gia đình
có mối liên hệ đến thành tích học tập (Ferguson, 1991). Peng và Wright's (1994) cũng
phân tích về thành tích học tập, mơi trường gia đình (bao gồm cả thu nhập của gia
đình) và các hoạt động giáo dục, đã kết luận rằng môi trường gia đình và các hoạt động
giáo dục mối tương quan với nhau.
Theo Graetz (1995), thành công về mặt giáo dục của một người phụ thuộc rất
nhiều vào tình trạng kinh tế xã hội của cha mẹ. Considine và Zappala (2002) nhận
định, những gia đình mà cha mẹ đang có lợi thế về mặt xã hội, giáo dục và kinh tế sẽ
thúc đẩy thành tích học tập ở con họ cao hơn. Các nhà nghiên cứu đồng ý với
Considine và Zappala (2002), học sinh có nền tảng kinh tế xã hội cao được tiếp xúc với
nhiều tài liệu học thuật mà có thể hỗ trợ trí tuệ của chúng [33, 129-148]. Theo Graetz
(1995), trẻ em đến từ các gia đình có tình trạng kinh tế xã hội cao thì việc học tập ở
trường tốt hơn so với trẻ em đến từ gia đình có tình trạng kinh tế xã hội (SES) thấp.
Nghề nghiệp của ba mẹ có thể quyết định lớn đến cơ hội được đi học trung học
của trẻ hay không. Ezeji (2001) cho rằng, ba mẹ làm nghề luật sư, bác sĩ, nhạc sĩ thì họ
ln mong muốn con cái cũng làm những nghề nghiệp giống mình. Cịn Uwaoma
(2009) thì khẳng định, hầu hết học sinh học nghề là những đứa trẻ có ba mẹ là nơng
dân hay làm thợ. Tại Nigeria hầu hết những đứa trẻ mà ba mẹ khơng có đủ khả năng
chi trả những khoản học phí cao sẽ ghi danh chính thức vào những chương trình học
nghề như thợ mộc, thợ xây dựng, kinh doanh nhỏ và những cơng việc khác.
Gachathi (1976) thì cho rằng uy tín nghề nghiệp là một thành phần của tình
trạng kinh tế xã hội bao gồm cả thu nhập và trình độ học vấn. Đối với ơng, nghề nghiệp
phản ánh trình độ học vấn cần thiết để có được một cơng việc và thu nhập. Khi cha mẹ
có một nghề nghiệp ổn định, họ có đủ điều kiện để chu cấp cho con cái hơn. Họ có khả
năng cung cấp, hỗ trợ về mặt kinh tế, xã hội, tâm lý và tình cảm cho con cái mình, và
điều này giúp con em của họ có cơ hội đạt được trình độ học vấn cao hơn.


9


Trình độ học vấn của cha mẹ được biết đến như là một yếu tố tích cực liên quan
đến thành tích học tập của trẻ (Grissmer, Kirby, Berends & Williamson, 1994). Và
trình độ học vấn của cha mẹ có sự kết nối rất nhiều với trình độ học vấn của con em
mình (Sarigiani, 1990).
Theo Alio (1995) quy mơ gia đình có ý nghĩa quan trọng trong giáo dục. Tác giả
nhấn mạnh, quy mơ gia đình quyết định tương đối lớn đến thời gian và sự đầu tư về vật
chất mà ba mẹ dành cho mỗi đứa trẻ. Những đứa trẻ trong gia đình đơng con thường
đối mặt với cái nghèo, thiếu sự khuyến khích động viên của ba mẹ trong thành tích học
tập (Eamon, 2005). Ngược lại, quy mơ gia đình nhỏ có mối liên kết với thành tích học
tập của trẻ cao hơn (Majoribank 1996). Majoribank cho rằng học sinh có ít anh chị em
thì nhận được sự quan tâm và hỗ trợ của ba mẹ nhiều hơn, nên kết quả học tập sẽ tốt
hơn. Tuy nhiên, gia đình (quy mơ nhỏ hoặc lớn) vẫn là mơi trường chính ảnh hưởng
đến mọi đứa trẻ. Gia đình là nơi bắt đầu quá trình giáo dục, cung cấp các nhu cầu vật
chất và tâm lý cho trẻ.
Tương tự, Durosaro và Durosaro (1990) cũng điều tra mối quan hệ giữa quy mô
gia đình học sinh và thành tích học tập của chúng. Họ tìm thấy kết quả là quy mơ gia
đình ảnh hưởng đến thành tích học tập, trẻ đến từ gia đình quy mơ nhỏ có sự thể hiện
tốt hơn ở trường so với những người bạn đến từ gia đình có quy mơ trung bình và lớn.
Cịn Eamon (2005) thì cho rằng việc ni nấng và sự quan tâm tích cực của ba
mẹ sẽ ảnh hưởng đến thành tích học tập của trẻ. Ngoài ra, tham vọng của ba mẹ cũng
góp phần gia tăng hứng thú học tập của học sinh (Majoribanks, 1996). Ảnh hưởng giữa
động cơ và mối quan tâm của ba mẹ trong thành tích học tập của con thường không
phân định rõ ràng (Domina 2005). Động cơ và mối quan tâm của ba mẹ có những ảnh
hưởng tích cực và tiêu cực đến thành tích học tập của con (McNeal, 2001, Domina,
2005). Tuy nhiên vẫn chưa có kết luận nào giải thích rõ ràng cho sự khác biệt này.
Cách thức quan tâm và động cơ có thể có sự khác biệt, như trong trường hợp ba mẹ
quan tâm đến con sau khi biết con mình gặp nhiều khó khăn trong học tập (Domina,

2005, McNeal, 2001). Một nghiên cứu khác kết luận rằng động cơ của ba mẹ có thể

10


khơng tác động đến thành tích học tập, nhưng nó giúp ngăn chặn các vấn đề thuộc về
hành vi (Domina, 2005).
Trong những nghiên cứu của Majoribanks (1996), Thondike (1997) và Samon
(2005) đều đi đến kết luận, sự quan tâm và động cơ của ba mẹ khiến cho kết quả học
tập của con tốt hơn.
Okwulanya (2002) cũng cho rằng động cơ được ba mẹ hình thành và xây dựng
có thể tăng cường khát vọng học tập và phát triển ngôn ngữ ở trẻ, giúp chúng hoàn
thành tốt hơn việc học tập của mình. Theo các học giả, một số trẻ đến từ gia đình mang
đậm giá trị học thuật, nơi mà trẻ luôn thấy ba mẹ học tập nghiên cứu và sách vở là thứ
mà chúng nhìn thấy mọi lúc mọi nơi. Họ khuyến khích con cái đọc nhiều sách đã được
trang bị ở thư viện nhỏ trong nhà hoặc những thư viện chính thức khác. Okwulanya
nhấn mạnh, một số trẻ em đến từ những gia đình mù chữ, sách vở khơng có tầm quan
trọng nào cả. Trong những gia đình này trẻ em hầu như khơng nhìn thấy ba mẹ mình đề
cập đến những gì liên quan đến sách vở.
 Nhà trường
Nói đến trường học thì khơng thể bỏ qua nhân tố giáo viên. Có khá nhiều nghiên
cứu đã chứng minh giáo viên có ảnh hưởng quan trọng lên thành tích học tập của học
sinh. Giáo viên đóng vai trị quan trọng trong những thành tựu giáo dục, vì họ là người
chịu trách nhiệm cuối cùng trong việc chuyển đổi những chính sách giáo dục thành
hành động và những nguyên tắc cơ bản, dựa trên thực tế quá trình tương tác với sinh
viên (Afe, 2001).
Kết quả học tập thường được đánh giá bằng việc sử dụng các đánh giá của giáo
viên, việc kiểm tra và các kỳ thi (Howse, 1999). Học sinh thường có động động lực
hơn khi giáo viên quan tâm và nhiệt tình đối với việc học tập của chúng.
Một thực tế đã được kiểm nghiệm rằng, học sinh có mối liên hệ chặt chẽ và

nhận được sự hỗ trợ của giáo viên sẽ tham gia lớp tích cực hơn, học tập chăm chỉ, kiên
trì đối mặt với khó khăn, chấp nhận sự hướng dẫn và phê bình của giáo viên, ứng phó
tốt hơn với nhiều áp lực và tiếp thu lời giảng dạy của giáo viên nhiều hơn (M. Little &

11


Kobak, 2003; Midgley, Feldlauffer, & Eccles, 1989; Ridley, McWilliam, & Oates,
2000; Skinner & Belmont, 1993; Wentzel, 1999).
Trong nghiên cứu của mình, Wright, Horn và Sanders (1997) kết luận rằng các
yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến việc học tập của học sinh là giáo viên. Giáo viên
đóng vai trị truyền tải kiến thức, giá trị và những kỹ năng học tập. Nếu giáo viên giảng
dạy không hiệu quả, học sinh dưới sự dìu dắt của họ sẽ khơng đạt được sự tiến bộ trong
học tập. Điều này luôn đúng dù học sinh có giống nhau hay khác nhau về tiềm năng cá
nhân trong thành tích học tập.
Theo Rivkin, Hanusheck và Kain (2005), khơng bao giờ có được sự đồng thuận
cụ thể những yếu tố thuộc về giáo viên có ảnh hưởng đến thành tích học tập của học
sinh. Các nhà nghiên cứu đã xem xét ảnh hưởng đặc điểm giáo viên như giới tính, trình
độ học vấn và kinh nghiệm giảng dạy lên thành tích học tập của học sinh với những
phát hiện khác nhau. Akiri và Ugborugbo (2008) nhận định, có một mối quan hệ có ý
nghĩa giữa giới tính giáo viên và thành tích học tập học sinh. Yala, Wanjohi (2011) và
Adeyemi (2010) thấy rằng giáo viên kinh nghiệm và trình độ chun mơn trong giáo
dục là yếu tố quan trọng dự báo thành tích học tập của học sinh. Tuy nhiên, Ravkin và
các đồng sự (2005) lại phản bác ý kiến trên, theo họ giáo viên có kinh nghiệm giảng
dạy và trình độ chun mơn khơng liên quan đáng kể đến thành tích học sinh. Oredein
và Oloyede (2007) kết luận rằng việc giáo viên quản lý và giao bài tập cho học sinh
ảnh hưởng đến thành tích học tập, đặc biệt khi những bài tập này được giải thích rõ
ràng, được đốc thúc, chỉnh sửa và xem xét trong thời gian học và phản hồi kịp thời cho
học sinh.
Kundu C.L. và Tutoo D.A. (2001) nhận định mơi trường trường học có tác động

trực tiếp đến mặt xã hội và tâm lý của người học. Nó ảnh hưởng mạnh mẽ đến động cơ
và thành tích học tập của học sinh.
Theo Perkins (2013), thái độ của giáo viên góp phần đáng kể vào việc thu hút sự
chú ý của học sinh trong lớp học, trong khi Adesoji và Olatunbosun (2008) thì làm rõ
thái độ của học sinh có liên quan đến đặc điểm giáo viên. Hàm ý là thái độ của giáo

12


viên ảnh hưởng trực tiếp đến thái độ của học sinh. Ở những trường trung học, một giáo
viên cá tính sẽ là yếu tố quyết định mạnh mẽ đến việc thực hiện nhiệm vụ của học sinh
(Adu và Olatundun, 2007). Các học giả và nhà nghiên cứu nói chung đồng ý rằng các
biến trường học, trong đó bao gồm cơng tác quản lý giáo viên, thể hiện một vai trò
quan trọng trong thành tựu giáo dục hơn so với các biến số khác (Patrick, 2005).
Một khía cạnh quan trọng khác của môi trường trường học là thư viện. Trong
một nghiên cứu khám phá mối liên hệ giữa sự có mặt của thư viện tại hai trường ở
nông thôn Uganda và sự tham gia học tập của học sinh, Dent (2006) quan sát thấy,
ngoài việc cung cấp hỗ trợ cho việc nghiên cứu, các thư viện còn giúp học sinh phát
triển cá nhân. Một số kết quả về “xúc cảm”, bao gồm gia tăng sự tự tin, độc lập, lòng
biết ơn, trách nhiệm và một thế giới quan rộng mở – mỗi một kết quả đều là sự tác
động tích cực của thư viện. Tác giả đi đến kết luận, các thư viện có tác động đến kết
quả học tập ở một mức độ nào đó. Tuy nhiên kết luận này có thể chưa chắc chắn vì
nghiên cứu này chỉ so ở hai trường và chỉ là một khía cạnh của môi trường học đường.
Nhưng dù sao kết quả này đã góp phần vào các cuộc tranh luận quan trọng về môi
trường trường học tác động khác nhau lên động cơ và hiệu suất của học sinh.
Một nghiên cứu của Owoeye, J.S. (2011) cho thấy rằng có một sự khác biệt
đáng kể giữa thành tích học tập của học sinh trong các trường trung học ở nông thôn và
thành thị, được đo bằng các kỳ thi chứng chỉ cao cấp. Đối với ơng, vị trí địa lý của
trường có ảnh hưởng đáng kể đến thành tích học tập của học sinh. Ngồi ra, ơng chỉ ra
rằng sự phân bố khơng đồng đều của các nguồn tài nguyên, kế hoạch chiến lược nhà

trường kém, cơ sở vật chất, vấn đề liên quan đến những giáo viên có trình độ nhưng từ
chối hoặc khơng sẵn lịng tham gia cơng tác ở các ngơi làng bị cô lập, đường xá kém,
phương tiện truyền thông lạc hậu, và thái độ thờ ơ của một số trường học khác là một
trong số những yếu tố góp phần kéo dãn khoảng cách giữa các trường trung học ở nông
thôn và thành thị.
Arul Lawrence, A.S. (2012) đã tiến hành một nghiên cứu về mơi trường học và
thành tích học tập của học sinh. Các dữ liệu từ 400 mẫu đại diện được sử dụng để xác

13


định mối quan hệ giữa môi trường học và thành tích học tập. Kết quả của nghiên cứu
này chỉ ra rằng khơng có sự khác biệt đáng kể trong mơi trường học của học sinh ở
mục giới tính, phương tiện giảng dạy. Nhưng có một sự khác biệt quan trọng trong môi
trường học của học sinh là về mục vị trí địa lý của trường. Các học sinh ở thành phố có
mơi trường học tốt hơn so với học sinh nông thôn. Cuộc sống hối hả ở thành thị buộc
các học sinh ở đây phải đối mặt với rất nhiều căng thẳng trong cuộc sống. Do đó, mơi
trường học phong phú với các tiện nghi hiện đại giúp học sinh cảm thấy thoải mái hơn
trong việc học của họ, dẫn đến thành tích học tập cao.
Một nghiên cứu của Sunday, A.A. (2012) chỉ ra rằng, có một mối liên quan giữa
môi trường học vật lý và kết quả học tập của học sinh trong vật lý học phổ thông. Theo
ông, mơi trường học vật lý có một số ảnh hưởng lên thành tích học tập của học sinh.
Ơng nghiên cứu: cơ sở vật chất, nguồn nhân lực, và mối quan hệ giữa những yếu tố này
trong môi trường vật lý của trường. Kết quả đã chỉ ra rằng học sinh ở những trường có
phịng thí nghiệm vật lý đầy đủ tiện nghi thì có kết quả học tập vật lý tốt hơn so với
những học sinh ở các trường học có ít hoặc khơng có cơ sở vật chất tốt, đơn giản là
nhiều phịng thí nghiệm tiện nghi góp phần làm phong phú thêm mơi trường học vật lý.
Ngồi ra, kết quả cũng cho thấy, cơ sở vật chất nghèo nàn và không gian không đủ
rộng, cũng như việc bố trí mọi mặt bao gồm chỗ ngồi trong lớp học, thư viện và phịng
thí nghiệm, sẽ ảnh hưởng đến việc tổ chức mơi trường học tập. Khơng khí phịng học

tốt giúp học sinh tập trung hơn và nâng cao thành tích học tập của họ. Crosnoe et. al.,
(2004) kết luận, hình thức trường học (cơng lập hoặc tư nhân) và quy mô lớp học là hai
thành phần cấu trúc quan trọng của trường. Xu hướng các trường tư thường có cả
nguồn tài trợ lớn, vững chắc và kích thước lớp nhỏ (sĩ số học sinh ít) hơn so với các
trường công lập. Các nguồn tài trợ bổ sung ở trường tư khá lớn đã cải thiện việc học
tập, giúp học sinh tiếp cận nhiều hơn với các nguồn lực tài liệu cũng như máy tính, từ
đây góp phần nâng cao thành tích học tập (Eamon, 2005). Mức độ kỹ năng của giáo
viên là một yếu tố khác tác động đến kết quả học tập của học sinh. Học sinh trong

14


những trường có đội ngũ giáo viên đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về mặt trình độ, phẩm
chất thì việc học của chúng cũng tốt hơn (Bali & Alverez, 2003).
Kombo (2005) thì cho rằng, phong cách lãnh đạo của giáo viên chủ nhiệm tạo ra
môi trường học tập. Một mối quan hệ thân mật giữa giáo viên chủ nhiệm và người học
tạo ra một môi trường thuận lợi để học tập, như khuyến khích các cuộc thảo luận, tạo
cơ hội cho người học được nghe và phát biểu ý kiến. Các giáo viên chủ nhiệm có một
mối quan hệ chính thức với một số người hoặc nhóm người cả trong và ngồi hệ thống
trường học. Họ khơng chỉ tiếp xúc với các giáo viên và học sinh, mà còn với các bậc
cha mẹ, các thành viên khác trong cộng đồng, trong đó có cả người phục vụ trường và
cán bộ giáo dục. Do đó hình ảnh của trường bên ngồi được nhìn thấy thơng qua khả
năng quản trị của các giáo viên chủ nhiệm.
Griffin (1994) nhấn mạnh, các sinh viên sẽ là người tham gia và đánh giá hiệu
quả hệ thống hành chính của trường. Một giáo viên chủ nhiệm tốt luôn tạo cầu nối liên
kết giữa nhân viên hành chính và sinh viên, đồng thời là người mà sinh viên có thể
tham khảo ý kiến khi cần.
Karemera (2003) nhận thấy rằng có tương quan đáng kể giữa sự hài lịng với
mơi trường học tập, các phương tiện của thư viện, phịng thực hành máy tính, … trong
tổ chức giáo dục và việc học tập của học sinh. Một nghiên cứu về việc sử dụng hợp lý

các phương tiện, cơ sở vật chất do tổ chức giáo dục cung cấp, phù hợp với phong cách
học tập của học sinh và đã ảnh hưởng tích cực đến việc học tập của học sinh
(Norhidayah Ali, et. al., 2009, p.81-90). Young et. al., (1999) cho rằng việc học tập của
học sinh có mối liên kết với việc sử dụng thư viện và trình độ học vấn của cha mẹ
chúng. Việc sử dụng thư viện tích cực ảnh hưởng đến kết quả học tập. Cũng đồng với
quan điểm này Kirmani & Siddiquah (2008) nhận định, môi trường học tập là biến ảnh
hưởng đến sinh viên và có mối quan hệ tích cực với trình độ học vấn của ba mẹ.
Nhiều người tự hỏi liệu các nhà nghiên cứu khác có hồn tồn đồng ý rằng trước
khi thực hiện việc giáo dục, đào tạo học sinh thì điểm tuyển sinh và trình độ đầu vào
khác nhau thực sự ảnh hưởng đến thành tích học tập trong tương lai hay không. Trong

15


một nghiên cứu về mối quan hệ giữa hiệu quả học tập trước đây và thành tích tiếp theo
ở cấp đại học, Huws, Reddy và Talcott (2006) nhận thấy, việc học tập hoặc nghiên cứu
của học sinh khi tốt nghiệp và điểm số đạt được khơng dự đốn bất kỳ mức độ thành
tích học tập tại trường đại học. Hội đồng tuyển sinh học tại Đại học Oregon State
(2003) cũng khơng đồng ý với quan điểm rằng thành tích học tập được xác định bởi
thành tích học tập trước đó. Họ cho rằng cách đo lường truyền thống về tiềm năng học
tập, chẳng hạn như điểm trung bình hoặc mức độ cấp A khơng dự đốn được kết quả
học tập tại trường đại học. Mlambo (2011) cũng chỉ ra rằng, khơng có sự khác biệt
đáng kể trong việc học tập của học sinh khi có sự khác biệt về điểm đầu vào.
Trong khi đó, Cotton (1996) xem xét 31 nghiên cứu về mối quan hệ giữa quy
mô trường và thành tích, kết quả các nghiên cứu cho thấy khơng có sự khác biệt về
thành tích dựa trên quy mơ trường học. Ngược lại, Greenwald và các đồng sự (1996),
tiến hành phân tích tổng hợp 60 nghiên cứu và nhận thấy, thành tích học sinh có mối
liên hệ với quy mơ trường học và học sinh có thành tích tốt hơn trong trường học nhỏ.
Cùng quan điểm này, Ramirez (1992) đã tiến hành một nghiên cứu và đi đến kết
luận, có rất ít sự khác biệt trong kết quả học tập của học sinh dù học ở trường có quy

mơ lớn hay nhỏ.
 Xã hội
Rất lâu về trước, học sinh đã được giáo dục, tạo động lực từ những khát vọng,
mong muốn mà được xã hội công nhận hay tránh bị xã hội phê phán (bị trêu chọc, làm
niềm vui hoặc bị tẩy chay) (Coleman 1961). Một câu hỏi quan trọng đặt ra là liệu rằng
kết quả cố gắng hay những mục tiêu đầu tư của sinh viên có bị mối quan tâm của một
nhóm xã hội hay áp lực bạn cùng trang lứa chi phối hay khơng. Có phải sinh viên sẵn
sàng đi chệch khỏi những gì mà bản thân họ nổ lực học tập hay những quyết định đầu
tư tối ưu chỉ vì vấn đề xã hội hay khơng?
Mặc dù áp lực bạn cùng trang lứa khá phổ biến, nhưng có rất ít những bằng
chứng thực tế, xác đáng về tác dụng của nó. Thanh niên được cho là giai đoạn dễ bị tổn

16


thương do những áp lực bạn bè cùng trang lứa, trong đó ước muốn được cơng nhận
hoặc khẳng định bản thân được nhấn mạnh nhất (Brown 2004).
Một vài nghiên cứu đã tìm thấy áp lực xã hội ở những người cùng địa vị tại nơi
làm việc. Theo Mas và Moretti (2009), năng suất của nhân viên thu ngân siêu thị bị ảnh
hưởng bởi đồng nghiệp (đặc biệt là những người mà họ tương tác nhiều nhất). Đồng
quan điểm này, Bandiera, Barankay và Rasul (2010) cho rằng năng suất của người hái
trái cây bị ảnh hưởng do những người làm việc bên cạnh họ.
Người mà bạn tiếp xúc đầu tiên trong đời thường cha mẹ và sau đó với bạn bè.
Cha mẹ gắn bó mạnh mẽ hơn trong thời thơ ấu và tuổi thơ, trong khi đó suốt độ tuổi vị
thành niên bạn bè là người gắn bó nhiều hơn với bạn. Mức độ gắn bó thay đổi theo lứa
tuổi và giai đoạn của cuộc sống. Việc chấp nhận và gắn kết với nhóm bạn cùng trang
lứa cũng quan trọng như gắn kết với cha mẹ. Reisman (1985) đã kết luận sau khi xem
xét nhiều nghiên cứu khác nhau, “những người trưởng thành mà có ít mối liên kết với
nhóm bạn cùng trang lứa thường gặp khó khăn trong việc điều chỉnh ở tuổi trưởng
thành”. Sự gắn kết này ảnh hưởng đến cảm xúc, suy nghĩ, quyết định và phong cách

sống của họ. Gắn kết càng mạnh thì ảnh hưởng lên nhân cách càng lớn. Những điều
ảnh hưởng đến quyết định, sự yêu, ghét của một người và họ bị buộc phải từ bỏ
phương châm riêng, cảm xúc của mình và phải thực hiện theo những gì mà bạn bè và
ba mẹ kỳ vọng, được gọi là áp lực.
Weiten và Lloyd (2004) nói rằng “áp lực liên quan đến những kỳ vọng hay yêu
cầu phải cư xử theo một cách nào đó”. Họ chia áp lực thành 2 loại: áp lực để thực hiện
và áp lực để xác nhận. Sức mạnh của áp lực có thể điều chỉnh các tiêu chuẩn cá nhân
để được các thành viên khác trong nhóm yêu thích (Weiten và Lloyd, 2004). Khơng ai
có thể phủ nhận sức mạnh của áp lực.
Kirk (2000) có một vài nghiên cứu nhận định, các nhà giáo dục tin rằng áp lực
bạn bè cùng trang lứa có ảnh hưởng lên thành tích học tập của học sinh. Nhóm bạn
cùng trang lứa là một tác nhân xã hội quan trọng. Ở trong nhóm đồng trang lứa, những
người trẻ học cách hình thành ý tưởng và quan điểm riêng cho mình. Đây là nơi họ

17


×