Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Báo cáo biện pháp nâng cao chất lượng môn ngữ văn 7 (thuyết trình thi giáo viên giỏi)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (852.91 KB, 16 trang )

BÁO CÁO
BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH
TRONG CÁC TIẾT DẠY NGỮ VĂN 7.

MỤC LỤC

Nội dung

Trang

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

2

PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

3

1.Thực trạng công tác dạy và học môn Ngữ văn 7.

3

2.Biện pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh trong các tiết dạy Ngữ văn 7

4

.a. Biện pháp 1: Tạo tâm thế học tập cho học sinh.

4

.b. Biện pháp 2: Ứng dụng công nghệ thông tin.



4

.c. Biện pháp 3: Phương pháp sử dụng bản đồ tư duy.

5

.d. Biện pháp 4: Lồng ghép các trò chơi trong dạy học Ngữ văn.

5

3.Thực nghiệm sư phạm.

6

4.Kết luận.

11

5.Kiến nghị, đề xuất.

12

PHẦN III: MINH CHỨNG VỀ HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP.

13

1



PHẦN IV: CAM KẾT.

13

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Việc đổi mới phương pháp giảng dạy Ngữ văn hiện nay đã và đang thực sự là yếu tố
quyết định hiệu quả giờ dạy. Phương pháp dạy học đổi mới chú trọng đến việc phát huy tính
tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh làm cho học sinh ham thích mơn học.
Điều 24, Luật giáo dục (do Quốc hội khóa X thông qua) cũng đã chỉ rõ: “Phương pháp giáo
dục phổ thơng phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh; phù hợp
với đặc điểm từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận
dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho
học sinh”. Đây là định hướng cơ bản thiết thực đối với mỗi giáo viên trong đó có giáo viên
dạy bộ mơn Ngữ văn.Từ nhiều năm nay, phương pháp dạy văn đổi mới đã chú trọng phát
triển hứng thú học văn của học sinh. Một trong những mục đích của giờ văn là làm sao gây
được rung động thẩm mĩ, giáo dục nhân cách cho học sinh. Ai đó đã nói rằng: “Dù có dắt
ngựa đến bờ sơng cũng khơng thể bắt nó uống nước được”. Vấn đề học tập của trẻ cũng
vậy. Dù có bắt được chúng ngồi ngay ngắn học tập nhưng nếu khơng thích thú, trẻ khơng
thể học tốt được. Từ thực tế giảng dạy bộ môn Ngữ văn lớp 7 tôi nhận thấy, muốn giờ dạy
đạt hiệu quả cao, ngoài việc truyền đạt kiến thức, tơi nghĩ rằng mình cần phải biết gây hứng
thú học tập cho học sinh để tiết học thực sự nhẹ nhàng, sinh động; học sinh tiếp thu kiến
thức một cách tự nhiên, không gượng ép. Từ đó mới phát huy thực sự tính chủ động, tích
cực, sáng tạo của học sinh.Chính vì thế, tơi mạnh dạn nghiên cứu: “ Biện pháp tạo hứng
thú học tập cho học sinh trong các tiết dạy Ngữ văn 7” giúp học sinh say mê học tập, từ
đó cải thiện và nâng cao chất lượng học tập hơn.

2


PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1. Thực trạng công tác dạy và học môn Ngữ văn ở trường THCS ..........:
a) Ưu điểm:
Nhà trường có đội ngũ cán bộ giáo viên có trình độ chun mơn nghiệp vụ vững
vàng,nhiệt tình trong công tác giảng dạy.Cơ sở vật chất của nhà trường bước đầu đáp ứng
đủ cho điều kiện dạy học.Nhà trường và tổ chuyên môn luôn quan tâm và tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho giáo viên trong công tác giảng dạy.
Đa số các em học sinh của trường THCS .......... đều ngoan ngỗn, lễ phép và kính trọng
các thầy cơ. Phụ huynh luôn quan tâm tới việc học tập của các con,tạo mọi điều kiện để con
được học tập tốt nhất.
Bản thân có năng lực chun mơn,dạy đúng chun mơn đào tạo,luôn gần gũi,thân
thiện,quan tâm sát sao tới học sinh.Bản thân thường xuyên học hỏi,trau dồi kinh nghiệm từ
bạn bè,đồng nghiệp,tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chun mơn của bản thân.
b) Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế:
b.1.Đối với học sinh:
Tình trạng học sinh ngày càng thụ động, không chịu phát biểu xây dựng bài. Nhiều lần
cô giáo đặt câu hỏi, dù chỉ là những câu hỏi trong sách giáo khoa nhưng hỏi đi hỏi lại 2, 3
lượt nhưng các em vẫn ngồi im , và chính thầy cô là người phải trả lời câu hỏi do mình đặt
ra. Những tình huống như vậy thường gây tâm lí ức chế cho thầy cơ rất nhiều. Ngun
nhân gây nên hiện tượng học sinh thụ động trong giờ học Ngữ văn bắt nguồn từ tâm lý
3


chung của học sinh: Học sinh sợ bị chê cười khi phát biểu sai, chưa tự tin vào năng lực của
mình.Các em cịn ngại ngùng, rụt rè khi đứng lên trả lời trước đám đông nhất là các bạn nữ.
Do các em lười học, khơng chịu, hoặc rất ít chuẩn bị bài trước ở nhà mà có thói quen đợi
đến lớp chờ thầy cô giảng rồi chép vào vở, chưa hiểu rõ tác dụng của việc phát biểu xây
dựng bài. Khơng khí một số giờ học trên lớp nhiều khi còn tẻ nhạt, thiếu hấp dẫn...bởi thế
một số tiết học trở nên đơn điệu, căng thẳng, ảnh hưởng đến việc nhận thức, hình thành kĩ
năng sống của học sinh bị hạn chế.Việc học sinh chưa hứng thú và chưa phát huy được tính
tích cực trong học tập của học sinh đã dẫn đến kết quả học tập của các em chưa cao.

b.2.Đối với giáo viên:
Một số giáo viên chưa biết tạo hứng thú cho học sinh trong tiết học Ngữ Văn.
Một số giáo viên chưa sử dụng triệt để các phương tiện hiện đại như máy tính,máy
chiếu…vào dạy học.
Giáo viên chưa có sự linh hoạt trong việc kết hợp phương pháp đổi mới với phương
pháp dạy truyền thống. Giáo viên nhiều tuổi thì ngại thay đổi. Một số giáo viên trẻ thì tinh
thần học hỏi chưa cao, chưa bắt kịp với sự đổi mới nên bài dạy trên lớp cũng chưa có tính
thu hút, đạt hiệu quả chưa cao.Vì vậy, muốn đổi mới được nền giáo dục thì cần đổi mới tư
duy, nhận thức trong việc dạy và học. Một trong số đó là tạo hứng thú học tập cho học sinh
trong tiết dạy Ngữ văn.
2. Biện pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh trong các tiết dạy Ngữ văn 7 ở trường
THCS ...........
Vấn đề tạo hứng thú cho học sinh trong tiết học Ngữ văn đi đôi với hiệu quả và có tính
giáo dục cao. Học sinh có thể có hứng thú nhưng hiệu quả giáo dục mới là mục đích mà
người dạy cần đạt. Vì vậy, trong q trình giảng dạy tơi đã áp dụng một số biện pháp thiết
thực nhằm giúp học sinh say mê, hứng thú trong giờ học Ngữ văn 7 như sau:
a) Biện pháp 1:Tạo tâm thế học tập cho học sinh.
Tạo tâm thế cho học sinh trong giờ học văn thực chất là việc giáo viên tạo cho học sinh
một tâm thế vững vàng,một tâm lý thoải mái,một cảm xúc,hứng thú khi tiếp cận tác phẩm
văn học...
Trước hết là tác động đến tình cảm của học sinh: Để học sinh ln chủ động, tích cực,
tự giác đặc biệt có hứng thú với môn học, giáo viên phải truyền dạy tri thức bằng cả trái
tim và lịng tâm huyết của mình. Thực sự quan tâm đến học sinh, tạo ra khơng khí học tập
thân thiết, gần gũi. Từ đó tạo được niềm tin với các em. Theo quy luật lây lan tình cảm, từ
chỗ u q, trân trọng thầy cơ đến thích học môn do thầy cô dạy.
4


Tiếp theo là xây dựng khơng khí lớp học: Học tập căng thẳng thường làm cho học sinh
mệt mỏi. Do đó chúng ta cần tổ chức giờ học một cách sinh động mới kích thích hứng thú

học tập của học sinh. Để tạo hứng thú trong một tiết học của học sinh thì lời dẫn vào bài
cũng rất là quan trọng. Lời vào bài hấp dẫn là khâu gợi tâm lí, tạo ngay một tâm thế hứng
thú tìm hiểu bài mới của học sinh. Do đó phần khởi động đóng vai trị khơng nhỏ. Giáo viên
có thể tạo khơng khí lớp học bằng các chuyện vui, các câu thơ, bài hát hay hình thức đố vui,
đóng kịch, xem mẫu vật, tranh ảnh có liên quan đến nội dung bài học...
Ưu điểm lớn nhất của biện pháp tạo tâm thế là đưa lại khơng khí lớp học sơi nổi,giúp
học sinh có tâm thế thoải mái,hào hứng với bài học.
b)Biện pháp 2:Ứng dụng công nghệ thông tin.
Ngày nay khi công nghệ thông tin càng phát triển thì việc ứng dụng cơng nghệ thông
tin vào tất cả các lĩnh vực là một điều tất yếu, trong đó có lĩnh vực giáo dục. Trong lĩnh vực
này, công nghệ thông tin được ứng dụng mạnh mẽ, các trường đã đưa tin học vào giảng dạy,
học tập và xem công nghệ thông tin như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới
phương pháp dạy học ở các mơn học , trong đó có cả mơn Ngữ văn.
Khi dạy học bộ mơn Ngữ văn, giáo viên cần tích cực ứng dụng cơng nghệ thông tin,
phát huy khả năng hỗ trợ của phương tiện, công nghệ vào các bài giảng: lồng ghép những
đoạn phim, những tranh ảnh, những khúc ngâm, bài thơ được phổ nhạc… vào q trình
giảng dạy, khơng những tạo khơng khí hứng thú học tập, mà đó là một kênh thơng tin hữu
hình, trực quan để học sinh nhận biết, hiểu bài sâu sắc.
c) Biện pháp 3:Phương pháp sử dụng bản đồ tư duy:
Trong dạy học sơ đồ hệ thống hóa kiến thức đã có từ rất lâu. Ngày nay, cơng nghệ thông
tin phát triển, các phần mềm vẽ, sơ đồ tư duy ra đời đáp ứng kịp thời cho việc giảng dạy. Sơ
đồ hệ thống hóa kiến thức có vai trị hết sức to lớn trong q trình tổ chức dạy học. Nó giúp
học sinh dễ dàng nắm bắt kiến thức, hiểu sâu kiến thức, vận dụng sáng tạo, linh hoạt, chủ
động các kiến thức đã học từ đó nâng cao hiệu quả học tập môn học.
Sơ đồ tư duy là hình thức ghi chép nhằm giúp học sinh tìm tịi, đào sâu, mở rộng một ý
tưởng, tóm tắt những ý chính của một nội dung, hệ thống hóa một chủ đề..bằng cách kết
hợp sử dụng hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết...Đặc biệt đây là một sơ đồ mở, việc
thiết kế sơ đồ là theo mạch tư duy của mỗi người. Việc ghi chép thông thường theo từng
hàng chữ khiến chúng ta khó hình dung tổng thể vấn đề, dẫn đến hiện tượng đọc sót ý,
nhầm ý. Sơ đồ tư duy tập trung rèn luyện cách xác định chủ đề rõ ràng, sau đó phát triển ý

chính, ý phụ một cách logic.
Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học kiến thức mới sẽ giúp các em học tập một cách
chủ động,tích cực và huy động được tất cả học sinh tham gia xây dựng bài một cách hào
5


hứng.Với sản phẩm độc đáo ‘‘ kiến thức + hội họa’’là niềm vui sáng tạo hàng ngày của học
sinh và cũng chính là niềm vui của thầy cơ giáo khi chứng kiến thành quả lao động của học
trò.
d)Biện pháp 4.Lồng ghép các trò chơi trong dạy học Ngữ văn.
Trò chơi vừa là một hoạt động giải trí vừa là một phương pháp giáo dục.Lồng ghép trò
chơi trong dạy và học môn Ngữ văn, kết hợp với phương pháp dạy học khác sẽ có ý nghĩa
tích cực đối với u cầu đổi mới hiện nay. Giải pháp này sẽ thay đổi khơng khí căng thẳng
trong các giờ học, tăng thêm hứng thú cho người học, học sinh sẽ chú ý hơn, chủ động hơn
trong chuẩn bị, mạnh dạn hơn trong đề xuất của mình, phát huy tư duy sáng tạo. Hứng thú
và chủ động trong học tập là sự khởi đầu tốt cho việc nắm bắt kiến thức, hình thành kĩ năng
và phát triển nhân cách ở học sinh qua bộ môn Ngữ văn.
Giáo viên cần chú ý đến đặc thù của từng phân môn; lưu ý mối quan hệ giữa trò chơi
và hệ thống câu hỏi; vận dụng linh hoạt, hợp lý, đúng mức và đúng lúc để không xáo trộn
nhiều khơng gian lớp học, nhanh chóng ổn định lớp học khi trò chơi kết thúc; trò chơi phải
phù hợp với nội dung, mục tiêu cần đạt, không vận dụng cho tất cả các tiết học; trò chơi bao
giờ cũng kết thúc bằng thưởng cho người (đội) thắng. Từ đó, tạo nên sự hứng thú. Giáo
viên có thể tự sáng tạo ra những trò chơi phù hợp với tiết học theo ngun tắc vừa phù hợp,
vừa kích thích sự tị mị của các em. ”
3. Thực nghiệm sư phạm:
a) Mơ tả cách thức thực hiện:
Để nghiên cứu biện pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh trong các tiết dạy Ngữ văn 7,
tôi lựa chọn học sinh lớp 7A và 7D trường THCS .......... để nghiên cứu,vì đây là nơi tơi
đang cơng tác giảng dạy,tơi có điều kiện thuận lợi để giải quyết vấn đề mình cần nghiên
cứu.

a.1.Tạo tâm thế học tập cho học sinh.
Thông thường trong 1 tiết đọc- hiểu văn bản,không phải lúc nào học sinh cũng có thể tập
trung chú tâm vào bài học,đặc biệt là những tác phẩm dài và khó.Song tơi đã thu hút,hướng
học sinh vào bài học ngay ở phần giới thiệu bài mới bằng cách đưa những câu hỏi có vấn
đề,liên tưởng so sánh để phát huy khả năng sáng tạo của học sinh.
Ví dụ: Khi dạy bài " Ca Huế trên sơng Hương" giáo viên có thể dẫn vào bài bằng
cách hỏi học sinh: Em đã đến Huế chưa? Huế có nét đẹp văn hóa nào? Sau đó cho học sinh
xem tranh ảnh về Huế.Giáo viên dẫn dắt giới thiệu về Ca Huế trên sông Hương

6


Hình ảnh ca Huế trên sơng Hương
Tuy nhiên giáo viên không chỉ tạo tâm thế ở đầu tiết học mà cần chú ý cả trong tiết
học.Giáo viên có thể kích thích sự hứng thú của học sinh bằng câu chuyện vui,bài hát ,bài
thơ được phổ nhạc...liên quan đến bài học.
Ví dụ :Khi dạy bài ‘‘Những câu hát về tình cảm gia đình’’ giáo viên có thể hát tặng
học sinh một bài dân ca ‘‘ Trống cơm’’để giúp các em có thể phân biệt được dân ca và ca
dao.Qua đó giúp các em hứng thú hơn trong giờ học Ngữ văn.
a.2.Ứng dụng công nghệ thông tin .
Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học giúp học sinh dễ tiếp thu kiến thức đồng
thời nó cịn giúp học sinh hứng thú hơn trong tiết học.
Sử dụng công nghệ thông tin trong việc cung cấp về tác giả và tác phẩm rất tốt.
Ví dụ:Khi dạy bài thơ ‘‘Bánh trơi nước’’chúng ta có thể cung cấp cho học sinh những
hiểu biết về nhà thơ Hồ Xuân Hương,các tác phẩm nổi tiếng của bà.Giáo viên có thể cho
học sinh quan sát tranh ảnh của tác giả,cho học sinh nhận diện thể thơ...học sinh sẽ cảm
thấy tiết học khơng cịn tẻ nhạt,nhàm chán.

7



Đặc biệt khi dạy phần đọc hiểu văn bản bài ‘‘Bánh trôi nước’’ giáo viên cho các em
xem một video ngắn về cách làm bánh trơi nước hoặc có thể cho các em nghe một bài ngâm
thơ về bài Bánh trôi nước sẽ cuốn hút ,tạo được sự hứng thú cho học sinh.

Ví dụ: Khi dạy bài " Ca Huế trên sơng Hương" giáo viên có thể cho học sinh nghe một
đoạn nhạc về làn điệu ca Huế, hoặc cho học sinh xem một đoạn video về cảnh biểu diễn ca
Huế trên thuyền rồng.giúp các em hứng thú.

8


Ví dụ:Dạy bài ‘‘Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê ’’của tác giả Hạ Tri
Chương,giáo viên cho các em nghe một khúc ngâm của bài thơ cũng kích thích được sự
hứng thú của học sinh.
a.3.Phương pháp bản đồ tư duy.
Ngay từ đầu năm học, tôi đã chú trọng việc hướng dẫn học sinh cách thức vẽ sơ đồ tư
duy, tổ chức hoạt động nhóm .Khi vẽ sơ đồ tư duy học sinh học được quá trình tổ chức và
kết nối thơng tin bằng hiểu biết của mình. Giúp học sinh hứng thú,hăng hái, dễ hiểu, dễ nhớ
các thông tin, biết sắp xếp các ý tưởng khoa học.
Vận dụng kỹ thuật sơ đồ tư duy trong hoạt động củng cố kiến thức( Cuối giờ học).
Ví dụ: Khi dạy bài ‘‘ Liệt kê ’’thay vì tổng kết bằng việc xem, đọc lại bài,đọc phần ghi
nhớ , chúng ta có thể phân nhóm cho học sinh vẽ sơ đồ tư duy.Học sinh được tự tay mình
vẽ sẽ hào hứng hơn,qua đó nhớ kiến thức lâu hơn.

9


Sơ đồ tư duy của học sinh lớp 7 sau khi học xong bài Liệt kê
Vận dụng kỹ thuật sơ đồ tư duy trong hoạt động vận dụng, tìm tịi, mở rộng.

Ví dụ: Sau khi học xong tác phẩm: “Cuộc chia tay của những con búp bê” – Ngữ văn 7 kì
I, tơi có u cầu học sinh về nhà lập dàn ý theo sơ đồ tư duy ghi lại những ý chính cho u
cầu sau:Trình bày hiểu biết về tác giả,tác phẩm,nhân vật,nội dung và nghệ thuật của truyện?
(Phần này tôi yêu cầu học sinh thực hiện ở nhà lên giấy A3 và tiết sau trưng bày sản phẩm
và trình bày cho các bạn và cơ giáo nghe).

Sơ đồ tư duy: “Cuộc chia tay của những con búp bê” của học sinh lớp 7
10


a.4.Lồng ghép các trò chơi trong dạy học Ngữ văn.
Để tạo hứng thú trong học tập cho học sinh,tôi đã sử dụng trò chơi học tập để các em
“chơi mà học”..Giáo viên có thể tổ chức nhiều trị chơi như:Ai nhanh hơn,đuổi hình bắt
chữ,tiếp sức,ơ chữ bí mật…Tuy nhiên khi sử dụng trị chơi giáo viên ln gắn với mục tiêu
từng tiết học, phù hợp với bài dạy.
Ví dụ:Khi dạy bài " Thành ngữ" (SGK Ngữ văn lớp 7 tập 1) chúng ta có thể lồng
ghép các trị chơi để tạo hứng thú cho học sinh trong phần luyện tập.
Bài 3.Điền thêm yếu tố để thành ngữ được trọn vẹn.
-Lời ....tiếng nói.
-Một nắng hai ...
-Ngày lành tháng ...
-No cơm ấm ...
-Bách ... bách thắng.
-Sinh ... lập nghiệp.
Bài tập này thuộc dạng bài tập điền khuyết .Giáo viên sẽ tổ chức trò chơi: “Nhanh tay,
nhanh mắt’.
Để tổ chức trò chơi này giáo viên ghi sẵn các đáp án:ăn,sương,tốt,cật,chiến,cơ… ra các
mảnh giấy úp ngược xuống ,sau đó cho các đội chơi lần lượt lên lật lên và thật nhanh dán
vào chỗ trống cho đúng.Đội nào dán được nhanh và chính xác sẽ là đội chiến thắng.
Cũng ở bài ‘‘Thành ngữ’’ ,giáo viên cho học sinh làm bài tập 4( Sưu tầm thành ngữ

chưa giới thiệu trong sách giáo khoa và giải thích nghĩa của các thành ngữ ấy.)
Với bài tập này,giáo viên cho các em chơi trị chơi:‘‘Đuổi hình bắt chữ’’
.Giáo viên đưa ra các hình ảnh.Học sinh suy nghĩ sẽ đốn ra được câu thành ngữ
cần tìm.

11


Lên voi xuống chó.

Đầu voi đi chuột.

Chậm như sên.

b) Kết quả đạt được :
Trong năm học 2019-2020, tôi được phân công giảng dạy 2 lớp 7A,7D. Qua các tiết dạy
tôi đã khảo sát số liệu học sinh yêu thích, hứng thú với môn học Ngữ văn như sau:

Lớp

Sĩ số

Năm học

Số học sinh hứng
thú

Số học sinh không hứng
thú


Số lượng

Tỉ lệ

Số lượng

30

36,6 %

52

Tỉ lệ

2019-2020
7 A,D

82

63,4 %

Xuất phát từ thực trạng ấy, từ thực tế giảng dạy của bản thân, qua trao đổi học hỏi kinh
nghiệm của đồng nghiệp, tôi mạnh dạn đề xuất một số giải pháp mong góp phần nào sẽ cải
thiện được thực trạng dạy và học Ngữ văn hiện nay, cải thiện được quan điểm tình cảm, ý
thức học tâp của học sinh đối với môn Ngữ văn, đặc biệt là đối với học sinh lớp 7 trường
THCS ...........
Sang năm học 2020-2021, tôi áp dụng biện pháp này cho 2 lớp 7A,7D.Sau 1 năm khảo
sát ,tôi thấy số học sinh u thích và có hứng thú với mơn học như sau:
12



Năm học
2020-2021

Lớp

Sĩ số

Số học sinh hứng
thú
Số lượng

7 A,D

82

66

Tỉ lệ
80,5%

Số học sinh không
hứng thú
Số lượng
16

Tỉ lệ
19,5%

Qua kết quả trên, tôi nhận thấy tỉ lệ học sinh yêu thích và hứng thú với môn học đạt kết

quả khả quan hơn.
c) Điều chỉnh, bổ sung sau thực nghiệm:
-Có thể sử dụng linh hoạt các biện pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh trong các tiết học
và mỗi lớp có thể sử dụng các biện pháp khác nhau.
-Giáo viên cần đầu tư nhiều thời gian và chuẩn bị chu đáo cho các tiết dạy.
4. Kết luận
4.1.Ưu điểm:
Các kết quả trong nghiên cứu cho thấy việc tạo hứng thú học tập cho học sinh trong tiết
dạy Ngữ văn là một hoạt động rất cần thiết:
+Giúp học sinh có nhiều hứng thú để mỗi tiết học đều cảm thấy thoải mái,vui vẻ,làm tăng
kết quả học tập của học sinh.
+.Thông qua sơ đồ tư duy,các trò chơi các em tiếp nhận được kiến thức mới một cách tự
nhiên,không gượng ép.
4.2.Hạn chế:
+Để sử dụng biện pháp này đạt hiệu quả cao,giáo viên cần phải dành nhiều thời gian đầu tư
vào tiết dạy.
+Giáo viên cần phải sử dụng linh hoạt các biện pháp tạo hứng thú trong tiết dạy,tránh tình
trạng sử dụng biện pháp khơng liên quan đến kiến thức bài học.
Trên đây là “Biện pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh trong các tiết dạy Ngữ văn
7” mà tôi đã áp dụng thực hiện trong năm học 2020- 2021 tại lớp 7A,7D- Trường THCS
...........Tôi biết rằng có thể những giải pháp của tơi khơng mới, nhiều người đã làm và chắc
còn nhiều cách làm hay hơn, sáng tạo hơn. Song với mong muốn để trao đổi, góp ý để nâng
cao chất lượng dạy và học, tơi mạnh dạn trình bày phương pháp mà mình đã làm, đã thực
13


hiện. Rất mong nhận được sự tham gia đóng góp của hội đồng chuyên môn và các đồng
nghiệp để chất lượng giảng dạy môn Ngữ văn đạt hiệu quả hơn .
5. Kiến nghị, đề xuất
a. Đối với tổ chuyên môn

Tiếp tục phát huy những buổi sinh họat chuyên môn để giáo viên trong huyện có những
buổi sinh hoạt ý nghĩa: được học hỏi, sẻ chia. Được nghe những lời góp ý, nhận xét chân
thành thành nhất để cùng nhau tiến bộ. vì “ Lời khen là sắt, lời chê là vàng”.
Tổ chức những buổi tập huấn chuyên môn, đổi mới phương pháp hiệu quả.
b. Đối với lãnh đạo nhà trường
Duy trì hiệu quả cơng tác tham mưu với các cấp lãnh đạo để tăng cường đổi mới trang
thiết bị dạy học hiện đại, tân tiến …giúp hoạt động dạy- học hiệu quả hơn nữa.
Tiếp tục quan tâm hơn nữa tới anh em trong nhà trường, tạo một môi trường làm việc thân
thiện, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho cán bộ, nhân viên trong trường có thể cân bằng việc
trường, việc nhà. Đó là mảnh đất tốt để đội ngũ cán bộ giáo viên có động lực để cống hiến
cho nhà trường, cho nền giáo dục quê hương, giáo dục nước nhà.
c. Đối với Phòng giáo dục và Sở giáo dục
- Mọi chính sách đưa ra cần phù hợp với thực tiễn , vận dụng một cách linh hoạt.
- Quan tâm và tạo điều kiện tốt nhất cho đội ngũ giáo viên trong huyện.
PHẦN III: MINH CHỨNG VỀ HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP
Từ thực tế giảng dạy ở trường Trung học cơ sở .........., tháng 9 năm 2020 tôi bắt đầu
nghiên cứu tìm ra biện pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh trong các tiết dạy Ngữ văn 7
và áp dụng vào 2 lớp 7A, 7D . Số liệu thống kê của 2 lớp tôi giảng dạy qua kì thi khảo sát
đầu năm 2020– 2021 như sau:
Lớp

Số học sinh

7A,7D

82

Điểm

Điểm


Điểm

Điểm

khá

Điểm trung
bình

giỏi

yếu

kém

8

32

30

12

0

Bằng việc áp dụng các giải pháp để tạo hứng thú học tập cho học sinh như đã trình bày ở
trên, kết hợp các phương pháp dạy học mới, cùng với sự nỗ lực của cơ và trị, chất lượng môn
Ngữ văn của hai lớp 7A và 7D cuối năm học 2020- 2021 tuy chưa thật sự đạt kết quả như
14



mong đợi nhưng phần nào cũng đã có những chuyển biến khả quan.Số học sinh đạt điểm giỏi
và khá tăng lên cịn số học sinh có điểm trung bình và yếu giảm xuống.
Lớp

Số học sinh

7A,7D

82

Điểm

Điểm

Điểm

Điểm

khá

Điểm trung
bình

giỏi

yếu

kém


22

38

20

2

0

PHẦN IV: CAM KẾT
Tơi xin cam đoan biện pháp này tôi đã áp dụng thành cơng trong q trình giảng dạy tại
trường THCS .........., những điều tơi trình bày ở trên là đúng sự thật, không sao chép hoặc
vi phạm bản quyền.
.........., ngày 19 tháng 10 năm 2021
GIÁO VIÊN
(Ký và ghi rõ họ tên)

Đánh giá, nhận xét của Tổ/ nhóm chun mơn:
……………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………
TỔ/ NHĨM TRƯỞNG CHUN MÔN
(Ký và ghi rõ họ tên)

15


Đánh giá, nhận xét của đơn vị:

……………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………….
HIỆU TRƯỞNG
(Ký và đóng dấu)

16



×