Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Triển khai chiến lược doanh nghiêp | Đại học UEH | Bài tiểu luận cuối kỳ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (55.4 KB, 8 trang )

Họ và tên: Nguyễn Thị Diệu Linh
BÀI TIỂU LUẬN MÔN TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC

ĐỀ TÀI SI-03 : Đánh giá và nhận xét quan điểm “Một chiến lược kém mà
triển khai hiệu quả luôn luôn tốt hơn là một chiến lược tuyệt vời được thực
hiện kém” (Michael Porter)
LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, trong thời kỳ dịch bệnh đang gây ảnh hướng rất nhiều tới nền kinh tế
tồn cầu nói chung và đất nước Việt Nam nói riêng, có rất nhiều các cơng ty, doanh
nghiệp phải phá sản. Chính vì vậy, việc xây dựng các chiến lược phát triển là vô
cùng cần thiết và quan trọng. Đặc biệt, mỗi doanh nghiệp hay cá nhân các nhà kinh
doanh phải có tầm nhìn về tương lai trước đại nạn đang hoành hành. Đồng thời,
các doanh nghiệp phải có kế hoạch triển khai chiến lược để đảm bảo được mục tieu
chiến lược được thực hiện. Việc triển khai chiến lược hiện đang là vấn đề mà họ
đang cân nhắc và xem xét thật kỹ lưỡng để đưa vào thực hiện đối với doanh nghiệp
của mình, bởi vì việc đưa ra mục tiêu chiến lược mới chỉ đang nằm ở tương lại,
thực hiện như thế nào mới là điều quan trọng. Do vậy, thực thi chiến lược sẽ phản
ảnh tất cả những điều mà mỗi doanh nghiệp đang gặp phải cũng như đưa ra cách
giải quyết giúp doanh nghiệp vượt qua.


NỘI DUNG CHÍNH
I. Chiến lược và vai trị của chiến lược
1. Chiến lược là gì?
Chiến lược kinh doanh là quá trình phối hợp và sử dụng hợp lý nguồn lực
trong những thị trƣờng xác định, nhằm khai thác cơ hội kinh doanh trên
cơ sở khai thác hiệu quả lợi thế cạnh tranh của mình để tạo ra sự phát
triển ổn định và bền vững cho doanh nghiệp.
2. Vai trò của chiến lược trong một tổ chức
- Trong quá trình xây dựng và phát triển kế hoạch kinh doanh, việc thiết
lập chiến lược kinh doanh là vô cùng cần thiết, bởi chiến lược giúp


các doanh nghiệp tìm ra con đường tối ưu để đạt được mục tiêu kinh
doanh, thông qua việc nghiên cứu, tìm tịi những kiến thức trọng tâm
của sự phát triển, doanh nghiệp sẽ tự định hình được chiến lược cuối
cùng của mình.
- Giúp doanh nghiệp linh hoạt hơn trong việc chủ động thích ứng với
những biến động của mơi trường, nâng cao vị thế của mình trên thị
trường.
- Chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp nắm bắt được các cơ hội
nhanh chóng và cả các nguy cơ đối với sự phát triển nguồn lực của
doanh nghiệp.
- Cơ sở chính của chiến lược là khai thác nguồn lực, tạo lợi thế cạnh
tranh trong những ràng buộc về môi trường cạnh tranh và nguồn lực.
- Chiến lược kinh doanh là cơng cụ cạnh tranh có hiệu quả của doanh
nghiệp. Trong điều kiện tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế hiện nay đã
tạo nên sự ảnh hưởng và phụ thuộc qua lại lẫn nhau giữa các doanh
nghiệp hoạt động kinh doanh.
II. Triển khai chiến lược và vai trò của triển khai chiến lược
1. Triển khai chiến lược là gì?


Thực hiện chiến lược chính là q trình biến những ý tƣởng thành hành
động, quá trình chuyển giao trách nhiệm từ các nhà quản trị cấp cao
xuống cho các quản trị viên ở cấp chức năng và bộ phận, rồi xuống đến
các nhân viên, nhằm thực hiện mục tiêu đã đề ra.
2. Vai trò của triển khai chiến lược
Triển khai chiến lược là hành động cực kì quan trọng đối với mỗi doanh
nghiệp. Điều này sẽ biến “ý tưởng” thành “hành động, đây là một sự
chuyển giao trách nhiệm cho các nhà quản trị cấp chức năng và bộ phận
của toàn doanh nghiệp.
Việc thực thi chiến lược là cơ hội để doanh nghiệp phân phối các nguồn

lực thực hiện mục tiêu chiến lược, tạo ra mơi trường văn hóa phù hợp với
doanh nghiệp để hỗ trợ việc thực hiện chiến lược đề ra. Ngồi ra, cơng
tác triển khai sẽ làm cho q trình sản xuất/ tác nghiệp thích nghi với
chiến lược.
Tóm lại, triển khai chiến lược giữ vai trị quan trọng trong các doanh
nghiệp, nó góp phần khẳng định giá trị của tầm nhìn chiến lược, phát huy
tiềm năng nguồn lực sẵn có, khai thác tối đa khả năng của mình để tận
dụng mọi cơ hội để thực hiện chiến lược nhằm mang lại lợi ích cho mình
III.

Đánh giá và nhận xét
Việc đưa ra chiến lược là điều không thể thiếu, đó là cách mà các

doanh nghiệp đặt ra mục tiêu, đích đến mà mỗi doanh nghiệp cần phải đạt
được. Tuy nhiên, mỗi mục tiêu chiến lược đặt ra, chúng ta cần phải lên kế
hoạch triển khai và thực hiện để cịn có thể phát huy mọi tiềm năng trong
chiến lược, bắt kịp những cơ hội cũng như đưa ra cách thức đối đầu với
những thách thức.
Đứng trước những chiến lược đặt ra cho các doanh nghiệp, chúng ta
lên kế hoạch triển khai việc thực hiện chiến lược này. Vậy thì việc thực thi


chiến lược này có đặc điểm nào nổi trội mà khiến các doanh nghiệp phải
đánh giá cao. Chính vì phải đối đầu với những rào cản trong quá trình triển
khai, doanh nghiệp nhận biết được năng lực của mình. Rào cản lớn nhất mà
ai cũng phải đối mặt đó là thiếu nguồn lực, bởi vì chiến lược được đưa ra
trong môi trường mới thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp, do đó phân
bổ nguồn lực khơng hợp lý, khơng có kế hoạch dự trữ nguồn lực, sử dụng
khơng có kiểm soát. Áp lực cạnh tranh phức tạp cùng với mơi trường khơng
chắc chắn, rủi ro cao dẫn đến có thể ảnh hưởng đến những hoạt động thiết

yếu khác của doanh nghiệp. Trong q trình thực hiện, cơng tác truyền thông
và phản hồi không đầy đủ, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hoạt
động của các khâu trong doanh nghiệp. Đối đầu với những thách thức, doanh
nghiệp đặt mình vào tình thế khó để ứng xử và đưa ra cách khắc phục cũng
như khẳng định được vị thế của doanh nghiệp hiện tại đã và đang như thế
nào.
Việc thực thi chiến lược cũng phải theo một quy trình nhất định, để có
thể nhìn trước được bước đường của doanh nghiệp trong tương lai. Đầu tiên,
chúng ta sẽ nhận diện nhu cầu của khách hàng, xu thế toàn cầu hiện nay là
gì, những nhu cầu thiết yếu và mong muốn hiện tại của họ. Ví dụ như ngành
hàng thực phẩm: xu thế là organic – những thực phẩm tươi, xanh sạch nên
trên thị trường sẽ xuất hiện những cửa hàng chuyên bán đồ hữu cơ để đáp
ứng khách hàng. Tiếp theo đó, các doanh nghiệp cần khẳng định lại khả
năng lực lượng nhân lực của nhân viên, tìm hiểu, phân tích chun sâu về
trình độ, học vấn, kỹ năng để kịp thời đưa ra những chương trình đào tạo cho
nhân viên, đào tạo tay nghề là một bước đi lâu dài trong nền tảng xây dựng
chiến lược. Đưa ra chiến lược tầm nhìn, trình độ cơng nghệ nằm trong tầm
ngắm, các doanh nghiệp phải phát triển và thay đổi phương thức theo hướng


công nghệ để chạy theo kịp thời đại, sử dụng cơng nghệ sẽ tiếp cận khách
hàng nhanh nhất có thể. Xây dựng mơ hình mới, đổi mới mơ hình cũ, ví dụ
như việc thay vì sử dụng taxi truyền thống chúng ta có thể kết hợp taxi với
grab lại tạo nên một phương tiện đa chức năng và được nhiều người tin sử
dụng. Thiết lập thái độ và hành vi của nhân viên trong quá trình thực hiện là
một trong những bước xây dựng nên thương hiệu của doanh nghiệp. Củng
cố tinh thần làm việc, tăng mạng lưới giao tiếp, tổ chức hành vi hành động
để tạo một quy tắc làm việc riêng, điều này giúp rút ngắn khoảng cách đạt
được mục tiêu đề ra. Bên cạnh đó, năng lực quản lý là một điều quan trọng
khơng kém, vì quản lý có ảnh hướng trực tiếp tới các nhân viên, việc củng

cố lại năng lực đáp ứng quản lý là vô cùng cần thiết, giúp gia tăng hiệu suất
làm việc. Tạo niềm tin cho nhà lãnh đạo là một trong những điều cơ bản của
triển khai chiến lược. Lãnh đạo đứng đầu các bộ phận, họ có vai trị truyền
động lực cho nhân viên, làm tấm gương để các bạn noi theo, xây dựng một
môi trường thân hiện, không đè nặng cái tôi để tạo một không gian làm việc
thoải mái, rút ngắn khoảng cách giữa nhân viên và lãnh đạo.
Tóm lại, chính vì việc thực hiện chiến lược giúp chúng ta nhìn được
định hướng của bước đường đang đi đồng thời có những kế hoạch nhìn nhận
tương lai xa hơn. Quá trình này yêu cầu chúng ta phải liên tục tư duy sáng
tạo, quyết liệt nhưng phải có khả năng kiểm sốt. Vì chiến lược và các mục
tiêu triển khai chiến lược được xác định rõ ràng, rút ngắn khoảng cách giữa
nhân viên và sếp, trên dưới đồng lực thực thi kế hoạch một cách nghiêm túc.
Thực thi chiến lược giúp đội ngũ nhân viên không những được phát huy
năng lực vốn có của mình mà thêm vào đó còn cải thiện, phát triển những
giá trị, thái độ, trau dồi kỹ năng để hồn thiện mình hơn, điều này giúp cho
doanh nghiệp tính về lâu dài. Triển khai là một q trình, nó ln được ni


dưỡng thông qua lãnh đạo gắn kết, điều chỉnh nhanh tình huống khẩn cấp và
đặc biệt cung cấp được nguồn lực phù hợp với yêu cầu trong từng giai đoạn
phát triển.
Như vậy, nếu như chiến lược là đưa ra những định hướng mục tiêu để
phát triển các doanh nghiệp trong tương lai, chiến lược rõ ràng, hướng đi tốt
thì sẽ là một bước đệm an toàn cho việc triển khai chiến lược về sau. Nhưng
nếu như trong quá trình chiển khai chiến lược, chúng ta không thực hiện tốt,
không đối đầu được với thử thách, khơng có cách giải quyết vấn đề, các
bước cơ bản của triển khai không được nghiêm chỉnh thì mọi vấn đề coi như
chỉ dừng lại ở lý thuyết, doanh nghiệp không đủ khả năng để đạt được mục
tiêu. Tuy nhiên, nếu như chiến lược phát triển của doanh nghiệp khơng sâu
sắc, thay vào đó quy trình thực hiện triển khai chiến lược được thực hiện sát

sao thì đây cũng coi như là một bước cải tiến đáng kể đối với doanh nghiệp.
Bởi vì, đứng trước mục tiêu, chúng ta dám đương đầu với thách thức, đưa ra
cách giải quyết tối ưu, nhận biết vấn đề cơ bản của triển khai bước nào là
quan trọng, mọi quy trình được thực hiện nghiêm túc. Tất cả mọi thứ trong
triển khai đều được làm tốt hơn, chúng ta có thể mạnh rằng, đã vượt qua khó
khăn, nhìn nhận được doanh nghiệp hiện tại đang ở đâu, chúng ta cần làm gì
để đáp ứng và hồn thiện. Tư duy chiến lược có thể khơng xuất sắc, nhưng
những kiên trì nổ lực, những bước đi cố gắng trong quá trình thực thi chiến
lược là một trong những bước đi an toàn và lâu bền. Thực thi chiến lược sẽ
nhận biết được năng lực lãnh đạo của nhà quản trị, tầm nhìn chiến lược của
họ. Ví dụ như chiến lược của Vinamilk là dạng hóa sản phẩm và nghiên cứu
những sản phẩm mới. Đa dạng hóa sản phẩm, tích cực nghiên cứu và sản
xuất ra những sản phẩm mới mang lại lợi ích cho người tiêu dùng khơng
chỉ là chiến lược cạnh tranh của vinamilk mà còn là chiến lược của nhiều


thương hiệu khác. Chúng ta chưa thể có căn cứ đánh giá rằng đây là một
chiến lược xuất sắc, nếu có thể đánh giá thì chắc hẳn tiềm năng của công ty
phải thực sự vượt trội, tuy nhiên bước đầu đặt ra mục tiêu là điều cần thiết.
Để chứng mình đây là một chiến lược hay thì cần phải có kế hoạch triển khai
chi tiết. Chính vì như vậy , quy trình triển khai, các bước cơ bản của việc
triển khai cũng như phân tích những rào cản trong quá trình thực thi là điều
quan trọng, nếu chúng ta làm tốt tất cả những cơng việc như vậy thì sẽ
khơng có gì phải bàn cải về chất lượng của chiến lược, hành động lúc nào
cũng hơn suy nghĩ. Tất cả mọi thứ sẽ được đánh đổi bằng kết quả mà họ đem
lại, Muốn thành công trong việc thực hiện chiến lược chúng ta phải bước đi
từng bước để hiểu và nắm sát quy trình. Cho nên, nhận định của ơng
Michael Porter là hoàn toàn hợp lý, điều này đánh giá rõ năng lực của một
nhà lãnh đạo hay quản trị chiến lược, giúp chúng ta hình dung rõ hơn việc
hành động nó sẽ có những khó khăn và bài học gì, hiểu và định hình được

bước đi trong tương lai.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Admin. (2021, ngày 28 tháng 10). Chiến lược kinh doanh. Truy xuất
từ

/>
%C6%B0%E1%BB%A3c_kinh_doanh


[2] Admin. (2017). Hoàn thiện triển khai chiến lược kinh doanh của cơng
ty

cổ

phần

phát

hành

sách



Tây.

Truy

xuất


từ

/>[3]. Tân Thành Thịnh. (2018). Vai trị của chiến lược kinh doanh đối với
doanh nghiệp. Trích xuất từ />[4] Admin. (2020, ngày 18 tháng 2). Các chiến lược cạnh tranh của
Vinamilk giúp thương hiệu vượt qua đối thủ. Truy xuất từ:
/>


×