Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Đánh giá tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.02 MB, 58 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIẢNG VIÊN TRẺ

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VỐN ĐẦU TƯ
TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ TĂNG
TRƯỞNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM

MÃ SỐ:T2019-16GVT

SKC 0 0 6 9 5 4

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 04/2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KH&CN GIẢNG VIÊN TRẺ

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VỐN ĐẦU TƯ
TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM
Mã số: T2019-16GVT

Chủ nhiệm đề tài: ThS Võ Thị Xuân Hạnh


TP. HCM, 04/2020


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐƠN VỊ KHOA KINH TẾ

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KH&CN GIẢNG VIÊN TRẺ

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VỐN ĐẦU TƯ
TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM
Mã số: T2019-16GVT

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Võ Thị Xuân Hạnh

TP. HCM, 04/2020


NHỮNG THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

TT

Họ và tên

Đơn vị công tác và
lĩnh vực chuyên môn

Nội dung nghiên

cứu cụ thể được

Chữ ký

giao
Thu thập số liệu

01

Võ Thị
Xuân Hạnh

Khoa Kinh tế

Phân tích và viết
báo cáo

ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH
Tên đơn vị
trong và ngoài nước

Họ và tên
Nội dung phối hợp nghiên cứu

người đại
diện đơn vị


MỤC LỤC


LỜI MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1.

Lý do chọn đề tài ...................................................................................... 1

2.

Mục tiêu nghiên cứu: ................................................................................ 1

3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 2

4.

Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 2

5.

Kết cấu của nghiên cứu ............................................................................ 2

CHƯƠNG 1 TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI, TĂNG
TRƯỞNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM................................................................. 3
1.1 Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngồi .................................................. 3
1.2 Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngồi tại Việt Nam................................... 5
1.2.1 Diễn biến dịng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam ........... 5
1.2.2 Đầu tư FDI vào Việt Nam theo quốc gia và vùng lãnh thổ ................. 8
1.2.3 Đầu tư FDI vào Việt Nam theo địa bàn đầu tư .................................... 8
1.2.4 Đầu tư FDI vào Việt Nam theo hình thức đầu tư: ............................... 9
1.2.5 Đầu tư FDI vào Việt Nam theo cơ cấu ngành ................................... 10

1.3 Tăng trưởng kinh tế Việt Nam và đóng góp của FDI ............................... 11
1.4 Đầu tư trực tiếp nước ngoài và sự mở cửa nền kinh tế của Việt Nam ..... 16
1.5 Một số hạn chế cuả các dự án FDI............................................................ 18
1.6 Các nghiên cứu thực nghiệm liên quan..................................................... 20
CHƯƠNG 2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ........................................................... 22
2.1 Thiết kế nghiên cứu................................................................................... 22
2.2 Dữ liệu nghiên cứu:................................................................................... 22
2.3 Các giả thuyết............................................................................................ 23
2.3 Phương pháp nghiên cứu: ......................................................................... 24
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 28
3.1 Kết quả phân tích thống kê mô tả và ma trận tự tương quan .................... 28
3.2 Kiểm định tính dừng của chuỗi dữ liệu .................................................... 29
3.3 Chạy mơ hình VAR .................................................................................. 30
3.3.1 Xác định độ trễ tối ưu ........................................................................ 30


3.3.2 Kiểm định sự vi phạm các giả định ................................................... 30
3.4 Phân tích tác động giữa FDI và tăng trưởng kinh tế ................................ 32
CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................... 36
4.1 Kết luận ..................................................................................................... 36
4.2 Hàm ý chính sách ...................................................................................... 36
4.2 Hạn chế của đề tài ..................................................................................... 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 41
PHỤ LỤC .......................................................................................................... 44


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Hình 1.1 Diễn biến dịng vốn FDI vào Việt Nam giai đoạn 1995-2018............... 5
Hình 1.2 Dịng vốn FDI ở một số quốc gia châu Á .............................................. 7

Hình 1.3 Hình thức đầu tư của dự án FDI vào Việt Nam ..................................... 9
Hình 1.4 GDP và tốc độ tăng trưởng tại Việt Nam giai đoạn 1995-2018 .......... 12
Hình 1.5 Tỷ lệ đóng góp của khu vực FDI vào tổng vốn đầu tư và vào GDP ... 13
Hình 1.6 Tỷ trọng vốn đầu tư tại Việt Nam theo khu vực kinh tế ...................... 14
Hình 1.7 Tỷ trọng xuất khẩu khu vực FDI và khu vực kinh tế trong nước ........ 16
Hình 1.8 Tăng trưởng xuất khẩu khu vực FDI và GDP...................................... 18
Hình 3.1 Vịng trịn đơn vị .................................................................................. 31
Hình 3.2 Tác động qua lại giữa các biến ............................................................ 33

Bảng 1.1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt nam theo quốc gia và vùng lãnh
thổ .......................................................................................................................... 8
Bảng 1.2 Số dự án và vốn đăng ký theo ngành kinh tế....................................... 11
Bảng 1.3 Một số chỉ tiêu của doanh nghiệp FDI phân theo vùng kinh tế .......... 15
Bảng 3.1 Thống kê mô tả giá trị FDI và GDP giai đoạn 1995 – 2018 ............... 28
Bảng 3.2 Ma trận tương quan giữa FDI, GDP và OPEN ................................... 29
Bảng 3.3 Kết quả kiểm định tính dừng của sai phân bậc nhất của logarit các biến
............................................................................................................................. 29
Bảng 3.4 Độ trễ tối ưu của mơ hình .................................................................... 30
Bảng 3.5 Kiểm định tự tương quan phần dư....................................................... 31
Bảng 3.6 Kết quả kiểm định nhân quả Granger.................................................. 32
Bảng 3.7 Kết quả phân rã phương sai cho biến tăng trưởng .............................. 34


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Nghĩa tiếng Việt

Từ viết tắt
BCC

Hợp đồng hợp tác kinh doanh


BOT

Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao

BT

Chuyển giao

BTO

Hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN VỊ KHOA KINH TẾ
Tp. HCM, ngày
tháng 04 năm 2020
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1. Thông tin chung:
- Tên đề tài: Đánh giá tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng
kinh tế tại Việt Nam
- Mã số: T2019-16GVT

- Chủ nhiệm: ThS. Võ Thị Xuân Hạnh
- Cơ quan chủ trì: Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM
- Thời gian thực hiện: 12 tháng
2. Mục tiêu:
Nghiên cứu này với mục đích xem xét mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước
ngoài và tăng trưởng kinh tế. Trên cơ sở đó giúp Việt Nam nhận diện được mức
độ và chiều hướng tác động của các biến số nhằm đưa ra các chính sách phù hợp
để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
3. Tính mới và sáng tạo:
Đánh giá tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế tại
Việt Nam
4. Kết quả nghiên cứu:
Bài nghiên cứu đánh giá tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng
trưởng kinh tế tại Việt Nam sử dụng mô hình VAR. Dữ liệu sử dụng trong bài được thu
thập giai đoạn 1995-2018, nguồn thu thập từ dữ liệu của Ngân hàng thế giới Word Bank.
Kết quả nghiên cứu cho thấy FDI có tác động tích cực tới tăng trưởng, nguồn vốn FDI
đóng vai trị quan trọng cho tăng trưởng kinh tế.
5. Thông tin chi tiết sản phẩm:
-

Sản phẩm khoa học:
+ Báo cáo khoa học: 01 báo cáo phân tích


+ Bài báo khoa học: Võ Thị Xuân Hạnh (2019), Mối quan hệ giữa đầu tư trực
tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, Hội thảo Khoa học quốc
gia "Thực trạng phát triển khu vực FDI trong chiến lược phát triển bền vững
ở Việt Nam", Đà nẵng tháng 9/2019, trang 395-405 , ISBN 9786049466-892,
43709
6. Hiệu quả, phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp dụng:

Kết quả nghiên cứu được sử dụng cho các nhà quản lý kinh tế tham khảo để ra quyết
định nhằm có cái nhìn chính xác hơn về hiệu quả thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
vào Việt Nam.
Trưởng Đơn vị

Chủ nhiệm đề tài

(ký, họ và tên)

(ký, họ và tên)

ThS. Võ Thị Xuân Hạnh


INFORMATION ON RESEARCH RESULTS

1. General information:
Project title: Relationship between foreign direct investment and economic growth
in Vietnam
Code number: T2019-16GVT
Coordinator: Vo Thi Xuan Hanh
Implementing institution: HCMC University of Technology and Education
Duration: from 12/2018 to 12/2019
2. Objective(s):
This study aims to examine the relationship between foreign direct investment and
economic growth. On that basis, it helps Vietnam to identify the extent and direction
of the impact of the variables to come up with appropriate policies to promote
economic growth.
3. Creativeness and innovativeness:
Assess the impact of foreign direct investment and economic growth in Vietnam

4. Research results:
The paper evaluate the impact of foreign direct investment on economic growth in
Vietnam using the VAR model. Data used in this article were collected during 19952018, the source of data collected from the World Bank Word Bank. Research results
show that FDI has a positive impact on growth, FDI plays an important role for
economic growth
5. Products:
1 analysis report and 1 paper published on national workshop

6. Effects, transfer alternatives of research results and applicability:
The research results are used for economic managers to refer to decisions to gain a
more accurate view of the efficiency of attracting foreign direct investment into
Vietnam.


LỜI MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Nền kinh tế của Việt Nam có nhiều chuyển biến tích cực sau cuộc cải cách kinh
tế vào năm 1986, tiếp tục tăng trưởng sau khi tham gia vào tổ chức Thương mại thế
giới WTO vào năm 2007. Kết quả này là tín hiệu rõ ràng cho thấy hiệu quả của quá
trình chuyển đổi kinh tế và các chính sách mà Việt Nam đã và đang thực hiện, nhất
là trong mơi trường tồn cầu hóa như hiện nay. Sự ra đời của Luật Đầu tư nước ngoài
năm 1987 như một cột mốc quan trọng, bắt đầu quá trình mở cửa hội nhập, và dịng
vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi được coi là một nguồn bổ sung để bù đắp sự thiếu
hụt đầu tư trong nước cho sự phát triển.
Sau hơn 30 năm thu hút đầu tư nước ngồi vào Việt Nam, dịng vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài vào Việt Nam từ đó đã tăng lên đáng kể về cả chất và lượng. Sự tăng
trưởng đáng kể của đầu tư trực tiếp trên con đường phát triển kinh tế ở Việt Nam đã
thúc đẩy việc tìm hiểu về mối quan hệ kinh tế vĩ mô này, dẫn đến một số nghiên cứu
về chủ đề này. Có thể việc thu hút đầu tư này ảnh hưởng tới rất nhiều khía cạnh của

nền kinh tế, tuy nhiên đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, đều cần quan
tâm nhất đó mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Về bản chất, các nhà nghiên cứu kiểm tra
xem liệu có mối liên hệ nhân quả đáng kể giữa FDI và tăng trưởng kinh tế. Điều này
là rất quan trọng để đánh giá hiệu quả của việc thực hiện FDI và đóng góp cho phát
triển kinh tế ở Việt Nam. Chính vì những lý do vậy, bài báo cáo này không đề cập
tới hết tất cả các tác động của việc thu hút vốn đầu tư nước ngồi lên các khía cạnh
của nền kinh tế, mà chỉ tập trung phân tích tác động của vốn đầu tư nước ngoài tới
tăng trưởng kinh tế.

2. Mục tiêu nghiên cứu:
➢ Đánh giá mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng
kinh tế tại Việt Nam

Trang 1


➢ Trên cơ sở các kết quả thống kê, phân tích giúp Việt Nam nhận diện
được mức độ và chiều hướng tác động của các biến số nhằm đưa ra các chính
sách phù hợp để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
• Đối tượng nghiên cứu
o Dịng vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi vào Việt Nam
o Tăng trưởng kinh tế Việt Nam
• Phạm vi nghiên cứu
o Số liệu nghiên cứu giai đoạn 1995 -2018

4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích định tính kết hợp định lượng.
Phương pháp thống kê, mơ tả để phân tích thực trạng mối quan hệ giữa tăng

trưởng kinh tế và FDI, đồng thời dùng phương pháp so sánh, đối chiếu chỉ số
tương đối, tuyệt đối để đánh giá.
Số liệu phân tích được thu thập từ số liệu thứ cấp, số liệu thu thập theo
năm, giai đoạn 1995-2018. Sử dụng phần mềm Excel, Eview để hỗ trợ trong q
trình phân tích xử lý số liệu được thể hiện qua bảng biểu, hình minh họa

5. Kết cấu của nghiên cứu
Bài báo cáo ngoài Lời mở đầu được chia thành bốn chương chính với
nội dung như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2: Thiết kế nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
Chương 4: Kết luận và kiến nghị

Trang 2


CHƯƠNG 1 TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGỒI,
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM

Trong chương 1 này tác giả giới thiệu tổng quan về thực trạng vốn đầu tư trực
tiếp nước ngồi tại Việt Nam, đóng góp của việc thu hút đầu tư nước ngoài vào kinh tế
trong giai đoạn 1995 -2018. Bên cạnh đó chương này giới thiệu các kết quả nghiên cứu
thực nghiệm liên quan về đánh giá tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng
trưởng kinh tế

1.1 Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) diễn ra khi một doanh nghiệp đầu tư trực tiếp
vào những phương tiện để sản xuất hay tiêu thụ sản phẩm ở một quốc gia khác. Đầu tư
trực tiếp nước ngồi là sự di chuyển vốn, tài sản, cơng nghệ hoặc bất kỳ tài sản nào từ

nước ngoài đi đầu tư sang nước tiếp nhận đầu tư để thành lập hoặc kiểm sốt doanh
nghiệp nhằm mục đích kinh doanh có lãi.
Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF đầu tư trực tiếp nước ngoài được định nghĩa là:
“Một khoản đầu tư với những quan hệ lâu dài, theo đó một tổ chức trong một nền kinh
tế (nhà đầu tư trực tiếp) thu được lợi ích lâu dài từ một doanh nghiệp đặt tại một nền
kinh tế khác. Mục đích của nhà đầu tư trực tiếp là muốn có nhiều ảnh hưởng trong việc
quản lý doanh nghiệp đặt tại nền kinh tế khác đó”.
OECD đưa ra định nghĩa về đầu tư trực tiếp nước ngồi như sau: “Đầu tư trực
tiếp có nghĩa là hoạt động đầu tư quốc tế của nhà đầu tư trực tiếp trong một nền kinh tế
nhằm mục đích tạo ra lợi ích lâu dài dưới hình thức cơng ty. Lợi ích lâu dài có nghĩa ở
đó bao gồm mối quan hệ lâu dài giữa nhà đầu tư và cơng ty, và nhà đầu tư có ảnh hưởng
lớn tới việc quản lý công ty được đầu tư trực tiếp”.
Theo Luật Đầu tư của Việt Nam,“đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu
tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư” và “đầu tư nước ngoài là việc
nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác
để tiến hành hoạt động đầu tư”

Trang 3


Trong ba thập kỷ qua dòng vốn vào của FDI tăng nhanh hơn sự phát triển của
thương mại thế giới và sản lượng thế giới. Trong khoảng giai đoạn 1992-2010 tổng
dòng vốn FDI vào từ tất cả các nước tăng hơn gấp 9 lần trong khi giá trị của thương mại
thế giới chỉ tăng gấp bốn lần và sản lượng thế giới tăng 55%. FDI phát triển nhanh hơn
thương mại và sản lượng thế giới vì nhiểu lý do. Thứ nhất, mặc dù các rào cản thương
mại trong vòng 30 năm qua có sự suy giảm, các doanh nghiệp kinh doanh vẫn lo ngại
áp lực của chủ nghĩa bảo hộ. Lãnh đạo các doanh nghiệp xem FDI như là một cách để
phá vỡ rào cản thương mại trong tương lai. Thứ hai, phần lớn sự gia tăng FDI được thúc
đẩy bởi sự thay đổi về kinh tế và chính trị xảy ra tại nhiểu nước đang phát triển trên thế
giới. Xu hướng thay đổi chung từ dân chủ tập trung sang kinh tế thị trường tự do đã

thúc đầy FDI. Tại nhiều nước của Châu Á, Đông Âu và Mỹ Latin, tăng trưởng kinh tế,
giảm can thiệp kinh tế, các chương trình tư hữu hố đã mở cửa cho nhà đầu tư nước
ngoài, và nới lỏng hạn chế vế FDI đã khiến những đất nước này trở nên hấp dẫn hơn
đối với các công ty đa quốc gia. (Charles, 2014)
Một vai trò to lớn của FDI đối với các quốc gia nghèo và đang phát triển đó là
giải quyết tình trạng thiếu vốn đầu tư (Wang và Bloomstrom, 1992). Hầu hết các nước
đang phát triển đều khơng có nhiều vốn để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, khả
năng tích lũy vốn hạn chế. Hơn nữa, ở các nước này, nguồn nhân lực đang bị hạn chế
bởi trình độ, khoa học kỹ thuật lạc hậu. Đồng thời, các loại thị trường còn trong giai
đoạn tạo lập nên các quốc gia này thường gặp phải trở ngại trong việc kết hợp các nguồn
lực. Chính vì vậy để thốt khỏi tình trạng này, đầu tư nước ngoài được xem như một
động lực để hỗ trợ kinh tế trong nước phát triển hơn.
Tuy nhiên, vì nhiều lý do chẳng hạn như có sự khác biệt về các điều kiện tự
nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội cũng như nguồn lực, nên tác động của FDI đối với sự
phát triển của mỗi nước cũng khác nhau. Chính vì vậy, tùy thuộc điều kiện của mỗi
quốc gia mà mỗi quốc gia lựa chọn các yếu tố đầu tư nước ngoài phù hợp thực tế khách
quan của đất nước mình (Samuelson, 2002).

Trang 4


1.2 Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngồi tại Việt Nam
1.2.1 Diễn biến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
Theo số liệu của Tổng cục thống kê, trong giai đoạn 1995-2018 luồng vốn đầu
tư FDI hàng năm vào Việt Nam diễn biến thất thường, không ổn định (Hình 1). Có thể
mơ tả q trình thu hút FDI vào Việt Nam trong những năm 1995-2018 qua các giai
đoạn chủ yếu sau:
Từ 1995 đến 1999: Trong giai đoạn này chỉ có năm 1996 có sự gia tăng với tốc
độ nhanh cả về số dự án và số vốn đăng ký mới, những năm còn lại đặc trưng bởi sự
giảm sút mạnh của dòng vốn FDI đổ vào Việt Nam. Nguyên nhân chủ yếu là do tác

động của cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á và do mơi trường đầu tư ở Việt Nam trở
nên kém hấp dẫn hơn so với các nước trong khu vực. Vốn FDI đăng ký mới giảm trung
bình tới 24%/năm, trong khi vốn giải ngân giảm với tốc độ chậm hơn, trung bình khoảng
14%.
Giải ngân

Đvt: Triệu USD

Đăng ký

80.000

3500

70.000

3000

60.000

2000

40.000
1500

30.000

Số dự án

2500


50.000

1000

20.000

500

10.000

2018

2017

2016

2015

2014

2013

2012

2011

2010

2009


2008

2007

2006

2005

2004

2003

2002

2001

2000

1999

1998

1997

1996

0

1995


0

Hình 1.1 Diễn biến dòng vốn FDI vào Việt Nam giai đoạn 1995-2018

Nguồn: Tổng cục thống kê
Từ 2000 – 2008: lượng vốn FDI chảy vào Việt Nam tăng trưởng mạnh, đăng ký
vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đạt mức cao kỷ lục 64 tỷ đô la trong năm 2008, cao
hơn tổng số vốn tính chung từ 2000 - 2007. Điều này có thể được giải thích do kết quả
của cải thiện mơi trường đầu tư bằng việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư

Trang 5


nước ngồi, chính sách quản lý FDI tại Việt Nam đã chặt chẽ hơn, các dòng vốn FDI
ngày càng thực chất hơn, cả về số lượng và chất lượng, theo cả chiều rộng và chiều sâu.
Đồng thời quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đang được đẩy mạnh, mở cửa
hơn một số ngành do Nhà nước độc quyền nắm giữ trước đây như điện lực, bảo hiểm,
ngân hàng, viễn thơng cho đầu tư nước ngồi và cho phép chuyển đổi doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngồi sang cơng ty cổ phần qua đó tạo thêm khơng gian kinh tế mới,
mở ra cơ hội cho khu vực tư nhân và khu vực FDI gia tăng đầu tư kinh doanh.
Từ 2009 – 2013: năm 2009, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế tài
chính tồn cầu nên dịng vốn FDI xu hướng có giảm xuống, năm 2009 giảm xuống còn
23,1 tỷ USD. Những năm sau này số dự án và lượng vốn FDI đăng ký sụt giảm mạnh,
còn giá trị FDI thực hiện và giải ngân giảm ít hơn. Ngoại trừ năm 2013 có sự tăng đột
biến gía trị vốn FDI đăng ký.
Từ năm 2014-2018: ở giai đoạn này nhìn chung dịng vốn FDI tăng trở lại cả về
số dự án, lượng FDI đăng ký và lượng FDI giải ngân. Riêng giai đoạn 2017-2018 vốn
FDI đăng ký giảm nhẹ. Nguyên nhân cho điều này có thể là do sự cạnh tranh từ các nền
kinh tế của khu vực trong việc thu hút vốn đầu tư. Theo số liệu thống kê, lũy kế tính

đến hết tháng 12/2018, cả nước có 29.893 dự án FDI cịn hiệu lực, với tổng vốn đăng
ký 415,06 tỷ USD và tổng vốn thực hiện khoảng 191,09 tỷ USD, bằng 46,0% tổng vốn
đăng ký còn hiệu lực..
Như vậy nhìn chung từ năm 1995-2018, dịng dịng vốn FDI vào Việt Nam
có nhiều biến động nhưng tổng vốn FDI có xu hướng tăng theo thời gian.
So sánh với các quốc gia trong khu vực châu Á có thể thấy tốc độ tăng vốn đầu
tư của Việt nam khá chậm, thấp hơn nhiều so với các quốc gia khác như Trung Quốc,
HongKong và Ấn Độ.

Trang 6


Hình 1.2 Dịng vốn FDI ở một số quốc gia châu Á
Nguồn: UNCTAD
Một điểm đáng lưu ý về tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt
Nam đó là từ năm 2006, luồng FDI tăng đột biến làm bộc lộ khả năng hấp thụ vốn chưa
cao. Khả năng hấp thụ vốn còn hạn chế ảnh hưởng rất lớn triển khai các dự án FDI.
Thách thức của Việt Nam là kết cấu hạ tầng kém phát triển, nguồn nhân lực quản lý
thiếu, công nghệ hỗ trợ yếu và cơ chế thực thi kém hiệu quả.
Với sự phát triển cả và lượng và chất trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngồi,
có thể thấy một lý do nổi bật đó là Việt nam đã cải thiện mơi trường đầu tư để thu hút
FDI. Một số chính sách nổi bật của Việt Nam :
• Ban hành luật đầu tư nước ngoài 1987 và qua 4 lần sửa đổi nhằm giảm bớt thủ
tục đăng ký, mở rộng lĩnh vực đầu tư, cho phép các hoạt động sáp nhập, mua lại cơng
ty…
• Ban hành luật doanh nghiệp thống nhất năm 2005
• Mở cửa nền kinh tế thông qua ký kết các hiệp định thương mại song phương và
các hiệp định đa phương.
• Ký hiệp định song phương về xúc tiến và bảo vệ đầu tư
• Minh bạch hóa chính sách kinh tế đối với doanh nghiệp

• Cải cách hành chính

Trang 7


1.2.2 Đầu tư FDI vào Việt Nam theo quốc gia và vùng lãnh thổ
Trong tổng số quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư trực tiếp vào Việt Nam, đứng
thứ nhất là Hàn Quốc chiếm 18,36% tổng vốn đầu tư đăng ký, thứ hai là Nhật Bản chiếm
16,46% và thứ ba là Singapore chiếm 13,98%.
Bảng 1.1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt nam theo quốc gia và vùng lãnh thổ

Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài
1.2.3 Đầu tư FDI vào Việt Nam theo địa bàn đầu tư
Theo số liệu Tổng cục thống kê, theo đó, theo vùng lãnh thổ, khu vực Đông Nam
Bộ và khu vực Đồng bằng sông Hồng có tỷ trọng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài cao nhất, Bắc Trung Bộ và Tây nguyên là hai khu vực có tỷ trọng doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngồi trong tổng số doanh nghiệp có báo cáo thấp. Cụ thể Đông
Nam Bộ với 11961 dự án, số vốn đăng ký lên tới 130,5 tỷ USD, chiếm 44,4%. Tiếp theo
là vùng Đồng bằng sông Hồng với 7031 dự án, vốn đăng ký đạt 78,5 tỷ USD, chiếm
26,7%. Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung có 1364 dự án, vốn đăng ký đạt
49,1 tỷ USD, chiếm 16,7%. Đồng bằng sơng Cửu Long có 1326 dự án, vốn đăng ký đạt

Trang 8


18,6 tỷ USD, chiếm 6,3%. Trung du và miền núi phía Bắc có 723 dự án, vốn đăng ký
đạt 13,5 tỷ USD, chiếm 4,6%. Tây Nguyên là vùng thu hút FDI thấp nhất với 139 dự
án, vốn đăng ký đạt 0,8 tỷ USD, chiếm 0,3%
1.2.4 Đầu tư FDI vào Việt Nam theo hình thức đầu tư:
Trong những năm 1990 chủ yếu là dưới hình thức liên doanh với doanh nghiệp

nhà nước do chính sách hạn chế các hình thức doanh nghiệp vốn nước ngoài toàn bộ.
Nhược điểm của doanh nghiệp liên doanh là xuất hiện mâu thuẫn trong điều hành, quản
lý doanh nghiệp giữa các bên và nước tiếp nhận đầu tư phải chia sẻ rủi ro với đối tác
đầu tư.
Năm 1997 giới hạn này bãi bỏ, xuất hiện một số hình thức khác như BOT, BCC,
doanh nghiệp sở hữu 100% vốn nước ngoài. Theo số liệu của Tổng cục thống kê tính
đến thời điểm 31/12/2016, đầu tư FDI chủ yếu là hình thức đầu tư 100% vốn nước ngồi
chiếm tỷ trọng 71,4% vốn đăng ký. Các hình thức cịn lại như BOT (Xây dựng - Kinh
doanh - Chuyển giao), BTO (Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh), BT (Xây dựng Chuyển giao) không đáng kể, chiếm tầm 5.4% tổng vốn đăng ký

Hình 1.3 Hình thức đầu tư của dự án FDI vào Việt Nam
Nguồn: Tổng cục thống kê

Trang 9


1.2.5 Đầu tư FDI vào Việt Nam theo cơ cấu ngành
Vào những năm 1990 FDI tập trung vào các ngành khai khoáng và ngành thay
thế nhập khẩu. Song từ những năm 2000 xu hướng tăng mạnh vào các ngành chế biến
và các ngành định hướng xuất khẩu. Theo số liệu thống kê 65% doanh nghiệp FDI hoạt
động trong lĩnh vực sản xuất, chủ yếu là ngành dệt may, da giầy, điện tử, chế biến thực
phẩm, tuy nhiên chỉ thực hiện những khâu đơn giản nhất trong dây chuyền sản xuất,
đầu ra của doanh nghiệp chủ yếu là giành cho xuất khẩu. Tính đến năm 2018 theo lĩnh
vực kinh doanh, lĩnh vực "Dệt may, da giầy" có số lượng doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngồi có báo cáo lớn nhất với 1.704 doanh nghiệp, chiếm tỷ trọng 13,5%; tiếp đến
là các lĩnh vực "Sản xuất khác" có 1.259 doanh nghiệp (chiếm tỷ trọng 10%), "Hóa
chất, nhựa, hóa mỹ phẩm" có 1.040 doanh nghiệp (chiếm tỷ trọng 8,3%). Theo phân
tích của Ngân hàng Thế giới, vốn FDI tập trung ở các ngành chế tạo, chế biến, thâm
dụng lao động, đòi hỏi kỹ năng thấp, được nhìn nhận là có kết nối yếu với các doanh
nghiệp trong nước.

Từ năm 2006, đầu tư mạnh vào ngành dịch vụ và một số ngành công nghiệp đã
có tăng trưởng cao. Tính đến năm 2018, ngành dịch vụ cũng đã thu hút được 11.767 dự
án với tổng vốn đăng ký là 107,37 tỷ USD, chiếm 31,5% tổng lượng vốn FDI. Trong
dịch vụ, FDI tập trung vào nhóm ngành có mức độ mở cửa cao nhất và không yêu cầu
thời gian kéo dài. FDI đã tạo ra nhiều dịch vụ có chất lượng cao, như: ngân hàng, bảo
hiểm, kiểm toán, vận tải biển, logistic, khách sạn…, từng bước tạo điều kiện cho thị
trường dịch vụ phát triển và tăng khả năng hội nhập kinh tế quốc tế. Một trong những
lý do cho điều này có thể là do những cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO về mở
cửa thị trường dịch vụ là nguyên nhân tạo nên sự gia tăng đầu tư vào lĩnh vực này.
Doanh nghiệp FDI chưa quan tâm đến các ngành công nghệ cao, 5% doanh
nghiệp tham gia vào sản xuất hay dịch vụ CNTT (sản xuất phần mềm,phần cứng và các
dịch vụ liên qua), 5,3% tham gia vào hoạt động khoa học kỹ thuật. Đây là một điểm
cần phải lưu ý, các ngành dịch vụ công nghệ cao như viễn thông, lập trình máy tính,
hoạt động dịch vụ thơng tin và hoạt động nghiên cứu phát triển cũng rất quan trọng
trong thời đại công nghiệp 4.0 như hiện nay.

Trang 10


Lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản là ngành thế mạnh của Việt Nam, đang
được khuyến khích phát triển nhưng lĩnh vực này thu hút rất ít dự án và vốn đăng ký.
Theo Tổng cục thống kê tính đến hết năm 2018, chỉ có 491 dự án FDI cịn hiệu lực với
tổng vốn đăng ký đạt 3,5 tỷ USD, chiếm 1,01% tổng vốn đăng ký FDI tại Việt Nam.
Quy mô vốn đăng ký của các dự án đều nhỏ, còn khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm
năng về điều kiện của Việt Nam, chủ yếu được sử dụng vào hoạt động chăn nuôi, sản
xuất thức ăn gia cầm.

Bảng 1.2 Số dự án và vốn đăng ký theo ngành kinh tế

Nguồn: Tổng cục Thống kê


1.3 Tăng trưởng kinh tế Việt Nam và đóng góp của FDI
Sau cải cách kinh tế năm 1986, Việt Nam đã dần được mở cửa cho kinh tế thị
trường và gia nhập vào thương mại quốc tế. Trong giai đoạn 1995-1997, nền kinh tế đã
đạt được thành tựu kinh tế đáng kể, với tốc độ tăng trưởng đến đỉnh điểm 10% vào giai

Trang 11


đoạn này. Vào năm 1998, 1999, tác động của khủng hoảng tài chính châu Á đã kìm hãm
sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam, chỉ ở mức 4.8% vào năm 1999. Đất nước
phục hồi vào năm 2000 và tiếp tục tăng trưởng từ năm 2000 đến năm 2007, kinh tế Việt
Nam tăng trưởng bình qn 7,1%/năm. Sau đó, cuộc đại suy thối kinh tế tồn cầu 20082009 đã tác động tiêu cực đến Việt Nam. Từ năm 2011 -2018, nền kinh tế Việt Nam đã
quay lại chu kỳ tăng trưởng, dù tình hình kinh tế - xã hội chung của cả nước
cải thiện chậm và gặp nhiều khó khăn nhưng tăng trưởng kinh tế bình quân vẫn đạt
6,2%/năm.
Tỷ lệ nghèo của Việt Nam giảm trung bình 2,9 điểm phần trăm mỗi năm, từ
mức 58% năm 1993 xuống mức thấp 14,2% trong năm 2010, theo chuẩn nghèo chính
thức. Theo số liệu của Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo đã cơng bố tỷ lệ này cịn

200

12,00

180
10,00

160
140


8,00

120
100

6,00

80
4,00

60
40

2,00

20

GDP (constant 2010 US$)

2018

2017

2016

2015

2014

2013


2012

2011

2010

2009

2008

2007

2006

2005

2004

2003

2002

2001

2000

1999

1998


1997

1996

0,00

1995

0

GROW

Hình 1.4 GDP và tốc độ tăng trưởng tại Việt Nam giai đoạn 1995-2018
Nguồn: Ngân hàng thế giới
FDI hiện là khu vực năng động nhất trong các khu vực kinh tế, có tốc độ tăng
GDP cao hơn so với các khu vực kinh tế khác và cao hơn tốc độ tăng của toàn nền kinh
tế. Năm 1995 GDP của khu vực có vốn đầu tư nước ngồi tăng 14,98% trong khi GDP
cả nước tăng 9,54%; năm 2000 tốc độ này tương ứng là 11,44% và 6,79%, năm 2005

Trang 12

%

Billions USD

5,35% vào năm 2018.


tương ứng là 13,22% và 8,44%, năm 2010 là 8,12% và 6,78% và năm 2018 là 12,2%

và 7,08%.
Theo số liệu của Tổng cục thống kê, đóng góp của khu vực đầu tư nước ngồi
vào GDP có xu hướng tăng dần qua các năm. Những năm gần đây, nguồn vốn FDI được
triển khai thực hiện trong thực tế thường đóng góp khoảng 20% GDP của Việt Nam. Tỷ
trọng đóng góp của khu vực FDI trong GDP tăng dần qua các năm, từ 6,3% GDP năm
1995, lên 12,7% năm 2000, 17,7% năm 2010 và 20,28% vào năm 2018.
FDI được coi là nguồn vốn quan trọng góp phần bổ sung vào vốn đầu tư phát
triển xã hội (Wang và Bloomstrom, 1992). Nguồn vốn FDI góp phần quan trọng trong
việc thúc đẩy các thành phần kinh tế khác phát triển, tăng nguồn vốn đầu tư để mở rộng
sản xuất.

Hình 1.5 Tỷ lệ đóng góp của khu vực FDI vào tổng vốn đầu tư và vào GDP
Nguồn: Tổng cục thống kê
FDI là nguồn vốn bổ sung rất quan trọng cho nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là
cho hai khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Vốn FDI thực hiện tăng nhanh qua
các năm, từ khoảng 27,17 nghìn tỷ đồng, chiếm 18,0% tổng vốn đầu tư xã hội (2000)
lên 214,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 25,8% tổng vốn đầu tư xã hội (2010). Năm 2018 vốn
đầu tư phát triển toàn xã hội của khu vực FDI đạt 434,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 23,4%
tổng vốn đầu tư toàn xã hội.

Trang 13


Hình 1.6 Tỷ trọng vốn đầu tư tại Việt Nam theo khu vực kinh tế
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Một đóng góp khác của FDI là đóng góp vào ngân sách nhà nước. Theo thống
kê của Cục Tài chính doanh nghiệp, số tiền nộp vào ngân sách nhà nước của khu vực
doanh nghiệp có vốn FDI tăng nhanh và ổ qua các năm. Năm 2000, khu vực FDI đóng
góp vào ngân sách nhà nước (chưa kể thu từ dầu thô) hơn 4,7 nghìn tỷ đồng chiếm 5,2%
tổng thu ngân sách, năm 2005 hơn 19,1 nghìn tỷ đồng chiếm 8,4%,

năm 2010 hơn 64,9 nghìn tỷ đồng chiếm 11,03%, năm 2015 hơn 140 nghìn tỷ đồng
chiếm 14,1% và đến năm 2017 là 171 nghìn tỷ đồng, chiếm 13,3% tổng thu ngân sách
cả nước.
Theo số liệu của Tổng cụ thống kê, tính đến năm 2016 doanh nghiệp FDI vùng
Đông Nam Bộ (với 6 tỉnh là Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu và Thành phố Hồ Chí Minh) chiếm đến 49,1% tổng số lượng doanh nghiệp
FDI đang hoạt động và đóng góp 51% tổng số tiền của khu vực FDI cho NSNN của cả
nước.

Trang 14


×