Bạn biết gì về bệnh hạt cơm?
Mụn hạt cơm xuất hiện ở bất kỳ nơi nào trên da hoặc niêm mạc,
thường có đường kính nhỏ hơn 0,5cm. Thời gian ủ bệnh trung bình từ 2 - 18
tháng. Hạt cơm thường không đáp ứng với bất kỳ dạng điều trị nào, nhưng
chúng thường tự khỏi. Bệnh hay “tái phát” ở dạng các tổn thương mới.
Nguyên nhân gây bệnh
Mụn hạt cơm là do virut gây ra, người ta đã xác định được trên 40 loại virut
gây u nhú (Papillomavirus) ở người bằng các phương pháp xác định loại protein
virut nhờ phương pháp huyết thanh học, lai ghép phân tử AND của virut và
phương pháp kháng thể đơn dòng. Hạt cơm cổ tử cung có thể truyền sang cho trẻ
sơ sinh qua đường sinh sản. Soi âm đạo và dùng acid acetic 3% với các thương tổn
ở cổ tử cung có thể phát hiện các hạt cơm dẹt tiền ác tính. Ở một số bệnh nhi có
hạt cơm thanh quản được điều trị bằng tia X đã phát triển ung thư tế bào gai ở
thanh quản.
Biểu hiện lâm sàng
Bệnh mụn hạt cơm thường không
có triệu chứng. Khi ép lên hạt cơm ở
gan bàn chân thấy có cảm giác mềm.
Hạt cơm ở vùng hậu môn sinh dục
thường gây ngứa. Rất ít khi hạt cơm gây
ra cản trở cơ học dù ở các vị trí như lỗ
mũi, ống tai, niệu đạo. Các hạt cơm rất
khác nhau về hình dạng, kích thước và hình thức. Khi nhìn, đa số các hạt cơm dẹt
đều có thể thấy rõ dưới ánh sáng xiên. Những hạt cơm dưới móng có thể khô, nứt
nẻ và tăng sừng, có thể giống như chỗ xước măng rô. Hạt cơm ở gan bàn chân
giống như cục chai sần ở chân.
Chẩn đoán phân biệt
Ở người cao tuổi, các hạt cơm lớn mạn tính cần phải sinh thiết để loại trừ
khả năng ung thư tế bào gai. Đôi khi những tổn thương giống hạt cơm ở các vùng
da tiếp xúc với ánh mặt trời, thực tế lại là các ung thư tế bào gai và dày sừng quá
sản do ánh nắng. Một số các thương tổn hạt cơm hoa liễu có thể là do giang mai
thứ phát. Những tổn thương u mềm lây có thể bị nhầm lẫn là mụn hạt cơm, đặc
biệt khi chúng rất lớn ở những người bị suy giảm miễn dịch. Tổn thương dày sừng
Hạt cơm ở ngón tay.
da bã nhờn cũng có thể bị lẫn lộn với hạt cơm. Đối với bệnh nhân AIDS, các tổn
thương giống hạt cơm cũng có thể do virus varicella-zoster gây ra.
Điều trị và phòng bệnh
Vì chưa có một phương pháp điều trị nào có thể đảm bảo khỏi bệnh hay
tránh được tái phát nên việc điều trị chỉ nhằm mục đích tạo ra những khoảng thời
gian “không có hạt cơm” càng lâu càng tốt mà không tạo sẹo. Ở bệnh nhân suy
giảm miễn dịch, mục đích của điều trị khiêm tốn hơn, là chỉ kiểm soát được kích
thước và số lượng của hạt cơm.
Các phương pháp loại bỏ mụn hạt cơm gồm:
Dùng nitrogen lỏng áp dụng trong 5 - 15 giây với hai chu kỳ lạnh - bớt
lạnh, điều trị hai tuần một lần, nhưng cần thực hiện bởi thầy thuốc chuyên khoa để
tránh quá mức có thể gây sẹo. Nitrogen lỏng có thể gây mất sắc tố đối với những
người da màu. Phương pháp này có hiệu quả với các mụn cơm khô ở dương vật và
mụn cơm thành dải ở mặt và trên cơ thể. Nên dùng nitrogen lỏng điều trị các tổn
thương ở mu bàn chân, trái lại không nên dùng điều trị các tổn thương ở lòng bàn
chân và các vùng chịu lực khác vì có thể dẫn tới đau đớn và làm rộp da tạm thời.
Dùng nitrogen lỏng để chữa Condyloma nhưng nên chia nhỏ các tổn thương quanh
hậu môn sau đốt điện sẽ có hiệu quả hơn.
Các sản phẩm của acid salicylic có thể dùng để điều trị các mụn cơm thông
thường hay các mụn cơm ở lòng bàn chân. Mụn cơm ở lòng bàn chân có thể được
điều trị bằng cách cắt bớt mụn cơm, sau đó bôi acid salicylic 40% rồi băng lại, có
thể để băng trong 5 ngày rồi bỏ đi, tiếp tục làm như thế trong hàng tuần hay hàng
tháng để trừ hẳn mụn cơm. Phương pháp này an toàn, hiệu quả và hầu như không
có tác dụng phụ.
Liệu pháp miễn dịch: dùng dinitrochlorobenzen (DNCB) có thể có hiệu quả
trong các trường hợp mụn cơm kháng thuốc. Việc sử dụng dài ngày các thuốc bôi
gây kích thích có thể chữa mụn cơm bằng cách tăng cường các kháng thể chống
mụn cơm không đặc hiệu.
Retinoid: dùng kem hoặc gel
tretinoin (Retin-A) bôi hai lần mỗi ngày
có thể có hiệu quả đối với các mụn cơm
ở mặt hoặc các mụn cơm ở vùng râu.
Các mụn cơm lan rộng có thể biến mất
nếu uống etretinat trong 1 tháng.
Phẫu thuật: các mụn cơm ở lòng
bàn chân có thể được cắt bỏ bởi kỹ
thuật loại bỏ bằng kim chuyên dụng
Tổn thương hạt cơm ở gan bàn
chân.
hoặc tiêm thuốc tê tại gốc mụn cơm, sau đó cắt bỏ mụn. Việc cắt bỏ mụn cơm dù
sao cũng có thể gây ra sẹo trên chân và nên hạn chế dùng.
Liệu pháp laser: dùng laser CO2 đặc biệt có hiệu quả để điều trị mụn cơm
tái phát, mụn cơm dưới móng, mụn cơm gan bàn chân.
Phòng bệnh: cần tránh tiếp xúc với hạt cơm. Khi bị hạt cơm không nên
cào xước hay gây tổn thương vùng bị bệnh. Hạt cơm ở vùng hậu môn sinh dục có
thể lây nhiễm qua đường tình dục, cho nên phải dùng bao cao su để tránh nguy cơ
lây bệnh.
BS. Nguyễn Bùi Kiều Linh