Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Đầu tư cho nguồn nhân lực để tạo lợi thế cạnh tranh khi tham gia AEC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (349.07 KB, 7 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

ĐẦU TƢ CHO NGUỒN NHÂN LỰC ĐỂ TẠO LỢI THẾ CẠNH TRANH KHI THAM
GIA AEC

INVESTMENT FOR HUMAN RESOURCES TO ACHIEVE COMPETITIVE
ADVANTAGE WHEN VIETNAM JOINS AEC
Lê Thị Nam Phương, TS.Nguyễn Thị Bích Thu
Trường SKY-LINE, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng

TÓM TẮT
Nguồn nhân lực là nguồn tạo lợi thế cạnh tranh bền vững, là nguồn lực quan trọng nhất trong nền sản xuất xã
hội, là lợi thế cạnh tranh của các quốc gia, của các ngành kinh tế khác nhau và của các doanh nghiệp. Đà Nẵng cần
những chính sách phù hợp để đón đầu cơ hội khi Cộng đồng kinh tế ASEAN ra đời vào cuối 2015. Phát huy thế
mạnh của thành phố có chỉ số cạnh tranh cao nhất Việt Nam, Đà Nẵng cần chủ động, tích cực, phát huy sức mạnh
của các cá nhân, tổ chức, duy trì và phát triển các yếu tố cạnh tranh, đặc biệt là phát huy thế mạnh vượt trội về
nguồn nhân lực.
Từ khóa: Nguồn nhân lực, lợi thế cạnh tranh, liên kết bền vững, cạnh tranh nguồn nhân lực, đào tạo nguồn nhân
lực.

ABSTRACT
Human capital, the source of sustainable competitive advantage, is the most important resources in social
production that creates the competitive advantage for enterprises and for nations. Da Nang needs to have the
appropriate policy to profit the opportunities brought by the ASEAN Economic Community.Taking advantage of the
city with the highest competitiveness index Vietnam, Danang need proactive, positive and promote the strength of the
individual, organization, maintenance and development of competitive factors, particularly promoting the strength of
human resources.
Key words: Human resources, competitive advantage, linking sustainable, competitive human resources, human
resources training.

1. NNL lợi thế cạnh tranh trên toàn cầu


Từ cuối thập niên 90 trở đi, sự biến động của môi trƣờng kinh doanh đã đặt ra yêu cầu nhiều hơn,
tập trung mạnh mẽ hơn vào yếu tố con ngƣời trong tổ chức. Gần đây, Thomas L.Friedman (2005) đã cảnh
báo về giai đoạn ―san phẳng sân chơi toàn cầu‖ – cho phép các cá nhân cộng tác và cạnh tranh trên thị
trƣờng toàn cầu. Hầu nhƣ các nhà nghiên cứu đều thống nhất cho rằng nguồn nhân lực là nguồn tạo lợi
thế cạnh tranh bền vững, là nguồn lực quan trọng nhất trong nền sản xuất xã hội, là lợi thế cạnh tranh của
các quốc gia, của các ngành kinh tế khác nhau và của các doanh nghiệp.
Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) ra đời vào cuối năm 2015, các nƣớc thành viên phải thực hiện
cam kết về tự do luân chuyển lao động. Việc này một mặt tạo cơ hội cho dịch chuyển lao động có chất
lƣợng, song mặt khác lại đặt ra những thách thức lớn cho lao động thiếu kỹ năng. Kết quả nghiên cứu gần
đây của ILO và Ngân hàng Phát triển châu Á cho thấy AEC sẽ tạo thêm 14 triệu việc làm ở khu vực
ASEAN, trong đó Việt Nam chiếm 1/6 tổng lực lƣợng lao động của khu vực. Có 8 ngành nghề là kiểm
tốn, kiến trúc, kỹ sƣ, nha sĩ, bác sĩ, y tá, điều tra viên và du lịch lao động có kỹ năng tay nghề cao đƣợc
phép di chuyển trong khu vực.
Lợi thế so sánh của Việt Nam hiện nay là trong các ngành sử dụng nhiều lao động nhƣ công nghiệp
nhẹ và công nghiệp thực phẩm. Tuy nhiên, chúng ta cũng đang từng bƣớc chuyển sang một nền kinh tế
dịch vụ mang tính cạnh tranh toàn cầu và dựa vào tri thức. Theo kinh nghiệm của các nƣớc phát triển,
chính sách giáo dục và cơng nghệ hiệu quả đóng vai trị rất quan trọng trong các giai đoạn đầu của quá

294


HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2015)
trình phát triển cơng nghiệp. Chất lƣợng giáo dục bậc cao cần đƣợc cải thiện để đáp ứng tốt hơn nhu cầu
của một nền kinh tế định hƣớng thị trƣờng phát triển hơn.
2. Tham gia AEC cơ hội của Đà Nẵng
Căn cứ vào điểm xếp hạng năng lực chỉ số cạnh tranh toàn cầu của WEF, 2014, theo thang 7 điểm,
xét trên 144 nƣớc, Việt Nam có điểm cạnh tranh GCI là 4,23 đứng thứ 68, sau 5 nƣớc ASEAN
Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Philippin, chỉ đứng trên Lào, Campuchia, Myanmar (Brunei
năm nay khơng có mặt trong bảng xếp hạng vì thiếu thơng tin).
Bảng 1. Vị trí của các nước ASEAN trong bảng xếp hạng GCI


Đối với nhóm các nhu cầu cơ bản, thứ hạng cạnh tranh của 4 ―trụ cột‖ lần lƣợt là: thể chế (3,51 xếp
92); kết cấu hạ tầng (3,74 xếp 81); môi trƣờng kinh tế vĩ mô (4,66 xếp 75) và các lĩnh vực giáo dục tiểu
học và y tế (5,86, xếp 61). Trong tƣơng quan toàn cầu, giáo dục tiểu học và y tế Việt Nam vẫn có thứ
hạng khá, đứng thứ 61, xếp thứ 3 trong các nƣớc ASEAN, cao hơn cả Thái Lan (thứ 66), Indonesia (74),
Lào (90), Campuchia (thứ 91), Philippines (thứ 92), Myanmar (thứ 117), chỉ thua thứ hạng của Singapore
(thứ 3), Malaysia (33). Với quyết tâm đổi mới cơ bản và toàn diện nền giáo dục, cũng nhƣ cải thiện y tế,
nhất định trụ cột này sẽ đƣợc chúng ta củng cố hơn nữa trong thời gian tới.
Đối với nhóm các trụ cột về sử dụng hiệu quả nguồn lực, thứ hạng của Việt Nam còn khá thấp. Cụ
thể:
Bảng 2. Điểm và thứ hạng các yếu tố trong nhóm sử dụng hiệu quả nguồn lực

295


TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh - PCI (Provincial Competitiveness Index) thực hiện từ năm
2005, Đối với TP Nẵng, ngay từ những năm đầu tiên tham gia, kết quả xếp hạng PCI của Đà Nẵng ở vị
trí thứ 2 trong 3 năm liền, sau Bình Dƣơng đứng ở vị trí dẫn đầu. Năm 2008, PCI Đà Nẵng đã đánh dấu
bƣớc đột phá, nắm giữ vị trí thứ nhất và tiếp tục dẫn đầu toàn quốc vào các năm 2009 và 2010. Tuy nhiên,
trong 2 năm 2011 và 2012, PCI Đà Nẵng đã tụt hạng về vị trí cũng nhƣ điểm số; từ vị thứ 5 vào 2011 với
66,98 điểm tụt xuống vị thứ 12 vào 2012 với 61,71 điểm. Đến năm 2013, Đà Nẵng đã trở lại vị trí dẫn
đầu PCI cả nƣớc với sự thành công của chƣơng trình tái cơ cấu nền kinh tế, doanh nghiệp và ngân sách.
Năm 2014, Đà Nẵng triển khai chƣơng trình ―Năm doanh nghiệp Đà Nẵng‖ với phƣơng châm ―Sự phát
triển của doanh nghiệp là động lực chính cho tăng trƣởng kinh tế của thành phố‖ đã tạo môi trƣờng cho
doanh nghiệp thành phố ổn định và phát triển, chính nhờ đó Đà Nẵng vẫn giữ vững vị trí số 1 trên bảng
xếp hạng PCI toàn quốc. Chất lƣợng đào tạo lao động đã từ vị trí thứ 2 năm 2013 vƣơn lên dẫn đầu năm
2014.
Bảng 3. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Đà Nẵng.


\

Ông Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng cho rằng, mặc dù quay lại dẫn đầu bảng xếp
hạng, song đanh giá, PCI của Đà Nẵng vẫn chỉ dừng ở mức duy trì phong độ, tuy dẫn đầu thứ hạng nhƣng
điểm số PCI của Đà Nẵng so với kết quả những năm trƣớc lại có chiều hƣớng giảm, các chỉ số thành phần
giảm nhiều hơn là tăng. Điều này đồng nghĩa với việc Đà Nẵng ―tụt hậu‖ so với chính mình trong bối
cảnh u cầu của doanh nghiệp đối với môi trƣờng đầu tƣ kinh doanh của địa phƣơng ngày càng cao.
Không thể ngủ yên trên chiến thắng, Đà Nẵng cần có những giải pháp để phát triển bền vững, nâng cao
các chỉ số CPI còn thấp, giữ vững chỉ số cao về chất lƣợng đào tạo lao động.

296


HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2015)
Trong giai đoạn sắp tới, Trách nhiệm của Đà Nẵng là không chỉ cố gắng tạo nên một thứ hạng cao
hơn cho mình, một nỗ lực cải cách tốt hơn cho mình mà cịn có trách nhiệm của ngƣời đứng đầu trong
việc khai phá, tạo ra những bứt phá cho cả nƣớc trong việc năng cao năng lực cạnh tranh
3. Nguồn nhân lực - lợi thế của Đà Nẵng
Quyết định 1866/QĐ-TTg ngày 08.10.2010 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng đến năm 2020, trong đó xác định một số chỉ tiêu định
hƣớng phát triển thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2016 - 2020 nhƣ sau:
- Đến năm 2020, GDP bình quân đầu ngƣời đạt 4.500 - 5.000 USD.
- Cơ cấu GDP năm 2020: dịch vụ: 55,6% - công nghiệp, xây dựng: 42,8% và nông nghiệp:1.6%
- Đến năm 2020, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 70%.
Theo Quy hoạch phát triển nhân lực Đà Nẵng giai đoạn 2011 - 2020, đến năm 2020, dự kiến Đà
Nẵng sẽ cần 905.246 lao động, trong đó cơ cấu lao động theo 3 nhóm ngành nơng nghiệp - cơng nghiệp dịch vụ lần lƣợt là: 4,0% - 29,4% - 66,6%. Dự báo cầu lao động trong một số ngành cụ thể trình bày trong
bảng 4.
Bảng 4. Dự báo nguồn nhân lực các ngành của Đà Nẵng.
ĐVT: Người


Thực hiện đúng theo Quy hoạch tổng thể đã đƣợc phê duyệt, nhân lực qua đào tạo của Thành phố
đạt đƣợc mục tiêu là 55% tổng cầu lao động vào năm 2015 và 70% tổng cầu lao động vào năm 2020, đến
năm 2020, dự báo Đà Nẵng sẽ cần 633.672 lao động đã qua đào tạo, trong đó, lao động có trình độ cao
đẳng - đại học là 186.374 ngƣời, trung cấp chuyên nghiệp là 149.099 ngƣời và công nhân kỹ thuật là
298.199 ngƣời tƣơng ứng với tỷ lệ 1 - 0,8 - 1,6.
Tuy nhiên, Điểm yếu của lao động Việt Nam nói chung và lao động Đà Nẵng nói riêng chính là
thiếu kỹ năng mềm nhƣ làm việc theo nhóm, giao tiếp, ngoại ngữ và kỹ năng nghề thấp… Khi Việt Nam
gia nhập AEC, sự cạnh tranh trên thị trƣờng lao động sẽ rất cao. Trong cuộc khảo sát về nhu cầu kỹ năng
mới đây do ILO thực hiện với hơn 200 doanh nghiệp du lịch ở miền Trung, hầu hết các doanh nghiệp đều
cho rằng sinh viên tốt nghiệp các trƣờng dạy nghề không đáp ứng đƣợc yêu cầu công việc.
Theo Trần Anh Tuấn (2015), ba vấn đề thách thức của nguồn nhân lực Việt Nam đáng quan tâm
nhất là: kỹ năng, ngoại ngữ và tác phong công nghiệp (kỉ luật và trách nhiệm). Thời kỳ hội nhập sẽ mở ra
nhiều cơ hội việc làm với nhiều yêu cầu cao hơn đối với ngƣời lao động, với tiêu chí tuyển dụng cao hơn
địi hỏi nguồn nhân lực phải có nhiều kỹ năng khác ngồi kiến thức chun mơn. Muốn thành cơng trong
mơi trƣờng cạnh tranh, ngƣời Việt trẻ phải có ý thức mở rộng kiến thức nghề nghiệp, nâng cao năng lực
tƣ duy khoa học, độc lập, lao động sáng tạo, phát huy sáng kiến, áp dụng công nghệ mới không ngừng
297


TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
phát triển kỹ năng nghề nghiệp… để hình thành một thế hệ thanh niên có tri thức, bản lĩnh, vững vàng hội
nhập quốc tế.
Cùng chung với tình trạng cả nƣớc, Đà Nẵng cũng đang thiếu cả thầy và thiếu cả thợ, thiếu những
ngƣời có năng lực và thiếu đối với một số ngành nghề mà các trƣờng ít đào tạo, Đà Nẵng thiếu lực
lƣợng chuyên gia giỏi, nhất là trong các lĩnh vực công nghệ cao, thiếu cán bộ đầu ngành có khả năng
hoạch định chính sách. Thực tế, nhiều doanh nghiệp đang rất cần lao động nhƣng không tuyển đƣợc
ngƣời và chúng ta đang phải nhập khẩu hàng vạn lao động ngƣời nƣớc ngồi từ cơng nhân đến kỹ sƣ.
Chúng ta cũng đang thừa cả thầy, thừa cả thợ, thừa những ngƣời đƣợc đào tạo với chất lƣợng thấp, không
đáp ứng đƣợc yêu cầu của ngƣời sử dụng lao động, của các doanh nghiệp và thừa những ngƣời mà các

ngành nghề họ đƣợc đào tạo đã bão hòa. Những nguyên nhân chính là:
Ngƣời Miền Trung hiếu học nhƣng lại mang tâm lý chuộng bằng cấp: phụ huynh và học sinh đều
muốn có một tấm bằng cao hơn mà ít quan tâm đến năng lực của mình cũng nhƣ khả năng tìm việc làm
sau khi tốt nghiệp. Do đó nếu khơng đƣợc học đại học phải vào học các trƣờng thấp hơn dễ mang tâm lý
chán nản, nên học tập không hiệu quả.
Các trƣờng đang đào tạo theo chƣơng trình khung cứng nhắc, chậm đƣợc đổi mới nên chƣa bám sát
đƣợc yêu cầu của các doanh nghiệp, cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học nói chung cịn lạc hậu và
thiếu thốn, đặc biệt là đội ngũ giáo viên còn rất thiếu và yếu, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu đào tạo theo
năng lực tích hợp giữa lý thuyết và thực hành. Hiện nay cả nƣớc có 5 trƣờng ĐH Sƣ phạm kỹ thuật đào
tạo giảng viên dạy nghề có trình độ đại học cho các trƣờng cao đẳng nghề. Tuy nhiên, các trƣờng này
trong hàng chục năm qua chỉ đạo tạo đƣợc GV cho khoảng 35 nghề nên đã bão hịa, trong khi đó các
trƣờng cao đẳng nghề đang đào tạo hơn 300 nghề, do vậy, đại bộ phận các nghề khơng có GV đƣợc đào
tạo đúng nghề để dạy học có chất lƣợng.
Tâm lý xã hội trọng thầy khinh thợ, thiếu sự tuyên truyền về hình ảnh đẹp của ngƣời thợ và ngƣời
lao động. Nói chung chúng ta chƣa có những tiêu chí chuẩn mực về vẻ đẹp của ngƣời lao động nên,
cộng với các hoạt động đồn thể, xã hội và cả trong gia đình ln liệt kê bằng cấp đại học nhƣ một sự sự
tự hào của gia đình, dịng tộc, địa phƣơng….
Hoạt động hƣớng nghiệp cho học sinh phổ thông chƣa tốt nên các em chỉ muốn học đại học mà
khơng muốn học nghề.
Trình độ phát triển của các doanh nghiệp chƣa cao, khả năng quản lý thấp, lƣơng của công nhân
thấp đặc biệt là đối với các nghề nặng nhọc nên không hấp dẫn đƣợc học sinh vào học nghề.
Ở hầu hết các nƣớc, mối quan hệ giữa bên cung và bên cầu nhân lực rất khăng khít nên đào tạo
nhân lực rất có hiệu quả.
4. Giải pháp nguồn nhân lực để giữ lợi thế cạnh tranh của Đà Nẵng khi tham gia AEC
- Tuyên truyền:
+ Nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về phát triển nhân lực.
+ Cơ cấu nhân lực hợp lý trong từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.
+ Thay đổi nhận thức trong xã hội về học nghề và đào tạo nghề.
- Coi trọng công tác hƣớng nghiệp: Phát triển đội ngũ chuyên gia am hiểu tâm lý học nghề
nghiệp, thông tin thị trƣờng lao động, am hiểu về thực tế ngành nghề xã hội, kinh tế học lao động để thực

hiện công tác hƣớng nghiệp.

298


HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2015)
- Đổi mới công tác quản lý nhà nƣớc về phát triển nhân lực. Hoàn thiện bộ máy quản lý, đổi mới
phƣơng pháp quản lý, nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả hoạt động bộ máy quản lý. chú trọng việc
thành lập và triển khai hoạt động của Hội đồng nhân lực Thành phố.
- Hồn thiện các chính sách đào tạo, thu hút nhân lực, ƣu tiên đào tạo và thu hút cho nhóm ngành
du lịch, thƣơng mại, công nghệ thông tin - truyền thông, y tế, giáo dục và công nghệ cao.
- Quy hoạch lại mạng lƣới đào tạo nhân lực, hoàn thiện hệ thống các cơ sở đào tạo, dạy nghề, ƣu
tiên đào tạo nhân lực chất lƣợng cao, đạt trình độ quốc tế. Nâng cao chất lƣợng đào tạo thông qua việc
đầu tƣ cơ sở vật chất, kỹ thuật, bồi dƣỡng, đào tạo giảng viên, đổi mới phƣơng pháp giảng dạy. Thành
phố hỗ trợ các cơ sở đào tạo thơng qua các chính sách ƣu đãi về đất đai, thủ tục hành chính; tín dụng (từ
Quỹ đầu tƣ phát triển thành phố); đặt hàng đào tạo nhân lực cho khu vực công; hỗ trợ đào tạo, thu hút
giảng viên.
- Tiếp tục đầu tƣ kinh phí thực hiện và hồn thiện các chính sách về thu hút nhân tài, đào tạo cán
bộ, công chức, viên chức. Khai thác các chƣơng trình đào tạo nhân lực trình độ cao của Trung ƣơng và
các tổ chức quốc tế để đào tạo đội ngũ chuyên gia, nhà quản lý.
- Tiếp tục thực hiện các chính sách tạo việc làm, phát triển thị trƣờng lao động nhƣ thành lập Quỹ
cho vay hỗ trợ giải quyết việc làm; nâng cao hiệu quả hoạt động của các trung tâm giới thiệu việc làm;
xây dựng hệ thống thông tin và dự báo về việc làm và nguồn nhân lực; khuyến khích xuất khẩu lao động;
triển khai thực hiện hệ thống thông tin thị trƣờng lao động.
- Tạo liên kết bền vững trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Lâu dài cần hƣớng đến xây dựng mơ hình liên kết bền vững giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo. Đó
là liên kết phải giải quyết đƣợc các vấn đề nhƣ: đảm bảo hoạt động đào tạo bền vững của cơ sở đào tạo; đảm
bảo hoạt động kinh doanh bền vững của doanh nghiệp thơng qua việc có đƣợc nguồn nhân lực đáp ứng yêu
cầu; các mối liên kết phù hợp với luật pháp và xã hội, góp phần tạo ổn định xã hội; thỏa mãn nhu cầu của
ngƣời học và ngƣời lao động để họ gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Có thể tóm tắt lợi ích và trách nhiệm

của các bên trong liên kết bền vững trong hình 1.
Để tham gia vào liên kết bền vững, ở vị trí ngƣời tiêu dùng sản phẩm do các cơ sở đào tạo sản xuất
ra, các doanh nghiệp sẽ:
Xác định rõ phƣơng hƣớng phát triển và từ đó nhận định rõ nhu cầu về nguồn nhân lực cho doanh
nghiệp cả về số lƣợng và chất lƣợng. Doanh nghiệp cung cấp các thông tin về nhu cầu của mình cho các
cơ sở đào tạo.
Các doanh nghiệp coi đầu tƣ cho đào tạo là một khoản đầu tƣ dài hạn và tiến hành hoạch toán nhƣ
tính tốn một dự án đầu tƣ. Việc lựa chọn cơ sở đào tạo sẽ là bƣớc tính tốn lựa chọn nhà cung cấp dịch
vụ cho dự án đầu tƣ của doanh nghiệp.
- Các doanh nghiệp hợp tác và phối hợp với nhau trong đào tạo và sử dụng các cơ sở đào tạo làm
đầu mối liên kết.
Tham gia vào liên kết bền vững các cơ sở đào tạo sẽ:
- Tổ chức thu thập, nghiên cứu và phân tích thơng tin về nhu cầu của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó
xây dựng và điều chỉnh các chƣơng trình đào tạo phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp về đào tạo mới,
đào tạo lại hoặc đào tạo nâng cao.
- Tổ chức cơ cấu bộ máy hoạt động và cung ứng dịch vụ của mình ngày càng linh hoạt để nhanh
chóng đáp ứng đƣợc những yêu cầu biến đổi từ phía doanh nghiệp.
- Đáp ứng yêu cầu ngày các khắt khe của hệ thống kiểm soát giáo dục và đào tạo của xã hội.
299


TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
Ngƣời học sẽ:
Chủ động lựa chọn ngành nghề phù hợp với đặc điểm và năng lực, nỗ lực học tập và rèn luyện kỹ
năng và các tố chất của ngƣời làm nghề.
Cống hiến hết mình và thể hiện khả năng trong cơng việc.
Tính tốn đầu tƣ cho hoạt động học tập một cách hiệu quả.
Có tình u nghề và tự hào về nghề, tuyên truyền về nghề.
Chính quyền thành phố sẽ:
- Kiểm tra, giám sát các hoạt động liên kết giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp;

- Tạo cơ chế thơng thống cho hoạt động liên kết;
- Xây dựng cơ chế động viên, hỗ trợ các đơn vị liên kết hiệu quả.
5. Kết luận
Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng đang chuẩn bị bƣớc vào một ―sân chơi‖ tồn cầu mới –
AEC. Chúng ta có những lợi thế và đồng thời cũng còn tồn tại nhiều điểm yếu. Cần một tầm nhìn xa, cần
sự liên kết bền vững giữa các bên để tạo nên sức mạnh tổng hợp. Chỉ có nhƣ vậy chúng ta mới có đƣợc vị
thế xứng đáng trong chuỗi giá trị toàn cầu.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Thị Bích Thu (2006), ―Phát triển mơ hình liên kết bền vững giữa cơ sở đào tạo và các doanh
nghiệp dệt may trong xu hƣớng hội nhập WTO‖, Tạp chí Khoa học và Cơng nghệ, số 3-4/2006.
[2] Nguyễn Thị Bích Thu (2007), ―Đào tạo nguồn nhân lực để ngành Dệt May Việt Nam đủ sức cạnh
tranh khi Việt Nam đã là thành viên của WTO‖, Tạp chí Khoa học và Cơng nghệ, số 2 (19)/2007
[3] CPI 2014, Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam.
[4] UBND thành phố Đà Nẵng, Thực trạng sử dụng và nhu cầu nhân lực phục vụ mục tiêu phát triển
kinh tế - xã hội đến năm 2020 của thành phố Đà Nẵng, 2010.
[5] Thomas L. Friedman (2005), Thế giới phẳng, NXB Trẻ.
[6] Trần Anh Tuấn, />
300



×