Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Nghệ thuật quân sự việt nam khi có đảng lãnh đạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (659.19 KB, 24 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
MƠN: GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG
--------*--------

BÀI TIỂU LUẬN
CHUYÊN ĐỀ:

NGHỆ THUẬN QUÂN SỰ VIỆT NAM
KHI CĨ ĐẢNG LÃNH ĐẠO
Giảng viên: Trần Kim Tính

TP. HỒ CHÍ MINH 2021


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................


..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................

2


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tiểu luận này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
Ban giám hiệu trường Đại Học Mở Thành phố Hồ Chí Minh vì đã tạo điều kiện về cơ
sở vật chất với hệ thống thư viện hiện đại, đa dạng các loại sách, tài liệu thuận lợi cho
việc tìm kiếm, nghiên cứu thơng tin.
Xin cảm ơn giảng viên bộ môn - Thầy Trần Kim Tính đã giảng dạy tận tình, chi tiết để
em có đủ kiến thức và vận dụng chúng vào bài tiểu luận này.
Do chưa có nhiều kinh nghiệm làm để tài cũng như những hạn chế về kiến thức, trong
bài tiểu luận chắc chắn sẽ khơng tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự
nhận xét, ý kiến đóng góp, phê bình từ phía Thầy để bài tiểu luận được hồn thiện hơn.
Lời cuối cùng, em xin kính chúc thầy nhiều sức khỏe, thành công và hạnh phúc.

3


MỤC LỤC


CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................5
CHƯƠNG 2: KHÁI NIỆM VÀ CƠ SỞ HÌNH THÀNH NGHỆ THUẬT QUÂN
SỰ VIỆT NAM ......................................................................................7
2.1. Khái niệm nghệ thuật quân sự Việt Nam .........................................................7
2.2. Cơ sở hình thành nghệ thuật quân sự Việt Nam .....................................................7
2.2.1. Truyền thống đánh giặc của tổ tiên............................................................7
2.2.2. Học thuyết Mác - Lênin, về chiến tranh, quân đội và bảo vệ Tổ Quốc......7
2.2.3. Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh..................................................................8
CHƯƠNG 3: NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ VIỆT NAM..............................................8
3.1. Nội dung nghệ thuật quân sự Việt Nam khi có Đảng lãnh đạo.......................8
3.1.1. Chiến lược quân sự....................................................................................8
3.1.2. Nghệ thuật chiến dịch...............................................................................12
3.1.3. Chiến thuật...............................................................................................16
3.2. Nội dung quan trọng nhất trong Nghệ thuật quân sự Việt Nam từ khi có
Đảng lãnh đạo..........................................................................................................19
CHƯƠNG 4: NHẬN XÉT VÀ LIÊN HỆ BẢN THÂN............................................21
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................24

4


CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU
Chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng ta đã từng nói: “Qn sự mà khơng có chính
trị như cây khơng có gốc, vơ dụng lại có hại. Quân đội ta là Quân đội nhân dân. Nhân
dân có Đảng lãnh đạo, Đảng có chính cương, chính sách. Đã là Qn đội nhân dân thì
phải học chính sách của Đảng ”. “Quân đội ta là quân đội của nhân dân. Trong thời kỳ
kháng chiến, quân đội thi đua giết giặc, để bảo vệ nhân dân, hịa bình trở lại, quân đội
vừa lo học tập, vừa ra sức giúp nhân dân trong mọi việc.”
Việt Nam chúng ta có lịch sử truyền thống đấu tranh xây dựng nước và giữ nước

vô cùng oanh liệt. Các cuộc chiến tranh chống kẻ thù xâm lược do nhân dân ta tiến
hành đều là chiến tranh nhân dân chính nghĩa, thu hút được đơng đảo quần chúng tham
gia ủng hộ. Trong các cuộc chiến tranh ấy, nhiều trận đánh hay đã mãi mãi ghi vào sử
sách, vào tâm trí mỗi người dân Việt Nam. Ngày nay, nhìn lại lịch sử chống giặc ngoại
xâm của dân tộc, chúng ta càng tự hào về truyền thống hào hùng ấy. Nghệ thuật chiến
tranh nhân dân đã được hình thành rất sớm trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc
ta. Chiến tranh nhân dân Việt Nam đã trải qua những bức phát triển trong lịch sử đấu
tranh vũ trang của dân tộc từ thấp đến cao và đạt đến đỉnh cao trong thời đại của Hồ
Chí Minh dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam.Cuộc chiến nào cũng phải có
yếu tố nhân dân, phải huy động được một lực lượng quần chúng tham gia. Quá trình
chống kẻ thù xâm lược, giữ nước, bảo vệ dân tộc, bảo vệ Tổ Quốc mỗi thời đại lịch sử
có khác nhau, song dù dài, dù ngắn nhân dân ta đều đánh bại mọi kẻ thù xâm lược, giải
phóng dân tộc Việt Nam. Vận nước có lúc thịnh suy, song mỗi khi có kẻ thù xâm lược,
nhân dân ta lại đoàn kết đứng lên chiến đấu chống bọn xâm lăng, bảo tồn nịi giống,
văn hóa dân tộc Việt Nam.
Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin, chủ nghĩa yêu nước, văn hóa quân sự
Việt Nam được kết tinh qua lời kêu gọi, động viên bất hủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh:
“Khơng có gì q hơn độc lập tự do,” “Dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải
kiên quyết giành cho được độc lập…” đã thôi thúc tinh thần 54 dân tộc thuộc “con
Lạc, cháu Hồng” đứng lên cầm vũ khí đấu tranh bảo vệ quê hương, đất nước. Trong sự
nghiệp giữ nước vĩ đại đó đã xuất hiện những danh tướng kiệt xuất, mãi mãi đi vào lịch
sử, như Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Quang TrungNguyễn Huệ… Họ là những anh hùng dân tộc khơng chỉ có tài thao lược qn sự xuất
chúng mà cịn là những nhà tư tưởng, văn hóa đậm chất nhân văn, ngay kẻ thù cũng
phải khâm phục. Chính trong cuộc chiến không cân sức kéo dài ấy mà dân tộc Việt
Nam ta đã hình thành rất nhiều loại hình nghệ thuật quân sự đặc sắc như nghệ thuật
chiến tranh nhân dân, nghệ thuật chiến tranh du kích, nghệ thuật chiến dịch và chiến
5


thuật, nghệ thuật khởi nghĩa vũ trang... Tùy vào tình hình cụ thể mà trong mỗi trận

đánh khác nhau ơng cha ta lại sử dụng một loại hình nghệ thuật qn sự khác nhau. Do
đó địi hỏi nhân dân ta, dân tộc ta muốn đánh thắng kẻ thù cần phải phát huy sức mạnh
đoàn kết của cả dân tộc, kết hợp khéo léo giữa các loại hình nghệ thuật, trong đó lấy
nghệ thật chiến tranh nhân dân làm chủ đạo. Để tạo nên sức mạnh dân tộc to lớn, sức
mạnh tồn dân, tồn diện mà khơng có một thế lực nào có thể đánh bại được.
Nghệ thuật quân sự Việt Nam đặc sắc ở chỗ vận dụng linh hoạt “thế, lực, thời,
mưu”, với nhiều cách đánh sáng tạo để giành thắng lợi với tổn thất ít nhất. Đây cũng là
nét tiêu biểu nhất thể hiện đậm đà bản sắc văn hóa giữ nước Việt Nam. Và xuất phát từ
đạo lý “thương người như thể thương thân”, “tương thân, tương ái,” trong các cuộc
chiến tranh nói chung, các trận đánh nói riêng, nghệ thuật quân sự Việt Nam vừa thể
hiện quyết tâm giành thắng lợi, vừa cố gắng hạn chế thấp nhất tổn thất cho cả hai bên.
Tất cả những điều đó chứng minh cho cả thế giới rằng dân tộc Việt Nam, nhân dân Việt
Nam tuy nhỏ bé nhưng không dễ gì đánh bại, Việt Nam có chiến tranh nhân dân, có
truyền thống đánh giặc giữ nước lâu đời, có tinh thần đoàn kết, thống nhất trong dân
tộc đã phát triển lên thành nghệ thuật quân sự Việt Nam ưu việt và hiện đại, nét độc
đáo ấy thể hiện một cách đầy đủ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân
dân ta.
Lý luận và thực tiễn chiến tranh nhân dân Việt Nam thực sự là một cống hiến
quan trọng đối với phong trào đấu tranh vũ trang giải phóng của nhân dân và các dân
tộc bị áp bức trên thế giới. Chính vì vậy mà tơi lựa chọn đề tài này để tìm hiểu một
cách sâu sắc về nét độc đáo đặc sắc của nghệ thuật quân sự Việt Nam.

6


CHƯƠNG 2: KHÁI NIỆM VÀ CƠ SỞ HÌNH THÀNH
NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ VIỆT NAM
2.1. Khái niệm hình thành nghệ thuật quân sự
Nghệ thuật quân sự là gì?
Nghệ thuật quân sự là là hệ thống các quan điểm về quân sự và các vấn đề liên

quan đến vấn đề về Chiến lược, chiến thuật, chiến dịch trong hoạt động quân sự của
một tổ chức, tập đoàn quân, là lý luận, thực tiễn chuẩn bị và thực hành chiến tranh, chủ
yếu là đấu tranh vũ trang.
Nhìn lại lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, nhân dân
ta đã anh dũng, kiên cường, bất khuất đấu tranh giành và giữ nền độc lập, giải phóng
dân tộc, bảo vệ Tổ quốc. Cơng cuộc đấu tranh đó đã để lại một di sản vơ cùng q giá,
đó là tư tưởng và nghệ thuật quân sự độc đáo, đặc sắc, thấm đẫm tính nhân văn-văn
hóa qn sự Việt Nam.
2.2. Cơ sở hình thành nghệ thuật quân sự Việt Nam
- Chủ nghĩa Mác - Lênin về chiến tranh, quân đội và bảo vệ Tổ quốc
- Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh
2.2.1. Truyền thống đánh giặc của tổ tiên.
Trải qua mấy nghìn năm chống giặc ngoại xâm, nghệ thuật quân sự Việt Nam
của tổ tiên đã được hình thành và khơng ngừng phát triển trở thành bài học vô giá cho
các thế hệ sau. Nhiều tư tưởng kiệt xuất như: “Binh thư yếu lược – bình ngơ đại cáo,
Hổ trường khu cơ...”. Những trận đánh điển hình như: Như Nguyệt, Chi Lăng, Tây
Kết, Ngọc Hồi, Đống Đa... đã để lại những kinh nghiệm quý giá. Kinh nghiệm truyền
thống đó là cơ sở để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta kế thừa, vận dụng, phát triển
trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ và trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa.
2.2.2. Học thuyết Mác - Lênin, về chiến tranh, quân đội và bảo vệ Tổ Quốc.
Đảng Cộng sản Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động. Học thuyết chiến tranh,
quân đội, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa và kinh nghiệm nghệ thuật quân sự được
qua các cuộc chiến tranh do C. Mác, Ph. Ăngghen, V.I. Lênin tổng kết, là cơ sở để
Đảng ta vân dụng, định ra đường lối quân sự trong khởi nghĩa vũ trang, chiến tranh giải
phóng ở Việt Nam.
7



2.2.3. Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh
Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh là sự tiếp thu, kế thừa truyền thống đánh giặc
của tổ tiên, vận dụng lí luận Chủ nghĩa Mác- Lênin, kinh nghiệm của các nước trên thế
giới vào thực tiễn cách mạng Việt Nam là cơ sở cho sự hình thành phát triển nghệ thuật
quân sự Việt Nam.
Qua các thời kì đấu tranh cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã đề ra
phương châm chỉ đạo chiến tranh, phương thức tác chiến chiến lược, nắm bắt đúng thời
cơ, đưa chiến tranh Việt Nam kết thúc thắng lợi.

CHƯƠNG 3: NỘI DUNG NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ
VIỆT NAM
3.1. Nội dung nghệ thuật quân sự Việt Nam khi có Đảng lãnh đạo
Kế thừa, phát triển nghệ thuật đánh giặc của tổ tiên, nghệ thuật quân sự Việt
Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng đã không ngừng phát triển, gắn liền với thắng lợi của
hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ.
Nghệ thuật quân sự Việt Nam gồm ba bộ phận hợp thành: chiến lược quân sự,
nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật. Ba bộ phận của nghệ thuật quân sự là một thể
thống nhất có quan hệ biện chứng chặt chẽ, thúc đẩy nhau phát triển, trong đó chiến
lược qn sự đóng vai trị chủ đạo.
3.1.1. Chiến lược quân sự
Chiến lược quân sự là tổng thể phương châm, chính sách và mưu lược được
hoạch định để ngăn ngừa và sẵn sàng tiến hành chiến tranh (xung đột vũ trang) thắng
lợi; bộ phận hợp thành (quan trọng nhất) có tác dụng chủ đạo trong nghệ thuật quân sự.
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ, chiến lược quân sự Việt
Nam đã thể hiện các nội dung chủ yếu sau:
+ Xác định đúng kẻ thù, đúng đối tượng tác chiến:
Đây là vấn đề quan trọng của chiến tranh cách mạng, nhiệm vụ của chiến lược
quân sự phải xác định chính xác để từ đó có đối sách và phương thức đối phó hiệu quả
nhất.


8


Sau cách mạng tháng 8/1945, Đảng ta xác định “kẻ thù nguy hiểm, trực tiếp của
cách mạng VN là thực dân Pháp”. Đối tượng tác chiến của quân và dân ta là quân đội
Pháp xâm lược. Tháng 09/1954 Đảng ta nhận định “đế quốc Mỹ đang dần trở thành kẻ
thù trực tiếp nguy hiểm của dân tộc Việt Nam, Lào, Campuchia”.

Bộ chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ: Chủ tịch Hồ Chí Minh (giữa), Đại tướng, Tổng tư lệnh
Võ Nguyên Giáp (ngồi cùng bên phải) và các đồng chí trong Bộ Chỉ huy chiến dịch. (Ảnh: Tư liệu)

Thực tiễn ở nước ta sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, lúc đó xuất hiện nhiều
kẻ thù: quân đội Anh, Tưởng, Ấn Độ, Nhật và quân Pháp. Tất cả kẻ thù trên đều cùng
chung một mục đích là tiêu diệt nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hồ non trẻ. Trước
tình hình đó, Đảng ta xác định kẻ thù nguy hiểm, trực tiếp của cách mạng Việt Nam là
thực dân Pháp. Đây là tư duy chính xác, khoa học của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh
trong thời điểm lịch sử “ngàn cân treo sợi tóc”. Từ đó, đối tượng tác chiến của quân và
dân ta là quân đội Pháp xâm lược.
Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, khi đế quốc Mĩ khơng chịu kí Hiệp định
Giơnevơ, tạo cớ áp đặt chủ nghĩa thực dân mới ở miền Nam Việt Nam, ngay từ tháng
9/ 1954, Đảng ta đã nhận định, đế quốc Mĩ đang dần trở thành kẻ thù trực tiếp, nguy
hiểm của nhân dân Việt Nam, Lào, Campuchia. Đây là sự phán đốn chính xác trong
xác định kẻ thù của cách mạng nói chung, của chiến lược quân sự nói riêng.

9


+ Đánh giá đúng kẻ thù:
Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phân tích, đánh giá đúng mạnh, yếu của kẻ
thù. Bước vào kháng chiến chống Pháp, so sánh lực lượng địch, ta hết sức chênh lệch,

nhưng với phương pháp xem xét biện chứng. Từ đó đã đề ra các sách lược,chiến lược
đúng đắn để lãnh đạo quân và dân ta đánh tan kẻ thù xâm lược.
Đảng ta đã phân tích, chỉ ra sự phát triển trong so sánh lực lượng và cho
rằng: “Lực lượng của Pháp như Mặt Trời lúc hồng hơn, hống hách lắm nhưng đã gần
tắt nghỉ” còn “lực lượng của ta ngày càng thêm mạnh, như suối mới chảy, như lửa mới
nhen, chỉ có tiến...”.
Đối với đế quốc Mĩ, dù có qn đơng, súng tốt, tiền nhiều, nhưng chúng có điểm
yếu căn bản là đi xâm lược, bị nhân dân thế giới và ngay cả nhân dân nước Mĩ phản
đối, Đảng ta đã đánh giá đúng kẻ thù, đưa ra nhận định “Mĩ giàu nhưng khơng mạnh”,
đây là một tư duy chính xác, khoa học vượt trên mọi tư duy của thời đại trong thời
điểm lịch sử. Từ những nhận định trên của Đảng ta, chiến lược quân sự Việt Nam đã
tiếp thêm sức mạnh cho nhân dân ta quyết tâm đánh Mĩ và biết thắng Mĩ.
+ Mở đầu và kết thúc chiến tranh đúng lúc:
Mở đầu và kết thúc chiến tranh đúng lúc là một vấn đề mang tính nghệ thuật cao
trong chỉ đạo chiến tranh của Đảng ta, nhằm giành thắng lợi trọn vẹn nhất nhưng hạn
chế tổn thất đến mức thấp nhất.
Vì vậy Đảng ta xác định : ‘‘Mở đầu chiến tranh: Là những thời điểm thỏa mãn
hoàn cảnh lịch sử có sức lơi cuốn tồn dân tộc đánh giặc cứu nước và có sức thuyết
phục quốc tế mạnh mẽ…”
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, chúng ta mở đầu chiến
tranh đều vào những thời điểm đáp ứng mọi điều kiện của hồn cảnh lịch sử, do đó có
sức lơi cuốn tồn dân tộc và có sức thuyết phục trên trường quốc tế mạnh mẽ. Trong
kháng chiến chống Pháp, mở đầu chiến tranh vào ngày 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí
Minh ra lời kêu gọi tồn quốc kháng chiến, đây là thời điểm ta không thể lùi được nữa
sau các hành động thiện chí nhằm ngăn ngừa, khơng để chiến tranh xảy ra...
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “... Chúng ta muốn hồ bình, chúng ta phải nhân
nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, giặc Pháp càng lấn tới vì chúng quyết
tâm cướp nước ta một lần nữa...”. Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, Đảng ta đã chọn
đúng thời điểm sau năm 1960, chuyển từ khởi nghĩa từng phần lên chiến tranh cách
mạng, cách mạng miền Nam đã có bước trưởng thành, đây là thời điểm sau đồng khởi

và không cho Mĩ tạo cớ phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
Trong cuộc chiến chống Mỹ: Đảng ta chọn thời điểm sau năm 1960, bằng cách
chuyển từ khởi nghĩa từng phần lên chiến tranh Cách mạng. Vì: Đây là thời điểm sau
10


phong trào “Đồng khởi” cách mạng miền Nam có bước phát triển mạnh, nhằm mục
đích khơng cho Mỹ tạo cớ can thiệp vào công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền
Bắc

Chiến sỹ đại đội 3 đoàn X pháo cao xạ bảo vệ Thủ đơ mưu trí, dũng cảm, đã nổ súng kịp thời và
chính xác, góp phần bắn rơi 2 máy bay Mỹ. (Ảnh Tư liệu)

Kết thúc chiến tranh: Là thời điểm thế và lực của cách mạng đều mạnh, có điều
kiện đánh địn quyết định.
Cuộc kháng chiến chống Pháp: Ta chọn thời điểm 1954, đánh đòn quyết định
bằng Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Trong kháng chiến chống Pháp, chúng ta chọn thời điểm sau khi giành thắng lợi
ở chiến dịch Điện Biên Phủ. Trong kháng chiến chống Mĩ, ta chọn thời điểm kết thúc
thắng lợi Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Tại các thời điểm đó, thế và lực cách mạng
đều mạnh, có đủ điều kiện để quyết định kết thúc chiến tranh, tự quyết định vận mệnh
của đất nước, mà không phụ thuộc vào những yếu tố tác động khách quan.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ: Ta chọn thời điểm năm 1975, đánh đòn quyết định
bằng chiến dịch Hồ Chí Minh.
+ Phương châm tiến hành chiến tranh:

11


Để chống lại kẻ thù xâm lược có sức mạnh hơn ta nhiều lần về kinh tế, quân sự,

khoa học, công nghệ.. Đảng ta chỉ đạo tiến hành chiến tranh nhân dân , “toàn dân
đánh giặc”, đánh giặc “toàn diện”, với tinh thần “tự lực cánh sinh đánh lâu dài, dựa
vào sức mình là chính”.,thực hiện tồn dân đánh giặc,đánh giặc tồn diện trên tất cả
các mặt trận: qn sự,chính trị,kinh tế,văn hóa,ngoại giao…, trong đó mặt trận quân sự
giữ vai trò quyết định nhất.
Đảng ta chỉ đạo tiến hành chiến tranh nhưng kháng chiến lâu dài không đồng
nghĩa với kéo dài vô thời hạn, mà phải biết lựa chọn thời điểm có lợi nhất để kết thúc
chiến tranh càng sớm càng tốt.
+ Phương thức tiến hành chiến tranh:
Phương thức tiến hành chiến tranh: Cuộc chiến tranh chống quân xâm lược
nước ta là chiến tranh cách mạng, chính nghĩa và tự vệ. Do đó, Đảng ta chỉ đạo:
phương thức tiến hành chiến tranh là chiến tranh nhân dân kết hợp giữa địa phương với
các binh đoàn chủ lực, kết hợp chặt chẽ tiến cơng địch bằng hai lực lượng chính trị,
qn sự; bằng ba mũi giáp cơng qn sự, chính trị, binh vận; trên cả ba vùng chiến
lược: rừng núi, nông thôn đồng bằng và đô thị, làm cho địch bị động, lúng túng trong
đối phó, dẫn đến sai lầm về chiến lược, sa lầy về chiến thuật và thất bại.
3.1.2. Nghệ thuật chiến dịch
Nghệ thuật chiến dịch: “nghệ thuật chiến dịch, lý luận và thực tiễn chuẩn bị,thực
hành chiến dịch và các hoạt động tác chiến tương dương là bộ phận hợp thành của nghệ
thuật quân sự, khâu nối liền giữa chiến lược quân sự và chiến thuật”.
Sự hình thành chiến dịch và phát triển của nghệ thuật chiến dịch,bộ phận hợp
thành của nghệ thuật quân sự VN là tồn diện,tập trung trên những vấn đề chủ yếu sau
đó là: loại hình chiến dịch, quy mơ chiến dịch, nghệ thuật chiến dịch và cách đánh
chiến dịch.
Chiến dịch được hình thành trong kháng chiến chống Pháp, được đánh dấu bằng
chiến dịch Việt Bắc - Thu Đông 1947. Trong kháng chiến chống Pháp, ta đã tiến hành
hơn 40 chiến dịch ở các quy mô khác nhau và hơn 50 chiến dịch trong kháng chiến
chống Mĩ. Sự hình thành chiến dịch và phát triển của nghệ thuật chiến dịch, bộ phận
hợp thành của nghệ thuật quân sự Việt Nam là toàn diện, tập trung những vấn đề chủ
yếu sau.

Các loại hình chiến dịch chủ yếu trong kháng chiến chống Pháp, Mỹ: Tiến cơng ,
tiến cơng tổng hợp, phản cơng, phịng ngự, chống càn, phịng khơng
-

Chiến dịch tiến cơng:
12


+ Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 (từ 13/3 đến 07/5/1054)
+ Chiến dịch Tây Nguyên 1975 (từ 04/3 đến 24/3/1975)
+ Chiến dịch HCM 1975 (từ 26/4 đến 30/4/1975)
- Chiến dịch phản công:
+ Chiến dịch Việt Bắc- Thu Đông năm 1947 (từ 7/10 đến 20/12/1947).
+ Chiến dịch đường số 9 -Nam Lào năm 1971 (từ 30/1 đến 23/3/1971).
- Chiến dịch phòng ngự:
+ Chiến dịch Quảng Trị năm 1972 (82 ngày đêm từ 28/6 đến 16/9/1972).
+ Chiến dịch cánh đồng Chum-Xiêng khoảng 1972 (từ 21/5 đến 15/11/1972).
- Chiến dịch phịng khơng:
Chiến dịch bảo vệ Hà Nội năm 1972 từ 18 đến 29/12/1972. (Mĩ đã huy động 193
máy bay B52 và nhiều máy bay chiến đấu khác, ta bắn rơi 81 máy bay các loại trong đó
có 34 máy bay B52, 5 máy bay F111)
- Chiến dịch tổng hợp:
Chiến dịch tiến công tổng hợp khu 8 năm 1974
- Qui mô chiến dịch: Trong kháng chiến chống Pháp và Mỹ, quy mô chiến dịch
không ngừng được phát triển cả về số lượng và chất lượng
Những ngày đầu kháng chiến chống Pháp, quy mô chiến dịch của ta còn rất nhỏ bé,
lực lượng tham gia từ 1 đến 3 trung đồn, vũ khí, trang bị chiến đấu thô sơ. Đến cuối
cuộc kháng chiến chống Pháp, trong chiến dịch Điện Biên Phủ, lực lượng tham gia đã
lên tới 5 đại đoàn cùng nhiều lực lượng khác.
Trong kháng chiến chống Mĩ, giai đoạn đầu lực lượng chỉ có từ 1 đến 2 trung đồn,

sau đó phất triển đến sư đoàn. Đến cuối cuộc kháng chiến, đặc biệt là chiến dịch Hồ
Chí Minh, lực lượng bộ binh là 5 quân đoàn và nhiều binh chủng, quân chủng khác,
phối hợp chặt chẽ với nổi dậy của quần chúng. Trong hai cuộc kháng chiến, ở nhũng
giai đoạn đầu, các chiến dịch diễn ra chủ yếu ở địa hình rừng núi, nhưng giai đoạn cuối
đã diễn ra trên tất cả địa hình để nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
- Cách đánh chiến dịch: là cách đánh chiến tranh nhân dân, vận dụng tổng hợp
cách đánh của nhiều lực lượng, kết hợp nhiều phương thức, quy mơ tác chiến, trong đó
hiệp đồng ngày càng giữ vai trò chủ yếu.
13


Thời kì đầu, do so sánh lực lượng giữa ta và địch rất chênh lệch, bộ đội ta mới
có kinh nghiệm chiến đấu những trận đánh đơn lẻ, chưa có kinh nghiệm tác chiến ở
quy mô chiến dịch. Nhưng từ trong thực tiễn chiến tranh, trình độ chỉ huy và thực hành
tác chiến của bộ đội ta đã ngày càng trưởng thành. Từ chiến dịch Việt Bắc 1947 đến
chiến dịch Biên giới 1950 và đặc biệt là chiến dịch Điện Biên Phủ, nghệ thuật chiến
dịch đã có bước phát triển vượt bậc như: nghệ thuật lựa chọn khu vực tác chiến chủ
yếu, nghệ thuật chuẩn bị thế trận chiến dịch, nghệ thuật tập trung ưu thế lực lượng bảo
đảm đánh chắc thắng trận mở màn chiến dịch, nghệ thuật xử trí chính xác.
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, nghệ thuật chiến dịch đã có bước phát triển
vượt bậc, đó là: Xác định đúng phương châm tác chiến chiến dịch, việc thay đổi
phương châm tác chiến từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc” thể
hiện sự phân tích khoa học, khách quan tình hình địch, ta và địa hình. Xây dựng thế
trận chiến dịch vững chắc, thực hiện bao vây rộng lớn, chia cắt và cô lập Điện Biên
Phủ với các chiến trường khác. Phát huy cao nhất sức mạnh tác chiến hiệp đồng các
binh chủng, tập trung ưu thế binh hoả lực đánh dứt điểm từng trận then chốt, tiêu diệt
từng bộ phận địch, phá vỡ từng mảng phòng ngự của chúng. Vận dụng sáng tạo cách
đánh chiến dịch, dựa vào hệ thống trận địa, thực hành vây hãm kết hợp với đột phá, kết
hợp đánh chính diện với các mũi thọc sâu, luồn sâu, tạo thế chia cắt địch; kết hợp các
đợt đánh lớn, đánh vừa tạo thời cơ thực hành tổng cơng kích tiêu diệt tồn quân địch.


14


Phi công Mỹ bị bắt sống bên xác máy bay trong Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên
không” năm 1972. (Ảnh: TTXVN)

Nghệ thuật tạo ưu thế lực lượng, đảm bảo đánh địch trên thế mạnh, hình thành
sức mạnh áp đảo địch trong chiến dịch. Nghệ thuật vận dụng sáng tạo cách đánh chiến
dịch (vận dụng hai cách đánh lần lượt và đồng loạt). Nghệ thuật phát huy sức mạnh của
các binh chủng, quân chủng trong tác chiến hiệp đồng quy mô lớn. Nghệ thuật kết hợp
tiến công với nổi dậy, phối hợp tác chiến ba thứ quân, lấy đòn đánh lớn của chủ lực làm
trung tâm phối hợp. Nghệ thuật chỉ đạo vận dụng chiến thuật sáng tạo để thực hiện
thắng lợi nhiệm vụ chiến dịch. Nghệ thuật khuếch trương kết quả của trận then chốt
trước với trận then chốt sau trong chiến dịch tiến công.
15


Trong kháng chiến chống Mĩ, nghệ thuật chiến dịch đã kế thừa những kinh
nghiệm của kháng chiến chống Pháp và nâng lên một tầm cao mới. Nghệ thuật chiến
dịch đã chỉ đạo chiến thuật đánh bại tất cả các chiến lược quân sự, biện pháp, thủ đoạn
tác chiến của quân Mĩ, ngụy và chư hầu. Đặc biệt, trong cuộc Tổng tiến công và nổi
dậy mùa xuân năm 1975, nghệ thuật chiến dịch đã có bước phát triển nhảy vọt, được
thể hiện ở các nội dung sau:
- Thời kỳ đầu chiến tranh: Cách đánh chiến dịch chủ yếu là đánh du kích, đánh
vận động, tiêu diệt địch ngồi cơng sự là chính, đồng thời phát triển cách đánh địch
trong cứ điểm và cụm cứ điểm. Vì so sánh lực lượng địch - ta cịn nhiều chênh lệch,
mục đích chiến dịch lúc này là lấy tiêu diệt sinh lực địch là chính.
- Thời kỳ cuối chiến tranh: Cách đánh chiến dịch của ta phát triển, đánh địch
trong tập đoàn cứ điểm, hệ thống phịng ngự vững chắc ở cả rừng núi, nơng thơn, đồng

bằng và thành phố. Vì so sánh lực lượng giữa ta và địch đã thay đổi, có lợi cho ta, các
binh đoàn chủ lực cơ động của ta đã phát triển lớn mạnh.
2.1.3. Chiến thuật
“Chiến thuật là lí luận và thực tiễn về tổ chức và thực hành chiến đấu của phân
đội,binh đội,binh đoàn lực lượng vũ trang,bộ phận hợp thành của nghệ thuật quân sự
VN”.
Chiến thuật hình thành phát triển gắng liền với lịch sử xây dựng, chiến đấu và
trưởng thành của quân đội ta. Sự phát triển đó là kết quả của sự chỉ đạo chiến lược,
chiến dịch, nghệ thuật tổ chức và thực hành các trận chiến đấu của bộ đội ta trước 1 đối
tượng địch, địa hình cụ thể. Nội dung của chiến thuật được được thể hiện ở vận dụng
các hình thức chiến thuật vào các trận chiến đấu; quy mô lực lượng tham gia trong các
trận chiến đấu, cách đánh.
Nội dung gồm: Vận dụng hình thức chiến thuật vào các trận chiến đấu.
Các hình thức chiến thuật chủ yếu trong kháng chiến chống Pháp: Phịng ngự,
phục kích, tập kích, truy kích, cơng kiên, vận động tiến cơng, vây lấn
Các hình thức chiến thuật chủ yếu trong kháng chiến chống Mỹ: Phòng ngự Phục kích - Tập kích - Truy kích - Tiến cơng địch phịng ngự - Tiến cơng địch đổ bộ
đường khơng - Tiến công trong hành tiến - Vận động tiến công - Vây lấn
+ Giai đoạn đầu của hai cuộc kháng chiến:

16


Chiến thuật thường vận dụng là: Tập kích - Phục kích - Vận động tiến cơng,
trong đó phục kích là chủ yếu.
Giai đoạn đầu của hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ, lực lượng, vũ
khí, trang bị của ta cịn hạn chế, do đó, tư tưởng tác chiến của bộ đội ta là “quán triệt
tư tưởng tiến công, triệt để dùng du kích chiến, vận động chiến để tiêu diệt địch”. Các
trận chiến đấu ở giai đoạn này chủ yếu diễn ra ở quy mô trung đội, đại đội, tiểu đồn,
lấy đánh địch ngồi cơng sự là phổ biến. Chiến thuật thường vận dụng là tập kích, phục
kích, vận động tiến cơng trong đó, phục kích có lợi hơn tập kích.

+ Giai đoạn sau của hai cuộc kháng chiến.
Chúng ta vận dụng chiến thuật: Công kiên, vận động tiến
Các giai đoạn sau của hai cuộc kháng chiến, bộ đội ta đã trưởng thành, không
những đánh giỏi vận động chiến (đánh địch ngồi cơng sự), mà từng bước vận dụng
cơng kiên chiến (đánh địch trong công sự).
+ Giai đoạn cuối của hai cuộc kháng chiến.
Chúng ta vận dụng chiến thuật: Cơng kiên, Vây lấn, tiến cơng, truy kích, tiến
cơng hành tiến, đánh địch đổ bộ đường không
Giai đoạn cuối của hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ do yêu cầu của
chiến lược, chiến dịch, phải đánh bại cuộc hành quân lấn chiếm của địch để giữ vững
vùng giải phóng, chiến thuật phòng ngự xuất hiện. Chiến thuật phòng ngự được vận
dụng như phòng ngự đồi A1 trong chiến dịch Điện Biên Phủ, phòng ngự Quảng Trị
năm 1972, phòng ngự Thượng Đức năm 1974... Ngồi ra, các đơn vị cịn vận dụng các
hình thức chiến thuật truy kích, đánh địch đổ bộ đường khơng, hồn thành nhiệm vụ
cấp trên giao.
- Qui mô lực lượng tham gia trong các trận chiến đấu.
 Giai đoạn đầu của hai cuộc kháng chiến: Lực lượng tham gia trong các
trận chiên đấu chủ yếu trong biên chế và được tăng cường một số hoả
lực như cối 82, ĐKZ....
 Các giai đoạn sau: Qui mô, lực lượng tham gia các trận chiến đấu ngày
càng lớn, đã có nhiều trận chiến đấu hiệp đơng qn binh chủng.
Giai đoạn đầu của hai cuộc kháng chiến, lực lượng tham gia các trận chiến đấu
chủ yếu trong biên chế và được tăng cường một số hoả lực như súng cối 82mm, DKZ...
Các giai đoạn sau, quy mô lực lượng tham gia các trân chiến đấu ngày càng lớn, đã có

17


nhiều trận đánh hiệp đồng binh chủng giữa bộ binh, xe tăng, pháo binh, phịng
khơng...Hiệp đồng chiến đấu giữa các lực lượng bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và

dân quân tự vệ ngày càng nhiều.

Xe tăng của Lữ đoàn 203, Sư đoàn 304, Quân đoàn 2 tiến vào Dinh Độc Lập, trưa 30/4/1975,
đánh dấu Đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng hồn tồn miền Nam, thống nhất đất nước.
(Ảnh: Trần Mai Hưởng/TTXVN)

+ Cách đánh.
Lấy cách đánh của lực lượng bộ binh là chủ yếu và cách đánh hiệp đồng binh
chủng. Cách đánh của ta thể hiện tính tích cực, chủ động tiến cơng, bám thắt lưng địch,
chia địch ra mà đánh, trói địch lại mà diệt.
Cách đánh là nội dung quan trọng nhất của lí luận chiến thuật.Mỗi binh
chủng,mỗi hình thức chiến thuật đều có những cách đánh cụ thể,phù hợp với đối tượng
và địa hình.Nội dung cách đánh trong từng hình thức chiến thuật phát triển từ cách
đánh của lực lượng bộ binh là chủ yếu đến cách đánh hiệp đồng binh chủng.
Cách đánh của ta thể hiện tính tích cực,chủ động tiến cơng,bám thắt lưng
địch,chia địch ra mà đánh,trói địch lại mà diệt.kết hợp chặc chẽ giữa hành động tiến
cơng và phịng ngự của 3 thứ quân để hoàn thành nhiệm vụ củ cấp trên giao.
18


3.2. Nội dung quan trọng nhất trong Nghệ thuật quân sự Việt Nam từ khi
có Đảng lãnh đạo.
Dân tộc ta vốn có truyền thống đồn kết chiến đấu chống ngoại xâm và đã sáng
tạo ra một nghệ thuật quân sự của toàn dân đánh giặc rất phong phú và độc đáo. Ngày
nay, Ðảng ta đề ra đường lối tiến hành chiến tranh nhân dân dưới sự lãnh đạo của giai
cấp cơng nhân. Xuất phát từ đường lối đó, nghệ thuật quân sự của ta trước hết là nghệ
thuật quân sự của tồn dân đánh giặc. Ðó cũng là sự kế thừa và phát huy lên một trình
độ mới nghệ thuật quân sự truyền thống của dân tộc. Trong đó, chiến lược quân sự là
bộ phận hợp thành (quan trọng nhất) có tác dụng chủ đạo trong nghệ thuật quân sự.
Trung tâm của chiến lược quân sự là đề ra mục tiêu chiến lược, và mọi khả năng

và biện pháp để đạt được nó. Chiến lược là cấp cao nhất chi phối các cấp thấp hơn là
chiến dịch và chiến thuật trong các hoạt động quân sự.
Đặc điểm lớn nhất và cũng là nét độc đáo của cách mạng nước ta đó là Đảng ta
đã thực hiện đường lối chính trị, đường lối quân sự độc lập, tự chủ, giương cao ngọn cờ
độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng:
Cách mạng dân tộc, dân chủ ở miền Nam và Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc,
nhằm một mục tiêu chung là hoàn thành độc lập, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước đi
lên chủ nghĩa xã hội.
Chiến lược quân sự được sử dụng xuất phát từ nhu cầu hoạch định cách thức
chiến đấu chung cho đường lối chiến tranh: Xác định mục tiêu chiến tranh, tổ chức lực
lượng quân sự theo hướng phân bố nhất định, phân bố các nguồn lực quân sự (thường
là nguồn lực hạn chế) đến các đơn vị lớn ở những khu vực hay hướng qn sự chính có
tính ưu tiên, sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, vạch ra các chuỗi hoạt động quân sự
định sẵn, đề ra việc sử dụng trình tự, phối hợp các chiến thuật quân sự khác nhau một
cách linh hoạt, sử dụng tốt nhất nguồn lực chiến tranh với quỹ thời gian hạn chế.
Chiến lược qn sự có tính ổn định hơn chiến thuật quân sự, ít khả năng thay
đổi nhưng khơng phải là khơng có. Chiến lược qn sự do cấp độ vĩ mơ của nó, được
tiến hành trên một phạm vi không gian rộng lớn (mặt trận), và được hoạch định trong
một thời gian dài hạn. Đồng thời, chúng bao gồm các bước trình tự để quân đội thực
hiện. Mỗi bước trong trình tự bao gồm nhiều trận đánh để đuổi theo các mục tiêu quân
19


sự, và các bước là chuỗi dài tập hợp các mục tiêu đạt được cho mục tiêu cuối cùng là
chiến tranh
Chiến lược quân sự có thể được sử dụng theo cách kết hợp chắc chẽ với các
chiến lược hoạt động khác như chính trị, ngoại giao để tạo nên sức mạnh tổng hợp,
phối hợp nhiều phương diện để tạo lợi thế trong chiến tranh, không tập trung duy nhất
vào khả năng quân sự. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã từng ghi: “Đảng ta khơng bao
giờ có một chiến lược qn sự thuần túy, và chưa bao giờ hạn chế chiến tranh ở mức

độ chiến tranh du kích. Chiến lược chiến tranh cách mạng của Đảng là một chiến lược
tổng hợp, kết hợp đấu tranh quân sự, đấu tranh chính trị, đấu tranh ngoại giao, kết
hợp chiến tranh du kích với chiến tranh chính quy, kết hợp đánh nhỏ, đánh vừa, đánh
lớn”.
Chiến lược quân sự không chỉ bao hàm ý nghĩa chiến lược của chiến tranh mà
còn bao gồm chiến lược quốc phịng trong thời bình, trong đó chiến lược quốc phòng
nhấn mạnh hoạt động củng cố năng lực quân sự của quốc gia, xây dựng các lực lượng
mới phù hợp với sự thay đổi của tình hình an ninh và sự thay đổi của công nghệ quân
sự, bao gồm lựa chọn, mua sắm vũ khí hoặc các chương trình phát triển chúng.
Đảng ta xác định: miền Bắc là hậu phương lớn, sự nghiệp cách mạng xã hội chủ
nghĩa ở miền Bắc có vai trị quyết định nhất đối với sự nghiệp cách mạng của cả nước,
miền Nam là tiền tuyến lớn, cách mạng miền Nam có tác dụng quyết định trực tiếp đối
với sự nghiệp giải phóng miền Nam. Mối quan hệ giữa hai chiến lược cách mạng ở hai
miền Nam – Bắc là mỗi quan hệ hữu cơ, gắn bó chặt chẽ với nhau, thúc đẩy và hỗ trợ
nhau cùng phát triển. Đó là nét độc đáo chưa có tiền lệ trong lịch sử và là thành công
lớn của Đảng ta; đồng thời, là nguyên nhân chủ yếu, nhân tố quyết định thắng lợi của
sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước lâu dài, gay go, quyết liệt của nhân dân ta.
Việc xác định đường lối cách mạng độc lập, tự chủ, đúng đắn, sáng tạo đã thể
hiện tầm nhìn xa trơng rộng, tư duy chiến lược, tài thao lược xuất sắc của Đảng, nhất là
ở những thời điểm mang tính bước ngoặt của cuộc kháng chiến. Cùng với việc đề ra
đường lối chính trị, đường lối quân sự đúng đắn, sáng tạo, Đảng ta đã kiên định
phương pháp cách mạng bạo lực tổng hợp, gồm hai lực lượng chủ yếu là lực lượng
chính trị của quần chúng và lực lượng vũ trang nhân dân, kết hợp chặt chẽ đấu tranh
chính trị với đấu tranh vũ trang, được tiến hành trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ,
cứu nước. Đồng thời, kiên trì thực thiện tư tưởng chiến lược tiến cơng. Tư tưởng đó
20


được thực hiện không chỉ trong lúc địch “xuống thang”, mà ngay cả khi chúng “leo
thang” chiến trang, và không chỉ đối với chiến trang cách mạng ở miền Nam, mà cả

trong cuộc chiến đấu bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Chiến lược tiến công được
thực hiện ở mọi thời điểm, trong mọi điều kiện, hoàn cảnh, với phương châm “đánh lui
từng bước, đánh đổ từng bộ phận, kéo địch xuống thang, từng bước tiến tới đánh bại
hoàn toàn quân địch, giành thắng lợi quyết định của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu
nước.”
Lịch sử đã khẳng định, tư tưởng quân sự của dân tộc ta là tư tưởng tiến cơng, cũng có
thể nói là tư tưởng chiến lược tiến công. Lựa chọn tư tưởng tiến công là thể hiện tinh
thần dám đánh, quyết đánh và quyết thắng quân xâm lược của cả dân tộc. Từ đó, tạo
nên sự đồn kết tồn dân, niềm tin chiến thắng và khơng chịu khuất phục kẻ thù cho dù
chúng có mạnh và hung bạo đến đâu.

CHƯƠNG 4: NHẬN XÉT VÀ LIÊN HỆ BẢN THÂN
Những quy luật, bài học kinh nghiệm được rút ra qua các cuộc chiến tranh đã để
lại cho chúng ta ngày nay là tài sản vơ giá, có thể kế thừa, phát huy, phát triển cho phù
hợp với điều kiện mới của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Hiện nay, trong điều kiện hịa
bình, nhiều sinh viên chưa trải qua chiến tranh, việc tiếp cận với báo đài lịch sử còn
chưa nhiều, chưa hiểu hết những ý nghĩa sâu sắc của ơng cha ta thời đó, bởi vậy việc
truyền tải những thông tin, thông điệp trước đây là việc hết sức cẩn thiết. Để bản thân
tác giả cũng như sinh viên hiện đại am hiểu và vận dụng tốt kinh nghiệm, truyền thống
nghệ thuật quân sự Việt Nam, cần tập trung vào một số vấn đề sau:
Một là, tăng cường giáo dục nâng cao nhận thức cho bản thân về vị trí, vai trị
của việc phát huy truyền thống nghệ thuật quân sự Việt Nam trong nghiên cứu khoa
học. Việc tiếp thu, phát huy nghệ thuật quân sự truyền thống nhằm trang bị những hiểu
biết cơ sở ban đầu cho sinh viên đang được sống trong thời bình hiểu về những thành
tựu mà ông cha ta đã làm được. Đây cũng là cơ sở quan trọng để bản thân tác giả học
hỏi, nghiên cứu về vấn đề này. Cùng với đó, cần phát huy tính chủ động, sáng tạo trong
mọi lĩnh vực đời sống.
Hai là, quyết tâm gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa. Mỗi sinh viên phải tự
mình phấn đấu, rèn luyện, tự trau dồi cho bản thân những kỹ năng cần thiết, không
ngừng nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ, nỗ lực rèn luyện vì lợi ích chung của

21


cộng đồng và vì chính sự phát triển của cá nhân. Quan trọng hơn, các bạn trẻ cần xây
dựng bản lĩnh văn hóa, sẵn sàng đấu tranh với những hoạt động, sản phẩm văn hóa
khơng lành mạnh.
Ba là, khơng ngừng bồi đắp tinh thần và lòng yêu quê hương đất nước. Đối với
dân tộc Việt Nam, lòng yêu nước, tự hào dân tộc khơng chỉ là một tình cảm tự nhiên,
mà nó cịn là sản phẩm của lịch sử được hun đúc từ chính lịch sử đau thương mà hào
hùng của dân tộc Việt Nam. Lịch sử mấy nghìn năm của dân tộc Việt Nam là lịch sử
đấu tranh giành lại và bảo vệ nền độc lập từ tay kẻ thù xâm lược. Chính vì vậy mà tinh
thần u nước đã ngấm sâu vào tình cảm, vào tư tưởng của mỗi người dân Việt Nam
qua tất cả các thời đại, làm nên một sức mạnh kỳ diệu, giúp cho dân tộc ta đánh thắng
hết kẻ thù này đến kẻ thù khác cho dù chúng có hùng mạnh đến đâu. Điều này đã được
Chủ tịch Hồ Chí Minh tổng kết: “Dân ta có một lịng nồng nàn u nước. Đó là một
truyền thống quý báu của ta…”, được tiếp nối từ đời này sang đời khác. Khác với thời
thời cha ông, thời cả dân tộc đồng lòng quyết tâm chung một lý tưởng đánh giặc cứu
nước, giữ nước và bảo vệ đất nước thì yêu nước được thể hiện ở tinh thần chiến đấu, hi
sinh bản thân để cống hiến cho nền hịa bình, độc lập của Tổ Quốc. Ngày nay, trong
thời bình, q trình hội nhập kinh tế, văn hóa, chính trị thì tinh thần u nước được thể
hiện ở nhiều khía cạnh, lĩnh vực khác nhau. Mỗi người đều có một lý tưởng sống riêng,
yêu nước trước hết là làm trịn nghĩa vụ của riêng bản thân, tơn trọng văn hóa, ngơn
ngữ dân tộc. Mỗi người cũng lựa chọn riêng cho mình một cách riêng để thể hiện lịng
u nước, lịng tự hào dân tộc: có người đi nghĩa vụ canh giữ biên cương, có người lựa
chọn cống hiến về tri thức, có người lại chọn cống hiến trên lĩnh vực thể thao, những
trận bóng đá đẹp nhất và ý nghĩa nhất cho người hâm mộ, làm rạng danh quê hương,
đất nước.
Bốn là, nhìn nhận những hạn chế của bản thân. Q trình hội nhập quốc tế đã
có những tác động nhất định, làm thay đổi phương thức tư duy, lối sống của sinh viên
theo hướng hiện đại và tích cực, chủ động hơn. Sinh viên nước ta biết thêm nhiều hơn

về phong tục, tập quán, văn hóa và con người của các quốc gia trên thế giới. Có điều
kiện khám phá thế giới, tiếp thu và làm chủ các tiến bộ khoa học -kỹ thuật hiện đại, tri
thức mới... Bên cạnh đó, cũng có những hạn chế cần được nhìn nhận và điều chỉnh kịp
thời, như: Một bộ phận sinh viên xa rời truyền thống, lịch sử, văn hóa của dân tộc.
Khơng ít người có thái độ ứng xử, biểu hiện tình cảm thái quá trong các hoạt động giải
trí, văn hóa, nghệ thuật; lãng qn, thờ ơ đối với dòng nhạc dân ca, dòng nhạc cách
22


mạng, truyền thống. Bên cạnh đó, chúng ta thấy một hiện tượng đáng báo động của
giới trẻ nói chung và sinh viên nói riêng trong việc hội nhập, tiếp thu văn hóa thế giới,
du nhập những hoạt động văn hóa tiêu cực, không phù hợp thuần phong, mỹ tục của
dân tộc.
Năm là, nghiên cứu nghệ thuật quân sự của các thế hệ ơng cha ta, chúng ta có
quyền tự hào về tinh thần dũng cảm, ý chí kiên cường trong chống giặc ngoại xâm để
bảo vệ non sông đất nước. Ngày nay, đất nước đang đẩy mạnh công cuộc đổi mới dưới
sự lãnh đạo của Đảng và đạt đươc nhiều thành tựu quan trọng. Nhưng kẻ thù cịn đó,
chúng đang tìm mọi thủ đoạn để xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Do vậy,
trách nhiệm của sinh viên rất nặng nề đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trước hết, mỗi sinh viên cần phát huy tinh thần tự lực, vượt qua khó khăn để hoàn
thành nhiệm vụ học tập, đặc biệt là khơng ngừng bồi đắp lịng u q hương, đất
nước. Mặt khác, phải phấn đấu, tu dưỡng để trở thành những công dân tốt, sẵn sàng
làm nhiệm vụ khi Tổ quốc cần.
Sáu là, chủ động chuẩn bị hành trang cho sinh viên ngang tầm với sinh viên
quốc tế. Thời đại “Công nghiệp 4.0”, nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập kinh tế quốc
tế ngày càng sâu rộng, dẫn đến sự chuyển biến sâu sắc về mọi mặt của đời sống kinh tế
- xã hội đòi hỏi các ngành, các lĩnh vực kinh tế - xã hội không ngừng phát triển, thay
đổi toàn diện từ tư duy nhận thức đến hành động. Trong đó, lĩnh vực giáo dục đào tạo
là một trong những ngành cần sớm thích nghi và thay đổi tích cực, vừa bắt nhịp vừa
đón đầu trước những sự thay đổi chung của đất nước và của thế giới. Để trở thành

người có đầy đủ trình độ tri thức khoa học, tri thức chuyên ngành, có phẩm chất, lối
sống trong sáng, đúng mực, tư cách đạo đức nghề nghiệp, có lý tưởng chính trị xã hội
chủ nghĩa thì bắt buộc bản thân phải nhận thức rõ nhiệm vụ, chức năng của mình khi
cịn ngồi trên ghế nhà trường. Bản thân sinh viên phải nỗ lực học tập tích lũy, phải
nhận thức đầy đủ, đúng đắn kiến thức khoa học cơ bản, phải biết vận dụng linh hoạt,
sáng tạo kiến thức đó vào giải quyết vấn đề hiệu quả trong học tập và trong cuộc sống,
phải tự giác tu dưỡng, rèn luyện để vững vàng về tư duy khoa học, phát triển tư duy cá
nhân của bản thân. Để phát huy năng lực tư duy, tác giả phải nghiên cứu nắm vững các
nguyên tắc phương pháp luận biện chứng duy vật, phải tự trang bị cho mình vốn tri
thức logic học, phải khơng ngừng rèn luyện thực tiễn, phải tích cực tự học tập rút ra
những bài học kinh nghiệm cho bản thân để từng bước hoàn thành và phát triển hoàn
thành nhân cách nghề nghiệp tương lai. Ngoài ra, phải đổi mới phương pháp tự học, tự
23


tìm tịi khám phá đạt hiệu quả. Ý thức tự học của mỗi người phụ thuộc vào năng lực và
phương pháp học của chính họ.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Các giáo trình, luận án
-

Nhiều tác giả (2019). Giáo trình Giáo dục quốc phòng - an ninh (Dùng cho sinh viên các
trường đại học, cao đẳng) tập 1, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

-

Slide bài giảng Bài 7: Nghệ thuật quân sự Việt Nam, ThS. Lê Văn Quý.

B. Các bài báo, tạp chí

-

Báo nhân dân, />
-

thuật-qn-sự-tồn-cầu-đánh-giặc-559779
Nghệ thuật qn sự Việt Nam từ khi có Đảng lãnh đạo, nguồn
/>
-

Nghệ thuật quân sự Việt Nam
/>
-

Nghệ thuật quân sự Việt Nam từ khi có Đảng lãnh đạo, nguồn
/>
24



×