Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy môn tập viết lơp 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (476.37 KB, 34 trang )

Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy môn tập viết lơp 2
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Đi học là một bước ngoặt lớn trong đời trẻ. Năm đầu tiên cắp sách đến
trường, trẻ vô cùng bỡ ngỡ với việc chuyển hoạt động chủ đạo từ vui chơi sang học
tập. Người ta thường nói: “Một trong những hạnh phúc lớn nhất của trẻ là được đến
trường, được học đọc, học viết”. Bởi vậy vấn đề rèn luyện chữ viết cho học sinh
Tiểu học là vô cùng quan trọng và cấp thiết bởi chữ viết của học sinh, đặc biệt là
của học sinh đầu cấp Tiểu học đặt nền móng cơ bản cho toàn bộ quá trình học tập,
rèn luyện cho học sinh những phẩm chất đạo đức tốt như: Tính kỉ luật, tính cẩn
thận và óc thẩm mĩ. Cố vấn Phạm Văn Đồng đã nói: "Chữ viết cũng là một biểu
hiện của nết người. Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần
rèn luyện cho các em tính cẩn thận, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với
thầy và bạn đọc bài vở của mình".
Chúng ta đã biết, phân môn Tập viết ở bậc Tiểu học nói chung và ở lớp 2 nói
riêng là một môn gắn bó mật thiết với các môn học khác của học sinh. Việc dạy tốt
phân môn Tập viết sẽ góp phần hố trợ đắc lực cho việc dạy các môn học khác. Khi
học sinh viết đúng, đẹp và nhanh là một điều kiện thuận lợi để học sinh ghi chép
bài học của tất cả các môn học khác được tốt hơn
Trong những năm học qua, việc ban hành mẫu chữ mới với kiểu chữ truyền
thống được dạy ở Tiểu học đã nhận được sự ủng hộ đồng tình của giáo viên, học
sinh và phụ huynh. Ngay từ đầu cấp Tiểu học: Lớp 1, lớp 2, phong trào luyện chữ
viết lan rộng ở khắp các nhà trường. Nét chữ truyền thống thể hiện bản sắc văn hoá
Việt Nam. Tuy nhiên việc thay đổi mẫu chữ từ cải cách sang mẫu chữ hiện hành
làm cho giáo viên không khỏi lúng túng. Việc dạy tập viết sao cho đúng quy trình,
đúng phương pháp, có hiệu quả để nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh đòi
hỏi người giáo viên phải có sự tìm tòi, nghiên cứu và khổ luyện sao cho chữ viết
của cô đúng là mẫu của trò. Nhất là đối với các em học sinh lớp 2 vừa từ lớp 1 lên,
Lê Thị Hoa
1
Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy môn tập viết lơp 2


các em mới bước đầu làm quen với cách viết chữ nhỏ, kỹ năng viết chữ của các em
còn nhiều hạn chế. Ở lớp 2, nếu giáo viên biết cách rèn chữ viết cho các em một
cách bài bản, đúng yêu cầu đòi hỏi phải có phương pháp tốt.
Trên cơ sở xác định rõ nội dung kiến thức và yêu càu kĩ năng của việc dạy
phân môn Tập viết ở bậc tiểu học nói chung và ở lớp 2 nói riêng. Qua nhiều năm
trực tiếp giảng dạy lớp 2 bản thân tôi đã không ngừng học hỏi và tích lũy kinh
nghiệm dạy phân môn Tập viết lớp 2.
Xuất phát từ những lí do trên tôi đã quyết định chọn đề tài: " Một số kinh
nghiệm nâng cao chất lượng dạy môn tập viết lớp 2" với mong muốn nâng cao
chất lượng chữ viết của học sinh, nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy
học theo quan điểm lấy học sinh làm trung tâm, học sinh đóng vai trò tích cực trong
quá trình dạy- học.
2. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng chữ viết của học sinh lớp 2B ở trường TH&THCS
Đại Dực- Tiên Yên - Quảng Ninh.
- Nêu rõ những giải pháp dạy phân môn tập viết nhằm nâng cao chất lượng
chữ viết cho học sinh lớp 2.
3. Thời gian và địa điểm
- Thời gian:
+ Bắt đầu chọn đề tài: Tháng 9 năm 2013
+ Viết đề cương: Tháng 12- 2013
+ Hoàn chỉnh đề tài: Tháng 5-2014
- Địa điểm nghiên cứu: Học sinh lớp 2B Trường Tiểu học và THCS Đại Dực
huyện TiênYên - tỉnh Quảng Ninh.
Lê Thị Hoa
2
Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy môn tập viết lơp 2
4. Đóng góp về mặt thực tiễn
- Học sinh có hứng thú học môn tập viết hơn vì trước đây bài viết của các
em thường bị điểm thấp.

- Rèn cho học sinh những phẩm chất tốt đẹp như tính cẩn thận, tính thẩm
mĩ, tính kiên trì mà còn góp phần vào việc hình thành cho các em tinh thần trách
nhiệm, ý thức tự trọng cũng như thái độ tôn trọng người đọc
- Làm thay đổi suy nghĩ trước đây của đồng nghiệp, xuất phát từ những quan
điểm trên, bản thân lựa chọn phương pháp dạy tập viết phù hợp với trình độ phát
triển của học sinh.

Lê Thị Hoa
3
Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy môn tập viết lơp 2
II. PHẦN NỘI DUNG
1. Chương 1: Tổng quan
1. 1. Cơ sở lí luận
Lớp 2 là lớp học sinh đầu cấp Tiểu học, khả năng viết chữ của học sinh còn
hạn chế. Ở lớp 1 các em mới được làm quen với cách viết chữ cỡ thường vừa và
nhỏ. Lên lớp 2, các em sẽ được làm quen với cách viết chữ hoa cỡ vừa và nhỏ, các
cụm từ, câu thơ ứng dụng, kiểu viết chữ nghiêng cỡ nhỏ, kiểu viết chữ đứng cỡ
vừa và nhỏ kĩ hơn, sâu sắc hơn để dần hình thành kỹ năng viết chữ đúng, đẹp làm
nền móng cho các lớp trên.
Tập viết là một trong những nội dung có tầm quan trọng đặc biệt ở Tiểu học.
Tập viết trang bị cho học sinh bộ chữ cái Tiếng Việt và những yêu cầu kỹ thuật để
sử dụng những bộ chữ cái đó trong học tập và giao tiếp. Với ý nghĩa này phân môn
Tập viết cung cấp cho học sinh một công cụ để các em học tập suốt đời.
Phân môn Tập viết có liên hệ mật thiết với các môn học khác. Trong trường
tiểu học, việc dạy tập viết được phối hợp nhịp nhàng với dạy học vần, chính tả, tập
làm văn, việc ghi bài vào vở ở các môn học và nhiều trường còn yêu cầu có vở
luyện viết chữ đẹp cho học sinh. Nếu chữ viết rõ ràng đúng mẫu viết tốc độ nhanh
thì học sinh có điều kiện chép bài nhanh, nhờ vậy mà kết quả học tập sẽ cao hơn.
Chữ viết xấu tốc độ chậm sẽ ảnh hưởng đến một phần không nhỏ tới chất lượng
học tập. Đồng thời chữ viết còn góp phần quan trọng vào việc rèn cho học sinh

những phẩm chất đạo đức tốt như tính cẩn thận, tinh thần kỉ luật và óc thẩm mỹ.
2.2. Cơ sở thực tiễn
Trên cơ sở học sinh biết viết các chữ hoa theo đúng quy định về hình dáng,
kích cỡ (vừa và nhỏ), thao tác viết (đưa bút) theo đúng quy trình viết. Biết viết các
cụm từ ứng dụng của từng bài. Từ đó hình thành cho các em kỹ năng viết chữ, rèn
luyện tính chăm chỉ, cẩn thận, khéo léo, ham hiểu biết và hứng thú viết chữ đẹp.
* Chương trình, vở Tập viết lớp 2.
1. Số bài, thời lượng học:
Lê Thị Hoa
4
Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy môn tập viết lơp 2
Mỗi tuần có một bài tập viết học trong một tiết. Trong cả năm học, học sinh
được học 35 tiết tập viết và 2 tiết kiểm tra dành cho cuối kỳ I và cuối kỳ II.
2. Nội dung:
+ Về kiến thức:
Học sinh được học viết các chữ cái viết hoa, tiếp tục luyện cách viết các chữ
cái viết thường và tập nối nét từ chữ hoa sang chữ thường.
Dạy cho học sinh những khái niệm cơ bản về dòng kẻ, đường kẻ, tọa độ viết
chữ, tên gọi nét chữ, cấu tạo chữ cái, vị trí dấu thanh, dấu phụ, các khái niệm liên
kết chữ cái. . . . Từ đó hình thành ở các em những biểu tượng về hình dáng, độ cao
sự cân đối, tính thẩm mĩ của chữ viết.
+ Về kĩ năng:
Dạy học sinh các thao tác viết chữ từ đơn giản đến phức tạp, bao gồm kĩ
năng viết chữ liên kết, tạo chữ cái và liên kết chữ cái tạo chữ ghi tiếng. Đồng thời
giúp các em xác định khỏang cách, vị trí cỡ chữ trên vở, kẻ ô lề để hình thành kĩ
năng viết đúng mẫu rõ ràng và cao hơn là viết nhanh, viết đẹp.
Ngoài ra tư thế ngồi viết, cách cầm bút để vở, cách trình bày bài viết cũng là
kĩ năng đặc thù của việc dạy mà giáo viên cần thường xuyên quan tâm.
3. Hình thức rèn luyện:
Trong mỗi tiết tập viết, học sinh được hướng dẫn và tập viết từng chữ cái

viết hoa sau đó tập viết cụm từ hoặc câu ứng dụng có chữ hoa ấy.
4. Sách giáo khoa, sách giáo viên:
Nội dung bài tập viết trong SGK Tiếng Việt 2 (Viết chữ hoa - Viết ứng
dụng) được cụ thể hoá thành các yêu cầu luyện tập trong vở tập viết 2.
Lê Thị Hoa
5
Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy môn tập viết lơp 2
Trong cả năm học, học sinh sẽ được học viết toàn bộ bảng chữ cái viết hoa
do Bộ GD - ĐT ban hành (Gồm 29 chữ cái viết hoa theo kiểu 1 và 5 chữ cái viết
hoa theo kiểu 2). Cụ thể:
+ 26 chữ cái viết hoa ( kiểu 1 và kiểu 2 ) được dạy trong 26 tuần. Mỗi tuần 1
tiết, mỗi tiết dạy một chữ cái viết hoa theo thứ tự bảng chữ cái Tiếng Việt.
+ 8 chữ cái viết hoa ( kiểu 1) được dạy trong 4 tuần.
Mỗi tuần 1 tiết dạy 2 chữ cái viết hoa có hình dạng gần giống nhau: Ă- Â, E
- Ê, Ô - Ơ, U - Ư. Cuối năm học (tuần 34) có một tiết ôn cách viết chữ hoa kiểu 2.
Riêng 4 tuần ôn tập (Các tuần 2, 9, 18, 35) SGK không ấn định nội dung tiết dạy
Tập viết trên lớp nhưng vở Tập viết lớp 2 vẫn biên soạn nội dung ôn luyện ở nhà để
học sinh có cơ hội rèn luyện kỹ năng viết chữ.
Nội dung mỗi bài tập viết được thiết kế trên 2 trang vở có chữ viết mẫu trên
dòng kẻ li và được trình bày như sau:
Trang lẻ:
- Tập viết ở lớp bao gồm các yêu cầu tập viết như sau:
+ Một dòng chữ cái viết hoa cỡ vừa.
+ Hai dòng chữ cái viết hoa cỡ nhỏ.
+ Một dòng viết ứng dụng (Chữ ghi tiếng có chữ cái viết hoa) cỡ vừa.
+ Ba dòng viết ứng dụng ( Một cụm từ có chữ viết hoa) cỡ nhỏ.
- Tập viết chữ nghiêng ứng dụng (Kí hiệu * tự chọn) thường gồm 3 dòng
luyện viết chữ nghiêng theo chữ mẫu.
Trang chẵn:
- Luyện viết ở nhà

- Tập viết chữ nghiêng (tự chọn)
Lê Thị Hoa
6
Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy môn tập viết lơp 2
Sau mỗi chữ viết, trên mỗi dòng đều có điểm đặt bút (dấu chấm) với những
dụng ý: Giúp học sinh xác định rõ quy trình chữ viết, đảm bảo khoảng cách đều
nhau giữa các chữ, tăng thêm tính thẩm mỹ của trang vở tập viết.
Lê Thị Hoa
7
Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy môn tập viết lơp 2
2. Chương 2: Nội dung vấn đề nghiên cứu
2.1. Thực trạng
Năm học 2013 – 2014, tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm và giảng
dạy lớp 2B. Lớp có 11 em trong đó có 6 em nam và 5 em nữ.
Sau một tuần nhận lớp, tôi phát hiện ra gần ½ số học sinh chữ viết xấu,
không đúng ô, đúng mẫu, đúng khoảng cách…Viết tùy tiện, cẩu thả, viết chữ
không đều, chưa biết cách giữ gìn sách vở. Thông qua việc khảo sát chất lượng
môn Toán, Tiếng Việt và chữ viết các em trong lớp, cho thấy chữ viết các em chưa
đẹp, học sinh chưa nắm vững tên gọi các dòng kẻ ngang trong vở, chưa nắm rõ
điểm đặt bút, dừng bút của các chữ. Chữ viết còn rời rạc chưa liền mạch sai quy
trình, chữ viết hoa chưa đúng mẫu. Thường giờ chính tả các em mới có ý thức viết
đẹp, còn các môn học khác thì chữ viết ẩu, tẩy xóa lem nhem. Một số em chưa có ý
thức giữ gìn vở sạch chữ đẹp. Điều này khiến người giáo viên phải bỏ nhiều công
sức để rèn giũa cho các em.
Bảng tổng hợp kết quả khảo sát đầu năm về kỹ năng viết chữ
của học sinh lớp 2B
*Qua tìm hiểu thực tế tôi thấy:
+ Về phụ huynh học sinh :
- Gia đình các em rất quan tâm đến việc học tập của các em. Đầu năm học,
phụ huynh đã mua đầy đủ đồ dùng sách vở, đồ dùng học tập cho em. Nhiều phụ

Lê Thị Hoa
Tổng số
Học sinh
Viết chữ
mẫu đúng
tương đối
đẹp
Tỉ lệ
Viết chữ
đúng
nhưng
chưa đẹp
Tỉ lệ
Viết chữ
còn sai
mẫu
Tỉ lệ
11 em 1em 9% 1 em 9% 9em 81%
8
Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy môn tập viết lơp 2
huynh đã dành thời gian để kèm cặp thêm cho các em học tập ở nhà. Bên cạnh đó
còn một số em thiếu bút để luyện viết đặc biệt là không có bút mực.
- Bên cạnh còn một số phụ huynh còn viết không đúng các con chữ, nhiều
phụ huynh còn không biết viết chữ. Cụ thể khi trao đổi trực tiếp với giáo viên hay
trao đổi với giáo viên chủ nhiệm qua sổ liên lạc.
+ Về cơ sở vật chất:
- Cơ sở vật chất tương đối đầy đủ, bảo đảm cho việc dạy - học của giáo viên
và học sinh như phòng học, ánh sáng, bàn ghế, đồ dùng cho môn học…
+ Về giáo viên:
- Giáo viên nhìn chung có chuyên môn vững vàng, có lòng yêu nghề mến trẻ,

say sưa với sự nghiệp trồng người. Giáo viên cùng học sinh luôn luôn coi trọng
công tác vở sạch - chữ đẹp.
+ Về phía học sinh: Nhìn chung học sinh chăm ngoan học tập, luôn chú ý
đến chữ viết, đến sách vở của mình.
* Đánh giá thực trạng:
Qua thực trạng thấy vẫn còn những học sinh viết chữ xấu và không đúng
mẫu, vậy nguyên nhân là gì? Ở đây, tôi xin mạnh dạn phân tích một số nguyên
nhân khi học giờ tập viết của học sinh như sau:
+ Về phía học sinh:
- Các em chưa có ý thức ngồi học nghiêm túc.
- Chưa có thói quen giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
- Khi viết sai các em có thói quen xóa nhiều lần.
- Tay cầm bút chưa đúng quy định
- Học sinh viết chưa đúng khoảng cách và nối nét gữa các con chữ.
- Chưa xác định được các đường kẻ trong bảng con và vở tập viết.
Lê Thị Hoa
9
Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy môn tập viết lơp 2
- Các em chưa hiểu rõ mục đích và tầm quan trọng của việc giữ vở sạch viết
chữ đẹp, đa số các em ngại viết, không có hứng thú và lòng say mê khi viết chữ mà
chủ yếu chỉ dừng lại ở mức độ viết đúng. Một số em khác không nắm được cấu tạo
các con chữ và kỹ năng viết đúng dẫn đến sai ngay từ những giờ Tiếng Việt đầu
tiên của cấp học.
+ Về phía giáo viên:
- Giáo viên luôn quan tâm đến phong trào vở sạch - chữ đẹp, chấm chữa bài
cho học sinh thường xuyên. Song khi chấm bài cho học sinh, học sinh viết sai các
chữ hoa và chữ thường, thì giáo viên thường chỉ gạch chân, ít sửa sai cho các em.
Vì vậy, khi giáo viên nhận xét, đánh giá bài viết của các em, các em không biết
phải sửa thế nào cho đúng, cho đẹp.
- Bản thân một số giáo viên còn viết chữ chưa đúng mẫu quy định.

- Trong các giờ học tập viết, giáo viên chưa thực sự tổ chức tiết học sôi nổi,
chưa có sự đổi mới phương pháp – hình thức dạy học thực sự mà còn mang tính
hình thức.
- Giáo viên chưa phát động các cuộc thi vui học ngoài phong trào vở sạch -
chữ đẹp để phát triển tối đa khả năng viết chữ cái hoa của học sinh.
- Trên đây là những nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng chất lượng môn
tập viết của học sinh lớp 2. Trước một thực trạng như vậy, người giáo viên không
thể không suy nghĩ: “ Phải làm gì để thay đổi thực trạng này?” và “ Nâng cao chất
lượng dạy – học phân môn Tập viết của học sinh lớp 2 bằng cách nào?”
2. 2 Các biện pháp
Biện pháp 1: Giáo viên giúp học sinh nắm vững các khái niệm
* Khái niệm đường kẻ ô li:
Lê Thị Hoa
10
Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy môn tập viết lơp 2
Trước tiên, giáo viên cần hướng dẫn học sinh nhớ các đường kẻ trong bảng
con và trong vở Tập viết. Việc này cũng góp phần quan trọng trong việc nâng cao
chất lượng dạy viết chữ.
+ Bảng con:
1. Đường kẻ ngang 1 4. Đường kẻ ngang 4
2. Đường kẻ ngang 2 5. Đường kẻ ngang 5
3. Đường kẻ ngang 3 6. Đường kẻ ngang 6
- Có những chữ cái cao đơn vị được xác định bằng đường kẻ 2 và đường kẻ
1: a, o, c, ă, â, e, ê, i, u, ư, n, m, v, x
- Có những chữ cái cao 2 đơn vị rưỡi được xác định bằng đường kẻ ngang 1,
đường kẻ ngang 2 và đường kẻ ngang 3: b, g, h, k , l, y
+ Vở Tập viết (vở in và vở ô li):
- Giáo viên cần hướng dẫn học sinh nắm được các đường kẻ sẵn trong vở tập
viết để các em biết được một số quy ước về cách gọi.
*Khái niệm về các nét cơ bản:

Với một số kinh nghiệm bản thân cùng với sự trao đổi, học hỏi đồng nghiệp,
tôi nhận thấy: Nếu học sinh viết các nét cơ bản không đúng, không đẹp thì việc viết
xấu, viết sai là điều không tránh khỏi. Vì vậy giáo viên sẽ củng cố lại cho các em
cách viết các nét cơ bản. Chú ý điểm đặt bút, dừng bút.
Chẳng hạn với nét khuyết xuôi, nét khuyết ngược, học sinh không rèn viết
ngay từ đầu thì dễ viết lệch, xấu sẽ dẫn đến những chữ được tạo bởi 2 nét đó như:
Lê Thị Hoa
11
1
2
3
4
5
6
Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy môn tập viết lơp 2
h, k, g, y cũng không được đẹp và đây cũng là 2 nét khó mà học sinh thường lúng
túng khi viết.
Chú ý: nét khuyết phải tròn, thon đều, không to quá, cũng không nhỏ quá
hoặc không bị vuông đầu và đặc biệt điểm gặp nhau của hai nét phải ở đường kẻ 2
từ dưới lên (với nét khuyết xuôi), đường kẻ 1 (với nét khuyết ngược).
Không chỉ vậy, muốn học sinh viết đẹp thì với những chữ khó viết, tôi
thường cho các em luyện viết lên bảng nhiều, đến khi nào học sinh viết tương đối
đồng đều thì lúc đó mới viết vào vở. Những học sinh nào viết bảng xấu, chậm, tôi
thường xuống tận nơi cầm tay uốn nắn các em viết đúng.
* Hướng dẫn viết nối nét:
Khi học sinh đã viết các con chữ đúng mẫu, thì việc hướng dẫn nối chữ cũng
rất quan trọng. Học sinh biết cách nối chữ thì bài viết mới rõ ràng đều và đẹp được
hơn nữa mới đảm bảo được tốc độ viết ở những lớp trên.
Tôi hướng dẫn kĩ học sinh cách điều tiết điểm dừng bút của chữ đứng trước
sao cho hợp lý.

Ví dụ chữ “uê” cần điều tiết điểm bắt đầu của chữ ê đi sau thấp xuống một
chút và kéo dài, nét kết thúc của chữ cái đứng trước lên cao một chút.Viết sát quá
hoặc xa quá đều không đẹp.
* Tầm quan trọng của viết dấu thanh:
Dấu thanh không được viết to quá, bé quá và phải viết đúng vị trí. Thực tế
trong những năm dạy Tiếng Việt lớp 2 tôi thấy học sinh thường mắc tình trạng các
dấu thanh viết cao quá, ảnh hưởng lớn đến chất lượng chữ viết. Tôi luôn nhắc học
sinh dấu viết vừa phải và gần chữ nhưng không được dính vào chữ. Đặc biệt lưu
tâm đến những em hay viết dấu sai vị trí thường gọi lên bảng viết nhiều lần để các
bạn nhận xét.
Lê Thị Hoa
12
Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy môn tập viết lơp 2
Sau khi học sinh viết xong bài, giáo viên cần chấm điểm ngay một số vở, sửa
lỗi sai cho học sinh, tuyên dương những bài viết tốt. Hàng tháng giáo viên chấm vở
sạch chữ đẹp cho từng học sinh, sơ kết thi đua.
Với học sinh tiểu học, nhất là học sinh đầu cấp thường hiếu động, thiếu kiên
trì nên nhiều em không tự giác khi viết bài. Các em muốn viết thật nhanh chóng
cho hết bài để chơi. Để khắc phục điều này, tôi có quy định với học sinh: viết từng
dòng theo hiệu lệnh của cô. Nhờ vậy, tránh được tình trạng viết nhanh, viết ẩu
trong quá trình viết của học sinh. Đặc biệt, với những em viết đẹp, có nhiều cố
gắng thì giáo viên sẽ cho điểm động viên, tuyên dương trước lớp để các em khác
nhìn vào học tập và noi theo.
Với học sinh, việc củng cố bài của giáo viên cũng góp phần rất quan trọng
để tạo hứng thú cho học sinh, giáo viên có thể tiến hành theo cách sau để thu hút
học sinh đến với các giờ tập viết tiếp theo:
+ Cho học sinh nhận xét bài viết của bạn và bài viết của chính mình để các
em nhận ra những điểm được và chưa được để sửa chữa, ngồi xen kẽ học sinh viết
đẹp ngồi cạnh học sinh viết chưa đẹp để các em bắt chước bạn, thi viết đẹp giống
bạn.

+ Cho học sinh luyện viết lại những chữ chưa đạt yêu cầu.
+ Tổ chức một số trò chơi để tránh căng thẳng, mệt mỏi cho học sinh.
Ví dụ : Trò chơi thi viết chữ đẹp, thi viết nhanh
Với việc làm này cùng với sự chỉ bảo của giáo viên ở trên lớp mà những
em viết xấu, viết ẩu ở lớp tôi hiện nay cũng tiến bộ nhiều.
Ngay ở lớp tôi những em tiến bộ được nêu gương trước lớp, được ghi tên
trên bảng tuyên dương hàng tuần. Hàng tháng thưởng cho các em một món quà nhỏ
như bút chì, thước kẻ, cục tẩy hoặc một quyển nháp nho nhỏ hoặc có khi chỉ vài
Lê Thị Hoa
13
Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy môn tập viết lơp 2
viên kẹo thôi cũng làm cho các em rất thích thú. Nhờ vậy số lượng những em có
chữ viết tiến bộ cũng được nâng lên rõ rệt.
Với những em chưa có ý thức rèn chữ, chữ viết ẩu thì ngoài việc kèm thêm ở
lớp, tôi còn trực tiếp gặp gỡ phụ huynh của em đó trao đổi và cùng ra hướng giải
quyết hay thống nhất cách dạy nhằm giúp học sinh tiến bộ hơn.
Với việc làm này cùng với sự chỉ bảo của giáo viên ở trên lớp mà những em
viết xấu, viết ẩu ở lớp tôi hiện nay cũng tiến bộ nhiều.
Biện pháp 2: Hướng dẫn học sinh phân loại chữ cái theo nhóm
Căn cứ vào đặc điểm của từng chữ cái, căn cứ vào các nét đồng dạng giữa
các chữ cái trong bảng chữ cái, căn cứ vào kích thước quy trình viết các chữ cái.
Giáo viên có thể hướng dẫn chia nhóm chữ như sau:
- Chữ thường có thể chia làm 3 nhóm:
+ Nhóm 1 : i, u, ư, t, p, y, n, m, v, r, s
+ Nhóm 2 : l, b, h, k
+ Nhóm 3 : o, ô, ơ, a, ă, â, d, đ, q, g, c, e, ê, x
Cần chú ý khi dạy các chữ thường là phân tích kĩ chữ đầu tiên của nhóm.
Dựa vào nét chữ đồng dạng với đầu nhóm, giáo viên cho học sinh tự rèn các chữ
còn lại chú ý nhắc học sinh rèn kĩ các nét cơ bản.
- Chữ hoa: Dựa và các nét chữ đồng dạng ta chia chữ cái viết hoa thành các

nhóm như sau:
+ Nhóm 1 gồm các chữ: A, Ă, Â, M, N
+ Nhóm 2 gồm các chữ: P, R, B, D, Đ
+ Nhóm 3 gồm các chữ: C, E, Ê, G, L, S, T
+ Nhóm 4 gồm các chữ: I, K, H, V
+ Nhóm 5 gồm các chữ: O, Ô, Ơ, Q
Lê Thị Hoa
14
Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy môn tập viết lơp 2
+ Nhóm 6 gồm các chữ: U, Ư, X, Y
Việc chia nhóm như vậy sẽ giúp học sinh so sánh được cách viết các chữ, tìm
ra những điểm giống nhau và khác nhau. Từ đó, học sinh nắm chắc được cách viết
và các em sẽ viết được chuẩn hơn, đẹp hơn. Vì vậy, tôi cũng cho các em luyện
thêm cách viết theo nhóm trong các tiết hướng dẫn học.
Biện pháp 3: Đảm bảo về cơ sở vật chất
* Ánh sáng phòng học, bảng lớp, bàn ghế của học sinh:
Đây là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc viết chữ và sức khoẻ của
học sinh. Hiện nay hầu hết các trường Tiểu học trong huyện đều đảm bảo các yêu
cầu cơ bản, nhất là đối với trường TH& THCS Đại Dực – một trường thuộc vùng
khó khăn được các cấp lãnh đạo quan tâm nên ánh sáng phòng học đạt theo tiêu
chuẩn học đường có bảng chống loá, có dòng kẻ rõ ràng, bàn ghế đúng kích cỡ tiêu
chuẩn đối với học sinh lớp 2.
*Đồ dùng học tập của học sinh:
Từ loại bút và mực thích hợp đến cách chọn vở, chọn bảng và phấn viết cũng
được tôi lưu tâm đến. Hướng dẫn học sinh, phụ huynh tìm mua cho các em những
quyển vở có đường kẻ tin đều, rõ ràng và khi viết không bị nhoè mực. Được sự ủng
hộ từ phía nhà trường, có vở của nhà trường được sản xuất với chất lượng cao, giấy
không bị thấm mực.
Thực tế dạy viết hiện nay cho thấy sử dụng bảng con trong việc rèn chữ cho
học sinh vẫn là tối ưu nhất. Cho nên trong buổi họp phụ huynh đầu năm, tôi đưa ra

những quyển vở, bút chì, bút mực để phụ huynh tham khảo. Riêng bảng con thì tôi
thống nhất toàn lớp để tránh tình trạng của em này thì có ô to, bảng của em kia thì
có ô nhỏ sẽ gây khó khăn khi dạy Tập viết.

Lê Thị Hoa
15
Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy môn tập viết lơp 2
Biện pháp 4: Sử dụng đồ dùng trực quan khi dạy học Tập viết:
Trong luyện viết cho học sinh thì đồ dùng trực quan có tác dụng không nhỏ,
nó hỗ trợ và là phương tiện giúp cho việc luyện viết của học sinh. Những đồ dùng
này nhằm mục đích là giúp học sinh khắc sâu những biểu tượng về chữ viết, có ý
thức viết đúng mẫu và tạo không khí sôi nổi, phấn chấn trong quá trình dạy viết chữ
theo hướng “Đổi mới phương pháp dạy học”. Đồ dùng trực quan có thể sử dụng
trong quá trình dạy bài mới, luyện tập hoặc củng cố bài học. Một số đồ dùng trực
quan cần có là:
- Mẫu chữ trong khung chữ phóng to theo bảng mẫu chữ hiện hành treo trên
lớp. Bảng mẫu chữ cần cố định thường xuyên để giáo viên có thể chủ động sử dụng
khi cần thiết không chỉ trong giờ Tập viết mà ngay trong cả những môn học khác
khi có học sinh viết chưa đúng mẫu chữ.
- Bộ mẫu chữ in theo quy định cho giáo viên.
Biện pháp 5: Tự làm thêm đồ dùng dạy học để nâng cao hiệu quả trong
việc dạy - học Tập viết:
* Đồ dùng lật từng trang hiện ra từng nét (dùng để phân tích chữ mẫu):
- Mục đích sử dụng của đồ dùng: Giúp học sinh nắm rõ cấu tạo, kích thước
của con chữ:
+ Cấu tạo gồm những nét nào?
+ Kích thước cao, rộng bao nhiêu ô?
- Cách làm đồ dùng:
+ Giấy bìa cứng khổ A4 (1 tờ).
+ Các tờ nhựa trong khổ A4 (số lượng tuỳ thuộc vào số nét chữ trong con

chữ).
+ Giấy đề can màu đỏ để cắt từng nét chữ rồi dán lên từng tờ nhựa trong.
Lê Thị Hoa
16
Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy môn tập viết lơp 2
+ Một đến hai gáy xoắn bằng nhựa mềm để đóng các tờ nhựa trong lại.
+ Màu dạ để kẻ ô vuông lên tờ bìa cứng.
- Cách sử dụng: Dùng trong phần giảng bài mới: Viết chữ hoa, chữ thường:
+ Giáo viên dùng que chỉ chỉ vào từng nét chữ trên trang nhựa cứng.
+ Giáo viên nói đến nét nào thì lật từng nét ấy minh họa cho học sinh nhìn
rõ.
+ Giáo viên giới thiệu xong nét nào, yêu cầu học sinh nhắc lại tên nét chữ ấy
và giáo viên chốt lại bằng câu hỏi: “Để hoàn thành một con chữ thì các em cần
viết mấy nét và đó là những nét nào?”
- Tác dụng của đồ dùng:
+ Giúp giáo viên truyền đạt kiến thức cho học sinh một cách rõ ràng, dễ hiểu,
sinh động, hấp dẫn.
+ Giúp học sinh nắm rõ cấu tạo, kích thước của con chữ cần viết.
+ Giáo viên cũng có thể dùng đồ dùng này hướng dẫn học sinh cách viết một
con chữ hoàn chỉnh.
*Ví dụ: Trong bài Tập viết “Chữ hoa A” (lớp 2), giáo viên dùng que chỉ và
đưa ra hệ thống câu hỏi:
+ (?) Các em nhìn lên bảng và cho cô biết đây là chữ gì? (chữ A hoa)
+(?) Chữ A hoa được cấu tạo bởi mấy nét? (gồm 3 nét)
+ (?) Cho cô biết nét thứ nhất của chữ A hoa là nét gì? (nét 1 gần giống nét
móc ngược (trái) và hơi lượn ở phía trên và nghiêng về phía bên phải).
+ (?) Nét thứ 2 là nét gì? (giáo viên lật trang thứ ba ra và yêu cầu học sinh
nêu: nét 3 là nét lượn ngang)
- Giáo viên chốt lại bằng câu hỏi: “Chữ A hoa gồm mấy nét chữ ghép lại?” b
Lê Thị Hoa

17
Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy môn tập viết lơp 2
Biện pháp 6: Hướng dẫn tư thế ngồi và cách cầm bút đúng.
Để giúp các em viết được những nét chữ, đúng mẫu, đẹp tôi đã hướng dẫn
cả lớp tư thế ngồi viết: “ Em phải ngồi tư thế ngay ngắn, lưng thẳng, không được tì
ngực vào cạnh bàn, đầu hơi cúi, mắt cách trang giấy khoảng 25 – 30 cm”. Tư thế
ngồi viết không ngay ngắn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chữ viết. Ngồi nghiêng vẹo sẽ
kéo theo chữ viết không thẳng, bị lệch dòng. Không những thế còn có hại cho sức
khoẻ: sẽ bị cận nếu chúi sát vở, vẹo cột sống, gù lưng, phổi bị ảnh hưởng nếu
ngồi viết không ngay ngắn. Trước mỗi giờ viết bài, đặc biệt là giờ học Tập viết tôi
thường yêu cầu các em nhắc lại tư thế ngồi viết câu hỏi: “Muốn viết đẹp em phải
ngồi thế nào?”. Dần dần, các em sẽ có thói quen ngồi đúng tư thế.
Một việc hết sức quan trọng giúp cho việc viết chữ đẹp là cách cầm bút và
cách đặt vở trên bàn. Điều này các em được tôi hướng dẫn kỹ càng: “Khi viết, các
em cần cầm bút bằng 3 ngón tay (ngón trỏ, ngón cái, ngón giữa) của bàn tay phải.
Đầu ngón trỏ đặt ở phía trên, đầu ngón giữa phía bên trái, phía bên phải của đầu bút
tựa vào đầu đốt giữa ngón tay giữa”. Tôi cũng lưu ý các em cầm bút vừa phải. Vì
nếu cầm bút sát ngòi hoặc quá xa ngòi bút thì việc điều khiển bút khi viết sẽ khó
khăn, làm cho chữ xấu mà mực dễ bị giây ra tay, ra vở. Còn vở viết khi viết bài, tôi
cũng luôn hỏi lại học sinh cầm bút và cách đặt vở. Những yếu tố tưởng chừng
không quan trọng nhưng thực chất đã góp phần tích cực vào việc rèn chữ cho học
sinh.
Biện pháp 7: Phân loại các nhóm đối tượng học sinh khi rèn luyện
Giáo viên cần tìm hiểu, điều tra để nắm chắc chất lượng chữ viết học sinh,
đặc biệt là kĩ năng viết, nhất là kỹ năng viết chữ hoa và phân loại học sinh theo 3
đối tượng:
+ Đối tượng 1: Viết chữ mẫu đúng tương đối đẹp.
+ Đối tượng 2: Viết chữ đúng nhưng chưa đẹp.
Lê Thị Hoa
18

Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy môn tập viết lơp 2
+ Đối tượng 3: Viết chữ còn sai mẫu.
2. 3. Kết quả
Do nắm được vai trò và tầm quan trọng của phân môn Tập viết nên những
việc làm trên đã được tôi tiến hành một cách thường xuyên trong các giờ Tập viết.
Nếu so với đầu năm, nhiều em còn viết ẩu, viết xấu, thậm chí còn lệch dòng kẻ, sai
cỡ chữ thì chữ viết của học sinh lớp tôi tương đối đều, bài viết sạch đẹp, tốc độ viết
của học sinh đã nhanh hơn, tỉ lệ viết đúng, viết đẹp của học sinh cũng nâng lên.
- Lớp tôi đã có 2 em tham dự thi viết chữ đẹp cấp trường thì 1 em đạt giải
nhì và 1 em đạt giải nhất đều được chọn vào đội tuyển của nhà trường tham gia thi
cấp huyện.
- Nhiều em viết chữ đúng chuẩn, đẹp, sạch.
- Một số em thời gian đầu còn bị điểm thấp nhưng giờ đã được điểm 7 – 8
phân môn này.
- Chữ viết của các em tương đối đều, thẳng hàng, đúng mẫu chữ quy định và
đạt được tốc độ yêu cầu đối với học sinh lớp 2 theo từng giai đoạn.
- Vở viết của học sinh sạch và đẹp, không nhàu nát, bài viết cẩn thận.
- Lớp đạt lớp: Vở sạch chữ đẹp.
Bảng tổng hợp kết quả cuối năm về kỹ năng viết chữ của học sinh lớp 2B
Năm học: 2013- 2014
Lê Thị Hoa
Tổng số
Học sinh
Viết chữ
mẫu đúng
tương đối
đẹp
Tỉ lệ
Viết chữ
đúng

nhưng
chưa đẹp
Tỉ lệ
Viết chữ
còn sai
mẫu
Tỉ lệ
11 em 5 em 54,4% 4 em 45.5% 2 em 18%
19
Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy môn tập viết lơp 2
2. 4. Bài học kinh nghiệm
*Bài học chung:
Đòi hỏi đầu tiên theo tôi đó là sự tận tâm, nhiệt tình, yêu thương con trẻ.
Trong mỗi giờ dạy, người giáo viên phải tạo được sự say mê cho bản thân mình
cũng như tạo sự hứng thú cho học sinh.
Thường xuyên rèn luyện để có chữ viết mẫu chuẩn đẹp (vì tư duy của trẻ chủ
yếu là trực quan và rất thích bắt chước theo cô giáo).
Chuẩn bị đồ dùng dạy học một cách cẩn thận, có chọn lọc và sáng tạo.
Luôn tạo hứng thú cho các em trong các giờ học bằng nhiều hình thức như:
sưu tầm tranh ảnh, chữ mẫu đẹp để phục vụ bài học.
Tuyên dương khen thưởng kịp thời những em có nhiều cố gắng, có tiến bộ
trong việc “Rèn chữ - Giữ vở”.
* Bài học riêng:
Những kết quả mà tôi đã thu được trong quá trình nghiên cứu không phải là
cái mới so với kiến thức chung về môn tập viết ở bậc tiểu học, song lại là cái mới
đối với tổ khối 2. Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã phát hiện và rút ra nhiều điều
lý thú về nội dung và phương pháp dạy học môn Tập viết ở bậc tiểu học nói chung
và ở lớp 2 nói riêng. Tôi cảm thấy mình được bồi dưỡng thêm lòng kiên trì, nhẫn
nại, sự ham muốn, say sưa với việc giảng dạy. Tuy nhiên đề tài này của tôi nghiên
cứu trong lĩnh vực khoa học nên không thể tránh khỏi những khiếm khuyết. Tôi

mong muốn nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, của các bạn đồng
nghiệp.
Lê Thị Hoa
20
Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy môn tập viết lơp 2
*Bài học thành công:
Qua quá trình nghiên cứu và vận dụng vào thực tế giảng dạy đã mang cho tôi
những thành công sau:
+ Chữ viết của học sinh được nâng lên.
+ Phong trào thi đua viết chữ đẹp trong lớp được nhân rộng.
+ Chất lượng chữ viết của học sinh đạt đúng theo yêu cầu của phân môn Tập
viết lớp 2 qua từng giai đoạn.
+ Học sinh cẩn thận, có ý thức rèn chữ và giữ gìn sách vở.
* Bài học chưa thành công:
Kết quả của việc rèn chữ viết cho học sinh không phải ngày một, ngày hai
mà có được. Nên trong quá trình nghiên cứu tôi thấy còn một số em thiếu kiên trì
và thiếu tính cẩn thận do đó các con chữ cũng những các nét của các em viết chưa
được mềm mại và thanh gọn.
Lê Thị Hoa
21
Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy môn tập viết lơp 2
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Qua thời gian nghiên cứu, đồng thời áp dụng trong thực tế giảng dạy trên
lớp, chúng tôi nhận thấy đề tài có thể áp dụng bước đầu trong khối lớp 2 và có thể
nhân rộng ra ở các khối lớp khác đặc biệt là khối 3.
Qua cách dạy đã nêu trên đây, so với các lớp học theo chỉ dẫn của sách giáo
khoa và sách giáo viên, tôi nhận thấy học sinh viết đẹp hơn, dễ áp dụng hơn. Qua
kết quả học tập của học sinh lớp 2, các đồng nghiệp trong khối cũng nhận thấy cách
hướng dẫn trên là hay và có hiệu quả. Tuy kết quả bước đầu chưa cao lắm, nhưng

với nhiệt tình và nổ lực theo khả năng, tôi cũng đã tích lũy được một số bài học
thực tiễn.
Tôi tin rằng, nếu mỗi giáo viên luôn có ý thức rèn luyện và tận tâm dạy bảo
thì chắc chắn các em sẽ có những bài viết đẹp, sạch sẽ. Sau này, các em sẽ trở
thành những con người có tính cẩn thận, kiên trì, làm việc có khoa học, xứng đáng
là những chủ nhân tương lai của đất nước.
2. Kiến nghị:
Việc rèn chữ viết cho học sinh là một việc làm hết sức quan trọng trong việc
nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học môn Tập viết cho học sinh lớp 2. Do đó tôi
có một số kiến nghị sau:
* Đối với giáo viên:
- Luôn tâm huyết, hết lòng với nghề.
Lê Thị Hoa
22
Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy môn tập viết lơp 2
- Cần phải rèn đọc chuẩn, rèn chữ viết đẹp, thường xuyên tự học hỏi, rèn
luyện mình để thực sự là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
- Dự giờ thăm lớp, học hỏi đồng nghiệp cũng như tự đọc các tài liệu, luôn sử
dùng đồ dùng trong các giờ học một cách có hiệu quả, tránh dạy chay hoặc sử dụng
đồ dùng mang tính hình thức.
- Điều kiện quan trọng hơn nữa đòi hỏi người giáo viên là phải kiên trì, vượt
khó, tìm tòi sáng tạo và có bản lĩnh, có tinh thần trách nhiệm cao, say mê với công
việc, tận tuỵ với học sinh.
- Phối kết hợp 3 môi trường giáo dục: Nhà trường, gia đình, xã hội.
* Đối với nhà trường:
- Cần có biện pháp chỉ đạo các tổ chuyên môn thực hiện một cách đồng loạt
(từ khối 1 đến khối 3) về rèn chữ trong môn tập viết. Tổ chức các cuộc thi trong các
buổi ngoại khoá dưới những hình thức khác nhau để rèn cho học sinh các kỹ năng:
nghe - đọc - nói - viết và kỹ năng tính toán.
- Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn, các phương pháp mới về dạy phân

môn Tập viết để học hỏi kinh nghiệm của các đồng nghiệp, các trường có phong
trào “Vở sạch - Chữ đẹp” tiêu biểu.
* Đối với phụ huynh học sinh:
- Phụ huynh cần quan tâm hơn nữa đến việc học tập của con em mình. Cần
đảm bảo góc học tập ở nhà của các em phù hợp theo độ tuổi, đảm bảo đủ ánh sáng
tạo cho các em ngồi học thoải mái.
- Kết hợp với nhà trường cụ thể là giáo viên chủ nhiệm để rèn kỹ năng viết
đúng, viết đẹp cũng như các kỹ năng khác cho con em mình.
- Bản thân phụ huynh cũng cần phải tự rèn cách đọc, cách nói chuẩn, cách
viết chuẩn.
Lê Thị Hoa
23
Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy môn tập viết lơp 2
* Đối với Phòng giáo dục:
Vấn đề viết đúng, viết đẹp Phòng giáo dục đã chỉ đạo tới các trường nhưng
để giáo viên và học sinh thực hiện tốt, theo tôi Phòng giáo dục nên có biện pháp cụ
thể phổ biến tới các trường về việc dạy phân môn Tập viết.
Nên trang bị cho mỗi giáo viên bộ chữ hoa mẫu theo kiểu lật từng trang hiện
ra từng nét chữ để giúp học sinh có hình ảnh cụ thể, sinh động về chữ mẫu cần viết.
Trên đây là kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy môn tập viết lớp 2 mà tôi
đã tích lũy được trong quá trình giảng dạy tại trường TH&THCS Đại Dực.
Những nhận định của tôi về thực trạng học sinh cũng như giải pháp mà tôi
đưa ra về vấn đề có thể còn nhiều thiếu sót hoặc chưa đủ tính thuyết phục. Tôi rất
mong nhận được sự góp ý của bạn bè đồng nghiệp, Hội đồng khoa học nhà trường,
Phòng GD - ĐT để bản kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện và thực tế hơn.
Xin trân trọng cảm ơn !
Đại Dực, ngày 20 tháng 05 năm 2014
Người viết kinh nghiệm
Lê Thị Hoa
Lê Thị Hoa

24
Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy môn tập viết lơp 2
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO – PHỤ LỤC
IV. 1. Tài liệu tham khảo.
1. Dạy và học Tập viết ở Tiểu học - Trần Mạnh Cường – Phan Quang Thân –
Nguyễn Hữu Cao – NXB Giáo dục.
2. Dạy Tập viết ở Tiểu học - Lê A - Đỗ Xuân Thảo – Trịnh Đức Minh –
NXB Giáo dục.
3. Giải đáp 88 câu hỏi về giảng dạy Tiếng Việt ở Tiểu học - Lê Hữu Tỉnh –
Trần Mạnh Hưởng – NXB Giáo dục.
4. Sách giáo viên Tiếng Việt lớp 2.
5. Thiết kế bài giảng Tiếng Việt lớp 2.
6. Yêu cầu cơ bản về kiến thức và kỹ năng các lớp 1, 2, 3, 4 - Bộ Giáo dục và
Đào tạo.
Lê Thị Hoa
25

×