Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Tài liệu Vai trò của công cụ phái sinh trong phòng ngừa rủi ro pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.59 KB, 4 trang )

Vai trò của công cụ phái sinh trong phòng ngừa rủi ro
A. Sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro lãi suất
Ngân hàng thương mại có 2 nghiệp vụ chủ yếu là nghiệp vụ huy động vốn và nghiệp vụ tín
dụng. Ngân hàng sẽ thu lợi nhuận từ việc ăn chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất đi vay.
Tuy điều này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Một trong số đó là rủi ro lãi suất. Rủi ro lãi suất là rủi
ro đối với các khoản thu nhập và giá trị thị trường của danh mục đầu tư bắt nguồn từ sự biến
động của tỷ lệ lãi suất.
1
. Rủi ro lãi suất xuất hiện có thể làm tăng chi phí vay nợ của ngân hàng,
giảm giá trị thị trường của tài sản có cũng như vốn chủ sở hữu của ngân hàng, làm giảm thu
nhập của ngân hàng. Có rất nhiều loại rủi ro lãi suất như: rủi ro kỳ hạn bất cân xứng hay rủi ro
định giá lại tài sản, rủi ro đường cong lãi suất, rủi ro cơ bản và rủi ro quyền chọn. Trong đó phổ
biến nhất là rủi ro định giá lại tài sản hay rủi ro kỳ hạn bất cân xứng. Để hạn chế rủi ro lãi suất,
nhiều quốc gia trên thế giới đã sử dụng công cụ phái sinh nhằm quản lý khe hở kỳ hạn lãi suất.
Dựa vào 2 nghiệp vụ chính của NHTM, ta có:
Giá trị ròng của ngân hàng (NW) = tổng giá trị tài sản có (A) – tổng giá trị tài sản nợ (L)
1, Sử dụng hợp đồng kỳ hạn lãi suất (FRA)
FRA là một hợp đồng kỳ hạn mà theo đó các bên tham gia đồng ý thanh toán cho nhau
bằng tiền mặt khoản chênh lệch lãi suất ( không có giao nhận khoản tiền gốc) của một khoản
vay ngắn hạn
2
. Cũng như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng FRA được giao dịch trên thị trường phi
tập trung OTC.
Ta cùng xem xét việc sử dụng hợp đồng kỳ hạn phòng ngừa rủi ro lãi suất thông qua ví dụ:
Giả sử vào thời điểm hiện tại, ngân hàng X cho vay 100 triệu USD, lãi suất cố định 4,5%/
năm, kỳ hạn 6 tháng và huy động được 100 tr USD, lãi suất cố định 4,3%/năm, với kỳ hạn 3
tháng. Như vậy sau 3 tháng, ngân hàng phải trả lãi 4,3%/ năm cho khoản vay cũ và đi vay mới.
Nếu như lãi suất trên thị trường tại thời điểm đó là 5,2%, ngân hàng đứng sẽ phải chịu chi phí
lãi vay tăng lên khá cao. Đứng trước tình hình trên, để cố định lãi suất huy động vào 3 tháng
tiếp theo, Ngân hàng đã quyết định ký một hợp đồng FRA 3x6 như sau:
Ngân hàng quyết định cho công ty B vay với lãi suất thả nổi Libor 3 tháng sau 3 tháng


nữa, đổi lại, công ty B chấp nhận cho ngân hàng vay với lãi suất cố định 4,4%/năm (có thể nhỏ
hơn, tùy thương lượng) sau 3 tháng nữa. Ta có bảng phân tích sau:
Libor(= r) > 4,3 %/năm Libor (= i) < 4,3%/năm
Lãi cho vay sau 6 tháng 100x(4,5%/2 + r/4) 100x(4,5%/2 + i/4)
Lãi đi vay sau 3 tháng 100x4,3%/4 100x4,3%/4
Lãi đi vay sau 6 tháng* 100x 4,4%/4+ 100x r/4 100x 4,4%/4+100x i/4
Thu nhập ròng của Ngân hàng dương dương
1 Theo Interest rate risk – Comptroller’s handbook (Narrative – June 1997, Procedures – March1998), Office for
Comptroller of the Currency (OCC), USA
2 www.riskglossary.com
* Ngân hàng huy động thêm 100 tr vốn bên ngoài từ sau tháng thứ 3 và phải chịu lãi suất
huy động bằng lãi suất thả nổi.
Trên thực tế, việc lãi suất trao đổi là 4,4% ở trên sẽ được tính toán kỹ lưỡng sao cho dung
hòa được lợi ích của cả Ngân hàng X và doanh nghiệp B.
Vậy, bằng cách sử dụng hợp đồng FRA, Ngân hàng không những phòng ngừa được rủi ro
lãi suất, mà còn thu về cho mình một khoản thu nhập.
2. Sử dụng hợp đồng tương lai
3. Sử dụng hợp đồng hoán đổi lãi suất (IRS)
IRS là một thỏa thuận giữa hau bên theo đó hai bên sẽ thực hiện trao đổi các dòng tiền lãi
cho nhau. Thông thường một bên sẽ nhận lãi suất cố định và bên còn lại sẽ nhận lãi suất thả nổi
tại những ngày xác định trước, gọi là những ngày giá trị giao dịch, dựa trên khung thời gian và
khoản tiền danh nghĩa đã được xác định trước.
Có thể xét ví dụ cụ thể: ngân hàng A vay vốn bằng ngoại tệ của một ngân hàng B để đầu tư cho dự
án mới của mình, thời hạn 5 năm, trả lãi từng năm với lãi suất được quy định là SIBOR (lãi suất liên
ngân hàng Singapore) +1,5%. Đây là mức lãi suất dao động phụ thuộc vào biến động thị trường, có thể
cao hơn hoặc thấp hơn so với mức lãi suất vào thời điểm vay vốn. Do lãi suất biến động, việc tính toán
chi phí cho đầu tư vào dự án đó sẽ rất khó khăn cho ngân hàng A, ảnh hưởng lớn tới việc xác định hiệu
quả đầu tư. Lãi suất vay vào thời điểm trả nợ xuống thấp giúp giảm chi phí vốn cho Ngân hàng và lợi
nhuận của đầu tư sẽ cao hơn, nhưng ngược lại cũng có thể rất rủi ro nếu lãi suất tăng quá cao, có thể làm
cho Ngân hàng bị thua lỗ.

Để tránh những rủi ro như vậy và để xác định chính xác hiệu quả đầu tư ngay từ giai đoạn lập dự
án, ngân hàng A có thể áp dụng công cụ Hoán đổi lãi suất trong vay vốn ngân hàng B. Cụ thể, ngân hàng
A sẽ ký một hợp đồng với ngân hàng B xác định một mức lãi suất cụ thể cho dự án (chẳng hạn 5% cho
suốt thời hạn vay). Nếu lãi suất thị trường xuống thấp hơn mức lãi suất trên, ngân hàng B được lợi do
cho vay được ở mức lãi suất cao hơn thông thường, A chịu thiệt do phải trả B ở mức lãi suất cao. Nhưng
ngược lại, khi lãi suất thị trường tăng lên cao hơn mức trên A sẽ được lợi do vay lãi suất thấp, còn B
chịu thiệt do cho vay rẻ.
Bản chất của nghiệp vụ Hoán đổi lãi suất là cố định chi phí lãi suất ngay từ khi đi vay vốn , loại bỏ
những biến động thị trường. Như phân tích ở trên, cho dù ngân hàng A có thể bị thiệt khi cố định lãi
suất, nhưng sẽ loại bỏ rủi ro khi lãi suất đột biến tăng lên. Hơn nữa, nếu ngân hàng A có chịu lỗ khi lãi
suất giảm thì việc cố định lãi suất như vậy cũng giúp ngân hàng A xác định được rõ chi phí đi vay cho
dự án đầu tư của mình.Về nội dung thì hợp đồng hoán đổi lãi suất khá tương đồng với FRA, do
cùng có bản chất như hợp đồng kỳ hạn. Hình thức phòng ngừa rủi ro lãi suất bằng IRS hiện
đang rất phổ biến ở các quốc gia phát triển trên thế giới. Tại Việt Nam, tháng 1 năm 2007, Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành quyết định cho phép các ngân hàng thương mại được
thực hiện trao đổi lãi suất với các doanh nghiệp không phải ngân hàng.
4. Sử dụng hợp đồng quyền chọn
Sử dụng hợp đồng quyền chọn lãi suất có thể giúp cho ngân hàng chắc chắn được chị phí lãi vay, tránh
được rủi ro lãi suất. Để hiểu rõ hơn có thể xem trường hợp mua quyền chọn mua dưới đây
Khi tài sản nợ của ngân hàng có lãi suất thả nổi trong khi tài sản có có lãi suất cố định hay
khi tài sản nợ có thời lượng ngắn hơn tài sản có. Dự kiến lãi suất trong thời gian tới sẽ tăng, để
phòng ngừa rủi ro lãi suất ngân hàng mua quyền chọn mua và phải trả một khoản phí cho ngân
hàng bán.
Nếu lãi suất thị trường tăng cao hơn so với lãi suất trong hợp đồng, ngân hàng mua quyền
chọn sẽ nhận được một khoản bù đắp từ ngân hàng bán tại thời điểm nhất định đã được thỏa
thuận trong hợp đồng. Khoản bù đắp này bằng giá trị hợp đồng nhân với chênh lệch giữa lãi suất
thị trường và lãi suất của hợp đồng. Khoản tiền này dùng để bù đắp cho chi phí huy động vốn
tăng do lãi suất thị trường tăng hoặc bù đắp cho sự giảm giá trái phiếu trong tài sản có của ngân
hàng.
Nếu lãi suất thị trường giảm thấp hơn so với lãi suất trong hợp đồng thì người bán không

phải thanh toán khoản tiền nào cho người mua. Ngân hàng sẽ bị mất một khoản phí quyền chọn
đã cố định trước.
Như vậy, công cụ phái sinh có thể coi là một trong những biện pháp hữu hiệu và hiệu quả
giúp cho ngân hàng thương mại khắc phục rủi ro lãi suất. Bên cạnh rủi ro lãi suất, Ngân hàng
thương mại cũng phải đương đầu với các rủi ro lớn khác mà trong đó, công cụ phái sinh lại một
lần nữa phát huy tác dụng.
B. Sử dụng công cụ phái sinh phòng ngừa rủi ro hối đoái
Rủi ro ngoại hối là sự không chắc chắn về giá trị của một khoản thu nhập hay chi phí bằng ngoại
tệ trong tương lai do sự biến động tỷ giá gây ra, có thể làm tổn thất đến giá dự kiến của khoản
thu nhập hay chi phí đó. Kinh doanh ngoại hối đang là một trong những nghiệp vụ quan trọng
của NHM hiện nay, tuy nhiên nó cũng đem rủi ro ngoại hối lại cho ngân hàng. Để giảm thiểu rủi
ro ngoại hối, ngân hàng thương mại có thể sử dụng một công cụ hiệu quả, đó là các hợp đồng
phái sinh. Do ngân hàng muốn phòng ngừa rủi ro ngoại hối với tư cách là một nhà kinh doanh
ngoại hối, cho nên các ví dụ dưới đây, trong phần này, sẽ lấy ví dụ thông qua việc doanh nghiệp
phòng ngừa rủi ro hối đoái.
1. giao dịch kỳ hạn.
Trong sự lựa chọn nào đó ngân hàng có thể chọn giải pháp phòng ngừa rủi ro ngoại hối của
mình bằng cách sử dụng nghiệp vụ giao dịch có kỳ hạn một năm nghĩa là ngân hàng sẽ bán ngoại
tệ để nhận lại nội tệ.
Mục đích của các hợp đồng kỳ hạn là nhằm loại trừ những khả năng không chắc chắn về tỷ giá
giao ngay tại thời điểm tín dụng đến hạn. Giả sử ngân hàng muốn đổi VND lấy USD vào cuối
năm nay, nhưng việc đồng USD biến đổi như hiện giờ làm ngân hàng không chắc chắn về tỉ giá.
Tới cuối năm, tỉ giá USD/VND có thể tăng, gây ra bất lợi cho ngân hàng. Vì thế ngân hàng quyết
định ký một hợp đồng kỳ hạn, cố định mức tỷ giá sẽ trao, cố định được số tiền cần cho trao đổi .
Việc giao nhận giữa ngoại tệ và nội tệ được thực hiện tại thời điểm cuối năm. Như vậy, bằng
cách bàn kỳ hạn số ngoại tệ dự tính thu được với một tỷ giá đã được xác định ngay ngày hôm
nay, ngân hàng đã tránh được rủi ro do tỷ giá biến động tại thời điểm cuối năm và do đó, đảm
bảo được mức lợi tức dự tính trong hoạt động tín dụng bằng ngoại tệ.
Nghiệp vụ kỳ hạn được giao dịch rất phổ biến trên thị trường OTC (over – the - counter), do đó
thỏa mãn được hầu hết các đối tác có nhu cầu bảo hiểm rủi ro, mà chủ yếu là các ngân hàng và

các công ty xuất nhập khẩu.
2. Bảo hiểm rủi ro ngoại hối bằng hợp đồng tương lai
Thay vì sử dụng nghiệp vụ kỳ hạn, ngân hàng có thể sử dụng các hợp đồng tương lai để bảo
hiểm rủi ro ngoại hối. Các hợp đồng tương lai được giao dịch trên cơ sở có tổ chức. Hợp đồng
tương lai khác biệt so với kỳ hạn ở chỗ hợp đồng tương lai được chuẩn hóa từ loại ngoại tệ, khối
lượng giao dịch, ngày thanh toán.
Ví dụ như, ngân hàng A sau 2 tháng nữa sẽ phải thanh toán 1.000.000 USD cho ngân hàng B. Để
phòng ngừa rủi ro ngoại hối từ việc USD lên giá so với VND, ngân hàng quyết định bán hợp
đồng tương lai với tỉ giá xác định trước. Vậy ngân hàng có thể chốt được tỉ giá sau 2 tháng tới
mà không cần phải để ý tới tỉ giá giao ngay trên thị trường. Để làm được việc này thì ngân hàng
phải đặt ký quỹ khoản tiền và sở giao dịch hợp đồng tương lai sẽ tất toán các dòng tiền mỗi ngày,
ngân hàng sẽ phải đặt cọc thêm nếu mức ký quỹ nhỏ hơn một giới hạn nào đó. Tuy hợp đồng
tương lai đem lại cho ngân hàng rủi ro về dòng tiền (ký quĩ) nhưng so với hợp đồng kỳ hạn, hợp
đồng tương lai có tính thanh khoản cao hơn, và không có rủi ro đối tác. Do vậy, dùng hợp đồng
tương lai để phòng ngừa rủi ro tỷ giá sẽ an toàn hơn dùng hợp đồng kỳ hạn đơn thuần.
Giao dịch quyền chọn và bảo hiểm rủi ro ngoại hối
Giống như hoạt động của nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu, nhà đi vay và cho vay bằng ngoại tệ
bảo hiểm rủi ro ngoại hối thông qua hợp đồng quyền chọn tiền tệ, một khả năng tương tự là việc
các ngân hàng cũng có thể sử dụng được các hợp đồng quyền chọn nhằm bảo hiểm rủi ro ngoại
hối. Tuy nhiên, chúng ta phải trả một khoản chi phí nhất định khi tham gia giao dịch này và
khoản chi phí này sẽ chênh lệch nhau phù thuộc vào các yếu tố: sự tồn tại rủi ro cơ bản, tính
thanh khoản của thị trường, kỳ hạn của hợp đồng và bản chất của quyền chọn tương lai kiểu Mỹ
là có thể thực hiện quyền chọn trước khi hợp đồng đến hạn, trong khi đó bản chất của hợp đồng
quyền chọn kiểu châu Âu chỉ có thể thực hiện tại thời điểm khi hợp đồng đến hạn.
Cần lưu ý, một khía cạnh khác của thị trường phi tập trung (OTC) và thị trường không tập trung
đó là tính pháp lý và thuế. Trong nhiều giao dịch, thuế chỉ đánh trên sàn, cũng như tính pháp lý
được xem xét rất nghiệm ngặt trên thị trường OTC. Ngược lại, khi giao dịch trên sàn thì đối tác
của nhà giao dịch là Sở giao dịch, trong trường hợp này thì rủi ro về tín dụng hầu như không có.
Giao dịch hoán đổi tiền tệ và bảo hiểm rủi ro ngoại hối
Hoán đổi tiền tệ (Currency Swaps) được các ngân hàng sử dụng rất phổ biến để bảo hiểm rủi ro

ngoại hối của mình.
Trong trường hợp các tiền tệ trên bảng cân đối tài sản không cân xứng với nhau, chúng ta dễ thấy
rằng trong giao dịch hoán đổi tiền tệ thì phần gốc và phần lãi đều được bao gồm trong hợp đồng.
Đối với giao dịch hoán đổi lãi suất thì chỉ phần thanh toán lãi suất là bao gồm trong hợp đồng.
Lý do là vì trong giao dịch hoán đổi tiền tệ thì cả phần gốc và phần lãi đều bộc lộ rủi ro ngoại
hối.

×