Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Tài liệu Giáo trình Chăn nuôi dê và thỏ - Chương 8 ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.64 MB, 19 trang )

Chương 8
K
Ỹ THUẬT CHĂN NUÔI CÁC LOẠI THỎ
Cùng nhu dê, mỗi loại thỏ cần ñược chăm sóc, nuôi dưỡng và sử dụng theo những kỹ
thuật phù hợp với ñặc ñiểm sinh lý và sản xuất của chúng. Chương này sẽ lần lượt giới thiêu các
kỹ thuật chăn nuôi thỏ sinh sản (ñực và cái giống), thỏ con, thỏ hậu bị và thỏ thịt. Một số biện
pháp kỹ thuật cần thíêt trong việc chăm sóc thỏ cùng ñược giới thiệu ở cuối chương này.
I. CHĂN NUÔI THỎ CÁI SINH SẢN
1.1. Hoạt ñộng sinh dục và sinh sản của thỏ cái
a. ðặc ñiểm cơ quan sinh dục
Cơ quan sinh dục của thỏ cái gồm có các bộ phận chính như ở hình 8-1.

Hình 8-1: Cơ quan sinh dục thỏ cái
b. Chu kỳ ñộng dục
Chu kỳ ñộng dục của thỏ khoảng 13-16 ngày. Thời gian ñộng dục kéo dài 3-5 ngày. Thỏ
cái ñộng dục sớm hay muộn, ñúng kỳ hay không phụ thuộc nhiều vào trạng thái sức khoẻ, chế ñộ
dinh dưỡng và môi trường khí hậu quyết ñịnh. Béo quá, gầy yếu, mùa hè nóng kéo dài, mùa ñông
rét buốt trong kỳ thỏ thay lông, thức ăn thiếu khoáng, thiếu sinh tố ñều là nguyên nhân làm thỏ
không ñộng dục hoặc ít hưng phấn chịu ñực. Khi thấy thỏ lâu ngày không ñộng dục, không phối
giống ñược thì phải kiểm tra xác ñịnh yếu tố nào gây ảnh hưởng ñể có biện pháp khắc phục kịp
thời. Có thể kích thích thỏ cái ñộng dục bằng cách nhốt thỏ cái gần thỏ ñực hoặc có thể dùng kích
dục tố như huyết thanh ngựa chửa tiêm bắp với liều 15 ñơn vị chuột cho 1 kg thể trọng, sau khi
tiêm 1-4 ngày là phối.
Biểu hiện của thỏ ñộng dục: Thỏ ñộng dục thường bỏ ăn hoặc ăn ít, phá chuồng ñòi ra tìm
con ñực, không ra ñược thì gặm chuồng, húc máng ăn, húc nóc chuồng ñể thoát ñược ra ngoài,
nhất là vào ban ñêm. Thỏ không ñộng dục, tư thế nằm bình thường, hai chân trước duỗi thắng
thoải mái về phía trước, hai bàn chân và các ngón chân nằm song song với mặt sàn chuồng, chân
sau và ñuôi tư thế thoải mái, toàn thân dài song song với mặt sàn chuồng. Khi thỏ ñộng dục toàn
thân nằm ở tư thế phục phị, hai chân trước không duỗi thẳng, chỉ nhô ra trước ngực một ít, hai
chân sau thu vào bụng, mông vồng lên, ñuôi nâng lên, sờ hai tai thấy rất nóng (thỏ không ñộng
dục tai chỉ hơi ấm). Bình thường niêm mạc âm hộ của thỏ có màu hồng nhạt, nếu ñộng dục


chuyển sang màu ñỏ tươi, sưng tấy lên. Lúc này nếu cho thỏ cái ñến ô chuồng thỏ ñực thì chịu
ñực, mông và ñuôi cong lên chờ thỏ ñực giao phối. Khi niêm mạc âm hộ chuyển sang màu ñỏ
thẫm, tím bầm là kết thúc kỳ ñộng dục, thỏ không chịu ñực nữa.

Hình 8-2: Phát hiện thỏ ñộng dục ñể phối giống
2.1. Phối giống cho thỏ cái
a. Tuổi phối giống lần ñầu
Thỏ cái bắt ñầu ñộng dục và có thể chịu ñực lúc 4-4,5 tháng tuổi tuỳ theo giống và nuôi
dưỡng. Thông thường sau khi ñộng dục 2 chu kỳ mới cho phối giống lần ñầu ñể cho cơ quan sinh
dục của thỏ cái phát triển hoàn toàn nhằm ñảm bảo cho việc chửa ñẻ và nuôi con tốt. Lúc này
khối lượng cơ thể ñạt từ 75-80% khối lượng trưởng thành. ðối với thỏ ngoại tuổi phối giống
thích hợp là lúc khối lượng cơ thể ñạt từ 3kg trở lên, thỏ lai ñạt 2,6kg trở lên vào lúc 5,5-6 tháng
tuổi. Nếu cho phối sớm trước 5 tháng tuổi thì ñàn con yếu, kém phát triển và ñời giống của bố mẹ
ngắn hơn bởi vì cơ thể thỏ trước 5 tháng tuổi chưa phát triển hoàn hảo.
b. Kỹ thuật phối giống
Việc phối giống bao giờ cũng ñược thực hiện ở chuồng thỏ ñực, có nghĩa là phải bắt thỏ
cái ñến lồng thỏ ñực. Nếu bắt ngược lại thì thỏ ñực lạ chỗ khó làm quen với thỏ cái và thỏ cái
thường kháng lại thỏ ñực. Khi bắt thỏ cái thao tác như sau: tay phải nắm da gáy thỏ cái nhấc ra
khỏi chuồng, tay trái ñỡ lấy mông và ñưa ñến lồng thỏ ñực (ñã ñược bố trí ghép giao phối trong
một gia ñình). Khi con cái vào lồng con ñực, sau ít phút làm quen mùi của con ñực ñã bao trùm
ngăn lồng và gây kích thích hưng phấn cao ñộ cho con cái, tạo ñiều kiện tốt ñể phối giống ñạt kết
quả. ðến lúc này thỏ ñực chồm lên lưng thỏ cái và thỏ cái ñứng yên mình vươn dài ra phía trước,
hai chân sau kiễng lên, mông nâng cao, ñuôi vắt sang
một bên ở tư thế chờ phối. Âm hộ thỏ cái lộ rõ và mở
rộng, tạo ñiều kiện cho thỏ ñực giao phối. Khác với tất
cả các gia súc khác là thỏ ñộng dục mà không rụng
trứng, chỉ khi nào con ñực nhảy lên lưng con cái gây
kích thích thì thỏ cái mới rụng trứng. Vì vậy, khi phối
giống cho thỏ phải phối 2 lần trong ngày ñể nâng cao
khả năng rụng trứng và tăng số con ñẻ ra.

Thời gian giao phối chỉ kéo dài khoảng 15-20
giây. Khi giao phối kết thúc, con ñực co mình ngã lăn
cạnh con cái hoặc ngã ngã ngồi xuống sàn chuồng phía
sau ñuôi thỏ cái và phát ra một tiếng kêu nho nhỏ, ñólà
âm thanh báo hiệu việc giao phối ñã kết thúc thoải mái
của con ñực. Ngược lại, nếu con cái không chịu ñực thì
cứ chạy trốn rồi nằm áp mông, cụp ñuôi xuống ñáy
lồng chuồng.
Có một số con cái ñộng dục nhưng do sợ hãi cũng không cho con ñực phối, trường hợp ñó
cần kéo con cái ra giữa lồng và luồn tay xuống dưới bụng nhẹ nhàng nâng mông thỏ cái lên cho
con ñực nhảy.
Trường hợp phối giống mà thỏ cái không chửa thì phải chờ ñến kỳ ñộng dục sau. ðối với
thỏ cái tơ nếu lỡ 3-4 kỳ ñộng dục, thỏ dễ trở thành “nân xổi” nên chuyển sang nuôi thịt.
ở cơ sở giống thương phẩm, nên phối hai lần liền với hai con ñực khác nhau, con ñực
trước già hơn con ñực sau, ñể tinh trùng thỏ trẻ tăng cường hoạt lực cho tinh trùng thỏ già phối
trước. Còn ở cơ sơ nhân giống thuần chủng thì chỉ ñược phối lặp lại, lần sau phải cách lần trước
4-6 giờ ñể tăng tỷ lệ thụ thai và thêm số con sơ sinh.
Nếu ñàn thỏ giống tốt, khoẻ mạnh, nuôi dưỡng hợp lý, ñàn thỏ con không ñể làm giống
thì có thể cho ñẻ liên tục, tức là sau khi ñẻ 36-48 giờ cho phối giống ngay. Cho phối thời kỳ này
tỷ lệ thụ thai rất cao. Thỏ cái sau khi phối giống thụ thai thì sinh lý ổn ñịnh, chịu ăn, nhiều sữa,
chịu khó nuôi con, không sút cân. Trường hợp thỏ con ñể làm giống thì thỏ mẹ sẽ ñược phối
giống sau khi cai sữa (khi thỏ con ñược 30-35 ngày tuổi), tách con khỏi mẹ ñược 2 ngày cho phối
ngay, nếu ñể chậm 5-7 ngày thỏ sẽ không cho phối nữa.
1.3. Thỏ cái mang thai
a. ðặc ñiểm của thỏ mang thai
Thời gian mang thai của thỏ trung bình là 30 ngày, phụ thuộc vào số con/lứa. Nếu số
con/lứa ít thời gian mang thai kéo dài hơn và ngược lại số con/lứa nhiều thời gian mang thai
thường rút ngắn lại (bảng 8-1). Thỏ cái sau khi phối giống thụ tinh, ñến ngày thứ 8 hợp tử mới
bám chặt vào niêm mạc tử cung, từ ngày thứ 9 phát triển thành bào thai. Mười ngày cuối cùng
thai phát triển nhanh, khối lượng tăng gấp 3 lần của cả 20 ngày ñầu.




Hình 8-3: Cho thỏ phối giống

Bảng 8-1: Mối quan hệ giữa thời gian mang thai và số con/lứa
Thời gian mang
thai (ngày)
29 30 31 32 33 34 35
TB số con/lứa 10,9 10,7 9,7 8,4 6,6 4,0 1,0
b. Khám thai cho thỏ
Sau khi phối giống ñược 10-12 ngày cần
kiểm tra ñể biết thỏ cái có chứa hay không. Xác
ñịnh ñược thỏ chửa ñể có kế hoạch chuẩn bị cho
ổ và biết ñược nếu thỏ không chửa thì tiếp tục
kiểm tra ñộng dục ñể kịp thời cho phối lại,
không cần phải chờ ñến kỳ ñẻ mới biết, sẽ lỡ
mất chu kỳ ñộng dục. Có 2 phương pháp kiểm
tra thai (khám thai) như sau:
+ Bắt thỏ cái vào lồng thỏ ñực, thao tác
giống như khi bắt thỏ ñem phối giống. Khi thỏ
cái vào lồng thỏ ñực, nếu có chửa thỏ cái sẽ cự
tuyệt con ñực, kêu la, chạy trốn khỏi con ñực.
Nếu thỏ ñực cố tình giao phối, thỏ cái sẽ cắn trả
hung dữ.
+ Có thể khám thai vào ngày thứ 12 sau khi phối giống bằng cách nắn vuốt thai nhẹ
nhàng trong tử cung qua thành bụng ở vùng xương chậu, gần cột sống (hình 8-4). Nếu thỏ chửa
thì thấy thai mềm ở dạng hòn cục nhỏ bằng ñầu ngón tay cái hoặc ngón chân di chuyển qua lại
trong tử cung. Cần chú ý phân biệt thai với những viên phân cứng ở trực tràng cùng ở vị trí ñó.
c. Nuôi dưỡng và chăm sóc thỏ cái mang thai

Căn cứ vào ngày phối giống ñể tính ngày ñẻ và có kế hoạch chăm sóc, nuôi dưỡng cụ thể.
Việc nuôi dưỡng thỏ cái mang thai phải phù hợp với sự phát triển của thai và ñảm bảo sức khoẻ
của thỏ mẹ. Sau khi thỏ phối giống, cần cho thỏ nghỉ ngơi, yên tĩnh, không làm ồn ào. Bữa ăn ñầu
tiên và bữa kế tiếp sau khi phối giống cần giảm thức ăn thô xanh ñể bộ máy tiêu hoá ñược nhẹ
nhàng, thần kinh không căng thẳng, tạo ñiều kiện thuận lợi cho thụ thai.
Trong 9 ngày ñầu mới phối giống khẩu phần phải ñảm bảo ñầy ñủ cả về số lượng và chất
lượng. Thỏ ñói ăn trong những ngày này, ñặc biệt thiếu các chất dinh dưỡng thì thai có thể không
hình thành mà teo ñi. Nên cho thỏ cái ăn các loại lá cây họ ñậu (lá sắn dây, lá keo dậu, lá lạc, cỏ
stylo, cỏ medicago ), bổ sung thêm 40-60g thức ăn tinh như bột ñậu tương, cơm cháy khô,
khoai sắn khô, thóc hạt. Từ ngày thứ 26-30 khối lượng bào thai tăng rất nhanh, cần cho thỏ ăn
tăng lượng thức ăn, ñặc biệt tỷ lệ ñạm tăng lên 1/5 so với lúc không chửa ñể ñảm bảo khối lượng
bào thai và phát triển tốt, không bị ñẻ non do thiếu dinh dưỡng.
Thỏ rất nhạy cảm, dễ phản ứng với những thay ñổi ñột ngột về ăn uống, chăm sóc, lồng
chuồng Vì vậy, nên cho thỏ ăn theo giờ nhất ñịnh, tạo thói quen phản xạ tiết dịch tiêu hoá.
Không nên thay ñổi lồng chuồng và người chăm sóc trong thời gian thỏ mang thai.
Khẩu phần ăn trong ngày có thể chia ra cho ăn theo giờ như sau:
Hình 8-4 : Thao tác khám thai thỏ
+ Bữa ăn sáng: bắt ñầu từ 9-10 giờ sáng (thỏ có ñặc tính ngủ ngày, ăn ñêm), lúc này thỏ
ăn ít vì ngái ngủ, nên chỉ cho ăn khoảng 40-60g thức ăn hạt (ngô, thóc, cơm nguội khoảng 1 thìa
canh ñầy) sau ñócho ăn tiếp 150-200g rau cỏ, lá cây (khoảng 1 nắm chặt).
+ Bữa ăn chiều: bắt ñầu từ 13-15 giờ chiều, thời ñiểm này nên cho ăn các loại thức ăn củ
quả (khoai lang, cà rốt, dưa chuột ), các loại rau (rau muống, rau lang, cải bắp ), các loại cây
cỏ (cỏ voi, cây ngô, cây mía ). Bữa ăn chiều cho nhiều gấp 2 lần bữa ăn sáng.
+ Bữa ăn tối: ñây là bữa ăn chính của thỏ vì thỏ ăn suốt ñêm. Bữa tối bắt ñầu từ lúc 20-21
giờ. Khối lượng thức ăn thô xanh (rau, cỏ, lá cây ) từ 1,5-2,0kg. Với khẩu phần ăn ñêm như vậy
thỏ không bị ñói. Nếu thỏ bị ñói ăn nhiều ngày liên tục sẽ gầy, thai phát triển chậm.
1.4. Thỏ ñẻ
a. Hiện tượng thỏ ñẻ
Thỏ cái chửa gần ñến ngày ñẻ có hiện tượng tha rác làm ổ. Trước khi ñẻ gần 1 ngày, thỏ
vào ổ nhổ lông bụng ñể trộn với ñồ lót tạo thành tổ ấm mềm ñể ñẻ con vào ñó. Thỏ cái sẽ vào ổ

ñẻ và cào bới ñồ lót, cắp thức ăn thô vào ổ, ăn cả một phần ñồ lót. Thỏ thường ñẻ vào ban ñêm và
ñẻ rất nhanh, thời gian ñẻ phụ thuộc vào số lượng bào thai. Mỗi thỏ con ñẻ ra nằm trong một
màng bọc, tận cùng là nhau thai. Sau khi ñẻ , thỏ mẹ ăn ngay màng bọc và nhau thai. Thỏ con
ñược mẹ giải thoát ra khỏi màng bọc trườn ngay sang một bên, thỏ mẹ liếm sạch nhờn nhớt trên
cơ thể thỏ con. Sau khi ñẻ xong con thứ nhất thì con thứ hai ra tiếp và cũng ñược thỏ mẹ chăm
sóc như vậy, các con thứ 3, thứ 4, thứ 5 tiếp tục ra cho ñến hết. ðẻ xong, thỏ mẹ ñứng khom
lưng, dạng chân sang hai bên cho cả ñàn con ở dưới bụng mẹ, ñồng thời thỏ mẹ liếm mặt, liếm
lưng và liếm bụng thỏ con một lần nữa, không bỏ sót con nào. Thỏ mẹ ñẻ xong là nhảy ra khỏi ổ
ñẻ.
b. Hộ lý và chăm sóc thỏ ñẻ
Việc chuẩn bị cho thỏ ñẻ phải ñược tiến hành trước khi ñẻ 3-5 ngày. Khi thấy thỏ cố ñịnh
nơi làm ổ thì tiến hành vệ sinh rơm rác và ñặt thùng ñẻ vào lồng, ñúng chỗ nó ñã chọn trước. Hộp
ñẻ phải ñược tẩy uế trước, cho vào ñó một nắm rơm hoặc giẻ vụn, tất cả phải mềm, sạch, khô,
không hôi mốc, bẩn thỉu. Khi làm vệ sinh lồng chuồng và cho hộp ñẻ vào, nhất thiết phải bắt thỏ
ra nơi khác, nếu không thỏ sẽ hoảng sợ , dễ ñộng thai và ñẻ non. Trước khi ñẻ 1 ngày phải làm vệ
sinh lồng chuồng và hộp ñẻ một lần nữa, kiểm tra các chỗ bị hở ñề phòng thỏ con bị rơi ra hoặc
chuột mèo vào ăn thỏ con. Cho thêm vào ổ ñẻ một nắm lá sả khô mềm ñể chống muỗi, bọ mạt.
Các ñồ lót ổ chỉ cần dày 5-8cm, không cần dày quá ñể ñàn con dễ chui ra tìm vú mẹ bú (hình 8-5).
Con nào ñẻ mà không biết nhổ lông thì người chăn nuôi phải nhổ tỉa lông ở quanh dãy vú và lấy
thêm ở ổ khác ñể làm ổ cho ñàn con.
Theo dõi quá trình ñẻ của thỏ. Lúc thỏ ñẻ xong (nhảy ra khỏi chuồng) phải kiểm tra ổ ñẻ,
bỏ con sơ sinh chết và phần lót ổ bị ướt bẩn ra ngoài, nhặt ñếm số thỏ con, ghi chép các số liệu
vào phiếu theo dõi sinh sản và phiếu theo dõi con giống. Làm vệ sinh tiếp thùng ñẻ, loại bỏ
những ñồ lót ẩm ướt, bẩn, cho thêm ñồ lót sạch vào (mùa ñông cần dày hơn) . Nếu lông thỏ ít,
không phủ kín con thì lấy thêm ở ổ khác vào. Nếu ñàn con nằm phân tán ở phía cửa ra vào, thì
thu gom vào phía trong.


Hình 8-5: Chuẩn bị ổ ñẻ cho thỏ
Thỏ mẹ ñẻ xong cho ăn ngay các loại lá sắn dây, lá keo dậu,lá ñậu ñũa, lá chuôi, lá gai, lá

nhọ nồi, lá vông, cỏ sữa và một ít thức ăn tinh như cơm nguội, sắn khô, thóc lép Hai ngày sau
khi ñẻ giảm 10% khẩu phần ăn hàng ngày. Khi làm vệ sinh ổ ñẻ không ñể thỏ mẹ trông thấy, nhất
là việc xáo trộn ổ ñẻ, thay ñồ lót ổ, nếu thỏ mẹ thấy nó sẽ bỏ con không cho bú, ñàn con sẽ bị
chết. Nếu làm vệ sinh ổ ñẻ không sạch, còn sót ñồ lót ổ bẩn ẩm ướt hoặc thỏ con chết không nhặt
ra hết, kiến, ruồi nhặng bâu vào, ñàn con dễ bị bệnh và chết.
Sau khi ñẻ thỏ mẹ ñẻ sẽ tiết sữa, phải cho uống nhiều nước, thường xuyên có nước sạch,
mát trong lồng ñể thoả mãn nhu cầu nước, tránh ñược hiện tượng mẹ ăn con và thiếu sữa. Thời
gian này nên cho con mẹ uống thêm nước ñường hoặc ăn mía ñể phục hồi sức khoẻ nhanh, tiết
nhiều sữa, ñàn con phát triển tốt.
Nuôi dưỡng thỏ cái nuôi con cần ñảm bảo ñầy ñủ khẩu phần ăn ñể thỏ mẹ tiết sữa nuôi
con vì trong thời gian 18 ngày ñầu thỏ con sống phụ thuộc hoàn toàn vào lượng sữa mẹ tiết ra.
Khẩu phần ăn hàng ngày yêu cầu cần ñảm bảo 600-800 gam cỏ lá các loại, 200-300 gam củ quả
và 200-300gam thức ăn tinh hỗn hợp ñảm bảo 16% protêin.
Yếu tố quan trọng nhất trong chăm sóc thỏ giống là phải ñảm bảo môi trường không khí,
lồng chuồng, thức ăn, nước uống sạch sẽ và yên tĩnh vì các mầm bệnh truyền nhiễm thường xâm
nhập vào cơ thể qua ñường sinh dục (khi giao phối, khi ñẻ) qua tuyến sữa (khi con bú mẹ) hoặc
khi ñẻ (mẹ ăn nhau thai). Từ cơ thể mẹ rất dễ dàng lây truyền bệnh sang ñàn con.
1.6. Một số hiện tượng bất thường trong sinh sản của thỏ
a. Chửa giả
Khi thỏ cái ñộng dục, nếu có những tác nhân kích thích làm thần kinh hưng phấn như: thỏ
cái nhảy lẫn nhau, thỏ ñực non nhảy mà không xuất tinh, ñều gây kích thích làm trứng chín rụng
và hình thành phản xạ tiết hooc-môn ở cơ quan sinh dục cái, cản trở kỳ ñộng dục tiếp theo. Như
vậy thỏ cái cũng không ñộng hớn, không chịu ñực, cũng nhổ lông, cào ổ, làm tổ ñẻ như thỏ chửa
thật. ðể ñề phòng hiện tượng chửa giả, cần nhốt riêng từng con thỏ hậu bị lúc 3-4 tháng tuổi trở
lên, thỏ ñực giống phải thành thục về tính dục, có khả năng thụ tinh thì mới cho phối giống.
b. Vô sinh
Vô sinh ở thỏ thường biểu hiện ở hai dạng: lâu ngày không ñộng dục và phối ñược nhưng
không chửa liên tục. ðối với dạng thứ hai, ngoài nguyên nhân do con ñực kém, còn có một số
nguyên nhân khác do con cái như:
- Do cơ quan sinh dục như buồng trứng, tử cung bị mắc bệnh.

- Do nguồn thức ăn chất lượng dinh dưỡng kém như thiếu vitamin A, D, E, thiếu chất
khoáng, muối ăn
- Do ăn quá nhiều tinh bột, giàu năng lượng, dẫn ñến thỏ béo quá, tích luỹ mỡ nhiều ở cơ
quan nội tạng và sinh dục, thỏ không ñộng dục hoặc không rụng trứng.
- Do nuôi nhốt trong lồng quá chật chội, nhốt nơi ẩm thấp, tối tăm hoặc mùa hè nóng kéo
dài, mùa ñông lạnh quá ñều làm cho tho không ñộng dục.
Nếu vô sinh do bệnh tật mà không ñiều trị ñược thì nên loại thải, nếu do môi trường dinh
dưỡng thì cần khắc phục.
c. Sảy thai
Thỏ sảy thai có thể do một số bệnh nội khoa trong thời gian có thai như bệnh Listennose,
tụ cầu trùng, chướng hơi ñầy bụng, cảm nóng Ngoài ra sảy thai còn do tác ñộng cơ học như
khám thai không ñúng thao tác, thô bạo, làm thỏ sợ hãi ñột ngột; hoặc do chế ñộ chăm sóc nuôi
dưỡng không hợp lý như ăn phải chất ñộc, thiếu chất dinh dưỡng làm thai chết yểu. Những con
nào sảy thai nhiều lần cần phải loại thải.
d. Ăn con
Có một số thỏ mẹ ñẻ xong quay lại ăn con, có khi ăn hết cả ñàn con. ðó là do sự rối loạn
sinh lý sinh sản hay thiếu nước. Khi thỏ ñẻ, nhu cầu nước và khoáng gấp 3-4 lần lúc bình thường,
ñẻ xong mẹ thường liếm con cho khô, ăn nhau thai, nhưng do khát nước và thiếu chất khoáng nên
mẹ ăn luôn cả con. Nếu không phát hiện và khắc phục kịp thời thì có thể thỏ mẹ trở thành thói
quen ở lứa ñẻ sau, lúc ñó cần phải loại thải.
e. Bới ñàn con
Sau khi ñẻ xong, ñôi khi con mẹ lại vào ổ bới phân tán ñàn con khắp ổ ñẻ, nhiều con bị
xây xát da hoặc chấn thương ở ñầu, mất chân, cụt tai, cụt ñuôi. Nguyên nhân là do con mẹ bị ức
chế thần kinh, hung dữ, nhảy lồng lộn trong lồng cào bới ổ ñẻ. Nếu con nào lặp lại hiện tượng
này hai ba lần thì cần loại thải.
II. CHĂN NUÔI VÀ SỬ DỤNG THỎ ðỰC GIỐNG
Thỏ ñực giống có vai trò rất quan trọng trong chăn nuôi thỏ sinh sản vì nó ảnh hưởng trực
tiếp ñến một số lượng lớn thỏ con trong ñàn, trung bình 250-300 thỏ con/năm và 800-1000 thỏ
con/cả ñời, trong khi ñó thỏ mẹ chỉ ảnh hưởng ñến khoảng 70-100 thỏ con/cả ñời.
1.2. Nuôi dưỡng thỏ ñực giống

ðối với thỏ ñực giống, ngoài yếu tố giống, thì yếu tố nuôi dưỡng, cho ăn và chăm sóc
có ảnh hưởng trực tiếp ñến kết quả phối giống, tỷ lệ thụ thai và số thỏ con ñẻ ra trong một lứa.
Nuôi dưỡng thỏ ñực giống không ñược ñể thỏ quá gầy hoặc quá béo vì cả hai trường hợp
này ñều dẫn ñến quá trình sản sinh tinh trùng không tốt. Lượng tinh dịch một lần phóng tinh của
thỏ trung bình ñạt 0,5-2ml, nồng ñộ tinh trùng dao ñộng từ 0,5-2,7 triệu/ml, hoạt lực ñạt trung
bình 78,2%. Số lượng tinh trùng dưới một triệu thì tỷ lệ thụ thai rất thấp, nếu nồng ñộ tinh trùng
chỉ ñạt 5000/ml thì không thể thụ tinh.
Thức ăn cho thỏ ñực giống phải ñầy ñủ các chất dinh dưỡng cần thiết như protein, các
vitamin A, D, E Không nên cho thỏ ñực ăn quá nhiều các loại thức ăn giàu tinh bột vì dễ dẫn
ñến thỏ ñực quá béo, hiệu quả phối giống kém. Trong những ngày phối giống trong khẩu phần ăn
cần tăng thêm thức ăn giàu protein, vitamin E như giá ñỗ, ngô hạt ủ mầm nhằm làm tăng hoạt
ñộng của ñực giống và tăng sức sống của tinh trùng.
Mỗi ngày nên cho thỏ ñực giống ăn 500-600 gam cỏ lá các loại, 200-300 gam củ quả và
100-150 gam thức ăn tinh hỗn hợp có 15% protein.
2.2. Chăm sóc thỏ ñực giống
ðối với thỏ ñực lồng chuồng rất quan trọng vì lồng chuồng không những là nơi nhốt thỏ
ñực mà còn là nơi phối giống cho thỏ cái. Vì vậy, nếu làm sai kiểu dáng, kích thước thì kết quả
phối giống sẽ kém. Lồng chuồng nuôi thỏ ñực nên cách xa chuồng nuôi thỏ cái ñể tránh những
kích thích phản xạ có hại cho con ñực. Bốn chân chuồng và khung chuồng phải chắc, khoẻ, ñáy
lồng chuồng phải bằng phẳng ñể khi thỏ ñực phối giống không bị rung, không ảnh hưởng ñến kết
quả giao phối. Kiểu lồng chuồng có thể là hình vuông hoặc hình tròn. Nếu làm hình vuông thì
mỗi cạnh dài 60cm, chiều cao từ ñáy ñến nóc chuồng 50cm, chân chuồng cao 50cm. Nếu chuồng
hình tròn thì ñường kính ñáy lồngvà nắp trên ñều là 60cm, chiều cao từ ñáy ñến nắp trên 50cm,
chân chuồng cũng cao 50cm. Mỗi thỏ ñực ñược nuôi ở một lồng riêng có nắp ñậy ở phía trên ñể
thỏ ñực không ñẩy phá nhảy ra ngoài.
Cần thường xuyên theo dõi ñể phát hiện sớm những ñực giống có ñực tính kém, khi phối
giống không hăng, không khoẻ, kết quả thụ thai thấp ñể tìm nguyên nhân và có biện pháp khắc
phục hoặc loại thải kịp thời, tránh ảnh hưởng ñến kết quả sinh sản của ñàn thỏ cái.
2.3. Sử dụng thỏ ñực giống
Thỏ ñực hậu bị từ 3 tháng tuổi phải nuôi cách ly thỏ cái và thỏ ñực trưởng thành, phải che

khuất ñể chúng không trông thấy nhau, tránh những kích thích quá sớm làm ảnh hưởng xấu ñến
phát triển tính dục. Nếu kích thích liên tục thỏ ñực dễ bị bệnh (bệnh di tinh hay hoạt tinh), bị gầy
và mất khả năng giao phối.
Thỏ ñực cho phối giống lần ñầu với thỏ cái khi thỏ ñược 6-7 tháng tuổi (tuỳ thuộc vào
từng giống và ñiều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng). Không nên cho phối giống trước 5 tháng tuổi, vì
lúc này thỏ ñực thường thay lông. Nếu cho giao phối sớm thỏ ăn ít, gầy và chậm lớn sẽ ảnh
hưởng ñến sinh trưởng. Thời gian thay lông kéo dài 5-6 tuần, ñể ñẩy nhanh tốc ñộ thay lông có
thể cho vào thức ăn tinh một ít diêm sinh bột (bằng một hạt cơm). Thời gian sử dụng ñực làm
giống từ 3-3,5 năm tuổi. Các lứa con ñẻ vào cuối 3-3,5 năm tuổi không chọn ñể nuôi hậu bị mà
chỉ ñể nuôi thịt.
Thỏ mới ñưa vào phối giống cần ñược tập dượt theo kỹ thuật sau: lần phối giống thứ hai
cách lần ñầu 1 tháng. Các lần kế tiếp rút ngắn dần. Khoảng thời gian cách nhau giữa hai lần giảm
dần từ 15 ngày, 7 ngày, 3 ngày, 2 ngày, 1 ngày, cuối cùng mới có thể cho phối mỗi ngày một lần.
Không cho thỏ ñực tơ (chưa phối giống lần nào) phối giống với thỏ cái ñã quá thời gian ñộng dục
vài ngày, vì thỏ cái loại này vừa trông thấy thỏ ñức ñã nhảy chồm lên lưng hoặc ñầu thỏ ñực. Bị
tấn công nên thỏ ñực mất tinh thần không muốn nhảy phối nữa. Cũng không nên cho thỏ ñực tơ
nhảy với thỏ cái khi thỏ cái chưa chịu ñực (niêm mạc còn trắng nhạt hay màu hồng nhạt) như vậy
sẽ làm cho thỏ ñực mệt, mất nhiều sức và không cho kết quả phối giống tốt.
III. NUÔI DƯỠNG VÀ CHĂM SÓC THỎ CON
3.1. Nuôi thỏ sơ sinh
Thỏ con sơ sinh rất nhạy cảm với các ñiều kiện môi trường bên ngoài, nhất là nhiệt ñộ.
Những ngày ñầu sau khi sinh thỏ con cần có nhiệt ñộ thích hợp là 28
o
C, sau ñó giảm dần ñến 25
o
C ở 1 tuần tuổi. Nếu nhiệt ñộ cao hơn hoặc thấp hơn, thỏ con sẽ ít hoạt ñộng, không muốn bú
mẹ, da nhăn nheo, biến màu, tỷ lệ chết cao.


Hình 8-6: ðàn thỏ con 1 tuần tuổi

Khi thỏ con ra khỏi cơ thể mẹ, các chất nhớt trên cơ thể ñược thỏ mẹ liếm sạch. Thỏ con
sơ sinh sau 15 giờ mới bắt ñầu bú mẹ. Thỏ con bú ngửa, hai chân trước giữ vú mẹ, hai chân sau
bám sang sườn bên giữ mẹ, ngửa mặt và bụng cho mẹ liếm. Thỏ con bú no rời vú mẹ là lăn ra
ngủ rất say cả ngày.Trong giai ñoạn sơ sinh, thỏ cần phải ñược phủ kín bằng lớp lông của mẹ,
không ñể hở, không ñể gió lùa vào lồng chuồng. Mùa ñông nên phủ dày lông hơn ñể giữ ấm cho
thỏ. Nếu lông thỏ ít không phủ kín con thì bớt ở ổ khác nhiều lông sang. Mùa hè cần chống nóng
cho cả thỏ mẹ và thỏ con. Nếu ñược bú no và ñủ ấm, thỏ con nằm yên tĩnh trong ổ ấm, chỉ thấy
lớp lông phủ trên ñàn con ñộng ñậy ñều. Nếu thỏ con ñói sữa thì da nhăn nheo, bụng lép và ñàn
con ñộng ñậy liên tục.
3.2. Nuôi thỏ con bú sữa
Trong giai ñoạn này thỏ con chủ yếu sống bằng sữa mẹ, vì vậy năng suất sữa của thỏ mẹ
là nhân tố quyết ñịnh tốc ñộ sinh trưởng của thỏ con.
Thỏ mẹ có 8-10 vú, nhưng có khi ñẻ trên 10 con, chỉ nên ñể nuôi 7-8 con là tốt nhất. Có
thể san bớt một số con của ñàn ñông con sang ñàn ít con cùng lứa tuổi ñể nuôi “mồ côi”. Nếu ñẻ
quá ít thì nhận thêm về cho mẹ nuôi, công viêc này chỉ thực hiện ñược trong 1-2 ngày sau khi ñẻ.
Khi san con nên kèm theo ít ñồ lót của ổ ñẻ mới lót tay ñón thỏ con ñến, thỏ mẹ mới không nhận
ra mùi lạ sẽ không cắn con Khi nhập ñàn phải trộn lẫn ñàn với nhau và sau một tiếng mới ñưa
ñến cho bú thì mẹ không phát hiện ñược con mồ côi.
Thỏ mẹ chỉ cần cho con bú một lần trong ngày ñêm là ñủ no. Nhiều khi mẹ vào ổ bới ñàn
con, nằm trong ổ ỉa ñái, ăn cả ñồ lót ổ, hoặc có khi sợ hãi nhảy vào ổ ñẻ dẫm ñạp cả ñàn con làm
chúng không yên tĩnh. Do ñó sau khi ñẻ 1 ngày nên ñưa ổ ñẻ có nắp ñậy kín ra khỏi chuồng thỏ
mẹ. Hàng ngày sau khi vệ sinh chuồng, làm vệ sinh thùng ñẻ, bỏ hết ñồ lót ướt bẩn hoặc có thỏ
con chết ra ngoài, thay thêm ñồ lót mới, sau ñó ñưa ổ ñẻ vào chuồng thỏ mẹ, mở nắp ra ñể mẹ
nhảy vào cho con bú. Hộp phải ñể ñúng vị trí cũ từ ñầu ñã lựa chọn. Như vậy ñàn con rất chóng
no, thỏ mẹ thoải mái trong lồng, cả mẹ và con ñều yên tĩnh, không gây ảnh hưởng lẫn nhau, ổ ñẻ
không bẩn do phân, nước tiểu của con mẹ, ñàn con ít bị nhiễm bệnh.
Hàng ngày phải kiểm tra ổ ñẻ và sức khoẻ ñàn con, bỏ ra khỏi ổ phần lót bị bẩn, ướt và
những con bị chết. Mùa ñông cần bổ sung ñồ lót, ñảm bảo ñàn con luôn có tổ ấm. Khi ñược 18-
21 ngày tuổi thì bỏ ổ ñẻ, ñể ñàn con ở trong lồng với mẹ, lúc này con ñã cứng cáp, ñã biết tập ăn
thức ăn của mẹ và lượng sữa của mẹ bắt ñầu giảm dần. Lúc 23-25 ngày tuổi, thỏ con có thể ñáp

ứng ñược 50% nhu cầu dinh dưỡng từ việc ăn chung thức ăn của mẹ. ðến ngày thứ 26 thì sữa mẹ
chỉ ñáp ứng 20-30% nhu cầu dinh dưỡng, cho nên từ khi thỏ con tập ăn, cần hết sức chú ý việc
chọn thức ăn cho thỏ mẹ sao cho ñáp ứng nhu cầu dinh dưỡng ñể thỏ mẹ tiết sữa nhiều hơn trong
những ngày cuối kỳ tiết sữa và ñàn thỏ con ăn ñược thức ăn ñó. Trong giai ñoạn này, nhiều người
vẫn không chú ý ñến ñàn con ăn và bú sữa ñược bao nhiêu nên có khi thỏ con bị ñói, suy dinh
dưỡng gầy yếu và chết. Từ khi thỏ con tập ăn phải tính thêm khẩu phần ăn của ñàn con cùng với
con mẹ và các dụng cụ ăn uống phải ñược vệ sinh sạch sẽ. Thức ăn thô xanh phải là các loại rau
lá cỏ non ñể thỏ con tập ăn ñược. Sữa thỏ chất lượng tốt hơn sữa bò: lượng ñạm, mỡ, khoáng
nhiều gấp 3-4 lần. Thỏ khoẻ, tiết sữa tốt mỗi ngày có thể sản xuất ñược 200-280g sữa. Thỏ ñẻ lứa
ñầu có ít sữa hơn các lứa sau.
Trong một chu kỳ tiết sữa lượng sữa tăng dần kể từ sau khi ñẻ, ñến ngày thứ 15-20 là cao
nhất, sau ñó giảm dần. Nguyên nhân thỏ con bú mẹ chết chủ yếu là do ñói sữa, dẫn ñến suy dinh
dưỡng, chết dần từ khi mở mắt. Ngoài ra còn bị chết lạnh ở mùa ñông do mất nhiệt khi mới ñẻ và
ñôi khi bị viêm ruột ỉa cứt vàng do nhiễm trùng khi bú mẹ. Thỏ con ñói sữa có thể do mẹ ít sữa,
có khi mẹ có sữa nhưng không cho con bú do viêm tuyến sữa hoặc không quen cho con bú. Do
ñó từ khi thỏ ñẻ, hàng ngày phải kiểm tra ñàn con có no không, có mắc bệnh gì không, ñồ lót ổ ñẻ
có khô sạch không, ñàn con có bị phân tán không ñể kịp thời có biện pháp khắc phục. Ví dụ, mùa
ñông rét buốt cần ñể ổ ñẻ vào nơi ấm áp, kín gió, có thể phải ñốt sưởi ñể thỏ con không bị chết
lạnh.
3.3. Cai sữa cho thỏ con
Thời gian cai sữa cho thỏ con phụ thuộc vào khả năng tiết sữa của thỏ mẹ, sức khoẻ của
thỏ con và số con/lứa. Khả năng sản xuất sữa nhiều hay ít phụ thuộc vào giống và chế ñộ dinh
dưỡng trong thời gian nuôi con, kể từ khi có chửa. Nói chung, thỏ mẹ khoẻ, nhiều sữa, số con/lứa
ít thì cai sữa muộn. Ngược lại, nếu thỏ mẹ yếu, ít sữa, số con nhiều thì nên cai sữa sớm. Theo qui
luật tiết sữa của thỏ cái, từ ngày thứ nhất ñến ngày thứ 20 sau khi ñẻ lượng sữa tiết ra liên tụcvà
nhiều, từ ngày 25 lượng sữa giảm nhanh ñến ngày thứ 30 và ổn ñịnh trong vài ngày, sau ñó lượng
sữa giảm dần và hết hẳn. Dựa vào qui luật ñó người ta thường cai sữa cho thỏ ở 28-30 ngày tuổi,
thỏ con ñể làm giống cai sữa muộn hơn ở 40-45 ngày tuổi.
Thời ñiểm cai sữa còn phụ thuộc vào mật ñộ sinh ñẻ: nếu ñẻ liên tục (phối ngay sau khi ñẻ
1-3 ngày) thì nên cạn sữa vào cuối tuần thứ 4. Thỏ mẹ vừa có chức năng tiết sữa, vừa có khả

năng dưỡng thai, cho nên mẹ ñang nuôi con, cũng có thể phối giống ñược và chửa ñẻ bình
thường. Nếu ñẻ bán liên tục (phối sau khi ñẻ 10 ngày) thì nên cạn sữa sau 5 tuần. Nếu ñẻ thưa
(phối giống sau cai sữa) thì nên ñể sau 6 tuần mới cạn sữa.
Muốn cai sữa cho thỏ con, cần phải tập cho ăn sớm thức ăn thô xanh từ lúc thỏ con biết
nhảy ra khỏi ổ ñẻ. Nếu không tập cho thỏ con ăn các loại rau cỏ lá cây từ lúc còn bú mẹ thì khi
cai sữa thỏ con chưa quen ăn sẽ ăn ít hoặc bỏ ăn. ðây là nguyên nhân thỏ con sau cai sữa tuần
ñầu còi cọc, tăng trọng chậm, chết nhiều hoặc chết hết.
Khi cai sữa áp dụng biện pháp cai sữa từ từ bằng cách giảm dần lượng sữa mẹ và tăng
dần lượng thức ăn. Lúc này, thỏ mẹ chuyển sang lồng khác còn thỏ con vẫn ở lại lồng cũ ñể
không gây ảnh hưởng ñến ñàn con. Sau 10-20 ngày cai sữa mới xuất bán hay chuyển sang nuôi ở
lồng khác. Thời gian này thỏ cứng cáp thêm, thích nghi với thức ăn mới hoàn toàn khác với sữa.
Thỏ con rất nhạy cảm bởi những thay ñổi ñột ngột của thức ăn, của môi trường sống, nếu không
thích nghi nhanh chóng sẽ bị chết hàng loạt, do rối loạn tiêu hoá, do bệnh tật phát sinh, do suy
dinh dưỡng sau cai sữa. Vì vậy, cai sữa cho thỏ phải quan tâm ñến thức ăn, nước uống, môi
trường nuôi dưỡng Thức ăn phải ñầy ñủ các chất dinh dưỡng, dễ tiêu, sạch và không mang
mầm bệnh trứng giun sán, sao cho thỏ ăn ñược nhiều và không bị rối loạn tiêu hoá. Trong chuồng
thỏ luôn luôn có nước sạch, hàng ngày phải thay nước nhiều lần ñể nước không bị nhiễm bẩn.
3.4. Nuôi thỏ con sau cai sữa
Tuần ñầu sau cai sữa là giai ñoạn thay ñổi ñiều kiện sống của thỏ. Trước ñây một phần
nhu cầu dinh dưỡng ñươc sữa mẹ cung cấp thì nay chuyển sang hoàn toàn bằng thức ăn ngoài. Do
ñó thỏ sinh trưởng chậm, ñồng thời chúng lại thay lông lần ñầu (5-8 tuần tuổi). Vì vậy, ñây là
giai ñoạn thỏ yếu và dễ mắc bệnh nên cần chú ý các khâu chăm sóc nuôi dưỡng.
Nên sử dụng các loại lá cây có thân cao cách xa mặt ñất ñể hạn chế trứng giun như lá
chuối, cúc tần, sắn dây, ñỗ ván, keo dậu, bã chè tươi (bã chè mạn sau khi phơi khô sử dụng rất
tốt) Các loại rau muống, rau lấp, cỏ mọc gần mặt nước, có nhiều trứng giun thì không nên cho
ăn nhiều, khi cho ăn cần phải rửa sạch, ñể cho ráo nước mới cho ăn. Các loại rau củ, quả chứa
nhiều nước thỏ con ăn nhiều dễ bị rối loạn tiêu hoá. Hàng ngày cho ăn thêm các loại hạt ñỗ, lạc.
ngô, cơm cháy phơi khô, khoảng 5-10g/con. Thức ăn hạt cho ăn lúc 9-10 giờ. Thức ăn thô xanh
nhiều nước cho ăn 1/3 lúc 14 giờ, còn 2/3 cho ăn lúc 20-21 giờ. Cần duy trì cho thỏ ăn ñúng giờ.
Lưới ñựng rau cỏ lá ñể phía ngoài cách mặt sàn ñáy 10-15cm ñể cho thỏ rút thức ăn qua

lưới mắt cáo hoặc chấn song. Nên cắt rau cỏ thành từng ñoạn dài khoảng 20-25cm ñể thỏ dễ ăn.
Từ tuần thứ 7-11 thỏ thích ứng tốt với môi trường ngoại cảnh, ñộc lập với các ảnh hưởng từ thỏ
mẹ, ăn ñược nhiều thức ăn khác nhau nên chúng sinh trưởng nhanh. Khả năng tăng trọng cao nhất
trong giai ñoạn này. Từ tuần tuổi thứ 12 trở ñi tăng trọng giảm dần và thỏ bắt ñầu phát dục.
Mật ñộ nuôi cũng ảnh hưởng ñến tốc ñộ tăng trọng và tỷ lệ nuôi sống. Sau cai sữa nên
nhốt 5-6 con/ngăn lồng rộng 0,5m
2
là thích hợp. Không nên làm lồng rộng gấp ñôi ñể nhốt 10-12
con. Không nên nhốt thỏ có khối lượng to nhỏ khác nhau trong cùng một ngăn, tốt nhất là nhốt
thỏ cùng ñàn với nhau. Hàng ngày phải quét dọn, vệ sinh lồng chuồng, máng ăn, máng uống sạch
sẽ, không ñược ñể phân, nước tiểu ñọng lại trong chuồng. Phải thường xuyên kiểm tra trạng thái
sức khoẻ, phát hiện con ốm yếu, con bệnh ñể nuôi cách ly, có biện pháp ñiều trị và bồi dưỡng kịp
thời.
3.5. Nuôi thỏ hậu bị giống
Thỏ hậu bị giống là những con thỏ ñực, thỏ cái ñược tuyển chọn ñể thay thế ñàn thỏ giống
loại thải. Chỉ ñược coi là hậu bị giống khi thỏ ñã ñược tuyển chọn về ngoại hình lúc 90 ngày tuổi.
Những con không ñạt tiêu chuẩn giống thì chuyển sang giết thịt. Giai ñoạn sau khi ñược tuyển
chọn phải ñược nuôi dưỡng, chăm sóc theo tiêu chuẩn khẩu phần của thỏ hậu bị giống. Thông
thường chỉ chọn 20% thỏ cái và 5% thỏ ñực ñể nuôi hậu bị.
Thỏ hậu bị giống không nên cho ăn nhiều tinh bột như ngô, gạo, sắn khô ñể tránh sự vô
sinh tạm thời. Trong giai ñoạn hậu bị, mỗi thỏ 1 ngày có thể cho ăn 450-500g thức ăn thô xanh
các loại, 100-150g củ quả và 50-80g thức ăn tinh hỗn hợp. Từ 4-5 tháng tuỏi thỏ ñã lớn các cơ
quan phát dục mạnh, ăn thức ăn thô xanh nhiều lên, khả năng tiêu hoá các chất xơ tăng do sự phát
triển của hệ vi sinh vật ruột ở manh tràng và trực tràng. Nếu thiếu hàm lượng xơ trong khẩu phần
(dưới 16%) cũng dễ bị rối loạn tiêu hoá. Vì vậy cần cho ăn ñầy ñủ các loại thức ăn và luôn chú ý
thay ñổi thức ăn ñể tăng tính ngon miệng, thỏ ăn ñược nhiều. Không nên cho thỏ ăn một loại thức
ăn ñơn ñiệu, mỗi bữa có 2-3 loại càng tốt và ñược thay ñổi thường xuyên. ðối với thỏ hậu bị
giống nuôi dưỡng kém sẽ ảnh hưởmg ñến bản thân và ảnh hưởng ñến ñời sau.
Nuôi thỏ hậu bị phải nhốt riêng ñực, cái vào ngăn lồng phù hợp, ñánh số tai và có phiếu ghi
các số liệu, lý lịch cần thiết ñể có thể theo dõi cá thể ñầy ñủ và chặt chẽ. Nhốt chung chúng sẽ cắn

nhau và giao phối tự do. Lồng thỏ ñực phải ñể cách xa lồng thỏ cái, không ñể gần, dù là ngăn
riêng sẽ có hại cho sinh trưởng vì luôn luôn bị kích thích, nhất là từ tháng thứ 3 sau cai sữa. Thỏ
90-100 ngày tuổi ñã có thể phối giống. Tuy nhiên phải nuôi ñủ ñến 6 tháng tuổi mới cho phối
giống ñưa vào sản xuất.
IV. CHĂN NUÔI THỎ THỊT
4.1. ðặc ñiểm sinh trưởng của thỏ
ðể có căn cứ khoa học cho việc ñưa ra ñược qui trình nuôi thỏ thịt hợp lý hiệu quả nhất cần
nắm vững ñược qui luật sinh trưởng phát triển của thỏ. Trên cơ sở ñó lựa chọn thời ñiểm giết thịt
phù hợp nhất. Cũng như các gia súc khác sinh trưởng của thỏ cũng tuân theo qui luật giai ñoạn,
cũng phụ thuộc vào phẩm giống, thức ăn, mùa vụ, qui trình chăm sóc nuôi dưỡng và quản lý.
Bảng 8.1 - Thay ñổi khối luợng của một số giống thỏ qua các tháng tuổi (kg/con)

Thế hệ Tháng tuổi
1 2 3 4 5 6 9 12 18 24 Tối ña

1 (Bố mẹ)
California 0,6 2,0 2,7 3,2 4,0 4,3 4,5 4,8 4,9 5,0 5,4
NZL-G* 0,7 1,9 2,7 3,4 4,0 4,2 4,5 4,9 5,0 5,1 5,6
NZL*-Pannon 0,8 2,2 3,0 3,5 4,1 4,5 5,1 5,3 5,4 5,6 6,2
2 (Con cháu)
Califocnia 0,6 2,0 2,7 3,1 3,8 4,2 4,4 4,9 5,0 5,1 5,5
NZL-G* 0,7 2,0 2,8 3,3 4,0 4,2 4,6 4,8 5,1 5,2 5,6
NZL-Pannon 0,8 2,2 3.0 3,5 4,2 4,5 5,0 5,2 5,3 5,5 6,4
Thỏ nội ðen 0,4 1,1 1,5 1,9 2,2 2,5 2,8 3,3 3,5 3,5 3,6

Ghi chú :* Newzealand dòng G viết tắt là NZL-G hay dòng Panon NZL- Panun














ðồ thị 8-1: Thay ñổi khối lượng của các giống thỏ qua các tháng tuổi
Kết quả trên cho thấy tốc ñộ sinh trưởng của thỏ giảm dần theo tuổi. ðến 9-12 tháng
tuổi tăng trọng giảm rõ rệt và lúc này thỏ ñã thành thục về thể vóc và tính dục.
Bảng 8-2: Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng giai ñoạn 0-3 tháng tuổi

Giống thỏ Vật chất khô (kg) Protein thô (kg)
Newzealand-G 4.6 0,542
Newzealand-Pannon 4,4 0,527
California 4.6 0,521
Thỏ nội ðen 5,5 0,572

Kết quả trên cho thấy tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng giữa các giống ngoại nhập là tuơng
tự nhau và cũng tuơng tự so với kết quả ñã nghiên cứu ở Hungary (5,0 kg VCK/kg tăng trọng).
tiêu tốn protein thô/kg tăng trọng là 0,53kg. So sánh với thỏ nội thì tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng
của thỏ ngoại nhập thấp hơn khá rõ rệt.
Từ kết quả nghiên cứu về qui luật sinh trưởng phát triển cũng như tiêu tốn thức ăn/kg tăng
trọng người ta ñã rút ra rằng khi chăn nuôi thỏ lấy thịt tuổi giết mổ thỏ thường vào lúc 3,5-4
tháng tuổi khi khối lượng thỏ ñạt 3-3,5kg/con với thỏ ngọại hoặc vào 5-6 tháng tuổi và 2,2-2,5kg
với thỏ nội là phù hợp hơn cả.
0
1

2
3
4
5
6
1 2 3 4 5 6 9 12 18 24
C alif o rnia NZ L- G N ZL- Pannon Tho no i Den
4.2. Kỹ thuật nuôi thỏ thịt
a. Nuôi thỏ sinh trưởng
Khác với chăn nuôi các gia súc khác, trong chăn nuôi thỏ sau khi chọn thỏ hậu bị giống lúc
35-40 ngày tuổi số thỏ con còn lại người ta nuôi ñể giết thịt, vì vậy chăn nuôi thỏ thịt bắt ñầu
ngay từ thời gian này. Thông thường thỏ con sẽ theo mẹ trong vòng 30-40 ngày tuổi. Tuỳ vào
trạng thái sức khoẻ của ñàn thỏ mà thời gian theo mẹ có thể sẽ khác nhau.
Sau khi cai sữa ñàn thỏ con sẽ phải ñược chăm sóc tốt vì lúc này sức ñề kháng của thỏ còn
rất kém, hơn nữa chúng bị thay ñổi ñiều kiện sống vì ít nhiều khi theo mẹ vẫn ñược hưởng một
lượng sữa nhất ñịnh (khoảng 20-30% nhu cầu dinh dưỡng) và ăn thêm thức ăn như rau, cỏ và
thức ăn tinh. Vì vậy, sau khi tách sữa mẹ thỏ con ở giai ñoạn này rất dễ bị nhiễm bệnh ñặc biệt là
bệnh cầu trùng, nếu như chuồng trại, thức ăn, nước uống mất vệ sinh và dinh dưỡng kém thì ñàn
thỏ sẽ bị nhiễm bệnh tương ñối cao, tỷ lệ nuôi sống ñến giết thịt sẽ rất thấp .
Do ñó ñối với thỏ con ở giai ñoạn này chú ý cho ăn tăng dần lượng thức ăn và thức ăn phải
ñược chế biến sạch sẽ, loại bỏ những lá già úa, rửa sạch nếu bị nhiễm bẩn ñất cát và phơi cho ráo
nước mới cho thỏ ăn. Ưu tiên bổ sung những loại rau cỏ lá mềm có hàm lượng dinh dưỡng cao
như lá sắn dây, keo dậu, chè khổng lồ, rau muống, rau lang vì ở giai ñoạn này thỏ ăn ñược rất ít.
Mật ñộ nuôi cũng có ảnh hưởng lớn ñến tốc ñộ tăng trọng và tỷ lệ nuôi sống. Cần lưu ý mật
ñộ nuôi nhốt phải phù hợp, không quá chật chội vì chúng sẽ cạnh tranh về thức ăn nước uống,
lượng nhiệt thải ra qua lớn dẫn ñến ảnh hưởng tới tốc ñộ sinh trưởng phát triển của ñàn thỏ. Ở lứa
tuổi sau cai sữa nên nhốt 5-6 con/ngăn lồng chuồng rộng 0,5m
2
là thích hợp. Tránh tình trạng
nhốt chung thỏ chênh lệch nhau qúa lớn về ñộ tuổi và khối lượng vì như vậy chúng sẽ cạnh tranh

nhau về thức ăn có thể những cá thể nhỏ sẽ bị ñuối dần, gầy yếu, sức ñề kháng kém nên dễ mắc
bệnh tật và tỷ lệ chết sẽ tăng cao.
Chuồng nuôi luôn ñảm bảo vệ sinh sạch sẽ, lồng chuồng phải ñược quét dọn hàng ngày tối
thiểu là 1 lần/ngày, không ñược ñể phân và nước tiểu ñọng lại trong chuồng, phải ñịnh kỳ sát
trùng chuồng trại 3- 6 tháng một lần.
Phải thường xuyên kiểm tra trạng thái sức khoẻ của ñàn thỏ ñể kịp thời phát hiện những con
ốm, bệnh tật ñể cách ly và ñiều trị kịp thời. Tiêm phòng bệnh bại huyết trong thời gian từ 5-6
tuần tuổi. Thỏ phải ñược phòng bệnh cầu trùng theo ñịnh kỳ.
b. Vỗ béo thỏ thịt
Từ tuần thứ 7-11 thỏ thích ứng tốt với môi trường ngoại cảnh, ñộc lập với các ảnh hưởng từ
thỏ mẹ, ăn ñược nhiều thức ăn khác nhau nên chúng sinh trưởng nhanh, khả năng tăng trọng là
cao nhất trong giai ñoạn này. Từ tuần tuổi thứ 12 trở ñi tăng trọng giảm dần và thỏ bắt ñầu phát
dục. Vì vậy ở giai ñoạn này 7-12 tuần tuổi lưu ý cho ăn tự do và thoả mãn những loại thức ăn
giàu năng lượng như cám ngô, gạo, sắn, cám, mì, các loại củ quả và thức ăn hỗn hợp dạng viên.
Thức ăn thô xanh cũng cần ñược cung cấp ña dạng, ñược chế biến phù hợp và sạch sẽ.
4.3. Kỹ thuật làm thịt thỏ
Có 2 cách giết và thịt thỏ. Cách thứ nhất là vặt lông thỏ và sử dụng cả da thỏ làm thực phẩm.
Người Việt nam thường ưa thích loại thịt thỏ theo cách này hơn. Cách thứ 2 là thịt thỏ theo cách
lột da lấy thịt sử dụng còn da có thể ñem thuộc làm mũ áo hoặc các ñồ dùng khác.
a. Cách giết thỏ vặt lông thui vàng qua lửa

Qui trình giết mổ thỏ bàng phương pháp vặt lông và thui vàng qua lửa như sau:
1) Treo thỏ lên giá và cắt tiết










2) Nhúng thỏ vào nước ắm 48-50
o
C










3) Nhúng thỏ vào các chậu nước sạch ñể vặt sạch lông










4) Rửa sạch thỏ rồi treo lên móc, thui vàng thỏ bằng ñèn khò












5) Mổ bụng lấy sạch nội tạng, rửa sạch rồi ñóng gói mỗi con 1 túi ni lon










6) ðông lạnh rồi chuyển ñến nơi tiêu thụ






b. Cách giết thỏ lột da
Khi giết thịt và lột da thỏ, trước tiên người ta treo hai chân sau của thỏ lên một cành cây
bằng hai sợi dây buộc vào hai cẳng chân thỏ, tay trái nắm chắc hai tai thỏ hơi lật ngửa ñầu sang
trái, tay phải dùng con dao nhọn con (dài 15cm, rộng 2cm) chọc tiết thỏ.

Khi chọc tiết thỏ ñâm dao chếch từ trên vào lồng ngực trái, sau ñó hơi nghiêng dao cho
tiết chảy ra, khoảng một phút sau là thỏ chết. Cũng cã thể dùng gậy hoặc tay phải ñập vào gáy
cho thỏ chết, sau ño cắt tiết thỏ ở cổ họng cho tiết chảy ra. Thông thường nên dùng theo phương
pháp ñâm tiết, nhất là khi giết mổ ñồng loạt, thỏ chết nhanh, tiết ra hết nên thịt trắng và không bị
tụ máu ở vết ñâm tiết.









Hình 8-3: Cách lột da thỏ
Sau khi cắt tiết xong tiến hành lột da thỏ. Thỏ vẫn treo ở vị trí cũ, dùng dao hoặc kéo sắc
cắt khoanh da ở hai cổ chân sau, cắt cả phần xương ñui rồi kéo bộ lông xuống phía ñầu thỏ bằng
hai tay như kiểu lột bi tất, khi tới cổ chân trước dùng dao cắt bứt hai chân trước rồi khoang tai,
hai mắt và mồm rồi kéo bộ lông ra ngoài (hình 8-3).
Thỏ sau khi lột da dùng dao cắt chỗ nối xương chậu, dùng tay bẻ hai ñùi sau ra ñể bóc
bàng quang và trực tràng, sau ñó lấy dao rạch dọc bóc cổ họng khoét bỏ hai mắt, mổ bụng thỏ rồi
kéo trực tràng cùng toàn bộ phủ tạng thỏ ra ngoài, sau cùng cắt bỏ hai khuỷu chân sau là xong.
Thịt thỏ sau khi làm như trên không rửa mà dùng vải màn lau sạch máu hay vết bẩn ñể
ñưa vào chế biến các món ăn hoặc ñưa vào nhà lạnh bảo quản dự trữ, còn da thỏ mang sơ chế bảo
quản và thuộc.
V. MỘT SỐ KỸ THUẬT ðẶC BIỆT TRONG CHĂM SãC THỎ
5.1. Bắt giữ thỏ
Thỏ không phải là loài vật leo trèo tự nhiên nên sẽ cảm thấy bất an khi bị nhấc lên khỏi
mặt ñất. Tuy nhiên nếu có kỹ thuật bắt giữ thỏ phù hợp thì chúng có thể quen dần và chịu ñựng
ñược. Khi bắt thỉ không ñược cầm tai nhấc lên vì dễ làm cho các mạch máu, dây chằng, thần kinh

bị ñứt, làm tụ máu, rũ tai thỏ. Không ñược ôm nắm bụng thỏ ñể xách lên vì dễ làm bục dạ dày,
ñứt ruột, sảy thai. Không ñược nắm hai chân sau nâng lên vì thỏ sẽ giãy giụa mạnh gây sảy thai.
Bắt thỏ ñúng cách là phải nắm chắc da gáy nhấc lên, còn tay khác tuỳ theo mục ñích bắt thỏ mà
ñặt ñúng vị trí (hình 8-4). Ví dụ nếu bắt cho người khác kiểm tra hoặc tiêm bắp thì nắm da vùng
xương hông, sát ñuôi, ñặt thỏ ngửa về phía người kiểm tra, người tiêm. Nếu tự mình kiểm tra
hoặc nhỏ thuốc mũi, cho thỏ uống thuốc thì tay kia ôm vòng xuống sống lưng, ñặt thỏ nằm ngửa
trên bàn hoặc trên nắp lồng trong vòng cánh tay ñể nhỏ thuốc.

Hình 8-4: Cách bắt thỏ trưởng thành và thỏ con
5.2. Phân biệt thỏ ñực với thỏ cái
Khi chọn giống, việc phân biệt thỏ ñực cái từ lúc 20-30 ngày là cần thiết. Cách xác ñịnh
như sau: một tay cầm da gáy nhấc thỏ lên, tay kia kẹp ñuôi thỏ vào giữa ngón tay trỏ và ngón tay
giữa, tay ngón cái ấn nhẹ vào lỗ sinh dục vuốt ngược lên phía bụng (hình 8-5). Nếu thấy lỗ sinh
dục tròn, hình trụ nổi lên và xa lỗ hậu môn là con ñực. Nếu lỗ sinh dục kéo dài thành khe rãnh
gần lỗ hậu môn là con cái.

Hình 8-5: Phân biệt thỏ ñực, thỏ cái
5.3. Vận chuyển thỏ
Khi vận chuyển thỏ ñi xa, cần nhẹ nhàng, ñảm bảo cho thỏ yên tĩnh, nếu thỏ hoảng sợ sẽ
phát ốm hoặc làm thỏ chết. Nếu vận chuyển ñường dài thì thỉnh thoảng nên cho thỏ uống nước,
Mỗi ngày cần cho thỏ ăn một lần nhưng ñêm hôm trước ngày vận chuyển thì không nên cho ăn
quá no. Có thể ủ mầm thóc hoặc ngô lên thành tảng bỏ vào lồng cho thỏ ăn vừa thay thức ăn tinh
vừa cung cấp nước cho thỏ ñể thỏ ñỡ khát nước. Khi vận chuyển thỏ ñi xa tốt nhất nên nhốt mỗi
con một ngăn thùng hoặc bu ñan bằng tre ñựng gà. Nếu vận chuyển gần thì có thể nhốt thỏ vào
một túi xách cứng. Khi trời nóng thì vận chuyển vào sáng sớm, còn nếu trời rét thì vận chuyển
vào chiều tối. Nếu cho thỏ vào cốp xe thì chú ý không ñậy kín vì nếu ñậy kín khi trời nắng nóng
thỏ sẽ chết rất nhanh.
5.4. Kiểm tra sức khoẻ của thỏ
Trong quá trình chăn nuôi phải ñịnh kỳ quan sát, ñánh giá trạng thái sức khoẻ của thỏ ñể
có biện pháp can thiệp kịp thời. Thỏ khoẻ thì rất linh hoạt, phản ứng nhanh với tiếng ñộng xung

quanh, khi ăn thỏ ñến ngửi thức ăn và ăn ngay. Da thỏ khoẻ thì nhẵn nhụi, lông bóng mượt và
không có vảy rộp hoặc không rụng lông thành từng bãi. Mũi và mắt khô, không có dịch nhờn, mũ
chảy ra, phân ở dạng viên cứng, nếu thấy viên phân mềm, nhẵn, nhỏ kết dính với nhau như chùm
nho thường thải vào sáng sớm thì ñó là "phân vitamin". Bình thường niêm mạc hậu môn, cơ quan
sinh dục khô, không có vảy, loét, không dính bết dịch thể khác. Thỏ khoẻ thì thở ñều, nhẹ nhàng,
không có tiếng ñộng, kêu. Khi nắn vuốt da xung quanh thân mình thì không thấy khối u, khi nắn
da nhấc thỏ lên thì thấy liên kết dưới da chặt chẽ, khi buông tay ra thì da thỏ trở lại bình thường.
Sau ñây là một số thao tác thường dùng trong việc kiểm tra và chăm sóc sức khoẻ cho
thỏ:
a. ðo thân nhiệt
Nếu có hai người thì một người giữ thỏ ở tư thế nằm sấp trên bàn, hai tay nắm da vùng
gáy và mông, người kia ño nhiệt ñộ bằng cách dùng một tay cầm ñuôi, một tay cầm nhiệt kế loại
nhỏ thấm ướt ñầu thuỷ ngân rồi ñưa vào lỗ hậu môn, xoay nhẹ ñưa vào trực tràng sâu 2 cm và sau
một phút là ñọc ñược. Nếu chỉ có một người thì ñặt thỏ trên bàn, quay ñầu thỏ khẹp vào nách
mình, bàn tay ñó nắm lấy da mông và ñuôi, tay kia cầm nhiệt kế ño như trên.
b. ðếm nhịp thở
ðể thỏ yên tĩnh, tư thế tự nhiên ở trong lồng chuồng, quan sát và ñếm nhịp dao ñộng
thành bụng trong 10 giây rồi nhân với 6.
c. ðếm nhịp ñập tim mạch
Nhịp tim thỏ hơi khó xác ñịnh và ít có ý nghĩa trong việc chuẩn ñoán bệnh lý vì khi sợ hãi
tim thỏ ñập nhanh hơn nhiều. Có thể xác ñịnh ñược nhịp tim mạch bằng cách ñể thỏ nằm yên tĩnh,
dùng ống nghe ñặt tại ñiểm 1/3 từ dưới lên của xương sườn thứ 2-4 từ bên trái hoặc cũng có thể
bắt mạch ñộng mạch ñùi ở phía trong bẹn.
d. Tiêm thỏ
Thông thường chỉ tiêm bắp ở mặt trong ñùi. Một người bắt thỏ, người khác tiêm cầm chân
thỏ sao cho ngón tay trỏ ñặt vào ñầu gối chân ñó, tay thuận cầm bơm tiêm ñặt kim tiêm vào ñiểm
ñặt của ngón tay cái giữ chân thỏ, chỗ ñó có cơ bắp dày, không có mạch máu lớn. Cần chú ý khi
thỏ ñạp, cựa mạnh có thể làm rời bơm tiêm.
e. Cho thỏ uống thuốc
ðể tiết kiệm thuốc và dùng ñúng liều, cần phải bắt thỏ cho uống thuốc trực tiếp chứ

không nên pha thuốc vào nước uống hoặc thức ăn ñại trà, thỏ ăn uống không hết ngay, thuốc biến
chất, không có tác dụng.
Cho thỏ uống thuốc trực tiếp bằng ống bơm hoặc ống phụt nhỏ, ñặt sâu vào miệng qua
mép thỏ rồi bơm từ từ vào miệng, thỏ sẽ nuốt dần. ðối với thỏ con theo mẹ, bắt nhấc thỏ lên chờ
khi thỏ kêu há mồm ra thì nhỏ thuốc vào miệng, nếu nó không kêu thì nhỏ giọt dưới môi rồi nó sẽ
uống ñược, không nên cho trực tiếp ống bơm vào miệng vì dễ làm xây xát niêm mạc miệng.
5.5. Chăm sóc răng và móng của thỏ
Răng thỏ sinh trưởng suốt ñời nên không ngừng dài ra, ñặc biệt khi chúng không ñược
gặm nhấm thoả ñáng ñể bào mòn răng. Do vậy phải thường xuyên kiểm tra răng thỏ. Răng thỏ có
thể một lúc nào ñó trở nên không ñược sắp xếp hợp lý nên không nghiền ñược khi nhai và thậm
chí thỏ phải chết ñói vì răng không chuẩn. Do vậy, ñiều quan trọng là phải thường xuyên có ñồ
gặm an toàn và phù hợp ñể ñề phòng răng thỏ mọc quá dài.
Cắt móng cho thỏ có thể gặp khó khăn nhưng khi móng quá dài cũng phải làm. Cần phải
cẩn thận khi cắt móng cho thỏ, ñề phòng thỏ ñá khi giữ thỏ vì như vậy có thể làm cho chúng bị
chấn thương phần lưng.
5.6. Thiến hoạn thỏ
Thỏ ñược thiến hoạn sẽ sống lâu hơn (thỏ cảnh), hiền lành hơn và ít biểu hiện những tập
tính xấu. Thỏ ñực không thiến thường ñái ñể ñánh dấu lãnh thổ hay vãi ñái khi sợ hãi. Thỏ cái
thường dễ bị ung thư buồng trứng, tử cung và vú. Hoạn thỏ cái sẽ tránh ñược nhưng nguy cơ này.
Thỏ không thiến dễ ñánh nhau với thỏ cùng giới tính. Do vây, thỏ không ñể làm giống nên
thiến/hoạn khi chúng ñến tuổi thành thục về tính (khoảng 4 tháng tuổi). Tuy nhiên, ñể thiến/hoạn
thỏ cần có bác sĩ thú y chuyên nghiệp có kinh nghiệm ñể ñảm bảo an toàn.

×