Tải bản đầy đủ (.docx) (103 trang)

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH MUA THỰC PHẨM HỮU CƠ CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (886.1 KB, 103 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH TP.HCM
KHOA KINH TẾ
----------

BÁO CÁO CUỐI KỲ

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
TRONG KINH DOANH

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2021


ĐỀ TÀI:

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH MUA THỰC
PHẨM HỮU CƠ CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

GVHD: TĂNG MỸ SANG
LỚP: BUS1117 - A04
NHĨM: 06


ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
2. Mục tiêu nghiên cứu.
3. Câu hỏi nghiên cứu.
4. Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu.
5. Tổng quan các nghiên cứu trước.
6. Dữ liệu nghiên cứu.


CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1. Khái niệm về thực phẩm hữu cơ.
2. Đặc điểm của thực phẩm hữu cơ.
3. Khái niệm về hành vi tiêu dùng.
4. Các yếu tố tác động đến hành vi của người tiêu dùng.
5. Các khái niệm trong mơ hình nghiên cứu.
6. Mơ hình ra quyết định của Philip Kotler.
7. Các mơ hình nghiên cứu trong nước.
8. Các mơ hình nghiên cứu nước ngồi.
CHƯƠNG II. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CỦA THỊ TRƯỜNG THỰC PHẨM
HỮU CƠ
1. Thực trạng của thị trường thực phẩm hữu cơ trên thế giới.
2. Thực trạng của thị trường thực phẩm hữu cơ tại TP.HCM.

2


3. Phân tích SWOT cho thị trường thực phẩm hữu cơ tại TP.HCM.
CHƯƠNG III. MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
1. Các lý thuyết nền tảng.
2. Mơ hình nghiên cứu.
CHƯƠNG IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG V. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

3



CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH MUA THỰC PHẨM HỮU CƠ CỦA
NGƯỜI TIÊU DÙNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Qua các giai đoạn phát triển của Việt Nam, thì giờ đây nền kinh tế đã dần ổn định và
đang trên đà phát triển. Cùng với đó, các nhu cầu thiết yếu về ăn uống, may mặc đã dần
được cải thiện từ “ăn chắc mặc bền” sang “ăn ngon mặc đẹp”. Những năm gần đây, chủ
đề “thực phẩm bẩn” vẫn luôn gây nhức nhối vì sự xuất hiện tràn lan và khó khăn trong
việc kiểm sốt. Chính vì điều này, đã tạo ra nhiều xu hướng tiêu dùng an toàn nhằm hạn
chế việc sử dụng thực phẩm không đảm bảo. Và thực phẩm hữu cơ đang là một trong
những sự lựa chọn tiêu dùng thông minh của mọi nhà. Không những đem lại nhiều lợi ích
về sức khỏe, nó cịn hạn chế vấn đề gây ơ nhiễm mơi trường và góp phần làm tăng chất
lượng cuộc sống của người dân.
Theo thống kê của Bộ Y tế, từ 1/1 đến 31/5/2020, cả nước ghi nhận 48 vụ ngộ độc
thực phẩm khiến 870 người mắc, 824 người nhập viện điều trị và 22 người tử vong. Mặc
dù tỷ lệ có giảm nhưng con số này đang ở mức đáng báo động. Với những số liệu trên và
thông tin thời sự được cập nhật hằng ngày, người dân đã dần nhận thức được vai trò của
sức khỏe cũng như việc bảo vệ môi trường xung quanh nhiều hơn. Điều đó có thể thấy
thơng qua các xu hướng tiêu dùng, cụ thể là việc tìm kiếm và sử dụng thức phẩm hữu cơ
thay cho các thực phẩm bẩn, không đảm bảo. Do Việt Nam đang là nước phát triển, nên
thị trường thực phẩm hữu cơ vẫn đang trên đà tăng trưởng và phát triển. Các doanh
nghiệp ở lĩnh vực này vẫn cịn gặp khá nhiều khó khăn từ khâu sản xuất cho đến khâu tiêu
thụ. Lĩnh vực này cần những cơng nghệ tiên tiến, địi hỏi nhiều quy định nghiêm ngặt và
để được đưa ra thị trường thì cần phải đáp ứng được các tiêu chuẩn, chứng nhận Việt
Nam, quốc tế. Ngồi ra, cịn có những thách thức đến từ các sản phẩm nhập khẩu (sản
phẩm đã đạt được chứng nhận quốc tế), sự quan tâm cũng như nhận biết chưa đủ về các
sản phẩm mới, nội địa là những yếu tố cản trở thực phẩm hữu cơ đến với người tiêu dùng.
4



Hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu về chủ đề này để giúp đỡ một phần nào cho
doanh nghiệp cũng như những người tiêu dùng. Do đó việc lựa chọn nghiên cứu “Các yếu
tố ảnh hưởng đến việc chọn lựa thực phẩm hữu cơ của người tiêu dùng tại thành phố Hồ
Chí Minh” là cần thiết. Chúng tơi hi vọng thông qua nghiên cứu này sẽ cung cấp thêm
những thông tin hữu ích cho các doanh nghiệp, người tiêu dùng và những người quan tâm
đến đề tài chúng tôi đang nghiên cứu. Từ đó, giúp cho doanh nghiệp định hướng, lựa
chọn các chiến lược về sản xuất, phân phối, marketing và bán hàng đạt hiệu quả cao.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn lựa thực phẩm hữu cơ của người
tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó có các giải pháp giúp các doanh nghiệp đẩy
mạnh tiêu thụ, tăng số lượng người sử dụng thực phẩm hữu cơ.
2.2 Mục tiêu cụ thể
-

Đánh giá thị trường thực phẩm hữu cơ tại TP.HCM.
Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn lựa thực phẩm hữu cơ của người

-

tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh.
Tìm ra các giải pháp giúp các doanh nghiệp đẩy mạnh tiêu thụ, tăng số lượng
người sử dụng thực phẩm hữu cơ.

3. Câu hỏi nghiên cứu
-

Thị trường thực phẩm hữu cơ tại TP.HCM như thế nào?
Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc chọn lựa thực phẩm hữu cơ của người


-

tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh?
Có những giải pháp giúp các doanh nghiệp đẩy mạnh tiêu thụ, tăng số lượng người
sử dụng thực phẩm hữu cơ?
4. Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu.

-

Đối tượng nghiên cứu: những người tiêu dùng thực phẩm hữu cơ.
5


-

Phạm vi nghiên cứu: Thành phố Hồ Chí Minh
5. Tổng quan các nghiên cứu trước
Một nghiên cứu được thực hiện tại thành phố Cần Thơ với đề tài các yếu tố ảnh

hưởng đến ý định mua thực phẩm hữu cơ của người tiêu dùng tại đây. Nghiên cứu này
cho ra kết quả như sau: có 6 yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm hữu cơ của
người tiêu dùng tại thành phố Cần Thơ, trong đó bao gồm: Ý thức về sức khỏe, Chuẩn
mực xã hội, Quan tâm về an toàn thực phẩm, Chất lượng sản phẩm và Giá cả sản phẩm.
Bài nghiên cứu này sử dụng dữ liệu được được thu thập từ 195 người tiêu dùng tại các
quận (Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng) thơng qua bảng khảo sát các câu hỏi được thiết
kế sẵn và bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Thông qua kiểm định độ tin cậy
Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá và hồi quy tuyến tính để đo lường và xác
định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm hữu cơ. (Nguyễn Trung Tiến, 2020)
Các sản phẩm hữu cơ ngày nay được hầu hết người mua coi là tốt cho sức khỏe vì

chúng được tạo ra từ thành phần tự nhiên. Các sản phẩm hữu cơ được sản xuất và đáp ứng
các tiêu chí như khơng sử dụng phân bón, hóa chất và thuốc trừ sâu. Tại Ấn Độ các thị
trường thực phẩm hữu cơ mặc dù đang trong giai đoạn hình thành nhưng đã bắt đầu phát
triển một cách nhanh chóng. Thực phẩm hữu cơ đáp ứng được các yêu cầu mà người tiêu
dùng đưa ra như: an toàn, tốt cho sức khỏe, mối quan tâm đến mơi trường và những thuộc
tính như giá trị dinh dưỡng, hương vị, độ tươi. Thế nên ngày càng có nhiều người yêu
thích và sử dụng loại thực phẩm này. Với cở sở trên, nghiên cứu về các yếu tố có thể
quyết định sự ưa thích của người tiêu dùng đối với việc mua sản phẩm hữu cơ tại Ấn Độ
đã ra đời. Nghiên cứu sử dụng phương pháp, phân tích thống kê điển hình như là hồi quy
tuyến tính nhằm tìm ra các yếu tố quyết định đến biến phụ thuộc và thống kê mơ tả trong
việc tìm hiểu thông tin từ nhân khẩu học. Thông qua các phương pháp/phân tích thống kê
trên đã cho ra kết quả của nghiên cứu, ta thấy rằng lý do khiến người tiêu dùng thích mua
các sản phẩm/thực phẩm hữu cơ có nhiều yếu tố tác động đến sở thích và bao gồm các
đặc điểm nhân khẩu học của người tiêu dùng. Từ kết quả khảo sát cho thấy: phụ nữ thích
sử dụng sản phẩm thực phẩm hữu cơ hơn so với nam giới, đa phần những người có học
6


thức thường thích mua sản phẩm/thực phẩm hữu cơ hơn, nhóm tuổi của hành vi mua sắm
này chủ yếu thuộc 29-39 và những nhóm người có thu nhập cao thì ưa chuộng thực phẩm
hữu cơ hơn. Có thể kết luận rằng người tiêu dùng thích mua các sản phẩm thực phẩm hữu
cơ vì họ nhận thức được các sản phẩm/thực phẩm hữu cơ là lành mạnh và an toàn, bổ
dưỡng và thân thiện với môi trường. Khi biết đượcnhững điều này, các nhà tiếp thị sẽ có
thêm những thơng tin hữu ích cho việc thiết kế một chiến lược tiếp thị hỗn hợp hiệu quả
cho doanh nghiệp và hơn hết ta có thể ứng dụng kết quả của nghiên cứu này để kết hợp
thực hiện các chiến lược tiếp thị về các yếu tố khác tác động đến sự ưa thích của người
tiêu dùng ở các tầng lớp khác nhau trong xã hội. (Sivathanu B.,2015)
Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng đối với thực phẩm hữu
cơ. Mục tiêu chính của nghiên cứu này nhằm tìm hiểu và xác định hành vi và ý định mua
thực phẩm hữu cơ của người tiêu dùng. Dữ liệu trong nghiên cứu được thu thập thông qua

các phương pháp: phỏng vấn trực tiếp, khảo sát bằng bảng câu hỏi đã được thiết kế sẵn
(tổng số người tham gia khảo sát là 463 người). Sử dụng các phân tích đa biến khác nhau
như phân tích hồi quy, phân tích nhân tố và phân tích cụm với kích thước mẫu lớn. Kết
quả của nghiên cứu chỉ ra: an toàn - sức khỏe, sự sẵn có và trình độ học vấn ảnh hưởng
tích cực đến thái độ của người tiêu dùng đối với việc mua thực phẩm hữu cơ. Nhìn chung,
thực phẩm hữu cơ và thực phẩm thông thường tạo ra mức độ hài lịng khác nhau cho
người tiêu dùng (do có sự khác nhau giữa các nhân tố ảnh hưởng). Ý nghĩa thực tiễn đem
đến những gợi ý hữu ích cho những nhà bán lẻ để họ có thể phát triển các chương trình và
chiến lược tiếp thị hiệu quả nhằm tác động tích cực đến người tiêu dùng. Từ đó, họ sẽ dễ
dàng mang đến người tiêu dùng những sản phẩm vừa chất lượng vừa tốt cho sức khỏe.
Ngoài ra, nghiên cứu cũng cung cấp cách nhìn nhận có giá trị sâu sắc về hành vi của
người tiêu dùng liên quan đến thực phẩm hữu cơ thông qua việc xác định các yếu tố ảnh
hưởng ý định mua thực phẩm hữu cơ của người tiêu dùng trong bối cảnh Ấn Độ. Chúng ta
có thể xem xét ứng dụng nghiên cứu này tại các quốc gia khác nhằm phát triển thị trường
thực phẩm hữu cơ. (Paul, J., 2012)

7


6. Dữ liệu nghiên cứu
Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp. Dữ liệu sơ cấp được thu
thập từ việc điều tra khảo sát người tiêu dùng sử dụng thực phẩm hữu cơ. Nguồn dữ liệu
thứ cấp được thu thập từ các tài liệu, giáo trình, các tạp chí chun ngành trong và ngồi
nước.

CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1. Khái niệm về thực phẩm hữu cơ
Thuật ngữ "hữu cơ" chính thức được Bộ Nơng nghiệp Hoa Kỳ (USDA) đưa ra và
kiểm soát. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thực phẩm hữu cơ là các sản phẩm được
sản xuất dựa trên hệ thống canh tác hoặc chăn nuôi tự nhiên, không sử dụng phân bón và

thuốc trừ sâu, diệt cỏ, hoocmơn tăng trưởng. Thế nên, thực phẩm hữu cơ còn được gọi bởi
cái tên thực phẩm thiên nhiên (natural foods) hay thực phẩm lành mạnh (healthy foods).
Thực phẩm hữu cơ khác biệt với các thực phẩm thơng thường là vì được sản xuất theo
những tiêu chuẩn nhất định và chỉ khi nó đạt được những tiêu chuẩn này thì mới được cấp
chứng chỉ là thực phẩm hữu cơ đạt tiêu chuẩn. (Nguyễn Trung Tiến, 2020)
Thực phẩm hữu cơ là những loại thực phẩm được trồng hoặc ni mà trong q
trình sản xuất khơng sử dụng các chất nhân tạo như thuốc trừ sâu, chất bảo quản, phân
bón hóa học, hormon kích thích tăng trưởng, không sử dụng kháng sinh hoặc sinh vật biến
đổi gen. (Nguyễn Phượng, 2019)
Tóm lại, có thể hiểu thực phẩm hữu cơ là các loại thực phẩm được sản xuất theo các
tiêu chuẩn đáp ứng được các tiêu chí an tồn, khơng sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu,
diệt cỏ, chất kích thích tăng trưởng hoặc sinh vật biến đổi gen. Ngồi tiêu chí đảm bảo an
tồn sức khỏe con người thì thực phẩm hữu cơ cũng rất thân thiện với môi trường.
2. Đặc điểm của thực phẩm hữu cơ
a. Có hàm lượng chất dinh dưỡng cao
8


Từ một vài kết quả nghiên cứu đã chứng minh rằng hàm lượng vitamin và
khống chất có trong thực phẩm hữu cơ cao hơn so với thực phẩm thông thường. Với sự
chênh lệch hàm lượng các chất trên giúp cho người tiêu dùng có khả năng tăng hệ miễn
dịch, bảo vệ cơ thể khỏi những vi khuẩn gây bệnh và giảm được tình trạng ngộ độc do ăn
phải những thực phẩm sử dụng các chất hóa chất.
Ngồi ra, thực phẩm hữu cơ chứa một hàm lượng chất dinh dưỡng rất cao và
đặc biệt là cao hơn những loại thực phẩm thơng thường. Nhờ hàm lượng chất oxy hóa
trong thực phẩm hữu cơ cao nên giúp người sử dụng thực phẩm organic tăng cường sức
đề kháng cho cơ thể, phòng tránh được các bệnh ung thư. (Nguyễn Phượng, 2019)
b. Mức độ nitrat trong thực phẩm hữu cơ thấp hơn
Trong mọi lọai thực phẩm ln tồn tại nitrat, nó là một phần quan trọng trong
chế độ ăn hằng ngày. Tuy nhiên khi hàm lượng nitrat vượt qua mức giới hạn sẽ gây hại

đến sức khỏe. Biểu hiện ngộ độc nitrat như khó thở, tím tái, … So với thực phẩm thơng
thường thì thực phẩm hữu cơ có mức độ nitrat thấp hơn 30%. Do đó giúp khả năng vận
chuyển oxy trong cơ thể ln được tuần hồn đồng thời góp phần phịng ngừa nguy cơ
mắc bệnh ung thư.
c. Môi trường sản xuất
Thực phẩm hữu cơ được sản xuất theo hình thức canh tác thân thiện với môi
trường. Các nông dân hay trang trại làm nông nghiệp hữu cơ không dùng thuốc trừ sâu,
diệt cỏ - đây là những chất có thể tích tụ theo thời gian và gây hại đến môi trường sinh
thái.
d. Thời gian bảo quản
Do thực phẩm hữu cơ không sử dụng các chất bảo quản, nên thời gian sử dụng
thường ngắn hơn (từ 2-3 ngày) so với các thực phẩm thơng thường. Nói chung, các sản
phẩm hữu cơ (đặc biệt là các loại nông sản) thường dễ bị hỏng hơn và khơng có thời hạn
sử dụng lâu như các loại sản phẩm khác khi mà nó sử dụng các chất bảo quản.
9


e. Giá cả
Từ thực tế cho thấy, các thực phẩm hữu cơ đa phần có giá đắt hơn các loại thực
phẩm thơng thường. Do nơng nghiệp hữu cơ địi hỏi chi phí sản xuất cao hơn, số lượng
sản phẩm được cung cấp ra thị trường ít hơn so với thực phẩm thông thường.
3. Khái niệm về hành vi tiêu dùng.
- Hành vi người tiêu dùng (consumer behavior) là thuật ngữ dùng để chỉ những yếu
tố liên quan đến cảm nghĩ, hành động, thói quen, quyết định của người tiêu dùng trong
suốt quá trình từ lúc nhu cầu được hình thành và xúc tác dẫn đến quyết định mua hàng,
đến và sau khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ. (Minh Tú, 2020)
- Hành vi khách hàng bao gồm những hành động cụ thể của một cá nhân khi thực
hiện các quyết định mua sắm, sử dụng và vứt bỏ sản phẩm hay dịch vụ. Nói cách khác
hành vi người tiêu dùng là tập hợp các hành vi, phản ứng, suy nghĩ của người tiêu dùng
trong suốt quá trình mua hàng. Khi người tiêu dùng có nhu cầu thì hành vi này bắt đầu và

nó sẽ kết thúc sau khi mua sản phẩm. Quá trình trên gọi là quá trình ra quyết định mua
của người tiêu dùng. (Philip Kotler, 2000)
- Hành vi người tiêu dùng còn được định nghĩa là sự tác động qua lại giữa các yếu tố
kích thích của mơi trường với nhận thức và hành vi của con người mà qua sự tương tác
đó, con người thay đổi cuộc sống của họ. Quan điển trên lại nhìn nhận dưới khía cạnh các
yếu tố của môi trường sẽ ảnh hưởng đến nhận thức và hành vi của người tiêu
dùng. (Nguyễn Tuyết Anh, 2020).
4. Các yếu tố tác động đến hành vi của người tiêu dùng.
4.1 Các yếu tố liên quan đến văn hóa
Văn hóa là hệ thống những giá trị, niềm tin, truyền thống và chuẩn mực được
hình thành và gắn liền với một xã hội, một chế độ, một tôn giáo hay dân tộc nhất định,
được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Văn hóa là một trong những nguyên nhân
đầu tiên, cơ bản quyết định nhu cầu và hành vi của con người. Chúng ta có thể thông qua
10


việc quan sát hành vi mua sắm của người tiêu dùng và sau đó phán đốn được nó thuộc
nền văn hóa nào qua những điều cơ bản như giá trị, sự cảm thụ, ưa thích, tác phong, thói
quen, hành vi ứng xử. Nền văn hóa khác nhau thì người tiêu dùng cũng sẽ có những hành
vi tiêu dùng khác nhau. Trong yếu tố văn hóa ta có thể chia ra thành 3 nhóm nhỏ ảnh
hưởng đến hành vi tiêu dùng:
a. Nền văn hóa của quốc gia/vùng lãnh thổ
Mỗi quốc gia/vùng lãnh thổ đều có một nền văn hóa với những nét đặc trưng
riêng. Những cơng dân sống tại đó ít nhiều đều thừa hưởng các đặc điểm của nền văn hóa
đó. Các đặc điểm của mỗi nền văn hóa đều sẽ tác động đến nhận thức của con người về
mọi mặt trong cuộc sống, dĩ nhiên bao gồm cả những hành vi liên quan đến tiêu dùng sản
phẩm.
b. Phong tục tập quán của các cộng đồng dân cư nhỏ
Thông thường, trong một nền văn hóa của một quốc gia sẽ xuất hiện những
cộng đồng có cùng những phong tục và tập quán riêng biệt. Sự khác biệt này có thể bắt

nguồn từ sự khác nhau về địa hình, nguồn gốc lịch sử, chủng tộc... Và những yếu tố khác
biệt này cũng sẽ chi phối đến hành vi tiêu dùng của những người sinh sống trong mỗi
cộng đồng khác nhau.
c. Tín ngưỡng
Tín ngưỡng là yếu tố có tác động sâu sắc đến niềm tin, cách nhìn nhận của con
người về một vấn đề, sự vật nào đó. Cũng tương tự với nền văn hóa, đặc điểm của từng
loại tín ngưỡng sẽ tác động đến hành vi của người tiêu dùng theo nhiều hướng khác nhau.
4.2 Các yếu tố xã hội
a. Tầng lớp xã hội
Tầng lớp xã hội có thể xem là yếu tố đại diện cho mức thu nhập của người tiêu
dùng, từ đó ảnh hưởng sâu đến hành vi của người tiêu dùng như tiêu chí chọn mua sản

11


phẩm/dịch vụ, thời điểm và mức độ thường xuyên chi tiêu, các địa điểm và cách thức mua
sắm, thanh toán...
b. Luật pháp và chính trị
Tại các quốc gia có pháp luật – chính trị phát triển, luật pháp ln là yếu tố chi
phối trực tiếp đến hành vi con người, kể cả hành vi tiêu dùng. Việc ban hành một dự luật
mới nào đó có khả năng cao sẽ làm thay đổi thói quen tiêu dùng của những cá nhân sống
trong xã hội đó. Bên cạnh đó, chính trị cũng có thể ảnh hưởng đến quyết định mua hàng
của người tiêu dùng.
c. Gia đình
Gia đình là yếu tố gần gũi nhất trong xã hội và các thành viên trong gia đình
thường xuyên tác động đến hành vi mua hàng của người tiêu dùng. Họ sẵn sàng đóng góp
những ý kiến đơi khi là tích cực hoặc tiêu cực thậm chí là những hành động ảnh hưởng
trực tiếp đến nhận thức và quyết định mua sắm của các thành viên còn lại.
d. Các nhóm ảnh hưởng
Là những nhóm mà một cá nhân xem xét khi hình thành thái độ và quan điểm

của người đó. Nhóm tham khảo bao gồm:
- Nhóm thân thuộc: Là nhóm mà cá nhân nằm trong đó và thường xuyên tác
động qua lại lẫn nhau như ông bà, cha mẹ, anh chị, bạn bè, đồng nghiệp, đoàn
thể và các tổ chức xã hội khác.
- Nhóm ngưỡng mộ: Là nhóm mà cá nhân mong muốn được gia nhập, trở
thành (ca sĩ, diễn viên, vận động viên, …). Nhờ vậy, nên đã tạo ra động cơ thúc
đẩy cá nhân có những cư xử, hàng động tương tự kể cả trong việc sử dụng
hàng hóa cũng phải giống các thần tượng của họ.
- Nhóm bất ưng: Là nhóm mà hành vi, ứng xử của họ không nhận được sự
chấp nhận. Cá nhân thường sẽ có hành động tẩy chay những hoạt động, hành vi
của các thành viên nhóm bất ưng này, kể cả các hoạt động và hành vi mua sắm.
12


Sự ảnh hưởng của nhóm bất ưng quyết định rất lớn đến việc mua sản phẩm
cũng như chọn lựa thương hiệu.
e. Vai trò và địa vị xã hội
Địa vị của một người trong xã hội không chỉ phụ thuộc vào một yếu tố duy
nhất là của cải, tiền bạc, mà là cả sự kết hợp của trình độ văn hóa, nghề nghiệp, những
định hướng giá trị và những yếu tố đặc trưng khác. Người tiêu dùng thường mua sắm
những hàng hóa, dịch vụ phản ánh vai trị địa vị của họ trong xã hội. Cá nhân là một thành
viên của rất nhiều các nhóm xã hội. Con người thường lựa chọn những hàng hóa nói lên
vai trị và địa vị của mình trong xã hội. Những người có vai trị và địa vị khác nhau sẽ có
nhu cầu khác sau về ăn uống, thời trang, xe cộ, nhà ở...
4.3 Các yếu tố cá nhân
a. Tuổi tác
Tuổi tác là yếu tố đầu tiên tác động đến hành vi mua sắm của người tiêu dùng.
Tại mỗi giai đoạn trưởng thành khác nhau người tiêu dùng cũng sẽ có những nhu cầu, khả
năng tài chính và sở thích khác nhau, bởi vậy những hành vi và sự lựa chọn trong mua
sắm cũng bị tác động theo. Ở mỗi giai đoạn của cuộc sống, sức mua, thị hiếu, tính chất

tiêu dùng của các sản phẩm/dịch vụ đối với từng các nhân cũng mang một ý nghĩa khác
nhau vì thế tuổi tác là yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến hành vi mua hàng.
b. Nghề nghiệp
Yếu tố thứ hai tác động đến hành vi của người tiêu dùng là nghề nghiệp.
Những người có nghề nghiệp khác nhau sẽ có sự lựa chọn khác nhau về cách ăn mặc, thói
quen và mục đích sử dụng sản phẩm khác nhau về ăn uống, các sản phẩm phục vụ cho
công việc như điện thoại, laptop, xe cộ, trang phục bảo hộ...
c. Giới tính
Các nghiên cứu trước đây cũng từng cho thấy nữ giới có tốc độ trưởng thành
trong nhận thức và suy nghĩ nhanh hơn, nhưng hầu hết lại bị cảm xúc chi phối nhiều hơn
13


so với nam giới. Ngoài ra, sự khác biệt về đặc điểm cơ thể, hoocmôn và nội tiết tố cũng
khiến nam giới và nữ giới có những quyết định khác nhau về hành vi tiêu dùng...
d. Tính cách
Q trình giáo dục, tác động từ môi trường xung quanh, người thân trong gia
đình, bạn bè, thầy cơ giáo, những người nổi tiếng... là những yếu tố hình thành nên tính
cách một con người. Khi họ khác nhau về tính cách thì hành vi mua hàng cũng có thể
khác biệt nhau.
4.4 Các yếu tố tâm lý
a. Động lực
Tại những thời điểm nhất định, con người luôn tồn tại những nhu cầu khác
nhau. Tuy nhiên, nếu chúng ta khơng có động lực để thúc đẩy thì tất cả các nhu cầu ấy
khó được giải quyết theo ý muốn của chính mình. Động lực đơi khi đến với con người khi
có các sự việc xảy ra trong cuộc sống, có thể là khách quan hay chủ quan.
b. Khả năng nhận thức và lĩnh hội
Nhận thức tác động đến cách ứng xử của con người trong mỗi hoàn cảnh khác
nhau. Với cùng 5 giác quan nhưng ở mỗi người cách tiếp nhận thông tin và xử lý thơng
tin trong có thể sẽ khác nhau. Lĩnh hội là khả năng học hỏi, tích lũy kinh nghiệm và thay

đổi bản thân thông qua mỗi sự việc diễn ra trong cuộc sống. Chính vì thế, khả năng nhận
thức và lĩnh hội có tác động mạnh mẽ đến cách tiếp nhận của con người trước những
thông điệp marketing của sản phẩm, cũng như trong thói quen chi tiêu và mua sắm.
c. Niềm tin và thái độ
Niềm tin là cách mà con người nhìn nhận một vấn đề nào đó, dựa trên những
kiến thức, hiểu biết, cảm xúc, … Trước những vấn đề ấy, thái độ sẽ thể hiện sự đánh giá
của con người thông qua nét mặt, ngữ điệu, lời nói, cử chỉ... Chính vì thế, niềm tin và thái
độ của một người về sản phẩm/dịch vụ sẽ ảnh hưởng đến hành vi mua hàng của người
này. (Minh Tú, 2020).
14


5. Các khái niệm trong mơ hình nghiên cứu
Đối với một nghiên cứu khoa học thuật ngữ mơ hình nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ
giữa các nhân tố (biến nghiên cứu) với nhau như thế nào dựa trên các lý thuyết kinh tế,
quản trị, tâm lý xã hội… Một mơ hình nghiên cứu gồm gồm 2 thành phần cơ bản là: các
biến nghiên cứu và các mối quan hệ giữa các biến nghiên cứu (được thể hiện qua các giả
thuyết nghiên cứu).
Có hai loại biến trong mơ hình nghiên cứu là (1) biến độc lập (biến giải thích) và (2)
biến phụ thuộc (biến được giải thích, biến mục tiêu). Trong một nghiên cứu có thể có
nhiều biến phụ thuộc và độc lập khác nhau.
-

Biến độc lập: Là các biến nghiên cứu không chịu sự tác động của các biến
khác, nó dùng để giải thích cho biến phụ thuộc.

-

Biến phụ thuộc: Là biến nghiên cứu chịu sự tác động của biến khác (thông
qua các lý thuyết được thiết lập).


15


6. Mơ hình ra quyết định của Philip Kotler
Tâm lý người tiêu dùng
Động cơ
Nhận thức
Học hỏi
Ký ức
Đặc điểm người tiêu dùng
Văn hóa
Xã hội
Cá nhân

Quyết định mua
Lựa chọn sản phẩm
Lựa chọn thương hiệu
Lựa chọn đại lý
Tổng số tiền mua hàng
Xác định thời gian mua hàng
Phương án thanh tốn

Quy trình ra quyết định mua
Nhận thức vấn đề
Tìm kiếm thơng tin
Đánh giá lựa chọn
Quyết định mua hàng
Hành vi sau mua hàng


7. Các mô hình nghiên cứu trong nước
Mơ hình nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm hữu cơ của
người tiêu dùng tại thành phố Long Xuyên” được thực hiện bởi Huỳnh Đình Lệ Thu,
Nguyễn Thị Minh Thư và Hà Nam Khánh Giao.

16


Nguồn: Teng và Wang (2015)

Chuẩn chủ quan
H2
Thông tin minh
bạch

H6

Thái độ

H1

Ý định mua thực
phẩm hữu cơ

H5
H3

H7
Kiến thức về thực
phẩm hữu cơ


H8

H4

Niềm tin

Bảng 7.1. Tổng hợp một số nghiên cứu trong nước có liên quan
ST
T

Đề tài nghiên cứu

Năm

Tác giả

Quốc gia/
Thành phố

1

Các nhân tố ảnh
hưởng đến ý định
mua thực phẩm
hữu cơ của người
tiêu dùng ở Hà Nội

2019


Hoàng Thị
Bảo Thoa
và cs.

Hà Nội

2

Ý định tiêu dùng
thực phẩm hữu cơ
của người tiêu
dùng trẻ: Vai trò
của niềm tin

2015

Nguyễn
Kim Nam

Hồ Chí
Minh

Thang đo/ Khám phá
mới
Thơng tin rõ ràng trên
nhãn thực phẩm hữu
cơ có tác động cùng
chiều đến thái độ và
niềm tin về thực phẩm
hữu cơ

Đối với nhóm người có
niềm tin cao thì ý định
mua cao hơn nhóm
người có niềm tin thấp
-

3

Các yếu tố ảnh
hưởng đến ý định
mua thực phẩm
hữu cơ của người
tiêu dùng tại thành
phố Hồ Chí Minh

2015

Hồ Thị
Diệp
Quỳnh
Châu

Hồ Chí
Minh

-

Sự quan tâm đến
mơi trường
Sự quan tâm đến

sức khỏe
Kiến thức về thực
phẩm hữu cơ
Nhận thức về chất
lượng
Chuẩn chủ quan
Nhận thức sự sẵn

Nhận thức giá
17


4

Các nhân tố tác
động đến ý định
mua thực phẩm
hữu cơ của người
tiêu dùng tại thành
phố Đà Nẵng
Organic Food
knowledge X1

5

2017

H1

Các yếu tố ảnh

2014
H2
hưởng đến quyết
định mua thực
Enviromental
phẩm hữuX2
cơ của
knowledge
khách hàng trên
địa bàn thành phố
Hồ Chí Minh H3

Lê Thị
Thùy
Dung

Đà Nẵng

-

Thái độ
Sự quan tâm sức
khỏe
- Sự quan tâm môi
trường
- Niềm tin
- Sự sẵn có
- Giá
- Truyền thơng đại
Atitude Y1

chúng
Price X6
Trịnh Thùy
Hồ Chí
- Ý thức về sức khỏe
Anh
Minh
- Kiến thức về thực
H7
phẩm hữu cơ
H8
- Giá cả
- Giá trị thông tin
Buying behavior of
H10
Intention to buy
organic food Y4
organic food Y3

Health knowledge X3
H6

H4

H9

Culture X4
H5

Availibity X7


Subjective Norm
Y2

Organic Food atribute
X5

Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp

8. Các mơ hình nghiên cứu nước ngồi
Mơ hình nghiên cứu của Effendi, I., Ginting, P., Lubis, A. N., & Fachruddin, K. A.
(2015) về “Phân tích hành vi tiêu dùng thực phẩm hữu cơ ở tỉnh Bắc Sumatra, Indonesia”.

Bảng 8.1. Tổng hợp một số nghiên cứu trên thế giới có liên quan

18


STT

Đề tài nghiên
cứu

1

Phân tích hành vi
tiêu dùng thực
phẩm hữu cơ của
người tiêu dùng
tại Bắc thị trấn

Sumatra,
Indonesia

2

3

4

5

Các nhân tố ảnh
hưởng đến ý định
mua thực phẩm
hữu cơ của người
tiêu dùng ở
Indonesia
Các yếu tố quyết
định hành vi tiêu
dùng của sinh
viên đến từ Brno
khi mua thực
phẩm hữu cơ
Lý thuyết hành vi
hợp lý và ý định
mua thực phẩm
hữu cơ ở Ấn Độ
Các nhân tố tác
động đến ý định
mua thực phẩm

hữu cơ của người
tiêu dùng tại Đài
Loan

Năm

2015

2019

Tác giả

Eff endi và
cs.

Secapramana
và Katargo

Quốc gia/
Thành phố

Thang đo/ Khám
phá mới
-

Thái độ chịu ảnh
hưởng của kiến
thức sản phẩm và
kiến thức sức
khỏe


-

Chuẩn chủ quan
Thái độ
Niềm tin
Thông tin minh
bạch
Kiến thức về thực
phẩm hữu cơ
Ý định mua
Thái độ cá nhân
Chuẩn chủ quan
Các khía cạnh
đạo đức
Sự quan tâm sức
khỏe
Thái độ
Chuẩn chủ quan

Indonesia

Indonesia

-

2019

Švecová và
Odehnalová


Brno

-

2019

2015

Agarwal

Teng và
Wang

Ấn Độ

-

Chuẩn chủ quan
Thái độ
Niềm tin
Thông tin minh
Đài loan
bạch
- Kiến thức về thực
phẩm hữu cơ
Ý định mua
Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp

19



CHƯƠNG II. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CỦA THỊ TRƯỜNG THỰC PHẨM
HỮU CƠ
1. Thực trạng của thị trường thực phẩm hữu cơ trên thế giới.
Thực phẩm hữu cơ và canh tác đang trở thành cơ hội lớn cho các nhà sản xuất thực
phẩm ở châu Âu và một số nước châu Á, mà nguyên nhân dẫn đến điều này là do mối
quan tâm của người tiêu dùng ngày càng tăng dành cho các sản phẩm hữu cơ được qua
chứng nhận. Không chỉ giúp thị trường thực phẩm hữu cơ phát triển mà nó cịn tạo ra
nguồn thu nhập khơng hề nhỏ cho người nơng dân. Nơng nghiệp hữu cơ cịn có tiềm năng
tham gia giải quyết những vấn đề liên quan đến sản xuất lương thực - thực phẩm, môi
trường, quyền lợi động vật và phát triển nông thôn. Xu hướng sản xuất và tiêu dùng thực
phẩm hữu cơ đang rất phát triển tại châu Âu và đang dần thâm nhập vào Châu Á. Để tạo
điều kiện cho các quan hệ đối tác và hoạt động ở cấp độ châu Âu, Tuyên bố Copenhagen
kêu gọi Hội đồng, Ủy ban châu Âu và chính phủ các quốc gia đảm bảo rằng quá trình
hướng tới một Kế hoạch hành động châu Âu sẽ được tiếp tục (Bộ Nông nghiệp Thực
phẩm và Thủy sản Đan Mạch, 2001). Nó phải bao gồm tất cả các bên có liên quan và cả
những khía cạnh ảnh hưởng đến sự phát triển của thực phẩm hữu cơ và nông nghiệp ở
Châu Âu như bảo vệ môi trường, phúc lợi động vật, phát triển thị trường, hành vi của
người tiêu dùng, chất lượng - an toàn thực phẩm, các quy định và chứng nhận, …
Nông nghiệp hữu cơ là một hệ thống sản xuất khuyến khích và tăng cường sức khỏe
của hệ sinh thái nông nghiệp (sự đa dạng, tuần hoàn sinh học và hoạt động sinh học của
đất). Nền nông nghiệp này luôn chú trọng vào các biện pháp quản lý, tận dụng nguyên vật
liệu trong vùng và áp dụng các phương pháp sinh học và cơ giới chứ không hề sử dụng
các vật tư tổng hợp, phân bón hóa chất. Nơng nghiệp hữu cơ cịn là hệ thống sản xuất duy
trì sức khỏe của đất, các hệ sinh thái và con người. Nền nông nghiệp này dựa vào các quá
trình sinh thái, sự đa dạng sinh học và các sự tuần hoàn phù hợp với các điều kiện địa
phương hơn là sử dụng các đầu vào gây hại. Nông nghiệp hữu cơ kết hợp giữa truyền
thống, sự đổi mới và khoa học để làm lợi cho môi trường chung và khích lệ các mối quan
20



hệ công bằng và chất lượng cuộc sống tốt cho tất cả những ai liên quan. Với phương thức
canh tác và quy trình sản xuất được đảm bảo như trên, có thể khẳng định rằng nơng
nghiệp hữu cơ rất thân thiện với mơi trường, với các lợi ích mà nó mang lại điển hình
như: giúp cải tạo nguồn đất, cấu trúc đất và giảm tỷ lệ sói mịn, thối hóa đất; đẩy mạnh
hoạt động sinh học của đất; giảm ô nhiễm do thuốc trừ sâu, phân bón hóa học gây ra; hạn
chế sự rửa trôi chất dinh dưỡng; tránh gây ô nhiễm nguồn nước ngầm; nhằm giảm thiểu
hiệu ứng nhà kính và sự nóng lên của Trái Đất; thúc đẩy sự đa dạng sinh học. Ngày nay,
người ta dựa vào phần trăm chất hữu cơ chứa để chia thành 4 nhóm thực phẩm hữu cơ:
 Nhóm 1: thực phẩm “100% organic” là nhóm khơng sử dụng bất kì loại hóa chất
nào trong quy trình sản xuất hay bảo quản.
 Nhóm 2: thực phẩm “Organic” với 95% chất hữu cơ có trong thành phần.
 Nhóm 3: “Made with organic ingredients” có ít nhất 70% hữu cơ trong cấu tạo
thành phần.
 Nhóm 4: “Some organic ingredients” có dưới 70% chất hữu cơ.
Ngồi ra, có cả thực vật hữu cơ và động vật hữu cơ, tức là trái cây, rau củ, động vật
đều có thể được ni trồng theo phương thức hữu cơ. Ban đầu thực phẩm hữu cơ chỉ xuất
hiện tại các quốc gia phát triển và có thu nhập cao. Nước Mỹ bên cạnh việc đi đầu trong
lĩnh vực phát triển nơng nghiệp hữu cơ, cấp giấy chứng nhận thì quốc gia này cũng là một
thị trường tiêu thụ thực phẩm hữu cơ lớn.
Tại Vương quốc Anh, mở rộng lĩnh vực hữu cơ được cho là cần thiết để phát triển
bền vững và tìm kiếm các mối quan hệ đối tác vì thơng qua lĩnh vực này có thể sẽ đem lại
nhiều lợi ích cho hầu hết các bên của chuỗi cung ứng. Nhờ sự quan tâm, hỗ trợ của Chính
phủ, việc mở rộng diện tích đất canh tác được đưa vào sản xuất nông nghiệp hữu cơ đang
được triển khai mạnh mẽ. Nhu cầu và nhận thức của người tiêu dùng đối với sản phẩm
hữu cơ cũng dần có sự thay đổi vì những lợi ích mà phương pháp sản xuất này đem lại.
Khơng dừng ở đó, việc thiết lập những cơ sở khoa học giúp người tiêu dùng ngày càng
tiếp cận gần hơn với các sản phẩm hữu cơ. Người tiêu dùng chỉ quyết định, lựa chọn mua
thực phẩm hữu cơ khi mà họ được cung cấp đầy đủ thông tin về loại thực phẩm này.


21


Biểu đồ 3: 10 quốc gia có diện tích đất dành cho nông nghiệp hữu cơ lớn nhất năm 2014
(triệu hecta) (Nguồn: Thống kê của FiBL và IFOAM năm 2016; )

Ngoài ra, các vấn đề liên quan như: các phương thức canh tác và sản xuất hiệu quả, đảm
bảo các vấn đề bảo vệ môi trường cũng rất được quan tâm.ss
Qua biểu đồ 1 và 2, cho thấy năm 2014 doanh thu bán lẻ thực phẩm hữu cơ ở Mỹ
đứng đầu với 27 tỷ đô Euro (43%), Đức đứng thứ hai với 7,9 tỷ Euro (13%). Các vị trí
tiếp theo trong bảng xếp hạng 10 quốc gia có doanh thu bán lẻ thực phẩm hữu cơ lớn nhất
năm 2014 lần lượt là Pháp (4,8 tỷ Euro), Trung Quốc (3,7 tỷ Euro), Cannada (2,5 tỷ
Euro), Vương quốc Anh (hơn 2,3 tỷ Euro). Quốc gia có thu nhập bình qn đầu người cao
Biểu đồ 1: 10 quốc gia có doanh thu bán lẻ thực phẩm hữu cơ lớn nhất năm 2014 (tỷ Euro).
(Nguồn: Thống kê của FiBL và IFOAM năm 2016; )

Biểu đồ 2: Thị phần của các quốc gia có doanh thu bán lẻ thực phẩm hữu cơ lớn nhất năm
2014 (%).(Nguồn: Thống kê của FiBL và IFOAM năm 2016; )

nhất thế giới là Thụy Sỹ cũng là một thị trường thực phẩm hữu cơ lớn với doanh thu gần
1,8 tỷ Euro chiếm 3%.

Theo số liệu thống kê của FiBL và IFOAM thì diện tích đất nơng nghiệp hữu cơ của
thế giới có sự tăng trưởng đáng kể từ 11 triệu hecta (năm 1999) lên 43.7 triệu ha (năm
2014). Mặc dù Úc có doanh thu khá khiêm tốn trên thị trường thực phẩm hữu cơ nhưng
xét về diện tích đất dành cho nơng nghiệp thì Úc lại đứng đầu và hơn hẳn Mỹ với 17,2
22



triệu hecta trong khi Mỹ chỉ dành 2,2 triệu hecta (thứ 3) cho nông nghiệp hữu cơ. Theo
sau Úc là Argentina với 3,1 triệu hecta và Trung Quốc với 1,9 triệu hecta. Tây Ban Nha,
Ý, Pháp, Đức, Canada dành từ 0,9 đến 1,7 triệu hecta đất canh tác nông nghiệp hữu cơ
(biểu đồ 3).
Xét về yếu tố châu lục, từ biểu đồ 4 châu Đại Dương dành nhiều diện tích cho nơng
nghiệp hữu cơ - chiếm 40% diện tích đất canh tác nông nghiệp hữu cơ trên thế giới, đồng
thời cũng là châu lục có sự tăng trưởng mạnh trong việc triển khai diện tích đất nơng
nghiệp hữu cơ. Tiếp đến là châu Âu (27%), châu Mỹ Latinh (15%), châu Á là 8%, Bắc
Mỹ (7%) và Châu Phi (3%). Tuy nhiên, trong số 172 nước cùng thực hiện khảo sát thì
diện tích đất canh tác hữu cơ của những nước này còn khá khiêm tốn, chỉ chiếm 0,99%
tổng số diện tích đất canh tác nơng nghiệp của tồn thế giới trong năm 2014. (FiBL và
IFOAM, 2016).

23


Biểu đồ 4: Cơ cấu diện tích đất dành cho nông nghiệp hữu cơ theo châu
lục (%)(Nguồn: Thống kê của FiBL và IFOAM năm 2016;)

Biểu đồ 5: 10 quốc gia có số lượng nhà sản xuất thực phẩm hữu cơ lớn nhất năm 2014 (nhà
sản xuất) Nguồn: Thống kê của FiBL và IFOAM năm 2016;

Số lượng nhà sản xuất nông nghiệp hữu cơ của thế giới năm 2014 là 2,3 triệu đơn vị.
Biểu đồ 5, khi xét về lĩnh vực sản xuất thực phẩm hữu cơ, ta thấy Ấn Độ là quốc gia dẫn
đầu với 650.000 nhà sản xuất, tiếp theo là Uganda với 190.552 đơn vị sản xuất. Vị trí thứ
3, thứ 4, thứ 5 thuộc về Mexico (169.000 nhà sản xuất), Philippines (165.974 nhà sản
xuất) và Tanzania (148.610 nhà sản xuất). Ý vừa là quốc gia có thị trường tiêu thụ thực
phẩm hữu cơ lớn vừa là quốc gia có số lượng nhà cung ứng sản phẩm hữu cơ là 48.662.
Thị trường thực phẩm hữu cơ trở thành một nhánh thị trường tiềm năng của thị
trường thực phẩm trên thế giới. Vì vậy ngày càng có nhiều nghiên cứu về tiêu dùng thực

phẩm hữu cơ được tiến hành. Từ kết quả các nghiên cứu cho thấy, sức khỏe và môi trường
là 2 yếu tố quan trọng thúc đẩy mua hàng trên nhiều thị trường khác nhau (Mỹ, Đài Loan,
Hà Lan hay Ireland). Thực tế cho thấy, bất cứ một người tiêu dùng nào cũng quan tâm đến
yếu tố đảm bảo sức khỏe khi sử dụng thực phẩm. Qua một nghiên cứu, Roitner Schobesberger và cộng sự (2008) chỉ ra rằng ý thức bảo vệ sức khỏe bản thân là một động
lực to lớn khiến phần lớn người tiêu dùng Thái Lan quyết định chọn mua thực phẩm hữu
cơ, đặc biệt là khi khách hàng còn nhiều băn khoăn về vấn đề tồn dư các chất hóa học
được sử dụng trong nơng nghiệp. Bên cạnh đó, mơi trường cũng là yếu tố thúc đẩy khách
24


×