Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh cho công ty bảo hiểm nhân thọ dai – ichi life việt nam từ năm 2021 đến năm 2024

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (996.13 KB, 64 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Khoa Kinh Tế

Đồ án thu hoạch môn học
Anh/chị hãy thiết kế chiến lược cho một đơn vị kinh doanh mà anh chị đang quan tâm

CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CHO CÔNG TY BẢO HIỂM NHÂN THỌ
DAI – ICHI LIFE VIỆT NAM TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
Môn: Quản trị chiến lược

GVHD: Thầy Nguyễn Ngọc Mỹ

Sinh viên thực hiện
Nguyễn Văn Trọng – 18104057
Lớp: Quản trị chiến lược_nhóm_5_thứ 6 tiết 13 -15

Thành phố Hồ Chí Minh, 2021


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ............................................................................. 1
1.1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................. 2
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 2
1.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 2
1.5. Kết cấu của đề tài ..................................................................................................... 2
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY BHNT DAI – ICHI LIFE ........................ 4
2.1. Lịch sử phát triển và hình thành của Công ty ........................................................... 4
2.2. Lĩnh vực kinh doanh ................................................................................................. 5
2.3. Tầm nhìn và sứ mệnh ................................................................................................ 5
2.4. Triết lý kinh doanh .................................................................................................... 6


2.5. Kế hoạch tăng trưởng ................................................................................................ 6
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA DAI -ICHI LIFE
TẠI VIỆT NAM ................................................................................................................. 8
3.1. Giới thiệu thông tin thị trường tại Việt Nam ............................................................ 8
3.2. Phân tích môi trường bên ngoài ................................................................................ 9
3.2.1. Phân tích các yếu tố của môi trường vĩ mô ........................................................ 9
3.2.2. Phân tích môi trường vi mô .............................................................................. 18
3.3. Ma trận các yếu tố bên ngoài (EFE) ....................................................................... 27
CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC NỘI BỘ ......................................................... 29
4.1. Phân tích các yếu tố bên trong ................................................................................ 29
4.1.1. Hoạt động Marketing ........................................................................................ 29
4.1.2. Công tác quản trị ............................................................................................... 35


4.1.3. Tài chính và năng lực bảo hiểm ........................................................................ 36
4.1.4. Nhân sự ............................................................................................................. 38
4.1.5. Hệ thống thông tin ............................................................................................ 42
4.2. Ma trận các yếu tố bên trong (IFE) ......................................................................... 44
CHƯƠNG 5: LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC ................................................................... 47
5.1. Ma trận SWOT ........................................................................................................ 47
5.2. Phân tích các nhóm chiến lược đề xuất ................................................................... 50
5.2.1. Nhóm chiến lước S – O .................................................................................... 50
5.2.2. Nhóm chiến lược S – T ..................................................................................... 51
5.2.3. Nhóm chiến lược W – O ................................................................................... 51
5.2.4. Nhóm chiến lược W – T ................................................................................... 52
5.3. Lựa chọn các chiến lược phù hợp ........................................................................... 52
CHƯƠNG 6: THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC ................................................................. 54
6.1. Giải pháp về nghiên cứu, phát triển sản phẩm ........................................................ 54
6.2. Giải pháp về tài chính, đầu tư ................................................................................. 54
6.3. Giải pháp về chính sách phát triển kinh doanh ....................................................... 55

CHƯƠNG 7: KẾT LUẬN ............................................................................................... 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................... 58


CHƯƠNG 1: LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Lý do chọn đề tài
Trong tình hình dịch Covid – 19 đang diễn biến phức tạp, Đảng và Nhà nước liên
tục đưa ra những biện pháp chống dịch, trong đó có việc giản cách xã hội làm ảnh hưởng
nhiều đến các hoạt động khai thác những tiềm năng mới, cũng như phục vụ khách hàng
của các doanh nghiệp bảo hiểm. Mặc dù vậy, thị trường bảo hiểm trong những năm gần
đây vẫn duy trì được một tốc độ tăng trưởng khá.
Từ một thị trường sơ khai, sau nhiều năm phát triển, thị trường bảo hiểm ở nước ta
hiện nay đang dần bước vào giai đoạn phát triển thứ ba: Cạnh tranh về công nghệ nhằm
thu hút những khách hàng thế hệ mới. Đồng thời, dần thể hiện được tiềm năng phát triển
của mình trong lĩnh vực kinh doanh, ngày càng có nhiều doanh nghiệp nước ngoài tìm cách
xâm nhập vào thị trường Việt Nam. Trong đó, Dai – ichi Life là một trong những doanh
nghiệp bảo hiểm đầu tiên tham gia vào thị trường Việt Nam – vào tháng 1/2007, với 100%
vốn đầu tư Nhật Bản. Sau 14 năm hình thành và phát triển, Dai – ichi Life hiện đang đứng
vị trí thứ 3 về mạng lưới kinh doanh trên toàn quốc. Từ đó, nhu cầu cấp thiết của Dai – ichi
Life là giải quyết một vấn đề là cần xây dựng cho mình một hướng đi chiến lược, làm sao
để có thể giữ vững được vị thế hiện tại và tiến xa hơn nữa trong thị trường tại Việt Nam.
Xuất phát từ nhu cầu trên, em đã tiến hành chọn, đề xuất và thực hiện đề tài “Xây
dựng chiến lược phát triển kinh doanh cho Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Dai – ichi Life
Việt Nam từ năm 2021 đến năm 2024” làm đồ án thu hoạch môn học Quản trị chiến lược
của mình. Với mong muốn có thể áp dụng những kiến thức đã học được vào việc phân tích
môi trường kinh doanhm đánh giá thực trạng của công ty, đặt biệt trong tình hình dịch bệnh
phức tạp hiện nay. Từ đó đưa ra định hướng, lựa chọn, xây dựng chiến lược kinh doanh
cho công ty, cũng như đề xuất giải pháp thực hiện.

1



1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài giới thiệu và phân tích thị trường bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam, môi trường
bên ngoài, môi trường nội bộ của Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Dai – ichi Life Việt Nam.
Qua đó, xác định các điểm mạnh, điểm yếu, cũng như nguy cơ và cơ hội của Dai – ichi
Life Việt Nam, đặc biệt trong tình hình đại dịch Covid – 19 diễn biến phức tạp như hiện
nay. Cuối cùng, xây dựng và lựa chọn chiến lược kinh doanh cho Dai – ichi Life Việt Nam,
và đưa ra các đề xuất thực hiện chiến lực trong tình hình hiện tại.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
-

Đối tượng nghiên cứu là Chiến lược kinh doanh của Công ty Bảo hiểm Nhân thọ

Dai – ichi Life Việt Nam.
-

Phạm vị nghiên cứu là hoạt động kinh doanh của Công ty Bảo hiểm Nhân thọ

Dai – ichi Việt Nam.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
-

Các nguồn thông tin: từ sách, báo, các báo cáo được công bố, tài liệu liên quan

đến Công ty Dai – ichi Life Việt Nam, …
-

Phương pháp tiếp cận: Khi đánh giá môi trường nội bộ của Dai – ichi Life Việt


Nam thì sử dụng phương pháp tiếp cận cá biệt, khi phân tích các yếu tố bên ngoài ảnh
hưởng đến việc xây dựng chiến lược kinh doanh thì sử dụng phương pháp tiếp cận lịch sử,
kết hợp phương pháp tiếp cận định tính và định lượng, …
-

Phương pháp thu thập thông tin: Quan sát, thu thập, thông kê, phân tích, …

-



1.5. Kết cấu của đề tài
Đề tài này bao gồm 7 chương:
2


Chương 1: Lý do chọn đề tài
Chương 2: Giới thiệu về Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Dai – Ichi Life
Chương 3: Phân tích môi trường kinh doanh của Dai -Ichi Life tại Việt Nam
Chương 4: Đánh giá năng lực nội bộ
Chương 5: Lựa chọn chiến lược
Chương 6: Thực hiện chiến lược
Chương 7: Kết luận

3


CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY BHNT DAI – ICHI LIFE
2.1. Lịch sử phát triển và hình thành của Công ty
Từ khi thành lập văn phòng đại diện vào năm 2005, Dai – ichi Life đã tích cực tìm

hiểu thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam. Với sự phê chuẩn của bộ tài chính, ngày
18/01/2007 về giao dịch chuyển nhượng Công ty Bảo hiểm nhân thọ Bảo Minh CMG, thì
Công ty Bảo hiểm nhân thọ Dai – ichi Việt Nam đã chính thức được thành lập. Đây là Công
ty Bảo hiểm nhân thọ đầu tiên của Nhật Bản tại Việt Nam.
Sau 14 năm hình thành và phát triển, Dai-ichi Life Việt Nam đã không ngừng lớn
mạnh khi đạt 15.610 tỷ đờng tổng doanh thu phí bảo hiểm năm 2020, tăng 20% so với năm
2019, tiếp tục giữ vững vị thế là một trong bốn công ty BHNT hàng đầu tại Việt Nam. Tính
đến ngày 31/12/2020, tổng tài sản do Dai-ichi Life Việt Nam quản lý đạt hơn 36.500 tỷ
đồng, với 1.645 Nhân viên và 105.000 Tư vấn tài chính chuyên nghiệp.
Đôi nét về Công ty mẹ tại Nhật Bản: Dai – ichi Life
Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Tương hỗ Dai-ichi (Dai-ichi Mutual Life Insurance
Company) được thành lập vào năm 1902 và là công ty bảo hiểm nhân thọ tương hỗ đầu
tiên của Nhật Bản. Dai-ichi Mutual Life rời khỏi cơ cấu công ty tương hỗ, cổ phần hóa và
niêm yết trên thị trường chứng khoán Tokyo vào năm 2010, và chuyển sang cơ cấu công
ty cổ phần vào năm 2016 (Dai-ichi Life Holdings Inc.).
Tập đoàn Dai-ichi Life sở hữu tổng giá trị tài sản 551 tỷ đô-la Mỹ, doanh thu phí
bảo hiểm hơn 45 tỷ đơ-la Mỹ (tính đến ngày 31/3/2020). Ngoài Việt Nam, tập đoàn Daiichi Life đã mở rộng hoạt động kinh doanh BHNT sang Ấn Độ, Thái Lan, Úc, Indonesia,
Campuchia, Myanmar và Mỹ. Tập đoàn Dai-ichi Life đã mở Trụ sở Khu vực Châu Á Thái
Bình Dương tại Singapore và Trụ sở Khu vực Bắc Mỹ tại New York., …

4


Với hơn 100 năm kinh nghiệm trong ngành bảo hiểm nhân thọ và tiềm lực tài chính
vững mạnh, Dai – ichi Life có sự hiểu biết sâu rộng về sản phẩm, hiệu quả trong quản lý
tài chính và những năng lực hoạt động phù hợp với phương châm “Khách hàng là trên hết.
Những ưu thế vượt trội này là đòn bẩy để Dai – ichi Life tiếp tục phát triển và cung cấp
các dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.
2.2. Lĩnh vực kinh doanh
Dai – ichi Life là một công ty Bảo hiểm nhân thọ, Công ty đã tạo nhiều gói dịch vụ

khác nhau, đáp ứng được nhu cầu của người dân. Các dòng sản phẩm phổ biến của Dai –
ichi Life bao gồm:
-

Sản phẩm theo giai đoạn cuộc sống: Độc thân, mới lập gia đình, có con nhỏ, về

-

Sản phẩm theo nhu cầu tài chính: Kế hoạch giáo dục, Kế hoạch tiết kiệm, Kế

già, …
hoạch đầu tư, Kế hoạch bảo vệ, Kế hoạch hưu trí, …
-



2.3. Tầm nhìn và sứ mệnh
-

Tầm nhìn

“CƠNG TY QUẢN LÝ QUỸ ĐƯỢC TÍN NHIỆM VÀ LỰA CHỌN
Mục tiêu đến năm 2023, chúng tôi nhận được vốn ủy thác từ nhóm khách hàng đa
dạng và hoạt động theo tiêu chuẩn toàn cầu.”
-

Sứ mệnh

GIẢI PHÁP ĐẦU TƯ BỀN VỮNG VÀ TỐI ƯU


5


Cung cấp cho các nhà đầu tư các giải pháp đầu tư có giá trị bền vững lâu dài và lợi
nhuận đầu tư "tối ưu" được điều chỉnh theo rủi ro và các sản phẩm đầu tư cao cấp nhằm
"tạo ra của cải" cho nhà đầu tư.
2.4. Triết lý kinh doanh
Với gần 120 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ kể từ khi được
thành lập vào năm 1902, Dai-ichi Life luôn hoạt động dựa trên nền tảng “Khách hàng là
trên hết” và sẽ tiếp tục áp dụng triết lý kinh doanh này vào mọi hoạt động của công ty nhằm
thực hiện cam kết trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy trọn đời của khách hàng.
2.5. Kế hoạch tăng trưởng
-

Về mặt cộng nghệ: Dai-ichi Life Việt Nam tiến hành tập trung các nguồn lực

để tăng cường đầu tư hạ tầng công nghệ. Xây dựng, duy trì và phát triển thêm các dịch vụ
mới trên nền tảng sớ hóa, mang lại sự tḥn tiện tới đa cho khách hang như: đóng phí bảo
hiểm bằng các loại thẻ thanh tốn nội địa hoặc q́c tế qua máy POS; giao dịch tại quầy
qua máy tính bảng; triển khai dịch vụ Ủy thác thanh tốn phí bảo hiểm; cập nhật tiến trình
xử lý yêu cầu bảo hiểm trên ứng dụng Dai-ichi Connect…
-

Hợp tác, quan hệ: Mở rộng hợp tác với các Công ty cung cấp dịch vụ ví điện

tử để mở rộng kênh thanh toán qua ví điện tử và các cửa hàng tiện ích trên tồn q́c, để
có thể giúp khách hàng trải nghiệm phương thức nộp phí mới dễ dàng, nhanh chóng, tiện
lợi.
-


Sản phẩm: Mang lại nhiều tiện ích và giá trị vượt trội cho khách hàng cũng như

tiếp tục góp phần cải thiện chất lượng cuộc sớng cộng đồng xã hội. Xây dựng và thực hiện
hướng đi khác biệt - “Tốt nhất hơn lớn nhất”, và triết lý kinh doanh “Khách hàng là trên
hết”. Đồng thời không ngừng đổi mới, sáng tạo sản phẩm, đẩy mạnh quá trình chủn đổi
sớ để nâng cao chất lượng dịch vụ và trải nghiệm nhằm mang lại sự hài lòng cao nhất cho
khách hàng.
6


-

Cộng đồng: Tổ chức các hoạt động hỗ trợ cộng đồng trên khắp cả nước, xuyên

suốt các lĩnh vực: giáo dục, sức khỏe y tế, môi trường và từ thiện xã hội. Cùng với thông
điệp “Kết nối triệu yêu thương”, tiến hành mở rộng và phát triển Quỹ Trách nhiệm Xã hội
“Vì cuộc sống tươi đẹp” để có thể triển khai các dự án vì cộng đồng, trong đó có các hoạt
động phòng chống Covid – 19 và hỗ trợ thiên tai bão lũ.

7


CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA DAI -ICHI LIFE
TẠI VIỆT NAM
3.1. Giới thiệu thông tin thị trường tại Việt Nam
Việt Nam là một dải đất hình chữ S, nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á, ở phía
đơng bán đảo Đơng Dương, phía bắc giáp Trung Q́c, phía tây giáp Lào, Campuchia, phía
đơng nam trơng ra biển Đông và Thái Bình Dương. Bờ biển Việt Nam dài 3.260 km, biên
giới đất liền dài 4.510 km. Trên đất liền, từ điểm cực Bắc đến điểm cực Nam (theo đường
chim bay) dài 1.650km, từ điểm cực Đông sang điểm cực Tây nơi rộng nhất 600km (Bắc

bộ), 400 km (Nam bộ), nơi hẹp nhất 50 km (Quảng Bình). Là một trong những quốc gia
đang phát triển có tốc độ tăng trưởng cao. Đặc biệt trước những tác động tiêu cực do Dịch
Covid – 19 gây ra thì Việt Nam vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng thuộc nhóm cao nhất thế
giới. Với mức tăng trưởng GDP ước đạt 2,9% năm 2020. Nền kinh tế được dự báo sẽ tăng
trưởng 6,6% năm 2021 nếu Việt Nam kiểm sốt tớt sự lây lan của vi-rút đồng thời các
ngành sản xuất hướng xuất khẩu hoạt động tốt và nhu cầu nội địa phục hồi mạnh mẽ.
Tổng quan thị trường bảo hiểm năm 2020, doanh thu phí bảo hiểm đạt 186.221 tỉ
đờng (xấp xỉ 8 tỉ USD), tăng 16,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó mảng phi nhân
thọ chiếm 55.664 tỉ đồng (+5,3%), nhân thọ đạt 130.557 tỉ đồng (+22%). Các doanh nghiệp
đã chi trả 47.039 tỉ đồng, tương đương hơn 2 tỉ USD cho quyền lợi bảo hiểm. Tốc độ tăng
trưởng bình qn về tổng tài sản, tổng sớ tiền đầu tư, tổng dự phịng nghiệp vụ, tổng ng̀n
vớn chủ sở hữu, tổng doanh thu tăng bình quân 20% đến năm 2020 và 15%/năm từ năm
2021 đến năm 2025.
Đến năm 2020 đã có 11% dân số tham gia bảo hiểm nhân thọ, tới năm 2025 ước
tính 15% dân sớ tham gia bảo hiểm nhân thọ. Doanh thu phí bảo hiểm bình quân GDP đến
năm 2020 tối đa 3%, dự kiến đến năm 2025 đạt 3,5%.

8


Ở thị trường Việt Nam, trong thời gian 10 năm tới thị trường có khả năng phát triển
kênh phân phới mới, xuất hiện sản phẩm bảo hiểm hoàn toàn mới, đơn giản, thân thiện,
thêm các tiện ích cho khách hàng trong q trình mua bảo hiểm, quản lý hợp đờng bảo
hiểm, khiếu nại quyền lợi bảo hiểm… Yêu cầu cao cho các Doanh nghiệp bảo hiểm trong
việc thực hiện chuyển đổi số.
Và Dai – ichi Life Việt Nam với hơn 100 năm hình thành và phát triển, cùng mạng
lưới 269 văn phòng “phủ sóng” khắp 63 tỉnh thành trên cả nước, với đội ngũ nhân viên và
tư vấn viên hùng hậu, dày dặn kinh nghiệm. Liên tục nâng cao chất lượng sản phẩm, trong
đó, sản phẩm Bảo hiểm Chăm sóc Sức khỏe toàn cầu đã vinh dự được trao danh hiệu “Top
10 Sản phẩm Vàng – Dịch vụ Vàng Việt Nam 2020”. Là một điểm mạnh để cho Dai – ichi

Life Việt Nam có thể cạnh tranh tại thị trường Việt Nam.
3.2. Phân tích môi trường bên ngoài
3.2.1. Phân tích các yếu tố của môi trường vĩ mô
3.2.1.1. Yếu tố Chính trị
Việt Nam một quốc gia theo chế độ Xã hội Chủ nghĩa, được đánh giá là một trong
những quốc gia an toàn nhất thế giới. Điều này thể hiện tại Việt Nam có một nền chính trị
ổn định, hiếm khi xảy ra bạo động, tranh chấp lãnh thổ và chỉ số an ninh con người đang
dần được cải thiện. Việt Nam với vị trí huyết mạch của nền kinh tế khu vực nơi có các nền
kinh tế phát triển mạnh và năng động, là động lực tăng trưởng của khu vực và thế giới. Và
nền kinh tế định hướng XHCN nêu cao tinh thần “Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế
phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã
hội chủ nghĩa trong giai đoạn mới”. Đem lại cho Việt Nam nhiều lợi thế trong việc giữ
vững sự phát triển ổn định, có những bước tiến vượt bậc và thay đổi nhanh chóng trong
nhiều lĩnh vực y tế, giáo dục, giải trí, kinh tế, xã hội, ngoại giao, …

9


Tuy vẫn còn phải đối mặt với nhiều khó khăn như thu nhập bình quân đầu người
vẫn còn thấp, cơ sở hạ tầng còn đang trong giai đoạn phát triển, nhưng Việt Nam luôn phấn
đấu, phát triển chú trọng đến việc chăm lo đời sống cho nhân dân. Khuyến khích phát triển
những ngành dịch vụ như bảo hiểm để cuộc sống của nhân dân có thể được đảm bảo trong
thời kì phát triển – đáp ứng tốt hơn nhu cầu bảo vệ sức khỏe ngày càng nâng cao hơn của
người dân, mang đến những trải nghiệm tối ưu và duy trì sự tăng trưởng bền vững của
ngành.
3.2.1.2. Yếu tố Kinh tế
Nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ, liên tục trong suốt các năm qua, đổi
mới kinh tế và chính trị từ năm 1986 đã thúc đẩy phát triển kinh tế, nhanh chóng đưa Việt
Nam từ một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới trở thành quốc gia thu nhập
trung bình thấp. Từ 2002 đến 2018, GDP đầu người tăng 2,7 lần, đạt trên 2.700 USD năm

2019, với hơn 45 triệu người thoát nghèo. Tỉ lệ nghèo giảm mạnh từ hơn 70% x́ng cịn
dưới 6% (3,2 USD/ngày theo sức mua ngang giá). Đại bộ phận người nghèo cịn lại ở Việt
Nam là dân tộc thiểu sớ, chiếm 86%. Từ những số liệu trên ta thấy được đời sống nhân dân
không ngừng được cải thiện. Người dân đã có được những tích lũy về tài sản và yên tâm
sử dụng tiền tích lũy này để đầu tư. Đây chính là những yếu tố rất quan trọng và là cơ sở
cho sự phát triển của bảo hiểm nhân thọ trong giai đoạn này cũng như những năm về sau.
Việt Nam sau nhiều năm phát triển thị trường bảo hiểm nhân thọ đã thể hiện được
những tiềm năng phát triển vượt bậc trong lĩnh vực này. Lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ đã
xây dựng được lòng tin khá vững chắc trong người dân, tuy nhiên vẫn còn khá nhiều người
đối với bảo hiểm nhân thọ vẫn còn nhiều nghi hoặc và e ngại, đồng thời thì cùng với sự
phát triển của công nghệ kỹ thuật số trong thời đại 4.0, mọi thứ đều được số hóa để tạo ra
sự thuận tiện và những trải nghiệm tuyệt vời đối với khách hàng. Bởi vậy, việc xác định
nhu cầu, lựa chọn các sản phẩm bảo hiểm phù hợp, những dịch vụ, tiện ích phù hợp đối
10


với từng loại đối tượng khách hàng khác nhau cần có sự tư vấn của những cán bộ am hiểu
chuyên môn, nghiệp vụ và những kỹ năng cần thiết khi tư vấn bảo hiểm và quan trọng là
phải thấu hiểu được hoàn cảnh, mức độ am hiểu về công nghệ và nhu cầu của khách hàng.
Điều này chính là thách thức rất lớn cho những người làm việc, công tác trong lĩnh vực bảo
hiểm nhân thọ, những đồng thời cũng là những cơ hội để các công ty bảo hiểm nhân thọ
khám phá, phát triển thị trường. Vì vậy, Các doanh nghiệp cần phải xác định rõ các đối
tượng khách hàng, số hóa các dịch vụ, cung cấp các tiện ích như thanh toán qua ví điện tử,
quản lý dịch vụ thông qua các nền tảng hệ thống thông tin, tự bản thân khách hàng có thể
kiểm soát được thông tin của các gói dịch vụ bảo hiểm của mình một cách trực tiếp và
nhanh chóng mà ko cần phải thông qua một bên thứ ba nào cả, … Có như vậy, thị trường
bảo hiểm Việt Nam mới có thể tồn tại và phát triển trong thời đai 4.0, các doanh nghiệp
mới có thể khai thác hiệu quả, cung cấp những trải nghiệm tiện lợi và tốt nhất cho khách
hàng.
Thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam, đáng ngạc nhiên là ngành Bảo hiểm lại có

mức tăng trưởng “trong mơ” trong khi nhiều ngành khác đang phải chịu rất nhiều tác động
tiêu cực từ dịch Covid-19… Theo công bố mới nhất từ Bộ Tài chính, tổng doanh thu phí
bảo hiểm năm 2020 ước đạt 184.662 tỷ đồng (tăng 15% so với 2019). Trong đó, doanh thu
phí bảo hiểm lĩnh vực phi nhân thọ ước đạt 57.102 tỷ đồng (tăng 8% so với 2019), lĩnh vực
bảo hiểm nhân thọ ước đạt 127.560 tỷ đồng (tăng 19,6%).

11


Ngoài ra, với chiến lược hội nhập của nền kinh tế Việt Nam thì việc tham gia bảo
hiểm của các doanh nghiệp đã không còn là khái niệm xa lạ.
Mở cửa và hội nhập kinh tế tạo điều kiện cho bảo hiểm nhân thọ phát triển đi tắt
đón đầu. Mở cửa và hội nhập là xu hướng tất yếu để phát triển của bất kì quốc gia nào trên
thế giới hiện nay. Việc mở cửa nền kinh tế ở nước ta trong những năm qua đã tạo ra nhiều
cơ hội cho các lĩnh vực, các ngành nghề, trong đó có lĩnh vực bảo hiểm và bảo hiểm nhân
thọ. Thị trường bảo hiểm của Việt Nam hiện đang có những cái tên lớn như: Dai – ichi
Life, Sun Life, Bảo hiểm hàng không (VNI), Manulife, AIA, … đã thúc đẩy thị trường bảo
hiểm phát triển nhanh chóng.
Nền kinh tế ngày càng phát triển mạnh mẽ, kết hợp với tình hình chính trị ổn định
và đặc biệt trong thời gian vừa qua nước ta đã làm rất tốt trong việc kiểm soát dịch Covid
– 19 thì đây chắc chắn là cơ hội để thị trường bảo hiểm nhân thọ của Việt Nam có được
những thời cơ đột phá.
3.2.1.3. Yếu tố Văn hóa – Xã hội
Điều kiện văn hóa xã hội có nhiều thuận lợi cho bảo hiểm nhân thọ phát triển.
12


• Về văn hóa: Việt Nam là một nước ở phương Đông, lại chịu sự ảnh hưởng lớn
của Nho giáo, gia đình và tình cảm ruột thịt luôn được người Việt Nam hết sức coi trọng.
Dù ở bất cứ đâu, đi bất cứ nơi nào nhưng hằng năm mỗi người con Việt Nam luôn hướng

về quê hương, về cội nguồn dân tộc với một tình cảm tha thiết. Với tinh thần tương thân
tương ái, lá lành đùm lá rách, mỗi người dân Việt Nam luôn sẵn lòng chia sẽ với những
khó khăn mà đồng bào phải gánh chịu cho dù sự đóng góp đó chỉ là rất đơn giản. Chẳng
hạn như trong tình hình dịch Covid – 19 diễn biến phức tạp, toàn dân Việt Nam đã chung
tay, đoàn kết tuân thủ theo những chi đạo của Đảng và Nhà nước để có thể đẩy lùi được
đại dịch giúp Viêt Nam trở thành một trong những quốc gia chịu ít thiệt hại nhất do dịch
bệnh gây ra, hay năm vừa qua miền Trung chịu nhiều thiên tai bão lũ, khiến đời sống nhân
dân miền Trung ngày càng khó khăn, nhiều mạnh thường quân đã chung tay đóng góp ủng
hộ, lập quỹ giúp người dân miền Trung khôi phục lại đời sống, …. Có thể nói nét đặc trưng
văn hóa này của người Việt Nam đã tạo nên một thị trường hết sức hấp dẫn cho bảo hiểm
nhân thọ, bởi bảo hiểm nhân thọ là sự biểu lộ sâu sắc trách nhiệm và tình thương đối với
người thân, gia đình và xã hội. Hơn thế nữa, người Việt Nam còn có nét đặc trưng về tính
cách đó là tiết kiệm, “lo xa” đảm bảo cuộc sống cho chính bản thân mình và những người
thân trong tương lai. Trong khi đó, bảo hiểm nhân thọ là một công cụ hữu hiệu để giải
quyết vấn đề này.
• Việt Nam là một q́c gia đông dân. Đến cuối năm 2021, dân số Việt Nam lên
đến hơn 98,5 triệu người, trong đó người trong độ tuối lao đông và trẻ em chiếm đa số –
Có cơ cấu dân số trẻ. Thế nhưng số người tham gia bảo hiểm nhân thọ mới vào khoảng 10
triệu người, tỷ lệ dân số tham gia mới chiếm khoảng 10%, trong khi ở các nước trung bình
là 20 – 25%, so với các nước trong khu vực và thế giới còn rất ít. Tuy nhiên, tỷ lệ này đã
được Bộ Tài chính dừ kiến năng lên thàng 15% vào năm 2025, cùng nhiều chiến lược đề
ra giúp thị trường bảo hiểm nhân thọ phát triển. Đây chính là tiền đề cho thấy bảo hiểm
nhân thọ đang còn rất nhiều tiềm năng ở Việt Nam.
13


• Về Giáo dục: Việt Nam có truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo rất lâu đời.
Giáo dục con em luôn được các bậc cha mẹ quan tâm hàng đầu và coi đó là yếu tố đầu tiên
trong trách nhiệm nuôi dạy con em mình. Cha mẹ luôn sẵn sàng hy sinh những quyền lợi
cá nhân của mình để tạo cho con em những điều kiện học tập tốt nhất. Về cơ bản đến nay,

Viêt Nam đã và đang ngày càng nâng cao trình độ giáo dục cho các bậc học. Chính bảo
hiểm nhân thọ là một giải pháp kinh tế rất phù hợp cho mục tiêu này, nhất là khi chi phí
giáo dục ngày càng tồn kém như hiện nay – Điển hình như theo kenh14.vn tổng hợp vào
năm 2020 thì học phí của các trường đại học vào khoảng 20 – 30 triệu/năm ở trường Đại
học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, 25 triệu đối với Đại học Kinh tế Quốc
dân, xấp xỉ 15 triệu đối với Đại học Cần Thơ, …
3.2.1.4. Yếu tố Công nghệ
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) bắt đầu vào đầu thế kỷ 21,
trên nền tảng của CMCN 3.0, được hình thành trên sự cải tiến của cuộc cách mạng số, với
những công nghệ mới như in 3D, robot, trí tuệ nhân tạo, Internet kết nối vạn vật (IoT),
mạng xã hội, điện toán đám mây, di động, phân tích dữ liệu lớn (S.M.A.C), cơng nghệ nano
(CNNN), sinh học, vật liệu mới, … với đặc trưng là sự kết hợp các cơng nghệ giúp xóa
nhịa ranh giới giữa các lĩnh vực vật lý, sớ hóa và sinh học. CMCN 4.0 đã và đang tác động
đến các khía cạnh của đời sớng xã hội trên các phạm vi và mức độ khác nhau, trong đó tạo
ra cả thời cơ và thách thức đối với các quốc gia. Cuộc cách mạng này sẽ tạo ra động lực
mới để thúc đẩy mạnh mẽ nền kinh tế nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ chuyển sang nền kinh
tế tri thức, sang xã hội “thông minh”. Sự giao thoa và hội tụ các lĩnh vực cơng nghệ cao sẽ
xóa mờ dần ranh giới giữa các khâu/cơng đoạn, quy trình sản x́t, đặc biệt là các khâu
thiết kế, gia công, lắp ráp và chế tạo ra sản phẩm, từ đó sản xuất sẽ đạt trình độ rất cao, tối
ưu hóa cao, làm cho lợi ích kinh tế ngày càng trở nên rõ ràng hơn.

14


Và Việt Nam đang nằm trong top 20 nước có số người sử dụng internet cao nhất thế
giới với 49 triệu người kết nối internet. Số người chỉ sử dụng điện thoại để truy cập Internet
ở Việt Nam, nhất là ở độ tuổi từ 18-34 tuổi, chiếm tỷ lệ rất cao so với tỷ lệ người chỉ sử
dụng máy vi tính hoặc các thiết bị khác. 55% người Việt sở hữu điện thoại thơng minh,
46% người sở hữu máy tính cá nhân. Với những tiện ích từ smartphone mang lại, người sử
dụng có thể truy cập mạng xã hội, đọc tin tức, chat và chơi game, ngoài ra với thời đại mọi

thứ cùng đi lên thì người Việt Nam còn dùng smartphone để tìm kiếm mua sắm mọi sản
phẩm cần thiết, từ việc tìm thơng tin sản phẩm, xem đánh giá bình luận, so sánh về giá cả
mỗi khi dự định mua một món hàng nào đó – nếu có một chiến lược marketing phú hợp sẽ
thu được rất nhiều doanh thu. Smartphone cũng tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt hơn trong
mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội. Khả năng thanh toán online, tiết kiệm được nhiều thời gian,
chi phí, chính xác, nhanh chóng và tiên lợi. Đặc biệt với việc thanh toán online và kiểm
soát thông tin qua Smart phone, đây sẽ là hai yếu tố quan trọng mà các công ty bảo hiểm
nhân thọ phải chú ý để có thể nhanh chóng tiếp cận và cung cấp cho khách hàng những trải
nghiệm và dịch vụ tốt nhất, đồng thời không gây quá nhiều ảnh hưởng đến khách hàng,
như việc tiếp thị các gói bảo hiểm với những khách hàng không có nhu cầu, việc thanh
toán quá rườm rà và mất nhiều thời gian, mất thời gian đến nơi giao dịch hoặc chờ người
gia dịch đến để tiến hành các hoạt động quản lý, …
Nhiều công ty bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam đã tiến hành đầu tư vào việc phát
triển công nghê như:
-

Sun Life: “Sun Life Việt Nam cũng sẽ tiếp tục đầu tư vào công nghệ và năng lực

kỹ thuật số với mục tiêu tạo ra trải nghiệm khách hàng kỹ thuật số tốt nhất trong ngành. Để
làm được điều này, chúng tôi sẽ tận dụng các nguồn lực Tập đoàn tại các thị trường châu
Á để tạo ra những trải nghiệm kỹ thuật số tốt nhất phù hợp với Việt Nam. Trong thời gian

15


tới, chúng tơi cũng sẽ tiếp tục mở rộng dịng sản phẩm đa dạng để cung cấp nhiều giải pháp
tài chính bảo vệ sức khỏe và quản lý tài sản cho cuộc sống cuộc sống tốt đẹp hơn.”
-

Manulife: “Manulife Việt Nam đã nhìn thấy được tín hiệu tích cực trong hành


trình chủn đổi sớ hóa thơng qua Chỉ sớ hài lòng của khách hàng (Net Promote Score NPS). Kể từ khi sử dụng Chỉ số NPS vào năm 2017, đến nay, Manulife Việt Nam đã tăng
được 27 điểm NPS, tương đương với mức tăng 69%.”
-

Dai – ichi Life Việt Nam: “Chúng tơi có một “lộ trình” phát triển ứng dụng

CNTT riêng, nhằm phục vụ cho kế hoạch kinh doanh dài hạn của Dai-ichi Life Việt Nam.
Dai-ichi Life Việt Nam hiện đang xây dựng ứng dụng Cổng thông tin Đại lý (Agency
Portal) nhằm hỗ trợ đại lý trong công việc theo dõi kết quả kinh doanh hàng ngày, giúp
tăng doanh thu. Để phục vụ khách hàng tốt nhất, sắp tới chúng tôi sẽ xây dụng ứng dụng
Cổng thông tin Khách hàng (Customer Portal), cho phép khách hàng có thể truy cập thông
tin chi tiết về hợp đồng bảo hiểm của mình. Ngoài ra chúng tôi cũng có kế hoạch hợp tác
với các đới tác ngân hàng trong việc thu phí bảo hiểm cho khách hàng Dai-ichi Life Việt
Nam, các giải pháp CNTT tương ứng sẽ được phát triển nhằm phục vụ nhu cầu của các đối
tác trong việc truy cập thông tin hợp đồng bảo hiểm để thu phí. Trong tương lai, chúng tơi
có kế hoạch áp dụng các giải pháp Workflow trong nghiệp vụ bảo hiểm nhằm tăng năng
suất, giảm chi phí và trên hết là tăng chất lượng phục vụ khách hàng.”
-



Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 được dẫn dắt bởi khoa học cơng nghệ mang tính
trí ṭ tồn cầu. Tất cả các doanh nghiệp trong các lĩnh vực cần có chiến lược, vận dụng
cơng nghệ trong hoạt động của mình để khơng bị gạt ra khỏi dịng chảy của nền kinh tế
công nghệ hiện đại.
3.2.1.5. Yếu tố Pháp lý

16



Trước đây, trong suốt thời kì từ năm 1965 đến 1993, Nhà nước thực hiện độc quyền
về kinh doanh bảo hiểm với một doanh nghiệp bảo hiểm duy nhất là Bảo Việt, vừa tiến
hành hoạt động kinh doanh bảo hiểm, vừa thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo
hiểm. Hiện nay, Nhà nước và Chính phủ đã quan tâm hơn đến việc khuyến khích phát triển
ngành bảo hiểm Việt Nam, Chính phủ Việt Nam cam kết xây dựng môi trường kinh doanh
bảo hiểm công bằng và chặt chẽ với những cải cách đối với hệ thống pháp lý. Điều này thể
hiện qua việc:
-

Quốc hội đã thông qua Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 và sửa đổi năm

2010, tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho sự phát triển lành mạnh và bền vững của thị trường
bảo hiểm Việt Nam, phù hợp với xu thế hội nhập thế giới.
-

Hệ thống các văn bản pháp luật về kinh doanh bảo hiểm tương đối hoàn chỉnh

theo tiêu chuẩn quốc tế. Bộ Tài chính thực hiện việc giám sát các doanh nghiệp bảo hiểm
trong hoạt động kinh doanh, từ khâu tuyển dụng, đào tạo đại lý đến hệ thống các chỉ tiêu
giám sát hoạt động kinh doanh.
-

Phát triển thị trường bảo hiểm toàn diện, an toàn, lành mạnh nhằm đáp ứng nhu

cầu bảo hiểm của nền kinh tế và dân cư, đảm bảo cho các tổ chức, cá nhân được hưởng thụ
sản phẩm bảo hiểm đạt tiêu chuẩn quốc tế, thu hút các nguồn lực trong nước và nước ngoài
cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội, nâng cao năng lực tài chính, kinh doanh của các doanh
nghiệp bảo hiểm, đáp ứng yêu cầu cạnh tranh và hội nhập quốc tế. Chính phủ đã phê duyệt
“Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam từ 2003 đến 2010”, “Chiến lược phát

triển thị trường bảo hiểm Việt Nam từ 2011 đến 2020”, và nhiều chính sách và nghị quyết
khác trong tương lai nhằm nhanh chóng nâng cao trình độ quản lý và kinh doanh bảo hiểm
để ngang bằng với các nước phát triển trong khu vực, tăng tỷ lệ đóng góp của ngành bảo
hiểm trong việc ổn định đời sống xã hội, phát triển kinh tế nước nhà.
-


17


3.2.2. Phân tích môi trường vi mô
3.2.2.1. Nghiên cứu thị trường
So với thị trường bảo hiểm nhân thọ quốc tế và khu vự, thị trường bảo hiểm nhân
thọ Việt Nam có tuổi đời còn rất trẻ, nhưng đã đạt được nhiều thành công vượt bậc như: có
tốc độ tăng trưởng nhanh, ổn định. Mặc dù về qui mô còn rất khiêm tốn, song theo nhận
định đây là thị trường bảo hiểm có nhiều tiềm năng phát triển.
Thị trường bảo hiểm nhân tho Việt Nam thực sự ra đời, phát triển và mở rộng từ
năm 1996, những phải đến cuối năm 1999 các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài mới
chinhs thức được cấp phép hoạt động. Các nhà đầu tư nước ngoài đến từ khắp nơi trên thế
giới đã và đang vận động Chính Phủ Việt Nam để sớm được tiếp cận hơn nữa với thị trường
bảo hiểm nhân thọ Việt Nam. Theo đánh giá của các chuyên gia, thị trường bảo hiểm nhân
thọ Việt Nam là một thị trường đầy hứa hẹn. Nền kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng ở tốc
độ cao, GDP của Việt Nam năm 2010 tăng trưởng với tốc độ 6.24%/năm, năm 2019 là
7.02 %/năm và dân số Viêt Nam tính đến này là hơn 98 triệu người, chủ yếu là người trong
và dưới độ tuổi lao động, một cơ cấu dân số trẻ đầy tiềm năng.

18


Thiij trường bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam hiện có tốc độ phát triển nhanh và còn

rất nhiều tiềm năng chưa được khai thác, đặc biệt là sự ứng dụng trong quá trình chuyển
đổi số của các doanh nghiệp hiện nay. Theo thống kê của Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm
(Bộ Tài chính), tổng doanh thu phí bảo hiểm tồn thị trường năm 2020 ước đạt 182.654 tỷ
đờng, tăng 14,1% so với năm 2019, trong đó doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ ước đạt
127.560 tỷ đồng.
Xét về tổng doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ, trong năm 2020, sớ lượng hợp đờng
có hiệu lực (hợp đờng chính) đạt 11,6 triệu hợp đồng, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm 2019.
Năm 2020, thị phần của các hãng bảo hiểm cũng có nhiều thay đổi. Theo báo cáo
ngành bảo hiểm năm 2020, triển vọng 2021 của Trung tâm phân tích Chứng khốn SSI
(SSI Research), trong 10 cơng ty bảo hiểm nhân thọ hàng đầu, 6 doanh nghiệp tăng thị
phần gồm Manulife, AIA, Generali, MB Ageas, FWD và AVIVA. Bốn công ty mất thị
phần là Baoviet Life, Prudential, Dai-i-chi Life, Chubb Life, Hanwha Life.
Và như đã thấy, Dai – ichi Life là một trong những doanh nghiệp đã bị mất thị phần
trong năm qua, đây sẽ là một bất lợi rất lớn và cũng là một động lực thúc đẩy Dai – ichi
Life Viêt Nam phải xây dựng, điều chỉnh cho mình một chiến lược mới.
3.2.2.2. Đối thủ cạnh tranh
Sau hơn 20 năm, Viêt Nam tiến hành mở cửa và phát triển thị trường bảo hiểm nhân
thọ, thì đã có rất nhiều doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau tham gia vào
hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ. Với 10 Công ty bảo hiểm nhân thọ hàng đầu là
Bảo Việt Nhân thọ, Prudential, Manulife, Dai – ichi Life, AIA, Sun Life, Generali, Chubb
Life, Hanwha Life, Aviva Việt Nam. Sâu đây là 4 đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Dai –
ichi Life.

19


• Bảo Việt Nhân thọ
-

Doanh thu: Tổng doanh thu hợp nhất đạt 48.949 tỷ đồng, tăng 9,1% so với cùng


kỳ năm 2019, hoàn thành vượt 8,9% kế hoạch năm.
Về lĩnh vực nhân thọ, tổng doanh thu của Bảo Việt Nhân thọ đạt 36.151 tỷ đồng,
Bảo Việt Nhân thọ đã vinh dự nhận được giải thưởng Top 10 "Thương hiệu Tiêu biểu Châu
Á – Thái Bình Dương năm 2020", đồng thời dẫn dầu Top 10 "Công ty bảo hiểm nhân thọ
uy tín Việt Nam" trong nhiều năm liên tiếp.
Về lĩnh vực phi nhân thọ, năm 2020, tổng doanh thu của Bảo hiểm Bảo Việt đạt
11.503 tỷ đồng,
Năm 2020, tổng doanh thu của công ty Quản lý Quỹ Bảo Việt (BVF) đạt 114 tỷ
đồng, vượt kế hoạch kinh doanh năm 2020. Quỹ đầu tư Trái phiếu Bảo Việt (BVBF) tại
thời điểm 31/12/2020 ghi nhận mức tăng trưởng NAV/CCQ là 10,7% so với thời điểm
31/12/2019, các quỹ BVFED và BVPF cũng lần lượt đạt mức tăng trưởng 13,3% và 15,4%
trong năm 2020.
20


-

Sản phẩm: Với lượng sản phẩm cực kì đa dạng và phong phú, phú hợp với rất

nhiều đối tượng khách hàng nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu bảo vệ, đầu tư tài chính của
người dân Việt Nam như: Life Care Bảo hiểm Ung thư ++, An Khoa Trạng Nguyên, An
Phát Cát Tường 2020, Trọn Đời Yêu Thương, An Phát Trọn Đời, An Hưng Phát Lộc, An
Bình Thịnh Vượng, An Tâm Học Vấn, An Phát Hưng Gia, Hưu Trí An Khang, Hưu Trí,
An Phúc Gia Lộc, …
-

Mạng lưới phân phối: Hơn 300 điểm phục vụ khách hàng cũng là một ưu điểm

vượt trội của Bảo Việt Nhân thọ. Cùng với mạng lưới gồm 76 Công ty thành viên trên 63

tỉnh thành trên tồn q́c.
-

Thị phần: Chiếm 25% thị phần bảo hiểm tại Việt Nam năm 2019

-

Tình hình Công nghệ: Bảo hiểm Bảo Việt là doanh nghiệp tiên phong trong việc

đẩy mạnh hợp tác cùng các đối tác quốc tế về tái bảo hiểm, công nghệ số để nghiên cứu và
triển khai những giải pháp bảo hiểm tồn diện, tới ưu và an toàn cho khách hàng.
Hệ thống giao dịch trực tuyến của Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) được nâng cấp
và hồn thiện gờm các cơng cụ như B-Wise, BVS@Mobile, BVS@Bloomberg… được
ch̉n hóa theo các tiêu ch̉n q́c tế nhằm đáp ứng nhu cầu cao của thị trường. Vừa qua,
BVSC đã cho ra mắt dịch vụ iDeposit, giúp khách hàng sinh lời ngay trên tài khoản giao
dịch chứng khoán, hưởng lãi suất cao hơn lãi suất tiết kiệm và cơ chế linh hoạt hơn hình
thức gửi tiết kiệm/chứng chỉ tiền gửi tại ngân hàng.
Ngoài ra, còn phát triển các ứng dụng thu phí như MyBVLife, BaoVietPay, … mang
đến cho khách hàng một nền tảng giao dịch tích hợp từ nhiều dịch vụ hợp lực của tập đoàn
Bảo Việt và các tiện ích cơ bản hàng ngày như thanh toán tiền điện, tiền nước, nạp thẻ điện
thoại...
• Prudential

21


-

Doanh thu: Năm 2020, Prudential Việt Nam đạt tổng doanh thu 33.973 tỷ đồng,


trong đó doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm đạt 24.711 tỷ đờng.
Duy trì mức thanh khoản tốt với biên khả năng thanh toán cao, xấp xỉ 140%, đảm
bảo khả năng chi trả cho khách hàng trong bất kỳ tình h́ng nào. Bên cạnh đó, báo cáo tài
chính cũng cho thấy tiềm lực vững mạnh trong hoạt động kinh doanh và đầu tư của
Prudential với tổng giá trị tài sản đạt 124.280 tỷ đồng.
Tất cả sáu Quỹ PRUlink của dòng sản phẩm bảo hiểm Liên kết đơn vị như PRUĐầu tư linh hoạt v.v…đều mang lại mức sinh lời tốt trong bối cảnh kinh doanh khó khăn.
-

Sản phẩm: Được chia thành các gói kế hoạch như: Kế hoạch bảo vệ và chăm

sóc sức khỏe, Kế hoạch tích lũy, Kế hoạch đầu tư, Kế hoạch hưu trí, …
-

Mạng lưới phân phối: Tính đến ngày 31/12/2020, Prudential Việt Nam đã phát

triển đội ngũ hơn 223.000 tư vấn viên chuyên nghiệp, với hơn 350 văn phòng Tổng Đại
lý, cùng mạng lưới 8 ngân hàng đối tác uy tín ln sẵn sàng phục vụ hơn 1,6 triệu khách
hàng trên tồn q́c.
-

Thị phần: Chiếm 15% thị phần bảo hiểm tại Việt Nam năm 2019

-

Tình hình Công nghệ: Frudential cũng không kém cạnh đối với các đối thủ cạnh

tranh của mình, nhanh chóng phát triển và ứng dụng các công nghệ, tiến hành chuyển đổi
số cho doanh nghiệp nhất là trong tình hình dịch bệnh phúc tập hiện nay. Điển hình là ứng
dụng Pulse by Prudential ứng dụng chăm sóc sức khỏe trên nền tảng kỹ thuật số đầu tiên
tại Châu Á, cung cấp giải pháp quản lý sức khỏe tồn diện cho người dùng. Ứng dụng cơng

nghệ hiện đại cùng với các đối tác hàng đầu trong lĩnh vực y tế, Pulse đánh dấu bước tiến
chiến lược của Prudential tại Châu Á nhằm mang đến những giải pháp chăm sóc sức khỏe
tồn diện, với chi phí hợp lý và phù hợp với người dân toàn khu vực, trong đó có Việt Nam.
22


×